Những nhà khoa học Nhật bản lần đầu tiên phát hiện hiện tượng lạ lùng: những đám mây được tạo bởi một cơn bão bụi khổng lồ và tồn tại lâu đến mức bay quanh hơn một vòng trái đất.
Cơn bão bụi này xuất phát từ sa mạc Taklimakan ở tây bắc Trung Quốc (xem Hình 1) và di chuyển vòng quanh trái đất suốt 13 ngày. Với bán kính chỉ khoảng 1.9 dặm nhưng cơn bão bụi lại có độ cao tới 1,242 dặm.
Hình 1 - Một cơn bão bụi khổng lồ đã được hình thành và bao trùm miền Tây bắc Trung Quốc |
Sau hai vòng cuốn quanh trái đất, cơn bão bụi này di chuyển tới biển Thái Bình Dương và suy giảm, rồi đổ khối bụi khổng lồ xuống biển (xem Hình 2).
Theo GS. Itsushi Uno, Trường Đại học Kyushu (Nhật bản) thì: “Những khối bụi ở Châu Á thường có xu hướng đổ ra biển Vàng, khu vực biển Nhật Bản, còn những khối bụi từ sa mạc Sahara (Châu Phi) lại đổ ra biển Đại Tây Dương.”
Tuy nhiên, riêng cơn bão bụi khổng lồ “Made in China” nói trên lại đổ ra biển Thái Bình Dương. Những đám mây bụi khủng khiếp này chứa đến 5% sắt, điều này rất quan trọng cho đại dương.
Trong một báo cáo của những nhà khoa học được đăng trong Nature Geoscience, họ đã miêu tả cách thức để định mức và theo dõi sự di chuyển của cơn bão bụi trong hai ngày 8 và 9 tháng Năm, năm 2007 thông qua những vệ tinh của NASA và bằng phương pháp tính toán.
Họ phát hiện ra rằng, cơn bão bụi này đã cuốn hút lên khỏi bề mặt trái đất đến 5 - 6 dặm trước khi cuốn lượn bay xung quanh trái đất. Điều quan trọng nhất là đã phát hiện ra và theo dõi suốt cả vòng quay của cơn bão bụi. Và một điều khủng khiếp là cơn bão bụi đã di chuyển hơn một vòng của trái đất, mà không có một nhà nhà nghiên cứu nào phát hiện ra trước đó.
Theo GS. Itsushi Uno, Trường Đại học Kyushu (Nhật bản) thì: “Những khối bụi ở Châu Á thường có xu hướng đổ ra biển Vàng, khu vực biển Nhật Bản, còn những khối bụi từ sa mạc Sahara (Châu Phi) lại đổ ra biển Đại Tây Dương.”
Tuy nhiên, riêng cơn bão bụi khổng lồ “Made in China” nói trên lại đổ ra biển Thái Bình Dương. Những đám mây bụi khủng khiếp này chứa đến 5% sắt, điều này rất quan trọng cho đại dương.
Trong một báo cáo của những nhà khoa học được đăng trong Nature Geoscience, họ đã miêu tả cách thức để định mức và theo dõi sự di chuyển của cơn bão bụi trong hai ngày 8 và 9 tháng Năm, năm 2007 thông qua những vệ tinh của NASA và bằng phương pháp tính toán.
Họ phát hiện ra rằng, cơn bão bụi này đã cuốn hút lên khỏi bề mặt trái đất đến 5 - 6 dặm trước khi cuốn lượn bay xung quanh trái đất. Điều quan trọng nhất là đã phát hiện ra và theo dõi suốt cả vòng quay của cơn bão bụi. Và một điều khủng khiếp là cơn bão bụi đã di chuyển hơn một vòng của trái đất, mà không có một nhà nhà nghiên cứu nào phát hiện ra trước đó.
Hình -2 Một vòng di chuyển của cơn bão bụi và đổ ra biển Thái Bình Dương. |
Sau nửa vòng cuốn quanh trái đất, các đám bụi thường sa xuống thấp và khó mà phát hiện được, dù vẫn còn kéo dài thêm vài ba tuần nữa.
- Đinh Việt Hòa (Theo Reuters.com)