Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

Tại sao lao động Trung Quốc ở nước ngoài thường bị ghét?

-Tại sao lao động Trung Quốc ở nước ngoài thường bị ghét?
vnnDòng tiền của Trung Quốc đang góp phần đắc lực vào sự phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với nó là dòng người nhập cư và lao động Trung Quốc ra nước ngoài gia tăng nhanh chóng.
Dòng tiền đầu tư của Trung Quốc mang theo nhiều lao động nước này tới châu Phi. (Ảnh: TIME)

Do số cuộc tấn công nhằm vào công dân và tài sản Trung Quốc ngày càng nhiều, áp lực trong nước lên chính phủ nước này sẽ gia tăng, đòi hỏi các nhà chức trách phải phản ứng một cách kiên quyết. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng tới chủ trương của Trung Quốc là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

Trong vài tháng qua, có một làn sóng chống người Trung Quốc bùng nổ ở nhiều quốc gia. Tại Algeria hồi tháng 8 năm nay, các cuộc đụng độ nổ ra giữa người Trung Quốc và người địa phương ngay ở thủ đô Algiers đã làm một số người bị thương và một số cửa hiệu Trung Quốc bị cướp phá.
Các cửa hiệu Trung Quốc ở đây đã phải đóng cửa trong một thời gian sau đó, và một số thương gia Algeria thậm chí còn lên tiếng đòi trục xuất người nhập cư Trung Quốc khỏi đất nước này.

Ở Papua New Guinea, tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn sau khi một vụ bạo loạn chống người Trung Quốc, có tin là có hàng nghìn người tham gia, nổ ra hồi tháng 5. Ít nhất 1 người thiệt mạng và các doanh nghiệp của Trung Quốc bị tấn công ở một số thành phố, trong đó có thủ đô Port Moresby và các thị trấn trên toàn nước này.

Vài năm qua đã chứng kiến nhiều diễn biến bạo lực tương tự nhằm vào các cộng đồng Trung Quốc ở hải ngoại.

Nghiêm trọng nhất là ở quần đảo Solomon năm 2006 và khu người Hoa ở thủ đô Honiara chịu thiệt hại nặng nề. Những bất ổn này diễn ra sau một cuộc bầu cử mà trong đó, nhiều chính trị gia bị cáo buộc nhận hối lộ từ các thương gia Trung Quốc khi Đại lục và đảo Đài Loan cạnh tranh nhau để được Solomon công nhận về mặt ngoại giao.

Năm 2006 cũng chứng kiến sự bùng phát bất ổn ở Tonga nhằm vào các công ty và tài sản Trung Quốc. Xô xát nổ ra khi các nhóm ủng hộ dân chủ cáo buộc chính phủ không thúc đẩy các cải cách dân chủ nhưng sau đó lại nhanh chóng chuyển sang hướng chống người nhập cư.
Châu Phi chứng kiến các vụ bạo loạn tương tự năm 2006 ở thủ đô Lusaka của Zambia sau khi ứng viên Tổng thống của phe đối lập thất cử. Ông Michael Sata, người đã phát động một chiến dịch tranh cử tập trung vào các tác động tiêu cực mà sự hiện diện của Trung Quốc mang lại cho nền kinh tế địa phương.
Kể từ đó đến nay, ở Zambia xuất hiện một tâm lý bài Trung Quốc, chủ yếu là ở vành đai Copper Belt, nơi Trung Quốc tập trung đầu tư khai khoáng. Một nhà quản lý mỏ đồng người Trung Quốc đã phải nhập viện hồi tháng 3/2008 sau một cuộc biểu tình của các công nhân địa phương về điều kiện làm việc.

Bất ổn cũng nổ ra vào năm 2008 ở Lesotho, khi nhiều nhà bán lẻ quy mô nhỏ ở địa phương, do tức giận trước một kế hoạch tái định cư họ tới một nơi xa trung tâm thành phố, đã nổi cơn thịnh nộ nhằm vào các doanh nghiệp Trung Quốc.

Một công nhân người Trung Quốc và Negeria đang cùng nhau kiểm tra sản phẩm từ một lò sản xuất thep ở Lagos.
Một người Trung Quốc và một công nhân Negeria đang cùng nhau kiểm tra sản phẩm từ một lò sản xuất thep ở Lagos. (Ảnh: TIME)

Thù địch gia tăng
Các cộng đồng Trung Quốc ở nước ngoài từ lâu đã phải sống trong nguy cơ bị tấn công. Một số cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á từng trở thành mục tiêu với hàng chục nghìn người thiệt mạng trong các cuộc tàn sát ở Indonesia trong thế kỷ qua.

Trong những thập niên kể từ 1978, khi Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế, số người nước này chuyển ra hải ngoại sinh sống gia tăng nhanh chóng. Vài năm trở lại đây, sự tiếp cận ngày càng rộng của Trung Quốc trong tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của nước ngoài càng thúc đẩy dòng người di cư này.

Nhiều quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới tiếp tục nhận vốn của Trung Quốc để xây dựng đường sá, cảng biển và mạng lưới viễn thông. Tuy nhiên, dòng vốn này thường đi kèm với một số yêu cầu, theo đó chính phủ các nước phải cho phép các công ty Trung Quốc thực thi dự án - và đi theo với nó là một số lượng lớn lao động Trung Quốc.
Kết quả là, các cộng đồng Trung Quốc ở thế giới đang phát triển mở rộng nhanh chóng. Số liệu chính thức từ chính phủ các nước thường không phản ánh đúng con số thực tế. Chẳng hạn tại Algeria, thông tin báo chí vào thời điểm xảy ra các vụ đụng độ mới đây cho rằng có khoảng 25.000 đến 35.000 người Trung Quốc ở nước này, trong đó có nhiều người làm việc cho các dự án hóa dầu do Trung Quốc đầu tư.

Các hoạt động xuất khẩu gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt là tới các quốc gia phát triển, đã triệt tiêu một số ngành sản xuất ở nhiều nơi, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may. Các nhà bán lẻ quy mô nhỏ của Trung Quốc cũng có ý định thay thế những người bán dạo ở địa phương, tận dụng mối quan hệ của họ với nguồn hàng vốn đang dần chiếm ưu thế trên thị trường.

Tất cả những điều đó rốt cục đã khuấy đảo một tâm lý bài người Trung Quốc.

Mục tiêu dễ dàng
Đối với những ai muốn "tấn công" thì người Trung Quốc và các doanh nghiệp của họ rất dễ bị nhận ra, do các ký hiệu về ngôn ngữ và thường tập trung ở các Chinatown. Điều đáng nói là tất cả các vụ xô xát chống người Trung Quốc đều xảy ra ở các trung tâm thành phố chứ không gần các dự án cơ sở hạ tầng, nơi có nhiều công nhân Trung Quốc làm việc.

Ở các khu vực có người Hoa, đôi khi có sự phân chia rõ rệt về văn hóa với cộng đồng địa phương. Tại nhiều quốc gia Hồi giáo, thường xuyên có những lời phàn nàn rằng người Trung Quốc hay uống rượu công khai và ăn mặc khiếm nhã. Ở một số nước khác, chẳng hạn như Afghanistan, các cư dân Trung Quốc thậm chí còn liên quan tới các hoạt động mãi dâm.
Im lặng

Đến thời điểm này, chính phủ Trung Quốc vẫn không có phản ứng nào về tình trạng bạo lực liên quan tới các công dân của họ ở nước ngoài. Đây là điều đáng ngạc nhiên vì Trung Quốc thường có xu hướng phản đối rất mạnh khi họ cảm thấy lợi ích quốc gia bị đe dọa về những vấn đề như thương mại.
Tuy nhiên, đây là một phần của sự phản chiếu các bài học lịch sử. Phản ứng mạnh của Trung Quốc trước vụ tàn sát nhằm vào người Trung Quốc ở Indonesia hồi những năm 1960 và 1970 càng làm làm mất lòng tin của chính phủ Indonesia và làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Mặc dầu vậy, áp lực lên chính quyền ở Bắc Kinh ngày càng gia tăng. Dù người Trung Quốc có hộ chiếu nước ngoài thì họ vẫn thường được xem như công dân Trung Quốc. Báo chí trong nước ngày càng đưa nhiều tin về các vụ việc ngược đãi người Trung Quốc ở nước ngoài để thu hút sự chú ý của dư luận, tăng sức ép đòi chính phủ phải hành động. Và đây sẽ là một yếu tố phức tạp trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Xung đột giữa công nhân Trung Quốc và dân bản địa Phi châu loang rộng


Economist.com

Vươn ra xa và bị tù hãm

Ngày 11-8-2009
Từ trang Economisst Intelligence Unit ViewsWire
Một sự gia tăng trông thấy về tình trạng bạo lực chống lại những lao động Trung Quốc làm việc ở nước ngoài


Tiền bạc của Trung Quốc đang giúp lôi cuốn đầu tư vào hạ tầng cơ sở tại nhiều quốc gia đang phát triển, song sự trỗi dậy của làn sóng này cũng đã trở thành một cơ hội to lớn cho những dân nhập cư và lao động hải ngoại người Trung Quốc vốn vẫn chứng tỏ là kém được ưa chuộng. Trong khi số lượng các cuộc tấn công vào các công dân và tài sản của người Trung Quốc tăng lên, thì sức ép trong nước có lẽ cũng lớn dần đối với chính phủ Trung Quốc theo chiều hướng phải đáp trả một cách quyết đoán, ngấm ngầm làm suy yếu luận thuyết của nước này về việc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ thuộc chủ quyền của quốc gia khác.

Trong mấy tháng trước người ta đã chứng kiến sự bộc phát khác nữa các hoạt động tụ tập gây rối chống lại người Trung Quốc tại một số nước mà những nhà quan sát tình cờ đã phải ngạc nhiên khi chứng kiến, thậm chí có cả những người Trung Quốc thiểu số. Tại Algeria vào tháng Tám, các va chạm đã bùng phát giữa người Trung Quốc và người dân địa phương tại thủ đô Algiers, làm cho một vài người dân bị thương và một số các cửa hàng của người Trung Quốc bị cướp phá. Các cửa hàng của người Trung Quốc quanh thủ đô đã phải đóng cửa do bạo lực tiếp diễn sau đó, và đã có những lời kêu gọi từ một số thương gia người Algeria đòi trục xuất người nhập cư Trung Quốc khỏi nước này. Khắp nơi trên đất nước Papua New Guinea thậm chí còn chứng kiến tình trạng bạo lực nguy hiểm hơn sau một cuộc nổi loạn chống lại người Trung Quốc, mà theo tin tức báo chí thì nó nổ ra vào tháng Năm và có liên quan tới hàng ngàn người. Ít nhất đã có một người bị giết và hoạt động kinh doanh do người Trung Quốc nắm giữ đã bị cướp phá tại vài thành phố (bao gồm thủ đô, Cảng Moresby) và các thị trấn trên khắp đất nước.

Hai cuộc bùng nổ ác liệt có thể được cho rằng mang tính bi kịch mà lại trùng khớp nhau. Tuy nhiên, trong ít năm qua đã chứng kiến nhiều cuộc đọ sức bạo lực tương tự đặc biệt nhắm vào các cộng đồng người Hoa sống ở hải ngoại. Vụ việc nghiêm trọng nhất đã xảy ra trên Quần đảo Solomon năm 2006, khi khu Phố Tàu tại thủ đô Honiara phải chịu thiệt hại lớn giữa những cuộc quậy phá đòi đuổi nhiều người trong số cư dân Trung Quốc thiểu số ở nước này. Những náo loạn này là tiếp theo sau một cuộc bầu cử với nhiều chính trị gia bị cáo buộc là đã nhận tiền hối lộ của các thương gia người Hoa từ Trung Quốc và Đài Loan cùng ganh đua để được quốc đảo này công nhận về ngoại giao. Cùng năm đó đã chứng kiến những vụ náo loạn bùng phát tại quốc đảo Tonga kế bên cũng nhắm vào các công ty và tài sản của người Trung Quốc – tình trạng bất ổn này xảy ra khi các nhóm tranh đấu cho dân chủ cáo buộc chính phủ đã thất bại trong các cải cách dân chủ tiến bộ, song nó đã nhanh chóng kích động những mục tiêu phụ là chống lại người nhập cư.

Phi châu đã chứng kiến những vụ nổi loạn tương tự vào năm 2006 ở thủ đô Lusaka của Zambia, tiếp theo sau sự thất bại trong bầu cử của ứng viên tổng thống phe đối lập, Michael Sata, người đã lãnh đạo một chiến dịch tranh cử tập trung mạnh vào những hệ quả tiêu cực của tình trạng gia tăng dính líu của Trung Quốc vào nền kinh tế trong nước. Zambia từ đó đã chứng kiến một tình trạng thường xuyên xảy ra tình cảm chống đối người Trung Quốc, hầu hết tại vùng vành đai có mỏ đồng là nơi tập trung đầu tư của Trung Quốc – một giám đốc mỏ đồng người Trung Quốc đã phải nhập viện vào tháng Ba năm 2008 sau một cuộc phản kháng của công nhân ở đây về điều kiện làm việc. Rối loạn cũng nổ ra năm 2007 ở Lesotho, khi những người bán lẻ với quy mô nhỏ, tức giận trước một cuộc vận động di chuyển họ tới một khu chợ được chỉ định xa trung tâm thành phố, nên đã xảy ra một cuộc đụng độ bạo lực nhắm vào các cơ sở kinh doanh do người Trung Quốc sở hữu.

Phẫn uất gia tăng

Các cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài từ lâu đã phải sống trong tình trạng bị đe doạ khủng bố ngược đãi. Những nhóm thiểu số người Trung Quốc được hình thành từ lâu tại Đông-Nam Á đã phải hứng chịu một số cuộc tàn sát tồi tệ, với hàng ngàn người chết trong các cuộc náo loạn ở Indonesia và Malyasia trong thế kỷ qua (cuộc đụng độ bạo lực gần đây nhất tại Indonesia, năm 1998, có lẽ đã làm cho số người chết lên tới 1.500). Trong hàng thập kỷ kể từ năm 1978, khi Trung Quốc bắt đầu những cải cách kinh tế, con số người Trung Quốc ra nước ngoài đã gia tăng nhanh chóng và mục đích của họ đã trở nên đa dạng hơn. Trong ít năm qua, cách tiếp cận ngày càng hào phóng của Trung Quốc bằng cách cấp vốn cho các công trình hạ tầng cơ sở ở hải ngoại đã làm tăng thêm dòng người di cư. Các quốc gia đang phát triển trên khắp thế giới đã phải cay đắng chấp nhận tài trợ của Trung Quốc cho các con đường, bến cảng và hệ thống thông tin liên lạc của họ, song những khoản tiền này thường đến cùng với các loại thiết bị mà các chính phủ nước ngoài cho phép các công ty Trung Quốc đem theo để thực hiện công việc – và hầu hết thường có sự hiện diện của một số lượng lớn lao động người Trung Quốc.

Như là một hậu quả của khuynh hướng này, các cộng đồng người Trung Quốc trên khắp thế giới đang phát triển đã bành trướng mạnh mẽ. Dữ liệu chính thức từ chính phủ tại các quốc gia này rất mâu thuẫn về số lượng, chẳng hạn như ở Algeria, theo các thông tin qua báo chí vào thời điểm xảy ra các vụ rối loạn gần đây đã gợi lên rằng có khoảng từ 25.000 đến 30.000 người Trung Quốc tại nước này, nhiều người đang làm việc trong các dự án hóa dầu liên kết với các khoản đầu tư của Trung Quốc. Kết hợp với tình trạng đó, sự bùng nổ số lượng người Trung Quốc sống ở nước ngoài đã dẫn đến tác động lên sự phát triển xuất khẩu khủng khiếp của nước này. Làn sóng xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc, đặc biệt tới thế giới phát triển, đã đè bẹp các ngành công nghiệp chế tạo trong nước trên mọi lĩnh vực của thế giới đang phát triển, nhất là trong ngành dệt may. Những thương nhân Trung Quốc kinh doanh quy mô nhỏ cũng có khuynh hướng đổ xô tham gia vào đội ngũ bán lẻ địa phương, khai thác các mối quan hệ của họ với nguồn sản phẩm giờ đây đang chiếm ưu thế tại các thị trường nước ngoài. Kết quả có thể thường là nỗi oán giận gia tăng chống lại các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài.

Bổ sung cho tình trạng này có lẽ có những vấn đề khác nữa, ví như những xô xát trong lao động và những yêu sách đất đai. Vụ bạo lực mới đây ở Papua New Guinea là tiếp theo sau vụ việc một công nhân Trung Quốc lái chiếc máy kéo ở mỏ nickel (đang được một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc khai thác, Tập đoàn Xây dựng Luyện kim Trung Quốc), đã gây thương tích cho một người đàn ông địa phương. Những người chủ đất cũng đã tấn công những người làm công Trung Quốc tại khu mỏ. Bạo lực xảy ra giữa khung cảnh xung đột dữ dội ở Zambia cũng có liên hệ tới tình trạng lao động trong các khu mỏ do Trung Quốc sở hữu, đáng chú ý là tại khu mỏ đồng Chambishi.

Một cái đích dễ nhắm tới

Đối với những người muốn nhắm vào họ, những người Trung Quốc sống ở nước ngoài và các hoạt động kinh doanh của họ thường dễ nhận biết, qua các dấu hiệu bằng chữ Trung Quốc và thường tập hợp trong các khu phố Tầu – điều đáng chú ý là hầu hết các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc đã nổ ra tại các trung tâm thành phố, hơn là gần các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, là nơi có nhiều công nhân Trung Quốc được thuê mướn. Tại các vùng có người Trung Quốc, thường có một sự khác biệt về văn hóa rõ nét so với môi trường ở địa phương. Ở các quốc gia theo đạo Hồi, thường có những lời than phiền về việc tiêu thụ rượu thoải mái và ăn mặc bất lịch sự của các thương nhân và công nhân Trung Quốc. Tại một số khu vực, ví dụ như Afghanistan, cư dân Trung Quốc thậm chí còn có liên hệ với những trò đĩ điếm, ăn chơi trác táng.

Trong khi những nhân tố này có thể giải thích cho một số thái độ oán hận ngấm ngầm chĩa vào các cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài, thì hầu như chắc chắn là không có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào trong phần lớn các vụ việc xảy ra từ các bạo loạn chống người Trung Quốc với tình trạng bất ổn về chính trị tại nước chủ nhà xảy ra từ trước đó. Tại những nơi như Tonga, Quần đảo Solomon và Zambia, sự tức giận của công chúng chống lại chính phủ vốn đã ở mức cao độ rồi, và việc bùng nổ bạo lực chống lại các thương nhân Trung Quốc phần nào là một hệ quả của các hoạt động chống đối nhằm tìm cách củng cố thêm quan điểm của họ.

Sự yên lặng khác thường

Cho tới lúc này, chính phủ Trung Quốc đã có một phản ứng im lặng kỳ lạ trước các vụ việc này, hạn chế tổ chức các cuộc di tản và trợ giúp. Điều này là đáng ngạc nhiên, căn cứ vào xu hướng của nước này thường phản ứng rất mạnh khi họ cảm thấy quyền lợi quốc gia của mình bị đe doạ trên những vấn đề như thương mại hay tại những khu vực người thiểu số như Tây Tạng. Tuy nhiên, điều này phần nào phản ánh những bài học trong lịch sử. Phản ứng dữ dội của chính quyền Trung Quốc đối với cuộc tàn sát của Indonesia chống lại người Trung Quốc thiểu số ở nước này vào những năm 1960 và 1970 chỉ có lợi cho việc làm bùng lên thái độ hồ nghi của chính quyền Indonesia, dẫn đến những hành động ngược đãi hơn nữa.

Bất chấp điều đó, những sức ép cho một lập trường mạnh mẽ hơn đang gia tăng. Bên trong Trung Quốc, có chút khác biệt giữa vấn đề dân tộc và sắc tộc; thậm chí khi người Trung Quốc thiểu số giữ một cuốn hộ chiếu ngoại quốc thì cả chính quyền lẫn công chúng rộng khắp đều có xu hướng coi họ như là những công dân Trung Quốc. Càng ngày các phương tiện truyền thông trong nước càng đưa ra nhiều ví dụ về tình trạng lăng mạ xỉ nhục công dân Trung Quốc ở nước ngoài để gây nên sự chú ý của công chúng, tăng sức ép lên chính phủ phải hành động.

Trong một thời gian ngắn, quyền ưu tiên chính của chính phủ Trung Quốc sẽ là những quyền lợi có tính chiến lược quốc gia – là các hoạt động khai mỏ (như tại Zambia), việc cô lập về ngoại giao đối với Đài Loan (một nhân tố trong hành động bạo lực ở Quần đảo Solomon) hoặc sự thành công của những khoản đầu tư hàng tỉ đô la được các doanh nghiệp nhà nước thực hiện (như tại Algeria). Tuy nhiên, trong lúc các doanh nghiệp Trung Quốc bành trướng ra hải ngoại và nhiều người Trung Quốc hơn sống và làm việc ở nước ngoài, chính phủ nước này sẽ phải nhấn mạnh nhiều hơn tới việc bảo vệ cho sự an bình của các công dân nước mình. Điều này sẽ lại mở đầu cho nhân tối phức tạp khác trong hoạt động ngoại giao của Trung Quốc.


Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
————–

Overseas and under siege

Aug 11th 2009
From the Economist Intelligence Unit ViewsWire
An apparent rise in violence against Chinese labourers working overseas

Tổng số lượt xem trang