Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

THÔNG BÁO TÌNH TRẠNG HACKER TRÊN BLOG

THÔNG BÁO TÌNH TRẠNG HACKER TRÊN BLOG BS Hồ Hải


Câu chuyện lạ xảy ra ở blog của tôi bắt đầu từ ngày tôi tham gia viết lọat bài đăng báo vạch trần bộ mặt thật của Irvine University liên kết với đại học quốc gia Hà Nội để đào tạo những CEO tương lai cho đất nước qua tấm bằng MBA online giá rẻ 6.000 với 30 tín chỉ.
Thọat đầu là blog tôi bị lấy cắp ID và Password, nhưng kẻ lấy cắp là một kẻ còn lương tâm, cho nên chỉ làm hành động có tính cảnh cáo là delete những bàn luận có dẫn đường link thông tin nhạy cảm. Họ không xóa hết tất cả nội dung bài viết trên blog của tôi. Qua việc này tôi ghi nhận kẻ cắp có lương thiện là vì thường những comments (bàn luận) trên blogspot chỉ xóa được vĩnh viễn khi là chủ blog, còn khách bàn luận không thể xóa vĩnh viễn mà chỉ xóa nội dung, còn phần hiển thị đã có comment vẫn còn lại. Tôi xin cảm ơn kẻ cắp lương thiện về hành động cảnh cáo này với một tấm lòng chân thành và phục thiện.
Qua sự kiện trên tôi phải cài lại tòan bộ hệ thống computer đang dùng ở nhà và ở Clinic, mới phát hiện ra rất nhiều con bọ đã được cài và nguồn gốc xuất xứ của nó với cả IP. Nhưng đây chỉ là thông báo với kẻ cắp lương thiện, chứ tôi không có ý định làm lớn chuyện về sự cố trên. Tôi chỉ mong kẻ cắp lương thiện nên cần một cái tâm chân chính, để nhìn sự việc mà tôi đã và đang làm trên blog của mình là điều cần làm để xây dựng đất nước, con người Việt tốt hơn, chứ hòan tòan không làm xấu đi. Tôi cũng xin thông báo cho các kẻ cắp lương thiện rằng, dù các bạn có lấy được ID và P/W các hộp thư e-mail, thông tin trên máy tính của tôi, thì các bạn cũng không tìm thấy được những gì các bạn cần đến, vì mọi thông tin trên các nôi ấy không có gì ngòai những tư liệu khoa học và thư trao đổi gia đình tôi. Nên các bạn không nên mất thì giờ làm gì cho khổ thân.
Cũng nhờ đó, khi làm công việc cài đặt lại hệ thống máy tôi còn phát hiện ra thêm một điều mới là phần mềm Kaspersky mà lâu nay mọi người tin tưởng dùng đã được một tổng công ty Việt Nam mua bảng quyền. Khi tôi mua đĩa cài Kaspersky thì tôi không dùng phần mềm của đĩa mà tôi download từ bảng gốc tiếng Anh của chính hãng và dùng key number để đăng nhập thì được thông báo là không tương thích. Tôi hỏi đại lý bán phần mềm họ bảo "Anh chỉ được phép dùng bảng của Việt Nam có trong đĩa, mà không được dùng bất kỳ phần mềm nào khác, dù là chính hãng". Tôi đành từ giã với Kaspersky trong nước. Tôi được một thân chủ cho tôi key number cho bảng tiếng Anh dùng thử. Tôi dùng được 2 hôm thì tình trạng trục trặc vẫn diễn ra, nhưng còn nặng nề hơn khi chưa dùng Kaspersky. Đây là một điều rất khó hiểu.

Hiện tượng khó hiểu này xảy ra như sau, một bạn đã comment thông báo cho tôi thế này sau khi tôi dùng Kaspersky phiên bảng nước ngòai:

Bác Hải,

Cái Blog của Bác Hải kỳ lắm, người "lạ" lấy dược password, lại còn gởi E mail nhắc khéo nữa chứ !

Sau khi tôi hỏi gửi dùm thư lạ cho tôi xem thì bạn ấy bảo:

Tôi deleted rồi, installed lại Windows vì thấy nhiều cái khác thường. Tôi có cài một security program cho máy. Khi bị người lạ xâm nhập, máy tôi hiện ra hàng chử báo dộng tức thì và cho tôi biết IP address của người lạ v.vv. Sau dó thấy password bị dánh cắp, không gởi comment dược khoảng 5-7 ngày. Rồi, người lạ trả lại cho password ( như củ ) mà xài. Tóm lại, tôi thấy họ có khả năng xâm nhập hộp thư như Gmail, Hotmail, Yahoo .. dọc dược hết E mail. Nhưng tôi không tin là chổ làm việc, họ xâm nhập dược vì khó lắm.

Mọi người cẩn thận.

Chúc vui cuối tuần.

Trong lúc đọc được comment trên ở trên, thì tôi đang vào trang blog của mình, nhưng không vào facebook, thì tôi phát hiện có một chat box của facebook xuất hiện với nick name là cháu ruột của tôi từ bên Mỹ hỏi tôi: "Làm cách nào để xử lý máy của cháu bị tấn công?". Tôi lơ đểnh trả lời mà hòan tòan không để ý là mình không vào facebook là: "Cháu cần cài lại máy". Sau khi tôi trả lời thì máy tôi không thể vào internet được nữa. Và chính điều này cho tôi biết phần mềm Kaspersky ngay cả phiên bản tiếng Anh của nước ngòai cũng không có giá trị khi dùng làm hệ thống bảo mật cho các máy tính ở Việt Nam!

Tôi xin thông báo điều này để mọi người cùng rõ và cẩn thận. Tôi xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm của mình khi vào chính blog của tôi như sau:
Nếu các bạn vào blog của tôi để đọc thì tôi khuyên mấy điều cơ bản sau:

1. Nên dùng Free gate, Tor hoặc Ultra soft để vào. Nhưng khi dùng Free gate thì dùng phiên bản 3.79 không nên dùng các phiên bản mới.

2. Khi đưa ID và P/W vào để lưu bất kỳ cái gì của tài khỏan của mình trên máy tính thì nên đánh nó ở một file word hoặc chịu khó copy và paste từng mẫu tự vào chứ đừng dùng bàn phím sẽ bị các con bọ lạ phát hiện ra.

3. Không nên tin vào bất kỳ phần mềm bảo mật nào đang được lưu hành trên thương trường Việt Nam, ngòai sự cẩn thận của mình.

4. Cẩn thận khi dùng Google và Yahoo có đuôi dot vn.

Cuối tuần vui vẻ,

Asia Clinic, 16h06' ngày Chúa Nhật, 14/8/2010
----------

Mua bằng hôm nay, chạy chức ngày mai- Lê Anh
Tiền Phong

Chuyện xưa kể, khi nghe hỏi có bao nhiêu người đang đi trên đường cái quan, nhà thông thái đáp: “Có hai người”. Người ta cãi, nhiều chứ sao lại hai, nhà thông thái cười: “Nhiều cũng không ngoài hai người, một đi vì danh, một đi vì lợi”.

Trong câu chuyện trên, có lẽ nhà thông thái sót một người nữa, đi vì cả danh và lợi. Không có người thứ tư.

Những người sử dụng bằng giả, rồi lại sử dụng công văn giả để bịt bằng giả (tác giả Sáu Nghệ chỉ mặt vạch tên trong số báo này) chính là người thứ ba trong câu chuyện trên. Họ hăng hái đi lại trên quan lộ, không ngần ngại sử dụng sự giả dối cho cả hai mục đích danh và lợi.

Bị phát giác, bị xác minh, cái sự rởm rít sắp vỡ ục, có người vẫn cố níu kéo “chậm chậm hẵng công bố kết quả, cho qua đại hội đã, làm ơn giùm đi”. Mảnh bằng rởm cần cho họ vào việc gì, thế là quá rõ.

Đại hội Đảng các cấp đang được tổ chức. Chuyện của Đảng, cũng là chuyện của dân. Đảng lo công tác cán bộ, là lo sao cho có được đội ngũ “công bộc” thật tốt cho người dân.

Qua thực tế, người dân nhận thấy những cán bộ sử dụng bằng cấp rởm để tiến thân sẽ gây ra ba sự nguy hiểm cho xã hội.

Trước hết, họ thiếu kiến thức, để có thể hoàn thành nhiệm vụ. Mảnh bằng trung học bổ túc cũng không thể tự học tự thi, phải lấp bằng rởm vào, nền tảng văn hóa thấp như vậy, thiết nghĩ không có gì để nói nhiều.

Tiếp đến, những cán bộ dùng bằng rởm thường tạo bè phái, nhằm tạo ra ê kíp quyền lực, lấp đi sự thiếu hụt về kiến thức trong quá trình công tác.

Tiếp nữa, khi cái ghế vững rồi, những người sử dụng bằng rởm chính là “cán bộ nguồn” cho những việc chạy chức, chạy quyền, vụ lợi trong công tác, lãng phí, tham ô. Không có gì quá khi nhận định những người mua bằng hôm nay sẽ là người chạy chức ngày mai, bởi để tiến thân, họ còn có cách nào khác đâu.

Người dân mong muốn, Đảng cần sớm phát hiện, cương quyết xử lý những cán bộ sử dụng bằng cấp giả. Và vì sao người bị phát hiện lại kịp thời dùng công văn giả để “bịt” đi, như ở huyện Tịnh Biên (An Giang), cũng cần được làm rõ, bởi nó cho thấy khi sự giả dối không bị vạch trần, nó sẽ trở thành hội chứng có thể lây lan từ người này sang người khác.



Kẻ thù của sự tiến bộ
(Lê Thanh Phong, Lao Động)

Qua rà soát hồ sơ cán bộ dự kiến cơ cấu vào cấp ủy đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, tỉnh Long An phát hiện được gần 90 trường hợp cán bộ chủ chốt sử dụng bằng giả. Không phải bằng cấp học vị cao, bằng tốt nghiệp THPT cũng là bằng giả thì mới thấy căn bệnh này nguy hiểm tới mức nào.

Nếu như thế hệ cán bộ từng tham gia cách mạng trước giải phóng, không có bằng cấp thì có thể thấy nguyên nhân khách quan là do chiến tranh nên không có điều kiện để học hành. Nhưng vẫn có những cán bộ trưởng thành trong quá trình hoạt động cách mạng, trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý xuất sắc.

Đất nước hòa bình đã 35 năm, mọi người đều có điều kiện học hành. Thế nhưng, có những người không chịu học mà vẫn được tổ chức cơ cấu cho làm cán bộ chủ chốt của chính quyền. Một tỉnh, mới chỉ kiểm tra hồ sơ cán bộ cấp xã, đã có gần 90 người xài bằng giả thì còn có thể tin cậy gì được vào chất lượng của chính quyền cơ sở. Về vụ bằng cấp giả này, nếu như làm cho công bằng tất cả các địa phương từ cấp xã lên đến cấp tỉnh và các bộ, ngành thì con số cán bộ sử dụng bằng giả sẽ rất lớn.

Xin được thưa rằng, đến thời buổi này, bằng cấp THPT mà học không nổi, phải đi mua bằng giả thì chứng tỏ trí tuệ rất hạn chế hoặc là rất lười biếng.
Một người trí tuệ kém và lười biếng thì làm bất cứ việc gì cũng hỏng, nhưng lại làm được cán bộ chủ chốt của chính quyền, tổ chức Đảng cơ sở thì tác hại càng lớn.

Tỉnh Long An đã công khai trước thiên hạ những cán bộ sử dụng bằng giả và đưa ra biện pháp xử lý. Hy vọng tỉnh Long An sẽ tiếp tục kiểm tra và phát hiện cán bộ sử dụng bằng giả ở cấp huyện và cấp tỉnh. Cùng với Long An, nếu các địa phương trong cả nước đều kiểm tra và công khai danh sách cán bộ chính quyền, cán bộ lãnh đạo Đảng sử dụng bằng giả và xử lý kỷ luật thì bộ máy nhà nước sẽ sạch thêm, mạnh hơn. Cán bộ sử dụng bằng giả ngoài trí tuệ kém không học được, còn có hành vi vi phạm pháp luật. Cả hai “phẩm chất” đó đều là kẻ thù của sự tiến bộ.


Làm công văn giả để bịt bằng giả
(Sáu Nghệ, Tiền Phong)

Không chỉ là chuyện bằng giả. Một số cán bộ đã đi xa hơn, mạo dựng công văn xác minh bịt đi chuyện bằng giả khi bị phát hiện.

Có người còn mạo dựng cả “bản tường trình”, kể lại chuyện mình làm việc với cán bộ xác minh ra sao, hòng gian dối đến cùng. Nhiều công chức sử dụng bằng giả, khi bước đầu bị phát hiện, bèn… làm giả cả công văn xác minh để đối phó với cơ quan quản lý.


Bằng giả và công văn, tường trình gian dối. Ảnh: Sáu Nghệ

Bằng giả, công văn cũng giả

Ngày 29-3-2010, Ban tổ chức Huyện ủy Tịnh Biên (An Giang) có công văn kính gửi Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, nội dung: “Kính đề nghị Phòng Khảo thí Sở GD-ĐT TP Cần Thơ giúp đỡ xác minh việc cấp bằng tốt nghiệp trung học, hệ bổ túc đối với cán bộ Lâm Thanh Tùng”. Kèm theo là bản sao bằng tốt nghiệp THBT ghi: Sở GD-ĐT TP Cần Thơ cấp cho ông Lâm Thanh Tùng; sinh ngày 9-10-1970; nơi sinh Tịnh Biên, An Giang; học sinh Trung tâm GDTX Bình Thủy, trúng tuyển kỳ thi ngày 18-8-2007 tại hội đồng thi Tiểu học Trần Quốc Toản.

Ngày 5-4-2010, Trưởng phòng Khảo thí Nguyễn Thị Thuận, thừa lệnh Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, ký công văn trả lời Ban tổ chức Huyện ủy Tịnh Biên, khẳng định: Bằng tốt nghiệp của ông Tùng là giả, vì “khóa thi ngày 18-8-2007 tại TP Cần Thơ không có hội đồng thi Tiểu học Trần Quốc Toản” và ông Tùng “không có tên trong danh sách dự thi và tốt nghiệp trung học hệ bổ túc, và không được cấp bằng tốt nghiệp”.

Thế nhưng, ở Ban tổ chức Huyện ủy Tịnh Biên lại xuất hiện công văn của Sở GD-ĐT TP Cần Thơ với nội dung khác hẳn: Bằng tốt nghiệp của ông Tùng là thật. Tương tự ông Tùng là trường hợp ông Lê Văn Hiếu, sinh ngày 20-6-1971, sử dụng bằng giả nhưng khi bị phát hiện lại “tòi” ra công văn khẳng định đó là thật.

Do dư luận xôn xao, ngày 21-6-2010, Ban tổ chức Huyện ủy Tịnh Biên có công văn và cử cán bộ trực tiếp đến làm việc với Sở GĐ-ĐT TP Cần Thơ. Sự thật sáng tỏ: Cái công văn xác nhận bằng tốt nghiệp của ông Tùng và ông Hiếu là thật, hóa ra là công văn giả, từ chữ ký đến con dấu.

“Tường trình” cũng giả nốt!

Bà Nguyễn Thị Thuận, Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, cho biết, có công chức bảo vệ cái... bằng giả của mình đến cùng. Điển hình là trường hợp ông Hà Hữu Hiểu, sinh ngày 3-10-1963, theo tự giới thiệu là “xã đội trưởng xã Thạnh Thới An, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng”.

Khi tỉnh Sóc Trăng đề nghị xác minh 10 bằng và giấy chứng nhận tạm thời tốt nghiệp trung học hệ bổ túc, trong đó có bằng của ông Hà Hữu Hiểu, Sở GD-ĐT TP Cần Thơ có công văn trả lời, tất cả là giả. Hơn 2 tháng sau, ông Hiểu bỗng trình ra “Giấy xác nhận” có chữ ký của bà Thuận, đóng dấu Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, cho rằng “Bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc của Hà Hữu Hiểu do Sở GD-ĐT Cần Thơ cấp là thật”.

Ông Hiểu còn kèm theo “Tờ tường trình” viết tay, kể về cuộc gặp giữa ông với bà Thuận: “Cô Thuận hỏi anh tên gì, năm sinh mấy, ở đâu. Em trả lời Hà Hữu Hiểu, sinh năm 1960 là đúng, ở Sóc Trăng. Cô Thuận kêu anh ngồi đó chờ tôi một chút. Lúc đó thấy cô đi vô rồi xem giấy tờ hồ sơ, và ký tên đóng dấu tờ xác nhận, đưa cho tôi”. Cuối tờ tường trình, ông Hiểu cam kết: “Lời khai trên là đúng sự thật, nếu khai gian tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

Được xem “Giấy xác nhận” và “Tờ tường trình” trên, bà Thuận khẳng định: Chữ ký của bà và con dấu của Sở GD-ĐT TP Cần Thơ là giả; bà chưa hề gặp ông Hiểu và có những hành vi như ông Hiểu tường trình. Nguyên tắc xác minh bằng cấp, theo bà Thuận, chuyên viên kiểm tra hồ sơ, viết văn bản, trình bà ký và đi đóng dấu, “bản thân tôi không trực tiếp đi đóng dấu”.

Bà Thuận cho biết thêm, thời gian qua xác minh rất nhiều văn bằng tốt nghiệp trung học hệ bổ túc và giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do tỉnh Sóc Trăng đưa lên, kết quả “số lượng giả mạo là 90%”. Còn bao nhiêu công chức sử dụng bằng giả đã làm giả công văn để bịt đi, thì bà không biết.

-------------

Xin chậm lại sau đại hội Đảng (?!)

Bà Nguyễn Thị Thuận, Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, nói với PV Tiền Phong: “Có người khi biết vừa có công văn xác minh bằng cấp gửi đi đã điện thoại đến cơ quan gặp tôi, đặt “điều kiện nọ kia” nhưng tôi kiên quyết từ chối thì lại đề nghị tôi gửi công văn xác minh chậm lại, sau khi địa phương đã đại hội Đảng xong”.

Bà có thấy cần châm chước cho họ không?

Không. Chúng tôi xác minh và trả lời theo đúng quy định. Tôi cũng không hiểu, nhiều công chức còn trẻ mà sao không chịu học để tốt nghiệp trung học hệ bổ túc đâu có khó khăn gì ghê gớm lắm, mà lại tìm con đường gian dối như vậy.

Công văn đề nghị xác minh vừa gửi đi thì người bị xác minh đã biết để xin xỏ nọ kia; công văn xác minh gửi lại, người bị xác minh cũng biết để làm giả, bắt chước chữ ký lẫn con dấu?

Tôi ngạc nhiên lắm, nên biết bằng cấp giả rất nhiều mà không biết bao nhiêu trong số đó đã bị tráo công văn xác minh để trở thành bằng thật.

Tổng số lượt xem trang