"Trong rất nhiều năm qua, âm nhạc của Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam, vì về âm nhạc truyền thống giữa hai nước có nhiều nét tương đồng, có nhiều nhạc cụ giống nhau, có thể là xuất sứ từ Trung Quốc, sau đó đã trở thành nhạc cụ của Việt Nam. Có thể nói hai luồng văn hoá của hai nước rất khăng khít và gần gũi với nhau."-http://vietnamese.cri.cn/761/2010/10/20/1s146850.htm
Văn hoá và quyền lực đồng tiền (VNR500) - Đã đến lúc cần phân cấp cho các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện sứ mạng và trách nhiệm văn hóa của mình. Nhà nước cần thu hẹp dần khoản tiền ngân sách chi cho văn hóa văn nghệ để tránh hành chính hóa, quan liêu hóa và tham nhũng.
- Bí mật ngôi mộ cổ: Cánh cửa mở rộng (CAND)- NSƯT Thành Lộc: Lối rẽ đến “thánh đường” (Tuổi trẻ)- Sắp trình chiếu miễn phí nhiều bộ phim nổi tiếng tại Hà Nội (Lao động) trong đó có “Phim Cuộc sống của những người khác dành được rất nhiều giải thưởng”, nói về những thủ đoạn đê hèn của cơ quan mật vụ Đông Đức trước đây, nhưng trong đó có nhân vật chính “tuy là mật vụ nhưng mà … tốt” , rất cảm động, BS đã từng giới thiệu. Hy vọng không vì bài báo và những bình loạn nầy mà có sự can thiệp chặn bộ phim lại. - Tân trang có làm “biến dạng” Ô Quan Chưởng? (Thanh niên). Ô Quan Chưởng mới tân trang –
- Tiếp biến văn hóa không được làm biến dạng văn hóa (ND).- Tiểu thuyết hiện đại: Đủ lượng nhưng thiếu chất (HNM).- Đừng đòi hỏi cái gì bất tận (Tổ quốc).
- Nguyễn Trọng Đoan: Gốm phồn thực (TTVH). Họa sĩ Nguyễn Trọng Đoan –- Điện ảnh Việt Nam: Cái xấu có nhất thiết phải che? (TVN)- Mừng trong nỗi buồn bất tận giữa “cánh đồng hoang” điện ảnh VN: 6 ngày, Cánh đồng bất tận thu 6,6 tỉ đồng (Người LĐ)
- “Sự vụ” HLV Vũ Trường Giang và CLB LSTH: Đưa nhau ra tòa? (TTVH)
- Phát hiện khu di tích lò-mộ đầu tiên ở Việt Nam (PLTP)
- Phú Quốc: thiên đường sắp mất? (Tuổi trẻ).-- Không bảo vệ được di tích, di chỉ khảo cổ học sẽ “chết” (Đại biểu ND).- Người lưu giữ ánh sáng suốt lịch sử với “các loại đèn có từ thời nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn, và có cả những cây đèn cổ xưa từ các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, châu Âu, châu Mỹ” (SGTT).- Chợ vồ, chợ chớp… (TT&VH) “Những câu chuyện về cái tên có từ thực tế đến giai thoại đều rất gần với cuộc sống, vì nó gần gũi và dễ nhớ… Đó cũng là một nét văn hóa Việt rất đáng yêu”.- Roland Nguyễn – Một người nữa vừa trở về (TT&VH).- ‘Bí thư Tỉnh ủy’ nên bỏ thuốc lào! (Tiền phong).
- Từ 6/12/2010 sẽ cấp biển số xe 5 số (Chinhphu.vn)
- Hội chứng thích “ Hoành tráng”? (Tầm nhìn) “Có phải hơn một ngàn năm bắc thuộc, hơn một trăm năm Pháp thuộc đã “rèn” cho ta thuộc tính luôn gồng lên bằng mọi biểu hiện để bên ngoài thấy ta lớn mạnh, nể mặt và khiếp sợ?”.- Một dấu hỏi lớn chưa có ai trả lời (BS Hồ Hải).
- Đôi lời với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện về hai bài thơ của Quách Tấn (Da màu)- Vĩnh Sính: Viết thư bằng tiếng Việt trên máy tính/computer cần có dấu — (Diễn đàn)
-- Nguyễn Quân đi không hết chiều… (TT&VH).- Vietnam’s Next Top Model: Dậy sóng vì chuyện tiền bạc (Afamily/TTVH)
– Kịch bản nào cho MC Lại Văn Sâm? (VTC).“Không có cái kết nào hay hơn cho nhà báo, MC Lại Văn Sâm trong câu chuyện này, bằng việc anh nên chính thức có lời xin lỗi với khán giả cả nước và với tài tử Ngô Ngạn Tổ.” – Quá khó (Đỗ Trung Quân) “Tiếc rằng ông hoặc quá kém hoặc cố tình lái vấn đề theo ý định của liên hoan phim khi khách mời không nói vào nội dung ấy [ ?!].trước hàng triệu người, hành vi ấy còn trên cả khiếm nhã”.-- Tạ Chí Đại Trường: Sơ thảo: Bài Sử Khác cho Việt Nam – Chương XVI-CON ĐƯỜNG SUY SỤP CỦA ĐẾ QUỐC ĐẠI NAM (Da màu)- Hollywood ghi nhận điện ảnh Việt Nam (BBC)-"Anh Sâm can thiệp và nói cũng đúng đến 80, 90%" (Bee)-Ông Lê Ngọc Minh – Cục phó Cục Điện ảnh, đại diện BTC Liên hoan phim Quốc tế VN lần 1 nói về sự cố dịch sai của MC Lại Văn Sâm.
- Học giả Nguyễn Quảng Tuân được trao giải thưởng Balaban 2010 (Thanh niên)- Chuyện về một ngôi mộ cổ (PLTP)- Phá vỡ xây mới di tích 200 năm (Tuổi trẻ). Đoạn kè nằm ven đường Triệu Quang Phục còn đẹp như thế này sẽ bị tháo ra, xây mới –
- PGS Đào Thái Tôn nhận giải John Balaban: Duyên nghiệp với “Nôm” Kiều (TT&VH).- Nhìn lại Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất: May mà đã… kết thúc! (QĐND).- Nỗi khổ mang tên: Người viết trẻ (SK&ĐS).
- Chuyện về một ngôi mộ cổ (Lao động).-Sự thật về mối tình Hàn Mạc Tử - Kim Cúc(Bee)-"Trong gia đình, anh là người đầu tiên mà em kể chuyện tâm tình của em”.-- Ghi chép về sự tồn tại của CLB TP.HCM: Sống mòn… (PLTP). -- Mạc Văn Trang: XIN LỖI HÀ NỘI ! (Trần Nhương).
- Chuyên gia Hollywood “tô” nét mới cho phim Việt (CATP)- Những người ‘bất lực’ trên Cánh đồng bất tận (TVN)-- Dàn nhạc ASEAN 2010: Đẳng cấp và xót xa (Tuổi trẻ)
- Khai thác châu bản triều Nguyễn (QĐND).- Trùng tu di tích sẽ không còn sai lầm? (Tổ quốc).- Thắng cố Đồng Văn (Đầu gối).- - Nền điện ảnh vô cảm (Ngô Minh Trí).- Đời sách như đời sữa chua! (SGTT).
-- Bích Câu Đạo quán chờ được tu bổ (Dân Việt)- Giao Lộ Định Mệnh: Sự thật cần giãi bày hay cần che giấu? Đạo diễn Victor Vũ: (TTVH)
- Rõ thêm tài năng MC Lại Văn Sâm: Mỹ Uyên bất ngờ với cách “chữa cháy” của MC Lại Văn Sâm (VTC) - Nhà văn Võ Khắc Nghiêm: K+, ngươi là ai? (TVN). “Có người còn tổng hợp trên mạng hàng trăm ý kiến phản đối, tẩy chay K+”.
- Bảo tồn hay phá di tích? (Lao động).- Bùi Giáng có điên? – Liên tài & tri ngộ (Bài 2) (TT&VH).-– Vì vui quá độ nên thành ra điên (Bài 3) (TT&VH).-– Nhà thơ Bùi Chí Vinh: “Thà lên… Bùi mãi, chẳng lên ngôi!” (Bài Kết) (TT&VH).
- Ba nhân vật gây chú ý nhất showbiz Việt tuần qua (VTC).- MC nổi tiếng “mổ xẻ” sự cố dịch sai của Lại Văn Sâm (VTC). - Đào Hiếu: Xã hội đèn dầu (Talawas). – Tôi ơi! nhớ lấy! (Đỗ Trung Quân).-Tôi chọn cách im lặng để đỡ va chạm’ (Bee)-"Dù mình biết sự im lặng cũng là hèn, là thua... nhưng phải nén lại để làm cái việc lớn hơn" - PGS.TS sử học Chương Thâu.
Tôi không đứng về phe nước mắt… Nguyễn Quang Lập
Phim Cánh đồng bất tận bọ đi xem hai lần. Lần đầu cho 6/ 10 điểm. Về uống rượu với một ông nhà văn, một ông nhạc sĩ, một ông tổng biên tập, một ông nhà báo lừng danh, một ông phó tổng giám đốc ngân hàng. Ông nhà văn nói:” Đây là phim đáng xem nhất của điện ảnh Việt Nam trong vòng 35 năm qua.” Ông tổng biên tập nói: “Nó khá hơn phim Vũ khúc con cò chút xíu”. Ông nhạc sĩ nói: ” Tôi mua vé cho cả nhà đi xem, ai cũng khóc sưng mắt. Mắt tôi còn sưng đây này”. Ông phó tổng giám đốc ngân hàng nói: ” Tôi xem phim này hai lần, lần nào cũng chẳng hiểu vì sao ngươì ta khóc cả. Nghe đạo diễn Vũ Ngọc Đãng khóc 5 lần thì thất kinh.” Ông nhà báo lừng danh nói: “Xem xong phim này tôi rút ra bài học rất quan trọng: Để còn bạn còn bè tốt nhất là không nên đi xem phim”. Bọ quyết định đi xem lần hai, lần này cho 4/ 10 điểm, đến khi gặp cái kết phim thì trừ nốt cả bốn điểm đã cho, về viết bài: Cảm ơn các đồng chí lưu manh. Nhưng rồi vì bạn vì bè, vì nghề vì ngỗng bọ đã ném bài ni vô sọt rác. Vì vậy bọ trân trọng giới thiệu 2 bài viết, một của nhà văn Hồ Trung Tú, một của nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn.
Xem phim Việt: Từ photocopy (Giao lộ định mệnh) đến photoshop (Cánh đồng bất tận)
Nguyễn Thanh Sơn
Có một câu nói rất đúng cho tình cảnh của điện ảnh Việt nam hiện nay “chúng ta đã có quá nhiều những kẻ thông minh (vặt), thiếu là thiếu những người dũng cảm”!
Đúng vậy, bởi đưa được những giá trị nhân văn trong tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Ngọc Tư lên được màn ảnh rộng rất cần sự dũng cảm. Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là tiếng thét câm lặng, uất ức của hiện thực về số phận bi thảm của người nông dân miền Tây: bị bần cùng hóa, bị đẩy vào một “cánh đồng bất tận” của nghèo đói, áp bức và sự thờ ơ vô cảm của xã hội. Trên cái nền tương phản của vô tận sông nước và đồng lúa trù phú của miền Tây, những số phận nghèo khổ cứ phải trôi nổi, tưởng có thể tụ vào nhau rồi lại ly tán, để lại cho người đọc dư vị đắng cay của sự bất lực, cho dù ẩn sâu trong nó vẫn mêng mông chan chứa tình người.
Những giá trị đáng trân trọng đó của Cánh đồng bất tận, rất tiếc, đã bị đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đánh rơi trên con đường “phải đạo hóa” tác phẩm điện ảnh của mình. Xem phim Cánh đồng bất tận, chúng ta mới biết, số phận trôi nổi đắng cay của ba cha con Sương hoàn toàn là một bi kịch cá nhân(!)- vợ Út Võ bỏ ba cha con đi theo một chú Chệt chỉ đơn giản vì những miếng vải đẹp; Út Võ hoàn toàn có thể sống một cuộc sống ổn định, làm một ông lái đò đưa học sinh tới trường nếu ông muốn vậy. Và đám “cường hào mới” ở nông thôn, những kẻ phải chịu trách nhiệm về những đắng cay áp bức mà người nông dân phải gánh chịu trong tác phẩm văn học, lại được bàn tay đạo diễn “linh hoạt” chuyển đổi thành đám lưu manh giang hồ vùng sông nước- ồ, bi kịch của người nông dân miền Tây chỉ xuất phát từ lỗi của chính họ, và hóa ra sự áp bức bất công mà họ phải gánh chịu cũng xuất phát từ những người cùng khổ như họ.
Vo cho tròn sự quyết liệt của tác phẩm văn học, lại thiếu dũng cảm để chọn cho mình một hướng tiếp cận mới cho tác phẩm điện ảnh, không ngạc nhiên khi đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình rất lúng túng khi xử lý góc nhìn của bộ phim. Ban đầu, bộ phim đã có một sự khởi đầu khá tốt khi ống kính được đặt ở góc nhìn của Điền, nhưng ngay sau đó, bộ phim bị kéo lê thê bằng góc nhìn trung tính minh họa cho tác phẩm văn họ. Lẽ ra, nếu bộ phim được kể lại bằng góc nhìn của nhân vật Nương, thì nhân vật cô gái điếm Sương chỉ là nhân vật phụ, là chất xúc tác đẩy tình cảm và xung đột của ba cha con Út Võ lên đến cao trào. Nguyễn Phan Quang Bình đã dành quá nhiều ưu ái cho nhân vật Sương, khiến tuyến nhân vật phụ lấn át tuyến nhân vật chính, nên khi cô Sương ra đi, bộ phim bị mất điểm nhấn, cứ trôi dạt mãi cho tới một cái kết “từ trên trời rơi xuống”.
Là một đạo diễn, Nguyễn Phan Quang Bình phải thừa hiểu, thế mạnh của tác phẩm điện ảnh là hình ảnh và hành động phim, chứ không phải lời thoại của nhân vật (nguyên tắc hàng đầu của điện ảnh “hãy cho họ thấy, đừng thoại!”- Show them, do not tell them). Nhưng anh đã quá lệ thuộc vào lời thoại của tác phẩm văn học mà không chuyển tải được nó bằng điện ảnh. Chi tiết rất hay trong truyện qua lời kể của Nương “từ ngày đó, ba em chỉ gầm gừ và tằng hắng. Chúng em phải nương theo tiếng tằng hắng của ba để đoán ý”…phải được thể hiện trong phim bằng cách Nương/Điền đoán định ý ba qua tiếng tằng hắng ra sao. Nhưng Út Võ không hề gầm gừ hay tằng hắng mà chỉ thấy quát tháo trong phim, cũng không có gì trong phim chứng tỏ Nương và Điền hiểu tiếng tằng hắng hay gầm gừ của cha. Hay để chứng tỏ cuộc sống trôi nổi vô định của gia đình Út Võ, phải có hàng loạt hành động điện ảnh, chứ không phải đơn giản như câu thoại của Nương khi thấy Điền làm hàng rào quanh cây bưởi mới trồng “trồng làm gì để đi xa rồi lại nhớ”- nỗi nhớ, lẽ ra phải được thể hiện bằng hình ảnh, thì lại đơn giản thông qua một câu thoại mùi mẫn. Hay hình ảnh có tính ẩn dụ về cây sống đời mà “mỗi một lá rơi xuống lại đem lại những mầm sống, như tình cảm của chị đối với chúng em, đi xa nhưng vẫn sống mãi”-lại cũng chỉ là một câu thoại hầu như không chút ăn nhập với hình ảnh phim
Chính vì không hiểu (hay không dám hiểu) giá trị nhân văn chính của tác phẩm văn học, trong việc xây dựng tính cách nhân vật, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã đánh mất đi cái đẹp sâu sắc tiềm ẩn trong tính cách của mỗi một số phận trong Cánh đồng bất tận, và điều đó khiến cho dàn diễn viên nổi tiếng của anh có những vai diễn đáng thất vọng nhất trong bộ phim này. Dustin Nguyễn, trong đoạn phỏng vấn để quảng bá cho bộ phim, nhắc đi nhắc lại “ông Võ là người rất xấu…nhưng xem phim, bạn sẽ thấy ông ấy có lý do để làm như vậy…”- Dustin đã nhầm, vấn đề ở đây không phải ở “lý do”, mà bản chất, ông Võ không phải là người xấu. Tại sao dù đau khổ nhưng Nương và Điền vẫn bám theo ba suốt dọc hành trình,vì các em hiểu rằng- dưới lớp vỏ cộc cằn, cay đắng và thậm chí đôi lúc tàn nhẫn là tình thương các con, là một tâm hồn bị tổn thương sâu sắc. Dustin Nguyễn chỉ diễn được chất cộc cằn và tàn nhẫn, và chỉ chạm rất phớt được tầng sâu đó của nhân vật, nên khi anh cố gắng diễn sâu hơn, như khi anh đưa lại chiếc nhẫn cho Nương, hay cảnh kêu trời thống thiết đáng thất vọng của anh ở cuối phim thì cách diễn lại mang đầy tính “kịch” giả tạo. Tạo hình vạm vỡ của anh, cái cách anh ngồi uống rượu, chặt củi hay ân ái với Sương đều rất ít điểm chung với nhân vật nông dân miền Tây mà anh phải thể hiện.
Nhưng thất vọng lớn nhất của bộ phim là Đỗ Thị Hải Yến. Thách thức và áp lực đối với cô ở vai Sương là rõ rệt: hình ảnh một cô gái điếm miền Tây đơn sơ, bị cuộc sống đầy đọa nhưng vẫn mong mỏi yêu thương và được yêu thương, sẵn sàng hi sinh nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ khi cảm thấy nhân cách của mình bị xúc phạm… là một vai diễn khó với Hải Yến. Và cô đã không vượt qua được thách thức này. Dù có những cảnh diễn đạt (cảnh đầu tiên của phim, cảnh cô xăng xái tươi cười tràn ngập hạnh phúc xới cơm cho gia đình Út Võ sau đêm ân ái), nhìn chung khán giả không nhìn thấy cô gái điếm miền Tây trong cô. Từ cái giọng bèn bẹt (“ôi chị làm gái ấy mà”), ánh mắt giả tạo (“ba của mấy cưng đẹp trai ghê ta”), trang phục xa lạ (áo trắng tinh) đến hành động tạo hình (nắm bàn tay Út Võ, từ từ ngả người ra sau, những cảnh cô xoa đầu trò chuyện với Điền, Nương) đều thấy rõ sự “diễn” gượng gạo của cô. Nếu không được bù đắp lại bằng sự duyên dáng tươi trẻ của Lan Ngọc (vai Nương), khắc khổ và chân thành của Thanh Hòa (vai Điền), thì diễn viên có thể được coi là thất bại lớn thứ hai của phim Cánh đồng bất tận.
Tính photoshop của Cánh đồng bất tận còn được thể hiện rõ rệt ở hình ảnh và sắp đặt của bộ phim -không phải mầu nâu của đất, màu đen của sình lầy, không phải những giọt mồ hôi hay nếp nhăn của nghèo đói và tuyệt vọng trên khuôn mặt của các nhân vật- mà trong phim vàng rực màu vàng của lúa, màu xanh ngắt của cỏ và màu trắng của những chiếc áo của Nương, của Sương. “Miền Tây của chúng ta lên phim đẹp quá anh nhỉ. Các công ty du lịch thích lắm đó”-Nguyễn Ngọc Tư nói với tôi bằng vẻ tự trào cay đắng của cô. Để “đẹp hóa” bộ phim, đạo diễn Nguyễn Phan Thanh Bình sẵn sàng hi sinh tính trung thực của thực tế, mà cảnh Sương tắm trong đìa sen là một ví dụ điển hình- bất cứ người dân miền Tây nào cũng biết đìa sen với gai góc và bùn lầy là nơi bẩn nhất, là nơi không ai có thể tắm. Hay những hình ảnh sắp đặt của hai cô gái Nương và Sương mặc áo trắng múc từng gáo nước trên thuyền- cảnh quay lẽ ra phải để Sương gợi cho Nương nhớ đến người mẹ mà cô hàng đêm mong nhớ- thì lại trở thành một cảnh quay tạo hình một vẻ đẹp “chẳng để làm gì” giữa trời nước miền Tây.
Với một cốt truyện hay, một dàn diễn viên nổi tiếng, được đầu tư chu đáo, lẽ ra Cánh đồng bất tận hoàn toàn có cơ hội để trở thành một tác phẩm điện ảnh thành công, hơn là chỉ được đánh giá cao về diễn xuất của một vài diễn viên, của hình ảnh đèm đẹp hay âm nhạc mang đậm tính dân tộc/hiện đại của Quốc Trung. Victor Hugo có một câu nói nổi tiếng về sự dũng cảm của người nghệ sĩ „hãy như con chim không e ngại sà xuống cành cây sắp gẫy, cho dù cảm thấy cành cây trĩu xuống, vẫn hát bài ca thường nhật, vì biết rằng mình vẫn còn đôi cánh để nâng đỡ”. Phải chăng vì thiếu đi sự nâng đỡ của đôi cách (tài năng) ấy, mà Cánh đồng bất tận không có được sự dũng cảm của một tác phẩm nghệ thuật đích thực?
Nghĩ từ phim “Cánh đồng bất tận”.
Hồ Trung Tú
Hiếm có một tác phẩm văn học nào lại được công chúng chờ đợi để được xem phim chuyển thể như truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”. Mà không chỉ công chúng, giới điện ảnh cũng nhấp nhổm chuyện làm phim tác phẩm này ngay sau khi nó được in. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả kịch bản nhiều phim danh giá nhất của Việt Nam thì nói: “Chuyện có, văn có, cảnh có, nhân vật rất đậm nét, chỉ còn có hình có nhạc nữa là xong bộ phim. Sẽ là bộ phim hay, tôi tin lắm”. Nguyễn Quang Lập thì kể: “Đọc xong cánh đồng bất tận, mình thấy ngôn ngữ điện ảnh đầy ắp. Chưa thấy tác phẩm nào mà người Nam bộ lại đẹp một cách đau đớn đến thế. Mình điện cho đạo diễn Thanh Vân, Vân bảo em mới đọc xong, chỉ mong đến sáng để gọi cho anh. Tuy nhiên, nó phải làm thế nào, làm bởi ai, nếu không khéo đó chỉ thuần tuý một câu chuyện thương tâm thì lại vứt”.
Thế nhưng, dường như chúng ta đã có một khả năng xấu nhất trong mọi khả năng có thể. Rơi vào tay một đạo diễn khác chúng ta cũng vẫn sẽ có một phim lấy nước mắt người xem như thế chứ không thể kém hơn (bằng chứng là bản chuyển thể kịch nói và cải lương truyện này cũng lấy nước mắt người xem đâu kém ?), nhưng chúng ta chí ít cũng sẽ có được những khung hình lặng lẽ cô đơn của chiếc xuồng giữa mênh mông đồng nước (ừ, lạ nhỉ, cả phim không có lấy được một khung hình nào như thế mà thay vào đó là những ầm ĩ của đám đông, của chợ búa làng xóm ); chúng ta cũng sẽ có được cơn đau của người bố Út Vũ khi bò quanh con, cố tìm thứ đó gì để đắp lên cái thân thể rách bươm của cô con gái chứ không phải đứng lên rồi hét trời ơi !
Có quá nhiều việc phải làm, có quá nhiều chi tiết cần phải được thể hiện để dẫn đến các cao trào thế nhưng các nhà làm phim đã lại chọn một câu thoại để thay thế. Cậu bé trai Điền yêu cô gái điếm Sương là cả một quá trình chứa trong nó rất nhiều chi tiết vốn là sở trưởng của điện ảnh, thế nhưng đạo diễn đã cho qua tất cả, không một chi tiết nào được mô tả. Để chuẩn bị cho cảnh Điền ôm chiếc áo lót của Sương mà hôn, không một chi tiết nào được nói đến ngoại trừ câu thoại của Sương: “Chị biết là em yêu chị” !
Những chi tiết ký ức về người mẹ của đứa con gái đâu rồi để chỉ còn lại mỗi một câu thoại “Em nhớ mẹ !”. Cũng vậy, để kéo được người mẹ cạn lòng lên giường lão bán vải cũng chỉ buông độc một câu tán tỉnh trong khi trong truyện và cả trong bài học điện ảnh cơ bản nhất thì đó là đất dụng võ của ngôn ngữ điện ảnh, đó là chỗ điện ảnh tung hoành mà không loại hình nghệ thuật nào có được ưu thế như nó.
Thay vào những chi tiết cần phải có với một tác phẩm điện ảnh đúng nghĩa thì các nhà làm phim lại dành quá nhiều thời lượng cho những pha rên rỉ, đau đớn và khóc lóc. Bị đòn ghen, Sương rên than dài quá, đến sốt cả ruột. Lúc bỏ đi Sương cũng khóc đến là lâu, khóc uất ức, đau xót như mất mát hoặc oan ức nào đó trong khi lẽ ra đó là nước mắt của sự giận dữ trước sự tàn nhẫn của người cha lòng chứa đầy hận thù kia.
Cứ vậy, câu chuyện được kể rề rà, như làm cho xong chuyện, lời thoại thay cho vô số tình huống cần mô tả bằng hình ảnh, thỉnh thoảng lại đầu tư vào vài cao trào lấy những mắt người xem.
Nếu nói về thành công nào đó thì thành công hoàn toàn thuộc về Nguyễn Ngọc Tư. Với một câu chuyện văn học như vậy thì chuyển thể sang kịch nói, cải lương, hát chèo gì đi nữa thì cũng lấy nước mắt khán giả một cách dễ dàng, làm phim thì, dù nhà đạo diễn non tay thế nào đi nữa chắc chắn cũng sẽ khó mà tệ hơn những gì ta đã được xem. Nếu lấy những phát biểu như “Nước mắt đã rơi” “khán giả hài lòng” “tôi đã khóc qua từng khung hình” “đẫm nước mắt qua từng cảnh phim”… để đánh giá tác phẩm thành công hay không thì kịch nói, cải lương cũng làm được vậy chứ đâu kém hơn; hoặc số lượng người xem đến rạp, thì cần phải nói rõ do chính vì số lượng người đọc “Cánh đồng bất tận” chứ đâu phải chỉ bản thân chất lượng phim ! Tác phẩm văn học đã chạm được đến những tầng sâu cảm xúc của ghen tuông, hận thù và cả yêu thương nhưng tác phẩm điện ảnh này thì không, nó chỉ còn là câu chuyện thương tâm không hơn không kém. Đó là chưa nói ý của nhà văn Nguyên Ngọc, đây không chỉ là cách đồng ở miền tây, ở Việt Nam mà là cách đồng của nhân loại, của thế giới bởi ở đâu cũng sẽ có những yêu thương đau khổ và hận thù như thế; đã không được bộ phim này chạm đến.
Dù biết thế nào là một tác phẩm điện ảnh hay là một điều rất khó có tiếng nói chung, giống như người thích ăn thịt gà còn người thì không, có cách hình dung truyện thế này nhưng cũng có cách hình dung truyện thế kia. Thế nhưng kiểu gì thì kiểu, đã là điện ảnh mà bỏ qua tất cả những sở trường của điện ảnh thì không thể bảo đó là tác phẩm hay được. Cao trào chính của phim để giải quyết, mở nút toàn bộ câu chuyện, cao trào khiến người cha phá sản một lối sống, một nỗi hận thù phụ nữ, chính là trường đoạn Nương bị lũ côn đồ hiếp. Đọc truyện, chất điện ảnh đậm đặc qua mô tả của Nguyễn Ngọc Tư, nó lặng yên, thậm chí là im phăng phắc cho dù hoàn cảnh là sự la hét đau đớn. Nương trong truyện nằm lặng im nghe cơ thể bị xé toạc, nước mắt lặng im lăn ra vì nhớ đến mẹ, vì chợt nhận ra đó không phải là niềm hoan lạc, vì chợt nhận ra mình gọi Điền cứu chứ không gọi cha cho dù cha ở ngay bên cạnh. Lẽ ra đó phải là một trường đoạn của lặng im, của những pha quay chậm như không gian và thời gian đã dừng lại, lặng im không một tiếng động trên những vẻ mặt đau đớn của Út Vũ, của cưỡng hiếp. Ở phim, thì đó chỉ là sự la hét, gào thét như bất cứ cuộc hiếp dâm rẻ tiền nào khác. Cái nằm bất động của Nương cũng là cái bất động của người bất tỉnh chứ không phải là sự ê chề của cả cuộc sống bất hạnh dồn nén đổ lên đầu cô gái 17 tuổi chưa kịp làm trẻ con, chưa kịp làm người lớn ấy. Biết đòi hỏi là vô lý khi các tác giả đã không thể chạm tới được những tầng sâu ấy của tác phẩm nhưng chúng ta vẫn có quyền tiếc. Đơn giản là vì chúng ta đã bị đánh cắp mất đề tài, mất cơ hội để xem một tác phẩm điện ảnh có quyền để hay với thế giới.
Chúng ta cũng tiếc cho những cánh đồng mênh mông của miền Tây không được vào phim. “Cánh đồng hoang” của Hồng Sến, “Mùa len trâu” của Nguyễn Võ Nghiêm Minh đi trước đã rõ là những cánh đồng mênh mông của người hận đời muốn xa lánh con người, thế nhưng ở đây thì chúng ta đã không được nhìn thấy cách đồng nào thực sự mênh mông không bóng người đó. Chiếc thuyền dường như cũng không phải là chiếc thuyền của những người nuôi vịt chạy đồng mà là thuyền của những thương hồ buôn hàng trên những kênh rạch miền tây. Phải chăng cần phải có con thuyền đủ chỗ cho diễn viên và đoàn quay phim hoạt động nên nó mới to đến thế. Sao những cảnh nội trong thuyền không vào phim trường thì mọi chuyện sẽ thật hơn không ?
Chưa nói phim đã có quá nhiều những hạt sạn đến … mẻ răng. Hải Yến ngồi mà lúc nào bàn chân cũng duỗi ra như các người mẫu tạo để ảo giác cho cặp chân thêm dài; tay vuốt tóc đi dọc thân như một diễn viên múa thực sự; Út Vũ ngồi co một chân chưa thực sự giống như người nông dân ngồi; Tăng Thanh Hà vào vai người mẹ “như một clip ca nhạc” (bloger) .
Từ trường đoạn cảnh chôn vịt không khác gì phóng sự truyền hình trên VTV (bloger) chúng ta sẽ nhận ra phim quá nhiều khung hình trung cảnh. Phim hiện đại rất ít trung cảnh. Để nói không gian thì trung cảnh không chuyển tài được gì, để đặc tả nội tâm thì trung cảnh càng không. Ở phim CĐBT thì trung cảnh chiếm số lượng quá lớn, đã thế, tất cả góc máy được đặt trên chân, khuôn hình bất động , diễn viên xuất hiện hoặc bước vào bước ra để nói. Cụ thể nhất của phương pháp làm phim này là cảnh Điền bắt cá, khung hình bất động, Nương ở ngoài vừa chạy vào vừa gọi Điền ơi Điền hỡi, đến sát bên Điền và nói “Chị đi đến nhà bọn kiểm dịch rồi”. Thực tế cuộc sống đâu có vậy, Nương cách mấy bước chân sao còn gọi Điền ơi ! Nương vẫn có thể đứng trên bờ ruộng nói cũng được chứ đầu cần phải chạy đến nơi !
Máy quay đặt trên chân, rồi pan, rồi lia, nhân vật bước vào, bước ra khung hình là cách làm của phim video và cả phim nhựa Việt Nam lâu quá rồi mà chưa có thuốc chữa. Hãy mở tivi vào kênh HBO mà xem có phim nào máy quay đặt trên chân hay không ?
Góc quay chính là góc nhìn của khác giả, muốn tạo cảm giác cho khán giả rằng họ cùng chính là người trong cuộc thì không thể “bắt” họ ngồi im như xem sân khấu, diễn viên bước ra bước vô khunh hình và diễn được. Cái bệnh này trầm kha lắm trong điện ảnh Việt Nam ! Không hoà nhập với thế giới ngay trong điều cơ bản nhất của điện ảnh là khuôn hình thì có lẽ điện ảnh Việt Nam đừng nghĩ đến chuyện giật những giải thưởng lớn của thế giới làm gì cho hy vọng nó thêm mỏi mệt. Hay nói cách khác, các đạo diễn Việt Nam hãy khăn gói đi học trở lại ở những trung tâm điện ảnh lớn của thế giới trước khi nuôi hy vọng về chuyện mang phim đi dự thi.
Ừ nhỉ, qua “Cánh đồng bất tận” mới thấy, tại sao ta hoàn toàn chưa có bất cứ một đạo diễn nào khăn gói sang Hollywood để học một cách tử tế các bài cơ bản nhất của ngôn ngữ điện ảnh, hoặc gần hơn như Hồng Kông để bắt chước những pha hành động sạch nước cản cho bà con xem đỡ xấu hổ. Tại sao vậy nhỉ ?
- Ra mắt cuốn sách về Thăng Long – Hà Nội của Jame Edward Goodman (Thanh niên)
Xem phim Việt: Từ photocopy (Giao lộ định mệnh) đến photoshop (Cánh đồng bất tận)
Nguyễn Thanh Sơn
Có một câu nói rất đúng cho tình cảnh của điện ảnh Việt nam hiện nay “chúng ta đã có quá nhiều những kẻ thông minh (vặt), thiếu là thiếu những người dũng cảm”!
Đúng vậy, bởi đưa được những giá trị nhân văn trong tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Ngọc Tư lên được màn ảnh rộng rất cần sự dũng cảm. Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là tiếng thét câm lặng, uất ức của hiện thực về số phận bi thảm của người nông dân miền Tây: bị bần cùng hóa, bị đẩy vào một “cánh đồng bất tận” của nghèo đói, áp bức và sự thờ ơ vô cảm của xã hội. Trên cái nền tương phản của vô tận sông nước và đồng lúa trù phú của miền Tây, những số phận nghèo khổ cứ phải trôi nổi, tưởng có thể tụ vào nhau rồi lại ly tán, để lại cho người đọc dư vị đắng cay của sự bất lực, cho dù ẩn sâu trong nó vẫn mêng mông chan chứa tình người.
Những giá trị đáng trân trọng đó của Cánh đồng bất tận, rất tiếc, đã bị đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đánh rơi trên con đường “phải đạo hóa” tác phẩm điện ảnh của mình. Xem phim Cánh đồng bất tận, chúng ta mới biết, số phận trôi nổi đắng cay của ba cha con Sương hoàn toàn là một bi kịch cá nhân(!)- vợ Út Võ bỏ ba cha con đi theo một chú Chệt chỉ đơn giản vì những miếng vải đẹp; Út Võ hoàn toàn có thể sống một cuộc sống ổn định, làm một ông lái đò đưa học sinh tới trường nếu ông muốn vậy. Và đám “cường hào mới” ở nông thôn, những kẻ phải chịu trách nhiệm về những đắng cay áp bức mà người nông dân phải gánh chịu trong tác phẩm văn học, lại được bàn tay đạo diễn “linh hoạt” chuyển đổi thành đám lưu manh giang hồ vùng sông nước- ồ, bi kịch của người nông dân miền Tây chỉ xuất phát từ lỗi của chính họ, và hóa ra sự áp bức bất công mà họ phải gánh chịu cũng xuất phát từ những người cùng khổ như họ.
Vo cho tròn sự quyết liệt của tác phẩm văn học, lại thiếu dũng cảm để chọn cho mình một hướng tiếp cận mới cho tác phẩm điện ảnh, không ngạc nhiên khi đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình rất lúng túng khi xử lý góc nhìn của bộ phim. Ban đầu, bộ phim đã có một sự khởi đầu khá tốt khi ống kính được đặt ở góc nhìn của Điền, nhưng ngay sau đó, bộ phim bị kéo lê thê bằng góc nhìn trung tính minh họa cho tác phẩm văn họ. Lẽ ra, nếu bộ phim được kể lại bằng góc nhìn của nhân vật Nương, thì nhân vật cô gái điếm Sương chỉ là nhân vật phụ, là chất xúc tác đẩy tình cảm và xung đột của ba cha con Út Võ lên đến cao trào. Nguyễn Phan Quang Bình đã dành quá nhiều ưu ái cho nhân vật Sương, khiến tuyến nhân vật phụ lấn át tuyến nhân vật chính, nên khi cô Sương ra đi, bộ phim bị mất điểm nhấn, cứ trôi dạt mãi cho tới một cái kết “từ trên trời rơi xuống”.
Là một đạo diễn, Nguyễn Phan Quang Bình phải thừa hiểu, thế mạnh của tác phẩm điện ảnh là hình ảnh và hành động phim, chứ không phải lời thoại của nhân vật (nguyên tắc hàng đầu của điện ảnh “hãy cho họ thấy, đừng thoại!”- Show them, do not tell them). Nhưng anh đã quá lệ thuộc vào lời thoại của tác phẩm văn học mà không chuyển tải được nó bằng điện ảnh. Chi tiết rất hay trong truyện qua lời kể của Nương “từ ngày đó, ba em chỉ gầm gừ và tằng hắng. Chúng em phải nương theo tiếng tằng hắng của ba để đoán ý”…phải được thể hiện trong phim bằng cách Nương/Điền đoán định ý ba qua tiếng tằng hắng ra sao. Nhưng Út Võ không hề gầm gừ hay tằng hắng mà chỉ thấy quát tháo trong phim, cũng không có gì trong phim chứng tỏ Nương và Điền hiểu tiếng tằng hắng hay gầm gừ của cha. Hay để chứng tỏ cuộc sống trôi nổi vô định của gia đình Út Võ, phải có hàng loạt hành động điện ảnh, chứ không phải đơn giản như câu thoại của Nương khi thấy Điền làm hàng rào quanh cây bưởi mới trồng “trồng làm gì để đi xa rồi lại nhớ”- nỗi nhớ, lẽ ra phải được thể hiện bằng hình ảnh, thì lại đơn giản thông qua một câu thoại mùi mẫn. Hay hình ảnh có tính ẩn dụ về cây sống đời mà “mỗi một lá rơi xuống lại đem lại những mầm sống, như tình cảm của chị đối với chúng em, đi xa nhưng vẫn sống mãi”-lại cũng chỉ là một câu thoại hầu như không chút ăn nhập với hình ảnh phim
Chính vì không hiểu (hay không dám hiểu) giá trị nhân văn chính của tác phẩm văn học, trong việc xây dựng tính cách nhân vật, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã đánh mất đi cái đẹp sâu sắc tiềm ẩn trong tính cách của mỗi một số phận trong Cánh đồng bất tận, và điều đó khiến cho dàn diễn viên nổi tiếng của anh có những vai diễn đáng thất vọng nhất trong bộ phim này. Dustin Nguyễn, trong đoạn phỏng vấn để quảng bá cho bộ phim, nhắc đi nhắc lại “ông Võ là người rất xấu…nhưng xem phim, bạn sẽ thấy ông ấy có lý do để làm như vậy…”- Dustin đã nhầm, vấn đề ở đây không phải ở “lý do”, mà bản chất, ông Võ không phải là người xấu. Tại sao dù đau khổ nhưng Nương và Điền vẫn bám theo ba suốt dọc hành trình,vì các em hiểu rằng- dưới lớp vỏ cộc cằn, cay đắng và thậm chí đôi lúc tàn nhẫn là tình thương các con, là một tâm hồn bị tổn thương sâu sắc. Dustin Nguyễn chỉ diễn được chất cộc cằn và tàn nhẫn, và chỉ chạm rất phớt được tầng sâu đó của nhân vật, nên khi anh cố gắng diễn sâu hơn, như khi anh đưa lại chiếc nhẫn cho Nương, hay cảnh kêu trời thống thiết đáng thất vọng của anh ở cuối phim thì cách diễn lại mang đầy tính “kịch” giả tạo. Tạo hình vạm vỡ của anh, cái cách anh ngồi uống rượu, chặt củi hay ân ái với Sương đều rất ít điểm chung với nhân vật nông dân miền Tây mà anh phải thể hiện.
Nhưng thất vọng lớn nhất của bộ phim là Đỗ Thị Hải Yến. Thách thức và áp lực đối với cô ở vai Sương là rõ rệt: hình ảnh một cô gái điếm miền Tây đơn sơ, bị cuộc sống đầy đọa nhưng vẫn mong mỏi yêu thương và được yêu thương, sẵn sàng hi sinh nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ khi cảm thấy nhân cách của mình bị xúc phạm… là một vai diễn khó với Hải Yến. Và cô đã không vượt qua được thách thức này. Dù có những cảnh diễn đạt (cảnh đầu tiên của phim, cảnh cô xăng xái tươi cười tràn ngập hạnh phúc xới cơm cho gia đình Út Võ sau đêm ân ái), nhìn chung khán giả không nhìn thấy cô gái điếm miền Tây trong cô. Từ cái giọng bèn bẹt (“ôi chị làm gái ấy mà”), ánh mắt giả tạo (“ba của mấy cưng đẹp trai ghê ta”), trang phục xa lạ (áo trắng tinh) đến hành động tạo hình (nắm bàn tay Út Võ, từ từ ngả người ra sau, những cảnh cô xoa đầu trò chuyện với Điền, Nương) đều thấy rõ sự “diễn” gượng gạo của cô. Nếu không được bù đắp lại bằng sự duyên dáng tươi trẻ của Lan Ngọc (vai Nương), khắc khổ và chân thành của Thanh Hòa (vai Điền), thì diễn viên có thể được coi là thất bại lớn thứ hai của phim Cánh đồng bất tận.
Tính photoshop của Cánh đồng bất tận còn được thể hiện rõ rệt ở hình ảnh và sắp đặt của bộ phim -không phải mầu nâu của đất, màu đen của sình lầy, không phải những giọt mồ hôi hay nếp nhăn của nghèo đói và tuyệt vọng trên khuôn mặt của các nhân vật- mà trong phim vàng rực màu vàng của lúa, màu xanh ngắt của cỏ và màu trắng của những chiếc áo của Nương, của Sương. “Miền Tây của chúng ta lên phim đẹp quá anh nhỉ. Các công ty du lịch thích lắm đó”-Nguyễn Ngọc Tư nói với tôi bằng vẻ tự trào cay đắng của cô. Để “đẹp hóa” bộ phim, đạo diễn Nguyễn Phan Thanh Bình sẵn sàng hi sinh tính trung thực của thực tế, mà cảnh Sương tắm trong đìa sen là một ví dụ điển hình- bất cứ người dân miền Tây nào cũng biết đìa sen với gai góc và bùn lầy là nơi bẩn nhất, là nơi không ai có thể tắm. Hay những hình ảnh sắp đặt của hai cô gái Nương và Sương mặc áo trắng múc từng gáo nước trên thuyền- cảnh quay lẽ ra phải để Sương gợi cho Nương nhớ đến người mẹ mà cô hàng đêm mong nhớ- thì lại trở thành một cảnh quay tạo hình một vẻ đẹp “chẳng để làm gì” giữa trời nước miền Tây.
Với một cốt truyện hay, một dàn diễn viên nổi tiếng, được đầu tư chu đáo, lẽ ra Cánh đồng bất tận hoàn toàn có cơ hội để trở thành một tác phẩm điện ảnh thành công, hơn là chỉ được đánh giá cao về diễn xuất của một vài diễn viên, của hình ảnh đèm đẹp hay âm nhạc mang đậm tính dân tộc/hiện đại của Quốc Trung. Victor Hugo có một câu nói nổi tiếng về sự dũng cảm của người nghệ sĩ „hãy như con chim không e ngại sà xuống cành cây sắp gẫy, cho dù cảm thấy cành cây trĩu xuống, vẫn hát bài ca thường nhật, vì biết rằng mình vẫn còn đôi cánh để nâng đỡ”. Phải chăng vì thiếu đi sự nâng đỡ của đôi cách (tài năng) ấy, mà Cánh đồng bất tận không có được sự dũng cảm của một tác phẩm nghệ thuật đích thực?
Nghĩ từ phim “Cánh đồng bất tận”.
Hồ Trung Tú
Hiếm có một tác phẩm văn học nào lại được công chúng chờ đợi để được xem phim chuyển thể như truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”. Mà không chỉ công chúng, giới điện ảnh cũng nhấp nhổm chuyện làm phim tác phẩm này ngay sau khi nó được in. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả kịch bản nhiều phim danh giá nhất của Việt Nam thì nói: “Chuyện có, văn có, cảnh có, nhân vật rất đậm nét, chỉ còn có hình có nhạc nữa là xong bộ phim. Sẽ là bộ phim hay, tôi tin lắm”. Nguyễn Quang Lập thì kể: “Đọc xong cánh đồng bất tận, mình thấy ngôn ngữ điện ảnh đầy ắp. Chưa thấy tác phẩm nào mà người Nam bộ lại đẹp một cách đau đớn đến thế. Mình điện cho đạo diễn Thanh Vân, Vân bảo em mới đọc xong, chỉ mong đến sáng để gọi cho anh. Tuy nhiên, nó phải làm thế nào, làm bởi ai, nếu không khéo đó chỉ thuần tuý một câu chuyện thương tâm thì lại vứt”.
Thế nhưng, dường như chúng ta đã có một khả năng xấu nhất trong mọi khả năng có thể. Rơi vào tay một đạo diễn khác chúng ta cũng vẫn sẽ có một phim lấy nước mắt người xem như thế chứ không thể kém hơn (bằng chứng là bản chuyển thể kịch nói và cải lương truyện này cũng lấy nước mắt người xem đâu kém ?), nhưng chúng ta chí ít cũng sẽ có được những khung hình lặng lẽ cô đơn của chiếc xuồng giữa mênh mông đồng nước (ừ, lạ nhỉ, cả phim không có lấy được một khung hình nào như thế mà thay vào đó là những ầm ĩ của đám đông, của chợ búa làng xóm ); chúng ta cũng sẽ có được cơn đau của người bố Út Vũ khi bò quanh con, cố tìm thứ đó gì để đắp lên cái thân thể rách bươm của cô con gái chứ không phải đứng lên rồi hét trời ơi !
Có quá nhiều việc phải làm, có quá nhiều chi tiết cần phải được thể hiện để dẫn đến các cao trào thế nhưng các nhà làm phim đã lại chọn một câu thoại để thay thế. Cậu bé trai Điền yêu cô gái điếm Sương là cả một quá trình chứa trong nó rất nhiều chi tiết vốn là sở trưởng của điện ảnh, thế nhưng đạo diễn đã cho qua tất cả, không một chi tiết nào được mô tả. Để chuẩn bị cho cảnh Điền ôm chiếc áo lót của Sương mà hôn, không một chi tiết nào được nói đến ngoại trừ câu thoại của Sương: “Chị biết là em yêu chị” !
Những chi tiết ký ức về người mẹ của đứa con gái đâu rồi để chỉ còn lại mỗi một câu thoại “Em nhớ mẹ !”. Cũng vậy, để kéo được người mẹ cạn lòng lên giường lão bán vải cũng chỉ buông độc một câu tán tỉnh trong khi trong truyện và cả trong bài học điện ảnh cơ bản nhất thì đó là đất dụng võ của ngôn ngữ điện ảnh, đó là chỗ điện ảnh tung hoành mà không loại hình nghệ thuật nào có được ưu thế như nó.
Thay vào những chi tiết cần phải có với một tác phẩm điện ảnh đúng nghĩa thì các nhà làm phim lại dành quá nhiều thời lượng cho những pha rên rỉ, đau đớn và khóc lóc. Bị đòn ghen, Sương rên than dài quá, đến sốt cả ruột. Lúc bỏ đi Sương cũng khóc đến là lâu, khóc uất ức, đau xót như mất mát hoặc oan ức nào đó trong khi lẽ ra đó là nước mắt của sự giận dữ trước sự tàn nhẫn của người cha lòng chứa đầy hận thù kia.
Cứ vậy, câu chuyện được kể rề rà, như làm cho xong chuyện, lời thoại thay cho vô số tình huống cần mô tả bằng hình ảnh, thỉnh thoảng lại đầu tư vào vài cao trào lấy những mắt người xem.
Nếu nói về thành công nào đó thì thành công hoàn toàn thuộc về Nguyễn Ngọc Tư. Với một câu chuyện văn học như vậy thì chuyển thể sang kịch nói, cải lương, hát chèo gì đi nữa thì cũng lấy nước mắt khán giả một cách dễ dàng, làm phim thì, dù nhà đạo diễn non tay thế nào đi nữa chắc chắn cũng sẽ khó mà tệ hơn những gì ta đã được xem. Nếu lấy những phát biểu như “Nước mắt đã rơi” “khán giả hài lòng” “tôi đã khóc qua từng khung hình” “đẫm nước mắt qua từng cảnh phim”… để đánh giá tác phẩm thành công hay không thì kịch nói, cải lương cũng làm được vậy chứ đâu kém hơn; hoặc số lượng người xem đến rạp, thì cần phải nói rõ do chính vì số lượng người đọc “Cánh đồng bất tận” chứ đâu phải chỉ bản thân chất lượng phim ! Tác phẩm văn học đã chạm được đến những tầng sâu cảm xúc của ghen tuông, hận thù và cả yêu thương nhưng tác phẩm điện ảnh này thì không, nó chỉ còn là câu chuyện thương tâm không hơn không kém. Đó là chưa nói ý của nhà văn Nguyên Ngọc, đây không chỉ là cách đồng ở miền tây, ở Việt Nam mà là cách đồng của nhân loại, của thế giới bởi ở đâu cũng sẽ có những yêu thương đau khổ và hận thù như thế; đã không được bộ phim này chạm đến.
Dù biết thế nào là một tác phẩm điện ảnh hay là một điều rất khó có tiếng nói chung, giống như người thích ăn thịt gà còn người thì không, có cách hình dung truyện thế này nhưng cũng có cách hình dung truyện thế kia. Thế nhưng kiểu gì thì kiểu, đã là điện ảnh mà bỏ qua tất cả những sở trường của điện ảnh thì không thể bảo đó là tác phẩm hay được. Cao trào chính của phim để giải quyết, mở nút toàn bộ câu chuyện, cao trào khiến người cha phá sản một lối sống, một nỗi hận thù phụ nữ, chính là trường đoạn Nương bị lũ côn đồ hiếp. Đọc truyện, chất điện ảnh đậm đặc qua mô tả của Nguyễn Ngọc Tư, nó lặng yên, thậm chí là im phăng phắc cho dù hoàn cảnh là sự la hét đau đớn. Nương trong truyện nằm lặng im nghe cơ thể bị xé toạc, nước mắt lặng im lăn ra vì nhớ đến mẹ, vì chợt nhận ra đó không phải là niềm hoan lạc, vì chợt nhận ra mình gọi Điền cứu chứ không gọi cha cho dù cha ở ngay bên cạnh. Lẽ ra đó phải là một trường đoạn của lặng im, của những pha quay chậm như không gian và thời gian đã dừng lại, lặng im không một tiếng động trên những vẻ mặt đau đớn của Út Vũ, của cưỡng hiếp. Ở phim, thì đó chỉ là sự la hét, gào thét như bất cứ cuộc hiếp dâm rẻ tiền nào khác. Cái nằm bất động của Nương cũng là cái bất động của người bất tỉnh chứ không phải là sự ê chề của cả cuộc sống bất hạnh dồn nén đổ lên đầu cô gái 17 tuổi chưa kịp làm trẻ con, chưa kịp làm người lớn ấy. Biết đòi hỏi là vô lý khi các tác giả đã không thể chạm tới được những tầng sâu ấy của tác phẩm nhưng chúng ta vẫn có quyền tiếc. Đơn giản là vì chúng ta đã bị đánh cắp mất đề tài, mất cơ hội để xem một tác phẩm điện ảnh có quyền để hay với thế giới.
Chúng ta cũng tiếc cho những cánh đồng mênh mông của miền Tây không được vào phim. “Cánh đồng hoang” của Hồng Sến, “Mùa len trâu” của Nguyễn Võ Nghiêm Minh đi trước đã rõ là những cánh đồng mênh mông của người hận đời muốn xa lánh con người, thế nhưng ở đây thì chúng ta đã không được nhìn thấy cách đồng nào thực sự mênh mông không bóng người đó. Chiếc thuyền dường như cũng không phải là chiếc thuyền của những người nuôi vịt chạy đồng mà là thuyền của những thương hồ buôn hàng trên những kênh rạch miền tây. Phải chăng cần phải có con thuyền đủ chỗ cho diễn viên và đoàn quay phim hoạt động nên nó mới to đến thế. Sao những cảnh nội trong thuyền không vào phim trường thì mọi chuyện sẽ thật hơn không ?
Chưa nói phim đã có quá nhiều những hạt sạn đến … mẻ răng. Hải Yến ngồi mà lúc nào bàn chân cũng duỗi ra như các người mẫu tạo để ảo giác cho cặp chân thêm dài; tay vuốt tóc đi dọc thân như một diễn viên múa thực sự; Út Vũ ngồi co một chân chưa thực sự giống như người nông dân ngồi; Tăng Thanh Hà vào vai người mẹ “như một clip ca nhạc” (bloger) .
Từ trường đoạn cảnh chôn vịt không khác gì phóng sự truyền hình trên VTV (bloger) chúng ta sẽ nhận ra phim quá nhiều khung hình trung cảnh. Phim hiện đại rất ít trung cảnh. Để nói không gian thì trung cảnh không chuyển tài được gì, để đặc tả nội tâm thì trung cảnh càng không. Ở phim CĐBT thì trung cảnh chiếm số lượng quá lớn, đã thế, tất cả góc máy được đặt trên chân, khuôn hình bất động , diễn viên xuất hiện hoặc bước vào bước ra để nói. Cụ thể nhất của phương pháp làm phim này là cảnh Điền bắt cá, khung hình bất động, Nương ở ngoài vừa chạy vào vừa gọi Điền ơi Điền hỡi, đến sát bên Điền và nói “Chị đi đến nhà bọn kiểm dịch rồi”. Thực tế cuộc sống đâu có vậy, Nương cách mấy bước chân sao còn gọi Điền ơi ! Nương vẫn có thể đứng trên bờ ruộng nói cũng được chứ đầu cần phải chạy đến nơi !
Máy quay đặt trên chân, rồi pan, rồi lia, nhân vật bước vào, bước ra khung hình là cách làm của phim video và cả phim nhựa Việt Nam lâu quá rồi mà chưa có thuốc chữa. Hãy mở tivi vào kênh HBO mà xem có phim nào máy quay đặt trên chân hay không ?
Góc quay chính là góc nhìn của khác giả, muốn tạo cảm giác cho khán giả rằng họ cùng chính là người trong cuộc thì không thể “bắt” họ ngồi im như xem sân khấu, diễn viên bước ra bước vô khunh hình và diễn được. Cái bệnh này trầm kha lắm trong điện ảnh Việt Nam ! Không hoà nhập với thế giới ngay trong điều cơ bản nhất của điện ảnh là khuôn hình thì có lẽ điện ảnh Việt Nam đừng nghĩ đến chuyện giật những giải thưởng lớn của thế giới làm gì cho hy vọng nó thêm mỏi mệt. Hay nói cách khác, các đạo diễn Việt Nam hãy khăn gói đi học trở lại ở những trung tâm điện ảnh lớn của thế giới trước khi nuôi hy vọng về chuyện mang phim đi dự thi.
Ừ nhỉ, qua “Cánh đồng bất tận” mới thấy, tại sao ta hoàn toàn chưa có bất cứ một đạo diễn nào khăn gói sang Hollywood để học một cách tử tế các bài cơ bản nhất của ngôn ngữ điện ảnh, hoặc gần hơn như Hồng Kông để bắt chước những pha hành động sạch nước cản cho bà con xem đỡ xấu hổ. Tại sao vậy nhỉ ?
- Ra mắt cuốn sách về Thăng Long – Hà Nội của Jame Edward Goodman (Thanh niên)
ÔI! TRÍ THỨC THỜI NAY SAO NHỤC THẾ !?
(bài này là bài thứ ba trong một tuần tớ tăng năng xuất để trả lời bọn treo "Sinh Tử Lệnh" giết 2 blog của tớ là:;Trừ tao chết , chúng mày không cấm được tao nói thật những gì tao suy nghĩ đâu)
Ngày xưa ai đó nói rằng :"Nước ta, ra ngõ gặp anh hùng", ngày nay tớ nói :"Mỗi bước ta đi đạp phải chân một tay... tiến sỹ!" Quả thật vậy: .Không một nước nào tướng hai,ba,bốn năm sao và tiến sỹ giáo sư lại nhiều như..... ong vỡ tổ ,như ở cái nước "làm cái xe đạp cũng phải nhập nguyên liệu, phụ tùng nước ngoài" ,nơi mà hoa hậu toàn quốc trả lời "Bikini là một món...súp Nga"! Nhiều tiến sỹ đến mức "làm đường đường lún,xây nhà nhà nghiêng"....đi học,chữa bệnh mất tiền/ mà bao "tiến sỹ" ngang nhiên khoe rằng ;XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MUÔN NĂM/ Thằng nào chống nó ông... dần đến nơi..". Chết !lạc đề vì nổi máu thi ca rồi ......Quay lại vậy:
Nhớ lại trí thức xưa-
- Ngày xửa ngày xưa,cái năm 1949 ấy mà ,khi tớ vào Đảng Lao Động VN,được học những bài chính trị đầu tiên về sắp xếp lực lượng,đối tượng địch,ta, tớ giật mình đến bắn người khi người ta phổ biến "Thế nào là trí thức",tớ được biết lần đầu tiên khẩu hiệu xặc mùi xà beng,đao búa "Trí, phú, địa ,hào,đào tận gốc ,trốc tận rễ"! Sau này đã được người ta làm "nhẹ hoá" đi bằng cách gọi là những "tiểu tư sản trí thức tiến bộ, trí thức đã "đầu hàng giai cấp công nhân",đã "vô sản hoá"...để gọi những ai đã theo kháng chiến ! Còn ai còn ở lại thành phố kiểu như bố,mẹ tớ đều là bọn nguỵ," bọn "phản động" và chúng tớ phải kiên định lập trường là "bọn chúng là những đối tượng phải tiêu diệt của cách mạng vô sản....vì chính chúng là những kẻ luôn chống phá lại "chúng ta"...Tớ trót bị gọi là "nhạc sỹ", lại cũng trót dại khai lý lịch thật thà ,trót đi học thời Tây đến đâu, nên lúc nào cũng lo ngơm ngớp chẳng biết lúc nào sẽ....mất béng cái bát cơm và đi cải tạo mút mùa.
-Tớ lại nhớ :sau khi "giả vờ sửa sai" cái vụ CCRĐ,chỉnh đốn tổ chức,tố điêu,giết lầm hàng chục ngàn người,về Hà Nội,năm 1956, tưởng rằng thời cơ được "mở miệng"(như ông Hồ nói) đã tới,một số số trí thức ,văn nghệ sỹ công khai đòi một tí chút dân chủ còm, bằng cách ra một số báo,tạp chí (thời đó chưa có luật cấm báo chí tư nhân như bây giờ) để làm nơi trình bày công khai,thẳng thắn những nguyện vọng của mình với Đảng, Nhà nước....Tớ nhớ, đi đầu lại là các nhà trí thức không chịu "vô sản hoá"...Và a-lê-hấp!Tất cả đã bị trừng trị thích đáng thế nào lịch sử "đào tận gốc,trốc tận rễ" trí thức văn nghệ sỹ "phản động" này được tái diễn ra sao, cả thế giới này đang còn khá đầy đủ tài liệu.(Các bạn trẻ hãy tìm hiểu trên google hoặc vào các trang mạng như Talawas để biết thêm ,tớ không hề bịa).
-Tớ lại nhớ những ngày sau 30 tháng 4/1975 , vào Sài-Gòn ,tớ được thực mục sở thị hàng loạt trí thức văn nghệ sỹ đã"bỏ của chạy lấy người" ,hàng loạt vị khác vì có dính líu tới quân đội "ngụỵ" đã bị đi cải tạo mút mùa ra sao...Một số chết bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc...Còn lại ai chưa kịp "chạy loạn CS" đã "dần dần vượt biên,còn lại chỉ có thằng điên thằng khùng" thì..." cũng "thà bỏ xác ngoài khơi chứ không chịu cộng tác với cs",hình thành nên một khối dân di cư Việt Nam tỵ nạn đến gần 4.000.000 người khắp thế giới Một vụ EXODUS chưa từng có trong lịch sử loài người sau cuộc di cư của những người Do Thái...Một số ít, rất ít muốn "thử" ở lại cộng tác với chính quyền mới xem sao thì cuối cùng....đành vỡ mộng, sống kiếp bịt miệng qua ngày hoặc cam tâm cải tạo đầu hàng về tư tưởng để hưởng tí vinh hoa dỏm! Vậy mà ;...
VÌ SAO HÔM NAY LẠI LẮM TRÍ THỨC ĐẾN NHƯ VẬY.-
-Kể từ khi người ta có chủ trương "đổi mới","mở cửa" ,"hội nhập",thì người ta bắt đầu ngộ ra rằng :Muốn hội nhập,muốn xây dựng một đất nước ra cái đều văn minh lịch sự thì ,không thể không tạo ra một số "Then",số "Chốt" kiểu mới :những trí thức Việt kiểu mới.Và người ta "đi trước đón đầu bằng cách "sản xuất" ra hàng ngàn "tiến sỹ- giáo sư của Đảng".Ngành nào cũng đầy những vị tiến sỹ,Viện Văn Học chỉ có bà bán nước ngoài cổng Viện và lão Quê Choa là không tiến sỹ mà thôi (blog Quê Choa) Chỉ riêng chính phủ và quốc hội đã có số lượng giáo sư tiến sĩ nhiều hơn cả Mĩ, Anh, Pháp, Nga... Chẳng thế mà ông Nguyễn Sinh Hùng lo rằng "bãi nhiệm một ai đó thì sẽ không có người làm việc", và người ta yên trí là trí thức mới nay điều khiển bộ máy nhà nước thì chỉ có tiến lên, tăng trưởng không ngừng .Cái chuyện kinh tế trí thức chỉ là cái họ đang xúc tiến trên khắp đất nước.Khỏi phải góp ý!Cho đến....
Vụ Bauxit, chủ trương lớn của Đảng ở Tây Nguyên bị hàng loạt giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học "thật ", yêu cầu đinh chỉ ngay sau sự cố chết người do bùn đỏ ở Hung ga-ry ...Với lý do khai thác Bô-xít ở Đắc Nông- Lâm Đồng là treo những "quả bom bùn đỏ" không biết lúc nào sẽ nổ trên đầu nhân dân ta ,thì mới lộ ra : Các ông tiến sĩ, giáo sư công chức của nhà nước ,phần lớn chỉ là những.... đồ dỏm !Lá thư kêu gọi đình chỉ ngay với những lí lẽ đầy thuyết phục bị bịt miệng gần nửa tháng trời, không một báo chí nào dám đăng tải .Nhưng Internet đã loan đi khắp hoàn cầu ,đã đánh động lương tâm của cả dư luận, quần chúng trong nước lẫn nước ngoài.
Vậy mà, chưa biết người ta phản đối như thế nào,các vị "trí thức nhà nước" đã dám bác bỏ thẳng thừng ,phê phán những người đòi đình chỉ bô-xít là như những đồ ngu ,Rằng thì nà:"Mới thấy tai nạn ở Hung-ga-ry đã bàn lui....,rằng thì nà "chẳng lẽ cả thế giới ai khai thác Bô-xít đều bỏ hết hay sao?. Nào là: "Chủ trương khai thác Bauxit đã được thống nhất rồi, bây giờ dự án đang triển khai thì cứ tiếp tục" (đại tá Võ Văn Đủ, đại biểu quốc hội, giám đốc công an tỉnh Đắc Nông) hoặc :"Môi trường bảo đảm hai hồ chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên an toàn" ( bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường Phạm Khôi Nguyên).-T.Trẻ hai ngày 22-23/10/010-
Cho đến ngày 22/10/2010, khi báo chí, đi đầu là Tuần VN, cho đăng tải toàn văn lá thư của hơn 2000 người trong đó đa số là trí thức, tướng tá, nguyên Trung Ương uỷ viên, nguyên các viện trưởng khoa học (chẳng hiểu "đã được phép" hay báo chí lề phải đã dám làm một cú lề trái đây?) thì mới toé loe ra rằng: Ngay ông bí thư tỉnh uỷ Lâm Đồng (nơi đang ôm trọn quả bom bùn đỏ) cũng chẳng biết là có sự phản đối này là có thiệt ?. Ông nói: "Đến lúc này, ngoài việc tìm hiểu qua kênh báo chí, tỉnh vẫn chưa nhận được văn bản của cơ quan, tổ chức cá nhân nào phản biện, hay phản đối nào. Tỉnh cũng chưa nhận được đề nghị nào của các nhà cách mạng lão thành, các cán bộ nghỉ hưu....Mọi ý kiến góp ý phản biện bao giờ cũng đi tìm địa chỉ trực tiếp...." Còn ông Trần Thế Việt, nguyên bí thư thành uỷ Đà Lạt thì nói: "Không thể đi ngược lại xu thế phát triển của thế giới ngày nay bởi người ta hướng đến phát triển bền vững nhất.Họ đang cố tránh khai thác Bauxit bằng mọi cách thì mình lại lao vào . Là một trí thức đã từng cùng mọi người đi qua những năm tháng đấu tranh gian khổ mới có được đất nước như bây giờ, khi quốc gia "hữu sự" thì tôi phải lên tiếng chứ". Còn ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban dự án nhôm của Tổng công ti khoáng sản VN thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản TKV thì phát biểu thẳng là : "Thiết lập một quy trình công nghệ cho một nhà máy xử lí một loại quặng nhất định thì bắt buộc phải lấy mẫu đại diện nghiên cứu, xác lập công nghệ cho loại quặng đó. Trong nội bộ có người cho tôi biết là tài liệu họ (Trung Quốc) cung cấp thì thấy làm rất sơ sài . Và ông khẳng định như bà Phạm Chi Lan và giáo sư Chu Hảo . Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên "chỉ bảo đảm an toàn hồ chứa bùn đỏ trên lí thuyết "thì "Thảm hoạ bùn đỏ mà Hungary đang phải gánh chịu là một thời điểm thích hợp thậm chí là một cơ hội tốt nhất để chúng ta rút khỏi dự án một cách hợp lí . Đặc biệt những gì nhóm FIDS cũ, nhân ngày "giỗ" tổ chức của họ đã phát biểu đều được đăng tải công khai trên báo chí lề phải.Chưa bao giờ một ý kiến phản bác lại một chủ trương lớn của đảng lại được tiến hành rầm rộ lại được công bố trên báo chí của Nhà Nước như thế., Cùng lúc ,những sự kiện có thật như số liệu1300 nhân viên Trung Quốc và 700 nhân viên Việt Nam đều được phanh phui trên các trang báo ,Ý kiến đối lập chạm nhau toé lửa trên các mặt trận truyền thông ngày cang được đưa ngay lên trang nhất khá là..hoành tráng !. Lần đầu tiên, các loại trí thức được phản biện nhau công khai trước nhĩ mục quan chiêm, một "sự cố văn hoá xã hội" bình thường ở nước khác nhưng rất hi hữu ở cái đất nước bị bịt miêng,bịt mắt này..
SẼ ĐI ĐẾN ĐÂU CUỘC ĐẤU TRANH NÀY?
-Với bản chất một kẻ bị lừa nhiều rồi, nên đặt tay gõ lên keyboard ký tên,(số thứ tự của tớ là 418) tớ vẫn không rời bỏ khỏi ý nghĩ : kí gì thì kí, họ đâu có thèm nghe khi họ luôn nghĩ :họ có quyền đứng trên đầu thiên hạ, là chẳng còn ai hơn họ , bộ máy làm việc của họ đâu có "xí xố" , toàn tiến sĩ, trí thức, giáo sư cơ mà.!Nhất là lại có sự chỉ đạo sáng suốt của một Đảng đã "đánh thắng 2 kẻ thù to" thì làm gì mà chẳng đi tới thắng lợi huy hoàng !
Tuy nhiên, ký rồi mà tớ vẫn nghĩ :"để rồi xem nó ra sao" vi, thực tình , đến giờ tớ vẫn tin rằng phe "trí thức nhà nước" nó sẽ thắng. Cụ thể nhất là cho tới ngày hôm nay, ông "Trọng -không -có- gì- mới" vẫn không chịu đưa vào chương trình nghị sự của lần họp quốc hội cuối cùng , và hơn hết là :các nhân vật to nhất cũng chưa hề hé môi lấy nửa lời.! Cũng có thể họ đang còn đến từng nhà những nhân vật quan trọng như bà Nguyễn Thị Bình, viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu... để thuyết phục bằng những lí do "tế nhị", những quan hệ "ngoại giao bí mật" mà đình chỉ vụ Bauxit này sẽ có ảnh hưởng lớn đến tương lai đất nước.
Kèm theo là một món quà tặng,như một tấm huân chương cao quý ,một vila cao cấp nào đó như đã từng xảy ra đối với một số nhân vật vai vế một thời ,nay về già nghe có mùi hơi.... phản bác hoặc có mòi...."tự diễn biến"!
Đối với tớ,là một "thành phần phức tạp" luôn lật ngược vấn đề thì qua cái câu chuyện chưa từng xảy ra này tớ nhận thức được thêm những vấn đề sau đây:
1./ Đừng có mơ là tất cả những người kí tên đều là những người muốn đứng vào hàng ngũ đấu tranh cho dân chủ, công bằng, văn minh.
2./ Việc danh sách kí tên ngày càng dài ra thì càng lộ rõ ai là những kẻ ngậm miệng ăn tiền lâu nay.Lần này cũng "té bùn theo mưa".
3./ Tuy chỉ là kí tên phản đối về một vụ việc bùn đỏ Bauxit nhưng còn cả đống những thằng đại hèn chưa dám đặt bút hoặc nhờ người ký dùm... Đặc biệt trong giới văn nghệ sĩ thì ngoài một số nhà văn, nhà báo, giới hoạ sỹ,còn thì sao nọ ,sao kia đều lặn mất tăm, đạo diễn ,diễn viên... đều ngậm miệng kiếm tiền .Còn giới nhạc sỹ thì ngoài 2 cái tên Hồ Bông và Phú Yên, chẳng một ai dám động đậy ngón tay út vì quá quen "nghề muôn năm,muôn năm" quá nên hèn đã là lẽ sống rồi!
4./ Qua cuộc phát biểu trái chiều này càng lộ rõ chân tướng của những tên trí thức của đảng. Những tên "bàn", tên "ghế", tên "nồi", tên "xoong" nào đó hàng ngày xuất hiện trên báo chí và ti vi với hai chữ "tờ sờ" mà chẳng hiểu "tờ sờ" về món gì. Chúng láo khoét chửi bới các nhà trí thức phản biện về mọi mặt mà chẳng biết họ phản biện cái gì. Chúng thà chết vẫn trung thành với nghị quyết dù biết nghị quyết đó đang dẫn toàn dân đến chỗ chết nhưng vẫn gân cổ lói ngọng bằng vài đường ný nuận cùn.
5./ Tớ tìm ra được một hình tượng kinh khủng như sau: Có một cái bệnh viện rất to lớn đầy đủ phương tiện kĩ thuật nhưng ban giám đốc đều là những y tá được cấp bằng tiến sĩ y khoa dỏm, các trưởng khoa đều là những "cứu thương đại đội" được cấp bằng thạc sĩ chuyên khoa tim mạch, thần kinh... Cái bệnh viện ấy dù miễn phí có ai mất trí mà vác xác vào không. Nó không thể ung dung tồn tại. Nó cần phải đập phá đi,đuổi bằng hết những tên bác sỹ,giáo sư mới tốt nghiệp lớp 3 trường làng đi....Bằng không nó sẽ là cái nơi giết người.
Vậy mà người ta vẫn chỉ có cách: " Kính gửi ban giám đốc bệnh viện , mong các ông đóng cửa giùm cho chúng em nhờ!" v v và v v .Nghĩ nhục thật!
Đó là nỗi khổ của những trí thức ,tướng tá,lão thành cách mạng đành phải phát huy dân chủ bằng cách ... làm đơn kính gửi...các trí thức, đỉnh cao trí tuệ để xin ngừng việc khai thác Bauxit hôm nay vậy.
Ôi trí thức thời nay sao nhục thế!
Taiwan raps China over its name at film festival DPA
Taipei - Taiwan criticized China Monday over a demand by a leader of a Chinese delegation that the island change its name to take part in the Tokyo International Film Festival.
The latest dispute came after the two governments signed a pact similar to a free trade agreement, which signalled the improvement of cross-strait relations. It could undermine fast-warming ties between the two formal rivals, Taiwan's Premier Wu Den-yih warned.
'It is highly improper for the delegation leader to make such an unreasonable and rude demand,' because it would only 'undermine the goodwill that mainland China has repeatedly said it has offered to ensure cross-strait peace and stability,' Wu said.
Jiang Ping, head of the Chinese delegation to the Japanese film festival, demanded Saturday that its island counterpart change its title from Taiwan to either 'China's Taiwan' or 'Chinese-Taipei.'
The mainland delegation later pulled out of the opening of the festival after the Japanese organizer took no action to make the Taipei delegation change its title.
Wu said such demands would only create resentment from Taiwan's people, which he stressed would not help improve cross-strait ties.
Relations between Taiwan and China, bitter rivals since they split at the end of a civil war in 1949, have improved dramatically since China-friendly Ma Ying-jeou of the Nationalist Party, or Kuomintang, became president in May 2008 with a policy of engaging Beijing.
Since then, the two sides have signed 14 economic and tourism cooperation agreements, including the trade pact signed in June.
But Beijing, which considers Taiwan a province, has not given up its long-term goal to bring Taiwan back into the Chinese fold.
-LHP quốc tế Việt Nam lần thứ I: Đôi điều đọng lại (Tổ quốc). – Liên hoan phim Quốc tế Việt Nam: Thừa “sao”, thiếu phim (VnMedia).-- NSƯT Đào Bá Sơn: “Người tìm vàng” cho điện ảnh Việt (TT&VH).-- Nhà báo Lại Văn Sâm có đáng bị “đả kích”? (2 Sao).
-- Sự khốn nạn bất tận trên những cánh đồng (Tuanddk). - Gặp Nương của Cánh đồng bất tận (Tuổi trẻ). – Gặp Nương và Điền trong Cánh đồng bất tận (SGTT). – “Cánh đồng bất tận” hút khán giả không vì sex (Lao động)- Đạo diễn Phillip Noyce: Rạp chiếu phim – trường học của nhà làm phim (Tuổi trẻ)– Siêu hình Bùi Giáng (Bài 1) (TTVH)
Thorbjorn Jagland – Tại sao chúng tôi tặng Lưu Hiểu Ba giải Nobel
Đinh Từ Thức dịch
Oslo – Việc nhà cầm quyền Trung Quốc lên án ủy ban Nobel đã chọn Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), một nhà vận động chính trị, là người thắng giải Hòa Bình năm 2010 ngẫu nhiên cho thấy tại sao nhân quyền đáng bảo vệ.
Nhà cầm quyền nói rằng không ai có quyền can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc. Nhưng họ đã lầm: luật và tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền ở trên quốc gia, và cộng đồng quốc tế có nhiệm vụ bảo đảm chúng được tôn trọng.
Chế độ quốc gia hiện đại chuyển hóa từ ý tưởng chủ quyền quốc gia được thiết lập bởi các thỏa hiệp gọi là “Peace of Westphalia” vào năm 1648[1]. Vào thời ấy, chủ quyền được coi là nằm trong tay một nhà cai trị chuyên quyền.
Nhưng cùng với thời gian, ý tưởng về chủ quyền đã thay đổi. Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ cũng như Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Pháp đã thay thế quyền chuyên chế bằng chủ quyền của dân như là nguồn gốc của quyền lực quốc gia và tính chính thống.
Ý tưởng về chủ quyền lại thay đổi một lần nữa vào thế kỷ vừa qua, cùng với thế giới đi từ chủ nghĩa quốc gia tới chủ nghĩa quốc tế. Liên Hiệp Quốc đã được thành lập sau hai cuộc thế chiến tai họa, các quốc gia thành viên đã cam kết giải quyết các tranh chấp bằng phương tiện hòa bình và định nghĩa những quyền căn bản của mọi người trong Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền. Bản tuyên ngôn xác định rằng các quốc gia thành viên không còn quyền tối thượng vô giới hạn nữa.
Ngày nay, phổ quát nhân quyền trù liệu một sự kiểm điểm trên đa số chuyên chính khắp thế giới, bất kể họ là dân chủ hay không. Một đa số trong quốc hội không thể quyết định phương hại tới quyền của một thiểu số, cũng không thể biểu quyết những đạo luật làm hại nhân quyền. Và ngay cả Trung Quốc không phải là một nước dân chủ hiến định, họ là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, và họ đã sửa đổi Hiến pháp để phù hợp với Tuyên ngôn Nhân quyền.
Tuy nhiên, việc bỏ tù ông Lưu là một bằng chứng hiển nhiên rằng hình luật của Trung Quốc không phù hợp với Hiến pháp của họ. Ông đã bị kết án vì “phát tán tin đồn hoặc vu khống hay dùng các phương tiện khác để phá hoại chính quyền hay lật đổ chế độ xã hội.” Nhưng trong một cộng đồng thế giới đặt cơ sở trên phổ quát nhân quyền, dẹp bỏ quan điểm và tin đồn không phải là việc của chính quyền. Các chính quyền có nhiệm vụ phải bảo đảm quyền tự do phát biểu – ngay cả khi người phát biểu vận động cho một chế độ xã hội khác.
Đó là những quyền mà ủy ban Nobel đã gìn giữ từ lâu bằng cách vinh danh những người đã tranh đấu để bảo vệ chúng bằng Giải Hòa bình, kể cả Andrei Sakharov vì cuộc tranh đấu của ông chống lại việc lạm dụng nhân quyền tại Liên Xô, và Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. về cuộc vận động dân quyền tại Hoa Kỳ.
Không ngạc nhiên, chính quyền Trung Quốc đã gay gắt chỉ trích giải thưởng, cho rằng ủy ban Nobel đã can thiệp bất hợp pháp vào nội tình của họ và làm xấu mặt họ trước con mắt công luận quốc tế. Trái lại, Trung Quốc nên hãnh diện rằng mình đã trở thành hùng mạnh đủ để trở thành chủ đề thảo luận và chỉ trích.
Đáng chú ý là, không phải chỉ có chính quyền Trung Quốc công kích ủy ban Nobel. Một số người nói rằng tặng giải thưởng cho ông Lưu thật ra có thể làm cho các điều kiện trong cuộc vận động nhân quyền tại Trung Quốc bị xấu đi.
Nhưng luận cứ này phi lý: nó đưa đến kết luận rằng cách tốt nhất để chúng tôi phát triển nhân quyền là giữ im lặng. Nếu chúng tôi cứ im lặng về Trung Quốc, nước nào sẽ là quốc gia kế tiếp nêu ra cái quyền của họ để bắt [người ngoài] phải im lặng và không được can thiệp? Cách tiếp cận như vậy sẽ đặt chúng tôi trên đường làm hại Tuyên ngôn Phổ quát và những tín điều cơ bản về nhân quyền. Chúng tôi không được và không thể giữ im lặng. Không nước nào có quyền bỏ qua những nghĩa vụ quốc tế của mình.
Trung Quốc có lý do để hãnh diện về những gì họ đã đạt được trong 20 năm qua. Chúng tôi mong được nhìn thấy những tiến bộ đó tiếp tục, và đó là lý do tại sao chúng tôi tặng giải Hòa Bình cho ông Lưu. Nếu Trung Quốc muốn tiến bộ trong hòa hợp với các nước khác và trở thành đối tác chủ yếu trong việc giữ gìn các giá trị của cộng đồng thế giới, trước hết họ phải cho toàn thể nhân dân của họ được hưởng quyền tự do phát biểu.
Thật là một thảm cảnh trong đó một người bị tù 11 năm chỉ vì phát biểu quan điểm của mình. Nếu chúng ta muốn tiến tới tình trạng thân hữu giữa các dân tộc như Alfred Nobel đã nói, thì phổ quát nhân quyền phải là tiêu chuẩn của chúng ta.
Thorbjorn Jagland là chủ tịch của Ủy ban Nobel Na Uy.
Nguồn: “Why We Gave Liu Xiaobo a Nobel”, của Thorbjorn Jagland, The New York Times, 22 tháng 10, 2010.
Bản tiếng Việt © 2010 Đinh Từ Thức
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
[1] Chú thích của người dịch: “Peace of Westphalia” chỉ những thỏa hiệp đạt được tại các cuộc thương lượng ở hai thành phố Münster và Osnabrück thuộc vùng Westphalia ở Đức vào năm 1648, sau cuộc chiến Âu châu kéo dài 30 năm.
-‘Cần vận động chuyên nghiệp cho Nobel Hòa Bình’ Đàn Chim Việt
LTS: Nhân sự kiện nhà hoạt động Trung Quốc, Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa Bình, chúng tôi đã gửi 2 câu hỏi, qua e-mail, tới một số nhà hoạt đông dân chủ hải ngoại với mục đích tìm hiểu xem, bằng cách nào có thể vận động, đề cử giải Nobel Hòa bình cho Việt Nam. Chúng tôi đã chuyển tới bạn đọc ý kiến của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt. Hôm nay, chúng tôi xin tiếp tục công bố ý kiến của ông Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Thế giới có trụ sở tại Paris, đồng thời là Phát ngôn viên của Viện Hóa Đạo thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ông Võ Văn Ái là người đã có ít nhiều kinh nghiệm trong việc đề cử và vận động giải Nobel cho Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Biểu tình đòi Putin từ chức tại Moscow (Bee)-Những người biểu tình cũng cho rằng đã có gian lận trong bầu cử.