Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Khoảng trống sau phiên toà xét xử lái xe lao xuống sông Lam : 'Trôi nổi' trách nhiệm vụ xe khách bị chìm?

-img -'Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm'-
- Khoảng trống sau phiên toà xét xử lái xe lao xuống sông Lam

(Tamnhin.net) – Sau phiên tòa, dư luận vẫn đặt một dấu hỏi lớn về sự vắng mặt của các cơ quan có trách nhiệm tuần tra, kiểm soát giao thông cũng như việc Hội đồng xét xử đã bỏ qua một cách khó hiểu trách nhiệm liên đới của các cơ quan này.

Vụ tai nạn thảm khốc ngày 18/10/2010 đã cướp đi mạng sống 20 hành khách
Phiên toà ngày 2/6 xét xử Trần Văn Trường, kẻ gây ra vụ tai nạn thảm khốc ngày 18/10/2010, khi điều khiển xe khách lao xuống sông Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trong cơn lũ dữ làm 20 người thiệt mạng, đã khép lại với mức án 7 năm tù giam và 5 năm cấm hành nghề dành cho bị cáo này.

Tuy nhiên, dư luận tại Hà Tĩnh vẫn đặt một dấu hỏi lớn về sự vắng mặt của các cơ quan có trách nhiệm tuần tra, kiểm soát giao thông cũng như việc Hội đồng xét xử đã bỏ qua một cách khó hiểu trách nhiệm liên đới của các cơ quan này.

Sau khi tai nạn xảy ra, bên cạnh việc trực tiếp đến hiện trường đưa tin, viết bài phản ánh diễn biến vụ việc và quá trình tìm kiếm, trục vớt thi thể các nạn nhân, báo chí đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân tai nạn và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong sự việc.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thanh Bảo - Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ Công an Hà Tĩnh, cho biết: vào đêm 17/10/2010, lực lượng CSGT đã tổ chức chốt chặn trên QL1A, nhưng xe khách BKS 48K 5868 (chiếc xe do Trần Văn Trường lái) và một số xe khác đã cố tình vượt qua, bỏ chạy khỏi trạm kiểm soát.

Nhưng ông Phan Văn Đán - Trưởng Công an huyện Nghi Xuân, lại khẳng định: Chiếc xe bị lũ cuốn trôi không phải vượt qua chốt chặn của lực lượng CSGT, mà lưu thông tự do.


Bị cáo Trần Văn Trường lãnh án 7 năm tù và 5 năm cấm hành nghề lái xe

Nghĩa là thời điểm xe khách BKS 48K - 5868 đi từ Hồng Lĩnh ra Nghi Xuân trong đêm 17/10/2010 và lâm nạn, không hề bị ngăn cản bởi một chốt chặn nào.

Điều này có thể hợp lý, bởi thông thường tài xế vốn vẫn "sợ" CSGT, thậm chí thấy xe CSGT đỗ bên đường, không ai ra tín hiệu cũng tự giác dừng lại, “trình giấy” rồi mới đi tiếp. Sự việc này, tác giả đã trực tiếp chứng kiến nhiều lần. Có trường hợp xe CSGT dừng bên đường vào ban đêm, nhấp nháy đèn, thế là tài xế tự dừng xe, lại trao đổi chớp nhoáng gì đó với viên CSGT ngồi trong xe rồi mới lái xe đi tiếp. Vì vậy, hầu như không có khả năng lái xe dám liều lĩnh vượt qua chốt chặn rồi bỏ chạy, đến mức CSGT không đuổi kịp.

Giả sử có sự việc CSGT lập chốt chặn, rồi để nhiều xe vượt qua và sau đó gặp nạn, thì lực lượng CSGT cũng không thể tránh được trách nhiệm. Năng lực, trách nhiệm của tổ tuần tra, kiểm soát này ra sao, việc tổ chức chốt chặn được tiến hành như thế nào mà để cho nhiều xe vượt qua và lao vào dòng nước lũ? Nếu đã có xe vượt qua, thì theo nguyên tắc, cần tổ chức phối hợp lực lượng để truy đuổi, ngăn chặn và tổ chức ứng cứu nếu các xe đó gặp nạn.

Thế nhưng tại thời điểm chiếc xe khách chở 38 người bị lũ cuốn trôi lại không có mặt các lực lượng chức năng, mà ra ứng cứu các nạn nhân là một người dân sống gần đó. Theo lời các nạn nhân, chiếc xe lênh đênh trên mặt nước khoảng 30 phút mới bị chìm. Lúc ấy, chỉ cần một chiếc thuyền nhỏ cũng có thể cứu sống tất cả nạn nhân.

Lịch sử không có chữ “nếu”, nhưng chúng tôi phân tích lại sự kiện để thấy sự vô trách nhiệm đến mức không thể chấp nhận được của các cơ quan chức năng Hà Tĩnh trong sự việc, cụ thể là lực lượng CSGT. Vào trưa ngày 17/10/2010, chúng tôi đi qua QL1A tại Nghi Xuân, đường đã ngập sâu trong nước nhưng các phương tiện vẫn lưu thông mà không hề gặp bất cứ cán bộ nào ngăn cản, hay hướng dẫn đi đường tránh.

Đáng lí ra, trước hậu quả nghiêm trọng của sự việc, Công an Hà Tĩnh phải có động thái điều tra, xử lí kỉ luật nghiêm minh đối với những cán bộ chiến sỹ có trách nhiệm liên quan trong sự việc và rút kinh nghiệm sâu sắc. Thế nhưng đến nay, tất cả vẫn "bình chân như vại".

Trong quá trình xét xử vụ án, từ cáo trạng, tranh tụng đến phần luận tội, tuyên án… không hề có một câu, một dòng nào nhắc đến trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cụ thể là CSGT. Đó là cả một “khoảng trống” khó hiểu, khi mục đích của phiên toà là góp phần vào việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong tham gia giao thông.

Bản luận tội của Viện KSND huyện Nghi Xuân tỏ ra rất hùng hồn khi kết tội bị cáo, khái quát nguyên nhân tình trạng tai nạn giao thông gia tăng là “do ý thức chấp hành các quy định pháp luật của một bộ phận người điều khiển các phương tiện khi tham gia giao thông còn chưa nghiêm, tình trạng phóng nhanh vượt ẩu, đi sai phần đường, chở quá tải, quá số người quy định, không thực hiện các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của hành khách đi trên xe…”.

Theo chúng tôi, bản luận tội này còn thiếu một nội dung hết sức quan trọng, đó là “ý thức, trách nhiệm của cơ quan chức năng, của lực lượng có trách nhiệm tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm giao thông”. Đành rằng mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, nhưng ý thức, trách nhiệm của người dân được hình thành, chi phối bởi hệ thống luật pháp của nhà nước, khế ước của cộng đồng.


Bản luận tội của VKSND huyện Nghi Xuân, xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông gia tăng là “do ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của một bộ phận người điều khiển các phương tiện khi tham gia giao thông còn chưa nghiêm…”

Tại sao cùng là một người Việt, ở trong nước thì phóng nhanh, vượt ẩu, xả rác bừa bãi… nhưng sang nước ngoài (ví như Singapore) thì “bỗng dưng” trở nên nghiêm túc, chỉn chu?        

Trở lại vụ án, không hiểu sao Hội đồng xét xử không đặt câu hỏi: Nếu như công tác cảnh báo, chốt chặn được tổ chức tốt trong đêm 17/10/2010, thì đã tránh được vụ tai nạn thảm khốc?

Nếu một rào chắn được dựng lên tại thị xã Hồng Lĩnh thời điểm đó, với sự có mặt đầy đủ các lực lượng (công an, quân đội…), thì lái xe có “gan cùng mình” hay "có cánh" cũng không dám lao xe vào dòng nước lũ.

Thiếu câu hỏi đó, thiếu nội dung đề nghị xem xét xử lý trách nhiệm các cơ quan chức năng trong việc để xảy ra tai nạn, những người tham dự phiên toà cảm thấy một sự thiếu hụt, mất cân bằng trong “cán cân công lý”.

Sâu xa hơn, cần đặt dấu hỏi cho nhà thiết kế đoạn đường QL1A đi qua huyện Nghi Xuân. Bởi vì chỉ cần nâng mặt đường lên khoảng 1m so với hiện tại, thì đã hạn chế một cách cơ bản tình trạng giao thông đình trệ, nguy hiểm vì nước lũ.

Giống như một vị bác sĩ chẩn đoán không trúng, không hết nguyên nhân gây bệnh và vẫn điều trị theo sự chẩn đoán sai lầm đó, thì bệnh nhân sẽ tiền mất tật mang. Phải phanh phui đến tận căn nguyên sâu xa, dũng cảm chịu đau để điều trị thì bệnh tật mới lui, cơ thể mới mạnh khoẻ.

Dĩ nhiên, xét xử tài xế thì dễ (vì biết chối vào đâu), còn xử lý những người có trách nhiệm liên quan (trực tiếp và gián tiếp) là việc “khó”. Nhưng nếu cơ quan bảo vệ pháp luật cứ làm việc theo kiểu “dễ làm khó bỏ” thì trật tự xã hội sẽ “đi đâu về đâu”?

Liệu sẽ có một phiên toà thứ 2, sau phiên toà xét xử tài xế?

Hãy đợi đấy!

                                                                                       Trần Quang Đại
- Lái xe trong vụ xe khách bị lũ cuốn trôi lĩnh án 7 năm tù
(Dân trí) - Sáng 2/6, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) mở phiên xét xử bị cáo Trần Văn Trường (36 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định), tài xế lái xe khách 48K-5868 bị lũ cuốn trôi lúc 4 giờ sáng 18/10/2010 tại Hà Tĩnh khiến 19 người chết và 1 ...
7 năm tù cho tài xế xe khách bị lũ cuốnVietNamNet
Lái xe khách để nước lũ cuốn trôi lĩnh án 7 năm tùVTC
7 năm tù cho tài xế xe khách bị cuốn ra sông LamVNExpress
Zing News -Tiền Phong Online



 - Truy tố tài xế xe khách bị lũ cuốn chìm trên sông Lam

Cáo trạng truy tố tài xế Trần Văn Trường về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 3, Điều 202 BLHS. 


Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn tất cáo trạng vụ xe khách 48K-5868 bị lũ cuốn trôi xuống sông Lam ngày 18/10/2010 làm 20 người chết và mất tích.
Cáo trạng truy tố tài xế Trần Văn Trường về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 3, Điều 202 BLHS. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, đầu năm 2010, Trường được HTX vận tải hàng hóa, hành khách 2/9  tỉnh Đắk Nông ký hợp đồng thuê lái xe chở khách biển số 48K-5868 chạy tuyến  cố định Đắk Nông - Nam Định.
Rạng sáng 17/10/2010, Trường chạy xe chở khách từ bến xe huyện Cư Jút  tỉnh Đắk Nông đi Nam Định.
Khoảng 3h30 ngày 18/10/2010, xe đến huyện Nghi Xuân  tỉnh Hà Tĩnh, thấy đường bị ngập nước, Trường vẫn cho xe đi trong dòng nước lũ chảy xiết.
Đến Km 475+340 quốc lộ 1A, Trường đã điều khiển xe đi chệch khỏi mặt đường, làm xe bị cuốn trôi ra sông Lam. Không mở cửa được, Trường đã dùng tuốcnơvít đập kính ô cửa sổ sau ghế lái rồi cùng một số người trên xe chui ra ngoài. Sau đó, Trường bơi đến bám vào cột điện cao thế và được cứu sống.
Tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn thảm khốc, trên xe có 38 người  trong đó có 4 người nhà xe và 34 hành khách, trong số đó có 5 trẻ em. Tai nạn làm 19 người chết, một người mất tích, xe bị hư hỏng nặng, thiệt hại  tài sản hơn 582 triệu đồng.
Sau đó, cha của Trường và đại diện HTX vận tải hàng hóa, hành khách 2/9 đã thỏa thuận bồi thường cho mỗi gia đình có người chết và mất tích là 50 triệu đồng. Những hành khách khác thì không có yêu cầu bồi thường. Tất cả các khoản chi phí khắc phục hậu quả vụ tai nạn, chủ phương tiện và tài xế tự thỏa thuận, giải quyết với nhau.
Tuy nhiên, cáo trạng không đề cập gì đến các cá nhân, cơ quan ban ngành  liên quan đã để Trường điều khiển xe đi trong nước lũ gây ra những cái chết thương tâm./.

Theo Đất Việt
 
 
Vậy thưa ông, các cơ quan quản lý đường bộ và lực lượng CSGT có trách nhiệm gì trong vụ việc này?
- Đương nhiên là phải có trách nhiệm chứ! Trách nhiệm là ở chỗ, anh là cơ quan tổ chức giao thông, anh là chỉ huy phương tiện giao thông, tại thời điểm đó như thế nào? Anh thanh tra cũng bảo không, anh tổ chức giao thông cũng bảo không rồi anh CSGT cũng bảo không là không được.

Ví dụ như trường hợp bất khả kháng, đã tổ chức giao thông tốt, có barie, có lực lượng thường trực, hướng dẫn nhưng lái xe cố tình đâm sào chạy thì đấy là một việc khác. Nhưng việc để cho chiếc xe chạy trong lúc có lực lượng là một việc khác.
Chưa thể kết luận một vấn đề gì cụ thể vì nó liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan nên cần phải có chứng cứ. Như việc ai tổ chức, ra quyết định cấm đường, cơ quan nào phối hợp, nhiệm vụ gì, vị trí nào... đều phải được làm rõ. Cái quan trọng nhất vẫn là lực lượng trực của kíp trực tại thời điểm đó.
-
Những số 8 “bí ẩn” trong vụ xe khách bị lũ cuốn (08/11/2010)
Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh là người sát sao với vụ xe khách bị cuốn gần 20 ngày qua cho biết, có một điều khá lạ, con số 8 “định mệnh” xuất hiện rất nhiều trong vụ việc trên. Một thống kê chưa đầy đủ cho thấy, đến nay, có tới 9 con số 8 liên quan.
TIN LIÊN QUAN
Tính đến ngày 20/11, đã có 18 nạn nhân được tìm thấy được xác định danh tính. Nạn nhân mới nhất được tìm thấy là em Đỗ Thị Phượng, 17 tuổi, quê ở Thanh Hóa. Đối với thi thể là nam giới được phát hiện ở bờ biển Quảng Trị, đến nay phải trông chờ vào việc giám định AND thì mới có thể xác định vì thi thể nạn nhân đã biến dạng.

Chiếc xe khách gặp nạn đang được tạm giữ tại công an huyện Nghi Xuân. Rất nhiều số 8 bí ẩn xuất hiện trong vụ chiếc xe khách này bị nạn.
Chiếc xe khách gặp nạn đang được tạm giữ tại công an huyện Nghi Xuân. Rất nhiều số 8 bí ẩn xuất hiện trong vụ chiếc xe khách này bị nạn

Ông Trần Đăng Lực, bố nạn nhân Trần Đăng Khoa đã tìm đến nhưng thi thể đã được chôn cất, những dấu hiệu mà công an ghi lại thì không đủ chứng minh đó là nạn nhân Khoa.
Những số 8 đầu tiên có thể kể đến là biển kiểm soát của chiếc xe. Chiếc xe khách giường nằm màu trắng chạy từ Đăk Nông ra Nam Định mang BKS 48K – 5868.
Số hành khách trên chuyến xe định mệnh đó được xác định là 38 người, kể cả nhà xe. Tai nạn xảy ra vào rạng sáng ngày 18/10 tại địa phận xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Khi chiếc xe khách gặp nạn, đã có 18 người trong chiếc xe đó thoát chết.
Số 8 tiếp theo, có vai trò rất lớn đã xuất hiện trong ngày 20/10. Đó chính là chiếc tàu kéo 400 mã lực mang số hiệu Trường Thành 68.
Đây là tàu của một số doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Vinh đã tình nguyện đưa tàu và xà lan, cùng những thợ lặn giỏi nhất tìm kiếm và trục vớt chiếc xe bị nạn.
Ông Nguyễn Hữu Nam tiếp tục cho biết, sau khi xác định được khu vực chiếc xe bị nạn, sau nhiều giờ lặn xuống tìm kiếm, đến 18h ngày 20/10, một thợ lặn ngoi lên mặt nước thông báo chính xác vị trí chiếc xe gặp nạn đang nằm dưới lòng sông ở khu vực mà lực lượng cứu nạn đã xác định.
(Theo VNN)
Thủy điện xả lũ nhấn chìm hàng nghìn hecta hoa màu (Bee)-Hàng nghìn hecta hoa màu của hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng lại bị chìm trong nước.
Lở đất, sập nhà do mưa lũ tại Khánh Hòa (VOV)-Lở đất đã cướp đi sinh mạng của cháu Võ Ngọc Nhất 11 tuổi, cháu Võ Vũ Thành Huy 3 tuổi bị chấn thương sọ não đang cấp cứu ở bệnh viện tỉnh.-Phát hiện thi thể thứ 16 vụ xe khách bị lũ cuốn(VTC News) - Trong lúc đi biển, một ngư dân đã phát hiện thi thể nữ giới đang trong quá trình phân hủy. Danh tính nạn nhân ngay sau đó được xác định là nạn nhân vụ xe khách 48K-5868 bị lũ cuốn trôi hôm 18/10. Khoảng 4 giờ sáng nay (2/11), ...Vụ xe khách bị cuốn trôi: Phát hiện được thi thể thứ 16Người Lao Động Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 16 trên chiếc xe bị lũ cuốnZing News-Tìm thấy nạn nhân cao tuổi nhất trong vụ xe khách bị lũ cuốnVNExpress-Tìm thấy thi thể thứ 16 vụ xe khách bị lũ cuốn (Bee)-Thi thể này trôi trên trên vùng biển xã Kỳ Lợi, gần khu kinh tế Vũng Áng, cách điểm chiếc xe khách bị tai nạn khoảng 100 km về hướng Nam.
 - Việt Nam nên lập bản đồ ngập lụt? (Bee).-PGS.TS Nguyễn Đình Dương, Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam hiến kế giúp Việt Nam đối phó với lụt.--Four dead in latest Vietnam floods DPA -

- Dẹp bỏ những dự án thủy điện gây hại (Dân Việt).  – Tiếng oán thán trên đỉnh Tà Đùng (Nông nghiệp).-Fresh floods kill 6 in Vietnam (Straits Times)-HANOI - SIX people are dead and one is missing in central Vietnam following the latest round of flooding. Disaster officials said on Monday the victims include a 10-month-old baby who drowned in her yard and a 53-year-old man who was electrocuted in his flooded home in Khanh Hoa province.-
- 2 tàu gặp nạn trên biển, 11 người mất tích (Dân trí).  – Thêm một tàu cá với 6 ngư dân bị nạn trên biển (Thanh niên).-Hai tàu cá và 18 ngư dân gặp nạn trên biển (Bee)-Đến 20h ngày 30/10, tàu BĐ 50377-TS đã mất tín hiệu liên lạc nên việc ứng cứu đang gặp nhiều khó khăn.- Bão lũ ngày càng khốc liệt (TG&VN/Nature Geoscience, LiveScience).
-Ngừng tìm kiếm thi thể vụ xe khách bị lũ cuốn (Bee)-Công an huyện Nghi Xuân đã liên hệ với những người dân chài lưới trên sông Lam và làm việc với chính quyền các xã nằm dọc bờ sông Lam.- Vụ xe khách bị lũ cuốn: Nỗi đau tột cùng của người thân 5 nạn nhân chưa tìm thấy (Dân trí)- Điện, nước căng thẳng vì thời tiết bất thường (Báo ĐT Chính phủ).- Những cuộc rượt đuổi xót xa ở Biển Hồ Tonle Sap (Docbao/Tuổi trẻ Thủ đô).

- Tang tóc bao trùm vùng biển Ngư Lộc (SGTT).- Tìm kiếm người mất tích: Dân trông cậy vào đâu? (Thanh niên)-Thủy điện làm lũ thêm hung hãn (NLĐ 29-10-10) ---Vụ xe khách bị lũ cuốn: Đang chờ kết quả điều tra (Bee)-“Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra nên chúng tôi chưa có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, nếu bên nào có lỗi thì phải chịu trách nhiệm"-- Vụ 9 ngư dân Hậu Lộc- Thanh Hóa mất tích: Người thân đau đáu đợi chờ (Lao động).- Đập phía Trung Quốc khiến thủy điện Sơn La ‘gặp khó’ (Đất Việt29-10-10).  – Nỗi sợ hãi mang tên Hố Hô (Dân Việt). - Còn nhiều người đang vùi xác dưới sông Lam? (VNN).
- Cứu trợ: Mì tôm và hố xí (Trương Duy Nhất).
-Phát ngôn-Hành động: Hai vị "Thiếu gia" và "lông hồng... ngàn cân" (TVN) -
"Trái cấm" bô xít, con tàu Vinashin...đột nhiên trở lại trong tuần qua, với những dư luận đa chiều, quyết liệt và thẳng thắn, nhưng đều không thể tránh né vấn đề lương tâm và trách nhiệm của tất cả xã hội trước vận mệnh quốc gia. Và đó cũng là thông điệp của Phát ngôn và Hành động tuần này gửi tới bạn đọc.
Các "Thiếu gia" tranh cãi...
Những ngày qua, cuối cùng, rồi tai nạn bất ngờ của chiếc xe khách bị lũ cuốn trôi xuống sông Lam, đoạn xã Xuân Lam, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cũng tạm khép lại với nước mắt của hàng triệu con tim đau đớn dõi theo từng ngày, từng giờ, từng phút. Trần Văn Trường, kẻ lái xe phiêu lưu và coi thường sinh mạng hành khách đã bị bắt và bị khởi tố. Con đường sự nghiệp của nhân vật này đã không thể dài như cái tên Trường của anh ta.
Nhưng bây giờ, vở bi kịch về lương tâm và trách nhiệm con người mới là lúc vén cánh màn tang. Đã bắt đầu có sự tranh cãi, thanh minh, thậm chí "tặng lỗi" cho nhau giữa các "Thiếu gia"- Thiếu Trách nhiện, Thiếu Lương tâm, vì không ai thấy mình có lỗi với 20 nhân mạng vô tội bỗng nhiên phải chết kia.
Câu trả lời phổ biến mà các phóng viên VietNamNet, ngày 22-10 nhận được là: "Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm".
Ông Nguyễn Trường Tương (Công ty 474): "Sào chắn chúng tôi có quyền lập chứ không có quyền chặn hay cho xe đi, cái đó là quyền của CSGT. Chúng tôi thì không có biển, không có thẻ, không có chế tài để xử lý...Chúng tôi đã làm hết chức năng nhiệm v...Nếu lái xe cảm thấy không an toàn thì phải tự biết để dừng. Chúng tôi không có quyền chặn xe".
Còn ông Nguyễn Thanh Bảo, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh cho rằng, việc phân luồng, lập sào chặn là trách nhiệm của ngành giao thông đường bộ: "Hàng nghìn chiếc xe tắc dồn đống, khi không có sào thì không thể chặn được. Thái độ của lái xe, thái độ của khách không hợp tác trong việc phối hợp ngăn chặn xe. Có những xe đâm thẳng vào CSGT để chạy...Khi xe CSGT quay ngang giữa đường, lái xe vẫn lách tránh để vượt đi..."
'Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm', Ảnh Lao Động
Trước đó, khi thông tin với báo chí, ông Bảo lại nói rằng, chiếc xe trên đã bất chấp hiệu lệnh của CGST để chạy vào đoạn đường ngập sâu nước. CSGT có đuổi theo nhưng do trời tối nên không bắt được?Cứ theo cái đà này, cái lôgic này, thì lỗi chính là cái xe khách bẹp dúm dó, và hoảng sợ đã nằm lịm với cái bụng đầy cát suốt nhiều ngày dưới dòng lũ dữ, lỗi tại những người khách- ai bảo đã lên chiếc xe ấy- để bị lũ cuốn.
Còn nếu theo lẽ phải đạo lý thông thường, thì mặc dù, chiếc xe đã được trục vớt, được sửa chữa, và mặc dù hầu hết nạn nhân xấu số đã trở về với cát bụi, hai ông "Thiếu gia" không nên tranh cãi mà nên tự nhìn lại mình, trước khi có chiếc cẩu, trục các ông ra ánh sáng của pháp luật.
Người viết bài này chỉ day dứt, xót xa một điều: Tại sao đất nước ta, đặc biệt dải đất miền Trung, luôn phải sống chung với bão, lũ, các tỉnh có các trung tâm cứu hộ phòng khi bão lụt xảy ra, nhưng lại chưa bao giờ nghĩ đến việc sản xuất áo phao cho người dân dự phòng (giống như mũ bảo hiểm cho người đi xe máy tại các đô thị).
Nếu có áo phao cho mọi người dân, lớn, bé, già, trẻ...thì khi lũ tới, trong khi chờ đợi cứu hộ, người dân, nhất là trẻ em, phụ nữ, người già yếu...có thể chủ động chung sống với lũ, không đến nỗi phải chết oan uổng như những ngày qua? Có quá khó không khi phòng hộ cho người dân, bằng một giải pháp đơn giản và không quá đắt ấy?
-Sóng thần có thể vào Việt Nam ? (CafeF)-Việt Nam nằm ở vị trí có xác suất xảy ra sóng thần không nhỏ.-- Thủy điện làm lũ thêm hung hãn (Người LĐ)-- Trung Quốc ngăn đập, miền Tây ‘đói’ lũ ? (VNN).- Thủy điện – tác nhân gây lũ lớn (Dân Việt).-- ĐBQH Vũ Quang Hải: Nên có kho dự trữ lương thực cứu trợ dân vùng lũ (ĐS&PL).- Chưa tìm thấy chín ngư dân Thanh Hóa (Tiền phong) “Nếu đến ngày 28-10 vẫn không có tin tức gì về chiếc tàu câu mực của gia đình anh Nguyễn Văn Hợp cùng 9 ngư dân bị mất tích trên biển, thì gia đình sẽ phát tang và làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân xấu số”. – Lễ gọi hồn 9 ngư dân trên con tàu mất tích (Dân trí).-- Sau 12 ngày nỗ lực tìm kiếm 9 ngư dân bị mất tích cùng con tàu TH 90455 TS vào ngày 16/10 mà không có kết quả, sáng nay 28/10, ngư dân xã Ngư Lộc, Minh Lộc đã tổ chức lễ gọi hồn cho những người xấu số. 7h30 sáng, bãi biễn xã Ngư Lộc nghi ...Lễ chiêu hồn tập thể cho 9 ngư dân mất tíchVNMedia-Chưa tìm thấy chín ngư dân Thanh HóaTiền Phong Online-Tiếp tục vươn khơiThể thao văn hóa-Lễ chiêu hồn tập thể cho 9 ngư dân mất tích  (Bee)-Hàng ngàn người dân có mặt tại buổi lễ đã không khỏi ngậm ngùi xót xa và cầu mong cho linh hồn 9 ngư dân sớm siêu thoát.
-- Thiết bị cảnh báo sóng thần Indonesia tê liệt (Lao động/AP, Telegraph)

Nước mắt tang thương làng... goá phụ (Bee)-9 ngư dân đang mất tích giáng thêm nỗi đau lớn cho xóm chài vốn có hơn 130 người phụ nữ góa bụa do chồng đi biển không về.-- Bích Hằng không “ngoại cảm” tìm xe lũ cuốn? (VNN) trong khi báo chí lại bảo là chị đã tìm sai. Còn BS thì từ lâu vẫn tự chiêm nghiệm và thấy rằng những người có khả năng đặc biệt liên quan tâm linh mà sử dụng nó cho những mục đích cầu danh, cầu lợi thì sớm muộn sẽ bị mất dần khả năng này.
- Vụ 9 ngư dân Hậu Lộc – Thanh Hóa mất tích bí ẩn: Dân tự tìm dân (Nông nghiệp).  – Nỗi đau ở vùng quê Ngư Lộc (Tổ quốc).-Vietnam Airlines vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ (VOV)-Ngày 27/10, Vietnam Airlines thông báo bắt đầu tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ của các cơ quan tổ chức xã hội tới đồng bào chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ miền Trung.- Chống bão lũ từ đâu? (Tuổi trẻ)-
- Phát hiện giá trị! Miền Trung lũ… khách! (Trần Nhương/Bùi Hoàng Tám) “Từng đoàn, từng đoàn về thăm hỏi và hóa đơn trong các nhà hàng, khách sạn cứ dày lên mỗi ngày. Lũ về đã sợ, quan chức hội họp, tiếp đón khách còn đáng sợ hơn cả lũ lụt. Khách sạn ở rốn lũ Hương Khê lúc nào cũng rầm rập quan khách”.
Chủ tịch, phó chủ tịch xã bị kỷ luật vì “bỏ mặc dân trong lũ”(PL)-Không chỉ chủ tịch xã Đức Lạc (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày vì đã bỏ mặc dân trong lũ, mà ông phó chủ tịch xã này cũng “dính” vào tội này.
KHOA HỌC: Loài người cần có thêm một hành tinh để sinh sống (RFI)-"Vung tay quá trán". Nếu cứ tiếp tục nhịp độ khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên như hiện nay thì đến năm 2030, con người cần phải có thêm một hành tinh nữa để đáp ứng nhu cầu sinh sống và đến năm 2050, chúng ta cần phải có thêm hơn hai hành tinh nữa.
Hành tinh trong Thái dương hệ (Wikipedia)
Giành giật hàng cứu trợ như thời cướp kho thóc


- Hải quân Myanmar cứu tàu Việt Nam bị nạn (SGTT).- Sâu 700m và rộng 30.900 km2 (TT&VH) -
- Bao giờ hết nạn phá rừng? (VTV).
- Cảnh khổ của người dân chạy lũ hồ thủy điện (Bee).
- 9 ngư dân mất tích bí ẩn (VNE). 9 ngư dân mất tích bí ẩn (VnEx)
Không khí tang thương đang bao trùm lên xóm chài Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa). 9 ngư dân mất tích giáng thêm nỗi đau cho xóm chài vốn có hơn 130 người phụ nữ góa bụa do chồng đi biển... không về. Chiều 25/10, 10 ngày sau vụ mất tích bí ẩn của 9 ngư dân, trên bờ biển xã Ngư Lộc, nhiều người vẫn đau đáu hướng ra biển mong ngóng tin tức người thân. Tiếng khóc, tiếng thét gào bao trùm cả vùng biển. Dưới bến, nhiều tàu cắm neo chưa ra khơi. Dường như ngư dân còn chưa hết bàng hoàng sau vụ 9 bạn tàu mất tích.
Chị Nguyễn Thị Thuỷ, vợ anh Nguyễn Văn Hợp chủ tàu mất tích cho biết, ngày 23/9, chồng chị cùng 8 ngư dân chuẩn bị 2 tấn dầu chạy máy, gạo, nước uống, đồ ăn dự trữ 1-2 tháng cho chuyến ra khơi câu mực. Trên tàu có đầy đủ thiết bị liên lạc như: bộ đàm, máy định vị, điện thoại di động, đài radio, máy thu trực canh (tự động thu bản tin thời tiết thường nhật và thời tiết khẩn cấp). Nhưng đến 16/10 thì không còn tin tức của tàu và các ngư dân. Theo anh Nguyễn Văn Tân, người đi gần với tàu bị nạn, chiều 16/10, trên đường tránh bão Megi, hai tàu còn liên lạc thông báo cho nhau về tình hình bão gió, nhưng chỉ sau đó ít phút, sóng điện đàm từ tàu anh Hợp biến mất hút giữa biển khơi. "Khi đó, chúng tôi chỉ còn cách bờ khoảng 40 hải lý. Rất có thể tàu anh Hợp đã gặp phải một đợt sóng bàn cờ (đợt sóng dữ xô từ 4 phía như một bàn cờ tướng) làm cho tàu bị đắm", anh Tân nói.-
-Độc giả hiến kế "diệt" lũ, lụt miền Trung (Bee)-Xây dựng hệ thống sông đào, kênh thoát nước theo các dòng lũ và chảy thẳng ra biển theo con đường ngắn nhất.
-Police arrest bus driver(Straits Times)-HANOI - POLICE in Vietnam have arrested the driver of a bus that was swept away by flood waters last week, leaving 20 passengers dead or missing, a senior officer said on Monday.-Chi trả gần 2,5 tỉ đồng bảo hiểm cho vụ xe khách bị lũ cuốn(TBKTSG Online) - Xe khách mang biển kiểm soát 48K - 5868 của tỉnh Dak Nông bị lũ cuốn trôi tại Hà Tĩnh khiến 20 hành khách thiệt mạng sẽ được chi trả gần 2,5 tỉ đồng tiền bảo hiểm.-- Chen lấn giành giật hàng cứu trợ bão lũ (VnMedia).-Chuyện cô giáo đi ôtô và ông Bí thư “cửu vạn” (Bee)-Hai câu chuyện kể xin hầu bạn đọc ngày hậu lũ.

Tìm được thi thể 2 ngư dân trong vụ chìm tàu cá ở Phú Yên (VOV)-Ngay sau khi vớt được thi thể, lãnh đạo huyện Đông Hòa đã có mặt tại hiện trường an ủi, động viên gia đình và hỗ trợ mai táng các nạn nhân.
-- Thanh Hóa: vẫn chưa tìm được tàu câu mực cùng 9 ngư dân mất tích (SGTT).-- Trách nhiệm với mạng sống (Huy Bom & Sam) “Vậy mà không thấy ai trong số những cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhận trách nhiệm về mình. Ông Trưởng phòng cảnh sát giao thông CA Hà Tĩnh thì đổ cho lái xe đã cố tình vượt trạm, tự mình rước lấy tai hoạ. Ông cho biết đã cử 6 CSGT trực tại Hồng Lĩnh và điều một chiếc xe tải chắn ngang đường mà vẫn có tới 10 xe vượt trạm, trong đó có tới 2 xe bị lũ cuốn?!”.-Sóng đánh vỡ tàu, 2 ngư dân mất tích (TT)--Thanh Hóa: Hỗ trợ gia đình 9 ngư dân mất tích Trước mắt, UBND xã Ngư Lộc đã trích nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ mỗi gia đình có người bị mất tích một triệu đồng và 10kg gạo. Bên cạnh đó, chính quyền xã cũng phát động nhân dân địa phương quyên góp tiền, gạo, đồ dùng thiết yếu để hỗ trợ cho 9 gia đình bởi hầu hết các gia đình đều thuộc diện hộ nghèo.
Đặc biệt, có gia đình chị Đồng Thị Bắc (27 tuổi, ở thôn Thắng Tây) - vợ của nạn nhân Trần Văn Bình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chị Bắc, anh Bình có hai con nhỏ (một đứa 3 tuổi, một đứa 1 tuổi), hiện ở trong căn nhà xập xệ. Anh Bình là lao động chính của gia đình, chị Bắc không có nghề nghiệp, chỉ ở nhà nội trợ.
Cứu nạn còn nhiều bất cập (TT)-Vụ trừ tiền cứu trợ để xây cổng làng: Kỷ luật xóm trưởng và bí thư (Tuổi trẻ)-Còn lại gì sau cơn lũ? (TT)

Vụ xe khách bị lũ cuốn: Khởi tố vụ án, bị can (Bee)-Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án chiếc xe khách 48k 5868 (ĐăkNông) vi phạm luật giao thông, gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng Khởi tố vụ án, bắt tạm giam lái xe khách bị lũ cuốn trôi (Dân trí) - Sáng ngày 23/10, CQĐT Công an huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã tiến hành khám nghiệm hiện trường khi nước rút. Chiều cùng ngày, CQĐT đã tiến hành khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với tài xế xe khách bị nước cuốn trôi vào ngày 18/10. ...Khởi tố lái xe khách gặp nạn tại Hà TĩnhĐài Tiếng Nói Việt Nam-Bắt tài xế gây tai nạn thảm khốc tại Hà TĩnhVietNamNet-Thi thể vừa nhận không phải nạn nhân thứ 16Người Lao Động-Khởi tố tài xế lái xe khách bị lũ cuốn(TNO) Chiều 23.10, Cơ quan CSĐT Công an huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Trần Văn Trường (35 tuổi, ngụ xã Hải Cường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, lái xe khách 48K-5868) về tội “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông gây hậu quả nghiêm trọng”.
-Bình Thuận: Thiệt hai do lũ quét hơn 18 tỷ đồng (Bee)-Thiệt hại ban đầu mà huyện Bắc Bình, Bình Thuận do cơn lũ quét kinh hoàng ngày hôm qua (23/10), ước hơn 18 tỷ đồng-Lũ quét bất ngờ, gần 100 ngôi nhà bị sập ở Bình Thuận (Dân trí) - Rạng sáng ngày 23/10, một cơn lũ quét đã đã xảy ra trên địa phận thị trấn Lương Sơn (huyện Bắc Bình, Bình Thuận) gây thiệt hại lớn về tài sản. Theo thống kê ban đầu, có gần 100 ngôi nhà bị sập, gần 90ha hoa màu ngập sâu trong nước. ...Lũ quét ở Bình Thuận gây ngập nặng, kẹt xe kéo dàiNgười Lao Động-Lũ quét bất ngờ gây thiệt hại tại Bình ThuậnĐài Á Châu Tự Do-Lũ quét bất ngờ tại Bình ThuậnNgười Lao Động-Lũ quét gây ngập gần 1.000 ngôi nhà ở Bình Thuận (Bee)-
Thống kê ban đầu của Ban phòng chống lụt bão thị trấn Lương Sơn, thiệt hại về hoa màu gần 90 ha, trong đó chủ yếu là lúa.
- Dân đói, gạo cứu trợ bị mốc vì cất kho? (SGTT).
- Hiểm họa “nhân tạo” vẫn lơ lửng trên đầu dân… (Tầm nhìn). – Thủy điện, lũ và lý lẽ của thiên nhiên (Thiên nhiên). – Viết cho những kỳ bão lũ về sau (Tầm nhìn).-- Thấp thỏm vì “thủy thần” (Người LĐ).
Chìm tàu cá, 2 ngư dân mất tích(TNO) Sáng 23.10, Bộ đội Biên phòng Phú Yên cho biết: lúc 4 giờ sáng cùng ngày, tàu cá BĐ-10672TS do anh Nguyễn Văn Sang (30 tuổi, ở P.Trần Phú, TP Quy Nhơn, Bình Định) làm thuyền trưởng, khi hành nghề giã cào ở vùng biển thuộc H.Đông Hòa (Phú Yên) thì bị sóng lớn đánh chìm.
Những ngọn lửa tình người thắp lên trong lũ dữ Vietnam Plus
Trong lúc vợ sắp chuyển dạ, anh nông dân Nguyễn Kim Lành, ở Yên Lộc, Hương Khê, Hà Tĩnh vẫn đang vật lộn cứu người trong cơn lũ dữ. Đợt lũ đi qua, người dân ở Hương Khê, Hà Tĩnh vừa phải tất bật khắc phục hậu quả sau lũ, vừa phải tìm lại nhịp sản xuất ...Con ra đời vào đêm bố "thập tử nhất sinh" cứu ngườiVietnam Plus
Xác xơ những miền quê Hà Tĩnh sau lũĐài Tiếng Nói Việt Nam-Khó khăn trở lại trườngNgười Lao Động
-Tặng quà nhóm thợ lặn tham gia trục vớt xe khách bị lũ cuốn (Dân trí) - Sau hành trình trục vớt thành công xe khách bị đắm và đưa được 10 thi thể dưới sông Lam lên bờ, nhóm thợ lặn tham gia công cuộc giải cứu này đã được đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh tới thăm và tặng quà. Các thợ lặn góp phần quan trọng trong việc ...Phía sau cuộc tìm kiếm chiếc xe gặp nạnLao động-Mới tìm được thi thể 14 nạn nhânThanh Niên-“Điềm lành xuất hiện khi tìm kiếm nạn nhân”VietNamNet
-'Trôi nổi' trách nhiệm vụ xe khách bị chìm? - (VNN)
Khi bàn đến vấn đề trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc để xẩy ra vụ tai nạn thương tâm tại Hà Tĩnh vừa qua, chúng tôi đều nhận được câu trả lời “chúng tôi đã làm hết trách nhiệm?!”.
-Trần tình của 'chủ tịch xã bỏ dân trong lũ' (VNN)-Toàn cảnh trục vớt xe khách, nạn nhân (VNN)-Những người hùng thầm lặng trên sông (VNN) Chính Dũng cùng với hàng chục anh em khác đã làm nên điều kỳ diệu trả lời cho mấy ngày chờ đợi của rất nhiều người: Định vị chính xác vị trí chiếc xe đang nằm dưới đáy sông.
Vớt xe khách trên sông Lam: Chuyện chưa công bố (Bee)-"Giờ thấy kính ở trước mặt buồng lái bị vỡ mới biết mình đã chạm tay vào đầu của một nạn nhân đang nổi bồng bềnh trong xe”
Chuyện người đàn ông cười khi đưa thi thể vợ - con (ICT)-Khi nhìn thấy người chồng, người bố của 2 nạn nhân vụ xe trôi, nhiều người ngạc nhiên vì anh cười, nhưng anh nói: “Nhìn nước mênh mông thế tôi biết vợ con không còn sống. Tôi chỉ hi vọng là tìm thấy xác thôi, giờ tìm được là mừng lắm rồi”.
Các sao mải mê chụp ảnh, quên làm từ thiện
Hòm quyên góp tiền ủng hộ đồng bào miền Trung được các tình nguyện viên đặt ngay dưới chân cầu thang cuốn để vào Hội trường TTHNQG đêm bế mạc LHPQT VN tối 21/10 nhưng gần như không được ngôi sao nào chú ý tới.
- Phỏng vấn ông Trần Đình Đàn: Yếu tố con người trong trận lụt ở VN (BBC). – Nguy cơ dịch bệnh sau lũ (Người LĐ). – Bài học đau đớn (Dân trí). – Lại “lũ lịch sử”… (PLTP)-Hiện có thêm các ý kiến rằng ngập lụt ở miền Trung Việt Nam một phần do thiên tai, một phần yếu tố con người.
Chính phủ Nhật viện trợ khẩn cấp vùng lũ lụt hàng ngàn vật dụng TTO - Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định gửi hàng viện trợ khẩn cấp trị giá 20 triệu yen (khoảng 240.000 USD) cho nạn nhân bão lụt tại các tỉnh miền Trung. Số hàng viện trợ khẩn cấp này gồm 30 máy phát điện, 1.800 can đựng nước, 30 máy lọc nước, 5.000 chăn mỏng và 5.000 màn tuyn. Toàn bộ số hàng sẽ được vận chuyển đến Việt Nam vào tối chủ nhật 24-10.
Số hàng viện trợ khẩn cấp này nhằm giúp người dân sớm khắc phục hậu quả nặng nề do các trận bão lụt gây ra và được chuyển tới Việt Nam thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.
Hàn Quốc ủng hộ nhân dân vùng lũ miền Trung (VOV)-Được tin các trận lũ lụt vừa qua đã gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản cho nhân dân miền Trung của Việt Nam, Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc đã quyết định viện trợ khẩn cấp cho nhân dân miền Trung Việt Nam số tiền 100.000 USD. Số tiền này sẽ sớm được chuyển tới Hội Chữ thập đỏ Việt Nam./.
-PN&HĐ: Vinashin không thể đắm và thư gửi những linh hồn đau khổ(TVN) -
"Con tàu trách nhiệm" Vinashin không thể chìm. Sự thờ ơ, vô cảm, thói vô trách nhiệm trước sinh mạng con người. Những công trình nghìn tỷ mừng Đại lễ vừa khai trương xong đã hỏng. Đó là những day dứt của nhà báo Trực Ngôn khi nhìn lại các sự kiện của tuần qua.
Không được để con tàu "Vinashin trách nhiệm" bị đắm

Cho dù đã có nhiều nỗ lực giải cứu, chưa thể nói con tàu Vinashin đã thoát khỏi nguy cơ bị chìm và mang theo khối tài sản hơn 4 tỷ đô la. Hay sự thật trần trụi như TS Nguyễn Đức Kiên, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội nói thẳng ra rằng: "Chúng ta tiến hành tái cơ cấu lại Vinashin thì về mặt khoa học coi như chúng ta đã chấp nhận cho Vinashin phá sản, chỉ có vấn đề là mình tuyên bố hay không tuyên bố phá sản mà thôi". Ông Kiên gọi đây là "phá sản theo kiểu Việt Nam".
Chúng ta đã từng biết có những cuộc săn tìm những con tàu bị chìm xuống đáy đại dương để vớt của. Đó là những con tàu chở vàng bạc và các đồ vật quí giá trên những con tàu của bọn cướp biển, trên những con tàu của các đội quân xâm lược và trên những con tàu chở hàng hoá đặc biệt bị tại nạn. Theo những thông tin mà tôi được biết thì chưa con tàu nào trong "lịch sử đắm tàu" chìm xuống biển mang theo một khối tài sản lớn như con tàu Vinashin của chúng ta.
Cho đến bây giờ chúng ta phải cay đắng thừa nhận rằng: chúng ta thật khó còn cơ hội để "trục vớt" toàn bộ khối tài sản ấy lên được. Đã từng có những "con tàu" nhỏ hơn Vinashin bị đắm mang theo một khối tài sản nhất định nhưng chúng ta chẳng bao giờ tìm lại được.
Nhưng ai là người chịu trách nhiệm chính về vụ đắm con tàu siêu khổng lồ Vinashin? Cho đến lúc này, chúng ta vẫn chỉ nhận được một nửa câu trả lời. Một nửa câu trả lời hay nói cách khác một nửa sự thật về vụ đắm tàu siêu khổng lồ ấy vẫn còn chìm trong "nước". Chúng ta vẫn nói: Một nửa chiếc bánh mỳ là chiếc bánh mỳ còn một nửa sự thật không phải là sự thật.
Con tàu trách nhiệm Vinashin đang bị chìm, Ảnh VietNamNet
Trả lời báo chí, ông Vũ Quang Hải (đại biểu Hưng Yên) nói: Sau khi có kết luận của Bộ Chính trị về Vinashin, tôi đã gửi chất vấn tới tổng Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ hỏi rằng tại sao có tới 11 lần thanh tra, kiểm toán vào mà tình hình Vinashin vẫn như thế? Do năng lực thanh tra, kiểm toán yếu hay có tiêu cực gì ở đây?
Kỳ này Chính phủ có báo cáo riêng gửi Quốc hội về Vinashin, tôi chờ đợi một bản báo cáo đầy đủ và trung thực nhất về tình hình Vinashin, nguyên nhân của sự đổ bể, hậu quả đến mức nào và nhất là ai phải chịu trách nhiệm chính về vụ việc này. Cần phải làm rõ trách nhiệm quản lý và trách nhiệm chính trị của Chính phủ, các bộ ngành liên quan, không thể kết luận chung chung được, phải có cá nhân nhận trách nhiệm chính về việc này.
Có thể coi là tín hiệu đáng mừng khi trong ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ đã nhận trách nhiệm về mình trong câu chuyện Vinashin:
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn"
Song, điều mà công luận mong mỏi hơn hết, là làm sao cái cơ chế quy trách nhiệm "công của tôi, tội của chúng ta" sẽ được sửa chữa một cách căn cơ. Để không còn những câu nói kiểu như: lỗi tại cơ chế...mỗi khi có chuyện.
Bởi, con tàu "Vinashin tài sản" có thể coi là mất tích vĩnh viễn, nhưng con tàu "Vinashin trách nhiệm" không thể để mất tích được. Nó phải được "trục" lên để chúng ta nhìn rõ trách nhiệm ấy thuộc về ai. Bởi nếu chúng ta không một lần dám dũng cảm để chỉ ra trách nhiệm và xử lý nghiêm minh vụ đắm tàu siêu khổng lồ này thì sự vô trách nhiệm sẽ mãi mãi bám theo chúng ta và càng ngày càng phình to. Nếu chúng ta không làm được điều ấy thì trong tương lai chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiều "con tàu" nữa chìm xuống cái "đại dương không đáy". Đó mới là nguy cơ khổng lồ đối với đất nước này.
Ôi cái đầu của những con vịt!
Báo chí đưa tin: Chưa được 10 ngày sau khi đưa vào sử dụng, Công viên Hòa Bình (Từ Liêm, Hà Nội) một công trình trọng điểm chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã trở có dấu hiệu xuống cấp.

Theo ghi nhận của Đất Việt, hầu hết đá xẻ được lát dưới nền, các bờ tường quanh công viên đã bị vỡ. Nhiều chỗ bị lốc lên từng mảng lớn chòi hết cả lớp xi măng phía dưới nền. Ở bậc lên xuống trước cổng chính của công viên, hàng chục viên đá lát đã bị bong tróc. Hàng dào bằng dây xích quanh hồ nhiều đoạn bị đứt khỏi cột, Cột đèn mất nắp để lộ những sợi dây điện ra ngoài rất nguy hiểm cho người ra vào công viên... Đặc biệt mấy ngôi nhà trên những mô đất hầu như đã bị nứt toác nền móng, các công trình phụ ở bên trở nên xiêu vẹo.


Nhiều đoạn dây xích hàng rào quanh hồ của Công viên Hòa Bình bị đứt. Ảnh Đất Việt
"Từ ngày công viên này đưa vào sử dụng chiều nào tôi cũng ra đây chơi, hóng mát cùng các cháu nhưng thấy công viên xuống cấp nhanh quá. Chỉ đi trên nền thôi mà đã thấy đá lát bung lên rồi. Không những thế, các bậc lên xuống được lát bằng đá sẻ để dư ra một đoạn chừng 5cm khi người dân đi, chạy, nhảy... hay vô tình va phải vào đó cũng sẽ làm cho đoạn đá lát dư ra bị vỡ nên hầu hết các bậc lên xuống ở công viên này đều bị sứt mẻ nham nhở cả", bà Nguyên Thị Mến, người dân gần công viên cho biết.
Chuyện các "công trình ngàn tỷ" mới làm xong đã xuống cấp như chuyện về công viên Hòa Bình nói trên chẳng hề làm cho người dân giật mình kinh hãi hay tròn mắt ngạc nhiên nữa. Người dân đã quá quen với thói làm ăn như thế này rồi.
Một con đường cao tốc vừa làm xong đã lún, một đường ngầm vừa làm xong đã rỉ nước rạt rào, một cây cầu "vĩ đại" vừa làm xong đã nứt dọc nứt ngang...Hỏi nguyên nhân vì sao thì những người chịu trách nhiệm "tung" ra đủ lý do và lý do nào cũng là tại.. mưa, tại gió cả thôi. Chưa một công trình nào như thế được một ai đó có trách nhiệm nhận lỗi về mình. Và điều làm cho người dân tròn mắt ngạc nhiên chính là việc họ không thể nào hiểu được vì sao những việc làm như thế bị người dân lên tiếng phê phán và Nhà nước nhắc nhở mà chẳng hề thay đổi một chút nào.
Hậu quả tồi tệ của các công trình nói trên có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự vô trách nhiệm. Vô trách nhiệm đã làm "thối" cái tai của những người chịu trách nhiệm, và thế là mọi phê phán, nhắc nhở, cảnh báo của dư luận và của chính Nhà nước chỉ như là nước đổ đầu vịt và thôi. Nước cứ đổ xuống đầu vịt hết ngày này, tháng nọ, năm kia mà chẳng làm cho một cái lông vịt nào thấm nước.
Nếu chúng ta cứ sống với lối sống này và làm việc với thói làm việc này thì biết bao tiền của đổ vào các công trình cho vừa. Đất nước ta mãi mãi chỉ là một công trường ngổn ngang gạch đá và mù mịt bụi bặm. Một công trường với những công trình không có ngày "khánh thành". Giống như những con đường của chúng ta cứ làm xong đến cuối con đường thì quay lại đào bới sửa chữa đầu con đường. Cái vòng tròn ấy như những vòng trong ma quỷ không bao giờ chấm dứt. Nghĩa là, chúng ta đang trong nguy cơ rơi vào cái vòng luẩn quẩn mà chưa tìm thấy đường ra.
Ôi những con vịt, biết đến bao giờ cái đầu của các người mới thấm "nước" đây ???
Chiếc xe khách gặp nạn đang được vớt lên, Ảnh VietNamNet
Thư gửi những linh hồn đau khổ:
Hỡi linh hồn khổ đau của những người đã chết trên chuyến xe bất hạnh.
Nước lũ đã rút đi một chút trên dòng sông Lam, nhưng cơn lũ của đau thương đang dâng ngập trên xứ sở này. Bao nhiêu niềm vui mà chúng tôi dành dụm trong những ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long giờ như tan biến tất cả. Kể từ khi nghe tin chiếc xe khách bị dòng lũ cuốn xuống sông Lam, hàng triệu người Việt Nam đã hướng về dòng sông ấy. Có biết bao người không cầm được nước mắt. Trong dòng nước lạnh và chảy xiết kia, những người đàn ông, đàn bà, những cô gái và những đứa trẻ bất hạnh đang ở đâu. Tất cả những người Việt Nam có lương tâm đều thấy mình có lỗi. Hỡi các linh hồn đau khổ, xin hãy tha tội cho những người đang sống.
Những con người ấy đang trên đường trở về ngôi nhà của mình. Nhưng họ đã không về được nhà mình nữa. Trong những ngày này và mãi mãi về sau trên dòng sông ấy, đêm đêm trong mưa gió buồn bã, chúng tôi còn nghe mãi lời kêu cứu sặc nước của các linh hồn. Có những người trong chúng tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi khi nghĩ rằng trong một ngày nào đó, chúng tôi phải đi qua khúc sông ấy và chúng tôi không chịu được nỗi buồn đau và ân hận. Chúng tôi sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi của các linh hồn: "Các người hãy trả lời đi, vì sao chúng tôi phải chết như thế? Vì sao các người không chặn chiếc xe ấy lại? Vì sao người lái xe cứ lao thẳng chiếc xe đưa chúng tôi vào cái chết?"
Nước sông Lam có bao giờ buốt lạnh như những ngày này không? Gió đôi bờ sông Lam có bao giờ gào thét bi thương như những ngày này không? Trong tâm trí đau buồn của biết bao người đang sống, những đứa trẻ vẫn lang thang dọc đôi bờ sông tìm mẹ. Chúng không bao giờ lớn lên được nữa. Chúng bỏ lại những đồ chơi rẻ tiền mà ông bà, cha mẹ, chú bác đã giành dụm tiền mua tặng chúng trong mùa Trung thu vừa qua. Những người đàn ông, đàn bà chết oan uổng vẫn ngơ ngác với câu hỏi "Vì sao chúng tôi phải chết?". Họ lang thang dọc hai bờ sông Lam. Họ mãi mãi không bao giờ về tới nhà mình. Và những người sống chúng ta mãi mãi không bao giờ được tha thứ.
Đưa xác nạn nhân ra khỏi ô tô gặp nạn, Ảnh VietNamNet
Trong những ngày này, chúng ta lại nghe tin những hành khách trên một chuyến bay của Vietnam Airline đi Pháp bị thương. Rất nhiều người đặt câu hỏi: vì sao chuyến bay đó không quay lại Việt Nam hay tìm cách hạ cánh xuống một sân bay nào đó để cứu chữa những hành khách bị thương và để trấn an tinh thần họ hay để kiểm tra lại những gì cần thiết cho chặng bay tiếp theo rất dài. Cũng như những người làm nhiệm vụ trên tuyến đường có chuyến xe khách bất hạnh đi qua và cả người lái xe nữa sao không dừng lại. Sao người ta lại có thể để một chuyến xe chở hàng chục mạng người đi vào nơi mà cái chết đang rình rập họ?
Chúng ta đang thờ ơ với mạng sống con người. Chúng ta đang nghĩ đến lợi ích vật chất hơn mạng sống của những hành khách trên chuyến xe kia và trên chuyến bay kia. Chúng ta đang đầu độc những dòng sông,đang đầu độc những nguồn nước, đang đầu độc thực phẩm...Bởi thế chúng ta có những làng ung thư. Tất cả những gì chúng ta đang làm giống như những trò độc ác của ma quỷ là vì những đồng tiền. Chúng ta còn bao nhiêu phần trăm nhân tính trong trái tim mình?
Cho dù chúng ta đã làm lễ cầu siêu bên bờ sông Lam, những tôi biết linh hồn của những người chết oan uổng vẫn không thể ra đi. Họ vẫn đứng trong gió và nước lạnh bên bờ sông nhìn chúng ta và hỏi: " Vì sao chúng tôi phải chết như thế này?" Những linh hồn chỉ thực sự siêu thoát khi hàng ngày trong từng hành động, những người còn sống phải làm với lương tâm và tình thương yêu con người thực sự. Nếu chúng ta thực sự thương yêu đồng loại mình, chúng ta sẽ luôn luôn dõi theo họ và bảo vệ họ. Nhưng chúng ta đã bỏ mặc họ. Chúng ta xây đủ loại công trình để kinh doanh lấy tiền và lấy thành tích, nhưng chúng có bao giờ tỉnh giấc trong đêm nghĩ đến những công trình cho những đứa trẻ và những người già chưa? Một rạp chiếu phim giành cho trẻ con được xây lên nhưng chúng ta chẳng nghĩ được phải làm gì cho những đứa trẻ trong cái rạp chiếu phim ấy.
Chúng ta bày ra các loại trường không phải để làm ra những thế giới kỳ diệu cho những đứa trẻ mà để "ra giá cao" đối với cha mẹ chúng. Chúng ta lợi dụng những đứa trẻ một cách gián tiếp để kiếm tiền. Chúng ta thờ ơ với những hệ thống dây điện để dòng điện giết chết những đứa trẻ. Chúng ta để cả những máy ATM hở điện như những cái bẫy của thần chết đợi con người. Chúng ta không thể biện minh cho trái tim vô cảm, lối sống ích kỷ và ác độc của chúng ta. Chúng ta thực sự chưa vì con người.
Những ngày này nơi tôi đang ở mùa thu thật đẹp. Nhưng mùa thu ấy đã chết khi chiếc xe chìm xuống dòng sông buốt lạnh và vang lên lời kêu cứu thảm thiết của những con người bất hạnh. Có bao nhiêu người trong đêm nay nghe được tiếng kêu đau khổ ấy?
Hỡi những linh hồn khổ đau,
Chúng tôi cầu xin sự tha thứ. Nhưng xin đừng tha thứ cho chúng tôi. Hãy để trái tim chúng tôi phải đau đớn. Hãy để tiếng kêu thảm thiết trong nước xiết đêm đêm dội vào những căn nhà của chúng tôi. Hãy trở về đêm đêm và đứng trước cửa nhà chúng tôi và đặt vào những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi của chúng tôi câu hỏi về tình yêu thương và trách nhiệm với con người. Hãy làm cho chúng tôi không được ngủ ngon bởi sự vô cảm và vô trách nhiệm. Mọi tai nạn có thể xẩy ra trên mặt đất này, nhưng nếu chúng ta đã thực sự vì con người thì dù có chuyện gì bất hạnh xẩy ra với con người, chúng ta vẫn còn một chốn nhỏ trong trái tim mình để tự an ủi rằng: chúng ta đã làm hết trách nhiệm và với tình yêu thương chân thành giành cho con người.
Hỡi những linh hồn đau khổ,
Chúng tôi, những người có lương tâm đang sống xin cúi đầu nhận tội.
----------
- Bộ trưởng Giáo dục viết blog đi chơi ở Mỹ (VNN). - ĐÓNG GÓP CHO DỰ THẢO QUY CHẾ THI VÀ TUYỂN SINH NĂM 2011: Bộ GD-ĐT không thể là hiệu trưởng tất cả ĐH (PLTP)-Tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng năm 2010Báo Phú Yên
- Bài toán thuê giảng viên (KT&ĐT).-- Giáo dục Hà Tĩnh lâm nguy sau lũ (Tầm nhìn).-- Khen thưởng ‘rơi” nhiều vào cán bộ quản lý (VNN)
- Những “tù mù” trong xét duyệt tài trợ nghiên cứu của Trung Quốc (Tia sáng)
Suy nghĩ của 9X cho thấy những trăn trở và cả mâu thuẫn trong việc tìm kiếm con đường đi của Việt Nam . 9X à, hiện nay việc học không phải là học kiến thức mà học con đường đi. Việt Nam còn chưa hiểu có định hướng XHCN nó dẫn tới đâu thì dạy học sinh đi tới đâu ... nhồi nhét kiến thức chỉ làm học sinh bội thực, nhưng dạy các em nhìn xa với một cái la bàn thì lại vướng cái tự do ... thông tin/báo chí ...Khổ vậy!
Suy nghĩ của một 9X về việc học hiện nay

- Theo PLXH
Tôi chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối phó với các kì thi.
Học để làm gì? Nhiều lúc ngồi mà ngẫm câu hỏi đó thấy thật buồn. Tôi là một người ở thế hệ 9x, cái thế hệ mà nhiều người bảo là quan trọng đối với tương lai của đất nước.
Chúng tôi là những người đầu tiên trải qua chương trình cải cách của Bộ GDĐT. Việc học của tôi ở mức khá giỏi nhưng từ khi bắt đầu lên lớp 12, mọi chuyện trở nên khác đi. Trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện một suy nghĩ, tôi tự hỏi: “Học để làm gì? Phải chăng để trở thành một nhà bác học? Hay là học theo đúng nghĩa của nó là để hiểu, để biết và quan trọng nhất là để sống?”.
Ở trường, thầy cô bảo phải học, học và phải... học hết sức để mà thi rồi lấy cái bằng ĐH ra trường là ổn. Về nhà, bố mẹ bảo phải cố gắng học, học… thật nhiều vào để đạt điểm cao trong các kì thi và đặc biệt là kì thi ĐH. Tôi cảm thấy thật sự chán nản, không phải vì tôi không thể học giỏi nhưng đơn giản là vì tôi không thích “học để thành một bác học”.
Tôi chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối phó với các kì thi. Có bao giờ các bạn tự hỏi những mớ kiến thức mà các bạn học ở trường nào là toán, lý, hóa, những tính toán thật sự cao cấp sẽ được xài bao nhiêu % vào cuộc đời bạn? Tôi không nói không cần phải học những thứ đó. Ừ thì vẫn học nhưng có cần đặt nặng quá không? Hay là chỉ cần học để hiểu biết thêm, còn ai đam mê muốn chuyên sâu hơn thì có thể đào tạo nâng cao cho họ.
Học là phải có đam mê, ai đam mê và yêu thích ngành gì thì đào tạo chuyên sâu về ngành đó, có nhất thiết phải ôm đồm đủ loại kiến thức như thế không? Tôi lấy một ví dụ, tôi thích học công nghệ thông tin, thế thì môn tôi cần đào tạo chuyên sâu là toán và tin. Thế nhưng, ngay từ những năm phổ thông, để đeo đuổi cái giấc mơ của mình tôi phải học nào là Lý, Hóa nặng nề và đặt nặng thi cử các môn này. Tôi tự hỏi sau này ra đời tôi làm gì với cái mớ kiến thức Hóa, Lý mà tôi buộc phải học thật nặng nề đấy? Hay là để nó phai theo thời gian và chỉ còn nhớ đến những điều cơ bản nhất.
Tôi đảm bảo hơn 2/3 các doanh nhân, bác sĩ,… hiện nay nếu bạn hỏi họ về những kiến thức từng học, họ nhớ được bao nhiêu? Xin thưa không nhớ gì cả, nhưng khi bạn hỏi về chuyên môn họ sẽ đáp răm rắp. Đơn giản là vì đối với họ, những gì đã học qua rồi cũng sẽ quên, cái gì gắn liền với cuộc sống hàng ngày với họ thì mới nhớ mãi được. Tương tự, tôi có một vài người bạn học ĐH, nếu như tôi đến và hỏi họ về các kiến thức phổ thông, họ cũng chẳng nhớ được quá 50% (trừ trường hợp làm gia sư) mặc dù mới học đây.
Thế tôi tự hỏi có phải ngay từ đầu nên giáo dục định hướng trước hay là ôm đồm quá nhiều khiến mọi thứ trở nên quá nặng nề? Tôi hiểu các bác, các chú đi trước đều muốn chúng tôi có thể đuổi kịp thế giới nên cái gì cũng ôm đồm cho lớp trẻ chúng tôi, nhưng nếu cứ thế này, tôi thấy chỉ thụt lùi mà thôi. Các anh chị đi trước mà tôi biết đã tốt nghiệp ĐH, khi ra trường họ rất vất vả vì những gì họ được học ở trường khác quá xa thực tế mặc dù có thể họ học rất giỏi. Thế giới thì ngày một thay đổi còn những gì họ học thì mãi chỉ nằm trên trang sách mà thôi.
Tôi không nói là không học mà tôi muốn nói ở đây là sẽ học để hiểu, để biết và để sống chứ có cần đặt quá nặng nề như hình thức thi cử tất cả các môn đã học như hiện nay không?
Những bạn bảo tôi là cứ học hết đi! Thế tôi hỏi bạn sẽ nhớ được bao nhiêu thứ mà bạn buộc phải nhét vào đầu khi đi thi để vận dụng lại khi mà bạn không làm nghề liên qua đến nó.
Hãy thử đi hỏi những người thành công và giàu có trên thế giới này xem cái gì khiến họ thành công như vậy, phải chăng là học tập ở trường? Thưa không, kinh nghiệm trường đời đã dạy họ những gì mà trường học không dạy. Đó mới là cốt yếu, tôi luôn có một ao ước là hãy dạy chúng tôi những gì cần thiết hơn để đối mặt với thực tế kia.
Tôi nghe một người thầy đã từng trải của tôi nói rằng, ngày xưa khi thầy gặp một người bạn và nói là học ĐH. Người đó nói với thầy rằng: "Học ĐH à? Học ĐH cũng chỉ để làm mướn mà thôi". Tôi nghe mà cảm thấy xấu hổ. Chúng ta ngày nay học quá nhiều nhưng một sự thật phũ phàng là ta chẳng bằng ai.
Nhiều người bảo là phải học thật giỏi thì mới có nhiều tiền. Tôi thì nghĩ khác. Anh "học" giỏi không có nghĩa là anh có tài năng, tôi "học" không giỏi (chứ không phải là học dở) nhưng tôi là người có tài năng. Vì tài năng là cái có thể phát huy ra cuộc sống, còn anh chỉ học giỏi lý thuyết thôi.
Và chính vì những kẻ luôn cho rằng mình hiểu được câu hỏi học để làm gì nên có những môn học chỉ có 1 tiết và đọc chép bài. Ô hay chúng ta đang dạy một thế hệ của đất nước bằng cách đọc chép đấy!
Khi chia sẻ những điều này, tôi đang mong chờ một cuộc nói chuyện thật thẳng thắn về cái vấn đề của cả thế hệ chúng tôi

Tổng số lượt xem trang