Tình trạng thương nhân Trung Quốc vào Việt Nam, liên kết với đầu nậu địa phương vét sạch tôm nguyên liệu với giá cao đang khiến doanh nghiệp chế biến trong nước mua không nổi.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban Tôm (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam) kể: "Gần đây, nhiều thương lái Trung Quốc xuống tận Cà Mau kết hợp với các vựa để gom tôm. Họ đưa ra giá cao hòng vét sạch nguyên liệu. Giá tôm loại 20 con mỗi kg giá khoảng 140.000 đồng, nhưng thương nhân Trung Quốc sẵn sàng trả 195.000 đồng”.
Điều nguy hiểm hơn, theo ông Quang, số tôm nguyên liệu mua giá cao tại Việt Nam được thương nhân Trung Quốc đưa về nước bán thấp hơn nhiều so với giá tôm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này. Cùng cỡ tôm nguồn gốc từ Cà Mau, nhưng doanh nghiệp Việt Nam phải bán cao hơn 34.000 đồng một kg so với mức giá mà thương nhân Trung Quốc bán mới có lời.
Không chỉ ĐBSCL, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng vừa hình thành ở miền Trung cũng bị thương nhân Trung Quốc xâu xé. Ông Trần Văn Lĩnh, Giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước – Đà Nẵng than vãn không thể “đấu” nổi. Từ giữa tháng 5, vào vụ thu hoạch tôm ở Quảng Nam, Khánh Hoà…, theo ông Lĩnh, cũng là lúc thương nhân Trung Quốc xuất hiện. “Họ xuống tận đìa, xắn quần bắt tôm, trả giá cao để thu gom cho bằng được”, ông Lĩnh kể. Thực trạng này, khiến cho giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con mỗi kg tăng vùn vụt, từ 38.000 đồng hồi đầu vụ, đến nay đã là 45.000 đồng. Mức giá nguyên liệu cao như vậy, nhiều doanh nghiệp chế biến tôm ở miền Trung khẳng định, nếu cố sức mua vào làm hàng xuất khẩu chỉ có nước lỗ vốn.
Thương nhân Trung Quốc có thể mua giá cao tại Việt Nam rồi đưa về Trung Quốc bán giá thấp, một phần vì họ gian lận bằng cách bơm tạp chất, làm tăng thêm 20 – 30% trọng lượng. Mới đây, những lô hàng gian lận này bị chính lực lượng thanh tra Trung Quốc phát hiện, không cấp phép nhập khẩu. Một nguồn tin từ cửa khẩu ở Quảng Ninh cho hay, chỉ trong tháng 5 vừa qua, 40 container hàng thuỷ sản đông lạnh, trong đó có khá nhiều lô tôm do thương nhân Trung Quốc đứng tên đã bị ách lại. Sau đó, chỉ có 13 container được hải quan Trung Quốc cho thông quan, nhưng chỉ được bán ở một số khu vực vùng ven biên giới. Số còn lại buộc phải tiêu huỷ hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Nhiều ý kiến cho rằng, kiểu mua vét nguyên liệu của một số thương nhân Trung Quốc không đơn thuần là vấn đề cạnh tranh thương mại. Do thiếu nguyên liệu, giá tăng cao, nhiều nhà máy chế biến tôm trong nước đã phải đóng cửa, giảm công suất. Ông Nguyễn Thanh Đạm, Tổng giám đốc công ty cổ phần thuỷ sản Bạc Liêu nói, giá nguyên liệu tôm đã tăng 5 – 10%, trong khi thị trường xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, khiến sản phẩm tôm Việt Nam mất tính cạnh tranh với tôm Ấn Độ, Indonesia…
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
----------------<<<<:::: rõ ràng TQ đang tìm cách phá VN; hiện nay tàu ra xa bờ thì bị bắn trong khi đó TQ lại thu mua rong biển khiến cho biển VN có nguy cơ chết dần >>>
Xem tiếp vụ TQ bắt cài phần mềm lọc Net... khi bây giờ họ tấn công Google. Yahoo không được như Google... nhưng Google đang gặp phiền toái tại TQ.... mà phần mềm này lại do TQ đạo lại của một hãng máy tính của Mỹ...Họ còn công khai tuyển mộ tình nguyện viên giám sát Net... (kinh khủng).
China orders Google to restrict searches (FT)
By Kathrin Hille in Beijing
Published: June 19 2009 14:37 Last updated: June 19 2009 14:37
China has ordered Google to suspend part of its search operations on its local website, in a show of force which could disrupt the company’s growth in the country and underscores the political risks of operating in China.
State media said on Friday that the authorities had “punished” Google China for linking to pornographic content. On Thursday, in a “law enforcement talk”, the government announced that Google China would be punished with orders to suspend foreign webpage searches and automated keywords, Xinhua, the official news agency, and China Central Television, the main state broadcaster, said.
EDITOR’S CHOICE
Solid Oak steps up China ‘net nanny’ storm - Jun-19
Tech blog - Feb-24
US firm warns PC makers over Chinese software - Jun-17
Digital Business: Google shows how the web was won - Jun-17
World View: Google forced to concede to Chinese way of thinking - Mar-31
Google confirmed that it met with government representatives “to discuss problems with the Google.cn service and its serving of pornographic images and content based on foreign language searches.” The company added that it was undertaking a thorough review of its service and said it believed it had addressed the large majority of the problem results.
Several hours after the first announcement through state media, searches on Google.cn were still turning up foreign websites. However, the automated keyword feature, which produces several suggestions for search keywords once users start typing in the search window, had been disabled.
Beijing’s move is the biggest blow to the world’s leading search engine in China since Google set up local operations there in 2005. Counting about 300m internet users, China surpassed the US as the nation with the world’s largest internet population last year.
Beijing’s move comes as China’s internet censors are trying to fight down a storm of outrage among Chinese internet users about Beijing’s attempt to have every new PC equipped with net nanny software.
The government has been clamping down on various internet sites for months in the name of a campaign against ‘vulgar’ online content. But on Thursday, the authorities took the unusual step of accusing only Google of allowing links to lurid content, although similar content was easily found through Baidu, its local rival which holds 59 per cent market share.
“If these restrictions are kept up for more than a few days, they will have a huge impact on Google’s business in China,” said Edward Yu, chief executive of Analysys, an internet research firm in Beijing.
“Traffic will drop quickly because users will find it extremely cumbersome to search without automated keywords and will feel they cannot find results they are looking for, such as foreign travel and shopping information.”
Observers said the crackdown was probably a mixture of the government’s recent hard-line approach on censorship and increasingly bitter rivalry with Baidu.
Whistleblowing on competitors is a very widespread practice in China.
Google has been growing aggressively in the country over the past year, trying to take advantage of controversy over Baidu’s business practices late last year and pushing out a series of new features, including a free music download service, this year. According to Analysys research, Google’s market share has risen continuously and exceeded 30 per cent for the first time in the first quarter of this year.
---------------
Phần mềm lọc nội dung của TQ sắp bị kiện
Hãng phần mềm Mỹ Solid Oak nói họ có bằng chứng “rất rõ ràng” về sự vi phạm bản quyền trong phần mềm Green Dam do Trung Quốc phát triển
Cùng với tuyên bố trên, hãng phần mềm có trụ sở tại California – Mỹ này còn gửi những bức thứ rất gay gắt đến 2 hãng sản xuất máy tính Hewlet-Packard và Dell để yêu cầu họ ngừng phân phối những sản phẩm có cài đặt sẵn phần mềm “ăn cắp” này vào thị trường Mỹ hoặc có thể nhờ đến sự can thiệp của tòa án nếu HP và Dell không hợp tác.
"Chúng tôi đang cân nhắc những hành động pháp lý để chống lại 2 lập trình viên của Trung Quốc trong vòng từ 24 đến 48 giờ tới", Jenna DiPasquale, người phụ trách bộ phận PR và marketing của Solid Oak nói.
Cho đến nay, số phận của phần mềm lọc nội dung đồi trụy chặn các website khiêu dâm có tên là Green Dam vẫn đang là một dấu hỏi lớn trong khi nó đã được chính phủ “bơm” tới 41,7 triệu nhân dân tệ (khoảng 6 triệu USD) và dự định sẽ chính thức được đưa vào tất cả những máy tính bán trên thị trường từ ngày 1/7.
DiPasquale cho biết, nhiều đoạn mã lập trình trong phần mềm CyberSitter (phần mềm trợ giúp trẻ em lướt web) của họ đã được tìm thấy trong Green Dam.
"Chúng tôi còn yêu cầu HP và Dell cung cấp những thông tin kế toán chi tiết đối với những sản phẩm mà họ đã phân phối sang Trung Quốc”, người phát ngôn của Solid Oak cho biết.
Zhang Chenmin, Tổng giám đốc của hãng máy tính Jinhui trước đó cũng đã tuyên bố trên tờ China Daily rằng chuyện 2 phần mềm lọc dữ liệu và ngăn chặn các URL có thể sẽ có nhiều điểm tương tự và họ “không hề ăn cắp mã lập trình của ai hết”.
Đại diện của Dell và HP đều chưa có bình luận gì về việc này.
Một nghiên cứu của trường đại học Michigan đã phát hiện ra rằng Green Dam có những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng cũng như có những đoạn mã rất giống với phần mềm CyberSitter.
Trong khi đó, một nhóm 19 hiệp hội kinh doanh Trung Quốc đã và đang thúc giục chính phủ nước này xem xét lại vấn đề Green Dam, tờ Bloomberg cho biết.
Wang Lijian, người phát ngôn của Bộ Công nghiệp và CNTT Trung Quốc đã từ chối bình luận về vấn đề này.
China Disables Some Google Functions (NYT)
EDWARD WONG June 19, 2009
Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố trang tìm kiếm Google tiếng Trung đã kết nối quá nhiều tới các trang mạng có nội dung khiêu dâm và thô tục.
Vào chiều thứ sáu, một số chức năng của Google đã bị gỡ bỏ như những thanh thả tìm kiếm với những từ trong cơ sở dữ liệu.
Các tổ chức truyền thông Nhà nước cũng tuyên bố không thể sử dụng Google tiếng Trung đã tìm kiếm các trang mạng nước ngoài.
Google cũng tuyên bố đang nỗ lực thanh lọc trang tiếng Trung.
Việc Trung Quốc hạn chế Internet đã gặp phải sự tức giận của người sử dụng máy tính Trung Quốc. Phản ứng mạnh mẽ nhất là việc chính phủ buộc các nhà sản xuất máy tính cài đặt phần mềm lọc Internet trong tất cả máy tính được bán tại Trung Quốc sau ngày 1/7/2009.
Phản đối được đưa ra cho rằng phần mềm Green Dam-Youth Escort được sử dụng để lọc các nội dung không được cho phép về mặt chính trị.
Chuyên gia máy tính cho rằng phần mềm này khiến máy tính nhạy cảm với sự tấn công của tin tặc.
Trung Quốc thôi chặn máy tính? BBC
Trung Quốc phải sửa lại quy định bắt gắn chương trình kiểm duyệt thông tin vào máy tính cá nhân.
Các đợt phản đối đã buộc nhà chức trách Trung Quốc phải làm rõ chuyện các nhu liệu gắn vào máy tính cá nhân có được dùng để lọc thông tin hay không.
Theo quy định mới, kể từ tháng 7 này, máy tính nào bán ở Trung Quốc cũng phải gắn phần nhu liệu mang tên (tiếng Anh) là 'Green Dam Youth Escort'.
Nhu liệu này được soạn ra nhằm ngăn ngừa dân mạng đọc và xem các nội dung "vi phạm" như các trang khiêu dâm hoặc bạo lực.
Nhưng sự phản đối rộng khắp ở chính Trung Quốc cùng một số thách thức pháp lý cộng với sự phê phán từ hải ngoại đã khiến Chính phủ phải làm rõ chính sách này.
Nay, một quan chức Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) nói với hãng tin AP rằng "Việc dùng nhu liệu này là không bắt buộc".
Cơ quan nhà nước tạo ra 'Green Dam' nói không thể lại đã cài đặt rồi lại tháo bỏ phần chương trình đó.
Điều khi ấy chưa rõ nữa là những người bỏ phần mềm đó có bị trừng phạt hay không.
Tuần này, chính quyền nói những ai tháo bỏ phần nhu liệu đó hoặc từ chối không dùng nói sẽ không bị phạt.
Phá Đập nước
Vụ lắp 'Green Dam' hay trong Trung văn gọi là 'Lục Bá' (Đập nước xanh) đã làm nổ ra đợt phê phán chính quyền Trung Quốc.
Chính Nhân dân Nhật báo vốn thường ủng hộ chính phủ, đã đăng các bài phê phán chuyện thanh lọc mạng và đưa tin rằng nhiều nhà sản xuất máy tính không chịu lắp nhu liệu đó.
Ngoài ra, việc thử phần mềm 'Green Dam' ở ngoài Trung Quốc chỉ ra rằng nhu liệu này gây ra nhiều rủi ro kỹ thuật cho máy tính cá nhân.
Phân tích của Scott Wolchok, Randy Yao và J. Alex Halderman ở Đại học Michigan cho thấy các lỗi xảy ra với đường link URL, phần lọc chữ hình ảnh và các điểm sơ hở khiến máy tính dễ bị tin tặc xâm nhập.
Trong một bài đăng trên mạng, họ viết "Green Dam khiến việc dùng thường xuyên các chương trình không an toàn hoặc cũ kỹ tạo khả năng gây ra các sơ hở".
Google to step up anti-porn efforts in China (AP)
AP - Google Inc. said Friday that it would step up efforts to stop pornography reaching users in China after a mainland watchdog found the search engine turned up a large number of links to obscene and vulgar sites.
"We have been continually working to deal with pornographic content, and material that is harmful to children, on the Web in China," a statement from the company said.
Google, headquartered in Mountain View, California, has struggled to expand in China, where it says it has about 30 percent of the search market. China's homegrown Baidu search engine remains the most popular, with about 60 percent of the market.
Beijing to recruit tens of thousands of "Internet supervision volunteers"
BEIJING, June 19 (Xinhua) -- Beijing will recruit an army ...Bắc Kinh tuyển mộ hàng chục nghìn "tình nguyện viên giám sát net"... <<
-------------
Từ các bên bỏ mối trang sức cho đến các công ty, trung tâm sản xuất và kinh doanh trang sức tại TP.HCM đều lo lắng trước các đợt hàng Trung Quốc liên tục tràn vào
Vải thiều xuất sang Trung Quốc bị ép giá
------------------
Vải thiều xuất sang Trung Quốc bị ép giá
(VietNamNet) - Vải thiều sang đến Trung Quốc bị ép giá xuống quá, thấp hơn cả giá ở Hà Khẩu, nhiều chủ hàng không chịu nổi đã phải đẩy ngược cả xe hàng về Lào Cai tiêu thụ.
------------------
Ấn Độ rên xiết vì hàng hóa Trung Quốc
(TBKTSG Online) - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Ấn Độ cảnh báo rằng họ đang là nạn nhân của hàng hóa giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và yêu cầu chính phủ phải đẩy nhanh các cuộc điều tra chống bán phá giá và thực hiện những cuộc kiểm tra nghiêm ngặt hơn về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm Trung Quốc.
Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) đưa ra lời kêu gọi này vào hôm qua Chủ nhật 14-6, giữa lúc căng thẳng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới đang gia tăng sau một cuộc xung đột thương mại xảy ra do Ấn Độ cấm nhập khẩu đồ chơi do Trung Quốc sản xuất và Trung Quốc ngăn cản Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho Ấn Độ vay một khoản tiền 2 tỉ đô la Mỹ để cải tạo hệ thống cấp nước.
Tờ Thời báo Tài chính của Anh (Financial Times) dẫn tuyên bố của FICCI cho biết, một cuộc khảo sát ý kiến 110 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ấn Độ ghi nhận hai phần ba trong số đó bị thiệt hại, thị phần của họ ở Ấn Độ bị xói mòn nghiêm trọng trong năm qua vì sự lấn lướt của hàng Trung Quốc giá rẻ.
FICCI cho rằng, giá hàng nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn từ 10% đến 70% so với sản phẩm cùng loại của Ấn Độ - một sự chênh lệch giá cả “rất lớn và khó lý giải”.
Tổng thư ký của FICCI, ông Amit Mitra, nói rằng công nghiệp Ấn Độ đang bị tổn thương bởi “chính sách giá có mục đích thôn tính của Trung Quốc”, với ý đồ loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ngay tại Ấn Độ để các công ty Trung Quốc độc chiếm thị trường trước khi nâng giá hàng trở lại mức bình thường.
Theo FICCI, thiệt hại của các doanh nghiệp Ấn Độ được cảm nhận ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ thực phẩm chế biến, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng, hóa chất và dệt may.
So với Trung Quốc, các doanh nghiệp Ấn Độ phải đối mặt với những bất lợi nghiêm trọng như cơ sở hạ tầng kém phát triển, luật lệ về lao động cứng nhắc, không khích lệ các công ty mở rộng hoạt động và tạo ra tình trạng phân mảnh không có lợi cho sản xuất. Tuy nhiên, theo ông Mitra, ngay cả khi những bất cập này được giải quyết xong, các công ty Ấn Độ vẫn không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc ở mặt bằng giá cả như hiện nay. “Ngay cả sau khi chúng tôi hoàn thành các cuộc cải cách, liệu chúng tôi có khả năng chống lại cơ chế giá của Trung Quốc - vốn mang bản chất giả tạo, được thiết kế nhắm vào một số ngành nghề nhất định để thâu tóm thị trường - hay không? Rất khó”, ông Mitra nói.
Để chống lại cơ chế giá giả tạo đó, FICCI yêu cầu chính phủ Ấn Độ đẩy nhanh việc điều tra chống bán phá giá và thực hiện những cuộc kiểm tra nghiêm ngặt hơn về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm để “che chắn” cho các công ty Ấn Độ trước cơn lũ hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Ấn Độ thường mất từ 10 đến 12 tháng điều tra trước khi đưa ra quyết định có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không. “Thời gian là yếu tố quyết định. Thời gian thực hiện các cuộc điều tra chống bán phá là quá đủ để cho họ [Trung Quốc] xóa sổ nhiều ngành công nghiệp Ấn Độ”, ông Mitra nói.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong năm tài chính 2007-2008, kết thúc vào tháng 4 năm ngoái, hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Ấn Độ tăng 55%, lên 27 tỉ đô la Mỹ, và tiếp tục tăng mạnh trong năm tài chính vừa qua.
Hồi tháng 1 năm nay, Ấn Độ công bố cấm nhập khẩu đồ chơi từ Trung Quốc trong vòng 6 tháng lấy lý do là chúng kém an toàn, sau khi các nhà sản xuất đồ chơi Ấn Độ than phiền rằng đồ chơi Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường đồ chơi trị giá 2,5 tỉ đô la của Ấn Độ. Tuy nhiên, lệnh cấm này chỉ tồn tại được hai tháng và bị bãi bỏ sau khi Bắc Kinh dọa sẽ kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
----------
Cần ngăn chặn hàng Trung Quốc kém chất lượng, hàng nhập lậu
Pham Ha
Qua bài này cho thấy sự liên kết của các doanh nghiệp với nhà hoạch định chính sách là cần thiết. Đất nước chúng ta từng bước mở cửa, nhưng đã vấp không ít các vụ kiện hàng chống phá giá, trong khi đó hàng rẻ và kém chất lượng, hàng nhập lậu từ Trung Quốc sang thì các cơ quan chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hoặc hành động quá hời hợt. Ở Hà Nội và TPHCM, hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng, hàng nhập lậu bày bán công khai, người tiêu dùng vì hám rẻ mà quên đi những hậu quả có thể có khi mua loại hàng này. Thiết nghĩ Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng cần dùng các công cụ quản lý của mình nhằm ngăn chặn và triệt tiêu việc đổ bộ ồ ạt này của hàng hóa giá rẻ kém chất lượng, hàng nhập lậu từ Trung Quốc.
(TBKTSG Online) - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Ấn Độ cảnh báo rằng họ đang là nạn nhân của hàng hóa giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và yêu cầu chính phủ phải đẩy nhanh các cuộc điều tra chống bán phá giá và thực hiện những cuộc kiểm tra nghiêm ngặt hơn về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm Trung Quốc.
Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) đưa ra lời kêu gọi này vào hôm qua Chủ nhật 14-6, giữa lúc căng thẳng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới đang gia tăng sau một cuộc xung đột thương mại xảy ra do Ấn Độ cấm nhập khẩu đồ chơi do Trung Quốc sản xuất và Trung Quốc ngăn cản Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho Ấn Độ vay một khoản tiền 2 tỉ đô la Mỹ để cải tạo hệ thống cấp nước.
Tờ Thời báo Tài chính của Anh (Financial Times) dẫn tuyên bố của FICCI cho biết, một cuộc khảo sát ý kiến 110 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ấn Độ ghi nhận hai phần ba trong số đó bị thiệt hại, thị phần của họ ở Ấn Độ bị xói mòn nghiêm trọng trong năm qua vì sự lấn lướt của hàng Trung Quốc giá rẻ.
FICCI cho rằng, giá hàng nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn từ 10% đến 70% so với sản phẩm cùng loại của Ấn Độ - một sự chênh lệch giá cả “rất lớn và khó lý giải”.
Tổng thư ký của FICCI, ông Amit Mitra, nói rằng công nghiệp Ấn Độ đang bị tổn thương bởi “chính sách giá có mục đích thôn tính của Trung Quốc”, với ý đồ loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ngay tại Ấn Độ để các công ty Trung Quốc độc chiếm thị trường trước khi nâng giá hàng trở lại mức bình thường.
Theo FICCI, thiệt hại của các doanh nghiệp Ấn Độ được cảm nhận ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ thực phẩm chế biến, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng, hóa chất và dệt may.
So với Trung Quốc, các doanh nghiệp Ấn Độ phải đối mặt với những bất lợi nghiêm trọng như cơ sở hạ tầng kém phát triển, luật lệ về lao động cứng nhắc, không khích lệ các công ty mở rộng hoạt động và tạo ra tình trạng phân mảnh không có lợi cho sản xuất. Tuy nhiên, theo ông Mitra, ngay cả khi những bất cập này được giải quyết xong, các công ty Ấn Độ vẫn không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc ở mặt bằng giá cả như hiện nay. “Ngay cả sau khi chúng tôi hoàn thành các cuộc cải cách, liệu chúng tôi có khả năng chống lại cơ chế giá của Trung Quốc - vốn mang bản chất giả tạo, được thiết kế nhắm vào một số ngành nghề nhất định để thâu tóm thị trường - hay không? Rất khó”, ông Mitra nói.
Để chống lại cơ chế giá giả tạo đó, FICCI yêu cầu chính phủ Ấn Độ đẩy nhanh việc điều tra chống bán phá giá và thực hiện những cuộc kiểm tra nghiêm ngặt hơn về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm để “che chắn” cho các công ty Ấn Độ trước cơn lũ hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Ấn Độ thường mất từ 10 đến 12 tháng điều tra trước khi đưa ra quyết định có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không. “Thời gian là yếu tố quyết định. Thời gian thực hiện các cuộc điều tra chống bán phá là quá đủ để cho họ [Trung Quốc] xóa sổ nhiều ngành công nghiệp Ấn Độ”, ông Mitra nói.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong năm tài chính 2007-2008, kết thúc vào tháng 4 năm ngoái, hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Ấn Độ tăng 55%, lên 27 tỉ đô la Mỹ, và tiếp tục tăng mạnh trong năm tài chính vừa qua.
Hồi tháng 1 năm nay, Ấn Độ công bố cấm nhập khẩu đồ chơi từ Trung Quốc trong vòng 6 tháng lấy lý do là chúng kém an toàn, sau khi các nhà sản xuất đồ chơi Ấn Độ than phiền rằng đồ chơi Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường đồ chơi trị giá 2,5 tỉ đô la của Ấn Độ. Tuy nhiên, lệnh cấm này chỉ tồn tại được hai tháng và bị bãi bỏ sau khi Bắc Kinh dọa sẽ kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
----------
Cần ngăn chặn hàng Trung Quốc kém chất lượng, hàng nhập lậu
Pham Ha
Qua bài này cho thấy sự liên kết của các doanh nghiệp với nhà hoạch định chính sách là cần thiết. Đất nước chúng ta từng bước mở cửa, nhưng đã vấp không ít các vụ kiện hàng chống phá giá, trong khi đó hàng rẻ và kém chất lượng, hàng nhập lậu từ Trung Quốc sang thì các cơ quan chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hoặc hành động quá hời hợt. Ở Hà Nội và TPHCM, hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng, hàng nhập lậu bày bán công khai, người tiêu dùng vì hám rẻ mà quên đi những hậu quả có thể có khi mua loại hàng này. Thiết nghĩ Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng cần dùng các công cụ quản lý của mình nhằm ngăn chặn và triệt tiêu việc đổ bộ ồ ạt này của hàng hóa giá rẻ kém chất lượng, hàng nhập lậu từ Trung Quốc.