Nguồn: Tran Le Anh, Asia Times
09.04.2010
Với việc thực thi hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam hiện đang hoà nhập vào guồng máy thương mại toàn cầu. Trao đổi hàng hoá hiện đang chiếm trên 150% tống sản lượng nội địa (GDP).
Từ 2001 đến 2008, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tăng hơn một phần ba, đạt gần 63 tỉ Mỹ kim vào năm 2008. Cơn khủng hoảng kinh tế thế giới đã đẩy lượng xuất khẩu trong năm qua của nước này xuống thấp hơn 57 tỉ Mỹ kim, nhưng dự đoán là sẽ tăng lên lại trong năm nay khi nhu cầu hàng hoá của Hoa Kỳ và các thị trường lớn tiến triển lại.
Dù vậy, việc này cũng không làm giảm đi nỗi lo lắng về sự thâm thủng mậu dịch đang tăng ở Việt Nam, tỉ lệ này đạt 12,8% tổng GDP trong năm 2008. Tỉ lệ thâm thủng mậu dịch đều đặn không nhất thiết là tin xấu, nhất là khi chúng dẫn đến việc nhập khẩu máy móc và công nghệ nhằm khuyến khích phát triển, nhưng đối với Việt Nam thì đây là một nan giải với một số nguyên nhân sau.
Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu và bộ phận thô để cung cấp cho guồng máy xuất khẩu, đặc biệt là trong nghành may mặc và giày dép. Điều này cho thấy quốc gia này đang thiếu một nền công nghệ căn bản để giúp thu được lợi nhuận kinh tế cao hơn từ xuất khẩu và đẩy xa hơn quá trình công nghiệp hoá. Việc dựa dẫm quá nhiều vào đầu vào còn dẫn đến tình trạng yếu thế đối với các thế lực thị trường nước ngoài, bao gồm giá cả hàng hoá giao động quá nhanh.
Tỉ lệ thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang tăng từ 2001 là nguyên nhân chính của mối lo lắng. Trong năm 2009, thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc đã lớn hơn 11 tỉ, chiếm hơn 91% tổng giá trị thâm thủng mậu dịch của quốc gia này.
Thách thức của hàng hoá nhập từ Trung Quốc, vốn đã đe doạ sự phát triển của các nghành công nghệ nội địa, có thể tăng thêm khi Việt Nam tiến sâu hơn vào quá trình tự do hoá thương mại trong Khu vực Trao đổi Tự do với Trung Quốc trong khối ASEAN, việc này sẽ cho phép tỉ lệ hàng hoá miễn thuế của Trung Quốc nhập vào nhiều hơn trong thị trường của mình vào năm 2015.
Tỉ lệ thâm hụt thương mại còn giảm đi các bước quản lý vĩ mô chiến lược. Năm ngoái, khi những nguồn chính của nền hối đoái ngoại quốc, bao gồm nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc (Foreign Direct Investment) và nguồn tiền gửi về từ nước ngoài - giảm thiểu trầm trọng, chính quyền đã bắt buộc phải cắt giảm nguồn dự trữ ngoại hối để chi trả món nợ nhập khẩu vẫn còn tăng cao. Trong nỗ lực nhằm giữ lại nguồn vốn dự trữ đang đi xuống và kiểm soát sự thâm thủng mậu dịch, chính quyền đã tạo ra hai đợt giảm giá tiền - 5,4% vào tháng Mười Một 2009 và 3,4% vào tháng Hai năm nay.
Những biện pháp can thiệp này đã bị thất bại trong việc giới hạn khoảng cách thương mại. Trong quí đầu tiên của năm 2010, nhập khẩu đã tăng gần 38% giá trị trong khi xuất khẩu giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan Thông tin Kinh tế (Economist Intelligence Unit) dự đoán rằng Việt Nam sẽ chịu mức thâm thủng mậu dịch trị giá 13,3 tỉ Mỹ kim trong năm nay, tương đương khoảng 13,4% của tổng GDP được dự đoán là khoảng 99,3 tỉ Mỹ kim.
Việc giảm giá tiền tệ đã làm phức tạp hơn nỗ lực của Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát. Việc mở rộng quĩ tiền tệ, các biện pháp chống khủng hoảng chu kỳ được đưa ra trong thời điểm tồi tệ nhất của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhằm giúp tỉ lệ tăng trưởng và giảm thiểu thất nghiệp, đã dẫn đến kết quả tăng trưởng 5,4% GDP trong năm vừa qua, nhưng lại dẫn đến những áp lực lạm phát mới.
Khi giá trị của tiền Đồng đang yếu đi, giá cả hàng hoá nhập khẩu đã tăng cao và làm cho tỉ lệ lạm phát cao hơn nữa. Mục tiêu của chính quyền là giữ cho tỉ lệ lạm phát không quá 7% trong năm nay. Có ít nhà phân tích tin rằng chính quyền sẽ đạt được chỉ tiêu này, mặc dù họ đã đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát việc tăng giá cũng như các kế hoạch nhằm kềm chế những chính sách mở rộng trước đây.
Việc thiếu vắng các giải pháp để dễ dàng quản lý sự thâm hụt mậu dịch bắt rễ sâu trong những khâu phận chính của sự phát triển kinh tế. Ngành xuất khẩu của Việt Nam vẫn tập trung quá nhiều vào việc thâm dụng lao động và các sản phẩm dựa trên hàng hoá. Nhìn chung, đấy là những mặt hàng ít có giá trị tăng, khiến cho việc đẩy mạnh giá trị xuất khẩu chung, giảm thiểu thâm thủng mậu dịch trở nên khó khăn.
Chính quyền cũng không có một kế hoạch rõ ràng và nhanh chóng để xây dựng những ngành kỹ nghệ hỗ trợ nhằm khuyến khích việc sản xuất những mặt hàng mang giá trị cao. Những nỗ lực nhằm khuyến khích các sản phẩm thay thế hàng xuất khẩu đã không bắt rễ được vì sự trì trệ quá độ của nền kinh tế thiếu hiệu quả cũng như vì áp lực cạnh tranh của các nhà sản xuất hàng giá rẻ từ Trung Quốc.
Tầng lớp trung lưu ngày càng đông của Việt Nam cũng thường thích những mặt hàng nhập khẩu hơn nội địa vì họ có khả năng mua sắm. Vì thế nhu cầu về hàng tiêu dùng từ nước ngoài đã góp thêm vào tỉ lệ thâm thủng mậu dịch đang tăng cao một cách bướng bỉnh. Các nhà kinh tế cho rằng con đường duy nhất để giảm thiểu khoảng cách thâm thủng là phải nhanh chóng cải tạo cấu trúc kinh tế nhằm phát triển sự cạnh tranh.
Việc đổi mới hơn nữa khu vực kinh tế do nhà nước quản lý, hiện chiếm gầm 35% tổng GDP, cũng giúp được phần nào. Các công ty nhà nước có rất nhiều ưu tiên, ví dụ như việc vay mượn nợ và trợ cấp dễ dàng, nhưng nhìn chung lại rất kém hiệu quả. Bắt buộc các công ty nhà nước làm việc hiệu quả hơn và đi theo luật chơi của thị trường sẽ tháo bỏ được sự trì trệ lớn cho nền kinh tế.
Những người đưa ra chính sách kinh tế của Việt Nam cũng cần phải có được một kế hoạch hành động có ý nghĩa để khuyến khích các ngành công nghiệp hỗ trợ tương xứng với nhu cầu phát triển. Nhật đã cho thấy họ sẵn sàng giúp đỡ. Với việc thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt-Nhật, sẽ có những cơ hội để tham gia vào việc sản xuất chung những hàng hoá xuất khẩu có giá trị cao vào thị trường Nhật.
Nếu giới lãnh đạo của đất nước không cam kết việc đổi mới và cải tạo, nền nhập khẩu sẽ tiếp tục qua mặt xuất khẩu, góp phần tạo ra bất ổn cũng như tăng thêm nguy hiểm cho nền kinh tế thị trường Việt Nam đang trong quá trình thay đổi.
Việt Nam đang cảm nhận mặt trái của thị trường tự do