Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

Rủi ro tiềm ẩn bên trong một Trung Quốc “quá nóng”

Việt Nam thân thiện cho người nước ngoài--- BBC
Theo khảo sát của HSBC International, Việt Nam nằm trong 5 nước thân thiện nhất để người nước ngoài sống và làm việc, chỉ sau Thái Lan.




"Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng ở châu Á"
Ông Carl Thayer, chuyên gia của Viện Quốc phòng Australia, nhận định Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng tại khu vực châu Á.






Điều hành tiền tệ yếu
(Toquoc)- Từ pháp lệnh cho đến luật, chúng ta thấy tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước không cao



Vay nợ, tiêu tiền và trả nợ
Con số 8 tỷ mà các nhà tài trợ cam kết tài trợ cho Việt Nam khẳng định niềm tin của cộng đồng quốc tế vào triển vọng kinh tế của nước ta. Song, sử dụng vốn vay thế nào cho có hiệu quả, để nợ nước ngoài không trở thành gánh nặng cho tương lai là vấn đề cần quan tâm



Phát hiện “công trường” tái chế gần 26 tấn mỡ thối
(Dân trí) - Gần 26 tấn mỡ thối được phát hiện khi đang trong quá trình đóng gói tại một cơ sở sản xuất tư nhân tại Hoài Đức (Hà Nội) để vận chuyển đi nhiều tỉnh, thành phố. Vụ việc được phát hiện vào chiều 4/12. Mỡ bẩn được chứa trong các bao tải mất ...
Hà Nội lại thu giữ 25 tấn mỡ bẩncand.com
Thu 25 tấn mỡ bẩn chuẩn bị 'Nam tiến'Tiền Phong Online
Bắt giữ gần 26 tấn mỡ "bẩn"An ninh thủ đô
Báo Đất Việt -Ngôi Sao -Hà Nội Mới

Hà Nội tăng số lượng cơ quan báo chí
Trong 10 năm tới, Hà Nội sẽ tăng số lượng cơ quan báo chí, tăng kênh, tăng chương trình và thời lượng phát sóng theo đúng qui trình mở rộng vùng phủ sóng phát thanh, truyền hình trên phạm vi thành phố, trong nước và quốc tế.



Màng bọc thực phẩm chứa chất hoá dẻo: Dễ gây ung thư
Các bà nội trợ hiện nay thường sử dụng màng bọc như một bảo bối giúp bảo quản đồ ăn. Theo các chuyên gia, nên hạn chế sử dụng loại màng này vì chúng có thể gây độc...




Trung Quốc đưa cả tập đoàn sản xuất vũ khí lên sàn
Tới đây Trung Quốc đưanbsp;tập đoàn sản xuất tầu vànbsp;vũ khí lênnbsp;sàn để lấy tiền mở rộng sản xuất.



Chiến lược 'Tây tiến' của Gấu Nga--- Đất Việt
Thế giới đang chứng kiến nhiều hoạt động ngoại giao dồn dập của ban lãnh đạo nước Nga, mà giới phân tích coi là những viên gạch đầu tiên trong chiến lược “Tây tiến” của xứ bạch dương.



Wall Street Journal – Số phận của Liu Xiaobo
Trần Quốc Việt dịch
Tuần tới sẽ đánh dấu hai ngày kỷ niệm đối với Trung Quốc: đã một năm trôi qua kể từ khi nhà bất đồng chính kiến Liu Xiaobo biến mất hút vào bao tử cồn cào của bộ máy an ninh quốc gia, và cũng đã qua một năm kể từ ngày ra đời của tuyên ngôn kêu gọi cải cách chính trị mà ông góp phần khởi thảo, tức Hiến Chương 08. Khi tình trạng nhân quyền của Trung Quốc tiếp tục xấu đi, thế giới không được quên ông Liu và những gì ông đã hy sinh cho sự hiện đại hoá nền chính trị của Trung Quốc.
Vị giáo sư văn học 53 tuổi này đã bị công an chính thức bắt vào tháng Sáu và bị buộc tội “kích động” và “phá hoại.” Tội thật của ông là đã chứng tỏ sự sai trái của ý tưởng cho rằng nhân dân Trung Quốc không quan tâm đến bản chất chuyên quyền của chính quyền nước họ. Kể từ lúc ra đời cho đến nay, Hiến Chương 08 đã thu được hàng ngàn chữ ký từ những người Trung Quốc thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội. Sự hưởng ứng đó vẫn còn tiếp tục dù những người ký tên thừa biết rằng chắc chắn chính quyền sẽ sách nhiễu họ; có người bị bắt giam trong thời gian ông Obama sang thăm gần đây.
Những công dân này liều mình chỉ để yêu cầu chính quyền làm đúng theo những lý tưởng được ghi trong chính hiến pháp của họ, những lý tưởng chưa bao giờ được thực hiện. Những lý tưởng này bao gồm các quyền tự do dân sự như quyền tự do ngôn luận và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Hiến Chương cũng kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ để lập ra chính quyền “của nhân dân, bởi nhân dân, và vì nhân dân.”
Theo tin tức cho biết, tổng thống Obama có đề cập đến trường hợp của ông Liu tại các cuộc hội đàm riêng trong tháng này với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Nhưng cho đến nay, sự can thiệp đó dường như chẳng có tác dụng gì; thời gian ông ở tù không án vừa bị gia hạn thêm hai tháng nữa. Luật sư bào chữa Mo Shaoping không được phép chính thức thụ lý vụ án này với lý do là ông ta cũng là một người đã ký tên vào Hiến Chương 08.
Ngay từ bây giờ, chúng ta phải tạo áp lực tối đa từ khắp nơi để đòi cho ông Liu sớm được thả, vì một khi bản cáo trạng được đưa ra, rất ít có cơ may là ông sẽ tránh được một bản án tù dài hạn. Ông Liu và Hiến Chương 08 là những biểu tượng quan trọng cho sự khao khát về cải cách chính trị của nhân dân Trung Quốc đi kèm với những thập niên cải cách thành công về kinh tế. Điều rất quan trọng là ông không phải chịu chung số phận của bao nhà tranh đấu khác trước ông: nhiều người trong số họ đã biến mất trong chế độ lao tù và rồi bị buộc phải sống lưu vong ở nước ngoài.
Bản tiếng Việt © 2009 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog



Trung Quốc vẫn coi USD là đồng tiền dự trữ chính
Theo tài liệu "Tổng quan quản lý ngoại hối" của Trung Quốc vừa công bố hôm 4/12, đôla Mỹ vẫn được coi là đồng tiền dự trữ chủ yếu.



Rủi ro tiềm ẩn bên trong một Trung Quốc “quá nóng”
Trung Quốc đã có 30 năm liền tăng trưởng ấn tượng. Sự phát triển ấy tự nhiên sẽ sinh ra việc lạc quan và đầu tư quá mức trong toàn bộ nền kinh tế.
30 năm qua, vài trăm triệu nông dân Trung Quốc đã chuyển từ nông thôn lên thành thị, tạo nên một cuộc di dân nhanh nhất và lớn nhất lịch sử.
Để biến điều đó thành hiện thực, chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp xuất khẩu bằng cách neo đồng nhân dân tệ ở mức thấp so với đồng đôla. Hành động này đã trợ giúp cho những công việc hưởng mức thù lao cao từ xuất khẩu.
Ngoài ra còn có các hình thức trợ cấp khác như phân bổ tín dụng trực tiếp và ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp vùng duyên hải.
Đó không phải là những chính sách được đề cập đến trong giáo trình kinh tế cơ bản, nhưng khó mà phủ nhận được thành công của chúng. Quan trọng hơn, nó đã mang lại tương lai cho nhiều người Trung Quốc.
Tuy vậy, những hình thức trợ cấp ấy lại khuyến khích sản xuất thừa và tạo ra một khuynh hướng chính trị nguy hiểm phải bằng mọi giá trợ giúp cho những khoản đầu tư đó.
Trung Quốc đang xây dựng nhà máy và gia tăng sản lượng ở gần như mọi khu vực trong nền kinh tế, nhưng vẫn chưa rõ liệu những khoản đầu tư mới nhất này có sớm đem lại lợi nhuận hay không.
Ô tô, thép, chất bán dẫn, xi măng, nhôm và bất động sản đều cho thấy dấu hiệu sản xuất thừa. Trung tâm thương mại tại Thượng Hải có tỷ lệ trống cao nhưng việc xây dựng vẫn tiếp tục được triển khai.
Các nhà hoạch định Trung Quốc đang bàn về việc cần phải hạn chế đầu tư vào các ngành đang tràn ngập sản phẩm tồn kho. Thị trường thế giới không đủ mạnh trong khi nhu cầu nội địa lại chưa bao giờ tương xứng.
Quan chức địa phương có động cơ để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong vùng dù có là những dự án thiếu bền vững. Với cá nhân một doanh nghiệp, cách tốt nhất để thu hút được thêm vốn đầu tư là nêu ra một kế hoạch phát triển.
Vì không có mấy ngành thật sự lớn mạnh và tăng trưởng là phổ biến, công ty nào cũng có thể hứa hẹn sinh lời trong tương lai.
Nhìn chung, Trung Quốc thiếu minh bạch. Số liệu thống kê GDP dựa nhiều trên ghi chép về hoạt động sản xuất thay vì doanh số bán hàng.
Chính sách tài khóa tín dụng của Trung Quốc hướng tới việc làm và ổn định chính trị, do đó chính quyền ngại hé lộ dự án nào đang gặp vấn đề và nên hủy bỏ.
Nếu tính tới tất cả những yếu tố đó, nhiều khả năng không ít vấn đề sẽ nảy sinh.

Trung Quốc đã có 30 năm liền tăng trưởng ấn tượng. Sự phát triển ấy tự nhiên sẽ sinh ra việc lạc quan và đầu tư quá mức trong toàn bộ nền kinh tế. Chính người Mỹ cũng đã cay đắng nhận ra điều này sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Lịch sử cho thấy không có nền kinh tế lớn nào đạt tới trình độ phát triển cao mà không có bong bóng, khủng hoảng và có thể thậm chí là cả nội chiến. Liệu Trung Quốc có phải là trường hợp ngoại lệ?
Khái niệm về sản lượng thừa và đầu tư sai lầm không thiếu trong lý thuyết về chu kỳ kinh doanh của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi các nền kinh tế đang phát triển tại phương Tây thường gặp phải suy thoái loại này.
Nhiều cây bút nổi tiếng, từ Thomas Malthus đến nhà kinh tế người Áo Friedrich A. von Hayek, đã cảnh báo về việc dành quá nhiều vốn cho các dự án đầu tư không hiệu quả và hậu quả từ những đợt suy thoái. Tư tưởng của họ có thể giúp soi sáng hiện trạng của Trung Quốc.
Vậy Hoa Kỳ sẽ chịu tác động thế nào nếu điều thần kỳ Trung Quốc xảy chân? Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẽ không còn đem lại lợi nhuận, vấn đề thất nghiệp và bất ổn xã hội nhiều khả năng sẽ nổi lên.

Về mặt kinh tế, giá xuất khẩu của Trung Quốc có khả năng sẽ giảm vì các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành vốn đầu tư và khắc phục thua lỗ.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ khó cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc hơn và áp lực giảm phát sẽ đè nặng lên cả hai quốc gia.
Dù Trung Quốc có bán được nhiều hàng hơn thì với giá thấp, họ cũng vẫn kiếm được ít hơn nên nhìn chung, họ cũng cho chính phủ Mỹ vay ít đi.
Dù gì đi chăng nữa, có thể cuối cùng Trung Quốc sẽ sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để giải quyết các vấn đề nội địa hay xoa dịu các nhóm lợi ích trong nước. Chi phí vốn vay của Hoa Kỳ sẽ tăng và cán cân ngân sách nhanh chóng trở nên không bền vững.
Chuyện này không phải không thể xảy ra và nước Mỹ nên chuẩn bị đón nhận nó. Hiện nay, quốc gia này nên tránh hai sai lầm lớn.
Thứ nhất là cho rằng vì chi phí vốn vay hiện đang thấp nên chưa vội chi tiêu có trách nhiệm, thể nào rồi chẳng vay được của Trung quốc. Lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy bước ngoặt có thể đến rất nhanh mà chẳng hề báo trước.
Sai lầm thứ hai là đòi Trung Quốc nhượng bộ quá nhiều.
Những số liệu đều cho thấy Trung Quốc đang nổi lên còn Hoa Kỳ đang ốm yếu. Dù vậy, có nhiều khả năng rằng một Trung Quốc ốm yếu lại phức tạp hơn nhiều so với một Trung Quốc khỏe mạnh.


Congress to debate martial law--- Straits Times
MANILA - THE Philippine Congress will hold a joint session on Tuesday to approve or revoke martial law in a southern province where 57 people were massacred last month, the Senate president said.
Members of the Senate and the House of Representatives will first study President Gloria Arroyo's report on the move that is expected to be submitted to Congress on Sunday, Juan Ponce Enrile said.


Máy tính cũ đầu độc nhiều trẻ em châu Phi--- Đất Việt
Hàng triệu máy tính cũ được các nước phương Tây thải ra hằng năm, một phần không nhỏ tụ về châu Phi, nơi bọn trẻ kiếm sống bằng việc lượm phế liệu mà không biết rằng độc tố trong máy tính cũ đang đầu độc chúng từng ngày.


Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương: Alan Greenspan II

Trong tuần vừa qua đã được bắt đầu bởi biến cố Dubai và chấm dứt với chỉ số thất nghiệp, nhưng có lẽ quan trong nhất là buổi điều trần cho sự tái bổ nhiệm Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương:Ben Bernanke.


Bốn năm cách đây khi Tổng Thống George W. Bush bổ nhiệm ông Ben Bernanke vào chức vụ Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương, không một ai biết ông ta sẽ hành động như thế nào nếu có các biến cố về kinh tế. Sau bốn năm, chúng ta đã hiểu rõ thêm về Ben Bernanke.

Thực chất di sản của Alan Greenspan về chính sách tiền tệ là đi khỏi luật lệ Taylor Rule, theo đó chính sách tiền tệ sẽ phải phản ứng với phân lời khi tỉ lệ lạm phát xẩy ra. Tại sao lại có thể so sánh Alan Greenspan với John B. Taylor? Chỉ vì Greenspan không cứu chữa vấn đề kinh tế mà chỉ đẩy quanh vấn đề không giải quyết vào cội rễ của nó, tạo ra tình trạng tiền tệ dễ dẫi và kết quả là tạo ra những chuỗi chu kỳ bong bóng kinh tế. Ben Bernanke không những tiếp tục theo đuổi con đường của Greenspan mà Bernanke còn rập khuôn từng vết lỗi lầm của Greenspan một cách giáo điều. Có thể nói chính sách của Bernanke là "con đẻ của chủ thuyết" Greenspan. Lỗi lầm hơn nữa là Bernanke còn nhấn sâu thêm vào như những biên pháp như vung tiền quá trán, dễ dãi còn hơn cả Greenspan.

Ngay cả hiện nay Bernanke cũng từ chối không chịu xác nhận là Ngân Hàng Trung Ương trong quá khứ phải chịu trách nhiệm trong việc để phân lời thật thấp đến nỗi xẩy ra tình trạng đổ vỡ về kỹ nghệ địa ốc và tài chánh hiện nay. Và cũng tại vị trí này Ngân Hàng Trung Ương thay vì phải giải quyết vấn đề, Bernanke lại tiếp tục đặt phân lời xuống còn gần 0% và thẩy vào hệ thống kinh tế cả ngàn tỉ để mua lại sự ổn định tạm thời. Cái bong bóng địa ốc trước đây một năm nằm trong tay tư nhân, cám ơn sự dễ dẫi tiền bạc của Ngân Hàng Trung Ương, ngày nay cái bong bóng này vẫn không giải quyết được và được chuyển vào tay chính phủ và người dân Hoa Kỳ. Sự lỗ lã của các tay tài phiệt ngân hàng tư nhân trước đây, với sự toa rập của Ngân Hàng Trung Ương, ngu dốt của Quốc Hội, thỏa hiệp của Nhà Trắng, người dân Hoa Kỳ hôm nay phải ôm cái bong bóng địa ốc này qua các chương trình trợ cấp như TARP,...

Bernanke đã lợi dụng ảnh hưởng khi dùng sức mạnh về chính trị của Ngân Hàng Trung Ương in tiền một cách thiếu kiểm soát* để mua các chứng khoán địa ốc (mortgage securities), chứng khoán Trái Phiếu (Treasury securities), loan nợ thương mại (commercial paper), và những tài sản, cổ phần của Wall Street. Những điều trên làm lợi cho những ngân hàng tài phiệt Wall Street, những đối tác ở giữa buôn bán những chứng khoán này cho Ngân Hàng Trung Ương. Điều trên chứng tỏ Ngân Hàng Trung Ương đã trái phép khi mua bán những G.S.E này vì luật lệ chỉ cho phép Ngân Hàng Trung Ương mua những chứng khoán của chính phủ hay được hậu thuẫn của chính phủ không thôi.

Tại sao chính sách của Bernanke là con đẻ của Greenspan? Trong 12 năm làm việc của Greenspan, Ngân Hàng Trung Ương không bảo vệ quyền lợi của người tiêu thụ (consumer protection), Bernanke tiếp tục đi theo chính sách này. đến khi Quốc Hội thông qua đạo luật bảo vệ người tiêu thụ trong vụ subprime mortgages, Ngân Hàng Trung Ương cũng chỉ miến cưỡng ngó vào. Bernanke chỉ thực sự nhúng tay trước khi có sự tái bổ nhiệm vào Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương. Chủ Tịch Greenspan đã có thành kiến trong việc bảo vệ người tiêu dùng. Thay vì kiểm soát kỹ các ngân hàng lớn nhất và đang trong tình trạng nguy hiểm, ông ta lại bỏ ngỏ không đặt tầm quan trọng của nó và kết cuộc là đẩy các bảng quyết toán (balance sheets) cho nó ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.

Khi Brooksley Born, Chủ Tịch Hội Đồng Commodity Futures Trading Commission (CFTC), bắt đầu lên tiếng lo ngại cho các vốn tái sinh (derivatives) trở nên quá rủi ro, Chủ Tịch Greenspan phối hợp với các quan chức trong chính quyền Clinton và các Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa lẫn Dân Chủ tấn công bà.

"...
sau khi bị những người có quyền lực trong giới tài chính - ngân hàng bác bỏ, bà Born đã tung bản báo cáo của mình ra cho báo chí, như vậy không những chỉ giới quản lý tiền tệ mà cả những người có tiền, người đầu tư và nói chung cả xã hội đều biết về hiểm họa sụp đổ không thể tránh của hệ thống tài chánh phố Wall từ năm 1998! Hơn nữa, không chỉ một mình Brooksley Born lên tiếng cảnh báo về hiểm họa này, nghiên cứu của nhiều chuyên gia tài chánh khác cũng đưa ra kết quả tương tự
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=401078"


hay

"ai cũng biết là những người ngăn trở bà Brooksley Born việc kiểm soát những vụ derivatives là:
. Federal Reserve chairman Alan Greenspan (đảng Cộng Hòa)
. Treasury Secretaries Robert Rubin (đảng Dân Chủ)
. Lawrence Summers (đảng Dân Chủ - hiện nay cố vấn cho Tổng Thống Obama)
. SEC Chairman Arthur Levitt (đảng Dân Chủ)
. Tổng Thống Clinton (đảng Dân Chủ) bổ nhiệm bà nhưng không ủng hộ kiến nghị này.
. Quốc Hội (đảng Cộng Hòa lúc bấy giờ)
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=401078"


Ngân Hàng Trung Ương đã thành công trong việc thay đổi luật lệ và ngăn chặn Brooksley Born hay những người khác muốn kiểm soát vốn tái sinh (derivatives). Sau khi nắm quyền Chủ Tịch, Bernanke đã không thèm đả động hay có các biện pháp thay đổi thắt chặt việc này cho đến khi nó trở nên quá rõ ràng là kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu đi xuống vực thẳm chỉ vì nó... đến lúc này thì trở nên quá trễ.

Chủ Tịch Bernanke và Chủ Tịch Greenspan nói thật nhiều về minh bạch, cả hai dùng rất nhiều con số, bản vẽ, họa đồ nhưng đều không nghĩa lý gì khi không hành động không đi với việc làm. Khi Chủ Tịch Bernanke nhậm chức, ông hứa hẹn rất nhiều với Quốc Hội về sẽ minh bạch về các hành động của Ngân Hàng Trung Ương khi năn nỉ Quốc Hội cho ngân sách của Quỹ TARP. Hôm nay không một ai biết Ngân Hàng Trung Ương đã mua những gì cho chương trình này. Quốc Hội Hoa Kỳ đã phải thông qua đạo luật H.R. 1207 của dân biểu Ron Paul tại Hạ Viện với số phiếu 307 of 435 bắt buộc Bernanke cho quốc hội biết ông ta đã mua bán những gì với cả ngàn tỉ dollar chi tiêu. Thay vì phải minh bạch cho những vấn đề còn tồn tại của cuộc khủng hoảng kinh tế kỳ này. Bernanke vẫn tiếp tục tìm mọi cách trốn tránh trả lời QUốc Hội về những chi tiêu của Ngân Hàng Trung Ương và vận động hành lang để đạo luật H.R. 1207 không được thông qua tại Thượng Viện.

Chủ Tịch Greenspan đã bán đứng sự độc lập Ngân Hàng Trung Ương cho Wallstreet mỗi khi Wall Street cần đến. Đến nỗi đã có danh từ “Greenspan Put” khi "Wall Street needed a boost" nhưng Greenspan vẫn chưa đến nỗi bằng Chủ Tịch Bernanke. Sự độc lập của Ngân Hàng Trung Ương đã được Bernanke dẹp bỏ mỗi khi có những áp lực chính trị từ chính quyền Bush hay Obama và kết quả là Ngân Hàng Trung Ương hôm nay là một cánh tay nối dài của Ngân Khố Hoa Kỳ. Hôm nay sự độc lậpcủa Ngân Hàng Trung Ương chỉ là trò cười của mọi người.

Khi Chủ Tịch Greenspan muốn Quốc Hội ban thêm nhiều quyền hành cho Ngân Hàng Trung Ương để đối phó cho những biến cố cho hệ thống Kinh Tế Hoa Kỳ:
"I believe that the tools available to the banking agencies, including the ability to require adequate capital and an effective bank receivership process are sufficient to allow the agencies to minimize the systemic risks associated with large banks. Moreover, the agencies have made clear that no bank is too-big-too-fail, so that bank management, shareholders, and un-insured debt holders understand that they will not escape the consequences of excessive risk-taking. In short, although vigilance is necessary, I believe the systemic risk inherent in the banking system is well-managed and well-controlled."
Thì nhìn vào những hành động của Bernanke trong những năm tháng vừa qua, dùng Ngân Hàng Trung Ương tung tiền một cách phí phạm cho các chương trình như bảo lãnh các ngân hàng thật lớn, các công ty thương mại, hãng bảo hiểm và ngay cả đến các công ty ngoài kỹ nghệ tài chánh như hãng GM, Chrysler với lý do là quá lớn để bị xụp đổ "too big to fail", có lẽ đến lúc phải tự hỏi là nếu ban cho Bernanke những quyền hành mới này, Ngân Hàng Trung Ương chính là "thật quá lớn để bị xụp đổ" và hành động này biểu hiêu cho một thứ "đạo đức nguy hiểm" cho nước Mỹ khi tưởng thưởng cho một người mà Quôc Hội Mỹ đang hoài nghi.

Thay vì lấy tiền cứu trợ của chính phủ cho người tiêu thụ vay trả tiền nhà hay cho các công ty mượn vốn để thúc đẩy kinh tế và làm sạch sẽ các bảng quyết toán (balance sheets), thì các ngân hàng "quá lớn để bị sụp đổ" đã dùng tiền này để trục lợi qua việc buôn bán commodities, fast-trade, tưởng thưởng cả tỉ dollar cho các giám đốc trước mặt Bernanke. Tại sao? Chỉ vì Chủ Tịch Bernanke đã uốn mình chấp nhận áp lực của Goldman Sachs và Wallstreet và nhắm mắt chấp nhận biện luận của họ. Bernanke đã tạo ra một loại Ngân Hàng ma trong đó các giám đốc của Goldman Sachs và Wallstreet trục lợi trong việc mua bán Chứng Khoán Thị Trường.

Cho dù những phê phán trên không đúng, thì việc cứu trợ AIG cũng là việc đáng xấu hổ. Khởi đầu Bernanke nói với Quốc Hội là phải cứu trợ AIG bởi vì nó sẽ tạo ra một nguy hiểm giây chuyền cho các công ty và các quốc gia đã mua "credit default swaps - CDS." Nhắc lại là credit CDS là những cái mà chính Chủ Tịch Greenspan và Chủ Tịch Greenspan đã từ chối không muốn kiểm soát từ đầu chỉ vì áp lực của Wallstreet. Thực tế là khi Inspector General điều tra thì Bernanke không thèm thương lượng với các công ty hay quốc gia mua CDS và kết quả là Ngân Hàng Trung Ương đã trả đủ 100% (at-par) số tiền cho các chủ nợ của AIG thay vì phải đàm phán để để tiết kiệm tiền của dân chúng Mỹ. Ngoài ra Chủ Tịch Bernanke đã dùng ảnh hưởng của mình, với hợp tác của Chủ Tịch The FED của New York lúc đó là Geithner - bây giờ là Tổng Trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ, cả hai đã quyết định sống chết của những hãng quen biết với mình và giết đi những hãng mà đôi nghịch với Goldman Sachs. Kêt quả là Lehman Brother bị phá sản và Washington Mutual bị gián tiếp giết chết, những hãng được hưởng lợi nhất từ Bernanke và Geithner là Goldman Sachs, Merrill Lynch, và một vài hãng lớn Âu Châu. Tệ hơn nữa là Chủ Tịch Bernanke đã không thương lượng với các người lãnh đạo tại Âu Châu để chia xẻ gánh nặng mà lại lấy tiền dân chúng Hoa Kỳ trang trải nợ nần cho các đại ngân hàng Âu Châu.

Bernanke đã đi từ thất bại này sang các thất bại khác, từ chính sách tiền tệ cho đến kiểm soát tài chánh, ngân hàng, bảo vệ người tiêu dùng và tính chất độc lập của Ngân Hàng Trung Ương. Từ những chối bỏ là đã có bong bóng từ những quyết định của Greenspan và sau đó Ngân Hàng Trung Ương thiếu trách nhiêm khi kiểm soát nó. Chính sách tiền tệ đã trực tiếp đẩy đồng dollar cho đến tình trạng mất giá trị như hiện nay, Bernanke và Geithner là sản phẩm của lý thuuyết phá sản của Greenspan và đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ xuống làm nó thua xa một nền kinh tế một thời lạc hậu và hôm nay lại là kiểu mẫu của thế giới: đó là Trung Quốc. Nên hay không nên ủng hộ một Greenspan thứ II ?

Tổng số lượt xem trang