Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

Sách lược mới bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông (Trương Nhân Tuấn)

Sách lược mới bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông (Trương Nhân Tuấn)

“…Nếu luật “dân quân tự vệ” là phần xác của “Dân tộc hoá cuộc đấu tranh - Quốc tế hoá vấn đề tranh chấp» trong sách lược Lưu Văn Lợi, thì phần tài liệu chuẩn bị cho một toà án quốc tế là phần hồn. Hồn không thể lìa khỏi xác được…”

Trong một bài viết trên Tuần Việt Nam, đăng ngày 8-9-2009 có tựa đề: “Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo” của Hoàng Phương, ông Lưu Văn Lợi, nguyên Trưởng ban Biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng, có phát biểu rằng: “cuộc đấu tranh về Hoàng Sa - Trường Sa chỉ có thể giải quyết trên cơ sở dân tộc hoá cuộc đấu tranh và quốc tế hoá vấn đề tranh chấp”. Ông Lưu Văn Lợi được nhiều người biết như là một học giả uy tín và là một nhà ngoại giao có kinh nghiệm.

Lời phát biểu của ông Lợi xảy ra vào đầu tháng 9 (và trước đó, qua một số bài phỏng vấn). Khoảng hai tháng sau, 29-10, người ta đã thấy Quốc Hội có những động thái phù hợp với tuyên bố của ông Lưu Văn Lợi: các đại biểu bàn thảo về dự luật “dân quân tự vệ”, với sự lên tiếng trước công chúng của các đại biểu Nguyễn Đăng Trừng, Bế Xuân Trường và đặc biệt của tướng Lê Quang Bình, Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh của Quốc hội. Song song đó, cuối Tháng 11 này, trong nước cũng sẽ tổ chức Hội Nghị Quốc Tế về Biển Đông.

Như thế lời phát biểu của ông Lợi có thể đang trở thành một sách lược chính thức của Việt Nam về Biển Đông. Sách lược này, tạm gọi là sách lược Lưu Văn Lợi, gồm hai bước song song: 1/ Dân tộc hoá cuộc đấu tranh và 2/ Quốc tế hoá vấn đề tranh chấp.

Ý nghĩa “dân tộc hoá cuộc đấu tranh” được thể hiện qua dự luật “dân quân tự vệ”. Theo báo chí trong nước thì dự luật này: nòng cốt được tổ chức thành các đơn vị gồm dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ tại chỗ, dân quân tự vệ binh chủng và cuối cùng mới đến dân quân tự vệ biển. Nhưng đại biểu Nguyễn Đăng Trừng kiến nghị sắp xếp lại thứ tự, phải đưa dân quân tự vệ biển lên vị trí đầu tiên trong lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt.

Nội dung Dự Luật được báo chí ghi lại như sau: cho phép dân quân tự vệ, trong đó có dân quân tự vệ biển, được quyền nổ súng trong 3 trường hợp: 1/ có lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh quân khu và tương đương hoặc người chỉ huy các cấp được uỷ quyền khi làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu. 2/ Trường hợp thứ hai, khi làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, tuần tra bảo vệ biên giới, biển đảo phát hiện được địch ở mặt đất, trên biển hoặc trên không. 3/ Trường hợp thứ ba là đang thực hiện nhiệm vụ gìn giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội và thực hiện quyền phòng vệ chính đáng.

Cũng theo báo chí trong nước thì Đa số ĐBQH đều tán thành việc nâng pháp lệnh về dân quân tự vệ lên thành luật và Dự án Luật sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 23/11 tới. Quốc hội cũng đề nghị tăng ngân sách cho bộ quốc phòng.

Ý nghĩa của “quốc tế hoá vấn đề tranh chấp”, theo Ông Lợi thì Việt Nam cần “dựa vào pháp luật quốc tế và lợi dụng sự quan tâm hợp lý của các nước lớn với Biển Đông để lôi kéo họ ủng hộ Việt Nam”, và “đưa vấn đề ra quốc tế, nhằm đạt được sự công nhận Biển Đông… Nếu cần thiết, có thể đưa vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa ra toà án quốc tế”.

Việc đưa ra toà án quốc tế để giải quyết tranh chấp thực ra là cốt lõi của sách lược Lưu Văn Lợi. Điều này ông đã ôm ấp từ lâu. Cuốn Cuộc Tranh Chấp Việt Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ông in năm 1995, với các tài liệu công phu, khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của VN tại HS&TS, cũng như những phản biện rất thuyết phục, phủ nhận các lý lẽ của TQ dành HS&TS. Ông Lợi đã chuẩn bị kỹ lưỡng việc đưa tranh chấp ra một toà án quốc tế.

Đáng tiếc là hơn 24 năm sau sách lược này mới bắt đầu đưa vào áp dụng. 24 năm đã hoang phí, mà thời gian là tài nguyên quí giá nhất. Vì trong thời gian này, phía TQ đã vận dụng sức mạnh kinh tế, nghệ thuật tuyên truyền để thuyết phục dư luận quốc tế về chủ quyền của TQ tại HS&TS và phần lớn Biển Đông. Đồng thời, khoảng thời gian đó, phe ngoại giao VN, nhóm phụ trách về biên giới, đã thể hiện một sự phá sản gần như toàn diện.

Bài viết “Hà Nội mất, Bắc Kinh được” của Greg Torode nội dung một phần cho thấy sự phá sản của ngoại giao Việt Nam. Sự phá sản này cần có nhiều giải thích, nhưng một phần tôi đã trình bày qua các bài viết trước đây: Phía ngoại giao VN đã thiếu một sách lược dài hạn đúng đắn, vì đã không có tư duy Việt Nam, mà chỉ có những chiến thuật tạm bợ, vay mượn xứ người. Tôi đã cảnh báo VN bị Phi Luật Tân “đâm sau lưng” từ năm 2004. Tháng 8 năm 2009, công hàm của Phi phản đối hồ sơ VN nộp Uỷ Ban Thềm Lục Địa của LHQ, là nhát dao trí mạng thứ hai mà Phi dành cho VN. Nhát dao thứ nhất là Phi xé lẻ “đi đêm” với TQ để khai thác Biển Đông, (vi phạm qui tắc ứng xử Biển Đông và không thông qua VN) ngay trên vùng biển mà VN có thể có chủ quyền, năm 2004.

Nguyên do vì phe ngoại giao VN đã vay mượn “sáng kiến” của người khác (ở đây là của Phi), dĩ nhiên không thể sử dụng được cho tình trạng cá biệt của VN, nhưng nếu khả dĩ áp dụng được, trước khi VN có lợi thì Phi đã có lợi trước. Việc cóp nhặt này nếu không (hay chưa) đem lại thiệt hai cho VN thì cũng đã đặt VN vào một tình trạng thật bi đát ! Tôi đã viết nhiều bài viết cảnh báo việc này.

Trong một bài phỏng vấn, Giáo sư Carl Thayer có ý kiến như sau về “Qui tắc ứng xử Biển Đông”:

Tôi không nghĩ là sẽ có chuẩn mực hành xử… Quan điểm của tôi là Trung Quốc ngày càng tự tin hơn và muốn ra tay trước và muốn chặn đứng mọi nỗ lực nhằm quốc tế hoá tranh chấp trên vùng biển Nam Hải. Tôi nghĩ là căng thẳng sẽ còn tiếp tục một thời gian nữa”. (RFA, 4-11-2009).

Theo ông này thì không có nguyên tắc hành xử nào cho Biển Đông. Khối ASEAN đồng sàng nhưng dị mộng, nội bộ có nhiều xung đột. VN từ nay không thể dựa vào khối này để đối trọng với TQ về vấn đề tranh chấp Biển Đông. Điều này rõ ràng là một thất bại bi đát của phe ngoại giao. Như thế TQ sẽ tiếp tục làm mưa làm gió, hành sử như hải tặc với ngư dân VN, cho đến khi không còn chiếc thuyền của VN nào dám đi đánh cá ở Biển Đông. Biển Đông êm thắm trở thành của TQ. VN lâm vào tình trạng bế tắc !

Do đó phe quân đội nhập cuộc. Thực ra “quân đội” dưới một hình thức khác, dân là quân và quân là dân. Nhiều dấu hiệu cho thấy thẩm quyền từ phe “văn” đang chia sớt cho phe “võ”. Tranh chấp Biển Đông như thế (theo sách lược Lưu Văn Lợi) sẽ được giải quyết bằng hai vế: văn và võ, mục tiêu sẽ là đưa vấn đề ra một trọng tài quốc tế.

Tôi thấy đã có nhiều tiếng nói phê bình dự luật “dân quân tự vệ”. Trước hết luật này không hề mâu thuẫn với Hiến Pháp và luật Quốc Phòng của VN. Truyền thống VN luôn là “dân, quân quốc phòng”. Dự luật này do đó cũng không mâu thuẩn với truyền thống, lịch sử.

Việc gì cũng cần thời gian. Nên để cho sách lược Lưu Văn Lợi được thử thách. Các phe phụ trách cần thời gian (và phương tiện) đầy đủ để thể hiện tài năng.

Tôi nghĩ rằng sách lược Lưu Văn Lợi có khả năng đột phá bế tắc của VN hiện nay. Vấn đề cần phải nghiên cứu là giá (máu) phải trả là bao nhiêu? Nhưng lịch sử giữ nước của VN luôn là các trang sử viết lên bằng máu. VN khó có phương cách nào khác (để đưa vấn đề tranh chấp ra toà án quốc tế). Kéo dài tình trạng hôm nay là VN mất trắng.

Từ lâu tôi đã chống chủ trương của VN phân định hải phận Biển Đông theo lối bỏ qua việc giải quyết chủ quyền các đảo HS và TS, thoả thuận hợp tác với các nước khai thác chung trên vùng biển hiện đang tranh chấp. Thực ra đây là sáng kiến của các cố vấn của các nước Phi và Mã Lai mà phía VN mượn lại. Điều đáng buồn là nhiều “học giả” VN tỏ ra tâm đắc với lối tư duy tầm gởi này. Tôi đã nói nhiều lần rằng điều này hoàn toàn bất lợi cho VN. Và thực tế cho thấy ngày hôm nay tôi đã nói đúng.

Tôi nghĩ rằng tôi và ông Lưu Văn Lợi có cùng lập trường về Biển Đông. Do đó tôi không có lý do gì mà không ủng hộ “sách lược Lưu Văn Lợi”.

Để sách lược này có thêm yếu tố thành công, tôi đề nghị thêm các việc sau:

Điều quan trọng nhất cho việc đưa ra toà án quốc tế là vấn đề tài liệu (và hoá giải các hứa hẹn của CSVN trong quá khứ mà điều này tôi đã nói). VN phải chuẩn bị một hồ sơ thật chắc chắn. Trong bài viết về Liên Minh Trung Quốc và Phi khai thác Biển Đông năm 2004, tôi có viết như sau:

Riêng thái-độ của người Việt hải-ngoại phải như thế nào để thích-ứng với hoàn-cảnh ? Hàng trăm quyển sách hay bài viết về Trường-Sa đã xuất-bản, hàng chục luận-án cao-học, tiến-sĩ của nhiều đại-học trên thế-giới đã nghiên-cứu về Trường-Sa đã công-bố, nhưng rất tiếc, chỉ có 2 quyển sách mà tác-giả là Việt-Nam, số còn lại tác-giả là người ngoại-quốc. Trong đó có hàng chục quyển sách, hàng trăm bài viết mà tác-giả người Tàu. Nhưng trớ-trêu là hai quyển sách của Việt-Nam tìm không thấy ở hải-ngoại để tham-khảo. Không lẽ ta kết-luận rằng “người Việt-Nam”, trong cũng như ngoài nước, thờ-ơ với đất nước ? Vấn-đề là phía cầm-quyền VN không có đưa ra một tài-liệu nào cho người dân tham-khảo. Không có tài-liệu, không biết diễn-tiến sự việc, muốn viết cũng không xong, vì biết cái gì mà viết ? Tình-trạng vắng bóng người Việt viết về Trường-Sa (cũng như Hoàng-Sa) là hậu-quả của chính-sách bưng-bít thông-tin của CSVN. Chưa bao giờ việc bưng-bít nầy tác-hại đến đất-nước Việt-Nam như thế. “Việt-Nam-phải-thực-sự-đổi-mới”, nói như tựa-đề một quyển sách mới đây, là điều cực-kỳ cấp-bách. Thái-độ của chúng ta, qua những dữ-kiện góp-nhặt đây đó vừa trình-bày, tuy không đầy đủ nhưng tạm để chúng ta quyết-định là phải kịch-liệt phản-đối liên-minh giữa Trung-Trung-Hoa và Phi-Luật-Tân trong vấn-đề khai-thác Trường-Sa và yêu-cầu các nước liên-hệ nhanh-chóng đưa nội-vụ ra toà án quốc-tế để xác-định chủ-quyền hải-đảo và lãnh-hải của các nước. Một khi vấn-đề chủ-quyền chưa giải-quyết thì việc khai-thác không có lý do nhắc tới”.

Tôi phải nhìn nhận rằng sau bài viết này, VN đã có công bố một số tài liệu về Biển Đông. Nhưng rất tiếc là phần nhiều tài liệu này đều cũ, đầy dẫy các điểm sai ấu trĩ (khiến cá nhân tôi khi trích dẫn các dữ kiện này, do không kiểm chứng lại, đã phải bị chỉ trích mạnh mẽ !). Nhưng dầu sao nó cũng mở đường cho việc “giao lưu” ngày càng mở rộng như hôm nay.

Sau đó tôi có viết bài về “Chủ quyền của VN tại bãi Tu Chính-Vũng Mây” vào tháng 3 năm 2009, mục đích nhằm khích tướng để các học giả VN lên tiếng. Bài này cũng có tác dụng mạnh, nếu không nói là thành công lớn. Số lượng học giả VN “nhập cuộc” phải nhìn nhận là rất đông đảo. Các buổi hội thảo về Biển Đông được tổ chức. Nhiều bài viết, hay các đặc san về Biển Đông đã thấy xuất hiện trước công chúng. Điều này rất quan trọng để thuyết phục dư luận (và lòng dân) trong thời đại @ (và phát triển quyền tự do ngôn luận). VN phải được dư luận quốc tế ủng hộ, dân trong nước phải một lòng, mới có thể thắng.

Nhưng tôi cho rằng vẫn chưa đủ. Hầu hết các dữ kiện về Biển Đông (cũng như HS&TS) mà các tác giả VN đã sử dụng tôi đều có đọc qua, ngoại trừ một vài tài liệu phía Trung Quốc. Các tài liệu này cũng đã phổ biến từ lâu, nhưng vì hàng rào ngôn ngữ tôi không đọc được.

Vì thế tôi đề nghị: cần hệ thống hoá và bổ túc thêm tài liệu của VN qua các việc 1/ nhà nước bảo trợ một số dự án nghiên cứu về Biển Đông. 2/ các buổi hội thảo về Biển Đông của các học giả VN, không phân biệt “lề phải lề trái”, cần được sự giúp đỡ của nhà nước để các buổi hội thảo được thành công. 3/ Tạo sự dễ dàng cho các học giả, nhà nghiên cứu sống ở nước ngoài về nghiên cứu hay tham dự các buổi hội thảo trong nước.

Nếu luật “dân quân tự vệ” là phần xác của “Dân tộc hoá cuộc đấu tranh - Quốc tế hoá vấn đề tranh chấp» trong sách lược Lưu Văn Lợi, thì phần tài liệu chuẩn bị cho một toà án quốc tế là phần hồn. Hồn không thể lìa khỏi xác được.

Trương Nhân Tuấn

© Thông Luận 2009



Black swan II

PTT Hoàng Trung Hải nói rằng vụ lũ lụt vừa qua sau hai cơn bão số 9 và 11 ở miền Trung là do biến đổi khí hậu. Ông cho biết đã cho thanh tra quá trình xả lũ của hai nhà máy thủy điện A Vương và Ba Hạ và kết luận những nhà máy này đã "xả lũ đúng qui trình".

Chắc chắn những qui trình này không do các nhà máy thủy điện tự đề ra mà phải do một cơ quan chính phủ qui định, nhiều khả năng phải được ông Hải ký duyệt. Có lẽ vì vậy ông kết luận rằng họ làm "đúng qui trình" nhưng không đả động gì tới việc qui trình có đúng hay không. Như đã nói trong entry trước, qui trình xả lũ phải được tính toán với số liệu thời tiết trong lịch sử. Số liệu này có thể đã thay đổi vì biến đổi khí hậu như ông Hải tuyên bố, tuy nhiên liệu nó có biến đổi nhanh đến như vậy hay không? Chẳng lẽ vấn đề 70% lưu vực của sông ngòi miền Trung nằm bên Lào không được phản ánh trong số liệu lịch sử? Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, tại sao chỉ có VN và chỉ có miền Trung bị tác động đến độ qui trình xả lũ không còn phù hợp dẫn đến chết dân? Tôi nghi ngờ khả năng số liệu đã biến đổi và cho rằng qui trình bị thiết kế sai.

Ngay cả nếu thực sự qui trình đã lạc hậu vì biến đổi khí hậu làm sai số liệu, tại sao ông Hải không chỉ đạo xây dựng lại một qui trình mới an toàn hơn? Nếu tuần tới thêm một cơn bão nữa đổ vào miền Trung liệu ông Hải sẽ tiếp tục cử cán bộ đi giám sát các nhà máy thủy điện bắt họ xả lũ đúng qui trình hay ông sẽ xem lại qui trình xả lũ? Trong entry trước tôi cho rằng các qui trình không nên và không cần phải đối phó với black swan events, đấy là việc của bảo hiểm. Nhưng nếu đã nghi ngờ hay có bằng chứng qui trình không còn phù hợp nữa (vì biến đổi khí hậu) thì phải nhanh chóng điều chỉnh lại qui trình, trừ khi những người quản lý có black swan về mặt nhận thức.
<<<::: tui cũng nghĩ vậy ... câu hỏi tại sao ô Hải lại nói vậy >>>>



Chủ hụi biến mất, xóm nghèo trắng tay
Những ngày qua nhiều người nghèo tham gia chơi hụi ở xã Bình Tịnh, Bình Lãng, Lạc Tấn, Nhơn Thạnh Trung… (tỉnh Long An) khóc đứng khóc ngồi vì chủ đường dây hụi này đã bặt vô âm tín. Theo đơn phản ánh của người dân, đường dây hụi trên do bà Trương Thị Thuý, ngụ tại ấp Bình Điện, xã Bình Tịnh làm chủ, huyện Tân Trụ, TP Tân An (tỉnh Long An) làm chủ. Số tiền người dân bỏ vào đường dây hụi này ước tính cả tỷ đồng. Dù không tham gia chơi hụi nhưng bà Nguyễn...



Dự thảo Luật thuế tài nguyên: Ăn non
Dự thảo Luật thuế tài nguyên trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII thông qua theo nhiều ý kiến của đại biểu là chưa đạt kỳ vọng là một trong những công cụ hữu hiệu và sắc bén nhất để quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả, tránh tình trạng “ăn non” góp phần đảm bảo an ninh tài nguyên quốc gia.


Hơn 30 nhân viên Jetstar Pacific ký đơn ủng hộ ông Bernard
– 34 nhân viên của Jetstar Pacific Airlines (JPA) đã cùng ký vào đơn ủng hộ ông kỹ sư trưởng Bernard John sau khi biết “người thầy” của mình bị sa thải.


Nhà trường dạy môn học văn minh, lịch sự
Sau 4 năm phát động cuộc vận động lớn trong GD Hà Nội là xây dựng “Nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”, tháng 12/2009 dự thảo đề án giáo dục học sinh thanh lịch sẽ được hoàn thành và đưa vào giảng dạy trong năm học tới.


Cuộc giết trăn khổng lồ giữa rừng rậm Hoàng Su Phì
(VTC News) - Lần đầu tiên trong đời, tôi được chứng kiến một cuộc truy bắt trăn trong lòng đất vô cùng hấp dẫn. Một người đàn ông kỳ bí, một chuyên gia bắt trăn của dân tộc Dao đỏ, đã biểu diễn những màn bắt trăn vô cùng huyền bí và kinh dị.



Mẹo hay trị nhức đầu
Các nhà khoa học đã đề xuất một vài liệu pháp nhằm giúp chữa các chứng nhức đầu.





Trung Quốc đầu tư 1,58 tỷ USD vào Mỹ
VIT - Mới đây, báo cáo đầu tư chi tiết của Tập đoàn đầu tư Trung Quốc đã cho thấy những thay đổi mới về tư duy chiến lược đầu tư của tập đoàn này, chủ yếu tập trung vào hàng hóa, tài nguyên khoáng sản và cơ sở hạ tầng.

Tổng số lượt xem trang