Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

“Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào”-Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?

--Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?
Việt Nam có nên liên minh với nước khác để tự bảo vệ cho chính mình hay không là câu hỏi đang cần được trả lời nhất trong hoàn cảnh hiện nay khi Trung Quốc tiến hành xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo trên vùng biển đang tranh chấp, trong đó có các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam.

Việt Nam vẫn còn cơ hội?

Trong thời gian gần đây khi Trung Quốc công khai xem thường dư luận thế giới cho xây dựng quy mô một loạt những đảo nhân tạo lớn trên các dãy đảo đá tại quần đảo Trường Sa. Những căn cứ này có khả năng biến thành cứ điểm quân sự uy hiếp cả một vùng Biển Đông rộng lớn đang có tranh chấp với nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Quyết tâm chiếm trọn trung tâm vùng biển của Trung Quốc không phải đến bây giờ, sau khi kinh tế trở nên vững mạnh Bắc Kinh mới nảy sinh ý đồ mà đã từ lâu, ít nhất là năm 1988 khi xua quân đánh chiếm quần đảo Gạc Ma của Việt Nam thì mục tiêu này đã được đặt ra. Từ đó đến nay, thời gian ưu đãi thêm cho nước này cộng với thái độ lưỡng lự của Việt Nam khiến sự ham muốn chiếm đóng trọn vẹn khu vực tranh chấp, tức là chiếm trọn túi dầu khổng lồ của vùng Biển Đông không còn yếu tố nào cản trở.
Theo tôi việc liên kết với các nước có cùng lợi ích trong khu vực Biển Đông là sự cần thiết. Có lẽ sự cần thiết này không phải bây giờ nó mới đặt ra mà ngay từ khi những động thái đầu tiên của Trung Quốc khi đưa dàn khoan HD 981 vào vùng biển của chúng ta.
-PGS Hoàng Ngọc Giao
Hầu hết các chuyên gia quân sự cũng như các tờ báo quốc phòng của thế giới đều đánh giá sự quyết đoán này là cách mà Trung Quốc phủ đầu các nước nhỏ khi công khai thực hiện kế sách đưa mọi chuyện vào sự đã rồi khiến việc chống đối của các nước ngày càng yếu ớt thêm. Trong vòng vài năm tới Bắc Kinh hoàn toàn khống chế cả một vùng Biển Đông mà không một nước nào có thể lên tiếng chứ đừng nói là hành động cụ thể ngoại trừ một nước duy nhất có khả năng ngăn chận sự tham lam ấy là Việt Nam.
Việt Nam vẫn còn cơ hội nếu quyết định ngay từ bây giờ công khai tuyên bố liên kết với các nước trong vùng và sẽ tiến tới liên minh với các nước lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn quốc và Úc hầu mượn sức của liên minh sẵn có này ngăn chặn vòng đai pháo đài nổi đang thắt chặt chung quanh mình.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất cam kết không liên minh quân sự, không dựa vào nước này để chống nước kia, Ukraina cũng đã từng như thế khi nền chính trị luôn bị con gấu Nga khống chế, áp lực lên phần đất này.
Tuy nhiên Ukraina đã thấy dã tâm của Nga và quốc hội nước này đã mạnh dạn quyết định bãi bỏ cam kết tự mình trói mình ấy.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2014 Quốc hội Ukraina đã có số phiếu áp đảo 303/ 8 ủng hộ bãi bỏ quy chế không liên kết mà nước này đã thông qua vào năm 2010 lúc ấy dưới sức ép của Nga nhằm ngăn cản Ukraina gia nhập NATO.
Việt Nam hoàn toàn có thể tự mình quyết định như Ukraina nếu đủ can đảm vượt qua vòng vây vô hình của điều được gọi là 16 chữ và 4 tốt buộc chặt bước đi trong nhiều thập niên qua.
000_Hkg9812263.jpg
Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.
Với quan hệ ngày càng mở rộng, Hoa kỳ chắc chắn đón nhận Việt Nam như một thành viên tích cực để sức mạnh Trung Quốc bị chặn đứng ngay tại cửa ngõ châu Á Thái Bình dương. Các nước khác như Nhật Bản, Philippines hay Hàn Quốc sẽ ủng hộ nhanh chóng quyết định này vì họ biết rõ khả năng của Việt Nam trong vai trò cản bước chân nam tiến của Trung Quốc trong hàng ngàn năm qua.
Phó GSTS Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban biên giới Chính phủ chia sẻ Việt Nam nên liên kết với các nước trong khu vực trước khi có một quyết định nào đó nhằm khẳng định quyết tâm của mình:
“Theo tôi việc liên kết với các nước có cùng lợi ích trong khu vực Biển Đông là sự cần thiết. Có lẽ sự cần thiết này không phải bây giờ nó mới đặt ra mà ngay từ khi những động thái đầu tiên của Trung Quốc khi đưa dàn khoan HD 981 vào vùng biển của chúng ta thì nó đặt ra sự cần thiết là ngoài nỗ lực đấu tranh bằng ngoại giao, đấu tranh bằng pháp lý thì Việt Nam cần phải có sự liên kết hợp pháp với các nước khác như Philippines, Malaysia hay các nước trong ASEAN để làm sao thúc đẩy tiếng nói của các nước nhỏ trong vùng Biển Đông để hạn chế, kiềm chế chính sách bành trướng xâm lược xuống phía Nam của Trung Quốc.”

Vì sự sống còn của chính mình

Cái bóng của Trung Quốc dù sao cũng không thể xóa đi trong một lúc, tuy nhiên cái bóng ấy tự nó sẽ nhạt dần khi quyết tâm của Việt Nam mạnh lên vì sự sống còn của chính mình. Đại tá Nguyễn Đăng Quang cho rằng Việt Nam có thể tự bảo vệ mình mà không sợ va chạm vào cam kết, ông cho biết:
“Tôi cho rằng cái chủ trương không liên minh với nước nào đó để chống lại nước thứ ba thì cũng có thể hiểu là Việt Nam có thể sẵn sàng liên minh với một nước khác để bảo vệ chủ quyền đất nước thì cái đó là điều bình thường thôi, Việt Nam nên làm theo điều đó miễn là Việt Nam không liên minh với nước A để chống lại nước C, thế nhưng tôi sẵn sàng liên minh với nước B để bảo vệ chủ quyền đất nước thì đó là quyền hạn và là điều nên làm.”
Trong khi đó Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội Việt Nam cho rằng quan niệm không liên minh đã lỗi thời vì hành vi xây đảo nhân tạo của Trung Quốc có thể sánh với việc kẻ cướp đã vào nhà:
Cứ chơi bài ngửa, chỉ liên minh với Mỹ thôi chứ ASEAN như một bị khoai tây chẳng ý nghĩa gì đâu. Duy nhất trên hành tinh này chỉ có mình Mỹ thôi. Mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ mở toang cánh cửa ra. Phải tiến tới quan hệ Mỹ Việt mà trên bạn bè dưới liên minh.
-Thiếu tướng Lê Văn Cương
“Quan niệm không liên minh với nước nào khác để chống lại nước thứ ba đã lỗi thời rồi. Khi kẻ cướp nó đã vào đến sân nhà mình mà người trong nhà nói rằng không, chúng tôi không cần hàng xóm láng giếng giúp đỡ gì cả, tự tôi tôi sẽ chiến đấu thôi. Mà bằng cách nào? Bằng cách tôi nhân nhượng nó, tôi hòa hoãn với nó tôi cứ lùi dần lùi dần lùi đến độ để thế giới người ta nghi ngờ không biết Việt Nam có định chiến đấu chống lại Trung Quốc hay không thì làm sao người ta ủng hộ mình?”
Hoa Kỳ dù vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng quyết tâm trở lại Châu Á Thái bình dương của Nhà Trắng không phải là lời nói suông nhằm đe dọa Trung Quốc. Những hành động cụ thể của Hoa Kỳ trước hai đồng mình lâu đời là Nhật Bản và Philippines trong những năm qua có thể cho Việt Nam thấy chính sách đối ngoại sáng suốt là chìa khóa làm cho đất nước vững chãi trước dã tâm của nước lớn để từ đó có thêm thời gian và tiền bạc để phát triển đất nước, thay vì phải đối phó nhiều mặt cả ngoài lẫn trong như hiện nay.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Công an khẳng định sức mạnh ấy của Hoa Kỳ, đất nước duy nhất ông cho là có thể đứng mũi chịu sào trước phương Bắc:
“Thật ra mà nói thì thế này, cứ chơi bài ngửa, chỉ liên minh với Mỹ thôi chứ ASEAN như một bị khoai tây chẳng ý nghĩa gì đâu. Duy nhất trên hành tinh này chỉ có mình Mỹ thôi. Mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ mở toang cánh cửa ra. Phải tiến tới quan hệ Mỹ Việt mà trên bạn bè dưới liên minh, cứ nói thẳng như thế.
Trung Quốc rất sợ Mỹ. Trên hành tinh này Trung Quốc chỉ sợ Mỹ thôi. Bây giờ cho ăn kẹo Bắc Kinh cũng không dám đụng tới Mỹ vì đụng tới Mỹ là tự sát. Bản chất của họ là dọa nạt cưỡng bức những kẻ yếu chứ còn đối với kẻ mạnh như Mỹ thì cho họ ăn kẹo chocolate họ cũng không dám đụng tới Mỹ.
Chúng ta không  liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, hoàn toàn không, nhưng cùng tạo một sức mạnh như thế khi cần thiết thì ứng phó với hành động của Trung Quốc. Nói thẳng với Trung Quốc chơi bài ngửa: Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc nhưng chúng tôi cần sức mạnh của Mỹ để răn đe mọi thế lực ngoại bang muốn xâm lược Việt Nam.”
Qua những nhận định vừa được đưa ra, ước muốn liên minh đang là nhu cầu bức thiết nhất hiện nay của đa số nhân sĩ trí thức và ngay cả trong quân đội. Khi Việt Nam không thể tự mình đủ sức bảo vệ đất nước thì liên minh là phương cách duy nhất đúng đắn của một nhà nước biết đặt sự an nguy của dân tộc lên trên tất cả.



***************




-Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Không phải cứ nước lớn là có quyền nói to
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Ngoại giao đa phương đã trở thành vũ khí hữu hiệu của các nước “vừa và nhỏ” như Việt Nam. 
Lịch sử nhà nước công nông Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của đối ngoại đa phương đối với sự tồn vong và phát triển của chế độ. Vì nhiều lý do khác nhau, nhà nước của chúng ta đã bị bao vây cô lập trong một thời gian không phải là ít, trong giai đoạn 1945-1950 (thời kháng chiến chống Pháp) và giai đoạn từ 1979 đến đầu những năm 1990.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (thứ 5 từ trái sang) trong "vòng vây" của các tướng tá phương Tây trong giai đoạn đầu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ (ảnh tư liệu)
Nói như nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, chính thông qua các tổ chức đa phương mà Việt Nam đã “lách” được để thoát dần ra khỏi thế bao vây cô lập của các thế lực thù địch trong các giai đoạn đó.
Trong giai đoạn đẩy mạnh Đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, trước các thách thức mới về an ninh lãnh thổ, ngoại giao đa phương càng chứng tỏ vai trò vị thế của mình, trong bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của dân tộc.
Có một thực tế là một số nước lớn thường gây sức ép với các nước nhỏ hơn. Và trước tình cảnh đó, cái hay của các diễn đàn đa phương là tạo ra sự bình đẳng giữa các nước bất kể lớn nhỏ, đồng thời giúp các nước vừa và nhỏ đồng cảnh ngộ liên kết với nhau để bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình trước các hành động cường quyền, đơn phương. Các cơ chế đa phương đã góp phần vào việc dân chủ hóa đời sống chính trị thế giới, tạo tiếng nói lớn hơn cho các nước vừa và nhỏ.
Trong khuôn khổ Hội nghị về Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21 vừa diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thuyết trình về “Cách tiếp cận mới trong hợp tác quốc tế về an ninh – quốc phòng”, trong đó ông khẳng định tầm quan trọng của ngoại giao đa phương trong lĩnh vực quốc phòng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (ảnh: Tuổi Trẻ)
Ông Nguyễn Chí Vịnh nói, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, công cụ ngoại giao là quan trọng hàng đầu (so với các công cụ kinh tế, chính trị, quân sự) trong việc giải quyết các thách thức của quan hệ quốc tế.
Đặc trưng của hợp tác quốc phòng đa phương, theo tướng Nguyễn Chí Vịnh, là xây dựng lòng tin và cam kết không sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề giữa các quốc gia, mà hướng sức mạnh đó vào củng cố hòa bình và đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Vị Thứ trưởng Quốc phòng nhớ lại thời điểm năm 2010, khi Việt Nam đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, gồm Bộ trưởng Quốc phòng của 10 nước ASEAN và 8 nước khác.
Như nói về một điều kỳ diệu, tướng Vịnh chia sẻ, trước đó ông chưa từng thấynhững người đại diện cấp cao cho sức mạnh quân sự của chừng ấy quốc gia, trong đó có những nước với tiềm lực quốc phòng mạnh nhất thế giới, lại có thể “ngồi lại với nhau, bàn về hòa bình và hợp tác, về cam kết không sử dụng vũ lực”.
Tại các hội nghị như thế này, ông Nguyễn Chí Vịnh nói, các quan chức cấp cao về quốc phòng có thể trao đổi thẳng thắn về cả những vấn đề rất nhạy cảm. Do vậy các diễn đàn quốc phòng tạo điều kiện để hợp tác và đấu tranh trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia. Tất nhiên, có thể có khoảng cách giữa lời nói và việc làm (ở các nước lớn), nhưng theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, ngay cả trong trường hợp đó ít nhất diễn đàn quốc phòng đã tạo ra một cam kết (từ phía người đứng đầu ngành quốc phòng các nước lớn chẳng hạn) và sự hỗ trợ về tinh thần cho các nước vừa và nhỏ.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - người có nhiều kinh nghiệm trong ngoại giao quốc phòng - khẳng định diễn đàn đa phương rất thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp theo hướng hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế. Ông phân tích: “Diễn đàn đa phương tạo tiếng nói bình đẳng cho các nước, nhất là các nước nhỏ. Không thể vì anh là nước lớn thì lại nói to hơn nước nhỏ được. Diễn đàn đa phương cung cấp cho bên có lẽ phải một điều kiện để công khai lẽ phải của mình. Và các bên tham gia vào diễn đàn đa phương thì phải tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh thuyết trình tại Hội nghị toàn quốc về Đối ngoại Đa phương tổ chức tại Hà Nội hôm 12/8
Trước các cử tọa bao gồm cả cán bộ ngoại giao Việt Nam và các vị khách nước ngoài, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh: Nước nào cũng theo lợi ích quốc gia, nhưng khi tham gia các diễn đàn đa phương, các nước phải đồng thời quan tâm đến cả lợi ích chính đáng theo luật quốc tế của các quốc gia khác nữa. “Anh không thể chỉ vì lợi ích của mình mà muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Anh phải quan tâm đến [người khác] thì người ta mới nghe, thì người ta mới thấy sự tham gia của anh là có ích cho sự phát triển chung của khu vực và trên thế giới”.
Như vậy có thể thấy, dù chưa giải quyết được mọi vấn đề, chủ nghĩa đa phương vẫn “hay” hơn chủ nghĩa “đơn phương” rất nhiều. Cơ chế đa phương và tập thể giúp đảm bảo dân chủ thế giới và ngăn ngừa tình trạng một nước nào đó cố tình áp đặt ý chí của riêng mình lên một hoặc nhiều nước khác/.
Xem thêm:
Trung Hiếu/VOV.VN...


Tướng Vịnh: 'Không thể có hòa bình bằng sự áp đặt'. Nhà Nước ...
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
“Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận hòa bình thỏa hiệp, mọi quốc gia dùng sức mạnh quân sự cưỡng chiếm đều sẽ phải trả giá và chuốc thất bại", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng trả lời phỏng vấn Báo bên lề Hội nghị Đối ngoại ...
'Không chấp nhận một thứ hòa bình thỏa hiệp, áp đặt!'
Tướng Vịnh: 'Không thể có hòa bình bằng sự áp đặt'


VN cần chủ động tham gia xây dựng 'luật chơi quốc tế'
--
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh tới chào Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc
Báo QĐND đã cải chính : VN ‘vui mừng trước sự phát triển .. quốc phòng .. và bà con nín thở xong chưa, cẩn thận bị ngạt nha !
Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc về Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Cộng (ADMM+). Ngày 25-8, tại Bắc Kinh, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã gặp gỡ báo chí Việt Nam và Trung Quốc. Xin giới thiệu với bạn đọc nội dung cuộc trao đổi thẳng thắn và cởi mở này…
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, Đoàn đại biểu Việt Nam đã có cuộc hội đàm với đồng chí Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc và tới chào đồng chí Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Tại cuộc hội đàm và gặp gỡ này, những quan điểm của Trung Quốc nêu ra phù hợp với những quan điểm, những vấn đề mà các nước ASEAN đã đồng thuận. Các đồng chí Trung Quốc cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam với tư cách nước chủ nhà tổ chức thành công ADMM+.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã nhắc lại lời mời đồng chí Lương Quang Liệt tham dự ADMM+ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Đồng thời, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng chuyển thư của Bộ Quốc phòng Việt Nam mời Thượng tướng Lương Quang Liệt sang thăm chính thức Việt Nam. Thượng tướng Lương Quang Liệt đã vui vẻ nhận lời mời và bày tỏ sự ủng hộ về công tác chuẩn bị cho ADMM+ của Việt Nam cũng như bày tỏ mong muốn sang thăm Việt Nam. Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết, sau khi làm việc với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc, đồng chí sẽ sớm có câu trả lời. “Chúng tôi cho rằng, sự có mặt của đồng chí Lương Quang Liệt tại Hội nghị ADMM+ sẽ có tác dụng rất tích cực cho thành công của Hội nghị cũng như tăng cường đoàn kết hữu nghị, tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tóm lại có thể nói rằng, chuyến thăm của chúng tôi diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng đã đạt được kết quả tốt đẹp”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.
Sau khi thông báo kết quả của chuyến thăm, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã dành thời gian trả lời câu hỏi của các phóng viên:
Mạng Hoàn Cầu (Trung Quốc): Xin đồng chí đánh giá vai trò của Trung Quốc đối với các nước ASEAN? Có một số phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang tìm kiếm đồng minh quân sự của mình trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đồng chí có đồng ý với đánh giá đó không và Việt Nam có trở thành đồng minh quân sự của Mỹ hay không?
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng tôi cho rằng, Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với các nước ASEAN nói chung cũng như sự có mặt của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng trong diễn đàn ADMM+ nói riêng. Nói như thế trước hết vì Trung Quốc là một nước lớn, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, là một nước đang phát triển mạnh mẽ và có vị trí địa lý nằm ngay gần với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, lĩnh vực mà ADMM+ đang hướng tới là đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống. Đây là lĩnh vực mà Trung Quốc rất có kinh nghiệm, có trách nhiệm.
Về các phân tích cho rằng Mỹ đang tìm kiếm đồng minh quân sự tại khu vực này hay không, thì tôi cho rằng không nên vội vàng khi đánh giá về chiến lược của các nước, nhất là các nước lớn. Về phần Việt Nam, chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ. Và không chỉ với Mỹ, Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào. Chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước chúng tôi thể hiện nhất quán phương châm “ba không”: Không tham gia các liên minh quân sự, hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; Không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam; Không dựa vào nước này để chống nước kia.
Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc): Trong thời gian gần đây có một số sự kiện đáng chú ý là ngày 17-8 diễn ra cuộc đối thoại quân sự Việt-Mỹ và trong tháng 7, Mỹ có rất nhiều hành động ngoại giao trong khu vực châu Á, Đông Nam Á. Cũng trong tháng 7 và tháng 8, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đã thực hiện nhiều cuộc diễn tập quân sự. Ngoài ra, tàu quân sự Mỹ đã có hoạt động trên Biển Đông cách bờ biển Việt Nam 300 hải lý. Ngày 10-8, tàu quân sự của Mỹ đã thăm Việt Nam và có các hoạt động phi quân sự. Báo chí nước ngoài bình luận là chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện đang thay đổi. Mỹ đã có sự quay trở lại về quân sự vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Đồng chí có đồng ý với bình luận này không? Và nếu đồng ý thì sẽ nảy sinh ảnh hưởng quan hệ như thế nào đối với Việt Nam-Trung Quốc và Mỹ?
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Trước hết, tàu sân bay Mỹ USS George Washington vừa qua đi trên đường hàng hải quốc tế cách Đà Nẵng khoảng 200 hải lý, trong vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng của Việt Nam đã cử đoàn ra thăm tàu. Sau đó, tàu USS John S. McCain đã vào thăm cảng Đà Nẵng. Đây là hoạt động hết sức bình thường diễn ra hằng năm trong quan hệ đối ngoại quốc phòng của Việt Nam và đã được chuẩn bị từ trước. Đây cũng là hoạt động mà Việt Nam không chỉ làm với tàu Mỹ mà Việt Nam cũng đã đón tàu của các nước khác, trong đó có Trung Quốc. Về phía Mỹ cũng đã tổ chức các hoạt động tương tự với nhiều nước trong khu vực, trong đó có cả Trung Quốc cũng như các nước ASEAN ven Biển Đông. Chúng tôi không muốn các bạn suy diễn và gắn vấn đề này với những động thái mới của Mỹ trong khu vực thời gian vừa qua, mà hãy coi đó là những hoạt động hết sức bình thường.
Không nên đặt Việt Nam – Mỹ – Trung Quốc trong mối quan hệ tay ba như vậy, mà cần tách bạch quan hệ Việt – Trung và quan hệ Việt – Mỹ. Có thể khẳng định rằng Việt Nam sẽ không có thay đổi gì trong những mối quan hệ này. Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam với Trung Quốc khác nhiều so với quan hệ Việt Nam với Mỹ, cũng như quan hệ Việt Nam với các nước khác. Chúng tôi luôn coi Trung Quốc là một nước láng giềng, Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa. Hai nước có quan hệ tốt đẹp nhất là từ khi hai Đảng Cộng sản ra đời. Lãnh đạo hai nước đã khẳng định phương châm 16 chữ trong quan hệ giữa hai nước. Mới đây, hai nước đã nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Việc Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác quốc phòng cũng nằm trong khuôn khổ phát triển đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Đứng trước những đổi mới về tình hình gần đây, Việt Nam không thay đổi đường lối đối ngoại. Đó là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước, đặc biệt là các nước láng giềng và nước có cùng chế độ xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc.
Đài Phát thanh Bắc Kinh: Thưa đồng chí Thứ trưởng, năm nay kỷ niệm 60 năm hai nước Trung-Việt có quan hệ ngoại giao, đồng thời cũng là Năm hữu nghị Trung-Việt, đặc biệt là những ngày tới đây Việt Nam sẽ tổ chức kỷ niệm 65 năm Ngày Quốc khánh. Có thể nói rằng đây là năm rất tốt đẹp. Cũng trong năm nay, Bộ Quốc phòng Việt Nam có nhiều chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo cấp cao. Phải chăng đây là những chuyến thăm rất có ý nghĩa, ý nghĩa trong ý nghĩa và trong những chuyến thăm ấy có nhiều nội dung liên quan đến hợp tác của hai nước. Xin hỏi rằng những nội dung hợp tác giữa hai nước phải chăng đã được thực hiện, từ nay về sau sẽ có những dự án hợp tác cụ thể nào khác nữa về lĩnh vực Quốc phòng giữa hai nước?
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi thực sự vui mừng khi được gặp ở đây một người Trung Quốc hiểu biết về Việt Nam, và có cái nhìn thiện cảm đầy tình anh em đối với chúng tôi như vậy. Năm nay Việt Nam có rất nhiều sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, chúng ta có thể kể thêm Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và các ngày lễ lớn khác. Trong bối cảnh như vậy, thì cũng là dịp Việt Nam-Trung Quốc kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Về mặt quốc phòng, tính từ đầu năm đến nay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã sang thăm Trung Quốc. Tôi hai lần sang thăm Trung Quốc. Từ đầu năm đến nay đồng chí Thượng tướng Mã Hiểu Thiên cũng đã gặp chúng tôi hai lần tại Diễn đàn Shangrila và Đà Nẵng. Ngoài ra còn nhiều đoàn khác của Trung Quốc và Việt Nam sang thăm nhau, điều đó phản ánh sự đa dạng, phong phú trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Từ nay đến cuối năm, Việt Nam và Trung Quốc sẽ gặp nhau ở ADMM+. Sau đó, Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng lần đầu tiên giữa tôi và đồng chí Mã Hiểu Thiên tại Hà Nội vào quý IV. Chúng tôi coi trọng cuộc đối thoại này và ngay từ bây giờ, chúng tôi và các đồng chí Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị cho cuộc đối thoại.
Đặc biệt, nếu đồng chí Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc thu xếp được thời gian sang dự ADMM+ đồng thời kết hợp thăm chính thức Việt Nam thì đây sẽ là sự kiện lớn trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước, mang dấu ấn tốt đẹp trong Năm hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc cũng như năm chúng ta có ADMM+ lần đầu tiên.
- Đồng chí có đánh giá gì về quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc? Hiện nay có rất nhiều mối quan tâm về Biển Đông, xin đồng chí đánh giá về vấn đề này?
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi cho rằng quan hệ quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc đang có bước phát triển tích cực. Nó nằm trong bối cảnh chung quan hệ giữa hai đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc. Ngoài ra, quan hệ quốc phòng còn có ý nghĩa đặc biệt trong xây dựng lòng tin giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Về vấn đề Biển Đông, đây là vấn đề lớn đã được bàn ở nhiều diễn đàn khác. Tôi chỉ muốn nói rằng những quan điểm chính thức có tính nguyên tắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước sau như một không thay đổi, đó là giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Đài Tiếng nói Việt Nam (thường trú tại Bắc Kinh): Xung quanh mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian gần đây, một số báo chí nước ngoài, trong đó có báo chí Trung Quốc đã bình luận rằng Việt Nam đang muốn dựa vào Mỹ, lôi kéo Mỹ để kiềm chế và cân bằng với Trung Quốc, xin Thứ trưởng cho nhận xét về vấn đề này?
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Câu hỏi của anh có hai khía cạnh, trước hết là Việt Nam có muốn dựa vào Mỹ và lôi kéo Mỹ hay không? Tôi khẳng định, Việt Nam không dựa và không lôi kéo Mỹ vào bất kỳ mục đích gì, đặc biệt là các mục đích về an ninh. Ý thứ hai là kiềm chế Trung Quốc? Việt Nam không bao giờ có ý định kiềm chế Trung Quốc ở bất kỳ lĩnh vực nào, ở thời điểm nào. Việt Nam vui mừng khi thấy Trung Quốc phát triển.
Sau khi tôi tham dự Đối thoại Quốc phòng Việt – Mỹ, báo chí cũng có câu hỏi gần giống như thế. Tức là, Trung Quốc phát triển mạnh như vậy, phát triển quốc phòng mạnh như vậy thì Việt Nam suy nghĩ gì? Tôi đã trả lời: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ đại cục rất tốt đẹp, cho nên trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng, Việt Nam ủng hộ và vui mừng. Sự ủng hộ ấy xuất phát từ mong muốn và niềm tin rằng, Trung Quốc sẽ không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại tới chủ quyền và lợi ích của các nước khác và cũng không sử dụng sức mạnh ấy làm phương hại tới hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới.
Ví dụ, sức mạnh quốc phòng Trung Quốc mà tham gia tích cực vào ADMM+ trong cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa thì quả thật là điều tốt cho cả Trung Quốc lẫn khu vực.
Tôi mong muốn báo chí thông tin trung thực, khách quan nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, trong đó có quan hệ quốc phòng. Quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng hiện nay có rất nhiều chuyện, nhiều vấn đề tích cực, nhiều tấm gương sáng. Về quan hệ quốc phòng, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ thông tin với các bạn để chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn, có thiện cảm và tin cậy lẫn nhau.
Trần Linh (ghi)
Nguyễn Chí Vịnh – Trung Quốc: Chính sách ‘ba không’ của quốc phòng Việt Nam (VOV VnEx 26-8-10) -thd- Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rằng Việt Nam “vui mừng trước sự phát triển … quốc phòng” của Trung Quốc. Hôm qua Tân Hoa Xã nói là ông hoan nghênh phát triển quân sự của Trung Quốc. Tin của Tân Hoa Xã đã được báo chí ngoại quốc loan ra rộng rãi. Nếu “phát triển quân sự” và “phát triển quốc phòng” là khác nhau, và Tân Hoa Xã xuyên tạc phát biểu của ông thì, vì danh dự dân tộc (và của chính ông!), ông Vịnh nên viết thư cho Tân Hoa Xã (và báo chí nước ngoài) đòi cải chính ngay, rằng ông không hoan nghênh sự phát triển quân sự của Trung Quốc. Chúng ta nín thở chờ thư xin cải chính này!

Quốc phòng Việt – Trung ‘tăng cường niềm tin’
Tân Hoa Xã loan tin Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh “hoan nghênh” sự phát triển quân đội của Trung Quốc nhân chuyến thăm chuẩn bị cho cuộc họp quốc phòng Asean.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam đang ở thăm Bắc Kinh mà theo Tân Hoa Xã là để “tham vấn với giới chức bộ quốc phòng Trung Quốc” trước thềm Hội nghị lần đầu tiên về Quốc phòng – Quân sự Asean tại Hà Nội trong tháng Mười.
Những ngày vừa qua, truyền thông Trung Quốc tiếp tục có nhiều bài chỉ trích Việt Nam, cho rằng nước này gây phương hại quan hệ với Trung Quốc khi có dấu hiệu tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ.
Bản tiếng Anh của Tân Hoa Xã hôm nay dẫn lời Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói với các phóng viên ở Bắc Kinh rằng: “Là láng giềng thân thiện, Việt Nam hài lòng với sự phát triển của Trung Quốc, cụ thể là phát triển quân sự, vốn không phải là đe dọa cho các nước cũng không tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực.”
Đại diện Việt Nam đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, người được mời tham dự cuộc họp Asean ở Hà Nội trong tháng Mười.
Ông Vịnh được dẫn lời nói quân đội Trung Quốc có thể giúp đỡ hoạt động cứu trợ thiên tại trong vùng và chia sẻ kinh nghiệm với Asean để đối phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống.
Tân Hoa Xã ghi nhận việc Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã thăm Trung Quốc hồi tháng Tư, và đây là chuyến thăm Trung Quốc lần hai đối với ông Nguyễn Chí Vịnh.
Ông Vịnh được dẫn lời là liên lạc tốt giữa hai quân đội giúp củng cố niềm tin.
Ông cũng cho biết hai nước đang chuẩn bị cho đối thoại chiến lược quốc phòng song phương lần thứ tư diễn ra trong năm nay.
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần đầu tiên sẽ có sự họp mặt của các bộ trưởng Asean, cùng Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Ðộ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.
Việt Nam hoan nghênh sự phát triển quân sự của Trung Quốc (VOA) – Để rõ hơn, xin coi ngay trên trang mạng của Trung Quốc: Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh quân sự quốc phòng Việt Nam kiên trì nguyên tắc “ba không”.
Viêt Nam - Trung Quốc – Quân sự: Vietnam welcomes China’s military development: Vietnamese defense official (Tân Hoa Xã 25-8-10) – Một bản dịch: Quan chức quốc phòng Việt Nam: VN hoan nghênh sự phát triển quân sự của Trung Quốc Quốc phòng Việt – Trung ‘tăng cường niềm tin’ (BBC 25-8-10) — Tân Hoa Xã khoe là tướng Nguyễn Chí Vịnh hoan nghênh những phát triển quân sự của Trung Quốc! (Lạy trời, có lẽ người thông ngôn dịch sai? Say it ain’t so, please!) Tin trên Vietnam+ (của TTXVN): Vietnam, China step up defence ties — Không thấy bản tin tiếng Việt!)
Trung Quốc ủng hộ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác đối thoại
TTXVN dẫn nguồn tin từ Tân Hoa xã cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt ngày 24.8 đã hoan nghênh Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác đối thoại (ADMM+), dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào tháng 10 tới.
Đề nghị báo cáo Quốc hội tình hình Vinashin (LĐ 26-8-10) — “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kết luận chưa cần báo cáo tình hình biển Đông vì so với báo cáo của Bộ Ngoại giao tại kỳ họp thứ 6 (cách đây một năm – NV), đến nay không có gì mới”. Cái lô-gich gì lạ? Không nghe báo cáo thì làm sao biết có gì mới hay không?
Như thế nào mới là “có cái gì mới”, thưa ông Chủ tịch Quốc hội? anhbasam
Như thế nào mới là “có cái gì mới”, thưa ông Chủ tịch Quốc hội? Đinh Kim Phúc *Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 25-8-2010, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – an ninh Lê Quang Bình đề nghị Chính phủ có báo cáo về tình hình biển Đông và tình hình an ninh trước Đại hội Đảng để các đại biểu thảo luận, tạo sự đồng thuận. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kết luận chưa cần báo cáo tình hình biển Đông vì so với báo cáo của Bộ Ngoại giao tại kỳ họp thứ 6 (cách đây một năm – NV), đến nay không có gì mới(1)
Trước đó khi tiếp xúc với Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc phụ trách về tình báo và đối ngoại Mã Hiểu Thiên, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã nói:Trên tinh thần đồng chí, anh em, chúng tôi đã có cuộc trao đổi thân tình, cởi mở, thẳng thắng tất cả các vấn đề.
Tình hình trên Biển Đông hiện nay vẫn yên tĩnh. Chúng ta vẫn hoạt động kinh tế bình thường, hàng hải bình thường, du lịch bình thường, không có vấn đề gì trở ngại cả”.(2)
Mới đây, ông Nguyễn Chí Vịnh vừa dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng thăm Trung Quốc trong 4 ngày, từ 22 đến 25/8, chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra tại Hà Nội giữa tháng 10 tới.
Trong thời gian ở thăm, Thứ trưởng Quốc phòng đã hội đàm với Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên và gặp Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt.
“Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có đại cục quan hệ tốt đẹp, Việt Nam ủng hộ và vui mừng trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng…”.(3)
Đọc tin trên thấy lòng mình phấn khởi, nay lại được củng cố thêm:
Theo tin Đài phát thanh quốc tết Trung Quốc ngày 10/6/2010: Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói: “Trung Quốc không gây đe dọa đối với người khác, cũng không xâm lược nước khác, Trung Quốc phản đối chủ nghĩa bá quyền. Trung Quốc là nước đang phát triển, cho dù sau này Trung Quốc phát triển, cũng sẽ kiên định đi theo con đường phát triển hòa bình, mãi mãi không xưng bá, đây là sự tuyên bố trịnh trọng trước thế giới của Chính phủ Trung Quốc”.
Nhưng: Trong tám tháng đầu năm 2010, Trung Quốc đã:
- Ngày 30/04, Trung Quốc đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển Đông từ 12h trưa ngày 06/0512010 và sẽ kéo dài đến 12h trưa ngày 01/08/2010.
Được biết, khu vực cấm đánh bắt mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố có nhiều phần nằm trong lãnh hải của Việt Nam (Bắt đầu từ 12 độ Vĩ Bắc đến 113 độ Kinh Đông – khu vực này sẽ kéo dài từ Hải Nam đến vùng biển Nha Trang của Việt Nam). Trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phía Trung Quốc còn đưa ra mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm luật cấm đánh bắt trên. Ví dụ sẽ tiến hành áp dụng mức phạt lên tới 50000 NDT trở xuống đối với các hành vi vi phạm thông thường, đối với các tình tiết nghiêm trọng sẽ tích thu giấy phép đánh bắt, ngoài ra sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.(4)
- Theo tin từ mạng báo điện tử Tân Hoa Xã, tính đến trưa ngày 25/05, các khâu cuối cùng của công tác lắp đặt trạm thu phát sóng điện thoại đầu tiên trên đảo Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa) đã hoàn thành.
Được biết, ngay từ đầu tháng 5 Trung Quốc đã cử cán bộ nhân viên kỹ thuật ra hòn đảo này nhằm tiến hành các công tác lắp đặt. Đến ngày 25/05 thì trạm phục vụ điện thoại di động này chính thức bắt tín hiệu và đưa vào sử dụng. Đây là trạm phục vụ điện thoại di động đầu tiên được phía Trung Quốc cho lắp đặt tại quần đảo này. Theo đó, số binh lính Trung Quốc đồn trú tại các đảo của Việt Nam trong phạm vi quần đảo này có thể gọi điện thoại trực tiếp vào đất liền.
Bên cạnh đó, ngoài đảo Chữ Thập ra thì phía Trung Quốc cũng đang tiến hành lắp đặt thêm một số trạm thu phát sóng nữa, đồng thời dự kiến các trạm phát sóng này sẽ được đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn tiếp theo.(5)
- Ngày 06/06, một loạt báo chí Malaisia đưa tin nghi ngờ khả năng Trung Quốc có thể sẽ bố trí tên lửa đạn đạo Trường Kiếm 10 tại khu vực quần đảo Trường Sa. Nếu như điều này xảy ra sẽ gây lo ngại cho một số nước và can thiệp đến việc tranh chấp biển Đông hiện nay.
Được biết, trước đó Trung Quốc đã tiến hành bố trí loại tên lửa đạn đạo này tại 3 khu vực trọng yếu phía nam đó là Quý Châu, Quảng Tây và Giang Tây nhằm đối phó với mối đe dọa có thể xảy ra từ các nước như Ấn Độ, Việt Nam và Đài Loan. Chính vì thế, một số nguồn tin lo ngại trong thời gian tới Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai loại tên lửa đạn đạo này xuống khu vực sâu hơn, trong đó có các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.(6)
- Vào giữa tháng 6 gần đây, Trung Quốc đã xây dựng Cương lĩnh quy hoạch phát triển đảo “Tầm nhìn 2020″ – trong đó “quy hoạch” cả các vùng biển và hải đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dư luận cho rằng, bản chất “Tầm nhìn 2020″ của Trung Quốc là, bất chấp luật pháp quốc tế, từng bước thôn tính biển Đông. Những hành động trong một thời gian dài đó còn nham hiểm ở chỗ nó định hướng tâm lý rằng đó là “sự đã rồi”, rằng Trung Quốc có danh phận và do đó có quyền giành chủ quyền của mình trên các vùng biển đã nêu.(7)
- Từ cuối tháng 5/2010 đến nay, phía Trung Quốc đã sử dụng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, và tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn với mục đích xây dựng công trình trên đảo này.
Ngày 5/8/2010, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết, từ cuối tháng 5/2010 đến nay, phía Trung Quốc đã sử dụng tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 90 – 116 hải lý. Phía Trung Quốc còn tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn với mục đích xây dựng công trình trên đảo này… Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển ổn định, lành mạnh.
Ngày 6/8, khi trả lời báo giới về việc người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đã lên tiếng phản đối Trung Quốc tiến hành khảo sát tại đảo Tri Tôn và các vùng biển lân cận thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Jiang-Yu lên tiếng phản đối đồng thời cho biết, Trung Quốc “có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo Hoàng Sa. Sự thật về cái gọi là chủ quyền mà Trung Quốc nói tới này là kết quả của việc Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, sử dụng vũ lực đánh chiếm và hiện vẫn đang chiếm giữ bất hợp pháp nhiều đảo và quần đảo của Việt Nam.(8)
- Trong những ngày gần đây, “Bất chấp những phản ứng và tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang nhiên cho tổ chức hoạt động diễn tập quân sự của hải quân tại khu vực này.
Một số báo chí Hồng Kong đưa tin, vừa qua Trung Quốc đã cho hàng trăm xe bọc thép lưỡng cư, pháo tự hành, xe chở quân với hàng ngàn binh lính ra quần đảo Hoàng Sa tiến hành diễn tập thực binh.
Theo đó, nội dung chủ yếu của cuộc diễn tập lần này đó là diễn tập tấn công và phòng ngự đối với các cụm đảo mà Trung Quốc đã chiếm đóng của Việt Nam tại quần đảo này.
Trong đó, báo chí Trung Quốc nhấn mạnh, điều đặc biệt đáng chú ý trong lần diễn tập này đó chính là lần đầu tiên hải quân nước này đưa vào sử dụng tác chiến trên đảo một khối lượng lớn các trang thiết bị vũ khí mới mà trước nay Trung Quốc chưa từng cho vào tham gia các cuộc diễn tập trước đó. Bên cạnh đó, các xe thiết giáp chở quân lưỡng cư tham gia diễn tập này cũng hoàn toàn được trang bị mới.
Cũng theo tờ báo này, mục đích của cuộc diễn tập này của hải quân Trung Quốc đó là nhằm “đối kháng” với cuộc diễn tập trên biển Đông sắp tới với sự tham gia của Mỹ và Nhật, bên cạnh đó đây còn là một “lời cảnh báo không lời” của Bắc Kinh.
Ngoài ra, cuộc diễn tập lần này còn huy động sự tham gia của một sư đoàn phòng không Trung Quốc đóng tại quân khu Quảng Châu. Theo đó, nội dung mà quân khu này tham gia diễn tập bao gồm khoa mục tiếp dầu trên không, tấn công đánh chiếm đảo, diễn tập phòng không…”(9)

Tạm kết:
Hôm nay, ngày 26/8/2010, đọc xong bài “Đề nghị báo cáo Quốc hội tình hình Vinashin” của tác giả Lê Kiên trên báo Tuổi Trẻ tôi sợ mình nhầm nên đã đọc lại nhiều lần từng câu, từng chữ, nhưng tôi không nhầm vì trên báo Lao Động Online cũng đăng lại như thế.(10)
Cho nên, tôi mạo muội xin hỏi một câu: Như thế nào mới là “có cái gì mới”, thưa ông Chủ tịch Quốc hội?
Thưa ông, cái tin này có mới không: “Hôm thứ Năm 26/8, chính quyền Trung Quốc tuyên bố một tàu ngầm nhỏ, có người điều khiển của họ đã “cắm lá quốc kỳ dưới đáy biển Nam Hải”, tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam.
Hãng Reuters cùng ngày trích nguồn Trung Quốc nói đây là vùng biển “Trung Quốc va chạm với Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á vì lý do tranh chấp lãnh thổ”.(11)
—-
Chú thích:
(1) Đề nghị báo cáo Quốc hội tình hình Vinashin (Tuổi trẻ, 26/8/2010)
(2) Mỹ không đứng về phía nào, TQ tuyên bố không bành trướng (VNN, 9/6/2010)
(3) Thứ trưởng Quốc phòng: ‘Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào’ (VNN, 26/8/2010)
(4) 南海海域16日起休渔 (News.cn, 15/5/2010)
(5) 南沙守礁部队首次开通手机服务(News.cn, 25/5/2010)
(6) 马媒担心中国在南沙部署长剑10巡航导弹(图) (war news)
(7) “Tử huyệt” của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông (Vit, 26/8/2010)
(8) Trung Quốc phản đối phản ứng của Việt Nam đối với vấn đề Hoàng Sa (Vit, 7/8/2010)
(9) Hải quân Trung Quốc lại tổ chức diễn tập tại Hoàng Sa (Vit, 20/8/2010)
(10) Đề nghị báo cáo Quốc hội tình hình Vinashin (Lao động, 26/8/2010)
(11) Tàu ngầm TQ cắm cờ ở đáy Biển Đông (BBC)
—-
Tướng Nguyễn Chí Vịnh: VN không có ý định ‘cân bằng quyền lực’ với TQ VOA
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ông Nguyễn Chí Vịnh, người đã tới thăm Trung Quốc trong tuần này, nói rằng Việt Nam không có ý định liên minh với một nước thứ ba để làm đối trọng với Trung Quốc.
Theo bản tin hôm thứ Năm của Global Times, khi trả lời các phóng viên trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư về các tin tức liên quan đến chuyến viếng thăm của Hàng không Mẫu hạm Hoa Kỳ tới Việt Nam và ý kiến cho rằng Việt Nam đang tăng cường cán cân quyền lực ở Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, ông Vịnh nói rằng Việt Nam không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào và rằng “Việt Nam vui mừng chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của nước láng giềng Trung Quốc”.
Báo chí Việt Nam trích lời ông Vịnh nói rằng “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có đại cục quan hệ tốt đẹp” và Việt Nam ủng hộ sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng.
Cũng theo báo chí Việt Nam thì ông Vịnh khẳng định chính sách “ba không” của Việt Nam, bao gồm: “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.”
Global Times trích lời ông Vịnh nói rằng các hoạt động quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là những sự kiện thường lệ giữa hai nước và ngoài Hoa Kỳ, Việt Nam cũng hợp tác quân sự với Trung Quốc và ASEAN.
Ông Vịnh nói thêm rằng việc phát triển quan hệ hải quân với Trung Quốc là một ưu tiên quốc phòng và rằng điều này sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho cả hai nước trên tinh thần đối tác chiến lược toàn diện mà các nhà lãnh đạo hai nước đã tán thành.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã cùng phái đoàn các giới chức Bộ Quốc phòng Việt Nam sang thăm Trung Quốc từ ngày 22-25/8. Trong thời gian này, ông Vịnh đã hội đàm với Phó Tổng tham mưu trưởng quân giải phóng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên và gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.
Theo China Daily, Việt Nam và Trung Quốc đã luôn duy trì các cuộc trao đổi quân sự trong nửa đầu năm nay với chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng Tư của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và chuyến thăm lần này của ông Vịnh là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai trong năm nay.
Ông Vịnh cho biết Trung Quốc và Việt Nam cũng đang chuẩn bị cho cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng song phương lần thứ tư vào cuối năm nay.
Nguồn: china.globaltimes.cn, www.china.org.cn, VNexpress
“Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào” 26/08/2010 (GMT+7)
Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tái khẳng định chính sách ba không trong chính sách quốc phòng của Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: XL
Ông Nguyễn Chí Vịnh vừa dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng thăm Trung Quốc trong 4 ngày, từ 22 đến 25/8, chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra tại Hà Nội giữa tháng 10 tới.
Trong thời gian ở thăm, Thứ trưởng Quốc phòng đã hội đàm với Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên và gặp Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt.
Phía Việt Nam nhận thấy những quan điểm Trung Quốc đưa ra phù hợp với quan điểm và các vấn đề mà ASEAN đã thống nhất. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà tổ chức thành công hội nghị lần này.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời mời tham dự hội nghị và thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tới Bộ trưởng Trung Quốc Lương Quang Liệt.
Kết thúc chuyến thăm, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Việt Nam có liên minh quân sự với Mỹ hay không, phản ứng của Việt Nam trước sự lớn mạnh không ngừng của quốc phòng Trung Quốc, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã tái khẳng định chính sách ba không trong chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Đó là không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Như vậy, không chỉ với Mỹ, Việt Nam cũng sẽ không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có đại cục quan hệ tốt đẹp, Việt Nam ủng hộ và vui mừng trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng.
Sự ủng hộ ấy xuất phát từ lòng mong muốn và niềm tin Trung Quốc không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại đến lợi ích của các nước khác, không làm phương hại đến hoà bình, ổn định của khu vực và trên thế giới. Trung Quốc có vai trò to lớn trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, nếu Trung Quốc sử dụng sức mạnh quốc phòng của mình để tham gia vào cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa, đó là điều rất tốt cho cả Trung Quốc và khu vực.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết quan hệ quốc phòng Việt Nam -Trung Quốc đang có bước phát triển tốt đẹp. Giao lưu giữa hai bên diễn ra thường xuyên, liên tục. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tháng 4 vừa qua đã có chuyến thăm đến Trung Quốc. Cuối năm nay, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tổ chức đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ 4, và đây là lần đối thoại cấp thứ trưởng đầu tiên giữa hai bên.
Theo VOV
,
Carl Thayer: China, the United States and the Balance of Power in Asia (22-8-10) — Tài liệu phổ biến hẹp
Trung Quốc – Mỹ – Đông Nam Á: China warns US-friendly neighbors (China Post 25-8-10) — Bài Frank Chink
Không thể thấy rõ, thấy hết… Trung Quốc ngay từ đầu
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất dành riêng cho RFA của ông Dương Danh Dy, một chuyên gia về Trung Quốc, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh. Mời quý vị theo dõi.

Nhận thức một đất nước là một quá trình

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 năm bình thường quan hệ Việt-Mỹ, đầu tháng 7 năm 2010 vừa qua, nhiều cuộc hội thảo khoa học, trao đổi ý kiến… giữa một số chính khách, cựu chính khách, học giả, sinh viên… hai nước Việt, Mỹ đã được tiến hành tại Hà Nội (có cuộc đông tới hơn 150 người).
Tôi là người may mắn được tham dự 3 cuộc và đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc trực tiếp với năm ba, học giả, người phụ trách một lĩnh vực nào đó của phía Mỹ nhưng là người Mỹ gốc Việt liên tiếp trong một số ngày. Các anh, các cháu ấy đều nói thành thạo tiếng Việt, với tôi điều này quả thật là một hạnh phúc. Trong câu chuyện riêng tư, một anh (tôi xin phép không nêu tên) đã hỏi tôi: bác nhận ra bộ mặt “bá quyền bành trướng” của những nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lúc nào?
Tôi đã không ngần ngại nói với anh mấy điều dưới đây:
Nhận thức rõ một vấn đề, một đất nước… là một quá trình, nhưng đối với mỗi người tùy theo trình độ, hoàn cảnh … mà có thể dài ngắn khác nhau. Đối với tôi, nhận thức Trung Quốc là một quá trình khá dài, từ tin tưởng đến chỗ từng bước từng bước thấy được một phần rồi phần lớn sự thực, và đến bây giờ vẫn chưa chưa dám nói là đã hiểu hết .
Đầu năm 1954, sau thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi được trang bị quân phục mới do nước bạn Trung Quốc cung cấp. Chúng tôi đều thích những chiếc ba lô gọn nhẹ, những đôi giày vải còn thơm mùi cao su, nhưng gây ấn tượng với tôi là chiếc bi đông nhôm đựng nước.
Trên đường hành quân trước đây, ngoài vũ khí, balô quần áo và chiếc ruột tượng đựng gạo ra, hai vật bất ly thân thời đó của chúng tôi là chiếc xẻng (để đào công sự bảo vệ mình và vũ khí) và một đoạn ống vầu vừa cồng kềnh vừa nặng dùng để đựng nước uống khi hành quân và chiến đấu (khi nào hỏng thì tạt vào rừng chặt một ống mới thay thế), nên khi nhận chiếc bi đông mới, việc đầu tiên của tôi là cắt chiếc áo len dệt mà mẹ đã gửi từ vùng địch hậu ra cho, chia làm mấy phần cho mấy anh em cùng tiểu đội để bọc chiếc bi đông đó (một sự lãng phí ghê gớm và đánh mất một kỷ niệm quí báu của người thân, nhưng tuổi trẻ là thế đó).
Sau khi có trang bị mới, chúng tôi được Bác Hồ và Bác Mao (lúc đó hầu như mọi người ở vùng giải phóng đều gọi như vậy) khao quân. Bữa tiệc khao quân, ngoài các món ăn Việt Nam có thêm món thịt lợn hộp Trung Quốc và thuốc lá Trung Quốc là quà của Bác Mao. Sau những ngày rít thuốc lào, ấn tượng về hai điếu thuốc lá thơm này mạnh đến mức tôi đã nhớ nhãn hiệu của nó (dù lúc đó chưa biết chữ Hán) để sau này khi sang Trung Quốc mới biết đó là thuốc lá Hằng Đại do Thượng Hải sản xuất.
Cảm giác thân thiện với nước Trung Hoa mới đến với tôi như vậy đấy. Rồi thắng lợi tại hội nghị Geneve, ta có một nửa nước. Tôi theo sư đoàn về tiếp quản thị xã Bắc Ninh. Câu thơ “Xưa là rừng núi là đêm, Giờ thêm sông biển lại thêm ban ngày” của Tố Hữu đã nói đúng tâm trạng, ít nhất là của những người lính chúng tôi trên đường ra trận chỉ đánh bạn với đêm đen, nay thoải mái, đàng hoàng đi giữa ban ngày mà không sợ máy bay địch oanh tạc.

Việt Nam – món hàng có giá của Trung Quốc

“Nước bạn Trung Quốc đã giúp ta rất lớn trong thắng lợi này …”, cấp trên phổ biến cho chúng tôi. Sao lại không tin chứ? Thế nhưng nếu lúc đó biết được rằng, như sau này tôi ngộ ra: bắt đầu tại hội nghị ấy, ban lãnh đạo Trung Quốc đã thấy Việt Nam là một “món hàng có giá” có thể dùng để trao đổi, mua bán với mấy nước lớn khác nhằm phục vụ lợi ích chủ yếu của họ thì sự thể sau này sẽ khác đi rất nhiều. Nhưng tiếc rằng ngoài Hồ Chí Minh ra, hình như ít người thấy được sự lợi dụng tinh tế đó.
NixonChuAnLai2-250.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh hôm 25-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration
Năm 1957, thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lần đầu tiên sang thăm Việt Nam. Có một hành động – không biết là thực lòng hay thủ đoạn tinh vi, vị thủ tướng nổi tiếng khôn ngoan mềm mỏng này đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà Trưng. Hành động này được đông đảo dân miền Bắc Việt Nam, kế cả người ở vùng giải phóng cũ và vùng ta mới tiếp quản như các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và vùng đồng bằng Bắc Bộ cho là Trung Hoa cộng sản đối với ta có khác Tầu Tưởng và phong kiến Trung Quốc!
Năm 1958, tôi chuyển ngành sau khi thi đỗ vào Khoa Hóa khóa 3 Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Trung Quốc đang thực hiện phong trào “Nhảy vọt lớn”, chúng tôi háo hức theo rõi tình hình, rục rịch làm theo. May mắn là dưới sự lãnh đạo của thầy Tạ Quang Bửu và sau đó là thầy Hoàng Xuân Tùy, ĐH BK Hà nội không luyện thép bằng lò cao thủ công v.v. nhưng tôi còn nhớ, Đại học Nông nghiệp ở mạn Văn Điển lúc đó mấy đêm liền đèn điện sáng một góc trời để đón khách tham quan xem thành quả cấy dầy “em bé có thể đứng trên ngọn lúa” mà không tụt ngã. Ôi cái thời ấu trĩ!
Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư máy móc Hóa Chất khóa đầu tiên của ĐHBK Hà nội năm 1962, tôi được phân công về làm việc tại một đơn vị thuộc Bộ Ngoại thương và tháng 8 năm 1966 được cử sang công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh. Không biết có phải là cái duyên, cái nghiệp hay không mà ngày tôi tới Bắc Kinh cũng là ngày các tiểu tướng Hồng Vệ Binh công khai xuất hiện trên đường phố, dùng dao rạch quần ống loe, chặt nát giầy mõm nhái, bắt thay đèn đỏ, tín hiệu dừng xe vì cho rằng màu đỏ là màu cách mạng chỉ tiến không dừng v.v.
Tôi gắng sức tự học để nâng nhanh trình độ Trung Văn, bắt đầu đọc được báo chữ lớn và nghe hiểu tin trên VTTH. Tôi lần lượt được thấy cảnh ông Bành Chân bị các “tiểu tướng” bóp lè lưỡi, cảnh tướng Lã Chính Thao, Bộ trưởng Bộ Đường sắt, đầu đội mũ bằng giấy cao hơn 1m, không khăn quàng cổ bị “võ đấu” trong một tối mùa đông giá lạnh…, rồi các bài báo chính thống phê phán nặng nề Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Trú, Hạ Long, Bành Đức Hoài.. và một số văn nghệ sĩ, trí thức… nổi tiếng là những “tên phản bội , đầu hàng, quân phiệt, công đoàn vàng, cơ hội hữu khuynh, chống phá tư tưởng Mao Trạch Đông…” những người trong một thời gian dài đã là “bạn chiến đấu thân cận” của “người cấm lái, người thày… vĩ đại”.
Một câu hỏi không thể không đặt ra: đồng chí ra sống vào chết với nhau mà họ còn đối xử tàn tệ như vậy, thì ta là cái thá gì? Lần đầu tiên tôi ngầm tự đặt cho mình câu hỏi đó và bước đầu tìm được câu trả lời.
Song song với những sự việc trên là một số thái độ “nước lớn, trịch thượng” với đủ thủ đoạn mánh khóe lúc trắng trợn lúc xảo quyệt đã được tung ra khi chúng ta làm khác họ, không theo họ.
Không kể những bất đồng xảy ra giữa hai bên trước đó mà tôi được các bậc cha chú tin cậy nói cho biết, nhưng vì chưa thấy tận mắt nên chưa ăn sâu vào dạ. Phải đến năm 1967 khi chúng ta chuẩn bị tiến hành đàm phán với Mỹ tại Paris về vấn đề Việt Nam tôi mới có dịp trông thấy nhãn tiền. Lúc này đàm phán cấp đại sứ Trung Mỹ đang bị gián đoạn.
Lo ngại Việt Nam trực tiếp tiếp xúc với Mỹ sẽ khiến giá trị của Trung Quốc đối với Mỹ kém đi, trong nội bộ họ vừa phê phán chúng ta là không dám kiên trì chiến đấu, vừa tìm cách trì hoãn đón đoàn cấp cao của ta sang xin viện trợ. Khi đoàn chuyên viên của ta trình bày khó khăn và đề xuất con số cụ thể về viện trợ lương thực, một Vụ phó Trung Quốc đã nói: thời kỳ Trường Chinh, Hồng quân của chúng tôi phải ăn cả cỏ để chống đói và luộc thắt lưng da để ăn cho có chất béo!
Những người Việt Nam có mặt hôm đó không thể nào quên câu nói “đắng họng” này. (Với kỷ luật rất nghiêm của chúng tôi thời đó, câu chuyện này rất ít người biết.) Ấy thế mà sau khi chắp nối được với Mỹ họ lại “khảng khái, vô tư” viện trợ cho Việt Nam và còn bảo: nên lấy một ít miến, táo, mì chính… về cho đồng bào thủ đô Hà Nội ăn tết! Rồi còn nhiều cái hớ (hớ chứ không phải là hứa như phóng viên Mặc Lâm đài RFA đã ghi nhầm khi phỏng vấn tôi) mà chỉ sau một thời gian mới thấy.
Ôi, trong cái cảnh còn phải nhờ vả người ta, cứ ấm ức rồi lại cám ơn, cảnh giác rồi lại tin cậy … như một mớ bùng nhùng, gỡ mãi mới tìm ra đầu mối (nhưng đến tận bây giờ vẫn còn một số ít người chưa thấy đấy). Chỉ nhờ vào thực tiễn và những bài học cay đắng, cộng với nỗ lực tìm hiểu phân tích…, chúng tôi mới dần dần hiểu ra. Sự tỉnh ngộ dù chỉ là ban đầu đã mất nhiều thời gian công sức và trả giá như vậy đó, bạn ơi! (Tôi không muốn nói đến bao nhiêu cuộc họp hành nội bộ, đấu tranh gay gắt với nhau nhằm tìm ra chân lý)
Còn ai bảo tôi ngu, tôi xin nhận và cám ơn. Xin nói không phải là để bào chữa cho sự kém cỏi của mình, ngay đến Khorutsov, nhân vật nổi tiếng một thời của Liên Xô cũ đã phải cay đắng thốt lên: “chỉ có những thằng ngu mới tin được Trung Quốc” sau khi bị họ lừa một cách vô cùng khôn khéo! Và không ít người Mỹ cũng đã ăn phải quả đắng của Trung Quốc đấy!
Cho nên nói rằng, ngay từ đầu đã hiểu ngay, hiểu sâu, hiểu hết ..Trung Quốc không bị hớ với họ chỉ là thể hiện sự không hiểu gì về Trung Quốc thôi.
Anh bạn mới quen, nhưng có lẽ vì cũng là dân cùng nghiệp nên đã lặng lẽ tỏ vẻ tán đồng.
Tháng tám năm 2010.
- Đằng sau bài nói chuyện của ông Lưu Á Châu (RFA) “Tuy nhiên, đằng sau bài nói chuyện ấy chứa đựng một nội dung khác, chống Việt Nam và ủng hộ cuồng nhiệt sự đàn áp trong biến cố Thiên An Môn.”
Ông Dương Dạnh Dy: “”Tôi nói câu rất ngắn trong lời mở đầu cho dù Trung Quốc có đi con đường của Mỹ, nghĩa là Trung Quốc biến thành một nước như Mỹ thì tôi nói thẳng rằng bá quyền nước lớn của họ còn đáng sợ hơn Mỹ nhiều! Nếu như hai cái anh nước lớn Trung Quốc và Mỹ mà chẳng may mình mạt kiếp mình phải chọn một anh thì nói thật với anh, tôi theo Mỹ chứ tôi không theo Trung Quốc đâu. “ BS đã bổ sung nội dung mà ông Dương Danh Dy phát hiện vào cuối bài dịch mà TTXVN gọi là “toàn văn”.
Tương lai nhân loại chỉ có thể bình yên hơn khi đất nước khổng lồ đó được chia ra thành nhiều quốc gia nhỏ.


Tổng số lượt xem trang