Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

Chỉ huy tàu USS John S. McCain: ‘Chúng tôi không tập trận với VN’

Chỉ huy tàu USS John S. McCain: ‘Chúng tôi không tập trận với VN’
Nguyễn Trung – VOA <<::: lúc Mỹ nói có VN nói kg ??? VN nói có Mỹ nói kg??? Điên cái đầu !!! >>>

VOA: Chuyến cập cảng của tàu khu trục USS John S. McCain ở Đà Nẵng lần này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Trung tá Jeffrey Kim: Chúng tôi tới đây nhân dịp đánh dấu 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ. Cho nên, đây là một chuyến đi quan trọng. Ngoài ra, con tàu USS John S. McCain mang tên họ tộc (thân phụ) của Thượng nghị sĩ John McCain, nên bản thân cái tên đó thôi đã cho thấy ý nghĩa của chuyến cập cảng lần này. Chuyến thăm của chúng tôi phản ánh mối bang giao ngày càng chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

VOA: Ngoài các buổi thao diễn tìm kiếm, cứu nạn hay giao lưu nấu ăn, các thủy thủ tàu USS John S. McCain còn tham gia các hoạt động nào khác?

Trung tá Jeffrey Kim: Trước tiên, tôi xin nói rõ rằng các cuộc trao đổi chúng tôi thực hiện là nhằm chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức về các chủ đề khác nhau liên quan tới các hoạt động phi tác chiến như tìm kiếm, cứu nạn và kiểm soát thiệt hại. Hôm nay, chúng tôi trao đổi các kỹ năng nấu ăn rất thú vị trên tàu USS John S. McCain.

Về các hoạt động mang tính cộng đồng, sáng nay, chúng tôi vừa tới một trường mẫu giáo. Tại đây, các thủy thủ của chúng tôi đã tham gia các hoạt động với các em nhỏ của trường và xây dựng một nơi vui chơi cho các em.

VOA: Một số hãng đưa tin rằng thủy thủ tàu USS John S. McCain tham gia diễn tập hải quân với phía Việt Nam. Điều này có phản ánh đúng bản chất của lần cập cảng của tàu khu trục không, thưa ông?

Trung tá Jeffrey Kim: Tôi cho rằng việc miêu tả như vậy không đúng với bản chất những gì chúng tôi thực hiện ở đây. Đó không phải là các cuộc diễn tập hải quân, mà là các cuộc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cũng như các bí quyết liên quan tới các chủ đề như tìm kiếm, cứu nạn hay kiểm soát thiệt hại, như làm sao để ngăn chặn ngập nước hay dập lửa trên tàu. Hôm nay, chúng tôi đã biểu diễn những hoạt động đó khi chúng tôi tiến hành chia sẻ kinh nghiệm với phía Việt Nam trên tàu USS John S. McCain ở Đà Nẵng.

VOA: Thưa ông, có ý kiến cho rằng chuyến thăm của tàu USS John S. McCain và USS George Washington giúp củng cố quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Bản thân ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ quân sự Việt – Mỹ trong những năm gần đây?

Trung tá Jeffrey Kim: Một lần nữa tôi xin được nói rõ hơn rằng các hoạt động chúng tôi thực hiện ở đây cho tới nay là phi tác chiến về bản chất. Đó là những gì tàu USS John S. McCain thực hiện trong chuyến cập cảng lần này. Tôi được biết rằng tàu USS George Washington đã tổ chức một chuyến thăm cho các giới chức Việt Nam, nhưng nó không cập cảng Đà Nẵng lần này.

VOA: Vâng, nhưng ông đánh giá ra sao về hợp tác quốc phòng gia tăng thời gian qua giữa hai nước?

Trung tá Jeffrey Kim: Điều chúng tôi định rõ ở đây là mối bang giao gia tăng giữa hai quốc gia mang tính hữu hảo về bản chất, phát triển dựa trên lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau. Chuyến thăm của chúng tôi không phải là thao diễn hải quân hay tập trận mà là chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nhằm hiểu biết lẫn nhau tốt hơn cũng như tiếp tục gia tăng quan hệ giữa hai bên.

VOA
: Thưa ông, có nhận định cho rằng chuyến thăm của tàu USS John S. McCain được cho là đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc ở vùng biển Đông tranh chấp trong thời gian gần đây. Ông có đồng ý với nhận xét này không?

Trung tá Jeffrey Kim
: Chuyến thăm của chúng tôi đã được hoạch định trước từ nhiều tháng nay, để trùng với thời gian đánh dấu 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thêm nữa, tàu của chúng tôi tới thăm Việt Nam cũng là bởi cái tên đặc biệt nó mang theo trên mình.

VOA: Ông từng phát biểu rằng Hoa Kỳ và Việt Nam ‘cùng mối quan tâm về đảm bảo an ninh hàng hải ở khu vực’. Cụ thể là gì, thưa ông?

Trung tá Jeffrey Kim: Cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới, chúng tôi chia sẻ quan tâm chung về an ninh hàng hải cũng như quyền tự do lưu thông trên biển. Hoa Kỳ và Việt Nam hiểu rõ rằng đó là những vấn đề quan trọng đối với cả hai quốc gia.

Lần đầu tiên hải quân Mỹ – Việt diễn tập ở biển Đông

Dù chỉ diễn ra trên một quy mô nhỏ, lại không được hai bên chính thức quảng bá rộng rãi, nhưng các chuyến ghé thăm Việt Nam của chiến hạm Mỹ kèm theo các hoạt động “tập huấn phi tác chiến” và “giao lưu” của hải quân hai nước đã thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.

img>> Việt Nam – Hoa Kỳ hoạt động hợp tác hải quân
>> Thăm tàu sân bay Mỹ
>> Tàu hải quân Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng

Một số nhà phân tích đánh giá là các hoạt động tập huấn phi tác chiến kể trên đồng nghĩa với một cuộc diễn tập hải quân chung.

Từ ngày 11 đến 14-8, thủy thủ đoàn trên tàu John Mc Cain sẽ tiến hành nhiều hoạt động cùng với phía Việt Nam. Trong bản tin công bố ngày 8-8 nói về các chuyến thăm này, Bộ Tư lệnh Hạm đội 7 xác định chương trình chủ yếu xoay quanh các hoạt động huấn luyện phi tác chiến như kiểm soát thiệt hại, tìm kiếm cứu nạn, trao đổi kỹ năng như nấu bếp hay bảo trì thiết bị.

Bên cạnh đó, sẽ có các hoạt động giao lưu nhằm xây dựng tình hữu nghị như chữa răng và y tế dân sự, thi đấu thể thao giữa hải quân hai nước.

Tham gia vào các hoạt động mà phía Mỹ gọi là “trao đổi” này, theo Hạm đội 7, có khu trục hạm USS John McCain ở Đà Nẵng, cũng như ban chỉ huy của Lực lượng Đặc nhiệm 73 (Task Force 73) trong khi có 3 chiến hạm khác túc trực ngoài khơi như các khu trục hạm USS Curtis Wilbur, USS Chung-Hoon và USS McCampbell.

Theo TTXVN

- Thỏa ước hợp tác thăm dò địa chấn biển (JMSU): Câu chuyện giải pháp song phương và bí mật trong vấn đề Biển Đông (boxitvn).

Lòng tự trọng của Trung Quốc bị tổn thương? Đất Việt

Một quan chức quân đội Trung Quốc khẳng định, lòng tự trọng quốc gia đang bị tổn hại khi Mỹ đưa tàu sân bay đến tập trận tại Hoàng hải.

>> Mỹ đưa tàu sân bay đến Hoàng Hải nghênh chiến?

“Mỗi quốc gia, dân tộc hay một lực lượng vũ trang đều cần được tôn trọng. Nếu ai đó không tấn công ta, ta sẽ không làm tổn thương người đó. Ngược lại, ta phải đánh trả quyết liệt nếu bị ai đó gây phương hại cho ta”, Thiếu tướng Luo Yuan viết trong bài xã luận trên tờ Liberation Army.

Ông Luo Yuan thậm chí bày tỏ quan điểm cứng rắn khi tuyên bố: “Trung Quốc không muốn coi bất cứ quốc gia nào là kẻ thù. Tuy nhiên, nếu nước nào kiên quyết phớt lờ quan điểm cũng như lợi ích của Bắc Kinh và chà đạp chúng tôi quá đáng thì Trung Quốc sẽ không nhường nhịn”, ông Luo nhấn mạnh.

Theo Thiếu tướng này, an ninh của Trung Quốc thực sự bị đe dọa khi Mỹ – Hàn tổ chức tập trận với sự tham gia của tàu sân bay tại Hoàng hải. “Trong mắt họ, an ninh của các quốc gia khác không quá quan trọng, thậm chí không có nghĩa lý gì”, ông Luo nhận định. Đáp lại tuyên bố cứng rắn của quan chức quân đội Trung Quốc, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ khẳng định: “Hồi tháng 10 năm ngoái, tàu sân bay SS George Washington hoạt động tại đó và sẽ có mặt ở đây một lần nữa. Đây là vùng biển quốc tế”.

Các nhà phê bình cho biết, Washington phải lùi bước trước Bắc Kinh bằng việc tổ chức các cuộc diễn tập ở vùng biển phía Đông, thay vì Hoàng hải, khi Trung Quốc kịch liệt phản đối bất kỳ cuộc diễn tập quân sự nào ở gần bờ biển của họ, đặc biệt là có sự tham gia của tàu sân bay USS George Washington.

Trung Quốc nhiều lần phản đối kế hoạch của Mỹ triển khai tàu sân bay USS George Washington (CVN-73) đến Hoàng hải, nơi Triều Tiên phóng ngư lôi làm chìm chiếc tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng 3, vì cho rằng động thái này có thể làm leo thang căng thẳng.

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc tiến hành một loạt các cuộc diễn tập không và hải quân tại biển Đông, dường như nhằm đối phó với các cuộc diễn tập chung giữa Hàn Quốc và Mỹ.

Trà My (theo Reuters, Yonhap)

Hội nghị San Francisco với vấn đề chủ quyền của VN đối với quần đảo HS và TS anhbasam

Tạp chí Xưa và Nay Số 360, tháng 7 năm 2010 Hội nghị San Francisco với vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa PHẠM NGỌC BẢO LIÊMVề Hội nghị San Francisco (9-1951)

Đầu tháng 9-1951, các nước Đồng Minh trong Thế chiến hai tổ chức Hội nghị ở San Francisco(1) (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á-Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Tham gia Hội nghị gồm phái đoàn của 51 nước. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không tham dự Hội nghị do Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa.

Trong hội nghị này, vấn đề chính là thảo luận dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng Minh với Nhật Bản do Anh-Mỹ đưa ra ngày 12-7-1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á-Thái bình Dương.

Ngày 8-9-1951, 48 quốc gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản(2). Hiệp ước này đã chính thức chấm dứt Thế chiến hai ở Viễn Đông cũng như đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam(3) đã tham dự Hội nghị. Ngày 7-9-1951, phát biểu tại Hội nghị, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu nêu rõ: “Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận)…”(4). Về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuyên bố của phái đoàn Việt Nam khẳng định: “Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”(5).

Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị(6).

Về nội dung, Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản được ký kết tại San Francisco ngày 8-9-1951 quy định Nhật Bản phải rút lui khỏi những nơi mà nước này đã dùng vũ lực để chiếm đóng trong Thế chiến hai(7). Riêng đối với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), Điều 2 – khoản (f) của Hiệp ước quy định: “Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và đòi hỏi với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands)”(8).

Hiệp ước quy định Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mà không nói rõ lực lượng hay chính quyền nào sẽ tiếp nhận chủ quyền của hai quần đảo này đã gây ra những ngộ nhận. Sự thiếu rõ ràng ấy của Hiệp ước San Francisco đã bị những quốc gia sau này tranh chấp chủ quyền với Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khai thác, lấy làm cớ để cho rằng phải “trao trả” lại hai quần đảo trên cho họ.

Đối với Trung Quốc – nước không tham dự hội nghị San Francisco(9) – thì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không đưa ra tuyên bố phản đối nào tại Hội nghị San Francisco vì không tham dự Hội nghị. Tuy nhiên, ngày 15-8-1951, Ngoại trưởng Chu Ân Lai lên tiếng về bản dự thảo Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản do Mỹ – Anh soạn thảo(10).

Đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được phái đoàn Liên Xô nêu lên trong phiên họp khoáng đại ngày 5-9-1951 của Hội nghị. Phát biểu trong phiên họp này, Andrei A. Gromyko – Ngoại trưởng Liên Xô – đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”(11). Với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.

Nhận định về việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa viện dẫn việc Trung Hoa Dân quốc thừa lệnh Đồng Minh tiếp quản quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa năm 1946(12) để cho rằng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc, tạp chí Quê hương năm 1961 đã viết: “Nhật Bản đã lấy danh nghĩa gì để chuyển giao chủ quyền cho họ (Trung Hoa Dân quốc – TG). Khi Nhật Bản giao miền Bắc Đông Dương cho Trung Hoa chiếm đóng, có phải là họ đã nhường chủ quyền trên đất Trung Hoa, một điều có bao giờ Trung Hoa thừa nhận? Vậy không thể viện lẽ rằng quần đảo Nam Sa do Nhật chuyển giao mà cho rằng mình có chủ quyền trên (các) đảo đó”(13).

Về phía Việt Nam – nước tham gia Hội nghị San Francisco với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp(14) – tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia cũng chính là sự thừa nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Hơn nữa, Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản có hiệu lực đã tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939-1946 cho Việt Nam. Chủ quyền đối với hai quần đảo này do vậy hiển nhiên thuộc về Việt Nam.

Dựa trên những tư liệu đã được công bố, có thể khẳng định rằng (muộn nhất) từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những Hòa ước ký kết giữa Việt Nam với Pháp đã quy định rằng chính quyền Pháp ở Đông Dương thay mặt Việt Nam gìn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, Chính quyền Đông Dương cũng đã thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu cũng như các biện pháp quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Đến giữa thế kỷ XX, tuy quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bị quân đội Nhật Bản tạm thời chiếm đóng từ năm 1939 đến năm 1946 nhưng với Hòa ước San Francisco (9-1951), Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tuyên bố từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo này. Do đó, Việt Nam tất nhiên đã khôi phục lại được chủ quyền vốn có của mình đối với hai quần đảo đó.

Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự Hội nghị bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo(15) và Tuyên bố Potsdam(16). Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước. Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam(17).

Một vài nhận định

Việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham gia Hội nghị San Francisco (9-1951) và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu một cách hòa bình trên thực tế) đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hiện nay ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế. 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco thừa nhận tuyên bố của Việt Nam cũng chính là sự công nhận của quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Sự thừa nhận này sẽ làm yếu đi luận điểm cũng như thái độ muốn giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông hiện nay thông qua đàm phán song phương. Ghi nhận tầm quan trọng của Hội nghị San Francisco đối với việc thiết lập hệ thống các quan hệ quốc tế mới sau Thế chiến hai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng chính là sự thừa nhận có tính pháp lý tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong xu hướng “hòa hợp” hiện nay, việc làm có ý nghĩa là toàn thể dân tộc Việt Nam tập hợp dưới cùng một ngọn cờ đoàn kết, và chỉ có như vậy mới tạo ra được sức mạnh đủ để giữ gìn và đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

… TUYÊN BỐ CỦA PHÁI ĐOÀN QUỐC GIA VIỆT ANM TRONG HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO VỀ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO NÀY LÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG ĐỂ VIỆT NAM TIẾP TỤC ĐƯA VẤN ĐỀ TRANH CHẤP Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA HIỆN NAY RA CÁC HỘI NGHỊ, DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ…

CHÚ THÍCH:

(1) Còn được gọi là Hòa hội Cựu Kim Sơn, diễn ra từ ngày 5 đến 8-9-1951.

(2) Còn gọi là Hiệp ước San Francisco (Treaty of San Francisco) hay Hiệp ước Hòa bình San Francisco (San Francisco Peace Treaty). Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28-4-1952. Do những bất đồng nên Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan không tham gia ký kết Hiệp ước này.

(3) Quốc gia Việt Nam là một thực thể chính trị tồn tại trong giai đoạn 1949-1956, ra đời sau Hiệp ước ngày 8-3-1949 giữa Pháp và cựu vương Bảo Đại (Hiệp ước Elysee). Cuối năm 1955, Ngô Đình Diệm – lúc này là Thủ tướng Quốc gia Việt Nam – lên làm tổng thống sau cuộc “Trưng cầu dân ý” ngày 23-10-1955. Đến năm 1956, Quốc gia Việt Nam “cải đổi” thành Việt Nam Cộng hòa, công bố Hiến pháp mới (26-10-1956). Như vậy có thể nói Quốc gia Việt Nam là “tiền thân” của Việt Nam Cộng hòa.

(4) Trần Đăng Đại (1975), Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc tới nay, Tập san Sử Địa – số 29, tháng 1-3-1975, Sài Gòn, tr.284.

(5) Nguyên văn tiếng Pháp như sau: “Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour estouffer lé germes de discorde, nous affirmons nos droits sur iles Spratly et Paracels qui de tout temps ont fait partie du Viet-Nam”. In trên Tạp chí France – Asia, số 66-67, tháng 11-12-1951, tr.505 – dẫn theo Trần Đăng Đại, Tlđd, tr.286.

(6) Lãng Hồ (1975), Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam, Tập san Sử Địa - số 29, tháng 1-3-1975, Sài Gòn, tr.103.

(7) Năm 1938, Nhật Bản chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đổi tên thành Hirata gunto. Năm 1939, quân đội Nhật Bản đổ bộ lên đảo Itu Aba (đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa). Ngày 31-3-1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố rằng ngày 30-3-1939 Nhật Bản quyết định đặt quần đảo Trường Sa dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. Ngày 19-8-1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố quyết định đặt quần đảo Trường Sa – dưới tên gọi Shinnan gunto – trực thuộc đảo Đài Loan. Về những sự kiện này, Chính quyền Đông Dương đã nhiều lần lên tiếng chính thức phản đối Chính phủ Nhật Bản. Dẫn theo: Lãng Hồ, Tlđd, tr.100; Quốc Tuấn (1975), Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoa liên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Tập san Sử Địa – số 29, tháng 1-3-1975, Sài Gòn, tr.222; Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia TP HCM, Trường Đại học KHXH&NV, tr.107. Về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, “ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại (Quốc gia Việt Nam – TG) quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa” – Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Tlđd, tr.110.

(8) Nguyên văn: “Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracel Islands” – Treaty of Peace with Japan, CHAPTER II (Territory) – Article 2 – f. Source: United Nations Treaty Series 1952 (reg. no. 1832), vol. 136, p.p.45 – 164, www.vcn.bc.ca.

(9) Riêng với Trung Hoa Dân quốc, ngày 28-4-1952, Trung Hoa Dân quốc ký riêng rẽ một Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản. Trong bản tuyên bố ngày 5-5-1952 về Hiệp ước này, Ngoại trưởng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai không nói gì đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mặc dù hai quần đảo này đã được đề cập một cách mập mờ trong Điều 2 của Hiệp ước: “Điều 2 – Hai bên nhìn nhận là theo Điều 2 Hòa ước với Nhật Bản ký ngày 8-9-1951 tại Cựu Kim Sơn (San Francisco) ở Hoa Kỳ, Nhật Bản đã khước từ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi liên quan tới Đài Loan (Formosa) và Bành Hồ (The Pescadores), cũng như quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và Hoàng Sa (Paracel Islands)” (Source: Chen Yin-ching (1975), Treaties and Agreements between The Republic of China and other powers, Sino-American Publishing Service, Washington D.C., p.p.454 456). Nghĩa là Nhật Bản và Trung Hoa Dân quốc chỉ nhắc lại việc khước từ chứ không nói là Nhật Bản trao hai quần đảo này cho Trung Hoa Dân quốc – Quốc Tuấn, Tlđd, tr.231.

(10) “Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa một lần nữa tuyên bố: Nếu không có sự tham dự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và ký một hòa ước với Nhật Bản thì dù nội dung và kết quả của một Hiệp ước như vậy có như thế nào, Chính phủ Nhân dân Trung ương cũng coi hòa ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp, và vì vậy vô hiệu” – (Toàn văn bản tuyên bố ngày 15-8-1951 đăng trong People’s China, T.IV, số 5, ngày 1-9-1951, phụ trương ngày 1-9-1951, tr.3 – 6 dưới nhan đề Foreign Minister Chou En – lai’s Statement on the US British Draft Peace Treaty with Japan – dẫn theo Quốc Tuấn, Tlđd, tr.221).

Trước đó, ngày 4-12-1950, Ngoại trưởng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố: “Nhân dân Trung Hoa rất ước muốn sớm có một hòa ước liên hợp với Nhật Bản cùng với các quốc gia Đồng Minh khác trong thời kỳ Thế chiến hai. Nhưng căn bản của hòa ước phải hoàn toàn thích hợp với bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên bố Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng được quy định trong các văn kiện này” (Toàn văn bản tuyên bố ngày 4-12-1950 đăng trong bán nguyệt san People’s China, Bắc Kinh, T. II, số 12, phụ trương ngày 16-12-1950, trang 17-19, dưới nhan đề Chou En lai’s Statement on the Peace Treaty with Japan – dẫn theo Quốc Tuấn, Tlđd, tr.220).

Như vậy Tuyên bố ngày 15-8-1951 đã đi ngược lại tinh thần tuyên bố ngày 4-12-1950 của chính Trung Quốc vì thực chất, Hội nghị San Francisco được tổ chức nhằm “hiện thực hóa” những thỏa thuận được quy định trong Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta và Tuyên bố Potsdam.

(11) Nguyễn Nhã, Tlđd, tr. 110.

(12) “Sự thực thời tướng Hà Ứng Khâm (Trung Hoa Dân quốc) đã thừa lệnh Đại tướng Mac Arthur để tiếp nhận sự đầu hàng của Okamura Yasutsugu là Tổng tư lệnh quân đội Nhật Bản tại chiến trường Trung Quốc” – xem thêm bài của Lãng Hồ, Tlđd, tr.101-102.

(13) Tân Phong (1961), Vấn đề chủ quyền trên nhóm quần đảo Tây Sa và Trường Sa, Tạp chí Quê hương số ngày 27-9-1961 – dẫn theo Lãng Hồ, Tlđd, tr.102.

Về việc tiếp quản quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ tay Nhật Bản của lực lượng Trung Hoa Dân quốc, tác giả Lãng Hồ viết: “Sự thực thời đó đâu phải là một cuộc tiếp thu chính thức theo quốc tế công pháp (mà) chỉ là một hành động trong khuôn khổ Trung Hoa Dân quốc đã thừa lệnh Đồng Minh đến nhận sự đầu hàng của quân Nhật mà thôi” – Lãng Hồ, Tlđd, tr.101

(14) Ngày 29-6-1950, Pháp chính thức công nhận Quốc gia Việt Nam là thành viên của khối Liên hiệp Pháp.

(15) Tuyên cáo ngày 26-11-1943 của Hội nghị Cairo (tổ chức từ ngày 23 đến 27-11-1943 tại Cairo, Ai Cập), gồm đại diện của ba nước là Hoa Kỳ (Franklin D. Roosevelt), Anh (Winston Churchil) và Trung Hoa Dân quốc (Tưởng Giới Thạch).

(16) Hội nghị Potsdam được tổ chức ở Potsdam (Đức) từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945 gồm đại diện 3 nước: Liên Xô (Joseph Stalin), Mỹ (Harry Truman) và Anh (Winston Churchil, sau đó được thay bởi Clement Attlee) . Ngày 26-7–1945, W. Churchil, H. Truman và Tưởng Giới Thạch đưa ra Tuyên bố Potsdam vạch ra những điều khoản đầu hàng đối với Nhật Bản.

(17) Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thể hiện rõ trong Điều 12 – Tuyên bố cuối cùng của Hội nghĩ Geneve ngày 21-7-1954 mà Trung Quốc cũng đã tham dự, đó là “Trong quan hệ với Cao – Miên, Lào và Việt Nam, mỗi nước tham gia Hội nghị Geneve cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của những nước trên và tuyệt đối không can thiệp vào nội trị của những nước đó” – Vụ biên soạn, Ban tuyên huấn Trung ương (1979), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – trích văn kiện Đảng, T.II: 1945-1954, Nxb SGK Mác-Leenin, Hà Nội. tr.360.

- In the shadow of Vietnam: A close encounter with Karl Marlantes, US marine turned literary giant (The Independent)

Trung Quốc – ASEAN – Biển Đông: Beijing out to split Asean after years of assurances (Business Times 11-8-10) — Hôm nay Frank Ching có vẻ tỉnh ngộ, nhận ra mặt thật của Tàu!

Trung Quốc – Mỹ – Việt Nam: US puts on display of military ties with Vietnam (China Daily 11-8-10)

Cuộc chơi quyền lực ở Biển Đông Tuan Viet Nam

Khi sự hoài nghi ngày một gia tăng tại Đông Nam Á về những dụng ý của Trung Quốc ở Biển Đông, sự hiện diện của Mỹ đích thực là một nhà hoà giải tự nhiên.

Nam Hàn tìm thấy dầu khí ngoài khơi VN

Tập đoàn Dầu khí Hàn Quốc cho hay đã tìm thấy một số trữ lượng dầu khí mới ở ngoài khơi miền nam Việt Nam.

Bộ Kinh tế nước này được hãng thông tấn Yonhap trích lời nói Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (KNOC) trong cuộc khảo sát thăm dò kéo dài từ tháng Ba tới tháng Năm đã tìm thấy mỏ dầu thô ước tính có trữ lượng 29 triệu thùng ở lô Sư tử Nâu 15-1.

KNOC cũng tìm thấy mỏ khí đốt trữ lượng chừng 120 tỷ feet khối tại lô 11-2 có tên Sư tử Trắng hồi tháng Năm.

Lô 15-1 nằm cách Vũng Tàu về phía đông nam 141 km trong khi lô 11-2 cách 320km.

Cả hai lô này đều nằm trong Biển Đông.

Trong dự án thăm dò và khai thác này, KNOC và tập đoàn dầu khí SK Corp. của Nam Hàn giữ 23,25% trong liên doanh với các đối tác Việt Nam, Mỹ và Pháp. Giấy phép khai thác có hạn tới 2023.

Mỏ Sư tử Nâu được xác định là có trữ lượng 560 triệu thùng dầu thô với sản lượng hàng ngày có thể vào khoảng 90.000 thùng.

Ṭai lô 11-2, liên doanh của Hàn Quốc do KNOC dẫn đầu giữ 75% cổ phần, trong khi phần còn lại trong tay Tổng công ty Thăm dò và Sản xuất Dầu khí của PetroVietnam.

Mỏ khí này còn có trữ lượng dầu thô ước tính vào khoảng 22,8 triệu thùng dầu.

Các khoa học gia còn chưa thống nhất về ước tính trữ lượng dầu khí tại Biển Đông, mặc dù tài nguyên khoáng sản thiên nhiên được cho là một trong các yếu tố chính dẫn đến tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này.

Cuối tuần trước, một hội thảo về Năng lượng Biển ở châu Á đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của hàng chục nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài.

Nhóm nghiên cứu do Tiến sỹ Clive Schofield từ Trường Đại học Wollongong, Australia, dẫn đầu, đưa ra ý kiến rằng thực ra trữ lượng nhiên liệu hóa thạch tại Biển Đông không nhiều như người ta nghĩ.

Ông Schofield cho rằng dầu khí thực ra chỉ là một lý do gây ra tranh chấp giữa các quốc gia, bên cạnh lý do quan trọng hơn về an ninh và lưu thông hàng hải.

Tuy nhiên một vài năm gần đây, Trung Quốc đã có hành động cản trở các công ty dầu khí Anh-Mỹ muốn thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác tại Biển Đông.

Nhóm tác chiến tàu sân bay CVN 73 thăm Singapore

VIT – Tàu sân bay Mỹ USS George Washington (CVN 73) với hơn 5.000 binh sĩ hải quân biên chế trên tàu, cùng với khu trục hạm USS McCampbell (DDG 85) và khu trục hạm USS Chung-Hoon (DDG 93) đã đến Singapore ngày 11/8, theo thông tin của Hải quân Mỹ cho biết.

Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào?

VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: Giới phân tích Bắc Kinh coi tập trận Mỹ-Việt là chống lại Trung Quốc

Tờ Nhân dân Nhật báo, bản tiếng Anh, hôm nay cũng ra một bài bình luận nhận định rằng, việc chiến hạm Mỹ tập trận với kẻ thù cũ Việt Nam càng khiến người ta phải tự hỏi là phải chăng Hoa Kỳ đang muốn xây dựng một khối NATO kiểu châu Á? Đây cũng là ý kiến của một đại tá không quân Trung Quốc và cũng một nhà phân tích chiến lược đăng trên trang web China.org.cn.Cuộc thao dượt chung của hải quân hai nước Hoa Kỳ Việt Nam hôm nay bước sang ngày thứ hai và sẽ kéo dài đến ngày thứ bảy 14/8. Về mặt chính thức thì những hoạt động hợp tác huấn luyện này là nằm trong khuôn khổ đợt kỷ niệm 15 năm bình thường hoá bang giao Mỹ Việt và đây chỉ là những cuộc thao dược không có tính chất tác chiến, mà chỉ là tìm kiếm cứu nạn hay hay sửa chữa khẩn cấp trên biển, v.v. . .

Cho tới nay, chưa thấy Trung Quốc có phản ứng chính thức gì, nhưng theo hãng tin Hoa ngữ CNA của Đài Loan hôm nay, đối với các chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, cuộc tập trận chung này chính là nhằm chống lại Trung Quốc. Trích dẫn báo chí Hồng Kông, hãng tin này cho rằng những phân tích cho thấy cuộc tập dượt chung do Việt Nam hoạch định với một ý đồ chống Trung Quốc, sau một loạt những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông.

Hãng tin CNA trích lời một sĩ quan cao cấp của hải quân Trung Quốc nhận định rằng, một loạt những cuộc biểu dương lực lượng quân sự của Mỹ gần đây biểu thị một tư duy mới trong chính sách ngoại giao của nước này đối với Trung Quốc và qua đó cũng chứng tỏ Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số một thế giới. Cũng theo hãng tin CNA, một giáo sư về quốc phòng Trung Quốc cho rằng cơ sở cho việc tăng cường hợp tác vẫn tồn tại vì hai nước Mỹ Trung chia sẽ quyền lợi chung, nhưng ông nói thêm là sau một loạt những hành động “khiêu khích” nói trên, Bắc Kinh phải xét lại lập trường đối với Hoa Kỳ. Hãng tin CNA trích lời một sĩ quan cao cấp khác của Trung Quốc tuyên bố rằng không thể cho phép Hoa Kỳ làm bất cứ gì họ muốn.

Tờ Nhân dân Nhật báo, bản tiếng Anh, hôm nay cũng ra một bài bình luận nhận đình rằng, việc chiến hạm Mỹ tập trận với kẻ thù cũ Việt Nam càng khiến người ta phải tự hỏi là phải chăng Hoa Kỳ đang muốn xây dựng một khối NATO kiểu châu Á? Đây cũng là ý kiến của một đại tá không quân Trung Quốc và cũng một nhà phân tích chiến lược đăng trên trang web China.org.cn hôm qua (11/8). Theo tác giả bài viết này, các cuộc tập trận gần đây ở vùng Hoàng Hải và tuyên bố can thiệp vào các vấn đề ở vùng biển Hoa Nam ( Biển Đông ) là những nỗ lực nhằm bao vây Trung Quốc. Nói cách khác, Hoa Kỳ đang mưu toan thành lập một “NATO châu Á” bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và các nước Đông Nam Á.

Trước đó, tờ Nhân dân Nhật báo bản Anh ngữ ngày 9/8 cũng đã đăng bài chỉ trích Việt Nam nhân sự kiện hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington đậu ngoài khơi Đà Nẳng. Tờ báo cho rằng Việt Nam đã ngả theo lập trường của lập trường của Mỹ trên vấn đề Tây Sa ( tênTrung Quốc gọi Hoàng Sa ) khi Hà Nội lên án việc Trung Quốc tiến hành khảo sát điạ chất ở khu vực gần Hoàng Sa.

Tờ báo trích lời một học giả thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Việt Nam đã cố tình quốc tế hóa vấn đề biển Hoa Nam, để có thể làm đối trọng mạnh hơn với Trung Quốc, với sự yểm trợ của Mỹ. Vị học giả này cho rằng: “ Hoa Kỳ cần Việt Nam như là một công cụ nhằm làm đối trọng với sự phát triển của Trung Quốc. Nhưng hai nước sẽ không xích lại quá gần nhau, mà trong lúc này, mỗi bên chỉ lấy những gì cần từ phía bên kia”.

Bình luận về chuyến thăm của tàu chiến Mỹ

Thượng Nghị sỹ John McCain nói chuyến thăm của khu trục hạm mang tên cha ông tới Việt Nam là tín hiệu “lịch sử và đầy hy vọng” cho quan hệ giữa hai nước cựu thù.

Trong khi đó báo Trung Quốc lên tiếng cảnh báo các nước láng giềng đang có ý định xích lại gần Mỹ.

Ông McCain ra thông cáo nhân việc tàu John S. McCain cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng: “Chuyến thăm của khu trục hạm USS John McCain tới Việt Nam là một sự kiện mang tính lịch sử và đầy hy vọng”.

“Việt Nam đang trở thành một trong các đối tác quan trọng và hứa hẹn nhất của nước Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”

Thượng Nghị sỹ Cộng hòa từng thua cuộc trước ông Barack Obama trong cuộc bầu cử 2008 từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Ông cũng từng phải ngồi tù ở Bắc Việt Nam tới sáu năm và được trả tự do năm 1973.

Bấm Khu trục hạm John S. McCain với thủy thủ đoàn 270 người tới Đà Nẵng trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang gia tăng căng thẳng.

Ông McCain viết trong thông cáo: “Chuyến thăm hôm nay mang ý nghĩa lịch sử to lớn, đặc biệt đối với tôi và gia đình tôi. Thế nhưng tầm quan trọng thực sự của chuyến thăm này cần được đánh giá bằng tín hiệu mà nó đưa ra về tương lai quan hệ Việt-Mỹ”.

“Mối quan hệ này đã tiến một bước dài, nhưng tiềm năng mới thật là to lớn. Và tôi tin tưởng rằng dần dần hai quốc gia chúng ta cùng với nhau sẽ đóng góp cho an ninh, sự phồn thịnh; và một ngày nào đó, cho sự tự do của tất cả các nước và các dân tộc Đông Nam Á.”

Cái giá phải trả

Bất cứ ý đồ nào muốn đối chọi Trung Quốc bằng cách dựa vào ngoại giao và quân sự Mỹ đều sẽ phải trả giá bằng kinh tế.

Hoàn Cầu Thời báo

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về ‘cái giá phải trả’ về mặt kinh tế khi các nước láng giềng ngả về phía Mỹ.

Tờ Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo đối ngoại bằng tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc xuất bản tại Bắc Kinh, nhận định rằng “ý định của Hoa Kỳ thật đã rõ ràng: khuấy động tâm lý chống Trung Quốc tại các nước trong khu vực”.

Tờ này chỉ ra động thái gây quan ngại là mới đây Mỹ-Việt đã thảo luận hiệp ước về năng lượng hạt nhân, trong đó có thể cho phép Việt Nam làm giàu uranium, bước quan trọng tiến tới sản xuất vũ khí nguyên tử.

“Mỹ đang tìm cách củng cố ảnh hưởng rải rác khắp nơi trong khu vực. Trong chừng mực nào đó, Mỹ có thể làm như vậy.”

Hoàn Cầu Thời báo cho rằng Mỹ đang lợi dụng việc các nước láng giềng của Trung Quốc e dè trước sự lớn mạnh của Bắc Kinh.

Theo báo Trung Quốc, “ngay sau khi Mỹ tuyên bố rằng Biển Đông nằm trong mối quan tâm quốc gia của mình, Việt Nam bắt đầu tăng cường phản đối các hoạt động hợp pháp của Trung Quốc” ở đây.

Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận ‘Tiền Vệ’ ở tỉnh Hà Nam

Câu hỏi đặt ra là: liệu liên minh Mỹ-Việt có đơm hoa kết trái hay không?

Câu trả lời là: “khó có khả năng, vì nó cũng giống như liên minh chết yểu giữa Liên Xô và Việt Nam những năm 1970″.

Tờ Hoàn Cầu chỉ ra rằng tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Tập thể Đông Nam Á mà Mỹ khởi xướng thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhằm đối chọi với Trung Quốc đã phải giải tán năm 1976 vì bất đồng nội bộ và chính sách không nhất quán.

Trong khi đó, “quyền lực kinh tế của Trung Quốc đã mang lợi ích lại cho các nức nhỏ hơn trong khu vực và lập nên mô hình phát triển để các nước này noi theo”.

Trung Quốc là cường quốc trung tâm, có ảnh hưởng văn hóa và sản xuất tiên tiến.

Báo Trung Quốc khẳng định: “Bất cứ ý đồ nào muốn đối chọi Trung Quốc bằng cách dựa vào ngoại giao và quân sự Mỹ đều sẽ phải trả giá bằng kinh tế”.

“Các nước trong khu vực phải nhìn thấy điều này.”

Tờ báo khuyến khích Bắc Kinh tiếp tục giành ảnh hưởng thông qua việc cấp viện kinh tế và ổn định khu vực, nhất là tăng quan hệ với các nước không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Chiến hạm của Nga và Ấn tổ chức tập trận chung tại biển Ả Rập

VIT – Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển chạy bằng năng lượng hạt nhân Pyotr Veliky của Nga và khinh hạm mang tên lửa INS Trishul lớp Talwar của Ấn Độ tiến hành tập trận hải quân chung PASSEX tại Biển Ả Rập vào hôm thứ Tư (11/8).

Mỹ không có quyền cấm Ấn Độ ‘chơi’ với Nga? Đất Việt

Tatiana Shaumyan, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ tại Viện nghiên cứu Á châu khẳng định, Washington không có cơ sở để ngăn cấm New Delhi và Moscow diễn tập chung trên biển Arab.

Ấn Độ triển khai Su-30 gần Trung Quốc

VIT – Lực lượng Không quân Ấn Độ đã triển khai một sư đoàn máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI do Nga chế tạo tại một căn cứ không gần biên giới Trung Quốc.

Đà Nẵng gắn biển tên đường Hoàng Sa, Trường Sa

Đường Hoàng Sa có chiều dài 15,51km, từ Bãi Bắc thuộc bán đảo Sơn Trà tới điểm cuối là đường Nguyễn Công Trứ.

Tọa đàm về công tác tuyên truyền biển đảo VOV

Tại đây, các đại biểu cũng thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền biển đảo trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu của TS Vũ Quang Việt về “Tranh chấp Biển Đông Nam Á” talawas blog

Tạp chí Thời đại mới số 19 đăng tải những kết quả nghiên cứu của TS Vũ Quang Việt với tiêu đề “Tranh chấp Biển Đông Nam Á: đi tìm giải pháp hòa bình và công lý dựa trên chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế”.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt là người theo quan điểm rằng một trong những cách tốt nhất trong việc tiếp cận vấn đề Biển Đông là cố gắng tiếp cận vấn đề và tài liệu một cách khách quan, ít nhất là dưới nhãn quan của một người trong khu vực Đông Nam Á, với hy vọng là cuộc tranh chấp ở biển Đông Nam Á được giải quyết hòa bình và hợp lý trên cơ sở chứng cứ lịch sử và công pháp quốc tế.

Theo nghiên cứu của ông, không có gì khẳng định chắc chắn rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Ông cho biết cho tới bây giờ ông chưa tìm thấy chứng cứ tài liệu nào trong lịch sử Việt Nam rõ ràng để nói rằng Trường Sa là của Việt Nam, trong khi Trung Quốc và các nước khác cũng không có bằng chứng gì rõ ràng để nói Trường Sa là của họ.

Theo tác gỉả Vũ Quang Việt, bài viết này dựa trên quá trình nghiên cứu của tác giả được trình bày và trao đổi tại hai hội thảo về tranh chấp Biển Nam Trung Hoa, đã được trình bày ngày 18 tháng 11 năm 2009 tại Council on Southeast Asian Center, Yale University và ngày 25 tháng 3 năm 2010 tại Center for Vietnamese Philosophy, Culture, & Society, Temple University.

Hải quân Mỹ-Việt trao đổi cách kiểm soát sự cố trên tàu

12/08/2010 17:02:59- Ngày 12/8, Đoàn sĩ quan của tàu khu trục USS John S. Mc Cain thuộc Hải quân Hoa Kỳ do ông Tames Dipas Quale – sĩ quan phụ trách thiệt hại đã hướng dẫn, trao đổi kỹ năng kiểm soát sự cố trên tàu cho các sĩ quan Hải quân vùng III (đóng tại Đà Nẵng).Đây là lần đầu tiên Việt Nam và Hoa Hỳ phối hợp với nhau, diễn tập trực tiếp và trao đổi các kỹ năng kiểm soát sự cố.

TIN LIÊN QUAN

Trường hợp giả định đặt ra là trên tàu xảy ra sự cố cháy nổ hoặc vỡ ống dẫn nước, dầu…, bằng những kinh nghiệm của mình, 25 sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ đã truyền đạt các cách khắc phục sự cố như vá ống nước, thao tác phòng chống cháy nổ, sử dụng vòi bơm nước cứu hỏa… để đạt hiệu quả nhất cho 25 sĩ quan Hải quân Vùng III.

Theo ông Tames Dipas Quale, đây là lần đầu tiên 2 phía Việt Nam và Hoa Kỳ phối hợp với nhau, diễn tập trực tiếp và trao đổi các kỹ năng kiểm soát sự cố.

Hướng dẫn vá các đường ống dẫn dầu hoặc nước trên tàu không may bị vỡ, bục..
Hướng dẫn vá các đường ống dẫn dầu hoặc nước trên tàu không may bị vỡ, bục..

“Qua sự phối hợp lần này, chúng tôi cũng muốn học hỏi ngược lại những kinh nghiệm cũng như những chia sẻ từ phía Việt Nam để hạn chế thấp nhất những thiệt hại trên tàu”, ông Tames Dipas Quale nói.

Sau buổi diễn tập, thuyền trưởng, Trung tá Jeffrey J.Kim đã trao biểu tượng danh dự của tàu khu trục USS John S. Mc Cain cho 25 sĩ quan phía Việt Nam.

Trung tá Jeffrey J.Kim nhấn mạnh: “Đây chính là biểu tượng của tình hữu nghị, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp của các sĩ quan của 2 nước tại tàu USS John S. Mc Cain”.

Hướng dẫn cho các sĩ quan Hải quân vùng III về các phun nước vòi rồng trong khi xảy ra sự cố cháy nổ
Hướng dẫn cho các sĩ quan Hải quân vùng III về cách phun vòi rồng khi xảy ra sự cố cháy nổ
Được biết, cũng trong ngày hôm nay, Đoàn y bác sĩ của tàu khu trục USS John S. Mc Cain đã kết thúc việc tổ chức đợt khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 1.700 bệnh nhân trên địa bàn Đà Nẵng. Tổng kinh phí cấp phát thuốc trong đợt này khoảng 25.000 USD do phía Hải quân Hoa Kỳ tài trợ.

Cùng ngày, các sĩ quan Hoa Kỳ cũng đã giao lưu với các trường tiểu học đóng trên địa bàn Đà Nẵng. Tổng kinh phí khoảng 70.000 USD dành được tài trợ cho việc sắm các trang thiết bị, tạo ra các sân chơi cho các em nhỏ tại các trường tiểu học…

Tổng số lượt xem trang