211.Mở rộng điều tra vụ in tiền polymer(liên quan VN)
Sydney Morning Herald
Ngày 22-6-2009
Cảnh sát Liên bang Úc [AFP] đang bắt đầu một cuộc điều tra trên quy mô lớn về những nghi vấn rằng một công ty con của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Úc (Reserve Bank của Úc) đã tham dự vào dịch vụ thương mại sai trái liên quan tới nước ngoài để giành cho được các hợp đồng in tiền giấy.
Hành động của ban kinh tế và tác vụ đặc biệt của Cảnh sát Liên Bang Úc đang diễn ra để khởi đầu cho một cuộc điều tra trên bình diện rộng sau khi có một cuộc điều tra sơ khởi kéo dài ba tuần của một nhóm nhỏ các nhân viên cảnh sát liên bang.
Ngân hàng Dự Trữ Liên bang đã hỏi ý kiến Cảnh sát Úc vào tháng trước để đánh giá những sự tiết lộ trên tờ báo Herald rằng Secureancy Pty Ltd, một công ty in tiền do Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Uc (RBA ) sở hữu một nửa bị cáo buộc đã chi trả những khoản hoa hồng rất hậu hỉnh cho những thương gia nước ngoài có quan hệ mật thiết và những người nầy đã từng giúp cho họ giành được nhiều hợp đồng.
Một trong số những người nước ngoài này trước đây đã từng bị liên quan vào các cuộc điều tra về tham nhũng trong chính quyền ở châu Phi và châu Á, và một số tiền hoa hồng đã được trả vào những tài khoản không khai báo vì thế chủ nhân của các tài khoản nầy không bị đóng thuế lợi tức trên món tiền gởi ngân hàng hoặc chỉ đóng thuế rất thấp. [1]
Các nhân viên cảnh sát cao cấp ở Canbera đã phê duyệt một kế hoạch tiến-dẫn cần phải làm gì để bắt đầu một cuộc điều tra rộng lớn với nhiều nhân viện đặc vụ được bổ sung và nhiều kinh phí hơn, sau khi các đặc vụ tại Melbourne hoàn tất việc đánh giá thông tin tài chính và thực hiện các cuộc điều tra sơ bộ.
Cảnh Sát Liên Bang Úc đã xác nhận với các nhà báo của tờ báo Herald rằng vụ việc của Securency đã được tiến hành từ một giai đoạn đánh giá cho tới một cuộc điều tra, song đã từ chối bình luận thêm về vụ việc.
Quyết định của Cảnh sát Liên bang Úc để thực hiện một cuộc điều tra trên quy mô rộng lớn sẽ tạo thêm sức ép ngày càng tăng lên Ngân hàng Dự trữ Liên Bang Úc Reserve Bank để ngân hàng nầy phải giải thích xem liệu họ có biết gì về, và có chấp thuận không, về những hoạt động của công ty Securency, là công ty chuyên in ra tiền bằng (loại giấy) polymer đã từng được sử dụng ở Úc, Nigeria và Việt Nam và 23 quốc gia khác.
Cuộc điều tra công ty Securency đã phát hiện ra rằng những người trong nội bộ công ty này đã liên quan tới việc chi trả những khoản tiền hoa hồng cho các đại lý ở nước ngoài với những bối cảnh (câu chuyện) rất đáng ngờ đã làm gia tăng thêm sự phơi bày về các lời tình nghi về các hành động tham nhũng ở công ty Securency này, ví như các vụ lại quả (hối lộ) cho các quan chức nước ngoài.
Securency đã trả 10 triệu đô la tiền hoa hồng (tiền cò) cho một đại lý của họ ở Việt Nam, công ty CFTD.
Đại lý này đã thuê (trong một thời gian ngắn) con trai của thống đốc ngân hàng trung ương Việt Nam, ông thống đốc nầy là người đã ra quyết định sử dụng tiền polymer của Securency.
Cùng với hàng triệu đô la trong tiền hoa hồng bao gồm một số chi trả vào các tài khoản ngân hàng ở đảo quốc Seychelles (thuộc Ấn Độ dương), Thụy Sĩ và đảo quốc Bahamas, các nhân viên của Securency đã tới Sudan đề thảo luận các thỏa thuận tiềm năng.
Hoa Kỳ đã cấm những thỏa thuận mua bán với quốc gia Sudan này vì những mối liên hệ của chính phủ Sudan với hoạt động khủng bố và những vi phạm nhân quyền. Cuộc điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Úc chắc chắn sẽ bao gồm cả việc kiểm tra kỹ lưỡng công ty chị em với Securency là Note Printing Australia (NPA), công ty NPA nầy thuộc sở hữu hoàn toàn của Reserve Bank.
Trái ngược với Securency, Note Printing Australia (NPA) đã ngưng thực hiện việc trả tiền hoa hồng (tiền cò) cho các đại lý của họ ở nước ngoài từ năm 2007 do những quan ngại về đạo đức và liêm chính. Công ty in tiền NPA đã cử hai nhân viên tới Iraq vào năm 1998 để thảo luận về các sản phẩm giấy bạc của họ với chế độ Saddam Hussein, bất chấp những trừng phạt quốc tế cấm có những thỏa thuận tài chính với Iraq.
Cả hai công ty in tiền Securency và NPA đều được lãnh đạo bởi trợ lý thống đốc Reserve Bank, ông Robert Rankin, và Ngân hàng Dự Trử Liên Bang Úc (RBA) có một vai trò trong kiểm tra sổ sách tài chánh của hai công ty này.
Chính phủ Liên bang Úc đã yêu cầu mọi người gởi toàn bộ các nghi vấn về công ty in tiền Securency tới cho Ngân Hàng Dự trử Liên Bang (Reserve Bank).
Lãnh đạo của đảng Xanh, Bob Brown, và tổ chức Minh bạch Quốc tế phi chính phủ chống tham nhũng đã yêu cầu Reserve Bank trả lời các câu hỏi về các hoạt động của Securency.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
[1] Theo luật pháp nước ngoài, số tiền gởi vào ngân hàng của mỗi người đều phải được ngân hàng ấy khai báo với (1) sở thuế của quốc gia của chủ nhân tài khoản ấy, và (2) báo cáo với chủ tài khoản về số tiền gởi, và số tiền lời từ món tiền gởi ấy, mục đích để chủ tài khoản khai thuế thu nhập (lợi tức hàng năm) với sở thuế.
Thời điểm: Vào đầu tháng giêng hàng năm, ngân hàng sẽ gởi một bản báo cáo tóm tắt tới địa chỉ của người chủ tài khoản, VÀ gởi thêm một bản tương tự như thế tới sở thuế. Mẫu báo cáo tóm tắt ấy có tên là 1098 – INT.
Dựa theo mẫu báo cáo 1098-INT, sở thuế và người chủ tài khoản biết được số tiền mà người nầy hiện có trong ngân hàng vào thời điểm ấy là bao nhiêu? tiền lời hàng năm của số tiền ấy được ngân hàng trả cho chủ nhân của tài khoản ấy là bao nhiêu tiền?
Số tiền lời nầy được gọi là lợi tức của người có tài khoản ấy. Dựa trên tiền lời đó, và tiền làm việc hàng năm, chính phủ sẽ đánh thuế bao nhiêu phần trăm vào khoản tiền lời…(ít khỏi trả, nhiều quá thì phải trả).
Để thu hút tiền bạc của các nhà giàu thích trốn thuế, tiền bạc của các viên chức cao cấp tham nhũng, tiền bạc của thương gia chi trả cho nhau bằng tiền mặt để tránh sự dòm ngó của các chính phủ,…Ngân hàng Thụy Sĩ thường không dùng mẫu đơn 1098 Int để báo cho chính phủ biết. Đây là một hình thức che dấu nguồn tài chánh (bất chính, tham nhũng, trốn thuế) mà các ngân hàng Thụy Sĩ bảo vệ các thân chủ và nhờ đó mà các ngân hàng nầy nổi tiếng và sống được hàng trăm năm qua.
Việc làm của ngân hàng Thụy Sĩ và các ngân hàng của các đảo quốc ở Bahamas, Caymans, …là dung chứa tội phạm tham nhũng.
——————-
Sydney Morning Herald (Australia)
June 22, 2009 Monday
First Edition
Sydney Morning Herald
Việc điều tra những
thỏa thuận in tiền giấy
Nick McKenzie và Richard BakerNgày 22-6-2009
Cảnh sát Liên bang Úc [AFP] đang bắt đầu một cuộc điều tra trên quy mô lớn về những nghi vấn rằng một công ty con của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Úc (Reserve Bank của Úc) đã tham dự vào dịch vụ thương mại sai trái liên quan tới nước ngoài để giành cho được các hợp đồng in tiền giấy.
Hành động của ban kinh tế và tác vụ đặc biệt của Cảnh sát Liên Bang Úc đang diễn ra để khởi đầu cho một cuộc điều tra trên bình diện rộng sau khi có một cuộc điều tra sơ khởi kéo dài ba tuần của một nhóm nhỏ các nhân viên cảnh sát liên bang.
Ngân hàng Dự Trữ Liên bang đã hỏi ý kiến Cảnh sát Úc vào tháng trước để đánh giá những sự tiết lộ trên tờ báo Herald rằng Secureancy Pty Ltd, một công ty in tiền do Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Uc (RBA ) sở hữu một nửa bị cáo buộc đã chi trả những khoản hoa hồng rất hậu hỉnh cho những thương gia nước ngoài có quan hệ mật thiết và những người nầy đã từng giúp cho họ giành được nhiều hợp đồng.
Một trong số những người nước ngoài này trước đây đã từng bị liên quan vào các cuộc điều tra về tham nhũng trong chính quyền ở châu Phi và châu Á, và một số tiền hoa hồng đã được trả vào những tài khoản không khai báo vì thế chủ nhân của các tài khoản nầy không bị đóng thuế lợi tức trên món tiền gởi ngân hàng hoặc chỉ đóng thuế rất thấp. [1]
Các nhân viên cảnh sát cao cấp ở Canbera đã phê duyệt một kế hoạch tiến-dẫn cần phải làm gì để bắt đầu một cuộc điều tra rộng lớn với nhiều nhân viện đặc vụ được bổ sung và nhiều kinh phí hơn, sau khi các đặc vụ tại Melbourne hoàn tất việc đánh giá thông tin tài chính và thực hiện các cuộc điều tra sơ bộ.
Cảnh Sát Liên Bang Úc đã xác nhận với các nhà báo của tờ báo Herald rằng vụ việc của Securency đã được tiến hành từ một giai đoạn đánh giá cho tới một cuộc điều tra, song đã từ chối bình luận thêm về vụ việc.
Quyết định của Cảnh sát Liên bang Úc để thực hiện một cuộc điều tra trên quy mô rộng lớn sẽ tạo thêm sức ép ngày càng tăng lên Ngân hàng Dự trữ Liên Bang Úc Reserve Bank để ngân hàng nầy phải giải thích xem liệu họ có biết gì về, và có chấp thuận không, về những hoạt động của công ty Securency, là công ty chuyên in ra tiền bằng (loại giấy) polymer đã từng được sử dụng ở Úc, Nigeria và Việt Nam và 23 quốc gia khác.
Cuộc điều tra công ty Securency đã phát hiện ra rằng những người trong nội bộ công ty này đã liên quan tới việc chi trả những khoản tiền hoa hồng cho các đại lý ở nước ngoài với những bối cảnh (câu chuyện) rất đáng ngờ đã làm gia tăng thêm sự phơi bày về các lời tình nghi về các hành động tham nhũng ở công ty Securency này, ví như các vụ lại quả (hối lộ) cho các quan chức nước ngoài.
Securency đã trả 10 triệu đô la tiền hoa hồng (tiền cò) cho một đại lý của họ ở Việt Nam, công ty CFTD.
Đại lý này đã thuê (trong một thời gian ngắn) con trai của thống đốc ngân hàng trung ương Việt Nam, ông thống đốc nầy là người đã ra quyết định sử dụng tiền polymer của Securency.
Cùng với hàng triệu đô la trong tiền hoa hồng bao gồm một số chi trả vào các tài khoản ngân hàng ở đảo quốc Seychelles (thuộc Ấn Độ dương), Thụy Sĩ và đảo quốc Bahamas, các nhân viên của Securency đã tới Sudan đề thảo luận các thỏa thuận tiềm năng.
Hoa Kỳ đã cấm những thỏa thuận mua bán với quốc gia Sudan này vì những mối liên hệ của chính phủ Sudan với hoạt động khủng bố và những vi phạm nhân quyền. Cuộc điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Úc chắc chắn sẽ bao gồm cả việc kiểm tra kỹ lưỡng công ty chị em với Securency là Note Printing Australia (NPA), công ty NPA nầy thuộc sở hữu hoàn toàn của Reserve Bank.
Trái ngược với Securency, Note Printing Australia (NPA) đã ngưng thực hiện việc trả tiền hoa hồng (tiền cò) cho các đại lý của họ ở nước ngoài từ năm 2007 do những quan ngại về đạo đức và liêm chính. Công ty in tiền NPA đã cử hai nhân viên tới Iraq vào năm 1998 để thảo luận về các sản phẩm giấy bạc của họ với chế độ Saddam Hussein, bất chấp những trừng phạt quốc tế cấm có những thỏa thuận tài chính với Iraq.
Cả hai công ty in tiền Securency và NPA đều được lãnh đạo bởi trợ lý thống đốc Reserve Bank, ông Robert Rankin, và Ngân hàng Dự Trử Liên Bang Úc (RBA) có một vai trò trong kiểm tra sổ sách tài chánh của hai công ty này.
Chính phủ Liên bang Úc đã yêu cầu mọi người gởi toàn bộ các nghi vấn về công ty in tiền Securency tới cho Ngân Hàng Dự trử Liên Bang (Reserve Bank).
Lãnh đạo của đảng Xanh, Bob Brown, và tổ chức Minh bạch Quốc tế phi chính phủ chống tham nhũng đã yêu cầu Reserve Bank trả lời các câu hỏi về các hoạt động của Securency.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
[1] Theo luật pháp nước ngoài, số tiền gởi vào ngân hàng của mỗi người đều phải được ngân hàng ấy khai báo với (1) sở thuế của quốc gia của chủ nhân tài khoản ấy, và (2) báo cáo với chủ tài khoản về số tiền gởi, và số tiền lời từ món tiền gởi ấy, mục đích để chủ tài khoản khai thuế thu nhập (lợi tức hàng năm) với sở thuế.
Thời điểm: Vào đầu tháng giêng hàng năm, ngân hàng sẽ gởi một bản báo cáo tóm tắt tới địa chỉ của người chủ tài khoản, VÀ gởi thêm một bản tương tự như thế tới sở thuế. Mẫu báo cáo tóm tắt ấy có tên là 1098 – INT.
Dựa theo mẫu báo cáo 1098-INT, sở thuế và người chủ tài khoản biết được số tiền mà người nầy hiện có trong ngân hàng vào thời điểm ấy là bao nhiêu? tiền lời hàng năm của số tiền ấy được ngân hàng trả cho chủ nhân của tài khoản ấy là bao nhiêu tiền?
Số tiền lời nầy được gọi là lợi tức của người có tài khoản ấy. Dựa trên tiền lời đó, và tiền làm việc hàng năm, chính phủ sẽ đánh thuế bao nhiêu phần trăm vào khoản tiền lời…(ít khỏi trả, nhiều quá thì phải trả).
Để thu hút tiền bạc của các nhà giàu thích trốn thuế, tiền bạc của các viên chức cao cấp tham nhũng, tiền bạc của thương gia chi trả cho nhau bằng tiền mặt để tránh sự dòm ngó của các chính phủ,…Ngân hàng Thụy Sĩ thường không dùng mẫu đơn 1098 Int để báo cho chính phủ biết. Đây là một hình thức che dấu nguồn tài chánh (bất chính, tham nhũng, trốn thuế) mà các ngân hàng Thụy Sĩ bảo vệ các thân chủ và nhờ đó mà các ngân hàng nầy nổi tiếng và sống được hàng trăm năm qua.
Việc làm của ngân hàng Thụy Sĩ và các ngân hàng của các đảo quốc ở Bahamas, Caymans, …là dung chứa tội phạm tham nhũng.
——————-
Sydney Morning Herald (Australia)
June 22, 2009 Monday
First Edition