Ấn Độ lo ngại chiến lược “Xâu Chuỗi Ngọc” bành trướng của Trung Quốc
VIT - Tờ "Chosun Ilbo” của Hàn Quốc hôm 14/7 có đăng một bài viết với tiêu đề: Chiến lược “Xâu Chuỗi Ngọc” của Trung Quốc có phải đang thẳng tiến đến Ấn Độ Dương?"
Trước đây, theo đánh giá của người Trung Quốc việc xây dựng cảng Hambantota tại miền Nam Srilanka là một cảng thương mại nhưng tờ “The Times” của Anh lại cố gắng miêu tả nó như một “bến cảng quân sự” của Trung Quốc. Xây dựng công trình này với số vốn chi ra lên đến 360 triệu USD, trong đó 85% được chi ra bởi Chính phủ Trung Quốc. Bến cảng này dự kiến đến năm 2010 sẽ hoàn thành. Theo đánh giá của giới truyền thông Phương Tây bến cảng này được coi là “bến đậu” của các chuyến tàu quân sự cũng như thương mại của Trung Quốc trong tương lai. Bên cạnh đó, bến cảng Gwadar tại phía Tây Nam Pakistan hiện tại cũng được đánh giá như một bến cảng mang tầm quốc tế. Cảng này cũng được xây dựng với sự giúp đỡ của Trung Quốc nhưng lại đang nằm dưới sự quản lý của một công ty Singapore. Trung Quốc đã không thể hoàn thành mắt xích Trung Á – Gwadar do ảnh hưởng của Mỹ và những chính phủ thân Ấn Độ trong khu vực. Năm 2007, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng “khu cảng hậu” tại một làng đánh cá yên tĩnh thuộc khu vực này, hiện tại Trung Quốc đã coi “khu cảng hậu” này như một cơ sở hải quân cũng như căn cứ dầu mỏ của mình. Trung Quốc còn tham vọng muốn xây dựng một tuyến đường ống vận chuyển dầu mỏ mà bắt nguồn từ Pakistan, đến phía Nam của Sri Lanka, đến Maldives, Mauritius, rồi đến phía Đông của Bangladesh và đáp tới Mianma. Tuyến đường ống này cũng nằm trong chiến lược “Xâu Chuỗi Ngọc” của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương. Cái được gọi là chiến lược “Xâu Chuỗi Ngọc” của Trung Quốc được phân tích như một loạt các chính sách xâu chuỗi của Trung Quốc với tham vọng thâu tóm tài nguyên của cả nước từ châu Phi đến Trung Đông. Theo nhận định của giới truyền thông Hàn Quốc, chiến lược “Xâu Chuỗi Ngọc” của Trung Quốc cũng bắt đầu khiến cho phía Ấn Độ căng thẳng. Chiến lược này được Hải quân Ấn Độ cho là “vòng khoá sắt” Trung Quốc. Theo nhận định của “Thời báo Anh”, chính sách này của Trung Quốc tại khu vực Nam Á như một “sợi dây thừng” chói chặt Ấn Độ. Để thể hiện được thái độ của mình, gần đây Chính phủ Ấn Độ liên tục cấm nhập khẩu các mặt hàng như đồ chơi hay điện thoại từ Trung Quốc. Trong chiến lược “Xâu Chuỗi Ngọc” của Trung Quốc, mục tiêu thiết lập các quan hệ chiến lược với nhiều quốc gia dọc tuyến hàng hải từ Trung Đông tới Biển Đông, mục đích là bảo vệ quyền lợi năng lượng của TQ và các mục tiêu an ninh khác. Có thể nói, việc xây cảng Gwadar và các quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc - Pakistan không chỉ gây lo ngại cho Ấn Độ mà thậm chí là cả Mỹ. Chiến lược này làm cho cảm giác của Ấn Độ về việc “vòng phong toả” bởi TQ càng thêm mạnh mẽ . |
Nguồn tin |
Nhiều hiểu nhầm tai hại
Thông tin về việc Google sẽ bồi thường hàng trăm triệu đô-la tiền tác quyền cho các tác giả Việt Nam được nhiều báo đăng tải trong tuần trước gây ra nhiều hiểu nhầm tai hại. Thật ra có thể vào trang web chính thức, có cả tiếng Việt, để tìm hiểu. Đây không phải là trang web của Google mà là của Ban Điều hành vụ hòa giải – Google chỉ là nơi cung cấp kỹ thuật nên có thể tin tưởng vào sự khách quan của thông tin.
Hiểu nhầm đầu tiên là không phân biệt được dịch vụ tìm kiếm thông tin bình thường của Google và dịch vụ tìm sách. Giả dụ gõ vào ô tìm kiếm của Google cụm từ “Nguyễn Huy Thiệp”, sẽ hiện lên rất nhiều trang web cho phép đọc hay tải về các tiểu thuyết của ông ở các định dạng như pdf. Chuyện này hoàn toàn không liên quan gì đến Google và vụ kiện bản quyền sách họ đang phải đối mặt bởi với dịch vụ này Google chỉ tìm kiếm để trả về thông tin chúng ta tìm. Không hiểu sao lại có tuyên bố “tất cả các xuất bản phẩm Việt Nam sẽ không tồn tại trên bất kỳ cơ sở dữ liệu tìm kiếm nào của Google… nếu Việt Nam không đạt được thỏa thuận bản quyền với Google sau ngày 4-9-2009”.
Có lẽ phải nhắc lại ngắn gọn đầu đuôi câu chuyện (chi tiết xin xem trên trang web nói trên). Năm 2004, Google giới thiệu dịch vụ Book Search và đến cuối năm 2008 đã quét để số hóa khoảng 7 triệu cuốn sách nhờ vào thỏa thuận hợp tác với một số thư viện lớn của Mỹ. Một khi đã số hóa nội dung, Google có thể giúp người dùng tìm kiếm thông tin về cuốn sách họ đang cần (tại trang books.google.com), cho xem trước vài ba trang rồi hướng dẫn họ mượn hay mua từ các nguồn khác. Google chỉ cho phép đọc toàn bộ các cuốn sách đã hết thời hạn bảo vệ bản quyền. Mặc dù vậy, Hiệp hội tác giả Mỹ vẫn kiện Google vào năm 2005 vì cho rằng Google vi phạm bản quyền; Google phản bác, cho rằng chuyện giới thiệu một số chi tiết cuốn sách hay vài ba trang xem trước trên mạng không vi phạm bản quyền. Sau nhiều năm tranh cãi, đến tháng 10-2008 hai bên đạt được thỏa thuận, trong đó Google đồng ý trả 125 triệu đô-la cho những tác giả các cuốn sách họ đã quét. Thỏa thuận này còn phải được tòa án phê chuẩn mới có hiệu lực, dự kiến vào ngày 7-10-2009.
Thế vì sao có sách của Việt Nam dính vào đây. Trong số trên 7 triệu cuốn sách đã được số hóa có sách của Việt Nam, viết bằng tiếng Việt, do các nhà xuất bản trong nước ấn hành. Đó là do các thư viện hợp tác với Google nói trên có các cuốn sách này trong thư viện. Muốn biết sách của mình có nằm trong số đó không, các tác giả có thể vào trang web nói ở đầu bài, sau một vài thao tác đăng ký đơn giản, sẽ được dẫn đến trang tìm cơ sở dữ liệu để gõ vào tựa sách hay tên tác giả hay nhà xuất bản và sẽ biết ngay kết quả. Ví dụ, gõ vào từ “Trẻ” ở ô nhà xuất bản, kết quả tìm kiếm cho thấy có trên 500 cuốn sách của nhà xuất bản này đã được Google số hóa.
Nếu thấy có sách mình bị Google số hóa, tác giả hay bên nắm bản quyền có thể điền vào mẫu yêu cầu bồi thường trên trang web trước ngày 5-1-2010 để được trả ít nhất là 60 đô-la mỗi cuốn. Sau đó Google sẽ thương mại hóa cuốn sách bằng nhiều cách như bán ở dạng sách điện tử hay quảng cáo kèm nội dung và tác giả sẽ được chia 63% doanh thu. Ở đây, đâu cần có một tổ chức như Trung tâm Quyền tác giả Việt Nam đứng ra làm trung gian và nhận 20% hoa hồng!
Thế còn những thông tin có vẻ cấp bách như phải quyết định tham gia vụ kiện hay không trước ngày 4-9-2009 là gì? Trong một vụ kiện tập thể, những người có liên quan dù không trực tiếp kiện thường vẫn được xem là thành viên của bên đi kiện và nếu có thỏa thuận hòa giải, mọi người đều phải được hỏi ý kiến. Nếu các tác giả Việt Nam không làm gì cả, điều đó có nghĩa họ vẫn đồng ý tham gia vào việc hòa giải. Cột mốc 4-9-2009 chỉ dành cho những ai phản đối, không muốn tham gia vào cách hòa giải như thế để sau này tự họ có thể kiện Google chơi. Làm gì có chuyện đấy là hạn chót để các tác giả đăng ký tham gia như nhiều phát biểu trong tuần qua!
Nói tóm lại các tác giả Việt Nam hầu như không cần phải làm gì cả, ngoài việc vào xem có sách của mình trong cơ sở dữ liệu của Google hay không để điền mẫu đòi bồi thường hay thậm chí yêu cầu xóa sách mình ra khỏi cơ sở dữ liệu của Google.
Những thông tin như “Google chào giá 400 triệu đô-la/năm bản quyền tác phẩm Việt Nam” là hoàn toàn vô căn cứ hay tuyên bố “Google đã gửi Thông báo pháp lý đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam - tổ chức đại diện quản lý tập thể quyền tác giả, để thương thảo” là không chính xác, gây hiểu nhầm không đáng có. Buồn cười nhất là khẳng định các trang web trong nước có nguy cơ bị Google kiện ngược lại nếu trả thấp hơn mức 60 đô-la mỗi lần số hóa một tác phẩm. Như đã nói ở trên, vụ dàn xếp thỏa thuận này không mang tính độc quyền cho Google đối với các tác phẩm số hóa, khẳng định các chủ trang web khác không được đăng tải các tác phẩm đã “bán” cho Google là một chuyện hiểu nhầm nữa.
Cập nhật: Bài này post lên chậm vì còn đợi bản in trên TBKTSG phát hành sáng nay. Trước đó, tôi có gởi thư cho Ban Điều hành hòa giải, họ cho biết Google không hề liên lạc với cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào ở Việt Nam cả. Cũng như các vụ kiện tập thể khác, liên lạc với những người có quyền lợi liên quan là bên Nguyên đơn (tức là những tác giả và nhà xuất bản đi kiện) chứ không phải Bị đơn (tức là Google, nơi bị kiện). Chính luật sư của Nguyên đơn đã liên lạc với các tổ chức ở Việt Nam bao gồm: Trung tâm Quyền tác giả Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học & kỹ thuật Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Phụ nữ Việt Nam. Họ cho biết họ đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại rất dài với Trung tâm Quyền tác giả Việt Nam, giải thích mọi thắc mắc về chuyện hòa giải, không biết vì sao Trung tâm này vẫn cứ đưa ra nhiều thông tin sai lạc!
Xung đột Biển Đông giữa VN-TQ: Mỹ quan ngại nhưng không về phe nào - Nguoi-Viet Online Scot Marciel, Phó Phụ tá Ngoại trưởng Ngoại Giao, điều trần ở Quốc hội rằng Hoa Kỳ sẽ không đứng về phe nào trong cụôc tranh giành chủ quyền lãnh thổ biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng gồm cả Nhật Bản, Phi luật Tân và Việt Nam.
Marciel cho hay Trung Quốc đã nói cho các công ty dầu khí của Hoa Kỳ và các nước khác là họ phải ngưng hợp tác với đối tác Việt Nam ở trên Biển Đông hoặc phải chịu hậu quả xấu cho việc kinh doanh béo bở ở Hoa Lục.
“Chúng ta chống lại mọi cố gắng đe doạ các công ty Hoa Kỳ”. Ông Marciel nói với Ủy Ban Quan Hệ Đối Ngoại của Thượng Viện. “Chúng ta đã nêu các quan tâm của chúng ta trực tiếp với Trung quốc. Tranh chấp chủ quyền quốc gia giữa các nước không nên giải quyết bằng cách áp lực các công ty không phải là thành phần của một phe nào trong cuộc tranh chấp.”
Marciel là Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Đông Nam Á kiêm đại sứ về quan hệ với ASEAN.
“Chúng ta đã thúc giục các phe liên quan nên kiềm chế và tránh các hành động cực đoan quá trớn nhằm giải quyết tranh chấp.” Ông nói.
Cách hành xử bá quyền nước lớn của Trung Quốc khi cấm đánh cá trên Biển Đông mà hệ quả là bắt giữ tàu và ngư dân hoặc đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam thời gian gần đây chứng tỏ Trung quốc chẳng đếm xỉa gì đến thoả ước ứng xử trên biển Đông mà các nước ASEAN ký với Trung quốc hồi năm 2002.
Trung Quốc vốn có một lịch sử hàng ngàn năm muốn nuốt và đồng hoá Việt Nam nhưng bị kháng cự mãnh liệt, hiện chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và một số đảo trong quần đảo Trường sa từ năm 1988.
Các quần đảo này, ngoài tiềm năng dầu khí rất lớn còn là các căn cứ khống chế trục hải hành từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
“Chính sách của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là không đứng về phe nào trong các cụôc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông”. Marciel nói.
----------------
- Cứu 9 ngư dân bị đâm chìm tàu lúc nửa đêm (VNN).
- Gia đình thuyền trưởng bị TQ bắt lo ngại (BBC).
- Nhật Bản bất bình khi Trung Quốc khai thác dầu khí trên biển (Vitinfo).
- Người Nga bất mãn với Trung Quốc tại khu Chợ Vòm (Vitinfo).
- Quân đội Ấn Độ là khách mời danh dự trong lễ diễu binh mừng Quốc Khánh (RFI).- Đằng sau những vi phạm pháp luật của Nguyễn Tiến Trung (VAND).
Nguyễn Xuân Nghĩa và đồng bọn: Bịa đặt để bôi xấu chế độ (LĐộng).
- Nhận định của các phân tích gia về hàng loạt vụ bắt giữ ở VN (VOA).
- Nhân quyền tự xử lý? (BBC).- Vấn đề không nằm ở GDP (blog Nguyễn Vạn Phú).
- Sông – người bức tử lẫn nhau (NNghiệpVN).- Tòa “trừ án” cho bị cáo đang kháng cáo thì bị bỏ tù (DTrí).
- Lời của Marx (BBC).Người chiến sĩ đại diện của Hiệp hội GĐ Việt Nam (blog Dương Minh).
- TQ cảnh báo công dân ở Algeria về mối đe dọa từ al-Qaida (VOA).
- Lần đầu tiên, lãnh đạo Hải quân Nhật Bản công du Trung Quốc (RFI).- Tân Cương : một cuộc tranh chấp chấp mang tầm vóc quốc tế (RFI).
- Iran sẽ sản xuất được bom nguyên tử trong 6 tháng tới? (Vitinfo).
- Quan hệ Trung Quốc – Australia qua sự kiện Rio Tinto (DĐàn).Từ THD : Các vụ bắt giữ mới (BBC 15-7-09)
Vụ Nguyễn Tiến Trung: Đằng sau những vi phạm pháp luật của Nguyễn Tiến Trung (CAND 15-7-09)
Nhớ lần với cụ Đoàn Trọng Truyến về Giá - Lương - Tiền (TP 11-7-09) -- Xuân Ba viết về một thời quan trọng ◄
Biển Đông: US 'concerned' on China-Vietnam sea tensions (AFP 15-7-09) -- Mỹ "quan tâm"
Trung Quốc - Quặng mỏ: China's War for Ore (WSJ 15-7-09) -- "Business is being reshaped around the world." Oh hell, we know, we know!!! ◄
Chỉ trong quý II/2009, xăng đã tăng giá 5 lần, dầu tăng giá 4 lần. Trước và sau mỗi lần tăng, các doanh nghiệp xăng dầu đều than lỗ. Điều tra của Báo NLĐ cho thấy các doanh nghiệp ngành này không những đang lãi đậm mà còn sử dụng nhiều chiêu “móc túi” ngân sách và người tiêu dùng
Pakistani senate chairman: China is "friend in need"
by Wang Hongjiang BEIJING, July 15 (Xinhua) - Visiting ...<<<::: bạn bè kiểu gì nhỉ >>>Nguyên chánh thanh tra Bộ Công an bị truy tố - VnExpress.net
> Khởi tố thiếu tướng, nguyên chánh thanh tra Bộ Công an
Bắn vào xe công an để cứu đồng bọn
Hà Nội trước nguy cơ 'vỡ' mạng lưới quy hoạch trường lớp- VnExpress.net
> Nhiều lớp mầm non Hà Nội 'nhét' 70 bé vào một lớp
Chính phủ yêu cầu báo cáo chuyển đổi công ty nhà nước