Thứ Năm, 11 tháng 6, 2009

Thuốc giả Trung Quốc gắn mác Ấn Độ--Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn tài trợ để làm gì?

TT - Chính quyền Nigeria vừa bắt giữ một lượng lớn thuốc chống sốt rét giả được sản xuất tại Trung Quốc nhưng lại gắn mác “sản xuất tại Ấn Độ” trên bao bì. Nhật báo Ấn Độ Times of India ngày 9-6, dẫn một thông cáo báo chí của Cơ quan Quản lý và kiểm soát lương thực - thực phẩm của Nigeria (NAFDAC), cho biết New Delhi đã gửi công hàm bày tỏ sự “phản đối mạnh mẽ” đối với Bộ Thương mại Trung Quốc về vụ việc nói trên.
Mahesh Sachdev, Cao ủy Ấn Độ tại Abuja, thủ đô Nigeria, đã viết thư cho Bộ Thương mại Ấn Độ, khẳng định “vụ việc bắt giữ lô hàng thuốc giả có dán nhãn “sản xuất tại Ấn Độ” này chỉ là tình cờ, nhưng đây có lẽ không phải là một sự kiện đơn lẻ. Không có lý do gì để nói rằng Nigeria là nước duy nhất nhận được những lô hàng như thế... Những sản phẩm y dược giả dán nhãn “sản xuất tại Ấn Độ” có thể gây nguy hại ghê gớm tới lợi ích của chúng ta. Không chỉ khiến hình ảnh của chúng ta lu mờ và cướp mất thị phần hợp pháp, nó còn làm xói mòn chiến dịch chống thuốc giả mà chúng ta đang vận động tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”.

Times of India dẫn nguồn từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho biết bộ này đã nhận được nhiều lời than phiền về những lô hàng thuốc giả như thế ở những nước đang là thị trường lớn của Ấn Độ như Ghana, Nam Phi, Bờ Biển Ngà và ở Tây Phi. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên một kiện hàng quốc tế lớn như thế bị bắt giữ.
-------------------
(TBKTSG) - Mỗi năm, hè thu hai kỳ các “nhà tài trợ” lại họp với “nhà nhận tài trợ” là Việt Nam. Phiên họp giữa kỳ năm nay mới chấm dứt hôm thứ Ba 9-6 tại Buôn Ma Thuột, như tên gọi của nó là hội nghị...“tư vấn”, chính là để bên tài trợ đưa ra những khuyến cáo, và bên nhận tài trợ nghe, nhận các khuyến cáo ấy.

Phiên họp thứ nhì, tháng 12 hàng năm, là để “trao đổi lại” xem đã đồng thuận được với nhau những gì, trước khi các “nhà tài trợ” hứa hẹn sẽ “tài trợ” năm tới bao nhiêu. Rồi thì, sẽ có những tin kiểu “nước này cam kết tài trợ bao nhiêu tỉ đô la, nước kia bấy nhiêu trăm triệu euro”... Cách đưa tin ấy dễ gây ngộ nhận về hai chữ “tài trợ” mà tự thân cụm động từ “cam kết tài trợ” đã là cả một cái bẫy ngọt ngào...
Như mọi lần, những tin kiểu “Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục tăng nguồn tài trợ ODA cho Việt Nam”... lại được nhanh nhảu loan từ hội nghị Buôn Ma Thuột này. Tuần trước, là tin “EU cam kết tài trợ mấy trăm triệu euro, trong đó phần lớn là không hoàn lại”. Như thể đó là những “thắng lợi” đầy tự hào. Những tin tức kiểu ấy từ mười mấy năm qua luôn chiếm lĩnh thông tin về các hội nghị giữa các “nhà tài trợ” và “nhà nhận tài trợ” đã gây ra những ngộ nhận tai hại.
Vị trí đặt quảng cáo
Lẽ ra phải cùng nhau tâm niệm rằng nhà tài trợ thật ra là “chủ nợ” và ta chính là “con nợ’, và rằng con cháu ta sẽ là người trả nợ, kế thừa sự nghiệp trả nợ mà thế hệ này đã vay và đang bắt đầu trả bằng tiền thuế. Từ nhận thức là “kẻ đi xin và đi vay” đó, sẽ cùng nhau dặn bảo nhau dè xẻn, chí thú làm ăn, để ra mục tiêu năm sau ít xin, ít vay hơn năm trước.
Chứ cứ mong năm sau được cho, được vay nhiều hơn năm trước, làm sao gọi đó là tăng trưởng, là phát triển bền vững? Cách thông tin như thế không bao giờ tạo dựng được ý thức tiết kiệm, tằn tiện, chí thú làm ăn để biến đất nước thành nước có thu nhập trung bình khá trong vòng 10 năm tới.
Từ cách đưa tin “cam kết tài trợ” đó, dễ khiến người đọc quên rằng các hội nghị tài trợ chính là dịp để hè thu nhị kỳ “nói chuyện phải quấy” với nhau kiểu:
- Đồng tiền anh vay của chúng tôi lẽ ra nên (phải) được sử dụng như thế nào, cho những ai trong 86 triệu dân của anh.
- Đồng tiền vay của các anh, chúng tôi chi cho việc này, việc kia là chính đáng. Nếu các anh chỉ giáo gì thêm về những cái bẫy của đầu tư, chúng tôi xin hoan nghênh.
- Hoặc chúng tôi thật ra không cần mấy anh chi cho việc này, việc nọ... Do lẽ, trong thực tế, đã có một số nước luôn tính trong ngân sách tài trợ những khoản lớn lao dành cho các chương trình đào tạo phổ biến tiếng nước họ, hàng năm vẫn đưa sang chính quốc đào tạo cả lô giáo viên tiếng nước đó, cho dù gần hai chục năm qua các tiếng đó đã trở thành “tử ngữ” cả ở Việt Nam lẫn trên thế giới, và rằng không còn bao nhiêu lớp dạy tiếng đó trong nhà trường Việt Nam... Của không dùng được, vẫn cứ bị mang tiếng là được viện trợ!
Từ thói quen thông tin “cam kết tài trợ” đó, vô hình trung tạo nên một thói quen dị ứng những thẳng thắn góp ý. Như những quan ngại về tính hài hòa và hiệu quả của các dự án. Về cơ chế nào để quản trị quốc gia tốt hơn và chống tham nhũng tốt hơn, trong đó có sự tham gia của toàn xã hội, về cơ chế minh bạch thông tin...
Có lẽ thay vì đi hỏi xem “Nước ngài sẽ tài trợ bao nhiêu?”, nên đi hỏi “Làm gì để khá hơn?” để được nghe những góp ý như phát biểu không “mới mẻ” gì của John Hendra, Điều phối viên thường trú của Liên hiệp quốc tại Việt Nam”:
“...Tại các cuộc đối thoại lần trước, các đối tác phát triển nêu rõ tầm quan trọng của việc tăng cường vai trò theo dõi và giám sát của xã hội dân sự và thông tin đại chúng, và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng nỗ lực phòng chống tham nhũng sẽ có hiệu quả nhất khi phạm vi phối hợp và tham gia của các chủ thể ngoài chính phủ được mở rộng... Chúng tôi tin rằng cần tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của các tổ chức này và tạo những cơ chế trong đó người dân có thể khiếu nại, cũng như thiết lập các cơ chế cho công chúng khiếu nại và đảm bảo rằng họ được bảo vệ...
Vai trò rất quan trọng của thông tin đại chúng được thảo luận trong ba cuộc đối thoại vừa qua. Để đóng góp vào các hoạt động phòng chống tham nhũng hiệu quả, thông tin đại chúng giữ ba vai trò quan trọng: (1) theo dõi và thông tin về các biện pháp phòng chống tham nhũng của chính phủ; (2) vạch trần tham nhũng; và (3) hướng dẫn công luận.
Không chỉ mỗi ông John Hendra của Liên hiệp quốc mới có những góp ý như thế. Phát biểu của các đại sứ, các đại biểu khác cũng không xa các đề tài quan ngại tương tự: làm sao hài hòa hóa và hiệu quả hóa các dự án? Tức làm sao đồng tiền cho vay được sử dụng đúng và tốt. Chẳng thế mà 10 ngày trước hội nghị, Thụy Điển đã chủ trì một đối thoại chống tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng, mảnh đất phì nhiêu nhất cho tham nhũng ở Việt Nam lúc này.
Có nhiều cách đưa tin, song cách đưa tin kiểu fishing for compliments (mong chờ những lời huê mỹ) không là bệ phóng cho đất nước này sớm lành mạnh hơn, để tự cường hơn hầu trở nên hùng mạnh hơn.
----------------------
Chính phủ VN dùng từ ngữ để 'chia nhỏ dự án bauxite' nhằm né tránh thủ tục trình Quốc hội.
-----------------
Từ anhbasam: Ngoài vấn đề pháp lý liên quan tố tụng nầy, sẽ còn có một vấn đề nữa Ba Sàm cũng xin cảnh báo để các cấp lãnh đạo lường trước, đó là hiện dư luận ngoài nước đang bàn tới khả năng vận động để trong nước (phải) lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Tây Nguyên là Di sản văn hóa. Hiện “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên của VN” đã được Tổ chức nầy công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại” từ năm 2005 rùi. Mà công đầu cho việc nầy là GS Trần Văn Khê, trong khi ổng lại là người tham gia ký tên vô bản Kiến nghị về bô-xít Tây Nguyên (số 5 trong Danh sách số 1). Để biết là ổng đã giận tới mức nào cái vụ bọ-xít nầy. Giờ ổng chỉ cần mần cái rẹc là UNESCO nghe liền liền, ép ta phải đăng ký là … vui lắm. Chỉ từng đó thông tin chắc cũng để các quan trên sáng mắt ra chút nha. Cha con chụm đầu bàn kế hoạch ứng phó dần đi, chớ để nước đến … cổ mới … tháo chạy.
+ CẦN BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM BỘ TRƯỞNG CÔNG THƯƠNG (trannhuong.com).

- Giải pháp với hàng Trung Quốc chất lượng thấp (TaunVietnam).
- Nguy hại tiềm ẩn từ hàng Trung Quốc (Báo Công thương).
+ Niềm vui trong nỗi buồn Bauxite (bauxitevietnam.info). Bài của Hà Văn Thịnh. Với tư cách một nhà giáo, ông viết Thanh niên thế hệ 9X đã chuyển động rồi. Bằng chứng rõ nhất là trong danh sách đó có 19 học sinh trường PTTH Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội!”

(TuanVietNam)- Các công ty may mặc đang dần phá sản. Những nhà máy sản xuất quần áo thường là để xuất khẩu, còn thị trường trong nước đã bị hàng Trung Quốc “chinh phục”. Đó là hiện trạng ngành dệt may ở châu Âu ngày nay, cũng không khác mấy so với tình hình của dệt may Việt Nam.

Thêm Con Đập Mẹ Xiaowan (Tiểu Loan), Sông Mekong Trước Nguy Cơ
Việc đưa Trung Quốc ra trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc về thái độ độc quyền khai thác con sông Mekong như một con sông quốc tế mà bất kể tới hậu quả nơi các quốc gia hạ nguồn sẽ như một báo động cảnh giác ít ra cũng khiến Trung Quốc và cả những đại công ty tư bản tài trợ cho các dự án thủy điện ấy biết là thế giới đang theo dõi họ khiến ở một chừng mực nào đó họ phải làm việc với những phương thức công khai






VIT - Dưới tác động của cơn bão tài chính, hệ thống tín dụng Mỹ bị sụp đổ, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước châu Âu ngày càng gia tăng, nhưng điều nổi bật lên trong cuộc khủng hoảng kinh tế chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc nhìn nhận thế nào về những “âm mưu” của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng này là điều mà mọi người đều muốn quan tâm.

Giới báo chí Ấn Độ cho rằng, việc ca tụng quá nhiều về Trung Quốc sẽ khiến người ta rơi vào tuyệt vọng. Điều này cũng rất dễ lý giải, khi nền kinh tế thế giới bị tổn thương nghiêm trọng, những tín hiệu phục hồi kinh tế dù chỉ là le lói, vẫn khiến người ta vui mừng. Nhưng nếu tín hiệu vui mừng này bị “nhân tố Trung Quốc” phóng đại, thì niềm hy vọng này cũng sẽ nhanh chóng bị dập tắt.

Thời gian gần đây, Trung Quốc muốn tận dụng cơ hội “khủng hoảng tài chính”, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Trung Quốc còn mong muốn đồng NDT thay thế đồng USD để trở thành đơn vị tiền tệ dự trữ quốc tế đầy toàn năng và cho rằng đồng USD đang gây mất lòng tin với các nhà đầu tư. Trung Quốc tự tin sẵn sàng thâu tóm hết toàn bộ tài nguyên chiến lược của nước ngoài, hơn nữa còn tham vọng nhanh chóng “nắm cả thế giới trong tay”. Đặc biệt hơn, Trung Quốc còn muốn biến Thượng Hải là một trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, soán ngôi vị của trung tâm tài chính phố Wall.

Tuy nhiên, một hiện thực cay nghiệt chính là, tất cả những “âm mưu” trên đều không thể thực hiện một cách nhanh chóng, thậm chí có thể nó sẽ không xảy ra. Nền kinh tế Trung Quốc cách việc “giải cứu thế giới” còn quá xa vời, với khả năng này, Trung Quốc chỉ có thể tự cứu mình mà thôi, hơn nữa đều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các số liệu thống kê cho thấy, do hàng loạt các gói kích thích tài chính khổng lồ và các chính sách nới lỏng tài chính gần như quá đà của các ngân hàng tư nhân, nên chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gần như không mấy lý tưởng, chưa thể kích thích lòng tin để Trung Quốc tiến hành điều chỉnh những cơ cấu cần thiết.

Mặc dù những cuộc đàm luận về “đồng NDT toàn năng” được nhiều nhà phân tích đánh giá dự đoán trong thời gian gần đây cũng thu hút nhiều sự chú ý của báo giới, nhưng để mong muốn này trở thành hiện thực thì còn phải mất hàng chục năm nữa. Phải trải qua một quá trình lâu dài mới có thể để đơn vị tiền tệ này trở thành một loại tiền tệ dự trữ quốc tế đặt trong ví của các nhà tiêu dùng. Nguyên nhân chính là vì hiện tại nó không được tự do trao đổi, mà đây là bước đi đầu tiên để kích thích lòng tin và còn nhiều điều kiện khác nữa.

Quan điểm cho rằng, Trung Quốc sẽ thu mua toàn bộ tài nguyên chiến lược để “tiếp nhận thế giới” cũng hơi sai lầm. Cho đến thời điểm hiện tại, các cuộc thử nghiệm trong việc thu mua các tài sản nước ngoài của các công ty và cơ quan Trung Quốc đã bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm và những thất sách của Trung Quốc, nó chỉ làm khơi dậy tâm lý chủ nghĩa dân tộc của các quốc gia mà thôi.

Tuần trước, một công ty không mấy nổi tiếng, thậm chí không có tên tuổi trong làng công nghiệp xe hơi của Trung Quốc tuyên bố thông tin mua lại thương hiệu Hummer của General Motors. Sự việc này càng cho thấy “chiến lược thu mua tài sản” nước ngoài của Trung Quốc vẫn chưa thành thục, non nớt và hiếu thắng. Xem ra, động cơ đầu tiên trong đó chính là mong muốn thông qua việc thu mua các thương hiệu nổi tiếng của phương Tây để giành sự ảnh hưởng “quốc tế”.

Có lẽ việc “thổi phồng Trung Quốc” là điều khoa trương nhất. Suy nghĩ sự chấn động mà phố Wall đang gặp phải sẽ khiến cho Thượng Hải nhanh chóng nổi lên trở thành trung tâm tài chính hàng đầu thế giới là hơi quá tự tin. Trên thực tế, vốn quốc tế không phải là một sự triển khai các hoạt động tài chính một cách giản đơn.

Suy cho cùng, nhìn nhận một cách sâu xa hơn thì thấy cánh cửa để thu hẹp khoảng cách với thế giới của Trung Quốc còn cách khá xa.


Indonesia sẽ 'đánh chìm' tàu đánh bắt cá nước ngoài trái phép
Hãng tin Antara hôm qua dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên Biển và Ngư nghiệp Freddy Numbery tuyên bố, Indonesia sẵn sàng đánh chìm các tàu nước ngoài đánh bắt cá bất hợp pháp trên lãnh hải nước này.
- Trăn trở từ mũi Sa Vĩ địa đầu tổ quốc (TuanVietnam).
- Chúng tôi chờ đợi ngày hướng về biển, đảo (Tuổi Trẻ).
Ngư dân hãy yên tâm đánh bắt! (Tuổi Trẻ )
Trong quá trình khai thác, ngư dân cần thông tin, liên lạc thường xuyên với các chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các đồn biên phòng, hải quân, cảnh sát biển để được hỗ trợ kịp thời.

Phép thử của Trung Quốc (BBC)
Báo Hong Kong nhận định lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là phép toán thử ý chí của Việt Nam.
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông cũng đang là chủ đề thảo luận rộng rãi trên các diễn đàn và báo mạng bằng tiếng Hoa.

Đông phương Nhật báo, một tờ báo thân Bắc Kinh xuất bản tại Hong Kong, hôm 10/06 vừa có bài bình luận tựa đề "Lệnh cấm đánh bắt ở Nam Hải của Trung Quốc dò đáy [ý chí] của Việt Nam".
Bài bình luận cho rằng việc Bắc Kinh năm nay áp dụng lệnh cấm sớm hơn thường lệ nửa tháng, khiến thời gian cấm bắt hải sản kéo dài hơn, "rõ ràng có liên quan tới tình trạng xấu đi" ở Nam Hải (Biển Đông).
Bài này viết nhiều nước như Malaysia, Philippines, Việt Nam... đã nhòm ngó vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Thậm chí Việt Nam còn có hành động "khiêu khích" như thành lập cơ quan hành chính quản lý Tây Sa (đảo Hoàng Sa), mà Trung Quốc thì mới chỉ có điều tàu tuần tra ngư nghiệp tới khu vực này.

"Người dân Trung Quốc rất bức xúc và yêu cầu Chính phủ phải có hành động mạnh mẽ hơn. Một số người còn đề xuất rằng để giải quyết vấn đề Nam Hải, Trung Quốc có thể bắt đầu từ Việt Nam, nước có thái độ khiêu khích hơn cả."
Bài trên Đông phương Nhật báo nói việc điều chỉnh thời hạn cấm đánh bắt là lời cảnh báo Việt Nam "không nên đi quá xa".

"Thực tế, việc điều chỉnh này là để cho Việt Nam có hành động trước, sau đó Trung Quốc mới ra tay mà không mang tiếng là bắt nạt kẻ yếu."

Biện pháp cứng rắn

Sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt tại biển Đông, đã có không ít kêu gọi từ phía dư luận Trung Quốc đòi Bắc Kinh phải thẳng tay.
Tờ báo chính thức China Daily sau khi đăng bài trích lời người phát ngôn Tần Cương nói lệnh này là "không thể tranh cãi", đã nhận nhiều ý kiến đóng góp của độc giả.
Một người viết: "Trung Quốc cần có thái độ cứng rắn hơn về chủ quyền tại Biển Đông".



Lệnh cấm đánh bắt của TQ năm nay sớm hơn nửa tháng


Người khác thì cho rằng: "Nếu không thể thuyết phục những nước bé nhỏ kia đừng xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc tại Biển Đông, thì làm sao Trung Quốc có thể nhận là Cường quốc đang lên? Lời lẽ hô hào cũng chỉ có giới hạn thôi. Vũ lực đằng sau lời lẽ là điều cần thiết."

Bài trên Đông phương Nhật báo đi xa hơn trong bình luận: "Tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông".

"Một mặt, các nước như Việt Nam đang mất uy tín vì chính hành động khiêu khích của họ. Mặt khác, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates gần đây đã nói rằng Mỹ không có 'quan điểm gì' về các tranh chấp tại Biển Đông, bật đèn xanh cho Trung Quốc."
"Nếu Trung Quốc đánh nhanh thì có thể giảm thiểu mức độ tình hình. Trung Quốc đã giấu khả năng và chần chừ quá lâu."
"Trung Quốc cần gấp một chiến thắng để xua đi tình trạng èo uột và khích lệ người dân."

Cường quốc quân sự

Những người theo dõi mạng thường xuyên cũng không còn lạ với những ý kiến quá khích kêu gọi gây chiến để chứng tỏ vị thế nước lớn của Trung Quốc.
Mạng Thiết Huyết, một diễn đàn chuyên thông tin chính trị-quân sự bằng tiếng Trung đặt tại Bắc Kinh mới có bài phân tích mục tiêu của Trung Quốc sẽ là nước nào nếu xảy ra chiến tranh.


Tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông.


Bài trên Đông phương Nhật báo


Bài này viết: "Hãy nhìn các nước châu Á xung quanh: nào là quấy rối biên giới, nào là xâm chiếm biển đảo Trung Quốc, đối với những nước này Trung Quốc không thể chờ mong họ đối xử hòa bình với mình".
"Muốn phát triển Trung Quốc phải mở rộng không gian của mình, tin rằng nếu không có một cuộc chiến tranh cục bộ những nước này tất sẽ trở thành hòn đá cản đường sự phát triển của Trung Quốc."
Bài trên Thiết Huyết cũng phân tích, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc không phải Nhật Bản, Hàn Quốc hay Philippines, vì nhiều lý do.
Tuy không nêu tên, nhưng người đọc đều hiểu mục tiêu mà tác giả nhắc tới là nước nào, để đi tới kết luận: "Trung Quốc không chỉ phải trở thành cường quốc kinh tế mà còn phải trở thành nước lớn quân sự, đó là yêu cầu của sự phát triển và cũng là yêu cầu của sự chấn hưng dân tộc".
-------- Cần tỉnh táo và cảnh giác với TQ ------

Bảo vệ ngư dân ở Biển Đông
Việt Nam cam kết bảo vệ ngư dân đánh bắt cá trong vùng 'chủ quyền' của Việt Nam trên Biển Đông nhưng thừa nhận không đủ sức mạnh

- Máy bay quân sự gặp tai nạn (BBC).Máy bay quân sự rơi đã hết hạn sử dụng (VNN).
- VN đang nâng cấp không quân (BBC).
Phi công đã hy sinh khi máy bay quân sự nổ
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, sáng 9/6, khi đang bay huấn luyện, chiếc máy bay SU 22 đã gặp nạn, rơi xuống đất và nổ tung tại Thanh Hóa. Phi công đã hy sinh.
Sáng nay, trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận hơn 50% lao động nước ngoài ở VN không có phép. Bộ trưởng tha thiết đề nghị cần có Luật Lao động nước ngoài ở VN.
> Các bộ trưởng đã sẵn sàng cho phiên chất vấn

Thư giản: Đại Vệ chi dị: Chuyện ngựa gỗ (Blog Người Buôn Gió) -- Vì Đại Vệ chí dị: Chuyện Tây Nguyên đuợc độc giả nhiệt liệt hoan nghênh, viet-studies xin sao lục một chương trước đó, để cống hiến quý độc giả!

Nhiều tiến sĩ bị bắt quả tang tại chiếu bạc
Chiều 10/6, Công an huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã bắt quả tang 8 người, trong đó có 6 giảng viên của một trường ĐH tại chiếu bạc ngay trong nhà xe của trường. 30 triệu đồng đã bị thu giữ.

'Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa' -(Toquoc)-Một mâm cơm có năm bộ quản lý dễ dẫn đến đùn đẩy, giống như "nhiều sãi không ai đóng cửa chùa".

Ngành giáo dục ‘lobby' chưa thành công -(Toquoc)-Bộ lúng túng, thiếu tự tin nên mới cần giám đốc 63 sở, hơn 100 trường ĐH, CĐ ‘lobby’ đại biểu QH.

Vì sao Rio Tinto hủy bỏ hợp đồng với Chinalco? - TBKTSG

Rơi máy bay quân sự tại Thanh Hoá (Toquoc)



Tổng số lượt xem trang