Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010

3/4

Các quần đảo và việc phân định biển ở Biển Đông
Đọc toàn bộ tài lệu này dưới dạng PDF:Cac-quan-dao-va-viec-phan-dinh-o-bien-Dong.pdf
Trung Quốc điều tàu tới Trường Sa
Trong những ngày này, Trung Quốc đang điều 2 tàu tuần ngư đến vùng biển Trường Sa.
Và cũng trong những ngày này, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Binh Minh viếng thăm Trung Quốc để “Hai bên cam kết củng cố sự hiểu biết và tin cậy giữa 2 nước, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung không ngừng phát triển theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” ( vietnamnet.vn).

Một cái tát vỗ mặt vào Bộ Ngoại giao Việt Nam, mà cụ thể là ông Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói riêng, lãnh đạo VN nói chung.

- Đông Á sẽ bị tổn thương nếu không bảo vệ biển (KTĐT)
Bắc Kinh tăng cường tuần tra trên Biển Đông trong lúc tranh chấp với VN vẫn tiếp diễn.
Theo Monster and Critics
nguồn: http://www.monstersandcritics.com/news/asiapacific/news/article_1545248.php/Beijing-beefs-up-South-China-Sea-patrol-amid-friction-with-Vietnam
Bắc Kinh (TQ) – Trung Quốc hôm thứ Năm đã gửi 2 tàu tuần tra đến vùng biển tranh chấp ở Biển Đông tron khi những xích mích về việc đánh bắt hải sản với Việt Nam vẫn còn đang diễn ra.
Phỏng theo Cơ Quan Thông Tấn Trung Quốc thì hai tàu quản lý đánh bắt khởi hành từ phía Nam đảm Hải Nam này đánh dấu bước đầu của kế hoạch đầu tiên từ phía Trung Quốc nhằm sử dụng hai tàu tuần tra để kiểm soát các vùng biển gần quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là đảo Nam Sa.
Cơ quan thông tấn này cho biết rằng các viên chức đã nói rằng “Hoạt động liên kết tuần tra Nam Sa này có mục đích ngăn chặn việc đánh bắt lậu và bảo vệ mức sản xuất bình thường cũng như cuộc sống của ngư dân Trung Quốc.”
Các viên chức TQ nói rằng hoạt động liên kết hai tàu tuần tra này bước đầu sẽ kéo dài khoảng 1 tháng nhưng thời hạn này có thể gia tăng thêm. Hai tàu tuần tiễu này là những tàu tuần tiễu lớn nhất và nhanh nhất của cục quản lý đánh bắt hải sản Trung Quốc, được hoán chuyển từ tàu hải quân với trọng lượng 4,450 tấn.
Cơ quan thông tấn này cũng cho biết rằng những thuyền đánh cá của Trung Quốc đã bị tấn công và thu giữ trong khu vực này hơn 300 lần kể từ năm 1994 với kết quả là 25 người ngư dân Trung Quốc đã thiệt mạng và 1,800 ngư dân khác bị bắt giữ.
Việc khởi động kế hoạch tuần tra này tiếp nối việc Việt Nam phản đối tàu tuần tra hải quân Trung Quốc bắt giữ 1 tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam hôm 22 tháng 3 gần quần đảo Hoàng Sa, còn gọi là Tây Sa bởi phía Trung Quốc.
Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc đã nhiều lần bắt giữ tàu đánh cá của Việt Nam gần 2 quần đảo này trong nhiều năm gần đây. Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của chính quyền miền Nam VN cũ cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm vào năm 1974.
Những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã gia tăng kể từ tháng Năm vừa qua khi các quốc gia trong vùng bắt đầu đệ trình công bố chủ quyền biển đảo theo Quy Ước LHQ về Luật Biển. Trong một cuộc hội thảo về tranh chấp chủ quyền thềm biển đảo ở Hà Nội vào tháng 11, các chuyên gia nhận xét rằng những tranh chấp rất có thể sẽ kéo dài hàng chục năm.
Người ta cho rằng khu vực chung quanh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có tiềm ẩn số lượng dầu hỏa và khoáng sản đáng kể.

02-04-2010

Hà Nội – Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định Việt Nam sẽ bảo vệ việc đòi chủ quyền của mình đối với các hòn đảo đang tranh chấp với Trung Quốc, trong một chuyến viếng thăm một hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), truyền thông nhà nước đưa tin hôm thứ sáu.

Chủ tịch nói vào hôm thứ năm tại đảo Bạch Long Vĩ: “Chúng ta sẽ không cho phép bất cứ ai xâm phạm lãnh thổ của chúng ta, biển và hải đảo của chúng ta. Chúng ta sẽ không nhượng bộ, thậm chí một tất đất cho bất cứ ai”.

Ông Nguyễn Minh Triết đã đi cùng hai tàu hải quân Việt Nam trong chuyến viếng thăm hòn đảo nằm giữa Việt Nam và đảo Hải Nam Trung Quốc.
Việt Nam đã kiểm soát Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng một số quan chức Trung Quốc tranh chấp về chủ quyền của Việt Nam đối với hòn đảo này.

Căng thẳng gia tăng trong năm qua giữa Việt Nam và Trung Quốc do các mâu thuẫn trong việc đòi chủ quyền trên các hòn đảo và lãnh thổ hàng hải ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc thông báo đã đưa hai tàu quản lý đánh cá tới tuần tra trong khu vực tranh chấp.

Sự việc xảy ra theo sau thông báo của Việt Nam hôm thứ ba là nước này đã chính thức phản đối việc hải quân Trung Quốc thu giữ một chiếc thuyền đánh cá Việt Nam hôm 22 tháng 3 gần quần đảo Hoàng Sa.

Từ tháng 8 tới tháng 10, Trung Quốc đã bắt giữ một số tàu thuyền đánh cá và các thuyền viên khi họ cố tìm nơi tránh bão tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 2 tháng 2, một chủ tàu đánh cá Việt Nam báo cáo rằng một tàu tuần tra Trung Quốc đã dừng lại và lên thuyền của ông, thu giữ 500 kg cá và các trang thiết bị.

Ngoài Trung Quốc và Việt Nam, năm quốc gia khác trong khu vực có xung đột khiếu nại về lãnh thổ hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Trong một hội thảo hồi tháng 11 tại Hà Nội về khu vực lãnh thổ hàng hải đang tranh chấp, các chuyên gia nói rằng tranh chấp có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.
Khu vực xung quanh Trường Sa và Hoàng Sa được tin là có dầu hỏa dưới đáy biển và trữ lượng khoáng sản đáng kể.
Người dịch: Ngọc Thu, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

TÀU NGƯ CHÍNH HỘ TỐNG 16 CHỮ VÀNG KHỐNG CHẾ BIỂN ĐÔNG
Đinh Kim Phúc *
Trong những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 2010, tại Bắc Kinh, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với một số lãnh đạo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hai bên khẳng định tầm quan trọng và quyết tâm phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Hai bên cam kết củng cố sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.
Nhưng cũng vào lúc đó, lúc mà hai người “đồng chí tốt” bàn chuyện hữu hảo thì Hãng thông tấn Trung Quốc (China News Agency) cho biết lễ khai trương đợt tuần tra chung tại Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) đã được Bộ Nông nghiệp nước này tổ chức vào sáng thứ Năm 01/04/2010 tại thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam.
Hãng thông tấn Trung Quốc còn nói rõ : “Trọng tâm của đợt tuần tra là chống cướp biển, chống nước ngoài xâm phạm nguồn lợi và bảo vệ tính mạng cùng công việc sản xuất của ngư dân Trung Quốc”.
Được biết, trong lần ra khơi này Trung Quốc đã huy động tàu ngư chính 311 là loại hiện đại nhất hiện nay (thuộc cục ngư chính Nam Hải) và tàu ngư chính 202 (thuộc cục ngư chính Đông Hải). Trong đó đây là lần đầu tiên tàu ngư chính 202 vươn đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tàu Ngư Chính 311
Việc điều hai tàu chủ lực được cho là bước “triển khai mới” trong chiến lược tuần tra nghề cá của Trung Quốc. Quyết định điều tàu ra Trường Sa cho thấy động thái ngày càng thô bạo của chính quyền Trung Quốc trong việc xâm lấn chủ quyền và nguồn lợi ở Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia của nước ta một cách trắng trợn
Những việc làm kể trên của nhà nước Trung Quốc kết hợp với các cuộc bắt bớ, đòi tiền chuộc không khác gì những tên cướp biển thời Trung cổ đối với ngư dân Việt Nam cho thấy những người lãnh đạo Trung Quốc hiện nay muốn chứng tỏ “Chủ quyền thuộc ngã” đối với biển Đông. Hi vọng đây chính là gáo nước lạnh cuối cùng làm tỉnh giấc cho những ai còn mơ màng về tư tưởng đại Hán.

Tàu đánh cá của ngư dân Quãng Ngãi lại bị tàu “lạ” đục thủng trên biển
Trung Quốc cần phải tôn trọng chủ quyền quốc gia của Việt Nam và công ước về Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Từ trước đên nay,Việt Nam trước sau như một khẳng định chủ quyền và có đầy đủ bằng chứng chứng minh chủ quyền duy nhất của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhân đây chúng tôi cũng xin nhắc lại thái độ của nhà cầm quyền Trung Quốc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đối với một số vụ việc trên biển Đông:
“Năm 1899, sau một số vụ đắm tàu ở các rạn san hô ngoài khơi Hoàng Sa, một kế hoạch đã được soạn thảo cho việc lắp đặt một ngọn hải đăng. Nhưng kế hoạch bị bỏ quên trong đống hồ sơ của chính quyền.

Các vụ đắm tàu đã đặt ra câu hỏi gia tăng về số vụ tranh chấp mà mọi người quan tâm, vì các vụ đắm tàu này cho thấy Trung Quốc đã không thừa nhận bất kỳ quyền hạn (trách nhiệm) nào của chính họ đối với Hoàng Sa.


Hai trong số các vụ tàu đắm tàu, tàu Bellona (chìm vào năm 1895 trên các rạn san hô ở phía bắc) và tàu Maru Imezi (chìm vào năm 1896 ở Amphitrite) đang chuyên chở hàng hóa là đồ bằng đồng được bảo hiểm bởi các công ty của Anh.

Sau nỗ lực thu lượm xác tàu chìm một cách vô vọng, các con tàu đã bị bỏ mặc. Vài người Trung Quốc trong những chiếc ghe tam bản và những chiếc thuyền nhỏ, miệt mài lấy từ đống đổ nát một số đồng và đưa đến đảo Hainam, để bán lại cho các chủ tàu. Các công ty bảo hiểm sau đó lại muốn sự can thiệp của Lãnh sự Anh ở Hội-Hào, cố gắng bắt chính quyền địa phương Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các vụ đắm tàu.

Nhà chức trách Trung Quốc đã từ chối mọi trách nhiệm, luôn nói rằng Hoàng Sa đã không thuộc về Trung Quốc, và rằng các đảo này không thuộc bất kỳ phần nào của đảo Hải Nam, qua đó họ ngầm đẩy trách nhiệm lên chính quyền Đông Dương…

Đã nhiều lần lãnh sự Pháp tại Hội-Hào đã có kháng nghị chống lại vụ ngư dân Trung Quốc bắt cóc phụ nữ và trẻ em của các ngư dân Việt Nam , rồi đem bán họ ở các cảng ở Hải Nam” (1).

Hơn 50 năm sau, trong “Tuyên bố của Tổng thống (VNCH) về chính sách đầu tư ở VN ngày 5/3/1957”, chúng tôi thấy có những thông tin quan trọng được nhắc đến:

Phần II.
Thông tin chung về kinh tế và tài chính
6 : nguyên liệu thô sẵn có ở Việt Nam .
C Quặng mỏ.
Tổng số sản lượng hiện có ước tính khoảng 9.500.000 tấn trong đó có 4.750.000 tấn có trên 20% hàm lượng phosphor” (2).

Hiện nay chúng tôi chưa phát hiện ra tài liệu của chính phủ CHND Trung Hoa bày tỏ sự phản đối trong thời điểm lúc bấy giờ đối với tuyên bố của Tổng thống VNCH.
Chúng ta kiên trì đòi hỏi Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và công ước về Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và chấm dứt các hành động khiêu khích, xâm lấn thô bạo hiện nay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trong lần đến thăm Quân chủng Hải quân ngày 1/4/2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định “Đảng và Nhà nước, Quân đội và Hải quân NDVN nhất quán với chủ trương giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ trên biển bằng con đường ngoại giao, đối thoại, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi nước; gìn giữ môi trường hòa bình trên biển. Song, Việt Nam cũng nhất quán với chủ trương: Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trong mọi tình huống”.
Chú thích:
(1)(2) Nguồn tài liệu này của Vietnam Center and Archive, một tổ chức tập hợp tài liệu của Mỹ thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam. Đang lưu trử tại kho tư liệu Thư viện Văn phòng QH Mỹ)

- Nhân tai trên biển (LĐộng). Chỉ “lạ” một điều là, hành động bắt giam ngư dân Việt Nam, tịch thu tài sản và đòi tiền chuộc của phía nước ngoài được lặp đi lặp lại một cách “quen thuộc” mà những người bị nạn của phía Việt Nam vẫn phải cam chịu trong bất lực mà thôi”.
Có chi đâu mà “lạ” khi đã quá rõ Trung Quốc là thủ phạm của những vụ bắt bớ, cướp bóc ngư dân ta lâu nay, nhưng bài báo nầy cũng chỉ dám nói tới chữ “nước ngoài” thôi. Hu hu!




- Tuổi trẻ đưa tin nầy có rõ hơn VNN hồi sáng chút: Hội Địa lý Mỹ bắt đầu sửa thông tin sai trên bản đồ. Nhưng vẫn chưa đạt. Theo BS, nên nêu đầy đủ hơn qua đường dẫn nầy gồm 16 bản đồ, trong đó thể hiện rõ vẫn còn có bản đồ thế giới mà NGS chưa sửa chữ “China”, gồm: Bản đồ khu vực Pacific 1; Bản đồ khu vực Pacific 2; Bản đồ Thám hiểm Thế giới:
- Chuyện về ngư phủ can trường 25 năm về trước (TTX). – Tàu cá qua biển nước khác phải có người biết ngoại ngữ (TTrẻ)

Việt Nam ủng hộ Myanmar thực hiện lộ trình dân chủ hóa
Thủ tướng VN khẳng định ủng hộ Myanmar thực hiện Lộ trình 7 bước về dân chủ hóa, tiến tới tổ chức tổng tuyển cử công bằng và tự do trong năm nay.

Góp ý cho Đảng phải tránh hình thức
TT - Ngày 2-4, ông Lê Thanh Hải - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM - kết luận bế mạc hội nghị lần 19 Ban chấp hành Đảng bộ TP.



Quảng Nam hào phóng với đất trồng rừng
Bài viết số 11 của nhóm phóng viên VietNamNet điều tra về việc cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn đề cập tới việc tỉnh Quảng Nam cho công ty Innov Green thuê khoảng 30.000 ha đất trồng rừng chỉ với giá 2,75 đồng/ m2 trong vòng 50 năm. Như vậy so sánh với giá cả thị trường hiện nay, tiền cho thuê 1 m2 đất trong vòng một năm chỉ mua được một cọng rau muống.
Nghi ngờ về tính hiệu quả của dự án cho thuê rừng tại tỉnh Quảng Nam và lo ngại việc người dân ở đây sẽ thiếu đất canh tác, nhóm phóng viên đặt câu hỏi tới những nhà chức trách liệu quỹ đất cho người dân nghèo miền núi trong 50 năm tới sẽ như thế nào và họ sẽ sống ra sao khi đất canh tác không còn.

Việc sửa chữa tàu gửi một tín hiệu rõ ràng tới Trung Quốc

Greg Torode – phóng viên trưởng phụ trách châu Á
02-04-2010


Một tàu cung cấp của hải quân Hoa Kỳ đã hoàn thành việc sửa chữa mở rộng gần vịnh Cam Ranh, Việt Nam – một dấu hiệu mới cho thấy sự hợp tác thầm lặng giữa hai kẻ thù cũ mà các nhà phân tích tin rằng điều này gửi một tín hiệu chiến lược tới Trung Quốc, do nước này ngày càng gia tăng sự khẳng định trong việc đòi chủ quyền của họ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Các viên chức Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ đã xác nhận với báo South China Morning Post rằng hợp đồng sửa chữa tàu USNS Richard E. Byrd đã hoàn thành trong 16 ngày hồi tháng qua. Họ mô tả như là một sự hợp tác về thương mại hơn là quân sự, nhưng nói rằng đó là một phần của nỗ lực “tiếp tục xây thêm khả năng trong trường hợp khẩn cấp và sửa chữa trong các cuộc hành trình”.

Đây là lần gần nhất trong thời hiện đại mà hải quân Hoa Kỳ đến Vịnh Cam Ranh – căn cứ chiến lược quan trọng với nước sâu do Mỹ xây trong chiến tranh Việt Nam, nhưng đã rơi vào tay Liên Xô ở đỉnh cao của cuộc chiến tranh lạnh – trước ngày kỷ niệm 15 năm mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington.

Đây chỉ là chiếc tàu thứ hai của Mỹ được sửa chữa tại Việt Nam.
Con tàu dân sự 40.000 tấn được sửa chữa tại nhà máy đóng tàu Cam Ranh của nhà nước ở gần vịnh Vân Phong, gần thành phố nghỉ mát Nha Trang. Các xưởng đóng tàu Việt Nam nhanh chóng mở rộng cho thấy họ có thể nhận một loạt các tàu quân sự từ Mỹ và các quốc gia khác – tất cả nằm trong một phần chính sách âm thầm mở rộng việc xây dựng một loạt mối quan hệ hữu nghị chiến lược để đối phó với việc gia tăng của hải quân Trung Quốc.

GS Carl Thayer, chuyên gia phân tích kỳ cựu về quân đội Việt Nam và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) thuộc Học viện Quốc phòng Úc nói rằng, hành động này có ý nghĩa quan trọng trên nhiều mặt trận.

Ông Thayer nói: “Nó làm nền tảng cho nhiều cuộc viếng thăm hơn và mối quan hệ quân sự rộng lớn hơn và nó sẽ làm cho các viên chức Việt Nam thích nghi hơn với tàu Mỹ”.

“Cùng lúc, nó gửi một tín hiệu chiến lược, mặc dù gián tiếp, đến Trung Quốc – Việt Nam có thể biện minh cho tất cả sự hợp tác này chỉ là thương mại, nhưng Bắc Kinh sẽ thấy được ý nghĩa”.

Phát ngôn của Đệ thất Hạm đội, Hạm trưởng Jeff Davis cho biết, sự hiện diện của con tàu không phải là các hoạt động trao đổi quân sự mà là viếng thăm thương mại tới một xưởng đóng tàu dân sự. “Chúng tôi xem đây là một cơ hội để xây dựng một khả năng sửa chữa trong trường hợp khẩn cấp,” ông nói, lưu ý rằng nó tiết kiệm “tiền đóng thuế của dân Mỹ qua việc giảm bớt những lần quá cảnh”.

“Chúng tôi có các hợp đồng với các nhà máy đóng tàu thương mại ở một số nước châu Á như Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ để cung cấp sửa chữa trong các chuyến đi. Qua việc sử dụng các nhà máy đóng tàu thương mại ở một số nước, chúng tôi rút ngắn thời gian dừng tàu do bốc hàng ở cảng tại bất kỳ một nơi nào”.
Phân tích gia Thayer nói, ông cũng lưu ý rằng các quốc gia khác chỉ làm việc đó trong khu vực khi đã là đồng minh hoặc đối tác chiến lược của Hoa Kỳ.

“Rất thú vị khi thấy Việt Nam dường như đi tới gần hơn với các nước trong tư duy chiến lược của Mỹ, Bắc Kinh sẽ nhận ra ý nghĩa đó.

“Nó có logic riêng, nhưng nó cũng cung cấp thông tin về những gì đang diễn ra trong mối quan hệ – cho thấy cơ hội âm thầm xây dựng và phát triển mối quan hệ quân sự rộng hơn,” GS Thayer nói.

Việc sửa chữa và làm sạch trên diện rộng với giá hơn $382.000 đô la, đã được giữ im lặng ở Việt Nam, và các viên chức ở Hà Nội vẫn chưa chính thức bình luận về điều này. Nói riêng, các viên chức Hà Nội được báo động do sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nơi hai nước đều đòi chủ quyền trên cả hai quần đảo chiến lược Hoàng Sa và Trường Sa và đang tranh giành trong các hợp đồng khai thác dầu với các công ty quốc tế.

Cùng lúc, một quốc gia độc lập đang cố gắng duy trì quan hệ tốt đẹp với các cường quốc mà không phải chịu ơn bất kỳ nước nào.
Trong khi đó, Hoa Kỳ ngày càng khẳng định lợi ích riêng của mình qua việc tuần tra nơi mà họ khẳng định là vùng biển quốc tế trong khu vực.

Lời trình bày chi tiết trong buổi điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ tuần trước, Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard lên tiếng lo ngại về việc phát triển quân sự liên tục của Trung Quốc, và Mỹ cũng lưu ý tới mối quan hệ quân sự với Việt Nam “tiếp tục cải thiện”.

Ông cũng nói là các nước trong khu vực đã cảnh báo ông rằng, Hoa Kỳ không thể xem các mối quan hệ an ninh luôn vững chắc trong khi trước mắt Trung Quốc luôn tìm kiếm sự tiếp cận và ảnh hưởng riêng.

Quan hệ quân sự Việt – Mỹ đã phát triển dần từ các chuyến tàu viếng thăm hàng năm để thảo luận về hợp tác trên tất cả các lĩnh vực về quân vụ.

Washington đã để mắt tới thỏa thuận toàn diện về dịch vụ và tái cung cấp cho các con tàu của họ – điều mà họ làm để bảo đảm sử dụng hàng loạt các cảng chiến lược – trong khi Hà Nội rất muốn được mua nhiều loại vũ khí và trang thiết bị từ Mỹ.

Hiện tại họ đang nhắm tới rada [do thám] ven biển trong số các thiết bị khác.
Các viên chức Hoa Kỳ từ lâu đã lặp đi lặp lại các gợi ý về việc muốn được quay trở lại Vịnh Cam Ranh, nơi có thể sớm được các chuyên viên kỹ thuật Nga xây lại để chứa sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo mà Moscow đang bán cho Hà Nội.

Không rõ mấy chiếc tàu ngầm – với mục đích ngăn chặn sự gia tăng quân sự của Trung Quốc – sẽ được đậu ở đâu, nhưng Nga đã đặt các tàu ngầm trang bị hạt nhân tại Cam Ranh – hải cảng tự nhiên tốt nhất trong khu vực – trong thập niên 80, cùng một căn cứ gián điệp điện tử bao phủ khắp khu vực.
Người dịch: Ngọc Thu, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông



Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đề nghị các tổ chức nhân dân, các cá nhân Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục chủ động phát huy sáng kiến, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, trao đổi để góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác và tin cậy giữa nhân dân hai nước.

Google sees Web attack in Vietnam (WSJ 1-4-10)-- Hôm nay tin này lên trang 1 của Wall Street Journal

Nguyễn Minh - Xin đóng góp một việc làm nhỏ
Tôi là một độc giả thường xuyên của diễn đàn Dân Luận ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Sự truy cập diễn đàn này có lúc dễ dàng, có lúc khó khăn, nhưng tôi và các bạn vẫn thường chỉ cho nhau những cách vượt tường lửa để không bị các tường lửa vô duyên này bịt mắt chúng tôi nhìn ra thế giới bên ngoài.

Một trong những bài mà tôi thích thú đọc là bài "Hãy bắt đầu bằng từng bước nhỏ để đạt một thay đổi lớn" của Nguyễn Ngọc. Đúng vậy, nếu mỗi người Việt Nam chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ, thì kết quả chung sẽ rất lớn. Bài viết của Nguyễn Ngọc cũng gợi lại cho tôi một bài học đấu tranh khá lý thú của người dân Chile chống lại chế độ quân phiệt của nhà độc tài Pinochet.

Vào đầu thập niên 80, sự cai trị sắt máu của Pinochet đã gieo sự sợ hãi kinh hoàng đối với người dân Chile. Tất cả những ai chống đối đều bị đưa vào tù hay bị thủ tiêu.
Đến 1983, để tháo gỡ vòng kim cô sợ hãi vô hình đang xiết chặt trong đầu của từng người dân, những nhà đấu tranh cho dân chủ ở Chile đã có sáng kiến là kêu gọi mọi người phản đối bằng những bước nhỏ. Khởi đầu, họ kêu gọi tất cả người dân biểu lộ sự phản đối của mình bằng cách mọi việc đều chậm lại trong cùng một ngày. Như đi thật chậm trên đường phố, lái xe chậm, làm việc chậm, ăn uống chậm. Điều bất ngờ là ngay ngày đầu tiên kêu gọi, mọi việc ở thủ đô Santiago và các thành phố lớn khác của
Chile đều chậm lại hẵn. Rõ ràng, một việc làm rất nhỏ của từng người đã làm rung chuyển chế độ quân phiệt. Vì sau đó, những hình thức chống đối từ từ leo thang, như kêu gọi nhau cùng gõ nồi niêu, xoang chảo vào lúc 20g, đến việc rũ nhau đến cửa nhà tù cắm hoa để tuyên dương tinh thần tranh đấu cho dân chủ của những người đang cầm tù. Từ hành động đi bộ chậm lại, sức mạnh chống đối tăng dần và tất cả đã hội tụ lại để đánh bại Pinochet trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1988.

Bài học đấu tranh của dân Chile làm cho tôi suy ngẫm rất nhiều. Người Việt Nam chúng ta có thể khởi sự bằng những bước nhỏ như vậy hay không? Vì vậy, khi đọc bài của Nguyễn Ngọc, tôi vô cùng tâm đắc. Đúng, chúng ta phải "đặt mục tiêu càng thấp càng tốt", chúng ta phải "làm từ nhỏ, rất nhỏ trong tầm tay" và chúng ta phải
tận dụng "mọi lúc mọi nơi mọi đối tượng".

Khởi đi từ những bước nhỏ như thế nào? Chúng ta chưa có những nhà lãnh đạo đối lập lớn, đủ uy tín để kêu gọi mọi người đi chậm lại như ở Chile. Chúng ta chưa có một hệ thống nhân sự như công đoàn solidarnosc ở Ba Lan để giúp ông Walesa chuyển tải chỉ thị và vận động đình công. Như vậy chúng ta phải làm sao? Theo tôi, chúng ta nên gợi ý cùng nhau khuyến khích mọi người cùng làm một số việc nhỏ, có ý nghĩa như ông Nguyễn Ngọc đã đề nghị.

Riêng cá nhân tôi, sự bức xúc lớn nhất là vấn đề lấn chiếm của Trung Quốc đối với Việt Nam. Chúng ta đã mất Hoàng Sa. Chúng ta gần mất hết Trường Sa. Chúng ta mất đất,
mất biển và chúng ta đang mất Tây Nguyên, khi chính quyền chấp nhận cho Trung Quốc vào khai thác bô xít tại đây.

Tôi và vài người bạn thường chia sẻ nhau những bức xúc này. Nhưng làm gì đây? Cách đây không lâu, tôi thấy có người vẽ mấy chữ "HS.TS.VN" trên tường ở thành phố Vinh,
hay dán trên xe ở Hà Nội. Họ muốn nói lên cho mọi người cùng biết là "Hoàng Sa, Trường Sa vĩnh viễn là của Việt Nam". Nhưng nếu công khai bày tỏ điều này,
thì họ sợ sẽ cùng chung số phận như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng,... Vì vậy họ đã viết tắt bằng 6 chữ "HS.TS.VN". Tôi cho đây là một việc làm nhỏ, nhưng có ý nghĩa lớn.

Tôi và vài người bạn đã quyết định cùng làm theo, như là một đóng góp nhỏ của mình cho việc chung. Vào hai ngày 30 và 31 tháng 3 vừa qua, chúng tôi đã tổ chức "hành quân" qua một số địa điểm ở thành phố Hồ Chí Minh, để xịt lên tường 6 chữ "HS.TS.VN". Tôi muốn chia sẻ các hình ảnh này với bạn đọc của Dân Luận như một hành động hưởng ứng lời kêu gọi "Hãy bắt đầu bằng từng bước nhỏ để đạt một thay đổi lớn" của Nguyễn Ngọc. Tôi mong rằng nhiều bạn khác ở khắp nơi cũng làm những việc nhỏ như vậy, để chúng ta cùng nói lên lòng yêu nước và bày tỏ sự bất bình đối với chính quyền đã và đang có thái độ nhu nhược đối với hành động lấn chiếm của Trung Quốc.

Nguyễn Minh

img001.jpg

img002.jpg

img003.jpg

img004.jpg

img005.jpg

img006.jpg

img007.jpg

img008.jpg


(anhbasam luôn có những lời bình rất đắt)
- Chuẩn bị lễ dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ Trung Quốc (talawas). Qua proxy. – Quanh vụ nầy, blogger Gốc Sậy có bài HÃY HẾT SỨC TỈNH TÁO !
Tác giả đặt vấn đề đúng là tỉnh táo và sắc sảo, nhưng mới trên … giấy. Bởi thời nay ở xứ ta có quá nhiều chuyện không rõ ràng, nên hai chữ “minh bạch” trong chính sách, thông tin, v.v.. được nhắc nhở nhiều mà nghe chừng cứ tối và rối thêm. Phản ứng của công luận là rất cảnh giác với bất cứ hiện tượng nào có vẻ mờ ám, và muốn tìm tới tận cùng bản chất sự việc, những gì đằng sau bộ mặt làm bộ khả ái. Vụ “cho nước ngoài thuê rừng 50 năm” ở nhiều địa phương là một ví dụ.
Vậy thì cái vụ mờ … ảo nầy, thay vì hô hào “tỉnh táo” (để ngưng lên tiếng?), thì nên kêu gọi những người có trách nhiệm, người trong cuộc hãy công khai hóa sự việc, những ai biết gì thêm hãy cho bà con biết. (Vì trước thực trạng thông tin quá khan hiếm và méo mó, dân đen trên mạng đâu dễ có khả năng kiểm tra độ xác thực trước khi lên tiếng được, họ chỉ có thể dóng chuông cảnh báo và cung cấp thông tin bề nổi, tản mạn mà thôi). Trước hết, chính quyền Lạng Sơn nên công bố công khai vụ việc này. Họ có đầy đủ phương tiện truyền thông trong tay đó chớ?! Vậy mà tác giả chỉ chê chính quyền Lạng Sơn là “cực kỳ dở“, và mách nước là “đáng ra phải cáo lỗi về thiếu sót“. Ô hô! Sao ông vội tin vào cái “lỗi” đó vậy, mà không đặt dấu hỏi vì sao họ lại phải lúng túng đến thế?
Còn một điều quan trọng nữa. Đó là chính quyền tỉnh này có làm gì để tưởng nhớ các liệt sĩ và nhân dân của chúng ta đã hy sinh, bị giết hại năm 1979 bởi quân lính Trung Quốc chưa? Có phải vì không làm (được) điều hiển nhiên đó, nên họ đã phải “âm thầm” tổ chức dâng hương cho “liệt sĩ” Trung Quốc (cứ tạm cho là hy sinh trong cuộc chiến tranh VN)?
Nói thêm: lời kêu gọi cuối bài của tác giả nghe … ghê! Không biết lo ngại sẽ xảy ra “giết nhau” tới đâu, chỉ biết là chúng ta đang rất cần giết bớt đi cái sự MỜ ÁM. – Mời xem thêm: Về việc đón cựu chiến binh và Đại sứ Trung Quốc thăm chiến trường biên giới (boxitvn)



Thay đổi mũ đội của CSGT khi làm nhiệm vụ
pictureCông an TP Hà Nội đã báo cáo đề xuất lãnh đạo Bộ Công an trang bị cho lực lượng CSGT - Công an TP Hà Nội khi làm nhiệm vụ chỉ huy, điều hành giao thông thay đổi mũ đội đầu.


Vi phạm về đạo đức lối sống, Trưởng Công an xã bị kỷ luật Đảng
Ông Trần Trường Hận, Trưởng Công an xã Điền Hải (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) bị kỷ luật Đảng vì vi phạm về đạo đức lối sống, chế độ hôn nhân một vợ một chồng.



Kinh tế:

Gian nan tập đoàn kinh tế tư nhân
(Toquoc)-Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam thiếu vắng những DN cỡ vừa để có thể sớm trở thành DN lớn.


- Giải pháp tổng thể đã có, sao vẫn chưa được thể chế hoá? (TVN). “Gia nhập WTO, trong lúc chưa thành cơ hội mà thách thức mở cửa thị trường đang làm mất cân đối cán cân thanh toán ngoại thương, tác động đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế. Tìm lời giải không chỉ từ các chính sách can thiệp hành chính, ngắn hạn. Các giải pháp tổng thể đã có, nhưng sao vẫn chưa được thể chế hóa?


- Nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ vào VN tăng 66% (VOA). Qua proxy.
- Nông dân làm lúa ngập trong nợ (RFA). Qua proxy.

- 5 điều dở của tăng trưởng (blog Mạnh Quân)
- Ở Tổng Cty Xây dựng Đường thủy: Lỗ ngàn tỷ, hòa cả làng – Bài 1: Vòng xoáy nợ nần – đầu tư – thua lỗ (TPhong)




Tại sao doanh nghiệp Việt chưa niêm yết sàn Mỹ? (TT 2-4-10) -- P/v Alan Phan

Doanh nghiệp điêu đứng với lãi suất "cắt cổ"
Nhiều doanh nghiệp ngán ngẩm trước mức lãi suất cho vay quá cao mà các ngân hàng đưa ra.


Kiến nghị gạt vàng khỏi danh sách hàng xuất nhập khẩu
Hiệp hội Kinh doanh vàng dự định kiến nghị Ngân hàng Nhà nước đưa vàng ra khỏi danh sách mặt hàng xuất nhập khẩu và yêu cầu xem vàng như một ngoại tệ mạnh.> Thống kê xuất nhập khẩu cần chỉnh lại



Hơn 10.000 công nhân đình công
TTO -Sáng 2-4, hơn 10.000 công nhân công ty Ponchen Việt Nam (Xã Hóa An, Biên Hòa, Đồng Nai) đã đình công.


- Lao động nước ngoài ở VN phải có bảo lãnh (TTrẻ)
- Lương tối thiểu ở Việt Nam thấp hơn các nước 40% (TPhong).


Nhiều viên chức bỏ ra làm ngoài
(PL)- “TP.HCM hiện có 1.667 đơn vị sự nghiệp công lập với 90.502 viên chức. Tuy nhiên, chính sách thu hút lao động có trình độ cao chưa tốt, một lực lượng không nhỏ bác sĩ, giáo viên xin nghỉ ra làm ngoài…”.



Xã hội-Môi trường:

Cướp than ở Mạo Khê: Vụ việc hình sự hay lỗ hổng quản lý? Tin nhanh
Vừa rồi, lại bùng lên chuyện trong vòng 7 đêm, từ 12 đến 19/2/2010 (29 đến mùng 6 tết Canh Dần), mỏ than Mạo Khê bị... ăn cướp (chứ không phải mất trộm) tận vài nghìn tấn than. Nói vài nghìn vì đó là số liệu ước tính do mỏ than Mạo Khê - “nạn nhân” của ...
Lãnh đạo Quảng Ninh họp báo về vụ cướp thanXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Lập chuyên án điều traLao động
Xử lý nghiêm bất kỳ ai bảo kê cho 'than tặc'Báo Đất Việt
Thanh Niên -Đài Tiếng Nói Việt Nam
Lập chuyên án điều tra vụ cướp than
Công an tỉnh Quảng Ninh đã quyết định lập chuyên án để điều tra, làm rõ vụ cướp than táo bạo xảy ra tại khu vực mỏ Mạo Khê, huyện Đông Triều trong dịp Tết Canh Dần.



- Luật mâu thuẫn, khó thực thi (ĐBND)

- Dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính: Tư pháp hóa việc xử phạt (PLTP).
- Phóng viên báo Người Lao Động khiếu nại kết quả điều tra (PLTP)

Tổng điều tra hiện trạng sử dụng điện thoại, Internet
Cuộc điều tra sẽ diễn ra trên toàn quốc từ 0h ngày 1/6, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chính sách phát triển thông tin và truyền thông thời gian tới.
Tổng điều tra hiện trạng phổ cập điện thoại, Internet
Theo chinhphu.vn, bắt đầu từ thời điểm 0 giờ ngày 1-6 sẽ tiến hành điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe-nhìn toàn quốc năm 2010.

Quy hoạch Hà Nội không được để nhóm lợi ích chi phối
Lãnh đạo Hà Nội phải dám chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định không bị tác động bởi các nhóm lợi ích - nguyên Phó Chủ tịch HN Nguyễn Mại nói.

- TS Phạm Sĩ Liêm: Trung tâm Hành chính quốc gia nên ở trục “địa linh” (DTrí)
- Vị trí nào cho Trung tâm hành chính quốc gia (KTĐT)
- Khách sạn trong công viên và “chi phí cơ hội” (VNEco)
- Vì sao du lịch Hà Nội “ế”? (Tổ quốc)
- Tranh luận việc lấy nước sông Lô cấp cho Hà Nội mở rộng (SGTT)
- Cầu bộ hành ở Hà Nội: Dự án “đè” dự án (GĐXH).
- Làng “hầu đồng” thiên hạ (Bee)
- Triển lãm cổ vật Việt Nam tại Mỹ: Giá như công chúng Mỹ biết đến văn hóa VN sớm hơn (LĐộng)
- Chưa có thống kê về mức độ tham nhũng tại doanh nghiệp (Đầu tư)
- Vua Quang Trung: Những định mệnh lịch sử (TVN). Chút bài học cho người cầm quyền: giỏi giành chính quyền, không chắc giỏi dựng nước, giữ nước, thậm chí có khi ngược lại.


- Mua bán chứng chỉ văn bằng giả: Bài 2 – Loại nào cũng “OK” (GĐXH)
- Học sinh trường Lê Lai còn đe dọa giáo viên (Yahoo/VE). Hu hu! Các bác “thủ lĩnh” thanh niên, sống bằng tiền ngân sách/thuế của dân, chạy đâu cả rồi? Hay đang lo … nhân sự đại hội?
- Phó TT Nguyễn Thiện Nhân chưa chính thức thôi chức Bộ trưởng GD-ĐT vì thôi “hay không phải chờ Quốc Hội phê chuẩn(ĐViệt). Vậy mà đã có chuyện Thứ trưởng Phạm Vũ Luận phụ trách Bộ GD-ĐT từ ngày 1/4 (TTrẻ).
- Mục tiêu của Giáo dục Tổng quát (Nghiên cứu GD Quốc tế)


- BT NGUYỄN THIỆN NHÂN: THĂNG TIẾN HAY ” BỎ TRỐNG MÀ CHẠY LẤY DÙI ” ? (blog Phạm Viết Đào).
- Cần giảm quy mô đào tạo đại học (TTrẻ). – Lộ dần bức tranh tối màu của giáo dục đại học (Bee)

- Giật mình với nam sinh rao bán mình trên mạng (Gia đình)
- Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Hiệu trưởng xin thôi việc (TNiên)
- Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Công tác học sinh – sinh viên (Sở GD-ĐT TP.HCM): ‘Mặc váy ngắn không phải là lỗi lớn để bị đuổi học’ (VNN).
Làng không tiền vượt biên chơi casino Bee
Có tiền mà đi đánh bạc thì là chuyện bình thường, nhưng rất nhiều thanh niên, học sinh trong túi không có một đồng mà vẫn sang các casino ở Campuchia.

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân:
(Dân trí) - “Đối chiếu với thực tế nước ta, có rất nhiều điều không chuẩn, nếu không nói là bất bình thường, đang tồn tại trong giáo dục đại học hiện nay, nhất là ngoài công lập. Chúng làm biến dạng thị trường giáo dục ĐH, làm cho các thị trường bị ...
Thứ trưởng Phạm Vũ Luận điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạoĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tồn tại nhiều bất cập trong giáo dục đại họcHà Nội Mới
5 thành phố lớn phải đi đầu trong đổi mới giáo dụcBáo Đồng Khởi
Đài Á Châu Tự Do -Sài gòn Giải Phóng



Đình chỉ thi công “công trình làm khổ dân”
(TNO) Ngày 2.4, UBND P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng đã lập biên bản đình chỉ thi công công trình tòa nhà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh Đà Nẵng (142 Lê Lợi, Q.Hải Châu) do Công ty CP Xây dựng Vinaconex 25 thi công.



- Chiêu kê toa kiếm tiền của nhiều bác sĩ (VE). – Bệnh nhân mòn mỏi trông chờ vào y đức (TTVH)

Thế giới ngầm chợ đêm (NLĐ 2-4-10)


Đại đức Thích Thanh Thắng: Đạo Phật rất cần tiếng nói thẳngNgười Phật tử được cởi mở với nhau trên diễn đàn của Vietnamnet có lẽ là một điều chưa từng có trong lịch sử báo chí Việt Nam hiện đại. Chắc chắn qua vụ việc này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và người Phật tử sẽ có những bài học kinh nghiệm, những điều chỉnh tích cực, nhất là làm tốt các công tác truyền thông… đối với các sự kiện được trông đợi.
E là thời nay có nhiều vị Đại đức thích … hoành tráng quá. – Ngó luôn đây minh họa thêm cho nhận xét của BS về Phật giáo VN giờ chi xài tiền quá trời: Khởi công xây dựng chùa ngọc thạch đầu tiên tại VN (VNN). – Và đây nữa, coi bộ phim này để rồi hy vọng không có nhiều thêm các Đức Đức thích … đại gia: NHÀ SẢN XUẤT LÊ HỒNG SƠN: “Tôi muốn cảnh báo nạn đại gia lũng đoạn” (PLTP)
- Đa chiều phản hồi quanh sự kiện rước Xá lợi Phật (TVN).



Cái mũi của Darwin: Từ chuyện vặt bắt qua chuyện lớn
"Trong những sách viết về Darwin, tôi thích cái nhan đề này của David Quammen: "The Reluctant Mr Darwin", ông Darwin lưỡng lự. Không phải Darwin lưỡng lự về niềm tin khoa học của ông" - GS. Cao Huy Thuần.
"Trong những sách viết về Darwin, tôi thích cái nhan đề này của David Quammen: "The Reluctant Mr Darwin", ông Darwin lưỡng lự. Không phải Darwin lưỡng lự về niềm tin khoa học của ông" - GS. Cao Huy Thuần.

- Book Review Podcast: New Vietnam War Novels (NYT)
- “The Politically Incorrect Guide to The Vietnam War” (WSJ).

Không dùng cốc giấy với đồ uống trên 40 độ C Bee
Loại nhựa chủ yếu được làm cốc là nhựa PVC. Nguy cơ chất keo, nhựa, bột giấy trộn bị thôi, lẫn vào thực phẩm rất lớn



Hộp xốp đựng thức ăn: Chỉ khuyến khích công bố tiêu chuẩn
TT - Như Tuổi Trẻ ngày 2-4 thông tin, trong khi Sở Y tế TP.HCM cho rằng các hộp xốp đựng thức ăn chỉ được “khuyến khích công bố tiêu chuẩn”, Sở Y tế Hà Nội xác nhận ngành y tế địa phương không có trách nhiệm thẩm định, công bố chất lượng thì cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) trước đó lại cho rằng đây là nhóm sản phẩm phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.

Có thể yên tâm dùng hộp xốp?
(Dân trí) - Cả 40 mẫu ngẫu nhiên được kiểm nghiệm đều không có chất độc hoặc dưới mức cho phép. Như vậy có nghĩa là hộp xốp hoàn toàn an toàn? Và nó có mang tính đại diện cho tất cả các hộp xốp đựng thực phẩm có mặt trên thị trường Hà Nội?
>> Cảnh giác với hộp dùng 1 lần



Trái cây: Biết cách ăn mới bổ!
Khi thừa cân và các bệnh mãn tính không lây ngày càng nhiều, yêu cầu ăn gì cho khoẻ đang ngày càng quan trọng. Và trái cây trở thành một phần thiết yếu của những bữa ăn nhưng để tận dụng được tối đa các ích lợi của nó, cần phải biết cách ăn cho đúng, khoa học.


Thờ phụng trên mạng để bảo vệ môi trường
Hôm nay chính quyền Đài Loan đã thúc đẩy dân chúng dừng lại việc đốt nhang và giấy vàng mã cho người đã khuất thay vào đó là hãy bắt đầu thờ phụng trên mạng để bảo vệ môi trường.


Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ bị khai thác trái phép VOV
Từ đầu năm đến nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn luôn ở trong tình trạng báo động, bởi sức tàn phá của lâm tặc.




Lòng hồ thủy điện “nhấn chìm” 10 nghìn ha đất rừng
(TNO Ngày 2.4, báo cáo khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Nam cho biết: khoảng 10 nghìn héc-ta (ha) đất rừng trên địa bàn tỉnh bị các dự án thủy điện “nhấn chìm” dưới lòng hồ trong quá trình triển khai xây dựng.




Bấp bênh số phận sông Mekong
Vào ngày 02/04/2010 một loạt những tờ báo tiếng Viết đăng bài viết về tác động từ những đập thủy điện của Trung Quốc được xây dựng trên sông Mekong tới hệ sinh thái và cuộc sống của người dân hai bên bờ sông.
Bài viết “Ngụy trang cho lý lẽ phát triển thủy điện” trên VietNamNet đề cập tới những con đập thủy điện tại thượng nguồn sông Mekong thuộc lãnh thổ Trung Quốc và cho biết dưới hạ nguồn Mekong, Chính phủ Lào, Thái Lan, và Campuchia đều đang lên kế hoạch xây dựng cho mình tới 11 con đập trên sông, và nhiều đập nữa trên các nhánh sông.
Bài viết trên VitInfo cho rằng Trung Quốc đang treo bốn nghìn quả bom nguyên tử trên đầu cư dân hạ lưu sông Mekong.
Báo Thanh Niên online đưa tin về Hội nghị Cấp cao của Ủy ban sông Mekong lần đầu được tổ chức sau 15 năm thành lập với sự tham gia của Trung Quốc với tư cách là quan sát viên. Hội nghị cấp cao được diễn ra trong hoàn cảnh sông Mekong đang cạn kiệt nước, và có những ý kiến cho rằng điều này có liên quan tới những con đập được xây dựng trên thượng nguồn sông Mekong. Về những cáo buộc này, phía Trung Quốc một lần nữa chối bỏ trách nhiệm làm cho mực nước sông Mekong xuống thấp tới mức kỷ lục kể từ hai thập niên qua.

Sông Mêkong: The Mekong: A matter of life and death (The Nation (Thái Lan) 2-4-10)
- “Nguy cơ chết khát hạ lưu sông Vu Gia”: Vẫn tranh cãi! (VNN). – Rập rình nguy cơ thiếu điện 3 tháng tới.
- Các nước hạ nguồn sông Mêkông chất vấn Trung Quốc (RFI)
- Nạn nhân chất độc da cam: Vietnam’s forgotten victims (Global Post)
- Thuốc Đông y Trung Quốc gây ung thư bị cấm ở Anh (Bee)

Quốc tế:

“Chơi cờ” Trung Á, Mỹ thất thế trước Nga – Trung Quốc Bee
Người Mỹ cũng hiểu rằng không hề dễ để có thể đưa ra một chiến lược đối phó với Trung Quốc tại đây.


Địa ốc, "kênh" hốt bạc chính của tỷ phú Trung QuốcMỹ chỉ trích chính sách phân biệt đối xử của Trung Quốc
VIT - Một nhóm các doanh nghiệp Mỹ cho biết, các công ty nước ngoài khẳng định rằng Trung Quốc ngày càng áp dụng nhiều quy định có tính kỳ thị nhằm hạn chế các công ty nước ngoài thâm nhập thị trường rộng lớn, đồng thời thúc đẩy nền sản xuất công nghệ của họ.


Niềm tin kinh tế Nhật và sức ép từ Trung Quốc
Nhu cầu từ thị trường nước ngoài tăng mạnh là nhân tố chủ chốt vực dậy niềm tin vào kinh tế cũng như các công ty Nhật. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ để cạnh tranh trước sự vươn lên của Trung Quốc.



PHÁP - XÃ HỘI: Tám triệu dân Pháp sống dưới ngưỡng nghèo khó


How I became a target of China's war in cyberspace (Independent 1-4-10) -- Phóng viên ở Bắc Kinh của báo Independent (Anh) kể chuyện tại sao ông biết mail của ông ta bị "hacked": vì chính tả sai!
Trung Quốc - Tin Tặc: China Journalist Group Hit With Cyberattack (WSJ 2-4-10)
Trung Quốc - Kiểm duyệt: China's censors thrive in obscurity (WSJ 1-4-10) -- Núp trong bóng tối, kiểm duyệt viên TQ sống mạnh!

Bắc Triều Tiên: They’re Not Brainwashed, They’re Just Miserable (FP 30-3-10)

Chênh lệch giữa các vùng ở Trung Quốc: “Một trăm năm nữa chưa chắc miền Tây đã bằng miền Đông”
Người ta chia Trung Quốc làm ba miền: Đông, Tây và Trung. Miền Đông là các tỉnh ven biển có nền kinh tế phát triển và đời sống người dân cao nhất Trung Quốc. Miền trung là các tỉnh ở giữa, kinh tế phát triển và đời sống trung bình. Miền Tây là vùng lạc hậu nhất.
Năm nay là 10 năm Trung Quốc thực thi chiến lược đại phát triển miền Tây. Số liệu chính thức cho biết, mười năm qua, 12 tỉnh, thành phố, khu tự trị [1] trước sau đã xây dựng 120 công trình trọng điểm, tổng đầu tư khoảng 2200 tỷ NDT (1NDT bằng khoảng 6,3 USD), những đường ống, đường dây vận chuyển khí, điện từ Tây sang Đông, đường sắt Thanh-Tạng v.v. đã nối nhau hoàn thành.
Tăng Bồi Viêm, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Trung Quốc, hiện là Giám đôc Trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế của Trung Quốc nhận xét, 10 năm qua các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của miền Tây như; tổng lượng kinh tế, tốc độ tăng trưởng thu nhập tài chính, đầu tư tư sản cố định v.v. đều nâng cao rất nhiều cụ thể là tăng trưởng GDP của miền Tây đạt 12%, cao hơn miền Đông, tỷ trọng đã từ chỗ chiếm 17,1% của toàn quốc năm 2000 tăng lên 18,5% năm 2009, thu nhập có thể chi phối của dân cư thành thị và nông thôn đã từ 5648 NDT tăng lên đến 14213 NDT, thu nhập bình quân/năm của nông dân đã từ 1161 NDT tăng lên 3817 NDT.
Do được tăng nhanh đầu vào nên khoảng cách tốc độ tăng trưởng tương đối kinh tế của miền Tây với miền Đông đang thu nhỏ, nhưng khoảng cách tuyệt đối lại đang mở rộng. Đỗ Ưng, Phó chủ nhiệm Ủy ban cải cách phát triển quốc gia cho biết GDP bình quân đầu người của miền Tây và miền Đông năm 2000 chênh nhau 7000 NDT, nay khoảng cách đó đã là 21.000 NDT.
Lý Tử Bân nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Phát triển miền Tây của Quốc vụ viện nói thẳng: các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của miền Tây “dù có qua 100 năm nữa cũng chưa chắc đã bằng miền Đông”
Nên nhớ là miền Tây Trung Quốc chiếm 74% diện tích đất đai Trung Quốc, có hơn 400 triệu dân, tập trung 75% dân tộc thiểu số và khoảng 80% dân nghèo Trung Quốc.

Dương Danh Dy (Sưu tầm và giới thiệu)
Nguồn: theo “Trung Quốc tân văn võng” ngày 27/3/2010
[1] Tức các tỉnh,thành phố, khu tự trị: Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông Cổ

Tổng số lượt xem trang