VN:NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ “KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG”
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ “KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG”
Thứ Ba, ngày 8-12-2009
Đài BBC (3/12)
Hội nghị Tư vấn các Nhà tài trợ (CG) nhằm quyết định các cam kết tài chính thường niên tới hàng tỷ USD cho Việt Nam diễn ra tại Hà Nội từ ngày 3-4/12. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự cùng các đại diện cao cấp của Ngân hàng Thế giới, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), đại sứ của các nước và các tổ chức phi chính phủ.
Trong hội nghị năm 2008, các nhà tài trợ đã có mức cam kết tới 5,4 tỷ USD cho các dự án phát triển ở Việt Nam. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và nhiều nước tài trợ tỏ vẻ bất bình với các chính sách của Việt Nam liên quan tới xã hội dân sự, cụ thể là việc hạn chế tự do ngôn luận và kiểm soát Internet. Mặc dù vậy, Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam, bà Victoria Kwakwa nói bà không thấy có nhiều điều đáng lo ngại về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Chiều 3/12, đài BBC đã hỏi chuyện Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh và trước hết ông nói về tình hình kinh tế nói chung trong năm 2009, một năm mà ông cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cố gắng để có mức tăng trưởng kinh tế tốt nhưng cũng gây ra những nguy cơ tiềm ẩn về lạm phát, thâm hụt mậu dịch và ngân sách.
Ông Lê Đăng Doanh nói: “Kinh tế Việt Nam đã rơi và tăng trưởng nóng trong 3 năm liên tiếp, tức là năm 2007, năm 2008 và năm 2009. Trong 3 năm đó, chính phủ nỗ lực đạt tốc độ tăng trưởng ở mức độ cao nhất có thể. Vì vậy, bên cạnh việc tăng trưởng trên mức trung bình trong khu vực và hồi phục kinh tế tương đối nhanh, cũng đem lại một số hệ quả khác. Hệ quả đó là các ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trở nên rất mong manh. Nếu 3 năm trước đây, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đánh giá là tốt thì đến năm 2008, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đánh tụt hạng ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam xuống một cách rất mạnh. Chúng ta thấy ngoài vấn đề lạm phát, có nhập siêu, có khó khăn mất cân đối trong cán cân thanh toán tài khoản vãng lai, có bội chi ngân sách ngày càng tăng cả về tuyệt đối lẫn mức tương đối. Đấy là các điểm lo ngại liên quan đến cấu trúc kinh tế, đến chính sách tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, không thể xem thường”.
- Nếu đánh giá trong năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã xoay xở ở mức như thế nào trong việc vực dậy nền kinh tế và tạo cơ sở để có tăng trưởng bền vững hơn?
+ Chính phủ Việt Nam đã có gói kích cầu, trong đó phần quan trọng nhất có trợ cấp tín dụng với lãi suất được trợ cấp 4%, tức một mức chênh lệch lãi suất khá lớn đối với một số doanh nghiệp có đủ điều kiện để có thể tiếp cận tín dụng đó. Ngoài ra, cũng có giảm thuế, hoãn thuế và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã đẩy mạnh các công trình đầu tư về kết cấu hạ tầng và cũng có các biện pháp mạnh mẽ để trợ giúp các đồng bào bị thiên tai và các đồng bào ở các huyện nghèo. Vì vậy, cũng nhờ có sự nỗ lực của nông nghiệp đã đạt được một vụ mùa kỷ lục, tăng cường xuất khẩu gạo đồng thời bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước. Khối doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân đã tở ra bất năng động và đã linh hoạt điều chỉnh, cho nên kinh tế Việt Nam đã có mức tăng trưởng và đã nhanh chóng hồi phục ở mức tương đối. Thế nhưng, những mất cân đối về kinh tế vĩ mô là một bài toán mà Việt Nam sẽ còn phải tiếp tục có những nỗ lực rất nghiêm chỉnh để tạo được ổn định kinh tế vĩ mô trong khoảng 3 năm tới đây và đó không phải là nhiệm vụ đơn giản. Vấn đề ở đây là phải có một sự cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu đẩy mạnh kinh tế tăng trưởng kinh tế quá lớn, đầu tư mạnh mẽ, cấp tín dụng nhiều, dẫn đến phải nhập rất nhiều máy móc, trang thiết bị thì chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ lạm phát, tình trạng nhập siêu và có khó khăn trong cân đối cán cân tài khoản vãng lai. Cho nên mức tăng thế nào là hiệu quả nhất? Đấy là điều cần phải xem xét. Thay vì đẩy tới tốc độ tăng trưởng ở mức độ cao, chúng ta cũng có những nỗ lực để nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả của hoạt động kinh tế, năng lực cạnh tranh. Đấy có lẽ là hướng chúng ta đang nhắm tới.
- Những mất cân bằng về vĩ mô, về cán cân thanh toán, tỉ lệ trên GDP so với các nước khác trong khu vực ở mức nào?
+ Tình trạng nhập siêu và mất cân đối cán cân thanh toán tài khoản vãng lai lớn là không thể xem thường. Bởi vì năm 2009, nhập siêu vào khoảng hơn 11 tỷ USD so với GDP 98 tỷ USD. Đó là mức nhập siêu rất lớn và mức cân đối tài khoản vãng lai không thể xem thường trong khi nợ nước ngoài của chính phủ, nợ của chính phủ đối với trái phiếu chính phủ cũng tăng lên tương đối. Tuy rằng nó cũng chưa đến mức quá là nguy hiểm, nhưng tôi nghĩ cần phải xem xét tất cả các điều đó trong một tổng thể và chúng ta phải hướng tới một chính sách cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế và cân đối các kinh tế vĩ mô để ổn định được nền kinh tế. Bằng cách đó chúng ta có thể thu hút các nhà đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư ở trong nước và phát triển kinh tế một cách có hiệu quả.
- Theo đánh giá của Tiến sĩ, Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài, của các nhà tài trợ trong năm 2009 có phải là một điểm đến hấp dẫn hơn so với năm 2008 và một năm trước đó hay không?
+ Về sự hấp dẫn, đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn thứ ba. Thế nhưng, các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh vừa rồi trước hội nghị tài trợ vào ngày 1/12 đã có trình bày các đề nghị của họ rất cụ thể, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng, vấn đề tắc nghẽn giao thông, vấn đề thiếu điện, vấn đề giải toả hàng ứ đọng ở bến cảng và các vấn đề về thủ tục hành chính. Tôi nghĩ đấy cũng là vấn đề chúng ta cần phải quan tâm giải quyết để có thể thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn, cũng cần phải lưu ý rằng môi trường đầu tư của Việt Nam hiện không thể so sánh với quá khứ mà phải so sánh tương quan với các nước trong khu vực như Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Các nước đó đang đẩy mạnh cải cách, nếu như môi trường kinh doanh của họ tốt lên và nhanh hơn chúng ta thì có thể chúng ta chúng ta sẽ không thu hút được mức đầu tư như trong quá khứ, và thu hút đầu tư trong tương lai có thể cũng không đạt được như mong muốn. Vấn đề người ta đã cam kết, nhưng tiến độ thực hiện nó như thế nào? Đấy là một vấn đề lớn đối với thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Tiến sĩ có nói thâm hụt mậu dịch vào khoảng 10 tỷ USD. Tôi nhận thấy riêng trong năm 2008, thâm hụt mậu dịch của Việt Nam đối với Trung Quốc đã ở khoảng đó rồi. Phải chăng vấn đề chính ở đây là nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc quá lớn trong khi xuất khẩu ngược trở lại thì không được bao nhiêu?
+ Vâng. Đúng là nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số nhập siêu của Việt Nam. Cho nên vấn đề cân đối cán cân mậu dịch song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trở thành một mục tiêu hết sức cấp bách và cần phải được đề ra để có những giải pháp. Bởi vì quá trình này ngày càng nghiêm trọng hơn và nó kéo dài đã lâu rồi.
- Cho tới nay, những cố gắng đó có mang lại kết quả gì đáng kể không?
+ Tình trạng nhập siêu tiếp tục tăng lên và tỉ lệ nhập siêu giữa chúng ta và Trung Quốc không có cải thiện gì.
- Về mặt cơ cấu của nền kinh tế, xuất khẩu Việt Nam mặc dù sang Trung Quốc không đáng kể lắm so với tương quan gọi là tổng kim ngạch nhưng xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam lại chiếm tới 80% GDP (theo một báo cáo của Quốc hội Mỹ). Liệu một nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu như vậy trong những lúc kinh tế toàn cầu khó khăn như hiện nay thì có cần phải điều chỉnh?
+ Về xuất khẩu của Việt Nam so với GDP, đó là một sự so sánh có tính chất kinh nghiệm. Bởi vì nói đến GDP là nói đến giá trị gia tăng. Trong xuất khẩu thì chúng ta lại tính cả những vật tư nguyên liệu là tổng giá trị hàng hoá đó. Nếu chúng ta chỉ lấy giá trị gia tăng, mức xuất khẩu của Việt Nam so với GDP không phải lớn như vậy, bởi vì chúng ta phải nhập khẩu rất nhiều để xuất khẩu. Điều chúng ta không thể đẩy mạnh được xuất khẩu sang Trung Quốc là bởi vì cơ cấu kinh tế giữa hai nước rất giống nhau, họ cũng xuất khẩu rất mạnh và sản xuất rất nhiều hàng may mặc, da giày, hàng điện tử dân dụng, đồ chơi trẻ em. Vì vậy, những mặt hàng chúng ta có thể xuất khẩu sang Mỹ thì chúng ta không thể xuất khẩu sang Trung Quốc được. Đó là một vấn đề khó khăn đối với chúng ta trong quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Thưa Tiến sĩ, quyết định gần đây của Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề để cho đồng tiền Việt Nam trượt giá thêm so với USD gây ra tình trạng thiếu hụt USD, đó có phải là một quyết định cần thiết và đúng đắn không?
+ Đấy là một quyết định cần thiết và đúng hướng, bởi vì đồng tiền Việt Nam đã mất giá trong thực tế khá nhiều. Song để thiết lập lại được cân đối của tài khoản vãng lai và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thì lại là một vấn đề khác.
- Nhưng mà người ta đều đặt vấn đề là không có một tín hiệu hay cảnh báo gì về việc tỉ giá sẽ thay đổi cho đến tận phút chót. Như vậy, người ta đã hoài nghi về những tuyên bố của các nhà hoạch định chính sách kinh tế?
+ Thực ra khả năng dự báo trước những quyết định như vậy rất là hạn chế và đó là điều tôi nghĩ cần phải rút kinh nghiệm. Tránh đưa ra những lời khẳng định có tính chất mạnh mẽ, rồi sau một hai ngày lại có những hành động khác với các tuyên bố đó. Những điều như vậy làm cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp hết sức phân vân.
THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ – BƯỚC TIẾP THEO ĐỐI VỚI VIỆT NAM
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ BƯỚC TIẾP THEO ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Thứ Sáu, ngày 11-12-2009
Chuyên mục “Châu Á năm 2010” của tạp chí “Châu Á ngày nay” vừa đăng bài viết của Cao uỷ phụ trách thương mại và đầu tww của Ôxtraylia tại Việt Nam Tony Burchil, trong đó nhấn mạnh rằng nếu Việt Nam muốn tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới kinh doanh và các nhà đầu tư quốc tế thì cần phải giải quyết một loạt vấn đề về cơ câu thông qua một cuộc cải cách liên tục và có ý nghĩa. Sau đây là nội dung bài viết:
Giống như nhiều người bán rong trên các đường phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nền kinh tế Việt Nam đang chứng tỏ khả năng mau chóng hồi phục, sự quyết tâm và khả năng thích nghi trong bối cảnh có những thay đổi sâu sắc trong nước và toàn cầu.
Phải đối mặt với hai cú sốc kinh tế trong năm 2008 và những tác động đang diển ra của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, thành tích phát triển kinh tế của Việt Nam khiến nhiều người ngạc nhiên và thúc giục giới phân tích phải xem xét lại các mức dự báo tăng trưởng của năm 2009 và 2010.
Kết hợp với các yếu tố thuận lợi về nhân khẩu học, trong đó có dân số trẻ đang tăng lên vượt mốc 85 triệu người, mức sống ngày càng được cải thiện và nền tảng giáo dục mạnh mẽ, triển vọng của Việt Nam trong tương lai là vô cùng sáng sủa.
Câu chuyện này đã được nhiều nước biết đến, trong đó có Ôxtraylia. Trên thực tế, năm 2009 đã chứng tỏ là một năm quan trọng về quan hệ kinh tế và thương mại đối với giới kinh doanh, các nhà đầu tư và người tiêu dùng Ôxtraylia và Việt Nam.
Một dấu mốc then chốt vào tháng Hai vừa qua là việc ký kết hiệp định thiết lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Ôxtraylia-Niu Dilân (AANZFTA), cung cấp nền tảng cơ bản để các nhà xuất khẩu và giới đầu tư Ôxtraylia theo đuổi các cơ hội thương mại và đầu tư tại Việt Nam cũng như tại khu vực ASEAN rộng lớn hơn.
Dựa vào động lực trên, Bộ trưởng Thương mại Ôxtraylia Simon Crean đã đi thăm Việt Nam hồi tháng Bảy vừa qua để tham dự Hội nghị Uỷ ban tham vấn kinh tế-thương mại hỗn hợp lần thứ tám. Được tháp tùng bởi một phái đoàn doanh nghiệp cấp cao đại diện trên các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ tài chính, năng lượng, dầu khí, cơ sở hạ tầng và quản lý môi trường, Bộ trưởng Crean đã kêu gọi đẩy sâu quan hệ kinh tế và thương mại giữa Ôxtraylia và Việt Nam-một thông điệp được phái đoàn doanh nghiệp nói trên ủng hộ mạnh mẽ. Trên thực tế, một số thành viên trong phái đoàn đã cho rằng Việt Nam có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo thương mại, công nghiệp và tài chính tại khu vực Đông Nam Á.
Với tư cách là đại diện thương mại cấp cao của Ôxtraylia tại Việt Nam, ông Tony Burchill đã chứng kiến các ví dụ hàng ngày cho thấy lợi ích và hoạt động kinh doanh của Ôxtraylia tại Việt Nam ngày càng tăng, thể hiện tính đa dạng trong các lĩnh vực giáo dục, thực phẩm và đồ uống, xây dựng, quản lý môi trường, kinh doanh nông sản, dịch vụ tài chính, khai thác mỏ và công nghệ thông tin (IT).
Ví dụ vào đầu tháng Chín vừa qua, một sự kiện đầy ấn tượng là lễ thông xe cây cầu Phú Mỹ bắc qua sông Sài Gòn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cây câu do công ty Baulderstone thi công, sử dụng công nghệ xây dựng cầu treo dây văng hiện đại, là sự mô tả sinh động năng lực thiết kế và thi công tầm cỡ thế giới của Ôxtraylia, đồng thời nêu bật các cơ hội to lớn mà Việt Nam đang mời chào ngành xây dựng cơ sở hạ tần của Ôxtraylia.
Một liên doanh thành công khác của Ôxtraylia tại Việt Nam là cơ sở của công ty đóng tàu Strategic Marine tại Vũng Tàu hiện đang tiếp tục hoạt động bận rộn, bất chấp những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và mới đây đã giành được hợp đồng trị giá một triệu AUD để đóng tàu thăm dò sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các ngân hàng ANZ và Commonwealth Bank đang đi tiên phong đại diện cho Ôxtraylia trong một lĩnh vực mời chào các cơ hội ngày càng lớn cho các nhà cung cấp nước ngoài, như các tập đoàn Capital Market Solutions, Infrarisk và Renewtek đã chứng tỏ, bao gồm các giải pháp phần mềm và hệ thống cho các thể chế trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và quản lý quỹ.
Hiện Uỷ ban Thương mại Ôxtraylia (Austrade) đang làm việc với một số doanh nghiệp Ôxtraylia khác sẵn sàng tìm hiểu và theo đuổi các cơ hội làm ăn tại Việt Nam, cho dù là mới mẻ đối với thị trường Việt Nam hay mở rộng sự hiện diện hiện có. Khi tiến hành các công việc này, một thông điệp nổi lên trước sau như một là nhận định vững chắc của các doanh nghiệp nói trên về tiềm năng to lớn của Việt Nam, bất chấp những thách thức trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng và điều tiết.
Sự lạc quan trên thể hiện rõ trong các cuộc triển lãm thường niên với chủ đề “Học tập tại Ôxtraylia”, hiện đang tiếp tục thu hút sự tham dự ngày càng tăng của các thể chế giáo dục trung học, đại học và dạy nghề. Điều này có lẽ là không bất ngờ khi xem xét các cuộc triển lãm này đã lôi cuốn hàng nghìn người đến Ôxtraylia mỗi năm, phản ánh sự quan tâm mạnh mẽ của Việt Nam đối với nền giáo dục của Ôxtraylia. Năm 2009, hơn 14.000 sinh viên Việt Nam đã nhập học tại Ôxtraylia.
Một nhân tố lạc quan tương tự được thể hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị khai mỏ Ôxtraylia, những người đã tham gia phái bộ khai mỏ đầu tiên của Austrade tại Việt Nam vào tháng 5/2009, một sự kiện thành công đến mức một phái bộ thứ hai dự kiến được thành lập vào đầu năm 2010.
Chính quyền các bang ở Ôxtraylia cũng nhiệt tình hợp tác với Việt Nam với việc một số bộ trưởng và các phái đoàn đã đi thăm Việt Nam trong năm 2009. Cùng đi là một loạt công ty hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, cơ sở hạ tầng giao thông và quản lý môi trường. Trong một bước tiến chứng tỏ sự quan tâm ngày càng mạnh mẽ, chính quyền bang Nam Ôxtraylia đã bổ nhiệm một người gốc Việt làm đại diện thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh vào giữa năm 2009.
Căn cứ vào tất cả các động thái trên có thể dễ dàng rút ra kết luận là sự quan tâm đối với Việt Nam đã đạt đỉnh. Tuy nhiên, vì nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng và ngày càng mở cửa hơn nữa, nước này ngày càng trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế. Năm 2010, Việt Nam sẽ là Chủ tịch của ASEAN cùng thời điểm Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Tuy nhiên, sẽ là khôn ngoan nếu Việt Nam không cho rằng sẽ luôn có đều đặn dòng các nhà xuất khẩu và giới đầu tư xếp hàng “gõ cửa” vào nước này, cũng như con đường dẫn đến tăng trưởng sẽ tiếp tục thẳng tiến đúng hướng và tất yếu. Trên thực tế, nếu Việt Nam muốn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài, nước này phải giải quyết một loạt yếu tố về cơ cấu, vốn chỉ có thể đạt được thông qua một cuộc cải cách liên tục và có ý nghĩa.
Cuộc cải cách trên bao gồm việc hình thành một môi trường đầu tư mở, minh bạch và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế thông qua tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển các kỹ năng và cơ sở hạ tầng, đổng thời quản lý hiệu quả các tác động của sự tăng trưởng đối với môi trường và xã hội.
Austrade đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác để giúp Việt Nam tiến theo hướng trên, trong đó bao gồm mối quan hệ mạnh mẽ giữa Austrade với Phòng Thương mại Ôxtraylia tại Việt Nam, và có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy các bước đi quan trọng đã được tạo ra. Nhưng hiển nhiên là có một số con đường để đi tới. Giống như Bộ trưởng Simon Crean và phái đoàn doanh nghiệp tháp tùng ông trong chuyến thăm tháng Bảy vừa qua đã bày tỏ, Ôxtraylia sẵn sàng tiếp tục theo đuổi quyết tâm của Việt Nam và có thể là đối tác trong hành trình này.
Do vậy, trong khi tiếp tục phải chứng kiến cảnh liệu những người bán hàng rong trên các đường phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có vượt qua được cuộc cải cách kinh tế đáng kể của Việt Nam hay không, một điều dường như chắc chắn là: nếu nền kinh tế Việt Nam có thể tiến xa hơn nữa theo hướng cải tổ, thì tương lai của Việt Nam sẽ tiếp tục tươi sáng và nước này sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm trong nhiều năm tới.
Một số nhận định và dự báo kinh tế toàn cầu 2010
Thứ Ba, ngày 8-12-2009
Đài BBC (3/12)
Hội nghị Tư vấn các Nhà tài trợ (CG) nhằm quyết định các cam kết tài chính thường niên tới hàng tỷ USD cho Việt Nam diễn ra tại Hà Nội từ ngày 3-4/12. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự cùng các đại diện cao cấp của Ngân hàng Thế giới, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), đại sứ của các nước và các tổ chức phi chính phủ.
Trong hội nghị năm 2008, các nhà tài trợ đã có mức cam kết tới 5,4 tỷ USD cho các dự án phát triển ở Việt Nam. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và nhiều nước tài trợ tỏ vẻ bất bình với các chính sách của Việt Nam liên quan tới xã hội dân sự, cụ thể là việc hạn chế tự do ngôn luận và kiểm soát Internet. Mặc dù vậy, Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam, bà Victoria Kwakwa nói bà không thấy có nhiều điều đáng lo ngại về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Chiều 3/12, đài BBC đã hỏi chuyện Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh và trước hết ông nói về tình hình kinh tế nói chung trong năm 2009, một năm mà ông cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cố gắng để có mức tăng trưởng kinh tế tốt nhưng cũng gây ra những nguy cơ tiềm ẩn về lạm phát, thâm hụt mậu dịch và ngân sách.
Ông Lê Đăng Doanh nói: “Kinh tế Việt Nam đã rơi và tăng trưởng nóng trong 3 năm liên tiếp, tức là năm 2007, năm 2008 và năm 2009. Trong 3 năm đó, chính phủ nỗ lực đạt tốc độ tăng trưởng ở mức độ cao nhất có thể. Vì vậy, bên cạnh việc tăng trưởng trên mức trung bình trong khu vực và hồi phục kinh tế tương đối nhanh, cũng đem lại một số hệ quả khác. Hệ quả đó là các ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trở nên rất mong manh. Nếu 3 năm trước đây, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đánh giá là tốt thì đến năm 2008, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đánh tụt hạng ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam xuống một cách rất mạnh. Chúng ta thấy ngoài vấn đề lạm phát, có nhập siêu, có khó khăn mất cân đối trong cán cân thanh toán tài khoản vãng lai, có bội chi ngân sách ngày càng tăng cả về tuyệt đối lẫn mức tương đối. Đấy là các điểm lo ngại liên quan đến cấu trúc kinh tế, đến chính sách tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, không thể xem thường”.
- Nếu đánh giá trong năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã xoay xở ở mức như thế nào trong việc vực dậy nền kinh tế và tạo cơ sở để có tăng trưởng bền vững hơn?
+ Chính phủ Việt Nam đã có gói kích cầu, trong đó phần quan trọng nhất có trợ cấp tín dụng với lãi suất được trợ cấp 4%, tức một mức chênh lệch lãi suất khá lớn đối với một số doanh nghiệp có đủ điều kiện để có thể tiếp cận tín dụng đó. Ngoài ra, cũng có giảm thuế, hoãn thuế và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã đẩy mạnh các công trình đầu tư về kết cấu hạ tầng và cũng có các biện pháp mạnh mẽ để trợ giúp các đồng bào bị thiên tai và các đồng bào ở các huyện nghèo. Vì vậy, cũng nhờ có sự nỗ lực của nông nghiệp đã đạt được một vụ mùa kỷ lục, tăng cường xuất khẩu gạo đồng thời bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước. Khối doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân đã tở ra bất năng động và đã linh hoạt điều chỉnh, cho nên kinh tế Việt Nam đã có mức tăng trưởng và đã nhanh chóng hồi phục ở mức tương đối. Thế nhưng, những mất cân đối về kinh tế vĩ mô là một bài toán mà Việt Nam sẽ còn phải tiếp tục có những nỗ lực rất nghiêm chỉnh để tạo được ổn định kinh tế vĩ mô trong khoảng 3 năm tới đây và đó không phải là nhiệm vụ đơn giản. Vấn đề ở đây là phải có một sự cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu đẩy mạnh kinh tế tăng trưởng kinh tế quá lớn, đầu tư mạnh mẽ, cấp tín dụng nhiều, dẫn đến phải nhập rất nhiều máy móc, trang thiết bị thì chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ lạm phát, tình trạng nhập siêu và có khó khăn trong cân đối cán cân tài khoản vãng lai. Cho nên mức tăng thế nào là hiệu quả nhất? Đấy là điều cần phải xem xét. Thay vì đẩy tới tốc độ tăng trưởng ở mức độ cao, chúng ta cũng có những nỗ lực để nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả của hoạt động kinh tế, năng lực cạnh tranh. Đấy có lẽ là hướng chúng ta đang nhắm tới.
- Những mất cân bằng về vĩ mô, về cán cân thanh toán, tỉ lệ trên GDP so với các nước khác trong khu vực ở mức nào?
+ Tình trạng nhập siêu và mất cân đối cán cân thanh toán tài khoản vãng lai lớn là không thể xem thường. Bởi vì năm 2009, nhập siêu vào khoảng hơn 11 tỷ USD so với GDP 98 tỷ USD. Đó là mức nhập siêu rất lớn và mức cân đối tài khoản vãng lai không thể xem thường trong khi nợ nước ngoài của chính phủ, nợ của chính phủ đối với trái phiếu chính phủ cũng tăng lên tương đối. Tuy rằng nó cũng chưa đến mức quá là nguy hiểm, nhưng tôi nghĩ cần phải xem xét tất cả các điều đó trong một tổng thể và chúng ta phải hướng tới một chính sách cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế và cân đối các kinh tế vĩ mô để ổn định được nền kinh tế. Bằng cách đó chúng ta có thể thu hút các nhà đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư ở trong nước và phát triển kinh tế một cách có hiệu quả.
- Theo đánh giá của Tiến sĩ, Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài, của các nhà tài trợ trong năm 2009 có phải là một điểm đến hấp dẫn hơn so với năm 2008 và một năm trước đó hay không?
+ Về sự hấp dẫn, đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn thứ ba. Thế nhưng, các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh vừa rồi trước hội nghị tài trợ vào ngày 1/12 đã có trình bày các đề nghị của họ rất cụ thể, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng, vấn đề tắc nghẽn giao thông, vấn đề thiếu điện, vấn đề giải toả hàng ứ đọng ở bến cảng và các vấn đề về thủ tục hành chính. Tôi nghĩ đấy cũng là vấn đề chúng ta cần phải quan tâm giải quyết để có thể thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn, cũng cần phải lưu ý rằng môi trường đầu tư của Việt Nam hiện không thể so sánh với quá khứ mà phải so sánh tương quan với các nước trong khu vực như Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Các nước đó đang đẩy mạnh cải cách, nếu như môi trường kinh doanh của họ tốt lên và nhanh hơn chúng ta thì có thể chúng ta chúng ta sẽ không thu hút được mức đầu tư như trong quá khứ, và thu hút đầu tư trong tương lai có thể cũng không đạt được như mong muốn. Vấn đề người ta đã cam kết, nhưng tiến độ thực hiện nó như thế nào? Đấy là một vấn đề lớn đối với thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Tiến sĩ có nói thâm hụt mậu dịch vào khoảng 10 tỷ USD. Tôi nhận thấy riêng trong năm 2008, thâm hụt mậu dịch của Việt Nam đối với Trung Quốc đã ở khoảng đó rồi. Phải chăng vấn đề chính ở đây là nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc quá lớn trong khi xuất khẩu ngược trở lại thì không được bao nhiêu?
+ Vâng. Đúng là nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số nhập siêu của Việt Nam. Cho nên vấn đề cân đối cán cân mậu dịch song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trở thành một mục tiêu hết sức cấp bách và cần phải được đề ra để có những giải pháp. Bởi vì quá trình này ngày càng nghiêm trọng hơn và nó kéo dài đã lâu rồi.
- Cho tới nay, những cố gắng đó có mang lại kết quả gì đáng kể không?
+ Tình trạng nhập siêu tiếp tục tăng lên và tỉ lệ nhập siêu giữa chúng ta và Trung Quốc không có cải thiện gì.
- Về mặt cơ cấu của nền kinh tế, xuất khẩu Việt Nam mặc dù sang Trung Quốc không đáng kể lắm so với tương quan gọi là tổng kim ngạch nhưng xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam lại chiếm tới 80% GDP (theo một báo cáo của Quốc hội Mỹ). Liệu một nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu như vậy trong những lúc kinh tế toàn cầu khó khăn như hiện nay thì có cần phải điều chỉnh?
+ Về xuất khẩu của Việt Nam so với GDP, đó là một sự so sánh có tính chất kinh nghiệm. Bởi vì nói đến GDP là nói đến giá trị gia tăng. Trong xuất khẩu thì chúng ta lại tính cả những vật tư nguyên liệu là tổng giá trị hàng hoá đó. Nếu chúng ta chỉ lấy giá trị gia tăng, mức xuất khẩu của Việt Nam so với GDP không phải lớn như vậy, bởi vì chúng ta phải nhập khẩu rất nhiều để xuất khẩu. Điều chúng ta không thể đẩy mạnh được xuất khẩu sang Trung Quốc là bởi vì cơ cấu kinh tế giữa hai nước rất giống nhau, họ cũng xuất khẩu rất mạnh và sản xuất rất nhiều hàng may mặc, da giày, hàng điện tử dân dụng, đồ chơi trẻ em. Vì vậy, những mặt hàng chúng ta có thể xuất khẩu sang Mỹ thì chúng ta không thể xuất khẩu sang Trung Quốc được. Đó là một vấn đề khó khăn đối với chúng ta trong quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Thưa Tiến sĩ, quyết định gần đây của Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề để cho đồng tiền Việt Nam trượt giá thêm so với USD gây ra tình trạng thiếu hụt USD, đó có phải là một quyết định cần thiết và đúng đắn không?
+ Đấy là một quyết định cần thiết và đúng hướng, bởi vì đồng tiền Việt Nam đã mất giá trong thực tế khá nhiều. Song để thiết lập lại được cân đối của tài khoản vãng lai và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thì lại là một vấn đề khác.
- Nhưng mà người ta đều đặt vấn đề là không có một tín hiệu hay cảnh báo gì về việc tỉ giá sẽ thay đổi cho đến tận phút chót. Như vậy, người ta đã hoài nghi về những tuyên bố của các nhà hoạch định chính sách kinh tế?
+ Thực ra khả năng dự báo trước những quyết định như vậy rất là hạn chế và đó là điều tôi nghĩ cần phải rút kinh nghiệm. Tránh đưa ra những lời khẳng định có tính chất mạnh mẽ, rồi sau một hai ngày lại có những hành động khác với các tuyên bố đó. Những điều như vậy làm cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp hết sức phân vân.
THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ – BƯỚC TIẾP THEO ĐỐI VỚI VIỆT NAM
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ BƯỚC TIẾP THEO ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Thứ Sáu, ngày 11-12-2009
Chuyên mục “Châu Á năm 2010” của tạp chí “Châu Á ngày nay” vừa đăng bài viết của Cao uỷ phụ trách thương mại và đầu tww của Ôxtraylia tại Việt Nam Tony Burchil, trong đó nhấn mạnh rằng nếu Việt Nam muốn tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới kinh doanh và các nhà đầu tư quốc tế thì cần phải giải quyết một loạt vấn đề về cơ câu thông qua một cuộc cải cách liên tục và có ý nghĩa. Sau đây là nội dung bài viết:
Giống như nhiều người bán rong trên các đường phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nền kinh tế Việt Nam đang chứng tỏ khả năng mau chóng hồi phục, sự quyết tâm và khả năng thích nghi trong bối cảnh có những thay đổi sâu sắc trong nước và toàn cầu.
Phải đối mặt với hai cú sốc kinh tế trong năm 2008 và những tác động đang diển ra của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, thành tích phát triển kinh tế của Việt Nam khiến nhiều người ngạc nhiên và thúc giục giới phân tích phải xem xét lại các mức dự báo tăng trưởng của năm 2009 và 2010.
Kết hợp với các yếu tố thuận lợi về nhân khẩu học, trong đó có dân số trẻ đang tăng lên vượt mốc 85 triệu người, mức sống ngày càng được cải thiện và nền tảng giáo dục mạnh mẽ, triển vọng của Việt Nam trong tương lai là vô cùng sáng sủa.
Câu chuyện này đã được nhiều nước biết đến, trong đó có Ôxtraylia. Trên thực tế, năm 2009 đã chứng tỏ là một năm quan trọng về quan hệ kinh tế và thương mại đối với giới kinh doanh, các nhà đầu tư và người tiêu dùng Ôxtraylia và Việt Nam.
Một dấu mốc then chốt vào tháng Hai vừa qua là việc ký kết hiệp định thiết lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Ôxtraylia-Niu Dilân (AANZFTA), cung cấp nền tảng cơ bản để các nhà xuất khẩu và giới đầu tư Ôxtraylia theo đuổi các cơ hội thương mại và đầu tư tại Việt Nam cũng như tại khu vực ASEAN rộng lớn hơn.
Dựa vào động lực trên, Bộ trưởng Thương mại Ôxtraylia Simon Crean đã đi thăm Việt Nam hồi tháng Bảy vừa qua để tham dự Hội nghị Uỷ ban tham vấn kinh tế-thương mại hỗn hợp lần thứ tám. Được tháp tùng bởi một phái đoàn doanh nghiệp cấp cao đại diện trên các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ tài chính, năng lượng, dầu khí, cơ sở hạ tầng và quản lý môi trường, Bộ trưởng Crean đã kêu gọi đẩy sâu quan hệ kinh tế và thương mại giữa Ôxtraylia và Việt Nam-một thông điệp được phái đoàn doanh nghiệp nói trên ủng hộ mạnh mẽ. Trên thực tế, một số thành viên trong phái đoàn đã cho rằng Việt Nam có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo thương mại, công nghiệp và tài chính tại khu vực Đông Nam Á.
Với tư cách là đại diện thương mại cấp cao của Ôxtraylia tại Việt Nam, ông Tony Burchill đã chứng kiến các ví dụ hàng ngày cho thấy lợi ích và hoạt động kinh doanh của Ôxtraylia tại Việt Nam ngày càng tăng, thể hiện tính đa dạng trong các lĩnh vực giáo dục, thực phẩm và đồ uống, xây dựng, quản lý môi trường, kinh doanh nông sản, dịch vụ tài chính, khai thác mỏ và công nghệ thông tin (IT).
Ví dụ vào đầu tháng Chín vừa qua, một sự kiện đầy ấn tượng là lễ thông xe cây cầu Phú Mỹ bắc qua sông Sài Gòn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cây câu do công ty Baulderstone thi công, sử dụng công nghệ xây dựng cầu treo dây văng hiện đại, là sự mô tả sinh động năng lực thiết kế và thi công tầm cỡ thế giới của Ôxtraylia, đồng thời nêu bật các cơ hội to lớn mà Việt Nam đang mời chào ngành xây dựng cơ sở hạ tần của Ôxtraylia.
Một liên doanh thành công khác của Ôxtraylia tại Việt Nam là cơ sở của công ty đóng tàu Strategic Marine tại Vũng Tàu hiện đang tiếp tục hoạt động bận rộn, bất chấp những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và mới đây đã giành được hợp đồng trị giá một triệu AUD để đóng tàu thăm dò sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các ngân hàng ANZ và Commonwealth Bank đang đi tiên phong đại diện cho Ôxtraylia trong một lĩnh vực mời chào các cơ hội ngày càng lớn cho các nhà cung cấp nước ngoài, như các tập đoàn Capital Market Solutions, Infrarisk và Renewtek đã chứng tỏ, bao gồm các giải pháp phần mềm và hệ thống cho các thể chế trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và quản lý quỹ.
Hiện Uỷ ban Thương mại Ôxtraylia (Austrade) đang làm việc với một số doanh nghiệp Ôxtraylia khác sẵn sàng tìm hiểu và theo đuổi các cơ hội làm ăn tại Việt Nam, cho dù là mới mẻ đối với thị trường Việt Nam hay mở rộng sự hiện diện hiện có. Khi tiến hành các công việc này, một thông điệp nổi lên trước sau như một là nhận định vững chắc của các doanh nghiệp nói trên về tiềm năng to lớn của Việt Nam, bất chấp những thách thức trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng và điều tiết.
Sự lạc quan trên thể hiện rõ trong các cuộc triển lãm thường niên với chủ đề “Học tập tại Ôxtraylia”, hiện đang tiếp tục thu hút sự tham dự ngày càng tăng của các thể chế giáo dục trung học, đại học và dạy nghề. Điều này có lẽ là không bất ngờ khi xem xét các cuộc triển lãm này đã lôi cuốn hàng nghìn người đến Ôxtraylia mỗi năm, phản ánh sự quan tâm mạnh mẽ của Việt Nam đối với nền giáo dục của Ôxtraylia. Năm 2009, hơn 14.000 sinh viên Việt Nam đã nhập học tại Ôxtraylia.
Một nhân tố lạc quan tương tự được thể hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị khai mỏ Ôxtraylia, những người đã tham gia phái bộ khai mỏ đầu tiên của Austrade tại Việt Nam vào tháng 5/2009, một sự kiện thành công đến mức một phái bộ thứ hai dự kiến được thành lập vào đầu năm 2010.
Chính quyền các bang ở Ôxtraylia cũng nhiệt tình hợp tác với Việt Nam với việc một số bộ trưởng và các phái đoàn đã đi thăm Việt Nam trong năm 2009. Cùng đi là một loạt công ty hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, cơ sở hạ tầng giao thông và quản lý môi trường. Trong một bước tiến chứng tỏ sự quan tâm ngày càng mạnh mẽ, chính quyền bang Nam Ôxtraylia đã bổ nhiệm một người gốc Việt làm đại diện thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh vào giữa năm 2009.
Căn cứ vào tất cả các động thái trên có thể dễ dàng rút ra kết luận là sự quan tâm đối với Việt Nam đã đạt đỉnh. Tuy nhiên, vì nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng và ngày càng mở cửa hơn nữa, nước này ngày càng trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế. Năm 2010, Việt Nam sẽ là Chủ tịch của ASEAN cùng thời điểm Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Tuy nhiên, sẽ là khôn ngoan nếu Việt Nam không cho rằng sẽ luôn có đều đặn dòng các nhà xuất khẩu và giới đầu tư xếp hàng “gõ cửa” vào nước này, cũng như con đường dẫn đến tăng trưởng sẽ tiếp tục thẳng tiến đúng hướng và tất yếu. Trên thực tế, nếu Việt Nam muốn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài, nước này phải giải quyết một loạt yếu tố về cơ cấu, vốn chỉ có thể đạt được thông qua một cuộc cải cách liên tục và có ý nghĩa.
Cuộc cải cách trên bao gồm việc hình thành một môi trường đầu tư mở, minh bạch và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế thông qua tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển các kỹ năng và cơ sở hạ tầng, đổng thời quản lý hiệu quả các tác động của sự tăng trưởng đối với môi trường và xã hội.
Austrade đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác để giúp Việt Nam tiến theo hướng trên, trong đó bao gồm mối quan hệ mạnh mẽ giữa Austrade với Phòng Thương mại Ôxtraylia tại Việt Nam, và có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy các bước đi quan trọng đã được tạo ra. Nhưng hiển nhiên là có một số con đường để đi tới. Giống như Bộ trưởng Simon Crean và phái đoàn doanh nghiệp tháp tùng ông trong chuyến thăm tháng Bảy vừa qua đã bày tỏ, Ôxtraylia sẵn sàng tiếp tục theo đuổi quyết tâm của Việt Nam và có thể là đối tác trong hành trình này.
Do vậy, trong khi tiếp tục phải chứng kiến cảnh liệu những người bán hàng rong trên các đường phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có vượt qua được cuộc cải cách kinh tế đáng kể của Việt Nam hay không, một điều dường như chắc chắn là: nếu nền kinh tế Việt Nam có thể tiến xa hơn nữa theo hướng cải tổ, thì tương lai của Việt Nam sẽ tiếp tục tươi sáng và nước này sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm trong nhiều năm tới.
Một số nhận định và dự báo kinh tế toàn cầu 2010
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Tháng 10/2009, IMF dự báo, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm 2010, cao hơn mức dự báo 2,5% đưa ra hồi tháng 7.
Cụ thể, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9% trong năm tới, trong khi Ấn Độ là 6,4%, Nhật Bản 1,7%; Mỹ 1,5% và 0,3% cho khu vực sử dụng đồng Euro. Từ những con số trên cho thấy, các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á sẽ là đầu tàu kéo kinh tế thế giới ra khỏi giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất thời hậu Chiến tranh Thế giới thứ 2.
IMF nhận định:“Nền kinh tế toàn cầu dường như đã tăng trưởng trở lại dưới sức kéo của các hoạt động kinh tế mạnh mẽ diễn ra ở châu Á, sự bình ổn trở lại hoặc phục hồi khiêm tốn ở các khu vực khác”.
Được biết, mức dự báo này được đưa ra dựa trên cơ sở số tiền 2.000 tỷ USD mà thế giới đã chi ra để kích thích tăng trưởng và sự phục hồi nhu cầu tại các thị trường ở châu Á.
Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc hôm 02/12 đã đưa ra một báo cáo cho hay, nền kinh tế toàn cầu đang từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng, năm 2010 nền kinh tế toàn cầu sẽ có mức tăng trưởng là 2,4%.
Tuy nhiên bản báo cáo cũng chỉ ra rằng, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu là không hợp nhất, và không tránh được khả năng xuất hiện cái đáy kinh tế thứ hai.
Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên Hợp Quốc đã đưa ra trang đầu trong bản báo cáo về triển vọng kinh tế thế gới năm 2010. Bản báo cáo đã chỉ ra rằng, sụ phục hồi của kinh tế toàn cầu chủ yếu là do chính sách kích thích kinh tế được tung ra bởi các nước.
Bản báo cáo cũng mô tả mô hình tăng trưởng kinh tế châu Á chính là “động cơ” cho khôi phục kinh tế toàn cầu, dự đoán đến năm tới tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ đạt mức 5,3%, trong khi năm nay con số này chỉ là 1,9%. Bản báo cáo cũng dự đoán năm tới kinh tế Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng 8,8% và của Ấn Độ là 6,5%.
Bản báo cáo cũng cho biết, tình hình của kinh tế Nhật Bản và của 16 nước thành viên thuộc Eurozone sẽ tăng trưởng yếu vào năm sau, đều không vượt qua mức 1%, mức tăng trưởng của Mỹ là 2,1%.
Hiện tại, quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu bao gồm hai nhân tố rủi ro là bất ổn định và bất cân bằng. Thứ nhất là việc các nước từ bỏ sớm các gói kích cầu, bản báo cáo kiến nghị, sự phục hồi kinh tế cần phải thể hiện ở các mặt như ở thị trường tiêu thụ, đầu tư cá nhân và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, vì vậy không nên từ bỏ các gói kích cầu. Thứ hai là quy mô thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài của Mỹ không ngừng được mở rộng có thể khiến cho đồng USD hạ cánh không an toàn, từ đó dẫn đến một vòng tuần hoàn mới về sự bất ổn định của nền tài chính.
Standard Chartered
Trong báo cáo mới nhất, Standard Chartered cho rằng kinh tế phương Tây có thể hồi phục theo hình chữ L hoặc chữ U và kinh tế phương Đông sẽ biến chuyển theo hình chữ V.
Trật tự thế giới mới đang hình thành
Chính sách phát huy tốt hiệu quả. Kinh tế thế giới đã phục hồi. Thế nhưng còn một cái giá phải trả. Đó sẽ là thông điệp của năm 2010. Kinh tế thế giới năm 2010 dự kiến sẽ được định hình bởi một số yếu tố lớn. Những yếu tố này đang biến động trái chiều, bất ổn không thể tránh khỏi.
Standard Chartered dự báo kinh tế thế giới năm 2010 có thể tăng trưởng 2,7% so với mức -1,9% của năm 2009. Tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2010 có thể lên mức 7% từ mức 4,5% trong năm 2009. Lạm phát sẽ không phải là vấn đề lớn, tỷ lệ lạm phát tại các nền kinh tế phương Tây vẫn ở mức thấp. Thế nhưng tại một số nền kinh tế mới nổi, nhu cầu nội địa tăng cao, giá tài sản lên mạnh, Ngân hàng Trung ương nhóm nước này sẽ thắt chặt chính sách để kiềm chế lạm phát.
Một yếu tố mang tính dài hạn nếu xét về bản chất nhưng lại đang điều khiến nhiều yếu tố ngắn hạn chính là sự chuyển dời về sức mạnh kinh tế và tài chính. “Kẻ thắng” trong sự chuyển dời này sẽ là những nền kinh tế thuộc 1 trong 3 nhóm sau:
Những nước có tiềm lực tài chính mạnh như Trung Quốc hay Qatar, khả năng tài chính giúp nước đó có được vị thế tốt.
Những nước nào có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Ảnh hưởng từ sự thay đổi khí hậu đang củng cổ cho lợi thế này. “Kẻ thắng” là nhóm nước có tài nguyên nước, năng lượng, hàng hóa dù những nước đó cũng cần thu hút rất nhiều đầu tư từ bên ngoài, trên diện rộng để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm hưởng lợi từ tài nguyên. Braxin, Canada, và nhiều nước khác ở châu Phi nằm trong nhóm này.
Những nước có thể thay đổi và thích nghi tốt với những biến đổi trong dài hạn như trên. Mỹ sẽ thuộc nhóm này, tuy nhiên sẽ còn nhiều nước khác. Chính phủ, công ty nào có tầm nhìn phát triển dài hạn đã sẵn sàng cho thay đổi mới. Chính sách của Hàn Quốc trong năm 2009 tập trung vào việc phát triển nước này trong vai trò tiên phong của lĩnh vực “năng lượng xanh.” Trung Quốc hiện đang tiếp tục đầu tư vào châu Phi. Ảnh hưởng tích cực sẽ đến trong dài hạn, tác động lên mỗi nước là khác nhau.
Năm 2010, Standard Chartered cho rằng sẽ có hai ảnh hưởng lớn từ nợ và hạn chế tài chính, đặc biệt tại Mỹ. Người Mỹ đã tăng mạnh chi tiêu những năm trước, đi cùng với nó là sự đi lên của Trung Quốc, hai yếu tố này làm nên tăng trưởng toàn cầu những năm gần đây.
Thế nhưng ảnh hưởng từ phía Mỹ ngày một yếu đi. Ảnh hưởng của tiêu dùng Mỹ đi xuống trong năm 2010 sẽ là tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng trưởng lương đi xuống, tỷ lệ thất nghiệp cao, giá nhà đất ổn định ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh cao, lo ngại về tiền lương hưu rất lớn.
Tất cả những yếu tố này sẽ dẫn đến tăng trưởng tiêu dùng của người Mỹ trong tương lai sẽ rất thấp. Dù những yếu tố này có thể coi là yếu tố cần thiết để cân bằng kinh tế thế giới, đà phục hồi của khủng hoảng chưa buộc những nước này xem xét lại mục tiêu ưu tiên lớn nhất của họ.
Sự cân bằng lại theo các chuyên gia, đó là người phương Tây trở nên nghèo hơn, chi tiêu ít hơn và tăng tiết kiệm. Người Trung Đông và Đông Á chi tiêu nhiều, tiết kiệm ít đi. Vấn đề là ở chỗ: trong nhiều trường hợp, đây không phải là phản ứng tự nhiên đối với 1 cuộc khủng hoảng.
Thực tế tại châu Á cho thấy việc tiết kiệm nhiều hơn là phản ứng thông thường với một cuộc khủng hoảng. Thông điệp từ hội thảo thường niên năm 2009 của Ngân hàng Phát triển châu Á là châu lục này nên nâng cấp hệ thống phúc lợi xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển thị trường trái phiếu. Các mục tiêu trên là cần thiết thế nhưng việc thực hiện sẽ còn mất nhiều thời gian.
Yêu cầu cuối cùng trong quá trình tái cơ cấu là việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong năm 2010, Standard Chartered kỳ vọng nhà lãnh đạo các nền kinh tế sẽ cam kết cân bằng kinh tế tại các buổi họp của tổ chức uy tín như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20).
Ở giai đoạn nào đó, vấn đề tiền tệ nên được coi là tâm điểm chứ không phải chủ đề bên lề như năm 2009 nữa. Thị trường vẫn lo ngại về đồng USD yếu, tuy nhiên chính đồng nhân dân tệ mới cần phải tăng giá. Trong mục tiêu cân bằng lại nền kinh tế, đồng nhân dân tệ sẽ phục vụ tốt nhất cho quyền lợi và mục tiêu của Trung Quốc.
Standard Chartered dự bá từ mùa hè năm 2010, đồng nhân dân tệ sẽ tăng giá với tốc độ từ từ. Điều này đóng vai trò quan trọng, nhiều nước châu Á và các nước khác hiện đang can thiệp để giúp đồng nội tệ ổn định.
Thách thức về chính sách kinh tế trong năm 2010
Thách thức lớn của năm 2010 chính là: chính sách thời hậu khủng hoảng. Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế lớn của thế giới tại London tháng 4/2009 đã giúp đưa ra định hướng năm 2010 với trọng tâm ngăn việc thắt chặt chính sách tiền tệ quá sớm.
Chiến lược thoái lui là vấn đề lớn của năm 2010. Vấn đề đáng lo ở đây là nhiều nước không đủ khả năng để thực hiện chính sách này. Chính sách tài khóa của Mỹ và Anh buộc phải có điểm khác biệt: bài học từ khủng hoảng chính là phải duy trì thặng dư ngân sách trong thời kỳ kinh tế phát triển bùng nổ.
Việc kết thúc bơm thanh khoản và kế hoạch kích cầu khác cần phải được xem xét cùng với ảnh hưởng từ phía thay đổi về chính sách điều tiết. Chính sách điều tiết hiệu quả - không quá mạnh mẽ cũng không quá yếu – là trọng tâm của năm 2010 và điều này sẽ có lợi với kinh tế thế giới.
Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nhiều yếu tố: không đủ lưu tâm đến những dấu hiệu cảnh báo, kinh tế toàn cầu thiếu cân bằng, sai lầm trên phạm vi hệ thống của ngành tài chính phương Tây. Năm 2010, thế giới cần giải quyết tốt vấn đề “bong bóng tài sản”.
Mô hình phục hồi của một số nền kinh tế thế giới năm 2010
Kinh tế thế giới sẽ hồi phục theo mô hình nào? Kinh tế thế giới sẽ chỉ có thể suy thoái lần 2 nếu có một cú sốc nào cực lớn như giá dầu tăng quá nhanh, căng thẳng với Iran leo cao, phương Tây đột ngột thắt chặt chính sách quá sớm, quá nhanh.
Standard Chartered không cho rằng kinh tế có thể rơi vào suy thoái lần hai dù vậy cũng không nên ngạc nhiên nếu một số nền kinh tế tăng trưởng âm ở giai đoạn đầu, đây là điều bình thường trong quá trình hồi phục.
Standard Chartered cho rằng kinh tế phương Tây có thể hồi phục theo hình chữ L hoặc chữ U và kinh tế phương Đông sẽ biến chuyển theo hình chữ V.
Tổng quy mô của kinh tế toàn cầu là 61 nghìn tỷ USD, kinh tế nhóm nước phương Tây chiếm 2/3 trong con số trên, quy mô kinh tế Mỹ là 14 nghìn tỷ USD. Vì thế nếu phương Tây không tăng trưởng, thế giới sẽ không tăng trưởng và nhìn chung kinh tế phương Tây nhiều khả năng sẽ không đi lên bùng nổ. Người tiêu dùng Mỹ, yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đang gặp khó khăn.
Kinh tế Mỹ sẽ mạnh trong nửa đầu năm 2010 khi chính sách đang phát huy tác dụng, tính cả năm 2010, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi nhẹ và đi lên mạnh hơn trong năm 2011.
Khủng hoảng tài chính đã cản dòng vốn đầu tư trong năm 2010, thế nhưng năm 2010, xu thế này nhiều khả năng sẽ trở lại. Như vậy, sự phát triển bùng nổ về cơ sở hạ tầng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2010 tại châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc – nơi cơ sở hạ tầng chưa bao giờ tăng trưởng chậm lại.
Dù chững lại trong thời gian gần đây nhưng 4 nền kinh tế của châu Á vẫn tăng trưởng ổn định trong năm 2009, trong đó bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia và Việt Nam. Thách thức lớn là chính là thay đổi bản chất động lực tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của nhiều nước trong đó có Trung Quốc.
Standard Chartered dự báo giá vàng 2010
Standard Chartered dự báo giá vàng sẽ ở mức trung bình 1.300USD/ounce trong quý 4/2010 sau khi giảm trong nửa đầu năm 2010. Giá vàng đã tăng 32% trong năm nay và lên mức 1.174USD/ounce tại thị trường London phiên ngày hôm qua.
Chuyên gia Helen Henton thuộc bộ phận kinh doanh hàng hóa của ngân hàng Standard Chartered nhận định: “Trong nửa đầu năm 2010, đồng USD sẽ hồi phục, lo ngại về đà phục hồi của nên kinh tế sẽ tăng lên. Khi thanh khoản còn đang dồi dào, giá hàng hóa dù có giảm cũng sẽ không giảm sâu.”
Tổng thống Nga Medvedev: "Nền kinh tế thế giới cho phép lạc quan thận trọng"
Tổng thống Nga Medvedev kêu gọi các đồng cấp thận trọng hơn nữa khi đánh giá tình hình kinh tế thế giới, khi mà nền kinh tế của từng nước đã xuất hiện những dấu hiệu ổn định, bắt đầu thoát khỏi suy thoái.
Tuy nhiên, ông Medvedev cho rằng chỉ nên coi các biện pháp giảm thuế nhằm ngăn chặn suy giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mà nhiều nước áp dụng thời gian qua là biện pháp ngắn hạn, vì thực tế các biện pháp này sẽ kéo theo thâm hụt ngân sách và tăng nợ quốc gia.
Ông khẳng định: "Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay cho thấy rõ sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu và kiểm tra hệ thống tài chính của một số nước riêng biệt và toàn bộ nền kinh tế thế giới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng".
Ông coi sự khôi phục các hoạt động bình thường của hệ thống thương mại quốc tế là yếu tố quan trọng, giúp các quốc gia thoát khỏi khủng hoảng,.
Theo ông các nước cần xóa bỏ những rào cản đối với sự phát triển thương mại, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại và tài chính, cải tiến các nguyên tắc và tiêu chuẩn điều phối hoạt động của ngành hải quan...
Tổng thống Medvedev tin tưởng rằng các quyết định mà Diễn đàn APEC lần này đưa ra sẽ đem lại những đóng góp hiệu quả, đảm bảo sự tăng trưởng cân bằng, bền vững, toàn diện và an toàn cho nền kinh tế thế giới./.
Công ty chứng khoán Merrill Lynch trực thuộc Bank of America
Công ty chứng khoán Merrill Lynch trực thuộc Bank of America hôm qua đã công bố một báo cáo có tên là “Cơ hội mới cho triển vọng kinh tế năm 2010”.
Theo báo cáo, các thị trường mới nổi vào năm sau vẫn sẽ là trụ cột cho nền kinh tế thế giới. Merrill Lynch cho rằng, động lực tăng trưởng của các thị trường mới nổi có thể sẽ được chuyền từ châu Á sang các nền kinh tế mới nổi như Mexico và châu Âu. Khả năng các thị trường mới nổi xuất hiện tình trạng lạm phát trên phạm vi rộng là không lớn, nhưng giá cả của khu vực châu Á có thể sẽ tăng trước so với các khu vực khác. Đối với các thị trường mới nổi, chính sách đối phó sẽ là một nhân tố then chốt.
Trước viễn cảnh toàn cầu, Merrill Lynch rất lạc quan với tổng thể nền kinh tế thế giới tuy rằng mức độ phục hồi còn hơi yếu. Theo báo cáo, mức độ phục hồi hiện tại so với mức độ phục hồi hậu suy thoái với quy mô lớn của năm ngoái có phần yếu hơn. Tốc độ phục hồi sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ. Xem xét đến sức sản xuất dư thừa đang diễn ra với quy mô lớn, những dự đoán về số liệu lạm phát sẽ tiếp tục giảm xuống, đa số các ngân hàng trung ương vào nửa đầu năm sau có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hiện tại.
Merrill Lynch cũng dự đoán, do sự phục hồi kinh tế của các nước phát triển vẫn còn yếu, nên năm sau vẫn sẽ nhìn thấy sự xuống dốc của tỷ lệ lạm phát và mức lợi nhuận. Ngược lại, mức lãi suất dài hạn tăng lên sẽ khiến sức hấp dẫn chứng khoán của chính phủ và các công ty giảm xuống. Đồng USD sẽ mạnh hơn so với các tiền tệ chủ yếu khác, nhưng lại yếu hơn so với tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi.
Merrill Lynch cũng chỉ ra rằng, do chính sách kích thích kinh tế quy mô lớn vẫn còn, tỷ trọng của việc phân bổ tài sản chứng khoán vẫn còn thấp. Đồng thời, chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường. Các nhà đầu tư cần phải đối chọi với nhiều rủi ro. Suy thoái kép và chủ nghĩa bảo họ có thể sẽ tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán.
Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu của Merrill Lynch còn dự đoán, tỷ giá đồng USD và mối liên quan xấu giữa tỷ giá đồng USD và rủi ro sẽ giảm xuống, tỷ giá đồng EUR/USD đến cuối năm có thể sẽ rơi xuống mức 1:1,28, đồng Yên cũng mạnh lên.
Merrill Lynch cho biết, tiếp tục cải thiện viễn cảnh nền kinh tế Mỹ và thế giới có thể sẽ hình thành áp lực nhu cầu mang tính chu kỳ cho thị trường hàng hóa, nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường mới nổi cũng sẽ khiến giá hàng hóa leo thang. Cơ quan này dự đoán, năm sau giá dầu quốc tế sẽ tăng lên khoảng 85USD/thùng, cuối năm 2010 có thể sẽ chạm ngưỡng 100USD. Ngoài ra, giá đồng quốc tế vào năm sau cũng sẽ cao hơn.
Kinh tế thế giới đối mặt 3 ẩn họa tài chính
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang qua đi, nhưng thế giới hiện phải đối mặt với 3 nguy cơ tiềm ẩn: hình thành những loại bong bóng mới, thiếu khả năng thanh toán nợ đúng hạn và nợ ngân sách tăng quá cao.
Đó là nhận định của các chuyên gia vừa được đăng tải trên tờ La Croix của Pháp, số ra ngày 28/11.
Nguy cơ bong bóng
Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang trên đà phục hồi nhờ hưởng những mức lãi suất sàn của ngân hàng trung ương và xu hướng tăng giá trên thị trường cổ phiếu. Triển vọng của nền kinh tế thế giới cũng khá hơn, mặc dù tỉ lệ thất nghiệp vẫn tăng.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, chưa thể loại trừ những mối nguy hiểm do cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua gây ra, thậm chí các biện pháp kích thích kinh tế của các nước có thể tạo ra những rủi ro khác.
Về nguy cơ xuất hiện các bong bóng, biểu hiện đầu tiên là giá tài sản hay nguyên liệu, đều có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do tình trạng bơm tiền mặt vào thị trường, lượng tiền mặt này chỉ hỗ trợ phần nào cho các hoạt động vay tín dụng, phần còn lại đã được đầu tư vào thị trường tài sản, khiến giá bất động sản tăng.
Tại Trung Quốc, giá bất động sản tăng rất nhanh khiến một số nhà quan sát lo ngại rằng, bong bóng bất động sản tại Trung Quốc đang ở giai đoạn có thể nổ tung. Trong vòng một năm qua, giá bất động sản Trung Quốc đã tăng 85%, riêng Thượng Hải, giá những căn hộ mới đã tăng gần 30%.
Gần đây, một số ngân hàng lớn trên thế giới cảnh báo nợ khó đòi sẽ tiếp tục là gánh nặng đối với các tổ chức tín dụng ở nhiều nước. Nhiều ngân hàng có thể phải chịu những thiệt hại trong kinh doanh do các khách hàng không thể thanh toán nợ đúng hạn.
Ngân hàng Trung ương Đức cho biết đã thu lợi nhuận, nhưng cổ phiếu của ngân hàng giảm vì nợ khó đòi tăng. KB Financial, công ty mẹ của ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc Kookmin, thông báo lợi nhuận hàng quý giảm mạnh hơn dự kiến do tác động từ chi phí cho nợ khó đòi.
Nợ ngân sách tăng vọt
Công ty xếp hạng hàng đầu thế giới Moody's cảnh báo nợ công của các quốc gia trên thế giới sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Kế hoạch phục hồi kinh tế của các chính phủ khiến cho nợ ngân sách ngày càng lớn, đẩy thâm hụt ngân sách tăng thêm vài % GDP trong vòng một năm.
Một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và Đức đã thoát khỏi tình trạng suy thoái trong những tháng gần đây, nhưng vẫn có nguy cơ tái suy thoái, một phần do nợ nhà nước chồng chất. Trong khi đó, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới vẫn tăng trưởng âm trong năm 2009, nhiều chính phủ tiếp tục phải vay nợ để đối phó với những tác động do suy thoái kinh tế gây ra.
Theo Moody's, nợ công của các nước trong giai đoạn 2007-2010 có thể lên tới 45% GDP toàn cầu, tương đương 15,3 nghìn tỷ USD. Vào năm 2010, mức nợ này dự kiến chiếm 80% GDP toàn cầu, lên 49 nghìn tỷ USD.
Để trả nợ, các ngân hàng trung ương phải in thêm tiền. Điều này dẫn đến nguy cơ giới đầu tư mất lòng tin vào giá trị tiền mặt và sẽ đầu cơ vào các tài sản thực như hàng hóa và nguyên liệu, để bảo toàn vốn. Ngoài ra, việc tung ra lượng tiền mặt lớn cũng có thể khiến cho lạm phát có nguy cơ quay trở lại.
Trong khi đó, thế giới ngày càng lo ngại về tình trạng đồng USD mất giá. Hiện đang có xu hướng các nhà đầu tư vay vốn bằng tiền USD với tỷ lệ thấp và mang đi cho vay ở một số thị trường lớn khác để hưởng chênh lệch lãi suất.
Xu hướng này nếu tiếp tục duy trì sẽ khiến cho đồng USD ngày càng bị mất giá, còn giá trị các loại tiền địa phương lại tăng, dẫn tới nguy cơ tăng đầu cơ tại các thị trường tài sản ở nước ngoài, gây nguy hiểm cho khả năng phục hồi kinh tế thế giới.
Đồng thời, việc đồng USD mất giá, tín dụng bị xiết lại cùng với xu hướng giảm sút các đơn đặt hàng sẽ có thể dẫn các doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản.
Tháng 10/2009, IMF dự báo, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm 2010, cao hơn mức dự báo 2,5% đưa ra hồi tháng 7.
Cụ thể, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9% trong năm tới, trong khi Ấn Độ là 6,4%, Nhật Bản 1,7%; Mỹ 1,5% và 0,3% cho khu vực sử dụng đồng Euro. Từ những con số trên cho thấy, các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á sẽ là đầu tàu kéo kinh tế thế giới ra khỏi giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất thời hậu Chiến tranh Thế giới thứ 2.
IMF nhận định:“Nền kinh tế toàn cầu dường như đã tăng trưởng trở lại dưới sức kéo của các hoạt động kinh tế mạnh mẽ diễn ra ở châu Á, sự bình ổn trở lại hoặc phục hồi khiêm tốn ở các khu vực khác”.
Được biết, mức dự báo này được đưa ra dựa trên cơ sở số tiền 2.000 tỷ USD mà thế giới đã chi ra để kích thích tăng trưởng và sự phục hồi nhu cầu tại các thị trường ở châu Á.
Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc hôm 02/12 đã đưa ra một báo cáo cho hay, nền kinh tế toàn cầu đang từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng, năm 2010 nền kinh tế toàn cầu sẽ có mức tăng trưởng là 2,4%.
Tuy nhiên bản báo cáo cũng chỉ ra rằng, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu là không hợp nhất, và không tránh được khả năng xuất hiện cái đáy kinh tế thứ hai.
Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên Hợp Quốc đã đưa ra trang đầu trong bản báo cáo về triển vọng kinh tế thế gới năm 2010. Bản báo cáo đã chỉ ra rằng, sụ phục hồi của kinh tế toàn cầu chủ yếu là do chính sách kích thích kinh tế được tung ra bởi các nước.
Bản báo cáo cũng mô tả mô hình tăng trưởng kinh tế châu Á chính là “động cơ” cho khôi phục kinh tế toàn cầu, dự đoán đến năm tới tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ đạt mức 5,3%, trong khi năm nay con số này chỉ là 1,9%. Bản báo cáo cũng dự đoán năm tới kinh tế Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng 8,8% và của Ấn Độ là 6,5%.
Bản báo cáo cũng cho biết, tình hình của kinh tế Nhật Bản và của 16 nước thành viên thuộc Eurozone sẽ tăng trưởng yếu vào năm sau, đều không vượt qua mức 1%, mức tăng trưởng của Mỹ là 2,1%.
Hiện tại, quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu bao gồm hai nhân tố rủi ro là bất ổn định và bất cân bằng. Thứ nhất là việc các nước từ bỏ sớm các gói kích cầu, bản báo cáo kiến nghị, sự phục hồi kinh tế cần phải thể hiện ở các mặt như ở thị trường tiêu thụ, đầu tư cá nhân và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, vì vậy không nên từ bỏ các gói kích cầu. Thứ hai là quy mô thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài của Mỹ không ngừng được mở rộng có thể khiến cho đồng USD hạ cánh không an toàn, từ đó dẫn đến một vòng tuần hoàn mới về sự bất ổn định của nền tài chính.
Standard Chartered
Trong báo cáo mới nhất, Standard Chartered cho rằng kinh tế phương Tây có thể hồi phục theo hình chữ L hoặc chữ U và kinh tế phương Đông sẽ biến chuyển theo hình chữ V.
Trật tự thế giới mới đang hình thành
Chính sách phát huy tốt hiệu quả. Kinh tế thế giới đã phục hồi. Thế nhưng còn một cái giá phải trả. Đó sẽ là thông điệp của năm 2010. Kinh tế thế giới năm 2010 dự kiến sẽ được định hình bởi một số yếu tố lớn. Những yếu tố này đang biến động trái chiều, bất ổn không thể tránh khỏi.
Standard Chartered dự báo kinh tế thế giới năm 2010 có thể tăng trưởng 2,7% so với mức -1,9% của năm 2009. Tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2010 có thể lên mức 7% từ mức 4,5% trong năm 2009. Lạm phát sẽ không phải là vấn đề lớn, tỷ lệ lạm phát tại các nền kinh tế phương Tây vẫn ở mức thấp. Thế nhưng tại một số nền kinh tế mới nổi, nhu cầu nội địa tăng cao, giá tài sản lên mạnh, Ngân hàng Trung ương nhóm nước này sẽ thắt chặt chính sách để kiềm chế lạm phát.
Một yếu tố mang tính dài hạn nếu xét về bản chất nhưng lại đang điều khiến nhiều yếu tố ngắn hạn chính là sự chuyển dời về sức mạnh kinh tế và tài chính. “Kẻ thắng” trong sự chuyển dời này sẽ là những nền kinh tế thuộc 1 trong 3 nhóm sau:
Những nước có tiềm lực tài chính mạnh như Trung Quốc hay Qatar, khả năng tài chính giúp nước đó có được vị thế tốt.
Những nước nào có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Ảnh hưởng từ sự thay đổi khí hậu đang củng cổ cho lợi thế này. “Kẻ thắng” là nhóm nước có tài nguyên nước, năng lượng, hàng hóa dù những nước đó cũng cần thu hút rất nhiều đầu tư từ bên ngoài, trên diện rộng để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm hưởng lợi từ tài nguyên. Braxin, Canada, và nhiều nước khác ở châu Phi nằm trong nhóm này.
Những nước có thể thay đổi và thích nghi tốt với những biến đổi trong dài hạn như trên. Mỹ sẽ thuộc nhóm này, tuy nhiên sẽ còn nhiều nước khác. Chính phủ, công ty nào có tầm nhìn phát triển dài hạn đã sẵn sàng cho thay đổi mới. Chính sách của Hàn Quốc trong năm 2009 tập trung vào việc phát triển nước này trong vai trò tiên phong của lĩnh vực “năng lượng xanh.” Trung Quốc hiện đang tiếp tục đầu tư vào châu Phi. Ảnh hưởng tích cực sẽ đến trong dài hạn, tác động lên mỗi nước là khác nhau.
Năm 2010, Standard Chartered cho rằng sẽ có hai ảnh hưởng lớn từ nợ và hạn chế tài chính, đặc biệt tại Mỹ. Người Mỹ đã tăng mạnh chi tiêu những năm trước, đi cùng với nó là sự đi lên của Trung Quốc, hai yếu tố này làm nên tăng trưởng toàn cầu những năm gần đây.
Thế nhưng ảnh hưởng từ phía Mỹ ngày một yếu đi. Ảnh hưởng của tiêu dùng Mỹ đi xuống trong năm 2010 sẽ là tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng trưởng lương đi xuống, tỷ lệ thất nghiệp cao, giá nhà đất ổn định ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh cao, lo ngại về tiền lương hưu rất lớn.
Tất cả những yếu tố này sẽ dẫn đến tăng trưởng tiêu dùng của người Mỹ trong tương lai sẽ rất thấp. Dù những yếu tố này có thể coi là yếu tố cần thiết để cân bằng kinh tế thế giới, đà phục hồi của khủng hoảng chưa buộc những nước này xem xét lại mục tiêu ưu tiên lớn nhất của họ.
Sự cân bằng lại theo các chuyên gia, đó là người phương Tây trở nên nghèo hơn, chi tiêu ít hơn và tăng tiết kiệm. Người Trung Đông và Đông Á chi tiêu nhiều, tiết kiệm ít đi. Vấn đề là ở chỗ: trong nhiều trường hợp, đây không phải là phản ứng tự nhiên đối với 1 cuộc khủng hoảng.
Thực tế tại châu Á cho thấy việc tiết kiệm nhiều hơn là phản ứng thông thường với một cuộc khủng hoảng. Thông điệp từ hội thảo thường niên năm 2009 của Ngân hàng Phát triển châu Á là châu lục này nên nâng cấp hệ thống phúc lợi xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển thị trường trái phiếu. Các mục tiêu trên là cần thiết thế nhưng việc thực hiện sẽ còn mất nhiều thời gian.
Yêu cầu cuối cùng trong quá trình tái cơ cấu là việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong năm 2010, Standard Chartered kỳ vọng nhà lãnh đạo các nền kinh tế sẽ cam kết cân bằng kinh tế tại các buổi họp của tổ chức uy tín như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20).
Ở giai đoạn nào đó, vấn đề tiền tệ nên được coi là tâm điểm chứ không phải chủ đề bên lề như năm 2009 nữa. Thị trường vẫn lo ngại về đồng USD yếu, tuy nhiên chính đồng nhân dân tệ mới cần phải tăng giá. Trong mục tiêu cân bằng lại nền kinh tế, đồng nhân dân tệ sẽ phục vụ tốt nhất cho quyền lợi và mục tiêu của Trung Quốc.
Standard Chartered dự bá từ mùa hè năm 2010, đồng nhân dân tệ sẽ tăng giá với tốc độ từ từ. Điều này đóng vai trò quan trọng, nhiều nước châu Á và các nước khác hiện đang can thiệp để giúp đồng nội tệ ổn định.
Thách thức về chính sách kinh tế trong năm 2010
Thách thức lớn của năm 2010 chính là: chính sách thời hậu khủng hoảng. Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế lớn của thế giới tại London tháng 4/2009 đã giúp đưa ra định hướng năm 2010 với trọng tâm ngăn việc thắt chặt chính sách tiền tệ quá sớm.
Chiến lược thoái lui là vấn đề lớn của năm 2010. Vấn đề đáng lo ở đây là nhiều nước không đủ khả năng để thực hiện chính sách này. Chính sách tài khóa của Mỹ và Anh buộc phải có điểm khác biệt: bài học từ khủng hoảng chính là phải duy trì thặng dư ngân sách trong thời kỳ kinh tế phát triển bùng nổ.
Việc kết thúc bơm thanh khoản và kế hoạch kích cầu khác cần phải được xem xét cùng với ảnh hưởng từ phía thay đổi về chính sách điều tiết. Chính sách điều tiết hiệu quả - không quá mạnh mẽ cũng không quá yếu – là trọng tâm của năm 2010 và điều này sẽ có lợi với kinh tế thế giới.
Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nhiều yếu tố: không đủ lưu tâm đến những dấu hiệu cảnh báo, kinh tế toàn cầu thiếu cân bằng, sai lầm trên phạm vi hệ thống của ngành tài chính phương Tây. Năm 2010, thế giới cần giải quyết tốt vấn đề “bong bóng tài sản”.
Mô hình phục hồi của một số nền kinh tế thế giới năm 2010
Kinh tế thế giới sẽ hồi phục theo mô hình nào? Kinh tế thế giới sẽ chỉ có thể suy thoái lần 2 nếu có một cú sốc nào cực lớn như giá dầu tăng quá nhanh, căng thẳng với Iran leo cao, phương Tây đột ngột thắt chặt chính sách quá sớm, quá nhanh.
Standard Chartered không cho rằng kinh tế có thể rơi vào suy thoái lần hai dù vậy cũng không nên ngạc nhiên nếu một số nền kinh tế tăng trưởng âm ở giai đoạn đầu, đây là điều bình thường trong quá trình hồi phục.
Standard Chartered cho rằng kinh tế phương Tây có thể hồi phục theo hình chữ L hoặc chữ U và kinh tế phương Đông sẽ biến chuyển theo hình chữ V.
Tổng quy mô của kinh tế toàn cầu là 61 nghìn tỷ USD, kinh tế nhóm nước phương Tây chiếm 2/3 trong con số trên, quy mô kinh tế Mỹ là 14 nghìn tỷ USD. Vì thế nếu phương Tây không tăng trưởng, thế giới sẽ không tăng trưởng và nhìn chung kinh tế phương Tây nhiều khả năng sẽ không đi lên bùng nổ. Người tiêu dùng Mỹ, yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đang gặp khó khăn.
Kinh tế Mỹ sẽ mạnh trong nửa đầu năm 2010 khi chính sách đang phát huy tác dụng, tính cả năm 2010, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi nhẹ và đi lên mạnh hơn trong năm 2011.
Khủng hoảng tài chính đã cản dòng vốn đầu tư trong năm 2010, thế nhưng năm 2010, xu thế này nhiều khả năng sẽ trở lại. Như vậy, sự phát triển bùng nổ về cơ sở hạ tầng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2010 tại châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc – nơi cơ sở hạ tầng chưa bao giờ tăng trưởng chậm lại.
Dù chững lại trong thời gian gần đây nhưng 4 nền kinh tế của châu Á vẫn tăng trưởng ổn định trong năm 2009, trong đó bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia và Việt Nam. Thách thức lớn là chính là thay đổi bản chất động lực tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của nhiều nước trong đó có Trung Quốc.
Standard Chartered dự báo giá vàng 2010
Standard Chartered dự báo giá vàng sẽ ở mức trung bình 1.300USD/ounce trong quý 4/2010 sau khi giảm trong nửa đầu năm 2010. Giá vàng đã tăng 32% trong năm nay và lên mức 1.174USD/ounce tại thị trường London phiên ngày hôm qua.
Chuyên gia Helen Henton thuộc bộ phận kinh doanh hàng hóa của ngân hàng Standard Chartered nhận định: “Trong nửa đầu năm 2010, đồng USD sẽ hồi phục, lo ngại về đà phục hồi của nên kinh tế sẽ tăng lên. Khi thanh khoản còn đang dồi dào, giá hàng hóa dù có giảm cũng sẽ không giảm sâu.”
Tổng thống Nga Medvedev: "Nền kinh tế thế giới cho phép lạc quan thận trọng"
Tổng thống Nga Medvedev kêu gọi các đồng cấp thận trọng hơn nữa khi đánh giá tình hình kinh tế thế giới, khi mà nền kinh tế của từng nước đã xuất hiện những dấu hiệu ổn định, bắt đầu thoát khỏi suy thoái.
Tuy nhiên, ông Medvedev cho rằng chỉ nên coi các biện pháp giảm thuế nhằm ngăn chặn suy giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mà nhiều nước áp dụng thời gian qua là biện pháp ngắn hạn, vì thực tế các biện pháp này sẽ kéo theo thâm hụt ngân sách và tăng nợ quốc gia.
Ông khẳng định: "Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay cho thấy rõ sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu và kiểm tra hệ thống tài chính của một số nước riêng biệt và toàn bộ nền kinh tế thế giới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng".
Ông coi sự khôi phục các hoạt động bình thường của hệ thống thương mại quốc tế là yếu tố quan trọng, giúp các quốc gia thoát khỏi khủng hoảng,.
Theo ông các nước cần xóa bỏ những rào cản đối với sự phát triển thương mại, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại và tài chính, cải tiến các nguyên tắc và tiêu chuẩn điều phối hoạt động của ngành hải quan...
Tổng thống Medvedev tin tưởng rằng các quyết định mà Diễn đàn APEC lần này đưa ra sẽ đem lại những đóng góp hiệu quả, đảm bảo sự tăng trưởng cân bằng, bền vững, toàn diện và an toàn cho nền kinh tế thế giới./.
Công ty chứng khoán Merrill Lynch trực thuộc Bank of America
Công ty chứng khoán Merrill Lynch trực thuộc Bank of America hôm qua đã công bố một báo cáo có tên là “Cơ hội mới cho triển vọng kinh tế năm 2010”.
Theo báo cáo, các thị trường mới nổi vào năm sau vẫn sẽ là trụ cột cho nền kinh tế thế giới. Merrill Lynch cho rằng, động lực tăng trưởng của các thị trường mới nổi có thể sẽ được chuyền từ châu Á sang các nền kinh tế mới nổi như Mexico và châu Âu. Khả năng các thị trường mới nổi xuất hiện tình trạng lạm phát trên phạm vi rộng là không lớn, nhưng giá cả của khu vực châu Á có thể sẽ tăng trước so với các khu vực khác. Đối với các thị trường mới nổi, chính sách đối phó sẽ là một nhân tố then chốt.
Trước viễn cảnh toàn cầu, Merrill Lynch rất lạc quan với tổng thể nền kinh tế thế giới tuy rằng mức độ phục hồi còn hơi yếu. Theo báo cáo, mức độ phục hồi hiện tại so với mức độ phục hồi hậu suy thoái với quy mô lớn của năm ngoái có phần yếu hơn. Tốc độ phục hồi sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ. Xem xét đến sức sản xuất dư thừa đang diễn ra với quy mô lớn, những dự đoán về số liệu lạm phát sẽ tiếp tục giảm xuống, đa số các ngân hàng trung ương vào nửa đầu năm sau có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hiện tại.
Merrill Lynch cũng dự đoán, do sự phục hồi kinh tế của các nước phát triển vẫn còn yếu, nên năm sau vẫn sẽ nhìn thấy sự xuống dốc của tỷ lệ lạm phát và mức lợi nhuận. Ngược lại, mức lãi suất dài hạn tăng lên sẽ khiến sức hấp dẫn chứng khoán của chính phủ và các công ty giảm xuống. Đồng USD sẽ mạnh hơn so với các tiền tệ chủ yếu khác, nhưng lại yếu hơn so với tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi.
Merrill Lynch cũng chỉ ra rằng, do chính sách kích thích kinh tế quy mô lớn vẫn còn, tỷ trọng của việc phân bổ tài sản chứng khoán vẫn còn thấp. Đồng thời, chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường. Các nhà đầu tư cần phải đối chọi với nhiều rủi ro. Suy thoái kép và chủ nghĩa bảo họ có thể sẽ tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán.
Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu của Merrill Lynch còn dự đoán, tỷ giá đồng USD và mối liên quan xấu giữa tỷ giá đồng USD và rủi ro sẽ giảm xuống, tỷ giá đồng EUR/USD đến cuối năm có thể sẽ rơi xuống mức 1:1,28, đồng Yên cũng mạnh lên.
Merrill Lynch cho biết, tiếp tục cải thiện viễn cảnh nền kinh tế Mỹ và thế giới có thể sẽ hình thành áp lực nhu cầu mang tính chu kỳ cho thị trường hàng hóa, nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường mới nổi cũng sẽ khiến giá hàng hóa leo thang. Cơ quan này dự đoán, năm sau giá dầu quốc tế sẽ tăng lên khoảng 85USD/thùng, cuối năm 2010 có thể sẽ chạm ngưỡng 100USD. Ngoài ra, giá đồng quốc tế vào năm sau cũng sẽ cao hơn.
Kinh tế thế giới đối mặt 3 ẩn họa tài chính
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang qua đi, nhưng thế giới hiện phải đối mặt với 3 nguy cơ tiềm ẩn: hình thành những loại bong bóng mới, thiếu khả năng thanh toán nợ đúng hạn và nợ ngân sách tăng quá cao.
Đó là nhận định của các chuyên gia vừa được đăng tải trên tờ La Croix của Pháp, số ra ngày 28/11.
Nguy cơ bong bóng
Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang trên đà phục hồi nhờ hưởng những mức lãi suất sàn của ngân hàng trung ương và xu hướng tăng giá trên thị trường cổ phiếu. Triển vọng của nền kinh tế thế giới cũng khá hơn, mặc dù tỉ lệ thất nghiệp vẫn tăng.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, chưa thể loại trừ những mối nguy hiểm do cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua gây ra, thậm chí các biện pháp kích thích kinh tế của các nước có thể tạo ra những rủi ro khác.
Về nguy cơ xuất hiện các bong bóng, biểu hiện đầu tiên là giá tài sản hay nguyên liệu, đều có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do tình trạng bơm tiền mặt vào thị trường, lượng tiền mặt này chỉ hỗ trợ phần nào cho các hoạt động vay tín dụng, phần còn lại đã được đầu tư vào thị trường tài sản, khiến giá bất động sản tăng.
Tại Trung Quốc, giá bất động sản tăng rất nhanh khiến một số nhà quan sát lo ngại rằng, bong bóng bất động sản tại Trung Quốc đang ở giai đoạn có thể nổ tung. Trong vòng một năm qua, giá bất động sản Trung Quốc đã tăng 85%, riêng Thượng Hải, giá những căn hộ mới đã tăng gần 30%.
Gần đây, một số ngân hàng lớn trên thế giới cảnh báo nợ khó đòi sẽ tiếp tục là gánh nặng đối với các tổ chức tín dụng ở nhiều nước. Nhiều ngân hàng có thể phải chịu những thiệt hại trong kinh doanh do các khách hàng không thể thanh toán nợ đúng hạn.
Ngân hàng Trung ương Đức cho biết đã thu lợi nhuận, nhưng cổ phiếu của ngân hàng giảm vì nợ khó đòi tăng. KB Financial, công ty mẹ của ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc Kookmin, thông báo lợi nhuận hàng quý giảm mạnh hơn dự kiến do tác động từ chi phí cho nợ khó đòi.
Nợ ngân sách tăng vọt
Công ty xếp hạng hàng đầu thế giới Moody's cảnh báo nợ công của các quốc gia trên thế giới sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Kế hoạch phục hồi kinh tế của các chính phủ khiến cho nợ ngân sách ngày càng lớn, đẩy thâm hụt ngân sách tăng thêm vài % GDP trong vòng một năm.
Một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và Đức đã thoát khỏi tình trạng suy thoái trong những tháng gần đây, nhưng vẫn có nguy cơ tái suy thoái, một phần do nợ nhà nước chồng chất. Trong khi đó, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới vẫn tăng trưởng âm trong năm 2009, nhiều chính phủ tiếp tục phải vay nợ để đối phó với những tác động do suy thoái kinh tế gây ra.
Theo Moody's, nợ công của các nước trong giai đoạn 2007-2010 có thể lên tới 45% GDP toàn cầu, tương đương 15,3 nghìn tỷ USD. Vào năm 2010, mức nợ này dự kiến chiếm 80% GDP toàn cầu, lên 49 nghìn tỷ USD.
Để trả nợ, các ngân hàng trung ương phải in thêm tiền. Điều này dẫn đến nguy cơ giới đầu tư mất lòng tin vào giá trị tiền mặt và sẽ đầu cơ vào các tài sản thực như hàng hóa và nguyên liệu, để bảo toàn vốn. Ngoài ra, việc tung ra lượng tiền mặt lớn cũng có thể khiến cho lạm phát có nguy cơ quay trở lại.
Trong khi đó, thế giới ngày càng lo ngại về tình trạng đồng USD mất giá. Hiện đang có xu hướng các nhà đầu tư vay vốn bằng tiền USD với tỷ lệ thấp và mang đi cho vay ở một số thị trường lớn khác để hưởng chênh lệch lãi suất.
Xu hướng này nếu tiếp tục duy trì sẽ khiến cho đồng USD ngày càng bị mất giá, còn giá trị các loại tiền địa phương lại tăng, dẫn tới nguy cơ tăng đầu cơ tại các thị trường tài sản ở nước ngoài, gây nguy hiểm cho khả năng phục hồi kinh tế thế giới.
Đồng thời, việc đồng USD mất giá, tín dụng bị xiết lại cùng với xu hướng giảm sút các đơn đặt hàng sẽ có thể dẫn các doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản.