Cái nhìn từ trong nước: “Tiền và chính trị”
Nguyễn Trung Lĩnh
Trong chuỗi các vấn đề quan trọng cần phải giải quyết để phát triển đất nước đó là chuyện tiền bạc.
Lâu nay ở nước ta chưa được xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng, đúng mực vấn đề này. Đại đa số dân Việt Nam chỉ thấy rằng muốn trở thành những người lãnh đạo đất nước giỏi thì trước hết hãy là người kiếm tiền cho bản thân giỏi đã. Nhiều người lại cho rằng “những người giàu có, có nhiều tiền của, những giám đốc các Công ty lớn sẽ là những nhà chính trị giỏi, sẽ có khả năng lãnh đạo đất nước tốt và xã hội tốt, làm cho nhân dân giàu có hơn”. Đây là những suy nghĩ thấp kém, chưa hiểu chính trị và cũng chưa hiểu tiền bạc.
Chúng ta cùng nhau khẳng định rằng người kiếm ra nhiều tiền sau bao nhiêu năm bằng chính trí tuệ và khối óc của mình là người rất tài giỏi, nhưng không thể là người có thể làm cho nhân dân giàu có và hạnh phúc nhất được. Bởi vì họ chỉ là tài giỏi kinh doanh, tài giỏi kiếm tiền cho bản thân mình mà thôi. Muốn trở thành giàu có thì đầu tiên phải tập trung trí lực để làm giàu, dù có phải lạy lục ai, quan hệ khôn khéo với bất cứ ai, với các đối tác làm ăn, với quan chức lớn hay nhân viên nhà nước; luôn nghĩ cách làm sao để mình có lợi nhất. Để yên ổn làm ăn thì không thể nói tới “đấu tranh”, hay chỉ trích những cái bất công, cái xấu trong xã hội và đưa ra những giải pháp tốt cho đất nước. Bình thường thì để được ưu ái, có quan hệ tốt với chính quyền, với đảng cầm quyền thì người chủ kinh doanh phải nịnh chính quyền, nịnh đảng cầm quyền và làm theo ý họ, chia phần trăm, lợi nhuận cho họ, “bám vào họ” mà sống, được định sẵn con đường đi làm kinh tế, không dính dáng vào chính trị.
Người xu nịnh đảng cầm quyền, dù họ sai trái thế nào là kẻ thấp hèn; thấy điều sai, bất hợp lý, bất lợi cho nhân dân mà vẫn quay mặt đi thì làm sao có thể làm chính trị được. Bởi vì người làm chính trị phải cao thượng hơn thế gấp nhiều lần. Người làm kinh doanh phải biết dấu mình, chỉ thể hiện trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu liên quan tới các vấn đề chính trị sẽ bị xoi mói, nhìn ngó và bới móc, rất khó quan hệ với xung quanh. Mà kinh doanh thì làm sao có thể trong sạch tuyệt đối được. Không lươn lẹo, dối trá, dấu diếm làm sao có thể chiến thắng trong thương trường. Người kinh doanh phải luôn tìm cách kiếm lợi về bản thân mình và về Công ty mình. Một khi đã làm như vậy suốt cả quá trình sống và kinh doanh thì làm sao có thể làm chính trị hay tranh đấu được. Mặt khác đã chú tâm làm giàu thì không kể tới trong sạch tuyệt đối, đạo đức, thậm chí phải gian lận thương mại, trốn thuế, làm những trò lưu manh, ăn cướp, chụp dật thì mục đích kinh doanh mới có thể đạt được. Con đường đi lên của người kinh doanh là làm sao có lợi nhuận ngày càng nhiều, nhiều nhân viên giúp việc, nhiều nhà máy, thương hiệu sản phẩm và thương hiệu công ty ngày một nổi bật khắp nơi, số tiền đóng thuế cho nhà nước ngày một nhiều, Công ty có sức sống ngày một vững bền. Khi đã thành đạt, giầu có như Ông Berusconi ở Ý hay Thatsin ở Thái lan mới đi làm chính trị thì đã già rồi. Mặt khác hai ông này do ở các nước không có những đối thủ chính trị sừng sỏ, nhân dân kém nhận thức về chính trị mới chiến thắng được một vài nhiệm kỳ. Mà hai ông ấy cũng chẳng làm nên trò trống gì đáng lưu tâm trong chính trị cả.
Người làm chính trị là phải xuất phát từ tấm lòng, từ trách nhiệm đối với người dân, đối với đất nước và dân tộc mình, phải trong sạch và ngay ngắn, không làm chuyện bậy ngay từ khi mới trưởng thành. Vì hay ngẫm nghĩ về việc chung, về số phận của dân tộc mà nhìn thấy điều bất công, bất hợp lý trong xã hội, trong quốc gia nên phải lên tiếng chỉ trích, đấu tranh, tìm cách tẩy rửa nó, tạo dựng nhiều điều tốt cho đất nước và dân tộc. Phải luôn tìm cách để mình tranh đấu ngày một hiệu quả hơn, phải có vị trí bằng sự cạnh tranh rất hiếm hoi, vì số vị trí giành cho các Nhà chính trị là có hạn, hoặc rất ít hoặc chỉ có duy nhất một vị trí. Để đạt được điều đó mình phải học hỏi, trau dồi, làm rất nhiều thứ chứ không thể chỉ lo kiếm cho nhiều tiền như các doanh nhân. Một khi đã có vị trí chính trị tức là đã tham gia lãnh đạo đất nước, tham gia lãnh đạo xã hội, tham gia lãnh đạo “đại công ty nhà nước” rồi. Tùy những vị trí khác nhau mà mức độ cần sự tập trung cao độ, cần chuyên môn cao đến đâu. Lãnh đạo một công ty kinh tế hay sáng lập một công ty kinh tế ăn nên, làm ra khác với tham gia lãnh đạo đất nước hay nắm các vị trí lãnh đạo đất nước khác nhau. Người làm chính trị có đẳng cấp rất khác nhau, có tham vọng khác nhau, có tầm suy nghĩ cũng rất khác nhau, nhiều khi rất khác với người kinh doanh, vì đa số chỉ lo kiếm lợi cho bản thân, mình có nhiều lợi nhuận hơn người khác.
Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh một số sản phẩm nhất định tốt khác với lãnh đạo một đất nước rộng lớn có nhiều loại sản phẩm và mối quan hệ đa dạng hơn nhiều, nhiều khúc mắc cần giải quyết, nhiều người hơn gấp bội lần, “thị trường của người làm chính trị rất khác”, đòi hỏi nhiều tố chất và khả năng hơn nhiều. Mặt khác người làm chính trị phải tìm cách tiến lên những nấc thang quyền lực khác nhau, có đủ quyền uy như mong đợi để làm được những điều mình dự định. Người làm chính trị chuẩn mực phải chứng tỏ mình để mọi đẳng cấp người trong xã hội trọng phục. Một trong những yếu tố quan trọng là khi mới bắt đầu bước vào cuộc sống phải xác định hướng đi cho cả cuộc đời: Sự nghiệp cuộc đời là gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Làm giàu, làm kinh tế là gì? Tại sao lại đi làm chính trị? Ở đó bạn có thể làm được gì? Khoa học là gì? Muốn thực hiện được hoài bão lớn lao cho đất nước thì phải tập trung cao độ và dốc sức cả cuộc đời, phải chuyên nghiệp mới có thể làm tốt được, nếu không sẽ thua người khác, sẽ không làm được những kỳ tích. Người mà từ lúc rất trẻ đã xác định được lý do đúng đắn tại sao lại quyết đi làm chính trị đã hơn hẳn các ông chủ kinh tế lớn nhỏ và các thành phần khác trong xã hội. Nhưng sự thành công của người làm chính trị phụ thuộc rất lớn vào dân trí của một dân tộc, dân trí của một tầng lớp quyết định trong xã hội, sự ủng hộ của mọi người dân xung quanh và đặc biệt là sự ủng hộ của các Vị có quyền lực lớn trong nước. Ngược lại người làm chính trị lại tác động vào quảng đại quần chúng, tác động đến mọi Thế hệ của dân tộc mình, tác động làm thay đổi đất nước và dân tộc, làm công tác kinh doanh, kinh tế cho cả đất nước và dân tộc.
Ở Việt Nam ta mấy chục năm nay người làm chính trị đi không đúng đường, đấu tranh cho con đường đi đúng đắn của dân tộc không mấy ai, một đảng độc quyền toàn trị lấn át hết tất cả. Số người dân sống ngoài nước do bất đồng với thể chế chính trị, với đảng độc quyền toàn trị mà phải đi khỏi nước, chịu nhiều đau thương nên đa số phản ứng quá tiêu cực, quá đối đầu nên ít có ảnh hưởng vào trong nước. Mấy năm lại đây nhờ các công cụ hiện đại mà ảnh hưởng ngày một tăng vào trong nước. Ở trong nước thì đảng độc quyền quá khắt khe, quá cuồng tín và cực đoan. Bất cứ ai có quan điểm khác với địa vị độc tôn của ĐCSVN, phê phán, chỉ trích ĐCSVN đều bị theo dõi, đề phòng, loại trừ ra khỏi bộ máy nhà nước và các công ty nhà nước. Một sự bắt ép và đè nén người dân để giữ quyền cai trị đất nước, cai trị nhân dân. Thật sự của nó là quản lý đất nước, lãnh đạo nhân dân phải bằng pháp luật đúng đắn và minh bạch, thực thi bởi bộ máy nhà nước không thiên lệch cho đảng nào cả. Lâu nay đi làm chính trị ở Việt Nam chủ yếu là buộc phải đi vì đó là con đường duy nhất kiếm ra tiền, ra chức, ra “sự nghiệp”, có điều kiện để vơ vét cho gia đình, vợ con và do cơ chế độc đoán nếu không chạy theo một dòng chảy chung thì không còn đường sống.
Trong xã hội Việt Nam từ năm 1945 mọi người phải chạy theo Chủ Nghĩa Cộng Sản, chạy theo Đảng Cộng Sản Việt Nam, chạy theo ý tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh mang từ Liên Xô, từ Trung Quốc về, hoặc là bị ngộ nhận vì quá yêu nước để đấu tranh dành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Cả nước chỉ có một con đường duy nhất, nếu ai không đồng tình hay phê phán nó thì sẽ bị đè bẹp, bị loại bỏ. Những cá nhân đi theo ĐCSVN thì chẳng còn con đường nào khác là phải xu nịnh đảng, bảo vệ đảng và hùa theo những gì xưa nay đảng vẫn ca ngợi dù nó không được đúng lắm, dù nó là sai trái, nó phản lại lợi ích của nhân dân và đất nước để bản thân được đánh giá cao, được tin tưởng, được thăng chức, thăng quyền và có cơ hội kiếm nhiều tiền. Thực tế cuộc sống không phải như vậy một khi các đảng chính trị, nhà nước và vấn đề kinh tế đứng độc lập nhau vì tiến bộ chung của xã hội và lợi ích của mọi người dân. Nếu đảng cầm quyền không độc quyền toàn trị thì đi kiếm nhiều tiền và vào đảng là hai việc khác nhau. Người ta vào đảng này hay đảng kia là do quan điểm, sở thích và ý định của mỗi người. Để có thể làm tốt nhất công tác quản lý và lãnh đạo đất nước cần có các đảng chính trị cạnh tranh nhau trước nhân dân. Các đảng chính trị khác nhau bù đắp chỗ yếu, khiếm khuyết cho nhau và tạo thành sự hoàn thiện trong công tác quản lý đất nước. Công việc của các tổ chức Đảng CSVN nhập nhằng không rõ với công việc làm ăn kinh tế, công việc của chính quyền nhà nước từ đó sinh ra quấy nhiễu và làm giảm hiệu suất của các công ty kinh tế, làm giảm hiệu suất của bộ máy chính quyền là cung cấp dịch vụ công cho nhân dân và các tổ chức trong xã hội một cách hiệu quả nhất.
Vấn đề nan giải ở nước ta hiện nay là xác định công việc cụ thể, rõ ràng của tất cả các vị trí trong Bộ máy nhà nước, quản lý chặt chẽ kết quả công việc của từng người, từng bộ phận. Tiếp đến là xác định tiền lương cụ thể đảm bảo cuộc sống và tương xứng với vị trí công việc. Lương hay thu nhập cho các cấp quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phải theo cơ chế thị trường, dù doanh nghiệp đó là tư nhân, cổ phần hay có vốn đầu tư của nhà nước là chính (tức doanh nghiệp nhà nước). Lương bổng và thu nhập của các cấp quản lý hay nhân viên, chuyên gia trong Bộ máy nhà nước cũng phải theo cơ chế thị trường. Công việc phải cụ thể, rõ ràng, quản lý chặt chẽ, tiền lương phải tương xứng theo giá cả thị trường để đảm bảo cuộc sống mọi người và điều kiện làm việc. Hiện nay lương và thu nhập của các cấp lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhà nước cũng giống như lương của các nhà lãnh đạo chính trị, đều rất ít ỏi chỉ khoảng 5-10 triệu. Đây là một sai lầm, một cái cớ để các cấp này tìm cách ăn tham nhũng, làm chuyện bất chính. Theo tôi thì tiền lương và thu nhập hàng năm của Lãnh đạo các doanh nghiệp hay tập đoàn nhà nước phải mấy chục triệu, mấy trăm triệu, hàng nhiều tỷ đồng tùy theo độ lớn của doanh nghiệp, tập đoàn và khả năng làm ăn sinh lãi của từng doanh nghiệp. Với mức chi trả như vậy sẽ gắn liền với trách nhiệm và kết quả công việc.
Đối với các chuyên gia, các cấp quản lý và lãnh đạo chính quyền từ Thứ trưởng trở xuống cũng phải được chi trả lương, thu nhập theo thị trường để đảm bảo công việc tương xứng của từng vị trí. Công việc toàn thời gian, đối với từng vị trí phải chi trả cao mấy chục triệu đồng hàng tháng để mọi người an tâm không phải tìm cách ăn phần trăm dự án, ăn bổng lộc, làm mất uy tín trước nhân dân, gây ách tắc các công việc trong Bộ máy nhà nước. Các vị trí quản lý phải tối thiểu (giảm bớt cấp phó) để đỡ tốn tiền lương, tức tiền của nhân dân. Công việc cụ thể, kiểm soát từng ngày, tuần, tháng và hàng năm, chi trả hợp lý sòng phẳng để đảm bảo cuộc sống mọi người. Người chây lười, không đủ năng lực đảm bảo công việc thì phải rút lui nhường cho người khác thích hợp hơn.
Đối với các Nhà khoa học, các chuyên gia phải được trả lương và thu nhập tối thiểu để đảm bảo cuộc sống mới có thể nghiên cứu, sáng tạo. Đặc biệt chú trọng đến lớp trẻ tài năng có định hướng chuyên môn nghề nghiệp rõ ràng, chú trọng tạo điều kiện cơ sở vật chất để làm việc và chi trả tiền lương, thu nhập xứng đáng để các tài năng yên tâm làm việc. Nếu Chính phủ và Quốc hội chưa lo được thì các cơ sở nghiên cứu hay Trường đại học phải lo. Trong một đất nước cần có phân chia công việc và chuyên môn hóa rõ ràng để mọi người có cơ hội tạo ra các sản phẩm có giá trị cao cho đất nước và dân tộc. Không phải ai cũng lo kinh doanh, buôn bán, lo kiếm từng bữa ăn thì xã hội mới phát triển. Để một đất nước phát triển chúng ta cần những con người làm chuyên môn luôn ngày đêm lao động, sáng tạo ra cái mới, sáng tạo ra những sản phẩm mới, sáng tạo ra những tư duy mới, sáng tạo ra đường lối mới, sáng tạo ra những đúc kết mới, cập nhật các loại kiến thức và kinh nghiệm của thế giới để rồi sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới ngang hàng với thế giới xung quanh.
Lâu nay trong hệ thống Nhà nước quản lý công việc rất lỏng lẻo, tài sản, vật tư, thiết bị và năng lượng không được quan tâm quản lý. Tất cả đều vô tội vạ, sống chết mặc bay, cùng nhau tìm cách lợi dụng cơ quan nhà nước để làm giàu cho mình, kiếm lợi cho mình. Nhà nước như là con “Bò sữa khổng lồ” tha hồ mà bòn rút. Tất cả vì chính quyền Nhà nước do một đảng độc quyền nắm, không có soi mói, bới móc, sức ép, lên án những hành động xấu từ người dân, từ xã hội, từ báo chí và truyền hình. Chính quyền nhà nước không được “cổ phần hóa”. Nhiều chỗ cán bộ không làm việc gì cũng có lương, thậm chí còn lương cao. Người làm nhiều thì không có lương hoặc lương rất ít, người không làm mấy thì lại nhiều lương. Công việc rất lơ là, không kiểm soát chặt chẽ nên rất kém hiệu suất. Nhiều nơi có việc nhưng lại không làm, việc của mình lại để đó, nhận lương nhưng không làm việc, tìm cách bán dịch vụ là những việc được chi trả theo tiền ngân sách cho nhân dân để kiếm tiền vào túi cá nhân. Chi trả ít quá thì các nhân viên, các chuyên gia không thể tập trung làm việc tốt, với chất lượng cao được. Từ đó sinh bệnh làm giả, làm dối, đề tài giả, chất lượng công việc qua loa, các sản phẩm khoa học hầu như không có gì. Người thật sự muốn làm việc, muốn cống hiến, muốn sáng tạo lại không được trả lương đúng với trí tuệ và chất xám bỏ ra, lâu ngày cũng chán và làm việc qua loa đại khái. Các cán bộ lãnh đạo thì đa số sắp đến tuổi về hưu mới được bổ nhiệm. Khi có chức quyền đã năm mấy tuổi, cố gắng làm mấy năm để về hưu, tranh thủ vơ vét là chính, chứ đâu chú tâm làm điều gì cho đất nước và nhân dân. Nhìn chung vấn đề nhân lực, công việc, tiết kiệm và tiền lương trong Bộ máy nhà nước còn rất chệch choạc, kém hiệu quả.
Để có nguồn tiền cho chi phí Quốc gia thì công tác thu thuế phải triệt để, chống gian lận thương mại, gian lận thuế má, móc nối với nhau để trốn thuế. Người có khả năng đóng góp nhiều thì đóng nhiều, ít thì đóng ít. Trong vấn đề này các nhà lãnh đạo chính trị phải gương mẫu đi trước. Uy tín của các vị lãnh đạo chóp bu của đất nước vô cùng quan trọng. Trên mà không nghiêm, không trong sạch thì bên dưới không tin, không phục và đất nước sẽ loạn lạc. Thậm chí cấp trên còn bày vẽ cho cấp dưới tham nhũng, thối nát. Cấp càng cao lại càng tham nhũng, càng thối nát hơn cấp dưới thì làm sao cấp trên nói cấp dưới nghe. Trong chính trị đòi hỏi phải trong sạch tuyệt đối thì nhân dân mới tin. Càng cao càng phải tuyệt đối, mà sự tuyệt đối chỉ có thể có ở một cá nhân, không thể có ở một Tập thể 14-15 người được.
Giới lãnh đạo chính trị là nguyên khí, là cội rễ cho sự chỉnh tề, là sự năng động và nghiêm túc nhất trong vấn đề tài chính, trong vấn đề thu thuế và chi tiêu tiền bạc quốc gia. Người làm chính trị khi có chức quyền mà lợi dụng nó để gia đình, vợ con, anh em mình kiếm tiền, kiếm lợi thì thật là bỉ ổi, đê tiện không bằng ông xe ôm, anh cửu vạn bốc vác, mà chỉ ngang với kẻ ăn cắp vì khi đó không phải vì dân, vì nước nữa mà chỉ vì lợi ích cá nhân. Người làm chính trị phải vì lợi ích của nhân dân, vì sự giàu có và tiền bạc cho các ông chủ kinh tế của Việt Nam ta cũng như những anh em bạn bè và dân thường; phải nhận lãnh trách nhiệm giúp các ông chủ kinh tế làm ăn khá giả mà không hề lấy một xu tiền công. Người làm chính trị thực chất là người “Lãnh đạo thuê cho nhân dân mình”, cả trong nước và ngoài nước, nên có quyền kêu gọi nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, tài trợ tiền bạc để phục vụ công việc chung của quốc gia và chỉ được nhận một khoản lương hàng tháng xứng đáng do Quốc hội, Thường vụ Quốc hội phê duyệt, được công khai cho toàn dân biết. Mọi hình thức quà cáp, biếu xén vật chất hay tiền bạc nào cho bản thân và gia đình đều phải khai báo và hoàn trả vào ngân sách quốc gia, nếu có gian lận gì có nghĩa rằng vi phạm pháp luật, buộc phải từ chức. Đây cũng là cốt rễ của sự phát triển xã hội và phát triển đất nước.
Lâu nay ở Việt Nam ta do cơ chế một đảng duy nhất, không có cạnh tranh, tranh cử công khai mà sinh ra chuyện chạy chọt và hối lộ, cấu kết với nhau để tham ô, tham nhũng. Chính quyền nhà nước, các cơ quan nhà nước làm việc không đúng quy luật, quy tắc, không có cơ chế thúc ép họ làm việc. Để làm việc đó phải cần đến các đảng phái chính trị cạnh tranh nhau lành mạnh dưới sự theo dõi, giám sát của nhân dân, do nhân dân bỏ phiếu bầu người đứng đầu cơ quan nhà nước. Hiện tại không chạy chức không được vì một ai đó muốn tiến lên hay cạnh tranh ghế nào đó cũng phải vận động, phải đến người này, người kia và phải có chi phí đi kèm. Nghe nói chạy chức Thứ trưởng bây giờ tối thiểu phải mất 5 tỷ đồng, chức Vụ trưởng hay Hiệu trưởng các Trường đại học phải mất 1-2 tỷ. Các vị trí cao hơn còn mất nhiều nữa. Cuối cùng là do Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN thu nhận tiền hối lộ và tham nhũng cả. Những hợp đồng kinh tế như làm đường, xây khu nhà hay gì đó đều phải chia phần cho các Sếp lớn bên trên và họ nhận tiền công khai. Cấp nhỏ nhất thì ăn tiền của dân bằng chạy việc làm, giải quyết khúc mắc gì đó, hay mua điểm, chạy trường học hay các dịch vụ khác đáng như họ phải giải quyết theo pháp luật tại Cơ quan nhà nước. Nhưng để có tiền họ tìm cách chây lười, không giải quyết cho dân, trì hoãn và rồi dân muốn được việc thì phải bỏ tiền ra cho họ thì họ mới giải quyết, mới lo toan. Tức là các cán bộ, công chức nhà nước đã bán dịch vụ nhà nước cho người dân để kiếm thêm tiền. Các cán bộ này lại dùng tiền này để chạy chức, nuôi cấp trên, cấp trên lại nuôi cấp trên nữa. Cứ thế cấp cao nhất (Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam) được hưởng nhiều lợi hơn cả và nhân dân cả nước chịu khổ nhất, tức chịu áp bức và bóc lột nặng nhất.
Theo tôi một vấn đề nan giải của Việt Nam hiện nay là các vị trí chính trị như: đại biểu HĐND, Lãnh đạo Tỉnh-Thành phố, đại biểu Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, các Thành viên Chính Phủ phải được xác định rõ ràng công việc và trả lương xứng đáng, đủ điều kiện làm việc. Tức là công việc, con người và thù lao phải rất cụ thể, rõ ràng, rành mạch, sòng phẳng thì mới có thể làm chính trị được. Nếu vẫn như lâu nay vừa nắm vị trí quan trọng của quốc gia, nhưng làm việc không nhiệt tình, không sức ép, thế nào cũng được, lương chính thức ít, không quan trọng, mà quan trọng là bổng lộc, lợi dụng chức quyền để kiếm tiền hay phải lo làm giàu bằng những công việc khác thì không thể làm việc tốt nhất cho nhân dân và đất nước được, không thể ngày đêm vắt óc lo tháo gỡ các vấn đề của đất nước và của nhân dân. Khi làm việc mà không được trả lương đúng thì thật là nhảm nhí, nó không đúng đắn. Người làm việc sẽ không đem hết tâm sức làm việc, người đem hết tâm sức làm việc mà không được trả lương đúng rồi cũng chán nản. Cuối cùng thì một đất nước, một bộ máy chỉ sống với sự giả dối, không tâm nguyện, hết lòng vì cuộc sống, vì công việc. Không những từng vị trí chính trị được xác định rõ công việc và tiền lương, mà còn các nhân viên giúp việc, văn phòng và chi phí đi kèm cũng phải rất cụ thể. Sự cạnh tranh trong chính trị rất khốc liệt nên đòi hỏi phải tuyệt đối ngay ngắn và hoàn thiện thì nhân dân mới kính trọng và tin tưởng. Đây là một trong những việc làm quan trọng nhất để tăng cường năng lực của hệ thống chính trị, tăng cường sức mạnh của Bộ máy nhà nước, hoàn thiện các vấn đề chính trị ở nước ta.
Khi Chóp bu quyền lực ở nước ta được chi trả lương thỏa đáng, xứng đáng, phù hợp, đủ điều kiện làm việc và trong sạch không vi sơ bất cứ một khoản nào nữa thì các cấp dưới buộc phải noi theo. Nếu không thì sẽ bị vạch mặt ngay, một khi cấp cao nhất ra lệnh cho an ninh, báo chí, truyền hình và nhân dân cố tình xoi mói. Đằng này, lâu nay cấp cao nhất là Bộ Chính Trị, Chủ Tịch nước hay Thủ Tướng Chính phủ lương mỗi tháng lương chỉ 9-10 triệu đồng. Số tiền này chỉ đủ chi phí vặt cho gia đình các vị ấy, thực tế họ phải chi tiêu gấp nhiều trăm lần số này. Với mức lương hàng tháng này cũng là cái cớ để các Vị chóp bu “ăn thêm” và tham nhũng, vì nếu không sẽ không đủ điều kiện làm việc. Một khi lãnh đạo chóp bu thực tâm vì dân, vì nước, có lòng tự trọng và lương tri sẽ phải quyết định sòng phẳng chuyện lương bổng, thu nhập hàng tháng cho chính mình trước tiên. Như thế sẽ không còn cớ nào để nhận bổng lộc, ăn tham nhũng nữa. Chỉ có như vậy mới làm cho nhân dân tin tưởng mình là người vì dân, vì nước thật sự. Còn không chỉ là đạo đức giả, người có lương tri không thể tin được.
Nhiều tin đồn về ông cựu Bộ trưởng GTVT Lê Ngọc Hoàn có hơn 50 biệt thự trên khắp cả nước, Bí thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa cho con lập Công ty và tham gia đấu thầu làm đường luôn thắng thầu, sau đó bán ngay thầu cho Công ty khác lấy 5% tổng giá trị gói thầu. Khi muốn được Thủ Tướng đến thăm một doanh nghiệp nào đó thì doanh nghiệp đó phải chi cho các Trợ lý 50 triệu đồng, còn chi cho Thủ Tướng 150 triệu đồng. Các vị chóp bu đều có con thống trị các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, tiền bạc mỗi vị có hơn hàng tỷ đô la Mỹ, v.v. Nhân dân chúng ta yêu cầu các ông chóp bu, các Uỷ viên và cựu Ủy viên Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam phải công khai tài sản của gia đình, vợ con, đệ tử để mọi người tin tưởng. Nếu không giám công khai có nghĩa là có gian dối, không trong sạch và không thể nào chống tham nhũng được. Theo tôi phải cương quyết loại bỏ những nhân vật chính trị dù là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Ủy Viên Bộ chính trị hay bất cứ cấp nào khi vẫn ham tiền hơn ham làm việc cho đất nước, cho nhân dân; luôn tìm cách vơ vét quyền lợi cho gia đình, vợ con.
Từ chuyện lương bổng, thu nhập xứng đáng đủ điều kiện cho các Vị chóp bu quyền lực ở nước ta phải mở rộng tới vấn đề lương bổng và thu nhập cho các Sếp cấp thấp hơn. Các Cơ quan cấp trên như Văn phòng Chính Phủ, Văn phòng Chủ Tịch Nước, Văn Phòng Quốc hội, Văn phòng các Bộ thực hiện nghiêm chỉnh trước rồi dần xuống cấp dưới. Kết hợp nghiêm cấm tuyệt đối không được vi sơ bất cứ thứ bổng lộc hay phần trăm dự án nào nữa. Nếu vi phạm xem như vi phạm pháp luật, sẽ bị cách chức hoặc truy tố bất cứ là cá nhân nào, con cái nhà ai. Các Vị lãnh đạo các cấp chính quyền mà không trong sạch thì không thể làm cho đất nước phát triển được. Phải có phe đối lập cạnh tranh thường xuyên bới móc, gây sức ép, có các báo, các kênh truyền hình, dư luận xã hội và nhân dân cả nước ủng hộ thì mới chống tham nhũng được. Muốn chống tham nhũng hiệu quả phải chống tham nhũng ở các Vị có quyền lực tối cao trước tiên như Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Tổng Bí Thư ĐCSVN, Chủ Tịch Quốc Hội, các UV Bộ Chính Trị và UV Trung Ương ĐCSVN đầu tiên. Nếu không thì chuyện chống tham nhũng ở nước ta chỉ là trò làm vui mắt nhân dân mà thôi.
Hà Nội, ngày 10/12/2009 * Bài nhận được từ tác giả
--------------------
Nào mọi người cùng….”chạy”….
Vietsciences- Hồng Lê Thọ 10/12/2009
Những bài cùng tác giả
"... Chúng ta từ một nước trong chiến tranh, chưa có những cái kinh nghiệm trong quản lý, và ở nước người ta đó thì muốn tiêu cực, muốn tham nhũng cũng khó, vì hệ thống luật pháp nó chặt chẽ. Còn ở Việt nam của mình, thì có khi không muốn tham cũng động lòng tham, cái người thủ quĩ cứ giữ tiền khư khư, ở quĩ lúc nào cũng có số dư, cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút, mượn không thấy ai đòi hết… thì em mượn thêm. Chứ không phải người Việt nam tham nhũng nhứt thế giới, không phải vậy! Cho nên tui đề nghị quí vị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này, rồi nhìn về Việt nam cũng đừng có hốt hoảng, cứ nghĩ rằng trong nước mình tiêu cực quá... Mấy hồi sao hồi xưa mấy ổng đánh giặc sao giỏi thế? Mà bây giờ ổng tiêu cực thế...đây là quy luật muôn đời…
Phát biểu của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết tại hội nghị VK ngày 21/11/2009 tại Hà Nội
Xem Video
Ở Nhật Bản, tháng 12 được gọi là “tháng chạp”, vào tháng cuối năm ai nấy thường phải “chạy” tất tả ngược xuôi (Shiwasu--師走) để thanh lý những việc còn tồn đọng, nhất là những khoản nợ nần dây dưa…trước khi đón năm mới với nhiều hi vọng, cầu trời sang năm sẽ làm ăn sẽ khấm khá hơn. Vì vậy, các sân ga tàu điện, siêu thị, chợ trời… nhộn nhịp, quầy hàng bán sold xuất hiện khắp nơi, đua nhau đưa hàng tồn kho tháo khoán bằng những đợt khuyến mãi “đại hạ giá” liên tục. Chiêu thức “chạy” nầy hiện rõ trong hoạt động thương mãi, lợi dụng lễ tết gần kề để thu hồi vốn, phải dứt nợ với nhà cung cấp, ngân hàng… trước khi khóa sổ.
Nhưng ở nước ta thì “chạy” hàm một ý nghĩa rộng hơn , sâu hơn mang tính tập thể, kéo dài từ năm nầy qua tháng khác…có khi suốt cả đời, lúc nào cũng phải vắt chân ngang cổ “chạy đôn chạy đáo” tứ tung.
Nầy nhé, lúc nằm trong bụng mẹ đã phải nghe người trong gia đình “chạy” bệnh viện, tìm bác sĩ mát tay đỡ đẻ, tiếp đến khi vừa oa oa cất tiếng chào đời thì bà mẹ phải “chạy” giường, lo cho y tá để có tấm drap sạch sẽ cho con thơ, không phải nằm chung với ai (1)….Bước chân vào nhà trẻ sau khi bố mẹ “chạy” được nơi tươm tất thì bắt đầu một quá trình “chạy” mới, nào là tiền ăn, tiền ngủ, tiền nước…và cả tiền lót tay để cô bảo mẫu chăm sóc con mình kỹ hơn. Quá trình “chạy” từ đây tập trung vào nhà trường, đối với thầy cô…phải biết điều, “học thêm” các lớp bồi dưỡng của giáo viên chủ nhiệm để khỏi bị thầy cô “đì”, chuẩn bị cho năm tới và ngày nhà giáo 20 tháng 11 chớ quên lo “quà cáp” biếu xén cho hiệu trưởng để khi chuyển lớp được chọn ưu tiên (2). Cứ thế, “chạy” trường, “chạy” lớp ,”chạy” thầy diễn ra suốt mười hai năm cho đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, các em học sinh xứ Việt phải trải qua không biết bao lần hồi hộp vì phải “chạy”. Lên đại học hay cao đẳng lại bắt đầu một cuộc thử sức mới, “chạy” điểm, “chạy” bằng và khi lên học vị cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ thì phải “chạy” giáo sư hướng dẫn đề tài, cho đến ngày “chạy” giáo sư phản biện luận án tốt nghiệp…Tất tất đều phải thông qua thủ tục “đầu tiên”(Tiền đâu), một tệ nạn đã trở thành thông lệ không văn tự nhưng phải nắm vững. Chưa hết, ra trường thì tiếp tục “chạy” việc, có khi phải tốn hàng chục nghìn đô la nếu là nơi béo bở như Tiếp Viên hàng không, cơ quan thuế, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, du lịch…nghĩa là những nơi nào lương bổng khấm khá thì kim ngạch “chạy” việc lại càng cao, tệ như nhân viên bán hàng cho cơ sở thương mại quốc doanh, siêu thị nhà nước thì ít nhất cũng phải trà nước chục triệu là chuyện nhỏ. Ở Thành phố HCM, bác sĩ mới ra trường cũng phải “chạy” để được ở bệnh viện nội thành phục vụ không ăn lương trong ba năm là ít nhất trước khi trở thành bác sĩ được làm việc thực thụ (3), chưa kể “quà cáp” (bằng tiền, rượu tây là chủ yếu) biếu xén đều đều mua lòng cấp trên.
Chức càng cao trong bộ máy thì phải có đủ “đồ nghề” cần thiết như bằng nầy, cấp nọ, phải là “con ông nầy, cháu ông kia”, là đảng viên hay đoàn viên hay không chưa đủ mà còn phải được một quan to giới thiệu, nếu không thì “bao bì”…một khoản hậu hĩ để “cảm ơn” người bố trí hay “chạy” giúp mới được nhận vào làm việc ở cơ quan nhà nước. Vậy mà từ trước tới nay, người ta vẫn phủ nhận không hề có việc “mua quan bán chức” mới là lạ ! Mãi đến gần đây, ngày 18/11/2009, trong khi trả lời chất vấn tại Quốc Hội, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn mới chịu thừa nhận "chạy chức, chạy quyền còn tồn tại có lẽ vì còn kẽ hở pháp luật"(4).
Vào được rồi, yên ắng trong thời gian đầu để tạo ấn tượng với cấp trên, đồng nghiệp và từ từ đi vào cơ chế tham nhũng một cách đương nhiên, “ai cũng ăn, mình không ăn thì sẽ bị cô lập ngay, khó làm việc nếu không biết cách tìm nguồn để chia chát” và bản thân còn phải thu hồi vốn đầu tư “chạy” việc trước đây nữa chứ, tất cả là những khoản nợ phải thanh lý đồng thời gom góp tích lũy cho bõ ! Trong một xã hội mà thử thách của việc “chạy” đã bắt đầu như vậy thì hỏi sao lớp trẻ lớn lên không tinh quái, xem việc tham nhũng, ăn hối lộ là “chuyện thường ngày của huyện”. Hơn thế nữa, những người chung quanh chúng, xã hội ở cấp nào cũng cần “bôi trơn” thì tâm sinh lý của trẻ thơ khi trưởng thành sẽ như thế nào… đem việc học chống tham nhũng vào nhà trường như sáng kiến đột phá của PTT kiêm bộ trưởng Giáo dục và đào tạo liệu sẽ có hiệu quả ? Câu chuyện ăn của đút lót tại nhà quan chức từ nhỏ đến to thường xuyên xảy ra trong gia đình, trên bàn cơm, tách trà trong câu chuyện của người thân hàng ngày thì vấn nạn nầy--- đâu còn là câu hỏi vu vơ, lên án là nội xâm hay tiêu cực---đập vào mắt con trẻ , sự giả dối giữa lời nói và việc làm ấy của những người lớn biến thế hệ trẻ thành nạn nhân vô ý thức hay vô cảm trước mọi tệ nạn “xấu xa” của xã hội…
Có người nói tham nhũng đã trở thành hệ thống chứ không dám thừa nhận rằng “hệ thống” là môi trường cho những con virus tham nhũng đục khoét, ẩn núp an toàn ? Lỗi là do lòng tham ư, tiền lương không đủ sống là cách lối biện hộ đã lỗi thời...Có thể là như vậy ở một số trường hợp đặc thù, còn hầu hết là không như thế, chẳng vì thiếu ăn, thiếu mặc, cứ nhìn vào những quan chức béo ụ, nhà cao cửa rộng, con cái du học bên Mỹ, bên tây thì hẳn rõ. Đám người nầy không những theo tâm lí bầy đàn do thói “ăn quen” mà còn bị kích thích bởi một tư duy hưởng thụ, làm giàu bất cứ phương tiện, quyền lực có sẵn trong tay, được tập thể “bao che” kín kẽ vì là đây là ăn cắp, tham nhũng tập thể, một đặc thù của cơ chế hành chính công ở nước ta.
"Đám cưới chuột" - bức tranh dân gian phê phán nạn tham nhũng xưa
(Ảnh: phapluan.net)
Người Nhật phân tích khi thấy đèn đỏ ở ngã tư đường, một mình thì chẳng ai dám, vượt theo hai người cùng lúc thì cảm giác phạm tội còn ½ nhưng nếu đi ba người, cùng phạm lỗi thì chẳng còn ai bị lương tâm cắn rứt. Nhìn vào những sự kiện tham nhũng bị tố giác gần đây, chúng ta có thể hiểu Huỳnh Ngọc Sĩ đâu thể “ăn” 2.43 triệu đô la một mình, Lê Đức Minh (5) (con trai thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy) không thể nhận 12 triệu Úc kim mà không chia chác cho ai , cho nên sợ “bứt dây động rừng”, tìm cách xử nhẹ nhàng bằng một tội danh khác để đánh tráo là điều dễ hiểu. Đã có biết bao nhiêu vụ án “đầu voi đuôi chuột” như vậy !(6)
Mặc cho lãnh đạo Đảng và Nhà Nước gào thét chống tham nhũng, xây dựng luật lệ, bộ máy chống tham nhũng do thủ tướng chính phủ đứng đầu trong mấy năm qua…vụ việc tham nhũng vẫn tràn lan, chỉ có 2% người được hỏi ý kiến cho rằng Tòa án “đã xử đúng người đúng tội” và tới 73% cho là “xử lý chưa hết và không kiên quyết ! Trong những vụ án được xét xử thì có đến 37 % tội phạm được hưởng khoan hồng, lãnh án treo hay giảm án vì nhân thân, thành tích ! Theo PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng, có tới 86% ý kiến cho rằng tham nhũng thường xảy ra trong lĩnh vực quản lý đất đai, 85% là trong lĩnh vực dự án, công trình xây dựng, 39% trong điều tra, xét xử thi hành án; kế đến là cấp phép, thuế, lệ phí, quỹ... (7)
Tại sao các nhà lãnh đạo Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội đều phát biểu bày tỏ quyết tâm chống tham nhũng, hà lạm của công nhưng khuynh hướng tham nhũng ngày càng tinh vi phát triển đến mức táo tợn ?.
Tham nhũng làm giàu bằng quyền lực và chức vụ không phải là điều lạ lùng gì, hầu như nước nào cũng có nhưng cái nổi bật của tham nhũng trong xã hội VN ngày nay là tính tập thể, cả “cộng đồng” cùng phạm pháp , nói khác đi là ngày nào cơ chế nuôi dưỡng tham nhũng trong chế độ chưa được ngăn chận thì tệ nạn tham nhũng mỗi lúc một nặng nề, là nổi khổ mà người dân phải gánh khi gõ cửa
Người vi phạm giao thông móc bóp lấy tiền bỏ vào thùng xe của CSGT
bệnh viện, trường học và nhất là cửa quan, cố tình bày ra nhiều thủ tục nhiêu khê, thay đổi liên miên để tham nhũng ! Thậm chí hiện tượng “chạy” bằng khen, huân huy chương, “chạy” án (8), “chạy” giấy phép hạn ngạch xuất nhập khẩu (9), miễn trừ thuế (10) .là những chuyện quá bình thường, sá gì học hàm GS, PGS hay học vị như đã nói (11), hoặc giấy chứng nhận “di tích”, “làng văn hóa”….cũng được “bán” để địa phương quảng bá, triển khai dự án kêu gọi đầu tư, du lịch. Còn “chạy” mánh, “chạy” dự án, “chạy” và hà lạm vốn vay ODA của nước ngoài, “chạy” giấy phép lập trường(12) lập bệnh viện…tốn tỉ tỉ là chuyện râm ran khắp đó đây.
Thế mà các quan lớn nhà ta vẫn ngây thơ tra vặn “bằng chứng đâu” để tránh oan sai cho cán bộ(đảng viên), rằng “phải xử đúng người đúng tội”(12).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng ngày 19/11/2009 - Ảnh: TTXVN
Ngày nào mà tuổi thơ không còn chứng kiến cảnh cha mẹ “chạy” bệnh viện, “chạy” trường, “chạy” lớp và “chạy” thầy cô, không còn thấy người thân nhận phong bì của ai đó đến cống nộp cửa sau ngay tại nhà thì may ra…nạn “chạy” nầy sẽ trở thành câu chuyện ngày xửa ngày xửa thời quan huyện phong kiến cai quản xã hội…Nhận thức về tệ nạn tham nhũng qua phát biểu của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết tại Hội Nghị Việt Kiều vừa qua cho thấy một khoảng cách khá xa về nhận thức nếu so với thực tế mà người dân phải chịu đựng ! Có phải “vì số dư” trong ngân quĩ nên động làm tham mà thôi ?*
Nếu hiểu “tham nhũng” chỉ như thế thì….hời hợt biết bao ! (14)
Làm sao diệt được đây hở trời ? Trong khi đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dõng dạc tuyên bố tại Hội nghị các nhà tài trợ vào ngày 3/12/2009 rằng “Các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội, có tính giáo dục răn đe cao” ! mặc dù nhiều vụ án tày trời như PCI, tiền Polymer, PMU 18…vẫn còn đó. Sự băng hoại về đạo đức đã phát sinh khắp nơi từ gia đình, nhà trường… (15) và cả xã hội, mọi người buộc phải “biết điều” qua nhiều hình thức lót tay, hối lộ đáp ứng những vòi vĩnh, ức hiếp và tham nhũng của hàng ngũ cán bộ quan chức quản lý nhà nước địa phương cũng như trung ương (16) liệu đã có thuốc chữa?
Thật đáng buồn khi hình ảnh một nhà nước cách mạng “do dân, vì dân, của dân” còn quá xa vời với những gì đang diễn ra trên thực tế …(17)
Mọi người còn phải “chạy” cho đến khi nào ? Khi phải “chạy” thì niềm tin sẽ rơi rụng và trở thành oán hận mỗi lúc rơi vào cảnh “tiền mất tật mang” vì không phải cuộc “chạy” nào cũng thành công…do ở giữa đường vẫn còn nhiều “cò ma” bu quanh săn đón và lừa gạt !
Hồng Lê Thọ
tháng 12/2009
*trường hợp nầy gọi là “thụt két” hay “hà lạm” chứ không gọi là “tham nhũng”
Chú thích:
(1)”Không thể chần chừ trước những tiêu cực ở bệnh viện”
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Khong-the-chan-chu-truoc-nhung-tieu-cuc-o-benh-vien/30192875/126/
“Tiêu cực tại bệnh viện K: Bệnh nhân phải “chạy” để được điều trị” http://www.tinmoi.vn/Tieu-cuc-tai-benh-vien-K-Benh-nhan-phai-ldquochayrdquo-de-duoc-dieu-tri-0740890.html
(2)”Chuyện phong bì ngày 20/11”
”Ngày 20/11, dường như đã thành một thói quen "văn hóa", nhiều phụ huynh ở Hà Nội lại chọn chiếc phong bì "nhẹ nhàng mà hiệu quả" để tri ân thầy cô. Tuy nhiên, vẫn có không ít nhà giáo dị ứng với món quà "tôn sư trọng đạo này"...
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=178071&ChannelID=73
(3)Bác sĩ trẻ: Làm không công chờ biên chế
http://www.tienphong.vn/tianyon/Index.aspx?ChannelID=4 và
http://www.trt.vn/tabid/58/itemid/614/categoryId/0/type/1/Default.aspx
(4)Bộ trưởng Nội vụ:”Khó chấm dứt chạy chức quyền vì người chạy có báo đâu'
http://vietnamnet.vn/chinhtri/200911/Kho-cham-dut-chay-chuc-quyen-vi-nguoi-chay-co-bao-dau-879528/
(5) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090523_securency_allegations.shtml
và http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090526_polymer_new_revelations.shtml
http://vietnamnet.vn/chinhtri/200912/To-bang-con-voi-xu-ly-bang-con-kien-882528/
(8)"Quan tòa chạy án" định chia tiền hối lộ cho Công an
http://baiviet.phanvien.com/2008/6/28/quan-toa-chay-an-dinh-chia-tien-hoi-lo-cho-cong-an.html
Bắt quả tang một phó chánh án đưa hối lộ chạy án
http://dantri.com.vn/c20/s20-336701/bat-qua-tang-mot-pho-chanh-an-dua-hoi-lo-chay-an.htm
(9)Thứ trưởng thương mại Mai Văn Dâu: Cả nhà cùng tham nhũng
http://www.maiyeuem.net/vtopic127924.html
http://www.laodong.com.vn/EventList.aspx?EventID=113
(10)”Cán bộ thuế đòi 'lót tay' 100 triệu đồng” http://ngoisao.net/news/hinh-su/2009/09/3b9cbbed/ và
Hải quan đã được bồi dưỡng, vẫn vòi tiền "lót tay" http://vietbao.vn/Kinh-te/Hai-quan-da-duoc-boi-duong-van-voi-tien-lot-tay/10727687/87/
Doanh nghiệp bị "móc túi" ở cửa khẩu http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=162388&ChannelID=3
Mua hóa đơn đỏ cũng phải “lót” tay? http://www.sggp.org.vn/nhipcaubandoc/ykien/2008/6/154225/
(11)Luận án tiến sĩ: 'Lễ bảo vệ' hay 'lễ thông qua'? ngày 25/12/2006 http://www1.vietnamnet.vn/giaoduc/2006/12/647550/
xem thêm ”Ngộ nhận hay cố ý về “Tiến Sĩ” http://vietsciences.free.fr/vietnam/donggopxaydung/ngonhanhaycoy.htm
Cải cách hành chính & Rừng Tiến Sĩ http://vietsciences.free.fr/vietnam/donggopxaydung/caicachhanhchinh-rungtiensi.htm
http://vietnamnet.vn/giaoduc/200910/Mo-truong-dai-hoc-phai-lot-tay-2-ty-874127/ và
“Lót tay mới được vay vốn” http://www.tinmoi.vn/Lot-tay-moi-duoc-vay-von-1075828.html
http://tag.tinmoi.vn/l%C3%B3t-tay
(13)"Vụ PCI phải xử đúng người, không bỏ sót tội"(19/11/2009) http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/tuoitre.com.vn/Vu-PCI-phai-xu-dung-nguoi-khong-bo-sot-toi/3516845.epi
(14)Báo Singapore: Mọi chuyện ở Việt Nam đều xong xuôi nếu được trả đúng giá http://www.vietnetcenter.com/content/view/14043/57/
(15)Thủ tướng: Tạo mọi điều kiện để báo chí chống tham nhũng http://vietnamnet.vn/chinhtri/200912/Thu-tuong-Tao-moi-dieu-kien-de-bao-chi-chong-tham-nhung-882300
(16)”Đồng ý cho ông Nguyễn Văn Lâm thôi chức phó chủ nhiệm VP Chính phủ”
http://www.tin247.com/dong_y_cho_ong_nguyen_van_lam_thoi_chuc_pho_chu_nhiem_vp_chinh_phu-1-21333880.html và
“Cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối mặt tội tham ô” & tin liên quan http://www.tin247.com/cuu_pho_chu_nhiem_van_phong_chinh_phu_doi_mat_toi_tham_o-6-21372148.html
http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Gio-Thu-25/Nguyen-Pho-Chu-Nhiem-Van-Phong-Chinh-Phu-Sap-Hau-Toa.html
http://www1.thanhnien.com.vn/Xahoi/2007/9/18/209173.tno
(17)MÃI LỘ Ở CỬA NGÕ TPHCM “Tiền tươi” qua trạm” http://www.nld.com.vn/20091208125151613P0C1002/tien-tuoi-qua-tram.htm
CSGT dùng tay phải kẹp tiền vào sổ biên bản tay trái đưa lại sổ lưu hành cho tài xế
Nguồn: http://bauvinal.info.free.fr/binhluan/naomoinguoicungchay.htm
© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org Hồng Lê Thọ
Nguyễn Trung Lĩnh
Trong chuỗi các vấn đề quan trọng cần phải giải quyết để phát triển đất nước đó là chuyện tiền bạc.
Lâu nay ở nước ta chưa được xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng, đúng mực vấn đề này. Đại đa số dân Việt Nam chỉ thấy rằng muốn trở thành những người lãnh đạo đất nước giỏi thì trước hết hãy là người kiếm tiền cho bản thân giỏi đã. Nhiều người lại cho rằng “những người giàu có, có nhiều tiền của, những giám đốc các Công ty lớn sẽ là những nhà chính trị giỏi, sẽ có khả năng lãnh đạo đất nước tốt và xã hội tốt, làm cho nhân dân giàu có hơn”. Đây là những suy nghĩ thấp kém, chưa hiểu chính trị và cũng chưa hiểu tiền bạc.
Chúng ta cùng nhau khẳng định rằng người kiếm ra nhiều tiền sau bao nhiêu năm bằng chính trí tuệ và khối óc của mình là người rất tài giỏi, nhưng không thể là người có thể làm cho nhân dân giàu có và hạnh phúc nhất được. Bởi vì họ chỉ là tài giỏi kinh doanh, tài giỏi kiếm tiền cho bản thân mình mà thôi. Muốn trở thành giàu có thì đầu tiên phải tập trung trí lực để làm giàu, dù có phải lạy lục ai, quan hệ khôn khéo với bất cứ ai, với các đối tác làm ăn, với quan chức lớn hay nhân viên nhà nước; luôn nghĩ cách làm sao để mình có lợi nhất. Để yên ổn làm ăn thì không thể nói tới “đấu tranh”, hay chỉ trích những cái bất công, cái xấu trong xã hội và đưa ra những giải pháp tốt cho đất nước. Bình thường thì để được ưu ái, có quan hệ tốt với chính quyền, với đảng cầm quyền thì người chủ kinh doanh phải nịnh chính quyền, nịnh đảng cầm quyền và làm theo ý họ, chia phần trăm, lợi nhuận cho họ, “bám vào họ” mà sống, được định sẵn con đường đi làm kinh tế, không dính dáng vào chính trị.
Người xu nịnh đảng cầm quyền, dù họ sai trái thế nào là kẻ thấp hèn; thấy điều sai, bất hợp lý, bất lợi cho nhân dân mà vẫn quay mặt đi thì làm sao có thể làm chính trị được. Bởi vì người làm chính trị phải cao thượng hơn thế gấp nhiều lần. Người làm kinh doanh phải biết dấu mình, chỉ thể hiện trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu liên quan tới các vấn đề chính trị sẽ bị xoi mói, nhìn ngó và bới móc, rất khó quan hệ với xung quanh. Mà kinh doanh thì làm sao có thể trong sạch tuyệt đối được. Không lươn lẹo, dối trá, dấu diếm làm sao có thể chiến thắng trong thương trường. Người kinh doanh phải luôn tìm cách kiếm lợi về bản thân mình và về Công ty mình. Một khi đã làm như vậy suốt cả quá trình sống và kinh doanh thì làm sao có thể làm chính trị hay tranh đấu được. Mặt khác đã chú tâm làm giàu thì không kể tới trong sạch tuyệt đối, đạo đức, thậm chí phải gian lận thương mại, trốn thuế, làm những trò lưu manh, ăn cướp, chụp dật thì mục đích kinh doanh mới có thể đạt được. Con đường đi lên của người kinh doanh là làm sao có lợi nhuận ngày càng nhiều, nhiều nhân viên giúp việc, nhiều nhà máy, thương hiệu sản phẩm và thương hiệu công ty ngày một nổi bật khắp nơi, số tiền đóng thuế cho nhà nước ngày một nhiều, Công ty có sức sống ngày một vững bền. Khi đã thành đạt, giầu có như Ông Berusconi ở Ý hay Thatsin ở Thái lan mới đi làm chính trị thì đã già rồi. Mặt khác hai ông này do ở các nước không có những đối thủ chính trị sừng sỏ, nhân dân kém nhận thức về chính trị mới chiến thắng được một vài nhiệm kỳ. Mà hai ông ấy cũng chẳng làm nên trò trống gì đáng lưu tâm trong chính trị cả.
Người làm chính trị là phải xuất phát từ tấm lòng, từ trách nhiệm đối với người dân, đối với đất nước và dân tộc mình, phải trong sạch và ngay ngắn, không làm chuyện bậy ngay từ khi mới trưởng thành. Vì hay ngẫm nghĩ về việc chung, về số phận của dân tộc mà nhìn thấy điều bất công, bất hợp lý trong xã hội, trong quốc gia nên phải lên tiếng chỉ trích, đấu tranh, tìm cách tẩy rửa nó, tạo dựng nhiều điều tốt cho đất nước và dân tộc. Phải luôn tìm cách để mình tranh đấu ngày một hiệu quả hơn, phải có vị trí bằng sự cạnh tranh rất hiếm hoi, vì số vị trí giành cho các Nhà chính trị là có hạn, hoặc rất ít hoặc chỉ có duy nhất một vị trí. Để đạt được điều đó mình phải học hỏi, trau dồi, làm rất nhiều thứ chứ không thể chỉ lo kiếm cho nhiều tiền như các doanh nhân. Một khi đã có vị trí chính trị tức là đã tham gia lãnh đạo đất nước, tham gia lãnh đạo xã hội, tham gia lãnh đạo “đại công ty nhà nước” rồi. Tùy những vị trí khác nhau mà mức độ cần sự tập trung cao độ, cần chuyên môn cao đến đâu. Lãnh đạo một công ty kinh tế hay sáng lập một công ty kinh tế ăn nên, làm ra khác với tham gia lãnh đạo đất nước hay nắm các vị trí lãnh đạo đất nước khác nhau. Người làm chính trị có đẳng cấp rất khác nhau, có tham vọng khác nhau, có tầm suy nghĩ cũng rất khác nhau, nhiều khi rất khác với người kinh doanh, vì đa số chỉ lo kiếm lợi cho bản thân, mình có nhiều lợi nhuận hơn người khác.
Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh một số sản phẩm nhất định tốt khác với lãnh đạo một đất nước rộng lớn có nhiều loại sản phẩm và mối quan hệ đa dạng hơn nhiều, nhiều khúc mắc cần giải quyết, nhiều người hơn gấp bội lần, “thị trường của người làm chính trị rất khác”, đòi hỏi nhiều tố chất và khả năng hơn nhiều. Mặt khác người làm chính trị phải tìm cách tiến lên những nấc thang quyền lực khác nhau, có đủ quyền uy như mong đợi để làm được những điều mình dự định. Người làm chính trị chuẩn mực phải chứng tỏ mình để mọi đẳng cấp người trong xã hội trọng phục. Một trong những yếu tố quan trọng là khi mới bắt đầu bước vào cuộc sống phải xác định hướng đi cho cả cuộc đời: Sự nghiệp cuộc đời là gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Làm giàu, làm kinh tế là gì? Tại sao lại đi làm chính trị? Ở đó bạn có thể làm được gì? Khoa học là gì? Muốn thực hiện được hoài bão lớn lao cho đất nước thì phải tập trung cao độ và dốc sức cả cuộc đời, phải chuyên nghiệp mới có thể làm tốt được, nếu không sẽ thua người khác, sẽ không làm được những kỳ tích. Người mà từ lúc rất trẻ đã xác định được lý do đúng đắn tại sao lại quyết đi làm chính trị đã hơn hẳn các ông chủ kinh tế lớn nhỏ và các thành phần khác trong xã hội. Nhưng sự thành công của người làm chính trị phụ thuộc rất lớn vào dân trí của một dân tộc, dân trí của một tầng lớp quyết định trong xã hội, sự ủng hộ của mọi người dân xung quanh và đặc biệt là sự ủng hộ của các Vị có quyền lực lớn trong nước. Ngược lại người làm chính trị lại tác động vào quảng đại quần chúng, tác động đến mọi Thế hệ của dân tộc mình, tác động làm thay đổi đất nước và dân tộc, làm công tác kinh doanh, kinh tế cho cả đất nước và dân tộc.
Ở Việt Nam ta mấy chục năm nay người làm chính trị đi không đúng đường, đấu tranh cho con đường đi đúng đắn của dân tộc không mấy ai, một đảng độc quyền toàn trị lấn át hết tất cả. Số người dân sống ngoài nước do bất đồng với thể chế chính trị, với đảng độc quyền toàn trị mà phải đi khỏi nước, chịu nhiều đau thương nên đa số phản ứng quá tiêu cực, quá đối đầu nên ít có ảnh hưởng vào trong nước. Mấy năm lại đây nhờ các công cụ hiện đại mà ảnh hưởng ngày một tăng vào trong nước. Ở trong nước thì đảng độc quyền quá khắt khe, quá cuồng tín và cực đoan. Bất cứ ai có quan điểm khác với địa vị độc tôn của ĐCSVN, phê phán, chỉ trích ĐCSVN đều bị theo dõi, đề phòng, loại trừ ra khỏi bộ máy nhà nước và các công ty nhà nước. Một sự bắt ép và đè nén người dân để giữ quyền cai trị đất nước, cai trị nhân dân. Thật sự của nó là quản lý đất nước, lãnh đạo nhân dân phải bằng pháp luật đúng đắn và minh bạch, thực thi bởi bộ máy nhà nước không thiên lệch cho đảng nào cả. Lâu nay đi làm chính trị ở Việt Nam chủ yếu là buộc phải đi vì đó là con đường duy nhất kiếm ra tiền, ra chức, ra “sự nghiệp”, có điều kiện để vơ vét cho gia đình, vợ con và do cơ chế độc đoán nếu không chạy theo một dòng chảy chung thì không còn đường sống.
Trong xã hội Việt Nam từ năm 1945 mọi người phải chạy theo Chủ Nghĩa Cộng Sản, chạy theo Đảng Cộng Sản Việt Nam, chạy theo ý tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh mang từ Liên Xô, từ Trung Quốc về, hoặc là bị ngộ nhận vì quá yêu nước để đấu tranh dành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Cả nước chỉ có một con đường duy nhất, nếu ai không đồng tình hay phê phán nó thì sẽ bị đè bẹp, bị loại bỏ. Những cá nhân đi theo ĐCSVN thì chẳng còn con đường nào khác là phải xu nịnh đảng, bảo vệ đảng và hùa theo những gì xưa nay đảng vẫn ca ngợi dù nó không được đúng lắm, dù nó là sai trái, nó phản lại lợi ích của nhân dân và đất nước để bản thân được đánh giá cao, được tin tưởng, được thăng chức, thăng quyền và có cơ hội kiếm nhiều tiền. Thực tế cuộc sống không phải như vậy một khi các đảng chính trị, nhà nước và vấn đề kinh tế đứng độc lập nhau vì tiến bộ chung của xã hội và lợi ích của mọi người dân. Nếu đảng cầm quyền không độc quyền toàn trị thì đi kiếm nhiều tiền và vào đảng là hai việc khác nhau. Người ta vào đảng này hay đảng kia là do quan điểm, sở thích và ý định của mỗi người. Để có thể làm tốt nhất công tác quản lý và lãnh đạo đất nước cần có các đảng chính trị cạnh tranh nhau trước nhân dân. Các đảng chính trị khác nhau bù đắp chỗ yếu, khiếm khuyết cho nhau và tạo thành sự hoàn thiện trong công tác quản lý đất nước. Công việc của các tổ chức Đảng CSVN nhập nhằng không rõ với công việc làm ăn kinh tế, công việc của chính quyền nhà nước từ đó sinh ra quấy nhiễu và làm giảm hiệu suất của các công ty kinh tế, làm giảm hiệu suất của bộ máy chính quyền là cung cấp dịch vụ công cho nhân dân và các tổ chức trong xã hội một cách hiệu quả nhất.
Vấn đề nan giải ở nước ta hiện nay là xác định công việc cụ thể, rõ ràng của tất cả các vị trí trong Bộ máy nhà nước, quản lý chặt chẽ kết quả công việc của từng người, từng bộ phận. Tiếp đến là xác định tiền lương cụ thể đảm bảo cuộc sống và tương xứng với vị trí công việc. Lương hay thu nhập cho các cấp quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phải theo cơ chế thị trường, dù doanh nghiệp đó là tư nhân, cổ phần hay có vốn đầu tư của nhà nước là chính (tức doanh nghiệp nhà nước). Lương bổng và thu nhập của các cấp quản lý hay nhân viên, chuyên gia trong Bộ máy nhà nước cũng phải theo cơ chế thị trường. Công việc phải cụ thể, rõ ràng, quản lý chặt chẽ, tiền lương phải tương xứng theo giá cả thị trường để đảm bảo cuộc sống mọi người và điều kiện làm việc. Hiện nay lương và thu nhập của các cấp lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhà nước cũng giống như lương của các nhà lãnh đạo chính trị, đều rất ít ỏi chỉ khoảng 5-10 triệu. Đây là một sai lầm, một cái cớ để các cấp này tìm cách ăn tham nhũng, làm chuyện bất chính. Theo tôi thì tiền lương và thu nhập hàng năm của Lãnh đạo các doanh nghiệp hay tập đoàn nhà nước phải mấy chục triệu, mấy trăm triệu, hàng nhiều tỷ đồng tùy theo độ lớn của doanh nghiệp, tập đoàn và khả năng làm ăn sinh lãi của từng doanh nghiệp. Với mức chi trả như vậy sẽ gắn liền với trách nhiệm và kết quả công việc.
Đối với các chuyên gia, các cấp quản lý và lãnh đạo chính quyền từ Thứ trưởng trở xuống cũng phải được chi trả lương, thu nhập theo thị trường để đảm bảo công việc tương xứng của từng vị trí. Công việc toàn thời gian, đối với từng vị trí phải chi trả cao mấy chục triệu đồng hàng tháng để mọi người an tâm không phải tìm cách ăn phần trăm dự án, ăn bổng lộc, làm mất uy tín trước nhân dân, gây ách tắc các công việc trong Bộ máy nhà nước. Các vị trí quản lý phải tối thiểu (giảm bớt cấp phó) để đỡ tốn tiền lương, tức tiền của nhân dân. Công việc cụ thể, kiểm soát từng ngày, tuần, tháng và hàng năm, chi trả hợp lý sòng phẳng để đảm bảo cuộc sống mọi người. Người chây lười, không đủ năng lực đảm bảo công việc thì phải rút lui nhường cho người khác thích hợp hơn.
Đối với các Nhà khoa học, các chuyên gia phải được trả lương và thu nhập tối thiểu để đảm bảo cuộc sống mới có thể nghiên cứu, sáng tạo. Đặc biệt chú trọng đến lớp trẻ tài năng có định hướng chuyên môn nghề nghiệp rõ ràng, chú trọng tạo điều kiện cơ sở vật chất để làm việc và chi trả tiền lương, thu nhập xứng đáng để các tài năng yên tâm làm việc. Nếu Chính phủ và Quốc hội chưa lo được thì các cơ sở nghiên cứu hay Trường đại học phải lo. Trong một đất nước cần có phân chia công việc và chuyên môn hóa rõ ràng để mọi người có cơ hội tạo ra các sản phẩm có giá trị cao cho đất nước và dân tộc. Không phải ai cũng lo kinh doanh, buôn bán, lo kiếm từng bữa ăn thì xã hội mới phát triển. Để một đất nước phát triển chúng ta cần những con người làm chuyên môn luôn ngày đêm lao động, sáng tạo ra cái mới, sáng tạo ra những sản phẩm mới, sáng tạo ra những tư duy mới, sáng tạo ra đường lối mới, sáng tạo ra những đúc kết mới, cập nhật các loại kiến thức và kinh nghiệm của thế giới để rồi sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới ngang hàng với thế giới xung quanh.
Lâu nay trong hệ thống Nhà nước quản lý công việc rất lỏng lẻo, tài sản, vật tư, thiết bị và năng lượng không được quan tâm quản lý. Tất cả đều vô tội vạ, sống chết mặc bay, cùng nhau tìm cách lợi dụng cơ quan nhà nước để làm giàu cho mình, kiếm lợi cho mình. Nhà nước như là con “Bò sữa khổng lồ” tha hồ mà bòn rút. Tất cả vì chính quyền Nhà nước do một đảng độc quyền nắm, không có soi mói, bới móc, sức ép, lên án những hành động xấu từ người dân, từ xã hội, từ báo chí và truyền hình. Chính quyền nhà nước không được “cổ phần hóa”. Nhiều chỗ cán bộ không làm việc gì cũng có lương, thậm chí còn lương cao. Người làm nhiều thì không có lương hoặc lương rất ít, người không làm mấy thì lại nhiều lương. Công việc rất lơ là, không kiểm soát chặt chẽ nên rất kém hiệu suất. Nhiều nơi có việc nhưng lại không làm, việc của mình lại để đó, nhận lương nhưng không làm việc, tìm cách bán dịch vụ là những việc được chi trả theo tiền ngân sách cho nhân dân để kiếm tiền vào túi cá nhân. Chi trả ít quá thì các nhân viên, các chuyên gia không thể tập trung làm việc tốt, với chất lượng cao được. Từ đó sinh bệnh làm giả, làm dối, đề tài giả, chất lượng công việc qua loa, các sản phẩm khoa học hầu như không có gì. Người thật sự muốn làm việc, muốn cống hiến, muốn sáng tạo lại không được trả lương đúng với trí tuệ và chất xám bỏ ra, lâu ngày cũng chán và làm việc qua loa đại khái. Các cán bộ lãnh đạo thì đa số sắp đến tuổi về hưu mới được bổ nhiệm. Khi có chức quyền đã năm mấy tuổi, cố gắng làm mấy năm để về hưu, tranh thủ vơ vét là chính, chứ đâu chú tâm làm điều gì cho đất nước và nhân dân. Nhìn chung vấn đề nhân lực, công việc, tiết kiệm và tiền lương trong Bộ máy nhà nước còn rất chệch choạc, kém hiệu quả.
Để có nguồn tiền cho chi phí Quốc gia thì công tác thu thuế phải triệt để, chống gian lận thương mại, gian lận thuế má, móc nối với nhau để trốn thuế. Người có khả năng đóng góp nhiều thì đóng nhiều, ít thì đóng ít. Trong vấn đề này các nhà lãnh đạo chính trị phải gương mẫu đi trước. Uy tín của các vị lãnh đạo chóp bu của đất nước vô cùng quan trọng. Trên mà không nghiêm, không trong sạch thì bên dưới không tin, không phục và đất nước sẽ loạn lạc. Thậm chí cấp trên còn bày vẽ cho cấp dưới tham nhũng, thối nát. Cấp càng cao lại càng tham nhũng, càng thối nát hơn cấp dưới thì làm sao cấp trên nói cấp dưới nghe. Trong chính trị đòi hỏi phải trong sạch tuyệt đối thì nhân dân mới tin. Càng cao càng phải tuyệt đối, mà sự tuyệt đối chỉ có thể có ở một cá nhân, không thể có ở một Tập thể 14-15 người được.
Giới lãnh đạo chính trị là nguyên khí, là cội rễ cho sự chỉnh tề, là sự năng động và nghiêm túc nhất trong vấn đề tài chính, trong vấn đề thu thuế và chi tiêu tiền bạc quốc gia. Người làm chính trị khi có chức quyền mà lợi dụng nó để gia đình, vợ con, anh em mình kiếm tiền, kiếm lợi thì thật là bỉ ổi, đê tiện không bằng ông xe ôm, anh cửu vạn bốc vác, mà chỉ ngang với kẻ ăn cắp vì khi đó không phải vì dân, vì nước nữa mà chỉ vì lợi ích cá nhân. Người làm chính trị phải vì lợi ích của nhân dân, vì sự giàu có và tiền bạc cho các ông chủ kinh tế của Việt Nam ta cũng như những anh em bạn bè và dân thường; phải nhận lãnh trách nhiệm giúp các ông chủ kinh tế làm ăn khá giả mà không hề lấy một xu tiền công. Người làm chính trị thực chất là người “Lãnh đạo thuê cho nhân dân mình”, cả trong nước và ngoài nước, nên có quyền kêu gọi nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, tài trợ tiền bạc để phục vụ công việc chung của quốc gia và chỉ được nhận một khoản lương hàng tháng xứng đáng do Quốc hội, Thường vụ Quốc hội phê duyệt, được công khai cho toàn dân biết. Mọi hình thức quà cáp, biếu xén vật chất hay tiền bạc nào cho bản thân và gia đình đều phải khai báo và hoàn trả vào ngân sách quốc gia, nếu có gian lận gì có nghĩa rằng vi phạm pháp luật, buộc phải từ chức. Đây cũng là cốt rễ của sự phát triển xã hội và phát triển đất nước.
Lâu nay ở Việt Nam ta do cơ chế một đảng duy nhất, không có cạnh tranh, tranh cử công khai mà sinh ra chuyện chạy chọt và hối lộ, cấu kết với nhau để tham ô, tham nhũng. Chính quyền nhà nước, các cơ quan nhà nước làm việc không đúng quy luật, quy tắc, không có cơ chế thúc ép họ làm việc. Để làm việc đó phải cần đến các đảng phái chính trị cạnh tranh nhau lành mạnh dưới sự theo dõi, giám sát của nhân dân, do nhân dân bỏ phiếu bầu người đứng đầu cơ quan nhà nước. Hiện tại không chạy chức không được vì một ai đó muốn tiến lên hay cạnh tranh ghế nào đó cũng phải vận động, phải đến người này, người kia và phải có chi phí đi kèm. Nghe nói chạy chức Thứ trưởng bây giờ tối thiểu phải mất 5 tỷ đồng, chức Vụ trưởng hay Hiệu trưởng các Trường đại học phải mất 1-2 tỷ. Các vị trí cao hơn còn mất nhiều nữa. Cuối cùng là do Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN thu nhận tiền hối lộ và tham nhũng cả. Những hợp đồng kinh tế như làm đường, xây khu nhà hay gì đó đều phải chia phần cho các Sếp lớn bên trên và họ nhận tiền công khai. Cấp nhỏ nhất thì ăn tiền của dân bằng chạy việc làm, giải quyết khúc mắc gì đó, hay mua điểm, chạy trường học hay các dịch vụ khác đáng như họ phải giải quyết theo pháp luật tại Cơ quan nhà nước. Nhưng để có tiền họ tìm cách chây lười, không giải quyết cho dân, trì hoãn và rồi dân muốn được việc thì phải bỏ tiền ra cho họ thì họ mới giải quyết, mới lo toan. Tức là các cán bộ, công chức nhà nước đã bán dịch vụ nhà nước cho người dân để kiếm thêm tiền. Các cán bộ này lại dùng tiền này để chạy chức, nuôi cấp trên, cấp trên lại nuôi cấp trên nữa. Cứ thế cấp cao nhất (Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam) được hưởng nhiều lợi hơn cả và nhân dân cả nước chịu khổ nhất, tức chịu áp bức và bóc lột nặng nhất.
Theo tôi một vấn đề nan giải của Việt Nam hiện nay là các vị trí chính trị như: đại biểu HĐND, Lãnh đạo Tỉnh-Thành phố, đại biểu Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, các Thành viên Chính Phủ phải được xác định rõ ràng công việc và trả lương xứng đáng, đủ điều kiện làm việc. Tức là công việc, con người và thù lao phải rất cụ thể, rõ ràng, rành mạch, sòng phẳng thì mới có thể làm chính trị được. Nếu vẫn như lâu nay vừa nắm vị trí quan trọng của quốc gia, nhưng làm việc không nhiệt tình, không sức ép, thế nào cũng được, lương chính thức ít, không quan trọng, mà quan trọng là bổng lộc, lợi dụng chức quyền để kiếm tiền hay phải lo làm giàu bằng những công việc khác thì không thể làm việc tốt nhất cho nhân dân và đất nước được, không thể ngày đêm vắt óc lo tháo gỡ các vấn đề của đất nước và của nhân dân. Khi làm việc mà không được trả lương đúng thì thật là nhảm nhí, nó không đúng đắn. Người làm việc sẽ không đem hết tâm sức làm việc, người đem hết tâm sức làm việc mà không được trả lương đúng rồi cũng chán nản. Cuối cùng thì một đất nước, một bộ máy chỉ sống với sự giả dối, không tâm nguyện, hết lòng vì cuộc sống, vì công việc. Không những từng vị trí chính trị được xác định rõ công việc và tiền lương, mà còn các nhân viên giúp việc, văn phòng và chi phí đi kèm cũng phải rất cụ thể. Sự cạnh tranh trong chính trị rất khốc liệt nên đòi hỏi phải tuyệt đối ngay ngắn và hoàn thiện thì nhân dân mới kính trọng và tin tưởng. Đây là một trong những việc làm quan trọng nhất để tăng cường năng lực của hệ thống chính trị, tăng cường sức mạnh của Bộ máy nhà nước, hoàn thiện các vấn đề chính trị ở nước ta.
Khi Chóp bu quyền lực ở nước ta được chi trả lương thỏa đáng, xứng đáng, phù hợp, đủ điều kiện làm việc và trong sạch không vi sơ bất cứ một khoản nào nữa thì các cấp dưới buộc phải noi theo. Nếu không thì sẽ bị vạch mặt ngay, một khi cấp cao nhất ra lệnh cho an ninh, báo chí, truyền hình và nhân dân cố tình xoi mói. Đằng này, lâu nay cấp cao nhất là Bộ Chính Trị, Chủ Tịch nước hay Thủ Tướng Chính phủ lương mỗi tháng lương chỉ 9-10 triệu đồng. Số tiền này chỉ đủ chi phí vặt cho gia đình các vị ấy, thực tế họ phải chi tiêu gấp nhiều trăm lần số này. Với mức lương hàng tháng này cũng là cái cớ để các Vị chóp bu “ăn thêm” và tham nhũng, vì nếu không sẽ không đủ điều kiện làm việc. Một khi lãnh đạo chóp bu thực tâm vì dân, vì nước, có lòng tự trọng và lương tri sẽ phải quyết định sòng phẳng chuyện lương bổng, thu nhập hàng tháng cho chính mình trước tiên. Như thế sẽ không còn cớ nào để nhận bổng lộc, ăn tham nhũng nữa. Chỉ có như vậy mới làm cho nhân dân tin tưởng mình là người vì dân, vì nước thật sự. Còn không chỉ là đạo đức giả, người có lương tri không thể tin được.
Nhiều tin đồn về ông cựu Bộ trưởng GTVT Lê Ngọc Hoàn có hơn 50 biệt thự trên khắp cả nước, Bí thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa cho con lập Công ty và tham gia đấu thầu làm đường luôn thắng thầu, sau đó bán ngay thầu cho Công ty khác lấy 5% tổng giá trị gói thầu. Khi muốn được Thủ Tướng đến thăm một doanh nghiệp nào đó thì doanh nghiệp đó phải chi cho các Trợ lý 50 triệu đồng, còn chi cho Thủ Tướng 150 triệu đồng. Các vị chóp bu đều có con thống trị các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, tiền bạc mỗi vị có hơn hàng tỷ đô la Mỹ, v.v. Nhân dân chúng ta yêu cầu các ông chóp bu, các Uỷ viên và cựu Ủy viên Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam phải công khai tài sản của gia đình, vợ con, đệ tử để mọi người tin tưởng. Nếu không giám công khai có nghĩa là có gian dối, không trong sạch và không thể nào chống tham nhũng được. Theo tôi phải cương quyết loại bỏ những nhân vật chính trị dù là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Ủy Viên Bộ chính trị hay bất cứ cấp nào khi vẫn ham tiền hơn ham làm việc cho đất nước, cho nhân dân; luôn tìm cách vơ vét quyền lợi cho gia đình, vợ con.
Từ chuyện lương bổng, thu nhập xứng đáng đủ điều kiện cho các Vị chóp bu quyền lực ở nước ta phải mở rộng tới vấn đề lương bổng và thu nhập cho các Sếp cấp thấp hơn. Các Cơ quan cấp trên như Văn phòng Chính Phủ, Văn phòng Chủ Tịch Nước, Văn Phòng Quốc hội, Văn phòng các Bộ thực hiện nghiêm chỉnh trước rồi dần xuống cấp dưới. Kết hợp nghiêm cấm tuyệt đối không được vi sơ bất cứ thứ bổng lộc hay phần trăm dự án nào nữa. Nếu vi phạm xem như vi phạm pháp luật, sẽ bị cách chức hoặc truy tố bất cứ là cá nhân nào, con cái nhà ai. Các Vị lãnh đạo các cấp chính quyền mà không trong sạch thì không thể làm cho đất nước phát triển được. Phải có phe đối lập cạnh tranh thường xuyên bới móc, gây sức ép, có các báo, các kênh truyền hình, dư luận xã hội và nhân dân cả nước ủng hộ thì mới chống tham nhũng được. Muốn chống tham nhũng hiệu quả phải chống tham nhũng ở các Vị có quyền lực tối cao trước tiên như Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Tổng Bí Thư ĐCSVN, Chủ Tịch Quốc Hội, các UV Bộ Chính Trị và UV Trung Ương ĐCSVN đầu tiên. Nếu không thì chuyện chống tham nhũng ở nước ta chỉ là trò làm vui mắt nhân dân mà thôi.
Hà Nội, ngày 10/12/2009 * Bài nhận được từ tác giả
--------------------
Nào mọi người cùng….”chạy”….
Vietsciences- Hồng Lê Thọ 10/12/2009
Những bài cùng tác giả
"... Chúng ta từ một nước trong chiến tranh, chưa có những cái kinh nghiệm trong quản lý, và ở nước người ta đó thì muốn tiêu cực, muốn tham nhũng cũng khó, vì hệ thống luật pháp nó chặt chẽ. Còn ở Việt nam của mình, thì có khi không muốn tham cũng động lòng tham, cái người thủ quĩ cứ giữ tiền khư khư, ở quĩ lúc nào cũng có số dư, cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút, mượn không thấy ai đòi hết… thì em mượn thêm. Chứ không phải người Việt nam tham nhũng nhứt thế giới, không phải vậy! Cho nên tui đề nghị quí vị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này, rồi nhìn về Việt nam cũng đừng có hốt hoảng, cứ nghĩ rằng trong nước mình tiêu cực quá... Mấy hồi sao hồi xưa mấy ổng đánh giặc sao giỏi thế? Mà bây giờ ổng tiêu cực thế...đây là quy luật muôn đời…
Phát biểu của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết tại hội nghị VK ngày 21/11/2009 tại Hà Nội
Xem Video
Ở Nhật Bản, tháng 12 được gọi là “tháng chạp”, vào tháng cuối năm ai nấy thường phải “chạy” tất tả ngược xuôi (Shiwasu--師走) để thanh lý những việc còn tồn đọng, nhất là những khoản nợ nần dây dưa…trước khi đón năm mới với nhiều hi vọng, cầu trời sang năm sẽ làm ăn sẽ khấm khá hơn. Vì vậy, các sân ga tàu điện, siêu thị, chợ trời… nhộn nhịp, quầy hàng bán sold xuất hiện khắp nơi, đua nhau đưa hàng tồn kho tháo khoán bằng những đợt khuyến mãi “đại hạ giá” liên tục. Chiêu thức “chạy” nầy hiện rõ trong hoạt động thương mãi, lợi dụng lễ tết gần kề để thu hồi vốn, phải dứt nợ với nhà cung cấp, ngân hàng… trước khi khóa sổ.
Nhưng ở nước ta thì “chạy” hàm một ý nghĩa rộng hơn , sâu hơn mang tính tập thể, kéo dài từ năm nầy qua tháng khác…có khi suốt cả đời, lúc nào cũng phải vắt chân ngang cổ “chạy đôn chạy đáo” tứ tung.
Nầy nhé, lúc nằm trong bụng mẹ đã phải nghe người trong gia đình “chạy” bệnh viện, tìm bác sĩ mát tay đỡ đẻ, tiếp đến khi vừa oa oa cất tiếng chào đời thì bà mẹ phải “chạy” giường, lo cho y tá để có tấm drap sạch sẽ cho con thơ, không phải nằm chung với ai (1)….Bước chân vào nhà trẻ sau khi bố mẹ “chạy” được nơi tươm tất thì bắt đầu một quá trình “chạy” mới, nào là tiền ăn, tiền ngủ, tiền nước…và cả tiền lót tay để cô bảo mẫu chăm sóc con mình kỹ hơn. Quá trình “chạy” từ đây tập trung vào nhà trường, đối với thầy cô…phải biết điều, “học thêm” các lớp bồi dưỡng của giáo viên chủ nhiệm để khỏi bị thầy cô “đì”, chuẩn bị cho năm tới và ngày nhà giáo 20 tháng 11 chớ quên lo “quà cáp” biếu xén cho hiệu trưởng để khi chuyển lớp được chọn ưu tiên (2). Cứ thế, “chạy” trường, “chạy” lớp ,”chạy” thầy diễn ra suốt mười hai năm cho đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, các em học sinh xứ Việt phải trải qua không biết bao lần hồi hộp vì phải “chạy”. Lên đại học hay cao đẳng lại bắt đầu một cuộc thử sức mới, “chạy” điểm, “chạy” bằng và khi lên học vị cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ thì phải “chạy” giáo sư hướng dẫn đề tài, cho đến ngày “chạy” giáo sư phản biện luận án tốt nghiệp…Tất tất đều phải thông qua thủ tục “đầu tiên”(Tiền đâu), một tệ nạn đã trở thành thông lệ không văn tự nhưng phải nắm vững. Chưa hết, ra trường thì tiếp tục “chạy” việc, có khi phải tốn hàng chục nghìn đô la nếu là nơi béo bở như Tiếp Viên hàng không, cơ quan thuế, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, du lịch…nghĩa là những nơi nào lương bổng khấm khá thì kim ngạch “chạy” việc lại càng cao, tệ như nhân viên bán hàng cho cơ sở thương mại quốc doanh, siêu thị nhà nước thì ít nhất cũng phải trà nước chục triệu là chuyện nhỏ. Ở Thành phố HCM, bác sĩ mới ra trường cũng phải “chạy” để được ở bệnh viện nội thành phục vụ không ăn lương trong ba năm là ít nhất trước khi trở thành bác sĩ được làm việc thực thụ (3), chưa kể “quà cáp” (bằng tiền, rượu tây là chủ yếu) biếu xén đều đều mua lòng cấp trên.
Chức càng cao trong bộ máy thì phải có đủ “đồ nghề” cần thiết như bằng nầy, cấp nọ, phải là “con ông nầy, cháu ông kia”, là đảng viên hay đoàn viên hay không chưa đủ mà còn phải được một quan to giới thiệu, nếu không thì “bao bì”…một khoản hậu hĩ để “cảm ơn” người bố trí hay “chạy” giúp mới được nhận vào làm việc ở cơ quan nhà nước. Vậy mà từ trước tới nay, người ta vẫn phủ nhận không hề có việc “mua quan bán chức” mới là lạ ! Mãi đến gần đây, ngày 18/11/2009, trong khi trả lời chất vấn tại Quốc Hội, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn mới chịu thừa nhận "chạy chức, chạy quyền còn tồn tại có lẽ vì còn kẽ hở pháp luật"(4).
Vào được rồi, yên ắng trong thời gian đầu để tạo ấn tượng với cấp trên, đồng nghiệp và từ từ đi vào cơ chế tham nhũng một cách đương nhiên, “ai cũng ăn, mình không ăn thì sẽ bị cô lập ngay, khó làm việc nếu không biết cách tìm nguồn để chia chát” và bản thân còn phải thu hồi vốn đầu tư “chạy” việc trước đây nữa chứ, tất cả là những khoản nợ phải thanh lý đồng thời gom góp tích lũy cho bõ ! Trong một xã hội mà thử thách của việc “chạy” đã bắt đầu như vậy thì hỏi sao lớp trẻ lớn lên không tinh quái, xem việc tham nhũng, ăn hối lộ là “chuyện thường ngày của huyện”. Hơn thế nữa, những người chung quanh chúng, xã hội ở cấp nào cũng cần “bôi trơn” thì tâm sinh lý của trẻ thơ khi trưởng thành sẽ như thế nào… đem việc học chống tham nhũng vào nhà trường như sáng kiến đột phá của PTT kiêm bộ trưởng Giáo dục và đào tạo liệu sẽ có hiệu quả ? Câu chuyện ăn của đút lót tại nhà quan chức từ nhỏ đến to thường xuyên xảy ra trong gia đình, trên bàn cơm, tách trà trong câu chuyện của người thân hàng ngày thì vấn nạn nầy--- đâu còn là câu hỏi vu vơ, lên án là nội xâm hay tiêu cực---đập vào mắt con trẻ , sự giả dối giữa lời nói và việc làm ấy của những người lớn biến thế hệ trẻ thành nạn nhân vô ý thức hay vô cảm trước mọi tệ nạn “xấu xa” của xã hội…
Có người nói tham nhũng đã trở thành hệ thống chứ không dám thừa nhận rằng “hệ thống” là môi trường cho những con virus tham nhũng đục khoét, ẩn núp an toàn ? Lỗi là do lòng tham ư, tiền lương không đủ sống là cách lối biện hộ đã lỗi thời...Có thể là như vậy ở một số trường hợp đặc thù, còn hầu hết là không như thế, chẳng vì thiếu ăn, thiếu mặc, cứ nhìn vào những quan chức béo ụ, nhà cao cửa rộng, con cái du học bên Mỹ, bên tây thì hẳn rõ. Đám người nầy không những theo tâm lí bầy đàn do thói “ăn quen” mà còn bị kích thích bởi một tư duy hưởng thụ, làm giàu bất cứ phương tiện, quyền lực có sẵn trong tay, được tập thể “bao che” kín kẽ vì là đây là ăn cắp, tham nhũng tập thể, một đặc thù của cơ chế hành chính công ở nước ta.
"Đám cưới chuột" - bức tranh dân gian phê phán nạn tham nhũng xưa
(Ảnh: phapluan.net)
Người Nhật phân tích khi thấy đèn đỏ ở ngã tư đường, một mình thì chẳng ai dám, vượt theo hai người cùng lúc thì cảm giác phạm tội còn ½ nhưng nếu đi ba người, cùng phạm lỗi thì chẳng còn ai bị lương tâm cắn rứt. Nhìn vào những sự kiện tham nhũng bị tố giác gần đây, chúng ta có thể hiểu Huỳnh Ngọc Sĩ đâu thể “ăn” 2.43 triệu đô la một mình, Lê Đức Minh (5) (con trai thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy) không thể nhận 12 triệu Úc kim mà không chia chác cho ai , cho nên sợ “bứt dây động rừng”, tìm cách xử nhẹ nhàng bằng một tội danh khác để đánh tráo là điều dễ hiểu. Đã có biết bao nhiêu vụ án “đầu voi đuôi chuột” như vậy !(6)
Mặc cho lãnh đạo Đảng và Nhà Nước gào thét chống tham nhũng, xây dựng luật lệ, bộ máy chống tham nhũng do thủ tướng chính phủ đứng đầu trong mấy năm qua…vụ việc tham nhũng vẫn tràn lan, chỉ có 2% người được hỏi ý kiến cho rằng Tòa án “đã xử đúng người đúng tội” và tới 73% cho là “xử lý chưa hết và không kiên quyết ! Trong những vụ án được xét xử thì có đến 37 % tội phạm được hưởng khoan hồng, lãnh án treo hay giảm án vì nhân thân, thành tích ! Theo PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng, có tới 86% ý kiến cho rằng tham nhũng thường xảy ra trong lĩnh vực quản lý đất đai, 85% là trong lĩnh vực dự án, công trình xây dựng, 39% trong điều tra, xét xử thi hành án; kế đến là cấp phép, thuế, lệ phí, quỹ... (7)
Tại sao các nhà lãnh đạo Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội đều phát biểu bày tỏ quyết tâm chống tham nhũng, hà lạm của công nhưng khuynh hướng tham nhũng ngày càng tinh vi phát triển đến mức táo tợn ?.
Tham nhũng làm giàu bằng quyền lực và chức vụ không phải là điều lạ lùng gì, hầu như nước nào cũng có nhưng cái nổi bật của tham nhũng trong xã hội VN ngày nay là tính tập thể, cả “cộng đồng” cùng phạm pháp , nói khác đi là ngày nào cơ chế nuôi dưỡng tham nhũng trong chế độ chưa được ngăn chận thì tệ nạn tham nhũng mỗi lúc một nặng nề, là nổi khổ mà người dân phải gánh khi gõ cửa
Người vi phạm giao thông móc bóp lấy tiền bỏ vào thùng xe của CSGT
bệnh viện, trường học và nhất là cửa quan, cố tình bày ra nhiều thủ tục nhiêu khê, thay đổi liên miên để tham nhũng ! Thậm chí hiện tượng “chạy” bằng khen, huân huy chương, “chạy” án (8), “chạy” giấy phép hạn ngạch xuất nhập khẩu (9), miễn trừ thuế (10) .là những chuyện quá bình thường, sá gì học hàm GS, PGS hay học vị như đã nói (11), hoặc giấy chứng nhận “di tích”, “làng văn hóa”….cũng được “bán” để địa phương quảng bá, triển khai dự án kêu gọi đầu tư, du lịch. Còn “chạy” mánh, “chạy” dự án, “chạy” và hà lạm vốn vay ODA của nước ngoài, “chạy” giấy phép lập trường(12) lập bệnh viện…tốn tỉ tỉ là chuyện râm ran khắp đó đây.
Thế mà các quan lớn nhà ta vẫn ngây thơ tra vặn “bằng chứng đâu” để tránh oan sai cho cán bộ(đảng viên), rằng “phải xử đúng người đúng tội”(12).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng ngày 19/11/2009 - Ảnh: TTXVN
Ngày nào mà tuổi thơ không còn chứng kiến cảnh cha mẹ “chạy” bệnh viện, “chạy” trường, “chạy” lớp và “chạy” thầy cô, không còn thấy người thân nhận phong bì của ai đó đến cống nộp cửa sau ngay tại nhà thì may ra…nạn “chạy” nầy sẽ trở thành câu chuyện ngày xửa ngày xửa thời quan huyện phong kiến cai quản xã hội…Nhận thức về tệ nạn tham nhũng qua phát biểu của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết tại Hội Nghị Việt Kiều vừa qua cho thấy một khoảng cách khá xa về nhận thức nếu so với thực tế mà người dân phải chịu đựng ! Có phải “vì số dư” trong ngân quĩ nên động làm tham mà thôi ?*
Nếu hiểu “tham nhũng” chỉ như thế thì….hời hợt biết bao ! (14)
Làm sao diệt được đây hở trời ? Trong khi đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dõng dạc tuyên bố tại Hội nghị các nhà tài trợ vào ngày 3/12/2009 rằng “Các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội, có tính giáo dục răn đe cao” ! mặc dù nhiều vụ án tày trời như PCI, tiền Polymer, PMU 18…vẫn còn đó. Sự băng hoại về đạo đức đã phát sinh khắp nơi từ gia đình, nhà trường… (15) và cả xã hội, mọi người buộc phải “biết điều” qua nhiều hình thức lót tay, hối lộ đáp ứng những vòi vĩnh, ức hiếp và tham nhũng của hàng ngũ cán bộ quan chức quản lý nhà nước địa phương cũng như trung ương (16) liệu đã có thuốc chữa?
Thật đáng buồn khi hình ảnh một nhà nước cách mạng “do dân, vì dân, của dân” còn quá xa vời với những gì đang diễn ra trên thực tế …(17)
Mọi người còn phải “chạy” cho đến khi nào ? Khi phải “chạy” thì niềm tin sẽ rơi rụng và trở thành oán hận mỗi lúc rơi vào cảnh “tiền mất tật mang” vì không phải cuộc “chạy” nào cũng thành công…do ở giữa đường vẫn còn nhiều “cò ma” bu quanh săn đón và lừa gạt !
Hồng Lê Thọ
tháng 12/2009
*trường hợp nầy gọi là “thụt két” hay “hà lạm” chứ không gọi là “tham nhũng”
Chú thích:
(1)”Không thể chần chừ trước những tiêu cực ở bệnh viện”
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Khong-the-chan-chu-truoc-nhung-tieu-cuc-o-benh-vien/30192875/126/
“Tiêu cực tại bệnh viện K: Bệnh nhân phải “chạy” để được điều trị” http://www.tinmoi.vn/Tieu-cuc-tai-benh-vien-K-Benh-nhan-phai-ldquochayrdquo-de-duoc-dieu-tri-0740890.html
(2)”Chuyện phong bì ngày 20/11”
”Ngày 20/11, dường như đã thành một thói quen "văn hóa", nhiều phụ huynh ở Hà Nội lại chọn chiếc phong bì "nhẹ nhàng mà hiệu quả" để tri ân thầy cô. Tuy nhiên, vẫn có không ít nhà giáo dị ứng với món quà "tôn sư trọng đạo này"...
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=178071&ChannelID=73
(3)Bác sĩ trẻ: Làm không công chờ biên chế
http://www.tienphong.vn/tianyon/Index.aspx?ChannelID=4 và
http://www.trt.vn/tabid/58/itemid/614/categoryId/0/type/1/Default.aspx
(4)Bộ trưởng Nội vụ:”Khó chấm dứt chạy chức quyền vì người chạy có báo đâu'
http://vietnamnet.vn/chinhtri/200911/Kho-cham-dut-chay-chuc-quyen-vi-nguoi-chay-co-bao-dau-879528/
(5) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090523_securency_allegations.shtml
và http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090526_polymer_new_revelations.shtml
http://vietnamnet.vn/chinhtri/200912/To-bang-con-voi-xu-ly-bang-con-kien-882528/
(8)"Quan tòa chạy án" định chia tiền hối lộ cho Công an
http://baiviet.phanvien.com/2008/6/28/quan-toa-chay-an-dinh-chia-tien-hoi-lo-cho-cong-an.html
Bắt quả tang một phó chánh án đưa hối lộ chạy án
http://dantri.com.vn/c20/s20-336701/bat-qua-tang-mot-pho-chanh-an-dua-hoi-lo-chay-an.htm
(9)Thứ trưởng thương mại Mai Văn Dâu: Cả nhà cùng tham nhũng
http://www.maiyeuem.net/vtopic127924.html
http://www.laodong.com.vn/EventList.aspx?EventID=113
(10)”Cán bộ thuế đòi 'lót tay' 100 triệu đồng” http://ngoisao.net/news/hinh-su/2009/09/3b9cbbed/ và
Hải quan đã được bồi dưỡng, vẫn vòi tiền "lót tay" http://vietbao.vn/Kinh-te/Hai-quan-da-duoc-boi-duong-van-voi-tien-lot-tay/10727687/87/
Doanh nghiệp bị "móc túi" ở cửa khẩu http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=162388&ChannelID=3
Mua hóa đơn đỏ cũng phải “lót” tay? http://www.sggp.org.vn/nhipcaubandoc/ykien/2008/6/154225/
(11)Luận án tiến sĩ: 'Lễ bảo vệ' hay 'lễ thông qua'? ngày 25/12/2006 http://www1.vietnamnet.vn/giaoduc/2006/12/647550/
xem thêm ”Ngộ nhận hay cố ý về “Tiến Sĩ” http://vietsciences.free.fr/vietnam/donggopxaydung/ngonhanhaycoy.htm
Cải cách hành chính & Rừng Tiến Sĩ http://vietsciences.free.fr/vietnam/donggopxaydung/caicachhanhchinh-rungtiensi.htm
http://vietnamnet.vn/giaoduc/200910/Mo-truong-dai-hoc-phai-lot-tay-2-ty-874127/ và
“Lót tay mới được vay vốn” http://www.tinmoi.vn/Lot-tay-moi-duoc-vay-von-1075828.html
http://tag.tinmoi.vn/l%C3%B3t-tay
(13)"Vụ PCI phải xử đúng người, không bỏ sót tội"(19/11/2009) http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/tuoitre.com.vn/Vu-PCI-phai-xu-dung-nguoi-khong-bo-sot-toi/3516845.epi
(14)Báo Singapore: Mọi chuyện ở Việt Nam đều xong xuôi nếu được trả đúng giá http://www.vietnetcenter.com/content/view/14043/57/
(15)Thủ tướng: Tạo mọi điều kiện để báo chí chống tham nhũng http://vietnamnet.vn/chinhtri/200912/Thu-tuong-Tao-moi-dieu-kien-de-bao-chi-chong-tham-nhung-882300
(16)”Đồng ý cho ông Nguyễn Văn Lâm thôi chức phó chủ nhiệm VP Chính phủ”
http://www.tin247.com/dong_y_cho_ong_nguyen_van_lam_thoi_chuc_pho_chu_nhiem_vp_chinh_phu-1-21333880.html và
“Cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối mặt tội tham ô” & tin liên quan http://www.tin247.com/cuu_pho_chu_nhiem_van_phong_chinh_phu_doi_mat_toi_tham_o-6-21372148.html
http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Gio-Thu-25/Nguyen-Pho-Chu-Nhiem-Van-Phong-Chinh-Phu-Sap-Hau-Toa.html
http://www1.thanhnien.com.vn/Xahoi/2007/9/18/209173.tno
(17)MÃI LỘ Ở CỬA NGÕ TPHCM “Tiền tươi” qua trạm” http://www.nld.com.vn/20091208125151613P0C1002/tien-tuoi-qua-tram.htm
CSGT dùng tay phải kẹp tiền vào sổ biên bản tay trái đưa lại sổ lưu hành cho tài xế
Nguồn: http://bauvinal.info.free.fr/binhluan/naomoinguoicungchay.htm
© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org Hồng Lê Thọ