Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Vườn rau Lộc Hưng lại nóng lên ...

-
-www.ducme.tv -Cà Phê Tối- Phản ứng của bà con Vườn rau Lộc Hưng, ngày 14.07.2014

Sáng ngày 14.07.2014, nhà cầm quyền tiếp tục huy động lực lượng công quyền đến cưỡng chế khu đất của bà con khu Vườn Rau Lộc Hưng ngụ tại Phường 6, quận Tân Bình - Sài Gòn, để gây áp lực, buộc bà con phá bỏ các trụ xi măng bao quanh khu vườn rau với lý do bà con đang xây dựng trái phép khu đất này.

Cách đây 2 ngày, Quận và phường đã huy động thanh niên tình nguyện dọn dẹp vệ sinh trong khu đất của bà con. Hưởng ứng việc làm này, bà con Vườn Rau Lộc Hưng quyết định xây dựng hàng rào rào lại khu đất, nhằm bảo vệ tài sản của bà con và bảo vệ môi trường sống nơi đây, tuy nhiên nhà cầm quyền lại quy kết cho bà con xây dựng trái phép trên khu đất này nhưng bà con kiên quyết không phá bỏ.


Văn phòng Chính phủ bị "định hướng" thông tin?


Trước nay tưởng chỉ có báo chí được nhắc nhở về chuyện định hướng thông tin, ai dè vừa phát hiện cơ quan tham mưu của Thủ tướng cũng bị "định hướng", cố ý làm sai lệch ý kiến chỉ đạo khi phát hành thông tin ra bên ngoài. Vụ này vở lỡ khi ở cuộc họp báo thường kỳ chiều qua, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình cho biết, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận (số 222) của Thủ tướng xung quanh những sai phạm tại Vinaconex. Tuy nhiên, thông báo này lại thiếu một số nội dung đã được Thủ tướng kết luận trước đó.

scan0031.jpg picture by phanloihanoiscan0032.jpg picture by phanloihanoi
Theo ông Phạm Văn Khanh, Vụ trưởng Vụ 1, Thanh tra Chính phủ, có ba nội dung liên quan đến sai phạm tại Vinaconex đã được Thủ tướng kết luận nhưng chưa được đưa vào thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng (số 222) của Văn phòng Chính phủ.
Khu đô thị Bắc An Khánh. Ảnh: Đức Long.
Cụ thể, các nội dung còn thiếu gồm: thứ nhất, Thanh tra Chính phủ bàn giao hồ sơ tài liệu có liên quan đến những sai phạm tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội) theo đề nghị của C37- Bộ Công an để xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ hai
, Thanh tra Chính phủ kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có vi phạm (kể cả những người đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác) và đã được Thủ tướng kết luận. Theo đó, các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Vinaconex, Giám đốc Ban quản lý dự án Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính có khuyết điểm nêu trong kết luận thanh tra phải bị kiểm điểm, xử lý nghiêm. Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc không đưa nội dung trên trong thông báo số 222 là “chưa đúng với quy trình xử lý sau thanh thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”.

Thứ ba
, Thanh tra Chính phủ đề nghị bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội diện tích 12.996 m2 tầng 1 các tòa nhà chung cư cao tầng, nhà văn phòng, cửa hàng tại khu Trung Hòa - Nhân Chính để sử dụng vào mục đích công cộng (đã được Vinaconex bán không qua hình thức đấu giá để thu hơn 230 tỷ đồng).
“Mặc dù Vinaconex đã bán hết số diện tích trên nhưng phải có biện pháp thu hồi lại”, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình nhấn mạnh.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị một số nội dung mà thông báo số 222 chưa đề cập hết ý kiến kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 17/7 và chưa rõ so với dự thảo thông báo của Thanh tra Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thu hồi lại nhiều khoản tiền sai phạm của Vinaconex.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu phải thu hồi các khoản tiền: giá trị cổ phần ưu đãi do 5 nhà đầu tư chiến lược hưởng không đúng (41,6 tỷ đồng), tiền lãi do sử dụng các khoản tiền chưa nộp (241 tỷ đồng), giá trị quyền phát triển dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (192 tỷ đồng), giá trị quyền sử dụng đất diện tích thực hiện dự án Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính (hơn 270 tỷ đồng).

Ngoài ra, nhiều khoản tiền sai phạm khác của Vinaconex cũng chưa được thông báo cụ thể tại văn bản số 222 như: 11,8 tỷ đồng cần phải thu hồi ở Nhà máy Bê tông dự ứng lực tại Đắk Lắk; 2,9 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Vinaconex không thu của các cổ đông khác khi được Tổng công ty bù đắp các khoản lỗ; 3,3 tỷ đồng giá trị quyền sử dụng 513,4 m2 đất tại 53 Lạc Long Quân (Hà Nội)…
Theo Thanh tra Chính phủ, dự thảo thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ do cơ quan này trình Thủ tướng có đề nghị giao Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng thu hồi từng khoản trên về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước. Tuy nhiên, thông báo số 222 lại giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan đề xuất biện pháp xử lý trình lên Thủ tướng trong quý III/2009. Thông báo này cũng không nêu rõ số tiền phải xử lý...
Theo tìm hiểu của BL, sau khi văn bản 222 được phát hành, Thanh tra Chính phủ đã có hẳn 2 văn bản "kiện" lên Thủ tướng và bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc.
Báo chí đưa tin không đầy đủ làm bạn đọc hiểu sai bản chất sự việc thì bị xử lý nặng nề, nhưng tin của báo chí chả có ai bắt buộc phải thi hành. Còn văn bản công quyền bớt xén thông tin có thể khiến cá nhân này, nọ thoát tội hoặc khỏi phải móc túi trả dân hàng trăm tỷ đồng thì xử lý sao đây?
BONUS
Dân từng đi kiện đòi tầng I
Ba năm trước, các hộ dân ở khu đô thị của Trung Hoà – Nhân Chính đã từng đi kiện đòi tầng I. Thực sự việc Vinaconex bán tầng I đã làm cho sự việc trở lên rất rắc rối.
Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính (do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư) gồm nhiều tòa nhà 17 tầng mọc san sát bên nhau. Thế nhưng mới đây hàng chục hộ dân ở hai tòa nhà T5, T6 đã đồng đứng tên khởi kiện chủ đầu tư Vinaconex vì họ cho rằng chủ đầu tư đã nhượng bán trái phép tầng I. Tại đơn khiếu kiện, các hộ dân cho rằng khu nhà để làm văn phòng giữa hai tòa nhà T5-T6 đã không được sử dụng đúng mục đích. Hiện nay khu văn phòng 4 này đang treo biển “Nhà hàng Vân Nam” và chủ nhà hàng này đã sửa chữa, cải tạo phần mái tum lấy ánh sáng, mở cửa lên sân thượng. Trên sân thượng có lắp 14 cục nóng điều hòa và ống thoát mùi của nhà hàng.
Một số căn hộ ở tầng II có các cửa sổ, ban công mở về phía sân thượng khu văn phòng 4 đã bị ảnh hưởng nặng nề. “Nặng nhất là mùi xào nấu, nướng, rồi tiếng ồn, cười nói của thực khách “xông” thẳng trực tiếp vào buồng ngủ, kể cả buồng khách” - chủ căn hộ 207 nhà T6 cho biết. Tương tự, các căn hộ ở tầng II, IV, V… quay ra phía sân thượng khu văn phòng 4 cũng chịu chung cảnh ngộ, mức độ ít nhiều có khác nhau. “Vài tháng nữa sang mùa hè, những “cục nóng” kia tỏa nhiệt thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt của gia đình chúng tôi”. Gia đình ở căn hộ số 207 đang có cháu nhỏ tỏ ra hết sức âu lo vì không thể lúc nào cũng đóng cửa sổ kín mít.
Các hộ dân cho hay họ đã phản ánh sự việc này với Công ty quản lý khai thác khu đô thị. Công ty này đã can thiệp và nhà hàng Vân Nam đã thay đổi vị trí 10 cục nóng điều hòa, không “chõ” vào cửa sổ các gia đình nữa mà thổi ra không gian chung giữa hai tòa nhà. Tuy nhiên còn bốn cục nữa do “bất khả kháng” nên vẫn để nguyên vị trí. Làm việc với chúng tôi, chủ nhà hàng Vân Nam cũng thừa nhận việc này và hứa rằng sẽ cố gắng lăp đặt máy khử mùi để khói bếp không ảnh hưởng đến đời sống các căn hộ xung quanh. Tuy nhiên, bào chữa cho việc mở cửa lên sân thượng và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật, ông chủ nhà hàng cho rằng, sau khi bỏ tiền ra mua ông ta cũng là cư dân dô thị nên hoàn toàn được sử dụng chung phần khoảng không trên sân thượng. “Khoảng không đó là của chung thì không ai có quyền cấm tôi sử dụng nó” – ông chủ nhà hàng nói.
Tuy nhiên các hộ dân vẫn không chịu. Họ cho rằng phần mái nhà này là không gian chung của khu dân cư. Việc chủ nhà hàng Vân Nam cơi nới, tỏa mùi ra ngoài không gian chung là việc làm bị nghiêm cấm. Hơn nữa, các hộ dân còn cho rằng theo quy định của Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội thì tầng I và tầng hầm các nhà chung cư chỉ được cho thuê, lấy tiền để duy tu, bảo dưỡng các phần sử dụng chung của nhà chung cư. Chủ đầu tư (Vinaconex) không có quyền bán tầng I, nếu muốn khai thác thì phải được sự đồng ý của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội.
Theo điều tra của chúng tôi, sở dĩ có chuyện dân phản ứng là vì cuối năm 2005 chủ đầu tư (Vinaconex) đã chuyển nhượng khu văn phòng 4 cho một cá nhân với giá hơn 10,09 tỷ đồng. Hợp đồng còn ghi rõ phần trên mái nhà (sân thượng) là không gian chung của cả khu dân cư. Như vậy, nếu chủ nhà hàng Vân Nam muốn sử dụng phần không gian chung này, theo luật dân sự, phải được sự đồng ý của các hộ dân.
Mặt khác, tại quyết định số 65/2004 của UBND TP Hà Nội về quản lý, khai thác các khu đô thị mới, nhà chung cư cao tầng trên địa bàn TP Hà Nội ghi rõ toàn bộ diện tích tầng I và tầng hầm thuộc nhà chung cư cao tầng chỉ dùng để tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khu dân cư. Doanh nghiệp khai thác phải ký hợp đồng thuê với Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội trong thời hạn năm năm, hết thời hạn này phải đấu thầu ký lại. Tuy nhiên đơn vị tổ chức kinh doanh vẫn phải chịu sự giám sát của dân và cơ quan nhà nước ngay cả sau khi ký hợp đồng. Như vậy đã rõ: nhà tầng I và tầng hầm thuộc sở hữu TP Hà Nội, được khai thác để phục vụ cư dân khu đô thị mới và chủ đầu tư không được quyền bán.
Tại buổi làm việc với phóng viên, ông Lê Công Ích, phó tổng giám đốc Vinaconex, khẳng định, khu nhà tầng I này được xây dựng từ nguồn vốn đầu tư của Vinaconex, được kiểm toán xác nhận là tài sản của Vinaconex khi cổ phần hóa (hiện nay đơn vị này chuẩn bị cổ phần hóa). “Đã là tài sản của Vinaconex thì chúng tôi có quyền sang nhượng với bất kỳ ai. Còn nhà hàng Vân Nam nếu hoạt động gây ảnh hưởng xung quanh thì dứt khoát phải chỉnh sửa, kinh doanh ở đâu cũng vậy” – ông Ích nói. Nghĩa là, theo ông Ích, khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính không thuộc sự điều chỉnh của TP Hà Nội về khai thác vận hành các khu đô thị ban hành theo Quyết định 65/2004.
Một số hộ dân cho rằng, các dự án khu đô thị và chung cư cao tầng trên địa bàn Hà Nội hiên nay (trong đó có khu Trung Hòa Nhân Chính) đều được ưu đãi về giao đất (không thu tiền) nhằm mục tiêu tăng quỹ nhà cho thủ đô. Vì thế việc TP Hà Nội có quy định ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư (như việc giao lại cho TP tầng I trong Quyết định 65) là cần thiết vì lợi ích chung. Theo chúng tôi, trong vụ việc này Bộ Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên môi trường và UBND TP Hà Nội cần phối hợp làm rõ để có cách xử lý phù hợp, giải tỏa thắc mắc của nhân dân.
Box1
Ông Phùng Trợ, bí thư chi ủy chi bộ đô thị mới:
Chuyển nhượng là vi phạm quy định của TP
Chúng tôi đề nghị lãnh đạo TP Hà Nội quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc của các hộ dân nhà T5, T6 về vấn đề vệ sinh môi trường, an ninh; về tiếng ồn của các cục nóng điều hòa; việc chuyển nhượng văn phòng 4 cho tư nhân là vi phạm quy định của UBND TP Hà Nội về quản lý khu chung cư cao tầng.
Box2
Ông Lê Quý Đôn, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội:
Tầng I là sở hữu Nhà nước
Theo ông Lê Quý Đôn, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội thì ngày 6-12-2001 Hà Nội có ban hành Quyết định 123 về việc ban hành quy định những nguyên tắc về quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Sau đó, một số văn bản (số 65,76,87) có triển khai cụ thể hơn quyết định 123, trong đó tại Quyết định 65/2004/QĐ-UB về việc ban hành Quy định tổ chức dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác khu đô thị mới; nhà chung cư cao tầng trên địa bàn Hà Nội có nêu rõ: ''Chủ đầu tư bàn giao toàn bộ tầng 1 nhà cao tầng (không thu tiền) cho Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất quản lý (sở hữu nhà nước). Một tổ chức (doanh nghiệp) bảo đảm việc quản lý, vận hành và khai thác khu chung cư sẽ được giao khai thác để phục vụ cho khu dân cư (theo quy định riêng).
Theo ông Đôn, mặc dù rất nhiều doanh nghiệp phản ứng là tài sản người ta đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp nhưng lại phải bàn giao tầng 1 cho TP. Nhưng mục tiêu của TP Hà Nội trong việc bàn giao tòan bộ tầng 1 là vẫn là mục đích sử dụng kinh doanh dịch vụ nhưng là sự điều tiết trở lại, đảm bảo quản lý, phục vụ cho bảo trì, duy tu, phát triển công cộng (thang máy, vệ sinh, sửa chữa nhỏ... ), giảm chi phí cho dân cư sống trong tòa nhà ấy.
Theo đó, tầng 1 được bàn giao là do Nhà nước sở hữu, cho thuê thậm chí cho đấu thầu. Cụ thể, đối với Hà Nội, các nhà đầu tư đều phải giao diện tích tầng 1 khu đô thị cho TP qua Sở TNMT&NĐ cấp quản lý trực tiếp của Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội- là cơ quan thực hiện chức năng đó.



Vườn rau Lộc Hưng lại nóng lên ...
Hãy quan tâm và lên tiếng vì giáo dân Lộc Hưng



Hàn Quốc chỉ trích hành động đánh bắt cá của Trung Quốc
Tờ “Nhật báo Đông Á” của Hàn Quốc ngày 14/8 đưa tin, những chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc đang “càn quét” toàn bộ các vùng biển ngoài khơi, hơn nữa còn “đánh bắt trái phép” tại các vùng biển lớn khắp nơi trên thế giới.
Hành động này của Trung Quốc không chỉ gây ra các cuộc tranh chấp khu vực mà còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển. Hậu quả của hành động này có thể sẽ gây ra cuộc khủng hoảng lượng thực tại một số quốc gia.

“Nhật báo Đông Á” đã dẫn lời của tiến sỹ Lehr Goldstein, Giám đốc Sở nghiên cứu hải dương Trung Quốc thuộc Học viện chiến tranh hải quân Mỹ cho hay: “Tàu cá Trung Quốc đang ‘càn quét’ tất cả các loại cá tại các vùng biển lớn trên thế giới”. Theo bài báo, về phương diện lượng đánh bắt cá, trang thiết bị, tổng số ngư dân, Trung Quốc là một nước ngư nghiêp danh bất hư truyền. Tàu cá của Trung Quốc không chỉ đánh bắt trên các vùng biển lân cận, mà có thể nói, tàu đánh bắt cá của Trung Quốc đã “càn quét” toàn bộ các đại dương. Đồng thời, điều đáng quan tâm đó chính là trên các vùng biển chủ yếu của thế giới, Trung Quốc còn tiến hành đánh bắt trái phép, gây ra những cuộc tranh chấp khu vực”.

Bài báo còn cho biết, việc Trung Quốc “đánh bắt trái phép các loại cá” không chỉ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên biển, mà còn gây ra quá nhiều tranh chấp. Tháng 6 năm nay, Indonesia đã bắt giữ 8 tàu cá và 75 thuyền viên của Trung Quốc do đánh bắt cá trái phép. Năm nay, Hàn Quốc cũng đã bắt giữ hơn 150 tàu cá do dính líu đến hành động đánh bắt cá bất hợp pháp. Theo “Nhật báo Đông Á”, những cuộc tranh chấp có thể diễn biến thành những cuộc tranh chấp lãnh thỗ.

Theo bài báo, mối nguy hiểm từ việc đánh bắt trái phép của các tàu cá Trung Quốc không chỉ dừng ở đó. Trên vùng biển phía tây châu Phi, Trung Quốc còn tiến hành đánh bắt với số lượng lớn, số tàu thuyền có lúc lên tới hơn 300 chiếc. Việc đánh bắt của các tàu cá này không chỉ với các loại cá cao cấp như cá ngừ cali, mà các ngư dân còn đánh bắt các loại cá như cá thu. Hiện tại người dân nơi đây đã bắt đầu chỉ trích rằng, hành động này của Trung Quốc sẽ gây ra cuộc khủng hoảng lương thực cho những quốc gia nghèo khó ở châu Phi, đồng thời cũng sẽ đe dọa quyền lợi sinh tồn của các ngư dân.



Yếu điểm và điểm yếu
Đã hơn hai năm Việt Nam làm thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một khoảng thời gian đủ để mỗi doanh nghiệp tự đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của mình trước sức ép ngày càng tăng từ việc tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường trong nước.


Chứng khoán thiếu vắng “đại gia” FDI--- CafeF
Thị trường chứng khoán thiếu những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn.


Bộ trưởng giao thông: Cố gắng, và cố gắng
TTO - Sáng 14-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII tiến hành phiên chất vấn Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng và Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp. Hàng loạt vấn đề nóng được các đại biểu đặt ra: các dự án kéo dài, ngổn ngang, giao thông ùn tắc, game online, các dịch vụ viễn thông, chương trình giải trí lan tràn... Các bộ trưởng đã rất cố gắng, tuy nhiên phần trả lời vẫn không thỏa mãn được các đại biểu.


Bộ trưởng Lê Doãn Hợp: "Không thể cản nội dung Internet"-
Trước các chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng nay về nội dung trên Internet, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông thừa nhận khiếm khuyết trong quản lý, song cũng ghi nhận ưu điểm và lợi ích của phương tiện truyền thông hiện đại này.


Vietnam population growth falls to world average--
Hanoi - Vietnam's annual population growth rate fell to 1.2 per cent over the past 10 years, down


Mỹ giúp Việt Nam chống cúm--
Mỹ đang hỗ trợ Việt Nam tổ chức khoá tập huấn tại chỗ đầu tiên cho cán bộ chuyên trách về phòng chống và kiểm soát các đợt bùng phát dịch như H1N1 hay cúm gia cầm.


An ninh quốc gia Nga bị đe dọa-- Đất Việt
Cơ quan điều tra dân số Nga cho biết, dân số Nga đang giảm nhanh và đạt mức 110 triệu người vào năm 2050. Điều này sẽ khiến Moscow không đủ nhân lực để phát triển kinh tế, bảo vệ quốc gia...



Khai thác các thị trường Trung Đông và châu Phi
Trung Đông và châu Phi được dự báo là thị trường mới đầy tiềm năng bởi người dân có thu nhập cao, nhu cầu mua sắm, nhập khẩu lớn.


Trung Quốc: Năng lượng hạt nhân phát triển đáng kinh ngạc?
Công ty Cameco, hãng sản xuất uranium lớn thứ 2 thế giới, nói rằng các công ty điện ở Trung Quốc đang tiếp tục tích trữ uranium, biến họ thành nhóm mua uranium lớn nhất trên thị trường.

George Assi, phó chủ nhiệm marketing cao cấp của Cameco cho hay năm nay, các công ty điện ở Trung Quốc ước tính đã mua 8 triệu cân Anh uranium (nguyên liệu thô dùng làm nhiên liệu trong các lò phản ứng hạt nhân) trên thị trường giao ngay.


Ngày hôm qua (13/8), ông Assie nói trong một cuộc gọi hội nghị với các nhà đầu tư và các nhà phân tích: “Lưu ý rằng họ (Trung Quốc) có 13 lò phản ứng đang được xây dựng. Việc tích trữ ở đó (Trung Quốc) là vì một lý do rất đặc biệt và lý do đó là ‘nuôi’ những lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng”.


Dustin Garrow, một giám đốc quản lý marketing cấp cao của công ty Paladin Energy, hãng sản xuất uranium lớn thứ 9 thế giới, cho biết những cuộc thu mua uranium của các công ty Trung Quốc vào năm nay khẳng định đất nước đông dân nhất thế giới đang biến thành một lực lượng lớn hơn trên thị trường năng lượng hạt nhân.


Garrow nói: “Không nghi ngờ gì, người Trung Quốc sẽ trở thành những khách mua tích cực hơn khi họ tăng công suất năng lượng hạt nhân đã đề ra”. Theo Garrow, hoạt động của Trung Quốc trên các thị trường uranium giao ngay vào năm ngoái “rất yếu”.


Garrow trích dẫn số liệu từ Hiệp hội Hạt nhân Thế giới: Trung Quốc hiện có công suất năng lượng nguyên tử khoảng 8587 MW và đang tích cực xây đủ các lò phản ứng mới để nâng công suất thêm 15360 MW. Garrow nhận xét: “Mức phát triển năng lượng hạt nhân ở Trung Quốc thật đáng kinh ngạc”.




Cambodian farmers demand stop to land grabs, evictions (News Feature)
Phnom Penh - 'The land is our rice pot,' a rural villager told a packed hall in the




Cập nhật lúc : 1:27 PM, 14/08/2009
Thấy bọc nilon được nhét kín đáo dưới gầm ghế, bà Vân, một người bán nước ven hồ Thiền Quang, tò mò mở ra xem và hoảng hốt khi nhìn thấy chiếc sọ người đã ngả màu.

Tổng số lượt xem trang