“…cộng đồng người Việt tị nạn tuy đông hơn nhiều nhưng không có tổ chức, không có lãnh đạo, không có kế hoạch, không có chiến lược và chiến thuật..., nhưng ai cũng là lãnh tụ và tự cho mình có quyền bắt những người khác phải suy nghĩ và hành động như mình và phải đứng sau lưng mình. Võ khí đấu tranh còn lại chỉ là tuyên ngôn, tuyên cáo và biểu tình…”
Cho đến nay, qua các phát biểu trên các cơ quan truyền thông, chúng ta có thể nhận ra rằng đa số các nhà tranh đấu, “bình luận gia” và “chính trị gia lão thành”... ở hải ngoại gần như chẳng biết trong Hội Nghị Người Việt Nam ở Nước Ngoài Toàn Thế Giới được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11 vừa qua nhà cầm quyền cộng sản đã làm gì và nay họ đang làm gì đối với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, vì thế tin sau đây đã làm nhiều người la hoảng:
Một bản tin ngày 11.1.2010 của TTXVN và Toà Đại Sứ Việt Nam tại Washington cho biết hôm 10.1.2010 Hội Thanh Niên Lưu Học Sinh đã được thành lập bao gồm công dân Việt Nam đang nghiên cứu, học tập và công tác tại khu vực thủ đô Washington.
Mục tiêu của hội được ghi là “nhằm đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, hướng về quê hương, đất nước”.
Tại buổi lễ ra mắt, Đại sứ Lê Công Phụng tuyên bố ông hy vọng hội này sẽ là “một mô hình để tiếp tục triển khai chủ trương thành lập các hội thanh niên và sinh viên Việt Nam trên các vùng của nước Mỹ, tiến tới có một tổng hội chung cho tất cả thanh niên tham gia”.
Nguyễn Tú Chi, hiện đang công tác tại Ngân Hàng Thế Giới, được bầu làm Chủ tịch lâm thời của Hội. Ngay tại buổi lễ ra mắt của hội, đã có hơn 70 thanh niên Việt Nam tại khu vực Washington ghi danh trở thành thành viên của hội.
Bản tin này đã làm một số chính khách và cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại la lớn: “Đó, đó! Chúng nó xâm nhập và phá hoại cộng đồng ta!” “Chúng nó thi hành Nghị Quyết 36!”
Thật ra, việc thành lập “Hội Thanh Niên Lưu Học Sinh vùng Washington” nói trên chỉ là thi hành quyết định của Hội Nghị Người Việt Nam ở Nước Ngoài Toàn Thế Giới lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội từ 19 đến 24.11.2009.
Theo Quốc Văn Giáo Khoa Thư
Trước 30.4.1975, Tổng Thống Thiệu không hề biết Mỹ đang làm gì và Việt Cộng đang làm gì, ngay cả Mỹ đem miền Nam giao cho Trung Quốc từ năm 1972 ông cũng không biết. Ông cứ suy nghĩ và hành động theo cảm tính, ôm chặt “Bốn Không” và nhìn vào số tiền viện trợ Mỹ để quyết định số phận của miền Nam: Mỹ viện trợ 2 tỉ, ta sẽ giữ cả miền Nam. Mỹ rút xuống còn 700 triệu, ta thu nhỏ lãnh thổ lại, chỉ giữ từ Tuy Hoà trở vào... Ông làm như miền Nam là của Mỹ, ông chỉ là người lính đánh thuê! Kết quả, thi hành những ý nghĩ ngông cuồng và thô thiển của mình, ông đã làm mất miền Nam trong không đầy 40 ngày, gây ra vô số tang tóc cho các chiến sĩ và dân chúng. Trên tỉnh lộ số 7 từ Pleiku về Tuy Hoà và trên các đường từ Huế đến Sai Gòn nơi nào cũng vung vãi đầy xe tăng, đại pháo, súng ống, quần áo trận..., máu, nước mắt và mồ hôi!
Ngày nay, nhiều nhà đấu tranh và các “chính khứa lão thành” vẫn tiếp tục con đường của Tổng Thống VNCH, không cần biết Mỹ và Việt Cộng đang làm gì. Bất cứ biến cố nào xẩy ra liên quan đến Việt Cộng, họ đều đem “Quốc Văn Giáo Khoa Thư Chống Cộng” ra đọc. Đây là một thứ “Binh Thư” vô hình, nhưng các nhà tranh đấu, các chính khách và các “nhà bình luận” Việt Nam ở hải ngoại phải dùng để phát biểu trên báo chí, trong các buổi họp, trên truyền thanh hay truyền hình..., nếu không sẽ bị coi là cộng sản nằm vùng, tay sai cộng sản hay nhẹ nhất là “không có lợi cho việc chống cộng”. “Binh Thư” đó rất đơn giản: “Chúng nó gian ác, chúng nó hèn nhát, chúng nó bán nước, chúng nó thi hành Nghị Quyết 36 đề phá hoại cộng đồng ta, chúng nó thất bại, chúng nó sắp sụp đổ rồi...”
Có thể coi đây là “lề đường bên phải” đã được Ban Tư Tưởng - Văn Hoá Chống Cộng vạch ra và mọi người Việt ở hải ngoại phải tuân theo. Dân Biểu Cao Quang Ánh không thuộc “Binh Thư” này nên bị oanh tạc từ nhiều phía và nay cạn tiền để tái tranh cử!
Chúng ta hãy nghe một số “chiến sĩ chống cộng” mô tả về Hội Nghị Người Việt Nam ở Hà Nội dựa theo “Quốc Văn Giáo Khoa Thư Chống Cộng”:
“Xưa nay Cộng sản vẫn nổi tiếng là bọn bịp bợm hay dùng chữ đao to búa lớn, cho nên những điều được cái loa truyền thông nhà nước phát ra thì con voi phải được hiểu là con chuột, hoặc tệ hơn nữa là con rệp!!!” (Kình Dương Đạo Nhân).
Còn Vivi ở Norway làm “bài thơ bốn câu”:
Hội nghị "Việt Kiều" Hà Nội
Chủ mưu mở hội độc tà
Người Việt ơi! Đó chính là
Trí gian, sĩ lận, giặc ma đảng hồ.
Tại Orange County, khoảng 10 ông “chính khứa lão thành” đã lên TV tranh nhau đọc “Binh Thư” chống cộng: “Chúng nó thi hành Nghị Quyết 36! Chúng nó phá hoại cộng đồng ta! Chúng nó thất bại!...” Tuy nhiên, chẳng ông nào nói lên được Hội Nghị đã thật sự diễn ra như thế nào và Hà Nội đã mưu tính những gì khi tổ chức hội nghị này.
Có ông còn ra lệnh cho đồng bào phải viết thư cho các dân cử tại địa phương yêu cầu họ làm áp lực buộc Bộ Ngoại Giao Mỹ phải đưa Việt Cộng vào danh sách CPC, mặc dầu ông ta thừa biết làm chuyện đó lúc này chẳng có tác dụng gì, nên chính ông ta cũng chẳng làm!
Một câu của cổ nhân mà gần như ai cũng biết: “Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bách thắng”. Vậy chúng ta thử bỏ “Quốc Văn Giáo Khoa Thư Chống Cộng” ra một bên, cùng nhau nhìn lại xem trong Hội Nghị Người Việt Nam ở Nước Ngoài, Hà Nội đã mưu tính những gì và hiện nay họ đang làm gì. Chúng nó có thất bại hay không? Nhìn ra được những bí ẩn đàng sau Hội Nghị, chúng ta mới có thể nói chuyện lập kế sách đối phó.
Nhìn qua hội nghị
Thật sự Hội Nghị Người Việt Nam ở Nước Ngoài lần thứ nhất được tổ chức ở Hà Nội vào tháng 11 vừa qua nhắm mục đích gì và được điều hành như thế nào?
1.- Mục tiêu biểu kiến
Về mục tiêu của Hội Nghị, ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ Nhiệm Uỷ Ban Nhà Nước về Người Việt Nam ở Nước Ngoài nói:
“Hội nghị tượng trưng cho tinh thần hoà hợp, đại đoàn kết dân tộc cùng hướng về cội nguồn, là diễn đàn phát huy tiềm lực, trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhằm đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”.
Nhưng đây chỉ là mục tiêu biểu kiến, mục tiêu thật sự sẽ được chúng tôi nói sau.
2.- Thành phần nòng cốt
Về thành phần tham dự, nhiều người đã đặt câu hỏi: Những người được mời về dự Hội Nghị đại diện cho ai? Hầu hết là những thành phần lạ hoắc, không ai biết họ là ai cả!
Khi đặt câu hỏi như thế, người hỏi đã lầm tưởng rằng đây là một Hội Nghị quy tụ đại diện các Việt kiều khắp thế giới, nhất là tại Mỹ, nơi có đông Việt kiều nhất. Nhưng nghĩ như thế là lầm. Uỷ Ban Nhà Nước về Người Việt Nam ở Nước Ngoài cho biết các đại biểu phải được các Hội Việt Kiều hoặc Chi Hội Việt Kiều các nước gởi về. Những nơi chưa có Hội Việt Kiều thì sẽ chọn trong những người thường xuyên có mối liên hệ với trong nước. Những người này phải được Toà Đại Sứ hay Toà Lãnh Sự Việt Nam ở nước sở tại giới thiệu.
Như vậy, những thành phần được triệu tập về dự Hội Nghị không phải là đại diện của tất cả Việt kiều ở hải ngoại mà chỉ là đại diện của các Hội Việt Kiều. Ngoài những thành phần chính thức này, các thành phần khác được cho về để làm cái bum xum, che đậy cho những bí ẩn đàng sau Hội Nghị.
Tài liệu của Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết hiện nay có khoảng 4 triệu người Việt đang sinh sống, lao động, học tập tại 101 nước và vùng lãnh thổ. Như vậy, số người Việt ở hải ngoại nằm ngoài các tổ chức cộng đồng người Việt tị nạn lên đến khoảng 1 triệu người. Họ là các sinh viên và học sinh đi du học, các nghiên cứu sinh, những người đi lao động hay làm ăn ở nước ngoài.
Theo tài liệu chúng tôi có, hiện nay Hà Nội đã lập được ở hải ngoại những Hội Việt Kiều sau đây để hoạt động song với các tổ chức của cộng đồng người tị nạn cộng sản:
(1) Hội người Việt Nam tại Pháp, Hội thanh niên Việt Nam tại Pháp và Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp, Hội Công nhân và Lao động Việt Nam tại Pháp;
(2) Hội Việt Kiều ở Canada, Hội doanh nhân Việt kiều tại Canada;
(3) Hội Việt Kiều Úc châu;
(4) Hội người Việt tại Liên bang Nga;
(5) Hội người Việt Nam ở Phần Lan, Hội sinh viên, thanh niên Việt Nam tại Phần Lan; (6) Hội người Việt Nam thành phố Leipzig, Đức;
(7) Hội người Việt Nam tại Czech;
(8) Hội người Việt tỉnh Chiba, Nhật;
(9) Hội người Việt tại Hàn Quốc;
(10) Hội người Việt Nam tại Angola;
(11) Hội Việt Kiều tại Lào và
(12) Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg (gọi tắt là BEVILUX).
Về các hội sinh viên, chúng tôi được biết Hà Nội đã lập xong các hội sau đây:
(1) Hội Sinh Viên Việt Nam tại Pháp (lập năm 2004, có 14 chi hội với khoảng 7000 thành viên),
(2) Hội Sinh viên Việt Nam tại Hungary,
(3) Hội sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (lập năm 2001, hiện có 3000 hội viên),
(4) Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (lập năm 2007, có 28 chi hội với khoảng 600 thành viên)
3.- Mục tiêu thực sự
Theo tài liệu chính thức được công bố, có gần 900 đại biểu Việt kiều trở về từ 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và gần 500 đại biểu từ các cơ quan, bộ, ban, ngành, đoàn thể T.Ư và 51 tỉnh thành trong nước đã tham gia hội nghị. Các đại biểu thảo luận về 4 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Xây dựng cộng đồng đoàn kết vững mạnh và hướng về đất nước;
Chuyên đề 2: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc;
Chuyên đề 3: Vai trò của chuyên gia, trí thức kiều bào góp phần xây dựng đất nước và
Chuyên đề 4: Vai trò của doanh nhân kiều bào góp phần xây dựng đất nước.
Bộ Ngoại Giao và Uỷ Ban Nhà Nước về Người Việt Nam ở Nước Ngoài đã trao Bằng khen và Kỷ niệm chương tặng 21 cá nhân và tập thể hội, đoàn Việt kiều tại Pháp, Anh, Phần Lan, Thái Lan, Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ và Lào.
Nhưng đây cũng chỉ là bề mặt của hội nghị và những chuyên đề đưa ra thảo luận cũng chỉ có tính cách trình diễn. Những chuyên đề đó đã được các chuyên viên của Bộ Ngoại Giao và Uỷ Ban Nhà Nước về Người Việt Nam ở Nước Ngoài nghiên cứu đầy đủ rồi. Những sự góp ý và tham luận của các đại biểu cũng chẳng có gì mới mẻ.
Đằng sau hội nghị, khoảng hơn 100 đại biểu các hội Việt kiều, hội sinh viên Việt Nam và đại diện các toà lãnh sự Việt Nam đã họp riêng để kiểm điểm tình hình, rút ra những kinh nghiệp thực tế để củng cố và phát triển các hội sẵn có, đồng thời nghiên cứu thiết lập thêm các hội mới ở những nơi chưa có, nhất là tại Hoa Kỳ, nơi có đông người Việt sinh sống nhất trên thế giới.
Các đối tượng trước tiên mà Hà Nội nhắm tới không phải là cộng đồng người Việt tị nạn mà là các công dân Việt Nam đang nghiên cứu, học tập và công tác ở nước ngoài, những người đi lao động hay kinh doanh ở nước ngoài... Con số này được ước lượng lên đến khoảng 1 triệu người. Sở dĩ nhà cầm quyền chú trọng đến các thành phần này vì các lý do chính sau đây:
(1) Giữ những thành phần nói trên không bị các cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại lôi kéo, gây thêm khó khăn cho chế độ. Về điểm này, nhà cầm quyền Hà Nội có vẻ an tâm vì cộng đồng người Việt tị nạn rất “dị ứng” với các thành phần nói trên và gần như mọi người và mọi tổ chức của người Việt tị nạn đều không chấp nhận “chính sách chiêu hồi” mà các chính phủ VNCH đã đưa ra trước năm 1975. Họ cho rằng “chiêu hồi” là “hoà giải hoà hợp” với địch. Họ cương quyết giữ “Bốn Không”. Nguyên chuyện bắt phải chào cờ vàng ba sọc đỏ mới được gây quỹ, tổ chức văn nghệ, hội họp hay hội thảo... cũng đã làm cho những thành phần nói trên không dám đến với cộng đồng người Việt tị nạn.
(2) Những thành phần nói trên không có “hận thù truyền kiếp” với chế độ, nên rất dễ đứng chung cùng hàng ngũ do họ tổ chức. Quyền lợi của họ nhiều khi lại dính chặt với chế độ và họ cũng không muốn gặp khó khăn khi trở về.
(3) Nguồn lợi mà các thành phần nói trên gởi về nước hàng năm rất khả quan. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục Trưởng Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước, Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Đến nay Việt Nam đã đưa gần 620.000 lao động và chuyên gia ra nước ngoài làm việc. Có hai loại lao động nước ngoài:
Loại 1: Gồm có khoảng 500.000 người lao động và chuyên gia Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ và Châu Phi. Mỗi năm lực lượng này gửi về nước khoảng 1,7 tỉ USD.
Loại 2: Từ năm 2008, Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước đặt chỉ tiêu đưa trên 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm. Thị trường có số lao động được cung ứng nhiều nhất là Malaysia với 26.000 lao động; kế đến là Đài Loan 23.000; Hàn Quốc 12.000; Nhật Bản 6.000, 3 nước Trung Đông gồm Qatar, Ả Rập Saudi, và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất 9.200... Số kiều hối do khối lao động xuất khẩu này chuyển về nước đạt khoảng 2 tỉ USD.
Như vậy số tiền do những người lao động nước ngoài gởi về lên đến 3,7 tỉ USD.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố vào trung tuần tháng 7/2009, Việt Nam đứng thứ 10 trong số các nước nhận được lượng kiều hối nhiều nhất trên thế giới vào năm 2008, với tổng trị giá ước lượng là 7,2 tỉ USD, tương đương với 8% GDP của Việt Nam. Trong số này, số tiền do người lao động nước ngoài gởi về cao hơn số tiền do người Việt tị nạn. Đây là một nguồn lợi khá lớn bắt buộc nhà cầm quyền phải quan tâm.
Phi Luật Tân cũng đã thu được một khoản ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu lao động. Ngân hàng Trung ương Philippines cho hay trong năm qua, số tiền do các công nhân lao động của họ ở nước ngoài gửi về lên đến 11,87 tỉ USD, tăng 11% so với năm trước.
Như đã nói ở trên, vào đầu Tháng 1 vừa qua, Hội Lưu Học Sinh Việt Nam tại Washington DC đã được thành lập. Toà Đại Sứ Việt Nam đang cố gắng lập thêm hai hội sinh viên Việt Nam nữa, một ở Seattle và một ở San Francisco. Hà Nội cũng sẽ cho lập ở Mỹ nhiều hội Hội Doanh Nhân Việt Kiều để thu hút đầu tư.
Xâm nhập thị trường Mỹ
Song song với các công tác trên, nhà cầm quyền Hà Nội đã ban hành chỉ thị đẩy mạnh việc xâm nhập sâu vào thị trường Mỹ và EU, coi việc xâm nhập thị trường Mỹ là bước quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam hội nhập vững chắc với kinh tế khu vực và thế giới. Chỉ thị nói:
“Chúng ta cần chú ý thâm nhập thị trường Mỹ trước hết thông qua các khu phố, siêu thị và chợ, nơi có cộng đồng người Việt sinh sống như California, Boston, Washington DC, New York, Houston...”
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là dầu thô (23%), hàng dệt may (15%), giày dép (9,3%), thủy sản (8,5%), điện tử máy tính (4,5%), gạo (4,3%), cao su (2,4%), hàng gỗ và cà phê (2,2%).
Về các thị trường xuất khẩu chính, Hoa Kỳ vẫn đứng hàng đầu: Hoa Kỳ (20%), Nhật Bản (14%), Trung Quốc (9%) Úc (7%), Singapore (5%), Đài Loan (4%), Đức (4%), Anh (4%), Pháp (2%), Hà Lan (2%), các nước khác (29%).
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong năm 2009, mặc dầu có suy thoái kinh tế, hàng xuất khẩu sang Mỹ vẫn đứng vững nhờ nhóm mặt hàng bán chạy ở thị trường này bao gồm dệt may, gỗ và sản phẩm từ gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện, hải sản...
Tính chung, năm 2008 Việt Nam đã bán cho Hoa Kỳ 12 tỉ 901 USD hàng hoá, trong đó người Việt tiêu thụ khá nhiều, nhưng chỉ mua của Hoa Kỳ 2 tỉ 789, làm cán cân mậu dịch Hoa Kỳ bị thâm hụt hơn 10 tỉ 111!
Năm 2009, mặc dầu co suy thoái kinh tế, Việt Nam đã mua của Hoa Kỳ nhiều hàng hơn một tí (3 tỉ 107) và bán cho Hoa Kỳ ít hơn một tí (12 tỉ 289) nhưng cán cân mậu dịch Mỹ cũng bị thâm hụt hơn 9 tỉ 182.
Những con số này cho thấy Việt Nam càng ngày càng xâm nhập nhiều hơn vào thị trường Mỹ.
Bị diễn biến hoà bình
Với các tin tức và tài liệu được trình bày trên, chúng ta thấy qua Hội Nghị Người Việt Nam ở Nước Ngoài Toàn Thế Giới tại Hà Nội vừa qua, Hà Nội đang có kế hoạch:
(1) Giữ vững khối người Việt không tị nạn (khoảng 1 triệu người), không cho nghiêng về khối người Việt tị nạn.
(2) Dùng khối người Việt không tị nạn bao vây dần khối người Việt tị nạn.
(3) Thu hút khối người Việt tị nạn về khối người Việt không tị nạn, nhất là giới trẻ và các doanh nhân.
Trước đây chỉ có Pháp bị coi là “vùng xôi đậu”, nay những nơi có đông người Việt tị nạn như Úc, Canada, Hoa Kỳ... đang bị biến dần thành “vùng xôi đậu”.
Khối người Việt không tị nạn tuy ít hơn, nhưng có tổ chức, có chỉ đạo, có kế hoạch, có cả một chế độ đứng đàng sau và được tài trợ. Còn cộng đồng người Việt tị nạn tuy đông hơn nhiều nhưng không có tổ chức, không có lãnh đạo, không có kế hoạch, không có chiến lược và chiến thuật..., nhưng ai cũng là lãnh tụ và tự cho mình có quyền bắt những người khác phải suy nghĩ và hành động như mình và phải đứng sau lưng mình. Võ khí đấu tranh còn lại chỉ là tuyên ngôn, tuyên cáo và biểu tình.
Để chống lại tình trạng bị phân hoá và bao vây nói trên, từ lâu nhiều người đã nghĩ đến việc hình thành những tổ chức cộng đồng. Có người còn có ý tưởng “vĩ đại” hơn, đó là hình thành một ban đại diện cộng đồng trên toàn thế giới với sự tin tưởng rằng ban đại diện đó sẽ được Mỹ đưa về cai trị đất nước khi chế độ cộng sản sụp đổ. Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ông Bùi Bỉnh Bân đã thành lập Cộng Đồng Bolsa như một nước VNCH nối dài trong thành phố Westminster và nhiều người đã gọi ông là Tổng Thống Bolsa. Tuy nhiên, khi thấy Bác Sĩ Trương Ngọc Tích hình thành Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Bùi Bỉnh Bân vội triệu tập đại hội tại San José, thành lập Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại bao trùm cả thế giới, chúng tôi gọi là “Cộng Đồng Vũ Trụ”. Nhưng cả “cộng đồng con” và “cộng đồng bự” đều không thành công vì các lý do chính sau đây:
1.- Thiếu căn bản pháp lý: Các tổ chức cộng động người Việt không phải là một chính phủ VNCH nối dài hay một định chế công quyền của Mỹ, nên không thể quy định rằng tất cả người Việt tị nạn cư ngụ trong vùng đều được coi là thành viên của cộng đồng. Hầu hết đều phải theo quy chế hiệp hội bất vụ lợi của Mỹ. Theo quy chế này, chỉ những người có ghi danh mới được coi là thành viên và ban đại diện của hội chỉ đại diện cho các thành viên đó mà thôi. Giả thiết chúng ta coi những người đi bầu đương nhiên là thành viên, thì ban đại diện cũng chỉ đại diện cho các người đi bầu.
Một thí dụ cụ thể: Tại Nam Cali, theo số liệu mới đây, Orange có khoảng 72.000 cử tri Mỹ góc Việt. Nếu trong cuộc bầu cử Cộng Đồng VN Nam Cali tới đây, có khoảng 5.000 cử tri đi bầu, thì ban đại diện cộng đồng chỉ đại diện cho 5.000 người đó mà thôi, chứ không đại diện cho cả 67.000 người còn lại. Do đó, tiếng nói của ban đại diện không phải là tiếng nói chung của cộng đồng.
2.- Đây là nước Mỹ: Nhiều người Việt thường quên rằng nơi họ đang định cư là nước Mỹ chứ không phải là VNCH nối dài. Nước Mỹ có nhiều quyền lợi khác với người Việt tị nạn, nên chính sách của nước Mỹ có khi phản lại những mong muốn của người Việt tị nạn. Dĩ nhiên, cử tri người Mỹ gốc Việt có quyền nói lên những ý kiến của mình, nhưng người Việt muốn biểu tình cứ biểu tình, muốn ra tuyên ngôn tuyên cáo cứ ra..., chính phủ Hoa Kỳ vẫn bỏ cấm vận cho CSVN, lập bang giao với CSVN, ký hiệp ước thương mại với CSVN, đưa CSVN vào WTO và còn kêu gọi Bắc Hàn và Miến Điện theo Gương của Việt Nam! Như vậy, muốn chống cộng theo cách của chúng ta, trước tiên phải “chống Mỹ cứu nước”.
3.- Tình trạng phân hoá nghiêm trọng: Vì những tranh chấp địa vị và quyền lợi trong các cộng đồng, vì những bất đồng chính kiến..., nhiều trận chiến rất ác liệt đã xẩy ra, nhất là tại các cộng đồng lớn như Orange County, San José, Houston, Atlanta, v.v. Một chiến dịch gây tai hoạ lớn nhất cho cộng đồng là chiến dịch nói cối. Do chiến dịch này, những người có khả năng và thiện chí đều rút ra khỏi cộng động vì không muốn “dây với hủi”. Chỉ còn lại Đảng Việt Tân (tức Mặt Trận Hoàng Cơ Minh) là quyết bám các cộng đồng lớn, vì tin rằng nếu bám được các cộng đồng này, khi tình thế cho phép, họ chắc chắn sẽ được cử làm “đại biểu Việt kiều” trong Quốc Hội CHXHCNVN. Họ cho rằng đây là cách “xâm nhập” tốt nhất để đấu tranh. Do ước vọng này, chúng ta thấy trong các phiên họp thống nhất Cộng Đồng Nam Cali, có đến 80% là đảng viên hay thân hữu của Việt Tân tham dự! Tuy nhiên, đó chỉ là ảo vọng. Nếu cần chọn “đại biểu Việt kiều”, nhà cầm quyền CSVN sẽ chọn những người trong các hội do họ thành lập, chứ không chọn đảng viên Việt Tân.
Một cộng đồng không thu hút được những người có khả năng và thiện chí và không có sự yểm trợ của đa số cử tri chỉ là một thứ “cộng đồng khung” mà thôi.
Trước tình trạng trên, nhiều thành phần có khả năng và thiện chí đã tách ra khỏi cộng đồng và thành lập những tổ chức riêng để làm thay đổi đất nước theo những phương thức riêng của họ.
Chưa có giải pháp nào cho thấy người Việt tị nạn có thể chống lại một cách hữu hiệu “chiến lược diễn biến hoà bình” mà nhà cầm quyền CSVN đang sử dụng để nắm và làm biến đổi các cộng đồng người Việt tị nạn, ngoài việc đọc “Quốc Văn Giáo Khoa Thư Chống Cộng”, biểu tình và ra tuyên ngôn tuyên cáo.
Ngày 2.3.2010
Lữ Giang© Thông Luận 2010 . Nguồn : Không cần biết địch làm gì! (Lữ Giang)
----
--Bốn trận đánh lớn của Obama
Bài viết này có nhan đề “Ba nguy cơ lớn của Trung Quốc và bốn trận đánh lớn của Obama? Đọc xong toát mồ hôi!” được đăng trên “Hỗ liên võng” ngày 7/3/2010 với một bí danh rất dài “Tiểu khẩu tử quân cảng” ngay sau đó được rất nhiều mạng của Trung Quốc, trong đó có mạng Trung Quân (Mil.com) đăng lại trong ngày nhưng không đề tên tác giả.
Người trích dịch đã lược bỏ câu “Ba nguy cơ lớn của Trung Quốc… Đọc xong toát mồ hôi” trên đầu bài vì nghĩ rằng có lẽ chỉ người Trung Quốc nào đó mới thấy rõ ba nguy cơ và sau đó sợ toát mồ hôi chứ đa số người Việt Nam chúng ta thì chưa chắc… đã thấy và chưa chắc đã toát mồ hôi . Tuy vậy cũng phải thưa lại cho rõ đầu đuôi.
Do bài viết rất dài (khoảng gần 10 trang chữ Trung Quốc) có nhiều chỗ lặp đi lặp lại, hoặc có những ý mà nhiều báo chí, phương tiện truyền thông nước ngoài đã đưa và bạn đọc Việt Nam đã rõ, nên chỉ trích dịch, có thiếu sót gì mong được lượng thứ.
Dương Danh Dy
Tổng thống Mỹ, Barack Obama.
Nước Mỹ đối phó với Irắc, Afganistan hoặc với Yemen trong tương lai đều là chiến tranh truyền thống, thế nhưng đối với các nước châu Á thì nhất loạt đều là đại chiến tỷ suất hối đoái
Ví dụ như Nhật Bản năm 1985, lúc đó Nhật Bản đặc biệt huênh hoang, Nhật Bản nói GDP phải vượt Mỹ, thậm chí Nhật Bản còn rêu rao muốn mua nước Mỹ, huênh hoang thật. Thực ra họ đã mua 2/3 đất Hawai, thậm chí Nhật Bản còn nói chúng ta có thể nói không với với người Mỹ.
Năm 1985, cuộc đại chiến tỷ suất hối đoái do Mỹ nhằm vào Nhật bắt đầu mở màn. Lúc đó Mỹ liên hiệp với Đức, Anh, Pháp thành 4 nước buộc Nhật phải ký “Hiệp nghị quảng trường”. Hiệp nghị này yêu cầu đồng Yên Nhật phải tăng giá. Từ năm 1985 đến năm 1987 đồng Yên tăng giá 2 lần, đả kích nặng nề vào các thương xã Nhật.
Đến cuối năm 1987 Mỹ lại cho nổ quả bom thứ hai, đó là buộc Nhật giảm lãi suất, lãi suất của Nhật hạ xuống mức thấp nhất lúc đó. Quả bom này quả rất đáng sợ, bởi vì trong hai năm 1985-1987 đồng Yên tăng giá các đại thương xã Nhật đã gặp khó khăn trọng đại. Khi quả bom thứ hai nổ vào năm 1987 phát hiện thấy lãi suất thấp nên các đại thương xã Nhật bắt đầu vay tiền ngân hàng xây nhà, mua cổ phiếu.
Tháng 1 năm 1990, Mỹ ném quả bom thứ ba phá hủy nền kinh tế bong bóng của Nhật Bản, khiến Nhật Bản lâm vào nạn tiêu điều dài tới hơn hai mươi năm.
Nên nhớ là đại chiến tỷ giá hối đoái nhất định phải phối hợp với bong bóng hóa tiền vốn thì mới có hiệu quả. Không biết nghe câu nói này trong lòng các bạn (tức người Trung Quốc – ở dưới cũng vậy) đã có chút sợ hãi chưa? Bởi vì chúng ta (tức Trung Quốc) đã bong bóng tiền vốn rồi!
Năm 1997 châu Á có 4 con rồng* và 4 con hổ*, 8 nước và vùng lãnh thổ này huênh hoang ghê lắm. Chúng ta chưa có gì, mới có ít tiền, thế là nhân cơ hội trời cho tư sản các nước chấu Á bắt đầu bị bong bóng hóa năm 1995, Mỹ đã đánh mạnh vào tiền tệ châu Á, làm mất giá một nửa, hủy hoại bong bóng, kết quả giết chết 4 con hổ, làm bị thương 2 con rồng. Nếu như năm 1997 Chính phủ Trung Quốc không ra tay cứu đồng bào Hồng Công thì bây giờ Hồng Công vẫn còn tiêu điều.
Tháng 9 năm 2009, Mỹ chính thức bố trí xong trận đại chiến tỷ giá hối suất. Tại hội nghị thượng đỉnh Newyork, Obama yêu cầu tỷ suất đồng Nhân dân tệ phải tăng, xuất khẩu phải giảm. Lời kêu gọi của Obama được nhiều nơi hưởng ứng, tháng 11 năm đó, Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương cũng yêu cầu đồng NDT tăng giá… Từ xưa tới nay chưa bao giờ có chuyện nhiều nước thù địch tỷ suất hối đoái của một nước khác như vậy, ngay Nhật Bản năm 1985 cũng chỉ chỉ chịu sức ép của 4 nước thôi, lần này trừ châu Phi ra hầu như các nước còn lại đều liên hiệp đối phó Trung Quốc. Người ta đặt câu hỏi: vì sao xuất khẩu của Trung Quốc lại có thể tăng trưởng nhanh mạnh như vậy? Câu trả lời là Trung Quốc thao túng tỷ suất đồng NDT, và chỉ chịu tăng giá nhỏ giọt (3%-5%) khi bị thúc ép.
V.v.
Bước thứ hai là đại chiến mậu dịch, và được bắt đầu bằng việc lên án Trung Quốc bán phá giá săm lốp ô tô với cái gọi là “Phương án bảo vệ đặc biệt săm lốp” do Công đoàn Gang thép Mỹ đề xuất. Ở đây lúc đầu người Trung Quốc đã có sự hiểu nhầm do phiên dịch sai, vì đúng ra cái Công đoàn này bao gồm nhiều ngành hàng rất lớn như gang thép, cao su, giấy, lâm nghiệp, năng lượng, chế tạo, dịch vụ v.v., có vai trò rất lớn trong việc giúp Obama thắng được Hilary Cliton trong cuộc tranh chấp nội bộ Đảng Dân chủ trong cuộc tranh cử Tổng thống vừa qua.
Kết quả điều tra cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2008, săm lốp của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đã chiếm tới 12% thị phần của nước này và trong cùng thời gian đó thị phần của các công ty săm lốp Mỹ cũng giảm vừa đúng 12%, chính vì vậy người ta cho là Trung Quốc có tội. Đến đây gọng kìm thứ hai, gọng kìm đại chiến mậu dịch trong hai gọng kìm kẹp vào yết hầu Trung Quốc đã triển khai xong (gọng kìm thứ nhất là đại chiến tỷ giá hối suất). Ngay sau đó Brasil, Argentina, Ấn Độ cũng làm theo, rồi nước Đức lên án bán phá giá điện từ năng lượng mặt trời, Âu Mỹ chống bán phá giá giầy dép, hàng nhôm, ống thép không hàn, Mỹ chống bán phá giá ống thép đường kính 9 tấc, đường ống dẫn dầu, muối của axit photphoric v.v. cũng như một số sản phẩm khác.
V.v.
Bước thứ ba là đại chiến giá thành. Một ví dụ, nếu chỉ nhìn vào phương thức nuôi gà ở Mỹ (phải có chuồng trại rộng rãi theo tiêu chuẩn văn minh) người ta có thể thấy là nuôi gà ở Mỹ không rẻ, nhưng trên thực tế giá gà ở Mỹ vẫn rẻ, đó là vì thức ăn cho gà – chủ yếu là ngô được chính phủ Mỹ trợ giá, trong mười năm qua, tổng cộng chính phủ Mỹ đã trợ giá cho ngô dùng làm thức ăn cho gà tới 29 tỷ USD (tương đương 200 tỷ NDT). Rồi chuyện quặng sắt do bị ép giá, chỉ trong hai năm Trung Quốc tổn thất 700 tỷ NDT.
V.v.
Bước thứ tư là đại chiến khí hậu thay đổi. Một ví dụ: than phiền, đòi hỏi… Trung Quốc phải có biện pháp giảm bớt lượng khí thải mà họ bảo là hiện nay Trung Quốc đang đứng đầu thế giới với 6,5 tỷ tấn CO2/năm.
V.v..
Trên đây là 4 cuộc đại chiến lớn của Obama nhằm vào 3 nguy cơ lớn của Trung Quốc là:
Một, vốn bị bong bóng hóa;
;,
Ba, đất nước bị lạm phát hóa.
Điều đáng lưu ý là ba nguy cơ này chủ yếu là do Trung Quốc tự tạo nên. Do vậy chúng càng nguy hiểm.
Dương Danh Dy (trích dịch)
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập.
Nguồn; theo milchina.com
* 4 con rồng chỉ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công và Sịngapor
* 4 con hổ chỉ Thái Lan, Malaixia, Indonesia và Philippin
Người dịch chú thích Bốn trận đánh lớn của Obama
-----
Con đường Đi tới nền Dân chủ-Điện tử
Ngày 14-2-2008
Từ bản in [tuần san] The Economist
Chính phủ-Điện tử mới chỉ đang bắt đầu
CHÍNH PHỦ đã vượt hoặc chưa đuổi kịp so với thứ mà theo lối nói của người dùng internet là “web 1.0”, với thế giới ảo trực tuyến rộng lớn y như thế giới thực. Thư điện tử (E-mail) thay thế thư tín; trang web làm cho công việc xuất bản nhanh hơn và hiệu quả hơn; cơ sở dữ liệu được chứa trong máy tính của người dùng. Một tập hợp các chương trình, được trả tiền hoặc bị sao chép lậu, là những công cụ quan trọng giúp cho công việc được dễ dàng.
Song tất cả những thứ này đã bị vượt qua bởi “web 2.0”, một kiểu tốc ký cho việc tương tác giữa người và máy tính được đưa ra bởi những chương trình wiki (các trang web mà mọi người đều có thể tham gia chỉnh sửa nội dung) và blog (trong đó mọi người đều có thể tham gia bình luận). Dữ liệu có thể được truy cập thông qua internet; các chương trình được mở trên các cửa sổ trình duyệt hơn là phải tải từ ổ đĩa cứng; những thông điệp (message) tức thì, đôi khi được gắn vào những trang tỉ như Facebook, thay cho e-mail. Web 2.0 cũng được giành để tự do chia sẻ hình ảnh video trên các trang ví như YouTube và gọi điện thoại miễn phí giữa các máy tính với nhau. Sự phát triển này cho phép thông tin được chia sẻ có hiệu quả hơn, mà hầu như không tốn kém gì. Điều đó đem lại một niềm hy vọng to lớn cho việc đề xướng một nền dân chủ-điện tử.
Những công dân không phải chỉ là các khách hàng của nhà nước; họ còn là người chủ sở hữu nó. Giới hạn thường được sử dụng dưới một biệt ngữ của công nghệ nhà nước là citoyen (công dân), phản ánh cái khái niệm của Pháp về người công dân dính dáng tới chính trị. Công nghệ có thể khuyếch đại và tổng hợp những tiếng nói yếu ớt và bị bóp nghẹt. Những cử tri thường gửi thư tới cho các biên tập viên toà báo và hy vọng chúng có thể được đăng lên. Giờ đây chúng có thể được đưa lên blog. Việc tiếp xúc với các đại biểu được bầu đã trở thành chuyện đơn giản là gửi đi một cái e-mail.
Câu chuyện cho tới lúc này là công nghệ giúp tăng cường tiến trình dân chủ, song về căn bản thì không làm biến đổi nó. Ví dụ, internet giờ đây là một phương tiện sống còn cho việc kiếm ngân quỹ cho các chiến dịch vận động tranh cử ở Mỹ, song nó không thể thay thế cho các cuộc họp vận động công khai. Chiến dịch vận động tranh cử của Howard Dean cho việc đề cử của đảng Dân chủ năm 2004 là một thành công vang dội trong giới blog, song lại thất bại trong việc chuyển đổi chúng vào những lá phiếu ở cuộc sống thực. Internet đã cung cấp cho những công dân nguồn thông tin cực kỳ rộng lớn về những người đại diện được bầu của họ: việc bỏ phiếu của họ, nguồn tài chính của họ, những mối quan tâm bên ngoài của họ, những gì họ từng nói ra trong mọi cuộc giao tiếp công cộng. Song những hiệu quả lại phục vụ cho việc loại bỏ lẫn nhau. Khi một bên có lý lẽ nặng nề hơn, thì chiến trận trở nên ác liệt.
Một số nỗ lực dân chủ-điện tử trông có vẻ hơi như mánh lới quảng cáo. Cung cấp những địa chỉ e-mail riêng của các chính trị gia không giúp gì hơn là chỉ để đọc kết quả kiểm phiếu. Ví như những địa chỉ e-mail Gordon.brown@no10.gsi.x.gov.uk, hay president@whitehouse.gov chỉ làm cho người nhận có vẻ như dễ tiếp cận hơn, song thông điệp có thể sẽ được trả lời bởi một cái máy tính. Các chính khách và công chức những người từng cố gắng sử dụng blog đã nhận ra là nó rất khó cả cho niềm ham thích lẫn khả năng nhận thức. Giọng điệu tự nhiên (đôi khi ngô nghê) của giới blog tếu táo suồng sã với sự cần thiết phải có vẻ như có chừng mực và dứt khoát. Hầu hết các blog của giới chính khách hay lạm dụng các hình ảnh quảng cáo du lịch giải trí. Một quan chứ cấp cao của Anh, Jereny Gould, có một blog tuyệt vời trên mạng chính phủ-điện tử. “Chúng tôi nghĩ là ông ấy rất dũng cảm,” một đồng nghiệp thận trọng nhận xét.
Nơi mà nền dân chủ-điện tử có thể làm nên sự khác biệt là tại những khu vực mà giới trung lưu dần dần trở nên tách biệt hẳn với chính trị. Ví như tại Ấn Độ, những người có trình độ văn hóa nay không ưu chuyện bầu cử hơn là những giới khác. Những cuộc thăm dò ý kiến gợi ra rằng họ chán ghét với chính quyền tồi tệ, song điều này lại hiếm khi thể hiện vào trong những lá phiếu chống lại những đảng phái đương nắm quyền.
Tuy nhiên một ý niệm mơ hồ về niềm hy vọng đang xuất hiện. Ấn Độ đang phát triển một lối châm biếm ngày càng có tác dụng lên giới blog. Ví như Melody Laila, đã phê phán kịch liệt trên blog của mình vào những dịch vụ công cộng yếu kém tại Mumbai nơi cô sinh ra, cũng như tình trạng dung dưỡng cho giới chính trị tham nhũng ở Delhi. “Blog cho chúng tôi quyền tự do để nói ra những gì không được đưa lên báo chí của hệ thống truyền thông chính thống, và sự an toàn cho tình trạng nặc danh,” cô nói. Tại một nước như Ấn Độ, chúng cũng có thể tỏ ra có hiệu quả hơn là tại những nước có nền dân chủ lâu đời. Thật khó để hình dung ra hình ảnh một blogger sẽ ao ước đẩy mạnh cuộc đấu tranh với nạn tham nhũng và chính quyền tồi tệ.
Công nghệ trợ giúp cho sự cởi mở, hơn nữa, nó cung cấp cho Lok Satta chẳng hạn, một chiến dịch vận động cho một chính phủ-sạch được phát động bởi bác sĩ-nhà kinh tế học thực hành nổi tiếng ghê gớm J.P.Narayan. Nó đã đánh dấu một thắng lợi lần đầu tiên trong bầu cử vừa qua, trong các cuộc bầu cử cấp thành phố ở Mumbai. Ứng viên, một nhà thầu năng lượng và hoạt động xã hội có tên là Adolf D’Souza, vận động cho sự phi tập trung hóa, dự thảo ngân sách trực tuyến minh bạch và trách nhiệm công cộng. Điều làm nên sự khác biệt, ông giải thích, là trong suốt quá trình vận động từng gia đình ông đã tập hợp số điện thoại di động của các cử tri. Điều đó cho phép ông gửi các tin nhắn, vượt qua các phương tiện truyền thông địa phương thường gắn bó với các chính đảng lớn.
Chắc bạn sẽ nghĩ là xứ Hoa Kỳ là nơi tạo nên lợi ích cao nhất cho công nghệ trong việc thúc đẩy vai trò tham dự của công chúng, nơi mà giới chức giờ đây mời mọc những lời nhận xét trực tuyến từ những người ngoài cuộc khi họ soạn thảo luật pháp về những đề tài như bảo vệ môi trường. Một ví dụ: dự thảo luật của Bộ Nông nghiệp về tiêu chuẩn thức ăn hữu cơ, được thúc đẩy bởi hơn 250.000 lời bình luận (comment). Tuy nhiên ý kiến thực sự có chuyên môn hầu như đến từ một số ít các chuyên gia.
Theo Cary Coglianese, một chuyên gia chính phủ-điện tử của Mỹ, cho rằng sự tham khảo trực tuyến sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào nền dân chủ “hơi giống như việc tưởng tượng rằng trao cho những người chủ xe hơi cái khả năng tải các sách kỹ thuật từ trên mạng xuống và đặt hàng trực tuyến những bộ phận linh kiện cho xe sẽ làm cho rất nhiều người trong số họ trở thành những thợ máy không chuyên”. Sự tham dự nhiều hơn của các chuyên gia có thể tăng cường khả năng xét đoán, song nó sẽ không đưa hệ thống quản lý công cộng lên vị trí hàng đầu.
Nào hãy vào cuộc chơi, hỡi các công dân
Thực tế đáng buồn rằng hầu hết công dân cứ nghĩ rằng chính quyền và chính trị thật tẻ nhạt và nghĩ là họ có thể dùng thì giờ của mình vào những chuyện thú vị hơn. Với những người ngoài cuộc, thế giới trực tuyến mơ hồ và rắc rối. Cũng vậy, sự cồng kềnh cố hữu của guồng máy thư lại thường dẫn đến việc chính quyền ngăn chặn những lợi ích mà công nghệ có thể đem lại. Rubert George, người điều khiển trang web tên là Giám sát Chính phủ Điện tử (eGov Monitor) mà nhiều người hâm mộ cho là rất hấp dẫn, đã giải thích: ” Đầu tư công nghệ thông tin trong lĩnh vực công quyền thường là rất phí phạm do tình trạng trì trệ tư duy khiến giới thư lại thường không thích ứng nhanh với đà thay đổi để nhận ra tiềm năng của nó.”
Trong ngắn hạn, những cơ quan tổ chức yếu kém trong quản lý sử dụng máy tính sẽ vẫn cứ yếu kém trong công việc quản lý. Đó là bài học có được từ doanh nghiệp tư nhân, và nó áp dụng chung cho khu vực công cộng, nơi mà chính phủ-điện tử vừa chỉ đủ để bắt đầu xới lên chút ít trên bề mặt của những gì nó có thể làm được. Đó là lý do cho một nỗi thất vọng, song cũng cho một hy vọng.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
———-
Economist.com
TECHNOLOGY AND GOVERNMENT
The road to e-democracy
Feb 14th 2008
From The Economist print edition
E-government is only the beginning
GOVERNMENTS have more or less caught up with what in geek-speak is called “web 1.0”, with the online world largely mimicking the offline world. E-mails replace letters; websites make publishing speedier and more effective; data are stored on the user’s computer. A collection of programs, paid-for or pirated, are the essential tools for getting going.
But all this has been overtaken by “web 2.0”, shorthand for the interactivity brought by wikis (pages that anyone can edit) and blogs (on which anyone can comment). Data are accessed through the internet; programs are opened in browser windows rather than loaded from the hard disc; instant messages, often attached to social-networking sites such as Facebook, replace e-mail. Web 2.0 also means free video-sharing on sites such as YouTube and free phone calls between computers. These developments allow information to be shared far more effectively, at almost no cost. That gives great hope to the proponents of e-democracy.
Citizens are not only the state’s customers; they are also its owners. The term often used in the jargon of government technology is citoyen, reflecting the French idea of the politically engaged citizen. Technology can amplify and aggregate voices that used to be faint and muffled. Voters used to write letters to newspaper editors and hope they would be published. Now they can blog. Contacting an elected representative has become a simple matter of sending an e-mail.
The story so far is that technology intensifies the democratic process, but does not fundamentally change it. For example, the internet is now a vital way of raising money for political campaigns in America, but it has not supplanted the public meeting. Howard Dean’s campaign for the Democratic party nomination in 2004 was a huge success in the blogosphere, but failed to translate into votes in real life. The internet has provided citizens with vastly more information about their elected representatives: their voting behaviour, their sources of finance, their outside interests, the content of every public speech they ever made. But the effects tend to cancel each other out. When each side has heavier ammunition, the battle rages on.
Some e-democracy efforts look like little more than gimmicks. Giving out politicians’ personal e-mail addresses does not make them any more likely to read the result. Gordon.brown@no10.gsi.x.gov.uk, or president@whitehouse.gov make the recipients seem more accessible, but the message will probably be answered by a computer. Politicians and civil servants who have tried blogging have found it remarkably difficult to be both interesting and sensible. The spontaneous (and sometimes half-baked) tone of the blogosphere sits ill with the need to sound measured and definitive. Most politicians’ blogs tend to degenerate into anodyne travelogues. One senior British official, Jeremy Gould, has an excellent blog on e-government. “We think he’s been very brave,” says a colleague, carefully.
Where e-democracy may make a difference is in places where the middle class has become largely disengaged from politics. In India, for example, educated people are much less likely to vote than the rest. Opinion polls suggest that they are disgusted with bad government, but this rarely translates into votes against the incumbent parties.
Yet a few glimmers of hope are appearing. India is developing a caustic and increasingly effective blogosphere. Melody Laila, for example, electronically lambasts the inadequate public services in her native Mumbai, as well as the kid-glove treatment of corrupt politicians in Delhi. “Blogs give us the freedom to say things that wouldn’t be published in the mainstream media, and the safety of anonymity,” she says. In a country like India, they may also prove more effective than their counterparts in older democracies. It is hard to imagine a blogger who would wish to promote the cause of corruption and bad government.
Technology offers an opening, too, to outfits such as Lok Satta, a clean-government campaign run by a formidable, Economist-wielding doctor called J.P. Narayan. It has recently celebrated its first electoral victory, in municipal elections in Mumbai. Its candidate, an energetic entrepreneur and community activist called Adolf D’Souza, campaigns for decentralisation, transparent online budgeting and public accountability. What made the difference, he explains, was that during house-to-house campaigning he collected voters’ mobile phone numbers. That allowed him to send text messages, bypassing the local media which are cosily tied to the established parties.
As you might expect, the place that makes the most advanced use of technology in promoting public participation is America, where officials now invite online comments from outsiders when they draw up legislation on subjects like environmental protection. A Department of Agriculture draft on organic-food standards, for example, prompted more than 250,000 comments. Yet the expertise mostly comes from a narrow range of specialists.
According to Cary Coglianese, an American e-government expert, imagining that online consultation will breathe new life into democracy “is a bit like imagining that giving automobile owners the ability to download technical manuals and order car parts online would turn a great number of them into do-it-yourself mechanics”. Greater involvement by experts may make for more sensible rules, but it will not turn the system of public administration on its head.
Aux armes, citoyens
The sad truth is that most citizens find government and politics rather boring and think they have better things to do with their time. For outsiders, the online world is obscure and complicated. Similarly, the inherent complexity of government risks blocking the gains that technology can bring. Rupert George, who runs a site called eGov Monitor that enthusiasts find fascinating, explains: “All too often, public-sector investment in technology has been wasted by administrations unable to tackle the cultural change necessary to realise its potential.”
In short, badly managed organisations with computers will stay badly managed. That has been the lesson from private business, and it equally applies to the public sector, where e-government has barely begun to scratch the surface of what is possible. That is reason for disappointment, but also for hope.
Nguồn: Con đường Đi tới nền Dân chủ-Điện tử