Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010

Vietnam as the “new China”, for better or worse

Vietnam as the “new China”, for better or worse Asia-News
Here is a look at Asia’s third fastest economy. GDP grew 7.2 per cent per year since 2000. However, as private wealth grows so does the urban-rural gap and workers’ exploitation. In the cities, people are eager to take advantage of the rapid changes.


Ho Chi Minh City (AsiaNews/Agencies) – When Vietnam switched to a more market-oriented economy in 1986, foreign investors began looking at the country with keen eyes. Gross domestic product began expanding, reaching an average annual rate of 7.2 per cent from 2000 to 2009, making Vietnam the fastest- growing economy in Asia after China and Cambodia, according to the International Monetary Fund.
For this year, the government expects GDP to grow by 6.5 per cent, thus turning the page on the 2008 global crisis.
Since 1986, foreign direct investment in Vietnam went from zero to a peak of US$ 60.3 billion in 2008, almost three times Vietnam’s foreign exchange reserves at the end of 2008.
Yet, the Vietnamese market remains a tough one to crack, a real roller coaster as many investors learnt at their own expense.
For example, the Ho Chi Minh City Stock Exchange’s benchmark VN Index plunged 66 per cent in 2008 as inflation peaked at 28.3 per cent in August of that year, followed by the global recession, which destroyed confidence in Vietnamese investments. The central bank raised interest rates three times in 2008 to 14 per cent to slow inflation. Some major investors grew tired of the ups and downs and bailed out, selling their stocks in local companies at a great loss.
By contrast, the VN index gained 57 per cent last year, and is up 3.5 per cent this year to March 24, rewarding those investors who had the stomach to stick it out.
For some experts, it is still possible to make money in this land of 86 million people provided investors have steely nerves, and are a ready to put their trust in domestic growth and the private sector.
As Western investment poured into Vietnam, per capita income almost tripled to US$ 1,042 in 2008 from US$ 375 in 1999.
“Vietnam was viewed as the final frontier of Asia,” Son Nam Nguyen, managing partner of Vietnam Capital Partners, told Bloomberg. “No one wanted to miss out on the next China.”
The comparison with China applies in more ways than one. Like its northern neighbour, Vietnam is experiencing many of the social problems emerging nations have to address following rapid development: the exploitation of cheap labour, a rapidly widening gap between cities and the countryside, and widespread corruption.
Private consumption is certainly up, at least in the cities, but quick economic growth also means major traffic jams. It also means Western-styled cafés and restaurants.
David Thai, a former refugee raised in Seattle, now back home to profit from his homeland’s free-market switch, founded Highlands Coffee, Vietnam’s answer to Starbucks, in 2002. His cafés cater to a high-end clientele that can afford Western prices. A small latte costs 44,000 dong, or about US$ 2.25, the equivalent of a beef noodle soup dinner for two. His 80 Highlands outlets are equipped with air conditioners, flat- screen TVs and Wi-Fi connections.
In January, Thai spent more than US$2 million to open Vietnam’s first Hard Rock Cafe in Ho Chi Minh City.
It is another kettle of fish in rural areas, where daily survival is the main problem. As of July 2008, agricultural and forestry still accounted for about half of the workforce in Vietnam, some 22 million people, according to the General Statistics Office of Vietnam.
Still, manufacturing jobs doubled to 6.3 million, or 14 per cent of the workforce, between 2000 and 2008. Local companies have mushroomed in a number of areas, like Socbay.com, the Vietnamese-language search engine, soon to be Vietnam’s Google.
However, like in China and elsewhere, economic development was possible because of cheap labour and the lack of civil and workers’ rights.
Moreover, in Vietnam, foreign companies encounter institutional corruption. According to Transparency International, an advocacy group that monitors business conditions, Vietnam ranked 120th out of 180 nations in 2009, behind China, Thailand and Indonesia, on its Corruption Perceptions Index, which rates executives’ views on the integrity of global business environments.
In its 2006 report, Transparency International found a big gap between what the authorities say and what they do so that “having the right connections—and money—are crucial to getting things done.”
All this is a far cry from 30 April 1975, the day when a North Vietnamese tank rammed through the gates of the presidential palace in Saigon, symbolically marking the final takeover of the country by Communist forces. In the chaotic years that followed, more than a million Vietnamese left the country on foot or by boat taking to the South China Sea. In the next decade, the brain drain contributed to Vietnam’s economic isolation.
This all changed in 1986, when Pham Van Dong, the first prime minister of the Socialist Republic of Vietnam, introduced limited private ownership of companies, cut state subsidies, lifted price controls and eventually opened the door to foreign investment.
Eight years later, US President Bill Clinton lifted the US trade embargo against Vietnam, opening the doors to many former refugees, eager to invest and do business in their homeland.


Hộp xốp đựng thức ăn chứa chất cực độc với gan
(Dân trí) - “Hộp xốp nhanh nhản trên thị trường hiện nay được chế tạo từ nguyên liệu chính là một loại nhựa nhiệt dẻo, khi đựng thức ăn nóng, hàm lượng chất độc từ chất nhựa này giải phóng ra nhiều, ngấm vào thức ăn gây tổn hại, phá hủy gan và sinh nhiều bệnh khác”.




Kế hoạch trưng xác cá ông bất thành
TTO - Ngày 30-3, ông Lê Minh Đầy - chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh (Hòa Bình, Bạc Liêu) cho biết kế hoạch xây lồng kính để trưng xác cá ông nặng 15 tấn bị “lụy” bất thành vì xác “Ông” quá hôi thối, dù đã tiến hành công việc hơn một tháng.



Tình hình sụt giảm nguồn nước mặt ở Việt Nam
Việc khai thác quá mức của con người và biến đổi khí hậu đang làm cho nguồn tài nguyên nước mặt của Việt Nam bị suy giảm về số lượng.



TRUNG QUỐC - ÚC: Vụ án Rio Tinto gây lo ngại cho các tập đoàn ngoại quốc
TRUNG QUỐC - ÚC
Qua vụ án Rio Tinto, các tập đoàn nước ngoài đang làm ăn tại Trung Quốc tự hỏi: Bài học nào cần phải được rút ra? Dường như Bắc Kinh đang muốn minh bạch hơn, và từ nay các công ty ngoại quốc có lẽ cần phải thận trọng hơn khi thương lượng ký kết hợp đồng, đặc biệt là trong các lãnh vực nhạy cảm.
Vụ án Rio Tinto gây lo ngại cho các tập đoàn ngoại quốc. Đó là hàng tựa đậm trên trang nhất tờ báo kinh tế Les Echos. Ngay sau khi toà tuyên án 4 nhân viên tập đoàn này từ 7 đến 14 năm tù, rất nhiều doanh nhân nước ngoài làm việc tại Trung Quốc tự hỏi : thông điệp mà Bắc Kinh muốn gửi đến các công ty ngoại quốc là gì ? Bài học nào cần phải được rút ra từ vụ Rio Tinto ?
Trong vụ này, ông Hồ Sĩ Thái (Stern Hu), doanh nhân người Hoa mang quốc tịch Úc bị kết án 10 năm tù kèm theo số tiền phạt 500 ngàn nhân dân tệ, với tội danh nhận hối lộ và đánh cắp tài liệu mật về thương mại. Trên nguyên tắc, tất cả các công ty ngoại quốc đều không chấp nhận mọi hình thức hối lộ. Nhưng trên thực tế, các doanh nhân nước ngoài đều đã từng gặp những trường hợp như vậy trong công việc hằng ngày của họ.
Đút túi phong bì đỏ
Tại Trung Quốc, rất nhiều vụ đấu thầu hay các hợp đồng thương mại đều đi kèm theo việc trả tiền hoa hồng, còn được gọi nôm na là ‘‘hồng bao’’ tức là phong bì đỏ. Theo báo Les Echos, thì việc đút vào túi các phong bì đỏ có thể được xem như là một thông lệ ở mọi cấp, cấp nhỏ cũng như cấp lớn. Ở cấp dưới, việc đút lót vài nghìn đôla là nhằm để xin một con dấu hợp thức hóa văn bản, hay để xin quan chức địa phương nhắm mắt làm ngơ trong trường hợp có vi phạm luật hiện hành. Còn ở cấp trên, thì khoản tiền hối lộ có thể lên tới hàng trăm ngàn đôla với cùng một mục đích : tạo điều kiện thuận lợi để làm nhanh thủ tục, để hoàn tất hợp đồng.
Thông lệ này thường được thấy nơi các quan chức, nhất là các quan chức địa phương. Việc đưa phong bì đỏ thường diễn ra tại các quán karaoke, chung quanh một chai rượu Cognac. Chi phí khoản đãi thường là do các doanh nhân ngoại quốc tự lo lấy. Trong bối cảnh đó, vụ án Rio Tinto chẳng khác gì một tín hiệu đi ngược lại với những gì thường xuyên diễn ra ở Trung Quốc.
Qua việc xử phạt nghiêm khắc 4 nhân viên tập đoàn Úc, dường như Bắc Kinh muốn cho thấy là đã đến lúc phải áp dụng một cách minh bạch các luật thương mại hiện hành. Theo một luật gia chuyên làm cố vấn cho các công ty ngoại quốc có chi nhánh tại Trung Quốc, thì kể từ nay các công ty này phải thận trọng trong quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng.
Theo lời ông Malcom Cook, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Lowy Institute tại Úc, thì các tập đoàn càng phải đề phòng cảnh giác hơn nữa trong các lãnh vực ‘‘nhạy cảm’’ như năng lượng, cung cấp nguyên liệu mà Bắc Kinh xem là chiến lược. Còn theo nhà phân tích James Wilson, thuộc công ty DJ Carmichael & Co, thì tất cả các cuộc thương lượng với các đối tác Trung Quốc trong những lãnh vực này, lại càng phải được ghi rõ ràng trên giấy trắng mực đen.
Nga : xe điện ngầm đẫm máu
Về thời sự quốc tế, hầu hết các tờ báo Pháp đều dành nhiều trang cho tình hình nước Nga. "Hai vụ khủng bố nhắm vào xe điện ngầm ở Maxtcơva", tựa lớn của báo Le Monde. "Thủ đô nước Nga khám phá lại nỗi kinh hoàng", hàng tít đậm của báo Libération. "Thủ phạm gây khủng bố đến từ vùng Kavkaz ?" - câu hỏi của tờ báo công giáo La Croix. Trên trang nhất, tờ báo đăng một bức ảnh lớn gần nửa trang. Một nhân viên y tế đang ngồi gần một phụ nữ tựa lưng vào vách tường, gương mặt của bà hoàn toàn thất thần, như thể bị sốc rất nặng. Ở phía đằng sau, một nhân viên khác đang làm công tác cứu thương, găng tay nhuốm đầy máu.
Trong bài xã luận, báo La Croix gọi vùng bắc Kavkaz là một kho thuốc súng, nơi mà các mối nguy cơ tiềm tàng lúc nào cũng có thể được châm ngòi nổ. Đối với Nga, các nhóm nổi dậy đến từ các nước trong vùng này chỉ là phiến quân, không thể dùng đối thoại mà chỉ dùng sức mạnh. Tuy nhiên, theo La Croix, đây không phải lần đầu tiên xe điện ngầm Nga là mục tiêu của các vụ khủng bố. Chính sách dùng vũ lực của Nga, cũng như các đợt càn quét các sào huyệt của quân khủng bố, có giới hạn và không hiệu quả như mong muốn.
Thùng thuốc súng Kavkaz sắp châm ngòi nổ
Báo Le Figaro chia sẻ quan điểm này và cho rằng hai vụ khủng bố là một hành động trả đũa của các nhóm nổi dậy ở Kavkaz. Cách nay ba tuần, chính quyền Nga thông báo đã loại trừ Said Buriatsky, bị xem là một những kẻ đã tiến hành khủng bố tuyến xe lửa cao tốc Nevsky hồi tháng 11 năm 2009. Một thủ lãnh hồi giáo khác, Anzor Astemirov, cũng đã bị triệt hạ. Theo tờ báo, hai vụ khủng bố hôm qua là câu trả lời của các nhóm nổi dậy gửi đến chính quyền Maxtcơva. Ngoài Chechnya, các nhóm này rải rác tại các vùng Daguestan, Inguchia và Kabardino.
Theo bộ Nội vụ Nga, các nhóm hồi giáo nổi dậy không quá 500 người nhưng lại rất cực đoan trong hành động. Các đợt càn quét của quân đội Nga ở vùng Kavkaz đã không mang lại kết quả, và đã đến lúc Nga phải suy tính đến một cách khác. Hồi cuối tháng giêng, chính quyền Nga đã bổ nhiệm phó thủ tướng Khloponin làm đặc sứ trong vùng với mục tiêu là thúc đẩy kinh tế khu vực. Tuy nhiên, một chính sách như vậy đòi hỏi nhiều thời gian, và trước mắt Nga đang ngồi trên một thùng thuốc súng.
Buôn gì không buôn, lại đi buôn cát
Trên thế giới, bất kể cái gì…hễ có giá, đều có thể trở thành một món hàng buôn lậu. Nhưng bạn có biết là giờ đây, người ta mua bán luôn cả cát biển, cát sông một cách trái phép. Đó là nội dung bài viết đăng trên báo Le Monde. Theo tờ báo thì trước sự bùng nổ của ngành xây dựng, nhu cầu sử dụng cát sỏi để làm ximăng và bêtông cũng tăng theo. Do vậy mà ngoài các tập đoàn chuyên bán vật liệu xây cất, bây giờ còn xuất hiện nhiều nhà kinh doanh ngoài luồng đi ăn cắp cát biển để đem đi bán lại trên thị trường.
Le Monde đơn cử ví dụ của Indonesia. Nước này đã phải ban hành một đạo luật vào năm 2007 để cấm xuất khẩu cát. Nạn buôn cát đã dẫn đến hiện tượng đất lở, nước biển tràn vào đất liền và chỉ trong vài năm, hai mươi hải đảo hoang sơ của Indonesia bị xoá tên trên bản đồ. Nhưng theo Le Monde, hiện tượng này xẩy ra ở khắp nơi, tại Mêhicô và trên đảo Jamaica ở Trung Mỹ, tại Casablanca ở Bắc Phi và tại các nước Châu Á như Malaysia hay Cam Bốt.
Trong trường hợp của hai nước Đông Nam Á này, cát biển và cát sông thường được bán trái phép để chuyển về Singapore. Quốc đảo Sư tử vốn có nhu cầu rất cao, vì luôn đổ nhiều cát để xây thêm đất lấn ra biển. Chỉ trong vòng hai thập niên, đất nước Singapore đã tăng thêm 20% diện tích từ 580 lên thành 700 cây số vuông, nhờ đổ cát xuống biển để làm nền đất xây dựng. Theo tổ chức Global Witness, các công ty kinh doanh trái phép bây giờ làm ăn khấm khá, hoạt động có hệ thống và dùng máy hút cát ngày đêm để cung cấp vật liệu xây dựng cho những nơi đang có nhu cầu. Một tấn cát được bán cho Singapore với giá 45 đôla, trong khi các công ty môi giới chỉ mua cát với giá chưa đầy 8 đôla rưỡi. Chênh lệch giá cả này đủ giải thích vì sao nạn buôn lậu cát sỏi ngày càng gia tăng.
Nạn ‘‘móc ruột’’ sông Hồng
Tổ chức Global Witness cũng ghi nhận trường hợp của Việt Nam, nhưng dường như việc đào cát là nhằm phục vụ các công trường xây dựng trong nuớc nhiều hơn là để xuất khẩu. Theo tổ chức này, thì từ cuối năm 2006 đến nay, nhiều đoạn dọc sông Hồng đang tiếp tục sạt lở do việc đào bới và hút cát ngầm bên dưới lòng sông. Báo chí Việt Nam đã nhiều lần nhắc đến hiện tượng này, và cho biết là không chỉ có người dân Hà Nội sống ven sông mới bị ảnh hưởng, mà rất nhiều nơi khác dọc bờ sông Hồng từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ về đến Hà Tây, Hà Nội rồi xuôi Thái Bình, Nam Định, có nhiều đoạn đê, mảnh vườn, hàng trăm nhà dân đang bị sụp đổ dần dần do đất bị sạt lở.
Theo chính quyền địa phương, hiện tượng này do nạn đào bới, nạo vét rồi hút cát một cách bừa bãi trong nhiều năm qua. Người dân tại chỗ gọi đó là nạn móc ruột sông Hồng để chuyển về các công trường khai thác và kinh doanh cát trái phép. Điều này đã buộc chính quyền địa phương phải thông qua Luật đê điều và xem xét lại việc quy hoạch, cho phép khai thác cát ở khối lượng nào, cho phép đào bới, hút cát ở độ sâu và rộng bao đến nhiêu.

Nhà tù Qing Pu, nơi có lẽ lãnh đạo Rio Tinto tại Trung Quốc - ông Stern Hu - sẽ thụ án tại đây.
Ảnh: Reuters



Tổng số lượt xem trang