Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Buôn bán "mại dâm, ăn xin tự nguyện” không bị phạt?

Giật mình, sao để cái tựa như vậy ??? mại dâm là bất hợp pháp tại VN, ... còn phải hiểu 'tự nguyện' là thế nào ?? Có ai không dưng muốn 'tự nguyện' đi làm mại dâm, ăn xin ... Xã hội đến mức thế này ư ??
Buôn bán "mại dâm, ăn xin tự nguyện” không bị phạt?
27/10/2010 22:41:15- Thực tế đã xảy ra trong xã hội như tự nguyện bán nội tạng cơ thể, vào các đường dây chăn dắt ăn xin và hành nghề mại dâm…



TIN LIÊN QUAN
Cần làm rõ định nghĩa nạn nhân trong mua bán người là ý kiến của nhiều đại biểu QH tại phiên thảo luận tổ sáng 27/10 về dự án Luật phòng, chống mua bán người.

Đại biểu Ngô Minh Hồng (Giám đốc Sở Tư Pháp TP.HCM) lấy dẫn chứng, trong thời gian qua có vụ thanh niên sang Trung Quốc bán thận, đồng tình làm việc pháp luật cấm, nhưng lại không nằm trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật.

Vì theo dự thảo Luật, mua bán người, nạn nhân là người bị xâm hại bởi các hành vi, cụ thể như: Bị chuyển giao, tiếp nhận người trái với ý muốn của họ nhằm bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Đại biểu Ngô Minh Hồng (TP.HCM): Cần làm rõ khái niệm
Đại biểu Ngô Minh Hồng (TP.HCM): Cần làm rõ khái niệm "trái ý muốn" trong hành vi mua bán người.

Nhiều đại biểu khác cũng có những dẫn chứng tương tự như hành vi của gái mại dâm và trẻ ăn xin, tự nguyện tham gia các hoạt động trái pháp luật.

Như vậy, cụm từ “trái ý muốn” không bao quát được hết những hành vi phạm luật đã dẫn chứng, đại biểu Hồng nhận định.

Đề cập tới các nhóm đối tượng bị xâm hại bởi hành vi mua bán bán người, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) cho rằng, dự luật “không chỉ nói nạn nhân nói chung, mà phải nói rõ nạn nhân là trẻ em, phụ nữ, trẻ sơ sinh để có cách tiếp cận khác nhau”

Theo nữ đại biểu này, đa số nạn nhân bị mua bán là phụ nữ là trẻ em nhưng các biện pháp phòng  chống chưa đáp ứng được thực trạng.

Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng phản ánh, nhiều người vô cảm, khi phát hiện hiện tượng mua bán người nhưng không can thiệp, báo với cơ quan chức năng.

“Dư luật chưa quy định cụ thể trường hợp “cầu cứu nhưng không giúp đỡ”. Cần phải có chế tài với hành vi này", đại biểu Hòa kiến nghị.
Dự án Luật phòng, chống mua bán người sẽ được QH thảo luận tại hội trường vào chiều ngày 13/11 tới.
5 năm, hơn 4 ngàn phụ nữ, trẻ em bị lừa bán
Trong những năm gần đây, tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Thống kê cho thấy, trong 5 năm thực hiện Chương trình 130/CP (hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010), cả nước xảy ra 1.586 vụ, 2.888 đối tượng, lừa bán 4.008 nạn nhân.

Trong đó, số vụ mua bán phụ nữ là 1.218 vụ với 2.310 đối tượng, 3.019 nạn nhân; số vụ mua bán trẻ em là 191 vụ với 268 đối tượng, 491 nạn nhân; số vụ mua bán cả phụ nữ, trẻ em là 177 vụ với 310 đối tượng, 498 nạn nhân.
So với 05 năm trước, tổng số tăng 1.090 vụ, 2.117 đối tượng và 2.935 nạn nhân; trong đó, trên 60% tổng số vụ mua bán sang Trung Quốc, 11% tổng số vụ bán sang Campuchia, số còn lại mua bán sang Lào, qua tuyến hàng không, tuyến biển để bán ra một số nước khác.

Thông Chí

Tổng số lượt xem trang