Ngũ Phương biên tập & giới thiệu
Câu chuyện đấu tranh chống tham nhũng của người lính Việt Nam Cộng Hòa
Câu chuyện đấu tranh chống tham nhũng của người lính Việt Nam Cộng Hòa
Lời giới thiệu ‒ Một người bạn của tôi sinh ra và lớn lên trong môi trường Xã hội Chủ nghĩa có lần đặt câu hỏi, “Tham nhũng có phải là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Việt Nam Công Hòa?” Tôi đã không thể trả lời anh ta. Nhân đọc được bài viết “Kỷ niệm đầu của Sóng Thần - Lê Văn Son” của Uyên Thao (đăng trong báo Đời năm 1971), tôi chép lại để riêng tặng bạn tôi với hy vọng chúng tôi, những người đi sau, thấy rõ hơn những gì đã xảy ra trong quá khứ, biết đâu nhờ đó có thể tìm ra phương cách cùng nhau xây dựng một tương lai mới cho đất nước.
Trong khi đang gõ chữ,tôi đọc được tin về Quyết Định 97 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ngăn cấm các tổ chức khoa học công nghệ, kể từ ngày 15/09/2009, không được phép công bố công khai những ý kiến phản biện liên quan đến đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước, tất cả đều phải gởi tới các cơ quan của Đảng và Nhà Nước có thẩm quyền.(*)
Trước hiểm họa Trung Quốc xâm lăng, hơn lúc nào hết, sự quyết tâm giữ vững tiếng nói trung thực của người dân là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng, đó từng là lý do cho sự ra đời của nhật báo Sóng Thần. Vì thế tôi xin gởi đến các bạn đọc bài viết này để cùng nhớ lại những con người vô danh của một trận chiến ác liệt nhưng ít được biết đến.
Trân trọng.
(*) Quyết định 97 vi phạm Hiến Pháp Việt Nam?, Nam Nguyên, RFA, 08-14-2009
Kỷ niệm đầu của Sóng Thần ‒ Lê Văn Son
Uyên Thao
Lê Văn Son là 1 trong số những người đâu tiên viết thư về xin được gia nhập nhóm HTN (Hà Thúc Nhơn). Tôi đã chọn lá thư của Son trong số hàng trăm lá thư đưa cho Phạm Văn Lương coi. Ngày đó, anh Lương từ Đà Nẵng vào Saigon với ý định là cho nổ một trái lựu đạn để đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống tham nhũng. Buổi trưa tại tòa soạn tuần báo Đời, chỉ còn hai chúng tôi, sau khi nghe anh bày tỏ ý kiến, tôi bỗng nghĩ ngay tới những người đã gửi thư về và dừng lại ở hình ảnh lá thư của Lê Văn Son.
Lá thư viết trên một tờ giấy đôi kẻ ô vuông nhỏ, loại giấy mà các quân trường và đơn vị vẫn buộc binh sĩ phải xử dụng mỗi khi giao dịch đơn từ với thượng cấp. Lê Văn Son ký tên ở cuối thư với một giòng chữ ghi thêm ở bên dưới, “đại diện cho các bạn đồng đội có tên dưới đây...” Câu cuối cùng trong lá thư của Lê văn Son được viết rời hẳn những đoạn trên và được người viết kẻ đậm ở phía dưới như sau, “Kể từ giờ phút này, chúng tôi coi mệnh lệnh của Nhóm HTN là một mệnh lệnh bất khả kháng.”
Mở đầu lá thư, Lê Văn Son viết: “Tôi, Hạ sĩ Lê Văn Son, xin long trọng tuyên thệ gia nhập nhóm HTN và sẵn sàng hy sinh tính mệnh để thực hiện mọi công tác do Nhóm giao phó.” Tiếp đó, Lê Văn Son trình bày nỗi uất ức của một quân nhân trước sự bành trướng của tệ nạm tham nhũng, bất công và niềm tin tưởng tuyệt đối ở vai trò chiến đấu chống tham nhũng của Nhóm HTN.
Trước khi đưa lá thư cho Phạm Văn Lương coi, dường như tôi đã nói với anh rằng sự tự nguyện hy sinh của anh cần được xét lại. Lý do tôi nêu ra là không thể hành động một cách hấp tấp để rồi phá vỡ niềm tin của những người khác. Một người trong nhóm chúng tôi có thể hy sinh, khi cần thiết, nhưng không bao giờ có thể vì hấp tấp để làm tổn hại đến lòng tin vừa được nhóm lên nơi mọi người.
Tôi còn nhớ là Phạm Văn Lương đã lập luận rằng cái chết tự nguyện của anh chắc chắn không thể có tác dụng ngược lại với điều tôi muốn nói. Anh nhắc thêm là anh đã chuẩn bị xong xuôi hết cả, nhất là những chuyện liên hệ với gia đình, vợ con. Tôi đưa cho anh lá thư của Lê Văn Son và nêu cho anh một vấn đề là liệu những người đang kỳ vọng ở Nhóm HTN có muốn anh chết như thế không?
Lương cầm lá thư ở trên tay rất lâu sau khi đọc. Anh không trả lời tôi. Tối hôm đó, chúng tôi chia tay nhau, và ba ngày sau, tôi được tin Phạm Văn Lương xách lựu đạn ra ngồi tuyệt thực trước Hạ Viện.
Theo sự tả lại của báo chí, tôi hiểu rằng anh Lương đã hành động trong cái thế bắt buộc phải tự vệ. Tuy nhiên, tôi vẫn không thể xua đuổi nổi mối ám ảnh sợ hãi sự việc sẽ không diễn ra tốt đẹp. Tôi đã bày tỏ sự sợ hãi của mình cho Vũ Thế Ngọc và Vũ Ngọc Long để cùng nhau bàn một kế hoạch giằng trái lựu đạn ra khỏi tay Phạm Văn Lương.
Chúng tôi đã tính với nhau thật tỉ mỉ từ cách thức trốn ra khỏi quân trường Quang Trung, lẻn về Saigon và đột nhập tiền đình HạViện, nơi Phạm Văn Lương đang ngồi tuyệt thực. Đêm hôm đó, tôi hết sức bực dọc với mình là sao không cố thuyết phục cho Lương thay đổi ý kiến mà lại đi tin vào mãnh lực của một lá thư bày tỏ những ý định tuy chân thật nhưng chưa chắc đã có một tác dụng cụ thể.
Theo nhận định riêng của tôi, sự hy sinh của bất kỳ một cá nhân nào trong Nhóm ở giờ phút đó, dù có đưa uy tín của Nhóm vượt cao lên cũng chỉ là một cách đưa Nhóm mau tiến gần tới sự tan rã. Những thế lực chống đối với mọi ưu thế sẽ đè bẹp chúng tôi chớp nhoáng, trong khi đó, chúng tôi chưa nhìn thấy một dấu hiệu nào chứng tỏ là từ đó, phong trào chiến đấu chống tham nhũng bất công sẽ được tiếp tục để tiến tới hiệu quả.
Trong giòng ý nghĩ quanh quẩn của mình, tôi còn nhóm lên vài ý nghĩ hờn trách sự vô tâm của Lương, sau khi anh đã đọc một lá thư như lá thư của Lê Văn Son. Vì riêng dưới mắt tôi, những giòng chữ nguệch ngoạc của Lê Văn Son như đã toát ra một sức mạnh thật kỳ bí buộc người nhận thư phải nhìn thấy cái trách nhiệm vô cùng nặng nề của mình trước mọi người.
Nhưng thực ra, Lương không bao giờ quên lá thư của Lê Văn Son. Hơn năm tháng sau đó, khi chúng tôi gặp nhau ở Đà Nẵng, Lương còn nhắc lại đoạn cuối cùng trong lá thư của Lê Văn Son không thiếu một chữ. Trước mối băn khoăn của tôi về những khó khăn mà nhật báo Sóng Thần gặp phải, Lương đã nhắc lại lá thư của Lê Văn Son trước khi nói rằng chúng tôi không thể lùi lại vì một lý do nào. Anh đã nói gới tôi câu nói mà mấy tháng trước tôi từng nói với anh, “Mình không thể làm hư lòng tin của mọi người. Bây giờ, lùi lại hoặc làm liều không cân nhắc đều có tội lớn đói với đất nước vì đã chọn chặt đường hết thảy những người có thiện chí muốn làm việc sau này.”
Chúng tôi nói với nhau câu chuyệnđó vào lúc đi đến gặp một số người gửi thư góp vốn cho sơ sở Nhân Chủ và nhật báo Sóng Thần. Anh Lương đã nhắc lại câu nói thật nhiều lần, sau mỗi khi chúng tôi gặp một người góp vốn. Tại đường Yersin, chúng tôi đã phải dừng lại trước nhiều ngôi nhà mới kiếm được địa chỉ của anh Lợi. Lợi hứa góp vốn và để lại một địa chỉ có vẻ dễ kiếm. Khi nhận thư tôi nghĩ Lợi phải thuộc vào một thành phần tương đối khá giả về vật chất. Nhưng đúng ra, Lợi chỉ mượn địa chỉ của một lò bánh mì và chúng tôi đã phải tìm hơn một giờ đồng hồ mới ra chỗ cư ngụ của anh, một gian phòng hẹp chỉ vừa kê một chiếc ghế và một cái bàn nhỏ. Lợi là một binh sĩ trong binh chủng Không Quân, lương tháng chưa bằng một cổ phần góp cho cơ sở. Đó cũng là trường hợp của chị Tú Loan, một quả phụ tử sĩ.
Do địa chỉ để trong thư, chúng tôi đã phải qua hai ba chặng chỉ dẫn khác nhau mới gặp chị Loan. Hình ảnh đầu tiên tôi bắt gặp là một chiếc hộp gỗ để trên bàn. Một mảnh giấy dán trên chiếc hộp đó ghi một hàng chữ thật lớn, “TIỀN CẤM XÀI, DÀNH ĐỂ GỬI CHO N.C.” Chị Loan cho chúng tôi biết chị thuê gian phòng đó với giá 1.500đ và lương tháng của chị là 4.500đ. Chồng chị tử trận khi chị mang thai đứa con đầu lòng 3 tháng và bây giờ chị dạy học tại một trường tiểu học. Số lương trên đủ để mẹ con rau cháo nuôi nhau. Chị không giải thích hơn nữa, nhưng chúng tôi hiểu rằng để có 10 ngàn góp cho cơ sở Nhân Chủ đối với chị quả là một việc phi thường.
Sau những cuộc gặp gỡ đó, hầu nhưtôi chỉcòn một vấnđềđể giải quyết: đó làhình thành bằng mọi giávàcàng sớm càng tốt tờbáo, dự định của chúng tôi.
Trong thâm tâm, tôi hiểu rằng Sóng Thần không còn hoàn toàn là một tờ báo nữa. Hơn thế rất xa, Sóng Thần đã trở thành biểu tượng cho một ý chí quyết vượt lên trên mọi khó khăn để tiến tới của những người đang bị mọi tai ương thời thế chà đạp. hàng ngày, những cái tên như Lợi, Tú Loan, Kiều Xuân Tuất, Võ Văn Châu, Nguyễn Quý An... đã được thường xuyên gợi lại trong đầu tôi. Bên cạnh đó là cái tên Lê Văn Son.
Lê Văn Son, Hạ sĩ I, y tá của một đơn vị bộ binh chiến đấu, người đầu tiên xin gia nhập Nhóm HTN và cũng là một trong số những người đầu tiên góp vốn cho cơ sở. Trong lá thư góp vốn, Lê Văn Son vẫn viết bằng thứ giấy viết đơn của đơn vị và vẫn không quên nhấn mạnh tới sự sẵn sàng đổi tính mệnh để thi hành mọi mệnh lệnh của Nhóm cho sự thành tựu của các công việc mà Nhóm đang theo đuổi. Lê Văn Son hứa sẽ gửi tiền về cho cơ sở đúng với kỳ hẹn và vận động tích cực bạn bè cùng tham gia cơ sở sau khi theo đơn vị hành quân tại Kampuchea trở về.
Trong thời gian đó, tôi nhận được một vài thư từ Quy Nhơn, từ Cam Ranh, gửi về xin được rút ra khỏi cơ sở vì những lý do mà người viết ghi chú rằng “không thể trình bày tỉ mỉ được, nhưng hy vọng Ban Điều Hành Cơ Sở đã thông cảm.” Khi đọc những lá thư này, tôi đều nhớ lại Lê Văn Son. Có lúc, tôi nghĩ, nếu Lê Văn Son có mặt và cùng đọc với tôi hẳn anh đã chửi thề. Bởi, thái độ của Lê Văn Son là thái độ thể hiện một cuộc chọn lựa thật quyết liệt.
Do đó, khi viết những giòng báo tin cho các thân hữu của cơ sở Nhân Chủ là việc góp vốn bắt đầu thực hiện, tôi đã nghĩ ngay tới Lê Văn Son. Tôi được biết một cách mơ hồ là vào lúc đó Lê Văn Son có thể vẫn còn đang hành quân tại Kampuchea. Nhưng theo kinh nghiệm những lần trước, dù đang hành quân, Lê Văn Son chắc chắn vẫn là người góp mặt trong số vài chục người đầu tiên. Chờ đọc thư của Lê Văn Son đối với tôi đã thành một chờ đợi thường xuyên. Mỗi ngày tôi đều lục tìm trong xấp thư mới nhận được coi có thư của Son hay không.
Nhưng, cho tới khi tôi viết những giòng chào mừng sựthành hình của sơsởNhân Chủ, Lê Văn Son vẫn vắng mặt. Thời hạn đầu tiên được đề ra cho việc thâu vốn được thông báo là sẽ chấm dứt vào ngày 30/06/1971. Một ngày trước đó, Lê Văn Son vẫn không gửi thư về. Sự chậm trễ của Son khiến tôi có lúc đã nghĩ tới sự nản lòng của một số người và cảm thấy như chính mình có lỗi.
Nhưng cuối cùng, tôi vẫn nhận được thư của Lê Văn Son. Trong xấp thư dầy cộm, tôi đã nhận ra ngay chiếc bao thư của Son. Rút chiếc bao ra tôi nhận thêm được một dấu hiệu quen thuộc nữa là hàng chữ ghi KBC của Son. Lê Văn Son đã gửi thư về vào đúng ngày chót của thời hạn góp tiền: ngày 30/061971.
Chỉ có mộtđiều khác thường là lá thư của Son lần này mỏng hơn mọi khi và đã về tới tay tôi muộn quá, muộn so với thái độ đã có của Lê Văn Son. Khi mở lá thư ra, tôi nhận thấy thêm một điều khác nữa là Lê Văn Son không dùng thứ giấy anh thường dùng để viết cho tôi. Lần này, thư của Son được viết trên một mảnh pelure mỏng. Nhưng cuối cùng, tôi đã hiểu tất cả những khác thường đó. Thực ra, chỉ có chiếc bao thư là của Lê Văn Son mà thôi. Tờ giấy mỏng trong bao thư mà tôi tưởng là lá thư của Son chỉ là lá thư của một bạn đồng đội của anh. Người bạn đồng đội này chắc đã lãnh một sự nhờ cậy nào đó của Son trước khi cùng nhau tham dự cuộc hành quân tại. Anh đã gửi cho tôi những giòng báo tin như sau:
Uyên Thao
Lê Văn Son là 1 trong số những người đâu tiên viết thư về xin được gia nhập nhóm HTN (Hà Thúc Nhơn). Tôi đã chọn lá thư của Son trong số hàng trăm lá thư đưa cho Phạm Văn Lương coi. Ngày đó, anh Lương từ Đà Nẵng vào Saigon với ý định là cho nổ một trái lựu đạn để đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống tham nhũng. Buổi trưa tại tòa soạn tuần báo Đời, chỉ còn hai chúng tôi, sau khi nghe anh bày tỏ ý kiến, tôi bỗng nghĩ ngay tới những người đã gửi thư về và dừng lại ở hình ảnh lá thư của Lê Văn Son.
Bs. Hà Thúc Nhơn tự sát không thành (Tin Watertown Daily Times) Nguồn: Watertown Daily Times) |
Mở đầu lá thư, Lê Văn Son viết: “Tôi, Hạ sĩ Lê Văn Son, xin long trọng tuyên thệ gia nhập nhóm HTN và sẵn sàng hy sinh tính mệnh để thực hiện mọi công tác do Nhóm giao phó.” Tiếp đó, Lê Văn Son trình bày nỗi uất ức của một quân nhân trước sự bành trướng của tệ nạm tham nhũng, bất công và niềm tin tưởng tuyệt đối ở vai trò chiến đấu chống tham nhũng của Nhóm HTN.
Bia mộ Bs. Phạm Văn Lương (Photo Hình chụp tại Thôn Trang Keo, Xã Cam Ha, Thi xã Hội An, Tỉnh Quảng Nam ngày 16 tháng 4, 2001.) Nguồn: Thanh Nguyen (ngythanh) |
Tôi còn nhớ là Phạm Văn Lương đã lập luận rằng cái chết tự nguyện của anh chắc chắn không thể có tác dụng ngược lại với điều tôi muốn nói. Anh nhắc thêm là anh đã chuẩn bị xong xuôi hết cả, nhất là những chuyện liên hệ với gia đình, vợ con. Tôi đưa cho anh lá thư của Lê Văn Son và nêu cho anh một vấn đề là liệu những người đang kỳ vọng ở Nhóm HTN có muốn anh chết như thế không?
Lương cầm lá thư ở trên tay rất lâu sau khi đọc. Anh không trả lời tôi. Tối hôm đó, chúng tôi chia tay nhau, và ba ngày sau, tôi được tin Phạm Văn Lương xách lựu đạn ra ngồi tuyệt thực trước Hạ Viện.
Theo sự tả lại của báo chí, tôi hiểu rằng anh Lương đã hành động trong cái thế bắt buộc phải tự vệ. Tuy nhiên, tôi vẫn không thể xua đuổi nổi mối ám ảnh sợ hãi sự việc sẽ không diễn ra tốt đẹp. Tôi đã bày tỏ sự sợ hãi của mình cho Vũ Thế Ngọc và Vũ Ngọc Long để cùng nhau bàn một kế hoạch giằng trái lựu đạn ra khỏi tay Phạm Văn Lương.
Chúng tôi đã tính với nhau thật tỉ mỉ từ cách thức trốn ra khỏi quân trường Quang Trung, lẻn về Saigon và đột nhập tiền đình HạViện, nơi Phạm Văn Lương đang ngồi tuyệt thực. Đêm hôm đó, tôi hết sức bực dọc với mình là sao không cố thuyết phục cho Lương thay đổi ý kiến mà lại đi tin vào mãnh lực của một lá thư bày tỏ những ý định tuy chân thật nhưng chưa chắc đã có một tác dụng cụ thể.
Theo nhận định riêng của tôi, sự hy sinh của bất kỳ một cá nhân nào trong Nhóm ở giờ phút đó, dù có đưa uy tín của Nhóm vượt cao lên cũng chỉ là một cách đưa Nhóm mau tiến gần tới sự tan rã. Những thế lực chống đối với mọi ưu thế sẽ đè bẹp chúng tôi chớp nhoáng, trong khi đó, chúng tôi chưa nhìn thấy một dấu hiệu nào chứng tỏ là từ đó, phong trào chiến đấu chống tham nhũng bất công sẽ được tiếp tục để tiến tới hiệu quả.
Trong giòng ý nghĩ quanh quẩn của mình, tôi còn nhóm lên vài ý nghĩ hờn trách sự vô tâm của Lương, sau khi anh đã đọc một lá thư như lá thư của Lê Văn Son. Vì riêng dưới mắt tôi, những giòng chữ nguệch ngoạc của Lê Văn Son như đã toát ra một sức mạnh thật kỳ bí buộc người nhận thư phải nhìn thấy cái trách nhiệm vô cùng nặng nề của mình trước mọi người.
Nhưng thực ra, Lương không bao giờ quên lá thư của Lê Văn Son. Hơn năm tháng sau đó, khi chúng tôi gặp nhau ở Đà Nẵng, Lương còn nhắc lại đoạn cuối cùng trong lá thư của Lê Văn Son không thiếu một chữ. Trước mối băn khoăn của tôi về những khó khăn mà nhật báo Sóng Thần gặp phải, Lương đã nhắc lại lá thư của Lê Văn Son trước khi nói rằng chúng tôi không thể lùi lại vì một lý do nào. Anh đã nói gới tôi câu nói mà mấy tháng trước tôi từng nói với anh, “Mình không thể làm hư lòng tin của mọi người. Bây giờ, lùi lại hoặc làm liều không cân nhắc đều có tội lớn đói với đất nước vì đã chọn chặt đường hết thảy những người có thiện chí muốn làm việc sau này.”
Chúng tôi nói với nhau câu chuyệnđó vào lúc đi đến gặp một số người gửi thư góp vốn cho sơ sở Nhân Chủ và nhật báo Sóng Thần. Anh Lương đã nhắc lại câu nói thật nhiều lần, sau mỗi khi chúng tôi gặp một người góp vốn. Tại đường Yersin, chúng tôi đã phải dừng lại trước nhiều ngôi nhà mới kiếm được địa chỉ của anh Lợi. Lợi hứa góp vốn và để lại một địa chỉ có vẻ dễ kiếm. Khi nhận thư tôi nghĩ Lợi phải thuộc vào một thành phần tương đối khá giả về vật chất. Nhưng đúng ra, Lợi chỉ mượn địa chỉ của một lò bánh mì và chúng tôi đã phải tìm hơn một giờ đồng hồ mới ra chỗ cư ngụ của anh, một gian phòng hẹp chỉ vừa kê một chiếc ghế và một cái bàn nhỏ. Lợi là một binh sĩ trong binh chủng Không Quân, lương tháng chưa bằng một cổ phần góp cho cơ sở. Đó cũng là trường hợp của chị Tú Loan, một quả phụ tử sĩ.
Do địa chỉ để trong thư, chúng tôi đã phải qua hai ba chặng chỉ dẫn khác nhau mới gặp chị Loan. Hình ảnh đầu tiên tôi bắt gặp là một chiếc hộp gỗ để trên bàn. Một mảnh giấy dán trên chiếc hộp đó ghi một hàng chữ thật lớn, “TIỀN CẤM XÀI, DÀNH ĐỂ GỬI CHO N.C.” Chị Loan cho chúng tôi biết chị thuê gian phòng đó với giá 1.500đ và lương tháng của chị là 4.500đ. Chồng chị tử trận khi chị mang thai đứa con đầu lòng 3 tháng và bây giờ chị dạy học tại một trường tiểu học. Số lương trên đủ để mẹ con rau cháo nuôi nhau. Chị không giải thích hơn nữa, nhưng chúng tôi hiểu rằng để có 10 ngàn góp cho cơ sở Nhân Chủ đối với chị quả là một việc phi thường.
Sau những cuộc gặp gỡ đó, hầu nhưtôi chỉcòn một vấnđềđể giải quyết: đó làhình thành bằng mọi giávàcàng sớm càng tốt tờbáo, dự định của chúng tôi.
Nhật báo Sóng Thần Nguồn: tienve.org |
Lê Văn Son, Hạ sĩ I, y tá của một đơn vị bộ binh chiến đấu, người đầu tiên xin gia nhập Nhóm HTN và cũng là một trong số những người đầu tiên góp vốn cho cơ sở. Trong lá thư góp vốn, Lê Văn Son vẫn viết bằng thứ giấy viết đơn của đơn vị và vẫn không quên nhấn mạnh tới sự sẵn sàng đổi tính mệnh để thi hành mọi mệnh lệnh của Nhóm cho sự thành tựu của các công việc mà Nhóm đang theo đuổi. Lê Văn Son hứa sẽ gửi tiền về cho cơ sở đúng với kỳ hẹn và vận động tích cực bạn bè cùng tham gia cơ sở sau khi theo đơn vị hành quân tại Kampuchea trở về.
Trong thời gian đó, tôi nhận được một vài thư từ Quy Nhơn, từ Cam Ranh, gửi về xin được rút ra khỏi cơ sở vì những lý do mà người viết ghi chú rằng “không thể trình bày tỉ mỉ được, nhưng hy vọng Ban Điều Hành Cơ Sở đã thông cảm.” Khi đọc những lá thư này, tôi đều nhớ lại Lê Văn Son. Có lúc, tôi nghĩ, nếu Lê Văn Son có mặt và cùng đọc với tôi hẳn anh đã chửi thề. Bởi, thái độ của Lê Văn Son là thái độ thể hiện một cuộc chọn lựa thật quyết liệt.
Do đó, khi viết những giòng báo tin cho các thân hữu của cơ sở Nhân Chủ là việc góp vốn bắt đầu thực hiện, tôi đã nghĩ ngay tới Lê Văn Son. Tôi được biết một cách mơ hồ là vào lúc đó Lê Văn Son có thể vẫn còn đang hành quân tại Kampuchea. Nhưng theo kinh nghiệm những lần trước, dù đang hành quân, Lê Văn Son chắc chắn vẫn là người góp mặt trong số vài chục người đầu tiên. Chờ đọc thư của Lê Văn Son đối với tôi đã thành một chờ đợi thường xuyên. Mỗi ngày tôi đều lục tìm trong xấp thư mới nhận được coi có thư của Son hay không.
Nhưng, cho tới khi tôi viết những giòng chào mừng sựthành hình của sơsởNhân Chủ, Lê Văn Son vẫn vắng mặt. Thời hạn đầu tiên được đề ra cho việc thâu vốn được thông báo là sẽ chấm dứt vào ngày 30/06/1971. Một ngày trước đó, Lê Văn Son vẫn không gửi thư về. Sự chậm trễ của Son khiến tôi có lúc đã nghĩ tới sự nản lòng của một số người và cảm thấy như chính mình có lỗi.
Nhưng cuối cùng, tôi vẫn nhận được thư của Lê Văn Son. Trong xấp thư dầy cộm, tôi đã nhận ra ngay chiếc bao thư của Son. Rút chiếc bao ra tôi nhận thêm được một dấu hiệu quen thuộc nữa là hàng chữ ghi KBC của Son. Lê Văn Son đã gửi thư về vào đúng ngày chót của thời hạn góp tiền: ngày 30/061971.
Chỉ có mộtđiều khác thường là lá thư của Son lần này mỏng hơn mọi khi và đã về tới tay tôi muộn quá, muộn so với thái độ đã có của Lê Văn Son. Khi mở lá thư ra, tôi nhận thấy thêm một điều khác nữa là Lê Văn Son không dùng thứ giấy anh thường dùng để viết cho tôi. Lần này, thư của Son được viết trên một mảnh pelure mỏng. Nhưng cuối cùng, tôi đã hiểu tất cả những khác thường đó. Thực ra, chỉ có chiếc bao thư là của Lê Văn Son mà thôi. Tờ giấy mỏng trong bao thư mà tôi tưởng là lá thư của Son chỉ là lá thư của một bạn đồng đội của anh. Người bạn đồng đội này chắc đã lãnh một sự nhờ cậy nào đó của Son trước khi cùng nhau tham dự cuộc hành quân tại. Anh đã gửi cho tôi những giòng báo tin như sau:
KBC 4343 ngày 25 tháng 6 năm 1971.
Báo tin: Hạ sĩ Lê Văn Son, độc giả trung thành của tuần báo ĐỜI đã mất tích khi rút quân khỏi huyện Snoul (Kampuchea) ngày1-6-71.
Trân trọng báo tin cho Ban Điều Hành Cơ Sở Xuất Bản Nhân Chủ.
Kính chào
Thay mặt Hạ sĩ I Lê Văn Son
Bạn đồng đội
Cho tới khi nhận những giòng báo tin đó, tôi vẫn chưa được gặp mặt Lê Văn Son, chưa được nghe tiếng nói của Lê Văn Son. Anh đã đến và ra đi hoàn toàn trong cái thế xa xách vời vợi. Thế nhưng, tên anh đã trở thành một cái tên thân yêu của chúng tôi. Lê Văn Son sẽ là một kỷ niệm mãi mãi không phai mờ của cơ sở Nhân Chủ và nhật báo Sóng Thần. Điều buồn lớn nhất của tôi là Sóng Thần đã không thể thành hình sớm hơn, ít nhất cũng trước ngày 01/06 để Lê Văn Son có thể tìm được một niềm vui nhỏ trước khi vĩnh viễn rời khỏi bạn bè.
Trong lá thư cuối cùng gửi về, Lê Văn Son nhắc lại nhiều lần một ước vọng của anh là sớm được cần tờ báo trên tay, sớm được đem tờ báo giới thiệu với bạn bè. Lê Văn Son không thể tròn được ước vọng đó. Dù Sóng Thần đang chuẩn bị ra mắt, ít ngày nữa, bạn bè của Son sẽ thấy được tờ báo, sẽ thấy ước vọng của anh thành hình trong thực tế, nhưng riêng Son thì không!
Vào phút này, chúng tôi có thể nói được gì với Lê Văn Son? Đúng ra, tôi vẫn mong một điều khó thành là Lê Văn Son sẽ trở về bình an, nhưng tôi tự hiểu là không thể dối mình mãi được.
Anh Son! Nếu không cómột may mắn nào sẽ đến với anh thì tôi xin được cùng hết thẩy những người đang xây dựng nhật báo Sóng Thần nguyện trước linh hồn anh rằng chúng tôi sẽ không bao giờ làm anh thất vọng. Quyết định chọn lựa của anh sẽ được thực tế chứng tỏ trong tương lai là một quyết định không hề lầm lẫn. Và riêng anh, dù chỉ góp cho cơ sở Nhân Chủ một lời hứa, anh vẫn mãi mãi là người góp công đầu cho sự hình thành của cơ sở. Ba tiếng Lê Văn Son sẽ là lời nhắc nhủ thiêng liêng nhất cho hết thẩy chúng tôi, trước những cảnh ngộ chông gai mà chúng tôi sẽ phải đối phó mai đây.
Phụ lục
Trong lá thư cuối cùng gửi về, Lê Văn Son nhắc lại nhiều lần một ước vọng của anh là sớm được cần tờ báo trên tay, sớm được đem tờ báo giới thiệu với bạn bè. Lê Văn Son không thể tròn được ước vọng đó. Dù Sóng Thần đang chuẩn bị ra mắt, ít ngày nữa, bạn bè của Son sẽ thấy được tờ báo, sẽ thấy ước vọng của anh thành hình trong thực tế, nhưng riêng Son thì không!
Vào phút này, chúng tôi có thể nói được gì với Lê Văn Son? Đúng ra, tôi vẫn mong một điều khó thành là Lê Văn Son sẽ trở về bình an, nhưng tôi tự hiểu là không thể dối mình mãi được.
Anh Son! Nếu không cómột may mắn nào sẽ đến với anh thì tôi xin được cùng hết thẩy những người đang xây dựng nhật báo Sóng Thần nguyện trước linh hồn anh rằng chúng tôi sẽ không bao giờ làm anh thất vọng. Quyết định chọn lựa của anh sẽ được thực tế chứng tỏ trong tương lai là một quyết định không hề lầm lẫn. Và riêng anh, dù chỉ góp cho cơ sở Nhân Chủ một lời hứa, anh vẫn mãi mãi là người góp công đầu cho sự hình thành của cơ sở. Ba tiếng Lê Văn Son sẽ là lời nhắc nhủ thiêng liêng nhất cho hết thẩy chúng tôi, trước những cảnh ngộ chông gai mà chúng tôi sẽ phải đối phó mai đây.
Phụ lục
Hà Thúc Nhơn ‒ Đầu năm 1969, một biến cố lớn đã xảy ra tại thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đó là vụ Y Sĩ Đại uý Hà Thúc Nhơn, trưởng trại 12 Tai, Mắt, Mũi, Họng, thuộc Quân Y Viện Nguyễn Huệ dám tố cáo Chỉ Huy Trưởng QYV là Thiếu Tá Phùng Quốc Anh, với sĩ quan hành chánh Đặng Mai, toa rập tham nhũng, ăn xén tiền ẩm thực của thương bệnh binh, cũng như mờ ám trong các vụ cứu xét, phân loại trợ cấp, miễn dịch. Đại Uý Nhơn đã cầm đầu các bệnh binh nổi loạn, nên bị Tỉnh trưởng Khánh Hòa lúc đó là Đại Tá Lý Bá Phẩm (1), nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 Biệt Lập, ra lệnh cho ĐPQ (địa phương quân - NP) bắn trọng thương và đã chết khi chở vào cấp cứu tại Cam Ranh.
(Trích “Thân phận người thương phế binh VNCH sau 31 Quốc Hận (Phần 2)”, Mường Giang)
Phạm Văn Lương ‒ Bác sĩ Quân Y Phạm Văn Lương đã đến trước Hạ Viện rút chốt trái lựu đạn. Sau đó tướng Nguyễn Cao Kỳ đã đích thân đến gặp ông và hứa sẽ triệt để giải quyết vấn nạn tham nhũng. Phạm Văn Lương đã đồng ý, trái lựu đạn được gài chốt an toàn trở lại. Khi Đà Nẵng thất thủ tháng 03/1975, Phạm Văn Lương bị bắt làm tù binh. Khoảng cuối năm 1975, ông đã tự chích cho mình một mũi thuốc độc, chấm dứt cuộc sống. (Viết theo lời kể lại của Uyên Thao)
Bs. Phạm Văn Lương
Nguồn: zh.treklens.com
Nhật báo Sóng Thần ‒ Nhật Báo Sóng Thần bắt đầu xuất bản vào tháng 10, 1971 và bị rút giấy phép vào tháng 2, 1975, tại Saigon. Hiện microfilm của những số báo Sóng Thần (không bị tịch thu) được lưu trữ tại thưviện của Đại Học Cornell, ghi số Watson Film 5004.
Tờ Sóng Thần tồn tại chỉ được hai năm. Bị Tịch thu liên miên làm tờ báo mất độc giả vốn đói tin, song không phải loại tin đã gạn lọc do các cơ quan truyền thông của chính quyền và quân đội nhồi nhét cho họ, và do đó mất khách quảng cáo. Từ số phát hành trên 100 ngàn, tờ báo chỉ còn in mỗi ngày trên dưới 10 ngàn.
(Trích “Sao đặc trời”, Trùng Dương, 1/2008)
Sáng 01/10/1974 đã được ghi nhận bằng 2 sự kiện mới của cuộc đấu tranh đòi tự do báo chí. Đó là sự chính thức lên tiếng của Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn với bản thông cáo mang ấn ký của đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình xác định Giáo Hội luôn bênh vực cho lẽ phải, công bằng và khuyến khích giáo dân tích cực đấu tranh lành mạnh hóa xã hội. Đồng thời, 85 luật sư tại Sài Gòn đại diện cho toàn thể giới luật sư khắp nước công bố bản tuyên cáo xác định:
1. Miền Nam phải tồn tại ngoài sự thống trịcủa Cộng Sản như hiến pháp qui định.
2. Cuộc độc cử 03/10/1971 phá hoại tận gốc rễ lý do tồn tại của miền Nam VN.
3. Các luật lệ khắt khe làm giới hạn tự do dân chủ.
4. Tham nhũng trở thành tay sai số 1 của Cộng Sản.
Cuộc đấu tranh chuyển qua giai đoạn mới: giai đoạn vai trò chủ chốt được đặt lên vai giới luật pháp và các tổ chức nhân dân, trong khi Sóng Thần nhận được án lịnh ra Tòa vào ngày 31/10/1974 về tội phỉ báng mạ lỵ Tổng Thống, và sau đó bị thu hồi giấy phép xuất bản theo một quyết định hành chánh của Bộ Nội Vụ.
Hàng trăm ngàn người thuộc mọi thành phần tại Sài Gòn đã bất chấp lệnh thiết quân luật, xuống đường ngày 31/10/74, kéo tới pháp đình phản kháng hành vi lạm quyền của giới lãnh đạo đối với báo chí khiến Tòa phải tuyên bố đình hoãn vô thời hạn.
(Trích “Giấy bút lầm than”, Uyên Thao, 12/2001)
© DCVOnline
© DCVOnline
DCVOnline: (1) Chết ngày 31 tháng 7, 2008 tại tư gia, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ.