Phạm Thị Hoài - Tân Việt ngữ: “Tàu lạ”
Phạm Thị Hoài - www.talawas.org
“Tàu lạ”, khái niệm vừa xuất hiện trong vài tuần trở lại đây và nhanh chóng hiện diện đến 145.000 lần trên Google, chỉ là một trong những từ khoá quan trọng của một thứ tiếng Việt mới. Viễn cảnh mà George Orwell đưa ra tròn 60 năm trước về một Newspeak vẫn chưa bao giờ hết tính thời sự.
Các hàng tin viết bằng Tân Việt ngữ trên báo chí Việt Nam sẽ chạy như sau:
Truyện Kiều sẽ được định nghĩa là 3254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm dựa theo tiểu thuyết lạ Kim Vân Kiều truyện.
Sữa lạ vẫn đang bán ở Việt Nam
Phong trào lấy chồng lạ của phụ nữ xã Tiền Phong
Phái đoàn trung ương Đảng và chính phủ lạ sang thăm và làm việc với Đảng và chính phủ ta
Gói du lịch nước lạ của Vietnam Airlines dịp 30 tháng Tư
Phim lạ thay đổi thị hiếu của khán giả Việt Nam
3000 công nhân lạ đến Lâm Đồng
Siết chặt hàng rào với hàng lạ chất lượng kém
Vì sao văn học lạ ăn khách?
Công ti lạ trúng gói thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh
Thêm một đập thuỷ điện lạ tại thượng nguồn sông Mekong
Người Việt gốc lạ trong khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam
Kí kết Hiệp ước Việt - Nước lạ về Vịnh Bắc Bộ
Chủ nghĩa bành trướng lạ trong thế kỉ 21
…
Tác phẩm Bến lạ của Đặng Đình Hưng cần phải đổi tên, nếu không thì những câu kết ám ảnh của nó có nguy cơ bị dịch ngược về tiếng Việt cổ và dẫn chúng ta về một chốn lạ lùng:
Đoạn văn nổi tiếng trong truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp cần viết lại trong Tân Việt ngữ như sau: “Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh lạ cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó.”
Ồ gặp nhau rồi, sao vẫn cứ li
Một nắm hột khuya rắc vào Bến Trung Quốc
Đời jì
Sao cứ đi đi, những cái vali cứ về Bến Trung Quốc.
Nhưng thao tác tránh tên huý chỉ có tác dụng nhất thời. Khi cái tên gọi trại đời thứ nhất đã lĩnh trọn nội dung của cái tên nguyên thuỷ, còn nội dung ấy vẫn tiếp tục là huý kị thì một tên gọi trại đời thứ hai phải xuất hiện thay thế. Chuỗi chạy tên[1] này có thể kéo rất dài.
Khả năng chạy xa nhất của “lạ” là gì?
Là chạy vọt sang “quen”.
Sự tránh né lẩm cẩm của sợ hãi và bất lực này không có chút gì đáng thương hay đáng thông cảm, vì quá lố bịch:
© 2009 Phạm Thị Hoài
Sữa quen vẫn đang bán tại Việt Nam
Phong trào lấy chồng quen của phụ nữ xã Tiền Phong
Phái đoàn trung ương Đảng và chính phủ quen sang thăm và làm việc với Đảng và chính phủ ta
…
© 2009 talawas blog
[1] “Chạy” khác “đi” như thế nào, tôi không giải thích được cho một người ngoại quốc học tiếng Việt. Tất nhiên “chạy chợ” khác “đi chợ”, “chạy ăn” khác “đi ăn”…, nhưng cái khác không nằm ở chỗ vốn khác, ở tốc độ của hành động di chuyển bằng chân. Càng ngày người Việt càng chạy phong phú hơn: chạy án, chạy dự án, chạy bằng, chạy ghế, chạy thuế, chạy Trung ương… Người Việt ở Đức còn có thêm những sáng tạo khác: chạy xã hội, chạy con Tây, chạy bảng lương, chạy ăn theo, chạy un, chạy bát…