Đảng CSVN 'rất thành công'
Đó là ý kiến của nhà nghiên cứu Jonathan London trong bài mới đây về đảng cầm quyền ở Việt Nam có tựa đề "Vietnam and the making of market-Leninism".
Trong khi đảng CSVN chuẩn bị cho đại hội XI, ông London đánh giá rằng các chuyển biến của hệ thống độc đoán ở Việt Nam không cùng nhịp với các kỳ đại hội 5 năm một lần.
Theo ông, chính các cuộc tranh giành nội bộ rất mờ mờ tỏ tỏ giữa các phe phái trong đảng quyết định tiến độ của mọi chuyển đổi.
Bài viết về sự hình thành của Chủ nghĩa Leninist thị trường, đăng trên tạp chí Pacific Review tháng 7/2009 cũng nói hệ thống pha trộn này đem lại các quyền lợi nhiều hơn cả cho tầng lớp cầm quyền trong Đảng-Nhà nước Việt Nam.
Các tổ chức chính trị khác, tập trung trong Mặt Trận Tổ Quốc, không được hưởng nhiều như thế.
Về các tranh chấp nội bộ, yếu tố quyết định chính sách của hệ thống, ông Jonathan London viết chúng xảy ra theo hai tuyến: dọc và ngang:
"Những cuộc chiến xảy ra theo chiều ngang - trong lòng cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, và theo chiều dọc - giữa các phái trong trung ương và các nhóm quyền lợi Đảng địa phương."
Quyền lợi và thỏa hiệp
Về nhận định mang tính kết luận trong bài viết dài, ông Jonathan cho rằng chỉ số đánh dấu 'sự thành công' của một đảng là về quyền lực của nó và tính bền bỉ khi vấp phải cản trở.
Theo cách đó, ông coi đảng CSVN là một đảng chính trị 'thành công vượt bậc' (extraordinary successful).
Điểm qua quá trình từ lúc ra đời trong thập niên 1930, các giai đoạn giành độc lập, chống Nhật, kháng Pháp, rồi cuộc chiến kết thúc năm 1975 v.v. ông viết đảng CSVN đã chỉ huy, dựng lên "những chiến thắng khó tin nổi".
Quan trọng hơn cả, trong suốt mấy chục thập niên đó, đảng CSVN đã "phát triển một bộ máy nhà nước tuyệt hảo, áp dụng các chính sách mang màu sắc Xô Viết nhằm thay đổi toàn bộ các nguyên tắc và cơ chế quản trị xã hội".
Sau năm 1975, đảng này đã mở rộng mô hình đó cho cả miền Nam, và từ thập niên 1980, đưa vào áp dụng "các chiến lược bồi đắp đồng thời duy trì các cơ quan Leninist".
Công cuộc Đổi Mới được tác giả cho là đã đạt được mục tiêu xóa bỏ dần cơ cấu kinh tế của mô hình Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đây là lúc ba xu hướng: kỹ trị và cải cách trong bộ máy cũ, phe tự do miền Nam và các nhóm cải tổ nhanh hơn trong nhà nước kết hợp với nhau.
Sau đó, sang cuối thập niên 1990, phe bảo thủ cũng tìm cách chỉnh sửa đường lối nhưng bị thua với việc tướng Lê Khả Phiêu phải rời Bộ Chính trị.
Đường lối cho tới nay tạm thời được đánh giá là thỏa hiệp, với một khối kỹ trị mới ra đời nhưng các phe phái trong đảng đều có các quyết định trước hết mang tính tư lợi.
Tiến sĩ Jonathan London, từ Đại học City University of Hong Kong đặt ra câu hỏi liệu phe cải tổ miền Nam, qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có khả năng vượt qua được các cản trở sâu nặng của bộ máy hay không?
Lý do là cuộc cải cách thị trường của Đảng, theo Jonathan London, trước hết nhằm bảo vệ quyền thống trị về chính trị cho Đảng và nhờ nó mà tầng lớp cầm quyền giành được các quyền lợi.
"Các chính sách kinh tế và các cơ chế kinh tế đi theo chúng có các quyền lợi mang tính cơ cấu và những khuyến khích trong lòng Đảng-Nhà nước, và đời sống xã hội rộng hơn."
Bên cạnh đó, các yếu tố "giả dân chủ" trong mô hình thị trường Leninist, cũng đóng vai trò giúp hóa giải căng thẳng và mâu thuẫn của nền kinh tế thị trường.
Báo chí và truyền thông trở nên mỵ dân trong lúc 'dân chủ' được thực hiện qua các nghị định, chỉ thị (decree democracy).
Việc tập hợp lại của các nhóm cổ vũ cho xã hội dân sự cũng chưa đi đến đâu vì "cách hiểu xã hội dân sự" nói chung vẫn còn mờ mịt.
Kết luận lại, ông Jonathan London tin rằng dù bị chỉ trích về các yếu kém, bất cập, đảng Cộng sản Việt Nam "vẫn mạnh như xưa".
---
<<<::: ....="" c="" i="" lai="" m="" n="" ng="" t="" v="" xa="" xhds="">>>
Đảng Cộng sản Việt Nam được đánh giá là một đảng chính trị "thành công vượt bậc" trong quá trình gìn giữ quyền lực độc đoán.
Đó là ý kiến của nhà nghiên cứu Jonathan London trong bài mới đây về đảng cầm quyền ở Việt Nam có tựa đề "Vietnam and the making of market-Leninism".
Trong khi đảng CSVN chuẩn bị cho đại hội XI, ông London đánh giá rằng các chuyển biến của hệ thống độc đoán ở Việt Nam không cùng nhịp với các kỳ đại hội 5 năm một lần.
Theo ông, chính các cuộc tranh giành nội bộ rất mờ mờ tỏ tỏ giữa các phe phái trong đảng quyết định tiến độ của mọi chuyển đổi.
Bài viết về sự hình thành của Chủ nghĩa Leninist thị trường, đăng trên tạp chí Pacific Review tháng 7/2009 cũng nói hệ thống pha trộn này đem lại các quyền lợi nhiều hơn cả cho tầng lớp cầm quyền trong Đảng-Nhà nước Việt Nam.
Các tổ chức chính trị khác, tập trung trong Mặt Trận Tổ Quốc, không được hưởng nhiều như thế.
Về các tranh chấp nội bộ, yếu tố quyết định chính sách của hệ thống, ông Jonathan London viết chúng xảy ra theo hai tuyến: dọc và ngang:
"Những cuộc chiến xảy ra theo chiều ngang - trong lòng cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, và theo chiều dọc - giữa các phái trong trung ương và các nhóm quyền lợi Đảng địa phương."
Quyền lợi và thỏa hiệp
Về nhận định mang tính kết luận trong bài viết dài, ông Jonathan cho rằng chỉ số đánh dấu 'sự thành công' của một đảng là về quyền lực của nó và tính bền bỉ khi vấp phải cản trở.
Những cuộc chiến xảy ra theo chiều ngang - trong lòng cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, và theo chiều dọc - giữa các phái trong trung ương và các nhóm quyền lợi Đảng địa phương.
Jonathan London nói về nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam
Theo cách đó, ông coi đảng CSVN là một đảng chính trị 'thành công vượt bậc' (extraordinary successful).
Điểm qua quá trình từ lúc ra đời trong thập niên 1930, các giai đoạn giành độc lập, chống Nhật, kháng Pháp, rồi cuộc chiến kết thúc năm 1975 v.v. ông viết đảng CSVN đã chỉ huy, dựng lên "những chiến thắng khó tin nổi".
Quan trọng hơn cả, trong suốt mấy chục thập niên đó, đảng CSVN đã "phát triển một bộ máy nhà nước tuyệt hảo, áp dụng các chính sách mang màu sắc Xô Viết nhằm thay đổi toàn bộ các nguyên tắc và cơ chế quản trị xã hội".
Sau năm 1975, đảng này đã mở rộng mô hình đó cho cả miền Nam, và từ thập niên 1980, đưa vào áp dụng "các chiến lược bồi đắp đồng thời duy trì các cơ quan Leninist".
Công cuộc Đổi Mới được tác giả cho là đã đạt được mục tiêu xóa bỏ dần cơ cấu kinh tế của mô hình Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đây là lúc ba xu hướng: kỹ trị và cải cách trong bộ máy cũ, phe tự do miền Nam và các nhóm cải tổ nhanh hơn trong nhà nước kết hợp với nhau.
Sau đó, sang cuối thập niên 1990, phe bảo thủ cũng tìm cách chỉnh sửa đường lối nhưng bị thua với việc tướng Lê Khả Phiêu phải rời Bộ Chính trị.
Đường lối cho tới nay tạm thời được đánh giá là thỏa hiệp, với một khối kỹ trị mới ra đời nhưng các phe phái trong đảng đều có các quyết định trước hết mang tính tư lợi.
Tiến sĩ Jonathan London, từ Đại học City University of Hong Kong đặt ra câu hỏi liệu phe cải tổ miền Nam, qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có khả năng vượt qua được các cản trở sâu nặng của bộ máy hay không?
Lý do là cuộc cải cách thị trường của Đảng, theo Jonathan London, trước hết nhằm bảo vệ quyền thống trị về chính trị cho Đảng và nhờ nó mà tầng lớp cầm quyền giành được các quyền lợi.
"Các chính sách kinh tế và các cơ chế kinh tế đi theo chúng có các quyền lợi mang tính cơ cấu và những khuyến khích trong lòng Đảng-Nhà nước, và đời sống xã hội rộng hơn."
Bên cạnh đó, các yếu tố "giả dân chủ" trong mô hình thị trường Leninist, cũng đóng vai trò giúp hóa giải căng thẳng và mâu thuẫn của nền kinh tế thị trường.
Việc tập hợp lại của các nhóm cổ vũ cho xã hội dân sự cũng chưa đi đến đâu vì "cách hiểu xã hội dân sự" nói chung vẫn còn mờ mịt.
Kết luận lại, ông Jonathan London tin rằng dù bị chỉ trích về các yếu kém, bất cập, đảng Cộng sản Việt Nam "vẫn mạnh như xưa".
---
<<<::: ....="" c="" i="" lai="" m="" n="" ng="" t="" v="" xa="" xhds="">>>