www.youtube.com
Không có THỰC mà muốn THÀNH bằng mọi giá thì họa khôn lường --Nguyễn Văn Quân
Mồng Một Tết Kỷ sửu- 2009, trên VietnamNet – tôi có cơ duyên bàn đễn chữ THÀNH – gốc của lòng tin (Trong bài “Hồng hộc bay cao, Đất nước bay cao”). Vậy gốc của THÀNH là gì, ở đâu và cần thế nào cho nghiệp dân nước hôm qua, hôm nay và mai sau?
Mồng Một Tết Kỷ sửu- 2009, trên VietnamNet – tôi có cơ duyên bàn đễn chữ THÀNH – gốc của lòng tin (Trong bài “Hồng hộc bay cao, Đất nước bay cao”). Vậy gốc của THÀNH là gì, ở đâu và cần thế nào cho nghiệp dân nước hôm qua, hôm nay và mai sau?
Cuộc chơi "nhất thể hóa" cũng lộ rõ - hóa ra trên thế gian này, không dễ mấy ai đã có thể tự mình làm mẫu được cho ai - nhất lại là nuôi tham vọng bá chủ hoặc cầm gậy chỉ đường cho nhân loại đi vào tương lai - một tương lai đầy bất trắc, nhưng có thể dự báo được.
Với riêng tôi - vừa tròn một hoa giáp đời người, tôi bỗng nhớ nhiều về cổ đại lão thư pháp Lê Xuân Hòa - người từng cho chữ nhiều đời Tổng Bí Thư , Thủ tướng và các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam. Lần đến thăm sau chót - chỉ vài tháng trước khi cụ qua đời, cụ nhìn sâu vào đôi mắt, rồi vỗ nhẹ vào vai tôi và bảo:
- Ta sẽ tặng con một chữ THÀNH.
Tôi kính cẩn hỏi lại:
- Vậy con có thể hiểu chữ THÀNH theo nghĩa nào, thưa cụ?
Cụ lại nheo mắt nhìn, trầm ngâm giây lát, rồi cười, mà cười thật to và hết sức sảng khoái:
- Người xưa dạy: Chí thành sinh Thánh. Hãy gắng mà tìm về gốc của nó, con sẽ ngộ nghiệm và dâng hiến hữu ích.
Hơn nửa thập niên đã qua đi, kể từ ngày tiên sinh khuất núi- tôi vẫn khôn nguôi trăn trở về điều căn cốt ấy. Và hiển nhiên, việc đầu tiên là tôi dâng hương chiêm bái đức Thánh Trần triều Trần Hưng Đại Vương - vị tướng duy nhất hiển Thánh vở Việt Nam (từ thế kỷ 13)- một con người văn võ kiêm tài và long nhân cái thế.
Thuở ấy - trong lúc vận nước ngàn cân treo sợi tóc, Người khảng khái nói với nhà vua: - "Nếu Bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã!". Đứng trước ba quân Người tuyên "Hịch tướng sĩ" thối động lòng người, vang dậy núi sông. Với nội tộc, Người tự tay tắm mát cho anh em và gỡ bỏ phần sắt nhọn bịt đầu quyền trượng để xóa tan hiềm khích, thị phi. Với bổn phận trị quốc an dân, Người dâng gọn một câu: "Hãy nới sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ". Khi đất nước bình yên, Người quyết đưa con trưởng của mình ra trấn ải miền Hải Đông trọng yếu, chứ không dung dưỡng thói hưởng nhàn và mưu cầu danh lại thường tình...
Tất cả đều là THÀNH - thành tâm, thành ý và thành công. Nhưng chính con người, cuộc đời và sự nghiệp của bậc chí thánh ấy đã mách bảo và dạy ta điều cốt tử: Muốn có THÀNH, trước hết phải có THỰC. Người đã thu thân thực để có tâm thực, tài thưc, sống thực, nội thực và làm thực. Bởi vậy dân nước mới sáng suốt tôn Người là Thánh.
Thì ra chân lý dân truyền: "Có thực mới vực được đạo"- bấy lâu vẫn được hiểu theo nghĩa cái ăn, chuyện ăn làm đầu - cũng không sai, nhưng nên hiểu và cần hiểu đúng bản chất của ĐẠO (xin đừng lầm tưởng với khái niệm tôn giáo)- thứ giá trị tinh quý và trùm phủ nhất, sống còn nhất để cầm trịch cho sự ổn định và thăng tiến của đời người và xứ sở - chính là được khởi nguồn và vun đắp từ gốc THỰC- tức cái thực có.
Chỉ có thể THÀNH khi có THỰC. Còn ngược lại, phàm ở đời không có THỰC thì không có cách gì để đạt THÀNH cả. Khi đó và ở đó chỉ còn là thế giới của cái HƯ- hư không, hư vô, hư ảo..., vốn là đất sống của sự ích kỷ và giả ngụy cùng thói lừa mị và gian dối, mà người đời vẫn quen gọi là thế giới của ma quỷ. Ở đó không thể gợi lên những gương mặt thuần hậu và rạng ngời, không thể cất lên những lời ca trong trẻo và hảo sảng, không thể hé lộ những chân trời bình yên và tươi sáng cùng niềm tự tin và khao khát tốt lành... Vậy sẽ có người hỏi:
- Đã THỰC và THÀNH, sao khi chết, Ngài lại cho chuẩn bị cả mấy chục cỗ quan tài giống hệt nhau và chia chôn đi cao ngã, nên hiểu thực - hư thế nào?
Xin thưa: - Đó chính là chỗ tột cùng của cái THỰC ở bậc chí Thánh. Ngay cả khi chết đi rồi, Người vẫn kịp lo tròn cho nghiệp dân nước dài lâu. Thân xác Người hòa lẫn với núi sông, thành anh linh trấn quốc, chứ không để diễn ra cảnh chiếm đất dựng mồ. Đó cũng chính là ranh giới tiệt nhiên giữa phàm và thánh vậy.
Cứ thế mà suy - để thấy rõ lẽ hay - dở, được - mất, bại - thành, hưng - suy, bì - thái... của một đời người, một gia đình - dòng họ, một cộng đồng, một thế hệ, một thời đại và hơn thế. Khi chưa có và không có THỰC mà cứ muốn THÀNH, nhất lại là THÀNH bằng mọi giá thì họa lụy khôn lường- giống như câu chuyện dân gian kể về con ếch ương muốn làm bò vậy - thường chỉ thấy đa phần là khổ đau và bất hạnh mà thôi.
Ta hãy tưởng tượng: Một người không thực khỏe, lại không chịu rèn luyện để thực có sức mạnh hơn người mà cứ nhảy ra diễu võ dương oai phò nguy cứu khổ, một người không có thực học mà cứ đòi lấy bằng cấp cao và chính quy, một người không thực tài và thực đức mà cứ tranh đoạt quyền cao chức trọng với bổng lộc đầy, một người không thực có căn bản học vấn và ý thức văn hóa, lại giàu sổi và ưa khoe tiền khoe của làm sang - kiểu trọc phú, một người không thực tâm lại sống ích kỉ và vô cảm mà cứ ham mơ một tình yêu thủy chung và nồng cháy... Quả là một bi hài kịch.
Một cá nhân mà thế dễ thành trò cười cho thiên hạ. Một xã hội mà số người ấy chiếm ưu thế, ắt dần tới đồi bại và loạn ly. Một dân tộc mà phần đông con dân như thế, ắt sẽ dễ suy vong và bị lợi dụng, thậm chí bị khinh bỉ. Một môi trường mà ôm chứa quá nhiều những dối trá và không thực, thậm chí mặc nhiên coi đó là lẽ thường tình, tệ hại hơn còn ùa theo để trục cầu danh lợi, biến cuộc sống thành cảnh "quần ngư tranh thực", "bá súc đoạt mồi" - điển hình của thảm trạng vô đạo - thì không thể hiển lộ những bậc đại dũng khí - dám nói những điều cần nói, dám làm những điều cần làm, nhất lại là dám nghe và chấp nhận những điều "nghịch nhĩ" để mở đường cho sự lớn mạnh và vượt thoát cộng đồng.
Đó là thực trạng "ao tù nước đọng", ẩn tàng sú khí chỉ có thể bốc lên những ánh lửa ma chơi, le lói dọa gạt người yếu bóng vía, chứ không thể bừng lên thành lễ hội đuốc hoa của sự sảng khoái tinh thần, thăng tiến trí tuệ, hài hòa nhân cách, cởi mở tâm hồn và thôi thúc sáng tạo...
Nhìn vào lịch sử và hiện tình đất nước thực đang có quá nhiều những dấu hiệu như thế, thậm chí ở mức nguy báo. Dường như ở nơi chốn nào, lĩnh vực nào, cơ quan nào, trường học nào... cũng hiện hữu những mầm mống ấy, thậm chí cả những đám cỏ dại, nấm hoang gặp mưa rào.
Chỉ có những ai quen nhắm mắt làm ngơ - kiểu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" hoặc an phận thủ thường mới vô tình hoặc cố ý biện minh và chối bỏ thực tế nhãn tiền ấy. Như thế mầm loạn đã có lối để xen vào. Một cách thẳng thắn nhé - về kinh tế, bằng vào những đánh giá khả quan, chúng ta đạt những thành tựu không nhỏ, thậm chí ngoạn mục trong hơn 20 năm đổi mới, nhất là trong cuộc vượt lên khủng hoảng 2008 - 2009.
Nhưng trên nền xử thế quốc gia, cái THỰC không thể đơn giản chỉ trông vào những con số thống kê - quen gọi là những "con số ăn tiền", mà chính là phải trông vào bữa ăn hàng ngày của người nông dân khắp hang cùng xóm vắng - với 70-80% dân số và lao động chính của nhà nước. Như thế mới thực yên bề cho kế sách quốc gia.
Lại xem gói kích thích kinh tế với lãi suất ưu đãi chủ yếu chảy về đâu - trong khi khu vực nông nghiệp, nông thôn - miền đất cũ và đất lớn muôn đời của dân tộc, nơi làm ra nguồn của cải nuôi sống xã hội, rồi khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi giải quyết nhiều nhất, thiết thân nhất công ăn việc làm cho người lao động được hỗ trợ bao nhiêu và thế nào?
Lại nói về hình bóng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước - khu vực thôn tính cơ man nào là đất đai nông nghiệp, toàn là "bờ xôi ruộng mật" bao đời, số những cơ sở lắp ráp thuê hoặc chỉ xoay vào sản xuất những mặt hàng tiêu dùng thuần túy chiếm tỉ trọng cao, chẳng những đóng góp không thực nhiều cho kinh tế quốc dân, mà còn dự phần khuyến khích lối sống hưởng thụ, trái nẻo với nghiệp sống dân tộc truyền đời. Rồi vô số những cơ sở từng được công kênh danh hiệu nọ, bảng vàng kia lại dám cả gan xả thải chui suốt hàng chục năm ròng, giết chết những dòng sông và gieo rắc bệnh họa cho người dân...
Đó là chưa kể không ít những dự án, cơ sở liên doanh chiếm trọn những khu đất béo bở và sống còn thuộc địa mạch quốc gia. Về văn hóa- xã hội - có lẽ đây là khu vực bị bung phá nhiều nhất, đáng tiếc nhất và cũng dễ nguy hại nhất. Có người hoài nghi rằng, dân tộc ta thực đã có một nền văn hiến - với tầng sâu văn hóa và diện rộng nhân văn trải mấy nghìn năm như vẫn thường nói?
Bởi nếu có, sao phần đông con dân nước Việt hôm nay lại có thể dễ dàng xao lãng, thậm chí rẻ rúng đầm phá không ít các giá trị dân tộc, trở nên xa lạ, thậm chí chối bỏ truyền thống để dễ dàng chạy theo những chuẩn mực xa lạ của xứ người? Mà tiếc thay, càng chạy theo thì càng rơi vào cảnh lố lăng, đi "hót" chứ không hề là sáng tạo và tận hưởng sự tinh khôi.
Chúng ta lớn tiếng tôn vinh bản sắc dân tộc, bởi nguy cơ tự đánh mất mình đã ở nhãn tiền, đến mức thành câu cửa miệng, dường như không nhắc tới lại sợ bị cho là lạc hậu và kém ý thức...nhưng chưa mấy ai chỉ ra đích thực bản sắc ấy là gì, hình hài ra sao...để mà đủ tỉnh thức giữ hoặc bỏ hợp lý.
Chỉ thấy người người, nhà nhà đua chen làm giàu, tối mặt với tiện nghi, tôn thờ đồng tiền và đề cao thân xác theo lối thực dụng phương Tây. Thành ra con người dường như mất phương hướng, cứ mải miết, xô bồ chạy theo toàn những cái THỰC đấy mà HƯ đấy. Ví như nhà cửa, xe cộ....toàn là và vốn là "Hữu hình tất hữu hoại", "vạn vật quy ư thổ"..., phàm là phù vân mây nổi, có ai mang theo được mãi đâu? Ta thử nghĩ mà xem: Người phương Tây đến Việt Nam và họ sẽ ngậm cười, thậm chí cả cười, chứ không mấy kính trọng và thích thú gì khi thấy người Việt Nam lặp lại y xì điệu sống của chính họ - từ manh quần tấm áo, kiểu đầu tóc, bản nhạc, giọng ca... đến lối kiến trúc, xây dựng... Đừng tưởng chạy theo người ta mà đã có thể được tán thưởng, chứ nói chi đến kính trọng và hợp tác bình đẳng?.
Đừng tưởng hàng loạt các giá trị dân tộc được thế giới công nhận và tôn vinh mà đã có thể yên lòng... Rõ ràng chúng ta đã chưa chuẩn bị cho con dân một nền tảng vững chắc và căn bản của văn hóa - truyền thống, đủ sức để giữ mình và bình tâm đón nhận, học hỏi xứ người trong cuộc hội nhập và phát triển tất yếu. Thành thử cái mà người ta coi là phương tiện thì mình tôn thành mục đích và mơ đạt tới bằng mọi giá.
Vậy nên cái giá phải trả thật đắt. Tự đánh mất mình là ở đó. Phương diện nào của đời sống đất nước cũng có thể chỉ ra và phơi bày rõ thực trạng đáng buồn đó. Thấy rõ nhất chính là ở khu vực người giàu - khu vực mới phất lên trong vòng một hai chục năm nay, chủ yếu nhờ tham nhũng, hối lộ, chụp giật, sự tinh quái và thủ đoạn trong làm ăn, chứ ít người thực bằng lao động, và sáng tạo chân chính.
Phải chăng đang có những dấu hiệu biến loạn chuẩn sống, cách sống của cộng đồng? và như thế mới là hiện đại và văn minh, là "văn hóa mới" sao? Tôi không rõ người ta dựa vào tiêu chí nào để biện minh cho cái gọi là "mới" ấy. Và liệu nếu có thì đã và sẽ góp gì vào quá trình bồi đắp và hun đúc hệ giá trị dân tộc vốn được coi là mạch sống không ngừng nghỉ và lỗi đứt? Và liệu nó có phải là nhịp cầu sáng giá bắc tiếp vào cây cầu truyền thống vốn ngời sáng và rất thuần hậu của cha ông?
Tôi chưa tin vào khả năng có thực như thế và cảm nhận rất rõ: chưa có gì vượt qua được những chuẩn mực cơ bản của cha ông. Giữ được những chuẩn mực ấy - vốn nhuần hợp và bền vững với nghiệp sống, là tinh hoa dân tộc được tiếp truyền từ đời này qua đời khác như giữ lửa cho sự sống còn chật vật, thậm chí còn phá thêm, nói vội chi đến cái mới?
Bởi văn hóa - thứ mạch nguồn vốn thẳm sâu và tiềm ẩn nối đời như trầm tích mà nên, đâu phải dễ dàng một sớm một chiều, kể cả chục năm - thậm chí hơn thế mà có. Thể nghiệm cái mới trong kinh tế còn có thể lấy lại - thậm chí một đêm sau thất bát, còn trong văn hóa thì chớ dại mà vỗ ngực, vì đã có gì định hình khả quan đâu? Mà chúng ta đều biết - sự lạc lối trong văn hóa, nhất lại là trái nẻo tâm linh thì di họa sẽ không biết đến bao giờ.
Bài học của những dân tộc phát triển và thực mạnh đều biết vững chân trên nền truyền thống - nhất là các chuẩn mực văn hóa và lối sống rồi hãy mong thi thố giữa đời. Nếu không sẽ là tình trạng "Chân không đến đất, cật chẳng tới trời" - Đó là tấn hài bi kịch không đáng có đối với một dân tộc vốn lịch lãm và can trường suốt hàng ngàn năm qua. Về giáo dục và khoa học thì càng rối rắm và yếu kém, thậm chí bi đát. Đã có rất nhiều những cải cách và tháo gỡ, tốn kém vô vàn tiền của và công sức. Đã có rất nhiều những phản biện và những lời hứa, nhưng dường như vẫn trong cảnh "đường hầm chưa có lối thoát".
Chúng ta cứ loay hoay mổ xẻ ngành giáo dục- thực chất là vấn đề thầy và trò, dạy và học. Nhưng nên nhớ - đó mới là một chặng 12+4 năm trên ghế học đường - cần nhưng chưa đủ để gột nên nhân cách và tầm vóc của con người và thế hệ, theo đúng nghĩa cao quý nhất của nó: Biết tự chủ và tự trọng, không tự ti và nặng đầu óc nô lệ, không bảo thủ hoặc ảo tưởng, có nghị lực vượt khó và giàu lòng yêu thương con người, có khát khao sáng tạo và dâng hiến hữu ích .
Cho nên cần trước tiên phải là một nền giáo hóa - nó theo suốt đời người - từ trong thai (gọi là thai giáo) cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đó là bổn phận của thế hệ, của mỗi thời phải lo hoạch định và chỉ ra các chuẩn mực ngay lành nhất - ta quen gọi là tầm vĩ mô, để tạo tác mối nhân hòa và nền thịnh trị cho nước nhà. Có điều, giống như hầu hết các ngành, lĩnh vực và cả xã hội - ngành giáo dục thuộc hàng quá mê đắm chuyện thành tích.
Người lớn nói dối, thây cô cũng nói dối và trẻ nói dối như ranh. Đừng che đậy nữa- đành rằng người tốt, công dân tốt là không ít, nhưng đó là hằng số tất yếu của quy luật nhân thế, của hồng phúc cha ông và nỗ lực tự thân mà thành, trong khi lẽ ra phải là "Phần nhiều do giáo dục mà nên".
Chúng ta đã chưa làm được điều cao đẹp đó, vốn được coi là hoa thơm trái ngọt của nền giáo hóa chuẩn mực. Xin dẫn lại vài con số thống kê ở một khu vực đặc biệt - là cối lõi của cuộc cạnh tranh trong hội nhập, khu vực chất xám, cũng là chỗ cho thấy rõ nhất mức độ thực- hư, mạnh - yếu của từng quốc gia, khiến chúng ta không thể không giật mình: Chỉ số chất lượng đại học và cao đẳng tính trên các bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học năm 2007 thì cao nhất là Đại học Tổng hợp Quốc gia Xơ - un-hơn 5000, Đại học Tổng hợp quốc gia Singapore và Đại học Bắc Kinh trên 3000..., còn Đại học Quốc gia Hà Nội là 52 và cả Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam vỏn vẹn có 44 công trình. Chỉ số sáng tạo (tức số bằng sáng chế được công nhận)- Hàn Quốc 102.630, Trung Quốc 26.292, Thái Lan 156, còn Việt Nam: KHÔNG.
Quả thật, để phân biệt thực - hư ở đời vốn khó, rất khó. Cổ kim, bản thân chữ TÂM vốn được nhiều người tôn thờ thì chiết tự ra, cũng hàm chứa cả "3 sao": Thực ngọc, thường ngọc và tà ngọc - Không để rạch ròi. Huống hồ trong thực có hư, trong hư có thực. Đó không chỉ là vấn đề của binh pháp, mà chính là hiện hữu của thực tế đời sống con người và xã hội.
Cho nên Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - bậc đại trí, đại nhân và đại dũng mới dạy câu chân lý: khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì không chết. Vậy sẽ có người nói: - Giai đoạn quá độ phải thế, muốn phát triển phải thế- phải trả giá và có gan trả giá. Đúng, nhưng xin thưa coi chừng cái giá quá đắt, thậm chí mạo hiểm và không đáng có.
Sự cải thiện là có và quý, nhưng nên nhớ nhích lên một phân thì hiện vẫn đang trong cảnh "đáy giếng". Điều này ai cũng thấy, ngoại trừ những người can tâm thờ ơ trước vận nước và nỗi niềm của nhân dân. Lại sẽ có người hỏi: - Toàn Đảng, toàn dân đang phấn đấu hết mình cho công cuộc đổi mới...., sao quá lo âu, thậm chí như coi thường và phủ nhận? Có phải là tiêu cực, bi quan...
Người xưa dạy: "Tri giả bất ngôn" và lịch sử xưa nay đã có quá nhiều những bài học về "Trung ngôn nghịch nhĩ". Nhưng cũng chính người xưa từng dạy: "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách". Vả lại, nghiệp dân nước mách bảo và dạy ta điều khôn ngoan nhất: Hãy biết lo quá lên một tý, ém sớm đi một tý thì có thể tránh đi hậu họa - gọi là "Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu" (Người không biết lo xa ắt sẽ có họa gần) - để mà được yên vui, theo kiểu "Người cười sau mới là người sảng khoái nhất".
Hơn nữa, tuy vận nước đang sáng, nhưng không phải là không có những khó khăn và thách thức bội phần. Thiển nghĩ, cái THỰC cần và quý nhất lúc này chính là: Ở giữa lòng dân tộc và chế độ mà dám nói thẳng, nói thật - bằng cả tâm và trí sáng suốt thì sao lại bảo là thế nọ, thế kia? Giả sử đất nước có cơ sự nào thì chắc chắn- điều này đã được thực tế lịch sử chứng minh - kẻ bỏ chạy và đầu hàng trước tiên thường không thuộc số những con người trung chính và tiết tháo.
Dĩ nhiên, để có thể phân định thực - hư trong chuyện này - vấn đề là không chỉ dám nói, càng không phải là nói cho sướng mồm, mà cốt là dám làm và dám chịu trách nhiệm. Ví như: Không nói đến những chuyện chính sự hoặc canh cải to tát, chúng ta có thể làm ra những loại thức ăn gia súc bằng công nghệ vi sinh của Việt Nam - tốt đến mức vật nuôi có thịt thơm ngon như truyền thống, sạch và có khả năng phòng chống bệnh cao.
Như thế sẽ giúp người nông dân đỡ phải đầu tắt mặt tối - nhất là phải bươn trải tha hương kiếm sống - thậm chí hoàn toàn có thể nhanh chóng giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu bằng chăn nuôi - cái chân thứ hai còn thọt của nền nông nghiệp bấy lâu - trong khi Nhà nước có thịt xuất khẩu tốt, đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi khắt khe nhất của các quốc gia nhập khẩu lớn như Nhât- Mỹ và EU.
Chúng ta có thể làm ra tại Việt Nam, từ nguyên liệu và công nghệ trong nước để có những sản phẩm chăm lo tốt nhất sức khỏe và chất lượng con người - trong đó có việc đáp ứng nhu cầu chữa bệnh hiệu quả, an toàn và rẻ nhất - ví như tăng cường thể trạng và trí thông minh cho trẻ, vực dậy sức sống cho tuổi già, làm đẹp cho phụ nữ, ổn định huyết áp, tiêu mỡ máu và cholesterone, thải độc và làm sạch ngôi nhà có thể, cân bằng thể trạng và chuyển hóa để giúp vượt thắng bệnh tiểu đường, tiêu hóa, thiểu năng sinh lý, thậm chí cả nghiện hút và nhiễm HIV/AIDS...
Tôi tin và vững tin vào những giá trị THỰC như thế của Việt Nam - nơi sẽ có số đông người trên thế giới phải tìm đến và ngưỡng mộ - như từng ngưỡng mộ các di sản của cha ông. Nhưng để những cái THỰC ấy có đủ cơ hội và điều kiện tỏa sáng rộng dài, dứt khoát phải có THÀNH - như bài học cuộc đời của đức thánh Trần: Thành tâm, thành ý và thành công.
Bởi trên thực tế, không phải lúc nào có THỰC là đã có thể dễ dàng cho gốc thân bền và cành lá tốt tươi - nhất lại là dâng hoa thơm trái ngọt cho đời, thậm chí còn phải chịu cả vùi dập với không ít thiệt thòi và cay đắng bội phần. Đừng để phải than: - Sống và làm việc tốt, tức sống thực và làm thực ở xứ sở này khó quá thay! Đây chính là chỗ nan giải nhất và nghiệt ngã nhất của căn tính Việt cần phải thẳng thắn chỉ ra và dứt khoát vượt qua.
Không còn cách nào khác để kiên gan biến ước mơ - một ước mơ đã quá lâu đời rồi - thành hiện thực, mau chóng đưa dân nước vượt thoát vòng lạc hậu và yếu kém - chúng ta phải sớm biết tìm đến và nâng niu cái THỰC, cổ vũ để tôn vinh và vút lên vần thắng của cái THỰC, đồng thời tuyên chiến và loại trừ cái HƯ, cái ẢO để viên mãn cả THỰC và THÀNH. Đó chính là câu chuyện thật của năm Canh Dần 2010 sẽ không phải chờ lâu.
Mồng Một Tết Kỷ sửu- 2009, trên VietnamNet – tôi có cơ duyên bàn đễn chữ THÀNH – gốc của lòng tin (Trong bài “Hồng hộc bay cao, Đất nước bay cao”). Vậy gốc của THÀNH là gì, ở đâu và cần thế nào cho nghiệp dân nước hôm qua, hôm nay và mai sau?
Cuộc chơi "nhất thể hóa" cũng lộ rõ - hóa ra trên thế gian này, không dễ mấy ai đã có thể tự mình làm mẫu được cho ai - nhất lại là nuôi tham vọng bá chủ hoặc cầm gậy chỉ đường cho nhân loại đi vào tương lai - một tương lai đầy bất trắc, nhưng có thể dự báo được.
Với riêng tôi - vừa tròn một hoa giáp đời người, tôi bỗng nhớ nhiều về cổ đại lão thư pháp Lê Xuân Hòa - người từng cho chữ nhiều đời Tổng Bí Thư , Thủ tướng và các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam. Lần đến thăm sau chót - chỉ vài tháng trước khi cụ qua đời, cụ nhìn sâu vào đôi mắt, rồi vỗ nhẹ vào vai tôi và bảo:
- Ta sẽ tặng con một chữ THÀNH.
Tôi kính cẩn hỏi lại:
- Vậy con có thể hiểu chữ THÀNH theo nghĩa nào, thưa cụ?
Cụ lại nheo mắt nhìn, trầm ngâm giây lát, rồi cười, mà cười thật to và hết sức sảng khoái:
- Người xưa dạy: Chí thành sinh Thánh. Hãy gắng mà tìm về gốc của nó, con sẽ ngộ nghiệm và dâng hiến hữu ích.
Xuân này- Canh Dần 2010- một dấu mốc thật đặc biệt. Ảnh: halida.com.vn |
Thuở ấy - trong lúc vận nước ngàn cân treo sợi tóc, Người khảng khái nói với nhà vua: - "Nếu Bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã!". Đứng trước ba quân Người tuyên "Hịch tướng sĩ" thối động lòng người, vang dậy núi sông. Với nội tộc, Người tự tay tắm mát cho anh em và gỡ bỏ phần sắt nhọn bịt đầu quyền trượng để xóa tan hiềm khích, thị phi. Với bổn phận trị quốc an dân, Người dâng gọn một câu: "Hãy nới sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ". Khi đất nước bình yên, Người quyết đưa con trưởng của mình ra trấn ải miền Hải Đông trọng yếu, chứ không dung dưỡng thói hưởng nhàn và mưu cầu danh lại thường tình...
Tất cả đều là THÀNH - thành tâm, thành ý và thành công. Nhưng chính con người, cuộc đời và sự nghiệp của bậc chí thánh ấy đã mách bảo và dạy ta điều cốt tử: Muốn có THÀNH, trước hết phải có THỰC. Người đã thu thân thực để có tâm thực, tài thưc, sống thực, nội thực và làm thực. Bởi vậy dân nước mới sáng suốt tôn Người là Thánh.
Thì ra chân lý dân truyền: "Có thực mới vực được đạo"- bấy lâu vẫn được hiểu theo nghĩa cái ăn, chuyện ăn làm đầu - cũng không sai, nhưng nên hiểu và cần hiểu đúng bản chất của ĐẠO (xin đừng lầm tưởng với khái niệm tôn giáo)- thứ giá trị tinh quý và trùm phủ nhất, sống còn nhất để cầm trịch cho sự ổn định và thăng tiến của đời người và xứ sở - chính là được khởi nguồn và vun đắp từ gốc THỰC- tức cái thực có.
Tất cả đều là THÀNH - thành tâm, thành ý và thành công. Ảnh: ZideanART.com |
- Đã THỰC và THÀNH, sao khi chết, Ngài lại cho chuẩn bị cả mấy chục cỗ quan tài giống hệt nhau và chia chôn đi cao ngã, nên hiểu thực - hư thế nào?
Xin thưa: - Đó chính là chỗ tột cùng của cái THỰC ở bậc chí Thánh. Ngay cả khi chết đi rồi, Người vẫn kịp lo tròn cho nghiệp dân nước dài lâu. Thân xác Người hòa lẫn với núi sông, thành anh linh trấn quốc, chứ không để diễn ra cảnh chiếm đất dựng mồ. Đó cũng chính là ranh giới tiệt nhiên giữa phàm và thánh vậy.
Cứ thế mà suy - để thấy rõ lẽ hay - dở, được - mất, bại - thành, hưng - suy, bì - thái... của một đời người, một gia đình - dòng họ, một cộng đồng, một thế hệ, một thời đại và hơn thế. Khi chưa có và không có THỰC mà cứ muốn THÀNH, nhất lại là THÀNH bằng mọi giá thì họa lụy khôn lường- giống như câu chuyện dân gian kể về con ếch ương muốn làm bò vậy - thường chỉ thấy đa phần là khổ đau và bất hạnh mà thôi.
Ta hãy tưởng tượng: Một người không thực khỏe, lại không chịu rèn luyện để thực có sức mạnh hơn người mà cứ nhảy ra diễu võ dương oai phò nguy cứu khổ, một người không có thực học mà cứ đòi lấy bằng cấp cao và chính quy, một người không thực tài và thực đức mà cứ tranh đoạt quyền cao chức trọng với bổng lộc đầy, một người không thực có căn bản học vấn và ý thức văn hóa, lại giàu sổi và ưa khoe tiền khoe của làm sang - kiểu trọc phú, một người không thực tâm lại sống ích kỉ và vô cảm mà cứ ham mơ một tình yêu thủy chung và nồng cháy... Quả là một bi hài kịch.
Một cá nhân mà thế dễ thành trò cười cho thiên hạ. Một xã hội mà số người ấy chiếm ưu thế, ắt dần tới đồi bại và loạn ly. Một dân tộc mà phần đông con dân như thế, ắt sẽ dễ suy vong và bị lợi dụng, thậm chí bị khinh bỉ. Một môi trường mà ôm chứa quá nhiều những dối trá và không thực, thậm chí mặc nhiên coi đó là lẽ thường tình, tệ hại hơn còn ùa theo để trục cầu danh lợi, biến cuộc sống thành cảnh "quần ngư tranh thực", "bá súc đoạt mồi" - điển hình của thảm trạng vô đạo - thì không thể hiển lộ những bậc đại dũng khí - dám nói những điều cần nói, dám làm những điều cần làm, nhất lại là dám nghe và chấp nhận những điều "nghịch nhĩ" để mở đường cho sự lớn mạnh và vượt thoát cộng đồng.
Đó là thực trạng "ao tù nước đọng", ẩn tàng sú khí chỉ có thể bốc lên những ánh lửa ma chơi, le lói dọa gạt người yếu bóng vía, chứ không thể bừng lên thành lễ hội đuốc hoa của sự sảng khoái tinh thần, thăng tiến trí tuệ, hài hòa nhân cách, cởi mở tâm hồn và thôi thúc sáng tạo...
Sao phần đông con dân nước Việt hôm nay lại có thể dễ dàng xao lãng, thậm chí rẻ rúng đầm phá không ít các giá trị dân tộc, trở nên xa lạ, thậm chí chối bỏ truyền thống để dễ dàng chạy theo những chuẩn mực xa lạ của xứ người?. |
Chỉ có những ai quen nhắm mắt làm ngơ - kiểu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" hoặc an phận thủ thường mới vô tình hoặc cố ý biện minh và chối bỏ thực tế nhãn tiền ấy. Như thế mầm loạn đã có lối để xen vào. Một cách thẳng thắn nhé - về kinh tế, bằng vào những đánh giá khả quan, chúng ta đạt những thành tựu không nhỏ, thậm chí ngoạn mục trong hơn 20 năm đổi mới, nhất là trong cuộc vượt lên khủng hoảng 2008 - 2009.
Nhưng trên nền xử thế quốc gia, cái THỰC không thể đơn giản chỉ trông vào những con số thống kê - quen gọi là những "con số ăn tiền", mà chính là phải trông vào bữa ăn hàng ngày của người nông dân khắp hang cùng xóm vắng - với 70-80% dân số và lao động chính của nhà nước. Như thế mới thực yên bề cho kế sách quốc gia.
Lại xem gói kích thích kinh tế với lãi suất ưu đãi chủ yếu chảy về đâu - trong khi khu vực nông nghiệp, nông thôn - miền đất cũ và đất lớn muôn đời của dân tộc, nơi làm ra nguồn của cải nuôi sống xã hội, rồi khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi giải quyết nhiều nhất, thiết thân nhất công ăn việc làm cho người lao động được hỗ trợ bao nhiêu và thế nào?
Lại nói về hình bóng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước - khu vực thôn tính cơ man nào là đất đai nông nghiệp, toàn là "bờ xôi ruộng mật" bao đời, số những cơ sở lắp ráp thuê hoặc chỉ xoay vào sản xuất những mặt hàng tiêu dùng thuần túy chiếm tỉ trọng cao, chẳng những đóng góp không thực nhiều cho kinh tế quốc dân, mà còn dự phần khuyến khích lối sống hưởng thụ, trái nẻo với nghiệp sống dân tộc truyền đời. Rồi vô số những cơ sở từng được công kênh danh hiệu nọ, bảng vàng kia lại dám cả gan xả thải chui suốt hàng chục năm ròng, giết chết những dòng sông và gieo rắc bệnh họa cho người dân...
Đó là chưa kể không ít những dự án, cơ sở liên doanh chiếm trọn những khu đất béo bở và sống còn thuộc địa mạch quốc gia. Về văn hóa- xã hội - có lẽ đây là khu vực bị bung phá nhiều nhất, đáng tiếc nhất và cũng dễ nguy hại nhất. Có người hoài nghi rằng, dân tộc ta thực đã có một nền văn hiến - với tầng sâu văn hóa và diện rộng nhân văn trải mấy nghìn năm như vẫn thường nói?
Bởi nếu có, sao phần đông con dân nước Việt hôm nay lại có thể dễ dàng xao lãng, thậm chí rẻ rúng đầm phá không ít các giá trị dân tộc, trở nên xa lạ, thậm chí chối bỏ truyền thống để dễ dàng chạy theo những chuẩn mực xa lạ của xứ người? Mà tiếc thay, càng chạy theo thì càng rơi vào cảnh lố lăng, đi "hót" chứ không hề là sáng tạo và tận hưởng sự tinh khôi.
Chúng ta lớn tiếng tôn vinh bản sắc dân tộc, bởi nguy cơ tự đánh mất mình đã ở nhãn tiền, đến mức thành câu cửa miệng, dường như không nhắc tới lại sợ bị cho là lạc hậu và kém ý thức...nhưng chưa mấy ai chỉ ra đích thực bản sắc ấy là gì, hình hài ra sao...để mà đủ tỉnh thức giữ hoặc bỏ hợp lý.
Chỉ thấy người người, nhà nhà đua chen làm giàu, tối mặt với tiện nghi, tôn thờ đồng tiền và đề cao thân xác theo lối thực dụng phương Tây. Thành ra con người dường như mất phương hướng, cứ mải miết, xô bồ chạy theo toàn những cái THỰC đấy mà HƯ đấy. Ví như nhà cửa, xe cộ....toàn là và vốn là "Hữu hình tất hữu hoại", "vạn vật quy ư thổ"..., phàm là phù vân mây nổi, có ai mang theo được mãi đâu? Ta thử nghĩ mà xem: Người phương Tây đến Việt Nam và họ sẽ ngậm cười, thậm chí cả cười, chứ không mấy kính trọng và thích thú gì khi thấy người Việt Nam lặp lại y xì điệu sống của chính họ - từ manh quần tấm áo, kiểu đầu tóc, bản nhạc, giọng ca... đến lối kiến trúc, xây dựng... Đừng tưởng chạy theo người ta mà đã có thể được tán thưởng, chứ nói chi đến kính trọng và hợp tác bình đẳng?.
Ảnh: laodong.com.vn |
Vậy nên cái giá phải trả thật đắt. Tự đánh mất mình là ở đó. Phương diện nào của đời sống đất nước cũng có thể chỉ ra và phơi bày rõ thực trạng đáng buồn đó. Thấy rõ nhất chính là ở khu vực người giàu - khu vực mới phất lên trong vòng một hai chục năm nay, chủ yếu nhờ tham nhũng, hối lộ, chụp giật, sự tinh quái và thủ đoạn trong làm ăn, chứ ít người thực bằng lao động, và sáng tạo chân chính.
Phải chăng đang có những dấu hiệu biến loạn chuẩn sống, cách sống của cộng đồng? và như thế mới là hiện đại và văn minh, là "văn hóa mới" sao? Tôi không rõ người ta dựa vào tiêu chí nào để biện minh cho cái gọi là "mới" ấy. Và liệu nếu có thì đã và sẽ góp gì vào quá trình bồi đắp và hun đúc hệ giá trị dân tộc vốn được coi là mạch sống không ngừng nghỉ và lỗi đứt? Và liệu nó có phải là nhịp cầu sáng giá bắc tiếp vào cây cầu truyền thống vốn ngời sáng và rất thuần hậu của cha ông?
Tôi chưa tin vào khả năng có thực như thế và cảm nhận rất rõ: chưa có gì vượt qua được những chuẩn mực cơ bản của cha ông. Giữ được những chuẩn mực ấy - vốn nhuần hợp và bền vững với nghiệp sống, là tinh hoa dân tộc được tiếp truyền từ đời này qua đời khác như giữ lửa cho sự sống còn chật vật, thậm chí còn phá thêm, nói vội chi đến cái mới?
Bởi văn hóa - thứ mạch nguồn vốn thẳm sâu và tiềm ẩn nối đời như trầm tích mà nên, đâu phải dễ dàng một sớm một chiều, kể cả chục năm - thậm chí hơn thế mà có. Thể nghiệm cái mới trong kinh tế còn có thể lấy lại - thậm chí một đêm sau thất bát, còn trong văn hóa thì chớ dại mà vỗ ngực, vì đã có gì định hình khả quan đâu? Mà chúng ta đều biết - sự lạc lối trong văn hóa, nhất lại là trái nẻo tâm linh thì di họa sẽ không biết đến bao giờ.
Bài học của những dân tộc phát triển và thực mạnh đều biết vững chân trên nền truyền thống - nhất là các chuẩn mực văn hóa và lối sống rồi hãy mong thi thố giữa đời. Nếu không sẽ là tình trạng "Chân không đến đất, cật chẳng tới trời" - Đó là tấn hài bi kịch không đáng có đối với một dân tộc vốn lịch lãm và can trường suốt hàng ngàn năm qua. Về giáo dục và khoa học thì càng rối rắm và yếu kém, thậm chí bi đát. Đã có rất nhiều những cải cách và tháo gỡ, tốn kém vô vàn tiền của và công sức. Đã có rất nhiều những phản biện và những lời hứa, nhưng dường như vẫn trong cảnh "đường hầm chưa có lối thoát".
Chúng ta cứ loay hoay mổ xẻ ngành giáo dục- thực chất là vấn đề thầy và trò, dạy và học. Nhưng nên nhớ - đó mới là một chặng 12+4 năm trên ghế học đường - cần nhưng chưa đủ để gột nên nhân cách và tầm vóc của con người và thế hệ, theo đúng nghĩa cao quý nhất của nó: Biết tự chủ và tự trọng, không tự ti và nặng đầu óc nô lệ, không bảo thủ hoặc ảo tưởng, có nghị lực vượt khó và giàu lòng yêu thương con người, có khát khao sáng tạo và dâng hiến hữu ích .
Cho nên cần trước tiên phải là một nền giáo hóa - nó theo suốt đời người - từ trong thai (gọi là thai giáo) cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đó là bổn phận của thế hệ, của mỗi thời phải lo hoạch định và chỉ ra các chuẩn mực ngay lành nhất - ta quen gọi là tầm vĩ mô, để tạo tác mối nhân hòa và nền thịnh trị cho nước nhà. Có điều, giống như hầu hết các ngành, lĩnh vực và cả xã hội - ngành giáo dục thuộc hàng quá mê đắm chuyện thành tích.
Người lớn nói dối, thây cô cũng nói dối và trẻ nói dối như ranh. Đừng che đậy nữa- đành rằng người tốt, công dân tốt là không ít, nhưng đó là hằng số tất yếu của quy luật nhân thế, của hồng phúc cha ông và nỗ lực tự thân mà thành, trong khi lẽ ra phải là "Phần nhiều do giáo dục mà nên".
Chúng ta đã chưa làm được điều cao đẹp đó, vốn được coi là hoa thơm trái ngọt của nền giáo hóa chuẩn mực. Xin dẫn lại vài con số thống kê ở một khu vực đặc biệt - là cối lõi của cuộc cạnh tranh trong hội nhập, khu vực chất xám, cũng là chỗ cho thấy rõ nhất mức độ thực- hư, mạnh - yếu của từng quốc gia, khiến chúng ta không thể không giật mình: Chỉ số chất lượng đại học và cao đẳng tính trên các bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học năm 2007 thì cao nhất là Đại học Tổng hợp Quốc gia Xơ - un-hơn 5000, Đại học Tổng hợp quốc gia Singapore và Đại học Bắc Kinh trên 3000..., còn Đại học Quốc gia Hà Nội là 52 và cả Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam vỏn vẹn có 44 công trình. Chỉ số sáng tạo (tức số bằng sáng chế được công nhận)- Hàn Quốc 102.630, Trung Quốc 26.292, Thái Lan 156, còn Việt Nam: KHÔNG.
Quả thật, để phân biệt thực - hư ở đời vốn khó, rất khó. Cổ kim, bản thân chữ TÂM vốn được nhiều người tôn thờ thì chiết tự ra, cũng hàm chứa cả "3 sao": Thực ngọc, thường ngọc và tà ngọc - Không để rạch ròi. Huống hồ trong thực có hư, trong hư có thực. Đó không chỉ là vấn đề của binh pháp, mà chính là hiện hữu của thực tế đời sống con người và xã hội.
Cho nên Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - bậc đại trí, đại nhân và đại dũng mới dạy câu chân lý: khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì không chết. Vậy sẽ có người nói: - Giai đoạn quá độ phải thế, muốn phát triển phải thế- phải trả giá và có gan trả giá. Đúng, nhưng xin thưa coi chừng cái giá quá đắt, thậm chí mạo hiểm và không đáng có.
Sự cải thiện là có và quý, nhưng nên nhớ nhích lên một phân thì hiện vẫn đang trong cảnh "đáy giếng". Điều này ai cũng thấy, ngoại trừ những người can tâm thờ ơ trước vận nước và nỗi niềm của nhân dân. Lại sẽ có người hỏi: - Toàn Đảng, toàn dân đang phấn đấu hết mình cho công cuộc đổi mới...., sao quá lo âu, thậm chí như coi thường và phủ nhận? Có phải là tiêu cực, bi quan...
Người xưa dạy: "Tri giả bất ngôn" và lịch sử xưa nay đã có quá nhiều những bài học về "Trung ngôn nghịch nhĩ". Nhưng cũng chính người xưa từng dạy: "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách". Vả lại, nghiệp dân nước mách bảo và dạy ta điều khôn ngoan nhất: Hãy biết lo quá lên một tý, ém sớm đi một tý thì có thể tránh đi hậu họa - gọi là "Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu" (Người không biết lo xa ắt sẽ có họa gần) - để mà được yên vui, theo kiểu "Người cười sau mới là người sảng khoái nhất".
Hơn nữa, tuy vận nước đang sáng, nhưng không phải là không có những khó khăn và thách thức bội phần. Thiển nghĩ, cái THỰC cần và quý nhất lúc này chính là: Ở giữa lòng dân tộc và chế độ mà dám nói thẳng, nói thật - bằng cả tâm và trí sáng suốt thì sao lại bảo là thế nọ, thế kia? Giả sử đất nước có cơ sự nào thì chắc chắn- điều này đã được thực tế lịch sử chứng minh - kẻ bỏ chạy và đầu hàng trước tiên thường không thuộc số những con người trung chính và tiết tháo.
Dĩ nhiên, để có thể phân định thực - hư trong chuyện này - vấn đề là không chỉ dám nói, càng không phải là nói cho sướng mồm, mà cốt là dám làm và dám chịu trách nhiệm. Ví như: Không nói đến những chuyện chính sự hoặc canh cải to tát, chúng ta có thể làm ra những loại thức ăn gia súc bằng công nghệ vi sinh của Việt Nam - tốt đến mức vật nuôi có thịt thơm ngon như truyền thống, sạch và có khả năng phòng chống bệnh cao.
Như thế sẽ giúp người nông dân đỡ phải đầu tắt mặt tối - nhất là phải bươn trải tha hương kiếm sống - thậm chí hoàn toàn có thể nhanh chóng giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu bằng chăn nuôi - cái chân thứ hai còn thọt của nền nông nghiệp bấy lâu - trong khi Nhà nước có thịt xuất khẩu tốt, đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi khắt khe nhất của các quốc gia nhập khẩu lớn như Nhât- Mỹ và EU.
Chúng ta có thể làm ra tại Việt Nam, từ nguyên liệu và công nghệ trong nước để có những sản phẩm chăm lo tốt nhất sức khỏe và chất lượng con người - trong đó có việc đáp ứng nhu cầu chữa bệnh hiệu quả, an toàn và rẻ nhất - ví như tăng cường thể trạng và trí thông minh cho trẻ, vực dậy sức sống cho tuổi già, làm đẹp cho phụ nữ, ổn định huyết áp, tiêu mỡ máu và cholesterone, thải độc và làm sạch ngôi nhà có thể, cân bằng thể trạng và chuyển hóa để giúp vượt thắng bệnh tiểu đường, tiêu hóa, thiểu năng sinh lý, thậm chí cả nghiện hút và nhiễm HIV/AIDS...
Tôi tin và vững tin vào những giá trị THỰC như thế của Việt Nam - nơi sẽ có số đông người trên thế giới phải tìm đến và ngưỡng mộ - như từng ngưỡng mộ các di sản của cha ông. Nhưng để những cái THỰC ấy có đủ cơ hội và điều kiện tỏa sáng rộng dài, dứt khoát phải có THÀNH - như bài học cuộc đời của đức thánh Trần: Thành tâm, thành ý và thành công.
Bởi trên thực tế, không phải lúc nào có THỰC là đã có thể dễ dàng cho gốc thân bền và cành lá tốt tươi - nhất lại là dâng hoa thơm trái ngọt cho đời, thậm chí còn phải chịu cả vùi dập với không ít thiệt thòi và cay đắng bội phần. Đừng để phải than: - Sống và làm việc tốt, tức sống thực và làm thực ở xứ sở này khó quá thay! Đây chính là chỗ nan giải nhất và nghiệt ngã nhất của căn tính Việt cần phải thẳng thắn chỉ ra và dứt khoát vượt qua.
Không còn cách nào khác để kiên gan biến ước mơ - một ước mơ đã quá lâu đời rồi - thành hiện thực, mau chóng đưa dân nước vượt thoát vòng lạc hậu và yếu kém - chúng ta phải sớm biết tìm đến và nâng niu cái THỰC, cổ vũ để tôn vinh và vút lên vần thắng của cái THỰC, đồng thời tuyên chiến và loại trừ cái HƯ, cái ẢO để viên mãn cả THỰC và THÀNH. Đó chính là câu chuyện thật của năm Canh Dần 2010 sẽ không phải chờ lâu.
Nhân dịp Tết, một phóng viên trẻ của nhóm bayvut.com.au có nhã ý phỏng vấn tôi và một bài bạn bè (anh Trần Nam Bình thuộc Trường kinh tế Đại học New South Wales, và anh Nguyễn Đức Hiệp, chuyên gia về môi trường thuộc Cục bảo vệ môi trường Úc) về những suy tư trước thềm năm mới. Dưới đây là những trao đổi đó của chúng tôi.
The Return of Crony Capitalism?
In his bestseller "Inside U.S.A.," the hugely readable journalist John Gunther described America as it was in the last year of World War II. He interviewed hundreds of politicians, businessmen and journalists, but only four men rated a separate chapter -- three politicians and Henry J. Kaiser, the California construction magnate who built dams and ships and manufactured concrete and steel and aluminum. Kaiser was, Gunther wrote, "tough, creative, packed with ideas and energy, above all a man who likes to make things." But he was also, he noted, a "link of enterprise..
Chuyện các Bộ trưởng, Thứ trưởng dùng hàng Việt
Nhân dịp đầu năm mới, một số Bộ trưởng, Thứ trưởng đã chia sẻ với báo chí về thị hiếu tiêu dùng của cá nhân và gia đình.
Của thiêng
Trong truyện ngắn Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp (viết khoảng năm 1988), có một cảnh liên quan đến Tết
Được Khiêm mừng tuổi, chị dâu Sinh chia bớt cho em út Tốn. Tốn cầm tiền giơ lên ánh đèn, hỏi “Tiền à?”, Khiêm bảo “Ừ!”. Tốn hỏi “Tiền là gì?”, Khiêm bảo “Là vua”.
Trước đó, ngay từ đầu truyện, tác giả đã viết: “Cô Sinh về làm dâu nhà lão Kiền đã mấy năm nay. Khi về, cô mang theo bốn bộ quần áo mỏng, một áo dạ mặc rét, hai áo len, một vỏ chăn hoa, bốn cái xoong nhôm, một cái xoong bột, một cái phích hai lít rưỡi, một cái chậu tắm, một tá khăn bông, tóm lại là một đống tiền, nói như bà mẹ cô Sinh làm nghề buôn gạo ở chợ Xanh”.
Ở các đoạn sau, mỗi khi nói tới một nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp thường kèm theo một hai chữ, nói rõ mối quan hệ của người ấy với đồng tiền.
Cách kiếm tiền của con người trong truyện khá trầy trật, nhiều khi bằng con đường lừa lọc. Tình thế “không có vua” làm biến dạng mọi nhân cách!
Trong số những biến động ghê gớm mà chiến tranh và cách mạng mang lại nơi tâm lý mỗi người bình thường mấy chục năm qua, có một điểm này: Người ta nhiều lúc cảm thấy như chẳng cần gì. Chẳng cần của cải, chẳng cần tiện nghi. Sống thế nào cũng được.
Rồi những năm ấy qua đi, nay thì ngược lại. Từ chỗ xem thường đồng tiền, nay cả xã hội quay ra khao khát nó, sùng bái nó. Nhiều người tự nhủ miễn là có tiền, còn làm thế nào, bẩn thỉu hay sạch sẽ, không cần biết.
Ở những xã hội phát triển bình thường, người ta lấy lao động để đổi lấy tiền. Các giá trị ổn định. Và con người được chuyên môn hóa với nghĩa yên tâm làm giỏi cái nghề của mình, rồi sẽ thu nhập tương xứng.
Từ chiến tranh bước ra, từ xã hội nông thôn lên xã hội đô thị, con người Việt
Điều chắc chắn là có quá nhiều sự bất chính. Cùng là đồng tiền mà giá trị mỗi lúc một khác. Sự thiêng liêng của cuộc sống mà đồng tiền góp phần duy trì bị đánh mất.
Một nhà đầu tư nước ngoài nhận xét rằng không ít chuyên gia trẻ Việt nam hình như quá dễ dàng trong việc chuyển nghề, đâu được trả cao hơn là họ đổi sở ngay. Ý người ta muốn nói con đường kiếm tiền chân chính bị chối bỏ và quan niệm về việc làm người của một bộ phận giới trẻ đang có vấn đề.
Có điều, đó không phải là bệnh riêng của lớp trẻ. Gặp nhiều người bây giờ, không dễ xác định nghề họ đang làm. Nhiều khi dư luận đánh giá một người giỏi hay kém chỉ là trông vào số tài sản người đó có. Biết thế là sai nhưng ngày càng ít ai dám đi ngược lại cách nghĩ phổ biến nói trên.
Một ông bạn tôi vừa về quê ra Hà Nội, kể rằng các đám hiếu hỉ ở nông thôn hiện nay vung tiền rất thoải mái, có người vét túi cả vốc tiền 50.000 đồng ném xuống áo quan. Việc hơi lạ, nhưng cái xu hướng mà nó biểu thị thì có thật.
Có thể nghĩ lan man về việc này. Riêng tôi thấy sống lại cái cảm tưởng về sự thiêng liêng bị đánh mất.
Bỗng dưng nhớ tới nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Về già, con trai đã đi xa, băn khoăn lớn nhất của lão là làm sao bảo quản ít của cải sẵn có. Tài sản không nhiều nhặn gì, bao gồm một ít đất, một ít tiền và một con chó.
Nghĩ quanh nghĩ quẩn rồi lão đi đến một cách xử sự mà người đời ngày nay hẳn nghĩ rằng quá kỳ cục, là bán con chó, gom tiền lại gửi tất cả cho người khác giữ và chọn lấy sự ra đi tự nguyện. Từ Lão Hạc, chúng ta đã thấy nhiều mặt cuộc sống của người Việt đầu thế kỷ 20, trong đó có cách ứng xử của con người với tiền tài.
Sau một đời lầm lũi, người thời ấy cũng có một ít của cải nào đó. So với mong mỏi của mỗi cá nhân, số này là chưa đủ nhưng con người lúc ấy biết sống trong cam chịu, không oán trách ai. Họ tin họ đáng được như thế và đối xử với nó hết sức nghiêm túc.
Toàn bộ thiên truyện Lão Hạc xây dựng trên cái trục chính: Lão thà chết để giữ tiền cho con, vì lão tin rằng đồng tiền ấy có thể có ích cho con mình. Đồng tiền với lão vẫn là cái gì đó thiêng liêng, thiêng liêng hơn cả cuộc sống chính lão.
Cái niềm tin ấy với người đời hôm nay dường như quá xa lạ. Ta và lão Hạc, ai xứng là người hơn? Tôi tự hỏi mà chưa biết trả lời thế nào cho phải!- Vương Trí Nhàn
Đồng tiền một mặt
Người phương Tây có câu “Every coin has two sides” (Đồng xu hai mặt) hàm nghĩa muôn sự ở đời đều có hai vấn đề, giống như hai mặt của đồng tiền
Xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, đồng tiền luôn gắn bó với đời sống con người nhưng ở mỗi giai đoạn phát triển, con người quan niệm về đồng tiền khác nhau.
Tư tưởng Nho giáo thời phong kiến coi khinh tiền bạc. Mạnh Tử nói: “Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân”, tức là nếu muốn giữ cái đức của con người thì đừng ham giàu, còn nếu làm giàu thì đức nhân sẽ mất. Nói thế bởi trong khuôn phép của Nho giáo, quân tử không được mưu lợi.
Điều đó có thể thấy trong hệ thống đạo đức Khổng giáo, lợi và tài (của cải) bị ném sang một bên, nhường chỗ cho nhân - nghĩa - lễ - trí - tín (ngũ thường). Một thời gian dài bị ảnh hưởng của văn hóa Trung , xã hội Việt Nam cũng có cách nhìn tương tự về tiền bạc; lối hành xử “trọng nghĩa khinh tài” được cho là cao cả, đáng tôn vinh.
Tuy nhiên, khi xã hội đạt đến trình độ cao hơn, vị thế của đồng tiền biến đổi, có thể chi phối hoặc đổi thay hẳn các mối quan hệ. “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi” - cái sự vòi vĩnh của quan trên đối với oan gia Vương viên ngoại trong Truyện Kiều chính là miểng gương phản chiếu phần nào bộ mặt của xã hội phong kiến “đa kim ngân phá luật lệ”, như đại thi hào Nguyễn Du đã cảm thán: “Trong tay đã sẵn đồng tiền. Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì” (Truyện Kiều), để rồi vài chục năm sau đó, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến phải thốt lên chua chát: “Có ba trăm lạng mà xong nhỉ. Đời trước làm quan cũng thế a?”. Đâu chỉ có ở đời trước, hỏi chuyện đời trước chẳng qua là để nói chuyện đương đại mà thôi!
Rồi từ thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản đến xã hội hiện đại, đồng tiền thay thế hầu hết các hình thức giao dịch để làm phương tiện thanh toán thiết yếu.
Trở thành “sợi dây ràng buộc con người với xã hội” (Karl Marx), tiền bạc gia tăng sức mạnh, được con người săn đuổi điên cuồng. Suy cho cùng, ở hầu hết đích đến mà hàng tỉ người trên thế giới đã và đang bươn chải để vươn tới đều có bóng dáng đồng tiền.
Tiền bạc quan trọng là vậy nhưng ăn ở được với nó, không dễ. Nhiều hỷ sự, nhờ có tiền mà thành. Lắm bi kịch, chỉ vì tiền mà nên.
Có thể can dự vào mọi chuyện như vậy nhưng đồng tiền chỉ luôn là phương tiện, chẳng có giá trị gì nếu không được đưa vào lưu thông và tùy biến bởi những người sở hữu nó. Đồng tiền chẳng thể khuynh đảo được nhiều thứ nếu không có bàn tay con người.
Bởi vậy, đồng tiền chỉ có một mặt!
Đó là gương mặt của chủ thể sử dụng nó. Ứng xử với đồng tiền, vì thế, cũng là ứng xử với chính chúng ta.