07/11/2010 20:51:54- Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội nói điều quan trọng nhất là nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Hiện chúng ta đang áp dụng những phương pháp tiên tiến nhất của các nước trong thiết kế và xây dựng hồ bùn đỏ.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ông Bùi Cách Tuyển, Thứ trưởng Bộ TN&MT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường lại khẳng định trong buổi làm việc của đoàn công tác hỗn hợp đại diện các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ tiếp tục khảo sát thực địa tại nhà máy bauxite chế biến Alumin – Nhân Cơ (Đắk Nông) ngày 7/11.
Theo ông Tuyển, hồ bùn đỏ tại nhà máy Alumin – Nhân Cơ có tổng diện tích xây dựng 180ha, được chia thành 6 khoang chứa, mỗi khoang có thời gian sử dụng từ 3 đến 9 năm. Đập hồ bùn đỏ được thiết kế đảm bảo chịu được động đất đến cấp 7 và toàn bộ nước thải của nhà máy xuống hồ sau khi xử lý sẽ được tuần hoàn sử dụng lại cho nhà máy. Ngoài ra, từ thân đập đến lòng hồ có chiều cao từ 20 – 30m lại được bao bọc bởi đồi núi nên việc sự cố vỡ bờ bao là rất khó xảy ra.
\Đoàn công tác khảo sát khu vực trữ quặng tận thu của nhà máy. |
Về vấn đề hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, ông Nguyễn Chí Quang, đại diện cho Tập đoàn TKV nhận định: Trong 10 năm tới, về nhu cầu nhôm trên thế giới hiện nay ngày càng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực chế tạo máy bay.
Theo sơ đồ phân bố vùng sản xuất và tiêu thụ Alumin trên thế giới, Việt Nam chúng ta lại đứng trong khu vực tiêu thụ Alumin nên rất thuận lợi trong việc cung ứng và chi phí vận tải nên cần có chiến lược lâu đài cho ngành nhôm phát triển. Về giá thành sản phẩm, dự kiến chúng ta bán với giá khoảng 280 – 300 USD/tấn là có lãi, nằm ở mức trung bình so với giá thế giới nên việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ nhôm lớn như Trung Quốc, Úc là rất thuận lợi.
Về đường vận chuyển Alumin xuống cảng Kê Gà (Bình Thuận), ông Dương Văn Hòa Phó tổng Giám đốc TKV cho biết: Hiện nay, chúng ta đang tiến hành lập dự án sử̃a chữa, xây dựng một số tuyến đường bộ để phục vụ cho công tác vận chuyển. Dự kiến, sau khi 2 nhà máy đi vào hoạt động, mỗi ngày có khoảng 600 lượt xe qua lại, đây là con số không lớn so với mật độ giao thông tại một số tỉnh khác trong cả nước. Ngoài ra, Tập đoàn sẽ tuân thủ nghiêm ngặt về luật đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định, có nghĩa là không thể đem xe có trọng tải quá lớn vào hoạt động trên đường.
Kết luận buổi làm việc, ông Đặng Vũ Minh – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội đánh giá: Để đi đến thực hiện dự án cần có đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường và hiệu quả kinh tế mang lại. Do vậy, chúng ta cần phải phân tích, tính toán, đánh giá dự án trên cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy cao thì mới có thể thực hiện dự án được. Điều quan trọng nhất là nhận được sự đồng thuận của nhân dân.
Phương Uyên
-Ba tư liệu liên quan đến vấn đề bauxite Tây Nguyên
|
Tài liệu 1:
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2001
Dưới đây là Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh:
" 1- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 2001.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tích nước Giang Trạch Dân; lần lượt hội kiến với ủy viên
Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ủy viên Trưởng ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Bằng; ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tường Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Dung Cơ; ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Lý Thụy Hoàn; ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào. Hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi ý kiến sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Các cuộc hội đàm, hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí thân thiết và hữu nghị.
Hai bên cho rằng, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thành công tốt đẹp, chuyến thăm này là một sự kiện trọng đại trong quan hệ hai Đảng, hai nước vào đầu thế kỷ mới, góp phần quan trọng vào việc tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong thế kỷ Xxi, và sẽ có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
2- Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu lịch sử mà Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong 80 năm qua, và tin chắc rằng Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc nhất định giành được nhiều thành tưu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tưu lịch sử mà Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong hơn 70 năm qua, và tin chắc rằng Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam nhất định giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hai bên quyết tâm, xuất phát từ thực tế của mỗi nước, tiếp tục tìm tòi và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trọng đại trong việc xây dựng Đảng và Nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển và xã hội tiến bộ.
3- Hai bên hài lòng chỉ rõ, kể từ khi bình thường hóa quan hệ hai nước, sự giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Hai bên đã ra các Thông cáo chung năm 1991, 1992, 1994, 1995 và các Tuyên bố chung năm 1999 và 2000, lần lượt ký Hiệp ước biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Hai Đảng, hai nước đã trao đổi rộng rãi và sâu sắc về những kinh nghiệm đổi mới, cải cách mở cửa, xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước, lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước đã nâng lên một tầm cao mới. Hai Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp và quan trọng của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam – Trung Quốc.
4- Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước; không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong thế kỷ mới không những phù hợp với lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hai bên quyết tâm kiên trì phương châm chỉ đạo 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", quán triệt và thực hiện một cách toàn diện mục tiêu và nhiệm vụ đã được nêu rõ trong bản Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa hai nước, không ngừng nâng tầm cao và chất lượng của quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt – Trung, làm cho hai nước và nhân dan hai nước Việt Nam – Trung Quốc đời đời hữu nghị.
5- Nhằm tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong thế kỷ mới, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước; thúc đẩy sự giao lưu và hợp tác, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các ban ngành Đảng, Chính quyền, Quốc hội, các đoàn thể nhân dân và các địa phương, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… giữa hai nước; tăng cường việc trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước giữa hai bên; tham khảo lẫn nhau về kinh nghiệm đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng Đảng; tăng cường sự giao lưu hữu nghị với hình thức đa dạng và nội dung phong phú giữa thanh, thiếu niên hai nước, làm cho mối tình hữu nghị truyền thống đã được các bậc tiền bối cách mạng hai nước dày công vun đắp cũng như sự nghiệp hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.
Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.
Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
7- Hai bên nhất trí cho rằng, việc hai nước ký Hiệp định biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ là sự kiện có ý nghĩa trọng đại, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước và sự ổn định của khu vực. Hai bên đồng ý tuân theo nhận thức chung của các nhà lãnh đạo hai nước, nhanh chóng hoàn thành các công việc đàm phán tiếp theo có liên quan đến Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ, để Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ cùng với Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ sớm có hiệu lực, tích cực thúc đẩy và tăng nhanh tiến trình công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, xây dựng biên giới hai nước thành biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.
Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình để tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tích cực tìm kiếm khả năng và biện pháp triển khai hợp tác trên biển trong các lĩnh vực như: bảo vệ môi trường biển, khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai. Đồng thời, hai bên đều không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc de dọa sử dụng vũ lực đối với những bất đồng nảy sinh, cần bàn bạc kịp thời và giải quyết thỏa đáng với thái độ bình tĩnh, xây dựng không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước.
8- Phía Việt Nam khẳng định Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc. Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại phi chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định vấn đề Đài Loan hoàn toàn là vấn đề thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc và kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ chính phủ dưới bất cứ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính chính phủ với Đài Loan.
9- Hai bên hài lòng với những nhận thức chung rộng rãi về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên cho rằng hòa bình, hợp tác, phát triển và tiến bộ xã hội đã trở thành trào lưu của thời đại hiện nay. Hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc tha thiết mong muốn thế giới hòa bình bền vững, cuộc sống yên ổn lâu dài; tha thiết mong muốn xây dựng một trật tự quốc tế mới công bằng và hợp lý, thúc đẩy các nước cùng phồn vinh và phát triển. Hai bên phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền trong công việc quốc tế; phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức. Hai bên chủ trương tôn trọng lịch sử văn hóa, chế độ xã hội, mô hình phát triển của các nước và các nền văn minh trên thế giới.
Hai bên đánh giá cao vai trò tích cực của tổ chức Asean trong việc giữ gìn và thúc đẩy sự ổn định và phát triển của khu vực, khẳng định lại sẽ tiếp tục góp sức tăng cường quan hệ đối tác láng giềng tin cậy giữa Trung Quốc và các nước Asean, nỗ lực và đóng góp tích cực vào sự ổn định và phồn vinh lâu dài của Châu á, đặc biệt là khu vực Đông á.
10- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thể, nồng nhiệt và hữu nghị của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào thời gian thuận tiện trong năm tới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời"./.
Nguồn: Biengioilanhtho
Tài liệu 2:
Thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 17 tháng 11 năm 2006
Nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư BCH T.Ư Ðảng CS Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Ðào, ngày 17-11, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc. Dưới đây là toàn văn nội dung Tuyên bố chung:
1- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Nông Ðức Mạnh và Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Ðào đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 15 đến 17-11-2006.
Trong thời gian thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Ðào đã hội đàm với Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.
Hai bên thông báo cho nhau tình hình mỗi Ðảng, mỗi nước; trao đổi ý kiến sâu rộng về quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm và đã đạt được nhận thức chung rộng rãi. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm lần này đã thành công tốt đẹp, chắc chắn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phát triển.
2- Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu có tính chất lịch sử mà hai Ðảng, hai nước đã giành được trong quá trình tìm tòi con đường phát triển xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình của mỗi nước.
Việt Nam đánh giá cao những thành tựu vĩ đại mà Trung Quốc đã giành được trong sự nghiệp cải cách, mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ thực hiện được mục tiêu hùng vĩ xây dựng toàn diện xã hội khá giả và đẩy nhanh hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.
Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam đã giành được trong công cuộc đổi mới 20 năm qua, ủng hộ các phương châm và chính sách do Ðại hội X của Ðảng Cộng sản Việt Nam đề ra và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ do Ðại hội X của Ðảng xác định, xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3- Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước không ngừng được củng cố và phát triển, nhất trí cho rằng Trung Quốc và Việt Nam có lợi ích chiến lược chung trên nhiều vấn đề quan trọng. Trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có những diễn biến sâu sắc, việc tiếp tục tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phù hợp với lợi ích căn bản của hai Ðảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Hai bên thỏa thuận sẽ tăng cường các cuộc chuyến thăm cấp cao, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng Ðảng, quản lý Nhà nước cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế hợp tác giữa các ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh…, mở rộng hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục…, triển khai mạnh mẽ giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên hai nước, làm cho tình hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hai bên cùng nhau nỗ lực phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và mãi mãi là "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
4- Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước đã chính thức thành lập và tiến hành phiên họp đầu tiên của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt- Trung. Hai bên nhất trí cho rằng, sự kiện này có lợi cho việc tăng cường chỉ đạo vĩ mô, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy toàn diện sự hợp tác trong tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc, điều phối giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình hợp tác. Ủy ban này sẽ phát huy tác dụng quan trọng góp phần bảo đảm quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển lâu dài, ổn định, lành mạnh và bền vững.
5- Hai bên hài lòng về tiến triển đã đạt được trong lĩnh vực hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai nước. Hai bên đồng ý trên tinh thần "bổ sung ưu thế cho nhau, cùng có lợi và cùng thắng", mở rộng hơn nữa quy mô, nâng cao chất lượng và trình độ hợp tác kinh tế thương mại. Tích cực phát triển điểm tăng trưởng mới về thương mại, duy trì đà tăng trưởng nhanh chóng kim ngạch mậu dịch song phương, thực hiện mục tiêu mới là nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2010.
Từng bước cải thiện cơ cấu mậu dịch, cố gắng thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều. Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Ðắc Nông…
Ðẩy nhanh tiến trình xây dựng "Hai hành lang, một vành đai kinh tế", thúc đẩy vững chắc, hiệu quả các dự án hợp tác cụ thể. Tăng cường hợp tác trong các thể chế kinh tế khu vực, liên khu vực và quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trung Quốc chúc mừng Việt Nam đã gia nhập WTO và tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tích cực đóng góp phần mình vào các hoạt động của tổ chức này sau khi trở thành thành viên chính thức.
Hai bên đã ký và nhất trí sẽ nhanh chóng triển khai thực hiện "Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp tác kinh tế thương mại song phương", đề ra phương hướng tổng thể về hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong 5-10 năm tới, xác định các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước.
Hai bên còn ký kết Bản ghi nhớ về việc triển khai Hợp tác "hai hành lang, một vành đai kinh tế" và một số văn kiện hợp tác kinh tế khác.
6- Hai bên đánh giá tích cực những tiến triển mà hai nước đã đạt được trong việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ. Hai bên đồng ý phối hợp chặt chẽ hơn nữa, áp dụng các biện pháp thiết thực và hiệu quả hơn, đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, bảo đảm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền và ký văn bản mới về quy chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008.
Tiếp tục thực hiện tốt "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ", triển khai tốt tuần tra chung giữa hải quân hai nước, công tác điều tra liên hợp nguồn lợi cũng như kiểm tra liên hợp trong Vùng đánh cá chung, tích cực hợp tác đẩy nhanh việc thực hiện Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong Vịnh Bắc Bộ, tiến hành công tác thăm dò chung các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định, giữ gìn trật tự sản xuất nghề cá bình thường, tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực khác như nghề cá, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn trên biển…
Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển ở khu vực này. Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được. Hai bên cùng nhau cố gắng giữ gìn ổn định tình hình Biển Ðông, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực phù hợp.
7- Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, ủng hộ "Luật Chống chia cắt đất nước", kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Ðài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. Mong muốn Trung Quốc sớm thực hiện thống nhất đất nước. Việt Nam không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Ðài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.
8- Hai bên hài lòng về hợp tác giữa hai nước trong công việc quốc tế và khu vực. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp và hợp tác trong khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), EAS, ARF, Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng…, cùng nhau làm hết sức mình vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Hai bên nhất trí cho rằng Liên hợp quốc cần góp phần nâng cao vai trò, hiệu quả trong việc đối phó với những thách thức và các mối đe dọa mới, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các thành viên, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Trung Quốc bày tỏ ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
9- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Ðào cảm ơn Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Ðảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho đoàn sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và hữu nghị, và trân trọng mời Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Trung Quốc vào thời gian thuận tiện. Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.
Nguồn: Biengioilanhtho
Tài liệu 3:
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 2 tháng 6 năm 2008
1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/5- 2/6/2008. Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào; lần lượt hội kiến với Ủy viên Trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Ngô Bang Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Giả Khánh Lâm. Phó Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tham dự các hoạt động liên quan. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm Tổ hợp Olympic Bắc Kinh và thăm tỉnh Giang Tô.
Trong bầu không khí chân thành, hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi về quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng và tích cực đối với việc đi sâu phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong thời kỳ mới, đối với hoà bình và phát triển của khu vực và thế giới.
2. Hai bên nhấn mạnh, con đường phát triển xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của mỗi nước là sự lựa chọn đúng đắn, đáp ứng lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu rực rỡ mà Trung Quốc giành được trong 30 năm cải cách mở cửa, tin tưởng vững chắc rằng, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam giành được trong sự nghiệp đổi mới, tin tưởng vững chắc rằng, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phía Việt Nam bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và lời thăm hỏi chân thành đối với những mất mát to lớn về người và của do trận động đất nghiêm trọng ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc gây ra và tin tưởng nhân dân Trung Quốc anh em nhất định sẽ sớm khắc phục được hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống; bày tỏ hoan nghênh đối với công tác chuẩn bị chu đáo của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 và sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của phía Trung Quốc để tổ chức thành công Đại hội thể thao này. Phía Trung Quốc bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với tình cảm hữu nghị và sự ủng hộ nói trên của phía Việt Nam.
3. Hai bên bày tỏ hài lòng trước những thành quả to lớn đã đạt được trong quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước trong những năm qua; khẳng định tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần hết sức gìn giữ và không ngừng phát huy mạnh mẽ. Hai bên nhất trí phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”; luôn luôn nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ hai nước, đảm bảo chắc chắn cho quan hệ hai nước phát triển lâu dài, ổn định và lành mạnh. Hai bên bày tỏ sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực, tăng cường tin cậy toàn diện lẫn nhau, đi sâu hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy cùng nhau phát triển, thúc đẩy thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước. Trên tinh thần coi trọng đại cục, hiệp thương hữu nghị, công bằng, hợp lý, cùng có lợi, cùng thắng, hai bên sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các nhận thức chung mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, tích cực hợp tác để xử lý và giải quyết thoả đáng các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước. Hai bên tăng cường phối hợp trong các công việc quốc tế và khu vực, cùng nhau thúc đẩy xây dựng hoà bình lâu dài, cùng phồn vinh ở châu Á và trên thế giới.
4. Hai bên nhấn mạnh sẽ tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp tiếp xúc mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; tuyên bố thiết lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam – Trung Quốc. Hai bên nhất trí phát huy đầy đủ vai trò của Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy toàn diện sự hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực; xây dựng cơ chế giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan Trung ương hữu quan của hai Đảng; đi sâu trao đổi về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và về xây dựng Đảng, quản lý đất nước; tiếp tục tổ chức tốt các cuộc hội thảo lý luận giữa hai Đảng; thúc đẩy hợp tác về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; thúc đẩy cơ chế hợp tác có hiệu quả giữa các bộ, ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh; mở rộng hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục…; triển khai mạnh mẽ giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức nhân dân; phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
5. Hai bên hài lòng trước đà phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây; nhất trí tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp tác kinh tế thương mại song phương; khẩn trương bàn bạc, ký kết và thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc”, xác định các lĩnh vực và dự án hợp tác trọng điểm; nâng cao hơn nữa quy mô và mức độ hợp tác kinh tế thương mại. Hai bên đồng ý trên tinh thần bổ sung ưu thế cho nhau, cùng có lợi, cùng thắng, tích cực tìm kiếm những lĩnh vực tăng trưởng mậu dịch mới, duy trì kim ngạch mậu dịch song phương tăng trưởng nhanh; đồng thời áp dụng những biện pháp thiết thực và có hiệu quả để cải thiện cơ cấu mậu dịch, thực hiện phát triển cân bằng mậu dịch song phương. Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Hai bên tăng cuờng hợp tác trong các dự án như: Bôxit Đắc Nông , các dự án trong khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” và các dự án lớn khác. Hai bên khẳng định tăng cường hợp tác trong các cơ chế kinh tế khu vực, liên khu vực và quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới…
Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật, và một số thoả thuận kinh tế thương mại khác về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam tín dụng ưu đãi và cho vay ưu đãi bên mua.
6. Hai bên hài lòng đối với việc cơ bản hoàn thành công tác phân giới biên giới trên đất liền; đồng ý phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tích cực giải quyết các vấn đề còn lại và đẩy nhanh tiến độ công tác, đảm bảo thực hiện đúng thời hạn mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền trong năm 2008 và sớm ký văn bản mới về quy chế quản lý biên giới nhằm xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa hai nước thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Hai bên tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; thực hiện tốt công tác kiểm tra liên hợp cũng như điều tra liên hợp nguồn thuỷ sản trong Vùng đánh cá chung và việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ; đẩy nhanh việc thực hiện “Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong vùng thoả thuận tại Vịnh Bắc Bộ”, phấn đấu sớm đạt kết quả thực chất trong hợp tác thăm dò, khai thác chung các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định Vịnh Bắc Bộ; giữ gìn trật tự sản xuất nghề cá bình thường, tích cực triển khai hợp tác nghề cá, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn trên biển ở Vịnh Bắc Bộ… Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động cùng khảo sát ở khu vực này. Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình Biển Ðông; tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được; đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực phù hợp.
7. Phía Việt Nam khẳng định thực hiện nhất quán chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức; Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.
8. Hai bên hài lòng về sự hợp tác giữa hai nước trong các công việc quốc tế và khu vực. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường sự hợp tác và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, APEC, Trung Quốc – ASEAN…, cùng nhau giữ gìn và thúc đẩy hoà bình, phồn vinh và phát triển của thế giới.
9. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và hữu nghị. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào sớm sang thăm lại Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời./.
Nguồn: Biengioilanhtho
-Phải kiểm soát chặt chẽ công nghệ khai thác bauxite-Danviet (Dân Việt) – Tại sao một dự án gần như là đào tài nguyên lên để bán lại phải đặt ra vấn đề hiệu quả kinh tế khi đã bắt đầu thực hiện? NTNN hỏi chuyện chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên cố vấn Chính phủ.
Theo ông, vì sao đến thời điểm này, khi mà dự án khai thác bauxite đã và đang được triển khai, thì vấn đề hiệu quả kinh tế lại một lần nữa được đặt ra?- TKV có vẻ đã quá quen với việc đào lên, không phải đóng thuế tài nguyên, để bán. Họ bỏ qua rất nhiều yếu tố, chẳng hạn những tác động ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, những lợi ích kinh tế phải hy sinh, tức là phí cơ hội. Hay các suất đầu tư đi kèm như điện, đường sá, cảng biển…
Chẳng hạn như điện, hiện nay dự án đang lấy điện từ EVN trong khi dự báo của EVN đến 2015 cả nước vẫn thiếu điện trầm trọng. Nếu các nhà máy đi vào hoạt động, đời sống nhân dân cũng như nền kinh tế nói chung phải nhường một phần rất lớn điện năng cho bauxite.
Hay như vấn đề vận tải, chủ đầu tư dự án phải đầu tư chứ không thể bắt nhà nước phải nâng cấp những con đường dân sinh để chở bauxite cho họ.
Quá nhiều yếu tố chưa được đặt ra trong khi tính toán hiệu quả kinh tế. Tôi cho rằng, dự án còn thiếu lý do để có thể thực hiện trong khi cần phải nhắc lại rằng tài nguyên thiên nhiên là của quốc gia, Nhà nước hay Chính phủ được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng hiệu quả.
Một con số được nhắc đi nhắc lại là việc khai thác bauxite sẽ đem lại khoảng gần 940 tỷ đồng mỗi năm. Mức lợi nhuận như vậy có tương xứng với những thiệt hại về mặt môi trường, xã hội mà chúng ta phải đánh đổi hay không?
- Tôi cho rằng, không thể có một con số lợi nhuận cụ thể nào có thể đem ra để lựa chọn, để so sánh với một vùng đất đang có nhiều cộng đồng dân cư sinh sống.
Vì thứ chất độc mà việc khai thác bauxite thải ra không biến mất sau 10 năm, sau 100 năm, mà nó tồn tại cả ngàn năm, vạn năm, không có cách gì "biến" chúng đi đâu được.
Ngay thời điểm này, người dân đã bị đầu độc bởi những dòng chất độc thải ra trong quá trình khai thác. Người ta đang bàn về công nghệ ướt hay công nghệ khô, những thứ đó thực chất chỉ là gây độc ít hay nhiều chứ đâu có làm hết được chất độc.
Xét về góc độ kinh tế, có điều gì bất thường khi các dự án bauxite ở Việt Nam sử dụng công nghệ khai thác của Trung Quốc, do nhà thầu Trung Quốc thực hiện, và thị trường cũng là Trung Quốc hoặc độc quyền mua hoặc có tính chất chi phối?
- Xét về góc độ kinh tế thì chúng ta phải lựa chọn công nghệ tốt nhất. Trong khi với công nghệ được lựa chọn hiện nay của Trung Quốc thì lại chưa qua một quá trình "trắc nghiệm" nào để có thể khẳng định nó là ưu việt.
Tôi cho rằng với vấn đề công nghệ thì phải được giám định cẩn trọng. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã tiến hành khai thác bauxite nhưng hầu như không quốc gia nào lưu lại chất độc như công nghệ Trung Quốc.
Có thể vì yếu tố giá rẻ của công nghệ này nhưng theo tôi vấn đề đặt ra là vấn đề giảm thiểu tối đa tác hại của chất độc chứ không phải rẻ hay đắt. Còn về vấn đề thị trường, tôi cho rằng nếu có 5-7 người mua thì sẽ tốt hơn, an toàn hơn là chỉ có một thị trường, dù khổng lồ.
Vì nếu như vậy sẽ dễ bị thị trường khống chế, làm giá, lúc đó mình không có thế và lực để thương lượng.
Xin cảm ơn ông!
Đ. T. – H. T.
Khảo sát thực địa 2 dự án bôxit(TT)-TT - Chiều 5-11, đoàn công tác hỗn hợp gồm đại diện các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ đã có mặt ở tỉnh Lâm Đồng để hôm nay (6-11) tiến hành khảo sát thực địa tại công trường xây dựng hai dự án khai thác bôxit chế biến alumin trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông.
Thành phần đoàn công tác gồm có ông Đặng Vũ Minh - chủ nhiệm và ông Nghiêm Vũ Khải - phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường của Quốc hội.
Về phía lãnh đạo các bộ gồm có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) Lê Dương Quang.
Ngoài ra còn có lãnh đạo các vụ, cục liên quan thuộc các bộ Công thương, Khoa học - công nghệ, Tài nguyên - môi trường cùng các nhà khoa học, chuyên gia của các viện nghiên cứu. Phía chủ đầu tư có ông Dương Văn Hòa - phó tổng giám đốc TKV.
Theo ông Bùi Cách Tuyến, đây là cuộc khảo sát chuyên đề về tình hình triển khai xây dựng, bảo vệ môi trường ở hai dự án khai thác bôxit và chế biến alumin theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Đoàn khảo sát hỗn hợp đánh giá thực địa dự án bauxite (Bee)-Thành phần đoàn công tác gồm có ông Đặng Vũ Minh - chủ nhiệm và ông Nghiêm Vũ Khải - phó chủ nhiệm Ủy ban KH-CN và môi trường của Quốc hội.Theo ông, vì sao đến thời điểm này, khi mà dự án khai thác bauxite đã và đang được triển khai, thì vấn đề hiệu quả kinh tế lại một lần nữa được đặt ra?- TKV có vẻ đã quá quen với việc đào lên, không phải đóng thuế tài nguyên, để bán. Họ bỏ qua rất nhiều yếu tố, chẳng hạn những tác động ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, những lợi ích kinh tế phải hy sinh, tức là phí cơ hội. Hay các suất đầu tư đi kèm như điện, đường sá, cảng biển…
Chẳng hạn như điện, hiện nay dự án đang lấy điện từ EVN trong khi dự báo của EVN đến 2015 cả nước vẫn thiếu điện trầm trọng. Nếu các nhà máy đi vào hoạt động, đời sống nhân dân cũng như nền kinh tế nói chung phải nhường một phần rất lớn điện năng cho bauxite.
Hay như vấn đề vận tải, chủ đầu tư dự án phải đầu tư chứ không thể bắt nhà nước phải nâng cấp những con đường dân sinh để chở bauxite cho họ.
Quá nhiều yếu tố chưa được đặt ra trong khi tính toán hiệu quả kinh tế. Tôi cho rằng, dự án còn thiếu lý do để có thể thực hiện trong khi cần phải nhắc lại rằng tài nguyên thiên nhiên là của quốc gia, Nhà nước hay Chính phủ được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng hiệu quả.
Một con số được nhắc đi nhắc lại là việc khai thác bauxite sẽ đem lại khoảng gần 940 tỷ đồng mỗi năm. Mức lợi nhuận như vậy có tương xứng với những thiệt hại về mặt môi trường, xã hội mà chúng ta phải đánh đổi hay không?
- Tôi cho rằng, không thể có một con số lợi nhuận cụ thể nào có thể đem ra để lựa chọn, để so sánh với một vùng đất đang có nhiều cộng đồng dân cư sinh sống.
Vì thứ chất độc mà việc khai thác bauxite thải ra không biến mất sau 10 năm, sau 100 năm, mà nó tồn tại cả ngàn năm, vạn năm, không có cách gì "biến" chúng đi đâu được.
Ngay thời điểm này, người dân đã bị đầu độc bởi những dòng chất độc thải ra trong quá trình khai thác. Người ta đang bàn về công nghệ ướt hay công nghệ khô, những thứ đó thực chất chỉ là gây độc ít hay nhiều chứ đâu có làm hết được chất độc.
Xét về góc độ kinh tế, có điều gì bất thường khi các dự án bauxite ở Việt Nam sử dụng công nghệ khai thác của Trung Quốc, do nhà thầu Trung Quốc thực hiện, và thị trường cũng là Trung Quốc hoặc độc quyền mua hoặc có tính chất chi phối?
Người ta đang bàn về công nghệ ướt hay công nghệ khô, những thứ đó thực chất chỉ là gây độc ít hay nhiều chứ đâu có làm hết được chất độc.Ông Bùi Kiến Thành
- Xét về góc độ kinh tế thì chúng ta phải lựa chọn công nghệ tốt nhất. Trong khi với công nghệ được lựa chọn hiện nay của Trung Quốc thì lại chưa qua một quá trình "trắc nghiệm" nào để có thể khẳng định nó là ưu việt.
Tôi cho rằng với vấn đề công nghệ thì phải được giám định cẩn trọng. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã tiến hành khai thác bauxite nhưng hầu như không quốc gia nào lưu lại chất độc như công nghệ Trung Quốc.
Có thể vì yếu tố giá rẻ của công nghệ này nhưng theo tôi vấn đề đặt ra là vấn đề giảm thiểu tối đa tác hại của chất độc chứ không phải rẻ hay đắt. Còn về vấn đề thị trường, tôi cho rằng nếu có 5-7 người mua thì sẽ tốt hơn, an toàn hơn là chỉ có một thị trường, dù khổng lồ.
Vì nếu như vậy sẽ dễ bị thị trường khống chế, làm giá, lúc đó mình không có thế và lực để thương lượng.
Xin cảm ơn ông!
Đ. T. – H. T.
Khảo sát thực địa 2 dự án bôxit(TT)-TT - Chiều 5-11, đoàn công tác hỗn hợp gồm đại diện các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ đã có mặt ở tỉnh Lâm Đồng để hôm nay (6-11) tiến hành khảo sát thực địa tại công trường xây dựng hai dự án khai thác bôxit chế biến alumin trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông.
Thành phần đoàn công tác gồm có ông Đặng Vũ Minh - chủ nhiệm và ông Nghiêm Vũ Khải - phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường của Quốc hội.
Về phía lãnh đạo các bộ gồm có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) Lê Dương Quang.
Ngoài ra còn có lãnh đạo các vụ, cục liên quan thuộc các bộ Công thương, Khoa học - công nghệ, Tài nguyên - môi trường cùng các nhà khoa học, chuyên gia của các viện nghiên cứu. Phía chủ đầu tư có ông Dương Văn Hòa - phó tổng giám đốc TKV.
Theo ông Bùi Cách Tuyến, đây là cuộc khảo sát chuyên đề về tình hình triển khai xây dựng, bảo vệ môi trường ở hai dự án khai thác bôxit và chế biến alumin theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải.
- Những “cơn khát” Bôxit – Kỳ 1: Cuộc chiến ở Orissa (Tuổi Trẻ) Xem để hiểu thêm trong cơn khát bôxit để phục vụ nền kinh tế đang phát triển nóng, nhiều nước trên thế giới đã phải trả giá về môi trường cũng như các vấn đề xã hội như thế nào?-- Danh sách ký kiến nghị (2) tính đến ngày 4/11/2010 (2699 người) (Boxitvn)
- Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên cố vấn Chính phủ: Phải kiểm soát chặt chẽ công nghệ khai thác bauxite (Dân Việt). Người ta đang bàn về công nghệ ướt hay công nghệ khô, những thứ đó thực chất chỉ là gây độc ít hay nhiều chứ đâu có làm hết được chất độc.
- Giá trị mất đi của một dự án : khía cạnh cần xem xét cho dự án bauxite nvtuan.
Entry này dành cho bài viết của tác giả Nguyễn Quang Minh, người đã trở thành cộng tác viên thân tín của trang web này. Bài này đáng chú ý, vì trong đó tác giả bàn về một khía cạnh khác của dự án bauxite mà ít ai nghĩ đến: đó là giá trị mất đi của một dự án.
Thông thường, khi nghĩ đến một dự án, chúng ta nghĩ đến cái lợi và cái hại trong tương lai. Người đề xướng dự án thì chắc chắn phải nhấn mạnh cái lợi, và làm thấp cái hại. Còn người phản bác thì nhấn mạnh những hệ quả tiêu cực của dự án, nhưng xem nhẹ tính tích cực của nó. Liên quan đến vấn đề bauxite, hình như chưa ai ngoài ông Bùi Kiến Thành bàn về giá trị mất đi sau khi dự án khai thác bauxite kết thúc. Câu hỏi đặt ra là: sau khi dự án kết thúc, chúng ta mất cái gì. Mất môi trường là chuyện có thể thấy trước mắt, nhưng cái mất đó còn kéo theo cả một chuỗi hệ lụy khác. Bài này bàn đến khía cạnh đó.
Xin giới thiệu cùng các bạn. NVT
===
Giá trị mất đi của một dự án
Ông Bùi Kiến Thành: Làm bauxite ở Tây Nguyên không có hiệu quả kinh tế mà chỉ hủy hoại môi trường. Khi tính hiệu quả kinh tế của một dự án phải tính tất cả giá trị dự án đó làm ra và mất đi (nguồn http://nld.com.vn ).
Dù ký tên ủng hộ Kiến nghị dừng dự án bauxite ở Tây Nguyên nhưng tôi không nghĩ đến việc lên tiếng vì đây không phải là lãnh vực chuyên môn. Nay may mắn, nhờ có bài phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành khi nói đến tính hiệu quả của giá trị dự án khi nó làm ra và mất đi, đã tạo động lực chính cho tôi viết bài này. Xin đóng góp thêm vài ý thật nhỏ về cái giá trị mất đi của một dự án.
Bauxite giống như dầu khí, than là những tài nguyên sẽ cạn kiệt sau khi khai thác. Đó là tính cạn kiệt của khoáng sản.
Và sau khi kết thúc của một dự án, phải tính đến phí tổn tháo gỡ (Decommissioning, abandonment hay removal costs). Phí tổn phá bỏ, tháo gỡ hay phí tổn bảo trì nếu tiếp tục duy trì dàn khoan ngoài khơi hay hồ chứa bùn đỏ. Ngay cả khai thác mỏ than cũng không có chuyện ngoại lệ. Vì vấn đề môi trường cho đời sống an toàn con người hôm nay và thế hệ tương lai. Vì chúng ta ai cũng biết rằng việc khai thác một số khoáng sản có thể gây tác hại khủng khiếp cho môi trường. Dầu tràn tràn dầu chảy vào vịnh Mexico ở Mỹ và bùn đỏ bauxite tràn ở Hungary là dẫn chứng sống động gần nhất.
Dù là chi phí phát sinh sau một thời gian dài, thường là 20 đến 50 năm, không phải là không tính được theo nguyên tắc giá trị hiện tại (NPV, net present value) trên một giải pháp kỹ thuật hiện đại chọn lựa tối ưu. Và ngành công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi đã phải bắt buộc xét đến yếu tố này khi tính toán hiệu quả của một dự án khai thác. Luật dầu khí Na Uy buộc các công ty dầu khí phải dự trù phí tổn này, chia đều hàng năm khi một mỏ dầu đi vào sản xuất. Luật thuế Na Uy còn khắt khe hơn, không cho phép khoản chi phí dự trù này (accrued costs for removal) vào phí được bớt thuế. Thuật ngữ chuyên môn gọi là asset retirement obligations (ARO). Tại Na Uy, các công ty/chủ dự án khai thác dầu khí và khoáng sản hàng năm phải dự trù chi phí này và tồn khoản nợ dài hạn (accumulated long-term liabilities) của ARO lên đến đến cả tỷ USD. Hàng năm phải điều chỉnh tồn khoản nợ này theo nguyên tắc giá trị hiện tại (NPV) cho đến kết thúc đời sống của một dự án khai thác. Khoản nợ dài hạn này, công ty hay chủ dự án sẽ phải đem ra để tái tạo môi trường theo phương án công nghệ hiện tại tốt nhất cho an toàn và môi trường sống.
Điều này có nghĩa là giá trị mất đi phải được tính bằng thuế và dự trù phí tổn để bảo vệ môi trường sau khi khai thác.
Ở Việt Nam, tôi không biết chắc công ty khai thác dầu khí (thí dụ PV Oil hay PV Gas ...) phải chịu tỷ xuất thuế lợi tức là bao nhiêu vì Việt Nam theo chính sách hợp đồng phân chia sản phẩm (Production sharing contract, PSC) còn Na Uy theo chính sách nhượng địa (consession system). Tại Na Uy, thuế lợi tức tổng quát là 28% cho tất cả các hoạt động kinh doanh, sản xuất nhưng 78% cho ngành khai thác dầu khí. Khoản thuế cách biệt 50% thu vào được dành cho phúc lợi công, không chỉ cho thế hệ ngày hôm nay mà nhiều thế hệ mai sau. Đây là trách nhiệm đặt trên vai mỗi nhà lập pháp.
Dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên quá lớn và quá nguy hiểm, cả về văn hóa, quốc phòng, kinh tế và môi trường. Trách nhiệm này thuộc về Quốc hội, không thể khoán trắng cho Tập đoàn Than Khoáng Sản (TKV) hay Chính phủ vì họ là người thừa hành, mặc dù Quốc hội đã mang tiếng gật gật trừ một lần can đảm ra nghị quyết lịch sử bác dự án đường sắt cao tốc (*).
Đã là người thừa hành thì viễn kiến của họ ngắn và mang tính cơ hội. Bởi vậy TKV hay bộ chủ quản Công Thương đã quên đến khoản giá trị mất đi này để là điều dễ hiểu. Vậy toàn bộ tính toán hiệu quả kinh tế của dự án khai thái bauxite Tây Nguyên của TKV mang nhiều tính viễn vông hơn là thuyết phục. Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) của TKV là 11,4% (Tân Rai) và 10,6% (Nhân Cơ) là con số mới nhất sau những điều chỉnh ngược đời và lạc quan tếu chỉ là con số vô hồn, thiếu thuyết phục. Xin đọc thêm bài Độ tin cậy của những con số, từ nguồn http://nguyenvanphu.blogspot.com .
Tôi thiết nghĩ – xin cứ hiểu là thiện ý -- khi thủ tướng khẳng định và bảo lưu dự án khai bauxite là ”chủ trương lớn” có thể vì ông dựa vào những con số TKV cung cấp. Nhưng có lẽ cũng cần phải xem xét đến những con số mang tính phản biện, nhất là những con số phản ảnh giá trị mất đi sau khi xong dự án bauxite.
Nguyễn Quang Minh
Stavanger-Na Uy 31/10-2010
(*) Nguồn Tuoitre . Đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) tâm sự: “Đại biểu Quốc hội các ông không giải quyết được thì chúng tôi coi các ông cũng chỉ là cái bưu điện thôi. Nghe dân nói như vậy tôi rất đau”.
-------
- Công ty Mỹ muốn hợp tác khai thác bauxite ở Tây Nguyên (Bee)- 04/11/2010 08:34:34
Ngày 2/11, ông Deve Olney, Phó Giám đốc Tập đoàn Alcoa (hãng sản xuất nhôm lớn nhất tại Mỹ), đến tỉnh Đăk Nông tìm hiểu các dự án khai thác bauxite và chia sẻ kinh nghiệm trong việc khai thác.Việc thải ướt hoặc khô đều có thể sử dụng được, không có phương pháp nào tốt hơn
Cùng đi có ông Douglas Peterson, nguyên đại sứ Mỹ tại Việt Nam, hiện là cố vấn của Tập đoàn Alcoa.
Liên quan đến xây dựng hồ bùn đỏ tại Việt Nam, ông Deve Olney khẳng định việc thải ướt hoặc khô đều có thể sử dụng được, không có phương pháp nào tốt hơn. Sử dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào lượng mưa, độ bay hơi và địa hình. Phó Giám đốc Tập đoàn Alcoa muốn được hợp tác với Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ công nghệ trong quá trình khai thác bauxite, luyện alumin.
Ông Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông, cho biết tỉnh sẽ báo cáo Chính phủ về những đề đạt của Tập đoàn Alcoa để sớm có hướng giải quyết.
(Theo PL TP.HCM)
- Danh sách ký kiến nghị (2) tính đến ngày 3/11/2010 (2617 người) (boxitvn)
- Chuyển quặng bauxite xuống Bình Thuận không khó? (Bee) Các chuyên gia cho hay, công nghệ vận chuyển đưa quặng bauxite sau khai thác ở Tây Nguyên xuống Bình Thuận để chế tác alumin không hề khó-- Bùn đỏ giữa Quốc hội: Hai vấn đề chính chưa được nói tới (VOA)-- Bauxite Tây Nguyên: Đã an toàn, hay cần dừng lại (Dân Việt)
TIN LIÊN QUAN |
---|
Cùng đi có ông Douglas Peterson, nguyên đại sứ Mỹ tại Việt Nam, hiện là cố vấn của Tập đoàn Alcoa.
Liên quan đến xây dựng hồ bùn đỏ tại Việt Nam, ông Deve Olney khẳng định việc thải ướt hoặc khô đều có thể sử dụng được, không có phương pháp nào tốt hơn. Sử dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào lượng mưa, độ bay hơi và địa hình. Phó Giám đốc Tập đoàn Alcoa muốn được hợp tác với Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ công nghệ trong quá trình khai thác bauxite, luyện alumin.
Ông Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông, cho biết tỉnh sẽ báo cáo Chính phủ về những đề đạt của Tập đoàn Alcoa để sớm có hướng giải quyết.
(Theo PL TP.HCM)
- Danh sách ký kiến nghị (2) tính đến ngày 3/11/2010 (2617 người) (boxitvn)
- Chuyển quặng bauxite xuống Bình Thuận không khó? (Bee) Các chuyên gia cho hay, công nghệ vận chuyển đưa quặng bauxite sau khai thác ở Tây Nguyên xuống Bình Thuận để chế tác alumin không hề khó-- Bùn đỏ giữa Quốc hội: Hai vấn đề chính chưa được nói tới (VOA)-- Bauxite Tây Nguyên: Đã an toàn, hay cần dừng lại (Dân Việt)
Khai thác bôxit ở Tây nguyên: Có vỡ hồ bùn đỏ không? (TT)-Có vỡ hồ bùn đỏ hay không? Hiện nay trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, chúng tôi đã đặt khả năng vỡ hồ thì làm như thế nào? Trong khu chứa bùn đỏ này chia ra làm các hồ. Khi thải ra hồ thứ nhất có sự cố vỡ thì hồ thứ hai phải hứng cái vỡ của hồ thứ nhất, tương tự như vậy. Khi đã thải đến hồ thứ ba thì hồ thứ nhất đã tháo nước và đã khô. Khô ở hồ thứ nhất là phải trồng cây. Đến hồ cuối cùng nếu vỡ thì giải pháp như thế nào?
Hiện nay chúng tôi đang yêu cầu Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản VN (TKV), trong báo cáo đánh giá tác động môi trường dành ra một diện tích khoảng 50ha. Nếu như hồ cuối cùng vỡ thì toàn bộ 50ha này phải chứa.
Vấn đề là TKV có thực hiện đúng theo những điều trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không? Bộ Tài nguyên - môi trường đã quyết định thành lập một tổ giám sát, hoạt động đến khi nghiệm thu xong tất cả công trình này có bảo đảm điều kiện môi trường thì lúc đó mới cho vào khai thác. Hiện nay tổ giám sát đã thực hiện ba cuộc giám sát, đã lưu ý và ghi sổ nhật ký hằng ngày của đơn vị thi công.
* Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai):
Tôi vẫn chưa an lòng
Sự cố vỡ đập bùn đỏ ở Hungary xới lại một vấn đề mà toàn xã hội quan tâm về an toàn môi trường, hiệu quả kinh tế của dự án khai thác bôxit ở Tây nguyên. Những điều Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên phát biểu chưa thật sự làm an lòng tôi. Bởi lẽ như bộ trưởng nói tất cả việc triển khai xây dựng báo cáo về môi trường diễn ra cách đây một năm, không biết sau sự cố Hungary, đoàn giám sát của bộ đã đi chưa?
Nhiều người đặt dấu hỏi về khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn? Còn nhiều vấn đề đáng lo ngại về hiệu quả kinh tế trong khai thác và tiêu thụ, về sự thiếu đồng bộ giữa dự án khai thác và điều kiện hạ tầng để vận chuyển, về sự lựa chọn công nghệ và địa điểm chế biến tối ưu, về những rủi ro của sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó còn là diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt...
V.V.THÀNH
Chuyên gia Mỹ làm việc với Đắk Nông về khai thác bôxit
Ngày 2-11, ông Dave Olney - phó chủ tịch phụ trách các dự án khai thác bôxit và sản xuất alumin Tập đoàn Alcoa - đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Nông về vấn đề khai thác bôxit và quản lý bùn đỏ.
Ông Dave Olney cho biết việc khai thác bôxit ở Đắk Nông muộn hơn so với nhiều nước nên có nhiều cơ hội và điều kiện để lựa chọn công nghệ quản lý bùn đỏ tốt, hiệu quả và khoa học hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia Alcoa đã giới thiệu sơ bộ các công nghệ quản lý bùn đỏ mà tập đoàn này đang sở hữu.
Theo đó, công nghệ quản lý bùn đỏ của Alcoa có nhiều điểm khác biệt và tân tiến hơn hẳn công nghệ của Hungary, với cả hai phương pháp thải khô và ướt đều có giá trị khoa học, kinh tế tương đương nhau. Việc chọn phương pháp thải khô hay ướt phụ thuộc vào lượng mưa, độ bay hơi và địa hình của từng dự án.
Vấn đề là TKV có thực hiện đúng theo những điều trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không? Bộ Tài nguyên - môi trường đã quyết định thành lập một tổ giám sát, hoạt động đến khi nghiệm thu xong tất cả công trình này có bảo đảm điều kiện môi trường thì lúc đó mới cho vào khai thác. Hiện nay tổ giám sát đã thực hiện ba cuộc giám sát, đã lưu ý và ghi sổ nhật ký hằng ngày của đơn vị thi công.
* Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai):
Tôi vẫn chưa an lòng
Sự cố vỡ đập bùn đỏ ở Hungary xới lại một vấn đề mà toàn xã hội quan tâm về an toàn môi trường, hiệu quả kinh tế của dự án khai thác bôxit ở Tây nguyên. Những điều Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên phát biểu chưa thật sự làm an lòng tôi. Bởi lẽ như bộ trưởng nói tất cả việc triển khai xây dựng báo cáo về môi trường diễn ra cách đây một năm, không biết sau sự cố Hungary, đoàn giám sát của bộ đã đi chưa?
Nhiều người đặt dấu hỏi về khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn? Còn nhiều vấn đề đáng lo ngại về hiệu quả kinh tế trong khai thác và tiêu thụ, về sự thiếu đồng bộ giữa dự án khai thác và điều kiện hạ tầng để vận chuyển, về sự lựa chọn công nghệ và địa điểm chế biến tối ưu, về những rủi ro của sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó còn là diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt...
V.V.THÀNH
Chuyên gia Mỹ làm việc với Đắk Nông về khai thác bôxit
Ngày 2-11, ông Dave Olney - phó chủ tịch phụ trách các dự án khai thác bôxit và sản xuất alumin Tập đoàn Alcoa - đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Nông về vấn đề khai thác bôxit và quản lý bùn đỏ.
Ông Dave Olney cho biết việc khai thác bôxit ở Đắk Nông muộn hơn so với nhiều nước nên có nhiều cơ hội và điều kiện để lựa chọn công nghệ quản lý bùn đỏ tốt, hiệu quả và khoa học hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia Alcoa đã giới thiệu sơ bộ các công nghệ quản lý bùn đỏ mà tập đoàn này đang sở hữu.
Theo đó, công nghệ quản lý bùn đỏ của Alcoa có nhiều điểm khác biệt và tân tiến hơn hẳn công nghệ của Hungary, với cả hai phương pháp thải khô và ướt đều có giá trị khoa học, kinh tế tương đương nhau. Việc chọn phương pháp thải khô hay ướt phụ thuộc vào lượng mưa, độ bay hơi và địa hình của từng dự án.
Ban đầu, việc cái tên Nguyễn Huệ Chi dồn dập xuất hiện trên các tựa bài tại talawas không làm tôi quan tâm, vì nghĩ đó chỉ là kết quả của những hiệu ứng tích cực gần đây. Nhưng rồi, khi vào đọc thử do thấy có trao đổi ở dạng thư mở, mới hay, có sự thay đổi về “kết cấu nhân sự” của kiến nghị mới.
Tôi không bàn chuyện đó là thay đổi lớn hay nhỏ. Tôi không cần tìm xem trong danh sách kèm theo kiến nghị có chữ ký tay của các nhân vật “trọng lượng”, danh tánh của nhóm BVN và IDS cũ có liền ngay sau đó hay không. Tôi đồng ý với GS. Nguyễn Huệ Chi là “mục tiêu tối thượng của chúng ta là cái hồ bùn đỏ chứa những chất độc hại khổng lồ đang treo lơ lửng trên đầu nhân dân”. Tôi cũng tán thành ngụ ý cho rằng BVN không mất đi vai trò, bởi “ngẫm một chút mà xem, con số hơn 1500 người (lúc bấy giờ) mà báo chí loan tin thì họ có thể lấy ở đâu khác ngoài BVN”.
Tuy nhiên, tôi không cho rằng việc báo chí “chính thống” phớt lờ nhóm khởi xướng ban đầu là “cần thông cảm”, dù sẽ đặt chuyện đó sang một bên. Tôi cũng hoàn toàn không ủng hộ việc – giả như – kiến nghị mới không còn đặt BVN và IDS cũ trong nhóm khởi xướng mà nay bao gồm các nhân vật quan trọng, để thay bằng nhóm khởi xướng mới chỉ có các tên tuổi sau. Bởi lẽ:
1.
Kiến nghị đạt đến tầm mức hiện nay, trong bối cảnh hiện thời, là một thành công lớn trên con đường phát triển xã hội dân sự ở nước ta, mà bản chất, hình thức và kết quả của nó cần được minh định và giữ vững, đúng với bản thân nó. Ở đây, Kiến nghị là một cuộc vận động xã hội-chính trị của giới trí thức và có sự tham gia sau đó của giới chính trị nguyên và đương chức, chứ không phải ngược lại.
Sự tham gia của các vị đương và nguyên quan chức cấp cao đã tạo nên bước ngoặt mới cho cuộc vận động. Việc để (những) ai lên đầu danh sách chỉ là tiểu tiết. Thế nhưng, nếu BVN và IDS cũ không còn đặt ở vị trí khởi xướng – như vốn là vậy – thì cho dù có vì xem trọng cái “tối thượng”, cũng sẽ là một bước lùi cho xã hội dân sự, vì đã gần như đưa nó về lại quỹ đạo của xã hội toàn trị, nơi “đề cao” những đề đạt xin-cho dưới các hình thức “cổ điển”, đề cao uy thế của giới “vai vế” chính trị, hơn là coi trọng phản biện dưới các hình thức dân chủ cũng như vị thế của trí thức và các cộng đồng xã hội.
2.
Cần “tạo điều kiện” và thúc đầy giới “tinh hoa” chính trị, trong đó có nguyên lãnh đạo các cấp, tự ý thức về sự chủ động và tích cực mang tính trách nhiệm chính trị của mình, đồng thời thực hiện nó một cách hiệu quả. Qua đó, họ sẽ gia nhập vào hoạt động của xã hội dân sự với tư cách thành viên của các cộng đồng xã hội, thay vì từ vị trí của “vai vế”.
Có thể một phần hay toàn bộ các vị nguyên và đương chức đó không công khai nhưng đã âm thầm góp phần khởi xướng Kiến nghị. Có thể xem sự tham gia vào Kiến nghị là bước đầu quan trọng của quá trình họ hội nhập vào xã hội dân sự. Cũng có thể xem việc có mặt trong nhóm khởi xướng là một hình thức tôn vinh sự lãnh đạo của họ đối với cuộc vận động, tạo tiền đề cho một tiến trình xa hơn, v.v… Nhưng không thể và không nên vì thế mà đưa BVN và IDS cũ ra khỏi nhóm khởi xướng.
3.
Đúng là tình hình nào thì đối sách đó, và luôn cần những bước lùi thích hợp để đạt mục tiêu cuối cùng, nhưng có cần phải lùi như thế đối với Kiến nghị? Theo tôi là không.
Với những thực tế và diễn biến gần đây, vốn đã có đủ cơ sở chiến lược và thời cơ để dừng các dự án bauxite, tôi tin giới lãnh đạo sẽ có đủ dũng khí để làm điều đó, trừ khi họ không còn chút năng lực nhận thức và phân biệt đúng sai nào. Vấn đề còn lại là từng bước hay tức thời, và hình thức nào để giải quyết hậu quả kinh tế cũng như không làm xấu mặt người bạn lớn.
Mà, quyết định đó, nếu được đưa ra, sẽ không cần đến việc đặt BVN và IDS cũ ra khỏi nhóm khởi xướng của Kiến nghị.
4.
Ngoài ra, việc duy trì nhóm khởi xướng cũ còn có ý nghĩa khẳng định hiệu lực của đời sống mạng –một phần của xã hội dân sự hiện đại, để thế giới mạng công nhiên bước ra ngoài thế giới thực.
Những năm qua, cư dân mạng đã thật sự đóng góp một phần rất đáng kể vào việc phát hiện, nhận thức và điều chỉnh các vấn đề có tầm quốc gia và chiến lược. Chính quyền Việt Nam chắc chắn cũng ngấm ngầm dùng thế giới ảo cho mục đích tạo dư luận, gây “sức ép mềm” với Bắc Kinh, phục vụ cho các mục tiêu chiến thuật và chiến lược, nhưng lại giữ một thái độ rất ít thiện cảm với nó. Hơn nữa, đời sống thông tin của đại bộ phận người Việt vẫn chỉ là các phương tiện truyền thông truyền thống. Nay, những bước thành công của Kiến nghị, với việc công khai “bản chất mạng” của nó, sẽ là dịp lan tỏa thêm đến công chúng.
*
Và, để kết thúc:
- Ngoài thành quả xã hội, kinh tế, môi trường, văn hóa…, là những điều sẽ đạt được từ Kiến nghị, việc giữ lấy thành quả xã hội dân sự của Kiến nghị cũng không hề là chuyện “nâng quan điểm”. Những người thuộc hai nhóm khởi xướng ban đầu có thể không tiện nói ra vì dễ bị nhầm lẫn thành chuyện khác, nhưng đây không thể không là điều nên lên tiếng. Tuy nhiên, cần cảnh giác trước việc người ta có thể lợi dụng vấn đề này để gây chia rẽ giữa trí thức với giới nguyên và đương chức tiến bộ, cũng như phá hoại tiến trình của Kiến nghị.
- Bài này chỉ là những lời lẽ vô bổ và phí phạm thì giờ nếu cái “giả như” đã nói bên trên là không đúng.
- Nếu cái “giả như” đó là đúng, tôi xin rút lại chữ ký của mình trong Kiến nghị cuối cùng, khi chốt lại danh sách sau này, bởi chỉ một lý do, là tính minh định ban đầu của nó.
02/11/2010
© 2010 Lê Tuấn Huy
© 2010 talawas
Dự án bauxite: Đã lường hết mọi rủi ro (PL)-Tiếp tục ủng hộ duy trì dự án bauxite, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nói: “Báo cáo đánh giá tác động môi trường do TKV lập và Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức hội đồng thẩm định đã thẩm định, phê duyệt với chất lượng cao nhất”.
Đề nghị công khai danh tính khi biểu quyết về dự án bô xít (VnEx 2-11-10) --Khai thác bôxit ở Tây nguyên: Có vỡ hồ bùn đỏ không? TT - Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tại phiên họp Quốc hội ngày 2-11, Tuổi Trẻ ghi nhận 2 ký kiến liên quan đến việc khai thác bôxit ở Tây Nguyên.-Đã an toàn, hay cần dừng lại (Dân Việt) - Khai thác bô-xit Tây Nguyên: An toàn về môi trường (Hà Nội Mới) Bộ trưởng khẳng định, với các chỉ tiêu, với các tiêu chuẩn là tiêu chuẩn hiện đại của thế giới, với các chỉ tiêu về môi trường nghiêm ngặt nhất của Việt Nam qui định và với các yêu cầu cân, đong, đo, đếm…, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định và phê duyệt với chất lượng cao nhất. Hội đồng gồm 21 người, trong đó có 18 nhà khoa học, gồm các giáo sư, các phó giáo sư và các tiến sỹ, chủ yếu là các đồng chí là viện trưởng, viện phó, giám đốc trung tâm khoa học, hiệu trưởng, hiệu phó các trường đại học..
- Vinashin: “Nóng rẫy” bài học quản trị doanh nghiệp (VNR500) TS Đào Văn Khanh Đại học Cần Thơ
- Ông Dương Trung Quốc đặt câu hỏi Chuyện bô-xít: Có phải “ván đã đóng thuyền”? (VNR500) Không lẽ Chính phủ, tôi dùng chữ “vô cảm” đến mức không hề đả động trong nội dung báo cáo trước Quốc hội và Quốc hội cũng không yêu cầu Chính phủ giải trình trước hết để làm an lòng dân, sau nữa thể hiện tính nhạy bén và trách nhiệm giám sát thường xuyên của mình. Người dân quan sát thấy dường như cả Quốc hội và Chính phủ đều coi câu chuyện bôxít đã là chuyện “ván đã đóng thuyền”.
“Bài học Vinashin có thể soi vào dự án bauxite” (Bee)-ĐB Dương Trung Quốc: “Bài học Vinashin có thể soi vào dự án bauxite” và “cân nhắc kỹ có thể dừng dự án bauxite để bàn bạc cho thấu tháo”--Sản xuất alumina và nhôm ở Trung Quốc Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu nhôm từ năm 2002, và từ các năm gần đây nhập alumina cho các lò luyện nhôm (chủ yếu ở Sơn Đông, Bắc Kinh, Hà Nam). Bauxite là quăng thô, sau đó chuyển thành alumina (aluminium oxide) và cuối cùng luyện thành nhôm. Giá nhôm cao rất nhiều so với quặng alumina. Qua các thống kê sản xuất alumina và aluminium (nhôm) ta thấy rõ Trung Quốc trong các năm vừa qua đã chuyển qua các công nghệ có lợi nhuận cao, ít có sự ảnh hưởng môi trường và tích cực đầu tư ở nước ngoài sản xuất alumina (ở Việt Nam, Australia hay các nước khác).
Bảng 1 – Primary Aluminium Production Of China For September 2010
点击:5
Nguồn: http://www.worldal.com/market/statistics/2010-10-26/128805556430886.shtml
Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu nhiều aluminium (nhôm) hơn nhập khẩu từ năm 2006. Nhôm có giá hơn alumina, ít tổn hại môi trường khi chế biến hơn lọc alumina từ quặng bauxite. Thay vào đó Trung Quốc mặc dầu sản xuất alumina gia tăng mạnh từ năm 2005 nhưng càng thấy giá thành sản xuất cao (nếu không có chế độ ưu đãi điện, thuế) và thiệt hại môi trường nên bắt đầu nhập alumina, chủ yếu là từ Australia. Một số nhà máy như ở Sơn Đông chủ yếu nhập alumina rồi luyện nhôm. Luyện nhôm cần điện giải vì thế cần nguồn điện dồi dào, Việt Nam chưa có đủ nguồn điện để có thể làm nhôm.
Hiện nay giá alumina chủ yếu dựa vào giá nhôm (trên thị trường London Metal Exchange (LME) thì alumina thay đổi vào khoảng 10% giá nhôm). Khuynh hướng gần đây, bắt đầu từ cuối năm 2009, là giá alumina sẽ không còn tùy thuộc vào giá nhôm trực tiếp mà tùy theo đòi hỏi của thị trường để phản ảnh trung thực hơn giá thành và độ cung cầu của alumina trên thị trường thế giới.
Cũng nên phân biệt là giá trên thị trường là giá giao ngay (spot price), còn giá hợp đồng ngắn hạn (3 tháng) hay dài hạn (1 năm) giữa nhà sản xuất và công ty đối tác mua lúc nào cũng thấp hơn giá thị trường giá giao ngay.
Về vấn đề vận hành nhà máy alumina ở Tân Rai, Đắk Nông (Tây Nguyên) của công ty Than và Khoáng sản (TKS) Việt Nam, theo những tuyên bố của lãnh đạo TKS và những người có trách nhiệm ở Bộ Công Thương thì đã có một số đối tác muốn ký hợp đồng mua sản phẩm alumina. Nếu TKS Việt Nam chủ yếu ký hợp đồng với khách hàng mua alumina (đây có lẽ là phương án duy nhất mà bắt buộc TKS phải làm khi mới bắt đầu bước vào thị trường alumina) thì chỉ được giá kém giá thị trường nhiều. Bài tính này cũng phải được mang vào trong kế hoạch kinh tế khi thực hiện dự án chứ không phải dùng giá lạc quan cao trên thị trường trong bài toán khả thi xây dựng nhà máy. Trung Quốc là một thị trường alumina và nhôm lớn nhất nên giá alumina cũng lệ thuộc nhiều vào sự cung cầu ở Trung Quốc vì thế không loại bỏ chính sách của trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đến các nhà máy alumina ở Tây Nguyên nếu các nhà máy này hoạt động theo dự định.
Bảy nhà máy sản xuất alumina ở Australia, sản xuất khoảng 30% lượng alumina trên thế giới, vì vậy Trung Quốc chủ yếu nhập alumina từ Australia và vài năm nay đã chú ý đầu tư vào nơi này. Sản xuất alumina ở Australia rất hữu hiệu và giá thành thấp vì công nghệ cao có hiệu suất tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với các nhà máy khác. Vì vậy TKS phải có sức cạnh tranh sau này với giá thành thật thấp dùng công nghệ cao hữu hiệu và vị trí kinh tế sản xuất, chuyên chở thuận tiện mới hy vọng cạnh tranh và có lợi nhuận cao được.
(Nguồn: China Industry Report 2009 – http://www.researchinchina.com/FreeReport/PdfFile/634007026036372500.pdf)
Bảng 2 – China’s Alumina Production For Year 2009
点击:54
Nguồn: http://www.worldal.com/market/statistics/2010-02-24/126698129826951.shtml
Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2009, nhập khoảng 2 triệu tấn alumina (3) và sản xuất khoảng 10,5 triệu tấn (xem bảng 2). Về nhôm thì trong 9 tháng đầu năm 2009 (tháng 1 đến 9), Trung Quốc sản xuất 9 triệu tấn nhôm (xem bảng 1) và cũng trong thời gian này, Trung Quốc xuất khẩu 2,15 triệu tấn nhôm, gồm 2 loại: nhôm chưa gia công (unwrought) và nhôm đã cán (rolled aluminium), tăng 217,3% so với năm trước (4) trong khi chỉ nhập 725,448 tấn nhôm chưa gia công và nhôm đã cán.
Từ năm 2002, khi Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu nhôm, cho đến nay rõ ràng là mặc dầu lúc đầu có tăng sản xuất alumina rất nhiều nhưng các năm gần đây đã cũng cố tập trung lại sự sản xuất phân tán alumina ở nhiều nơi, đóng cửa các nhà máy không kinh tế và ô nhiễm nhiều như ở Quảng Tây và sẵn sàng nhập alumina, cũng như đầu tư vào các nước có bauxite và công nghệ cao với hiệu năng năng lượng và kinh tế cao hơn như ở Australia. Dùng công nghệ Trung Quốc lại thêm đặt ở trên vị trí chiến lược Tây Nguyên, có nguy cơ ảnh hưởng xấu và tác hại lớn đến môi trường thay vì ở bờ biển gần cảng là một sai lầm chiến lược kinh tế, xã hội và môi trường to lớn của TKS nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hầu như tất cả những tư liệu về khả thi kinh tế, đánh giá môi trường liên quan đến dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ cũng như các kiểm tra thẩm định đều không thực sự được minh bạch, được công chúng biết đến mà chỉ có trong tay các vị trách nhiệm ở TKS, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên – Môi trường. Chỉ khi có sự kiện gần đây như ở Hungary và dư luận phản ảnh lên tiếng cùng kiến nghị thì mới có một vài thông tin, con số được những người có trách nhiệm phát biểu trong những tranh luận có vẻ như có thể thuyết phục được. Nhưng nếu có thể khả năng thuyết phục được dễ dàng thì không hiểu sao lúc đầu lại không công bố rộng rãi trong dân chúng để mọi người được thông hiểu hơn và cho Huốc hội thông tin để bàn luận. Hỏi tức là trả lời.
N. Đ. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Tham khảo:
(1) http://www.worldal.com/market/statistics/2010-10-26/128805556430886.shtml
(2) http://www.worldal.com/market/statistics/2010-02-24/126698129826951.shtml
(3) China industry report, 2009, http://www.researchinchina.com/FreeReport/PdfFile/634007026036372500.pdf
(4) E-to China, Preliminary Customs Statistics of China’s Import and Export of Copper and Aluminum in September, http://www.e-to-china.com/2010/1018/87262.html
------------
点击:5
Period | Reported Primary Aluminium Production (Thousands of Metric Tons) | Daily Average |
Year 2006 | 9,349 | 25.6 |
Year 2007 | 12,588 | 34.5 |
Year 2008 | 13,105 | 35.8 |
Year 2009 | 12,964 | 35.5 |
Jan - Sep 2009 | 9,012 | 33.0 |
Jan - Sep 2010 | 12,397 | 45.4 |
Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu nhiều aluminium (nhôm) hơn nhập khẩu từ năm 2006. Nhôm có giá hơn alumina, ít tổn hại môi trường khi chế biến hơn lọc alumina từ quặng bauxite. Thay vào đó Trung Quốc mặc dầu sản xuất alumina gia tăng mạnh từ năm 2005 nhưng càng thấy giá thành sản xuất cao (nếu không có chế độ ưu đãi điện, thuế) và thiệt hại môi trường nên bắt đầu nhập alumina, chủ yếu là từ Australia. Một số nhà máy như ở Sơn Đông chủ yếu nhập alumina rồi luyện nhôm. Luyện nhôm cần điện giải vì thế cần nguồn điện dồi dào, Việt Nam chưa có đủ nguồn điện để có thể làm nhôm.
Hiện nay giá alumina chủ yếu dựa vào giá nhôm (trên thị trường London Metal Exchange (LME) thì alumina thay đổi vào khoảng 10% giá nhôm). Khuynh hướng gần đây, bắt đầu từ cuối năm 2009, là giá alumina sẽ không còn tùy thuộc vào giá nhôm trực tiếp mà tùy theo đòi hỏi của thị trường để phản ảnh trung thực hơn giá thành và độ cung cầu của alumina trên thị trường thế giới.
Cũng nên phân biệt là giá trên thị trường là giá giao ngay (spot price), còn giá hợp đồng ngắn hạn (3 tháng) hay dài hạn (1 năm) giữa nhà sản xuất và công ty đối tác mua lúc nào cũng thấp hơn giá thị trường giá giao ngay.
Về vấn đề vận hành nhà máy alumina ở Tân Rai, Đắk Nông (Tây Nguyên) của công ty Than và Khoáng sản (TKS) Việt Nam, theo những tuyên bố của lãnh đạo TKS và những người có trách nhiệm ở Bộ Công Thương thì đã có một số đối tác muốn ký hợp đồng mua sản phẩm alumina. Nếu TKS Việt Nam chủ yếu ký hợp đồng với khách hàng mua alumina (đây có lẽ là phương án duy nhất mà bắt buộc TKS phải làm khi mới bắt đầu bước vào thị trường alumina) thì chỉ được giá kém giá thị trường nhiều. Bài tính này cũng phải được mang vào trong kế hoạch kinh tế khi thực hiện dự án chứ không phải dùng giá lạc quan cao trên thị trường trong bài toán khả thi xây dựng nhà máy. Trung Quốc là một thị trường alumina và nhôm lớn nhất nên giá alumina cũng lệ thuộc nhiều vào sự cung cầu ở Trung Quốc vì thế không loại bỏ chính sách của trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đến các nhà máy alumina ở Tây Nguyên nếu các nhà máy này hoạt động theo dự định.
Bảy nhà máy sản xuất alumina ở Australia, sản xuất khoảng 30% lượng alumina trên thế giới, vì vậy Trung Quốc chủ yếu nhập alumina từ Australia và vài năm nay đã chú ý đầu tư vào nơi này. Sản xuất alumina ở Australia rất hữu hiệu và giá thành thấp vì công nghệ cao có hiệu suất tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với các nhà máy khác. Vì vậy TKS phải có sức cạnh tranh sau này với giá thành thật thấp dùng công nghệ cao hữu hiệu và vị trí kinh tế sản xuất, chuyên chở thuận tiện mới hy vọng cạnh tranh và có lợi nhuận cao được.
(Nguồn: China Industry Report 2009 – http://www.researchinchina.com/FreeReport/PdfFile/634007026036372500.pdf)
Bảng 2 – China’s Alumina Production For Year 2009
点击:54
Period | Alumina Grade | Reported Alumina Production (thousands of Metric Tons) |
Fourth Quarter 2008 | Chemical | 272 |
Metallurgical | 5,098 | |
Total | 5,370 | |
Year 2008 | Chemical | 1,003 |
Metallurgical | 21,781 | |
Total | 22,784 | |
First Quarter 2009 | Chemical | 155 |
Metallurgical | 4,755 | |
Total | 4,910 | |
Second Quarter 2009 | Chemical | 245 |
Metallurgical | 5,455 | |
Total | 5,700 | |
Third Quarter 2009 | Chemical | 240 |
Metallurgical | 5,902 | |
Total | 6,142 | |
Fourth Quarter 2009 | Chemical | 257 |
Metallurgical | 6,783 | |
Total | 7,040 | |
Year 2009 | Chemical | 897 |
Metallurgical | 22,895 | |
Total | 23,792 |
Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2009, nhập khoảng 2 triệu tấn alumina (3) và sản xuất khoảng 10,5 triệu tấn (xem bảng 2). Về nhôm thì trong 9 tháng đầu năm 2009 (tháng 1 đến 9), Trung Quốc sản xuất 9 triệu tấn nhôm (xem bảng 1) và cũng trong thời gian này, Trung Quốc xuất khẩu 2,15 triệu tấn nhôm, gồm 2 loại: nhôm chưa gia công (unwrought) và nhôm đã cán (rolled aluminium), tăng 217,3% so với năm trước (4) trong khi chỉ nhập 725,448 tấn nhôm chưa gia công và nhôm đã cán.
Từ năm 2002, khi Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu nhôm, cho đến nay rõ ràng là mặc dầu lúc đầu có tăng sản xuất alumina rất nhiều nhưng các năm gần đây đã cũng cố tập trung lại sự sản xuất phân tán alumina ở nhiều nơi, đóng cửa các nhà máy không kinh tế và ô nhiễm nhiều như ở Quảng Tây và sẵn sàng nhập alumina, cũng như đầu tư vào các nước có bauxite và công nghệ cao với hiệu năng năng lượng và kinh tế cao hơn như ở Australia. Dùng công nghệ Trung Quốc lại thêm đặt ở trên vị trí chiến lược Tây Nguyên, có nguy cơ ảnh hưởng xấu và tác hại lớn đến môi trường thay vì ở bờ biển gần cảng là một sai lầm chiến lược kinh tế, xã hội và môi trường to lớn của TKS nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hầu như tất cả những tư liệu về khả thi kinh tế, đánh giá môi trường liên quan đến dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ cũng như các kiểm tra thẩm định đều không thực sự được minh bạch, được công chúng biết đến mà chỉ có trong tay các vị trách nhiệm ở TKS, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên – Môi trường. Chỉ khi có sự kiện gần đây như ở Hungary và dư luận phản ảnh lên tiếng cùng kiến nghị thì mới có một vài thông tin, con số được những người có trách nhiệm phát biểu trong những tranh luận có vẻ như có thể thuyết phục được. Nhưng nếu có thể khả năng thuyết phục được dễ dàng thì không hiểu sao lúc đầu lại không công bố rộng rãi trong dân chúng để mọi người được thông hiểu hơn và cho Huốc hội thông tin để bàn luận. Hỏi tức là trả lời.
N. Đ. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Tham khảo:
(1) http://www.worldal.com/market/statistics/2010-10-26/128805556430886.shtml
(2) http://www.worldal.com/market/statistics/2010-02-24/126698129826951.shtml
(3) China industry report, 2009, http://www.researchinchina.com/FreeReport/PdfFile/634007026036372500.pdf
(4) E-to China, Preliminary Customs Statistics of China’s Import and Export of Copper and Aluminum in September, http://www.e-to-china.com/2010/1018/87262.html
------------
BỚ MẤY ÔNG NGHỊ! CẨN THẬN KẺO LẠC TRỌNG TÂM ĐẤY !
Tớ cũng suýt nữa lạc trọng tâm- Cả hai tuần nay,tớ kiên quyết bám trụ ở cái đề tài “đình chỉ ngay vụ bô-xít Tây Nguyên”,đã được ngày càng nhiều nhân vật “không thể đội nón cho họ là phần tử xấu”, là bọn “tự diễn biến” …công khai ký tên hưởng ứng!Tớ cũng đặt tên, đánh số cho các entries của tớ là 21a,21b và sẽ còn 21c,21d….Thế mà giữa lúc nước sôi lửa bỏng,bỗng dưng bị chen vào những vấn đề “lá cải”chẳng có chết người như vụ “bùn đỏ treo cao” bị công khai phản đối này..Nó làm cho không ít các nhà báo,các blogger phải quan tâm lên tiếng ,thậm chí tranh cãi nhau về “mắm tôm thơm hay thối”,mà tớ ,xin lỗi cho là ,…vô bổ!Chính bản thân tớ, khi được những thông tin này cũng đã chồm dậy định lao vào keybord lên tiếng…Nhưng viết được ít dòng rồi,đau cột sống quá,save nó trên word để mai viết tiếp,…Hôm sau,vào mạng đã thấy hàng loạt bài từ khắp nơi trên thế giới đưa lên bàn mổ cái vấn đề tớ “suýt đi lạc” bằng những lý lẽ, phân tích,phán đoán y chang tớ đã soạn thảo trên word!Thế là tớ delete ngay không thương tiếc….Thật vậy :
1-/Chuyện bắt nóng “cô gái đồ long”ai cũng biết rằng : - đây là một vụ “dùng cà-nông bắn một con chim non”,cốt để răn đe tất cả các blogger VN hãy coi chừng ! vì rất có thể sẽ bị bắt nóng , “khách quan và đúng trình tự pháp luật”về tội “…lợi dụng dân chủ,xâm phạm lợi ích nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”(Tuyên bố của tướng Lê Quí Ngọ)
-“Cô gái đồ long”,người chuyên đi sâu vào mặt trái của các sao,siêu sao,chân dài,các thứ văn nghệ dỏm,văn nghệ bịp, qua các bài viết (với đầy đủ ảnh,vidéo clip) về những chuyện bẩn thỉu có thật trong giới Showbiz được không ít tờ “lá cải” tung hô đã bị blogger này phanh phui đến mức nó hấp dẫn,lôi kéo đến hơn 23.000.000 người đọc (phần lớn là lớp trẻ) đang nuôi mộng trở thành ngôi sao ca nhạc, siêu mẫu ,siêu chân dài mở to mắt ra mà suy nghĩ đến cái kiếp “sao có con không cần chồng, “siêu” bị lừa,siêu bị chơi chán rồi bỏ,nữ hoạ sỹ tự cởi chuồng,phơi bầy “đủ lông không lá”với tác phẩm “Bay lên”,”múa cột “ ở Vũng Tầu, nhạc điên của “Đai-L-L”…các cuộc tình cho không biếu không từng đã được “quảng cáo khéo” trên báo lề phải, những cuộc thay vợ đổi chồng còn hơn giới showbiz của Mỹ….vv..và..vv… Tất cả đều bị Blogger này phanh phui,không e dè….Có nhiều người còn cho Cô Gái Đồ Long là người có thành tích bóc trần cái thị trường văn nghệ bát nháo thiệt-giả lẫn lộn hiện nay và là một “chỉ điểm” rất đắc lực cho Ban Tuyên Giao nếu xét thấy cần… dẹp cho đi đúng hướng của Văn nghệ Mác-Xít thì nên dựa vào những tấm ảnh và video đầy sức thuyết phục này.
-Cuối cùng ai cũng phân tích :Cô gái Đầu Long không hề có ý đồ chính trị gì nhưng cuối cùng nó trở thành “blogger chính trị” cần phải “bắt nóng” vì trót lỡ động tới gia đình của một tướng công an đầy quyền lực, đang lúc vươn tới một vị trí cực cao hơn bây giờ…Đúng?Sai ? Thế nào tớ càng thấy entry tớ viết chưa kịp post lên blog quả là Tớ suýt chạy theo đuôi một chuyện ruồi bu !...May quá!
-…Chuyện “dịch sai làm nhục quốc thể” của đĩa hát tiếng Anh “chào mừng 1.000 năm Thăng Long” đến thẹn đỏ mặt những người biết tiếng Anh do Hội Âm Nhạc t/p HCM trân trọng giới thiệu “I inside you after class !” bị đưa lên Internet với đầy đủ tang chứng bằng audio ,chưa hết nóng thì lại tới M/C Lậm văn Sai dịch láo bài phát biểu của một diễn viên Hongkong ,cũng lôi kéo không ít trang mạng vào cuộc….Tớ cũng định viết một bài “Chẳng có gì mà phải ầm ỹ” để bác bỏ cái chuyện nhỏ hơn mắt thỏ này bằng những kiểu “dịch sai không chết ai bao giờ”…Gần đây nhất là dịch sai ,dịch cắt bỏ những lời của ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton…khi thấy cần Ví dụ : khi bà nói :Hoa Kỳ vẫn còn quan ngại về việc bắt giữ và kết án những người bất đồng chính kiến ôn hoà,đè nặng lên các nhóm tôn giáo,kiềm chế tự do Internet,bao gồm cả các blogger thì không thấy mà chỉ thấy những lời ngơi ca sự tiến bộ nhiều mặt của Việt Nam…Nếu không vào Internet để đọc được nguyên bản bài phát biểu của bà ngoại trưởng của “US Department of State” công bố thì đố ai biết được người ta đã dịch sai cố tình hay cắt cúp bài của một đại diện cao nhất cho Tổng Thống Mỹ như thế nào..Càng không được tí ti phấn khởi với những câu trả lời trong cuộc họp báo ở Hà Nội ,khi bà đặt vấn đề nhân quyền với các nhà cầm quyền VN rằng“…Việt nam sẽ trỏ thành ấn tượng và bền vững hon nếu như những lợi ích kinh tế đi đôi với những cải tiến về tự do chính trị và về quyền con người” hoặc “Chúng tôi rất yên tâm qua ý kiến của thủ tướng và phó thủ tướng-bộ trưởng bộ ngoại giao rằng họ muốn cam kết với Hoa Kỳ về các vấn đề này….”Tất cả những lời hay,ý đệp đó đều bị dịch sai kiểu Lậm văn Sai và bị cắt không ngại ngần..,thương tiếc.
Vậy thì ,dịch sai tiếng Anh trong “Tình ca 1.000 Thăng Long” hoặc “dịch phịa”của Lậm văn Sai có thấm tháp gì khi dịch sai hoặc dịch phịa hoặc cắt cúp những lời nói của những nhân vật như Obama,Hillary,( thậm chí “dịch” sai cả tiếng Việt sang…tiếng Việt (!) bài nói của một nhân vật lãnh đạo quan trọng đã lỡ phát ra rồi không thu lại được nữa) thì…có gì đâu mà ầm ỹ…Đúng là như vậy nên dù đã viết tớ cũng chỉ post lên những ý kiến “ruồi bu” của chính tớ mà thôi!
VẬY TRỌNG TÂM BÂY GIỜ LÀ CÁI GÌ.-
Hai hôm nay,tớ chờ đợi cái vấn đề trọng tâm sẽ được đặt lên bàn quốc hội sẽ diễn ra thế nào đây để kiểm nghiệm lại cái sự nghi ngờ cố hữu của tớ là :Dù 1,2,3…,thâm chí vài ba vạn ngàn người, tiếng tăm khắp nước và trên thế giới đi nữa có ký “xin đình chỉ ngay” cái dự án bô-xịt chết người này cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Vậy mà :
Qua hai ngày chất vấn quốc hội lại bị kéo vào cái truyện đã gần như đã rõ như ban ngày Vụ con tầu đắm Vinashin.! Các nghị sỹ hăng hái nhất cũng mạnh mẽ lên tiếng đòi lập ban thanh tra của quốc hội điều tra về các các cá nhân chịu trách nhiệm về cuộc phá sản vả đổ nợ chưa từng có của một tập đoàn kinh tế nhà nước.Hăng hái và mạnh bạo hơn là đề nghị “tạm thời đình chỉ”công tác của những ai có dính líu tới vụ này để tiện cho việc điều tra của một ban điều tra của Quốc hội ! Liều mạng hơn là đề nghị các vị dính líu,bao che,cho phép hoặc cản trở thanh tra hãy có văn hoá từ chức…Lại một dịp để những người chuyên ngợi ca chính phủ lên tiếng,thậm chí bác bỏ nhứng ý kiến mạnh bạo vưa mới mở miệng…Không thấy một ai đả động đến bô-xít,bộ-xịt gì…Trái lại đại biểu kiêm bộ trưởng Tài Nguyên M-T Phạm khôi Nguyên lại tranh thủ “chặn đầu” ngay bằng một bài (quá 7 phút qui định) là “bảo đảm không thể xảy ra sự cố bùn đỏ như Hung ga-ry được vì đã có 21 nhà khoa học,viện sỹ đầu ngành, giáo-sư nhiều kinh nghiệm đã đi thăm (có quay phim đàng hoàng) tận bên Brazil và….Trung Quốc về và lần này thì …không có chuyện “bảo đảm trên lý thuyết” nữa! Đến hết giờ chất vấn buổi sáng,mới có đại biểu Dương Trung Quốc , như bị kê tủ đứng vào mồm,đặt lên bàn vấn đề bô-xít với rất ít lời lẽ thuyết phục hoặc trích dẫn những ý kiến của những nhà nọ,nhà kia đã bác bỏ dự án này trước khi đặt bút ký, ..mà ông thì….không ký vì ông đã gửi thư riêng và… nhân danh đại biểu quốc hội sẽ trực tiếp đặt vấn đề công khai trước toàn thể quốc hội, “cơ quan lãnh đạo cao nhất của toàn dân”.
Và… hai ngày chất vấn đã chấm hết mà một vấn đề quan ngại của dư luận nhất hiện nay thế là bị cái vấn đề Vinashin chiếm hết thời gian!...Tại sao?Do ai?Bao giờ vấn đề chết người cho chúng ta,cho con cháu chúng ta,cho an ninh và sống còn của đất nước này lại được luận bàn dân chủ, công khai đây? trong khi các ông nghị hăng hái nhất lần này khó mà được cơ cấu lại vào Quốc Hội của Đảng khoá tới ?
Tớ chợt nghĩ tới một chuyện nhỏ như sau: Có một nhà kia,bị kẻ trộm vào nhà giắt đi mất vài con trâu ,bò,….Trong lúc đó có một “kẻ lạ” đang ngồi trên mái nhà mình cưa một quả bom lấy thuốc súng!...Thế mà…cả gia đình cứ tìm hiểu làm sao mà mình mất bò, ai ăn trộm bò ….còn cái quả bom đang cưa ken két trên mái nhà thì coi như không có!
Và tớ bỗng ngộ ra rằng :Rõ ràng các ông đã bị lái đi mất trọng tâm rồi ới các ông nghị ơi !
Và tớ cũng thấy cái sự bi quan-nghi ngờ của tớ lần này có thể lại ĐÚNG
Dự án bauxite: Vì sao công nghệ thải khô bị "né"? (Bee)-Áp dụng công nghệ khô đồng nghĩa với việc tăng thêm chi phí để mua thêm công nghệ "ép" khô.-Việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên được coi như “ván đã đóng thuyền” (RFA)-Câu chuyện bô xít dường như là “ván đã đóng thuyền” đó là tuyên bố của đại biểu Dương Trung Quốc trước quốc hội trong phiên thảo luận về kinh tế, xã hội sáng nay.
-Bôxít: Dừng lại, bàn thêm để không trái lòng dân
Thứ Ba, 02/11/2010 (GMT+7) - "Vinashin làm thất thoát tiền bạc và cán bộ, còn hậu quả của dự án bôxít, nếu xảy ra, thì liên quan đến vận mệnh quốc gia" - ĐBQH Dương Trung Quốc lên tiếng sáng nay (2/11), trong ngày cuối cùng Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng: Tôi nói để Quốc hội yên tâm
Sáng nay, đại biểu Phạm Khôi Nguyên chủ động xin phép "phát biểu dài về một vấn đề lớn" - dự án bôxít. Trên tư cách người đứng đầu ngành Tài nguyên - Môi trường, ông khẳng định, báo cáo đánh giá tác động môi trường do Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) lập và do Bộ chủ trì tổ chức Hội đồng thẩm định, "đã làm rất cụ thể, khoa học và bảo đảm độ an toàn về hệ thống môi trường".
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: Chỉ khai thác mấy chục triệu tấn |
"Tôi nói như thế để Quốc hội yên tâm", bởi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với chất lượng cao nhất, có hẳn hội đồng 21 người, lớn gấp 3 lần các hội đồng thẩm định khác. Trong đó có 18 giáo sư, tiến sỹ, viện trưởng, viện phó, giám đốc trung tâm khoa học, hiệu trưởng, hiệu phó trường đại học.
Hội đồng khoa học này đã đi nghiên cứu ở 3 nước: Úc - nước có công nghệ khai thác hiện đại nhất thế giới, Brazil - địa hình, đặc tính mỏ giống Việt Nam và Trung Quốc - nơi có công nghệ chuyển giao cho Việt Nam. Đi đến đâu đều có quay phim, chụp ảnh và mang tài liệu về để thẩm định.
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cũng tìm cách trấn an mọi lo lắng của dư luận về khả năng nước chảy vào hồ bùn đỏ, khả năng đứt gãy hay thẩm thấu.
Ông khẳng định Viện khí tượng thủy văn đã đo đạc, lường trước biến đổi khí hậu để không để nước tràn vào, Viện vật lý địa cầu xác định độ động đất tối đa đến cấp 5, rồi Viện địa chất và khoáng sản đã theo dõi khu vực hồ bùn đỏ này không có đứt gãy.
Vị tư lệnh ngành cho hay, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã đặt vấn đề đưa ra các giải pháp có khả năng vỡ hồ, vỡ hồ thì làm thế nào.
Hiện nay, đang yêu cầu TKV trong Báo cáo đánh giá tác động của môi trường đã dành ra một diện tích khoảng 50 ha. Nếu hồ cuối cùng vỡ thì toàn bộ 50 ha này sẽ chứa.
Ông cũng cho hay, hiện Bộ đang yêu cầu TKV phải xem xét và nghiên cứu để ra được giải pháp an toàn nhất, tuyệt đối không để cho bùn đỏ đầy tràn.
Nhắc lại quan điểm "đã thẩm định và đánh giá rất kỹ", Bộ trưởng nói tất cả các mặt phải được đảm bảo như địa chất, chất thải. Việc hồ chứa bùn đỏ ở trên cao nguyên, trên 700 mét so với mặt nước biển, vì thế, "không đáng lo".
Bộ cũng quyết định lập tổ giám sát TKV thực hiện đúng theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trước sự cố bùn đỏ Hungary, một đoàn sẽ đến nước này xem xét tất cả mọi vấn đề. Sau chuyến đi, sẽ rà soát lại báo cáo đánh giá tác động môi trường xem còn khâu nào còn hở và chưa chính xác, còn thiếu sẽ bổ sung.
ĐB Dương Trung Quốc: Chuyện "ván đã đóng thuyền"?
"Chưa thực sự an lòng" với phát biểu của Bộ trưởng Nguyên, ông Dương Trung Quốc đặt dấu hỏi về khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, "thấp thoáng câu chuyện Vinashin, câu chuyện Thủ tướng không cho phép mà người đứng đầu vẫn thực hiện, vì thế không thể làm an lòng dân".
Ông Quốc khẳng định mối lo của các tầng lớp nhân dân là chính đáng, nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó các vị lão thành cách mạng có uy tín, các cựu quan chức, nhân sỹ trí thức và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các nhà chuyên môn lên tiếng một cách có trách nhiệm, nêu ra những giải pháp tích cực có tình, có lý và sẵn sàng hỗ trợ cùng Chính phủ thực hiện tốt hơn chức năng của mình.
ĐB Dương Trung Quốc: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì trách nhiệm cũng phải cao nhất |
Trong thời lượng 7 phút cho phép, ông Dương Trung Quốc đã bày tỏ quan điểm về những vấn đề mà bản báo cáo của Chính phủ không đề cập tới, "nói đúng hơn là lẽ ra phải đề cập tới".
Ông đặt câu hỏi tính đến ngày hoàn tất báo cáo sự cố vỡ đập bùn đỏ ở Hungary đã diễn ra được nửa tháng, "sự cố đã xới một vấn đề mà toàn xã hội quan tâm về sự an toàn môi trường và hiệu quả kinh tế của dự án bôxít ở Tây Nguyên".
Ông Quốc nói: "Không lẽ Chính phủ, tôi dùng chữ "vô cảm" đến mức không hề đả động trong nội dung báo cáo trước Quốc hội và Quốc hội cũng không yêu cầu Chính phủ giải trình trước hết để làm an lòng dân, sau nữa thể hiện tính nhạy bén và trách nhiệm giám sát thường xuyên của mình. Người dân quan sát thấy dường như cả Quốc hội và Chính phủ đều coi câu chuyện bôxít đã là chuyện "ván đã đóng thuyền".
Còn nguyên vẹn vấn đề an ninh quốc phòng
Theo ĐB Dương Trung Quốc, người từng gửi thư đến Chủ tịch QH trước kỳ họp đề nghị giám sát dự án bôxít, "những vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng ở một không gian chiến lược như Tây Nguyên vẫn còn nguyên vẹn". Ngoài ra, còn phải kể đến an toàn môi trường, nhất là sau sự cố bùn đỏ ở Hungary.
Theo ông, báo cáo của Chính phủ lẽ ra phải chủ động thể hiện quan điểm của mình để vừa thể hiện sự nhạy bén với thời cuộc, sự tôn trọng với dư luận, sự tự tin đối với chính kiến của mình, sự sẵn sàng đối thoại với những bức xúc của nhân dân trước hết là để an dân, sau nữa là cùng nhân dân tìm ra giải pháp tốt nhất vì lợi ích quốc gia.
Quốc hội đã phân tích và phê phán mạnh mẽ về sự cố Tập đoàn Vinashin, đã thẳng thắn phê bình Thủ tướng và Chính phủ nhưng sự tự phê phán của Quốc hội vẫn chưa tương xứng với trách nhiệm của Quốc hội, trong đó có mỗi đại biểu Quốc hội. Bởi lẽ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì trách nhiệm cũng phải cao nhất.
"Bài học về sự đổ vỡ của Vinashin hoàn toàn có thể soi vào dự án bôxít nếu chúng ta ứng xử với Vinashin bằng sự buông lỏng quyền giám sát Quốc hội, bỏ ngoài tai những ý kiến đóng góp của nhân dân không loại trừ sự lặp lại. Vinashin làm thất thoát tiền bạc và cán bộ, hậu quả của dự án bôxít nếu xảy ra liên quan đến vận mệnh của quốc gia".
Khẳng định nếu đặt lợi ích của dân tộc lên cao trên hết thì mọi khó khăn khắc nghiệt đều có thể vượt qua, có thể tìm thấy sự đồng thuận, đi đến những quyết định dũng cảm và sáng suốt, ông Quốc đề xuất sau khi cân nhắc kỹ lại một lần nữa, có thể dừng dự án bôxít để bàn bạc cho thấu đáo - điều không trái với lòng dân.
--Vụ bôxít:Bài toán môi trường dự án bô-xít: Còn nhiều ẩn số(VNR500) - Sau buổi tranh luận trực tuyến về khai thác bô-xít Tây Nguyên, nhiều chất vấn vẫn được gửi tới Bộ TN&MT. Để độc giả hiểu hơn về kiến thức và thuật ngữ liên quan, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VNR500) Báo VietNamNet lược trích phần giải đáp của Bộ.
Quan tâm đến cách thoát nước
1. Lượng mưa ở Tây Nguyên có tương tự lượng mưa ở vùng Bắc Brazil không?
Trả lời: Tại Brazil, theo thông tin từ lãnh đạo mỏ Juruti cung cấp thì lượng mưa trung bình năm ở Juruti là 2.600 mm. Lượng mưa trung bình năm ở thành phố São Luis (cách vùng mỏ Juruti 1.313 km) là 2.325 mm.
Tại Việt Nam, theo tài liệu của Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường (Bộ TN&MT), lượng mưa trung bình 55 năm (1955-2010) ở Bảo Lộc là 2.781 mm, lượng mưa trung bình 31 năm (1979-2010) ở Đăk Nông là 2.572 mm.
Ở Đăk Nông, trong thời gian 31 năm, thống kê cho thấy trong 18 lần của tháng 8, có 3 năm 1978, 1984 và 2006 lượng mưa lớn hơn 700 mm (17%). Có 15 năm lượng mưa biến động trong khoảng hơn 400 mm đến hơn 600 mm (83%).
Ở Bảo Lộc, trong thời gian 55 năm, thống kê cho trong 31 lần của tháng 8, có 6 năm lớn hơn 700 mm (20%). Có 25 năm lượng mưa biến động trong khoảng hơn 300 đến hơn 600 mm (80%).
2. Tổ kỹ thuật và Hội đồng thẩm định có khoảng 80% là các nhà khoa học, họ thuộc những cơ quan khoa học nào, cách làm việc ra sao?
Trả lời: Bộ TNMT đã thành lập Tổ hỗ trợ kỹ thuật thẩm định và Hội đồng thẩm định đặc biệt (với số lượng gấp 3 lần Hội đồng bình thường, có sự góp mặt của các nhà khoa học đầu ngành, uy tín, trách nhiệm, bao trùm hầu hết các lĩnh vực liên quan tới các vấn đề môi trường của Dự án).
Tổ kỹ thuật đi khảo sát thực địa, xem xét, đánh giá trước nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và tham gia đóng góp ý kiến, giúp Hội đồng nhận diện các nguồn gây ô nhiễm, tính đặc thù của dự án, đánh giá toàn diện tác động và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả, khả thi.
Tổ hỗ trợ kỹ thuật còn có trách nhiệm giám sát các nội dung mà chủ đầu tư phải bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
Trả lời: Vùng khai thác bô-xít thường là đồi bát úp. Chiều dày lớp quặng bauxít trung bình khoảng 2-4m (dày ở phần đỉnh đồi và giảm dần ở phần sườn đồi).
Chiều dày lớp phủ trung bình khoảng 1,5-2m (mỏng ở đỉnh đồi và tăng dần ở phần sườn đồi). Phần lớp đất dưới đáy thân quặng thường là lớp sét litoma (rất thuận lợi cho công tác hoàn thổ phục hồi môi trường). Các khu vực khe hoặc các thung lũng hầu như không có quặng.
Công nghệ khai thác áp dụng là công nghệ khai thác lộ thiên và khai thác theo dạng cuốn chiếu (tương tự như công nghệ khai thác bô-xít ở các nước Úc, Brazil...).
Khu mỏ được chia làm nhiều khu vực khai thác và khai thác dứt điểm khu này mới chuyển sang khai thác khu khác.
Trình tự khai thác ở từng khu cụ thể như sau: Đầu tiên tiến hành bóc lớp đất mặt và chuyển sang các bãi thải tạm thời trong khu mỏ. Tiếp theo là tiến hành khai thác quặng bô-xít ở khu vực đã bóc lớp đất mặt.
Sau đó chuyển lớp đất mặt ở bãi chứa tạm thời vào khu vực khai trường đã kết thúc khai thác với chiều dày khoảng 2-3m để phục vụ cho công tác hoàn thổ phục hồi môi trường.
Lớp đất hoàn thổ khoảng 2m ở Tây Nguyên là đủ dày để trồng được nhiều loại cây.
Hiện nay, Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) đã thành lập Trung tâm Lâm sinh để nghiên cứu cụ thể loại cây phù hợp với đặc điểm khu vực và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào Tây Nguyên.
4. Khi hoàn thổ thì sự thay đổi địa hình diễn ra thế nào?
Trả lời: Quặng bô-xít dày ở phần đỉnh đồi và giảm dần khi thấp dần xuống phần sườn đồi.
Khi tiến hành khai thác và hoàn thổ thỉ chủ yếu là hạ thấp phần đỉnh đồi là chính, tạo ra địa hình mới bằng phẳng hơn, và do có độ cao nên không tạo ra các vùng ngập nước, vấn đề là có kế hoạch làm mặt bằng phù hợp thì việc trồng cây gây rừng hoặc canh tác vẫn diễn ra bình thường.
Trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bộ TN&MT đã yêu cầu TKV phải thực hiện đầy đủ quy trình đóng cửa hồ bùn đỏ, hồ quặng đuôi, bãi thải xỉ than và phục hồi môi trường từng phần theo tiến độ vận hành dự án; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các giống cây phù hợp cho việc cải tạo, phục hồi môi trường của dự án;
Ngoài ra, theo QĐ số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ, TKV phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác mỏ của Dự án và thực hiện việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Bộ TN&MT sẽ thẩm định rất kỹ dự án này.
5. Khu vực hứng nước chảy vào vị trí làm hồ chứa bùn đỏ rộng bao nhiêu?
Trả lời: - Khu vực xây dựng hồ bùn đỏ nằm trong thung lũng, xung quanh có đồi bát úp bao bọc và chỉ có một hướng thoát nước.
- Thung lũng này chỉ tiếp nhận nước mưa chảy tràn từ phần sườn đồi nằm trong phạm vi giữa các đường phân thủy của những ngọn đồi bao bọc xung quanh bao xung quanh (diện tích khoảng 300-400 ha). Thung lũng không tiếp nhận nước từ các lưu vực khác đổ tới.
Trong quá trình thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Hội đồng thẩm định đã yêu cầu Chủ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bao quanh sườn đồi, đảm bảo nước mưa không chảy tràn vào hồ. Hồ bùn đỏ chỉ tiếp nhận nước mưa rơi trực tiếp xuống diện tích mặt hồ.
Vẫn còn nhiều ẩn số
Mặc dù vậy, gửi thư đến Diễn đàn VNR500, độc giả vẫn phản hồi về việc Bộ TN&MT cho rằng, các hồ chứa bùn đỏ trong dự án bô-xít Tây Nguyên đã được thiết kế chống động đất ở mức độ 7 độ Richter.
Sau đó, khi Chính phủ yêu cầu, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng tuyên bố đã nâng thiết kế từ 7 độ lên 9 độ Richter.
Về thông tin này, ông Trần Đình Thu, một chuyên viên ngành địa chất, cho rằng, thiết kế chống động đất cấp lớn, không phải muốn nâng là được, như nâng nền nhà từ 7 tấc lên 9 tấc.
Khởi công nhà máy khai thác bô-xít Tân Rai (ảnh halongcoal) |
Khi lãnh đạo Bộ Công Thương tuyên bố đã nâng lên cấp độ 9, thì theo ông Thu, đây là cấp kinh hoàng, mức độ của nó là gây ra thảm họa trên một vùng rộng lớn hàng trăm ki lô mét vuông (cấp 10 dẫn đến ngày tận thế, hủy diệt toàn cầu). Nó có thể làm sụp núi, biến dạng địa hình, mặt đất nứt toác ra. Với cấp này, hầu như không có công trình nhân tạo nào tồn tại nổi.
Như vậy, làm sao thiết kế kháng động đất cấp 9 chỉ trong mấy ngày?
Chẳng hạn, trận động đất mạnh 9,2 độ Richter ngày 26/12/2004, làm rung chuyển đáy biển Ấn Độ Dương, tạo ra sức mạnh tương đương 23.000 quả bom nguyên tử. Nó tạo ra với những con sóng khổng lồ cao 15m, tràn vào bờ biển của 11 nước trong đó Thái Lan bị thiệt hại nặng nề.
Con số thiệt mạng chính thức được báo cáo là gần 227.900 người. Đây là do xảy ra ở dưới đáy sâu đại dương, nếu xảy ra trên cạn thì không thể tưởng tượng nổi.
Hay trận động đất mạnh chỉ mới 7,8 độ Richter năm 1920 tại Haiyuan, Ninh Hạ, Trung Quốc mà đã làm các con sông đổi dòng chảy và một loạt núi sụp đổ. Sự tàn phá xảy ra đồng loạt trên 7 tỉnh Trung Quốc. Ước tính 200.000 người thiệt mạng.
Ông Thu nhận xét, thật ra ở Tây Nguyên khó lòng xảy ra động đất 9 độ Richter. Các nghiên cứu địa chất đã chỉ ra có thể chỉ từ 7 độ Richter trở lại.
Nhưng qua các ví dụ trên để thấy rằng, khó có thể tin hồ chứa bùn đỏ Tây Nguyên kháng được động đất 7 độ Richter. Đó là chưa kể, động đất khoảng 7 độ Richter, có thể gây sụt lún, nứt nẻ đáy hồ, xử lý thế nào? Còn động đất nhỏ hơn 7 độ, sự rung chuyển có thể làm đứt các lớp vải kỹ thuật chống thấm lót đáy hồ, xử lý ra sao?
Nước mưa, nước thải nhiễm độc chảy đi đâu?
Trong các công trình xử lý chất thải, vấn đề nan giải nhất là xử lý nước mưa. Với một công trình khổng lồ đến 250 ha thì không thể làm mái che. Ngay một bãi rác của thành phố vài ha đã không làm nổi mái che rồi.
Mặt khác, các hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên hiện nay do nằm trong vùng trũng nên nó còn nhận nước mưa ở nơi khác tràn về. Lượng nước sẽ rất lớn. Ông Thu không thấy công bố lượng nước tràn vào các hồ chứa mỗi năm là bao nhiêu.
Nước này sẽ "chiết" các hóa chất độc hại trong bùn đỏ mà nhiều nhất là xút tàn dư, sẽ chảy đi đâu?
Theo ông Thu, nhiều khả năng nó sẽ chảy tràn ra sông suối, hòa vào 2 hệ thống sông Đồng Nai và Mê Kông để xuống phía hạ lưu, hủy diệt hàng loạt vùng đất phía Nam.
Ngoài nước mưa, thì lượng nước sản xuất khổng lồ cũng chứa đầy xút và các hóa chất độc hại khác chảy đi đâu hay cũng đổ vào sông suối?
Do vậy, độc giả Phạm Viết Đào nhìn nhận: thực tế đã xảy ra điều này trên phạm vi toàn cầu nên đã dẫn đến hậu quả: môi trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng do các bộ phận phanh hãm sự tán phá môi trường không có hiệu quả; điều này đã xảy ra ngay ở tại các quốc gia kinh tế đang tăng trưởng hay luật pháp nghiêm như Mỹ, các nước Tây Âu và Trung Quốc.
- A revolt of sorts in Vietnam (Asia Times 2-10-10) - - “Dự án bauxite chưa tính đến nứt đất, lũ bùn đá” (Bee1-10-10) -- P/v TS Nguyễn Đình Hoè)Cần phải lưu ý rằng, động đất ở Tây Nguyên không mạnh nhưng nứt đất ngầm do các khối đá trượt êm không động đất tạo ra rất dữ dội--.-- DANH SÁCH KÝ KIẾN NGHỊ (2) TÍNH ĐẾN NGÀY 1/11/2010 (2557 người) — (boxitvn) . – GS TS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt nam Lời nói dối vô liêm sỉ về sự an toàn của hồ chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên.
- Dự án Bô xít Tây Nguyên được giám sát như siêu dự án quốc gia (Công thương/BM).“Một số bạn đọc nêu các câu hỏi: Trong khi Quốc hội và người dân Việt Nam còn đang mang nhiều lo lắng về dự án bô xít tại Tây Nguyên và đang kiến nghị dừng dự án thì vì sao TKV và Bộ Công Thương lại đẩy nhanh tiến độ dự án? … “
- Nhiều nước nói “không” với khai thác bô-xít (VNR500). Những thông tin liên tiếp về thảm họa bùn đỏ kinh hoàng tại Hungary đã buộc nhiều quốc gia trên thế giới phải đặt lại lên bàn cân lợi ích các dự án khai thác bô-xít của mình.
Tại sao Bộ Công thương chọn nhà thầu Trung Quốc? (Bee). 01/11/2010 06:56:44
"Chúng tôi mong muốn có nhiều nhà thầu nổi tiếng nhưng họ yêu cầu chuyển giao công nghệ chứ không thực hiện theo gói thầu EPC".
Dự án này có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, nếu chiến tranh xảy ra, không loại trừ khả năng kẻ địch có thể khủng bố phá vỡ đập và bể chứa để hủy hoại đất nước ta. Vậy chúng ta đã lường tới giả thiết này chưa và đã có sẵn phương án đề phòng khủng bố chưa?
Đây là một trong những câu hỏi được đặt ra cho các nhà quản lý, các chuyên gia trong buổi tọa đàm “Bauxite Tây Nguyên được giám sát như siêu dự án quốc gia” do báo điện tử VnExpress tổ chức với sự tham gia ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng (Bộ Công Thương); ông Nguyễn Thanh Liêm - Trưởng ban Nhôm Titan (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam); bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia Kinh tế và ông Nguyễn Văn Ban - Chuyên gia, nguyên Trưởng ban Dự án nhôm (Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam - cũ). Bee xin được trích đăng một phần nội dung buổi tọa đàm.
Chỉ chọn được nhà thầu Trung Quốc
Thứ trưởng Lê Dương Quang từng phát biểu là dự án bauxite có thừa kế kết quả nghiên cứu ở nhiều quốc gia. Nhưng thực tế dự án chỉ sử dụng máy móc thiết bị Trung Quốc và do chính người Trung Quốc thi công từ đầu đến cuối. Tại sao vậy? (Đinh Trung Kiên, 50 tuổi, TP HCM)
Ông Nguyễn Thanh Liêm: Đây là 1 lĩnh vực mới, cả nước ta đi từ con số 0. Khi triển khai chúng tôi đã đấu thầu và tiến hành theo đúng quy định từ khâu hồ sơ đến các giai đoạn. Sau khi công bố trên thông tin địa chúng, có 7 nhà thầu nộp hồ sơ.
Nhà thầu ABB, Chalieco, Liên doanh CYMG, liên doanh JGC- TECHNNIP, liên danh NFC- CNTIC, nhà thầu MACHANON CONTRUCTION, nhà thầu MCC Overseas. Sau khi xem xét nhiều nhà thầu, chúng tôi thấy nhà thầu xây dựng, bán các thiết bị.
Sau khi xem xét, chúng tôi thấy có 4 nhà thầu. Sau khi đấu giai đoạn 1, thì một nhà thầu rút lui. Cuối cùng còn lại 3 nhà thầu Trung Quốc. Sau khi chúng tôi đánh giá, chỉ còn lại mỗi nhà thầu Chaloco. Chúng tôi mong muốn có nhiều nhà thầu nổi tiếng nhưng họ yêu cầu chuyển giao công nghệ chứ không thực hiện theo gói thầu EPC.
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi xin bổ sung ngắn gọn ý kiến của anh Liêm. Bản chất vấn đề việc chỉ sử dụng máy móc Trung Quốc đơn giản là do Trung Quốc trúng thầu. Hơn nữa, khi đi nghiên cứu thị trường, chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của một công ty nước ngoài, kết hợp đi tham quan nhiều nước khác. Việc tham quan thì có thể đi nhiều nước, nhưng việc chọn nhà thầu thì chúng ta chỉ chọn một thôi, và chúng ta chọn nhà thầu phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Ban: Nhà máy Tân Rai do Trung Quốc xây dựng thì sử dụng thiết bị của nước ngoài là bao nhiêu và là những thiết bị gì? Cách đây chừng hơn 1 tháng tôi thăm một nhà máy Trung Quốc vận hành xây dựng ở Hoa Ngân (cách biên giới Việt Nam 150 km) thì toàn bộ những thiết bị quan trọng trong nhà máy là của các nước phát triển sản xuất.
Bà Phạm Chi Lan: Chúng ta đã có một loạt thực tế nhãn tiền về những dự án mà Trung Quốc trúng thầu, nhất là những dự án nhaà máy điện. Bào chí và dư luận từng phản ánh hầu hết các dự án mà họ trúng thầu đều chậm so với cam kết và chưa thực sự đảm bảo về chất lượng. Tôi được biết chính TKV cũng từng gặp tình trạng này với nhà thầu Trung Quốc. Trong quá trình đấu thầu nhà thầu Trung Quốc thường bỏ giá thấp để trúng sau đó thực hiện thì chi phí bị đội lên nhiều.
Thưa ông Quân, ông có bình luận gì về việc Trung Quốc mới đây đã ngừng hoạt động khai thác bauxite tại nước họ do gây ô nhiễm nặng nề? (Thanh Thao Bui, Westernausperth@)
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi xin khẳng định thông tin trên không đúng. Năm 2009, Trung Quốc sản xuất 26 triệu tấn alumina, nhập khẩu 4 triệu tấn; năm 2010 dự kiến sản xuất 27 triệu tấn alumina, nhập khẩu 5 triệu tấn và kế hoạch này không thay đổi. Tôi được biết, đến nay, nước bạn không có chủ trương ngừng hoạt động khai thác bauxite.
Đã bãn cãi kỹ vấn đề an ninh quốc phòng
Dự án có vị trí chiến lược và vô cùng thiết yếu, vậy TKV có thể nói những điều gì về ấn đề này để nhân dân vững tin? (Nam Ledac, 47 tuổi, Ledacnam@gmail.Com)
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Chúng tôi biết Tây Nguyên có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng. Hiện nay dự án do Việt Nam làm chủ đầu tư, nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện gói thầu theo hợp đồng đã ký kết, thời hạn xây dựng dự án ở Tân Rai là 2 năm, sau đó nhà thầu sẽ phải rút về nước.
Dự án ở Nhân Cơ, chủ đầu tư là tập đoàn, nòng cốt là một công ty quốc phòng. Vấn đề này đã được đặt ra, bàn cãi kỹ, Chính phủ đã chỉ đạo rất cụ thể, giao Bộ Công an giám sát việc người lao động thực hiện công việc tại Việt Nam. Với Tân Rai tôi thấy dự án thực hiện rất tốt, chưa có vấn đề gì xảy ra. Muốn phát triển kinh tế xã hội, người nước ngoài tham gia đầu tư là không tránh khỏi, vấn đề là chúng ta phải giám sát, không vì thế mà sợ hãi rồi kìm hãm sự phát triển.
Các dự án đặt ở Tây Nguyên khi thỏa thuận đầu tư đều phải thông qua Bộ Quốc phòng, nếu ảnh hưởng đến phòng thủ thì Bộ Quốc phòng gạt ra, nếu được thì Bộ Tài nguyên Môi trường mới xem xét. Hoặc Bộ Nông nghiệp phải xác nhận dự án không nằm trong rừng phòng hộ, rừng tự nhiên. Luật khoáng sản quy định rất chặt chẽ điều này.
Dự án này có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, nếu chiến tranh xảy ra, không loại trừ khả năng kẻ địch có thể khủng bố phá vỡ đập và bể chứa để hủy hoại đất nước ta. Vậy chúng ta đã lường tới giả thiết này chưa và đã có sẵn phương án đề phòng khủng bố chưa? Hạn chế và khắc phục thế nào (Nguyễn Mạnh Quân, 47 tuổi, Hà Nội)
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Nếu có chuyện gì xảy ra, hậu quả của nó cũng tương tự như là động đất. Chính vì vậy, tôi đã có chỉ đạo đối với chủ đầu tư đánh giá hậu quả của nó. Tất nhiên chúng ta phải có sự đề phòng.
Ông Nguyễn Thanh Liêm: Tôi cũng đồng ý với ý kiến của anh Quân. Thực ra chiến tranh thì cũng giống như động đất. Đây là vấn đề lo ngại nhất vì nguy cơ vỡ hồ bùn đỏ. Theo chỉ đạo của chính phủ, TKV đang tính trước để ứng phó tưng tình huống, tổ chức diễn tập và đưa ra giải pháp chống lan tỏa, chuẩn bị khối bê tông, bao cát để chống vỡ đập.
Ông Nguyễn Văn Ban: Tôi nghĩ là mấy cái hồ bùn đỏ là vấn đề nhức nhối, nên có một hội đồng thẩm định quốc gia thẩm tra lại, gồm các chuyên gia đầu ngành. Nếu thuận thì giúp cho TKV, Bộ Công Thương, Chính phủ và dư luận an tâm. Nếu hội đồng đó thấy còn khiếm khuyết cái gì thì bổ sung, còn thấy rủi ro lớn thì kiến nghị thêm để sửa đổi. Đó là giải pháp tốt nhất. Còn bây giờ Bộ Công Thương nói làm tốt nhưng chưa có hội đồng xem xét đánh giá đến nơi đến chốn thì dư luận người ta vẫn chưa yên tâm
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Đối với ý kiến anh Ban, tôi xin nói là hồ bùn đỏ mang tính chất thủy lợi, nhưng tính chất nhạy cảm với môi trường là lớn hơn. Do đó chúng tôi đã thiết lập một ủy ban gồm các chuyên gia về thủy lợi. Ngoài ra, Chính phủ còn cho thuê một đơn vị tư vấn nước ngoài làm công tác thẩm định cho yên tâm hơn, dù tốn tiền hơn một chút. Đây là công tác tái thẩm định. Sau khi có kết quả tái thẩm định này, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về tính an toàn của hồ bùn đỏ.
Một trong những nhiệm vụ mà chúng tôi yêu cầu tư vấn nước ngoài là yêu cầu thẩm định toàn bộ những gì mà xã hội đang quan tâm. Cá nhân tôi đánh giá tư vấn nước ngoài đó sẽ mang lại niềm tin hơn. Mình phải đặt yêu cầu cho họ ví dụ lượng mưa 400mm thì ảnh hưởng thế nào, lũ lớn thì thế nào.
Trong khi khai thác bauxite ở Tây Nguyên có rất nhiều công nhân và kỹ sư Trung Quốc sang làm việc và họ sẽ lấy vợ sinh con và định cư ở đó thì Bộ Công Thương giải quyết vấn đề này thế nào? (Vuvanhue778, Vuvanhue778@vnn.Vn)
Ông Nguyễn Thanh Liêm: Dự án Tân Rai đã triển khai được hơn 2 năm. Theo báo cáo của địa phương, chưa xảy ra trường hợp nào ở khu vực dự án có người Trung Quốc lấy vợ Việt Nam. Trường hợp bạn nêu cũng có thể xảy ra trong tương lai nhưng các trường hợp người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nếu xảy ra sự cố, sẽ điều tra nguyên nhân, quy trách nhiệm
Xin hỏi ông Quân, nếu xảy ra sự cố ảnh hưởng đến môi trường, trong khi lợi nhuận không là bao, ai sẽ chịu trách nhiệm vì đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và môi trường? (Trần Trọng Hùng)
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Nếu xảy ra sự cố về môi trường; tôi nghĩ trách nhiệm về kinh tế và môi trường sẽ được xác định trên cơ sở điều tra về nguyên nhân, sự liên đới trách nhiệm của các cá nhân, cũng như tổ chức lien quan và cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ là người thụ lý và thực hiện công việc trên theo quy định hiện hành
Xin các vị trả lời thẳng câu hỏi sau đây: Nếu có sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ thì các vị sẽ xử lý như thế nào? Tôi đã thấy một câu hỏi phía trên hỏi như vậy, nhưng các vị trả lời còn vòng vo và chưa nếu được biện pháp giải quyết (Nguyễn Thanh Tùng, 24 tuổi, 81/36 Hồ Văn Huê, Phú Nhuận, TP.HCM)
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tất nhiên cũng không ai mong muốn thảm họa xảy ra. Chính văn bản ngày 22/10 vừa rồi, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo đưa ra giải pháp phòng chống, kể cả nghĩ đến phương án xấu nhất. Đấy là cái thứ nhất. Cái thứ hai về mặt trách nhiệm. Khi xảy ra sự cố, các cơ quan điều tra chắc chắn sẽ phải vào cuộc điều tra và xử lý giải quyết hậu quả.
Ông Nguyễn Thanh Liêm: Vấn đề này chúng tôi đã có giải pháp như đề xuất các kịch bản về sự cố, tổ chức diễn tập thường xuyên. Tùy từng tình huống để ứng phó theo kịch bản đã được diễn tập.
(*) Title chính và title phụ do TS tự đặt
Theo Báo Điện tử VnExpress
Dự án này có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, nếu chiến tranh xảy ra, không loại trừ khả năng kẻ địch có thể khủng bố phá vỡ đập và bể chứa để hủy hoại đất nước ta. Vậy chúng ta đã lường tới giả thiết này chưa và đã có sẵn phương án đề phòng khủng bố chưa?
Đây là một trong những câu hỏi được đặt ra cho các nhà quản lý, các chuyên gia trong buổi tọa đàm “Bauxite Tây Nguyên được giám sát như siêu dự án quốc gia” do báo điện tử VnExpress tổ chức với sự tham gia ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng (Bộ Công Thương); ông Nguyễn Thanh Liêm - Trưởng ban Nhôm Titan (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam); bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia Kinh tế và ông Nguyễn Văn Ban - Chuyên gia, nguyên Trưởng ban Dự án nhôm (Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam - cũ). Bee xin được trích đăng một phần nội dung buổi tọa đàm.
Chỉ chọn được nhà thầu Trung Quốc
Thứ trưởng Lê Dương Quang từng phát biểu là dự án bauxite có thừa kế kết quả nghiên cứu ở nhiều quốc gia. Nhưng thực tế dự án chỉ sử dụng máy móc thiết bị Trung Quốc và do chính người Trung Quốc thi công từ đầu đến cuối. Tại sao vậy? (Đinh Trung Kiên, 50 tuổi, TP HCM)
Ông Nguyễn Thanh Liêm: Đây là 1 lĩnh vực mới, cả nước ta đi từ con số 0. Khi triển khai chúng tôi đã đấu thầu và tiến hành theo đúng quy định từ khâu hồ sơ đến các giai đoạn. Sau khi công bố trên thông tin địa chúng, có 7 nhà thầu nộp hồ sơ.
Nhà thầu ABB, Chalieco, Liên doanh CYMG, liên doanh JGC- TECHNNIP, liên danh NFC- CNTIC, nhà thầu MACHANON CONTRUCTION, nhà thầu MCC Overseas. Sau khi xem xét nhiều nhà thầu, chúng tôi thấy nhà thầu xây dựng, bán các thiết bị.
Sau khi xem xét, chúng tôi thấy có 4 nhà thầu. Sau khi đấu giai đoạn 1, thì một nhà thầu rút lui. Cuối cùng còn lại 3 nhà thầu Trung Quốc. Sau khi chúng tôi đánh giá, chỉ còn lại mỗi nhà thầu Chaloco. Chúng tôi mong muốn có nhiều nhà thầu nổi tiếng nhưng họ yêu cầu chuyển giao công nghệ chứ không thực hiện theo gói thầu EPC.
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi xin bổ sung ngắn gọn ý kiến của anh Liêm. Bản chất vấn đề việc chỉ sử dụng máy móc Trung Quốc đơn giản là do Trung Quốc trúng thầu. Hơn nữa, khi đi nghiên cứu thị trường, chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của một công ty nước ngoài, kết hợp đi tham quan nhiều nước khác. Việc tham quan thì có thể đi nhiều nước, nhưng việc chọn nhà thầu thì chúng ta chỉ chọn một thôi, và chúng ta chọn nhà thầu phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Ban: Nhà máy Tân Rai do Trung Quốc xây dựng thì sử dụng thiết bị của nước ngoài là bao nhiêu và là những thiết bị gì? Cách đây chừng hơn 1 tháng tôi thăm một nhà máy Trung Quốc vận hành xây dựng ở Hoa Ngân (cách biên giới Việt Nam 150 km) thì toàn bộ những thiết bị quan trọng trong nhà máy là của các nước phát triển sản xuất.
Bà Phạm Chi Lan. Ảnh VNE |
Thưa ông Quân, ông có bình luận gì về việc Trung Quốc mới đây đã ngừng hoạt động khai thác bauxite tại nước họ do gây ô nhiễm nặng nề? (Thanh Thao Bui, Westernausperth@)
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi xin khẳng định thông tin trên không đúng. Năm 2009, Trung Quốc sản xuất 26 triệu tấn alumina, nhập khẩu 4 triệu tấn; năm 2010 dự kiến sản xuất 27 triệu tấn alumina, nhập khẩu 5 triệu tấn và kế hoạch này không thay đổi. Tôi được biết, đến nay, nước bạn không có chủ trương ngừng hoạt động khai thác bauxite.
Đã bãn cãi kỹ vấn đề an ninh quốc phòng
Dự án có vị trí chiến lược và vô cùng thiết yếu, vậy TKV có thể nói những điều gì về ấn đề này để nhân dân vững tin? (Nam Ledac, 47 tuổi, Ledacnam@gmail.Com)
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Chúng tôi biết Tây Nguyên có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng. Hiện nay dự án do Việt Nam làm chủ đầu tư, nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện gói thầu theo hợp đồng đã ký kết, thời hạn xây dựng dự án ở Tân Rai là 2 năm, sau đó nhà thầu sẽ phải rút về nước.
Dự án ở Nhân Cơ, chủ đầu tư là tập đoàn, nòng cốt là một công ty quốc phòng. Vấn đề này đã được đặt ra, bàn cãi kỹ, Chính phủ đã chỉ đạo rất cụ thể, giao Bộ Công an giám sát việc người lao động thực hiện công việc tại Việt Nam. Với Tân Rai tôi thấy dự án thực hiện rất tốt, chưa có vấn đề gì xảy ra. Muốn phát triển kinh tế xã hội, người nước ngoài tham gia đầu tư là không tránh khỏi, vấn đề là chúng ta phải giám sát, không vì thế mà sợ hãi rồi kìm hãm sự phát triển.
Các dự án đặt ở Tây Nguyên khi thỏa thuận đầu tư đều phải thông qua Bộ Quốc phòng, nếu ảnh hưởng đến phòng thủ thì Bộ Quốc phòng gạt ra, nếu được thì Bộ Tài nguyên Môi trường mới xem xét. Hoặc Bộ Nông nghiệp phải xác nhận dự án không nằm trong rừng phòng hộ, rừng tự nhiên. Luật khoáng sản quy định rất chặt chẽ điều này.
Dự án này có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, nếu chiến tranh xảy ra, không loại trừ khả năng kẻ địch có thể khủng bố phá vỡ đập và bể chứa để hủy hoại đất nước ta. Vậy chúng ta đã lường tới giả thiết này chưa và đã có sẵn phương án đề phòng khủng bố chưa? Hạn chế và khắc phục thế nào (Nguyễn Mạnh Quân, 47 tuổi, Hà Nội)
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Nếu có chuyện gì xảy ra, hậu quả của nó cũng tương tự như là động đất. Chính vì vậy, tôi đã có chỉ đạo đối với chủ đầu tư đánh giá hậu quả của nó. Tất nhiên chúng ta phải có sự đề phòng.
Ông Nguyễn Thanh Liêm: Tôi cũng đồng ý với ý kiến của anh Quân. Thực ra chiến tranh thì cũng giống như động đất. Đây là vấn đề lo ngại nhất vì nguy cơ vỡ hồ bùn đỏ. Theo chỉ đạo của chính phủ, TKV đang tính trước để ứng phó tưng tình huống, tổ chức diễn tập và đưa ra giải pháp chống lan tỏa, chuẩn bị khối bê tông, bao cát để chống vỡ đập.
Ông Nguyễn Văn Ban: Tôi nghĩ là mấy cái hồ bùn đỏ là vấn đề nhức nhối, nên có một hội đồng thẩm định quốc gia thẩm tra lại, gồm các chuyên gia đầu ngành. Nếu thuận thì giúp cho TKV, Bộ Công Thương, Chính phủ và dư luận an tâm. Nếu hội đồng đó thấy còn khiếm khuyết cái gì thì bổ sung, còn thấy rủi ro lớn thì kiến nghị thêm để sửa đổi. Đó là giải pháp tốt nhất. Còn bây giờ Bộ Công Thương nói làm tốt nhưng chưa có hội đồng xem xét đánh giá đến nơi đến chốn thì dư luận người ta vẫn chưa yên tâm
Ông Nguyễn Văn Ban. Ảnh VNE |
Một trong những nhiệm vụ mà chúng tôi yêu cầu tư vấn nước ngoài là yêu cầu thẩm định toàn bộ những gì mà xã hội đang quan tâm. Cá nhân tôi đánh giá tư vấn nước ngoài đó sẽ mang lại niềm tin hơn. Mình phải đặt yêu cầu cho họ ví dụ lượng mưa 400mm thì ảnh hưởng thế nào, lũ lớn thì thế nào.
Trong khi khai thác bauxite ở Tây Nguyên có rất nhiều công nhân và kỹ sư Trung Quốc sang làm việc và họ sẽ lấy vợ sinh con và định cư ở đó thì Bộ Công Thương giải quyết vấn đề này thế nào? (Vuvanhue778, Vuvanhue778@vnn.Vn)
Ông Nguyễn Thanh Liêm: Dự án Tân Rai đã triển khai được hơn 2 năm. Theo báo cáo của địa phương, chưa xảy ra trường hợp nào ở khu vực dự án có người Trung Quốc lấy vợ Việt Nam. Trường hợp bạn nêu cũng có thể xảy ra trong tương lai nhưng các trường hợp người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nếu xảy ra sự cố, sẽ điều tra nguyên nhân, quy trách nhiệm
Xin hỏi ông Quân, nếu xảy ra sự cố ảnh hưởng đến môi trường, trong khi lợi nhuận không là bao, ai sẽ chịu trách nhiệm vì đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và môi trường? (Trần Trọng Hùng)
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Nếu xảy ra sự cố về môi trường; tôi nghĩ trách nhiệm về kinh tế và môi trường sẽ được xác định trên cơ sở điều tra về nguyên nhân, sự liên đới trách nhiệm của các cá nhân, cũng như tổ chức lien quan và cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ là người thụ lý và thực hiện công việc trên theo quy định hiện hành
Ông Nguyễn Mạnh Quân. Ảnh VNE |
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tất nhiên cũng không ai mong muốn thảm họa xảy ra. Chính văn bản ngày 22/10 vừa rồi, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo đưa ra giải pháp phòng chống, kể cả nghĩ đến phương án xấu nhất. Đấy là cái thứ nhất. Cái thứ hai về mặt trách nhiệm. Khi xảy ra sự cố, các cơ quan điều tra chắc chắn sẽ phải vào cuộc điều tra và xử lý giải quyết hậu quả.
Ông Nguyễn Thanh Liêm: Vấn đề này chúng tôi đã có giải pháp như đề xuất các kịch bản về sự cố, tổ chức diễn tập thường xuyên. Tùy từng tình huống để ứng phó theo kịch bản đã được diễn tập.
(*) Title chính và title phụ do TS tự đặt
Theo Báo Điện tử VnExpress
- Tô Văn Trường: Phản biện xã hội và được mất khi dừng dự án bô-xít (VNR500). ” Tạm dừng dự án bô-xít như kiến nghị của đại đa số nhân dân, cái được lớn đến mức không có gì so sánh được. Nhiều cái mất đi là những cái được rất quý: Mất mà là được.”
- Luật gia Trần Đình Thu: BÀI TOÁN MÔI TRƯỜNG CHO HỒ BÙN ĐỎ TÂY NGUYÊN: CHƯA GIẢI ĐƯỢC (Trần Nhương)
- Lâm Đồng: Tai nạn tại mỏ bôxit Tân Rai, một người tử nạn (Tuổi trẻ31-10-10 ). --- Nên dừng khai thác bauxite khi chưa an tâm “có lãi”? (Bee.net 31-10-10) ---- Xem thêm: Kiến nghị của Hội Sinh Thái Việt (BVN 31-10-10) -- Nơi ký kiến nghị của Hội này
- Hungary: Nạn nhân đầu tiên của vụ bùn đỏ được bồi thường (Tiền phong). Và bài đầy đủ trên Nhịp cầu Thế giới.
- Thứ trưởng Lê Dương Quang: Có thể yên tâm hiệu quả dự án bauxite Tây Nguyên (Vietnam+). – Dự án alumin Nhân Cơ ưu tiên tuyển người dân tộc. – Kiến nghị của Hội Sinh thái Việt — (boxitvn) - Hungary “hậu bùn đỏ”: NHỮNG BÀI HỌC THẤM THÍA (Nhịp cầu TG). – Úc, Ấn Độ: Đình chỉ hai dự án bauxite (SGTT).-Tân Rai; Nhân Cơ là thí điểm, cần đẩy nhanh tiến độ (Bee)-31/10/2010 16:28:07-Một trong những vấn đề mà dư luận và các đại biểu Quốc hội quan tâm hiện nay là dự án bauxite Tây Nguyên.
Bee.net xin giới thiệu ý kiến của Thứ trưởng bộ Công thương, ông Lê Dương Quang trong bài trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về những vấn đề xung quanh dự án quan trọng này. Hai dự án này được xác định là dự án thí điểm để làm cơ sở quyết định chủ trương về phát triển ngành công nghiệp bauxite-nhôm trong những năm tới.
Xin Thứ trưởng đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả kinh tế của các dự án bauxite đang triển khai thí điểm ở Tây Nguyên?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Ở Tây Nguyên, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang đầu tư hai dự án khai thác bauxite-sản xuất alumina là dự án Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng, có công suất 650.000 tấn alumina/năm, dự kiến quý I/2011 đi vào hoạt động và dự án Nhân Cơ ở tỉnh Đắk Nông, có công suất tương tự, dự kiến quý IV/2012 vào hoạt động.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, hai dự án này được xác định là dự án thí điểm để làm cơ sở cho việc quyết định chủ trương về phát triển ngành công nghiệp bauxite-nhôm trong những năm tới.
Về mặt kinh tế, các tính toán về hiệu quả của cả hai dự án đều đã xem xét đầy đủ mọi yếu tố ảnh hưởng và kết quả tính toán cho thấy cả hai dự án đều có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể của Nhân Cơ khó khăn hơn nên dự án này có hiệu quả thấp hơn.
Cụ thể là với cơ cấu vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70% (vay thương mại, không có ưu đãi), phí môi trường 30.000 đồng/tấn quặng nguyên khai, thuế suất thuế xuất khẩu alumina 20%, phương thức vận chuyển alumina bằng đường bộ…, giá thành sản xuất trung bình một tấn alumina là 287,6 USD.
Với giá bán bình quân (tính cho cả đời dự án) là 335 USD/tấn alumina, dự án vẫn đảm bảo hiệu quả về kinh tế. Thời gian thu hồi vốn của dự án là 12,4 năm/30 năm tồn tại của dự án. Các tính toán đã được dựa trên những điều kiện cơ bản bất lợi. Nếu xét hiệu quả kinh tế thuần, hiệu quả của dự án này không cao.
Tuy nhiên, đối với cả hai dự án, quan điểm chủ đạo khi xem xét việc đầu tư là phải tính hiệu quả tổng thể về kinh tế-xã hội-quốc phòng-an ninh, vì TKV là Tập đoàn Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao nên không thể coi hiệu quả kinh tế là thước đo duy nhất. Đơn cử, nếu xét trên góc độ lợi ích doanh nghiệp thì đặt nhà máy alumina tại ven biển sẽ hiệu quả hơn.
Mặc dù vậy, ngay cả khi chỉ xét riêng về mặt kinh tế tôi cho rằng cũng cần lưu ý bốn yếu tố. Thứ nhất, hiện tại, thuế xuất khẩu alumina của các nước xuất khẩu sản phẩm này trên thế giới phổ biến là 0-5%, Việt Nam quy định 20% là bất lợi cho dự án, song ngân sách Nhà nước thu được nhiều hơn.
Thứ hai, nếu xét về lợi nhuận thu được trên một ha đất (điều mà nhiều người hay nhắc đến khi cho rằng đầu tư cho chè, càphê có lợi hơn), khai thác bauxite-sản xuất alumina cao hơn rất nhiều lần.
Thứ ba, mặc dù giá khoáng sản, kim loại trên thị trường thế giới biến động theo chu kỳ (hiện đang bắt đầu chu kỳ tăng), nhưng xu thế chung là giá ngày càng tăng (do nhu cầu tăng trong khi trữ lượng khoáng sản là có hạn và ngày càng giảm đi).
Thứ tư, các tính toán kinh tế chỉ tính cho 30 năm hoạt động, song thực tế dự án sẽ tồn tại trên 50 năm và những năm về sau sẽ có hiệu quả lớn hơn (do nhà máy đã hết khấu hao). Nói tóm lại, nếu xét trên khía cạnh kinh tế, tôi cho rằng có thể yên tâm về hiệu quả của hai dự án đang đầu tư.
Trong quá trình triển khai đã có những vướng mắc gì nảy sinh và hiện nay tiến độ thực hiện các dự án này ra sao, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Đây là hai dự án lớn, công nghệ hoàn toàn mới đối với Việt Nam, vì vậy việc có những vướng mắc trong quá trình triển khai là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc mà các dự án quy mô lớn thường hay gặp phải là vấn đề đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng, hai dự án này về cơ bản là thuận lợi và đó trước hết là nhờ sự ủng hộ to lớn của chính quyền và nhân dân địa phương.
Đối với dự án Tân Rai, đến nay tiến độ dự án bị chậm một chút (khoảng ba tháng), chủ yếu do quá trình đấu thầu EPC nhà máy tuyển bị kéo dài. Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác như việc thiết kế-chế tạo thiết bị trong nước chậm, phải mất thêm thời gian cho thẩm định lại thiết kế kỹ thuật hồ bùn đỏ, một số việc xử lý lâu do thủ tục hành chính… Đối với dự án Nhân Cơ, hiện mới bắt đầu chính thức triển khai nên chưa xuất hiện vướng mắc lớn.
Thứ trưởng nhận định thế nào công nghệ sử dụng của các dự án khi vừa phải tính đến hiệu quả kinh tế, vừa phải đảm bảo an toàn về môi trường?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Về công nghệ sản xuất alumina thì đây là công nghệ mới đối với Việt Nam, nhưng công nghệ này đã được khẳng định và phổ biến trong ngành công nghiệp nhôm thế giới, kể cả công nghệ thải bùn đỏ, công nghệ xử lý môi trường.
TKV lựa chọn hình thức EPC, trong đó trách nhiệm của nhà thầu bao gồm cả đào tạo công nhân, hướng dẫn vận hành, đảm bảo chạy đạt công suất và bảo hành nhà máy, vì vậy có thể yên tâm.
Về hiệu quả kinh tế tôi đã đề cập ở trên, ở đây chỉ xin nói thêm: ngoại trừ những nguyên nhân khách quan như biến động của tình hình chính trị-kinh tế thế giới, thay đổi chính sách (ví dụ về thuế, lãi suất…), thiên tai bất khả kháng…, hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản trị, nhất là quản trị chi phí, quản trị rủi ro. Tuy nhiên, do đã được chuẩn bị kỹ, tôi tin dự án sẽ có hiệu quả và đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên.
Đối với vấn đề môi trường, với những kinh nghiệm thế giới tích lũy được, với những giải pháp đã đề ra và sẽ được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, đặc biệt cùng với sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của cơ quan môi trường và ý thức ngày càng cao của xã hội về bảo vệ môi trường, tôi tin rằng môi trường sẽ được gìn giữ và cải thiện.
Với những vấn đề còn nhiều tranh luận xung quanh dự án bauxite Tây Nguyên, dưới góc độ quản lý của Bộ Công Thương, Thứ trưởng cho biết có nên tiếp tục triển khai dự án này không? Nếu tiếp tục triển khai, cần có những giải pháp gì đặt ra để đảm bảo dự án vừa đạt yếu tố hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo an toàn về môi trường?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Việc còn nhiều tranh luận xung quanh dự án bauxite Tây Nguyên, theo tôi là do sự cố bùn đỏ ở Hungary và hai đợt lũ lụt lịch sử ở miền Trung trong tháng 10 này đã làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn đối với môi trường trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu phức tạp và khó dự đoán.
Tuy nhiên, là người nắm rõ toàn bộ quá trình hàng chục năm nghiên cứu vấn đề khai thác bauxite Tây Nguyên nói chung và quá trình chuẩn bị, hình thành, triển khai dự án nói riêng và lại là người trực tiếp chỉ đạo và tham gia việc rà soát dự án sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, tôi hoàn toàn tin vào trí tuệ và thành quả lao động cũng như ý thức trách nhiệm cao của hàng trăm kỹ sư, chuyên gia, trong đó có không ít nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực bauxite-nhôm, tin vào sự thận trọng của Chính phủ khi quyết định cho làm thí điểm.
Vì vậy, tôi thấy không có lý do gì để ngừng triển khai dự án, ngược lại, phải phấn đấu đẩy nhanh tiến độ để bù đắp lại thời gian đã mất, sớm phát huy hiệu quả của dự án, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân địa phương.
Tuy nhiên, sự lo ngại của dư luận là lời cảnh báo và Bộ Công Thương đã chỉ đạo TKV thực hiện nhiều giải pháp như tăng cường giám sát chất lượng thi công, đảm bảo nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, thuê tư vấn độc lập nước ngoài nhiều kinh nghiệm thẩm định lại thiết kế hồ bùn đỏ, đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm tăng độ an toàn hồ, đập; đồng thời cử chuyên gia đi khảo sát học tập kinh nghiệm xử lý sự cố.
Chúng tôi cũng xây dựng các kịch bản ứng phó khi sự cố xảy ra, tính thêm phương án thải khô, nghiên cứu việc sử dụng bùn đỏ, tiếp tục rà soát, cập nhật các yếu tố chi phí, dự báo biến động thị trường.…
Tôi cũng khẳng định rằng việc vận hành dự án có hiệu quả và bảo vệ, phục hồi môi trường sẽ là việc phải làm suốt đời dự án.
(theo TTXVN/Vietnam+)
Trao đổi chung quanh “Kiến nghị dừng khai thác bauxite (e-ThongLuan)-
3. Hồi âm
Thưa Gs Huệ Chi
Mục đích bức thư của tôi chính là mong có lá thư phúc đáp này của Gíáo sư, để khẳng định rằng:
- “Kiến nghị này vẫn do hai nhóm IDS cũ và BVN khởi xướng như đã được công bố trên BVN” (NHC) ( tôi biết có người đã lên tiếng rằng Kiến nghị này không liên quan gì đến ông Huệ Chi !)
- Nhưng. “ các báo chí trong nước đưa tin về bản Kiến nghị, tuy DO MỘT SỰ TẾ NHỊ NÀO ĐÓ họ KHÔNG ĐƯA TÊN TRANG BVN “ (NHC)
- Nhưng “con số hơn 1500 người (lúc bấy giờ) mà báo chí loan tin thì họ có thể lấy ở đâu khác ngoài BVN ?” (NHC).
Tôi nghĩ những ý kiến này của Giáo sư rất quan trọng, nhiều người không hiểu hoặc cố tình không hiểu như thế, vì thế điều này cần được minh định ngay trên trang mạng boxitvn của BVN . Mong Giáo sư không coi đây là chuyện nhỏ (một số người ký tên đã tuyên bố chỉ ký tên vào văn bản đã được chính thức thông qua này).
Ngoài ý chính nói trên, tôi xin có lời bàn thêm, để giải thích: điều cần nói nhất chính là quanh “MỘT SỰ TẾ NHỊ” ấy.
- Tôi hiểu sở dĩ nhóm IDS và nhóm BVN thống nhất không nhắc đến tên Gs HC và nhóm BVN là để Nhà nước dễ chấp nhận (chứng tỏ tên những người này làm Nhà nước không hài lòng, Nhà nước có thể dễ chấp nhận lời phản biện nếu không có tên Nguyễn Huệ Chi !). Ấn tượng này của Nhà nước cần phải được giải toả..
- Thì nay chính là lúc thuận tiện để giải toả.. Trong lúc đã có bà Phó chủ tịch nước cùng nhiều cán bộ, đảng viên cao cấp tán thành, ký tên, thì nhóm BVN và IDS phải nhân đó giúp cho Nhà nước nhìn thấy vai trò chính đáng của nhóm BVN bằng cách để tên Nguyễn Huệ Chi ngay bên cạnh những Nguyễn Thị Bình, Chu Hảo, Đặng Hùng Võ... Việc này rất tự nhiên, không có gì quá khích hay bất thường vì Bản Kiến nghị này nằm sờ sờ trên trang boxitvn hàng ngày, mà Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đứng tên đại diện (tôi biết thế nào cũng có người quá khích coi khinh việc này, khuyên Gs không cần đứng tên vào đấy).
Đáng lẽ cần hiện diện, ta lại đồng ý giấu tên Nguyễn Huệ Chi và nhóm BVN đi, tức là tự giấu giếm, mới là bất bình thường, khác nào thú nhận sự thiếu tự tin, giữa lúc đã có cơ hội thuyết phục mọi người hiểu ra và tin vào mình.
- Có phải chịu lùi một chút thế để cho việc lớn là “dừng khai thác Boxit” được thành công hay không? Không đúng. Nếu Nhà nước sẵn sàng nghe lời phản biện của những người mà Đảng tin cậy thì tại sao 3 bức thư của Đại công thần Võ Nguyên Giáp lại bị vứt vào xó, và nhóm IDS lại bị ép giải tán, toàn là cán bộ cốt cán của Nhà nước đấy thôi ?
Trái lại, chính sự có mặt của nhóm Trí thức phản biện BVN bên cạnh những cán bộ Đảng cao cấp mới là sức mạnh “đoàn kết dân tộc”, mới thu được hàng nghìn chữ ký nguồn gốc khác nhau, khiến Nhà nước không thể làm ngơ như trước, thế mà ta lại quá lo, mà tự rút sức mạnh ấy của mình đi.
- Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hứa tuần tới sẽ gặp đại diện những người ký Kiến nghị , tôi nghĩ đại diện của BVN không nên tiếp tục vắng mặt.
- Có người bảo tôi: Ông cứ tách biệt nhóm nọ nhóm kia làm gì, khéo lại sa vào sự kỳ thị phe nhóm của Đảng. Tôi bảo: Có những nhà đạo đức dở hơi, trong tay không có một xu, lại nghĩ nếu mình cứ nghĩ đến đồng tiền thế này thì mình cũng thấp kém như bọn nhà giàu ư; bèn coi tiền là bẩn thỉu, mấy thằng trọc phú khoái quá, khuyên nhà đạo đức nên viết thành sách cho cả làng nghèo đói học tập.
Một lần nữa, tôi thật vui mừng , cảm ơn thư phúc đáp của Gs mà tôi mong đợi.
V.Quốc Uy
BỔ SUNG: Xin nói lại cho rõ, vì vẫn có sự hiểu lầm rất căn bản:
Việc Nhà nước quan tâm đến “Kiến nghị dừng Boxit” nhưng trên báo chí lại xuất hiện một danh sách “Ban đại diện” mới không có nhóm khởi xướng ban đầu (mà Gs Huệ Chi chủ trì), sự tách biệt này đặt ra mối lo gì?
Đáng quan tâm ở đây không phải là tranh giành vai trò hay công trạng gì, hay việc ai xếp trước xếp sau, (Chuyện ấy là chuyện nhỏ), mà là chuyện khác!
Xin nhớ lại nhiều cuộc biểu tình rộng lớn trước đây đã được Nhà nước “hoá giải” thế này: Báo chí ra vẻ công nhận sự biểu tình của quần chúng là tốt, là chính đáng, (nhưng cũng không giải quyết gì căn bản cả), song phía sau lại lùng bắt, TRỪNG TRỊ NHỮNG NGƯỜI CHỦ TRÌ THỰC SỰ đã tổ chức ra cuộc biểu tình ấy. Liệu ở đây sẽ có kịch bản tương tự không?
Phải làm gì để khả năng xấu ấy không xảy ra?
Xin Thứ trưởng đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả kinh tế của các dự án bauxite đang triển khai thí điểm ở Tây Nguyên?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Ở Tây Nguyên, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang đầu tư hai dự án khai thác bauxite-sản xuất alumina là dự án Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng, có công suất 650.000 tấn alumina/năm, dự kiến quý I/2011 đi vào hoạt động và dự án Nhân Cơ ở tỉnh Đắk Nông, có công suất tương tự, dự kiến quý IV/2012 vào hoạt động.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, hai dự án này được xác định là dự án thí điểm để làm cơ sở cho việc quyết định chủ trương về phát triển ngành công nghiệp bauxite-nhôm trong những năm tới.
ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch HĐQT TKV |
Cụ thể là với cơ cấu vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70% (vay thương mại, không có ưu đãi), phí môi trường 30.000 đồng/tấn quặng nguyên khai, thuế suất thuế xuất khẩu alumina 20%, phương thức vận chuyển alumina bằng đường bộ…, giá thành sản xuất trung bình một tấn alumina là 287,6 USD.
Với giá bán bình quân (tính cho cả đời dự án) là 335 USD/tấn alumina, dự án vẫn đảm bảo hiệu quả về kinh tế. Thời gian thu hồi vốn của dự án là 12,4 năm/30 năm tồn tại của dự án. Các tính toán đã được dựa trên những điều kiện cơ bản bất lợi. Nếu xét hiệu quả kinh tế thuần, hiệu quả của dự án này không cao.
Tuy nhiên, đối với cả hai dự án, quan điểm chủ đạo khi xem xét việc đầu tư là phải tính hiệu quả tổng thể về kinh tế-xã hội-quốc phòng-an ninh, vì TKV là Tập đoàn Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao nên không thể coi hiệu quả kinh tế là thước đo duy nhất. Đơn cử, nếu xét trên góc độ lợi ích doanh nghiệp thì đặt nhà máy alumina tại ven biển sẽ hiệu quả hơn.
Mặc dù vậy, ngay cả khi chỉ xét riêng về mặt kinh tế tôi cho rằng cũng cần lưu ý bốn yếu tố. Thứ nhất, hiện tại, thuế xuất khẩu alumina của các nước xuất khẩu sản phẩm này trên thế giới phổ biến là 0-5%, Việt Nam quy định 20% là bất lợi cho dự án, song ngân sách Nhà nước thu được nhiều hơn.
Thứ hai, nếu xét về lợi nhuận thu được trên một ha đất (điều mà nhiều người hay nhắc đến khi cho rằng đầu tư cho chè, càphê có lợi hơn), khai thác bauxite-sản xuất alumina cao hơn rất nhiều lần.
Thứ ba, mặc dù giá khoáng sản, kim loại trên thị trường thế giới biến động theo chu kỳ (hiện đang bắt đầu chu kỳ tăng), nhưng xu thế chung là giá ngày càng tăng (do nhu cầu tăng trong khi trữ lượng khoáng sản là có hạn và ngày càng giảm đi).
Thứ tư, các tính toán kinh tế chỉ tính cho 30 năm hoạt động, song thực tế dự án sẽ tồn tại trên 50 năm và những năm về sau sẽ có hiệu quả lớn hơn (do nhà máy đã hết khấu hao). Nói tóm lại, nếu xét trên khía cạnh kinh tế, tôi cho rằng có thể yên tâm về hiệu quả của hai dự án đang đầu tư.
Trong quá trình triển khai đã có những vướng mắc gì nảy sinh và hiện nay tiến độ thực hiện các dự án này ra sao, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Đây là hai dự án lớn, công nghệ hoàn toàn mới đối với Việt Nam, vì vậy việc có những vướng mắc trong quá trình triển khai là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc mà các dự án quy mô lớn thường hay gặp phải là vấn đề đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng, hai dự án này về cơ bản là thuận lợi và đó trước hết là nhờ sự ủng hộ to lớn của chính quyền và nhân dân địa phương.
Đối với dự án Tân Rai, đến nay tiến độ dự án bị chậm một chút (khoảng ba tháng), chủ yếu do quá trình đấu thầu EPC nhà máy tuyển bị kéo dài. Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác như việc thiết kế-chế tạo thiết bị trong nước chậm, phải mất thêm thời gian cho thẩm định lại thiết kế kỹ thuật hồ bùn đỏ, một số việc xử lý lâu do thủ tục hành chính… Đối với dự án Nhân Cơ, hiện mới bắt đầu chính thức triển khai nên chưa xuất hiện vướng mắc lớn.
Mô hình Nhà máy Nhân Cơ |
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Về công nghệ sản xuất alumina thì đây là công nghệ mới đối với Việt Nam, nhưng công nghệ này đã được khẳng định và phổ biến trong ngành công nghiệp nhôm thế giới, kể cả công nghệ thải bùn đỏ, công nghệ xử lý môi trường.
TKV lựa chọn hình thức EPC, trong đó trách nhiệm của nhà thầu bao gồm cả đào tạo công nhân, hướng dẫn vận hành, đảm bảo chạy đạt công suất và bảo hành nhà máy, vì vậy có thể yên tâm.
Về hiệu quả kinh tế tôi đã đề cập ở trên, ở đây chỉ xin nói thêm: ngoại trừ những nguyên nhân khách quan như biến động của tình hình chính trị-kinh tế thế giới, thay đổi chính sách (ví dụ về thuế, lãi suất…), thiên tai bất khả kháng…, hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản trị, nhất là quản trị chi phí, quản trị rủi ro. Tuy nhiên, do đã được chuẩn bị kỹ, tôi tin dự án sẽ có hiệu quả và đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên.
Đối với vấn đề môi trường, với những kinh nghiệm thế giới tích lũy được, với những giải pháp đã đề ra và sẽ được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, đặc biệt cùng với sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của cơ quan môi trường và ý thức ngày càng cao của xã hội về bảo vệ môi trường, tôi tin rằng môi trường sẽ được gìn giữ và cải thiện.
Với những vấn đề còn nhiều tranh luận xung quanh dự án bauxite Tây Nguyên, dưới góc độ quản lý của Bộ Công Thương, Thứ trưởng cho biết có nên tiếp tục triển khai dự án này không? Nếu tiếp tục triển khai, cần có những giải pháp gì đặt ra để đảm bảo dự án vừa đạt yếu tố hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo an toàn về môi trường?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Việc còn nhiều tranh luận xung quanh dự án bauxite Tây Nguyên, theo tôi là do sự cố bùn đỏ ở Hungary và hai đợt lũ lụt lịch sử ở miền Trung trong tháng 10 này đã làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn đối với môi trường trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu phức tạp và khó dự đoán.
Tuy nhiên, là người nắm rõ toàn bộ quá trình hàng chục năm nghiên cứu vấn đề khai thác bauxite Tây Nguyên nói chung và quá trình chuẩn bị, hình thành, triển khai dự án nói riêng và lại là người trực tiếp chỉ đạo và tham gia việc rà soát dự án sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, tôi hoàn toàn tin vào trí tuệ và thành quả lao động cũng như ý thức trách nhiệm cao của hàng trăm kỹ sư, chuyên gia, trong đó có không ít nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực bauxite-nhôm, tin vào sự thận trọng của Chính phủ khi quyết định cho làm thí điểm.
Vì vậy, tôi thấy không có lý do gì để ngừng triển khai dự án, ngược lại, phải phấn đấu đẩy nhanh tiến độ để bù đắp lại thời gian đã mất, sớm phát huy hiệu quả của dự án, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân địa phương.
Tuy nhiên, sự lo ngại của dư luận là lời cảnh báo và Bộ Công Thương đã chỉ đạo TKV thực hiện nhiều giải pháp như tăng cường giám sát chất lượng thi công, đảm bảo nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, thuê tư vấn độc lập nước ngoài nhiều kinh nghiệm thẩm định lại thiết kế hồ bùn đỏ, đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm tăng độ an toàn hồ, đập; đồng thời cử chuyên gia đi khảo sát học tập kinh nghiệm xử lý sự cố.
Chúng tôi cũng xây dựng các kịch bản ứng phó khi sự cố xảy ra, tính thêm phương án thải khô, nghiên cứu việc sử dụng bùn đỏ, tiếp tục rà soát, cập nhật các yếu tố chi phí, dự báo biến động thị trường.…
Tôi cũng khẳng định rằng việc vận hành dự án có hiệu quả và bảo vệ, phục hồi môi trường sẽ là việc phải làm suốt đời dự án.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Alumin Nhân Cơ thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tuyển dụng và đưa đi đào gần 550 học viên hệ trung cấp nghề ở các trường trong nước, trong đó có gần 100 học viên là người dân tộc thiểu số. Đến nay,đã có gần 110 công nhân được đào tạo ở trong nước đã tốt nghiệp, được bố trí làm việc tại Nhà máy alumin Tân Rai tỉnh Lâm Đồng để sau đó sẽ chuyển về làm việc tại nhà máy alumin Nhân Cơ, huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Đa số lao động được công ty tuyển chọn đều là người có hộ khẩu thường trú tại Đắk Nông. Công ty có chính sách tuyển dụng ưu tiên cho con em vùng dự án, dân tộc thiểu số, con em của công nhân, lực lượng vũ trang hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, người có hộ khẩu trên địa bàn tỉnh. |
Trao đổi chung quanh “Kiến nghị dừng khai thác bauxite (e-ThongLuan)-
3. Hồi âm
V.Quốc Uy
Thưa Gs Huệ ChiMục đích bức thư của tôi chính là mong có lá thư phúc đáp này của Gíáo sư, để khẳng định rằng:
- “Kiến nghị này vẫn do hai nhóm IDS cũ và BVN khởi xướng như đã được công bố trên BVN” (NHC) ( tôi biết có người đã lên tiếng rằng Kiến nghị này không liên quan gì đến ông Huệ Chi !)
- Nhưng. “ các báo chí trong nước đưa tin về bản Kiến nghị, tuy DO MỘT SỰ TẾ NHỊ NÀO ĐÓ họ KHÔNG ĐƯA TÊN TRANG BVN “ (NHC)
- Nhưng “con số hơn 1500 người (lúc bấy giờ) mà báo chí loan tin thì họ có thể lấy ở đâu khác ngoài BVN ?” (NHC).
Tôi nghĩ những ý kiến này của Giáo sư rất quan trọng, nhiều người không hiểu hoặc cố tình không hiểu như thế, vì thế điều này cần được minh định ngay trên trang mạng boxitvn của BVN . Mong Giáo sư không coi đây là chuyện nhỏ (một số người ký tên đã tuyên bố chỉ ký tên vào văn bản đã được chính thức thông qua này).
Ngoài ý chính nói trên, tôi xin có lời bàn thêm, để giải thích: điều cần nói nhất chính là quanh “MỘT SỰ TẾ NHỊ” ấy.
- Tôi hiểu sở dĩ nhóm IDS và nhóm BVN thống nhất không nhắc đến tên Gs HC và nhóm BVN là để Nhà nước dễ chấp nhận (chứng tỏ tên những người này làm Nhà nước không hài lòng, Nhà nước có thể dễ chấp nhận lời phản biện nếu không có tên Nguyễn Huệ Chi !). Ấn tượng này của Nhà nước cần phải được giải toả..
- Thì nay chính là lúc thuận tiện để giải toả.. Trong lúc đã có bà Phó chủ tịch nước cùng nhiều cán bộ, đảng viên cao cấp tán thành, ký tên, thì nhóm BVN và IDS phải nhân đó giúp cho Nhà nước nhìn thấy vai trò chính đáng của nhóm BVN bằng cách để tên Nguyễn Huệ Chi ngay bên cạnh những Nguyễn Thị Bình, Chu Hảo, Đặng Hùng Võ... Việc này rất tự nhiên, không có gì quá khích hay bất thường vì Bản Kiến nghị này nằm sờ sờ trên trang boxitvn hàng ngày, mà Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đứng tên đại diện (tôi biết thế nào cũng có người quá khích coi khinh việc này, khuyên Gs không cần đứng tên vào đấy).
Đáng lẽ cần hiện diện, ta lại đồng ý giấu tên Nguyễn Huệ Chi và nhóm BVN đi, tức là tự giấu giếm, mới là bất bình thường, khác nào thú nhận sự thiếu tự tin, giữa lúc đã có cơ hội thuyết phục mọi người hiểu ra và tin vào mình.
- Có phải chịu lùi một chút thế để cho việc lớn là “dừng khai thác Boxit” được thành công hay không? Không đúng. Nếu Nhà nước sẵn sàng nghe lời phản biện của những người mà Đảng tin cậy thì tại sao 3 bức thư của Đại công thần Võ Nguyên Giáp lại bị vứt vào xó, và nhóm IDS lại bị ép giải tán, toàn là cán bộ cốt cán của Nhà nước đấy thôi ?
Trái lại, chính sự có mặt của nhóm Trí thức phản biện BVN bên cạnh những cán bộ Đảng cao cấp mới là sức mạnh “đoàn kết dân tộc”, mới thu được hàng nghìn chữ ký nguồn gốc khác nhau, khiến Nhà nước không thể làm ngơ như trước, thế mà ta lại quá lo, mà tự rút sức mạnh ấy của mình đi.
- Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hứa tuần tới sẽ gặp đại diện những người ký Kiến nghị , tôi nghĩ đại diện của BVN không nên tiếp tục vắng mặt.
- Có người bảo tôi: Ông cứ tách biệt nhóm nọ nhóm kia làm gì, khéo lại sa vào sự kỳ thị phe nhóm của Đảng. Tôi bảo: Có những nhà đạo đức dở hơi, trong tay không có một xu, lại nghĩ nếu mình cứ nghĩ đến đồng tiền thế này thì mình cũng thấp kém như bọn nhà giàu ư; bèn coi tiền là bẩn thỉu, mấy thằng trọc phú khoái quá, khuyên nhà đạo đức nên viết thành sách cho cả làng nghèo đói học tập.
Một lần nữa, tôi thật vui mừng , cảm ơn thư phúc đáp của Gs mà tôi mong đợi.
V.Quốc Uy
BỔ SUNG: Xin nói lại cho rõ, vì vẫn có sự hiểu lầm rất căn bản:
Việc Nhà nước quan tâm đến “Kiến nghị dừng Boxit” nhưng trên báo chí lại xuất hiện một danh sách “Ban đại diện” mới không có nhóm khởi xướng ban đầu (mà Gs Huệ Chi chủ trì), sự tách biệt này đặt ra mối lo gì?
Đáng quan tâm ở đây không phải là tranh giành vai trò hay công trạng gì, hay việc ai xếp trước xếp sau, (Chuyện ấy là chuyện nhỏ), mà là chuyện khác!
Xin nhớ lại nhiều cuộc biểu tình rộng lớn trước đây đã được Nhà nước “hoá giải” thế này: Báo chí ra vẻ công nhận sự biểu tình của quần chúng là tốt, là chính đáng, (nhưng cũng không giải quyết gì căn bản cả), song phía sau lại lùng bắt, TRỪNG TRỊ NHỮNG NGƯỜI CHỦ TRÌ THỰC SỰ đã tổ chức ra cuộc biểu tình ấy. Liệu ở đây sẽ có kịch bản tương tự không?
Phải làm gì để khả năng xấu ấy không xảy ra?
VQU
- Nên dừng khai thác bauxite khi chưa an tâm “có lãi”? (Bee)
"30 năm mà các anh vẫn tính có hiệu quả ư?"- Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói về hiệu quả kinh tế của dự án bauxite Tây Nguyên.- Xem tận mắt bụi đỏ bô-xít quanh nhà máy ở Texas, Mỹ (VNR500)Bụi đỏ là chất thải để lại sau khi alumina được lấy ra từ quặng bô-xít. Hiện các chuyên gia vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng liệu chất này có gây hại cho sức khỏe không và nếu có thì gây hại tới đâu.
– Chi phí cần được tính thêm cho Dự án bauxite. – Xem lại cơ sở tính toán lãi dự án khai thác bô-xít (Tiền phong)-- Ngày đất nước rong kinh tôi ngồi khóc (Quê choa).- Tranh luận mở về bauxite: đầy lo ngại (RFA). – Sự an nguy môi trường không thể chỉ giao cho TKV (SGTT).
-Độ tin cậy của những con số (NVP) Trong tuần rồi, hai buổi tranh luận trực tuyến do Vietnamnet và VnExpress tổ chức về các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã cung cấp nhiều thông tin cho người quan tâm. Phải thừa nhận các quan chức Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên Môi trường và đại diện chủ đầu tư là Tập đoàn Than Khoáng Sản (TKV) đã làm đúng chức trách của mình. Việc đồng ý tranh luận công khai như vậy là một bước tiến lớn so với chỉ cách đây một năm, khi đề tài bauxite Tây Nguyên là đề tài nhạy cảm. Có tranh luận như vậy, cả bên phản đối và bên ủng hộ đều phải đưa ra những lập luận, lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc.
Về hiệu quả kinh tế, đã có nhiều người nhận xét tính chính xác của các con số do các quan chức và chủ đầu tư đưa ra như vốn đầu tư, rồi giá thành alumin thay đổi, tăng quá nhanh trong vòng 1 năm, dự báo giá alumin khá chủ quan…
Ở đây tôi chỉ xin bình luận về một chi tiết nhỏ.
Trong buổi đối thoại trên VnExpress, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng (Bộ Công Thương) có nói:
“Việc tăng vốn đầu tư ảnh hưởng không nhiều đến hiệu quả kinh tế dự án (tăng 25% vốn đầu tư, IRR chỉ tăng 7,12%). Về thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu alumni có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của dự án do 100% sản phẩm alumni dự kiến xuất khẩu. Nếu thuế suất xuất khẩu giảm xuống mức 10%, IRR giảm 12%.”
Dạo này, các quan chức thích dùng khái niệm IRR, thiết nghĩ cũng nên bỏ công ra tìm hiểu nó là gì.
(Phần dưới là trích lại một bài báo tôi viết cũng đã lâu rồi, nếu không thích đọc cũng không sao)
Giả thử bạn bỏ ra một khoản tiền ban đầu là 40 triệu đồng đầu tư vào việc mua máy photocopy và các chi phí khác để làm dịch vụ sao chụp cho khách hàng trong khu phố. Cũng giả thử 10 năm tới bạn tính toán và dự báo số tiền thu được từ dịch vụ này sau khi trừ mọi chi phí là 7,5 triệu đồng mỗi năm còn năm thứ 10 bạn định thanh lý chiếc máy được 9,5 triệu nữa. Vấn đề bạn phải quyết định là so giữa khoản tiền đầu tư ban đầu và các khoản tiền thu được như thế, dự án dịch vụ photocopy này có đáng làm không?
Thông thường, người ta dùng cách tính thời gian thu hồi vốn (payback period) bằng cách lấy tổng đầu tư chia cho dòng tiền hàng năm. Trong dự án nói trên, thời gian thu hồi vốn đầu tư là 5 năm 4 tháng. Người ta cũng thường đánh giá dự án có nên thực hiện hay không bằng cách so sánh thời gian thu hồi vốn vừa tính toán với thời gian thu hồi vốn đã định trước. Giả thử ở dự án photocopy, bạn dự tính thu hồi vốn trong vòng 5 năm, nay tính toán thấy mất hơn 5 năm một chút, có lẽ bạn sẽ quyết định không làm.
Phương pháp “tính rợ” này không giúp ích gì nhiều cho bạn vì rõ ràng nó không đếm xỉa gì đến “giá trị thời gian” của dòng tiền. Số năm định trước trong đầu dùng để đối chiếu so sánh cũng là một con số chủ quan. Loại phương pháp này chỉ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về khả năng lời lỗ của dự án.
Áp dụng công thức trong sách giáo khoa, người ta sẽ tính giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai (7,5 triệu đồng/năm trong 9 năm và 17 triệu đồng năm thứ 10), xem thử vào thời điểm bây giờ chúng đáng giá bao nhiêu nếu lãi suất dùng để chiết khấu là 10%.
Giá trị hiện tại = (7,5 x 5,759) + 17 x 0,386) = 49,75 triệu đồng.
(Nếu bạn quên vì sao có các con số ở phép tính nói trên, xin nhắc lại 5,759 là giá trị hiện tại của 1 đồng mỗi năm, nhận suốt trong 9 năm, chiết khấu cho mức lãi suất 10%/năm; còn 0,386 là giá trị hiện tại của 1 đồng nhận ở năm thứ 10, dùng lãi suất chiết khấu tương tự).
Nếu lấy 49,75 triệu trừ cho 40 triệu, chúng ta sẽ có con số 9,75 triệu đồng – là giá trị hiện tại thuần (net present value) mà dân tài chính thường gọi tắt là NPV. Như vậy NPV là giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai của một dự án trừ đi chi phí đầu tư ban đầu. Thông thường người ta nói NPV bằng 0 hay lớn hơn thì dự án ấy chấp nhận được; còn nếu NPV là số âm thì thôi, đừng tơ tưởng gì đến nó nữa.
Chúng ta thấy yếu tố quan trọng ở đây là mức lãi suất chiết khấu. Giả thử thay vì bỏ 40 triệu đồng đầu tư vào dịch vụ photocopy, chúng ta gởi quách vào ngân hàng cho khoẻ, lãi suất hàng năm là 8%. Còn đã ra làm ăn, mức lãi phải cao hơn, ở đây là 10% chẳng hạn. Như vậy, mức lãi suất chiết khấu được chọn làm sao để phản ánh chi phí sử dụng đồng vốn, dù nó là của mình (cơ hội bỏ qua khi đem tiền đó làm chuyện khác) hay đi vay của người khác (ắt phải cao hơn mức lãi suất đi vay).
Vì thế, để dễ hình dung, người ta dùng một phương pháp khác nữa, gọi là tỷ suất thu nhập nội bộ (internal rate of return) mà sách vở thích gọi tắt là IRR để tính hiệu quả dự án. IRR chính là mức lãi suất chiết khấu nói ở trên, được chọn làm sao để NPV bằng 0. Trong dự án photocopy giả định từ đầu đến giờ, nếu dùng lãi suất chiết khấu 10% thì NPV là 9,75 triệu. Cứ tăng IRR lên dần, đến 14,99% (cứ cho là 15% đi) thì NPV bằng 0. Tiêu chuẩn để chọn làm hay không làm một dự án là so sánh IRR của nó với lãi suất sử dụng đồng vốn, cao hơn thì chấp thuận, thấp hơn thì từ chối còn bằng nhau thì làm chả đáng bỏ công.
Con số IRR được giới quản lý khoái nhất vì dễ hình dung. Giả thử trình bày trước các thành viên trong công ty, bạn nói dự án này có NPV là 20 triệu (trong khi số vốn đầu tư lên đến tiền tỷ) chắc chẳng ai có ấn tượng gì. Trong khi đó nếu nói IRR của dự án là 25,6%, chà, sẽ có tiếng xuýt xoa bên dưới, dự án này được đấy. Nhưng giới tài chính cũng đều biết phương pháp tính IRR có nhiều nhược điểm, không thể trình bày hết ở đây.
Bây giờ chúng ta đọc lại câu nói của ông Quân: “Việc tăng vốn đầu tư ảnh hưởng không nhiều đến hiệu quả kinh tế dự án (tăng 25% vốn đầu tư, IRR chỉ tăng 7,12%). Về thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu alumni có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của dự án do 100% sản phẩm alumni dự kiến xuất khẩu. Nếu thuế suất xuất khẩu giảm xuống mức 10%, IRR giảm 12%.”
Rõ ràng ông Quân nói sai rồi. Vốn đầu tư tăng thì IRR sẽ giảm chứ sao lại tăng; và thuế giảm thì IRR sẽ tăng, sao lại giảm?
Chính vì thế, những con số khác mà các quan chức và đại diện chủ đầu tư đưa ra đều có độ tin cậy thấp.
Lấy ví dụ, trong báo cáo về các dự án bauxite của Chính phủ gởi tới Quốc hội vào năm ngoái, tức là văn bản trả lời chính thức về vấn đề này, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng có cung cấp một số thông tin về hiệu quả kinh tế của các dự án này như sau:
- Hiệu quả kinh tế của dự án được tính toán dựa trên cơ sở dự báo, phân tích và lựa chọn giá bán alumin bình quân cho cả giai đoạn tồn tại của dự án 362 USD/tấn.
- Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) là 11,4% (Tân Rai) và 10,6% (Nhân Cơ).
Trong khi đó, các con số mới đưa ra tuần này lại quá khác:
- Giá bán khi thì tính là 315 USD/tấn alumin (Dự án Lâm Đồng) và 330 USD/tấn alumin (Dự án Nhân Cơ); khi thì đưa ra giá trung bình để tính toán hiệu quả là 335 USD/tấn; khi thì dựa vào dự báo lên đến 340-650 USD/tấn trong giai đoạn 2011-2020; khi thì đưa ra giá bán bình quân thực tế của năm 2010 chỉ là 210 USD/tấn…
- IRR của Nhân Cơ nay chỉ còn là 8,24%.
Những điều cơ bản, dễ tính như trên mà còn có độ tin cậy thấp thì làm sao tin tưởng được vào những kế hoạch bảo vệ môi trường, là mối quan tâm lớn nhất của người dân hiện nay?
Nguyễn Huệ Chi – Thư phúc đáp ông V. Quốc Uy
Thưa ông,Lá thư của ông trên talawas khiến chúng tôi cảm kích nhưng cũng không kém phần ngạc nhiên. Làm gì có chuyện thay đổi danh nghĩa Nhóm khởi xướng bản Kiến nghị thứ hai yêu cầu Nhà nước CHXHCNVN ngừng ngay việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã đăng trên trang BVN ngày 10 tháng Mười năm 2010 như ông nói. Trước sau, bản Kiến nghị trên vẫn là kết quả của sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý và hoàn toàn thống nhất giữa các thành viên IDS cũ và Nhóm khởi xướng BVN.
Chủ trương mời một số người có mặt ở Hà Nội đến ký tên vào văn bản Kiến nghị được in ra giấy để gửi lên các cơ quan lãnh đạo tối cao cũng là một chủ trương chung được mọi người tán thành. Sở dĩ ba anh em Nhóm BVN không có mặt trong buổi ký đó vì lúc bấy giờ tôi đang đi xa, anh Phạm Toàn thì bận việc, còn anh Nguyễn Thế Hùng lại ở Đà Nẵng nên đều không đến được. Tôi nghĩ, các anh Nguyễn Quang A, Lê Đăng Doanh không có mặt trong buổi ký cũng vì những lý do tương tự. Một số người vốn không nằm trong Nhóm khởi xướng nhưng có đến dự họp và ký tên cũng là do tâm huyết với Kiến nghị mà đến, điều ấy rất đáng hoan nghênh chứ có ảnh hưởng gì đâu.
Nếu so với bản Kiến nghị đăng trên BVN thì văn bản Kiến nghị gửi lên các cơ quan hay cá nhân có trách nhiệm về sau có một vài thay đổi nhỏ về ngôn từ không đáng kể, trong đó có thêm một nơi gửi là Bộ Chính trị Trung ương ĐCSVN. Điều này thiết tưởng cũng không hại gì, mặc dầu BVN trước nay vẫn tự coi mình là một tiếng nói dân sự, bàn những chuyện ích quốc lợi dân có liên quan đến các chính sách kinh tế xã hội cụ thể của Nhà nước, nên Bộ Chính trị của một đảng – dù là đảng cầm quyền – không phải là đối tượng để chúng tôi đạo đạt.
Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, việc thay đổi danh sách những người ký vào bản Kiến nghị gửi lên cấp trên không hề làm thay đổi bản chất sự việc là bản Kiến nghị này vẫn do hai nhóm IDS cũ và BVN khởi xướng như đã được công bố trên BVN. Việc đó cũng không hề làm giảm uy tín của BVN trong công luận như ông lo lắng, và khi các báo chí trong nước đưa tin về bản Kiến nghị, tuy do một sự tế nhị nào đó họ không đưa tên trang BVN – rất cần thông cảm với họ vì mục tiêu tối thượng của chúng ta là cái hồ bùn đỏ chứa những chất độc hại khổng lồ đang treo lơ lửng trên đầu nhân dân mà những kẻ tai mắt cố tình đui điếc nên nhìn không thấy, đông đảo những ai thính tai sáng mắt phải chung sức đồng lòng mở mắt cho họ thấy, chứ tên tuổi thì có ăn cái giải gì ở đây, thưa ông. Tuy nhiên, ông hãy ngẫm một chút mà xem, con số hơn 1500 người (lúc bấy giờ) mà báo chí loan tin thì họ có thể lấy ở đâu khác ngoài BVN, bởi trừ BVN ra, nào có tờ báo hay trang mạng nào loan tải con số đó?
Mấy lời giải thích sơ lược để ông yên tâm. Kính chúc ông dồi dào sức khỏe.
Thay mặt Nhóm BVN
Nguyễn Huệ Chi
© 2010 Nguyễn Huệ Chi
© 2010 talawas
(NLĐ 29-10-10) -- Bùi Kiến Thành - Dự án bauxite: “Khô”, “ướt” hay… thôi? (PLTP). - Xử lý chất thải hạt nhân: Cứ nên “chờ xem sao”! (Bee).Với Việt Nam, trong vấn đề khó khăn này, có lẽ chính sách đúng đắn nhất sẽ là “chờ xem sao”. – Ông Dương Trung Quốc: Chưa tận dụng sức mạnh của nhân dân? (NB&CL). – DANH SÁCH KÝ KIẾN NGHỊ (2) TÍNH ĐẾN NGÀY 29/10/2010 (2408) người — (boxitvn).- Đơn kiến nghị bauxite 2.000 chữ ký, giải quyết thế nào? (Bee). E ông Thuyết cũng bị lẫn lộn giữa “kiến nghị” và khiếu nại, tố cáo. “Kiến nghị” nhiều khi chỉ như một góp ý, tư vấn.
- Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: “Tôi lên tiếng vì lợi ích chung của đất nước”
(Dân trí).- Tư liệu: Chuyện khai thác bauxite sẽ không dừng lại ở Tây Nguyên — (boxitvn)
- Xử lý bùn đỏ ở Úc (TBKTSG) “… hiện nay, giá alumina trên thị trường thế giới đang xuống rất thấp, đến nỗi nhiều nhà máy alumina đã phải tạm ngừng hoạt động hay chỉ còn sản xuất dè chừng. Với tình hình đó, không lạ gì khi công ty Trung Quốc Chinalco đã dừng dự án khai thác bauxite ở Aurukun, gần Weipa (Bắc Úc) mà công ty này vừa được hợp đồng thuê và bỏ dự định lập nhà máy luyện alumina ở gần đó”. - Bùn đỏ bôxít ở Hungary có chứa phóng xạ (SGTT).-Bùn đỏ ở Hungary có chứa phóng xạ (Bee)-(VOV) Bùn đỏ trong sự cố vỡ bể chứa chất thải công nghiệp của nhà máy sản xuất nhôm Acai Timphôngia có chứa phóng xạ.-Theo kết quả phân tích các mẫu bùn đỏ lấy tại hiện trường cho thấy, bùn đỏ, chất thải của quá trình khai thác quặng bauxite, rất độc hại bởi có chứa kim loại nặng.
-
V. Quốc Uy – Thư gửi Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Thưa Giáo sư Nguyễn Huệ Chi,
Đợt ký “Kiến nghị dừng khai thác bauxite” đang được đánh giá là có bước thành công, nhiều cán bộ cấp cao tham gia ký tên, phái chủ trương khai thác bauxite có khả năng phải ít nhiều lui bước.Báo chí “lề phải” đã dám hăng hái đưa tin, nhưng có điều lạ là không tờ báo nào nhắc nhở chút gì đến Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Ban khởi xướng trang mạng Bauxite Việt Nam (BVN), mà ai cũng biết đó là nhân tố trung tâm, là linh hồn thật sự tạo nên kết quả này. Nếu không có nhân tố trung tâm này, không có đợt ký năm 2009, không có trang Web BVN thì dứt khoát không thể có mấy nghìn chữ ký kia.
Bản khởi thảo đợt ký Kiến nghị 2010 này được đăng ngày 10-10-2010 trên trang BVN, Ban Khởi thảo gồm 13 người (đứng đầu là Giáo sư Hoàng Tụy), trong đó có 3 thành viên của trang BVN. Ngay cuối lời giới thiệu, còn ghi rõ: “Thay mặt Nhóm khởi thảo: Nguyễn Huệ Chi”; địa chỉ liên lạc cũng ghi rõ: ”Bauxite Vietnam: bauxitevn@gmail.com[1]. Mọi người ký tên ai cũng nghĩ là mình ký vào văn bản ấy. Nay đột nhiên đem ngần ấy chữ ký đánh tráo vào một văn bản do “BAN ĐẠI DIỆN” với 16 chữ ký tay do bà Nguyễn Thị Bình đứng đầu (điều này rất tốt), song không hiểu vì sao hoàn toàn không có các đại diện của trang BVN[2].
Thưa Giáo sư, đây không phải mối lợi hay mối danh, mà tôi biết rằng người trí thức thanh cao sẵn sàng nhường cho bè bạn. Nhưng trong việc này tên tuổi Huệ Chi và trang Web BVN đã thành của chung, trong một bối cảnh không đơn giản mà diễn biến Thiện-Ác đang lúc cần được phân định (chắc Giáo sư không thể quên trang Web mà Giáo sư chủ trì vẫn thường bị một số người quy kết như thế nào), Giáo sư không thể lui bước để “chuyển nhượng” cho ai. Việc ký Kiến nghị cũng quan trọng, nhưng trang Web BVN còn quan trọng hơn. Mười ngày phải “làm việc” trước đây đã không ai giật được đứa con tinh thần ấy khỏi tay bà “Mụ Thiện” Huệ Chi, nay nó không thể bị đánh tráo hay biến thái để ai đó dùng theo hướng khác!
Thật đáng quý về đức độ khi Giáo sư chỉ muốn “giẫm chân qua lại” (tức là lúc tiến lúc lui) trên cái “limite” để thức tỉnh hoặc dọa “con ma” thôi, không muốn “tự đốt cháy mình thành ngọn đuốc”[3] như nhiều người khác (Thói thường người trí thức xưa nay vẫn khiêm nhường vậy). Nhưng chúng tôi cứ lo: giữa giây phút cần tiến 1 centimet để cắm một cột mốc cho cái Thiện giữa thanh thiên bạch nhật (buộc nhà nước phải thừa nhận), mà lòng khiêm nhường lại xui ta lùi 1 centimet vào nơi khuất thì cục diện Thiện-Ác rồi đây có thể bị lật ngược, và cái “limite” đã mất bao công xác lập kia sẽ bị đẩy lui rất xa, rất có thể không còn chỗ cho ta “giẫm lui giẫm tới” nữa.
Biết Giáo sư đã lường mọi lời khen chê, nhưng chút lòng tâm huyết vô duyên hướng về nghĩa cả chẳng thể cầm lòng, xin Giáo sư tha cho lỗi bất kính.
Kính thư
© 2010 V. Quốc Uy
© 2010 talawas
[1] “Kiến nghị mới về Bauxite Tây Nguyên”, Diễn đàn 11/10/2010
http://www.diendan.org/viet-nam/kien-nghi-moi-ve-bauxite-tay-nguyen/
Không hiểu do đâu bản này trên Bauxite Vietnam tuy vẫn còn nhưng đã bị sửa ngày lại thành 16.10.2010:
http://boxitvn.blogspot.com/2010/10/kien-nghi-ve-du-khai-thac-bauxite-o-tay.html
[2] Anh Phương, “Hàng loạt nhân sĩ kiến nghị tạm ngừng khai thác bô-xít”, Tuần Việt Nam 22/10/2010:
http://tuanvietnam.net/2010-10-21-hang-loat-nhan-si-kien-nghi-tam-ngung-khai-thac-bo-xit
“Nhiều nhân sĩ kiến nghị dừng dự án bô xít”, VnExpress 22.20.2010:
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/10/3BA21F73/
Trong bài này có kèm toàn văn bức thư kiến nghị được công bố chính thức trong nước:
http://vnexpress.net/Customize/Kien-nghi-khai-thac-boxit.PDF
[3] Nguyễn Huệ Chi, “Lá thư từ giã talawas”: http://www.talawas.org/?p=26378
-----------------
-Khai thác bôxit: có kế hoạch quản lý rủi ro (CafeF)- Thứ trưởng thường trực Bộ TN-MT Nguyễn Văn Đức khẳng định bộ đã có nhiều cuộc họp với các bên liên quan về biện pháp an toàn cho hồ chứa bùn đỏ.
---------------
- Tường thuật chi tiết cuộc đối thoại và giải đáp thắc mắc: Bô xít Tây Nguyên được giám sát như siêu dự án quốc gia (VNE).– CON SỐ BÌNH CHỌN THỂ HIỆN Ý NGUYỆN CỦA XÃ HỘI? (Da avàng) - Nguyễn Vạn Phú: Bauxite và Vinashin (TBKTSG).“Giữa hai dự án bauxite ở Tây Nguyên và Vinashin có điểm gì chung?”
- Thứ trưởng Bộ TN-MT Bùi Cách Tuyến: Làm đúng, xác suất rủi ro hồ bùn đỏ là rất nhỏ (SGGP). - Chuyên gia kinh tế, Việt kiều Mỹ, Bùi Kiến Thành: Dự án bauxite không hiệu quả (Người LĐ).- GS NGuyễn Đăng Hưng: Cảm nghĩ nhanh của tôi sau khi theo dỏi tranh luận về dự án Bô-xít Tây Nguyên trên VietNamNet. “Té ra TVK chỉ yêu cầu tư vấn Trung Quốc đi tìm công nghệ mới chứ chưa dám chủ động gì cả. Rụt rè nhút nhác và bất lực như vậy mà làm chủ đầu tư một dự án liên quan đến mệnh hệ của cả dân tộc như dự án Bô xít Tây nguyên thì là chuyện khó chấp nhận.”
- Bauxite Tây Nguyên: Cần thiết thì QH giám sát để dân yên tâm trước một Quốc hội hoàn toàn chưa có cơ chế, bộ máy, tiền bạc cho một hoạt động kiểu nầy, đang ở thời “chuyển tiếp” từ nhiệm kỳ cũ qua mới? Hề hề! Chắc chỉ những người dân thiếu thông tin mới “yên tâm” vậy (PLTP).- Nhà văn Nguyễn Quang Thân: Để lại gì cho con cháu? (Phụ nữ TP)
- Bụi đỏ từ luyện quặng bô-xít, ác mộng có thực (VNR500)- Sự cố Hungary và bài học bauxit với Việt Nam (VNN)- Hungary có bùn đỏ, Mỹ có bụi đỏ (thiennhien.net)-HUNGARY - BAUXITE: Bùn đỏ ở Hungary có chứa chất phóng xạ (RFI)-Bùn đỏ, chất thải của quá trình khai thác quặng bauxite, rất độc hại bởi có chứa kim loại nặng. Ngày 4/10 rồi, một hồ chứa hàng triệu tấn bùn đỏ ở Hungary đã bị vỡ. Hậu quả là 9 người chết và 150 bị thương, những làng lân cận bị ô nhiễm nghiêm trọng. Qua bài viết : « Bùn đỏ dưới kính hiển vi của Criirad », nhật báo Libération cung cấp một thông tin đáng chú ý : Bùn đỏ có chứa chất phóng xạ.
-Xét toàn diện, bô-xít không có lợi cho phát triển của Tây Nguyên-(VNR 28-10-10) - "Trên cái nhìn tổng thể, tôi cho là làm bô-xít hiện nay không có lợi gì cho sự phát triển của Tây Nguyên" - nhà văn Nguyên Ngọc nêu ý kiến tại buổi tranh luận trực tuyến. -- Chưa an toàn ngay cả trên lý thuyết? (NLĐ 28-10-10) -- “Xét về kinh tế, sang năm dự án bôxít sẽ vỡ” (SGTT 28-10-10)n -- Khoan, khoan mấy cha ơi! "Phe ta" đừng "thừa thắng xông lên" mà quá cường điệu! Chưa chắc là năm sau đâu. Có thể là năm sau, có thể là năm sau nữa! - Tài nguyên đang có đều là hữu hạn (TBKTSG). – Khai thác khoáng sản phải đấu giá"Không đình chỉ được dự án bauxite" đổi tên thành - “Không tùy tiện đình chỉ dự án bauxite” (Bee). 28/10/2010 14:11:18- Đó là ý kiến của TS Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. "Nếu dự án đó chưa vận hành, phải yêu cầu xây bể chứa bùn đỏ xong mới được vận hành, nếu cố tình vi phạm thì mới đình chỉ", ông nói.Bee.net.vn vừa có cuộc trao đổi với TS Nghiêm Vũ Khải xung quanh vấn đề bauxite đang được dư luận hết sức quan tâm.
TS Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Đừng cái gì cũng giả thiết vậy
Gần đây, nhiều nhân sỹ và chuyên gia bày tỏ mối lo ngại về hiệu quả cũng như nguy cơ môi trường từ tổ hợp bauxite nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) và dự án Nhân Cơ (Đắk Nông). Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Cái người ta lo nhất là bùn đỏ ảnh hưởng tới môi trường. Để khắc phục tình trạng này, vừa qua, Chính phủ đã họp nhiều lần. Thậm chí, ngày 22/10, đích thân Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công thương và Bộ TN&MT giám sát thật kỹ quá trình thi công của tổ hợp này để đảm bảo an toàn, nhất là sau sự kiện ở Hungary.
Theo Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đầu tư, việc đầu tư như hai dự án đó phải có báo cáo đánh giá tác động về môi trường, và khi hoàn thiện phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường mới được vận hành. Dự án này được xã hội và Nhà nước hết sức quan tâm nên nhà thi công chắc chắn phải thực hiện nghiêm túc. Rủi ro thì phải tính hết, nhưng cái gì cũng cứ giả thiết vậy, QH làm gì có điều kiện xem xét cụ thể.
Nhiều ý kiến vẫn cho rằng nên dừng hai dự án này, để con cháu chúng ta khai thác?
Không đình chỉ được. Nếu dự án đó chưa vận hành, phải yêu cầu xây bể chứa bùn đỏ xong mới được vận hành, nếu cố tình vi phạm thì mới đình chỉ.
Trong quá trình vận hành nếu phát sinh vấn đề mới, Luật Bảo vệ môi trường tại Điều 49, Khoản 3 có quy định hình thức xử lý các cơ sở, tạm đình chỉ để khắc phục, khắc phục xong mới được vận hành. Nếu không phải di dời ra vị trí khác hoặc đình chỉ vĩnh viễn. Ngoài ra, đơn vị vi phạm còn chịu xử lý hành chính và nếu cần thì xử lý hình sự. Vấn đề là phải giám sát, kiểm tra để thực hiện cho đúng.
Còn ai nói đình chỉ là ý kiến của họ, chúng ta phải chiếu theo Luật mà làm, không nên dùng biện pháp hành chính trong việc đầu tư.
Tôi nghĩ vấn đề họ lo là chưa làm xong hồ chứa bùn đỏ, cứ sản xuất thì sẽ ra sao. Theo luật, xây xong nhà máy rồi nhưng chưa làm xong bể chứa bùn đỏ thì sẽ không được vận hành. Và cũng không ai dại gì mà thiếu trách nhiệm đến mức cho vận hành trước khi có bể chứa bùn đỏ. Vì đó là vi phạm pháp luật, ai cố tình làm thì phải chịu trách nhiệm.
Không cần đưa vào chương trình nghị sự
Nhiều Đại biểu Quốc hội đã đề nghị đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự. Với cương vị là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ông có nghĩ như vậy không?
Tôi thấy chương trình QH đã được thông qua, nhưng thông qua không có hàm ý là cấm không được thêm vấn đề gì. Việc nêu ý kiến và phát biểu là quyền của các đại biểu. Đại biểu có thể phát biểu trong phần phát triển KT – XH hay chất vấn thành viên Chính phủ có liên quan.
Cá nhân tôi thấy không cần thiết phải đưa vấn đề này thành một danh mục trong chương trình nghị sự. QH rất nhiều vấn đề quan trọng phải bàn thảo, nhưng thời gian lại có hạn, nên tôi nghĩ nên tập trung vào các vấn đề chính. Chứ nếu vấn đề gì cũng bàn thì chắc có khi ta phải họp đến 3,4 tháng mới xong.
Nếu chiếu theo Nghị quyết 49 về các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, tổ hợp bauxite nhôm Tân Rai và dự án Nhân Cơ có thuộc diện này không?
Theo Nghị quyết 49, dự án công trình trọng điểm Quốc gia phải đạt các tiêu chuẩn về vốn, môi trường, di dân tái định cư, số lượng dân, quốc phòng an ninh…
Nếu xét từng công trình một, vốn theo quyết định mới đây nhất là phải từ 35 nghìn tỷ đồng trở lên, dự án này cũng chưa chạm, nên không đạt công trình trọng điểm quốc gia được.
Bà Phạm Chi Lan: Cần có dũng khí quyết định dừng lại đúng lúc
Sau khi tổ hợp bô xít nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) và dự án Nhân Cơ (Đắk Nông) lần lượt được khởi công, tôi và nhiều nhân sĩ tri thức cả nước đã lo ngại về hiệu quả cũng như nguy cơ môi trường mà dự án có thể gây ra. Sự cố hồ bùn đỏ ở Hungary mới đây lại là một luận cứ rõ ràng dấy lên mối lo ngại mà trước đây chúng tôi từng đưa ra.
Chính vì thế, một lần nữa, tôi và các nhân sĩ lại gửi đơn kiến nghị đến các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội dù tôi biết, đặt lại vấn đề dừng triển khai khi dự án đang thi công sẽ khó hơn rất nhiều so với trước kia. Thế nhưng chúng ta cần có dũng khí quyết định dừng lại đúng lúc.
“Xét về kinh tế, sang năm dự án bôxít sẽ vỡ”
SGTT.VN - “Xét toàn cục, quan hệ cung cầu thì tới 2011, dự án bôxít Nhân Cơ sẽ vỡ. Không phải 50-50 nữa mà 0 ăn, 10 thua”, ông Nguyễn Thành Sơn, giám đốc công ty Năng lượng sông Hồng nhận định tại cuộc tranh luận trực tuyến về bôxít Tây Nguyên do VietNamNet tổ chức chiều hôm qua, 27.10.
Cuộc tranh luận trên có sự tham gia của ông Nguyễn Thanh Liêm, trưởng ban Nhôm – Titan (Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam – TKV); ông Bùi Cách Tuyến, thứ trưởng kiêm tổng cục trưởng tổng cục Môi trường, bộ Tài nguyên và môi trường; nhà văn Nguyên Ngọc và ông Nguyễn Thành Sơn, giám đốc công ty Năng lượng sông Hồng.
Cuộc tọa đàm tiếp tục xoáy quay hai nội dung chủ yếu: hiệu quả kinh tế của dự án và những nguy cơ về môi trường sau cố vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary vừa qua.
Bên nói “hiệu quả”, bên nói “sang năm sẽ vỡ”
Nói về hiệu quả kinh tế của dự án này, hẳn nhiều người còn nhớ, cựu chủ tịch TKV Đoàn Văn Kiển từng thừa nhận là “50-50”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Liêm, lời nói của ông Kiển là “diễn tả nôm na mức độ rủi ro chứ không phải con số học chỉ hiệu quả kinh tế”.
“Với dự án Nhân Cơ, Thủ tướng đã giao bộ Công thương tính toán lại và bộ Công thương đã thuê viện Kinh tế xây dựng làm tư vấn độc lập, có đánh giá hiệu quả kinh tế. Theo tính toán của chúng tôi dự án bôxít Tây Nguyên dù độ rủi ro cao song vẫn đạt hiệu quả kinh tế”, ông Liêm khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Sơn nhận định thì “sang năm thôi, khi dự án cho sản phẩm là đã vỡ về hiệu quả kinh tế rồi”. Bởi theo lập luận của ông Sơn, giá alumin đã xuống bằng 1/2 giá mà TKV đưa ra. “Sang năm sẽ không quá 270USD/ tấn trong khi giá TKV dự kiến là trên 360 USD”.
“Đến năm 2013, khi cả nhà máy Nhân Cơ đi vào hoạt động, thì lượng dư thừa thế giới sẽ từ 1-1,5 triệu tấn như năm nay sẽ tăng lên 16 triệu tấn. Xét toàn cục, quan hệ cung cầu thì tới 2011 đã vỡ, không phải 50-50 nữa mà 0 ăn 10 thua”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng nhắc lại ý kiến ông từng phát biểu tại hội thảo đầu tiên ở Tây Nguyên năm 2007: "30 năm trước, các nước thuộc SEV (hội đồng tương trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa – PV) đã nghiên cứu để xây dựng nhà máy khai thác bôxít ở Tây Nguyên cho các sản phẩm quốc phòng, nhưng chính họ khuyên ta 'Làm 1 tấn bôxít ở Tây Nguyên sẽ mất đi 1 tấn lúa ở đồng bằng Nam Trung bộ'. Cho nên, những năm 70-80 họ giúp ta làm chè, cà phê chứ không dám giúp ta làm bô xít ở Tây Nguyên".
“Nhận thức về nguy hại bùn đỏ lơ mơ”
Trước băn khoăn của các nhà chuyên môn tại sao TKV không lựa chọn công nghệ thải bùn khô để an toàn hơn, mà lại chọn công nghệ thải bùn ướt như ở Hungary? Ông Liêm lý giải: Phương pháp thải khô hay ướt hiện trên thế giới đều có cả hai, trong đó công nghệ ướt vẫn chiếm tỉ lệ cao.
“Phương pháp nào cũng còn phải tùy vào điệu kiện áp dụng. Khô chỉ với nơi lượng mưa ít, bốc hơi lớn và ướt thì ngược lại. Ở Tây Nguyên lượng mưa theo mùa, nên tư vấn xem xét, qua nhiều hội đồng tính toán điều kiện áp dụng. Những phân tích đó cho chúng tôi thấy là phù hợp”, ông Liêm nói
Dẫu vậy, ông Liêm cho biết thêm, hiện bộ Công thương cũng đã chỉ đạo TKV tiếp tục nghiên cứu xem xét điều kiện áp dụng phương pháp thải khô.
Ngay lập tức, TS Sơn bức xúc: “Nhận thức nguy hại bùn đỏ của TKV rất lơ mơ. Ướt thì nó hại, vì sút ăn da, chứ không liên quan mưa nhiều hay độ ẩm”. Ông Sơn cũng thông tin: công nghệ thải khô giờ thế giới sử dụng nhiều vì xử lý tận gốc, an toàn dù có đắt. Còn sở dĩ nó vẫn ít phổ biến hơn bùn ướt vì gần đây thế giới mới nghĩ đến. “Ta đi tắt đón đầu, sao không tận dụng ngay”, ông Sơn thắc mắc. Vị này bổ sung một thông tin đáng chú ý: năm 2005 đã có sự cố tương tự ở Ukrainne và chính phủ nước này đã yêu cầu nghiên cứu lại công nghệ thải bùn.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Mất rừng là mất văn hóa Tây Nguyên
Đây không phải là vấn đề mới. Mấy năm trước, khi dự án bôxít bắt đầu đã có nhiều ý kiến khác nhau, về nhiều vấn đề: môi trường, hiệu quả kinh tế, toàn diện cả về xã hội và an ninh quốc phòng.
Đây là vùng đất đặc biệt nhạy cảm, mái nhà Đông dương, ảnh hưởng toàn bộ khu vực rộng lớn xung quanh nên có nhiều suy nghĩ, cân nhắc từ các nhà khoa học, văn hóa…
Hai năm trước, chúng tôi đã có kiến nghị đến các cơ quan nhà nước về mối lo lắng của chúng tôi. Vấn đề trở lại nóng sau sự cố vỡ hồ chứa bùn ở Hungary, được coi là tai họa cả châu Âu, cho chúng tôi những thực tế để suy nghĩ. Ở đây lại xảy ra một nước có truyền thống làm nhôm lâu năm, là nước tiên tiến khiến chúng ta càng suy nghĩ.
Đến nay đã có trên 2000 nhân sỹ trí thức ký tên nên dừng dự án nên chúng tôi mong có những cuộc trao đổi giữa những người có trách nhiệm với những người quan tâm.
Đã từng vỡ hồ chứa chất thải khoáng sản (Bee)-SGTT.VN - “Xét toàn cục, quan hệ cung cầu thì tới 2011, dự án bôxít Nhân Cơ sẽ vỡ. Không phải 50-50 nữa mà 0 ăn, 10 thua”, ông Nguyễn Thành Sơn, giám đốc công ty Năng lượng sông Hồng nhận định tại cuộc tranh luận trực tuyến về bôxít Tây Nguyên do VietNamNet tổ chức chiều hôm qua, 27.10.
Cuộc tranh luận trên có sự tham gia của ông Nguyễn Thanh Liêm, trưởng ban Nhôm – Titan (Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam – TKV); ông Bùi Cách Tuyến, thứ trưởng kiêm tổng cục trưởng tổng cục Môi trường, bộ Tài nguyên và môi trường; nhà văn Nguyên Ngọc và ông Nguyễn Thành Sơn, giám đốc công ty Năng lượng sông Hồng.
Cuộc tọa đàm tiếp tục xoáy quay hai nội dung chủ yếu: hiệu quả kinh tế của dự án và những nguy cơ về môi trường sau cố vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary vừa qua.
Bên nói “hiệu quả”, bên nói “sang năm sẽ vỡ”
Ông Nguyễn Thanh Liêm thuộc TKV nói dự án bôxít Tây Nguyên vẫn có hiệu quả. Ảnh: vnn |
“Với dự án Nhân Cơ, Thủ tướng đã giao bộ Công thương tính toán lại và bộ Công thương đã thuê viện Kinh tế xây dựng làm tư vấn độc lập, có đánh giá hiệu quả kinh tế. Theo tính toán của chúng tôi dự án bôxít Tây Nguyên dù độ rủi ro cao song vẫn đạt hiệu quả kinh tế”, ông Liêm khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Sơn nhận định thì “sang năm thôi, khi dự án cho sản phẩm là đã vỡ về hiệu quả kinh tế rồi”. Bởi theo lập luận của ông Sơn, giá alumin đã xuống bằng 1/2 giá mà TKV đưa ra. “Sang năm sẽ không quá 270USD/ tấn trong khi giá TKV dự kiến là trên 360 USD”.
“Đến năm 2013, khi cả nhà máy Nhân Cơ đi vào hoạt động, thì lượng dư thừa thế giới sẽ từ 1-1,5 triệu tấn như năm nay sẽ tăng lên 16 triệu tấn. Xét toàn cục, quan hệ cung cầu thì tới 2011 đã vỡ, không phải 50-50 nữa mà 0 ăn 10 thua”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng nhắc lại ý kiến ông từng phát biểu tại hội thảo đầu tiên ở Tây Nguyên năm 2007: "30 năm trước, các nước thuộc SEV (hội đồng tương trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa – PV) đã nghiên cứu để xây dựng nhà máy khai thác bôxít ở Tây Nguyên cho các sản phẩm quốc phòng, nhưng chính họ khuyên ta 'Làm 1 tấn bôxít ở Tây Nguyên sẽ mất đi 1 tấn lúa ở đồng bằng Nam Trung bộ'. Cho nên, những năm 70-80 họ giúp ta làm chè, cà phê chứ không dám giúp ta làm bô xít ở Tây Nguyên".
“Nhận thức về nguy hại bùn đỏ lơ mơ”
Ông Nguyễn Thành Sơn nói nhận thức về nguy hại bùn đỏ của TKV rất lơ mơ. Ảnh: Chí Hiếu |
“Phương pháp nào cũng còn phải tùy vào điệu kiện áp dụng. Khô chỉ với nơi lượng mưa ít, bốc hơi lớn và ướt thì ngược lại. Ở Tây Nguyên lượng mưa theo mùa, nên tư vấn xem xét, qua nhiều hội đồng tính toán điều kiện áp dụng. Những phân tích đó cho chúng tôi thấy là phù hợp”, ông Liêm nói
Dẫu vậy, ông Liêm cho biết thêm, hiện bộ Công thương cũng đã chỉ đạo TKV tiếp tục nghiên cứu xem xét điều kiện áp dụng phương pháp thải khô.
Ngay lập tức, TS Sơn bức xúc: “Nhận thức nguy hại bùn đỏ của TKV rất lơ mơ. Ướt thì nó hại, vì sút ăn da, chứ không liên quan mưa nhiều hay độ ẩm”. Ông Sơn cũng thông tin: công nghệ thải khô giờ thế giới sử dụng nhiều vì xử lý tận gốc, an toàn dù có đắt. Còn sở dĩ nó vẫn ít phổ biến hơn bùn ướt vì gần đây thế giới mới nghĩ đến. “Ta đi tắt đón đầu, sao không tận dụng ngay”, ông Sơn thắc mắc. Vị này bổ sung một thông tin đáng chú ý: năm 2005 đã có sự cố tương tự ở Ukrainne và chính phủ nước này đã yêu cầu nghiên cứu lại công nghệ thải bùn.
Thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường Bùi Cách Tuyến: Chưa có tiêu chuẩn về xử lý bùn đỏ
Để có thêm kinh nghiệm và đề xuất công tác quản lý về môi trường, bộ Tài nguyên và môi trường cũng đã cử ba đoàn đi Brazil, Đức và Trung Quốc tham quan, đó là những nơi có những yếu tố tương tự như Việt Nam Dẫu vậy, đánh giá mức độ rủi ro của dự án, ông Tuyến nói rằng: “Tất cả các lĩnh vực đều hàm chứa rủi ro, đó đã là định luật! Nên có khoa học đánh giá quản lý rủi ro dựa vào xác suất thống kê. Vấn đề là các nhà chuyên môn tính được xác suất rủi ro để quản lý”. Ông Tuyến cũng cho biết, dù bộ này không phải đơn vị thẩm định thiết kế mà thiết kế là của TKV, thẩm định thiết kế cũng là TKV, bộ Công thương. “Song tiêu chuẩn dùng để thiết kế hồ chứa bùn đỏ là tiêu chuẩn dùng cho... chôn lấp rác thải bởi hiện nay ta chưa có tiêu chuẩn xử lý bùn đỏ. |
Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: vnn |
Đây là vùng đất đặc biệt nhạy cảm, mái nhà Đông dương, ảnh hưởng toàn bộ khu vực rộng lớn xung quanh nên có nhiều suy nghĩ, cân nhắc từ các nhà khoa học, văn hóa…
Hai năm trước, chúng tôi đã có kiến nghị đến các cơ quan nhà nước về mối lo lắng của chúng tôi. Vấn đề trở lại nóng sau sự cố vỡ hồ chứa bùn ở Hungary, được coi là tai họa cả châu Âu, cho chúng tôi những thực tế để suy nghĩ. Ở đây lại xảy ra một nước có truyền thống làm nhôm lâu năm, là nước tiên tiến khiến chúng ta càng suy nghĩ.
Đến nay đã có trên 2000 nhân sỹ trí thức ký tên nên dừng dự án nên chúng tôi mong có những cuộc trao đổi giữa những người có trách nhiệm với những người quan tâm.
28/10/2010 02:01:14- Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cảnh báo như vậy khi thảo luận về dự án Luật khoáng sản (sửa đổi) tại QH chiều 27/10. Ngay tại Thái Nguyên đã có những sự cố như sụt lún khu vực khai thác quặng, hay một số nơi khác đã xẩy ra vỡ hồ đập chứa chất thải khai thác khoáng sản.
Trong khi đó, theo ĐB nay, toàn bộ dự thảo luật không có nội dung nào quy định trách nhiệm xử lý giải quyết khi có sự cố về môi trường xảy ra. Như vậy, cần phải bổ sung quy định "bịt" lỗ hổng này.
Khi bàn tới vấn đề chống “vàng tặc”, “sa tặc”, ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) ví von là khó đánh bại hơn cả … thực dân, đế quốc.
Nhưng theo ĐB Xuân, thực ra việc "diệt" các loại “tặc” này không khó. Thay cho “xử rất nhẹ, phạt hành chính một vài triệu rồi thôi”, phải xem việc khai thác trộm tài nguyên là tội trộm cắp, tham ô. Người quản lý không khéo để xảy ra thất thoát tài nguyên, phải quy vào tội thiếu trách nhiệm, xử lý thật nghiêm.
Dẫn chứng cho sự vô trách nhiệm ở địa phương, ông Xuân kể: “Có chuyện rất nực cười là hai tỉnh ở chung một dòng sông, đối tượng sang khai thác cát bên này và lực lượng đuổi chạy qua bên kia dòng sông, thế là thôi, chỗ đó của tỉnh khác,. Hay là xã này đuổi chạy sang xã khác thì bảo "thôi, tôi hết việc”.
Liên quan đến vấn đề quản lý tài nguyên, nhiều đại biểu cho rằng, trách nhiệm quản lý hiện nay cũng đang khá chồng chéo giữa các Bộ.
Theo ĐB Lưu Thị Chi Lan (Vĩnh Phúc), hiện nay chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản được giao cho 3 đầu mối.
Bộ Công thương và Bộ Xây dựng có trách nhiệm lập quy hoạch, trình duyệt quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản và quản lý công nghiệp khai khoáng. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cấp phép hoạt động khoáng sản cho tổ chức và cá nhân theo quy định.
Điều này dẫn đến bộ máy quản lý rất cồng kềnh, không thực hiện chủ trương cải cách hành chính và tập trung về một đầu mối.
Với lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, ĐB Lê Quốc Dung (Thái Bình) kiến nghị, hệ thống công cụ để quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản cần được xác lập để giao cho Bộ này, thay vì Bộ Công thương hay Bộ Xây dựng.
Luật khoáng sản (sửa đổi) sẽ được QH xem xét, thông qua vào sáng 17/11 tới.
Quốc hội cần đưa ra quyết sách cuối cùng (PL)-
Trong khi đó, theo ĐB nay, toàn bộ dự thảo luật không có nội dung nào quy định trách nhiệm xử lý giải quyết khi có sự cố về môi trường xảy ra. Như vậy, cần phải bổ sung quy định "bịt" lỗ hổng này.
ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên). Ảnh: IE |
Nhưng theo ĐB Xuân, thực ra việc "diệt" các loại “tặc” này không khó. Thay cho “xử rất nhẹ, phạt hành chính một vài triệu rồi thôi”, phải xem việc khai thác trộm tài nguyên là tội trộm cắp, tham ô. Người quản lý không khéo để xảy ra thất thoát tài nguyên, phải quy vào tội thiếu trách nhiệm, xử lý thật nghiêm.
Dẫn chứng cho sự vô trách nhiệm ở địa phương, ông Xuân kể: “Có chuyện rất nực cười là hai tỉnh ở chung một dòng sông, đối tượng sang khai thác cát bên này và lực lượng đuổi chạy qua bên kia dòng sông, thế là thôi, chỗ đó của tỉnh khác,. Hay là xã này đuổi chạy sang xã khác thì bảo "thôi, tôi hết việc”.
Liên quan đến vấn đề quản lý tài nguyên, nhiều đại biểu cho rằng, trách nhiệm quản lý hiện nay cũng đang khá chồng chéo giữa các Bộ.
Theo ĐB Lưu Thị Chi Lan (Vĩnh Phúc), hiện nay chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản được giao cho 3 đầu mối.
Bộ Công thương và Bộ Xây dựng có trách nhiệm lập quy hoạch, trình duyệt quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản và quản lý công nghiệp khai khoáng. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cấp phép hoạt động khoáng sản cho tổ chức và cá nhân theo quy định.
Điều này dẫn đến bộ máy quản lý rất cồng kềnh, không thực hiện chủ trương cải cách hành chính và tập trung về một đầu mối.
Với lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, ĐB Lê Quốc Dung (Thái Bình) kiến nghị, hệ thống công cụ để quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản cần được xác lập để giao cho Bộ này, thay vì Bộ Công thương hay Bộ Xây dựng.
Luật khoáng sản (sửa đổi) sẽ được QH xem xét, thông qua vào sáng 17/11 tới.
Quốc hội cần đưa ra quyết sách cuối cùng (PL)-
- Bàn tròn trực tuyến BAUXITE TÂY NGUYÊN – TIẾP HAY DỪNG: + Xét toàn diện, bô-xít không có lợi cho phát triển của Tây Nguyên (VNR500)."Trên cái nhìn tổng thể, tôi cho là làm bô-xít hiện nay không có lợi gì cho sự phát triển của Tây Nguyên" - nhà văn Nguyên Ngọc. "Nếu không cẩn thận, TKV có thể sẽ đóng góp thêm khái niệm "Fulro đỏ" trên Tây Nguyên" - TS. Nguyễn Thành Sơn. + DỰ ÁN BAUXITE TÂY NGUYÊN: Chưa an toàn ngay cả trên lý thuyết? (Người LĐ). + Quốc hội cần đưa ra quyết sách cuối cùng (PLTP).
- Đôi lời với ông Lê Dương Quang — (boxxitvn)- - Các chuyên gia nói về vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản (Dân Việt).” ĐB Phạm Sơn Hà (Hậu Giang): Thiệt hại vô cùng lớn”. Nhưng lợi riêng cũng lớn vô cùng luôn.
- ‘Không đi đâu mà vội vàng’ (VNN)
"Dự án bô-xít: Thà không vận hành còn hơn" (VNR 27-10-10) -- 'Tôi hoài nghi hiệu quả kinh tế dự án bô xít' (VnEx 27-10-10) -- Bà Phạm Chi Lan- Dự án bauxite: Cam kết phải khả thi và được bảo hiểm (Bee.net 26-10-10) -- Ý kiến TS Lê Hồng Giang -"Chúng tôi sẽ chất vấn về bauxite!" (VNN 27-10-10) -- Nhớ kêu ông Lê Dương Quang (và bảo ổng đừng thọc tay vào túi quần khi nói chuyện với người khác), kẻo ổng lại nói là "Rất tiếc, các đại biểu quốc hội không hỏi tôi!"-Lại nói về dự án Bô-xít Tây Nguyên (Tô Văn Trường) (e-ThongLuan)-
Kết quả thăm dò dư luận đến 19 giờ của Dân trí và VNR500-VNN:
- ĐBQH: Chúng tôi sẽ chất vấn về vấn đề bauxite! (Bee).- Ông Ksor Phước, chủ tịch hội đồng Dân tộc của Quốc hội: Không chắc được công nghệ thì không nên làm (SGTT)-.Bô-xít Tây Nguyên và phép thử phản biện xã hội (TVN) -Sau một thời gian im lặng đến lạ kỳ của báo chí, trong những ngày vừa qua hầu hết các báo đều đăng tin liên quan đến bô-xít Tây Nguyên, từ những bài tham luận của các nhà chuyên môn, đến những bài phỏng vấn của các cá nhân mà tiếng nói của họ rất có trọng lượng.
- Nên chuyển Nhà máy luyện nhôm Tân Rai về khu vực bắc Vũng Rô! (Kinh tế biển).- Chùm ảnh: Vị trí của hồ chứa bùn đỏ của nhà máy Tân Rai Lâm Đồng nằm ở đâu và cách sông bao xa? (Phạm Viết Đào).
- Đằng sau chiến dịch thu tóm tài nguyên thế giới của Trung Quốc — (boxitvn).
Phấn đấu ký số 21b HAI ÔNG THỨ TRƯỞNG VÀ BỘ TRƯỞNG LỘ CÁI..... AI CŨNG BIẾT!
NHƯNG...CHẲNG AI DÁM VIẾT VÀI LỜI
(ENTRY TĂNG NĂNG XUẤT)
Cho đến hôm nay ,con số người ký tên vào kiến nghị "Dừng ngay dự án bô-xít" có gì mới? Vì tò mò ,tớ hay vào mạng để nắm được tình hình cái sự đời này nó tiến triển đến đâu? Liệu "phe ta có thắng phe họ"nhờ mỗi ngày lại có thêm các nhà khoa học,có thêm nhiều giáo sư ,tiến sỹ "thứ thiệt"đồng lòng ký tên không?Giới trí thức,văn hoá nghệ thuật có thêm ai "dám liều mạng" tham gia cái vụ "kiến nghị (khiếu kiện) đông người"mà nhà nước "không công nhận không? để thấy cái điều ký rồi mà vẫn bi quan không tin tưởng của tớ vào tác dụng của ba cái chữ ký lẻ tẻ của bọn không thức thời này không?Tớ mong vào cái sự "nghi ngờ chủ nghĩa"của tớ ,lần này sẽ....thất bại thì....hay tuyệt vời!Nhất là :khi thấy con số người ký tên hôm nay đã vượt qua con số 2200.Hơn thế nữa cuộc thăm dò qua mạng của "Dân Trí" đã đưa ra những con số và biểu đồ khá phấn khởi.Cho tới hôm nay (27/10/2010).tỷ lệ người yêu cầu dừng ngay đã là 92%,số đông ý "cứ tiếp tục" là 6%,Còn lại 2% là ý kiến khác(?).Danh sách kiến nghị từ hai hôm nay đã bớt các vị "nguyên" mà các vị giáo sư,tiến sỹ....nhà báo tại chức dã chiếm một tỷ lệ khá cao...Riêng con số "nhát sỹ" thì đã tăng lên con số 5!(Tiếc rằng mấy ông tiến sỹ-giáo-sư,nghệ sỹ nhân dân ,giải thưởng HCM, giải thưởng nhà nước"cùng các ông tên tuổi nổi như cồn qua các thời đại đều vẫn... lặn mất tăm!).Tớ mong dự đoán bi quan của tớ lần này sẽ...thất bại cho toàn dân được nhờ là thế đấy! Thế nhưng..... THẤY GÌ QUA NHỮNG TRANH LUẬN CÔNG KHAI? ._Nói cho ngay chứ từ thời tớ vô tình chui vào cái nghề Tuyên và Giáo cho đến khi về vườn năm 1986,chưa bao giờ tớ được chứng kiến một cuộc phản biện -phản -phản- biện công khai và ngoạn mục,ngoãn nhĩ đến như thế.Tớ cứ như thời nhỏ ngồi hoan hô hai đô vật đang cố lật đối phương "lấm lưng trắng bụng"...và chẳng may ,một lần một đô xứ Hà Đông vật ngửa đô xứ Thái Biềng rồi ,liền đứng lên vênh vang chống nạng 2 tay ngang hông đón nhận những tiếng vỗ tay và.... cười sặc sụa của khán giả .!....Không hiểu sao được hoan hô và lại bị cười lâu như thế,đô thắng cúi xuống thì....trời đất! cái khố che cu anh ta đã bung ra từ lúc nào.! Thì ra,đô thua,nhịn cười không được đã sơ hở nên bị một miếng đòn bất ngờ nên bị thua oan là như thế đó....
Trở lại các cuộc "đấu vật bằng lý lẽ ,bằng dẫn chứng khoa học,kinh tế ,xã hội ,an ninh quốc phòng"....tớ thú thật chỉ vẫn là cậu bé xem đấu vật nhân ngày cát-tó-duy-dê (14/7 quốc khánh "nước mẹ")cách đây đã...78,79 năm.Chẳng dám "tham ra tham vào!",chẳng biết bô-xít,bô-xịt, a-lú--mi-na, a-lũ-mi-nà nó ra làm sao mà dám nói leo,nói lèo,nói lẻo...
Ấy vậy mà,chưa bao giờ tớ chịu khó đọc những bản phản biện và biện hộ cho cái vấn đề sẽ tốn tiền, nguy hiểm ,thậm chí có vị còn cho là "một vụ Vinashin thứ hai về kinh tế"..."một tai hoạ sẽ giáng xuống cả nhiều vùng dân cư" gồm cả nơi tớ đang chiếm 54 mét vuông này.Tớ sợ quá,...sợ quá và đọc mãi ,đọc mãi đến loạn cả óc ...Rồi cuối cùng cũng tìm ra được cái mà chưa vị nào dù ký tên chung hay gửi thư riêng dám nói trong kiến nghị hay thư riêng.Đó là : AI LÀ KẺ ĐƯA RA CÁI CHỦ TRƯƠNG PHIÊU LƯU, CHẾT NGƯỜI NÀY?
Và đây :
Một thứ trưởng và một bộ trưởng tại chức nói lên cái SỰ THẬT mà chẳng ai dám đề cập :
1-/Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị TKV Lê Dương Quang,người trực tiếp chỉ đạo vụ Bô-Xít này từ đầu đã làm lộ "cái cần phải giấu":
Sau khi trình bày rất nhiều lý lẽ "cần tiếp tục",ông đã trả lời trên "Tuổi trẻ online" là tốn kém và hiểm hoạ bùn đỏ sẽ an toàn hơn,kinh tế hơn nếu đưa ra gần biển...Nhưng...BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU ĐỂ TRÊN TÂY NGUYÊN VÌ ĐỂ TRÊN TÂY NGUYÊN CÓ NHIỀU YÊU TỐ KHÁC NỮA..(!?!?)
Rõ ràng ông Quang hoặc lỡ lời hoặc cố tình đá quả bóng trách nhiệm cho Bộ Chính Trị chứ ông không phải là đối tượng cho các thứ phản biện tùm lum hiện nay.
2-/Ông bộ trưởng Phủ Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc khi trả lời câu hỏi "chính phủ có đặt lại vấn đề ngừng bô-xít mà các nhà trí thức nhân sỹ kiên nghị không "thì đã trả lời "khôn"hơn là "sẽ",là "đang nghiên cứu"...Nhưng ông cũng lại lộ ra rằng "việc này cần phải xin ý kiến Bộ Chính Trị!
Thế là rõ !Mục tiêu cần phải tập trung vào để yêu cầu giải đáp đã có địa chỉ. Vì sao?Tại ai? Dựa vào đâu?mà các vị cứ lẳng lặng có một chủ trương lớn ký kết với nước ngoài mà không ai biết?,vì sao lại "chia nhỏ dự án" để khỏi phải thông qua quốc hội ? ,biến một kế hoạch vĩ đại và chết người thành chuyện đã rồi ?vv...và vv....Toàn là những phản biện chết người mà các vị cũng như cái thằng tớ,kể cả các vị lãnh đạo cao nhất đố ai dám giải thích, nói rõ cái YẾU TỐ RIÊNG mà ong Quang để lộ ra.!
Vì lẽ đó ,dù danh sách ký tên ngày càng dài, dù thăm dò dư luận có đến 99,5% không đồng tình thì ai dám phản đối và bắt Bộ Chính Trị nói ra cái lý do đã phải rước quả bom bùn đỏ treo lên Tây Nguyên. Và .....cuối cùng thì đúng lời ông Đủ ,đại biểu QH-giám đốc CA nơi treo "quả bom bùn đỏ nổ chậm" !"Cứ thế mà làm"...Ai phản đối là bọn "tự diễn biến",bọn chống phá",bọn thù địch tuốt!.
Riêng tớ thì tớ chẳng có gan và trình độ mà phản bác đến tận các vị quyền cao chức trọng đến thế.Chỉ xin có một sáng kiến vui thế này:Làm thêm một khu resort cao cấp trên Tây Nguyên,mời tất cả những ông ủng hộ khai thác bô-xít Tây Nguyên,nhất là mấy ông 'khoa- học gia- nhà- nước" (kiểu ông P.K.Nguyên,"bảo đảm an toàn trên lý thuyết") sau khi về hưu ,hãy đưa cả gia đình lên đó sinh sống nhường lại chỗ ở cho cánh tớ,dân "sắp xuống lỗ vẫn thèm sống" được di cư về Hà Nội, để làm gương. Liệu có dám không nào ?
N-B-Cảm ơn hai ông Quang và Phúc đã làm cho tôi nhớ chuyện xem đấu vật thời xưa và viết nên entry này!
-ĐBQH: Chúng tôi sẽ chất vấn về vấn đề bauxite! (Bee)-Nếu không có nội dung này trong phiên làm việc thì tôi cũng như nhiều ĐBQH sẽ lồng vào khi phát biểu ý kiến.-Dự án bauxite: Cam kết phải khả thi và được bảo hiểm (Bee)-"Quốc hội yêu cầu TKV mua bảo hiểm cho thảm họa tràn bùn đỏ từ một công ty bảo hiểm uy tín quốc tế..."-"Dự án bô-xít: Thà không vận hành còn hơn"(VNR500) - “Nếu bây giờ làm thì sang năm, hồ bùn đỏ cũng không vỡ ngay đâu. Nhưng có thể một ngày nào đó, con cháu chúng ta sẽ lĩnh đủ”, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban dự án Nhôm, Tổng công ty Khoáng sản, bày tỏ về dự án bô-xít Tây Nguyên.