Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010

12/4


ttngbt định thay đổi cách blog và không còn điểm tin hàng ngày. ttngbt mong nhận được ý kiến của các bạn hàng ngày đọc ttngbt. Ông Thần Núi góp ý cho ttngbt nha?
Liệu có nên tiếp tục theo cách cũ của ttngbt blog, chuyển sang wordpress, hay vẫn tiếp tục blogspot nhưng thay đổi cách điểm tin. Rất mong nhận được góp ý của các bạn !

Quảng Tây đẩy mạnh hoạt động xây dựng cảng nước sâu tại vịnh Bắc Bộ
VIT - Cùng với việc mở rộng các hoạt động khai thác du lịch trên Biển Đông, vừa qua được biết hiện nay thành phố Khâm Châu đang tiến hành cho xây dựng một khu cảng nước sâu. Qua đó nâng cao khả năng khai thác cũng như nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển này.

Đảo Hải Nam trong mưu đồ chiến lược của Trung Quốc
VIT - Được xem là hòn đảo nằm trên “tuyến đường thương mại vàng” thông ra biển Đông của Trung Quốc, tương lai phát triển của đảo Hải Nam đang thu hút ngày càng nhiều du khách và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, gần đây chiến lược phát triển của hòn đảo này có nhiều thay đổi. Theo đó trong tương lai nó sẽ là một căn cứ quân sự quan trọng giúp Trung Quốc vươn ra biển Đông.


Tỉnh Hải Nam điều tra trái phép nguồn cá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam
VIT - Theo tin từ mạng báo điện tử tỉnh Hải Nam, ngày 9 tháng 4 vừa qua phòng nghiên cứu thủy sản của tỉnh này đã phối hợp với Hợp tác xã chuyên ngành nghề cá của thành phố Tam Á tiến hành điều tra nguồn lợi thủy sản trung, thượng tầng mặt nước tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Hơi thở thứ hai của Asean

- Chuyên mục Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”: Không thể hạ thấp ý nghĩa của chiến thắng vĩ đại (QĐ).
Bill Hayton - Việt Nam: Con Rồng Đang Lên
Sự mâu thuẫn cố hữu của việc cai trị kiểu cộng sản nhưng lại muốn hưởng thụ kiểu tư bản đã đi đến điểm vỡ trong thời kỳ cuối của mỗi thập niên. Mỗi lần như thế, Đảng lại tìm ra một giải pháp hoà bình để vượt qua nhưng việc giải quyết này lại mở màn cho cuộc chiến sắp tới. Những hệ quả trong tương lai sẽ tuỳ thuộc vào sự cân bằng giữa các thế lực trong Đảng Cộng sản cũng như giữa Đảng và những người ngoài.

- Phỏng vấn bà Phạm Chi Lan: Xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN: Cần các lĩnh vực liên kết phù hợp hơn (SGTT)
- Tái cấu trúc nền kinh tế – Yêu cầu bức thiết. Bài 1: Nhận diện thực trạng (SGGP)
- Ngân hàng chạy đua tăng vốn (TBKTSG)
Mặc cả giá vốn tiền gửi: Thêm bất ổn trên thị trường tiền tệ
Không ít trường hợp mang tiền đến ngân hàng và thẳng thắn mặc cả, nếu không trả giá đúng 14,5%/năm, sẽ mang sang ngân hàng khác gửi


Doanh nghiệp “kêu” khó tiếp cận vốn Lao Động
Thiếu vốn để đầu tư sản xuất, lãi suất quá cao – đó là một trong những vấn đề khó khăn nhất được hầu hết các doanh nghiệp (DN) nêu lên trong cuộc gặp gỡ giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Tài chính với UBND TPHCM, các hiệp hội và DN trên địa bàn TPHCM ngày 10.4 nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay.

Doanh nghiệp “khát” vốn (SGGP 10-4-10)
Lãi suất cho vay thỏa thuận bắt đầu giảm
Hiện NHNN chưa có văn bản chính thức về chủ trương cho vay thỏa thuận đối với khoản vốn ngắn hạn, nhưng mặt bằng lãi vay đã bắt đầu giảm


Mặc cả giá vốn tiền gửi: Thêm bất ổn trên thị trường tiền tệ CafeF
Có những tổ chức kinh tế mặc dù có quan hệ truyền thống với ngân hàng nhưng vẫn tổ chức “đấu thầu lô tiền gửi” tại chỗ và NH nào trả lãi suất cao hơn sẽ thắng thầu.


Khó giảm lãi suất trong ngắn hạn
Mức lãi suất hiện hành quả thực là “cắt cổ”, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp (DN). Việc giảm lãi suất không chỉ còn là câu chuyện của DN mà đã trở thành vấn đề của nền kinh tế. Nhiều biện pháp đã được đưa ra nhưng lãi suất khó giảm ngay trong tương lai gần.



Loại bỏ rào cản để phát triển kinh tế tư nhân
TP - Văn phòng Trung ương Đảng vừa tổ chức hội nghị sơ kết 7 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về kinh tế tư nhân. Tiền Phong trò chuyện với Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương xung quanh việc phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Đến nay, kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 38 - 39% GDP, trong đó khoảng 28% là thuộc kinh tế hộ gia đình. Khoảng 3 triệu hộ phi nông nghiệp, 12 triệu hộ nông nghiệp.
Kinh tế hộ gia đình của chúng ta có điểm yếu là không đủ trình độ công nghệ, không gắn với hội nhập kinh tế. Kết quả điều tra kinh tế hộ gia đình ở Hà Nội cho thấy, khu vực này chỉ có khoảng 5 - 6% kết nối được với doanh nghiệp lớn.
Theo ông, tới đây phải có chiến lược gì để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển xứng tầm?
Nhìn lại thấy trong thời gian qua chúng ta mới đổi mới chính sách. Đến nay, muốn kinh tế tư nhân phát triển thì phải đổi mới về thể chế mà cụ thể là thể chế về kinh tế thị trường và có nguồn tài chính vững mạnh.
Các hiệp hội cũng phải có vai trò thật sự chứ không phải trở thành nhà dưỡng lão cho các quan chức về hưu - TS Lê Đăng Doanh
Thực tế có khoảng 64% doanh nghiệp không vay được vốn ngân hàng. Như vậy, kinh tế tư nhân không thể lớn lên được và cũng không khuyến khích được hộ gia đình đăng ký lập doanh nghiệp. Cho nên Việt Nam muốn phát triển phải đẩy mạnh phát triển khu vực ngân hàng, phải huy động được nguồn vốn tiết kiệm trong nước, đưa được nguồn vốn này đến người dân.
Muốn kinh tế tư nhân phát triển, ra được biển lớn thì những rào cản, hạn chế phải được loại bỏ. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách để nâng đỡ.
Đáng lo ngại hiện nay là sau khi phân cấp, thấy rõ là doanh nghiệp nước ngoài lấn át trong nước. Như lĩnh vực siêu thị chẳng hạn. Tại sao ở Hà Nội và TPHCM, rất nhiều khu đất vàng được giao cho nhà đầu tư nước ngoài mở siêu thị, còn doanh nghiệp trong nước bị chèn ép.
Như vậy cạnh tranh sao nổi. Chính sách đối với kinh tế tư nhân của chúng ta phải là chính sách chấn hưng dân tộc, đất nước. Sắp tới đây phải mở hơn nữa, cho kinh tế tư nhân tham gia, đầu tư hơn nữa vào giáo dục, khoa học công nghệ.
Kinh tế tư nhân có được thành công như ngày nay là nhờ Luật Doanh nghiệp. Để tạo bước tiến mới cho kinh tế tư nhân, về mặt thể chế tới đây cần sửa đổi, bổ sung ra sao, thưa ông?
Bản thân Luật Doanh nghiệp cũng có những hạn chế cần sửa đổi. Ví dụ Luật Doanh nghiệp hiện chưa đề cao việc bảo vệ lợi ích của cổ đông thiểu số. Ở các nước, nếu cổ đông thiểu số bị lấn át thì có quyền kiện ra tòa. Phải sửa đổi để đảm bảo thiết chế dân chủ hơn nữa.
Thưa ông, về nguyên tắc muốn kinh tế tư nhân phát triển người dân phải được làm những những việc pháp luật không cấm, Nhà nước chỉ làm những việc mà tư nhân không thể làm. Nhưng hiện còn quá nhiều lĩnh vực tư nhân vẫn không được tham gia?
Đúng là như vậy. Tuy nhiên, hiện có xu hướng đáng lo ngại là cơ quan quản lý ngày càng be chắn, thắt chặt hơn sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, bằng việc đặt ra các giấy phép con.
Luật Doanh nghiệp khi ra đời đã xóa bỏ được 180 giấy phép con, chuyển đổi 286 giấy phép khác. Nhưng đến nay, giấy phép đã mọc thêm hơn 400 cái. Những giấy phép này được quy định trong luật, nghị định.
Điều này do bộ máy xây dựng luật pháp của Quốc hội chưa đứng ra đảm nhận việc soạn thảo mà vẫn dựa vào bộ máy của các bộ. Những cơ quan này lại xây dựng luật kiểu be bờ đắp đập, bảo vệ lợi ích của mình. Vì thế cần phải rà soát, triệt để xóa bỏ tình trạng đó.
Vậy phải làm gì để xóa được tình trạng nảy nở giấy phép con?
Phải để công chức sống được bằng lương. Thứ hai phải công khai minh bạch và quy trình soạn thảo phải đưa ra cho doanh nghiệp thảo luận. Các hiệp hội cũng phải có vai trò thật sự chứ không phải trở thành nhà dưỡng lão cho các quan chức về hưu.
Cũng cần đưa ra các luật về quyền tiếp cận thông tin của người dân; luật của hiệp hội và luật về quyền đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật. Làm sao, luật pháp phải xây dựng minh bạch để không ai có thể dựa dẫm vào nó để trục lợi.
Cảm ơn ông.
Nhìn lại thì thấy trong thời gian vừa qua chúng ta mới đổi mới chính sách. Đến nay muốn kinh tế tư nhân phát triển thì phải đổi mới về thể chế mà cụ thể là thể chế về kinh tế thị trường và có nguồn tài chính vững mạnh.


Doanh nghiệp tư nhân đã hơn 20 mà chưa lớn
Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân rất gian nan. Môi trường kinh doanh cũng như những hạn chế về vốn, công nghệ và đặc biệt là cơ hội sớm tiếp cận thông tin các biến động chính sách vĩ mô của Nhà nước… đã khiến cho nhiều doanh nghiệp tư nhân luôn phải đi sau về cơ hội, đối mặt với độ rủi ro cao nên khó có thể nhanh chóng lớn mạnh.


Từ "ngủ dài cho đỡ đói" tới khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam
Đầu thập niên 80, quá trình phát triển của Công ty Cholimex cũng như các công ty bạn là một bước đột phá vào cơ chế bao cấp: tạo ra những mầm tư duy mới về một nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của thế chế xã hội chủ nghĩa.



Liệu con cháu chúng ta có còng lưng trả nợ?
Kinh nghiệm từ một số quốc gia sử dụng ODA cho thấy một khi những đồng vốn này nếu không đầu tư đúng hướng giúp nền kinh tế phát triển thì dễ rơi vào tình trạng “mua đắt hiện tại, bán rẻ tương lai”.


Đâu là lối thoát? Lao Động
Lao Động ngày 5.4 đã có bài "Bất động sản khốn khó vì lãi suất cao" - đề cập một vấn đề có thể là nút thắt lớn nhất của thị trường bất động sản trong suốt 3 năm qua. Càng ngày thị trường bất động sản càng lệ thuộc vào sự biến động của chính sách lãi suất của hệ thống ngân hàng.


Thị trường dịch vụ bất động sản: 90% thuộc về doanh nghiệp nước ngoài
CBRE Việt Nam, Savills Việt Nam và Colliers tạo thành thế chân vạc để “cát cứ” thị trường


Cả thành phố mất điện, chừa... nhà giám đốc điện lực
TT - Từ 6g30 sáng 11-4, cả TP Mỹ Tho (Tiền Giang) bị cắt điện trong hơn ba giờ nhưng riêng nhà ông Lưu Thanh Nam (giám đốc Điện lực Tiền Giang) trên đường Đinh Bộ Lĩnh và chục hộ lân cận vẫn có điện.


Nhiều đại gia sắp có máy bay riêng
TP - Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, hiện có đến 3 đại gia Việt đang xúc tiến các thủ tục để mua máy bay riêng ngay trong năm 2010, ngoài Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát Trần Đình Long.


EVN cam kết ưu tiên điện cho sản xuất hàng xuất khẩu VNN
Tháng 4, EVN tập trung thực hiện các biện pháp đảm bảo cung ứng điện theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương

Đại biểu Quốc hội bị “hành” như… tội phạm
(VnMedia) - Dù đã xuất trình thẻ ĐBQH nhưng không những không tiếp, Bí thư xã còn chỉ đạo Trưởng Công an xã truy hỏi, khóa cổng nhốt xe ôtô vị Đại biểu của dân không cho rời trụ sở xã. Chỉ đến khi vị đại biểu này điện thoại cho lãnh đạo tỉnh, huyện thì hai “quan xã” này mới chịu "tha"...


Gần nửa tỉ USD xây dựng đô thị kiểu Hàn Quốc Việt Báo
Với số vốn đầu tư lên đến 315 triệu USD và diện tích quy hoạch 207ha, Khu đô thị hiện đại Tây Hồ Tây mang phong cách Hàn Quốc dự kiến khi hoàn thành sẽ cung cấp chỗ ở cho gần 80.000 người.


Giá bất động sản Hà Nội tăng: Không chỉ là đầu cơ, làm giá... Lao Động
2 tháng trở lại đây, Hà Nội lại đang chứng kiến sự ấm lên trở lại của thị trường bất động sản, đặc biệt là đất căn hộ liền kề, đất biệt thự tại các dự án lớn.


- Có hay không có tội danh “lập quỹ trái phép” trong vụ án Nông trường Sông Hậu? (NNVN)
Chủ mưu giết người hay 'hình nhân thế mạng'?-Kỳ 1: Vụ giết người có tổ chức
TP - Sau khi theo dõi phiên tòa sơ thẩm, tham khảo các tài liệu được công khai tại toà, gặp gỡ tìm hiểu thêm nhiều nhân chứng của vụ án, các PV Tiền Phong đã hoàn thành loạt bài ký sự này với mong muốn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có thêm một góc nhìn khách quan và toàn diện trong quá trình giải quyết vụ án.


Ủy thác tư pháp quốc tế: Còn vướng nhiều khâu
Tòa địa phương nhiều lần kiến nghị TAND Tối cao hướng dẫn nhưng chưa có hồi đáp. Các cơ quan ở nước bạn không nhiệt tình, không hào hứng giúp đỡ thì coi như án chôn chân tại chỗ.

Manhunt in Vietnam for Lao heroin smuggler (M&C)- Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: Trễ hẹn đến bao giờ? (DĐDN/DN).

Hành lang pháp lý nào cho lao động nước ngoài?
Phần lớn lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam làm việc không phép đều bằng thị thực du lịch
Bít những kẽ hở

Theo Nghị định 34, người nước ngoài muốn vào Việt Nam làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, di chuyển nội bộ doanh nghiệp... phải tuân thủ những quy định khá chặt chẽ.

Tuy nhiên, do việc quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, cũng như vẫn còn những kẽ hở nhất định trong các quy định pháp luật nên qua đợt khảo sát trong năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phát hiện hàng chục ngàn lao động phổ thông nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dù không có giấy phép lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hiện ra rằng, do quy định chưa đầy đủ về việc người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các dự án mà nhà thầu nước ngoài trúng thầu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.

Phần lớn lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam làm việc không phép đều bằng thị thực du lịch hoặc được khai báo là có kinh nghiệm trong nghề nghiệp nên các cơ quan chức năng khó kiểm soát.

Hơn nữa, khi phát hiện lao động nước ngoài không có giấy phép thì cũng chưa có những quy định cụ thể về việc trục xuất họ khỏi Việt Nam.

Vì vậy, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 34, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã quy định bổ sung: “Các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài khi nộp hồ sơ tham gia đấu thầu tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền thì phải lập kế hoạch sử dụng lao động nước ngoài... Đối với người nước ngoài có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, giấy chứng nhận thì phải có xác nhận ít nhất năm năm kinh nghiệm và được chủ đầu tư phía Việt Nam chấp thuận bằng văn bản...”.

Và, để xử lý hành vi vi phạm quy định nói trên, dự thảo này cũng quy định: “Người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam mà chưa được cấp giấy phép lao động thì phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định. Sau sáu tháng kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành mà không có giấy phép lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Công an buộc xuất cảnh theo quy định của pháp luật”.

Dự thảo nghị định cũng quy định trách nhiệm của Bộ Công an như: “Không cấp thị thực cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ ba tháng trở lên mà không có giấy phép lao động hoặc chưa gia hạn giấy phép lao động; cũng như không gia hạn tạm trú và buộc xuất cảnh đối với các trường hợp vi phạm”.

Như vậy, nếu dự thảo nghị định này được thông qua, thì đến đầu năm tới (dự kiến dự thảo nghị định này sẽ được Thủ tướng phê duyệt và có hiệu lực từ 1/7/2010), Việt Nam sẽ có cơ sở pháp lý để trục xuất số lao động đang làm việc mà không có giấy phép nhưng vẫn hiện diện ở Việt Nam.

Cần hoàn thiện hơn nữa!

Tuy nhiên, để tránh trường hợp chồng chéo trong các quy định, một cán bộ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM cho rằng, dự thảo nghị định cần bổ sung đối tượng miễn cấp giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA (được quy định tại khoản 4, điều 7 Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình dự án ODA ban hành kèm theo Quyết định số 119 của Chính phủ (tháng 10-2009).

Và, theo quy định tại khoản 1, điều 9 Nghị định 34 về trường hợp được miễn giấy phép lao động có ghi nhận trường hợp người nước ngoài là thành viên hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên, hoặc chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp, thành viên công ty TNHH có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức, trong khi Nghị định số 34 chưa có sự phân biệt đối tượng loại này...

Trong báo cáo góp ý cho dự thảo nghị định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM cũng cho rằng quy định “...buộc xuất cảnh đối với các trường hợp người nước ngoài...” nhưng pháp luật về xuất nhập cảnh hiện hành không quy định hình thức “buộc xuất cảnh”.

Do đó, để đảm bảo tính pháp lý, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị Bộ Công an quy định cụ thể hình thức “buộc xuất cảnh” bằng văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng cho phù hợp hoặc giữ nguyên hình thức xử lý “trục xuất” đối với các trường hợp người lao động nước ngoài vi phạm.

Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM cũng đề nghị bổ sung vào dự thảo một số nội dung như quy định rõ thời gian được gia hạn giấy phép, số lần gia hạn. Việc quy định đào tạo người thay thế hiện nay chưa cụ thể, chưa đủ cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng buộc thực hiện. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm và nếu không có chính sách thích hợp sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của lực lượng lao động Việt Nam.

Quang Chung (TBKTSG)



Ai sẽ đại diện công nhân một cách thực chất?
Dự kiến chiều nay (12-4), Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Công đoàn (sửa đổi) trong bối cảnh cuộc đình công của hơn một vạn công nhân Công ty Pouchen vừa rồi đặt ra những câu hỏi nhức nhối. Nhức nhối vì các cuộc đình công trước nay đều bị coi là trái luật; vì vị trí “đại diện người lao động” là công đoàn hay người do công nhân cử ra hiện vẫn tranh cãi; vì mức thu nhập thực tế của hàng vạn công nhân trong các doanh nghiệp (DN) FDI so với thị trường ngày càng eo hẹp... Dù mới tăng, song lương tối thiểu của công nhân FDI hiện vẫn chưa đủ sống. Khá nhiều địa phương đang coi đấy là lợi thế thu hút đầu tư. Các con số về dòng vốn, việc làm, số thu ngân sách... vẫn là lợi thế của một số quan chức trong các kỳ bầu bán khiến cho vấn đề ngày một khó giải quyết. Giữa các địa phương đang có cuộc đua giảm chi phí cho DN (trong đó có cả việc “dìm” lương công nhân) chứ chưa có xu hướng ngược lại. Mổ xẻ hoạt động của các DN FDI, chuyên gia Bùi Kiến Thành nói một đôi giày bán ở Mỹ khoảng 100 USD hoặc hơn nhưng tại Việt Nam xuất ra chỉ 10-15 USD. DN FDI khai thác lao động rẻ để có giá thấp, rồi xuất rẻ qua một nước trung chuyển. Từ nước đó sang tới Mỹ, số hàng này bán với giá rất cao nhưng lợi nhuận to đùng này không chảy về Việt Nam, không trở về với công nhân Việt Nam, có nghĩa lợi nhuận ở Việt Nam thuộc dạng không bao nhiêu. Vì thế thu nhập của công nhân Việt Nam không thể tăng và đang thấp hơn 30%-40% so với các nước khác. Cục Thuế TP.HCM đã phát hiện hàng trăm DN FDI có biểu hiện “chuyển giá” như thế. Trong số 1.254 DN FDI nộp hồ sơ báo cáo thuế năm 2008 có đến 708 DN (56,4%) báo lỗ. Năm 2009, lịch sử lặp lại với khoảng 60% DN FDI tiếp tục kê khai thua lỗ... Dù năm nào cũng kê khai thua lỗ nhưng DN lại liên tục mở rộng quy mô sản xuất và tăng doanh thu. Các cán bộ thuế nghi ngờ họ cố tình thua lỗ ở Việt Nam để chuyển lãi về công ty mẹ. Điều đó giúp họ không phải nộp thuế thu nhập DN, thậm chí lại được hoàn thuế GTGT. Tác hại của các thủ thuật này không chỉ gây thất thoát ngân sách, gây “chảy máu” ngoại tệ do nhập khẩu cao hơn giá trị thực mà còn đẩy hàng vạn công nhân vào thế cùng cực phải đình công dù biết là trái luật. Giữa thực tế đó, nhà nước cần thể hiện vai trò trong việc thiết lập các công cụ chống chuyển giá, lách thuế. Song điều nóng bỏng hơn là tạo ngay một cơ chế hữu hiệu để hình thành và duy trì người đại diện cho quyền lợi công nhân một cách thực chất nhất.


Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nhận định, Đài Loan sẽ tiếp tục giữ ngôi vị dẫn đầu các thị trường tiếp nhận lao động của Việt Nam trong năm 2010.



Giải thoát 15 "nô lệ" người Việt trên tàu cá Đài Loan Bee
Họ bị buộc phải làm việc 20 giờ mỗi ngày và luôn sống trong tình trạng đói khát, bị đánh đập.

Việt Nam - Trung Quốc: Illegal immigration from Vietnam surges in S China (Tân Hoa Xã 11-4-10) -- Tại sao TQ bổng hô hoán là dân Việt nhập cư lậu tăng mạnh ở Nam TQ?

Báo TQ cảnh báo nạn nhập cư lậu từ VN
Truyền thông Trung Quốc nói ngày càng nhiều người Việt Nam nhập cư trái phép sang miền nam nước này vì lý do kinh tế.

Quan hệ lao động hài hòa - Nền tảng chia sẻ lợi ích VOV
Một trong những thách thức của Việt Nam trong nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu là việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa dựa trên các tiêu chuẩn lao động quốc tế để định hướng việc điều chỉnh thị trường lao động.


- Ôm nợ vì xuất khẩu lao động (LĐộng)

- Doanh nghiệp ĐBSCL tuyển không ra lao động phổ thông (TTrẻ). – Thiếu công nhân tại các khu công nghiệp (ANTĐ)

"Tiền không nên rải đều"
(VietNamNet) - Thường vụ QH dành cả sáng nay bàn kết quả giám sát các chương trình xóa đói giảm nghèo, xem xét khả năng triển khai tiếp.
Nguồn lực của tất cả các chương trình xoá đói giảm nghèo "đổ" vào không nhỏ. Bình quân từ 2 tỷ đến 10 tỷ đồng/xã/năm (với 1.850 xã và 2.500 thôn bản). Như Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Ksor Phước chỉ ra, việc đầu tư đã mang lại kết quả không nhỏ. Thu nhập của người dân khu vực đặc biệt khó khăn không ngừng được tăng lên. Ở những xã đoàn đã đi khảo sát, người dân có mức thu nhập 4 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, như Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội nhận xét, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm "giảm nhanh nhưng thiếu bền vững. Nguy cơ tái nghèo cao". Cho đến cuối năm 2009, ở nhiều tỉnh vẫn còn tỷ lệ xã nghèo cao như Điện Biên 50%, Lạng Sơn, Quảng Bình 49%... Chưa kể, thành tích "thoát nghèo" vẫn dựa trên chuẩn nghèo cũ. Bà Trương Thị Mai cho rằng nên xem lại mục tiêu "phấn đấu đến 2010, có trên 70% hộ có thu nhập đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm". Bởi so với mục tiêu thu nhập bình quân cả nước mà Việt Nam đặt ra (1.200 USD) thì việc "phấn đấu" để có 3,5 triệu đồng không thấm tháp vào đâu. Nguyên nhân của những tồn tại một phần do vốn giải ngân chậm, có nơi phân bổ sai mục đích, đối tượng, thất thoát. Thậm chí, như một vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã chỉ ra, để "tiêu" cho hết 200 triệu đồng hỗ trợ người dân sản xuất, các bộ mất tới bốn năm mới soạn xong một văn bản hướng dẫn.Theo kết quả kiểm toán, năm 2007 có hơn 39 tỷ đồng, năm 2009 có tới 27 tỷ đồng chi sai nội dung, sai mục đích, gây thất thoát. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nói, nếu không thanh tra, kiểm tra ráo riết thì tiền tung ra mà không hiệu quả bao nhiêu.

Đại biểu QH đề xuất sớm ban hành chuẩn nghèo mới Bee
Đoàn giám sát nêu lên 14 kiến nghị, trong đó, đề nghị Quốc hội quyết định chủ trương tiếp tục đầu tư phát triển KT-XH.


Nên đầu tư chương trình 135 theo hình thức cuốn chiếu
(TNO) Đó là đề xuất của Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội (QH), ông Trần Thế Vượng khi góp ý thảo luận tại phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH sáng nay (12.4), sau báo cáo giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc của QH về thực tế thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010).
Khai cuộc phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai lo ngại đặt ra hai vấn đề: Thứ nhất, với mức độ nghèo như Việt Nam, ngân sách Nhà nước đầu tư bao nhiêu là vừa, ngoài các gói kinh phí hỗ trợ của các tổ chức? Thứ hai, liệu cách thực hiện Chương trình 135 thời gian qua có tạo ra sự trông chờ ỷ lại của các hộ nghèo hay không?
Vấn đề khác bà Trương Thị Mai đặt ra là vì sao số hộ thoát nghèo do hưởng đầu tư từ ngân sách Trung ương chỉ đạt có 4,9% trong khi số hộ thoát nghèo từ nguồn đầu tư của ngân sách địa phương lại lên tới 40,5%. Bà đề nghị cần nghiêm túc đánh giá để làm rõ có hay không tư tưởng ỷ lại vào Trung ương?
Giải trình ngay tại phiên họp về thắc mắc của các thành viên UBTVQH về thực tế hộ thoát nghèo nhờ ngân sách đầu tư của địa phương cao hơn nhiều so với ngân sách Trung ương đầu tư, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, ông Hà Hùng cho biết: Việc nhiều xã thoát nghèo từ nguồn ngân sách của địa phương nhanh hơn nguồn ngân sách đầu tư của Trung ương không phải là có sự ỷ lại mà là do có địa phương nguồn lực mạnh, đầu tư nhanh hơn cho các xã, các hộ dân thoát nghèo như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... thì kết quả thoát nghèo khả quan hơn.

Khuôn mẫu “xã hội welfare” Châu Âu sẽ đi tới Mỹ chăng? (Cổ Lũy)
Hệ thống “xã hội welfare” (“welfare state” hiểu theo nghĩa chung là nhà nước cung cấp dồi dào phúc lợi căn bản về cơm ăn, nhà ở, y tế và giáo dục cho dân chúng thuộc thành phần lợi tức thấp) đã có từ lâu và rất thông thường ở Bắc và Tây cũng như nhiều nơi khác thuộc Châu Âu.


Giá nhà trong các khu đô thị mới (ĐTM) thường gắn liền với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mà các chủ đầu tư quảng cáo. Nên việc thay đổi quy hoạch mà ảnh hưởng xấu tới hạ tầng đều là sự xâm phạm trực tiếp quyền lợi của khách hàng.


Sản xuất càphê đối mặt nhiều thách thức Lao Động
Không chỉ khốn đốn vì càphê rớt giá, người trồng càphê ở Tây Nguyên đang phải đối mặt với những khó khăn do giá vật tư leo thang, biến đổi khí hậu làm tăng thêm chi phí, giảm năng suất.


Vietnam man kills sons, self, as wife files fourth divorce request (M&C)

- Quán cà phê Givral không còn nữa (RFA). Qua proxy. – Một phần hồn của Sài Gòn lại ra đi… (VNN)
- Hôm nay 12-4, trình UNESCO hồ sơ về cao nguyên đá Hà Giang (TTrẻ)
- Cổ vật ‘rơi lệ’ rồi ra đi theo tiếng gọi tiền bạc (VNN)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chứng kiến được Đại lễ 1.000 năm Thăng Long
Ngay sau khi TS đăng bài "Lừa đảo những chiêu khuyến mãi giá sốc hàng điện máy", Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương đã vào cuộc làm rõ. Trao đổi với TS, ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết sẽ xử lý nghiêm nếu có vi phạm như TS nêu.


Hơn 40% thịt và sản phẩm từ thịt nhiễm khuẩn VOV
Theo Bộ Y tế, hơn 40% trong tổng số trên 1.400 mẫu thịt và sản phẩm từ thịt được kiểm tra nhiễm vi khuẩn Salmonella; 9% số mẫu nhiễm vi khuẩn listeria-loại vi khuẩn gây các bệnh về đường tiêu hóa.

Sử dụng rộng rãi cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam Bee
Đầu tiên sẽ tập trung vào 3 loại là ngô, bông, đậu tương, là những mặt hàng nhập khẩu. Còn gạo thì chưa vì đây là mặt hàng nhạy cảm.




Bệnh tả đe dọa, thức ăn vỉa hè vẫn tấp nập
(Dân trí) - Chỉ trong 5 ngày đã liên tiếp phát hiện 4 ca dương tính với bệnh tả và 3 trường hợp khác nghi nhiễm. Nguồn gốc nhiễm bệnh nhiều khả năng đến từ thức ăn đường phố, song người dân vẫn tỏ ra thờ ơ trước bệnh dịch này.
>> TPHCM: Bé 2 tuổi nhiễm khuẩn tả từ mẹ
>> TPHCM: Trường hợp thứ ba dương tính với khuẩn tả


Khát nguyên liệu thủy sản NLĐO
Nhiều nhà máy phải cử nhân viên đi các nơi lùng sục tìm mua nguyên liệu


TT - Chi cục Thủy lợi tỉnh Đồng Tháp cho biết mùa khô năm nay mực nước thấp hơn nên toàn tỉnh có trên 200 tuyến kênh mương bị cạn kiệt, khiến hơn 80.000ha lúa hè thu có khả năng thiếu nước tưới. Hiện các huyện thị đang nạo vét 219 công trình thủy lợi đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho hơn 52.000ha đất canh tác với tổng kinh phí 107 tỉ đồng.


Khát nước ngọt! VOV
Do ảnh hưởng của khô hạn và xâm mặn, 65.000 dân ở 4 xã ven biển của huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đang phải sống trong cảnh thiếu nước ngọt nghiêm trọng.




Đơn “xin”... phá rừng
Để có đất tái định cư cho các hộ dân thuộc diện di dời giải tỏa ở dự án xây dựng thủy điện Sông Tranh 2, Ban quản lý (BQL) dự án thủy điện 3 (Tập đoàn điện lực VN) đã đề xuất với UBND tỉnh Quảng Nam xin phá 745 ha rừng phòng hộ.



Hỗ trợ nhà cho người phải di dời do dự án thủy điện
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện. Theo đó, hộ tái định cư tập trung, xen ghép, hộ sở tại bị thu hồi đất ở, ngoài số tiền bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình phụ... còn được hỗ trợ làm nhà với mức một nhân khẩu tương đương với chi phí xây dựng 5m2 sàn.



Dân đói, bỏ ruộng hoang vì đất thải cao lanh Bee
Đất thải của mỏ cùng nước mưa chảy theo Suối Lụ, vùi lấp nhiều diện tích lúa dọc suối.


Thủy điện 'xua' du khách (ĐV 11-4-10) -- Một ví dụ của "ngoại ứng"? (externalities)

Hãy cứu sông Đồng Nai (TN 11-4-10)


"Tận diệt" thú rừng Vườn quốc gia Vũ Quang Bee
Ông bạn nối khố ở Vũ Quang- Hà Tĩnh tuyên bố “Cậu thích món thịt gì ở đây có tất”.


Tiền mất, dân vẫn khát
Để giải quyết nhu cầu nước sạch cho dân của 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số Đăk Ri Dốp, Đăk Ri Peng 1 và Đăk Ri Peng 2 ở xã Tân Cảnh (H.Đăk Tô, tỉnh Kon Tum), năm 2002 Nhà nước đã xây dựng cho 3 làng 114 giếng nước với tổng mức đầu tư trên 581 triệu đồng, do UBND xã Tân Cảnh làm chủ đầu tư.



Hoa Kỳ ‘đóng vai trò trung lập’ trong vấn đề sông Mekong VOA
Trong thời gian qua, các đập thủy điện của Trung Quốc bị coi là yếu tố góp phần làm giảm lưu lượng dòng chảy của sông Mekong



Việt Nam ‘không liên quan’ trong vụ công ty Mỹ bị cấm tham gia dự án VOA
World Bank nói rằng việc cấm này là do Glocoms, công ty tư vấn quản lý có trụ sở tại Mỹ, đã ‘có hành vi gian lận’


Undocumented migrants arrested heading to Australia from Sri Lanka (M&C)
Phản đối VTC phát hành Game trung hoa anh hung. Cùng kí tên Diễn đàn Hoàng Sa by gà trụi lông
Kính gửi :
Ông Tô Huy Rứa, Ủy Viên Bộ Chính Trị, trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương
Ông Thái Minh Tần TGĐ Tổng công ty VTC
Ông Hoàng Trọng Hiếu PGĐ truyền thông VTC game
Đồng kính gửi các game thủ Việt Nam trong và ngoài nước

Vừa qua ngày 11/4/2010, trên trang web chính thức của VTC có đăng tải thông tin về việc sẽ phát hành một Game mới do VTC phân phối, được nhập về từ Trung Quốc.
http://www.vtc.vn/thegioigame/397-24...a-anh-hung.htm
"Ông Hoàng Trọng Hiếu, PGĐ truyền thông phía VTC Game khẳng định, VTC Game sắp phát hành Trung Hoa Anh Hùng tại Việt Nam"
Tôi không phải là một Game thủ nên không biết gì nhiều về đặc tính của Game nhưng qua một số hình ảnh và đoạn giới thiệu:
"Tuy lấy bối cảnh cổ xưa nhưng vẫn chứa đựng rất nhiều chi tiết hiện đại như bikini, súng ống, máy bay..."
mang tính bạo lực và kích động.
Nhưng đặc biệt và đáng quan tâm hơn hết đó là tên của Game, một cái tên gây nhiều bức xúc trong giới game thủ và giới trẻ Việt Nam.
Nội dung và cốt truyện của game "trung hoa anh hùng" nhăc tới các nhân vật trung quốc, nếu các bạn thiếu niên khi chơi game này sẽ chẳng còn nhớ đến các Anh Hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà trong đầu họ có lẽ chỉ toàn những vị trong các cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp của trung quốc. Điều này hết sức nguy hiểm khi một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ có tư tưởng lệch lạc, thần tượng, sùng bái những tướng lĩnh trung quốc thậm chí là những nhân vật không có thật.
Vẫn biết kinh doanh thu lợi nhuân là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, nhưng không vì thế mà danh dự Dân Tộc bị xúc phạm (một dân tộc đã từng đô hộ Dân Tộc Việt Nam, một đất nước đã từng gây chiến với Việt Nam được gọi là anh hùng).
Sự ảnh hưởng về tư tưởng, văn hóa của một Game như vậy chắc chắn sẽ không nhỏ với số lượng thành viên Game thủ của VTC.

Vì vậy kiến nghị VTC đổi lại tên cho game khi phát hành, và giảm bớt tối đa yếu tố trung hoa trong game.
Kình mong Ban Tuyên Giáo Trung Ương có sự quan tâm thích đáng đối với một loại hình văn hóa giải trí này.

Nếu VTC kiên quyết không từ bỏ dự án game này, tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng Game thủ Việt Nam trong và ngoài nước hãy cũng nhau tẩy chay tất cả các Game của VTC để VTC có một cái nhìn mới về danh dự Dân Tộc và lợi nhuận trong kinh doanh.

Kí tên: Gà Trụi Lông

Nếu chúng ta cùng nhau quyết tâm bài trừ các Game của trung quốc thì sẽ tạo ra một làn sóng lớn ảnh hưởng đến các nhà nhập khẩu và phát hành game trong nước.

hãy cùng nhau gửi thư về hòm thư của ban tuyên giáo tctg@tuyengiao.vn để có sự quan tâm thích đáng đến vấn đề này.

gửi trên yahoo: "VTC đang chuẩn bị phát hành một Game mới của Trung Quốc, tên Game là "Trung Hoa Anh Hùng", một cái tên gây phản cảm và bức xúc trong giới trẻ. Chúng ta hãy cùng nhau tẩy chay VTC. 5 giây để tin nhắn này cho tất cả list của bạn. Hãy làm gì có ích cho dân tộc. chúng ta là thế hệ trẻ của Việt Nam"

Mỹ run vì Trung Quốc "ghìm" đồng nhân dân tệ

Người chết cũng tham gia biểu tình ở Thái Lan Đất Việt
Người biểu tình của phe “áo đỏ” Thái Lan hôm nay mang nhiều quan tài diễu hành khắp Thủ đô Bangkok nhằm phản đối “sự đàn áp của Chính phủ”.

Trung Quốc - Tin Tặc: I Was Hacked in Beijing (NYT 9-4-10) -- Đọc để thấy một nhà báo chân chính, nạn nhân của tin tặc ở Bắc Kinh, tường thuật vụ việc như thế nào!
Thái Lan: The root of Thailand's violence (New Statesman 11-4-10) -- Nhìn từ phái Tả của Anh quốc. "Can democracy take root when you have a God-King?"

Chuyện trong làng kinh tế: Wresting the Economic Debate Away from the Economists (Justin Fox, Harvard Business Review blog 31-3-10)



Tổng số lượt xem trang