Ngày 7-8.2009, Ksor Y Dú và Kpă Y Cố (cùng ở huyện Sông Hinh, Phú Yên) đã liên lạc, nhận sự chỉ đạo của Ksor Y Lít - là đối tượng hoạt động tổ chức Tin lành Đề Ga đang định cư ở Mỹ - để tuyên truyền, lôi kéo người dân tộc thiểu số củng cố, phát triển đạo này ở Phú Yên và Đắk Lắk nhằm kích động, tổ chức biểu tình gây rối an ninh chính trị, chia rẽ đoàn kết dân tộc... Ksor Y Dú đã dùng điện thoại di động liên lạc 46 lần qua Mỹ và nhận 12 cuộc từ Mỹ gọi về thì bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Yên phát hiện bắt giữ.
- Ethnic-minority villagers sentenced on political charges in Vietnam DPA - Hai người Thượng bị 4 đến 6 năm tù vì gây chia rẽ mất đoàn kết (RFA)- Hai người sắc tộc thiểu số ở Tây nguyên vừa bị một tòa án địa phương kết án 4 năm tù và 6 năm tù về các hoạt động gây chia rẽ mất đoàn kết dân tộc.
- Mục sư Mỹ: Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo (Đất Việt)- Phát biểu trước các đại biểu và hàng nghìn tín đồ tại Diễn đàn tín ngưỡng toàn cầu, Mục sư Pastor Bob Roberts, người đứng đầu nhà thờ tin lành Northwood ở Southlake thuộc bang Texas tuyên bố, Việt Nam là quốc gia tôn trọng tự do tôn giáo và là quốc gia đa tôn giáo với hơn 80% dân số theo tín ngưỡng.
- Công an tấn công ‘Hội Truyền Giáo Cơ Ðốc’ tại Quảng Ngãi Nguoi-Viet Online
Hơn 200 công an, cán bộ, dân quân tự vệ và nhiều thành phần khác mang theo xe cảnh sát, xe chở tù nhân kéo đến cơ sở “Giáo Hội Truyền Giáo Cơ Ðốc”, ở số 115 đường Võ Thị Sáu, thành phố Quảng Ngãi, vào khoảng 8 giờ sáng ngày 11 tháng 11 để “nhất định cưỡng chế đất của hội thánh”!
Việt Nam bỏ tù hai người thượng vì tội âm mưu biểu tình chống nhà nước (DCVOnline)-DCVOnline – Tin AP- Công an tấn công ‘Hội Truyền Giáo Cơ Ðốc’ tại Quảng Ngãi Nguoi-Viet Online
Hơn 200 công an, cán bộ, dân quân tự vệ và nhiều thành phần khác mang theo xe cảnh sát, xe chở tù nhân kéo đến cơ sở “Giáo Hội Truyền Giáo Cơ Ðốc”, ở số 115 đường Võ Thị Sáu, thành phố Quảng Ngãi, vào khoảng 8 giờ sáng ngày 11 tháng 11 để “nhất định cưỡng chế đất của hội thánh”!
Việt Nam bỏ tù hai người thượng vì tội âm mưu biểu tình chống nhà nước
Hà Nội - Một viên chức nhà nước cho hay hai người dân gốc thiểu số ở miền thượng du, trung phần Việt Nam đã bị kết án sáu năm tù ở vì lên kế hoạch tổ chức buổi tình chống nhà nước.
Ông Lê Văn Phước, nhân vật cao cấp nhất của Toà án Nhân dân tỉnh Phú Yên nói rằng những người này bị kết án về tội “phá hoại tính thống nhất của quốc gia” và đã tuyên án bốn và sáu năm tù qua một phiên toà kéo dài chỏ trog một ngày hôm qua thứ Hai ngày 15 tháng Mười Một.
Hai người đàn ông này bị quy kết tội lên kế hoạch biểu tình chống nhà nước năm rồi. Ông Phước nói hôm nay là những cuộc biểu tình kia đã bị nhà nước ngăn chận.
Hằng chục người thiểu số ở vùng Cao nguyên Trung phần đã bị bỏ tù với cùng tội danh trong những năm gần đây.
Không thấy bài báo đề cập nguyên nhân nào đã làm cho hai người này dự định tổ chức biểu tình chống nhà nước Cộng sản Việt Nam.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Vietnam jails 2 hill tribe villagers for plotting anti-government protests. The Associated Press, 16 November 2010
Vietnam Launches “Military Crackdown” On Degar Christians (BosNewsLife)
Vietnamese troops, like these in this undated photo, have been monitoring Christian villagers in Central Highlands, MFI says.
HANOI, VIETNAM (BosNewsLife)-- The Vietnamese government continued a massive military operation Monday, November 1, involving thousands of armed soldiers, riot police, other security forces and local police to "wipe out" Degar Montagnard Christians in the Central Highlands who refuse to join a state approved church, according to representatives.
The Montagnard Foundation Incorporated (MFI) said operation “tieu quet”, or "wipe out", began August 22 and that security forces have since been "strategically placed" to watch over Christians in some 23 villages in Vietnam's mountainous Gia Lai province.
"[Authorities are ] making sure that no one is still worshiping God at their villages and that no one is leaving to attend [an independent] church for worship," MFI said, citing sources in the region. "The security police are ordered to arrest, torture and send to prison any one who violates this law." There was no immediate comment from Vietnamese officials, but the Foreign Ministry has in the past denied MFI's reports of wrongdoing.
Vietnam's Communist government has allowed Christians to join the official Evangelical Church of Vietnam (ECVN). But many Degar Christians, also known by the French name of Montagnards, or 'mountain dwellers', prefer to worship outside state control on principal grounds, often in what are also known as house churches.
The latest reported military action comes after the the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs in September 2007 reportedly announced a crackdown on independent churches of Degar Montagnard Christians as part of a controversial social program to improve living standards.
PASTORS RECRUITED
It reportedly said some nearly 22-thousand pastors would be recruited and trained by authorities "so that they can go help the people who are living in the province, district and communal villages." However, it said, the government picked pastors would preach and teach "until they...the tribal people, believe in the [government affiliated Evangelical Church of Vietnam..." The strategy made clear that Degar Montagnard Christians must worship the Communist Party first and can not put God above all, MFI added.
The Vietnamese government, it said "has created for our people a new religion and built us a new church but it is not the religion and church that we need. What we really need is the right to worship our Lord and Savior Jesus Christ in the church of our hearts and not a building or religion constructed for and by the government."
It cited several Bible verses including “1 John 4:8 whoever does not love does not know God, because God is love” and, in the book of “Romans 13:10 love does no harm to its neighbor.” MFI told BosNewsLife that it has asked its supporters to pray for the safety of the Degar Montagnard Christians in the Central Highlands.
The United States has been under international pressure to again include Vietnam in a list of Countries of Particular Concern regarding alleged religious rights violations. The U.S. had omitted Vietnam from that list in 2006, citing religious freedom improvements.
Thành lập Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây nguyên (Bee)-18/10/2010 15:02:03 Tại TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) ngày 18/10, Bộ Tài Chính tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây nguyên (gồm 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum) trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.Với điều kiện vùng núi cao trải dài trên 5 tỉnh Tây nguyên trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì không đảm bảo được tính chủ động.Trước đây cả vùng Tây nguyên chỉ có 2 điểm kho dự trữ, qua gần 20 năm lực lượng dự trữ trên địa bàn vùng Tây nguyên không ngừng được củng cố và lớn mạnh cả về quy mô, tổng mức, danh mục và hệ thống tổ chức của các đơn vị dự trữ.
Tuy nhiên, với điều kiện vùng núi cao trải dài trên 5 tỉnh Tây nguyên trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì không đảm bảo được tính chủ động kịp thời, tại chỗ của công tác dự trữ và nhất là trong điều kiện bão lũ, đường sá bị chia cắt...
Theo TTXVN, việc thành lập Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây nguyên sẽ cơ bản khắc khục được những khó khăn trên, sẵn sàng phục vụ nhu cầu ứng cứu của từng địa phương trong các trường hợp có biến cố xảy ra như bão lũ, hạn hán...
Trước đó, vào ngày 8/10 vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã công bố quyết định thành lập Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Cửu Long, có trụ sở tại TP Vĩnh Long.
Cục này được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời việc phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị; tham gia bình ổn thị trường và các nhiệm vụ khác của Chính phủ trên địa bàn các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh.
Chinhphu.vn khai trương Cơ quan thường trú tại Đà Nẵng
(VOV) - Cơ quan Thường trú Cổng thông tin điện tử tại đây sẽ đảm nhiệm chức năng Trung tâm dữ liệu điện tử khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Sáng 3/10, tại thành phố Đà Nẵng, Văn phòng Chính phủ tổ chức lễ khai trương Cơ quan Thường trú cổng thông tin điện tử Chính phủ tại Đà Nẵng và đưa Phiên bản Cổng Thông tin điện tử Chính phủ lên Mạng Di động Mobifone. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự.
Sau 5 năm hoạt động, Cổng Thông thông tin điện tử Chính phủ đã đưa lên mạng Internet hàng trăm ngàn bản tin, 30.000 văn bản pháp luật văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi ngày có hàng triệu lượt người truy cập vào Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Ngoài vai trò công bố cung cấp thông tin chính thống của Thủ tướng Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ còn kết nối với các trang tin, Cổng thông tin của các Bộ ngành địa phương hình thành Mạng thông tin hành chính của Chính phủ trên mạng Internet.
Phát biểu tại lễ khai trương, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Công thông tin Điện tử Chính phủ trong việc đưa phiên bản Cổng Thông tin điện tử Chính phủ lên mạng di động Mobifone, mạng di động hiện có 40 triệu thuê bao phủ sóng trên khắp mọi miền đất nước.
Việc đưa phiên bản Cổng thông tin điện tử Chính phủ lên mạng điện thoại di động đáp ứng nhu cầu mở rộng các kênh cung cấp thông tin chính thống của Chính phủ cho nhân dân khai thác một cách thuận tiện.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ấn nút đưa phiên bản Cổng thông tin điện tử Chính phủ lên mạng di động Mobifone./.
LỢI DỤNG CÁI GỌI LÀ “QUYỀN NGƯỜI BẢN ĐỊA” ĐỂ KÍCH ĐỘNG, LỪA MỊ ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN
Tạp chí Nhân Quyền Việt Nam Số 2/ 2010
PHẠM THANH TÙNG
Lợi dụng “Tuyên ngôn quyền người bản địa” để lừa mị đồng bào Tây Nguyên
Thời gian gần đây, cùng với việc tán phát hàng loạt tài liệu phản động vào trong nước, kích động tư tưởng “ly khai tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên, các tổ chức FULRO lưu vong đã chuyển về nước tài liệu “Tuyên ngôn của Liên Hợp quốc về quyền người bản địa” đã bị cắt xén, trích chép sai lệch nhằm cố tình gây ngộ nhận giữa “Quyền người bản địa” với “Quyền dân tộc tự quyết”. Nội dung xuyên tạc lịch sử Tây Nguyên, lặp lại luận điệu cho rằng Tây Nguyên là lãnh thổ riêng của các sắc tộc người Thượng (Đêga Montagnard). Chúng cho rằng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là cư dân bản địa, do đó được quyền tự quyết về thể chế chính trị, đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tự quyết định về núi rừng, tài nguyên, đất đai, lãnh thổ… từ đó kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, chống đối rút quân đội ra khỏi khu vực người DTTS sinh sống, phản đối, đòi xây dựng nông trường lâm nghiệp, xây dựng thủy điện, di dời tái định cư buôn làng, đòi “trả lại” để thành lập “Nhà nước Đê ga” tự trị ở Tây Nguyên. Chúng tuyên truyền luận điệu “Nhà nước Đề ga” đã được Liên Hợp quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu công nhận, Chính phủ Việt Nam đã ký “Tuyên ngôn quyền người bản địa” nên cũng “phải chấp nhận” nền độc lập của “Nhà nước Đêga”. Chúng kích động đòi “tự do tôn giáo”, tự do phát triển “Tin lành Đêga” để lôi kéo quần chúng, tập hợp lực lượng, phục hồi tổ chức Fulro, tiến hành biểu tình, gây rối an ninh trật tự.
Vậy thực chất của bản “Tuyên ngôn quyền người bản địa” như thế nào?
“Tuyên ngôn quyền người bản địa” nguyên bản tiếng Anh là “Declaration on The Right of Indigenous People”, là văn kiện được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua tại khóa họp thứ 62 ngày 13/9/2007. Việt Nam cùng với 142 quốc gia khác đã bỏ phiếu thuận thông qua, 4 quốc gia là Hoa Kỳ, Newzealand, Canada và Australia bỏ phiếu chống, 11 quốc gia bỏ phiếu trắng, trong đó có Liên bang Nga, Bangladet, Ukraina. Về mặt pháp lý, văn kiện này chỉ là một tuyên bố, không có tính ràng buộc các quốc gia thành viên, mà chủ yếu nhằm khuyến khích, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho người bản địa.
Tuy nhiên, mặc dù thông qua, nhiều nước vẫn bất đồng ý kiến về nội dung của bản Tuyên ngôn, phê phán mạnh mẽ một số nội dung như: Tuyên ngôn còn chứa đựng nhiều vấn đề mập mờ, nhất là không giải thích hoặc định nghĩa rõ ràng về người bản địa; Tuyên ngôn đã đề cập quá rộng và không xác thực các quyền của người bản địa; bản Tuyên ngôn làm cho người đọc lẫn lộn hoặc cố ý hiểu nhầm về “quyền người bản địa” với “quyền dân tộc tự quyết”. Nhiều quốc gia cho rằng “quyền tự quyết” hay “quyền dân tộc tự quyết” với tư cách là quyền của một quốc gia, bao gồm quyền tự quyết về thể chế chính trị, phát triển kinh tế và quản lý tài nguyên quốc gia; không thể cho phép một dân tộc, sắc tộc, bộ phận dân cư nào đó có quyền vượt ra khỏi khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của quốc gia, mà từ đó “đòi được quyền tách khỏi và độc lập với quốc gia nơi họ sinh sống” và quyền này không nên bị viện dẫn cho mục đích làm tổn hại đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia… Ngay cả khoản 1, điều 46 của Tuyên ngôn này cũng khẳng: “Không có nội dung nào trong Tuyên ngôn này được hiểu theo nghĩa cho phép hoặc khuyến khích bất kỳ hành động có thể tách rời hoặc xâm phạm toàn bộ hoặc một phần toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất về chính trị của các quốc gia độc lập có chủ quyền”.
Như vậy, cần phải hiểu thực chất của khái niệm “người bản địa”. Khái niệm “người bản địa” hay “người bản xứ” là nói đến nhân dân các nước thuộc địa khi bị các nước thực dân, đế quốc xâm lược. Ở Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước thì tất cả các dân tộc anh em đều là chủ nhân của đất nước. Trải qua các giai đoạn lịch sử cách mạng của dân tộc đã minh chứng, Tây Nguyên cũng như mọi miền trên đất nước ta là máu thịt của Việt Nam, là một phần cơ thể của Việt Nam, các dân tộc đều là anh em một nhà, không gì có thể chia cắt được. Việc xuất hiện luận điệu xuyên tạc “các dân tộc Tây Nguyên không thuộc nòi giống Việt Nam”, “đất Tây Nguyên của người Tây Nguyên”… chỉ là chính sách chia để trị nhằm chống phá Việt Nam. Thực tiễn đã chứng minh, những năm qua Đảng, Nhà nước ta luôn nỗ lực không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, xóa dần khoảng cách giữa các vùng miền, gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
32 làng dân tộc thiểu số miền núi bị công an bao vây
Hình do ông Scott Johnson gửi RFA-Ông Scott Johnson, cố vấn của tổ chức Sáng hội Người Miền núi trụ sở tại South Carolina - Hoa Kỳ
Tổ chức Sáng hội Người Miền núi có trụ sở tại South Carolina vừa gởi đi thông báo, 32 làng của người miền núi ở Tây Nguyên Việt Nam bị lực lượng Công an địa phương bao vây từ hôm 22 tháng 8.Quỳnh Như phỏng vấn ông Scott Johnson, cố vấn của tổ chức Sáng hội Người Miền núi để tìm hiểu thực hư của vấn đề này.Bao vây và kiểm soát
Quỳnh Như: Thưa ông Scott Johnson, có tin 32 làng của người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên Việt Nam bị Công an địa phương bao vây hồi cuối tháng qua, xin ông cho biết vấn đề này thực hư ra sao? Và do đâu ông có được thông tin này?Scott Johnson: Tôi làm việc cho tổ chức Sáng hội Người Miền núi và tổ chức của chúng tôi đã gởi đi thông tin này. Chúng tôi nhận được báo cáo này trực tiếp từ các tỉnh ở Tây nguyên Việt Nam và thông báo với công luận. Chúng tôi làm việc trực tiếp với những người dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống ở vùng Tây nguyên, và chúng tôi thực hiện việc này theo yêu cầu của những người trong nước. Họ gởi đến cho chúng tôi những tin tức và yêu cầu loan báo cho cộng đồng quốc tế.
Quỳnh Như: Thưa ông Johnson, xin ông cho biết mức độ chính xác, và tin cậy của thông tin này.
Lực lượng Công an địa phương muốn kiểm soát cả vùng này, và tìm cách ngăn chặn các hoạt động của tổ chức Hội thánh tại gia của đồng bào ở đây.Scott Johnson: Thông tin này đáng tin cậy. Người dân của 32 làng dân tộc Tây nguyên bị lực lượng công an bao vây đã liên lạc trực tiếp với tổ chức Sáng hội Người Miền núi ở Hoa kỳ. Vì thế chúng tôi đã gởi đi thông báo để cộng đồng thế giới biết việc người Tây nguyên đang bị đàn áp trong nước. Chúng tôi đã làm việc này từ rất nhiều năm nay. Chúng tôi đã gởi đi cả đến hàng trăm thông cáo báo chí trong vòng 10 năm trở lại đây. Chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với những người trong nước. Mọi người có thể nhớ lại những cuộc biểu tình đã xảy ra hồi tháng 2 năm 2001, và tháng 4 năm 2004. Tổ chức Fulro tham gia và trực tiếp làm việc với những người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Cho nên những thông tin lần này cũng xuất phát từ nguồn tin đáng tin cậy.”
Ông Scott Johnson
Quỳnh Như: Thưa ông Johnson, xin ông kể lại những điều mà người dân của những làng đang bị Công an địa phương bao vây vừa thông báo cho tổ chức của ông biết.
Scott Johnson: Lực lượng Công an địa phương muốn kiểm soát cả vùng này, và tìm cách ngăn chặn các hoạt động của tổ chức Hội thánh tại gia của đồng bào ở đây. Các Hội thánh tại gia đang phát triển ở khu vực Tây nguyên vì đồng bào thiểu số ở đây muốn có nhà thờ riêng để đi lễ và cầu nguyện. Họ muốn được tự do tín ngưỡng, nhưng chính quyền phản bác điều đó và điều động lực lượng công an đến.
Cũng cần nói thêm là, đồng bào thiểu số là những người không có vũ trang, và không có ý định làm bất cứ một việc gì không tốt. Họ chỉ mong muốn một điều là vấn đề tự do và nhân quyền. Và điều này là một vấn đề nghiêm trọng đối với chính quyền Việt Nam vì chính quyền này đã vi phạm hàng loạt vấn đề về nhân quyền từ hàng chục năm nay. Chính vì vậy chính quyền đã cho công an bao vây kiểm soát những ngôi làng của người thiểu số ở Tây nguyên này.
Quyền tự do tôn giáo
Quỳnh Như: Theo nhận định của ông thì đây là vấn đề liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng hay là vấn đề xung đột về sắc tộc?Sinh hoạt của dân tộc miền núi. Photo courtesy of dalat.gov
Trường hợp của những người thiểu số Tây nguyên, họ chỉ phản đối việc chính phủ muốn kiểm soát vấn đề tôn giáo của họ, thực chất họ không hề có ý định chống đối nhà nước. Họ chỉ yêu cầu được quyền tự do thờ phượng. Nhưng nhà nước lại nghi ngờ tôn giáo. Và trớ trêu thay trong Hiến pháp Việt Nam lại quy định quyền tự do tín ngưỡng của người dân, và chẳng những thế chính phủ Việt Nam cũng tham gia ký kết các công ước quốc tế về việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân.
Quỳnh Như: Trở lại việc lực lượng công an bao vây 32 làng người thiểu số Tây nguyên, theo như trong thông cáo báo chí của tổ chức Sáng hội Người Miền núi cho biết thì việc này xảy ra hôm 22/08. Như vậy cùng một lúc tất cả 32 ngôi làng đều bị phong tỏa hay từng nơi một, thưa ông.
Scott Johnson: Theo những thông tin mà chúng tôi đang có hiện nay thì việc này xảy ra trong vài ngày, và hôm 22/08 là ngày mà lực lượng công an bao vây trên một diện rộng. Có tất cả 32 ngôi làng của người dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Gia Lai bị phong toả. Có trường hợp công an đã bắn hơi cay, hoá chất vào các làng này. Phá hỏng các buổi lễ cầu nguyện của người dân, đánh đập, tra tấn những người có phản ứng và bắt đi hàng chục người mà không biết họ bị giam giữ ở đâu.
Quỳnh Như: Thưa ông Johnson, như vậy số người bị công an bắt đi lần này là bao nhiêu, ông có biết không?
Scott Johnson: Chính xác con số bao nhiêu người bị bắt thì hiện nay chúng tôi chưa có số liệu cụ thể, người ta chỉ mới thông báo là có hàng chục người bị công an bắt đi, nhưng tôi tin rằng trong vài ngày tới chúng tôi sẽ có được những số liệu đầy đủ về vấn đề này.
Theo tôi, vấn đề là Đảng Cộng sản Việt Nam coi tôn giáo như kẻ thù giai cấp, còn người dân thì có đủ kinh nghiệm nên không còn tin tưởng vào Đảng, vì những điều Đảng nói không bao giờ xảy ra. Bộ máy quản lý tham nhũng và chủ yếu để duy trì quyền lực.Quỳnh Như: Xin ông cho biết phản ứng của người dân của 32 ngôi làng nghe nói là đang bị công an bao vây.
Ông Scott Johnson
Scott Johnson: Lúc này thì người dân của 32 làng này quyết định tập trung ở nhà thờ của họ để cùng cầu nguyện vì nguyện vọng của họ là có nhà thờ riêng để đi lễ và cầu nguyện, và hoàn toàn không có một hình thức bạo động hay chống đối chính quyền gì cả.
Quỳnh Như: Như vậy tổ chức Sáng hội Người Miền núi đã báo cáo việc này với tổ chức của Liên Hiệp qúôc hay chưa.
Scott Johnson: Chúng tôi đã gởi báo cáo cho Văn phòng của Liên Hiệp Quốc, đồng thời cũng đã thông báo cho các tổ chức quốc tế, nhưng chúng tôi chưa nhận được hồi âm từ phía Liên Hiệp Quốc.”
Quỳnh Như: Xin cảm ơn ông đã dành cho Đài chúng tôi cuộc phỏng vấn này.