Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Điểm tin 21/12

- Cần làm gì trước hành động hăm he khủng bố của Trung Quốc (bauvinal).
Kiểm điểm vụ PMU18 và báo cáo Đại hội X.
- “Việt Nam chủ động hội nhập, hợp tác quốc phòng” (TTXVN).
Rethink this arms buildup (Bangkok Post).

- Lập tổng cục chuyên trách xây dựng luật? (PLTP).

- Tàu ngầm Hoa Kỳ tăng cường chơi mèo bắt chuột ở Thái Bình Dương (bauxite)

- Gepard 3.9 (BBC).


Chúng ta có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc
* Cho dù “phức tạp trên biển Đông sẽ không dẫn đến một cuộc xung đột quân sự ở khu vực” như phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tại cuộc họp báo công bố Sách trắng, tuy nhiên những tranh chấp về chủ quyền vẫn đang hiện hữu ở đây. Ông nghĩ sao về các giải pháp cho vấn đề này?

- Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là một vấn đề hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều quốc gia trong khu vực. Vì vậy không thể giải quyết vấn đề này trong một thời gian ngắn. Hiện nay có nhiều giải pháp mà chúng ta có thể lựa chọn như tiến hành thương lượng hòa bình, đưa vấn đề ra tòa án quốc tế... Mỗi giải pháp có những thuận lợi và khó khăn riêng.

Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng, tiến hành thận trọng nhưng không thể thiếu quyết tâm chính trị.
Để đạt được mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, chúng ta phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc, tích cực, chủ động tìm ra các biện pháp, giải pháp thích hợp, hiệu quả để đạt được mục tiêu mà vẫn giữ vững được hòa bình, ổn định trong khu vực.

* Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị Nhà nước tăng cường đầu tư cho quốc phòng để bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân Việt Nam làm nghề cá trên biển Đông?
* Liệu có thể xem xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển cũng là một thời cơ để chúng ta hiện đại hóa quân đội?

- Hòa bình, hợp tác là điều kiện tốt để phát triển đất nước về mọi mặt, trong đó có việc tăng cường và củng cố quốc phòng. Tuy nhiên, chúng ta không coi hòa bình, hợp tác cùng phát triển cũng là một thời cơ để hiện đại hóa quân đội vì Việt Nam chủ trương không chạy đua vũ trang. Chúng ta chủ trương xây dựng quân đội “của dân, do dân, vì dân”, có tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị hùng hậu, được huấn luyện và trang bị các loại vũ khí ngày càng hiện đại, đủ khả năng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, các lợi ích quốc gia và chế độ dân chủ nhân dân.

Cũng cần khẳng định rằng bảo vệ được chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia khác mà không cần phải tiến hành chiến tranh là chiến lược quốc phòng tối ưu của nước ta. Đây cũng là thể hiện rõ nét tính chất hòa bình, tự vệ trong chính sách quốc phòng Việt Nam. Vì vậy trong thời bình cần phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của cả đất nước để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ các lợi ích quốc gia.



Dân càng thương, quân đội càng phải hiểu trọng trách
TT (TP.HCM) - Sáng 20-12 tại dinh Thống Nhất, TP.HCM đã diễn ra lễ mittinh kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày hội quốc phòng toàn dân.



Bộ máy vì nhân quyền, không phải để chia quyền
"Nhân quyền và cơ quan nhân quyền quốc gia không thể chỉ là đối phó. Nhân quyền phải được xem là nền tảng triết lý phát triển của Việt Nam, là thành tố chủ chốt trong chủ thuyết phát triển", Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, GS. Đào Trí Úc nói.


Từ chuyện SCIC nghĩ về cái khó của minh bạch
Câu chuyện lương thưởng của các lãnh đạo ở SCIC đang làm dấy lên bức xúc trong dư luận và đặt ra yêu cầu về tính minh bạch ở khối DNNN.


Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng (Phần 1)
Tiết kiệm, đơn giản cùng với nhu cầu dồn nén đang hình thành hành vi tiêu dùng mới.

Tiếc nuối Sông Hậu (TPhong).

Lại thêm một lệnh cấm... hài hước

- Khốn đốn nhập than, (blog Mạnh Quân/SGTT).
- Tương lai nào cho năng lượng tái tạo Việt Nam? (TTXVN)
- Trái phiếu Chính phủ và câu hỏi về kỷ luật tài chính (VNEconomy).


- Nghịch lý thị trường ô tô (TNiên).
- Nhiều chủ DN nước ngoài trốn về nước (TNiên)
- Thuế bất động sản (TNiên)



Dân không chịu trồng rừng vì giá tràm bấp bênh
TT (Cà Mau) - Ngày 20-12, ông Trần Văn Thức - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau - cho biết địa phương không trồng đủ diện tích rừng theo yêu cầu đề ra đến năm 2010.



2 tập văn của Phùng Quán dịch qua tiếng Pháp
Frédéric Phạm dịch, nxb L'Harmattan




Hà Nội vươn mình về phía Đông và Đông Bắc-- CafeF
Theo Bộ Xây dựng, tầm nhìn của đồ án quy hoạch Vùng Thủ đô đến năm 2020 và định hướng tới năm 2050 có ba mục tiêu chính.


Cho thôi việc dân phòng đánh cán bộ hưu trí
TT - Ngày 20-12, ông Trần Thanh Hóa - chủ tịch UBND phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ - cho biết vừa ký quyết định buộc thôi việc đối với cán bộ dân phòng Trần Thanh Kiệt vì đã đánh cán bộ hưu trí Trần Văn Chúc ngất xỉu, phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.


Lương trong doanh nghiệp thấp hơn lao động tự do
TP - Bộ LĐ-TB&XH vừa gửi lên Thủ tướng Chính phủ báo cáo thực trạng cung - cầu lao động và những giải pháp xử lý, trong đó chỉ rõ theo khảo sát thực tế, tiền lương trong các doanh nghiệp hiện thấp hơn tiền lương ở khu vực lao động tự do.


thd:
Việt Nam - Trung Quốc - Bôxít: As China Exports Labor, a Backlash Grows (NYT 20-2-09) -- Phản xung đối với việc TQ "xuất khẩu" lao động của họ. Bài viết từ Việt Nam (có p/v chị Phạm Chi Lan). TẠI SAO BÁO NƯỚC NGOÀI NÓI RÕ CHUYỆN VIỆT NAM HƠN BÁO VIỆT NAM?
'VN cần những tập đoàn CNTT tầm cỡ quốc tế' (VNN 20-12-09) -- Thứ trưởng Trần Đức Lai nói thế. (Chú ý cái screen saver sau lưng ông!)

Người đưa ẩm thực Việt Nam sang xứ tuyết (CAND 20-12-09) -- Ông Phạm Văn Thành ở Canada
Lại lên Đà Lạt (LĐ 20-12-09) -- Bài Dương Trung Quốc

Đến Moscow, đi chợ đồ cũ, mua kỉ niệm (NLĐ 16-12-09)

Tránh mập mờ giữa đánh giá môn học và chất lượng giảng dạy (TTrẻ)
- Công nhân viên, giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM yêu cầu trường phải kiểm toán (TTrẻ)
- Ông hiệu trưởng lộng quyền trên xã đảo Nam Du (SGGP).

- Gần 2.000 chỉ tiêu du học theo ngân sách Nhà nước (ĐViệt)
- Năm cách nhìn một Hà Nội khác (LĐCT).
Sinh viên đánh giá giảng viên: Nên hay không nên?
Students are encouraged to evaluate professors (The Settler).
- 32 năm sống ở lề đường (TTrẻ).
“Vì sao rau xanh thế?”.
- In văn bản thành âm thanh: một cách nhanh chóng và dễ dàng (TTCN)


Ô nhiễm từ làng miến dong: Đi ngủ cũng bịt khẩu trang
TP - Theo ước tính của ông Nguyễn Chí Mậu, Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) chỉ riêng xã này đã có xấp xỉ 2.000 người phải sống chung với ô nhiễm. Nguyên nhân chính là nước thải của các làng nghề làm miến dong trong khu vực bị ứ đọng, hôi thối.


Nhuộm sợi bằng tay trần, coi chừng ung thư da
Nhuộm sợi, nhuộm nhựa là nghề phụ của nhân dân một số vùng quanh thủ đô Hà Nội.



China's top political advisor hails "one country, two systems" policy
BEIJING, Dec. 20 (Xinhua) -- Development of Macao had ...


- Thủ tướng Pháp công du Trung Quốc để củng cố tiến trình hòa giải giữa hai nước (RFI)
- Ngân sách quốc phòng Mỹ 2010: 636 tỉ USD (TTrẻ)
- China undercuts message about its peaceful rise (SCMP/Viet-Studies)
Taiwan-China pact to hit Taiwan investors in Southeast Asia: expert (Taiwan News).

- Iran, Vietnam to hold joint economic commission (Tehran Times)


As China Exports Labor, a Backlash Grows (NYT 20-2-09)

Uneasy Engagement: China’s Export of Labor Faces Growing Scorn
December 21, 2009
By EDWARD WONG
TRUNG SON, Vietnam — It seemed as if this village in northern Vietnam had struck gold when a Chinese and a Japanese company arrived to jointly build a coal-fired power plant. Thousands of jobs would start flowing in, or so the residents hoped.
Four years later, the Haiphong Thermal Power Plant is nearing completion. But only a few hundred Vietnamese ever got jobs. Most of the workers were Chinese, about 1,500 at the peak. Hundreds of them are still here, toiling by day on the dusty construction site and cloistered at night in dingy dormitories.
“The Chinese workers overwhelm the Vietnamese workers here,” said Nguyen Thai Bang, 29, a Vietnamese electrician.
China, famous for its export of cheap goods, is increasingly known for shipping out cheap labor. These global migrants often work in factories or on Chinese-run construction and engineering projects, though the range of jobs is astonishing: from planting flowers in the Netherlands to doing secretarial tasks in Singapore to herding cows in Mongolia — even delivering newspapers in the Middle East.
But a backlash against them has grown. Across Asia and Africa, episodes of protest and violence against Chinese workers have flared. Vietnam and India are among the nations that have moved to impose new labor rules for foreign companies and restrict the number of Chinese workers allowed to enter, straining relations with Beijing.
In Vietnam, dissidents and intellectuals are using the issue of Chinese labor to challenge the ruling Communist Party. A lawyer sued Prime Minister Nguyen Tan Dung over his approval of a Chinese bauxite mining project, and the National Assembly is questioning top officials over Chinese contracts, unusual moves in this authoritarian state.
Chinese workers continue to follow China’s state-owned construction companies as they win bids abroad to build power plants, factories, railroads, highways, subway lines and stadiums. From January to October 2009, Chinese companies completed $58 billion of projects, a 33 percent increase over the same period in 2008, according to the Chinese Ministry of Commerce.
From Angola to Uzbekistan, Iran to Indonesia, some 740,000 Chinese workers were abroad at the end of 2008, with 58 percent sent out last year alone, the Commerce Ministry said. The number going abroad this year is on track to roughly match that rate. The workers are hired in China, either directly by Chinese enterprises or by Chinese labor agencies that place the workers; there are 500 operational licensed agencies and many illegal ones.
Chinese executives say that Chinese workers are not always less expensive, but that they tend to be more skilled and easier to manage than local workers. “Whether you’re talking about the social benefits or economic benefits to the countries receiving the workers, the countries have had very good things to say about the Chinese workers and their skills,” said Diao Chunhe, director of the China International Contractors Association, a government organization in Beijing.
But in some countries, local residents accuse the Chinese of stealing jobs, staying on illegally and isolating themselves by building bubble worlds that replicate life in China. “There are entire Chinese villages now,” said Pham Chi Lan, former executive vice president of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry. “We’ve never seen such a practice on projects done by companies from other countries.”
At this construction site northeast of the port city of Haiphong, an entire Chinese world has sprung up: four walled dormitory compounds, restaurants with Chinese signs advertising dumplings and fried rice, currency exchanges, so-called massage parlors — even a sign on the site itself that says “Guangxi Road,” referring to the province that most of the workers call home.
One night, eight workers in blue uniforms sat in a cramped restaurant that had been opened by a man from Guangxi at the request of the project’s main subcontractor, Guangxi Power Construction Company. Their faces were flushed from drinking Chinese rice wine. “I was sent here, and I’m fulfilling my patriotic duty,” said Lin Dengji, 52.
Such scenes can set off anxieties in Vietnam, which prides itself on resisting Chinese domination, starting with its break from Chinese rule in the 10th century. The countries fought a border war in 1979 and are still engaged in a sovereignty dispute in the South China Sea.
Vietnamese are all too aware of the economic juggernaut to their north. Vietnam had a $10 billion trade deficit with China last year. In July, a senior official in Vietnam’s Ministry of Public Security said that 35,000 Chinese workers were in Vietnam, according to Tuoi Tre, a progressive newspaper. The announcement shocked many Vietnamese.
“The Chinese economic presence in Vietnam is deeper, more far-reaching and progressing faster than people realize,” said Le Dang Doanh, an economist in Hanoi who advised the preceding prime minister.
Conflict has broken out between Vietnamese and Chinese laborers. In Thanh Hoa Province in June, a drunk Chinese worker from a cement plant traded blows with the husband of a Vietnamese shopkeeper. The Chinese man then returned with 200 co-workers, igniting a brawl, according to Vietnamese news reports.
One reason for the tensions, economists say, is that there are plenty of unemployed or underemployed people in this country of 87 million. Vietnam itself exports cheap labor; a half-million Vietnamese are working abroad, according to a newspaper published by the Vietnam General Confederation of Labor.
Populist anger erupted this year over a contract given by the Vietnamese government to the Aluminum Corporation of China to mine bauxite, one of Vietnam’s most valuable natural resources, using Chinese workers. Dissidents, intellectuals and environmental advocates protested. Gen. Vo Nguyen Giap, the 98-year-old retired military leader, wrote three open letters criticizing the Chinese presence to Vietnamese party leaders.
No other government in the world so closely resembles that of China as Vietnam’s, from the structure of the Communist Party to economic policies and media controls. Vietnamese leaders make great efforts to ensure that China-Vietnam relations appear smooth. So over the summer, the central government shut down critical blogs, detained dissidents and ordered Vietnamese newspapers to cease reporting on Chinese labor and the bauxite issue.
But in a nod to public pressure, the government also tightened visa and work permit requirements for Chinese and deported 182 Chinese laborers from a cement plant in June, saying they were working illegally.
Vietnam generally bans the import of unskilled workers from abroad and requires foreign contractors to hire its citizens to do civil works, though that rule is sometimes violated by Chinese companies — bribes can persuade officials to look the other way, Chinese executives say.
At the Haiphong power plant, the Vietnamese company that owns the project grew anxious this year about the slow pace of work. It sided with the Chinese managers in pushing government officials to allow the import of more unskilled workers.
The Chinese here are sequestered in ramshackle dorm rooms and segregated by profession: welders and electricians and crane operators.
A poem written on a wooden door testifies to the rootless nature of their lives: “We’re all people floating around in the world. We meet each other, but we never really get to know each other.”

Xiyun Yang contributed reporting from Hanoi and Trung Son, and Sun Huan contributed research from Beijing.




Martian Mobile - Trung Quốc, một bong bóng đang đợi vỡ nổ.
Trung Quốc = Dubai * 1000
Nếu có người sự lo sợ về kinh tế của Dubai sẽ phải phá sản thì họ sẽ phải lo sợ Thị trường Trung Quốc với cái bong bóng vỡ nổ gấp hơn 1000 lần.
Gần đây khi Hoa Kỳ rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, nhiều người đều nghĩ đến phương cách để tìm ra lối thoát để đầu tư, Trung Quốc là một cái phao để những kẻ chết đuối này nắm lấy và hy vọng vào. Nhưng từ khi cái phao của Thị trường chứng khoán Trung Quốc và thị trường bất động sản của nó có chiều hướng đi lên như bong bóng, nó trở nên quá nguy hiểm và các chuyên gia về kinh tế phải lên tiếng báo động. Tại sao? Vì hai nguyên nhân:
1. Kinh tế Trung Quốc đã được kích thích bởi tín dụng chính phủ cho vay quá sức.
2. Và sự lo sợ lạm phát của người đầu tư.
Nhiều chuyên gia cho rằng chứng khoán Trung Quốc và tài sản địa ốc đắt hơn 50-100% trị giá thực của nó. Và được các chuyên gia bán khống thị trường Trung Quốc đánh cá là nó sẽ bị điều chỉnh vào nửa năm sau (2010). Tuy nhiên, nó có thể bùng lên bất kỳ lúc nào nếu đồng dollar Mỹ trở nên mạnh trở lại mà hiện đang có vẻ có những triệu chứng như vậy; nguyên nhân khởi đầu là dấu hiệu lạm phát có chấm mòi và sự việc này có thể bắt buộc the Fed Bernanke phải tăng lãi suất.
Chính sách tiền tệ
Tài sản của Thị Trường Trung Quốc đã trở thành một âm mưu Ponzi khổng lồ. Giá cả được hỗ trợ bởi sự tham lam của người đầu tư tạo ra sức hút thanh khoản bỏ vào thị trường này. Điều này tạo ra một chu kỳ và kết quả là bong bóng của thị trường này ngày hôm nay.
Khởi thủy nguồn gốc bong bóng của tài sản ở Trung Quốc được phản ánh ở cấp độ cao khi dự trữ ngoại hối và tiền gửi cho vay với tỉ lệ thấp. Khi tỷ lệ tiền lời của liên ngân hàng ép cho giá thấp thì nó được hiểu đây là tình trạng nghiêm trọng của tính thanh khoản dư thừa. Nhìn vào con số loan nợ gia tăng 24.4% trong nửa năm đầu là 7.4 tỉ Renminbi (RMB hay CNY), trong khi tỉ lệ gửi tiền chỉ là 66.6% so sánh với 6 tháng cuối của năm 2008 thì cũng chỉ có xấp xỉ 65%, có nghĩa là tiền không có đủ để kinh tế bung lên như vậy nhưng số tiền này được chính phủ dùng nó cung cấp đòn bẩy cho các hoạt động kinh tế.
Sự tích tụ lớn của thanh khoản ở Trung Quốc vì đồng đô la yếu và xuất khẩu mạnh. Nhìn vào năm 2002 khi đồng dollar bắt đầu yếu đi, đồng RMB của Trung Quốc ghìm giá để đi theo bởi vì chính sách tiền tệ của chính phủ, chính sách này từ lúc đó đến giờ đẻ ra thêm khoảng 1/4 dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện nay.
Năng suất của Trung Quốc tăng nhanh chóng sau khi gia nhập WTO. Sự tích tụ lớn vào cơ sở hạ tầng và tái định cư của các cơ sỏ sản xuất từ ngoại quốc vào Trung Quốc đã đẩy tăng năng suất lao động của Trung Quốc nhanh chóng. Đồng thời điều này tạo đơn vị tiền tệ của Trung Quốc gia tăng giá trị so với đồng đô la suy giảm. Sự kết hợp giữa tăng năng suất và tiền tệ ghìm giá dẫn đến sự tăng trưởng xuất khẩu rất lớn. Các khoản thu nhập đô la nhiều hơn đã bơm hệ thống dự trữ tiền tệ của Trung Quốc lên rất nhiều.
Đồng dollar
Khi Hoa Kỳ rơi vào tình trạng khủng hoảng hiện nay, thì Trung Quốc xuất cảng cũng phải yếu đi, đồng dollar yếu hiện nay cho phép Trung Quốc giải phóng các thanh khoản dự trữ mà họ có trong 5 năm qua mà không phải quá lo lắng về khấu hao tiền tệ. Những gì Trung Quốc làm thì đều không khác với các quốc gia nằm trong Thị trường mới nổi (emerging economies) đang làm. Cái khó cho Trung Quốc là một khi đồng dollar quay ngược chiều thì chắc chắn bong bóng này sẽ nổ.
Rất khó để biết khi nào đồng đô la sẽ quay ngược trở lại. Đồng đô la đi vào một thị trường bear market vào năm 1985 sau khi hiệp định Plaza (Plaza Accord) và xuống đáy mười năm sau, vào năm 1995. Sau đó nó đi vào một thị trường bull market trong bảy năm. Hiện nay chúng ta thấy đồng dollar đang ở gần cuối chu kỳ của thị trường xuống (bear market) mà đã bắt đầu vào năm 2002. Chỉ số đồng đô la ( 'DXY') đã mất khoảng 35% giá trị. Nếu chúng ta tin vào chu kỳ như trên thì đồng dollar sẽ xuống đáy vào năm 2012. Tuy nhiên, không có ai có thể bảo đảm là đồng dollar sẽ trở chiều vào năm 2012 nếu không có một cuộc cách mạng kỹ nghệ như cuộc cách mạng công nghệ (technological revolution) mà đã mang đồng dollar trở lại thời 1995.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ cũng có thể bắt đầu mang lại đồng dollar một sức mạnh ngắn hạn. Trong năm 1980 Paul Volker, Chủ tịch Fed, tăng lãi suất gần 20% để ngăn chặn tỷ lệ lạm phát. Đồng đô la bật lên rất mạnh sau đó. (Chú ý là cuộc khủng hoảng tại các quốc gia Mỹ Latinđã có rất nhiều ảnh hưởng để tạo ra tình trạng này)
Tình hình hiện nay cũng tương tự như tình trạng thời 70s. Trong thập niên 1970, the Fed bác bỏ các nguy cơ lạm phát do chính sách tiền tệ lỏng lẻo của họ. The Fed càng chờ đợi, lạm pháp càng cao. Khi lạm phát bắt đầu tăng tốc, nó đã gây hoảng loạn trong thị trường tài chính. Để an tâm thị trường, Fed đã thắt chặt mạnh, có thể là quá nhiều và quá mạnh, nó tạo ra đồng dollar bật lên bất ngờ và quá sức. Đây là thời gian tồi tệ nhất là nước Mỹ là có một tình trạng với: một đồng đô la mạnh và một nền kinh tế Mỹ yếu. Đây cũng có thể là viễn ảnh đen tối của một Thị trường tài sản của Trung Quốc, với nền kinh tế gần như chắc chắn có thể sẽ đi xuống mạnh (hard landing) và tiền tệ thì lại đi lên.
Chính sách stop-and-go (đứng và đi)
Chính sách thanh khoản của chính phủ Trung Quốc sẽ giúp đỡ hay giết chết cái bong bóng của Trung Quốc? Làn sóng bong bóng hiện nay là chính phủ khuyến khích các ngân hàng cho vay với lãi suất của liên ngân hàng với tỷ lệ thấp. Khi lãi suất của Fed là zero, với đồng đô la yếu, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc cao, và gửi tiền cho vay của Trung Quốc tỉ lệ thấp, Trung Quốc có thể tăng tính thanh khoản trong ngắn hạn Trung Quốc mà không thấy gì nhưng trong đường trường nó sẽ mở rộng bong bóng kinh tế.
Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc không ngu, các cân nhắc khác có thể thúc đẩy chính phủ để làm nguội nó đi. Nếu Trung Quốc bơm tất cả các thanh khoản của mình vào thị trường, họ sẽ không còn các biện pháp nào khác nếu tình trạng kinh tế trở nên xấu đi. Nhưng nếu kinh tế thế giới trở nên tốt đẹp hơn, thì Trung Quốc không có gì phải lo lắng quá nhiều và cơ hội xuất cảng được dịp gia tăng hơn. Nhưng nhiều người hiện nay nghĩ là thế giới còn quá nhiều rủi ro mà cả hai thị trường tài sản và nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải trả một giá rất đắt.
Một phương cách đưọc bàn tới gần đây là tiếp cận ít rủi ro trong đó Trung Quốc áp dụng phương pháp stop-and-go trong đó chính phủ Trung Quốc tung một khoản lớn thanh khoản sau đó ngưng lại và kiểm soát hậu quả (tương tự như Việt Nam đang bắt chước làm hiện nay). Thị trường Trung Quốc sẽ hấp thụ và nếu lại thiếu thanh khoản thì chính phủ sẽ tiếp tục làm lại phương pháp này lần nữa. Cách tiếp cận này làm cho chính phủ vẫn còn nhiều thanh khoản trong dự trữ trong đường trường và chính phủ có thể giới hạn kích thước bong bóng có thể tạo ra. Nhiều người dự đoán đây là chính sách của chính phủ Trung Quốc đang thi hành hiện nay. Nếu suy thoái toàn cầu vẫn tiếp tục cho những năm kế tiếp, chúng ta sẽ thấy kinh tế và thị trường Trung Quốc sẽ phải trải qua những chu kỳ lên xuống của chính sách stop-and-go này. Chúng ta có thể thấy chu kỳ này bắt đầu đi xuống hiện nay, có thể bộ Chính Trị Trung Quốc đang suy tính cho một làn sóng thanh khoản mới để tung ra ngăn chặn tình trạng kinh tế đi xuống mà chính họ tạo ra những chu kỳ này.
Phản biện
Nhiều người sẽ cho rằng Trung Quốc là không phải đang trải qua thời kỳ bong bóng. Theo họ mức giá tài sản cao, thật ra chỉ phản ánh tiềm năng tăng trưởng cao của Trung Quốc. Không một ai có thể nói là một trường hợp kinh tế đi lên là bong bóng được, nếu như vậy thì kinh tế không bao giờ phát triển. Nhưng không một ai có thể phân biệt một kinh tế phát triển với một bong bóng cho đến khi nó thực sự vỡ nổ. Nhưng kinh tế Trung Quốc hôm nay có lợi chỉ vì đồng dollar quá yếu chứ không phải Trung Quốc có một phát minh như Hoa Kỳ có cuộc cách mạng về công nghệ. Mặc khác Trung Quốc không có một thị trường tiêu thụ để mà có thể đứng vững được một mình nếu một khi người tiêu thụ Hoa Kỳ và Âu châu đi vào thời kỳ thắt lưng buộc bụng và cắt giảm chi tiêu.
Địa ốc và Thị Trường Chứng Khoán
Phương pháp cơ bản nhất trong sách vở về định nghĩa khi nào là bong bóng thì hay nhất là xem xét về giá trị. Đối với tài sản địa ốc là so sánh giá tỷ lệ thu nhập (income ratio) với tỉ suất cho thuê (rental yield). Giá trung bình của Trung Quốc cho mỗi mét vuông trong cả nước là khá gần với giá trung bình ở Mỹ. Nhưng giá trung bình toàn quốc về địa ốc tại Trung Quốc là khoảng ba tháng lương cho mỗi mét vuông, có lẽ là cao nhất trên thế giới. Được biết, rất nhiều tài sản địa ốc không được thuê tất cả, do đó chúng ta phải tính khoảng 3% để trả tiền bồi thường cho tiền khấu hao. Tổng cộng lại thì giá trị tài sản địa ốc tại Trung Quốc trở nên quá đắt cho người dân. Một số người cho rằng tài sản của Trung Quốc luôn luôn là như thế này. Điều này là không đúng, Thị trường bất động sản đã giảm xuống rất rõ giữa 1995-2001 trong khoảng thời gian đồng đô la mạnh.
Một góc đặc biệt trong bong bóng bất động sản của Trung Quốc là vai trò của nó trong ngân sách của chính quyền địa phương. Như bán đất và các khoản thuế từ kinh doanh bất động sản chiếm một phần lớn doanh thu của chính quyền địa phương, họ đã khuyến khích mạnh để bơm thị trường bất động sản. Bán đất thường được chính quyền địa phương quản lý một cách cẩn thận và kỳ vọng nó bật lên. Ví dụ, những người trả giá cao bất thường đối với địa ốc được coi như là vua đất, được dân địa phương quí trọng. Gần đây, các vua đất thường là doanh nghiệp nhà nước. Khi doanh nghiệp nhà nước vay từ các doanh nghiệp địa phương và trả lại địa phương bằng cách qua các phiên đấu giá đất, tại sao địa phương lại phải bán rẻ cho trung ương? Tiền lưu thông nằm trong túi lớn của chính phủ. Ngày mai nếu không có hiệu suất cho vay, nếu giá đất sụp đổ, đó chỉ là của doanh thu tài chính của chính phủ không ai phải lo nghĩ gì cả, một loại cha chung không ai khóc. Nhưng nếu nhà phát triển tư nhân thực hiện theo các doanh nghiệp nhà nước để đuổi theo thị trường đất tăng vọt, thì họ có thể đã phải tự tử mà chết.
Thị trường chứng khoán là một âm mưu bịp bợm của người đầu tư vào Trung Quốc. Sự thiếu hiểu biết mà hầu hết các nhà đầu tư lẻ đang bị hút theo khi nhìn thấy đà tăng lên của thị trường mà nguồn gốc của nó là những tin đồn và những ước mơ của giàu qua đêm. Kết quả trong quá khứ là các nhà đầu tư bán lẻ thường bị mất tiền, không khác gì hơn với những người nhảy vào Thị trường Chứng Khoán hôm nay. Ngoài ra có những điều mà các người đứng ngoài không hiểu nổi nhưng lại rất thịnh hành tại Trung Quốc. Tại những thời điểm chính trị quan trọng, người đầu tư Trung Quốc cho rằng Thị Trường trong thời gian đó bắt buộc phải đi lên như thời gian:
. Ngày 01 tháng 10, kỷ niệm Quốc Khánh của Trung Quốc.
. Ngày Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
. Ngày Olympic Thế giới tại Beijing.
...
Vì họ nghĩ là chính phủ sẽ không cho phép thị trường rơi xuống trong thời gian này và cả triệu người dân đổ xô vào Thị Trường Chứng Khoán với một lý do rất vớ vẩn.
Ý tưởng cho rằng chính phủ sẽ không cho phép buông rơi thị trường bắt nguồn từ tâm lý cả tin một cách rất mê tín của người dân Trung Quốc. Chẳng khác nào như tại Hoa Kỳ trong thời kỳ The FED Greenspan, thị trường tài chính luôn luôn tin tưởng rằng ông sẽ cứu thị trường tài chính nếu có một cuộc khủng hoảng nào xẩy ra, do đó chúng ta thường nghe thấy cái tên Greenspan-put, lấy được từ nghĩa này mà ra. Tương tự như vậy Trung Quốc gọi nó là Panda-put. Tuy nhiên, trong thực tế, chính phủ Trung Quốc không thể đảo ngược xu hướng thị trường khi nó có hại. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã thăng trầm trong quá khứ, trong đó cho thấy sự bất lực của chính phủ để ngăn chặn thị trường khi nó rơi xuống. Tuy nhiên, sự suy nghĩ là chính phủ sẽ bảo vệ Thị Trường vẫn tồn tại, do đó nhóm đầu cơ của Thị Trường Chứng Khoán đặt ra ý nghĩ tưởng tượng này vào truyền thống mê tín của người dân và nó đang bắt rễ sâu sắc trong tâm lý của người đầu tư hiện nay.
Hậu quả của một bong bóng hay không bong bóng.
Nhiều nhà làm chính sách tại Trung Quốc cho là bong bóng chưa chắc là có hại. Một trong những lý thuyết phổ biến là bong bóng được truyền từ người này sang người khác và, miễn là nó vẫn còn ở Trung Quốc, thì vẫn không có tác hại lâu dài. Tương tự như suy nghĩ một kẻ kiếm lợi được thì một người khác sẽ bị lỗ đi (sic) hay một kẻ hạnh phúc thì một người khác mất hạnh phúc đi, bởi vì nó hủy bỏ lẫn nhau và tự cân bằng với nhau. Sự suy nghĩ nguy hiểm và buồn cười này, có lẽ chúng ta phải khuyên người Trung Quốc quay lại nhìn hai quốc gia bên cạnh là Nhật Bản và Hồng Kông để xem thiệt hại đã xẩy ra bao nhiêu khi bong bóng bị vỡ nổ và có thể làm thiệt hại tâm lý, tài sản các các quốc gia này. Các nguồn tài nguyên sẽ bị lãng phí. Ví dụ, doanh nghiệp tại Trung Quốc đang miễn cưỡng tập trung vào các hoạt động kinh tế như năng lượng, xây cất và bỏ quên các kỹ nghệ khác. Điển hình là mặc dù Trung Quốc đã có ba thập kỷ tăng trưởng cao, rất ít công ty đang có thể cạnh tranh một mình trên toàn cầu. Chưa kể Trung Quốc đẻ ra một thế hệ của những người trẻ tuổi không quan tâm đến công việc thực tế và nghiện vào đầu cơ thị trường chứng khoán. Họ nhìn thấy cổ phiếu, họ thay đổi giá trị trong một ngày nhiều hơn tiền lương hàng tháng của họ và có ảo tưởng rằng họ sẽ kiếm được nhiều tiền trên thị trường. Tất nhiên, hầu hết trong số họ sẽ mất tất cả mọi thứ và nhiều người có thể suy nghĩ cực đoan như đến tình trạng tự tử ảnh hưởng đến tâm lỹ xã hội.
Một bong bóng bất động sản thường dẫn đến xây cất quá nhiều. Nhiều người cười sẽ bảo là chúng ta lo xa vì với dân số 1.3 tỉ người Trung Quốc cần nhiều đơn vị nhà của để sống. Thực tế là khá khác nhau. Không gian sống đô thị của người dân Trung Quốc là 28 mét vuông / trên một đầu người, khá cao theo tiêu chuẩn. Đô thị hoá của Trung Quốc là khoảng 50%. Nó có thể tăng tới 70-75%. Sau đó dân số nông thôn sẽ suy giảm do tuổi cao. Vì vậy, dân số đô thị của Trung Quốc có thể tăng thêm 300 triệu người (một con số ước tính). Nếu chúng ta giả định tất cả người Trung Quốc đều có thể đủ khả năng mua tài sản địa ốc, thành phố Trung Quốc có thể cần thêm 8.4 tỉ mét vuông. Trung Quốc đang xây hơn 2 tỷ mét vuông. Hiện giờ có đủ đất cho thêm 2 tỉ mét vuông. Ngành công nghiệp xây dựng có công suất sản xuất khoảng 1,5 tỷ mét vuông / năm. Chỉ cần vài năm nữa là Trung Quốc có dư địa ốc cho cả thế hệ Trung Quốc với bao nhiêu năm kế tiếp mà không phải lo lắng về nhà cửa nữa. Khi điều đó xảy ra, hậu quả khá nghiêm trọng. Giá tài sản có thể rơi xuống thẳng đứng như Nhật Bản, bởi vì họ đã có nhiều kinh nghiệm đau thương trong hai thập kỷ qua, mà nó sẽ phá hủy hệ thống ngân hàng của Trung Quốc.
Thiệt hại nghiêm trọng nhất mà một bong bóng về bất động sản tạo ra là việc thay đổi sinh sản. Cao giá bất động sản sẽ hạ tỷ lệ sinh đẻ. Khi bất động sản giảm giá sau một bong bóng vỡ nổ, tâm lý sinh sản sẽ giảm đi và khó có thể thay đổi ý nghĩ này một cách mau chóng. Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã đi qua tất cả các bong bóng bất động sản này trong quá trình phát triển của họ. Mặc dầu chính quyền khuyến khích sinh sản sau đó nhưng nó cũng không phục hồi ngay. Theo dự đoán thì nếu Trung Quốc bị bong bóng về địa ốc thì có lẽ Trung Quốc sẽ phải xóa bỏ chính sách một con của Đảng Cộng Sản ban ra bao nhiêu thập niên cách đây. Trong vòng hai thập kỷ sau thời kỳ bong bóng vỡ nổ, dân số Trung Quốc có thể là rất già và giảm đi. Tất nhiên, giá bất động sản cũng sẽ rất thấp và giảm dần.
Ngoài những tổn thất nói trên nếu bong bóng Trung Quốc vỡ nổ thì những hậu quả nghiêm trọng xã hội khác sẽ cần phải nói đến như sự bất bình đẳng của cải của Trung Quốc đã được lo ngại rất cao. Mặc dầu chủ nghĩa Cộng Sản vẫn còn rao giảng tại đây nhưng sự thật Trung Quốc ngày nay không còn là "quốc gia cộng sản" nữa (có lẽ Việt Nam cũng trong số phận này). Sau khi bong bóng bị vỡ nổ thì khá lớn (hoặc thậm chí là) đa số dân số của Trung Quốc có thể không còn có sự giàu có đầy ý nghĩa như đảng cộng sản ca ngợi, cho dù ngay cả sau khi đô thị hoá của Trung Quốc đã hoàn tất, sự bất bình đẳng vẫn còn âm ỉ dưới nhiều hình thức cho đến khi một cuộc cách mạng xã hội hay kinh tế phải xẩy ra mà chúng ta thấy đã thấy vài năm nay tại Tân Cương và Tây Tạng. Một nền kinh tế thị trường ổn định và có hiệu quả khi đa số dân chúng có một đời sống đầy ý nghĩa và trung lưu.
Tóm lại, thị trường Trung Quốc bùng phát hôm nay cũng sẽ có ngày phải chấm dứt. Điều chỉnh kinh tế được tiên đoán sẽ xẩy ra trong một vài năm tới, có thể sẽ có một bùng phát kinh tế nữa sẽ xẩy ra trước đó khi chính phủ Trung Quốc bơm thêm thanh khoản qua chính sách stop-and-go. Khi đồng dollar phục hồi, từ giờ cho đến năm 2012 (?), bất động sản và thị trường chứng khoán của Trung Quốc có thể sụp đổ như kinh nghiệm nhìn thấy trong những khủng hoảng tài chính châu Á cách đây nhiều năm. Như Jim Chanos* nói: Một khi chính phủ Trung Quốc tiếp tục trò chơi thanh khoản hiện nay, ai cũng mừng rỡ, một khi tín dụng vượt quá giá trị thì nó sẽ là kim chỉ nam cho biết là kinh tế Trung Quốc đang trong thời kỳ bong bóng. Ông nghĩ là cái bong bóng này sẽ bùng nổ và sẽ phá sản nhiều nhà đầu tư tại thị trường Trung Quốc. Và trong khi đó Jim đang bán khống tất cả những công ty nào đang đầu tư tại Trung Quốc. Ông cho rằng chính phủ Trung Quốc thổi phồng GDP của họ với mục đích tư lợi cho Trung Quốc. Mặc dầu không một ai có thể bán khống tiền tệ của Trung Quốc, nhưng Jim Chanos tập trung bán khống vào các công ty buôn bán, chuyên chở nguyên vật liệu như đồng, sắt, thép, cement đang làm ăn tại Trung Quốc và Thị Trường Chứng Khoán Hong Kong.
* Jim Chanos là người đầu tư thành công trong việc bán khống (sell short). Nổi tiếng nhất là ông đã bán khống hãng Enron khi hãng này vẫn còn sống. Ông có lẽ là người phanh phui và giết hãng Enron chết lẹ hơn.

Tổng số lượt xem trang