Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Bảo Vệ hay Tự Vệ

Bảo Vệ hay Tự Vệ
Cuối cùng, giải pháp bảo vệ an ninh cho ngư dân đã được đưa ra bàn tại Quốc hội. Chưa bao giờ người dân Việt Nam đánh cá trên lãnh hải ông cha lại hay bị Tàu Trung Quốc bắn giết, bắt giữ và cướp bóc nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, đòi “các đội tàu đánh bắt xa bờ phải tổ chức những đơn vị dân quân” thì lại rất cần xem lại.
Tướng Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Ủy ban An Ninh Quốc phòng cho rằng: “Dân quân tự vệ biển sẽ được trang bị súng để có thể tự vệ khi bị tấn công, đây là lực lượng nòng cốt giúp người dân khi ra biển, xác định đâu là chủ quyền Việt Nam”. Sáng kiến của ông Bình được Luật sư Nguyễn Đăng Trừng phụ họa: “Trong tình hình tranh chấp chủ quyền Biển Đông rất phức tạp như hiện nay, nếu không tổ chức khai thác đánh bắt liên tục trên vùng biển của ta thì dần dần trong thực tế, chúng ta sẽ mất chủ quyền trên biển”.
Ông Trừng nói đúng, nhưng “trang bị súng cho ngư dân” không những không giúp họ bảo vệ được bản thân trước những chiến hạm của giặc ở Hoàng Sa mà còn có thể là cái cớ để những con tàu cá mỏng manh của Việt Nam bị bắn.
Ở đâu mà Dân không thể tự do đi, đến thì ở nơi đó Nước không có chủ quyền. Nhưng, Nước không thể giữ chủ quyền bằng cách đưa Dân đến nhưng nơi không đảm bảo được an ninh cho họ. Người dân ra biển là để mưu sinh chứ không phải để hy sinh. Đó là lý do mà một số ngư dân đã phải bán thuyền bán lưới khi họ không tìm thấy an ninh cho dù ngoài biển khơi vẫn có rất nhiều tôm cá.
Tương quan lực lượng và diễn tiến xung đột khu vực Biển Đông cho thấy chúng ta đang ở một thời điểm phải đầu tư thích đáng để xây dựng lực lượng chính quy chứ không phải là dân quân. Tháng 6-2009, trên blogosin, tôi đã đề nghị thiết lập hạm đồn biên phòng Hoàng Sa. Theo đó, “Hạm” sẽ là một căn cứ: vừa tiếp tế cho các lực lượng đang giữ đảo Trường Sa; vừa phát tín hiệu giúp ngư dân xác định “lãnh hải” của Việt Nam; vừa có những đội tàu cao tốc có thể ứng cứu thật nhanh khi ngư dân gặp nạn. Chi phí một chiến hạm như vậy không nhỏ, nhưng với một quốc gia có bờ biển dài, phạm vi rộng và tính chất phức tạp như Việt Nam thì không thể không đầu tư. Chúng ta có đủ tiền nếu việc đầu tư cho an ninh quốc phòng không còn dàn trải.
“Chiến tranh nhân dân” đã là yếu tố giúp Việt Nam thắng trong những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Tuy nhiên, “chiến tranh nhân dân” là phương thức chỉ có thể phát động bởi những người dân đang sống trong những vùng có ngoại bang chiếm đóng. Nó cần trước hết lòng yêu nước, căm thù giặc; tuy nhiên, ở đâu mà nhân dân tự phát thì rất dễ bị đàn áp; ở đâu mà những người lãnh đạo kháng chiến biết tạo thành một thế trận thì “nhân dân” sẽ quấy rối, tiêu hao sinh lực địch để khi quân chủ lực xuất hiện thì có thể giải quyết dứt điểm chiến trường. “Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng”, Lòng yêu nước sẽ “trở thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ”. Nhưng, với một quốc gia mà giặc lúc nào cũng ngấp nghé thì phải chuẩn bị chứ không thể chờ đến khi chúng xách súng đến nhà. Tuy nhiên, chuẩn bị mà quá mức cần thiết thì không chỉ lãng phí mà không khéo còn làm sứt mẻ đi hình ảnh anh hùng của quân đội.
Nếu như trong chiến tranh, khi đang có quân đội nước ngoài chiếm đóng, bên cạnh các quân, sư đoàn, quân đội có thể tổ chức các lực lượng địa phương như: quân khu, tỉnh đội, huyện đội và xã đội. Thì, trong thời bình quân đội chỉ nên tổ chức các sư đoàn chủ lực, có khả năng tác chiến tốt và hình thành các quân đoàn thật nhanh. Vì lực lượng quân chủ lực không cần duy trì quá lớn nên từ sỹ quan cho đến binh lính, thay vì tuyển “nghĩa vụ” thì chỉ tuyển những người có tố chất và tự nguyện lựa chọn binh nghiệp lâu dài. Các doanh trại quân đội vì thế không cần đóng trong các thành phố, nơi chỉ có dân, mà phải đóng ở những nơi có thể cơ động nhanh đánh địch. Bên cạnh các doanh trại quân đội là khu gia binh với đầy đủ các dịch vụ về y tế, văn hóa, giáo dục cho gia đình người lính.
Tuy nhiên, để đảm bảo khi tổ quốc bị xâm lăng, trai tráng có kỹ năng tham gia chiến tranh nhân dân, trong đời tất cả đàn ông đều phải tham dự một khóa huấn luyện quân sự bắt buộc, có lẽ chỉ cần 3 tháng. Để khóa huấn luyện quân sự này không ảnh hưởng nhiều đến việc học hành và việc làm của đàn ông, thay vì “bị gọi” nên để họ đăng ký vào bất cứ thời điểm nào mà họ cho là thích hợp nhất trong khoảng từ 18 cho đến năm 30 tuổi. Trong số những trai tráng huấn luyện 3 tháng ấy, nếu ai có khả năng chỉ huy và lòng đam mê thì nhà nước trả tiền để họ dự thêm các khóa huấn luyện sỹ quan dự bị. Khi chiến tranh xảy ra, những người ấy có thể đứng trong đội hình các đơn vị chiến đấu, được hình thành bởi các “khung” từ các đơn vị chủ lực hoặc có thể sẽ ở lại trong vùng tạm chiếm chỉ huy chiến tranh nhân dân.
Chỉ cần cấu trúc lại quân đội rồi dùng cơ sở vật chất của quân khu, của thành đội, của các quận đội, các phường đội đóng trong một thành thành phố thôi cũng đủ để mua cho Việt Nam không chỉ một hạm tàu giữ biển. Khi chiến tranh xâm lược trên toàn cục không có khả năng xảy ra trong một tương lai khoảng 5-7 năm mà vẫn duy trì một bộ máy theo mô hình chiến tranh nhân dân là không chỉ vô cùng lãng phí. Hẳn nhiều người còn nhớ vụ một Phường đội phó Phường 15 Quận 10 chỉ huy các chiến sỹ Phường đội bắt giữ và tra tấn 4 học sinh của trường phổ thông Trần Phú; vụ 3 chiến sỹ Phường đội 15 Gò Vấp đánh chết anh Nguyễn Nhật Minh; vụ các chiến sỹ Phường đội Tân Hưng, Quận 7 dùng gậy và dùi cui đánh mấy thường dân chỉ vì “Phường” rủ đi nhậu mà các thường dân này không chịu.
Đối tượng chiến đấu của quân đội là giặc xâm lăng, trong bất kỳ tình huống nào, quân đội cũng không được đưa ra để xung đột với nhân dân. Bởi nếu dân mà không còn tin thì khi có chiến tranh quân đội ấy làm sao được nhân dân ủng hộ. Đã là những người được vũ trang thì phải chính quy và phải đặt mình trong doanh trại và trong quân phục. Quyền vũ trang không thể được sử dụng trong một môi trường vô kỷ luật. Đó là lý do, trong thời bình quân đội nên tổ chức thành những đơn vị chuyên nghiệp và tinh nhuệ, có khả năng cơ động cao và chỉ có một mục tiêu duy nhất là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân.
Tướng Lê Quang Bình hẳn còn nhớ vụ tàu USS Maddox và “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” ngày 2-8-1964. Khi đang có kẻ đứng bên mình lăm le thì một phát súng bắn đi từ một con tàu nhỏ của ngư dân cũng có thể bị sử dụng như một cái cớ làm nổ ra xung đột. Không thể có một hành động quân sự trên một vùng biển tranh chấp với một lũ giặc đầy mưu mô mà lại không được tính toán chiến lược ở cấp tối cao. Ngư dân khi có súng ống trong tay lại ở giữa biển khơi chỉ cần “cướp cò” là đã có thể kéo cả hai quốc gia vào cuộc chiến. Do vậy, lập “dân quân biển” và “trang bị súng” cho ngư dân không chỉ đặt tính mạng của những ngư dân ấy trong mối đe dọa cao hơn mà còn có thể đặt tổ quốc vào chỗ lâm nguy. Quốc hội nên bình tĩnh để tìm phương cách bảo vệ dân thay vì buộc nhân dân tự vệ.



Không chấp nhận dùng vũ lực đối với ngư dân trên biển
TT - Quan điểm này được phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến - tư lệnh Quân chủng hải quân (đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng) - khẳng định với báo chí bên lề Quốc hội sáng 30-10 xung quanh việc mới đây Indonesia sửa luật cho phép lực lượng hải quân đánh chìm tàu nước ngoài đánh bắt cá trái phép.


Một tàu chiến Mỹ sắp thăm Việt Nam
Hải quân Mỹ thông báo: "Tàu khu trục USS Lassen sẽ thăm Việt Nam vào tháng 11. Đây là chuyến thăm thể hiện tình hữu nghị giữa Mỹ và Việt Nam”.


Công nghiệp phụ trợ Việt vẫn như bộ phim dài tập
Là chìa khóa thúc đẩy công nghiệp phát triển nhưng ngành công nghiệp phụ trợ Việt bị nhiều chuyên gia "chê" yếu và thiếu. Câu chuyện này được bàn đi bàn lại hơn 10 năm qua như một bộ phim dài tập chưa đến hồi kết.>Doanh nghiệp Nhật hối thúc VN về công nghiệp phụ trợ



Nguyên GĐ Sở TN-MT càng bị nghi ngờ, càng được lên chức?
Dù bị nghi ngờ có liên quan trong một số vụ án, nhưng không hiểu vì lý do gì, ông Cao Minh Huệ (nguyên Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bình Dương) vẫn đều đặn được “thăng quan tiến chức”.


Bùng nổ thuỷ điện vừa và nhỏ
Tin từ Sở Công Thương ngày 30.9 cho biết: Đoạn sông Sêrếpốk qua địa phận Đắc Lắc có 5 nhà máy thuỷ điện lớn đang xây dựng (gồm Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Sêrêpốk 3, Sêrêpốk 4, Đray H'linh 2) và 1 nhà máy chuẩn bị khởi công là Sêrêpốk 4A, với tổng công suất lắp máy 750MW.


Thứ trưởng Lê Dương Quang kiêm nghiệm chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TKV
Thủ tướng vừa chấp thuận đơn xin nghỉ hưu của ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV).


Sắp diễn ra Hội chợ thương mại, du lịch Việt- Trung
Tại cuộc họp báo ngày 30/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt- Trung sẽ được khai mạc vào 4/12 với chủ đề "Hợp tác cùng phát triển kinh tế Thương mại- Du lịch và Đầu tư" .


Trịnh Hữu Tuệ – Trả lời một số điểm trong bài viết gần đây nhất của Nguyễn Đình Đăng
1. Anh Nguyễn Đình Đăng nói ta không thể coi giải nhất Chopin của Đặng Thái Sơn là một thành tựu của Nhạc viện Hà Nội, tuy rằng nhạc viện này “có công đào tạo Đặng Thái Sơn trong những năm ông học trung cấp và sơ cấp.” Tôi nói rằng kết quả của 13 năm rèn luyện không chỉ là thành tựu của ba năm sau cùng mà còn là thành tựu của 10 năm đầu tiên, vậy nên ta có thể coi giải nhất của ông Sơn là một thành tựu của Nhạc viện Hà Nội. Tôi không hiểu tại sao anh Đăng lại bảo tôi “chỉ khẳng định lại những gì anh đã viết.”
2. Sau khi nói về những thành tựu của Nhạc viện Hà Nội tại Jakarta, TT&VH hỏi bà Trần Thu Hà rằng đã có thành tựu nào của Nhạc viện sánh ngang được với giải nhất của Đặng Thái Sơn chưa. Câu hỏi này hoàn toàn tương thích với tiền giả định rằng giải nhất của Đặng Thái Sơn là thành tựu của nhiều trường khác nhau. Việc không nhắc đến Nhạc viện Tchaikovsky trong ngữ cảnh này – theo tôi – không có gì đáng trách. Anh Đăng có thể phê phán báo chí Việt Nam trong những trường hợp khác, nhưng không phải trong trường hợp này.
3. Trong một bài phỏng vấn ngắn, việc đưa ý kiến mà không đưa bằng chứng là rất bình thường. Không phải nhận xét nào của Alan Greenspan cũng đi kèm thống kê. Trong bài phỏng vấn, bà Trần Thu Hà đánh giá Việt Nam là nước đi đầu trong khu vực về nhạc cổ điển.[1] Nếu anh Đăng nghĩ bà “quá trớn”, anh nên chứng minh rằng bà nói sai, thay vì trách bà đã không chứng minh rằng mình nói đúng.[2]
4. Anh Đăng trách bà Trần Thu Hà đã không rõ ràng khi dùng khái niệm “đi đầu trong khu vực”. Thú thật, tôi không thể tin rằng bà Hà có ý nói Việt Nam vượt được Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc về nhạc cổ điển. Bà không điên! Rõ ràng là bà muốn nói “đi đầu trong khu vực Đông Nam Á”. Chỉ rất thiếu thiện chí mới có thể trách bà đã “mập mờ” trong trường hợp này.
5. Anh Đăng hỏi: số phận của Đặng Thái Sơn sẽ ra sao nếu không có Nhạc viện Tchaikovsky? Câu trả lời quá đơn giản: Đặng Thái Sơn sẽ trở thành một pianist cỡ trung bình. Nếu không có Nhạc viện Hà Nội thì sao? Tôi để bạn đọc tự trả lời.[3]
6. Tôi không đưa giải nhất của Bùi Công Duy ra để nói rằng Việt Nam đi đầu trong khu vực. Tôi cũng đồng ý với anh Đăng rằng giải thưởng không nói lên điều gì. Nhưng nếu vậy, tại sao anh Đăng lại đưa danh sách đoạt giải tại Jakarta để làm bằng chứng rằng Việt Nam không đi đầu trong khu vực? Đòi bà Hà đưa bằng chứng đã vô lý, nhưng dùng một loại bằng chứng chính mình cũng công nhận là vô giá trị để phủ nhận bà, tôi thấy còn vô lý hơn.
7. Dù sao, bài “Chuyên nghiệp … nghiệp dư” của Nguyễn Đình Đăng – bất chấp những nhược điểm của nó – cũng khiến ta phải tự đặt câu hỏi sau: những người được Nhà nước Việt Nam cử đi học – trong đó có Đặng Thái Sơn, Nguyễn Đình Đăng, Phạm Thị Hoài và rất nhiều các trí thức khác – nên nhìn khía cạnh này trong quá khứ của họ bằng con mắt như thế nào. Tôi nghĩ trả lời câu hỏi này cũng là một thành tố cần thiết của quá trình phát triển tư duy tiến bộ.

[1] Anh Đăng gọi đây là một “categorical statement” – một cách gọi lầm lẫn.
[2] Với tư cách một nhà vật lý, anh Đăng lẽ ra phải hiểu rõ điều này.
[3] Sau khi đặt câu hỏi “số phận Đặng Thái Sơn sẽ ra sao nếu không có Nhạc Viện Tchaikovsky”, anh Đăng bỗng nhiên quay sang nói – trong một chú thích – về “dịch giả Trịnh Lữ và một số bà con của ông”. Tôi chịu không thể hiểu những gì anh kể ra ở đây có liên quan thế nào đến câu hỏi nằm trong tranh luận. Vì tin rằng anh Đăng là người tốt, tôi sẽ coi chú thích này là một triệu chứng của căn bệnh “trẻ con” – căn bệnh mà ai trong số chúng ta cũng có lúc mắc phải.

JAKARTA, Oct. 31 (Xinhua) -- Indonesia closed the first National Summit on Friday night, with the result will be submittedto President Susilo Bambang Yudhoyono to be processed and perfected to be the first 100 days and the next five years workingprograms, Kompas daily reported on Saturday.
The event was closed by Vice President Boediono who said that the two day-effective consultation involving many parties and stakeholders is successfully conducted.
He said that the participation model is form and part of democracy.
"The working program will be socialized so that people could monitor it. Therefore, let's participate and do the program that is agreed by all of us," said Boediono.
The National Summit 2009 is participated by all ministers, governors, regents and mayors, parliament, Indonesian Chamber of Trade and Industry (KADIN) and universities. The event was joined by around 1,300 participants.
Before setting working priority program of the cabinet for the next five years and the first 100 working days to public, President Yudoyono wants dialogs and discussions. The National Summit was used to aim the goal.
The National Summit 2009 was held with the theme of "Materializing Prosperous, Fair and Democratic Indonesia."

News Analysis: U.S. may lag further behind in developing renewable energy
WASHINGTON, Oct. 30 (Xinhua) -- The ...

Tổng số lượt xem trang