Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009

Sức ép trên biển và trên bàn đàm phán-BS Nguyễn Đan Quế nói về vụ LS Định--Taxi “chở” cảnh sát 113 trên nắp capô chạy 5 km

Sức ép trên biển và trên bàn đàm phán

Mặc dù đã có lệnh cấm đánh cá 2 tháng mỗi năm kể từ năm 1999, năm nay là năm đầu tiên Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đó tới mức độ gây khủng hoảng cho ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ.
Chủ trương cuả Trung Quốc là chiếm không chỉ là chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough mà còn là chiếm 75% Biển Đông.
Để thực hiện chủ trương này, không nhất thiết là Trung Quốc sẽ đánh chiếm tất cả các đảo trước. Trung Quốc có thể chiếm đoạt biển trước.

Nếu Trung Quốc làm chủ được Biển Đông, có thể tuỳ tiện khai thác và làm những điều mà họ cho là “thực thi chủ quyền”, trong khi Việt Nam không thể làm được những điều đó, thì họ đã nắm được phần lớn ích lợi từ Biển Đông, đã thực hiện được thế thượng phong trong dư luận, và phát súng ân huệ cho các đảo mà Việt Nam còn giữ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian hay thời cơ.
Để chiếm đoạt biển, Trung Quốc có thể kết hợp những biện pháp cương và nhu. Trung Quốc có thể dùng những việc mà họ cho là hoạt động kinh tế, bảo quản nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi sinh, chống buôn lậu, chống cướp biển, cứu hộ, nghiên cứu khoa học biển và phối hợp với các cơ quan dân sự quốc tế, nhằm củng cố lý lẽ và tạo dư luận “chủ quyền Trung Quốc” ở Biển Đông.
Trong tương lai gần đây, Trung Quốc sẽ tăng cường hoạt động dầu khí ở Biển Đông. Cho tới gần đây, Trung Quốc chưa đạt được công nghệ dầu khí vùng nước sâu. Điều này đã thay đổi. Trung Quốc vừa đóng xong một số giàn khoan vùng nước sâu. Các giàn khoan Trung Quốc, hay liên doanh giữa Trung Quốc và các nước khác, sẽ không chỉ bơm dầu mà sẽ còn là một hình thức chiếm đóng Biển Đông.
Xét theo chủ trương của Trung Quốc, việc nước này cấm đánh cá 2 tháng mỗi năm kể từ năm 1999 là một diễn biến tất nhiên. Việc Trung Quốc tăng cường khủng bố ngư dân Việt Nam năm nay cũng là việc tất nhiên. Việc Trung Quốc, trong tương lai, tìm cách cấm ngư dân Việt Nam đánh cá vĩnh viễn cũng sẽ là hệ quả tất nhiên của quan điểm 75% Biển Đông là của Trung Quốc. Nước mạnh không thể cho là biển “của mình” mà “để cho” nước yếu vào đánh cá mãi.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc tăng cường khủng bố ngư dân Việt Nam năm nay có thể có một lý do đặc biệt, hay ít nhất có thể có một hệ quả đặc biệt.
Năm nay Việt Nam và Trung Quốc đi vào vòng 6 của cuộc đàm phán phân định khu vực từ cửa Vịnh Bắc Bộ tới quần đảo Hoàng Sa.
Chắc chắn là trong đàm phán Trung Quốc sẽ có những đòi hỏi có lợi cho họ và thiệt thòi cho Việt Nam. Việc Trung Quốc tăng cường khủng bố ngư dân Việt Nam năm nay có thể là áp lực, hay ít nhất có tác dụng như áp lực, để Việt Nam chấp nhận thêm những thiệt thòi đó.
Thông điệp của Trung Quốc qua việc tăng cường khủng bố ngư dân Việt Nam có thể là, “Nếu Việt Nam không chấp nhận thì sẽ không có ranh giới. Nếu không có ranh giới thì những việc này sẽ tiếp diễn hay tăng cường”.
Giả sử như Trung Quốc không cố ý gửi thông điệp đó đi nữa thì việc Trung Quốc hành xử ngang ngược ở Biển Đông cũng sẽ là một bài toán cho phía Việt Nam trong cuộc đàm phán phân định khu vực từ cửa Vịnh Bắc Bộ tới quần đảo Hoàng Sa.
-------------------
EU yêu cầu thả nhanh LS Định BBC
Sứ bộ EU tại Hà Nội quan ngại việc LS không có tư vấn pháp lý, lại bị đưa lên truyền hình và đòi thả ông ngay.
BS Nguyễn Đan Quế nói về vụ LS Định
Bác sĩ Quế nói: "Chúng ta cần phải có thêm thời gian để làm rõ vì sao trong một thời gian ngắn mà LS Định đã nhận tội và xin khoan hồng, khiến nhiều người có cảm tưởng có gì không minh bạch, có tính áp đặt để hợp thức hóa chuyện đã bắt ông Định."
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng giải thích suy nghĩ, dự đoán của ông trước một số giả thiết về lý do công an Việt Nam đã bắt ông Lê Công Định, liệu có phải do ông đã có ý định kiện Trung Quốc cấm tàu đánh cá của Việt Nam ngoài biển Đông, hay do ông đã bác bỏ ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tự do báo chí ở Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng cho rằng việc bắt giam luật sư Lê Công Định sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào dân chủ tại Việt Nam.
-----------------
Taxi “chở” cảnh sát 113 trên nắp capô chạy 5 km
(Dân trí) - Ngày 22/6, cảnh sát 113 Hà Nội cho biết đang phối hợp với Công an quận Hai Bà Trưng vận động đối tượng lái taxi vi phạm giao thông “chở” theo một chiến sỹ nằm trên nắp capo bỏ chạy 5km ra đầu thú.

Vào hồi 8h30 ngày 21/6, tổ công tác cảnh sát 113 do thiếu tá Nguyễn Tuấn Tùng làm tổ trưởng khi làm nhiệm vụ đã phát hiện xe taxi BKS-1574 (của hãng Phù Đổng) dừng sai quy định tại ngã tư Bùi Thị Xuân - Trần Nhân Tông nên đã tiến hành kiểm tra.
Khi thượng sỹ Trương Tuấn Anh (SN 1983) tiến lại yêu cầu tài xế xuống xe xuất trình giấy tờ thì người này đã điều khiển xe lao thẳng khiến thượng sỹ Tuấn Anh phải bám vào nắp capô.
Mặc dù thấy có người nằm trên nắp capô nhưng lái xe vẫn điều khiển chiếc taxi phóng với tốc độ cao không cho chiến sỹ công an có cơ hội nhảy xuống.
Phải chạy được 5km (từ nơi vi phạm qua các tuyến phố Trần Nhân Tông, Hàn Thuyên, Phan Huy Chú, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật…) đến bãi đỗ xe gầm cầu Long Biên khuất bóng xe của lực lượng chức năng tài xế taxi mới chịu đi từ từ cho thượng sỹ Tuấn Anh nhảy xuống rồi phóng mất dạng.
Sáng nay 22/6, theo thông tin từ các cơ quan chức năng đã xác định được danh tính người lái xe taxi vi phạm nói trên. Đối tượng lái xe này sau khi xảy ra vụ việc đã bỏ trốn về quê Nam Định và hứa sẽ lên Hà Nội đầu thú.
------------------
Giadinh.net - 'Tôi đang cầm trong tay những giải pháp ấy và chưa công bố. Tôi đưa cho người ta nhưng biết rằng việc vi phạm bản quyền ở Việt Nam là phổ biến nên tôi không đưa hết. Điểm nào tôi chưa công bố, họ đều làm rất “lôm côm”. '
> Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng: “Chúng tôi không copy ý tưởng của ai”
“Sở GTVT đang vi phạm bản quyền”
Ngày 16/6, ông Thạch Như Sỹ, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội khẳng định: “Trong quá trình đi tham khảo chống ùn tắc ở các nước, các chuyên viên của chúng tôi đã tìm ra phương cách phân luồng này. Đầu tiên áp dụng ở đường Bưởi, đường An Dương thấy hiệu quả nên nhân rộng ra các tuyến phố khác như hiện nay”.

- Cơ sở nào để ông khẳng định đề án điều chỉnh giao thông đô thị mà Sở GTVT Hà Nội đang triển khai là của mình, thưa ông?

- Tôi xây dựng đề án này cách đây 3 năm. Tháng 7/2008 tôi gửi đề án cho UBND TP, tháng 9/2008 gửi cho Sở GTVT, tháng 10/2008 cho Bộ GTVT. Hiện Sở GTVT đang triển khai áp dụng những phương án của tôi đã trình. Tôi mới là “cha đẻ” của đề án này. Họ đang áp dụng của tôi 3 sơ đồ, số 1, 2 và 3. Hơn nữa, cách đây chưa lâu, ông Hoàng Văn Mạnh, Phó Chánh thanh tra Sở GTVT (Hà Nội) tuyên bố giao thông đang rối như tơ vò. Khoảng 2 tuần sau (ngày 25/3/2009), ông Phạm Hữu Nam, Trưởng phòng Giao thông đô thị (Sở GTVT) tuyên bố “đã có cách”. Từ thời điểm này (25/3/2009 - PV) về trước thì chưa có cách, từ thời điểm đó đổ về sau thì mới có cách. Vậy cách “ông” lấy ở đâu ra? Sao lúc trước không có mà bây giờ mới có? Năm ngoái, việc phân làn ở đường Trần Khát Chân mới được thực hiện nhưng giải pháp đó tôi đã đưa ra từ lâu rồi. Toàn bộ những giải pháp này đều nằm trong gói giải pháp đã được tôi đăng ký bản quyền.
Bản quyền tác giả.
- Đề án của ông đã được đăng kí bản quyền?

- Đề án của tôi có tên là “Giải pháp “Giao diện mềm” nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” đã được Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả số 2091/2008/QTG, ngày 11/7/2008 do Phó Cục trưởng Vũ Ngọc Hoan ký.
- Sao ông không phản hồi ngay vì Luật Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam đã có hiệu lực từ lâu?

- Tôi không đặt vấn đề lợi ích, lợi nhuận lên hàng đầu. Mong muốn của tôi là muốn góp ý phương pháp giải quyết những vấn đề khó khăn của giao thông hiện nay để người dân được hưởng lợi. Đề án của tôi đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ đến 50 năm. Việc họ làm là đang vi phạm bản quyền của tôi.
Phân luồng mới tại ngã tư Bạch Mai - Phố Huế - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt. Ảnh: Chí cường
- Tôi rất chia sẻ với ý định, sự cống hiến và tấm lòng của ông, nhưng như vậy bao công sức của ông sẽ bị phủ định?

- Tôi cũng rất e ngại về vấn đề bản quyền, vậy nên tại Hà Nội tôi chỉ công bố 50% giải pháp, số còn lại tôi đang nắm trong tay. Thứ nhất, đó chính là công thức tính tham số m (độ dài quãng đường từ điểm giao cắt cũ tới điểm phân luồng mới thứ nhất) vì tôi chưa công bố nên họ đã làm sai. Thứ 2 là tại những điểm giao thông đặc thù tôi chưa công bố hết, tôi mới công bố 4 điểm, 1 là khu vực cầu Long Biên, bốt Hàng Đậu, 2 là nút Quốc Tử Giám, 3 là cây xăng Tôn Thất Tùng, 4 là Ô chợ Dừa. Tôi không công bố vì tôi chờ đợi các cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận và tôn trọng sản phẩm của tôi đến đâu. Và tôi cũng khẳng định rằng: Xin thì cho chứ “copy” là tôi đòi lại.

“Triển khai, áp dụng đầy khuyết tật”
Ông Phạm Văn Tiệp tác giả của đề án “Giải pháp “Giao diện mềm” nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” đã đăng ký bản quyền.
Ông Phạm Văn Tiệp, sinh năm 1973 tại Tiên Lãng - Hải Phòng, thường trú tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh thương mại ĐH Kinh tế Quốc dân năm 1998. Hiện là chủ doanh nghiệp Mỹ nghệ nội thất Phú Gia. Là một người chuyên đi sâu tìm hiểu các vấn đề khoa học, tìm tòi những giải pháp cho thực trạng mọi mặt trong đời sống xã hội, đặc biệt là các vấn đề về giao thông.
- Ông nói ngành giao thông đang triển khai đề án của ông nhưng làm sai. Vậy sai ở những điểm nào?

- Thứ nhất là làm không theo hệ thống, không liền mạch. Ví dụ trên tuyến Nguyễn Trãi chỉ làm đến cầu vượt thì dừng lại. Thứ 2 là thiết lập tham số m sai dẫn đến việc mở lối rẽ sai nhiều điểm. Họ mở đâm thẳng vào đường phụ tạo ra các điểm xung đột mới. Mặt khác, khi bịt các lối giao cắt nhưng đèn tín hiệu vẫn bật gây hiểu nhầm cho người tham gia giao thông. Trên đường Đại Cồ Việt, người ta còn bố trí những rào cản lạ lùng chưa từng xuất hiện, theo tôi chỉ để làm cản trở giao thông mà thôi. Việc họ làm không hướng dẫn, không công bố, giải pháp đưa ra âm thầm làm cho người điều khiển phương tiện bỡ ngỡ. Với một người hiểu về giao thông, khi làm họ không bao giờ xén giải phân cách theo kiểu hiện đang làm. Xén là để mở rộng đường cho người tách làn nhưng bên nhập làn, lưu lượng tăng gấp đôi thì vẫn giữ nguyên. Người làm giao thông mà không hiểu gì về giao thông chỉ khiến cho càng thêm hỗn loạn hơn.

- Nhưng họ nói là đang làm thí điểm?

- Đồng ý là vậy, nhưng hệ thống giao thông phải thiết kế liên tục. Cứ cho là đang thí điểm, nhưng anh phải đề ra một phương án tổng thể trong đó đang tiến hành những hạng mục cụ thể. Như vậy người ta mới hình dung được việc anh làm là từng bước một. Không đưa ra phương án tổng thể cứ giải quyết từng điểm một khiến người ta không hình dung được mạng lưới giao thông này rồi sẽ như thế nào. Đơn cử để “bò” từ cầu vượt vào trung tâm thành phố còn những 2 cửa ải? 1 là cây xăng Nam Đồng (phố Tây Sơn), 2 là cổng Bệnh viện Đống Đa, trên thực tế họ mới giải quyết được tuyến Nguyễn Trãi đến cầu vượt Ngã Tư Sở. Không chỉ ở nút này, trên toàn thành phố còn nhiều nút nữa. Người ta có cách giải quyết chưa? Không có! đúng không?

- Tại sao ngành giao thông không làm như ông nghĩ?

- Nếu có họ đã làm rồi. Tôi đang cầm trong tay những giải pháp ấy và chưa công bố. Tôi đưa cho người ta nhưng biết rằng việc vi phạm bản quyền ở Việt Nam là phổ biến nên tôi không đưa hết. Điểm nào tôi chưa công bố, họ đều làm rất “lôm côm”. Một khi “vùng ngoại vi” đã giải quyết hết thì mọi phương tiện sẽ dồn vào khu Cửa Nam vì đó là “trái tim” của Hà Nội. Đến lúc đó bên giao thông giải quyết đi. Giải pháp này tôi cũng đang cầm trong tay. Mặt khác, theo tôi họ không muốn vi phạm bản quyền một cách trùng hoàn toàn để gây phản ứng mạnh cho mình. Họ triển khai làm từng bước một.

- Vậy điều ông mong muốn hiện nay là gì?

- Tôi đề nghị họ tôn trọng, tôn trọng ý kiến, tác phẩm của một công dân đã được pháp luật bảo hộ, tôn trọng Luật Bảo hộ quyền tác giả đã có hiệu lực từ lâu ở Việt Nam. Họ là những người hiểu biết luật hơn tôi nhiều.

- Xin cảm ơn ông!

Tổng số lượt xem trang