Thứ Ba, 7 tháng 7, 2009

Bắt giữ Trần Anh Kim - Nguyễn Tiến Trung vì những hoạt động chống nhà nước CHXHCN Việt Nam

(ANTĐ) - Trần Anh Kim, sinh năm 1949 tại Thái Bình. Trong thời gian ở Quân đội bị tù về tội kinh tế; sau khi ra tù về địa phương đã tỏ ra bất mãn; đã được các cấp chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện ổn định cuộc sống; Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có kết luận khiếu kiện của Trần Anh Kim; nhưng Trần Anh Kim không chấp nhận, tiếp tục gửi đơn khiếu kiện, ngày càng bất mãn sâu sắc. Trần Anh Kim đã có các hoạt động chống Nhà nước như sau:
Trần Anh Kim
1. Từ tháng 3-2006, Trần Anh Kim liên hệ với các đối tượng chống đối trong nước tham gia tổ chức phản động có tên gọi "Đảng dân chủ Việt Nam" và được giao nhiệm vụ phụ trách phong trào của tổ chức này ở Thái Bình. Từ khi tham gia tổ chức phản động này, Trần Anh Kim đã liên lạc, nhận sự chỉ đạo của Nguyễn Sỹ Bình - cầm đầu tổ chức phản động có tên gọi "Đảng nhân dân hành động" để trực tiếp chỉ đạo các hoạt động chống Nhà nước Việt Nam ở trong nước.

Trần Anh Kim tham gia tổ chức phản động có tên gọi "Khối 8406" do Nguyễn Văn Lý cầm đầu với vai trò là thành viên "Ban điều hành Khối 8406" phụ trách các tỉnh phía Bắc. Với vai trò này, Trần Anh Kim đã câu kết với một số đối tượng chống đối ở trong nước âm mưu mở "Văn phòng Khối 8406" phát triển lực lượng nhằm chống Nhà nước Việt Nam.
2. Trần Anh Kim đã soạn thảo và tán phát trên mạng internet 85 bài viết, trong đó Trần Anh Kim đã thừa nhận viết và tán phát hơn 60 đầu tài liệu có nội dung chống Nhà nước (Cơ quan An ninh đã thu được 48 bài viết có chữ ký xác nhận của Trần Anh Kim) và cung cấp thông tin cho các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài sử dụng chống Nhà nước Việt Nam.
3. Trần Anh Kim đã được các tổ chức phản động lưu vong có tên gọi "Đảng nhân dân hành động", "Việt Tân'', "Tập hợp dân chủ đa nguyên", "Phong trào Hiến chương 2000" cung cấp tiền và phương tiện để tập hợp lực lượng, tiến hành các hoạt động chống Nhà nước.
4. Theo chỉ đạo của bọn cầm đầu phản động lưu vong, Trần Anh Kim đã cùng với một số đối tượng chống đối khác lôi kéo một số đầu đơn khiếu kiện bất mãn thành lập các nhóm chống Nhà nước có tên gọi “Hội chống tham nhũng”, “Hội dân oan”, kích động quần chúng khiếu kiện kéo về Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh bao vây trụ sở chính quyền, giương khẩu hiệu chống tham nhũng, biểu tình chống Nhà nước, chụp ảnh, ghi hình gửi cho bọn phản động ở nước ngoài.
5. Những hành vi chống Nhà nước của Trần Anh Kim đã diễn ra nhiều năm nay; đã được cán bộ chính quyền, cựu chiến binh, các đoàn thể quần chúng ở địa phương hàng chục lần gặp gỡ động viên, giáo dục, kiểm điểm; cơ quan Nhà nước triệu tập phê phán, cảnh cáo hàng chục lần… nhưng Trần Anh Kim vẫn không từ bỏ, tiếp tục hoạt động chống Nhà nước theo chỉ đạo của các đối tượng phản động bên ngoài và thái độ ngày càng trắng trợn, thách thức chính quyền, pháp luật.
Trần Anh Kim được Nguyễn Sỹ Bình giao nhiệm vụ cùng các đối tượng chống đối khác thực hiện kế hoạch tổ chức kỷ niệm 3 năm (01/06/2006 – 01/06/2009) vào ngày 31 tháng 5 năm 2009, nhằm phục hồi hoạt động của tổ chức phản động này để chống Nhà nước, nhưng đã bị cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật; mới đây (ngày 13/6/2009), Trần Anh Kim được Nguyễn Sỹ Bình bổ nhiệm làm “Phó Tổng thư ký” của tổ chức phản động “Đảng dân chủ Việt Nam”; có âm mưu trương biển công khai hóa “Văn phòng Đảng dân chủ Việt Nam” tại nhà riêng của Trần Anh Kim ở thành phố Thái Bình, những đã bị cơ quan chức năng ngăn chặn.
Với những hành vi chống Nhà nước rất ngoan cố, nguy hiểm trên đây của Trần Anh Kim; ngày 07 tháng 7 năm 2009, Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố, bắt, tạm giam Trần Anh Kim theo Điều 88 – Bộ luật Hình sự, có phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
ANTĐ
(ANTĐ) - Căn cứ lời khai của các bị can Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức và tài liệu của Cơ quan An ninh, Nguyễn Tiến Trung đã có những hoạt động chống Nhà nước như sau:
1. Hoạt động chống Nhà nước Việt Nam khi ở nước ngoài
Nguyễn Tiến Trung
- Khi còn học ở trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh (2001 – 2002), Nguyễn Tiến Trung (sinh năm 1983) đã có tư tưởng chống Nhà nước. Năm 2002, Nguyễn Tiến Trung sang Pháp du học, đã tiếp xúc với các đối tượng phản động như: Nguyễn Gia Kiểng – cầm đầu tổ chức phản động có tên gọi “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên… bị những người này lôi kéo, hỗ trợ lập ra tổ chức phản động mang tên “Phong trào thanh niên dân chủ” do Nguyễn Tiến Trung cầm đầu; tổ chức này có danh xưng từ ngày 08 tháng 5 năm 2006 tại Pháp, với mục đích mà chúng công khai tuyên bố là tập hợp lực lượng trong giới trẻ, phối hợp với lực lượng chống đối trong và ngoài nước đấu tranh chống Nhà nước, đòi thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.
- Nguyễn Tiến Trung được Nguyễn Sỹ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi đưa sang Mỹ tiếp xúc với bọn phản động, trong đó có những đối tượng cầm đầu các tổ chức phản động lưu vong có tên gọi “Việt Tân”, “Tuổi trẻ Việt Nam lên đường”, “Liên minh Việt Nam tự do”, “Ủy ban bảo vệ quyền người lao động Việt Nam”. Ngày 25 tháng 12 năm 2006, Nguyễn Tiến Trung viết đơn xin gia nhập tổ chức phản động lưu vong có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam” do Nguyễn Sỹ Bình và Nguyễn Xuân Ngãi cầm đầu với bí danh “Nguyễn Trọng Nghĩa”.
- Đầu tháng 6 năm 2007, Nguyễn Tiến Trung được Nguyễn Sỹ Bình cử vào vị trí “Ủy viên trung ương đảng, Phó ban đối ngoại, Trưởng ban công tác thanh niên”; năm 2009 được Nguyễn Sỹ Bình cử vào "Ban thường vụ trung ương", được phân công làm “Phó tổng thư ký” phụ trách thanh niên của tổ chức phản động có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam”.
- Từ khi thành lập tổ chức phản động mang tên “Phong trào thanh niên dân chủ”, tháng 3 năm 2006, Nguyễn Tiến Trung lập blog cá nhân, viết, tán phát nhiều tài liệu trong đó có “Thư ngỏ của một sinh viên bình thường ở một đất nước không bình thường” gửi “thỉnh nguyện thư”, phát biểu tại một số cuộc gặp mặt bọn phản động ở Pháp với nội dung kích động chống Nhà nước Việt Nam; trực tiếp điều hành, quản lý diễn đàn “Thanh niên dân chủ” trên các trang web, báo điện tử nhằm lôi kéo, tập hợp thanh niên Việt Nam đang học ở Pháp, Mỹ tham gia, trong đó có Nguyễn Thị Hường, Trần Chiêu Việt, Ngô Thị Ngoan, Nguyễn Trác Việt, Trần Dũng Nghi, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Bách, Trần Minh Răn, Nguyễn Thị Thanh Vân v.v... được cử làm vai trò cốt cán trong tổ chức phản động “Phong trào thanh niên dân chủ”; nhóm này đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn kế hoạch chống Nhà nước Việt Nam.
- Đầu tháng 7 năm 2006, Nguyễn Tiến Trung đã cùng với Nguyễn Việt Quốc – trong tổ chức phản động lưu vong có tên gọi “Tập hợp thanh niên dân chủ”; Nguyễn Phúc Tửng, Đoàn Văn Linh – trong tổ chức “Văn phòng các Hội đoàn chống Việt Nam”; Trần Hồng – đối tượng lái xe ủi tấn công Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp năm 1996... nhằm thực hiện kế hoạch “vận động marathon nối vòng tay lớn” thu thập chữ ký, kích động chống Nhà nước Việt Nam. Trước khi về nước, Nguyễn Tiến Trung được Nguyễn Sỹ Bình và Nguyễn Xuân Ngãi giới thiệu với các đối tượng cầm đầu tổ chức phản động có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam” ở trong nước.
2. Hoạt động chống Nhà nước Việt Nam từ khi về nước
- Sau khi về nước, Nguyễn Tiến Trung câu kết với Trần Anh Kim và số đối tượng khác bàn công khai hóa tổ chức phản động có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam” ở trong nước để thực hiện chủ trương, kế hoạch hoạt động chống Nhà nước Việt Nam theo chỉ đạo của Nguyễn Sỹ Bình.
- Nguyễn Tiến Trung đã nhiều lần trực tiếp gặp, bàn một số đối tượng chống đối khác về đường lối hoạt động, nhân sự, cơ cấu tổ chức, phát triển lực lượng cho tổ chức phản động có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam”; tham gia dự thảo và tán phát trên trang web bản “Hiến pháp” đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam; tham gia góp ý chỉnh sửa “cương lĩnh”, “điều lệ” và nhiều văn bản khác có nội dung chống Việt Nam của tổ chức phản động này.
- Nguyễn Tiến Trung đã giới thiệu Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức cho Nguyễn Sỹ Bình để vận động lôi kéo tham gia tổ chức phản động có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam”; đồng thời tuyên truyền, lôi kéo một số đối tượng chống đối khác tham gia tổ chức phản động có tên gọi “Tập hợp thanh niên dân chủ” và “Đảng dân chủ Việt Nam”.
Tại đám tang Hoàng Minh Chính ở Hà Nội (tháng 2-2008), Nguyễn Tiến Trung nhiều lần trả lời phỏng vấn đài, báo nước ngoài có nội dung chống Việt Nam; trương biển tổ chức phản động có tên gọi “Đảng Dân chủ Việt Nam” tại đám tang và chụp ảnh, phát tán trên mạng internet nhằm chống Nhà nước Việt Nam.
Nguyễn Tiến Trung kích động sinh viên, thanh niên biểu tình, gây rối an ninh, trật tự tại hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong các ngày 09, 16, 23/12/2007 và ngày 29/4/2008.
Những hành vi chống Nhà nước trên đây của Nguyễn Tiến Trung đã được các đoàn thể quần chúng, chính quyền, cơ quan chức năng ở địa phương nhiều lần gặp gỡ động viên, giáo dục... nhưng vẫn không từ bỏ mà còn tiếp tục hoạt động chống Nhà nước theo sự chỉ đạo của các đối tượng phản động bên ngoài, với thái độ ngày càng trắng trợn, thách thức pháp luật.
3. Trong hơn 1 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn Gia Định, Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hồ Chí Minh (5/3/2008 – 6/7/2009), Nguyễn Tiến Trung đã được các cấp lãnh đạo đơn vị nhiều lần giáo dục, nhưng không từ bỏ tư tưởng chống đối; tiếp tục có những hoạt động liên lạc với Nguyễn Sỹ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức và các đối tượng chống đối khác trong nước để bàn kế hoạch chống Nhà nước; nhận tài liệu phản động “Hiến pháp”, “Cương lĩnh”, “Điều lệ” của tổ chức phản động lưu vong “Đảng Dân chủ Việt Nam” chuyển cho Lê Công Định và các đối tượng chống đối khác nghiên cứu, biên soạn phục vụ cho hoạt động chống đối Nhà nước. Nhiều lần vi phạm các quy định của Quân đội như: chống mệnh lệnh cấp trên, không thực hiện nhiệm vụ phân công, không đọc 10 lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam, tiết lộ bí mật hành quân... do vậy nhiều lần đơn vị nhắc nhở, cảnh cáo. Ngày 6/7/2009, Quân đội đã quyết định loại ngũ Nguyễn Tiến Trung.
Xét thấy hành vi chống đối Nhà nước của Nguyễn Tiến Trung là rất nguy hiểm; do đó ngày 7/7/2009, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã khởi tố, bắt, tạm giam Nguyễn Tiến Trung theo Điều 88 – Bộ luật Hình sự, có phê chuẩn của Viện Kiểm soát nhân dân Tối cao, để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
ANTĐ

Nhân tiện đọc được tin này:

Nguyễn Hường.


11:09:00 07/07/2009,
Gần 30 năm về trước, Nguyễn Hường bị xử phạt 15 năm tù về tội âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng đã lẩn trốn khỏi nơi giam giữ và "lặn" biệt tăm. Cứ tưởng sau khi thay tên đổi họ để tạo vỏ bọc, kẻ phạm pháp sẽ thoát khỏi tầm kiểm soát của các cơ quan chức trách, thế nhưng, tai mắt người dân và mạng lưới trinh sát an ninh đã lật tẩy chân tướng của hắn.

Hai năm sau ngày miền Nam giải phóng, một số phần tử xấu nhen nhóm tổ chức phản cách mạng với nhiều mệnh danh khác nhau. Để bảo vệ chính quyền cách mạng lâm thời vừa mới hình thành, các lực lượng Quân đội, An ninh đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, đập tan những âm mưu đen tối của các thế lực thù địch, bảo vệ cuộc sống bình yên.
Cùng với lực lượng Công an cả nước, ngày 17/10/1978, Công an tỉnh Phú Khánh trước đây đã xóa sổ cái gọi là "Lực lượng quân đội quốc gia S20", truy bắt và khởi tố nhiều đối tượng, trong đó có Nguyễn Hường (sinh năm 1940) trú ở thôn Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang - kẻ được tổ chức "Lực lượng quân đội quốc gia S20" phong chức đại đội trưởng, nhưng dưới trướng không có một binh lính nào.
Sau khi bị bắt tạm giam một thời gian, tại phiên xử ngày 8/4/1979, Tòa án Quân sự Quân khu 5 tại Đà Nẵng xử phạt Nguyễn Hường 15 năm tù. Theo đó, Hường bị đưa đi thi hành án ở Trại giam A30. Trong lúc đi trồng mía trên đồi vào buổi chiều 10/9/1980, Nguyễn Hường đã tìm đường lẩn trốn, nên ngày 16/9/1980, Công an tỉnh Phú Khánh ra lệnh truy nã hắn trên toàn quốc.
29 năm sau ngày Nguyễn Hường lẩn trốn, vào những ngày đầu năm 2009, các trinh sát an ninh nhận được nguồn tin của một người dân cho biết, một Việt kiều từ Na Uy về thăm thân nhân ở thôn Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang có đặc điểm bề ngoài rất giống Nguyễn Hường. Ngay lập tức, Đại tá Trần Quang Họa, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo cơ quan An ninh điều tra vào cuộc để làm rõ sự thật. Khi được mời đến trụ sở Công an xã Vĩnh Phương, đối tượng nghi vấn xuất trình tấm hộ chiếu số 26894208 do Chính phủ Na Uy cấp mang tên Lê Văn Phúc, hiện thường trú tại Nordahl Gate 56A-2319 Hamar - Na Uy.
Trả lời câu hỏi của các điều tra viên ở Phòng An ninh điều tra (PA24) Công an tỉnh Khánh Hòa về những công việc đã làm khi còn ở Việt Nam, Lê Văn Phúc tỏ ra lúng túng, trong khi đó một số người thân của Phúc thừa nhận hắn chính là Nguyễn Hường. Để có đủ chứng cứ tài liệu khoa học chứng minh hành tung của kẻ phản cách mạng, cơ quan An ninh điều tra không chỉ tra cứu tàng thư căn cước can phạm Nguyễn Hường, mà còn ra quyết định trưng cầu giám định dấu vết đường vân tay của Lê Văn Phúc.
Kết quả giám định so sánh dấu vết đường vân tay trên danh chỉ bản B1197 của Nguyễn Hường do Công an tỉnh Phú Khánh trước đây lập và dấu vết đường vân tay Lê Văn Phúc do Công an tỉnh Khánh Hòa thu thập ngày 9/3 là của một người. Trước chứng cứ tài liệu này, Lê Văn Phúc không thể chối cãi hành vi tội lỗi do hắn gây ra, nên hắn đã phải khai nhận tên thật là Nguyễn Hường.
Sau khi lẩn trốn khỏi Trại giam A30 cũ, Nguyễn Hường tìm đường về các xã Đại Lãnh, Vạn Phước, Vạn Long - huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa sinh sống chui nhủi bằng nghề đốn củi, hầm than với hy vọng sẽ tiếp tục móc nối với các tổ chức phản cách mạng để thực hiện những mưu đồ đen tối.
Sau gần 10 năm thấp thỏm chờ đợi, nhưng những thây ma của các tổ chức phản động trong nước đã bị lực lượng an ninh đập nát từ trong trứng nước, nên Nguyễn Hường tìm đường vượt biển trốn ra nước ngoài. Chuyến đi vượt biển đầu tiên vào ngày 30/6/1987 bất thành, vì tàu vừa mới rời bến đã bị lực lượng Công an và dân quân xã Đại Lãnh vây bắt. Với bản chất của kẻ phản động cực kỳ ma quái, khi vô trại tạm giam, Nguyễn Hường che giấu tung tích bằng cách "vẽ" ra cái tên Lê Văn Phúc (sinh năm 1930), trú ở tỉnh Đắk Lắk, cha là Lê Văn Nhân, mẹ Trần Thị Thái, vợ là Đào Thị Yến hiện đang trú ở tỉnh Hậu Giang.
Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 5/2/1988, Lê Văn Phúc đã bị TAND tỉnh Phú Khánh xử phạt 2 năm tù giam và quản thúc 2 năm sau khi mãn hạn tù. Ngày 9/3/1988, Lê Văn Phúc bị đưa đi thi hành án ở Trại giam A30, nhưng hơn hai tháng sau đó, hắn giở chiêu trốn trại trở về xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh tiếp tục cuộc sống chui nhủi. Thêm một lần nữa, Nguyễn Hường bị Công an tỉnh Phú Khánh ra lệnh truy nã với dòng tên Lê Văn Phúc.
Một đêm cuối tháng 3/1989, Nguyễn Hường cùng một số người dân ở thôn Tân Phước Bắc, xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh lên tàu vượt biển ra nước ngoài và định cư tại Na Uy, sinh sống bằng nghề làm thuê, lái xe. Sau khi có đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của kẻ phản cách mạng, trốn khỏi nơi giam giữ, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam Nguyễn Hường về tội trốn khỏi nơi giam giữ.
Đến đầu tháng 7/2009, hồ sơ vụ án đã được chuyển giao cho Viện KSND tỉnh Khánh Hòa xem xét truy tố ra tòa. Sau gần 30 năm lẩn trốn ra nước ngoài, Nguyễn Hường đã sa lưới pháp luật, và lần này ngoài hình phạt tù về tội trốn khỏi nơi giam giữ, hắn còn phải thi hành hình phạt còn lại của bản án 15 năm tù về tội âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng

Thạc sĩ công nghệ thông tin bị bắt vì chống nhà nước
Với chủ trương tập hợp giới trẻ, phối hợp các lực lượng chống đối trong và ngoài nước đấu tranh chống nhà nước, đòi thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Trung (26 tuổi) đã bị cơ quan an ninh bắt sáng nay với cáo buộc chống nhà nước.>Thêm 4 người bị bắt trong vụ chống đối nhà nước




Tổng số lượt xem trang