Thứ Bảy, ngày 1-8-2009
Cơ quan Phát triển Công nghiệp Batam (BIDA) đang tiến hành những nỗ lực nhằm ngăn chặn việc đóng cửa một trại tị nạn Việt Nam trên đảo Galang theo như đề nghị của chính phủ Việt Nam.
Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa & Du lịch dự kiến sẽ thăm đảo này vào tháng Tám nhằm chỉ đạo một nghiên cứu khả thi để gửi cho người Việt Nam một thông tin cập nhật về tình trạng hiện nay của khu trại tị nạn cũ này, kể từ khi nó trở thành một nơi thu hút khách du lịch tới Batam.
Người phát ngôn của BIDA Dwi Djoko Wiwoho hôm thứ Sáu đã cho báo The Jakarta Post biết rằng những người đại diện từ các bộ này sẽ thăm trại vào ngày 5 tháng Tám để quan sát và tìm hiểu về các nguồn thu nhập, và cân nhắc xem liệu có thích đáng hay không trong việc chấp nhận đề nghị của chính phủ Việt Nam muốn đóng cửa khu vực này.
“Về nguyên tắc, BIDA không muốn khu trại cũ bị đóng cửa vì những người điều hành du lịch, các cư dân địa phương, khách thăm viếng và một số cộng đồng người địa phương cảm thấy như là họ đã được sở hữu khu trại này.
Tuy nhiên, khi mà chuyện này liên quan tới quan hệ của một chính phủ với một chính phủ, thì chúng tôi tin tưởng vào chính phủ trung ương sẽ đưa ra quyết định về chính sách,” ông Djoko cho biết.
Sau chuyến thăm của Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa & Du lịch tới Batam, một cuộc họp sẽ được tổ chức với đại sứ Việt Nam tại Jakarta để thảo luận thêm về vấn đề này.
“Tôi tin là Bộ Ngoại giao sẽ thực hiện những nỗ lực nhằm tránh cho khu trại đó khỏi phải bị đóng cửa và sẽ cố gắng thuyết phục chính phủ Việt Nam về chuyện này phù hợp với tính chất của các cuộc thảo luận với đại sứ của họ,” ông Djoko nhận định.
Ông cho biết thêm là Việt Nam đã đề nghị đóng cửa khu trại cũ này theo như nội dung một cuộc họp giữa những người tị nạn từ nhiều nước khác nhau trên Đảo Galang năm 2005.
“Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã không đưa ra một thời hạn cho phía BIDA để đóng cửa khu trại cũ,” ông Djoko cho biết.
Mới đây, các nhà điều hành du lịch tại Batam đã bày tỏ thái độ phản đối của họ trước kế hoạch đóng cửa trại của chính phủ, dựa trên những lý do là việc đó sẽ làm mất đi một trong những giá trị hấp dẫn khách du lịch của Batam, vì nó nổi tiếng trong cả dân chúng trong nước lẫn khách nước ngoài.
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Khai thác Du lịch Indonesia Kamsa Bakri mới đây đã cho Jakarta Post biết về thái độ thất vọng của ông đối với kế hoạch của chính phủ đóng cửa nơi thu hút du khách này.
“Việc đóng cửa trại tị nạn sẽ như cắt đứt đi nguồn thu nhập của các nhà khai thác du lịch ở Batam. Nếu như khu vực này đang đem tới những lợi ích cho khu vực, thì tại sao họ không để nó được nguyên trạng, hoặc có thể thay vào đó, chính phủ cần phải cải thiện điều kiện khu vực này đi,” ông Kamsa nói.
Ông cho biết nhóm của mình sẽ cự tuyệt kế hoạch đóng cửa khu trại cũ này – một thực tế sẽ làm giảm đi nhiều lượng khách tới thăm Batam từ nước ngoài và trong nước do những sức hút đối với khách du lịch sẽ bị suy giảm. Khu trại tị nạn cũ là một trong những địa điểm lôi cuốn một số lượng lớn du khách.
“Chúng tôi cũng không chấp nhận việc ngăn cấm quảng bá khu trại ở hải ngoại để thu hút thêm du khách,” ông Kamsa nói.
Người đứng đầu Phòng Thương mại Indonesia ở Batam Nada Faza Soraya nói rằng khu trại có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà khai thác du lịch, với việc quảng bá nó tới khách trong và ngoài nước và không có ý định khai thác quá khứ tối tăm của chính quyền Việt Nam.
“Chúng tôi không muốn moi móc sâu vào những vấn đề thuộc về chính sách của nước ngoài, song đối với chúng tôi, khu vực này hoàn toàn có lợi trong vai trò là một thứ hấp dẫn du khách. Tôi tin là khu vực này có một giá trị lịch sử và nhân đạo cao,” ông Nada nhận xét.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
————–
The Jakarta Post
Cơ quan Phát triển Công nghiệp Batam (BIDA) đang tiến hành những nỗ lực nhằm ngăn chặn việc đóng cửa một trại tị nạn Việt Nam trên đảo Galang theo như đề nghị của chính phủ Việt Nam.
Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa & Du lịch dự kiến sẽ thăm đảo này vào tháng Tám nhằm chỉ đạo một nghiên cứu khả thi để gửi cho người Việt Nam một thông tin cập nhật về tình trạng hiện nay của khu trại tị nạn cũ này, kể từ khi nó trở thành một nơi thu hút khách du lịch tới Batam.
Người phát ngôn của BIDA Dwi Djoko Wiwoho hôm thứ Sáu đã cho báo The Jakarta Post biết rằng những người đại diện từ các bộ này sẽ thăm trại vào ngày 5 tháng Tám để quan sát và tìm hiểu về các nguồn thu nhập, và cân nhắc xem liệu có thích đáng hay không trong việc chấp nhận đề nghị của chính phủ Việt Nam muốn đóng cửa khu vực này.
“Về nguyên tắc, BIDA không muốn khu trại cũ bị đóng cửa vì những người điều hành du lịch, các cư dân địa phương, khách thăm viếng và một số cộng đồng người địa phương cảm thấy như là họ đã được sở hữu khu trại này.
Tuy nhiên, khi mà chuyện này liên quan tới quan hệ của một chính phủ với một chính phủ, thì chúng tôi tin tưởng vào chính phủ trung ương sẽ đưa ra quyết định về chính sách,” ông Djoko cho biết.
Sau chuyến thăm của Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa & Du lịch tới Batam, một cuộc họp sẽ được tổ chức với đại sứ Việt Nam tại Jakarta để thảo luận thêm về vấn đề này.
“Tôi tin là Bộ Ngoại giao sẽ thực hiện những nỗ lực nhằm tránh cho khu trại đó khỏi phải bị đóng cửa và sẽ cố gắng thuyết phục chính phủ Việt Nam về chuyện này phù hợp với tính chất của các cuộc thảo luận với đại sứ của họ,” ông Djoko nhận định.
Ông cho biết thêm là Việt Nam đã đề nghị đóng cửa khu trại cũ này theo như nội dung một cuộc họp giữa những người tị nạn từ nhiều nước khác nhau trên Đảo Galang năm 2005.
“Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã không đưa ra một thời hạn cho phía BIDA để đóng cửa khu trại cũ,” ông Djoko cho biết.
Mới đây, các nhà điều hành du lịch tại Batam đã bày tỏ thái độ phản đối của họ trước kế hoạch đóng cửa trại của chính phủ, dựa trên những lý do là việc đó sẽ làm mất đi một trong những giá trị hấp dẫn khách du lịch của Batam, vì nó nổi tiếng trong cả dân chúng trong nước lẫn khách nước ngoài.
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Khai thác Du lịch Indonesia Kamsa Bakri mới đây đã cho Jakarta Post biết về thái độ thất vọng của ông đối với kế hoạch của chính phủ đóng cửa nơi thu hút du khách này.
“Việc đóng cửa trại tị nạn sẽ như cắt đứt đi nguồn thu nhập của các nhà khai thác du lịch ở Batam. Nếu như khu vực này đang đem tới những lợi ích cho khu vực, thì tại sao họ không để nó được nguyên trạng, hoặc có thể thay vào đó, chính phủ cần phải cải thiện điều kiện khu vực này đi,” ông Kamsa nói.
Ông cho biết nhóm của mình sẽ cự tuyệt kế hoạch đóng cửa khu trại cũ này – một thực tế sẽ làm giảm đi nhiều lượng khách tới thăm Batam từ nước ngoài và trong nước do những sức hút đối với khách du lịch sẽ bị suy giảm. Khu trại tị nạn cũ là một trong những địa điểm lôi cuốn một số lượng lớn du khách.
“Chúng tôi cũng không chấp nhận việc ngăn cấm quảng bá khu trại ở hải ngoại để thu hút thêm du khách,” ông Kamsa nói.
Người đứng đầu Phòng Thương mại Indonesia ở Batam Nada Faza Soraya nói rằng khu trại có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà khai thác du lịch, với việc quảng bá nó tới khách trong và ngoài nước và không có ý định khai thác quá khứ tối tăm của chính quyền Việt Nam.
“Chúng tôi không muốn moi móc sâu vào những vấn đề thuộc về chính sách của nước ngoài, song đối với chúng tôi, khu vực này hoàn toàn có lợi trong vai trò là một thứ hấp dẫn du khách. Tôi tin là khu vực này có một giá trị lịch sử và nhân đạo cao,” ông Nada nhận xét.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
————–
The Jakarta Post