-Truyền hình Trung Quốc phô trương thành tích tấn công tàu Việt Nam ở vùng Hoàng SaTrọng Nghĩa
Trong một phim tài liệu mới phát hành trên mạng vào hôm qua, 04/01/2014, kênh CCTV 4 thuộc Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã kể lại chi tiết một sự cố nghiêm trọng giữa tàu Hải giám Trung Quốc và tàu Hải quân Việt Nam gần khu vực Hoàng Sa vào cuối tháng 06/2007.
--- Tổng thống Thiệu ra lệnh tái chiếm Hoàng Sa, nhưng… (MTG).--Hải chiến Hoàng Sa: Tổng thống Thiệu ra lệnh “không nổ súng“
- Hoàng Sa – thiên đường của chúng ta đã mất! (MTG). - 40 năm Hoàng Sa bị tạm chiếm: Nỗi đau và lòng yêu nước (ANTĐ).- 40 năm Hải chiến Hoàng sa – Kỳ 4: Lệnh khai hỏa (TT). - Diễn biến trận hải chiến Hoàng Sa 1974 (MTG).-- Nỗi nhớ Hoàng Sa (DLB). – Ngụy Văn Thà: Lá bài lật ngửa.
- 40 năm Hải chiến Hoàng sa – Kỳ 2: Tăng viện, tái chiếm đảo (TT). – 40 năm, Hoàng Sa… hận “búa liềm” (DLB).
- Địch Cường – Trung Quốc và Những cuộc Chiến tranh Việt Nam, 1950 -1975 (Dân Luận). “Rằng Trung Quốc đã gửi khoảng 320 nghìn quân hậu thuẫn đến Bắc Việt trong giai đoạn 1965-68, và hơn một nghìn người trong họ đã bị thiệt mạng ở đó, và Mao đã sẵn sàng đánh nhau trực tiếp với người Mỹ vào năm 1968 nếu họ đổ bộ lên Bắc Việt“.
- Tàu Trung Quốc đã rời khỏi Bãi Cỏ Mây? (PT).- Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhân gởi 320.000 quân qua tham chiến ở Việt Nam trong năm 1965-1968 và viện trợ Hà Nội 20 tỷ đô la (Reuters/ Trần Hoàng). - LIÊN XÔ VIỆN TRỢ CHO MIỀN BẮC VIỆT NAM (Global Security/ FB Tin Không Lề). “Năm 2001, Nga đã xóa 85% số nợ 11 tỷ đô la viện trợ cho Bắc Việt trong chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, 15% còn lại (1,65 tỷ đô la) Việt Nam phải trả trong vòng 23 năm. Như vậy hiện tại Việt Nam vẫn còn đang trả nợ chiến tranh cho Nga”.
- 40 năm Hải chiến Hoàng sa – Kỳ 3: Đổ bộ đảo Quang Hòa (TT). - Cảnh cáo hai người Trung Quốc đi xe tự chế có hình “đường lưỡi bò” (PT).
- Liên bang Nga rời bỏ vai trò nước lớn ở châu Á-TBD? (ĐV).
-Châu Á -TBD trước thách thức an ninh trong năm 2014
-Từ hiểm hoạ gần kề đến ”tự diễn biến” và “cách mạng màu” (Tiến Hồng)--- e-ThongLuan
Sau khi nhận định về bối cảnh quốc tế và trong nước diễn biến khẩn trương, phức tạp, ông Rứa viết: «Xu hướng cạnh tranh giữa các nước, nhất là các nước lớn sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, đặc biệt trên các địa bàn chiến lược, trong đó có Biển Ðông (với các ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực)» [1]. Ở đây, trong sự phân tích, đảng cộng sản Việt Nam phải chăng không tự xác định như một đồng minh đương nhiên của một trong hai cường quốc Mỹ, Trung Quốc (không công khai nhắc tên). Điều này có ý nghĩa gì khi kể từ tháng 5/2008, hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam coi nhau như đối tác chiến lược và toàn diện kèm thêm những mỹ từ giả dối “16 chữ vàng và 4 quan hệ tốt”. Tất cả do ông Hồ Cẩm Đào, đại diện một nước lớn với tham vọng bá quyền ít che giấu đưa ra với mục đích đem Việt Nam vào thế bị động, chèn ép mà không thể công khai lên tiếng [2].
“Hoà Kỳ đã trở lại” nhưng hiểm hoạ Hoa xâm đã gần kề
Ngày 21/7/2009, ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra câu tuyên bố lịch sử tại diễn đàn an ninh khu vực ASIAN ở Thái Lan: “Hoa Kỳ đã trở lại”, kèm theo sau việc ký kết Hiệp ước bất tương xâm với ASEAN và tham dự Hội nghị Hạ nguồn sông Mêkong (Việt, Miên, Lào, Thái).
Thực ra, trước những hành động gây hấn liên tục của Trung Quốc tại Biển Đông kể từ tháng 3/2009 (vụ tàu USNS Impeccable tại 120 km nam đảo Hải Nam có căn cứ tàu ngầm Trung Quốc và vụ tàu USS John S MacCain vào tháng 6/2009 gần vịnh Subic của Phi), Hoa Kỳ đã nêu rõ tầm mức quan trọng chiến lược của Biển Đông trong cuộc điều trần tại Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ngày 15/07/2009 với chủ đề: ”'Tranh chấp trên biển và vấn đề chủ quyền tại khu vực Đông Á”. Trong buổi điều trần, phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Robert Sher đã nêu bật 4 thành tố chính trong chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng:
- Chứng tỏ rõ ràng bằng lời nói và hành động rằng Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện và thể hiện vai trò một lực lượng quân sự số một trong khu vực.
- Xác lập quyền tư do đi lại của hạm đội Mỹ
- Thiết lập những quan hệ mạnh mẽ hơn với các đối tác trong vùng, vừa về mặt chính sách, thông qua các cuộc đối thoại chiến lược, vừa về mặt hợp tác giữa các lực lượng quốc gia.
- Củng cố cơ chế đối thoại quân sự và ngoại giao sẵn có với Trung Quốc để tránh không cho các sự cố đáng tiếc xẩy ra.
Về thành tố 1, Mỹ đã tăng cường lực lượng phòng thủ tại đảo Guam, tăng cường lực lượng hạm đội 7. Mối lo trước mắt là mục đích của lực lượng tàu ngầm và căn cứ Tam Á với khả năng chứa 20 tàu ngầm và hàng không mẫu hạm. Cuộc tập trận tháng 6 của Mỹ cùng 6 nước ASEAN (không có Việt Nam) với tập trận chống tàu ngầm khiến Trung Quốc lo ngại. Tuy nhiên cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc (kể từ 11/8/09) với quân số 50 000, vũ khí hạng nặng và khả năng tấn công xa khiến Mỹ và cả Việt Nam lo ngại không kém. Lực lượng hải quân Trung Quốc không ngừng phát triển và đang xúc tiến kế hoạch về hàng hàng không mẫu hạm. Tất nhiên phải mất 10-20 năm để lực lượng hải quân Trung Quốc có khả năng đương đầu với Mỹ. Trung Quốc và Mỹ sẽ tránh đụng độ trực tiếp, đặc biệt là sau lời tuyên bố của tổng thống Obama “Mối bang giao Mỹ Trung định hình thế kỷ 21” và chủ trương “ đối tác thay vì đối đầu” vì hai bên phải nương nhờ vào nhau để giải quyết các vấn đề khủng hoảng kinh tế, vũ khí nguyên tử của Iran, Bắc Hàn và khí hậu nóng toàn cầu. Cho nên các nước trong vùng Biển Đông (trừ Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Phi đã có hiệp ước quân sự) có thể được lá dù Mỹ che chở đến đâu là một chuyện không đơn giản vì phải nằm trong kế hoạch Biển Đông, sẽ được đề cập sau.
Về quyền tự do đi lại, đây là điểm cốt lõi trong chiến lược Biển Đông nên những đụng độ gần đây có thể đã đưa đến một thoả hiệp ngầm xác định rõ ý định của Mỹ để tránh hiểu lầm. Tuy nhiên, quyền tự do đi lại nằm trong kế hoạch kiểm soát cửa ngõ ra vào Thái Bình Dương của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc càng ngày càng công khai biểu lộ tham vọng làm bá chủ không muốn chia xẻ với Mỹ mà câu chuyện trao đổi gần đây giữa hai đô đốc Mỹ Trung về việc chia đôi ảnh hưởng Thái Bình Dương là một thí dụ cụ thể.
Theo sự đánh giá của Trung Quốc [3], Mỹ quan niệm có hai tam giác chiến lược trong vùng Biển Đông: Philippines, vịnh Cam Ranh của Việt Nam và eo biển Malacca đi qua Singapore tạo một tam giác chiến lược, cùng với một tam giác chiến lược khác ở Đông Bắc Á bao gồm Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong khi đó, vì lý do sống còn cho sự phát triển của mình,Trung Quốc không mấy giấu giếm quan niệm hai vòng phòng thủ Biển Đông:
“Vòng phòng thủ thứ nhất (first island chain) chạy từ Đài Loan qua quần đảo Trường Sa tới Singapore ở cuối bán đảo Malaysia. Trong đó có cả các đảo thuộc Nhật Bản, Okinawa, Philippines và Brunei.
Vòng phòng thủ thứ hai (second island chain) thì mở rộng tới tận Australia.
Tham vọng của Bắc Kinh là giành kiểm soát vòng thứ nhất vào năm 2010 và vòng thứ hai vào năm 2040 [4]». Đi xa hơn nữa là một nhận định táo bạo đăng trên một bài của Vietnamnet [4]: “Trong tháng 7, một nhóm cố vấn thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã kêu gọi tăng cường một chiến dịch quân sự mà có thể "xoá bỏ sự kiêu ngạo của một hoặc hai nước nhỏ, giành lại một số đảo và dải đá ngầm chiến lược, bao gồm cả việc tấn công nhằm vào các giếng dầu bất hợp pháp”. Đề nghị này cho rằng Mỹ không đủ quyết tâm để can thiệp. Sự nhận định trên nói lên rõ ràng quyết tâm giải quyết mau chóng vấn đề Biển Đông của một thành phần lãnh đạo Trung Quốc.
Đây chính là hiểm hoạ gần kề.
Trong quan điểm này, Trung Quốc cho rằng Phi Luật Tân là điểm mấu chốt cản trở tham vọng của mình trong vòng 1. Tại sao ? Vì Phi đã ký liên minh quân sự với Mỹ. Và cuộc tập trận quan trọng chống tàu ngầm do Mỹ thực hiện gần đây tại Subic có Phi tham dự. Phi tỏ ra vững chãi trong mối quan hệ với Trung Quốc được thể hiện trong nhiếu sự việc. Mới đây, Phi chuẩn bị tự khai thác một lô dầu khí lớn gần đảo Palawan mà Trung Quốc chỉ phản ứng chiếu lệ.
Với Việt Nam thì không được như vậy. Trung Quốc có thể đánh giá nhận định của ông Scot Marciel, Phó Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái bình dương trong cuộc điều trần “Mỹ không tham dự vào tranh chấp ở Biển Đông” như một nhượng bộ không can thiệp mặc dù có yêu cầu của một quốc gia trong vùng.
Tuy nhiên về điểm này, sự việc chưa hoàn toàn sáng tỏ. Ông Scot Marciel cho rằng các đe doạ của Trung Quốc đối với một số công ty khai thác dầu ở Biển Đông (dù chỉ trên lãnh vực thương mại) là không chấp nhận được và Mỹ sẽ bảo vệ quyền khai thác này mà theo ông không nằm trong hải phận mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền. Đây là vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Trung Quốc cũng đòi theo đường lưỡi bò. Hiện Việt Nam đang có một số dự án khai thác dầu trong vùng chờ công ty nước ngoài tham dự. Hiện số dầu khai thác của Việt Nam đang cạn dần và đứng sau cả Thái Lan. Trong khi đó, người ta chưa biết số phận của dự án thăm dò chung Trung Việt Phi trong vùng Trường Sa (2005) đi về đâu sau khi Phi đã rút. Dự án hàng chục tỉ Mỹ kim do Trung Quốc đưa hãng thầu của mình khai thác trong vùng cửa vịnh Bắc Việt (chưa phân định được ranh giới với Trung Quốc) cũng chưa thấy Việt Nam phản ứng chính thức.
Về điểm 3, những hoạt động để tăng cường hợp tác quân sự Việt-Mỹ về hải và nhất là không quân qua chuyến đi của tướng không quân Chip Utterback vào tháng 7/09 được coi là rất quan trọng và có khả năng dẫn đến việc Mỹ bán cho Việt Nam phi cơ trực thăng chiến đấu và các loại vũ khí khác. Phải chăng đây là bước đầu của một liên minh quân sự ? Thượng nghị sĩ có thế lực Jim Webb (thân cận Obama, vợ Việt và là trưởng tiểu ban Đông Nam Á, uỷ ban đối ngoại thượng viện) tuyên bố trong cuộc điều trần: “Hoa Kỳ có trách nhiệm duy trì một sự cân bằng địa lý chính trị trong vùng, sao cho mọi nước ở châu Á được đối xử một cách công bằng, và bảo vệ được những nước nào vốn chỉ muốn giải quyết tranh chấp một cách hoà bình”. Ghé Việt Nam trong chuyến công du Đông Nam Á hiện nay, ông tuyên bố rõ hơn: “Hoa Kỳ cần cụ thể hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của những vùng này. Tôi không nhất thiết có ý làm việc đó bằng quân sự, mà ý của tôi là nói về quan điểm ngoại giao của chúng ta, lập trường quốc gia của chúng ta, và sự sẵn sàng của chúng ta trong việc trở thành một lực cân bằng với Trung Quốc, chứ không phải chống lại Trung Quốc trong khu vực”. Nói rõ hơn, trái với lập trường không uyển chuyển của ông Scot Marciel, TNS Webb muốn Mỹ có lập trường đứng về phía những quốc gia bị chèn ép trước tuyên bố về chủ quyền theo đường lưỡi bò của Trung Quốc. Và không phải là vô tình khi cộng sản Việt Nam lần đầu tiên cho phép tờ Tuổi Trẻ, Thanh Niên và cả tờ An Ninh Thế Giới đưa ra lời phê phán gay gắt về đường lưỡi bò này. Một hành động có thêm chủ ý tạm thời làm dịu một phần những chống đối thái độ quỵ lụy quá đáng của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên khả năng đạt được liên minh với Mỹ gặp bốn trở ngại: Mỹ dè dặt với phản ứng từ Trung Quốc, Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc, chưa thực tâm và thiếu khả năng tách rời ảnh hưởng của Trung Quốc, giới lãnh đạo đàn áp dân chủ, vi phạm nhân quyền nên chưa đủ tiêu chuẩn của một đồng minh.
Trong tình huống hiện nay, muốn đối phó với hiểm hoạ Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể trông vào nội lực là chính. Về phương diện phòng thủ, lần đầu tiên hai sĩ quan cao cấp không quân (Đại tá Trần Liêm) và hải quân (Đại tá Quách Hải Lương) đã có phát biểu với RFA về khả năng đương đầu về quân sự với Trung Quốc [5]. Cả hai sĩ quan cùng thừa nhận nếu chiến tranh xảy ra thì đây là cuộc chiến không cân sức, vì vậy phải tránh. Mặc dù có mua thêm 6 tàu ngầm 1,8 tỉ MK của Nga cũng như 8 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30 MK2V (sẽ giao năm 2010), thì nói chung, trang bị hải và không quân thuộc thế hệ trước và chỉ có khả năng cầm cự ở biển gần. Không quân thì thiếu các hoả tiễn tầm xa. Nói chung, các sĩ quan này muốn đưa ra vụ chạm trán tàu Maddock của Mỹ cách đây 45 năm để hy vọng tinh thần tác chiến sáng tạo của quân đội bù đắp sự thua sút về lực lượng. Lẫn lộn giữa việc đề cao tinh thần này với một sự so sánh khập khiễng là không thích đáng! 45 năm trước, vụ đụng chạm tàu Maddock chỉ là một cớ để quân đội Mỹ có lý do tham chiến tại Việt Nam chứ không phải là hải quân Mỹ thua hải quân cộng sản Việt Nam. Trong tương lai, Trung Quốc có thể sẽ tạo ra một Maddock thứ hai để có lý do xâm chiếm Trường Sa và thực hiện chiến lược Biển Đông. Và lúc đó là chạm trán thực sự giữa hai lực lượng quân sự.
Điều thiết yếu để đối phó với âm mưu đó tất nhiên là phải phát huy sự đồng thuận trong và ngoài nước trong tinh thần yêu nước chống ngoại xâm chứ không phải là chính sách đàn áp như hiện nay trong khi mình làm cỗ sẵn cho Trung Quốc xơi.
Những yếu tố đưa đến tự diễn biến và cách mạng màu
Trước những phản ứng mạnh mẽ trong và ngoài nước đối với dự án bôxít, đối với sự ức hiếp kể cà đánh chìm các tàu đánh cá trên lãnh hải Việt Nam gần đây và nguy cơ hán hoá trong mọi lĩnh vực kể cả an ninh, ông Rứa lần đầu tiên đã đưa ra nguy cơ “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong nội bộ đảng trước cả "diễn biến hoà bình", gây bạo loạn, lật đổ, hình thành lực lượng đối lập của các thế lực thù địch.
Tác nhân đầu tiên và có tầm mức quan trọng đối với khả năng tự diễn biến trong nội bộ đảng cộng sản chính là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mặc dù là đã về hưu và cao tuổi nhưng tiếng nói của ông có một tiếng vang nhất định đến các thành phần trong đảng.
Tướng Giáp đã ba lần gửi kiến nghị trong tháng 5/09 chống dự án bôxít và đưa đến hình thành một tập hợp hàng ngàn đảo trí thức, chuyên viên ký tên trong ba kiến nghị đăng trong Blog bauxitevietnam.info được hàng triệu người tham dự. Những phản biện chính đáng đó hiện nay chưa đem lại kết quả đáng kể nhưng nó sẽ vẫn tiếp tục nung nấu. Những phản biện đó đã bị ông Nguyễn Phú Trọng xếp loại là do những phần tử xấu phá hoại tình hữu nghị Việt-Trung. Mới đây, trong chuyến thị sát dự án bôxit-nhôm ở Lâm Đồng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ “đây là công trình góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc (sic)"! Vì vậy những lời lẽ như “Nếu dự án ở Tân Rai triển khai tốt, hiệu quả, đảm bảo đúng các yêu cầu đã được phê duyệt về kinh tế, môi trường... thì Việt Nam sẽ mở rộng việc xây dựng những nhà máy alumin khác” chỉ là giả dối. Những mối quan tâm về an ninh, quốc phòng mà hàng ngàn công nhân Trung Quốc hiện diện nơi vị trí chiến lược đã bị bỏ qua. Những tính toán về hiệu quả kinh tế phải chịu lỗ 13 năm, những mối đe doạ phá hoại môi trường sống của Tây Nguyên...cũng vậy và tình hình sẽ chỉ càng ngày càng trầm trọng cho đến khi quá trễ.
Riêng về con người thật của ông Dũng, người nắm nhiều tài liệu không những về nhà thờ họ 7 triệu MK mà còn cả về những quan hệ làm ăn lớn của ông ta với một nhà đấu tranh dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức (tức Trần Đông Chấn, Change we need) đã bị bắt giữ cùng đợt với LS Lê Công Định. Nếu toàn bộ sự thật được phơi bày, đây sẽ là quả bom nổ nói lên thực chất của giới lãnh đạo cộng sản hiện nay.
Tướng Giáp, vào đầu tháng 8, còn cho phổ biến trên một số diễn đàn điện tử hai lá thư gửi Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu (8/6/09) và Bộ chính trị (10/6/09) đính kèm thư tố cáo Nguyễn Chí Vịnh lũng đoạn Tổng Cục 2 (ngày 16/12/08) của Trung tá Vũ Minh Trí [6]. Tướng Giáp cảnh báo: “Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng”. Muốn biết lý do đưa đến nhận định đó thì phải đối chiếu những lũng đoạn hiện nay của Nguyễn Chí Vịnh nêu trong thư của Trung tá Trí với những tố cáo về việc thành lập và những sai phạm lớn của Tổng cục 2 (vụ Sáu Sứ, T4) [7] vẫn chưa được giải quyết. Đây là một cơ quan siêu quyền lực do Lê Đức Anh, một người gốc tích cai đồn điền cao su và được coi rất hèn yếu trước Trung Quốc [8], là cha đẻ và giao cho con nuôi là Nguyễn Chí Vịnh cầm đầu. Tư cách và khả năng của Nguyễn Chí Vịnh thì mọi người trong quân đội đều đã rõ. Những lạm dụng của cơ quan này để tham ô lớn trong lãnh vực kinh doanh, mua bán võ khí phế thải, không ai là không biết. Đặc biệt là một số nhân vật cấp cao từ Tổng bí thư trở xuống đều có hồ sơ mà trước đây Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh đã tố cáo và nay thì trung tá Vũ Minh Trí cho rằng “hàng loạt tin tức, tài liệu mà trong đó Tổng cục 2 nhận định: Nguyễn Mạnh Cầm, Phan Diễn, Trần Bạch Đằng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh, Trương Tấn Sang, Võ Viết Thanh, Phan Văn Trang, Nguyễn Ngọc Trừu,... là có yếu tố địch”. Nhưng địch nào đây? Có một nhân vật cần lưu ý là Trương Tấn Sang, một uỷ viên BCT. Đặc biệt là lực lượng “tình báo hành động“ K3, 74, 94 được thiết lập nhằm mục đích gì. Và quan trọng hơn nữa là sự hợp tác hành động với cục tình báo Hoa Nam trong đường lối hợp tác toàn diện đã được hai bên thoả thuận.
Về diễn biến hoà bình, trong bài diễn văn của ông Nguyễn Minh Triết vào tháng 6/2009 tại Học viện ngoại giao, trước những phản ứng gay gắt của quốc tế sau đợt bắt bớ những nhân vật đấu tranh cho dân chủ tên tuổi như luật sư Lê Công Định… lần đầu tiên đã đề cập đến một cuộc “cách mạng màu” [9]. Nếu không phải là cách mạng màu cam như ở Ukraine, cách mạng màu nhung như ở Tiệp Khắc, thì chúng ta có thể nói đến “cách mạng màu xanh” như màu của áo T-shirt mà nhiều bạn trẻ trong nước ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng đã mang với khẩu hiệu “Giữ màu xanh và an ninh cho Việt Nam” [10]. Cách mạng màu xanh sẽ không chỉ phát xuất từ mối lo hán hoá từ bôxít mà còn từ những nguồn khác. Gần đây, người ta còn được biết về nguy cơ ký kết thành lập hai nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận mà Trung Quốc đang cố giành phần. Cùng lúc, nhà cầm quyền cộng sản vừa ký thoả thuận để thăm dò và khai thác Uranium ở Tây Nguyên, sự kiện này đã được tiến sĩ Mai Thanh Truyết lên tiếng báo động có bàn tay của Trung Quốc trong mối liên hệ với khai thác bôxit và an ninh tổ quốc.
Chúng ta có thể khẳng định một điều: Khi nhà cầm quyền cộng sản lo ngại tự diễn biến hay cách mạng màu là vì nó có tác nhân cụ thể. Tình hình biến chuyển dồn dập sắp tới sẽ đưa tới những đột xuất đi theo chiều hướng trên. Nó sẽ không phụ thuộc vào sức mạnh đàn áp của công an hay chính sách bịt miệng của giới lãnh đạo mất phẩm cách hiện nay mà phụ thuộc vào sự kết hợp của những tổ chức đấu tranh thực sự cho đất nước.
[1] “Đảng cộng sản Việt Nam lo ‘tự diễn biến’”. BBC Tiếng Việt, 4/8/09.
[2] Minh Hoàng, “Sức ép Trung Quốc ngày càng gia tăng”. Thông Luận, 3/8/09.
[3] “Trung Quốc nghĩ gì về chính sách biển của Mỹ”. BBC Tiếng Việt, 11/8/09. (Thảo luận giữa hai chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc trên kênh truyền hình CCTV-7 ngày 9/8/09).
[4] “Mỹ “tiến thoái lưỡng nan” về Biển Đông”. VietNamNet, 3/8/2009.
[5] “Cuộc tập trận phô diễn sức mạnh của Trung Quốc” (phần 2). Đài Á Châu Tự Do (RFA), 14/8/09.
[6] “Cơ quan tình báo quân đội VN và những dâu hiệu của một đại hoạ” (phần 4). Đài Á Châu Tự Do (RFA), 15/8/09.
[7] “Tổng cục 2, cơ quan tình báo gây nhiều quan ngại” (phần 1). Đài Á Châu Tự Do (RFA), 12/8/09.
[8] “Cơ quan tình báo quân đội VN và những dâu hiệu của một đại hoạ” (phần 6). Đài Á Châu Tự Do (RFA), 16/8/09.
[9] “Việt Nam cảnh giác với ‘cách mạng màu’”. BBC Tiếng Việt, 18/6/2009.
[10] “Tuổi trẻ VN mặc áo khẩu hiệu đòi giữ các đảo, chống bôxít”. Việt Báo (USA), 16/7/2009.
Trong một phim tài liệu mới phát hành trên mạng vào hôm qua, 04/01/2014, kênh CCTV 4 thuộc Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã kể lại chi tiết một sự cố nghiêm trọng giữa tàu Hải giám Trung Quốc và tàu Hải quân Việt Nam gần khu vực Hoàng Sa vào cuối tháng 06/2007.
Đây không phải là lần đầu tiên mà truyền hình Trung Quốc tiết lộ các đoạn phim mà hải quân nước này quay được vào lúc diễn ra sự kiện, với mục tiêu quảng bá cho chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.
Tài liệu dài gần năm phút (4.46), rất đáng chú ý ở những đoạn video quay ngay tại hiện trường cho thấy rõ diễn tiến cuộc chạm trán giữa một đội tàu hải giám Trung Quốc rất hùng hậu, với ít nhất là hai tàu hải quân Việt Nam vào ngày 29/06/2007 tại một khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đặt tên là Tây Sa (Xisha).
Phóng sự nêu rõ bối cảnh vụ chạm trán – dĩ nhiên là theo quan điểm Trung Quốc : Ngày 26/06/2007, một chiếc tàu thăm dò dầu khí của tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC được phái đến hoạt động tại một khu vực ở phía tây Hoàng Sa. Nhưng chưa đến được nơi thì chiếc tàu này đã bị « tàu võ trang nước ngoài thô bạo cản đường » và bị buộc phải lùi bước.
Dù không nêu đích danh đó là tàu của Việt Nam, nhưng phóng sự lại nêu bật lời cảnh cáo của đối phương đối với tàu Trung Quốc : « Nếu không rời nơi này, chúng tôi sẽ có biện pháp chiếu theo luật của Việt Nam ». Theo phóng sự thì vào lúc ấy có khoảng 30 tàu lạ trong khu vực, một số đã chiếm lĩnh vùng mà phia Trung Quốc định thăm dò.
Trước tình hình đó, theo bài phóng sự của CCTV, chính quyền Trung Quốc đã quyết định dùng biện pháp mạnh theo tinh thần luật về thực thi luật pháp của Trung Quốc.
--- Tổng thống Thiệu ra lệnh tái chiếm Hoàng Sa, nhưng… (MTG).--Hải chiến Hoàng Sa: Tổng thống Thiệu ra lệnh “không nổ súng“
- Hoàng Sa – thiên đường của chúng ta đã mất! (MTG). - 40 năm Hoàng Sa bị tạm chiếm: Nỗi đau và lòng yêu nước (ANTĐ).- 40 năm Hải chiến Hoàng sa – Kỳ 4: Lệnh khai hỏa (TT). - Diễn biến trận hải chiến Hoàng Sa 1974 (MTG).-- Nỗi nhớ Hoàng Sa (DLB). – Ngụy Văn Thà: Lá bài lật ngửa.
- 40 năm Hải chiến Hoàng sa – Kỳ 2: Tăng viện, tái chiếm đảo (TT). – 40 năm, Hoàng Sa… hận “búa liềm” (DLB).
- Địch Cường – Trung Quốc và Những cuộc Chiến tranh Việt Nam, 1950 -1975 (Dân Luận). “Rằng Trung Quốc đã gửi khoảng 320 nghìn quân hậu thuẫn đến Bắc Việt trong giai đoạn 1965-68, và hơn một nghìn người trong họ đã bị thiệt mạng ở đó, và Mao đã sẵn sàng đánh nhau trực tiếp với người Mỹ vào năm 1968 nếu họ đổ bộ lên Bắc Việt“.
- Tàu Trung Quốc đã rời khỏi Bãi Cỏ Mây? (PT).- Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhân gởi 320.000 quân qua tham chiến ở Việt Nam trong năm 1965-1968 và viện trợ Hà Nội 20 tỷ đô la (Reuters/ Trần Hoàng). - LIÊN XÔ VIỆN TRỢ CHO MIỀN BẮC VIỆT NAM (Global Security/ FB Tin Không Lề). “Năm 2001, Nga đã xóa 85% số nợ 11 tỷ đô la viện trợ cho Bắc Việt trong chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, 15% còn lại (1,65 tỷ đô la) Việt Nam phải trả trong vòng 23 năm. Như vậy hiện tại Việt Nam vẫn còn đang trả nợ chiến tranh cho Nga”.
- 40 năm Hải chiến Hoàng sa – Kỳ 3: Đổ bộ đảo Quang Hòa (TT). - Cảnh cáo hai người Trung Quốc đi xe tự chế có hình “đường lưỡi bò” (PT).
- Liên bang Nga rời bỏ vai trò nước lớn ở châu Á-TBD? (ĐV).
-Châu Á -TBD trước thách thức an ninh trong năm 2014
“… Khi nhà cầm quyền cộng sản lo ngại tự diễn biến hay cách mạng màu là vì nó có tác nhân cụ thể. Tình hình biến chuyển dồn dập sắp tới sẽ đưa tới những đột xuất đi theo chiều hướng trên …”
Ngày 3/8/2009, trên tờ báo đảng Nhân Dân điện tử, “tiến sĩ” Tô Huy Rứa, uỷ viên Bộ Chính trị, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã có một bài phân tích tình hình đáng chú ý.Sau khi nhận định về bối cảnh quốc tế và trong nước diễn biến khẩn trương, phức tạp, ông Rứa viết: «Xu hướng cạnh tranh giữa các nước, nhất là các nước lớn sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, đặc biệt trên các địa bàn chiến lược, trong đó có Biển Ðông (với các ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực)» [1]. Ở đây, trong sự phân tích, đảng cộng sản Việt Nam phải chăng không tự xác định như một đồng minh đương nhiên của một trong hai cường quốc Mỹ, Trung Quốc (không công khai nhắc tên). Điều này có ý nghĩa gì khi kể từ tháng 5/2008, hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam coi nhau như đối tác chiến lược và toàn diện kèm thêm những mỹ từ giả dối “16 chữ vàng và 4 quan hệ tốt”. Tất cả do ông Hồ Cẩm Đào, đại diện một nước lớn với tham vọng bá quyền ít che giấu đưa ra với mục đích đem Việt Nam vào thế bị động, chèn ép mà không thể công khai lên tiếng [2].
“Hoà Kỳ đã trở lại” nhưng hiểm hoạ Hoa xâm đã gần kề
Ngày 21/7/2009, ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra câu tuyên bố lịch sử tại diễn đàn an ninh khu vực ASIAN ở Thái Lan: “Hoa Kỳ đã trở lại”, kèm theo sau việc ký kết Hiệp ước bất tương xâm với ASEAN và tham dự Hội nghị Hạ nguồn sông Mêkong (Việt, Miên, Lào, Thái).
Thực ra, trước những hành động gây hấn liên tục của Trung Quốc tại Biển Đông kể từ tháng 3/2009 (vụ tàu USNS Impeccable tại 120 km nam đảo Hải Nam có căn cứ tàu ngầm Trung Quốc và vụ tàu USS John S MacCain vào tháng 6/2009 gần vịnh Subic của Phi), Hoa Kỳ đã nêu rõ tầm mức quan trọng chiến lược của Biển Đông trong cuộc điều trần tại Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ngày 15/07/2009 với chủ đề: ”'Tranh chấp trên biển và vấn đề chủ quyền tại khu vực Đông Á”. Trong buổi điều trần, phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Robert Sher đã nêu bật 4 thành tố chính trong chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng:
- Chứng tỏ rõ ràng bằng lời nói và hành động rằng Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện và thể hiện vai trò một lực lượng quân sự số một trong khu vực.
- Xác lập quyền tư do đi lại của hạm đội Mỹ
- Thiết lập những quan hệ mạnh mẽ hơn với các đối tác trong vùng, vừa về mặt chính sách, thông qua các cuộc đối thoại chiến lược, vừa về mặt hợp tác giữa các lực lượng quốc gia.
- Củng cố cơ chế đối thoại quân sự và ngoại giao sẵn có với Trung Quốc để tránh không cho các sự cố đáng tiếc xẩy ra.
Về thành tố 1, Mỹ đã tăng cường lực lượng phòng thủ tại đảo Guam, tăng cường lực lượng hạm đội 7. Mối lo trước mắt là mục đích của lực lượng tàu ngầm và căn cứ Tam Á với khả năng chứa 20 tàu ngầm và hàng không mẫu hạm. Cuộc tập trận tháng 6 của Mỹ cùng 6 nước ASEAN (không có Việt Nam) với tập trận chống tàu ngầm khiến Trung Quốc lo ngại. Tuy nhiên cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc (kể từ 11/8/09) với quân số 50 000, vũ khí hạng nặng và khả năng tấn công xa khiến Mỹ và cả Việt Nam lo ngại không kém. Lực lượng hải quân Trung Quốc không ngừng phát triển và đang xúc tiến kế hoạch về hàng hàng không mẫu hạm. Tất nhiên phải mất 10-20 năm để lực lượng hải quân Trung Quốc có khả năng đương đầu với Mỹ. Trung Quốc và Mỹ sẽ tránh đụng độ trực tiếp, đặc biệt là sau lời tuyên bố của tổng thống Obama “Mối bang giao Mỹ Trung định hình thế kỷ 21” và chủ trương “ đối tác thay vì đối đầu” vì hai bên phải nương nhờ vào nhau để giải quyết các vấn đề khủng hoảng kinh tế, vũ khí nguyên tử của Iran, Bắc Hàn và khí hậu nóng toàn cầu. Cho nên các nước trong vùng Biển Đông (trừ Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Phi đã có hiệp ước quân sự) có thể được lá dù Mỹ che chở đến đâu là một chuyện không đơn giản vì phải nằm trong kế hoạch Biển Đông, sẽ được đề cập sau.
Về quyền tự do đi lại, đây là điểm cốt lõi trong chiến lược Biển Đông nên những đụng độ gần đây có thể đã đưa đến một thoả hiệp ngầm xác định rõ ý định của Mỹ để tránh hiểu lầm. Tuy nhiên, quyền tự do đi lại nằm trong kế hoạch kiểm soát cửa ngõ ra vào Thái Bình Dương của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc càng ngày càng công khai biểu lộ tham vọng làm bá chủ không muốn chia xẻ với Mỹ mà câu chuyện trao đổi gần đây giữa hai đô đốc Mỹ Trung về việc chia đôi ảnh hưởng Thái Bình Dương là một thí dụ cụ thể.
Theo sự đánh giá của Trung Quốc [3], Mỹ quan niệm có hai tam giác chiến lược trong vùng Biển Đông: Philippines, vịnh Cam Ranh của Việt Nam và eo biển Malacca đi qua Singapore tạo một tam giác chiến lược, cùng với một tam giác chiến lược khác ở Đông Bắc Á bao gồm Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong khi đó, vì lý do sống còn cho sự phát triển của mình,Trung Quốc không mấy giấu giếm quan niệm hai vòng phòng thủ Biển Đông:
“Vòng phòng thủ thứ nhất (first island chain) chạy từ Đài Loan qua quần đảo Trường Sa tới Singapore ở cuối bán đảo Malaysia. Trong đó có cả các đảo thuộc Nhật Bản, Okinawa, Philippines và Brunei.
Vòng phòng thủ thứ hai (second island chain) thì mở rộng tới tận Australia.
Tham vọng của Bắc Kinh là giành kiểm soát vòng thứ nhất vào năm 2010 và vòng thứ hai vào năm 2040 [4]». Đi xa hơn nữa là một nhận định táo bạo đăng trên một bài của Vietnamnet [4]: “Trong tháng 7, một nhóm cố vấn thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã kêu gọi tăng cường một chiến dịch quân sự mà có thể "xoá bỏ sự kiêu ngạo của một hoặc hai nước nhỏ, giành lại một số đảo và dải đá ngầm chiến lược, bao gồm cả việc tấn công nhằm vào các giếng dầu bất hợp pháp”. Đề nghị này cho rằng Mỹ không đủ quyết tâm để can thiệp. Sự nhận định trên nói lên rõ ràng quyết tâm giải quyết mau chóng vấn đề Biển Đông của một thành phần lãnh đạo Trung Quốc.
Đây chính là hiểm hoạ gần kề.
Trong quan điểm này, Trung Quốc cho rằng Phi Luật Tân là điểm mấu chốt cản trở tham vọng của mình trong vòng 1. Tại sao ? Vì Phi đã ký liên minh quân sự với Mỹ. Và cuộc tập trận quan trọng chống tàu ngầm do Mỹ thực hiện gần đây tại Subic có Phi tham dự. Phi tỏ ra vững chãi trong mối quan hệ với Trung Quốc được thể hiện trong nhiếu sự việc. Mới đây, Phi chuẩn bị tự khai thác một lô dầu khí lớn gần đảo Palawan mà Trung Quốc chỉ phản ứng chiếu lệ.
Với Việt Nam thì không được như vậy. Trung Quốc có thể đánh giá nhận định của ông Scot Marciel, Phó Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái bình dương trong cuộc điều trần “Mỹ không tham dự vào tranh chấp ở Biển Đông” như một nhượng bộ không can thiệp mặc dù có yêu cầu của một quốc gia trong vùng.
Tuy nhiên về điểm này, sự việc chưa hoàn toàn sáng tỏ. Ông Scot Marciel cho rằng các đe doạ của Trung Quốc đối với một số công ty khai thác dầu ở Biển Đông (dù chỉ trên lãnh vực thương mại) là không chấp nhận được và Mỹ sẽ bảo vệ quyền khai thác này mà theo ông không nằm trong hải phận mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền. Đây là vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Trung Quốc cũng đòi theo đường lưỡi bò. Hiện Việt Nam đang có một số dự án khai thác dầu trong vùng chờ công ty nước ngoài tham dự. Hiện số dầu khai thác của Việt Nam đang cạn dần và đứng sau cả Thái Lan. Trong khi đó, người ta chưa biết số phận của dự án thăm dò chung Trung Việt Phi trong vùng Trường Sa (2005) đi về đâu sau khi Phi đã rút. Dự án hàng chục tỉ Mỹ kim do Trung Quốc đưa hãng thầu của mình khai thác trong vùng cửa vịnh Bắc Việt (chưa phân định được ranh giới với Trung Quốc) cũng chưa thấy Việt Nam phản ứng chính thức.
Về điểm 3, những hoạt động để tăng cường hợp tác quân sự Việt-Mỹ về hải và nhất là không quân qua chuyến đi của tướng không quân Chip Utterback vào tháng 7/09 được coi là rất quan trọng và có khả năng dẫn đến việc Mỹ bán cho Việt Nam phi cơ trực thăng chiến đấu và các loại vũ khí khác. Phải chăng đây là bước đầu của một liên minh quân sự ? Thượng nghị sĩ có thế lực Jim Webb (thân cận Obama, vợ Việt và là trưởng tiểu ban Đông Nam Á, uỷ ban đối ngoại thượng viện) tuyên bố trong cuộc điều trần: “Hoa Kỳ có trách nhiệm duy trì một sự cân bằng địa lý chính trị trong vùng, sao cho mọi nước ở châu Á được đối xử một cách công bằng, và bảo vệ được những nước nào vốn chỉ muốn giải quyết tranh chấp một cách hoà bình”. Ghé Việt Nam trong chuyến công du Đông Nam Á hiện nay, ông tuyên bố rõ hơn: “Hoa Kỳ cần cụ thể hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của những vùng này. Tôi không nhất thiết có ý làm việc đó bằng quân sự, mà ý của tôi là nói về quan điểm ngoại giao của chúng ta, lập trường quốc gia của chúng ta, và sự sẵn sàng của chúng ta trong việc trở thành một lực cân bằng với Trung Quốc, chứ không phải chống lại Trung Quốc trong khu vực”. Nói rõ hơn, trái với lập trường không uyển chuyển của ông Scot Marciel, TNS Webb muốn Mỹ có lập trường đứng về phía những quốc gia bị chèn ép trước tuyên bố về chủ quyền theo đường lưỡi bò của Trung Quốc. Và không phải là vô tình khi cộng sản Việt Nam lần đầu tiên cho phép tờ Tuổi Trẻ, Thanh Niên và cả tờ An Ninh Thế Giới đưa ra lời phê phán gay gắt về đường lưỡi bò này. Một hành động có thêm chủ ý tạm thời làm dịu một phần những chống đối thái độ quỵ lụy quá đáng của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên khả năng đạt được liên minh với Mỹ gặp bốn trở ngại: Mỹ dè dặt với phản ứng từ Trung Quốc, Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc, chưa thực tâm và thiếu khả năng tách rời ảnh hưởng của Trung Quốc, giới lãnh đạo đàn áp dân chủ, vi phạm nhân quyền nên chưa đủ tiêu chuẩn của một đồng minh.
Trong tình huống hiện nay, muốn đối phó với hiểm hoạ Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể trông vào nội lực là chính. Về phương diện phòng thủ, lần đầu tiên hai sĩ quan cao cấp không quân (Đại tá Trần Liêm) và hải quân (Đại tá Quách Hải Lương) đã có phát biểu với RFA về khả năng đương đầu về quân sự với Trung Quốc [5]. Cả hai sĩ quan cùng thừa nhận nếu chiến tranh xảy ra thì đây là cuộc chiến không cân sức, vì vậy phải tránh. Mặc dù có mua thêm 6 tàu ngầm 1,8 tỉ MK của Nga cũng như 8 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30 MK2V (sẽ giao năm 2010), thì nói chung, trang bị hải và không quân thuộc thế hệ trước và chỉ có khả năng cầm cự ở biển gần. Không quân thì thiếu các hoả tiễn tầm xa. Nói chung, các sĩ quan này muốn đưa ra vụ chạm trán tàu Maddock của Mỹ cách đây 45 năm để hy vọng tinh thần tác chiến sáng tạo của quân đội bù đắp sự thua sút về lực lượng. Lẫn lộn giữa việc đề cao tinh thần này với một sự so sánh khập khiễng là không thích đáng! 45 năm trước, vụ đụng chạm tàu Maddock chỉ là một cớ để quân đội Mỹ có lý do tham chiến tại Việt Nam chứ không phải là hải quân Mỹ thua hải quân cộng sản Việt Nam. Trong tương lai, Trung Quốc có thể sẽ tạo ra một Maddock thứ hai để có lý do xâm chiếm Trường Sa và thực hiện chiến lược Biển Đông. Và lúc đó là chạm trán thực sự giữa hai lực lượng quân sự.
Điều thiết yếu để đối phó với âm mưu đó tất nhiên là phải phát huy sự đồng thuận trong và ngoài nước trong tinh thần yêu nước chống ngoại xâm chứ không phải là chính sách đàn áp như hiện nay trong khi mình làm cỗ sẵn cho Trung Quốc xơi.
Những yếu tố đưa đến tự diễn biến và cách mạng màu
Trước những phản ứng mạnh mẽ trong và ngoài nước đối với dự án bôxít, đối với sự ức hiếp kể cà đánh chìm các tàu đánh cá trên lãnh hải Việt Nam gần đây và nguy cơ hán hoá trong mọi lĩnh vực kể cả an ninh, ông Rứa lần đầu tiên đã đưa ra nguy cơ “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong nội bộ đảng trước cả "diễn biến hoà bình", gây bạo loạn, lật đổ, hình thành lực lượng đối lập của các thế lực thù địch.
Tác nhân đầu tiên và có tầm mức quan trọng đối với khả năng tự diễn biến trong nội bộ đảng cộng sản chính là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mặc dù là đã về hưu và cao tuổi nhưng tiếng nói của ông có một tiếng vang nhất định đến các thành phần trong đảng.
Tướng Giáp đã ba lần gửi kiến nghị trong tháng 5/09 chống dự án bôxít và đưa đến hình thành một tập hợp hàng ngàn đảo trí thức, chuyên viên ký tên trong ba kiến nghị đăng trong Blog bauxitevietnam.info được hàng triệu người tham dự. Những phản biện chính đáng đó hiện nay chưa đem lại kết quả đáng kể nhưng nó sẽ vẫn tiếp tục nung nấu. Những phản biện đó đã bị ông Nguyễn Phú Trọng xếp loại là do những phần tử xấu phá hoại tình hữu nghị Việt-Trung. Mới đây, trong chuyến thị sát dự án bôxit-nhôm ở Lâm Đồng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ “đây là công trình góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc (sic)"! Vì vậy những lời lẽ như “Nếu dự án ở Tân Rai triển khai tốt, hiệu quả, đảm bảo đúng các yêu cầu đã được phê duyệt về kinh tế, môi trường... thì Việt Nam sẽ mở rộng việc xây dựng những nhà máy alumin khác” chỉ là giả dối. Những mối quan tâm về an ninh, quốc phòng mà hàng ngàn công nhân Trung Quốc hiện diện nơi vị trí chiến lược đã bị bỏ qua. Những tính toán về hiệu quả kinh tế phải chịu lỗ 13 năm, những mối đe doạ phá hoại môi trường sống của Tây Nguyên...cũng vậy và tình hình sẽ chỉ càng ngày càng trầm trọng cho đến khi quá trễ.
Riêng về con người thật của ông Dũng, người nắm nhiều tài liệu không những về nhà thờ họ 7 triệu MK mà còn cả về những quan hệ làm ăn lớn của ông ta với một nhà đấu tranh dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức (tức Trần Đông Chấn, Change we need) đã bị bắt giữ cùng đợt với LS Lê Công Định. Nếu toàn bộ sự thật được phơi bày, đây sẽ là quả bom nổ nói lên thực chất của giới lãnh đạo cộng sản hiện nay.
Tướng Giáp, vào đầu tháng 8, còn cho phổ biến trên một số diễn đàn điện tử hai lá thư gửi Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu (8/6/09) và Bộ chính trị (10/6/09) đính kèm thư tố cáo Nguyễn Chí Vịnh lũng đoạn Tổng Cục 2 (ngày 16/12/08) của Trung tá Vũ Minh Trí [6]. Tướng Giáp cảnh báo: “Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng”. Muốn biết lý do đưa đến nhận định đó thì phải đối chiếu những lũng đoạn hiện nay của Nguyễn Chí Vịnh nêu trong thư của Trung tá Trí với những tố cáo về việc thành lập và những sai phạm lớn của Tổng cục 2 (vụ Sáu Sứ, T4) [7] vẫn chưa được giải quyết. Đây là một cơ quan siêu quyền lực do Lê Đức Anh, một người gốc tích cai đồn điền cao su và được coi rất hèn yếu trước Trung Quốc [8], là cha đẻ và giao cho con nuôi là Nguyễn Chí Vịnh cầm đầu. Tư cách và khả năng của Nguyễn Chí Vịnh thì mọi người trong quân đội đều đã rõ. Những lạm dụng của cơ quan này để tham ô lớn trong lãnh vực kinh doanh, mua bán võ khí phế thải, không ai là không biết. Đặc biệt là một số nhân vật cấp cao từ Tổng bí thư trở xuống đều có hồ sơ mà trước đây Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh đã tố cáo và nay thì trung tá Vũ Minh Trí cho rằng “hàng loạt tin tức, tài liệu mà trong đó Tổng cục 2 nhận định: Nguyễn Mạnh Cầm, Phan Diễn, Trần Bạch Đằng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh, Trương Tấn Sang, Võ Viết Thanh, Phan Văn Trang, Nguyễn Ngọc Trừu,... là có yếu tố địch”. Nhưng địch nào đây? Có một nhân vật cần lưu ý là Trương Tấn Sang, một uỷ viên BCT. Đặc biệt là lực lượng “tình báo hành động“ K3, 74, 94 được thiết lập nhằm mục đích gì. Và quan trọng hơn nữa là sự hợp tác hành động với cục tình báo Hoa Nam trong đường lối hợp tác toàn diện đã được hai bên thoả thuận.
Về diễn biến hoà bình, trong bài diễn văn của ông Nguyễn Minh Triết vào tháng 6/2009 tại Học viện ngoại giao, trước những phản ứng gay gắt của quốc tế sau đợt bắt bớ những nhân vật đấu tranh cho dân chủ tên tuổi như luật sư Lê Công Định… lần đầu tiên đã đề cập đến một cuộc “cách mạng màu” [9]. Nếu không phải là cách mạng màu cam như ở Ukraine, cách mạng màu nhung như ở Tiệp Khắc, thì chúng ta có thể nói đến “cách mạng màu xanh” như màu của áo T-shirt mà nhiều bạn trẻ trong nước ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng đã mang với khẩu hiệu “Giữ màu xanh và an ninh cho Việt Nam” [10]. Cách mạng màu xanh sẽ không chỉ phát xuất từ mối lo hán hoá từ bôxít mà còn từ những nguồn khác. Gần đây, người ta còn được biết về nguy cơ ký kết thành lập hai nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận mà Trung Quốc đang cố giành phần. Cùng lúc, nhà cầm quyền cộng sản vừa ký thoả thuận để thăm dò và khai thác Uranium ở Tây Nguyên, sự kiện này đã được tiến sĩ Mai Thanh Truyết lên tiếng báo động có bàn tay của Trung Quốc trong mối liên hệ với khai thác bôxit và an ninh tổ quốc.
Chúng ta có thể khẳng định một điều: Khi nhà cầm quyền cộng sản lo ngại tự diễn biến hay cách mạng màu là vì nó có tác nhân cụ thể. Tình hình biến chuyển dồn dập sắp tới sẽ đưa tới những đột xuất đi theo chiều hướng trên. Nó sẽ không phụ thuộc vào sức mạnh đàn áp của công an hay chính sách bịt miệng của giới lãnh đạo mất phẩm cách hiện nay mà phụ thuộc vào sự kết hợp của những tổ chức đấu tranh thực sự cho đất nước.
Rennes 21/08/2009
Tiến Hồng
© Thông Luận 2009Tiến Hồng
[1] “Đảng cộng sản Việt Nam lo ‘tự diễn biến’”. BBC Tiếng Việt, 4/8/09.
[2] Minh Hoàng, “Sức ép Trung Quốc ngày càng gia tăng”. Thông Luận, 3/8/09.
[3] “Trung Quốc nghĩ gì về chính sách biển của Mỹ”. BBC Tiếng Việt, 11/8/09. (Thảo luận giữa hai chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc trên kênh truyền hình CCTV-7 ngày 9/8/09).
[4] “Mỹ “tiến thoái lưỡng nan” về Biển Đông”. VietNamNet, 3/8/2009.
[5] “Cuộc tập trận phô diễn sức mạnh của Trung Quốc” (phần 2). Đài Á Châu Tự Do (RFA), 14/8/09.
[6] “Cơ quan tình báo quân đội VN và những dâu hiệu của một đại hoạ” (phần 4). Đài Á Châu Tự Do (RFA), 15/8/09.
[7] “Tổng cục 2, cơ quan tình báo gây nhiều quan ngại” (phần 1). Đài Á Châu Tự Do (RFA), 12/8/09.
[8] “Cơ quan tình báo quân đội VN và những dâu hiệu của một đại hoạ” (phần 6). Đài Á Châu Tự Do (RFA), 16/8/09.
[9] “Việt Nam cảnh giác với ‘cách mạng màu’”. BBC Tiếng Việt, 18/6/2009.
[10] “Tuổi trẻ VN mặc áo khẩu hiệu đòi giữ các đảo, chống bôxít”. Việt Báo (USA), 16/7/2009.