Hanoi - Vietnam is urging China to cancel its fishing ban in parts of the South China Sea in effect until August 1, Vietnamese media reported Monday.
Vietnam government spokesman Le Dung said Vietnam's Ministry of Foreign Affairs had called the Chinese embassy in Hanoi urging China to cease operations at sea which interfere with Vietnamese fishermen's trade.
'I think this response comes too late, but it is necessary to encourage Vietnamese fishermen to continue their work,' said Nguyen Viet Thang, chairman of the Vietnam Fisheries Society.
China officially imposed the ban on May 16 to prevent overfishing, but the area - a huge exclusive economic zone surrounding the Spratly and Paracel Islands in the South China Sea - has long been at the centre of an international territorial dispute between Vietnam and China, as well as other countries in the region.
Last Thursday, Deputy Minister of Foreign Affairs Ho Xuan Son met with the Chinese ambassador to Vietnam, Sun Quoqiang, and told him that the fishing ban 'caused indignation among the public, bringing no benefit to bilateral relations.' He requested that the Chinese side stop all operations preventing Vietnamese fishermen fishing in marine areas under Vietnamese sovereignty.
Dan Tri newspaper reported Friday that a Vietnamese fishing boat was attacked by two unknown ships while fishing in the South China Sea. After hitting and damaging the fishing boat the two ships left.
Lao Dong newspaper reported on May 20 that a Vietnamese fishing vessel was hit intentionally by an unidentified ship near the Spratly and Paracel Islands.
After the attack, the boat sank and 26 fishermen had to use life buoys to survive. They were eventually saved by nearby fishing boats after having spent several hours in the sea.
The state-run Tuoi Tre newspaper last week reported that hundreds of Vietnamese fishing boats had docked at their ports for days due to worries about China's fishing ban.
'We are encouraging fishermen to continue fishing,' said Chu Tien Vinh, director of the Department for Aquatic Product Resources Protection. 'If they are attacked by foreign ships, they should immediately inform the authorities. The coast guard will protect them.'
Tensions over sovereignty in the South China Sea have risen since a May 13 deadline for countries to submit territorial claims to the UN Convention on the Law of the Sea. Beijing rejected submissions by Malaysia, Vietnam and other countries as violating its own claims in the area.
--------------- "urge" có khác nào ..... ???? , trời nghe nó coi thường quá...
------------------------
Giao Thiệp Với Trung Quốc
Lịch sử chắc chắn sẽ lưu lại phương cách đấu tranh bảo vệ chủ quyền của thứ trưởng Hồ Xuân Sơn khi ông Lê Dũng mô tả sự kiện ông Sơn gặp đại sứ Trung Quốc sau những hành động gây hấn của họ ở biển Đông là “giao thiệp”. Tôi không rõ ông Sơn gặp Tôn Quốc Tường trong hoàn cảnh nào. Nhưng, trong những tình huống tương tự, bộ Ngoại giao chỉ có thể triệu Tường lên hoặc cho đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh gặp bộ Ngoại giao họ để trao công hàm phản đối.
Khi một quốc gia ngang ngược, đại diện chính quyền không thể nào “giao thiệp” với sứ họ trong những tư thế có thể phương hại đến thể diện quốc gia. Tuy Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc hàng chục lần, nhưng đây không phải là một cuộc tỷ thí của hai kẻ lục lâm. Đường đường là một quốc gia, Việt Nam lại đang là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.
Khi đã “có đầy đủ bằng chứng” Trung Quốc cấm đánh cá trong “những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông” thì ịtừ ngữ dù là ngoại giao cũng không thể là “đề nghị”. Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn có trách nhiệm “yêu cầu” Trung Quốc chấm dứt các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tất nhiên, khi Trung Quốc, ngày 16-05-2009, cho tàu Ngư Chính tới Hoàng Sa và cuối tháng 5-2009 điều tiếp 08 tàu tuần tra tới biển Đông, là đã có sự rắp tâm. Cho dù ông Lê Dũng hay Hồ Xuân Sơn sử dụng ngôn từ đanh thép tới đâu thì các ngư phủ Việt Nam vẫn khó lòng tới những khu vực nói trên đánh cá. Nhưng, một lời tuyên bố khảng khái từ Chính phủ, cũng giống như một ngọn đèn xa nơi sóng dữ, có thể giúp cho những ngư dân gặp nạn ngoài biển lớn không còn cảm giác bị bỏ rơi.
Lẽ ra, ngay từ khi nhận được tin, lúc 3h sáng ngày 19-5, một tàu câu mực của ngư dân, bị một “tàu lạ” cố ý đâm, hất xuống biển 26 thuyền viên, Chính phủ phải lập tức điều tra và yêu cầu các quốc gia có tàu bè đi lại trong khu vực cùng tham gia điều tra; hành động ấy phải được coi là hải tặc. Lẽ ra, báo chí nước ngoài phải được mời đến vùng biển ấy và gặp các ngư dân bị nạn ngay. Rồi, khi Trung Quốc thừa nhận hành vi nói trên là do chính họ gây ra thì đại diện Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc, phải lập tức đặt công hàm lên bàn Tổng Thư ký Ban Ki Moon.
Thế giới cần được biết, ở thiên niên kỷ thứ III vẫn có một quốc gia đối xử với con người mọi rợ: cho tàu lớn đâm vào tàu đánh cá của thường dân rồi để họ phải bám vào can nhựa, trôi dạt nhiều giờ trong đêm, sẽ chết nếu không được các ngư dân kịp cứu.
Việt Nam là một quốc gia nhỏ, nghèo, dân chúng đã mỏi mệt vì phải tham gia quá nhiều cuộc chiến. Cho dù vẫn có không ít người sẵn sàng ra trận để bảo vệ mỗi tấc đất cha ông, bổn phận một chính phủ thương dân là tránh để cho nhân dân đổ máu. Khi Trung Quốc đưa tàu ra biển, Việt Nam không nhất thiết cũng phải kéo tàu ra. Nhưng, ở nơi ngư dân của mình thường đánh cá và bị hành hung mà bơi nhiều giờ không thấy tàu cứu hộ thì Chính phủ cũng nên nhanh tay khắc phục.
Sự hiện diện trên biển Đông của Việt Nam theo nên hoàn toàn quang minh chính trực; để bảo vệ chứ không phải là để tuyên chiến. Không mong manh để Trung Quốc dễ sát hại như năm 1988 ở đảo Gạc Ma nhưng cũng không “chạy đua”. Không đối đầu trên biển Đông nhưng cũng không cúi đầu trên bàn đàm phán.
Với một kẻ sẵn sàng thí cả biển dân như Trung Hoa, chiến tranh cũng đắt giá mà đấu tranh cũng cần trả giá. Càng nước nhỏ lại càng cần nhiều bạn bè ủng hộ. Một quốc gia khi tuyên bố về chủ quyền không thể khiến cho thế giới tin nếu chính họ cũng thiếu tự tin. Phẩm giá một dân tộc không thể được phát ra bằng những ngôn từ lí nhí. Sẽ không ai nghĩ một quốc gia là hiếu chiến khi kiên trì đấu tranh pháp lý và đanh thép phản đối một quốc gia to hơn trước những hành động xâm phạm chủ quyền. Khảng khái trên mặt trận ngoại giao thường gây thiện cảm nhiều hơn là mua gươm, sắm súng.
Liên kết để tự cứu mình (TN)