Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010

Điểm tin 3/3

anhbasam: HỘI THẢO VỀ BIỂN ĐÔNG TẠI PHÁP VÀO GIỜ CHÓT PHẢI HỦY BỎ - Mer de l’Est : quelles conditions pour garantir paix, stabilité et coopération dans la région? (FONDATION GABRIEL PERI)

Theo nguồn tin từ những người đi tham dự cho biết Chính phủ Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối đến Chính phủ Pháp, nên Chính phủ Pháp gây áp lực lên Viện Gabriel Peri và mới xảy ra chuyện nầy.

Phái đoàn Việt Nam tham dự do bà Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn, thành viên gồm ông TS Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phương Đông, ông Nguyễn Đình Đầu, TS Nguyễn Nhã, Thạc sĩ Hoàng Việt…

Nhưng theo BS thì việc Trung Quốc có gởi công hàm tới Pháp hay việc Chính phủ Pháp có gây sức ép (được) lên tổ chức tư nhân này hay không, còn cần phải kiểm chứng. Riêng khả năng phía Việt Nam bị gây sức ép và những người trong phái đoàn sang dự phải rút lui trong trật tự thì lại rất có thể, theo “thông lệ”. Hề hề!

Thôi thì không làm được bên Pháp, còn cái an ủi, nhóm trí thức tổ chức Hội thảo Hè 2010 ở bên Mỹ, thử coi tụi nó có qua bên đó giở ngón võ Tàu uýnh dưới rún được không: Tranh chấp Biển Đông Nam Á và vấn đề an ninh con người, tổ chức ngày 29-31 tháng 7 năm 2010, tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ, do nhóm trí thức ở Mỹ, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ…tổ chức.

Sau đây là nội dung bài báo được lược dịch: Biển Đông : những điều kiện nào để bảo đảm hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực này ?

Huỷ bỏ

Chúng tôi buộc phải huỷ bỏ cuộc hội thảo dự trù hai ngày 27 và 28.2 tới tại Pantin với chủ đề « Biển Đông : những điều kiện nào để bảo đảm hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực này ?

Chúng tôi buộc phải quyết định như vậy vì quá nhiều người được mời tham luận giờ chót đã cho biết là họ có những ràng buộc khác, rất quan trọng đối với họ, nên không thể đáp lời mời của chúng tôi.

Trước tình huống này, sáng kiến tổ chức của chúng tôi sẽ không thể bảo đảm chất lượng tương xứng (?) đề cập toàn bộ một chủ đề phức tạp trong những điều kiện thuận lợi.

Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng sẽ tổ chức được cuộc hội thảo này trong nửa đầu năm 2010 vào một thời điểm mà chúng tôi sẽ đề nghị với quý vị một cách sớm nhất.

Nous espérons cependant pouvoir tenir ce colloque dans le courant de ce premier semestre à des dates que nous vous soumettrons le plus tôt possible.


27 et 28 février 2010
Hôtel Campanile, 15 rue Jean Lolive
Pantin (93)
Plan d’accès

Colloque
« Mer de l’Est : quelles conditions pour garantir paix, stabilité et coopération dans la région? »

Với hàng trăm đảo lớn nhỏ và mỏm đá, chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, Biển Đông giữ một vị trí chiến lược quan trọng và đóng một vai trò quyết định trong các hoạt động hàng hải trong khu vực và trên thế giới, về mặt kinh tế cũng như về an ninh.

Biển Đông cũng là đầu mối những quan hệ căng thẳng giữa các nước quanh bờ : Trung Quốc Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan… và các cuộc xung đột về chủ quyền xảy ra ngày càng nhiều một cách quan ngại.

Trong bối cảnh này, việc xác định chủ quyền của các nước liên quan đối với các đảo lớn nhỏ, việc duy trì một môi trường hoà bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải, việc gìn giữ môi trường và tài nguyên, cũng sự hợp tác trong việc cứu hộ ngư dân trong khu vực đòi hỏi các bên hữu quan phải cùng nhau hành độn để tìm kiếm những giải pháp khả dĩ trước tiên là giảm bớt, sau đó là loại bỏ những sự căng thẳng.

Trong những thập niên vừa qua nhiều nỗ lực đã được triển khai (Tuyên bố 1992 của ASEAN ; Tuyên bố về hành xử của các bên ở Biển Đông, được kí kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002). Đó là những nỗ lực đáng khích lệ nhưng còn rất không đủ.

Tham vọng cuộc hội thảo do Quỹ Gabriel Péri chủ trương là soi sáng những cái được mất liên quan tới các vấn đề chủ quyền. Đây không phải là lúc đối chọi những quan điểm ủng hộ bên này, chống đối bên kia, mà là thời điểm để suy ngẫm nghiêm túc trên cơ sở lịch sử khu vực và trên nền tảng pháp lý quốc tế.



Báo Trung Quốc: Việt Nam đang ‘quốc tế hóa’ vấn đề biển Đông (VOA 2-3-10) -- Tường thuật bài này: Vietnam seeks ASEAN discussion over South China Sea (China's Daily 11-2-10)
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh tiếp Ðoàn đại biểu Ðảng Cộng sản Trung Quốc (ND 2-3-10)



Việt Nam – Trung Quốc trong những ngày đầu tháng Ba

Chiều ngày 1 tháng 3, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Thụy. Tại cuộc gặp,

“Tổng Bí thư nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, hai bên cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc đôn đốc các cấp, các ngành và các địa phương của hai nước triển khai thiết thực và có hiệu quả các hoạt động của “Năm hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc” để tình hữu nghị truyền thống, đồng chí, anh em thân thiết và quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện,” tin cậy lẫn nhau theo phương châm 16 chữ và tinh thần “bốn tốt” giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc không ngừng phát triển ở khu vực và trên thế giới.”

Cùng ngày, blogger Phạm Viết Đào có bài phân tích “Hiệu quả kinh tế củadự án Bauxite Nhân Cơ“. Tác giả đặt câu hỏi,

“Khi đầu tư vào dự án này, liệu Tập đoàn Than và Khoáng sản VN sẽ rơi vào tình cảnh suốt đời “kéo cày trả nợ” không ?

Nếu không trả được nợ, chủ nợ hoặc xiết đất để cầm cố hoặc đem quân đội sang can thiệp thì tính sao?”

Ngày hôm qua, mùng 2 tháng 3, ông Andre Menras (Hồ Cương Quyết) gửi “Lời chúc cho người dân chài” tới BBC Vietnamese. Lá thư có đoạn,

“Dường như, những người lãnh đạo của nước “anh cả” vẫn không rút ra được gì từ những bài học nhục nhã cũng như những nỗi đau đớn mà chínhTrung Quốc đã từng hứng chịu trong lịch sử của họ ở thời thực dân. Phải chăng bởi không biết rút ra bài học từ quá khứ đau khổ đó mà hôm nay, dưới những hình thức khác nhau,họ lại bắt những dân tộc khác vừa trãi qua nhiều thế kỷ bị đô hộ và kháng chiến phải gánh chịu?”

Trang Viet-Studies của ông Trần Hữu Dũng có bài từ VOA “Báo Trung Quốc: Việt Nam đang ‘quốc tế hóa’ vấn đề biển Đông“. Bài viết trích lời ông Tô Hạo, “‘Việt Nam đang đưa vấn đề (biển Đông) trở thành đa phương, với sự tham gia của cả nhiều nước ngoài khu vực châu Á. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ không thành công vì Trung Quốc phản đối bước đi này”.

Còn Nhật báo Ba Sàm thì đăng bản dịch một bài báo của Mitton từ năm 2008, “Mạ bạc lớp vải lót che phủ mối oán cừu Việt Nam – Trung Quốc“. Tác giả quan sát,

“…sự phản kháng ở đây bị dồn nén bởi quan niệm rằng Trung Quốc đã phỗng mất đất đai lãnh thổ của Việt Nam và họ đã không ngừng cố gắng giành lại nó.

Lãnh thổ đang tranh chấp bao gồm hai nhóm đảo – Trường Sa (Spratly) và Hoàng Sa (Paracels) – cưỡi trên lưng những vỉa dầu và khí gas to lớn, những vùng hải sản dồi dào và những tuyến hải hành chiến lược trên Biển Nam Trung Hoa, nơi Việt Nam gọi là Biển Đông.”

Mạ bạc lớp vải lót che phủ mối oán cừu VN, TQ
Bài của Mitton, thông tín viên tại Việt Nam

Ngày 4-2-2008


HÀ NỘI – Thật khó cho những kẻ ngoài cuộc để hiểu về mối thù hận của hầu hết người Việt Nam đối với Trung Quốc.

Hiếm khi được nói ra công khai, nó tuôn trào trong những cuộc đàm luận riêng tư với sự dữ dội đáng kinh ngạc.

Lời nói nhanh và mạnh mẽ, và ngôn ngữ thì một mạc dân giã.

Sớm ngay sau ngày tới đây vào tháng 6-2006, tôi đã gặp một quan chức ở một bộ do sự giới thiệu của người bạn ở Washington.

Qua tuần trà vào buổi chiều tại một trong những khách sạn hàng đầu tại Hà Nội, ông hỏi han về những câu chuyện có thể thu hút sự chú ý của tôi tại Việt Nam. Tôi nói với ông rằng, giữa mọi vấn đề khác nhau, mối quan hệ của nước ông với Trung Quốc sẽ là chủ đề then chốt.

Những nước láng giềng cộng sản có những nền kinh tế đang bùng nổ, những hệ thống chính trị được sao chép và đang được vá víu trên bối cảnh của thế giới, hãy còn chìm đắm và lâng lâng gắn bó bên nhau tựa như trên chiếc xe goòng nhào lộn.

‘Nó là một thứ quyến rũ theo kiểu mối quan hệ yêu-ghét,’ tôi nói.

Ông ta cứng cỏi đáp: ’Ông bảo yêu-ghét, nhưng sự thật mà nói, chả có tình yêu nào ở đó cả.’

Trong vòng 18 tháng kể từ đó, tôi đã được nghe vô số lần những ý kiến tương tự được lặp đi lặp lại bởi những cán bộ đảng, những doanh nhân, học viên các học viện, sinh viên và thậm chí cả những nông dân nghèo khó.

Tuần trước, anh Bùi Văn Thắng, một nhân viên bán hàng trẻ của một công ty xuất nhập khẩu tại đây, đã giải thích về thái độ không ưa thích đối với người Trung Quốc: ’Họ cố gắng thống trị chúng tôi và cướp đất đai của chúng tôi.’

Quả thực, sự phản kháng ở đây bị dồn nén bởi quan niệm rằng Trung Quốc đã phỗng mất đất đai lãnh thổ của Việt Nam và họ đã không ngừng cố gắng giành lại nó.

Lãnh thổ đang tranh chấp bao gồm hai nhóm đảo – Trường Sa (Spratly) và Hoàng Sa (Paracels) – cưỡi trên lưng những vỉa dầu và khí gas to lớn, những vùng hải sản dồi dào và những tuyến hải hành chiến lược trên Biển Nam Trung Hoa, nơi Việt Nam gọi là Biển Đông.

Theo lời ông Nguyễn Trần Bạt, chủ tịch Tập đoàn Tư vấn Đầu tư, một trong những hãng tư vấn thương mại hàng đầu của Việt Nam: ’Trung Quốc sẽ hiểu rằng những hành động của họ trên Biển Đông gây lo ngại cho nhà nước chúng tôi và làm dân chúng tôi nổi giận. Nhiều người Việt Nam không còn muốn tới thăm Trung Quốc. Tôi đã có kế hoạch đi, nhưng sau những sự kiện vừa qua, tôi đã hủy bỏ chuyến đi của mình.’

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã thiết lập một trung tâm hành chính cho các đảo, tiết lộ các kế hoạch xúc tiến du lịch ở đó và tổ chức diễn tập quân sự trên biển. Các động thái đã gây phẩn nộ cho Hà Nội và dẫn đến những cuộc phản kháng rầm rộ chống Trung Quốc trước Tòa Đại sứ và xung quanh lãnh sự quán nước này ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Truyền thông do nhà nước kiểm soát cũng có ảnh hưởng, đều đặn đăng những câu chuyện nói về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo, thường có những tấm ảnh với những ngôi sao nhỏ hiên ngang xung quanh là các chiến sĩ trẻ với gương mặt hồ hởi được trở lại nơi đồn trú trên đảo.

Tháng trước, Thanh Niên, một trong hai tờ báo có số ấn bản bán ra cao nhất cả nước, đã tạo điểm nhấn trên toàn trang nhất với dòng tít: ’Trường Sa, máu thịt của Việt Nam.’

Ở dưới, là dòng tin: ’Trung Quốc đã thực hiện cuộc chiếm đóng Hoàng Sa từ hơn 30 năm trước, song quần đảo thân yêu thuộc về tất cả người dân Việt Nam, những người đã mong ước có ngày được đến thăm đảo.’

Các đơn vị Trung Quốc đã tràn lên chiếm vị trí của quân đội Việt Nam trên Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, và chiếm đóng quần đảo từ đó.

Với dấu hiệu qua hàng tít cao ngay trên trang đầu như vậy trong ngày kỷ niệm sự kiện thì chỉ có thể được che đỡ với sự chấp thuận của các nhân vật cấp cao trong đảng ở đây.

Nó cũng đã xuất hiện suốt ngày đầu tiên trong chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Gia Khiêm tới Bắc Kinh để thảo luận cho sự phê chuẩn vấn đề chủ quyền lãnh thổ.

Với lập trường của Hà Nội được thể hiện qua biểu đồ nguyên tắc bằng phương tiện truyền thông quốc gia, và với việc Bắc Kinh lặp lại vị thế của mình rằng các quần đảo là thuộc về Trung Quốc không thể thay đổi, sẽ có một chút lo ngại cho những cuộc bàn thảo chẳng đi tới đâu.

Song hai bên cũng đã đồng ý rằng một tiến trình được ‘xử lý đúng mức’ cho những tranh chấp lãnh thổ sẽ là giải pháp tốt nhất để hướng tới. Tuy nhiên, không bên nào chịu thay đổi những tuyên bố chủ quyền trong quá khứ về các quần đảo.

Bất chấp những ý kiến phản đối và tiêu cực, vẫn có một số lý do để lạc quan.

Nhìn chung đã có sự công nhận rằng bằng việc thỏa thuận ‘xử lý đúng mức’ mọi vấn đề, hai bên thể hiện họ sẽ tìm cách tránh để xảy ra những xung đột quân sự.

Ông Bạt nói:’Hai chính phủ đã tỏ ra khôn ngoan hơn trong việc đảm bảo cho tình thế không thể tồi tệ hơn. Họ biết là sẽ không được gì nếu như gây nên sự xáo động vào lúc này.’

Tất nhiên, những phản kháng chống Trung Quốc và bài báo khích động trên Thanh Niên đã được bù đắp bởi sự tiếp đón và quảng bá nồng ấm đối với một chuyến thăm viếng hữu nghị của đại biểu đến từ Trung Quốc vừa qua.

Truyền thông Việt Nam cũng đã đưa tin lạc quan về ngày kỷ niệm lần thứ 58 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Cũng đã có một nỗ lực hiện tại nêu bật những mối liên kết kinh tế đang phát triển.

Việt Nam nhập khẩu hầu hết hàng hóa cho trong nước từ Trung Quốc, với thương mại song phương đạt tới mức 15 tỉ US dola (21 tỉ dola Singapore) vào năm ngoái.

Thậm chí có thể đạt mức cao hơn khi một số dự án cơ sở hạ tầng được khởi động.

Ngân hàng Phát triển Châu Á đang đưa vào Việt Nam 896 tỉ US dola để xây dựng một tuyến đường cao tốc 244 km từ Hà Nội tới Lào Cai, trên biên giới với Trung Quốc.

Nó sẽ nối tới thành phố Côn Minh (Kunming) của Trung Quốc đi qua một con đường cao tốc đã hoàn thành được hai phần ba. Từ đó sẽ tạo nên một hành lang vận tải tốc hành từ thủ phủ đang phát triển vượt bậc của tỉnh Vân Nam (Yunnan) tới cảng nước sâu Hải Phòng của Việt Nam.

Một đường cao tốc nối liền khác, giữa Nam Ninh (Nanning) và Hải Phòng, cũng đang được xây dựng.

Thế rồi, khi hàng hóa, khách du lịch tuôn chảy và qua lại, và biên giới Việt-Trung trở nên liền một giải, niềm hy vọng rằng những mối oán cừu lâu đời sẽ tan biến và hai nước láng giềng sẽ trở thành, may quá, những hàng xóm ăn ở thuận hòa.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

———
The Straits Times

Silver lining to Vietnam, China animosity

Roger Mitton, Vietnam Correspondent

February 4, 2008 Monday

HANOI – IT IS hard for an outsider to understand the animosity most Vietnamese feel towards China.

Rarely voiced in public, it gushes forth in private conversations with stunning vehemence.

The words flow thick and fast, and the language is blunt and earthy.

Soon after arriving here in June 2006, I met a ministry official recommended to me by a friend in Washington.

Over afternoon tea at one of Hanoi’s top hotels, he inquired about the kind of stories that might interest me in Vietnam. I told him that, among other things, his country’s relations with China would be a key topic.

The communist neighbours have booming economies, mirror-image political systems and rising clout on the world stage, yet their bilateral ties dip and soar like a roller-coaster.

‘It is a fascinating kind of love-hate relationship,’ I said.

He stiffened, and said: ‘You say love-hate, but speaking frankly, there is no love there.’

In the 18 months since, I have heard the same sentiment repeated countless times by party cadres, entrepreneurs, academics, students and even lowly rice farmers.

Last week, Mr Bui Van Thang, a young salesman at a wine import-export company here, explained his dislike of the Chinese: ‘They try to dominate us and take our territory.’

Indeed, the antagonism here is driven by the view that China has stolen Vietnamese territory and ruthlessly repels attempts to reclaim it.

The disputed territory comprises two groups of islands – the Spratlys and the Paracels – which straddle major oil and gas deposits, rich fishing grounds and strategic sea lanes in the South China Sea, which Vietnam calls the East Sea.

Said Mr Nguyen Tran Bat, chairman of the Investconsult Group, one of Vietnam’s top business advisory firms: ‘China should understand that its actions in the East Sea upset our government and infuriate our people. Many Vietnamese no longer want to visit China. I had planned to go, but after recent events, I have cancelled my visit.’

Over recent months, China set up an administrative centre for the islands, revealed plans to promote tourism there and held military exercises in the area. The moves inflamed Hanoi and resulted in noisy anti-Beijing protests in front of the Chinese Embassy here and around the consulate in Ho Chi Minh City.

The state-controlled media weighed in too, regularly running stories about Vietnam’s right to the islands, often with photographs of buxom starlets surrounded by eager young soldiers about to return to the offshore garrisons.

Last month, Thanh Nien, one of the two top selling newspapers in the country, splashed over its entire front page the headline: ‘Paracels, Vietnam’s flesh and blood.’

Underneath, it reported: ‘China made a grab for the Paracels more than 30 years ago, but the islands are dear to all Vietnamese, who long one day to be able to visit them.’

Chinese forces overran Vietnamese troops on the Paracels on Jan 19, 1974, and have occupied the islands since.

Such a high-profile front-page feature on the anniversary of the event could only have been carried with approval of senior party figures here.

It also appeared on the first full day of Vietnamese Foreign Minister Pham Gia Khiem’s visit to Beijing to discuss the sovereignty issue.

With Hanoi’s position graphically staked out in its state media, and with Beijing reiterating its stance that the islands are irrevocably Chinese, it was little wonder the talks went nowhere.

But the two sides did agree that a process of ‘properly handling’ territorial disputes would be the best way forward. Still, neither side budged from its historic claim to all the islands.

Despite the acrimony and negative sentiment, there is still some cause for optimism.

It is generally accepted that by agreeing on ‘properly handling’ the issue, both sides mean they will seek to avoid any military conflict.

Mr Bat said: ‘The two governments are intelligent enough to make sure the situation does not get worse. They know there is nothing to be gained by triggering unrest at this time.’

Certainly, the anti-China protests and the provocative article in Thanh Nien were offset by the warm reception and publicity accorded to a recent visiting friendship delegation from China.

Vietnam’s media also carried positive reports about the 58th anniversary of diplomatic ties between the two countries.

There is also an effort now to highlight growing economic ties.

Vietnam imports most of its goods from China, with bilateral trade hitting a record $15US billion ($21S billion) last year.

It will soar even higher when several infrastructure projects go on stream.

The Asian Development Bank is lending Vietnam $896US million to build a 244km highway from Hanoi to Lao Cai, on the border with China.

It will link up to the Chinese city of Kunming via an expressway that is already two-thirds completed. This will result in a fast-freight corridor from the booming capital of Yunnan province to Vietnam’s deep-sea port of Haiphong.

Another expressway link, between Nanning and Haiphong, is also under construction.

Then, when goods and travellers are flowing to and fro, and the Sino-Vietnamese border becomes more seamless, the hope is that the age-old animosities will melt away and the two neighbours will become, well, neighbourly.



VN quan tâm tới chiến đấu cơ đời mới của Nga (BBC 2-3-10)

VN-TQ tăng cường quan hệ quốc phòng (BBC 2-3-10)



Chính quyền Lạng Sơn giải thích việc cho nước ngoài thuê rừng (Bee.net 2-3-10)

Ngày đầu tăng giá điện: Nhiều mặt hàng "té nước theo mưa" (CAND 2-3-10)


Hàng trăm CN ngừng việc vì lo bị “quỵt” lương (SGGP 2-3-10)



Thông báo: Diễn đàn X-Cafevn bị tin tặc tấn công và đã được phục hồi

Ngày Chủ nhật 28/2/2010 từ lúc 17:30 – 21:30 giờ miền Tây Hoa Kỳ (PST), tin tặc đã đột nhập vào được phần Admin Control Panel của diễn đàn. Lợi dụng việc gởi bài đến cho ban biên tập, tin tặc đã gài bẫy và lấy được login information của thành viên Diên Vỹ, admin diễn đàn phụ trách phần biên tập trang chủ, và tin tặc sau đó dùng thông tin này để đi vào phần Admin Control Panel.

Sau khi thâm nhập vào phần Control Panel của Vbullentine, tin tặc đã cố gắng truy nhập vào phần cơ sở dữ liệu của diễn đàn để tải các thông tin, nhưng đã bị bộ phận bảo mật của diễn đàn phát hiện và tự động khóa lại. Tin tặc không thể truy cập tới các dữ liệu của diễn đàn đặc biệt là hồ sơ cá nhân của thành viên.

Sau đó thì tin tặc này đã thực hiện việc deface trang chủ của diễn đàn, gởi ra thông báo kết thúc hoạt động của diễn đàn trên trang chủ và có bắt đầu gửi những plug-in dùng để mở cửa cho những cuộc tấn công sau này. Vì máy chủ diễn đàn có hệ thống bảo mật riêng tách biệt với Admin Control Panel của diễn đàn, nên tin tặc không thể truy nhập trực tiếp tới máy chủ và không thể giành quyền kiểm soát hoàn toàn như các trường hợp của website talawas, bauxitvietnam…

Các admin kỹ thuật của diễn đàn sau khi phát hiện ra sự cố trên đã nhanh chóng can thiệp và khóa account của tin tặc. Diễn đàn đã tạm ngưng hoạt động trong vòng 12 giờ ngày 1/3/2010 để ban kỹ thuật có thể kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của máy chủ cũng như rà soát và loại bỏ toàn bộ những plug-in của tin tặc này gài vào đồng thời đưa thêm các biện pháp bảo mật cần thiết.

Sau khi các thủ tục kiểm tra đã tiến hành xong, chúng tôi trân trọng thông báo: Diễn đàn X-cafe đã chính thức trở lại hoạt động bình thường.

BQT diễn đàn sẽ làm đúng các thủ tục pháp lý và báo cáo và cung cấp các thông tin thu lượm được cho các cơ quan an ninh mạng của Hoa Kỳ về sự cố này.

Hiện nay, tin tặc lại giả danh BQT diễn đàn để gửi email của đến một số thành viên thông báo rằng diễn đàn đã thay đổi địa chỉ, nhằm mục đích lừa người nhận bấm vào địa chỉ giả có chứa spyware/virus.

Chúng tôi xin khẳng định rằng địa chỉ chính thức hiện nay của diễn đàn vẫn là: http://www.x-cafevn.org. Những link khác địa chỉ này đều không chính xác.

Đại diện Ban Quản trị

Tinman



Nếu ai cũng sợ bị “chụp mũ”
"Nếu ai cũng sợ bị "chụp mũ", nếu chỉ có một trung tâm độc quyền phát ra chân lý, nếu cấp dưới chưa có thói quen dám tranh luận với cấp trên, không dám suy nghĩ bằng cái đầu của mình vì còn sợ "mất đầu" thì tình trạng lạc hậu về nhận thức lý luận ở nước ta còn kéo dài" - ý kiến của GS.TS Dương Phú Hiệp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Triết học, nguyên Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương.



Dân đồng tình với ý kiến đóng góp của ông Trực cho Đảng
Hàng trăm độc giả gửi thư về Tuần Việt Nam hưởng ứng ý kiến của TS Mai Liêm Trực vì đã nói thay tiếng nói của dân. "Chỉ mong cho các ý kiến như vậy sẽ được những người soạn thảo văn kiện Đại hội Đảng tiếp thu và chuyển hoá thành nội dung văn kiện", độc giả Mai Linh (e-mail: linh2001@...) viết.


Phát triển kinh tế tư nhân: Dấu hiệu mới? (VNN)

- Kiềm chế lạm phát 2010 : Góc nhìn thương mại (DĐDNghiệp)

- Cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn trung, dài hạn (Đầu tư)

- Xi măng tính chuyện tăng giá (Đầu tư)

- Xử trốn thuế cho thuê nhà: Vấn đề còn nan giải (Công lý)

- Thưởng bằng ‘nợ độc’ (BBC)

- Châu Âu muốn mở đàm phán về tự do mậu dịch với Việt Nam (RFI)


Đi học lại nghề nuôi cá tra, basa (SGTT 2-3-10)


Xe máy : 'Sát thủ' số 1 trên đường phố (TP 2-3-10)


Nhiều DN bán giá xăng dầu thấp hơn “đại gia” Petrolimex
Giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường sau hơn 1 tháng Nghị định số 84 có hiệu lực đã có sự thay đổi giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.



Chủ đầu tư 101 dự án “bặt vô âm tín”
Nếu sau 30 ngày chủ đầu tư nào vẫn không nộp hồ sơ, UBND TP Hà Nội sẽ tổ chức thu hồi dự án, giao chủ đầu tư khác.


Cắt điện các hộ xây nhà sai phép
TT - Nhiều hộ dân có nhà tại khu dân cư Hoàng Hải (dự án của Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM) vừa bị điện lực cắt điện do vi phạm trật tự đô thị trong xây dựng. Động thái này được coi là biện pháp ngăn ...
Bảo vệ công ty “cấm cửa” công nhânSài gòn Giải Phóng
Công ty Hải Vinh lại lừa công nhân?Người Lao Động
Công ty “cấm cửa” công nhân vào làm việc ?VietNamNet
Đài Tiếng Nói TPHCM -Lao động -Tin nhanh




Trần Dần càng ngày càng mới, càng Việt, càng trong...
“Hãy sống như/ những con tàu/phải lòng/muôn hải lý/ Mỗi ngày/bỏ/phía sau lưng/ nghìn hải cảng/ mưa buồn”



"Ơi con sông trôi suốt một đời": Đừng chết!
Tôi đau buồn vì hình ảnh con sông trơ đáy nằm sóng soãi như một cơ thể còn sống nhưng ngắc ngoải trong cơn khát cùng cực.


Mạng Trung Quốc xôn xao chuyện “mua” vợ Việt Nam -Kỳ 1.


Xây TTTM rộng 10.000 m2 gần hồ Gươm (LandToday).

Hà Nội xây đường trên cao: Quá tốn kém? (KHĐS)

- Nỗi niềm người dân mất rừng, nương ở Tà Rùng (Đviệt).


Trồng 59.000ha caosu tại Lào và Campuchia
Theo mục tiêu, đến cuối 2010, Tập đoàn Công ngiệp Caosu VN (TĐCN CSVN) sẽ đạt diện tích đầu tư trồng caosu tại Lào và Campuchia gần 59.000ha. Tính đến hết năm 2009 tại hai nước này, tập đoàn đã trồng đạt trên 32.340ha.



Cái Nốt Ruồi: Truyện ngắn hay nhất của SholokhovNgủ bù và “tích lũy” giấc ngủ giúp giảm mệt mỏi
(Dân trí) - Bắt đầu ngày mới với tách cà phê đậm đặc, bạn vẫn muốn gục trên bàn làm việc vì càng tập trung, sự mệt mỏi càng gia tăng… Nhưng nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy: Mọi vấn đề sẽ biến mất khi được ngủ “bù” hay ngủ trưa sau những ngày ít ngủ.



Trung - Mỹ: Vì ta cần nhau!
Mặc dù đưa ra những tuyên bố đao to búa lớn, nhưng hơn ai hết, cả hai con hổ này đều hiểu rõ mình đang nhảy cùng một điệu: giơ thật cao, đánh thật khẽ để làm mềm lòng dư luận trong nước - nhà báo nổi tiếng Fareed Zakaria phân tích về quan hệ Trung-Mỹ hiện nay.



BẮC Á - 13 tờ báo tại Trung Quốc đồng loạt kêu gọi hủy bỏ chế độ hộ khẩu
Mười ba tờ báo các thành phố lớn, như Economic Observer, Thời báo Trùng Khánh, Nhật báo Đô thị Phương Nam, Thời báo Đô thị Côn Minh, đã đồng loạt kêu gọi chấm dứt chế độ hộ khẩu, vì “Trung Quốc khổ sở do chế độ hộ khẩu kéo dài quá lâu!”.


Tổng số lượt xem trang