Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

Một tàu lạ đâm chìm tàu cá QNg 2203 ----Trung Quốc 'đáp trả' đe dọa báo thù của al-Qaeda---

Một tàu lạ đâm chìm tàu cá QNg 2203
Khoảng 1 giờ 30 phút ngày 15/7, tại tọa độ 13 độ 45 phút độ vĩ bắc – 110 độ 32 phút độ kinh đông, tàu QNg 2203 đã bị một tàu lạ đâm chìm.

Thông tin trên do ông Huỳnh Thọ, chủ tàu QNg 2416 báo về phòng Phối hợp tìm kiếm cứu nạn, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực II, sáng ngày 15/7.



Cũng theo chủ tàu QNg 2416, ngay khi xảy ra vụ va chạm trên, các thuyền viên trên tàu QNg 2416 đã nỗ lực ứng cứu và đưa hết 9 thuyền viên tàu bị nạn lên tàu.

Những ngư dân gặp nạn đều trong tình trạng bị thương, trong đó có 2 người bị thương rất nặng là Phạm Văn Ca, 30 tuổi và Đặng Lan, 32 tuổi bị vỡ đầu, máu ra nhiều và bị hôn mê.

Hiện tàu QNg 2416 đang đưa các thuyền viên bị nạn về đất liền, dự kiến đến 7 giờ ngày 16/7 sẽ cập bờ biển tỉnh Quảng Ngãi./. (TTXVN/Vietnam+)
--------------

"Đề nghị Bộ ngoại giao VN can thiệp"


Phó chủ tịch Quảng Ngãi nói tỉnh đã yêu cầu Bộ Ngoại giao có thái độ với Trung Quốc trong vụ ba tàu cá bị bắt giữ ở Hoàng Sa
NgheThời lượng: 03:30
-------------------

Trung Quốc 'đáp trả' đe dọa báo thù của al-Qaeda - Đất Việt
Chính phủ Trung Quốc vừa tuyên bố thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân ở nước ngoài, sau khi tổ chức khủng bố al-Qaeda đe dọa báo thù cho những người Hồi giáo thiệt mạng trong vụ bạo loạn tại Khu tự trị Tân Cương của nước này.
"Không thể điều hành thị trường xăng dầu theo kiểu Mỹ"
Sản phẩm từ nhà máy lọc dầu Dung Quất chỉ đáp ứng 10% nhu cầu, còn lại đều phụ thuộc vào nhập khẩu, Thứ trường Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho rằng không nên kỳ vọng giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh theo kiểu Mỹ hoặc Anh.>Xăng dầu chưa có cơ hội giảm giá


33 trẻ sơ sinh đã bị mua bán như thế nào?
Ngày 14/7, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, có sự phối hợp của CAQ Hoàn Kiếm, đã hoàn tất bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến VKSND thành phố đề nghị truy tố 7 đối tượng trong đường dây mua bán trẻ sơ sinh bị CAQ Hoàn Kiếm phát giác hồi tháng 2/2008. Số đối tượng bị đề nghị truy tố gồm Nguyễn Thị Thinh, tức Thanh (SN 1966), HKTT ở Thanh Hà, Hải Dương; Thẩm Thị Hòa, tức Mai (SN...



10 lý do nghi người Mỹ chưa từng lên mặt trăng
Những người hoài nghi cuộc đổ bộ lên mặt trăng của tàu Apollo 11 cách đây 40 năm đưa ra nhiều lý lẽ để chứng minh rằng sự kiện đó chỉ xảy ra trong một trường quay nào đó. Dưới đây là 10 lý do được quan tâm nhất.> Mỹ lung lay tham vọng trở lại mặt trăng



Nổ nhà máy hóa chất ở TQ, hàng trăm người thương vong
Hai nhà máy hóa chất đã phát nổ tại Trung Quốc làm 5 công nhân thiệt mạng và hơn 100 người bị thương, chính quyền các địa phương hôm nay (15/7) đã xác nhận việc này.



1. Môi trường Hà Nội: Ô nhiễm toàn diện
(VnMedia) - Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhất là đối với chất thải rắn, nước thải và không khí. Điều này đang gây bức xúc, ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt của nhân dân tại nhiều khu vực...
(15/7/2009)

U.S. official: Rio Tinto arrests of 'great concern' CNN U.S. Department of Commerce Secretary Gary Locke is calling on more transparency from China on the arrest of four Rio Tinto employees, including an Australian national, on charges of stealing state secrets.


Không có lý gì "gây chiến" với cá tra Việt Nam - VNN
Thượng nghị sĩ Mỹ, Max Baucus, đã chỉ trích mạnh mẽ nỗ lực của các nhà sản xuất cá da trơn Mỹ nhằm tăng cường rào cản với việc nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam, tờ Nhật báo Phố Wall (WSJ) hôm 14/7 cho biết.



Ngôi đình 330 tuổi đang chết dần ở TP.HCM
- Báo cáo tổng kết 7 năm thực hiện luật Di sản văn hóa của Bộ VH-TT-DL tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, TP.HCM có 18 trong số 55 di tích xếp hạng quốc gia bị xâm phạm. Thực tế, số lượng và mức độ bị xâm hại của các di tích tại TP.HCM "sống động" hơn nhiều những con số khô khan trên. Địa chỉ đầu tiên là đình Thông Tây Hội, ngôi đình cổ rộng 5.188m2 nay chỉ còn 1.500m2.Ngôi đình cổ...



------------

Dị tật bẩm sinh, cái giá Trung Quốc đang trả vì khai thác than
Phyllis Xu và Lucy Hornby (23/06/2009)
Một công nhân hút thuốc trong lúc nằm nghỉ trên một đống xỉ than ở Changzhi, tỉnh Shanxi, ngày 18/6/2009.


GAOJIAGOU, Trung Quốc (Reuters) – Cậu bé Yilong mười tuổi vừa trở thành một số liệu báo cáo thống kê. Sinh ra ngay tại trung tâm công nghiệp than của Trung Quốc, cậu bé bị thiểu năng và không nói được. Bé là một trong nhiều trẻ ở tỉnh Shanxi, nơi than đã làm giàu cho chỉ một vài người, tạo công việc cho nhiều người, và nạn ô nhiễm môi trường mà nhiều chuyên gia cho rằng đó là nguyên nhân làm cho rất nhiều trẻ vừa ra đời đã bị dị tật bẩm sinh.
Các chuyên gia cho rằng việc khai thác và xử lý than đã khiến cho tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở Shanxi cao hơn sáu lần so với tỉ lệ trung bình của toàn Trung Quốc, mà tỉ lệ trung bình này đã là cao so với chuẩn mực quốc tế.
“Các cháu trông bình thường khi vừa ra đời. Nhưng một năm sau thì chúng không thể nói và bước đi được,” anh nông dân Hu Yongliang, 38 tuổi, kể lại. Anh có hai người con lớn bị thiểu năng.
“Các cháu biết đi khi lên sáu bảy tuổi gì đó. Các cháu rất yếu ớt. Chẳng ai biết các cháu bị bệnh gì.”



Bé gái 13 tuổi của anh Hu chỉ nói được một từ, còn em trai thì chẳng nói được từ nào. Cả hai suốt ngày vui đùa trong sân nhà, được mẹ Wang Caiting trông nom và bảo vệ cho hai bé khỏi bị hàng xóm dị nghị.
“Tôi chẳng bao giờ cho các cháu ra đường vì tôi không muốn các cháu bị người khác trêu chọc. Cả ngày các cháu chỉ chơi trong sân này thôi,” chị Wang kể, trông chị già hơn tuổi 36.
“Tôi hết sức lo lắng cho bé trai. Cháu chẳng biết tự lo cho mình. Tôi phải giúp cháu mọi việc.”
Số trẻ em bị dị tật bẩm sinh nặng ở Trung Quốc tăng vọt gần 40% tính từ năm 2001 đến 2006. Đây là báo cáo năm 2007 của Ủy ban Kế hoạch Gia đình và Dân số Quốc gia của Trung Quốc.
Báo cáo cho biết: tỉ lệ trẻ ra đời bị dị tật bẩm sinh nặng tăng từ 104,9 trên mười ngàn trẻ trong năm 2001, lên đến 145,5 trong năm 2006, làm cho cứ mười gia đình thì có một gia đình bị ảnh hưởng.
Số trẻ bị dị tật bẩm sinh chiếm từ 4 đến 6 phần trăm trên tổng số trẻ ra đời hàng năm, tức là từ 800 ngàn đến 1,2 triệu trẻ, trong khi đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới về số trẻ bị dị tật bẩm sinh toàn thế giới chỉ chiếm từ 3 đến 5 phần trăm.
“Nguyên nhân làm cho tỉ lệ dị tật bẩm sinh nặng ở tỉnh Shangxi cao hơn các nơi khác thì có liên quan đến nạn ô nhiễm môi trường, gây ra do sản xuất năng lượng và đốt than quá mức,“ Pan Xiaochuan, một giáo sư khoa Sức khỏe Môi trường và Nghề nghiệp tại Đại học Bắc Kinh phát biểu. Giáo sư Pan đã nhiều năm nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm lên sức khỏe ở Shanxi.
Giáo sư Pan cho rằng dị tật ống thần kinh là dạng dị tật thường gặp nhất ở trẻ em Shanxi, mặc dù bệnh tim bẩm sinh, bệnh thừa ngón chân ngón tay và bệnh hở vòm miệng cũng không hiếm.
AXIT FOLIC
Trung Quốc, nơi có nhiều thành phố ô nhiễm nhất thế giới, vừa cam kết sẽ cắt giảm khí thải và làm sạch môi trường, đã bị tàn phá bởi chất thải sau nhiều thập niên phát triển với tốc độ chóng mặt.
Nhưng do quản lý địa phương lỏng lẻo, kèm theo nhu cầu năng lượng vô độ để nuôi nền kinh tế bùng nổ, đã làm xói mòn các mục tiêu môi trường.
Tuần trước Bộ Y tế Trung Quốc ra thông báo là sẽ cung cấp các bổ sung axit folic cho 12 triệu phụ nữ nông thôn để cố gắng giảm tỉ lệ dị tật, đặc biệt là dị tật ở hệ thần kinh, dị tật thường gặp nhất và dễ dàng ngăn chặn bằng cách bổ sung axit folic.
Dị tật thường tấn công các gia đình nghèo nhất, những gia đình chỉ vừa đủ trả các khoản chi phí y tế trước tuổi trưởng thành cho con em của họ.
Khoản thu nhập hàng năm ít ỏi là 10 ngàn nhân dân tệ (1.600 đô la Mỹ) mà anh Hu có được nhờ làm công việc chuyên chở hầu như không thể chừa ra khoản nào để anh trang trải các chi phí y tế cho hai con của mình.
Hy vọng của gia đình anh bây giờ là bám víu vào bé út sáu tháng tuổi, tên là Yiwu. Các thử nghiệm máu cho thấy em không phải chịu tai ương như anh chị của mình. Ba mẹ muốn Yiwu lớn lên làm bác sĩ.
Cũng như nhiều làng ở tây nam Shanxi, Gaojiagou bị bao vây bởi ít nhất một chục mỏ than, hàng năm đã cho ra hàng triệu tấn than để nuôi các nhà máy năng lượng và luyện thép ở Trung Quốc.
Nhiều dân làng Gaojiagou khổ sở vì các triệu chứng ho và bệnh hô hấp do bụi trong không khí. Họ nói nguồn nước của họ cũng bị ô nhiễm.
“Trước đây gia đình nào cũng lấy nước uống từ giếng vườn,“ anh Hao kể chuyện trong lúc dòng nước có màu vàng của trà nhạt đang chảy từ vòi xuống chậu rửa tay bằng kim loại. “Nhưng giờ đây nước đã bị ô nhiễm bởi các mỏ than và xưởng rửa quặng bao quanh làng, nên chúng tôi chẳng bao giờ có thể uống nước từ giếng được nữa.”
Quê Hương dịch
Nguồn: http://www.reuters.com/article/world...55M0XT20090623


Tổng số lượt xem trang