Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

7/4

Trung Quốc ngày càng trắng trợn đẩy mạnh việc khai thác trên Biển Đông
VIT - Trung Quốc bật đèn xanh cho các công ty tư nhân của mình đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế như khai thác dầu khí, đánh bắt cá, và du lịch trên khu vực Biển Đông của Việt Nam. Đây được coi là một trong số những hoạt động nhằm hiện thực hóa yêu cầu chỉ đạo của quốc vụ viện nước này nhằm chiếm đoạt biển Đông của Việt Nam.

Yêu cầu Trung Quốc sớm thả ngư dân bị bắt giữ
TT - Liên quan đến việc phía Trung Quốc bắt giữ 12 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi, Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản gửi Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), trong đó nêu rõ: ngày 22-3, Trung Quốc bắt tàu cá QNg-50362 do ông Tiêu Viết Là ở Bình Châu, Bình Sơn (Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng.







Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tuần tra tại Trường Sa và siết chặt giấy phép tàu cá nước ngoài talawas blog


Trước việc Trung Quốc cử hai tàu ngư chính đi tuần tra ở khu vực Trường Sa, vào ngày 5/04/2010, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động này và gọi đây là hành động “vi phạm chủ quyền”.

Để quản lý những hoạt động đánh bắt thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam, mới đây chính phủ Việt Nam đã ra nghị định nhằm siết chặt quản lý hoạt động của tàu cá nước ngoài trong các vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, bao gồm cả các vùng đang tranh chấp. Theo đó tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong các vùng biển như tại Hoàng Sa, Trường Sa mà không có giấy phép của Việt Nam sẽ bị coi là phạm luật.




- Tranh chấp Biển Đông: Quan điểm của Ấn Độ (NCBĐ). – Không chiến Trung-Mỹ ở Biển Đông. – Malaixia – Mắt xích trong chiến lược hướng Nam của Trung Quốc.

- Báo Hồng Công: Đối sách của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông (boxitvn/QMCBĐ)




Hội nghị cấp cao ASEAN 16 bàn chuyện biển Đông


TT (Hà Nội) - “Tuyên bố ứng xử là câu chuyện hòa bình, ổn định, hợp tác và xây dựng lòng tin. Đây là một lĩnh vực ưu tiên trong cộng đồng chính trị - an ninh của Asean, nằm trong chương trình thảo luận của các quan chức Asean tại hội nghị cấp cao lần này. Đây là văn kiện ký giữa Asean và Trung Quốc với mục tiêu tiến tới bộ quy tắc ứng xử COC” - ông Trần Ngọc An, người phát ngôn của Hội nghị cấp cao Asean 16, trả lời báo chí chiều 6-4.







Quần đảo Hoàng Sa: Chia sẻ chủ quyền Việt – Trung? talawas blog


Sau bài viết đề cập tới việc Trung Quốc đang có cách diễn giải lịch sử và luật pháp quốc tế “một mình một lối”, không giống ai và “sai sự thật” trong những tranh chấp trên Biển Đông, Tiến sĩ Vũ Quang Việt giới thiệu một giải pháp được cho là một đề xuất lạ về vấn đề này. Dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế, Tiến sĩ Vũ Quang Việt cho rằng quần đảo Hoàng Sa nên được chia sẻ chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Mặc dù được chú thích rõ rằng bài viết chỉ thể hiện góc nhìn riêng của tác giả, song Tuần Việt Nam đã rút lại bài viết này chỉ sau vài giờ được đăng tải vào ngày 06/04/2010. Cùng ngày Nhật báo Ba Sàm giới thiệu bài viết của Đinh Kim Phúc về đề xuất lạ trên.




MỘT ĐỀ XUẤT “LẠ”

Sáng nay, ngày 6/4/2010, VietnamNet cho đăng bài “Quần đảo Hoàng Sa: Chia sẻ chủ quyền Việt – Trung?” của TS. Vũ Quang Việt nhưng sau đó không biết vì lý do gì bài đã bị rút xuống.

Quan điểm chính của bài báo là “Dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế, TS Vũ Quang Việt cho rằng, quần đảo Hoàng Sa nên được chia sẻ chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụm đảo An Vĩnh (Amphitrite) có đảo Phú Lâm sẽ do Trung Quốc giữ và cụm đảo Lưỡi Liềm(Crescent) có đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam, cùng với vùng lãnh hải 12 hải lý bao quanh các cụm đảo”.

Như vậy là TS Vũ Quang Việt nói về khả năng chia đôi: An Vĩnh cho Trung Quốc, Trăng Khuyết cho Việt Nam sẽ phù hợp hơn dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế[?]

Chúng tôi xin trao đổi cùng TS Vũ Quang Việt một số ý sau đây:

1. Liệu có phải TS Vũ Quang Việt nhầm lẫn đôi chút về điều được gọi là bằng chứng lịch sử của Trung Quốc và tiêu chí để xem xét “bằng chứng lịch sử” của tác giả

1.1 Cả ngư dân Việt Nam và ngư dân Trung Quốc (ở đảo Hải Nam) đều qua lại Paracel cũng như nhiều đảo khác trong biển Đông để đánh cá. Nhưng việc hoạt động khai thác của cá nhân không được coi là hành động chiếm hữu nhà nước

1.2 Người dân Đàng Trong (Cochinchina) hàng năm tổ chức ra các đảo ven bờ và quần đảo Paracels để khai thác tổ chim yến Salagang. Các tài liệu tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan trong thế kỷ 19 đều nói về việc khai thác tổ chim yến và bán cho Trung Quốc để chế biến thành món ăn bổ dưỡng cho giới quí tộc. Mặc dù các tài liệu ghi khoảng cách từ bờ đến đảo là rất khác nhau (20 dặm, 30 dặm, 40 dặm, 60-80 dặm) nhưng chắc chắn không phải là nhầm lẫn Paracel với đảo ven bờ nào vì có tài liệu đã ghi rõ các đảo ven bờ và quần đảo Paracels. Khoảng cách ngày càng tăng dần, có lẽ là do về sau có các chuyến khảo sát kỹ lưỡng xác định khoảng cách chính xác hơn. Nhưng việc ghi rõ khai thác tổ chim yến bán cho Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn không mang ý đồ chiếm hữu những đảo nầy. Thử hỏi nếu họ chiếm hữu thì tội gì phải mua tổ chim của An Nam, thay vì cử người ra nhặt hàng năm?

1.3 Nên nhớ rằng đảo Phú Lâm chính là “căn cứ” của đội Hoàng Sa khi xưa. Theo sử liệu,Vua Minh Mạng đã cho quân lính ra xây bia và trồng nhiều cây để thuyền bè đi lại dễ nhận biết mà không bị mắc cạn. Các mô tả trong sử sách Việt Nam về núi Phật Tự (tên cũ là Cồn Bạch Sa) với ngôi miếu Vạn Lý Ba Bình, và phía Bắc có Bàn Than Thạch giống y hệt đảo Phú Lâm (woody) và đảo Hòn Đá (Rocky) ngày nay.

Tóm lại nhiều chứng cứ chứng minh đảo Phú Lâm đã được khai thác, quản lý từ thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, và nếu đội Hoàng Sa có từ đảo Phú Lâm tỏa ra các đảo xung quanh trong nhóm An Vĩnh thì cũng không có gì khó hiểu. Không thể có chuyện triều Nguyễn bỏ sót nhóm An Vĩnh, mà hoàng để nhà Thanh đã làm chủ nó như lập luận của TS Vũ Quang Việt.
1.4 Các tài liệu Nhật cho thấy là Nhật đã đặt chân khai thác phân chim (một loại phân Lân) từ sớm. Các nhân chứng từng làm việc ở trạm khí tượng Hoàng Sa trên đảo Hoàng Sa (Pattle) cũng kể lại hay gặp người Nhật qua lại xin nước ngọt. Nhưng hoạt động của Trung Quốc chỉ có từ sau 1945 chứ không có một người nào trên đảo Phú Lâm từ trước đó nên không thể nói là Trung Quốc đã làm chủ đảo Phú Lâm và nhóm An Vĩnh một cách khiên cưỡng

2. Trước đây, một nhà nghiên cứu có tên tuổi cũng từng gợi ý là nếu ta đòi cả quần đảo thì rất khó, chỉ nên đòi Trăng Khuyết đã được chính quyền Sài Gòn giữ đến năm 1974, còn phần An Vĩnh “trả” cho Trung Quốc.

Xin thưa rằng, Trung Quốc đâu phải chỉ muốn vài đảo phân chim đó mà nó muốn cả biển Đông. Cái gì mà họ đã chiếm được thì nó coi là sở hữu vĩnh viễn chứ đâu có chịu tự nguyện trả như ai đó hi vọng? Nếu như lập trường chính thức của Việt Nam là như vậy thì đó là một bước lùi vô lý, và Trung Quốc sẽ làm cho phải lùi nốt để chịu mất luôn cả Trăng Khuyết và thực tế TQ đã sử dụng vũ lực để chiêm đoạt vào 1974 như chúng ta hằng biết..

Theo Marwyn S. Samuels trong cuốn sách “Contest for South China Sea”, Phú Lâm (Woody Island), một phần của cụm đảo Amphitrite (An Vĩnh) và là hòn đảo lớn nhất tại Hoàng Sa, ít nhất đã được Trung Quốc khai thác từ năm 1911 và có thể từ trước đó. Điều này đã được chứng minh bởi đơn khởi kiện của một nhóm các thương nhân đối với tỉnh Quảng Đông về việc cấp phép khai thác phân chim/ khu dự trữ phốt pho năm 1921. Một ủy ban đã được thành lập năm 1928 và thậm chí họ còn cử người đến “Hoàng Sa” để điều tra, trong khi hoạt động khai thác đã được triển khai. Thế nhưng, việc khai thác chỉ hạn chế ở đảo Phú Lâm.

Có thể TS Vũ Quang Việt dựa vào tài liệu này để dẫn đến những nhận định trên chăng?

Các học giả ở nước ngoài góp tư liệu, phân tích về vấn đề chủ quyền biển đảo, thậm chí giới thiệu những quan điểm đa chiều để người trong nước tham khảo… là rất đáng trân trọng và cần được phổ biến rộng rãi. Nhưng như bài sáng nay của TS Vũ Quang Việt đã đi xa hơn thế, đưa ra những xác nhận xa lạ về việc tách ra 2 cụm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa với những cứ liệu mà TS Vũ Quang Việt cho là “phù hợp với bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế” để xác nhận chủ quyền của Trung Quốc và phần của Việt Nam như trong bài viết thì e rằng ông quá ư chủ quan và có thể dẫn đến những hệ lụy thiệt thòi về lâu dài cho Việt Nam.

Dù là cái gì đã lọt vào tay Trung Quốc thì họ càng củng cố và chẳng bao giờ tự nguyện trả lại, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta “đành” phải quanh co để xin lại một phần kiểu nầy.

Trước nguy cơ nầy, chúng ta còn loanh quanh thì cách đặt vấn đề của TS Vũ Quang Việt chẳng giúp được gì , tung hỏa mù gây thêm rối ren? Xét về lập luận và cứ liệu thì những gì TS Vũ Quang Việt nêu ra về vấn đề chủ quyển của Trung Quốc đối với Phú Lâm không đủ, nếu không muốn nói là cảm tính mà luật pháp quốc tế phải chăng là xét đoán mang tính chất nầy? Căn cứ vào sử liệu của ai, thời nào? TS Vũ Quang Việt quên rằng nhận thức về biển đảo của người Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam. Mãi đến năm 2009 mới đưa ra bản đồ hình chữ U (lưỡi bò) sau mấy mươi năm ”thập thò” bản đồ mại theo Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra năm 1947 để tranh giành với Pháp sau hòa ước San Francisco?

Thông cảm với TS Vũ Quang Việt về việc nghiên cứu chủ quyền trên biển đông vốn đã là một vấn đề phức tạp, gây tranh cãi, vì vậy có sai sót là chuyện thường tình, nhưng việc đưa ra “sáng kiến” vô tình phụ họa với Trung Quốc một cách gián tiếp như bài viết nầy là điều cần xem xét và sẽ hoàn toàn bị phủ nhận khi nó đi ngược lại với sự hiểu biết và tâm nguyện của nhiều người. Một nguy hiểm là nếu theo dòng lập luận nầy thì nước Việt Nam chúng ta cũng phải chia thành nhiều phần lãnh thổ trong đó Trung Quốc sẽ giữ một phần rất lớn theo phương pháp luận về chủ quyền kiểu nầy của TS Vũ Quang Việt sá gì mấy hòn đảo lon con trên biển Đông!

Không nói là khởi xướng cho việc Chiêm Thành, Phù Nam và Campuchia phải được khôi phục chủ quyền trên lãnh thổ thuộc chúng ta!




(theo anhbasam)
- Ông Andre Menras, tức Hồ Cương Quyết: Nhiệm vụ ghi nhớ và lòng yêu nước (BBC). Qua proxy. Do sự bất cập về thông tin ở Việt Nam bởi chính sách kiểm soát, một lần nữa tôi phải vào mạng internet, và tìm thấy những chuyện kỳ quặc. Sau vụ dấm dúi cho “doanh nhân Trung Quốc” thuê đất (thời hạn hàng chục năm), bây giờ đến phiên những lời đồn đại về lễ tưởng niệm “liệt sĩ” Trung Quốc chết trận ở Việt Nam”.
- Không nhân nhượng! (blog Bút Lông).Ngay sau khi Tân Hoa xã thông báo Trung Quốc điều hai tàu thuộc Hội Quản lý Nghề cá xuống tuần tra ở khu vực quần đảo Trường Sa, nơi hải quân Việt Nam đang chiếm giữ và ngư phủ Việt Nam đánh bắt cá trong hải phận chủ quyền, nhiều người Việt yêu nước đã thấy lo ngại”.


Công bố Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay
(HNM) - Ngày 6-4, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay. TS Đặng Quang Phương, Phó Chánh án Thường trực TAND Tối cao cho biết, việc xây dựng pháp lệnh trên là một yêu cầu cấp thiết bởi trong những năm qua, chúng ta chưa ...
Tòa án cấp tỉnh được bắt giữ tàu bayThanh Niên
Công bố Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bayNhân Dân
Tòa án có quyền quyết định việc bắt, thả tàu baycand.com
Tiền Phong Online -Sài gòn Giải Phóng -Kinh tế Nông thôn

BVN xin đăng bài dưới đây của bạn Đinh Kim Phúc trao đổi lại với TS Vũ Quang Việt về một giải pháp mà ông đưa ra đối với việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa căng thẳng lâu nay mà vừa qua lại được hâm nóng lên trên khắp thế giới do Hội địa lý quốc gia Mỹ ghi chú dưới quần đảo này trong tấm bản đồ thế giới mới in của họ chữ “China”.
Có thể nói trong tâm thức người Việt ở bất cứ đâu, Hoàng Sa là của Việt Nam từ lâu đời còn Trung Quốc là kẻ xâm lược nham hiểm, đón lõng thời cơ để cướp gọn một vùng lãnh thổ nằm trong lãnh hải chúng ta. Bởi vậy, một đề xuất như của TS Vũ Quang Việt mà ta tạm gọi một cách dung tục là “cưa đôi” có lẽ vốn xuất phát từ một ý định thực tế, vì quyền lợi trước mắt của đất nước, nhưng nghĩ cho cùng, đối với tên cáo già có lòng tham vô đáy kia chắc gì đã thực hiện được 1%, trong khi đó sẽ tạo thêm cái lý cho chúng khẳng định rằng việc ăn cướp của chúng là chính đáng. Bởi thế, việc cùng nhau trao đổi hết mọi lẽ để đi đến một sự thống nhất trong nhận thức, làm cho vấn đề thêm sáng tỏ, theo chúng tôi cũng là điều cần thiết.

Tranh chấp Biển Đông: Quan điểm của Ấn Độ
“Châu Á đang là một nền kinh tế khổng lồ của thế giới và tình hình này có vẻ như sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời điểm đỉnh cao nhất của thế kỷ XXI. Ngoài ra, châu Á còn là sân chơi – chính xác hơn là chiến trường – cho những nước muốn chiếm ưu thế lớn về địa chính trị trong những thập kỷ sắp tới. Do vậy, việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông sẽ là bước quan trọng trong việc tạo dựng sự thịnh vượng của khu vực Đông Á”.
«Ở Pháp có câu danh ngôn rất nổi tiếng của Napoleon: “Quand la Chine s’éveilla, le monde tremblera – Khi Trung Quốc thức giấc, cả thế giới sẽ phải lo sợ”. Trong hơn một thập kỷ qua, kể từ khi những mô hình phát triển của Trung Quốc, sẽ được mô phỏng dưới đây, được giới thiệu lần đầu tiên, thì những tiến bộ to lớn mà quốc gia này đạt được đã không chỉ khiến cho cả thế giới phải thán phục mà còn dấy lên một nỗi lo ngại đáng kể trong các nước láng giềng của quốc gia này». Đó là hai câu nói của ông Vinod Saighal mà bạn đọc có thể lấy làm cặp kính để soi tỏ những kiến giải của ông trong bài viết dưới đây, đọc tại Hội thảo quốc tế Biển Đông cuối tháng 11 năm 2009 do Việt Nam tổ chức.

Vẫn là chuyện bản đồ Hoàng Sa
Trong khoảng một tuần trở lại đây, Hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic Society – NGS) đã bắt đầu có động thái sửa chữa đối với những bản đồ ghi chú sai mà họ đã phát hành.
Nói chung là cái sự sửa của họ rất chậm. Dường như NGS đang “thực hiện nốt hợp đồng” với Trung Quốc, hoặc giả kế hoạch kinh doanh của họ không cho phép sửa chữa sớm.
Dù gì thì gì, mỗi một ngày những bản đồ ấy vẫn còn tồn tại trên internet, thì lợi ích của Việt Nam vẫn còn bị tổn thương.
Nhưng thôi, bỏ qua chuyện này, vì dù sao thì họ cũng đã thừa nhận sai sót, cam kết sửa chữa và thực sự đã bắt đầu sửa. Từ bi hỉ xả cho nó sống thọ.
Vụ NGS coi như tạm thời khép lại.
Nhưng mà, không quan tâm thì thôi, chứ đã quan tâm thì thấy chuyện này nó bầy hầy ra.
Vụ NGS chỉ là cá biệt. Còn nhiều vụ khác. Chẳng hạn vụ Bách khoa thư Britannica ghi tỉnh Hải Nam của Trung Quốc bao gồm cả Tây Sa và Nam Sa mà tôi đã một lần đề cập ở blog cá nhân và một lần trên báo.
Nguồn: http://blogmrdo.blogspot.com/2010/04/van-la-chuyen-ban-o-hoang-sa.html



Thư của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy
Kính gửi các anh: Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn
Mạng boxit.net ngày 5/4/2010 đăng bài Hãy hết sức tỉnh táo+Thư gửi Lạng Sơn đề tên tôi: Dương Danh Dy. Ngay khi vừa thấy và đọc bài này tôi đã gọi điện cho anh Huệ Chi báo cho biết đó không phải là bài viết của tôi. Anh Huệ Chi hứa sẽ đính chính.
Tuy vậy tôi thấy cần nói thêm mấy vấn đề sau:
Thời gian qua có không ít bạn đọc trong nước và cả phóng viên nước ngoài gọi điện hỏi tôi về chuyện trên, tôi đã trả lời là:
- Khẳng định không có chuyện cái gọi là “liệt sĩ Trung Quốc, tháng 2/1979 chôn tại Việt Nam” vì lúc đó quân xâm lược Trung Quốc chỉ vào đến được thành phố Lạng Sơn rồi vội rút thôi (tôi được phổ biến, mấy sư đoàn của chúng ta trong đó có sư 308 đang không vận ra bắc, làm sao họ có gan đến tận Hữu Lũng để chôn những tên chết trận).
- Trong thời gian chống chiến tranh phá hoại, theo thỏa thuận (đến giờ tôi cũng không biết là giữa hai đảng hay hai chính phủ, hay hai quân đội Việt Nam và Trung Quốc, ở cấp nào, nhưng biết chắc là vào lúc Bác Hồ còn sống), một số bộ đội Trung Quốc đã bí mật sang giúp chúng ta làm đường, bảo vệ không phận một số vùng (tôi còn nhớ được phổ biến có lúc họ tranh cãi với ta về công hạ chiếc máy bay thứ bao nhiêu – tôi quên số cụ thể – tại vùng trời Thái Nguyên).
Trong lao động và chiến đấu tại Việt Nam với không lực Mỹ, một số cán bộ chiến sĩ quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã hy sinh anh dũng, cũng theo thỏa thuận, họ được chôn cất tại Việt Nam (Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lào Cai…) chứ không mang thi thể về nước. Tôi đã hỏi mấy anh em cùng tuổi, nay đã là lớp U80 (vì lớp lãnh đạo trực tiếp chúng tôi đã mất cả) anh em đều xác nhận như trên.
Đối với những liệt sĩ này, dù trong bất cứ tình hình nào nhân dân ta đều tôn trọng, biết ơn. Nghĩa trang được trông nom, giữ gìn, vào dịp thanh minh, có thăm viếng, có khi có người của Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cùng đi.
Câu chuyện chỉ có thế thôi. Điều đáng tiếc là UBND Lạng Sơn không nói rõ sự thật, không dám công khai, và điều đáng trách là có người sau khi đã được tôi giải thích, công nhận những thông tin của tôi mà vẫn cố tình đưa tin không đúng.
Cũng nhân dịp này tôi muốn nói thêm, theo thỏa thuận trong đàm phán khi ký hiệp định Pháp-Thanh về việc phân chia đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc thời đó, Pháp cắt của ta một vùng thuộc nước ta ngày đó – nay được gọi là “Làng Việt” tại Đông Hưng, Trung Quốc. Dân vùng này được Trung Quốc coi là dân tộc thiểu số “Kinh”. Sau hơn một trăm năm thuộc về Trung Quốc, qua nhiều thế hệ họ đã trở thành người Trung Quốc, học chữ Trung Quốc, nói tiếng Trung Quốc, không nói được tiếng Kinh, mặc dù còn giữ được một ít phong tục thuần Việt cũ như khi tế lễ vẫn nói “hơng, bái”… Vì đã là công dân Trung Quốc nên họ coi “Phục Ba tướng quân” là “anh hùng” của họ thì có điều gì đáng trách.
Đáng trách là mấy người Việt Nam chính cống, đang sống ở đất Việt Nam, do quan hệ họ hàng từ thời xa xưa mà sang chơi vào đúng dịp đó, vì không hiểu lịch sử Việt Nam nên đã trở thành kẻ vô tình hay hữu ý tham gia lễ hội một cách lố bịch.
Nhưng trước tiên chúng ta nên trách dân trí nước mình chưa cao.
Tuy vậy đến cái anh Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên Huấn TW còn mắc cái lỗi to đùng [trên tờ báo Điện tử ĐCSVN] như mọi người đều biết, thì các bạn đọc ơi, quá nặng lời với mấy người dân biên giới của ta đó làm gì.
Chả biết tôi có lẩm cẩm không?
Xin bạn đọc tha lỗi, nếu có điều gì chưa phải.
Ngày 6 tháng 4 năm 2010
DDD

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Tạp chí Chính sách Đối ngoại Foreign Policy vừa có bài viết nhìn lại quân đội Trung Quốc, giải đáp các nghi vấn về lực lượng này.


- McAfee: Tin tặc có liên hệ với chính phủ VN (VOA). Qua proxy.

Trình Phụng Nguyên – Cáo buộc của Google và McAfee về vụ “hack” trên mạng là vấn đề quốc thể của Việt Nam
Việc hai công ty khổng lồ trên thế giới, Google và McAfee, tố giác Chính phủ Việt Nam có liên quan – hiểu rõ hơn là thủ phạm – đến các vụ thâm nhập, đánh sập và ăn cắp thông tin trên mạng vừa qua không những đang làm xôn xao dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà nó cũng đang gây công phẫn trên chính trường quốc tế về một tình trạng quản lý con người vi phạm Công ước Quốc tế của Chính phủ Việt Nam hiện nay.
Google nói: “mục đích các vụ tấn công này là tìm cách dập tắt những ý kiến phản đối dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, một vấn đề quan trọng và gây bức xúc dư luận tại Việt Nam” và “sử dụng phần mềm độc hại để theo dõi và tấn công các trang web có nội dung bất đồng quan điểm với nhà nước.” (nguồn: Trang tin Google)
McAfee tiếp: ”Bằng chứng thì thường khó tổng hợp đối với các cuộc tấn công tin tặc vì việc tin tặc che dấu nguồn gốc thật sự của họ quá dễ dàng, nhưng những gì mà chúng tôi thật sự có trong tay là một số chỉ dấu rất rõ ràng cho thấy rằng kẻ thực hiện là người có liên hệ với chính phủ Việt Nam hoặc ít ra là những người rất ủng hộ nhà nước. Chúng tôi biết là trang web của Hội Chuyên gia Việt Nam bị phá hoại và các mật mã phá hoại độc hại đã được đăng trên trang web của McAfee chúng tôi.” (nguồn: Trang tin McAfee)
Đây là hành vi thiếu nhân tính bị tố cáo, nó không còn gói gọn trong một cá nhân, một tổ chức hay một chính phủ nữa, mà nó liên quan đến QUỐC THỂ của một dân tộc, dân tộc Việt Nam.
Vì thế Chính phủ Việt Nam không thể một cách đơn giản phủ nhận sự tố cáo này qua phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao bằng vỏn vẹn những chữ: “đây là ý kiến không có cơ sở” như hôm 03.04.2010 vừa qua trên trang www.mofa.gv.vn của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đây là một đối đáp xuề xòa và hoàn toàn thiếu trách nhiệm.
Vì thế, là người của nước Việt Nam, vì danh dự của Dân tộc, tôi khẩn thiết thỉnh nguyện và yêu cầu Chính phủ (Nhà nước) Việt Nam:
LẬP THỦ TỤC PHÁP LÝ KIỆN TỤNG CHO ĐẾN CÙNG (như từng kiện vụ chất độc da cam)
hai tập đoàn Google và McAfee trước toà án quốc tế về sự cáo buộc này qua sự vu khống (?) của họ.
Mục đích:
  1. Lấy lại danh dự cho dân tộc Việt Nam ở đây đang bị lăng mạ.
  2. Xác định và trả lời với công luận trong và ngoài nước cũng như trước quốc tế về hành vi này là không phải từ phía Chính phủ Việt Nam.
Mọi cá thể đều hiểu rằng sự tiếp tục phản ứng hời hợt hay im lặng đều đồng nghĩa với sự trốn chạy và ngấm ngầm thừa nhận cáo buộc trên nên chỉ đem đến bất lợi và làm mất danh dự vốn dĩ của Dân tộc.
Nay kính
(Mong được tất cả giới truyền thông đồng tình và ủng hộ.)
© 2010 Trình Phụng Nguyên
© 2010 talawas


Về phát súng chỉ thiên cảnh báo của báo Quân Đội trước thềm Đại Hội XI (Blog Phạm Viết Đào 6-4-10)
Bài bình luận quan trọng trên tờ QĐND đang gây om sòm.







Ai đứng sau vụ phát tán virus ở hải ngoại?
Vừa rồi công ty McAfee có đưa ra kết luận tin tặc tấn công website Hội chuyên gia Việt Nam (VPS) có nguồn gốc từ Việt Nam, tổ chức nào đứng sau vụ tấn công?

Phái đoàn Quốc Hội Việt Nam bị phản đối tại Quốc Hội California (NV 5-4-10)

Nói ít làm nhiều để dân tin
TT - “Chúng ta phải nói ít làm nhiều để dân tin và làm theo mình”. Ông Tô Huy Rứa - ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Tuyên giáo trung ương - chỉ đạo như vậy tại buổi kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai chiều 6-4.



Cha tôi,cố TBT Lê Duẩn đã thể hiện bản lĩnh dân tộc Bee
Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai có thể quyết định được vận mệnh của dân tộc này thay chúng tôi.





Kinh tế:

Ngân hàng Nhà nước tăng cường “bơm” vốn
Thông điệp tăng cường hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước cụ thể hóa trong những ngày giao dịch gần đây.


Báo cáo ngoại 'hại' nhà đầu tư nội
TP - Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam (VN) dừng cung cấp thông tin liên quan khủng khoảng tài chính toàn cầu.
<<::: ah="ah" c="c" ch="ch" i="i" kh="kh" l="l" m="m" ng="ng" ngo="ngo" nh="nh" s="s" vn="vn" x="x">>


Kinh tế Việt Nam 2010 – Một số khuyến nghị (KTTCVN)


6 giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô
Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và phấn đấu đạt tốc độ tăng GDP ở mức 6,5% được Chính phủ xác định là mục tiêu kiên quyết của các chính sách điều hành kinh tế - xã hội trong năm 2010. Hôm qua (6/4), Chính phủ đã ban hành nghị quyết 18/NQ-CP với nội dung trọng tâm là những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng...

Ổn định thị trường tiền tệ
(Toquoc)- Ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để ổn định lãi suất thị trường.




thd:

Về tập đoàn Vinashin: Cận cảnh con tàu Vinashin: Quản lý công nợ lạ lùng (TP 31-3-10) -- Cận cảnh con tàu Vinashin: Tập đoàn 2N-Nóng và nợ (TP 31-3-10) -- Đầu tư hàng trăm triệu đô “ôm” tàu quá đát (TP 31-3-10) -- Đang đăng loạt bài hấp dẫn này thì Tiền Phong bổng ngưng ngang, rất "tức tưởi": Tòa soạn Tiền Phong thông báo (TP 1-4-10) -- Tại sao? Chuyện gì đã xảy ra?
- Chống phân biệt đối xử với kinh tế tư nhân (PLTP)
- Lằng nhằng lãi suất thoả thuận: vì đâu? (SGTT). – Kéo lãi suất xuống, doanh nghiệp mới dám “liều vay” (Bee)
- Ngân hàng khuyến cáo: Chỉ dùng ATM khi khô ráo! Và khi rút tiền lo chuyện hậu sự cho mình (TTX)
- Vụ thép đang bị làm giá, Cục trưởng Cục Quản lý Giá Nguyễn Tiến Thỏa: Sớm có biện pháp can thiệp (TTrẻ)

Phát hiện nguyên nhân sắt, thép... tăng giá
(NLĐ) - Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho biết các đoàn thanh tra Bộ Tài chính bước đầu đã phát hiện một số doanh nghiệp thép, xi măng... quản lý chi phí chưa hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá bán sản phẩm trên thị trường tăng mạnh trong quý I năm nay

VNA và VietJet tranh chấp thương hiệu
VNA đang sử dụng thương hiệu Viet Air nhưng VietJet lại nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu VietAir


Việt Nam - Thái Lan hợp tác trao đổi thông tin ngân hàng
Chiều qua, bên lề hội nghị Thống đốc Ngân hàng T.Ư các nước thành viên ASEAN lần thứ 6 diễn ra tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu và Thống đốc Ngân hàng T.Ư Thái Lan Tarisa Watanagase đã ký Bản ghi nhớ về trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng.



Nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyển trụ sở đến Việt Nam
Nội dung chính báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực thương mại



Keangnam: Ký hai gói thầu của dự án cao tốc Nội Bài-Lào Cai CafeF
Dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai được chia thành 8 gói thầu xây lắp.


Nghịch lý giá đường
Giá đường thế giới giảm hơn 30%, trong nước chỉ giảm nhỏ giọt. Đường nhập lậu lại tràn về



Công bố thông tin về vi phạm của bà Nguyễn Kim Phượng cổ đông lớn của VTV
Bà Nguyễn Kim Phượng (chủ TK số 020C009588, mở tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam) đã có một số hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán ...


Bloomberg: Việt Nam đang thu hút đầu tư của Intel, Samsung từ Trung Quốc CafeF
Theo số liệu từ Asean, Việt Nam chiếm 13,5% vốn FDI của khu vực Asean trong năm 2008, tăng 4,4% 2 năm trước đó.



Xã hội - Môi trường


Vụ giá thuê cột điện treo cáp viễn thông:EVN ‘quyết chiến’ với VNPT, Thủ tướng phải chỉ đạo (VNN)
  • Xây làng báo chí 64 tỉ đồng là chuyện “cá tháng tư”
  • Hôm qua 6.4, vẫn còn nhiều trang web và báo điện tử dẫn lại nguồn tin từ một tờ báo in có số lượng phát hành khá lớn về việc Đà Nẵng đầu tư 64 tỉ đồng xây dựng “làng báo chí”, với nội dung như sau: “Ngày 1.4, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1234/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng làng báo chí.
  • Thu hồi đất công do cán bộ chiếm dụng
  • Hôm qua, tin từ Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đức Hòa (Long An) cho biết, cơ quan này vừa có văn bản kết luận kiểm tra việc sử dụng đất công ở xã Tân Phú; kiến nghị Huyện ủy Đức Hòa chỉ đạo UBND huyện thu hồi 26.595m2 đất công do 7 cán bộ xã chiếm dụng trái phép sử dụng nhiều năm qua và đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm việc quản lý, thực hiện Luật Đất đai của lãnh đạo xã.

“Tham nhũng là gì?”
Blogger Nguyễn Trang Nhung phân tích về “tham nhũng, nhân quyền và dân chủ“. Trong phần 1 “Tham nhũng là gì?“, tác giả nhận xét,
“Có nhiều cách phân biệt các loại tham nhũng: Tham nhũng vặt/ tham nhũng lớn; tham nhũng hành chính/ tham nhũng “bẻ cong pháp luật”; tham nhũng vụn vặt/ tham nhũng có hệ thống. Bài viết này sử dụng sự phân biệt tham nhũng quan liêu (hay tham nhũng vặt) và tham nhũng có hệ thống.
Tham nhũng vặt, còn được gọi là tham nhũng hành chính hay tham nhũng quan liêu, là loại tham nhũng diễn ra thường ngày, khi các nhân viên công chức tiếp xúc với quần chúng trực tiếp. Loại tham nhũng này thường xảy ra khi nhân viên công quyền chỉ được trả lương quá ít ỏi và cần nguồn thu nhập thêm để nuôi sống gia đình họ, cũng như trả tiền học phí cho con cái đến trường.
Tham nhũng có hệ thống ‘xảy ra khi tham nhũng trở nên một khía cạnh hòa hợp và thiết yếu của cả hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị. Tham nhũng có hệ thống không phải là một hạng mục hành vi tham nhũng đặc biệt, mà là tình trạng trong đó các thiết chế và quy trình hoạt động quan trọng của Nhà nước bị chi phối và sử dụng một cách thường lệ bởi các cá nhân và nhóm tham nhũng. Đó cũng là tình trạng mà hầu hết người dân không có sự lực chọn nào khác để đối phó với các công chức tham nhũng [ngoài việc hối lộ để việc họ cần làm được trót lọt].’”
Có thể đọc các phần 2, 3, và 4 trên tạp chí Phía trước.



Dự án sử dụng ngân sách phải xài hàng nội
(PL)- Trên cơ sở đánh giá những biến động của nền kinh tế sau ba tháng đầu năm, Chính phủ đã có những điều chỉnh trong Nghị quyết Chính phủ ban hành hôm qua (6-4).



Người giàu thứ tư sàn chứng khoán Việt 2009 - Trần Đình Long vừa công khai trước đại hội cổ đông về khoản tiền chi phí ban đầu 17,42 tỷ đồng mà ông dành để mua sắm máy bay riêng.>Người đầu tiên sở hữu phi cơ riêng/ Bầu Đức mơ làm tỷ phú thế giới


- Ra quân tấn công sách lậu: Thu được… 5 quyển! (LĐộng).

Quy định mới về xử phạt giao thông: Chửi cảnh sát - phạt nặng
pictureNgười điều khiển giao thông văng tục, nói bậy, chửi rủa, chống đối lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bị phạt đến 3 triệu đồng.



Đăng đúng theo nguồn tin là trung thực
Vụ báo Đồng Nai thua kiện đặt ra một vấn đề hệ trọng liên quan đến hoạt động báo chí. Hệ trọng bởi nếu không khéo thì báo chí có thể bị đẩy vào một tình thế nguy hiểm là bị trói tay trói chân khi thực thi quyền tự do báo chí, quyền được thông tin của công dân


Bi hài chuyện áp giải bị cáo tới tòa
pictureVì lơ là, không ít lần cảnh sát tư pháp áp giải nhầm, thiếu bị cáo hoặc chậm trễ đưa bị cáo đến phiên xử.




Hiệu trưởng xin hưu, giáo dục quá già
Xét cho cùng, sản phẩm Giáo dục hư, hay hỏng vẫn là chuyện tại anh, tại ả, tại cả “ba chúng ta”. Hiệu trưởng xin nghỉ hưu, giáo dục quá già. Không lẽ đến lúc cả xã hội ta từ chức?

Học sinh sẽ được học Giáo dục nếp sống thanh lịch,...
(HNM) - Ngày 6-4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành liên quan nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả biên soạn bộ tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS Hà Nội. ...
Dạy giá trị sống cho học sinh mầm non, tiểu họcBáo điện tử Tuyên Quang
Cho con đi học trước lớp 1Thanh Niên
Ngành giáo dục hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạchĐài Tiếng Nói Việt Nam
An ninh thủ đô -Báo văn hóa Online -Sài gòn Giải Phóng
tất cả 21 bài viết »

Cô giáo “tố” bị hiệu trưởng làm nhục trước mặt học sinh “từ chối viết tường trình chuyện không có thật” (DTrí)
- GS-TS Nguyễn Ngọc Trân: Để vực dậy quản lý giáo dục đại học (TVN)
- Giáo dục đại học: Chất lượng kém do mở trường tràn lan (LĐộng)
- TP.HCM: Trường chuyên nổi tiếng ‘ế’ học sinh (VNN)
- ĐH Phan Châu Trinh xé rào: Bộ ‘bảo’ sai, trường ‘không phục (VNN). – ĐH Phan Châu Trinh không đồng tình với kết luận của Thanh tra Bộ (DTrí). – Về việc tố cáo rồi thanh tra Đại học Phan Châu Trinh: Thư kháng nghị của Trường Đại học Phan Châu Trinh (boxitvn)
- Đầu tuần HS không hát Quốc ca vì thầy cô… không hát (Bee)

Khó có ai "nhả" đất Thủ đô xây trường học Bee
Thật không dễ gì các đơn vị này trả đất xây trường học, vì nguy cơ quỹ đất biến thành các dự án kinh doanh BĐS rất tiềm tàng.

- Vụ ăn chặn đậu nành ở mầm non: đem bán vì… đậu nành bị hỏng? (ĐViệt)
- Chuyện cầu Thăng Long – Sao trái khoáy vậy? (blog Hồ Bất Khuất). Tác giả thắc mắc sao người Nga làm cầu, khi có sự cố không mời họ, mà mời người Trung Quốc (kẻ đã ngưng ngang chừng công trình nầy năm 1979, rồi xua quân qua VN phát động cuộc chiến tranh Biên giới).

Long An: Cán bộ xã chiếm dụng hơn 26.500 m2 đất công
(PL)- UBND huyện Đức Hòa (Long An) cần nhanh chóng thu hồi 26.565 m2 đất công do bảy cán bộ xã Tân Phú, huyện Đức Hòa chiếm dụng trái phép, sử dụng nhiều năm.



Đối mặt với những lời chỉ trích
Khi bị mọi người chỉ trích, cách tốt nhất của bạn là gì? Hãy xuất hiện và dũng cảm đối mặt với những lời chỉ trích đó.

- Dân góp tiền trùng tu lăng mộ quan thanh liêm (TTrẻ).

Nét độc đáo đình làng Thổ Tang và chùa Tùng Vân
ND - Hình thành cách đây hơn 1.000 năm, làng Thổ Tang xưa và nay là thị trấn Thổ Tang thuộc huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã nổi tiếng là vùng đất nhiều nghề, giỏi giao thương buôn bán, cũng là vùng đất học, nhiều người đỗ đạt cao qua các thời kỳ. ...
Kẻ gian 'viếng' chùa, lấy ba tượng PhậtTiền Phong Online
Mất 3 pho tượng tại chùa Chân TiênAn ninh thủ đô
Mất trộm 3 pho tượng Phật tại chùa Chân TiênĐài Tiếng Nói Việt Nam
Dân Trí -Báo Xây Dựng Điện Tử

Hà Nội không có người kê khai tài sản thiếu trung thực? Bee
Trong những người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, Hà Nội không có ai bị kết luận kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

Hơn 4.000 viên ma túy theo đường "tiểu ngạch" vào VN Bee
Các đối tượng cất giấu ma túy trong các loại hàng hóa khác để vận chuyển qua đường tiểu ngạch vào Việt Nam.


Hành động “lạ” sau tan nạn giao thông
Báo Dân Trí đưa tin: Ngày 5.4, sau khi bị xe máy do nam công an (Tuấn) chở nữ công an (Linh) đâm tại địa bàn phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò (Nghệ An), ông Nguyễn Xuân Hội tử nạn ngay tại chỗ, còn hai người công an bị thương nặng.
“Người dân chứng kiến vụ tai nạn kể lại, có một điều khá lạ là sau khi xảy ra vụ tai nạn, họ thấy một người lạ mặt đến định gỡ mũ bảo hiểm trên đầu ông Hội ra. Người dân phát hiện kịp thời nên đã can ngăn, yêu cầu người này phải giữ nguyên hiện trường.”

- Đại biểu Quốc hội bị “quan xã” Hòa Bình hành xử thô bạo có thể có không biết “đại biểu Quốc hội” là gì? Hic hic! (VTC).


Hủy án vụ Nông trường Sông Hậu Bee
Viện KSND tối cao đề nghị TAND tối cao xem xét giám đốc thẩm vụ án theo hướng hủy các bản án để giải quyết lại từ giai đoạn điều tra.
Ngày 6/4, Viện KSND tối cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Nông trường Sông Hậu (NTSH) vì việc xét xử vụ án ở các cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã có nhiều thiếu sót về thủ tục tố tụng và nội dung.
TIN LIÊN QUAN
Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm ngày 19/11. Ảnh: VNN
Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm ngày 19/11/2009. Ảnh: VNN
Theo Viện KSND tối cao, việc tòa án sơ thẩm và phúc thẩm quy buộc bà Trần Ngọc Sương cùng các đồng phạm khác chịu trách nhiệm hơn 4,3 tỉ đồng trong việc lập quỹ trái phép là chưa đúng. Bởi lẽ trong số tiền quỹ này có tiền bà bán nhà, đất do giám đốc tiền nhiệm tạo dựng nên không thể quy vào khối quỹ mà bà tạo lập tiếp theo.
Cơ quan tố tụng tỉnh Cần Thơ cũng không chính xác khi xác định số tiền lập quỹ vì có chứng cứ cho thấy bà thiếu nợ cá nhân và đã bán tài sản riêng (cổ phiếu) để chi trả. Chưa làm rõ khoản tiền hơn 230 triệu đồng mà bà khai là đã chi khi kiểm toán làm việc vào năm 2004.
Bên cạnh đó, Viện KSND tối cao còn cho rằng, cả cấp sơ thẩm lẫn phúc thẩm còn mắc hàng loạt thiếu sót về thủ tục tố tụng.

Vì vậy, Viện KSND tối cao đã ra kháng nghị 2 bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm vụ NTSH, đề nghị tòa hình sự TANDTC xem xét giám đốc thẩm vụ án theo hướng hủy các bản án hình sự nêu trên để giải quyết lại từ giai đoạn điều tra.

Theo bản án phúc thẩm ngày 19/11/2009, TAND TP Cần Thơ đã y án 8 năm tù đối với bà Sương, y án 4 năm tù với ông Đặng Thế Quốc Hưng (nguyên kế toán trưởng) về tội lập quỹ trái phép. Giảm một năm tù cho hai bị cáo còn lại: Trương Hồng Nhung (5 năm tù); Nguyễn Văn Sơn (2 năm tù). Các bị cáo vụ án đã có đơn kháng cáo lên cấp giám đốc thẩm.


TP.HCM kiến nghị xén hơn 69% thủ tục “hành dân”
(VietNamNet) - Ngày 6/4, Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng CP đã làm việc với chính quyền TP.HCM.


ASEAN establishes commission for women's and children's rights
Hanoi - The 10 member countries of the Association of South-East Asian Nations, meeting at their summit in Hanoi, inaugurated a commission for the rights of women and children on Wednesday.

Announcing the body's formation, summit host Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung said women and children were 'uniquely vulnerable to the adverse impacts of the development process.'

The ASEAN Commission on Promotion and Protection of the Rights of Women and Children is the first regional body in South-East Asia to take a rights-based approach to women's and children's welfare in the region.

This approach looks at human welfare with reference to positive rights laid out in international treaties, rather than simply as a part of desirable development goals.

Peter van Dommelen, Vietnam country representative of the non-governmental organization Plan International, said the new body could have a significant impact on child welfare.

'We can already approach child welfare as a right at the level of the country, but the question is who makes the assessment,' van Dommelen said. 'Having a regional body that can assess a country's progress on, for example, children's welfare can make a big difference.'

The ASEAN summit in Hanoi is scheduled to conclude on Friday.


Thực trạng lao động: Bị đối xử tệ, gần 1.500 công nhân đình công (VNN 5-4-10)

Vỡ nợ cà phê hàng loạt (TN 6-4-10)



“Nóng” chuyện đình công
Dự thảo lần thứ 3 Bộ Luật Lao động và Luật công đoàn sửa đổi đã hoàn thành. Tuy nhiên xung quanh dự thảo này vẫn còn những ý kiến trái chiều nhau. Mới đây VCCI phối hợp với ILO tổ chức lấy ý kiến các DN Đài Loan về dự thảo này.



Nhân một vụ đình công lớn, thử đặt lại vấn đề “Công Đoàn” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


- Căng thẳng vì người Việt ở Libus (BBC). Qua proxy.

- Phụ nữ Việt có thích lấy chồng Trung Quốc? (VNE)


- Dự án ‘Biến mìn bẫy thành sô-cô-la’ tại VN (VOA). Qua proxy.Theo thống kê, kể từ khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975, Việt Nam có hơn 100 ngàn người thiệt mạng hoặc bị thương do bom mìn còn sót lại


Bắt đối tượng nhát ma cảnh sát 113
TT - Ngày 6-4, lại xuất hiện giọng nói quen thuộc gọi vào tổng đài cảnh sát 113 Bình Dương hù dọa, chửi bới, nhát ma với những câu như “ma đây” hay “Công an à, mày có biết tao là ai không?”... Suốt một năm nay, giọng nói này thường xuyên gọi vào tổng đài cảnh sát 113 Bình Dương làm đau đầu các cảnh sát trực ban. <<<::: a="a" c="c" ca="ca" d="d" hehe="hehe" k="k" l="l" m="m" nh="nh">>>


“Nhà đài” phải chịu trách nhiệm
Đó là khẳng định của cơ quan chức năng khi trả lời Thanh Niên về tình trạng quảng cáo một đằng, bán hàng một nẻo trên truyền hình hiện nay.

Chưa thể khẳng định có “mực cao su” trên thị trường
(Dân trí) - Trước thông tin cho rằng, có loại “mực cao su” dai nhanh nhách, không có mùi đặc trưng của mực trên thị trường… nhiều chuyên gia cho rằng, chưa thể khẳng định nguyên liệu làm ra những con mực này.




- Hà Nội : Đũa Trung Quốc tràn ngập thị trường (TPhong)

Sơn màu tô tượng làm trẻ dị ứng, nhiễm độc Bee
Quan sát cho thấy, hộp màu chỉ cao khoảng 7cm, trên các hộp màu không hề có chữ nào tiếng Việt mà toàn chữ Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN
Không được phép tự pha sơn tường thành sơn màu tô!
Tại quầy hàng bán tượng sứ trên phố Hàng Mã (Hà Nội), chúng tôi được chị Hằng bán hàng kéo vào nhà trong để chỉ cách pha chế phẩm màu khi mua tượng sứ nhà chị.

Theo đó, chỉ cần mua hộp phẩm màu bán tại phố Ngõ Gạch, chai Lavie sơn trắng tại các cửa hàng vật liệu xây dựng và nước lã là có thể pha chế ra màu sơn vừa rẻ lại không phải mua lại ở đâu cho đắt! Chị Hằng hướng dẫn: "Cho một hộp màu vào chai Lavie, trộn với 1/3 sơn trắng quét tường, thêm ít nước đến ngang bình và lắc đều. Pha theo độ đậm đặc thì cho thêm nước lã vào".
Tại phố Ngõ Gạch, chị bán hàng giới thiệu cho chúng tôi biết mỗi hộp màu có giá 7.000đ. Có khoảng 15 màu, nhưng nếu kinh doanh chỉ cần mua khoảng 10 màu là đủ. Chị này cũng giới thiệu chúng tôi cách pha giống của chị Hằng. Quan sát cho thấy, hộp màu chỉ cao khoảng 7cm, trên các hộp màu không hề có chữ nào tiếng Việt mà toàn chữ Trung Quốc.

Chị Nguyễn Nhật Minh (Xã Đàn, Hà Nội), thỉnh thoảng cho con đi tô tượng thì ngửi thấy sơn có mùi hôi thối khó chịu. Chị mang tượng về nhà khoảng 1 ngày sau đã có hiện tượng bong tróc ra.

Trẻ nhỏ sẽ dị ứng, nhiễm độc kim loại...

Theo ông Nguyễn Dũng, Trưởng phòng Thí nghiệm bộ môn Hóa hữu cơ, khoa Công nghệ Hóa học (Đại học Bách khoa Hà Nội), nguyên tắc sơn màu vẽ dành cho trẻ em không được pha với sơn tường.
Vì sơn tường có chứa nhiều oxit kim loại nặng và độc hại như coban, niken, cadimi, chì... Sơn tường trắng có thể giảm các chất độc hại nhưng không phải là không có, nhất là các loại sơn không phải của hãng uy tín.
"Khi tô tượng, da trẻ dễ tiếp xúc trực tiếp với sơn hoặc trẻ dễ nuốt phải sơn gây nên nguy cơ dị ứng hoặc các chất độc tích tụ lâu dài trong cơ thể", ông Dũng cho hay.

PGS.TS Vũ Minh Đức, khoa Vật liệu Xây dựng (Đại học Xây dựng Hà Nội) cho biết, phẩm màu cũng cần phải được chú ý. Vì hầu hết các phẩm màu này đều là phẩm màu công nghiệp, chưa rõ nguồn gốc rõ ràng.
Theo các chuyên gia, phẩm màu công nghiệp thường được chế từ màu hữu cơ mà chưa xác định có được phép dùng cho đồ chơi hay không.
Thậm chí có những loại màu được pha chế thêm các hợp chất chứa polyme có gốc benzen nên rất độc cho sức khoẻ con người, thậm chí có nguy cơ ung thư. Ngoài ra, màu công nghiệp cũng thường được chế xuất từ các oxit kim loại như oxit sắt để tạo màu đỏ, nâu; màu xanh từ oxit crôm...

Các chuyên gia khuyến cáo, không cho trẻ tô tượng bằng loại sơn này. Tốt nhất nên dùng sơn có phẩm màu thực phẩm cùng keo thân thiện môi trường như hồ từ bột nếp...
Hoặc nên dùng các kit màu có nguồn gốc xuất xứ và kiểm định của cơ quan chức năng cho trẻ vẽ. Không nên vẽ lâu, chạm trực tiếp vào màu, hạn chế ngửi hoặc cầm tượng màu, khi bị dây ra tay cần rửa sạch.
Mùi thối do sơn tường để lâu
Nhiều người nghĩ sơn có mùi thối là do sử dụng keo da trâu nhưng với công thức pha chế sơn tô tượng này thì mùi thối do sơn nhà. Sơn tường chỉ cần mở nắp và tiếp xúc không khí một thời gian nếu không dùng hết sẽ có mùi thối.

KTS Nguyễn Tiến Hùng (Công ty Cổ phần đầu tư Phú Lộc)


- Không có gạo biến đổi gen tại VN (TTrẻ)

Kon Tum: Vùng rau an toàn bị nhiễm kim loại nặng VOV

- Lần theo mạng lưới chế biến dầu ăn bẩn của Trung Quốc (VNN)
- Người Trung Quốc làm gì với gỗ sưa? (VNN)
- Một vài năm trở lại đây, khi cơn sốt gỗ sưa dấy lên, cũng là lúc người ta đặt ra hàng loạt câu hỏi về giá trị gỗ sưa. Thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa ai tìm ra được đáp án xác thực cuối cùng cho câu hỏi này.
TIN LIÊN QUAN


Lại phá rừng trồng cao su
TT - Trong khi chính quyền tỉnh Quảng Nam đang tìm cách xử lý vụ phá rừng nguyên sinh để trồng cao su của Công ty cao su Nam Giang tại huyện Nam Giang, mới đây một vụ phá rừng khác với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn lại tiếp tục xảy ra ở huyện Đông Giang.



Mất trắng hàng trăm tấn caosu Lao Động
Cty CP caosu Việt Phú Thịnh (Viruco - TPHCM ký hợp đồng bán hơn 300 tấn caosu cho Cty Orbit, giao hàng tại cảng Dalian (Trung Quốc) thông qua đại lý vận tải Cosfi. Chưa kịp mừng, ông Vũ Anh Phong (GĐ Cty) tá hoả khi hay tin hơn 200 tấn caosu trị giá hơn 450.000USD đã được giao trong khi Cty chưa nhận được 1 xu và vận đơn gốc còn nắm trong tay.



Phá cây ăn trái để trồng mía
TT - Vụ mía 2009-2010, người trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long thu lãi đậm nhất từ trước đến nay. Lúc cao điểm giá mía 1,4 triệu đồng/tấn, nông dân lãi gần 100 triệu đồng/ha nên hiện nay nhiều người đốn cây ăn trái, phá bỏ vườn tràm để trồng mía.


- Đà Lạt: Nguồn nước uống đang … ‘chết’ (VNN)
Sông Mêkong: Mekong Tipping Point (Video Stimson Center 2009) - Xem cái video 9 phút này của Richard Cronin để "nhập môn" vấn đề (Ước chi có người chuyển âm cái video này ra tiếng Việt để phổ biến rộng rãi!)

Sông Mêkong - Trung Quốc: The Mekong River: a Major Test for China (CFR 6-4-10) -- Blog entry của Joshua Kurlantzick
- Hồ khô cạn lịch sử, ‘cụ rùa’ đang lâm nguy ở Đồng Mô sau khi, năm ngoái, chút xíu vô nồi súp (VNN).
- Mekong-Trung Quốc: ‘Đắp đập ngăn sông’ và câu chuyện lòng tin (VNN)



Mekong-Trung Quốc: "Đắp đập ngăn sông" và câu chuyện lòng tin
(VietNamNet)- Tuyên bố của Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với các nước hạ nguồn Mekong phần nào thể hiện thiện chí, nhưng sẽ cần làm nhiều hơn hứa hẹn.


Lá thư chung của Hội Sinh thái Việt, Trung tâm Khuyến khích tự lập và Trung tâm Tác động khả năng Đông Nam Á gửi đến ông Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
BVN xin đăng dưới đây lá thư của ba khoa học gia liên danh gửi đến ông Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nhằm đề xuất những giải pháp cấp bách về hậu quả biến đổi môi trường sinh thái rất nguy hiểm mà cư dân vùng hạ lưu sông Mekong đang gánh chịu do việc xây các đập thủy điện trên thượng nguồn gây nên. Lá thư cũng đề cập đến vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trên vùng biển Đông Nam Á (Biển Đông) mà nguyên nhân là tham vọng bành trướng lộ liễu của Trung Quốc.
Xin mời bạn đọc ngẫm nghĩ về những lời tâm huyết của ba người con gốc Việt, dù ở cách xa nửa vòng trái đất vẫn luôn luôn tâm niệm về sự trường tồn bất di bất dịch của lãnh thổ Việt Nam, cũng như mong mỏi cuộc sống an lành hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Bauxite Việt Nam

Cháy rừng U Minh Hạ - Sài gòn Giải Phóng
Vào khoảng hơn 10 giờ sáng hôm qua 6-4, lửa phát cháy tại khu vực rừng tràm U Minh Hạ, thuộc Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ, xã Khánh An, huyện U Minh. Đám cháy bùng phát dữ dội và lan nhanh. Đến 19 giờ 30 tối cùng ngày, các lực lượng chữa cháy vẫn chưa ...
Cháy 10 ha rừng tràm U Minh HạNgười Lao Động
Cháy 20 ha rừng chàm ở Cà MauĐài Tiếng Nói Việt Nam
Miền Đông và nguy cơ cháy rừngBáo Đồng Nai
Lao động

Trồng điều tại Campuchia
(NLĐ) – UBND tỉnh Đồng Nai vừa chỉ đạo các sở, ngành trên địa bàn triển khai dự án trồng điều tại hai tỉnh Kampong Cham và Kampong Thom (Campuchia)




Quốc tế:



Argentina: Triệu tập đại sứ Trung Quốc tới để phàn nàn
VIT - Hôm 5/4, Đại sứ Trung Quốc tại Argentina đã bị triệu tập tới để nghe phàn nàn việc chính phủ Trung Quốc có kế hoạch tẩy chay dầu đậu nành của Argentina. Cuộc chiến thương mại giữa hai nước đang trở nên ngày càng trầm trọng.



T.Geithner: Trung - Ấn cần giúp cân bằng kinh tế thế giới
VIT - Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ Timothy Geithner trong khuôn khổ chuyến thăm 2 ngày tới Ấn Độ đã bày tỏ rằng, một số nền kinh tế lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc cần phải thực hiện những cải cách lớn nhằm củng cố nhu cầu tiêu thụ trong nước, qua đó góp phần cân bằng lại nền kinh tế toàn cầu.



Nga góp 1.000 quân tham gia diễn tập với SCO
VIT - Nga sẽ triển khai khoảng 1.000 binh sĩ tham gia diễn tập quân sự chung với các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại miền nam Kazakhstan, một quan chức quân sự cấp cao Nga cho biết.



Trung Quốc có thể sẽ điều chỉnh biên độ giao dịch đồng nhân dân tệ CafeF
Goldman Sachs dự báo chính phủ Trung Quốc sẽ sớm nới biên độ giao dịch của đồng nhân dân tệ so với đồng USD từ mức +/- 0,5% lên mức +/- 1%.



Bộ trưởng Tài chính Mỹ muốn dùng sức mạnh G20 để tạo áp lực với Trung Quốc CafeF
Kể cả có được sự đồng thuận quốc tế, sẽ phải mất một thời gian để có thay đổi. Tháng 7/2005, mất gần 2 năm, G7 mới có thể buộc Trung Quốc nới lỏng tỷ giá đồng nhân dân tệ.


Evaluating the renminbi manipulation FT
Is China a currency manipulator? Yes. China has intervened on a gigantic scale to keep its exchange rate down and it is also protectionist. The Chinese pot is calling the US kettle black, writes Martin Wolf


China must choose over yuan peg, says US
China - and China alone - must choose whether its currency should be freed from its artificial dollar peg, according to Tim Geithner, the US Treasury Secretary.


- Trung Quốc vẫn chịu áp lực tiền tệ từ Mỹ (VNE)
- Canada, Mỹ: Phá vỡ hệ thống tin tặc “Bóng tối”có trụ sở ở Trung Quốc, trong đó tin tặc đã đánh cắp nhiều tài liệu mật của bộ Quốc phòng Ấn Độ (SGTT).
- Tin tặc đóng đô ở Trung Quốc xâm nhập trang mạng của nhiều nước (VOA). Qua proxy.

Indonesia – “viên gạch vàng” tiếp theo của nhóm BRIC?
VIT - Cùng sở hữu một thị trường tiêu dùng với quy mô lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dường như không bao giờ cạn là hai tiêu chuẩn mà Goldman Sachs đã đặt ra khi đưa ra khái niệm “BRIC”. Nhiều chuyên gia cho rằng, Indonesia rất có thể sẽ trở thành một "viên gạch vàng" tiếp theo của nhóm “BRIC”.


- ASEAN sẽ không chỉ trích Miến Điện về nhân quyền (RFI)

- Nghi ngờ lính Mỹ sát hại dân thường Iraq (TPhong)
- Thái Lan có thể áp dụng biện pháp cứng rắn giải tán biểu tình (VOV)
- Mỹ: Triều Tiên không làm chìm tàu Hàn Quốc (Vit)

Mỹ - Trung Quốc - Quân sự: At arm's length (SCMP 6-4-10) -- Greg Torode
Trung Quốc - Mỹ: China sees US as hedge for Taiwan, Tibet (Asia Times 6-4-10)
Miền Điện - ASEAN: Myanmar to escape censure at ASEAN summit: observers (AFP 5-4-10)
Trung Quốc - Tin Tặc: Researchers Trace Data Theft to China (NYT 5-4-10) SGTT lược thuật: Phá vỡ hệ thống tin tặc “Bóng tối” (SGTT 6-4-10)

Trung Quốc - Nhân dân tệ: Beijing lays ground for renminbi shift (FT 6-4-10) -- Martin Wolf phân tích: Evaluating the renminbi manipulation (FT 6-4-10)

Obama to Press China on More ‘Market-Based’ Currency (Update1)
President Barack Obama will keep pressing China to allow a more “market-based” valuation for its currency and likely will bring up the topic when he meets with Chinese President Hu Jintao next week, spokesman Robert Gibbs said.


China trade and jobs: Responding to myths and critics

Tổng số lượt xem trang