blog mới: http://trandangtuan.wordpress.com/ -Hôm nay lên Suối Giàng.
-Ông Trần Đăng Tuấn chính thức làm Tổng Giám đốc AVG
Ông Trần Đăng Tuấn - nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, đã chính thức trở thành Tổng Giám đốc Công ty Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) thuộc An Viên Group từ 1/1/2011.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch An Viên Group đã chính thức xác nhận thông tin này vào cuối tuần qua.
Được biết, tháng 12/2010, Đài Truyền hình Việt Nam đã có quyết định đồng ý để ông Trần Đăng Tuấn chuyển về công tác tại AVG theo đề nghị của An Viên Group.
Ông Trần Đăng Tuấn đã chính thức đảm nhiệm công việc Tổng Giám đốc AVG từ ngày 1/1/2011.
Ông Trần Đăng Tuấn |
Ông Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957, quê Nam Định, là Tiến sĩ ngành báo chí được đào tạo tại Đại học Tổng hợp Lomonoxop và Viện Hàn lâm Khoa học ở Liên Xô (trước đây). Về nước, ông công tác tại Đại học Tuyên giáo, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sau đó, ông được mời về công tác tại Ban Thời sự quốc tế của VTV. Hơn 20 năm công tác tại VTV, ông Trần Đăng Tuấn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chiến lược Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000 và 2000 - 2010.
Ông cũng là người nêu ý tưởng và thực hiện việc mở nhiều kênh sóng truyền hình từ điểm xuất phát VTV chỉ có một kênh.
(Theo Dân Việt)
Ông Trần Đăng Tuấn sẽ là Tổng Giám đốc AVG (Dân Việt)
Dân Việt - Sáng nay, 18-12, ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch An Viên Group (AVG), đã xác nhận đã mời nguyên Phó Tổng Giám đốc VTV Trần Đăng Tuấn về làm Tổng giám đốc AVG.
- >> TS Trần Đăng Tuấn: Rời VTV để có thêm trải nghiệm
- >> AVG xác nhận mời ông Trần Đăng Tuấn làm việc
- >> Ông Trần Đăng Tuấn làm biên tập viên ở VFC
- >> Tâm sự bằng thơ của nguyên Phó Tổng GĐ VTV Trần Đăng Tuấn
- >> Nguyên Phó TGĐ VTV Trần Đăng Tuấn đầu quân cho AVG?
- >> Ông Trần Đăng Tuấn thôi chức Phó Tổng Giám đốc VTV
Theo thông tin mà Dân Việt có được, việc ông Trần Đăng Tuấn chuyển về AVG chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ông Trần Đăng Tuấn |
Đầu tháng 11-2010, sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1996/QĐ-TTg về việc ông Trần Đăng Tuấn thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), ông Trần Đăng Tuấn đã bày tỏ nguyện vọng được làm biên tập viên tại Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) trực thuộc VTV.
Ở thời điểm đó, AVG từ chối bình luận về việc ông Tuấn chuyển sang VFC, đồng thời, đại diện truyền thông AVG đã xác nhận: Thông tin AVG mời tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng Giám đốc VTV về làm việc là chính xác.
Ông Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957, quê Nam Định, là Tiến sĩ ngành báo chí được đào tạo tại Đại học Tổng hợp Lomonoxop và Viện Hàn lâm Khoa học ở Liên Xô (trước đây). Về nước, ông công tác tại Đại học Tuyên giáo, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sau đó, ông được mời về công tác tại Ban Thời sự quốc tế của VTV. Hơn 20 năm công tác tại VTV, ông Trần Đăng Tuấn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chiến lược Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000 và 2000 - 2010.
Ông cũng là người nêu ý tưởng và thực hiện việc mở nhiều kênh sóng truyền hình từ điểm xuất phát VTV chỉ có một kênh.
Hữu Quang
-Trần Đăng Tuấn: Nói một lần duy nhất về việc rời VTV 29/11/2010 08:17
(VTC News) - Chúng tôi đã hân hạnh được thực hiện cuộc trò chuyện độc quyền với Nhà báo, Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn từ khi anh xin thôi chức, mà như anh nói, đây là cuộc trò chuyện duy nhất để anh nói với đồng nghiệp…
» Vợ Trần Đăng Tuấn: Anh ấy nhiều bạn hơn sau khi từ chức
» Phó GĐ VFC: Đừng phỏng đoán việc anh Trần Đăng Tuấn làm
» Vì sao ông Trần Đăng Tuấn từ chối mức lương 10.000 USD?
Khi bắt đầu cuộc trò chuyện cùng nhà báo, Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, chúng tôi hiểu, anh không “nợ” bất kỳ ai lời giải thích nào và anh có thể im lặng đi qua sự quan tâm và yêu mến của những ai từng biết và trân trọng một người tài đức như anh. Song trước rất nhiều phản hồi tích cực, thương mến từ độc giả VTC News qua những tin, bài về việc anh xin thôi chức Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, anh đã dành cho phóng viên VTC News một cuộc trò chuyện cởi mở.
» Phó GĐ VFC: Đừng phỏng đoán việc anh Trần Đăng Tuấn làm
» Vì sao ông Trần Đăng Tuấn từ chối mức lương 10.000 USD?
Khi bắt đầu cuộc trò chuyện cùng nhà báo, Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, chúng tôi hiểu, anh không “nợ” bất kỳ ai lời giải thích nào và anh có thể im lặng đi qua sự quan tâm và yêu mến của những ai từng biết và trân trọng một người tài đức như anh. Song trước rất nhiều phản hồi tích cực, thương mến từ độc giả VTC News qua những tin, bài về việc anh xin thôi chức Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, anh đã dành cho phóng viên VTC News một cuộc trò chuyện cởi mở.
Trần Đăng Tuấn cho biết, anh trân trọng lời mời của AVG |
- Thưa anh, thời gian qua đã có rất nhiều người quan tâm tới sự kiện Phó Tổng giám đốc của VTV viết đơn xin từ chức, có lẽ, hơn ai hết, anh là người hiểu vì sao công chúng quan tâm tới sự kiện này và anh đã im lặng?
- Không, tôi không hiểu lắm, tại sao lại không cho đó là chuyện bình thường. Chuyện này nếu gọi là “sự kiện" thì đúng là chỉ trong ngoặc kép thôi!
- Vậy xin anh cho biết lý do anh rời xa Đài Truyền hình Việt Nam, nơi anh gắn bó và góp công gây dựng hơn 20 năm qua?
- Nếu thay đổi môi trường làm việc để được nhìn nhận cuộc sống từ những khía cạnh, góc độ khác, để thêm những trải nghiệm khác, thì đó cũng là việc đáng làm.
- Một câu thơ trong bài thơ “cảm tác” trong đêm anh nhận quyết định đồng ý thôi chức Phó Tổng giám đốc của Đài: “Tết này có ai cho rượu ngoại” đã khiến không ít những ai biết tới bài thơ đều nghêu ngao đọc, không rõ anh đã viết bài thơ và câu thơ này trong tâm trạng như thế nào?
- Với tôi, thơ là tâm sự với mình, với bạn bè. Tôi gửi cho bạn bè, chứ không để đăng báo. Nhưng dẫu sao đã viết ra rồi thì không nên làm cái việc đi giải thích mình viết cái gì.
- Dù biết anh là người chủ động xin thôi chức nhưng thành thật mà nói, có khi nào anh buồn và chạnh lòng chợt nghĩ: “Tết này có ai cho rượu ngoại?”
- Câu hỏi này khá ngộ nghĩnh. Nhưng tôi cũng vẫn trả lời thế này: Không!
- Anh có dám chắc rằng, xuân tới anh sẽ thôi “họp hành lễ lạt”?
- Tôi đã nói rồi, người ta không đi giải thích thơ - dù là thơ nghiệp dư thì cũng để ai đọc người đó cảm nhận.
- Có thực là nguyên Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình VN mong muốn được làm… trợ lý biên tập tại Hãng phim Truyền hình VN?
- Công việc nào cũng có cái hay của nó. Giám đốc VFC cũng giao cho tôi vài việc khác.
- Anh có chắc rằng, biên tập, biên kịch hoặc đại loại là một công việc gì đó xoay quanh việc làm phim truyền hình sẽ cuốn hút anh và anh sẽ gắn bó dài lâu?
- Tôi nghĩ rằng, nếu làm việc này, cũng sẽ say mê. Nhưng tôi không dám nói rằng đây là công việc dài lâu của tôi. Ở VFC, bạn bè đón tôi chân thành, tôi có cảm giác được về nhà, nhưng bạn bè, người nhà cũng “xui” tôi: “Có nhà không có nghĩa là cứ phải ở trong nhà. Nếu có sức để đi thì cứ đi, còn nhà mình thì bao giờ cũng vẫn là nhà“. Chỉ bạn bè thực sự mới như vậy! Nhà ở lòng người, chứ không phải chỉ là cái chỗ làm việc, chỗ có lương.
- Nhiều người hoài nghi rằng, Hãng phim Truyền hình VN chỉ làm bước đệm để một ngày… “cây” ung dung rời “chậu cảnh” hơn là việc phải “loay hoay tìm việc để nuôi con”?
- Theo quy định, khi một công chức thôi chức vụ, thì sẽ được phân công làm một công việc khác tại cơ quan. Tôi đề nghị cho tôi làm việc ở VFC. Trước đây cũng đã có thời gian không ngắn, tới hai năm, tôi từng là người của VFC. Kể cả sau đây rồi tôi có đi làm ở nơi khác thì VFC cũng không phải bước đệm. Nó là chỗ tôi có kỷ niệm, có bạn bè. Tôi có đi đâu làm việc thì VFC vẫn là như vậy đối với tôi.
Còn khi chuyển việc ai cũng loay hoay cả, bạn ạ, dù các cách loay hoay nó khác nhau. Tôi may mắn hơn rất nhiều người, đỡ vất vả hơn rất nhiều người, không có nghĩa là không phải "loay hoay".
- Ngay sau khi có thông tin anh xin từ chức thì lập tức rộ lên thông tin anh sẽ sang Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu để làm Phó Tổng giám đốc với mức lương 10 ngàn đô, không rõ thực hư về thông tin này thế nào? Nhiều người thắc mắc vì sao anh đang làm truyền hình, ở một vị trí khiến bao người mơ ước với bổng lộc và quyền lực lại chuyển tới một nơi khác cũng chỉ để… làm truyền hình?
- Đúng như AVG có xác nhận, AVG từ hơn một năm nay đã mời tôi về làm việc. Chuyện mức lương hay vị trí thì chưa có bàn luận. Tôi chẳng hiểu từ đâu có những thông tin cụ thể đến như vậy, không nhẽ có ai đó thay tôi bàn việc đó với AVG (!). Còn về công việc, truyền hình là một lĩnh vực rộng lớn, với nhiều cách làm, nhiều việc làm, nhiều người làm. Mọi cái không giống nhau. Tôi trân trọng lời mời của AVG và sẽ tìm hiểu các khả năng ở đó. Nhưng tôi đang là nhân viên ở VFC.
- Một câu cuối, xin anh cho biết không khí gia đình và tâm trạng chị nhà hiện nay cũng như khi biết anh làm đơn xin thôi chức bởi hiện tại chị vẫn làm việc tại nơi mà anh vừa giã từ?
- Nếu bạn làm việc gì đó hàng chục năm, khi thôi thì cũng có thể chưa quen ngay với trạng thái mới. Nhưng ở nhà tôi cái đó trôi đi cũng nhanh thôi. Người thân và gia đình của tôi đều hiểu và cho rằng tôi quyết định đúng. Vợ tôi tôn trọng quyết định của tôi.
Chuyện tôi sẽ rời chức vụ thì có lẽ hơn một năm về trước, vợ tôi và một số bạn bè thân đã biết trước hoặc đã cảm nhận được nên không có chuyện “hụt hẫng” trong không khí gia đình. Còn việc bà xã nhà tôi tiếp tục làm ở VTV thì có gì là bất thường đâu nhỉ!
Cuối cùng, như đã thoả thuận từ trước, tôi đồng ý trả lời cuộc phỏng vấn này (lần duy nhất từ khi tôi xin thôi chức) để đổi lấy cơ hội được nói với các đồng nghiệp và tất cả mọi người điều này: Tôi hiểu trong đa số trường hợp, các bạn đồng nghiệp hỏi tôi là từ thiện ý. Nhưng chuyện chuyển việc của tôi nếu nhắc nhiều quá (như vừa qua) là làm tôi rất khó xử.
Một ngày ở đất nước này có lẽ nhiều vạn người xin việc, mất việc, tìm việc, thay việc. Tôi cũng chỉ là một người như vậy. Đặt mình vào vị trí các độc giả mạng khác, tôi cũng thấy khó chịu khi có người khác chỉ chuyển việc thôi mà cứ bàn luận mãi. Nhất là xung quanh có bao chuyện khác đáng quan tâm. Nếu nói nhiều quá về chuyện của tôi, nhiều người sẽ ghét tôi, hiểu lầm tôi, đâu đó cũng có nhiều thêm các lời suy luận, áp đặt, các giả thiết chẳng hay ho gì... Tôi mong các bạn hiểu cho tôi về điều đó. Cám ơn các bạn.
- Xin cảm ơn anh!
Thục Nhi (thực hiện)
-Ông Trần Đăng Tuấn nhận nhiệm vụ mới (VOV)
-Nhiệm vụ của ông Tuấn tại Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam sẽ do lãnh đạo của Trung tâm phân công cụ thể.
Ông Trần Đăng Tuấn làm biên tập viên ở VFC (08/11/2010) Ông Trần Đăng Tuấn về Trung tâm sản xuất phim truyền hình (Dân trí) - Trả lời phóng viên Dân trí về thông tin ông Trần Đăng Tuấn- nguyên phó tổng giám đốc VTV được phân công công tác tại Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC), ông Đỗ Thanh Hải, giám đốc VFC xác nhận “chúng tôi mới nhận được quyết định”. ...
Nguyên Phó Tổng Giám đốc VTV làm biên tập viênVTC
Ông Trần Đăng Tuấn về Trung tâm sản xuất phim truyền hình VNNgười Lao Động
Ông Trần Đăng Tuấn về Hãng phim truyền hình VNVietNamNet
-
-Cựu phó tổng VTV Trần Đăng Tuấn nhận nhiệm vụ mới
Hai ngày sau khi nhận quyết định thôi chức Phó tổng giám đốc Đài truyền hình VN, ông Trần Đăng Tuấn đã được phân công công tác tại Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN theo nguyện vọng cá nhân.
> Phó tổng giám đốc VTV xin thôi công tác tại đài/ Ông Trần Đăng Tuấn thôi chức Phó tổng giám đốc VTV
"Ông Tuấn có nguyện vọng về làm việc tại Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (thuộc Đài truyền hình VN) và chúng tôi đã đồng ý với nguyện vọng trên", ông Vũ Văn Hiến Tổng giám đốc Đài truyền hình VN cho biết sáng nay.
Ông Trần Đăng Tuấn. Ảnh: V.Anh. |
"Chúng tôi chưa nghe ông Tuấn nói về ý định rời khỏi Đài truyền hình VN", ông Hiến nói.
Hơn hai tháng trước, ngày 30/8, tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, Phó tổng giám đốc thường trực Đài Truyền hình VN (VTV), đã gửi đơn lên Thủ tướng xin chuyển công tác khỏi đài. Trước đó, tại đại hội Đảng bộ Đài Truyền hình VN (24-25/8), ông Tuấn đã không tham gia cấp ủy khóa mới.
Ngày 3/11, Thủ tướng đã ký quyết định để ông Trần Đăng Tuấn thôi chức Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam. Theo quyết định của Thủ tướng, nhiệm vụ cụ thể của ông Tuấn sẽ do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam phân công.
Ông Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957, là tiến sĩ ngành truyền hình được đào tạo từ ĐH Tổng hợp Lomonosov (Liên Xô cũ). Ông đã có hơn 20 năm công tác tại Đài Truyền hình VN và có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển Đài Truyền hình VN giai đoạn 1996-2010.
Việt Anh
Trần Đăng Tuấn và bài thơ sau ngày từ chức
Cập nhật lúc 15:20, Thứ Sáu, 05/11/2010 (GMT+7)– Ngay sau khi nhận được quyết định thôi giữ chức Phó TGĐ VTV, ông Trần Đăng Tuấn đã ngẫu hứng sáng tác một bài thơ tâm sự nỗi lòng ngay trên điện thoại của mình. Bài thơ có tên “Có một ngày” được ông Trần Đăng Tuấn sáng tác ngay trong đêm 3/11, cách thời điểm thủ tướng ký quyết định để ông thôi giữ chức Phó TGĐ thường trực VTV vài giờ đồng hồ và được nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo giới thiệu trên trang web của ông.
Bài thơ vẻn vẹn chỉ có 15 câu nhưng chứa chất những nỗi lòng nặng trĩu, như một tiếng thở dài đầy não nuột, trong đó có những câu như “Tôi rẽ vào ngả đời/Gập ghềnh hơn mà thanh thản hơn!/ Tết này có ai cho rượu ngoại?/ Càng thấu tình men lá rượu ngô trong/ Xuân này thôi họp hành lễ lạt…/Cha loay hoay tìm việc để nuôi con…Trước đó, ngày 24/8/2010, ông Trần Đăng Tuấn gửi đơn xin thôi việc lên Thủ tướng. Sau đó, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn của ông Tuấn đến Đài Truyền hình Việt Nam và Bộ Nội vụ để tiến hành các thủ tục theo đúng quy định hiện hành, trình Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng xem xét, quyết định.
Ngày 3/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định để ông Trần Đăng Tuấn thôi giữ chức Phó Tổng giám đốc VTV.
Ngày 4/11, trao đổi với VietNamNet xung quanh dự định công việc sắp tới, ông Trần Đăng Tuấn cho hay trước mắt ông vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại Đài truyền hình Việt Nam và nhiệm vụ cụ thể của ông sẽ do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam phân công. Điều này cũng đã bác bỏ hoàn toàn tin đồn cho rằng sau khi thôi giữ chức Phó TGĐ VTV, ông Tuấn sẽ đầu quân cho Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu AVG.
Ông Trần Đăng Tuấn (1957) là tiến sĩ chuyên ngành truyền hình đầu tiên của Việt Nam, được đào tào tại trường ĐH Tổng hợp Lomonosov và Viện Hàn lâm khoa học ở Liên Xô cũ.
Sau khi về nước, ông đã có thời gian dài công tác tại trường Tuyên giáo Trung ương (nay là Học viện báo chí Tuyên truyền).
Ông đã có thời gian công tác tại Đài truyền hình Việt Nam hơn 20 năm và được biết đến là người đặt nền móng, xây dựng các chiến lược phát triển choVTV giai đoạn từ 1996 đến nay.
CÓ MỘT NGÀY Có một ngày Rời chậu cảnh, cây ra ngoài đất bãi Đất cằn hơn và bãi rộng hơn Có một ngày Không vui sướng cũng không ngần ngại Tôi rẽ vào ngả đời Gập ghềnh hơn mà thanh thản hơn! Tết này có ai cho rượu ngoại? Càng thấu tình men lá rượu ngô trong Xuân này thôi họp hành lễ lạt Cha dắt con đi chơi non biếc nắng hồng Giờ như bao chú cô bác khác Cha loay hoay tìm việc để nuôi con Chút gian khó CỦA đời cha sẽ nếm Để gần hơn bao thân phận mất còn! Trần Đăng Tuấn Hà Nội, 3-11-2010 |
- Đức Tâm (tổng hợp)
Như vậy là chỉ một ngày sau khi Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tới thăm GS Ngô Bảo Châu tại căn hộ cao cấp 160 m2 thuộc tòa nhà Vincom B trị giá 16 tỷ đồng mà thường trực Chính phủ đã quyết định mua tặng, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định đồng ý để Tiến sĩ chuyên ngành truyền hình đầu tiên của Việt Nam, ông Trần Đăng Tuấn thôi chức Phó TGĐ thường trực Đài truyền hình Việt Nam.
Ông Trần Đăng Tuấn, đã công tác tại VTV từ hơn 20 năm nay, là tiến sĩ chuyên ngành truyền hình đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản từ trường ĐH tổng hợp Lomonoxop và Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ). Ông được cho là người nêu ý tưởng và thực hiện việc mở nhiều kênh sóng truyền hình từ điểm xuất phát VTV chỉ có 1 kênh và đề xuất ý tưởng tự thu, tự chi từ những năm cuối thập kỷ 90.
Trả lời Dân Việt đề nghị xác nhận sẽ chuyển sang Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG), ông Tuấn nói hiện tại “chưa có ý định gì”. Với tư cách là một tiến sĩ, một nhà báo, một quan chức trong ngành truyền thông, ông Trần Đăng Tuấn nói đây chưa phải là thời điểm để có thể nói rõ lý do ông quyết định thôi chức. Tại Đại hội Đảng bộ Đài Truyền hình Việt Nam từ 23-25-8, ông Tuấn đã tuyên bố không tiếp tục ứng cử vào Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam khóa 8. Sau đó, ngày 30-8, ông có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ xin thôi chức Phó TGĐ thường trực VTV. Việc tuyên bố không tiếp tục ứng cử cũng như xin thôi chức Phó TGĐ VTV diễn ra 2 tháng sau khi ông Trần Bình Minh nhận quyết định của Ban Bí Thư trở lại giữ chức Phó TGĐ VTV sau 2 năm đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư tỉnh ủy Nghệ An.
Dù chưa chính thức nói rõ lý do từ chức, rời VTV, tuy nhiên, đúng vào ngày nhận quyết định thôi chức, 3-11, ông Trần Đăng Tuấn, 53 tuổi, với tư cách một người làm thơ đã có một bài thơ gần như nói rõ lý do rời khỏi VTV với những câu "Có một ngày/rời chậu cảnh cây ra ngoài đất bãi...Để gần hơn bao thân phận mất còn". 53 tuổi mới nhận ra thế nào là chậu, thế nào là cây, âu cũng là chậm. Có người sau đó đã nhắn tin hỏi ông rằng: Thưa Thầy, cây ở trong chậu thì không thể thành cổ thụ được có phải không? Thầy, cũng nhắn tin lại, trả lời: Quá hay!
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết đây là bài ông Tuấn viết trên điện thoại, hoàn thành trong đêm 3-11. Bài thơ tâm trạng của một người đã 30 năm gắn bó với "tổ chức" nhà nước nay rẽ sang một ngả đường khác, như cây rời chậu cảnh ra ngoài đất bãi.
Sau khi gửi đơn từ chức, ông Tuấn cũng đã có tới 4 bài thơ với tâm trạng “Tuổi ngoại năm mươi tôi chạy ra cổng tỉnh/Tìm mua suất chung cư mai bán lấy lời”, của một người 30 năm làm báo giờ mới thấy "Nhuận bút là mệt mỏi”, hơn 50 năm cuộc đời mới thấy “Công hầu khanh tướng nợ vay/Tàn say quờ quạng tìm tay bạn hiền…
PS: Chiều hôm qua, khi điện thoại cho ông, tôi có hỏi rằng: Thưa Thầy, là một người học trò cũ của Thầy, em nên chúc mừng, hay chia sẻ với Thầy đây? Ông không đáp, nhưng có lẽ đã mỉm cười. Riêng nụ cười này thì có lẽ không bao giờ là chậm, là muộn, là mệt mỏi.
CÓ MỘT NGÀY
TRẦN ĐĂNG TUẤN
Có một ngày
Rời chậu cảnh, cây ra ngoài đất bãi
Đất cằn hơn và bãi rộng hơn
Có một ngày
Không vui sướng cũng không ngần ngại
Tôi rẽ vào ngả đời
Gập ghềnh hơn mà thanh thản hơn!
Tết này có ai cho rượu ngoại?
Càng thấu tình men lá rượu ngô trong
Xuân này thôi họp hành lễ lạt
Cha dắt con đi chơi non biếc nắng hồng
Giờ như bao chú cô bác khác
Cha loay hoay tìm việc để nuôi con
Chút gian khó CỦA đời cha sẽ nếm
Để gần hơn bao thân phận mất còn!
Hà Nội, 3.11.2010
ĐỒNG DAO
Không có gì thực tốt
Mà lại tốt vừa vừa.
Không có gì vừa vừa
Mà lại là thực tốt…
Mà lại tốt vừa vừa.
Không có gì vừa vừa
Mà lại là thực tốt…
Không có gì thực tốt…
MỘT NGÀY NHƯ MỌI NGÀY
Một ngày như mọi ngày
Sao lòng dang dở thế!
Một ngày như mọi ngày
Sao lòng thanh thản thế!
Sao lòng dang dở thế!
Một ngày như mọi ngày
Sao lòng thanh thản thế!
Đời nén Có thành Không
Đất nén Sông thành Bể
Rừng nén Hương thành Quế
Nhọc nhằn, tôi nén tôi!
Đất nén Sông thành Bể
Rừng nén Hương thành Quế
Nhọc nhằn, tôi nén tôi!
Cỏ xanh hồn nhiên mọc
Nước sông hòa bao la
Trời thu mênh mang gió
Cớ gì ta nén ta?…
Nước sông hòa bao la
Trời thu mênh mang gió
Cớ gì ta nén ta?…
VỌNG TRẦN DẦN
Tôi đọc thơ ông
Những hậm hực thường ngày trong tôi len lén khuất
Đến hết đời
Chẳng thể nào tôi có thể
Đau tận cùng như ông đã từng đau.
Những hậm hực thường ngày trong tôi len lén khuất
Đến hết đời
Chẳng thể nào tôi có thể
Đau tận cùng như ông đã từng đau.
Bây giờ quê ta vẫn sông Đào tha thiết
Bây giờ quê ta xui hay may không biết nữa
Vẫn nghèo!
Bây giờ quê ta xui hay may không biết nữa
Vẫn nghèo!
Tuổi ngoại năm mươi tôi chạy ra cổng tỉnh
Tìm mua suất chung cư mai bán lấy lời
Tôi sẽ viết những khi không thể khóc
Nhuận bút là mệt nhọc
Ngủ quên thôi.
Tìm mua suất chung cư mai bán lấy lời
Tôi sẽ viết những khi không thể khóc
Nhuận bút là mệt nhọc
Ngủ quên thôi.
THƠ TẶNG BẠN HƯ
Có gì đâu, có gì đâu
Chẳng qua thảng thốt mái đầu bạc sương
Có gì đau, có gì thương
Bây giờ vui hận như sương. Lặng thầm…
Phật quanh ta. Phật tại tâm
Rưng rưng một nén Yêu cầm trên tay
Công hầu khanh tướng nợ vay
Tàn say quờ quạng tìm tay bạn hiền…
Chẳng qua thảng thốt mái đầu bạc sương
Có gì đau, có gì thương
Bây giờ vui hận như sương. Lặng thầm…
Phật quanh ta. Phật tại tâm
Rưng rưng một nén Yêu cầm trên tay
Công hầu khanh tướng nợ vay
Tàn say quờ quạng tìm tay bạn hiền…
Ông Trần Đăng Tuấn chưa có dự định mới về công việc
Thứ Năm, 04/11/2010 (GMT+7) - Trao đổi với VietNamNet sáng nay (4/11), ông Trần Đăng Tuấn cho hay, ông đã nhận được quyết định của Thủ tướng đồng ý cho ông thôi giữ chức Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).
Ông Trần Đăng Tuấn thôi chức Phó Tổng Giám đốc VTV
Ông Trần Đăng Tuấn (trái) và vợ cố Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc. Ảnh: Nguyễn Đình Toán/Tiền phongVề dự định sắp tới, ông Tuấn nói, tuy thôi chức Phó Tổng giám đốc nhưng trước mắt ông vẫn tiếp tục làm việc tại Đài truyền hình Việt Nam. Tại thời điểm hiện nay, ông chưa có dự định gì mới.
Hôm qua (3/11), Thủ tướng đã ký quyết định để ông Trần Đăng Tuấn thôi giữ chức Phó Tổng giám đốc VTV. Theo quyết định của Thủ tướng, nhiệm vụ cụ thể của ông Trần Đăng Tuấn sẽ do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam phân công.
Trước đó, tại đại hội đảng bộ Đài truyền hình Việt Nam ngày 24 - 25/8, ông Tuấn đã xin rút không tham gia cấp ủy khóa mới, với lý do sẽ đệ đơn lên Thủ tướng xin chuyển công tác khỏi Đài.
Ngày 24/8, ông Trần Đăng Tuấn gửi đơn xin thôi việc lên Thủ tướng.
Sau đó, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn của ông Trần Đăng Tuấn đến Đài Truyền hình Việt Nam và Bộ Nội vụ để tiến hành các thủ tục theo đúng quy định hiện hành, trình Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng xem xét, quyết định.
Ông Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957, là tiến sĩ ngành truyền hình được đào tạo tại ĐH Tổng hợp Lomonosov và Viện Hàn lâm khoa học ở Liên Xô cũ.
Về nước, ông công tác tại Đại học Tuyên giáo, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Ông Tuấn đã có hơn 20 năm công tác tại VTV. Ông được xem là người có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chiến lược Đài truyền hình Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000 và 2001 - 2010.Ông Trần Đăng Tuấn thôi chức Phó Tổng Giám đốc VTV(Dân trí) - Thủ tướng vừa ký quyết định về việc ông Trần Đăng Tuấn thôi giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Trước đó, ông Tuấn đã có đơn xin từ chức gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định của Thủ tướng, nhiệm vụ cụ thể của ông Trần Đăng ...
Ông Trần Đăng Tuấn thôi giữ chức Phó TGĐ VTVĐài Tiếng Nói Việt Nam-Đồng ý cho ông Trần Đăng Tuấn thôi chức Phó tổng giám đốc VTVVNExpress-Thủ tướng chấp thuận đơn từ chức của ông Trần Đăng TuấnVTC-
- Ngày 3.11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định để ông Trần Đăng Tuấn thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (SGTT)- Ông Trần Đăng Tuấn thôi chức Phó Tổng Giám đốc VTV (Tiền Phong)
Thủ tướng chấp thuận đơn từ chức của ông Trần Đăng Tuấn
(PL) - Ngày 3/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1996/QĐ-TTg về việc ông Trần Đăng Tuấn thôi giữ chức Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).
Cũng theo Quyết định này, nhiệm vụ cụ thể của ông Trần Đăng Tuấn sẽ do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) phân công.
Trước đó, ông Trần Đăng Tuấn đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
Ông Trần Đăng Tuấn trong một chương trình của Đài truyền hình Việt Nam
Trước đó, tại Đại hội Đảng bộ Đài Truyền hình Việt Nam khóa IX tổ chức trong hai ngày 24 và 25-8-2010, ông Trần Đăng Tuấn - Phó Bí thư Đảng ủy khóa VIII, Phó Tổng Giám đốc thường trực VTV đã xin rút không tham gia cấp ủy khóa mới. Lý do ông Trần Đăng Tuấn đưa ra là sẽ nộp đơn xin chuyển công tác khỏi VTV.
Ông Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957, quê Nam Định, là Tiến sĩ ngành báo chí được đào tạo tại Đại học Tổng hợp Lomonoxop và Viện Hàn lâm Khoa học ở Liên Xô (trước đây). Về nước, ông công tác tại Đại học Tuyên giáo, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sau đó, ông được mời về công tác tại Ban Thời sự quốc tế của VTV. Hơn 20 năm công tác tại VTV, ông Trần Đăng Tuấn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chiến lược Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000 và 2000 - 2010.
Ông cũng là người nêu ý tưởng và thực hiện việc mở nhiều kênh sóng truyền hình từ điểm xuất phát VTV chỉ có một kênh.
Theo VTC News/Trang tin Chính phủ
- Truyền hình VN: “Thời buổi vàng thau lẫn lộn…” (Tuổi trẻ) TT - Ông Trần Đăng Tuấn là người đang làm xôn xao giới truyền hình khi nộp đơn xin rút lui khỏi ghế phó tổng giám đốc VTV. Ông trò chuyện cùng chúng tôi với tư cách một chuyên gia lĩnh vực truyền hình, để nói về những điều tồn tại ở lĩnh vực này khiến khán giả là người bị chịu thiệt...
Thưa ông, có thể gọi tình hình phát triển các kênh truyền hình trả tiền hiện nay là bùng nổ hay không? Ông đánh giá thế nào về chất lượng các chương trình truyền hình trả tiền?
- Ông TRẦN ĐĂNG TUẤN: Đúng là nếu chỉ ngồi xem tivi thì thấy có vẻ đang bùng nổ truyền hình trả tiền. Cách đây chừng một năm, con số thống kê sơ bộ đã lên tới cả trăm kênh - chỉ tính các kênh phát chương trình do VN sản xuất. Nhưng nếu tính trên tổng thể, cả VN có tới 22-23 triệu hộ gia đình, mà các hệ thống truyền hình trả tiền nhiều thì có chừng 1 triệu thuê bao, ít khoảng 10.000-20.000 thuê bao, gộp tất cả lại cũng chỉ khoảng 5 triệu thuê bao.
Như vậy thị trường truyền hình trả tiền vẫn còn rất rộng lớn.
Về chất lượng chương trình - cũng có nghĩa là năng lực sản xuất của các hệ thống truyền hình trả tiền - quả thật là một khái niệm cực kỳ co giãn, mang tính tương đối rất cao. Ngay như để làm thời sự đúng chuẩn quốc tế, toàn bộ hệ thống các đài truyền hình cả nước dồn lại để làm một kênh tin tức 24/24 còn khó. Vấn đề là chúng ta đi theo chuẩn mực nào và thể loại gì. Nó cũng còn phụ thuộc vào mục đích của nhà đầu tư và đối tượng người xem mà nhà đầu tư hướng tới.
Tôi không phủ nhận có những kênh mà người làm chương trình chỉ đi mua phim truyện Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ Latin về phát ra rả cả năm (tất nhiên giá của các phim ấy không thể cao và phim không thể hay), hoặc cũng có những kênh chỉ chăm chú vào những cuộc thi tốn rất nhiều tiền: một cuộc thi hoa hậu với hàng chục chương trình trực tiếp và một đêm chung kết.
Nhưng cũng có rất nhiều kênh truyền hình trả tiền hiện tại đang có chất lượng rất tốt, nội dung bổ ích, thiết thực, cách làm hấp dẫn như Info TV, O2 TV, Invest TV... mặc dù tôi không dám chắc chủ đầu tư có lãi.
* Lại nói đến chuyện đầu tư lỗ lãi, thưa ông, vì sao hiện nay ai cũng biết sản xuất chương trình truyền hình rồi đổi bằng quảng cáo không còn thu lợi nhiều như ngày xưa, thậm chí chịu lỗ với cách khống chế giá thành sản xuất như hiện nay của các đài truyền hình nhà nước, vậy mà vẫn có rất nhiều nhà đầu tư lao vào?
- Cũng không hẳn cứ làm truyền hình là tốn kém như mọi người vẫn nghĩ. Sẽ có những kênh rất tốn kém và có những kênh không tốn lắm. Có những kênh ngốn hàng trăm tỉ đồng/năm nhưng cũng có những kênh chỉ cần chừng 10 tỉ đồng. Về cách thức thu hồi vốn, việc lấy thu bù chi bằng quảng cáo đã trở thành hình thức truyền thống, cũ rồi. Bản chất của quảng cáo truyền hình vẫn thế, nhưng không còn theo hình thức truyền thống nữa.
Có những người kinh doanh thay vì bỏ tiền làm quảng cáo trên các kênh truyền hình khác cả năm liền, thì chọn cách mới: bỏ tiền làm kênh truyền hình, như vậy thương hiệu được quảng cáo liên tục, lại là đất riêng, hoàn toàn chủ động được nội dung, hình thức, thời lượng. Có những kênh truyền hình hiện nay nếu chỉ lấy thu bù chi thì đang lỗ, nhưng thực chất nó đang gắn liền với thương hiệu của một ngân hàng, và đó là cách làm thương hiệu rất hiệu quả vì chương trình đang hút khá đông người xem và được đánh giá cao.
Loại thứ ba là có những nhà đầu tư biết lỗ nhưng vẫn làm và thừa năng lực về tài chính để duy trì đến khi sinh lãi. Đây là hình thức kinh doanh như đầu tư chứng khoán: có thể cổ tức kém nhưng nhà đầu tư trông đợi vào khoản lợi nhuận khi chuyển nhượng nhiều hơn.
* Như vậy cũng có nghĩa là có rất nhiều kênh truyền hình được mở ra nhưng nhà đầu tư ngoài khả năng tài chính mạnh thì thật ra không có năng lực sản xuất, và đó vẫn là một kiểu “mua kênh bán sóng” tồn tại lâu nay trong ngành truyền hình? Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng mà người xem kêu ca nhất: chất lượng chương trình của phần lớn các kênh truyền hình trả tiền đều chưa xứng đáng với những gì mà nhà đầu tư rao bán và người xem kỳ vọng khi bỏ tiền?
- Như tôi đã nói, có những kênh chất lượng tốt và những kênh chỉ đi mua phim giá rẻ về phát ròng rã. Đây là thời buổi vàng thau lẫn lộn và chất lượng các chương trình truyền hình cũng vậy. Nhưng dần dần, thời gian và người xem sẽ có sự chọn lọc.
* Ông có thể cho biết ý kiến cá nhân về việc cho đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa có một hệ thống hạ tầng truyền dẫn thống nhất, khiến mỗi khi một đơn vị truyền hình có sản phẩm đầu thu mới, người xem lại phải bỏ thêm tiền?
- Tôi cho rằng chúng ta có thể và cần phải thống nhất hệ thống truyền dẫn để tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh truyền hình và sự lựa chọn tốt nhất cho người xem. Cũng giống như điện thoại di động trước đây, mỗi mạng có một hạ tầng khác nhau và máy điện thoại nào sử dụng mạng ấy. S-Fone đã sai lầm khi phát triển chiến lược kinh doanh trên cơ sở hạ tầng riêng.
Bây giờ điện thoại di động đã có thể dùng chung một hạ tầng thì truyền hình trả tiền hoàn toàn có thể làm được điều đó. Cơ quan quản lý nhà nước về căn bản lâu dài cần tạo ra những khuôn khổ để các doanh nghiệp kinh doanh truyền hình không thể hành động chỉ vì lợi ích của mình mà không tính đến lợi ích và phản ứng của cộng đồng. Về biện pháp cụ thể, nếu muốn, quản lý nhà nước hoàn toàn có thể đưa ra quy định về thiết bị đầu cuối để người xem muốn xem bất kỳ chương trình nào chỉ cần mua thẻ.
Nhưng dù sao chúng ta vẫn cần thời gian, đây là thời kỳ “đau đẻ” của công nghiệp truyền hình trả tiền ở VN. Có điều là đau hơi lâu!
THU HÀ thực hiện
Hệ lụy của độc quyền
Trong cơ chế thị trường, việc ấn định giá sản phẩm dịch vụ là quyền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế thị trường lại có tác dụng hạn chế việc tăng giá sản phẩm tùy tiện do hoạt động cạnh tranh. Cạnh tranh càng quyết liệt thì giá sản phẩm dịch vụ phải hạ trong khi chất lượng dịch vụ buộc phải tăng, nếu doanh nghiệp muốn sống còn và phát triển. Tuy nhiên, hoạt động truyền hình trả tiền tại VN chưa vận hành theo cơ chế thị trường thật sự.
Nguyên nhân chính việc tăng phí của SCTV vừa qua là vị thế độc quyền đã vững vàng, sự lệ thuộc của khán giả vào sản phẩm đã đạt mức đủ để doanh nghiệp bạo tay làm giá theo ý mình. Những dịch vụ mang tính “phát hành văn hóa” khác như báo in, băng đĩa, sách số lượng tiêu thụ càng lớn thì nhà cung cấp càng có thể giảm giá sản phẩm, dịch vụ.
Các công ty truyền hình cáp thường giữ kín số lượng thuê bao vì cho là “bí mật kinh doanh”, nhưng việc thuê bao gia tăng có thể quan sát bằng mắt thường, với số ăngten trời ít đi thấy rõ và mạng dây cáp đồng trục ngày càng chằng chịt. Nhìn vào màn hình tivi từng khu vực, thì biết ngay đó là lãnh địa độc quyền của SCTV hay HTVC.
Thuê bao tăng, doanh số tăng, lợi nhuận tăng, chi phí khai thác giảm, chi phí bản quyền chia trên mỗi đơn vị thuê bao giảm, lẽ ra giá bán dịch vụ phải ngày càng giảm, đằng này lại tăng. Lý do đơn giản là đẩy siêu lợi nhuận lên một tầng nấc mới.
Như chúng ta đã biết trên một số bài báo trước đây, nhiều đài truyền hình địa phương phải trả tiền cho công ty truyền hình cáp để chương trình có quảng cáo của họ đến được với khán giả TP. Thế là thêm một đầu lợi nhuận. Tất nhiên khán giả thuê bao càng nhiều, mức phụ thuộc của các đài địa phương vào công ty truyền hình cáp tại TP càng lớn.
Như vậy, cái hại của sự độc quyền không chỉ tác động đến khán giả mà tác động mở rộng đến các đài truyền hình. Sự “xuống cấp” so với hoạt động truyền thống trong lĩnh vực thể thao của Đài truyền hình TP.HCM dịp World Cup 2010 vừa qua một phần cũng vì mất một số lượng lớn khán giả do kênh thể thao HTV2 không được truyền đi trên mạng SCTV.
Kỹ sư ĐẶNG TẤN MẦU
ĐỨC THIỆN ghi
- Những ca đáng tiếc (Beo). Nhà báo Hồ Thu Hồng nói về ông TDT và TS Luật Cù Huy Hà Vũ. … Ở đây !
Ông Trần Đăng Tuấn đi đâu?
Tại cuộc họp báo chiều 30-9, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Vấn đề đã giải quyết xong, chiều nay (30-9), Thủ tướng làm việc cụ thể với ông Trần Đăng Tuấn và VTV”. Nội dung cuộc làm việc đến nay chưa tiết lộ.
Về phía mình, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn của ông Trần Đăng Tuấn đến Bộ Nội vụ theo đúng quy trình với công tác cán bộ. Trước đó ngày 24-8, ông Tuấn đã gửi đơn xin thôi việc lên Thủ tướng và tại Đại hội đảng bộ Đài truyền hình Việt Nam ngày 24 – 25/8, ông đã xin rút không tham gia cấp ủy khóa mới với lý do sẽ xin chuyển công tác khỏi VTV.
Ông Vũ Văn Hiến thì vẫn nhận Huân chương dù UBKT TƯ đã có kết luận về ông. Ông Trần Bình Minh thì trúng cử bí thư tại Đại hội đảng bộ VTV với số phiếu cao. Vấn đề còn lại dư luận đang quan tâm là ông Tuấn sẽ đi đâu?
Hiện đang có rất nhiều đồn đoán khác nhau. Chưa biết tin đúng, sai thế nào nhưng có một sự thật 100% là trước đó 1 ngày, chiều 29-9 ông Trần Đăng Tuấn đã có mặt tại lễ ra mắt kênh truyền hình AVG tại khách sạn Hilton Opera, một khách sạn 5 sao của Hà Nội. Tại cuộc ra mắt này, ông Tuấn đã cụng ly với các VIP truyền thông lớn của trung ương và Hà Nội.
Đáng chú ý, tại tiệc ra mắt đó Công ty CP AVG khoe rằng họ là đơn vị được thường trực Chính phủ cho phép thực hiện dự án thiết lập mạng hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất và cung cấp dịch vụ truyền hình trên hai phương thức: số mặt đất và số vệ tinh. Công ty này sẽ phát sóng thử nghiệm vào lúc 10h10 sáng ngày 10-10. Đứng tên chủ tịch kiêm tổng giám đốc AVG hiện là ông Phạm Nhật Vũ.
Được biết, ông Phạm Nhật Vũ là em trai Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Technocom, những người trong top 10 giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt, vừa được Báo Tiền Phong mô tả là “rất kín đáo và không thích xuất hiện trên báo chí”. Họ là chủ thực sự nhưng chỉ giữ chức thành viên HĐQT của Vincom và Vinpearl và hầu như chưa bao giờ thay mặt hai Công ty này trước công chúng. Nghe nói Phạm Nhật Vũ còn mua xe Rolls- Royce trước cả bà Diệp Bạch Dương.
Hình trên: Nhân dân tứ giác Eden, TP HCM giăng biểu ngữ tố giác cán bộ quận 1 tiếp tay cho Vincom lấy đất của họ không qua thoả thuận như quy định của Luật Đất đai
Theo công bố, AVG ấp ủ dự án từ 2006 với dự kiến đầu tư khoảng 1700 tỷ đồng, hiện đã chi khoảng 310 tỷ. Ông Vũ hứa hẹn rằng sẽ làm rạng danh thể thao Việt thông qua các hợp đồng tài trợ cũng như quảng bá hình ảnh. Ngay buổi sáng hôm AVG ra mắt, Báo Tiền Phong có đăng bài “choảng” AVG về chuyện ký hợp đồng thuê bao độc quyền với các liên đoàn thể thao và bài báo được ông Vũ nhắc đến ở buổi tiệc với thái độ có chú ý đọc nhưng “không ngại”.
Tại tiệc ra mắt, TS Trần Đăng Tuấn đã cụng ly với thứ trưởng Bộ 4T Đỗ Quý Doãn, thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Tiến Thọ, phó ban TGTƯ Nguyễn Thế Kỷ, Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 Vũ Hải Triều, TBT Báo Nhân Dân Đinh Thế Huynh – những người mà ông Phạm Nhật Vũ, chủ tịch kiêm TGĐ AVG gọi là “những ông anh”.
Ông Tuấn đã cười rất tươi, uống rất nhiều tại buổi tiệc, điều ít thấy ở vị TS hay trầm ngâm dưới đôi kiếng cận và nụ cười nửa miệng…
Xem thêm:
http://daosy.multiply.com/journal/item/2?&=&item_id=2&view:replies=chronological
Phạm Nhật Vượng và Bauxit TN
Dự án khai thác Bauxite trên Tây Nguyên tuy đã được chính phủ phê duyệt, nhưng hiện đang bị dư luận nhân dân trong nước phản đối quyết liệt mặc dù đang được đưa ra bàn thảo tại Quốc hội. Các nhà khoa học, giới trí thức và các tướng lĩnh trong quân đội (như Đại tướng Võ Nguyên Giáp) và trong ngành công an đang đấu tranh không mệt mỏi vì nước VN độc lập tự chủ, vì 1 Tây Nguyên tươi xanh trước nguy cơ và hiểm họa không tránh khỏi về môi trường sinh thái, về an ninh quốc phòng do những dự án khai thác khổng lồ của các thế lực ‘anh em” đến từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, 0 chỉ có Trung Quốc mà còn có cả những ông chủ đến từ nước Nga xa xôi cũng rất quan tâm đến dự án béo bở mang lại nguồn lội nhuận kếch xù này thông qua 1 số nhân vật “mafia” Việt Nam trở về từ Nga. Ngày 27-10-2008 tại Moscow : UC RUSAL (Tập đoàn Sx nhôm và Alumin lớn của Nga) ra thông báo: họ đã ký Biên bản Ghi Nhớ với An Viên Group (Việt Nam) để xây dựng một tổ hợp bô xít-alumin tại tỉnh Bình Phước, Việt Nam. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là tập đoàn An Viên đang từ kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch giải trí…….đã chuyễn sang khai thác bô xít. Đại diện An Viên Group ký Biên bản ghi nhớ là ông Phạm Nhật Vũ (chắc chả mấy người Việt biết) là em trai ruột của Phạm Nhật Vượng (1 nhân vật khá tiếng tăm tại VN). Vậy Phạm Nhật Vượng là ai ? Xin giới thiệu 1 số thông tin cơ bản về nhân vật này
Phạm Nhật Vượng (ông chủ Technocom, Vincom) là nhân vật đứng đầu trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam hiện nay. theo báo Công Thương thì tính theo giá trị cổ phiếu của phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/12/2008, ông Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2008. Tổng tài sản ông Vượng đang nắm giữ bằng cổ phiếu đã lên đến 5.077 tỉ đồng vượt xa ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAG) với cổ phần trị giá chỉ vẻn vẹn có 3.575 tỉ đồng.
Phạm Nhật Vượng, quê Hà Tĩnh, sinh năm 1968, sang Nga du học, sau đó 0 về nước làm việc mà ở lại Nga buôn bán kinh doanh. Phạm Nhật Vượng cùng bạn bè nương tựa vào nhau, làm thuê, buôn bán nhì nhằng để kiếm sống. Bươn chải mấy năm, nhận thấy Maxcova là nơi dành cho những ông lớn với những cuộc chơi lớn, không phù hợp với chiếc túi rỗng và cách tác chiến “cò con” của họ. Sau khi chọn thành phố Kharkov của Ucraina làm điểm dừng chân, Phạm Nhật Vượng thành lập Technocom (một công ty chuyên sản xuất mì gói để cung cấp cho thị trường thuộc khu vực Liên Xô cũ). Sau nhiều năm làm ăn thành công tại Nga-Ucraina, Phạm Nhật Vượng đầu tư về Việt Nam, thành lập tập đoàn An Viên.
Phạm Nhật Vượng – An Viên (Vincom) đã làm hao tốn khá nhiều giấy mực của báo chí Việt Nam. Ngoài vô số bài ca ngợi sự giàu có, “tử tế”, “tài năng” của “doanh nhân trẻ” Phạm Nhật Vượng, một số tờ báo ở Việt Nam đã nêu ra hàng loạt thắc mắc về những “đặc quyền, đặc lợi” mà Phạm Nhật Vượng cũng như tập đoàn An Viên có thể thủ đắc một cách hết sức bất thường trong hàng loạt công trình ở khắp nơi: Từ giấy phép xây dựng Vincom City Towers (Hà Nội), đến khu du lịch Vinpearl Hòn Tre với hệ thống cáp treo tuy “dài nhất thế giới” nhưng không đủ cao độ khiến tàu du lịch cỡ lớn không thể ra vào cảng Nha Trang. Rồi việc cho phép tập đoàn An Viên cải tạo công viên Thống Nhất ở Hà Nội thành trung tâm vui chơi giải trí kiểu Disneyland, bất chấp điều đó “cắt mất một lá phổi của thủ đô vốn đã ít diện tích dành cho cây xanh”. Gần đây nhất là sự kiện chính quyền thành phố Sài Gòn đã bị chỉ trích kịch liệt khi ngấm ngầm trao cho tập đoàn An Viên tư cách chủ đầu tư khu vực mệnh danh là “đất vàng” ở Sài Gòn (tứ giác Ðồng Khởi – Lê Lợi – Nguyễn Huệ – Lê Thánh Tôn). Phạm Nhật Vượng còn được xem là tác giả của những vụ trao tặng cổ phiếu ầm ĩ dư luận nhằm “đánh bóng tên tuổi” để huy động vốn. Gần đây nhất là dự án khai thác quặng Bauxite ở Bình Phước do tập đoàn An Viên ký với UC RUSAL của Nga.
Trong lĩnh vực truyền thông, công ty Vincom của ông Vượng cũng đang làm chủ đầu tư cho hai trang web dantri.com.vn và kenh14.vn.