Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

CÂU CHUYỆN TAMIFLU VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH XÃ HỘI: Vụ mua thuốc Tamiflu: Thủ tướng kết luận không cần chuyển CQĐT

--Thu hồi hoạt chất từ gần 10 triệu viên Tamiflu hết đát là không khả thi (Dantri)-
Mới đây, Bộ Y tế đã đưa ra đề xuất sẽ tiêu hủy gần 10 triệu viên Tamiflu (thuốc chống cúm) có hạn dùng đến tháng 2 và tháng 3/2009 bởi việc thu hồi hoạt chất từ các viên thuốc này không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
>> Yêu cầu Bộ Y tế kiểm điểm việc mua thuốc trị cúm A
Bộ Y tế cho biết, đối với gần 10 triệu viên Tamiflu sản xuất đợt 1 có hạn dùng đến tháng 2 và 3/2009 đã được bảo quản thêm 2 năm kể từ ngày hết hạn dùng theo khuyến cáo của Cơ quan dược phẩm Châu Âu, Bộ Y tế đề nghị được hủy toàn bộ số thuốc này.


Về khả năng thu hồi hoạt chất từ thuốc đã hết hạn, theo thông báo của nhà sản xuất nguyên liệu, hiệu suất thu hồi là 30% và độ tinh khiết của nguyên liệu tái chế sẽ không bảo đảm tính an toàn khi sử dụng cho người. Như vậy, xét về khía cạnh khoa học và kinh tế, việc nghiên cứu thu hồi hoạt chất Oseltamivir phosphate từ thuốc thành phẩm đã hết hạn sử dụng là không khả thi và không có hiệu quả về mặt kinh tế. Vì thế, Bộ Y tế đã quyết định không tái chế số thuốc đã hết hạn sử dụng.

Còn về số tiền 165.545.030 đồng cấp cho 4 doanh nghiệp tham gia sản xuất thuốc Oseltamivir để thử tương đương sinh học, Bộ Y tế cho biết, 4 công ty trên đã chuyển số tiền trên về Bộ Y tế.

Theo Lao Động
- Vụ mua thuốc Tamiflu: Thủ tướng kết luận không cần chuyển CQĐT (PL)-
(PL)- Trả lời báo chí ngày 15-11, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ về vụ mua thuốc Tamiflu phòng chống H5N1.
Theo đó, yêu cầu Bộ Y tế kiểm điểm trách nhiệm, xử lý những cá nhân, tập thể có khuyết điểm, sai phạm. Đồng thời tìm phương án xử lý hơn 10 triệu viên thuốc Tamiflu đã hết hạn dùng.
Trong kết luận của mình, Thanh tra Chính phủ còn yêu cầu ba doanh nghiệp tham gia dự án mua thuốc phòng dịch cúm là Stada, Imexpharm, Pymepharco nộp lại 2,8 triệu USD số tiền đối tác trả lại để chờ xử lý. Đồng thời kiến nghị chuyển cơ quan điều tra làm rõ giá mua nguyên liệu của các công ty này, cũng như khoản tiền hơn 3,8 triệu USD còn giữ lại tại Công ty CP Dược phẩm Cửu Long. Tuy nhiên, ông Truyền cho biết Thủ tướng cho rằng hai kiến nghị trên là không cần thiết vì số tiền còn giữ lại ở các công ty đều được công khai. Thủ tướng giao Bộ Tài chính kiểm tra, làm rõ, xử lý số tiền này.


- Vụ Tamiflu: Chờ chỉ đạo của Thủ tướng (VNN). “Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã được Thủ tướng xem xét nhưng hiện vẫn chưa có chỉ đạo. Sau khi Thủ tướng có ý kiến, Thanh tra Chính phủ sẽ thông báo rộng rãi. Câu chuyện Tamiflu thế nào phải chờ chỉ đạo của Thủ tướng”.
-----

Thanh tra 'bắt lỗi' Bộ Y tế trong quản lý, dự trữ thuốcVNExpress--Bộ Y tế chi vượt 27 tỷ đồng trong quản lý thuốc (Bee)-Sai phạm được Thanh tra chỉ ra là việc kiểm soát dự trữ, lưu thông thuốc theo quyết định 110 của Thủ tướng còn chậm trễ so với tiến độ.--Vụ Tamiflu: Chờ chỉ đạo của Thủ tướng (VietNamNet)- Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm trong kế hoạch mua thuốc Tamiflu hoàn toàn có cơ sở. Nhưng vụ việc còn chờ Thủ tướng chỉ đạo.
Vụ Tamiflu: Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế phải giải trình -Bộ Y tế chưa đưa ra ý kiến chính thức về vụ này và cho rằng, những ý kiến của ông Nguyễn Huy Quang chỉ là ý kiến cá nhân.-Những uẩn khúc trong vụ bê bối thuốc trị cúm Tamiflu-Việt Nam mua thuốc trị cúm Tamiflu vượt quá nhu cầu với giá cao, nhưng các công ty dược phẩm được giao trữ thuốc còn mua vào với giá đắt hơn.
CÂU CHUYỆN TAMIFLU VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH XÃ HỘI BS Hồ Hải

Chuyện cúm là chuyện cả thế giới bị lừa. Lừa đảo ở đây phải chia làm 2 lọai: Lọai tự lừa mình vì lợi nhuận ăn chia và lọai bị lừa vì thiếu hiểu biết. Tháng 7/2009, tôi có bài viết Đại dịch cúm hay sự thổi phồng trên blog của mình, khi cả thế giới đảo điên, trong đó có Việt Nam, rồi sau đó báo đăng một cái tít cũng ầm ĩ: Một bác sĩ Việt Nam đã cảnh báo hiện tượng thổi phồng đại dịch, ở trời Tây có ông mắt xanh mũi lo la làng, nên lọat 4 bài Conspiracy Theory III ra đời để đáp ứng kiến thức cho cộng đồng về cúm. Gần tháng nay ở Việt Nam câu chuyện bị lừa về cúm lại trỗi dậy như một nhát dao cắt vào hệ thống quản lý y tế đã đến hồi rụiu rã, cần được đại phẫu một lần thật đau để mới có hy vọng tốt cho người dân nghèo, và cho ngành y tế Việt Nam, những vấn đề tồn đọng mà tôi đã có một lọat 6 bài viết trong năm ngóai: Ngành y tế Việt Nam cần thay đổi gì?
Vấn đề còn lại ở đây là ngành y tế Việt Nam bị lừa lọai nào? Dù Việt Nam khốn khó vì chiến tranh và bị cấm vận đến 20 năm chiến tranh, nhưng tôi vẫn tin rằng giới y học Việt Nam luôn đủ khả năng và trình độ để cập nhật kiến thức hiện đại nhất trong mọi hòan cảnh. Khác với các ngành khác, dân y luôn là dân tinh túy của giới hàn lâm với câu tục ngữ muôn đời: "Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa". Nên dân y, trong những ngày đốt sách sau 30/4/1975 là dân lội đi mlùng sách ở chợ trời Ký Con, một thời nỗi danh. Cho nên, tôi tin rằng trong nước Việt, không thiếu những người làm y với kiến thức bài bản dư sức hiểu, chứ không phải chỉ riêng tôi rằng, đại dịch cúm 2005 H1N1 và 2009 với H5N1 là những cú lừa của các hãng thuốc lớn kiếm lợi nhuận với nhiều lý do, mà chỉ họ mới hiểu được.
Thế thì tại sao lại có chuyện mua dư đến 500 tỷ tiền Tamiflu và đến hôm nay phải đốt để tiêu hủy đến 280 tỷ đồng Tamiflu hết hạn? Lỗi do đâu? Nguyên nhân nào? Có lẽ những điều ấy tôi đã nói hết trong lọat sáu bài Y tế Việt cần thay đổi gì? Gồm phần I: Quan niệm, phần 2: mục tiêu, phần 3: quản lý, phần 4: bảo hiểm, phần 5: đào tạo và phần 6: đãi ngộ, mà không cần nhắc lại.
Nhưng cái quan trọng nhất là chúng ta đã trao sự độc quyền như là một sự tự nhiên đến các cơ quan công quyền, chính nó là nguyên nhân vận hành cho các ngành trong xã hội không đi đúng qui luật tiến hóa xã hội theo nghĩa khoa học triết học, nên bây giờ mà chạm vào đâu là nơi đó y như rằng có chuyện động trời.
Đại hội đảng tòan quốc sắp đến rồi, nhưng bây giờ người ta vẫn còn không sửa hiến pháp trong năm nay. Thiết nghĩ, một đất nước muốn hùng cường và dân muốn giàu có thì hiến pháp là điều tiên quyết, vì hiến pháp là cái sườn để làm cương lĩnh và đường đi của dân tộc trong mọi tình huống. Nhưng đọc dự thảo báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương đảng năm nay vẫn không có gì thay đổi so với lần trước. Vẫn tù mù về các khái niệm, vẫn mò mẫm con đường đi, vẫn sao y bản chính và sửa đổi không gian thời gian cũ và mới. Nói chung vẫn không có gì.
Muốn thay đổi thực sự cần có một lý luận thực sự khoa học triết học trong tư duy và hành động. Nhưng tư duy và hành động về mặt lý luận không thực sự có lý luận triết học thì làm sao có thể có cương lĩnh đúng cho nhiệm kỳ và tầm nhìn nhiều thập niên sắp tới? Thế thì hy vọng gì tương lai cho Việt Nam trong sau kỳ đại hội đảng sắp tới? Những câu hỏi này xin dành cho các nhà lý luận và các ủy viên trung ương đảng suy nghĩ và tìm câu trả lời.
Asia Clinic, 12h00' ngày thứ Hai, 20/9/2010
Vụ BV Cần Thơ dùng thuốc giả: Khó rút giấy phép thuốc? (19/09/2010) Giấy phép thì do Bộ Y tế cấp, Sở không thu hồi được, mà tước chứng chỉ thì hàng trăm nhân viên phải nghỉ việc....
Vụ tamiflu: Chẳng nhẽ "đau đẻ chờ sáng trăng"? Tuan Viet Nam
Vụ bê bối lớn nhất ngành y tế đang hâm nóng nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau: Bộ y tế "bắt tay" với doanh nghiệp?, hay cả hai bên đều vì quyền lợi người dân?... Hàng loạt độc giả đã gửi chia sẻ về Tuần Việt Nam. Liệu có chuyện "đi đêm", "cửa sau" , "lách luật"?Qua vụ bê bối "đình đám" này, nhiều độc giả đặt vấn đề liệu có sự "đi đêm", "cửa sau" giữa các bên liên quan không. Theo quan sát của một số độc giả thì ở đây có hiện tượng "đấu thầu chào hàng cạnh tranh không công khai minh bạch", "Các doanh nghiệp và Bộ, Sở Y Tế, các Bệnh Viện bắt tay nhau để cùng hưởng lợi", "ăn chia tiền hoa hồng mua thuốc giữa 3 bên: Bộ Y tế, 4 công ty dược được chỉ định mua nguyên liệu sản xuất thuốc Tamiflu và các công ty dược Ấn Độ".
Và đây không phải trường hợp cá biệt mà "đã trở thành căn bệnh trầm kha, nằm trong một hệ thống dây chuyền từ các công ty dược, các nhà cung cấp nguyên liệu, các bác sĩ kê đơn điều trị cho đến các cấp quản lý nhà nước về dược, y tế." (...jenifer@gmail.com)
Chính vì nguyên nhân này mà gây ra tình trạng "nhiều sản phẩm y tế sản xuất trong nước mới phải sống dở chết dở vì không thể chi hoa hồng mạnh tay như các công ty nước ngoài."
Trong việc các nhà sản xuất Việt Nam đã nhập khẩu vòng qua Stada IE HK, độc giả Dương Xuân An chỉ ra lý do là vì "Stada IE HK là công ty mẹ của Stada Việt Nam, do vậy các công ty dược Việt Nam mới yên tâm nâng giá nhập khẩu lên để rồi nhận lại tiền chênh lên từ nước ngoài chuyển về, đây chính là sự chuyển giá nhập khẩu để nâng giá đầu vào từ nước ngoài... Và một mối liên quan nữa ở đây Công ty Stada Việt Nam lại là cổ đông lớn của Công ty dược Phú Yên, tuy 2 là một."
Về khoản tiền số tiền 986.000 USD mà bà Trần Thị Đào giải thích là thuộc hợp đồng chuyển giao kỹ thuật, và bồi thường hao hụt trong sản xuất, độc giả cũng đặt câu hỏi về các kẽ hở trong lập luận này. Bạn Đào Quốc Thuận đặt vấn đề: "Khoản bù lỗ do hao hụt nguyên liệu là do bên bán và mua thỏa thuận với nhau, nếu hai bên thỏa thuận khai vống tỷ lệ hao hụt lên cao hơn thực tế để chuyển hoa hồng cho bên mua thì tính sao đây?"
Qua vụ bê bối "đình đám" này, nhiều độc giả đặt vấn đề liệu có sự "đi đêm", "cửa sau" giữa các bên liên quan không?
Ngoài ra: "Hợp đồng không có điều khoản nào ghi cụ thể việc bồi thường trọng lượng hàng hóa, và việc phía Việt Nam (cụ thể là công ty của bà Đào) sẽ chịu trách nhiệm thế nào về việc thiếu trọng lượng của thuốc, công ty của bà có thể sản xuất ra được và đủ khối lượng thiếu mà bên bán đã xuất cho công ty của bà không... Nếu thuốc không đủ hàm lượng thì bệnh tật sẽ chữa trị thế nào?" (Nguyễn Minh Tuấn).Từ đó có độc giả kết luận: Rõ ràng đây là một trong những thủ thuật "lách luật" mà công ty Dược IMEXPHARM nghĩ ra, hay nói cách khác thông đồng với nhà sản xuất dược phẩm của Ấn Độ để hợp thức hóa thương vụ "không vì lợi nhuận" này với mục đích duy nhất là lợi nhuận! (Lê Vĩnh Thịnh).
Dựa trên 2 căn cứ chính, bạn đọc này cũng chỉ rõ đây là "thủ thuật sáng tạo" nhằm che mắt cơ quan chức năng, dư luận về khoản lợi nhuận kếch xù từ vụ làm ăn quá béo bở này. Thứ nhất là tại sao "anh vừa được nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất Tamiflu, anh vừa được bên chuyển giao trả tiền cho anh nữa!!!". Và thứ hai: "Việc hao hụt nguyên liệu trong sản xuất, nếu cần bồi thường thì nhà sản xuất chỉ việc giao thêm một tỷ lệ phần trăm nguyên liệu để bù vào phần nguyên liệu mua chính thức bị hao hụt là được rồi. Chứ tại sao lại trả tiền bồi thường cho việc hao hụt nguyên liệu này được."
Không lẽ "Đau đẻ chờ sáng trăng"?
Ngược lại với "trào lưu" hoài nghi nói trên, không ít bạn đọc lại "xin chia buồn" và "bức xúc cho Bộ Y tế và các Công ty tham gia trong vụ sản xuất thuốc Tamiflu này." Vì cho rằng cần đặt sự việc này vào thời điểm "nước sôi lửa bỏng" năm 2006.
Khi đó "dịch cúm H5N1 đang rất phức tạp, rất nguy hiểm và phạm vi lại xảy ra trên toàn cầu", "cả nước lo, quốc tế cũng sợ", "các nước trên toàn thế giới đều có nhu cầu rất cao về loại vắcxin này và các nước đều mua dự trữ với số lượng rất lớn theo khuyến cáo của WHO." (Hồng Trung)
"Trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới dự báo có thể xảy ra đại dịch cúm, liệu bất cứ ai đứng đầu ngành y tế có dám quyết định không chủ động phòng chống đại dịch không?" (Phan Vũ Diễm Hằng)
Các độc giả đặt giả thiết: "Dịch thì sẽ còn khả năng xảy ra, lúc đó ai cũng chờ đủ thủ tục mới mua thuốc thì những cái chết do thiếu thuốc ai chịu trách nhiệm?", "Thử hỏi nếu dịch xảy ra thật thì nếu đã có chủ động thuốc phòng chống tốt hơn (tuy có thể có giá đắt hơn một chút) hay là "đau đẻ chờ sáng trăng"?"
Khi đó ngay cả Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng dự báo có thể xảy ra đại dịch cúm
"Do đó có thể hiểu, nguồn nguyên liệu hay nguồn thuốc chống cúm là vô cùng cần thiết và có giá thay đổi (chủ yếu là tăng) tại thời điểm đó. Vì vậy làm sao mà đòi hỏi chốt được giá mua. Làm sao mà có thể an lòng ngồi chờ giá thuốc giảm trong khi dịch đang sầm sập đe dọa. Đừng mang tính mạng của toàn dân ra để so sánh với tiền bạc." (Quang Vinh)Như vậy, Bộ y tế ở đây chỉ có "phần lỗi nho nhỏ thôi, đó là: chưa quy định giá thuốc trước khi giao sản xuất. Nhưng ở thời điểm nước sôi lửa bỏng đó cũng có thể bỏ qua vấn đề đó được. Tôi chỉ giả sử năm 2006 có khoảng gần 3 triệu người nhiễm H5N1 thì Bộ y tế được hoan nghênh và tán thưởng lớn đấy. Nhưng nếu có trên 4 triệu người bị H5N1 thì bộ Y tế lại phải giải trình, lại phải này nọ" (...qnc@yahoo.com.vn).
Có độc giả kết luận "người được hưởng lợi" nhiều nhất trong vụ thuốc Tamiflu chính là... người dân. Lý do là: "Nghe có vẻ phi lý, nhưng ở đây là cái sự yên lòng dân. Mà yên lòng dân có những việc huy động cả hệ thống chính trị hùng hậu mà vẫn không làm được. Khi WHO cảnh báo đại dịch H5N1, mà sau đó 1 thời gian Bộ Y tế thay mặt chính phủ tuyên bố đã dự trữ được đủ lượng Tamiflu cần thiết thì yên lòng dân quá đi chứ". (hb_coltd07@...)
Cùng xuất phát từ quan điểm tương tự như trên, bạn hongtrung2007@... kiến nghị: "Thanh tra chính phủ nên có tinh thần cầu thị và đặt trong hoàn cảnh diễn biến của thực tế để đánh giá đúng bản chất của sự việc. Khi có nhận thức đúng ta mới có đánh giá khách quan và làm cho các bên tâm phục khẩu phục trong việc nhận ra các sai trái của mình để các doanh nghiệp hoàn thiện về công tác ký kết hợp đồng, tham gia nhiệt tình sản xuất những vắcxin trong thời điểm đại dịch bùng phát."
Muốn "phán", phải hiểu chuyên môn
Một số độc giả bày tỏ quan điểm là đối với những sự việc phức tạp như thế này, dư luận nói chung và báo chí nói riêng cần hiểu rõ chuyên môn để đưa ra quan điểm chính xác. Trong số các ý kiến này, chúng tôi xin trích dẫn một phần nhận định từ bạn đọc "tự giới thiệu là một dược sĩ, đã và đang công tác trong ngành sản xuất dược phẩm gần 10 năm" để độc giả cùng tham khảo, thảo luận:
- Phải am hiểu về các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có việc dùng thuốc, mới hiểu rằng dùng thuốc chỉ là một trong những biện pháp cần thiết. Giả sử những ngày đó đại dịch xảy ra, chúng ta áp dụng tốt các biện pháp dịch tễ như cách ly bệnh nhân, đóng cửa biên giới, trường học, cơ quan, vệ sinh khử trùng tốt... thì số thuốc dự trữ đó chưa chắc dùng hết, rồi tương lai cũng phải hủy thôi.
- Phải am hiểu về sản xuất dược phẩm, có liên quan đến các tập đoàn nước ngoài, mới hiểu được Bộ y tế đã không đặt cả tính mệnh của biết bao con người vào tay một tập đoàn nước ngoài là hoàn toàn sáng suốt. Đến tháng 08/2006, tập đoàn Roche mới cam kết bán nguyên liệu cho chúng ta, nhưng với một điều kiện: Roche đánh giá, thanh tra các nhà máy sản xuất Việt nam. Nếu được chấp thuận, Roche mới bán nguyên liệu và hỗ trợ sản xuất. Lấy gì đảm bảo Roche sẽ phê chuẩn điều kiện sản xuất của ngành dược Việt Nam, hay sẽ xuất hiện rào cản kỹ thuật? Chúng ta nên hiểu rằng Roche chỉ muốn bán thành phẩm thôi.
Lấy gì đảm bảo Roche sẽ phê chuẩn điều kiện sản xuất của ngành dược Việt Nam?
- Phải am hiểu về sản lượng, chất lượng dược phẩm, mới hiểu được những vấn đề các giám đốc công ty đã giải thích. Ds Trần Thị Đào cũng như các giám đốc 02 đề cập đến hao hụt sản lượng chứ không phải thiếu hụt chất lượng. Có nhiều nguyên nhân gây hao hụt sản lượng, chẳng hạn như:+ Nhà sản xuất đóng vào thùng nguyên liệu ở giới hạn sai số thiếu được phép;
+ Lấy mẫu kiểm nghiệm nguyên liệu, trường hợp này theo tôi hiểu, các công ty Việt Nam, các cơ quan chức năng của Bộ y tế đều lấy mẫu đánh giá chất lượng nguyên liệu;
+ Nguyên liệu còn dính lại trong thùng khi sản xuất không thể vét hết được.
Theo tôi hiểu, các doanh nghiệp vì phải đảm bảo chất lượng viên thuốc (khối lượng thuốc trong từng viên, hàm lượng hoạt chất oseltamivir trong viên... và nhiều chỉ tiêu chất lượng khác phải đảm bảo), nên sản lượng mới hụt như vậy. Với những nguyên liệu có giá trị đắt, các nhà sản xuất nguyên liệu luôn luôn tính đến chuyện bù thiệt hại này cho khách hàng.
- Và phải am hiểu chuyên môn mới biết và bàn luận về hạn dùng nguyên liệu, thành phẩm. Lần đầu tiên tôi nghe một nguyên liệu có hạn dùng 10 năm (nguyên liệu oseltamivir của Roche). Cho dù có dùng nguyên liệu của bất cứ hãng nào, khi sản xuất thuốc Oseltamivir lần đầu tiên tại Việt nam, cũng chỉ được công bố hạn dùng 02 năm, vì chúng ta vừa sản xuất vừa theo dõi hạn dùng. Nếu dùng nguyên liệu của Roche, hạn dùng thuốc cũng công bố vậy thôi. Đó là quy định của các quy chế dược hiện hành. Các số liệu theo dõi độ ổn định sẽ được cập nhật, Cục Quản lý Dược của Bộ y tế có trách nhiệm kéo dài hạn dùng các lô thuốc còn đang dự trữ."
Tamiflu hết hạn: Nếu tái chế mất 23 triệu đồng/kg, trong khi...

18/09/2010 09:49:41- Trong khi Bộ Y tế vẫn còn đau đầu với việc có nên tiêu hủy lô thuốc Tamiflu trị giá 280 tỷ đồng hết hạn hay không, một nhà khoa học từng là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu "Tái chế Tamiflu đã hết hạn sử dụng để thu hồi hoạt chất Oseltamivir Phosphate" đã gửi đến chúng tôi những tâm sự rất tâm huyết.1kg hoạt chất thu được từ tái chế mất 23 triệu đồng, trong khi mua nguyên liệu mới là 18.000USD/kg nguyên liệu mới.
Ông là PGS.TS Nguyễn Văn Hùng (chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Hóa - Sinh Biển, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, kiêm phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học & Công nghệ Hà Nội, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển thuốc).
TIN LIÊN QUAN
Cuối năm 2005, khi dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng nổ trên phạm vi toàn thế giới, trong đó Việt Nam được WHO cảnh báo là nước có số người mắc và tử vong cao hơn cả, xã hội đòi hỏi sự nỗ lực của của tất cả các cơ quan chức năng và các nhà khoa học để đảm bảo sức khoẻ của người dân.
Khi đó, Viện Khoa học Việt Nam có đề xuất đề tài "Nghiên cứu phân lập axit shikimic từ quả hồi để làm nguyên liệu tổng hợp chất Oseltamivir Phosphate - hoạt chất chính để sản xuất tamiflu - và tiến hành nghiên cứu nó trong phòng thí nghiệm. Viện Hóa học được giao thực hiện đề tài này và tôi khi đó là phó viện trưởng chịu trách nhiệm, là chủ nhiệm đề tài.
d
Hoạt chất tamiflu được tái chế tại Viện Hóa học Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, tìm hiểu về mặt hóa học, biết được Nhà nước đã nhập khẩu một lượng thuốc rất lớn, chúng tôi hiểu bất kỳ một loại thuốc nào cũng có hạn sử dụng nên mở rộng nghiên cứu quá trình tinh chế lại các hoạt chất chính Oseltamivir Phosphate, giảm thiểu tối đa việc mua thuốc từ bên ngoài. Do đó, Viện tiếp tục đề xuất đề tài nghiên cứu "Tái chế tamiflu đã hết hạn sử dụng để thu hồi hoạt chất Oseltamivir Phosphate" và kết quả đã thành công.
Rất hay là chất lượng của hoạt chất tái chế không khác so với hoạt chất trước khi sử dụng. Khi nghiên cứu, Viện đã được Bộ Y tế cấp cho 5.000 viên thuốc được sản xuất từ Đài Loan, hết hạn vào tháng 1/2008 để phục vụ quá trình nghiên cứu.
Viện Khoa học Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ và đề xuất chính thức với Bộ Y tế thực hiện đề tài "Nghiên cứu công nghệ thu hồi hoạt chất Oseltamivir Phosphate từ biệt dược tamiflu nhập khẩu đã hết hạn để tái sử dụng làm thuốc chống cúm do virus H5N1 gây ra" từ tháng 5/2008 đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.
Viện đã thử tái chế 4.000 viên. 1.000 viên ban đầu thử theo các phương pháp khác nhau thì không quan tâm hiệu suất thu hồi. Còn 3.000 viên đã được tiến hành kỹ lưỡng trên một dung môi cố định trong phòng thí nghiệm, thu được 225g hoạt chất, tương đương với 80%. Sản phẩm Oseltamivir Phosphate thu hồi được được kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TƯ Bộ Y tế ngày 22/11/2007. Kết quả cho thấy, sản phẩm thu hồi đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
Thử làm một phép tính đơn giản, với lô thuốc nhập 280 tỷ đồng đang định tiêu hủy, chi phí cho thu hồi khoảng 10 - 15 tỷ đồng, sẽ thu hồi được lượng hoạt chất trị giá 200 tỷ đồng. Để sản xuất sẽ chỉ mất thêm khoảng 5 - 7 tỷ đồng nữa cho các thành phần khác. Như vậy, tiết kiệm được rất lớn. Cũng cần nói rõ việc tái chế sẽ rẻ hơn gấp hàng trăm lần so với mua nguyên liệu mới. Nếu tái chế, 1kg thuốc thu hồi được 650g hoạt chất, chi phí tái chế 1 tấn thuốc mới hết 15 tỷ đồng, tính ra 1kg hoạt chất thu được từ tái chế mất 23 triệu đồng so với 18.000USD/kg nguyên liệu mới.
Tôi rất buồn khi nhiều người cho rằng, các nhà khoa học không có lợi ích gì cho đất nước, nhưng các đề xuất của chúng tôi đưa ra không được ai sử dụng và chúng tôi biết các đề xuất đó hoàn toàn có lợi cho đất nước. Vì vậy, rất mong các nhà lãnh đạo, các cơ quan chức năng xem xét tuyệt đối không nên tiêu hủy.
GS.TS Nguyễn Mạnh Hùng (trưởng khoa Dược lý, Học viện Quân Y 103): Đấu thầu tái chế để bán lại
Không nên tiêu hủy tamiflu hết hạn vì gây lãng phí. Tốt nhất nên khoán cho một doanh nghiệp tinh chế và bán lại hoạt chất này. Bởi hiện nay, nước ta đã bào chế được hoạt chất này từ hoa hồi và đã xuất cho một số công ty dược ở nước ngoài. Tôi được biết, có một công ty dược công bố có thể tinh chế lại hoạt chất này với giá bằng 1/2 giá các nhà khoa học Việt Nam công bố.
ThS Lê Quốc Thịnh (trưởng khoa Dược bệnh viện 71 Thanh Hóa): Tái sử dụng để tránh lãng phí
Thuốc tamiflu hiện đang có ở Việt Nam là dạng thành phẩm, vì vậy, nên cho kiểm nghiệm lại để xác định xem còn có hoạt tính hay không. Nếu thử lại mà sinh khả dụng còn 70 - 80% thì vẫn dùng được. Như vậy, sẽ tiết kiệm hơn là phải thu hồi hoạt chất osentamivir trong thành phẩm. Bởi vì nếu có thu hồi lại hoạt chất thì phải bào chế lại, tốn kém hơn nhiều.
Tại các nước phát triển, người ta vẫn làm như thế đối với những lô hàng hết hạn mà có giá trị cao. Trong điều kiện bảo quản tốt, hoạt chất vẫn còn tác dụng dược lý thì vẫn gia hạn sử dụng được. Do đó, không nên tiêu hủy vừa lãng phí và dễ xảy ra tiêu cực, đặc biệt nếu không quản lý tiêu hủy tốt, hàng nghìn viên tamiflu sẽ quay vòng ra thị trường. Điều quan trọng nhất sau vụ tamiflu là các cơ quan chức năng phải dự trữ sát số với người bị nhiễm để có kế hoạch dự trữ cho phù hợp, tránh tình trạng lãng phí như thế này.


Nhóm PV Y tế (thực hiện)
Vụ Tamiflu đắt: Bộ Y tế không quyết định giá!

Việc "ép giá" Tamiflu hay không thì chỉ có Bộ Tài chính mới có thể trả lời chính xác chứ Bộ Y tế không phải là nơi quyết định giá!
Tamiflu hết hạn: Khoa học muốn giữ, Bộ Y tế muốn bỏ

Nguồn thuốc hết hạn chỉ nên tái chế khi đang có dịch. Hơn nữa,c hi phí tái chế có thể lên đến hàng chục tỷ đồng.
- Y chang vụ “điện kế điện tử” ở TPHCM, phá bỏ luật lệ, Đề xuất tái chế Tamiflu hết hạn thành thuốc mới (VNE)
Bộ Y tế Việt Nam phủ nhận chuyện ăn tiền “lại quả”

DCVOnlineTin DPA
Bộ Y tế Việt Nam phủ nhận chuyện ăn tiền “lại quả” khi mua thuốc chống cúm gia cầm
Hà Nội - Bộ Y tế Việt Nam hôm nay thứ Ba phủ nhận sự cáo buộc của thanh tra chính phủ rằng nhân viên của bộ đã nhận tiền lại quả khi đi mua thuốc khẩn cấp để phòng chống bệnh nhiễm siêu vi khuẩn avian influenza trong năm 2005-2006.
Thanh tra đã khẳng định Bộ Y tế đã trả quá nhiều cho 2 triệu liều thuốc chống siêu vi khuẩn Tamiflu. Thanh tra nói rằng bộ đã mua thuốc với phẩm chất có phần kém hơn từ một công ty của Ấn Độ, và kết án viên chức cao cấp của những công ty dược phẩm do nhà nước làm chủ nhận tiền hối lộ (kickbacks) [2] từ công ty sản xuất thuốc chống cúm này.
Nhân viên Bộ Y tế đã phản ứng một cách giận dữ, họ nói rằng lần mua đó tốn kém vì nhà nước đã ra lệnh cho họ dự trữ thuốc sẵn sàng trên căn bản đây là một trường hợp khẩn cấp khi thấy trước một trận dịch avian influenza lớn có thể xảy ra trên toàn cầu. Nhân viên bộ nói thanh tra không có chứng cớ về chuyện nhân viên bộ ăn tiền lại quả, và rồi lên án hình sự dành cho những phương cách xử trí phòng bệnh công cộng bình thường của bộ.
Cựu Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến. Nguồn hình: phienbancu.tuoìtre.vn

“Nếu trường hợp này bị hình sự hoá, điều này sẽ làm cùn mòn ý chí hành động của lãnh đạo Bộ Y tế,” Chánh Thư ký Bộ Y tế ông Nguyễn Xuân Trường nói. “Sẽ không có ai dám quyết định trong những trường hợp khẩn cấp.”
Hôm thứ Hai tuần này, lãnh đạo của bốn công ty phân phối dược phẩm do nhà nước làm chủ đã có một buổi họp báo để phủ nhận chuyện ăn tiền lại quả đã xảy ra.
“Trong lúc bị hoang mang vì dịch cúm, (Bộ Y tế) khuyến khích chúng tôi mua vật liệu để sản xuất Tamiflu bằng mọi giá,” tổng giám đốc công ty phân phối dược phẩm Imexpharm của nhà nước làm chủ bà Trần Thị Đào nói. “Giờ đây chúng tôi bị dồn vào chân tường.”
Bộ Y tế đã quyết định dự trữ 20 triệu liều thuốc Tamiflu vào tháng Mười Một năm 2005, theo báo cáo của thanh tra. Bốn công ty dược phẩm của nhà nước được chỉ thị đứng ra mua thuốc.
Những công ty này mua nguyên liệu chính với giá 18 ngàn đô-la cho mỗi ki-lô từ công ty Hetero Labs Limited của Ấn Độ. Thanh tra nói rằng giá này cao hơn rất nhiều so với giá chào trong dự kiến đề nghị của bộ, và họ cũng nói rằng chính Bộ Y tế đã không có được sự chấp thuận cho chuyện mua này.
Thanh tra cũng khẳng định bốn công ty này đã không trả lại cho nhà nước 6 triệu 6 đô-la, tiền hoàn lại của các công ty phân phối thuốc ngoại quốc.
Loại thuốc này đã hết hạn sau ba năm trong khoảng đầu năm 2009.
Một cuộc điều tra của báo Thanh Niên phát hiện công ty dược phẩm Đức Roche đã ký một thỏa thuận với Bộ Y tế vào tháng Mười Một năm 2005 để cung cấp một thành phần chính của thuốc Tamiflu với thời hạn sử dụng lên tới 10 năm với giá 8.500 đô-la một kí-lô, chỉ bằng nữa giá của công ty Ấn Độ Hetero Labs Limited. Một đại diện của công ty Roche nói Bộ Y tế Việt Nam đã không thèm đếm xỉa gì đến sự chào hàng của họ.
Cựu Bộ trưởng Y tế Việt Nam bà Trần Thị Trung Chiến nói bộ không chấp thuận sự chào hàng của công ty Roche bởi vì công ty này đã không thể giao hàng đúng hạn là ngày 1 tháng Ba năm 2006. Bà Chiến nói giá mà Việt Nam phải trả cho mỗi liều không cao hơn giá mà những nước khác trong vùng đã trả.
Có tất cả 119 trường hợp người bị nhiễm siêu vi khuẩn avian influenza kể từ khi H5N1 xảy ra ở Việt Nam lần đầu tiên trong năm 2003, với 59 tử vong. Các nhà khoa học đã cảnh cáo loại siêu vi khuẩn này có thể biến đổi trong một dạng mà có thể truyền được từ người này qua người nọ, đưa đến một trận dịch toàn cầu và có thể làm cả triệu người thiệt mạng.
© DCVOnline

Nguồn:

(1) Vietnam Health Ministry denies kickbacks paid on bird-flu drug. DPA, 14 September 2010
(2) Chú thích về "kickback": được định nghĩa như tiền mồi chài người bán chi (đút lót) ra trước để khách mua hàng của mình, hoặc người mua yêu cầu chung chi cho mình sau khi mua. Thí dụ: mặt hàng giá trị 100 đồng, nhưng người mua yêu cầu người bán ghi giá bán là 120 đồng trên hoá đơn. Và 20 đồng đó, sau khi nhận tiền trả, người bán sẽ đưa riêng cho người đi mua, hoặc chia nhau. Kickback hay tiền "lại quả" bao giờ cũng có nghĩa xấu.
Những uẩn khúc trong vụ bê bối Tamiflu (TVN) -- Vụ Tamiflu: Công ty ngụy biện cho sự "thông đồng"? (TVN 14-9-10) -– Những uẩn khúc chưa sáng tỏ trong vụ bê bối Tamiflu.- Vietnam Health Ministry denies kickbacks paid on bird-flu drug (DPA 14-9-10)--
Dịch cúm A/H1N1 đang quay trở lại?

Cuối tháng 7/2010 đến nay, lại lác đác một vài ca tử vong. Cụ thể, từ 28/7 đến nay, đã có 3 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1.

Các công ty dược đồng loạt “phản pháo”

(Dân trí) - Cho rằng cơ quan điều tra, thanh tra chỉ dựa vào nguồn tin từ một công ty nước ngoài cung cấp để buộc nộp lại số tiền hàng triệu đô cho Nhà nước là không có cơ sở, 4 công ty dược đồng loạt “phản pháo”.
<<::: uh, nghe này 'đừng có than phiền nữa'>
China tells foreign businesses 'to stop complaining' Telegraph
China has told foreign companies to stop complaining about the difficulties of doing business on the mainland, and to cease being so "emotional".
-----
Chairman Mao poster - China's 'foreign friends' must pay the Communist price A boy looks at reproduction Communist posters from the 1960s on sale in the Qianmen area which is undergoing extensive redevelopment in Beijing to create a tourism and shopping zone Photo: EPA
China's 'foreign friends' must pay the Communist price Telegraph: 7:31AM BST 25 Aug 2010-By Chris Devonshire-Ellis
Foreign companies looking to set up in China should now add 30pc to 50pc on to their budget to allow for the growing 'Communist price'.
---------
Công ty dược quyết không nộp 6,6 triệu USD

Các công ty dược giải trình về lô thuốc chống cúm A/H5N1 VOV
Theo các công ty Stada Việt Nam, Pymerpharco, Imexpharm, lô thuốc Oselamivir sản xuất năm 2006, công bố hạn dùng là 2 năm vẫn đảm bảo chất lượng như khi mới sản xuất.
4 Cty dược muốn gặp Thủ tướng giải trình vụ Tamiflu

4 Cty cho rằng, thuốc Tamiflu họ sản xuất từ năm 2006 vẫn dùng tốt, họ không bán vượt giá trần và không tự ý đưa ra mức giá.
Vụ Tamiflu: Công ty ngụy biện cho sự "thông đồng"? (TVN) Việc bà Trần Thị Đào biện minh số tiền 986.000 USD là thuộc hợp đồng chuyển giao kỹ thuật, và bồi thường hao hụt trong sản xuất cho thấy đây chỉ là sự nguỵ biện cho hành động trục lợi trên sức khỏe, chính xác hơn là trên sự sống của người dân.
Doanh nghiệp phản bác cơ quan điều tra

Các doanh nghiệp (DN) dược trong nước cho rằng, cơ quan điều tra, thanh tra chỉ dựa vào nguồn tin do một tập đoàn nước ngoài cung cấp; cơ quan điều tra buộc các DN phải nộp lại số tiền 2,8 triệu USD cho Nhà nước, thì các DN bảo không có cơ sở...
Hủy lô thuốc chống cúm 280 tỉ đồng - BÁO TUỔI TRẺ Bộ Y tế hủy lô thuốc Tamiflu 280 tỷ đồng hết hạn

Trong lô thuốc hơn 9,7 triệu viên này, mới có trên 100.000 viên được cấp phát cho các địa phương nhưng chưa rõ đã sử dụng hay chưa.
Vụ tái chế 300.000 thuốc quá hạn: Bộ đã từng phát hiện

Cục Quản lý dược kiểm tra định kỳ nhà máy sản xuất và kho bảo quản thuốc, Công ty này thừa nhận việc đã tự ý tái chế.
Thu hồi hai loại thuốc y học cổ truyền

Sở Y tế TPHCM vừa có thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi hai loại thuốc theo chỉ đạo của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế.Loại thứ nhất là thuốc nước Thiên môn bổ phổi, loại 280ml, lô số: 010310, do cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm y học cổ truyền Bình Đông (quận 8, TP.HCM) sản xuất.Loại thứ hai là thuốc bột Vị thông tán, gói 35g, lô số: 010109, hạn sử dụng: 01.2011, do cơ sở y dược học cổ truyền dân tộc Nguyễn Minh Trí (Hóc Môn, TPHCM) sản xuất.Trước đó, hai loại thuốc này đã được trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu giới hạn nhiễm khuẩn.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến khẳng định Bộ Y tế không hưởng lợi gì từ việc mua Tamiflu dự phòng vì đây là chuyện hoàn toàn vì sinh mạng nhân dân. Các công ty dược được giao nhiệm vụ sản xuất Tamiflu cũng khẳng định đây là việc làm "phi lợi nhuận", góp phần phục vụ lợi ích xã hội. Vậy ai là người hưởng lợi từ vụ Tamiflu này?
Một loạt dấu hỏi quanh bê bối lớn nhất ngành y tế

"Tôi vô cùng hối hận vì lỡ dính vụ Tamiflu này!"

Ai hưởng lợi?
"Đối tượng duy nhất được hưởng lợi trong trường hợp này là những công ty đa quốc gia luôn muốn tìm cách loại bỏ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước thông qua nhiều thủ đoạn tinh vi và sự hỗ trợ vô tình hoặc hữu ý của một số cá nhân có quyền lực trong hệ thống công quyền".
Đây là khẳng định của lãnh đạo 3 công ty dược (gồm Công ty Imexpharm, Công ty Stada Việt Nam và Công ty dược Pymerpharco) trong công văn gửi báo chí ngày 10/9, trong đó có báo VietNamNet. Nội dung của công văn này nhằm mục đích để các cơ quan báo chí "có cách nhìn khách quan hơn và có tiếng nói bảo vệ doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, đặc biệt là những doanh nghiệp đã có thành tích với cộng đồng, để các doanh nghiệp có thêm động lực phấn đấu vì sự nghiệp chung của đất nước".
Trước đó, lãnh đạo 3 công ty dược trên đã gửi công văn (kèm theo các bản giải trình) đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Công văn gửi kèm các bản giải trình đã bộc lộ quan điểm rõ ràng của cả 3 doanh nghiệp về những vấn đề: Khoản tiền 2,8 triệu đôla bên bán nguyên liệu chuyển lại cho bên mua. Đề xuất chuyển cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ giá mua nguyên liệu của các công ty. Những bất bình đẳng trong việc ký kết hợp đồng với Bộ Y tế. Quan điểm không đồng tình với kết luận và hướng xử lý của Thanh tra Chính phủ.
Theo các công ty này, Thanh tra Chính phủ cần nhìn nhận đúng bản chất số tiền các doanh nghiệp đã thương thảo để giảm lỗ (tổng số tiền 2,8 triệu USD). Đây không phải tiền giảm giá nguyên liệu mà là tiền bồi thường thiệt hại do sản lượng sản xuất trong thực tế thấp hơn so với sản lượng đã thỏa thuận. Và vì thế, các công ty đề nghị Thanh tra Chính phủ cho phép họ không hoàn lại khoản tiền này.
Mặt khác, việc chuyển cơ quan điều tra làm rõ giá mua nguyên liệu của các công ty trong khi thanh tra chưa chỉ ra được hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp là không đúng với quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra. Cơ quan điều tra không phải cơ quan tham mưu của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan chức năng có thẩm định giá hàng hóa khi các đối tượng thanh tra chưa có dấu hiệu vi phạm Luật Hình sự.
Các công ty cho rằng việc chuyển cơ quan điều tra làm rõ giá mua nguyên liệu của các công ty trong khi thanh tra chưa chỉ ra được hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp là không đúng với quy định của Luật Thanh tra.
"Đây là một hợp đồng kinh tế nên phải được giải quyết theo pháp luật và thông lệ tranh chấp kinh tế", 3 công ty nhấn mạnh.Các công ty này cũng cho biết: "Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã phải chịu rất nhiều thiệt hại về kinh tế cả vô hình lẫn hữu hình" và đặt câu hỏi: "Liệu có nhà đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào một doanh nghiệp đang bị điều tra hay không?"
Vì sao không muốn bị điều tra giá mua nguyên liệu từ nước ngoài?
Lãnh đạo 3 công ty dược phẩm trên khẳng định: Theo Luật Thương mại, hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với Bộ Y tế là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai chủ thể có tư cách pháp nhân theo thỏa thuận. Đối tượng mua bán của hợp đồng là viên nang Oseltamivir 75mg (thuốc thành phẩm) theo tiêu chuẩn chất lượng quy định tại hợp đồng.
Trong khi cả nước chỉ có 91 người mắc bệnh trong suốt 2 năm nhưng Bộ Y tế đề xuất dự trữ 30 triệu viên Tamiflu. Đây là đề xuất thiếu căn cứ thực tế về tình hình diễn biến thực tế của dịch bệnh, đồng thời dẫn đến việc các công ty không mua được nguyên liệu từ Roche với giá rẻ hơn và hạn dùng dài hơn.Qua sự việc này, có thể thấy khả năng dự báo và xử lý vấn đề của lãnh đạo ngành y tế không sát thực tiễn. Việc dự báo và xử lý như trên rõ ràng vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp, vừa gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế (trong khi Ngân sách Nhà nước đã luôn eo hẹp).
Đơn giá của hàng hóa này đã được cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính, cao nhất là Bộ Tài chính khảo sát trên thị trường quốc tế và ban hành giá trần căn cứ theo giá thấp nhất của khu vực. Các doanh nghiệp không bán vượt giá trần quy định của Nhà nước.Mặt khác, nếu cơ quan công an và thanh tra không kết luận doanh nghiệp có sai phạm (như có dấu hiệu tham nhũng, để ngoài sổ sách kế toán, lập quỹ đen trái phép, vi phạm luật kế toán, ...) thì hoàn toàn không có cơ sở chuyển sang điều tra hình sự như đề xuất của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Vì thế, lãnh đạo 3 công ty dược phẩm trên cho rằng: Việc đề nghị tiến hành chuyển cơ quan điều tra về giá mua nguyên liệu của một hợp đồng kinh tế mua bán thành phẩm đã được các bên thỏa thuận trước đó gần 5 năm và đã qua rất nhiều đợt kiểm tra là không đúng pháp luật và thông lệ thương mại của kinh tế thị trường. Việc này vừa không thấu tình đạt lý, vừa thể hiện tính cách dùng quyền lực quản lý nhà nước để ép doanh nghiệp.
Bà Trần Thị Đào - TGĐ Công ty Imexpharm khi trao đổi với Tuần Việt Nam cũng khá gay gắt khi nói đến vấn đề điều tra giá mua nguyên liệu. Các công ty đều khẳng định mọi việc mình làm đều minh bạch, phi lợi nhuận.
Vậy một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao các công ty không muốn bị điều tra giá mua nguyên liệu từ nước ngoài?
Theo một nguồn tin riêng chua chúng tôi, tại thời điểm tháng 11/2005, rất nhiều doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đã tìm mọi cách để được "lọt" vào danh sách những công ty được chọn lựa sản xuất Tamiflu cho Bộ Y tế nhưng họ đã thất bại. Song nhận thấy đây là một dịp "hiếm có" để làm ăn, nhiều doanh nghiệp thậm chí đã định cứ nhập nguyên liệu làm Tamiflu về để tự làm rồi bán trên thị trường. Nhưng cách này không an toàn vì Tamiflu không phải loại thuốc thông thường, làm như vậy sẽ mạo hiểm vì không có thị trường cho đầu ra.
Tại thời điểm đó, từ Ấn Độ đã có một số công ty chào hàng các công ty dược tại Việt Nam giá mua nguyên liệu sản xuất Tamiflu với giá thấp hơn nhiều so với giá mà 3 công ty dược phẩm được chọn đã mua sau này (cùng mua tại Ấn Độ).
3 công ty dược được Bộ Y tế lựa chọn đã mua nguyên liệu từ Ấn Độ với giá 18.000 USD/kg, cao gấp đôi so với giá chào từ Roche. Song theo tiết lộ của giám đốc một công ty kinh doanh dược phẩm tại Hà Nội (công ty này cũng rất muốn được lựa chọn làm nhà sản xuất Tamiflu trong năm 2005) thì tại thời điểm đó, báo giá từ bên Ấn Độ gửi sang cho công ty có mức thấp hơn cả giá của Roche (dưới 9.000 USD/kg)!
Theo đánh giá của những người kinh doanh lâu năm trong lĩnh vực dược phẩm thì có thể đây là chuyện "làm giá" từ nước ngoài và chuyện này là "rất phổ biến"! Và đây cũng là lý do chính khiến các công ty không muốn bị điều tra về giá mua nguyên liệu!
Doanh nghiệp "tố" Bộ Y tế
Lãnh đao 3 công ty dược phẩm khẳng định trong việc thực hiện hợp đồng với Bộ Y tế thực tế không hề có sự bình đẳng giữa hai chủ thể hợp đồng. Bộ Y tế (thay mặt Nhà nước) đã nhiều lần không giữ được các cam kết với doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn phải chịu đựng.
Cụ thể: Cuối tháng 11/2005, Bộ Y tế kêu gọi các doanh nghiệp bằng mọi cách tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ chống dịch và gấp rút triển khai nghiên cứu sản xuất thành phẩm Oseltamivir 75mg trên tinh thần nhà nước sẽ ứng vốn trước để giữ nguồn số lượng nguyên liệu. Song sau đó Bộ Y tế không thực hiện việc ứng vốn như đã cam kết. Các doanh nghiệp phải ứng tiền nhiều triệu USD để đặt cọc cho phía nước ngoài và ở vào tình thế không có lối thoát.
Chưa hết, lãnh đạo 3 công ty dược phẩm trên cho rằng việc thay đổi số lượng đặt hàng liên tục trong thời gian ngắn và trong bối cảnh toàn thế giới đang có nhu cầu cấp bách đối với loại nguyên liệu này (cũng là một dạng vi phạm hợp đồng) đã đưa doanh nghiệp vào tình thế nguy hiểm do khả năng thua lỗ rất lớn vì vi phạm hợp đồng với phía nước ngoài.
Cả nước chỉ có 91 người mắc bệnh cúm A H5N1 trong suốt 2 năm. Ảnh minh họa
Cụ thể: Công văn số 62/BYT ngày 21/11/2005 đặt hàng 5 triệu viên/doanh nghiệp. Đến 09/12/2005 chuyển thành đặt hàng 10 triệu viên/doanh nghiệp. Sau đó điều chỉnh mức này xuống còn 7,5 triệu viên và cuối cùng hợp đồng chính thức được ký là 5 triệu viên/doanh nghiệp vào ngày 17/01/2006."Lúc này, doanh nghiệp đã thấy hết sai lầm của mình khi tiến hành giao dịch này nhưng không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận ký hợp đồng theo giá Bộ Y tế quy định (không thương thảo) là 27.765,5 đồng/viên và chấp nhận thua lỗ thực hiện hợp đồng để không mất trắng số tiền hàng triệu đô đã đặt cọc trước đó", lãnh đạo 3 công ty dược khẳng định.
Các doanh nghiệp cho rằng thực tế họ đã phải chịu đựng nhiều thiệt hại do phía Bộ Y tế không lường trước được diễn biến trước khi cam kết, đặt hàng với doanh nghiệp.
Nhận định này từ phía các doanh nghiệp cũng khá trùng khít với kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, trong khi cả nước chỉ có 91 người mắc bệnh trong suốt 2 năm nhưng Bộ Y tế đề xuất dự trữ 30 triệu viên Tamiflu. Đây là đề xuất thiếu căn cứ thực tế về tình hình diễn biến thực tế của dịch bệnh, đồng thời dẫn đến việc các công ty không mua được nguyên liệu từ Roche với giá rẻ hơn và hạn dùng dài hơn.
Qua sự việc này, có thể thấy khả năng dự báo và xử lý vấn đề của lãnh đạo ngành y tế không sát thực tiễn. Việc dự báo và xử lý như trên rõ ràng vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp, vừa gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế (trong khi Ngân sách Nhà nước đã luôn eo hẹp).
Ấn Độ - Thuốc giả: India becomes a hub for fake medicines (WP 11-9-10)
- Vụ dự trữ thuốc Tamiflu: Các công ty dược phản đối kết luận thanh tra (PLTP)
Chữa bệnh theo kiểu “sống chết mặc bay” ?

(VnMedia(11/9/2010)) - Với lời biện hộ, tai biến là không tránh khỏi trong quá trình điều trị, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thẳng thắn từ chối các yêu cầu của gia đình nạn nhân. Tất cả những gì Bệnh viện có thể làm là chi một số tiền ít ỏi và những lời hứa…chưa biết khi nào thực hiện được…
4 Cty dược: Chúng tôi không vận động hành lang mua Tamiflu!

4 công ty dược cung cấp Taminflu là đã gửi thông cáo báo chí, cho rằng kết luận của Thanh tra Chính phủ có nhiều điều chưa thỏa đáng.
Một loạt dấu hỏi quanh bê bối lớn nhất ngành y tế (TVN 10-9-10)Vụ Bộ Y tế để thất thoát hàng trăm tỷ đồng từ việc mua thuốc Tamiflu dữ trữ phòng chống dịch cúm A/H5N1 đang gây lùm xùm trong dư luận với những thông tin, ý kiến trái chiều.--– Thanh tra Chính phủ chưa nhận phản hồi của bà Chiến (Dân Việt)--
Thanh tra Chính phủ sẵn sàng giải trình vụ Tamiflu

(VnMedia(10/9/2010)) - Hiện có nhiều ý kiến xung quanh kết luận của Thanh tra Chính phủ về quá trình mua thuốc Tamiflu và sản xuất thuốc của Bộ Y tế, nên tất cả đoàn thanh tra đều đang ở Hà Nội, sẵn sàng giải trình nếu có yêu cầu của Chính phủ.
"Tôi vô cùng hối hận vì lỡ dính vụ Tamiflu này!" (TVN) Bộ Y tế không chủ động được vấn đề giá cả... nên mới có chuyện trong biên bản làm việc với các công ty không có phần thương thảo về giá... Bộ nói với công ty là cứ tính giá thành phẩm đi rồi gửi ra cho Bộ xem.
Từ Vinashin đến Tamiflu (talawas)
Vụ Vinashin chưa chấm dứt. Một bản tin nhỏ hôm qua trên Pháp luật TPHCM cho biết lại có thêm một con tàu 4000 tấn, trị giá 102 tỉ đồng (5,2 triệu Dollar) mà Vinashin đang đóng dở “đang trở thành một đống sắt vụn với nhiều phần bị rỉ sét, hư hỏng nặng”. Blogger Trương Duy Nhất tính sơ bộ: “Cứ tính theo con số ít nhất sơ bộ ban đầu, tổng thất thoát về mặt tiền của do Vinashin để lại trong vài năm qua, đã gấp 4 lần gói kích cầu của Chính phủ trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế trong cơn khủng hoảng suy thoái vừa qua, gấp 3 lần tổng mức đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo cho cả nước.” Nhưng dường như Vinashin đang nhường sự chú ý cho một vụ bê bối mới, choán đầy các mặt báo Việt Nam, được coi là vụ “tiêu cực lớn nhất ngành y", một ngành vốn không thiếu các vụ tiêu cực: Vụ 10 triệu viên thuốc Tamiflu hết hạn.


Tuần Việt Nam đưa ra “một loạt dấu hỏi” trước các “thông tin đối chọi nhau” từ phía Thanh tra Chính phủ và phía cựu Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến.
Pháp luật TPHCM thông tin về việc các công ti dược liên quan phản đối kết luận của Thanh tra Chính phủ. Nông thôn Ngày nay trích lời bà cựu Bộ trưởng Y tế rằng “việc Thanh tra Chính phủ kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ khi không phát hiện được các dấu hiệu hoặc chứng cứ là một quan điểm hình sự hoá một vấn đề kinh tế”.
- Nguyên Bộ trưởng Bộ Y Tế: “Tôi cảm thấy rất oan ức” (VTC). Thanh tra Chính phủ bảo lưu kết luận về những sai phạm trong vụ mua thuốc Tamiflu

Sau khi báo chí đăng tải ý kiến của bà Trần Thị Trung Chiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế (người trực tiếp chỉ đạo kế hoạch dự trữ thuốc phòng chống cúm A, giai đoạn 2005-2006), không đồng tình với kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về các sai phạm trong việc mua thuốc Tamiflu và nguyên liệu để sản xuất thuốc phòng dịch cúm H5N1, trao đổi với Thanh Niên ngày hôm qua 9.9, một lãnh đạo của TTCP cho biết: “TTCP đã có kết luận và kiến nghị lên Thủ tướng giải quyết nên sẽ không phát ngôn để tranh cãi hay thể hiện quan điểm mà chờ Thủ tướng quyết định”.
Kết luận của TTCP về mua thuốc Tamiflu là có cơ sở

Theo đó, các thông tin bà Chiến hay các doanh nghiệp đưa ra là không có gì mới hơn so với trước đây.
Tái chế thuốc quá “đát” tung ra thị trường

Hôm qua 9.9, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai tiến hành kiểm tra việc Công ty CP dược Đồng Nai tái chế thuốc quá “đát”, tung ra thị trường tiêu thụ.
Có hay không việc 4 doanh nghiệp dược hưởng 6 triệu USD hoa hồng? CafeF
Các công ty này đã hạch toán số tiền trên vào việc giảm chi phí giá vốn hàng bán để bù khoản thiệt hại trong quyết toán từ quý I/2006.Một trong những tâm điểm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trên TTCK sáng 7/9 là thông tin “4 công ty mua Tamiflu hưởng 6 triệu USD tiền ‘hoa hồng’” (trong đó có 2 DN niêm yết là Dược phẩm Cửu Long - DCL và Imexpharm - IMP). Tuy nhiên, ngay trong ngày báo chí đăng tải kết luận này, các DN dược đã có công văn gửi một số cơ quan báo chí cho rằng, thông tin được đăng tải là chưa chính xác, dễ dẫn đến sự hiểu lầm của dư luận. Các DN đồng thời có công văn kiến nghị khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng nói rõ hơn về vụ việc này.
Để rộng đường dư luận, ĐTCK xin giới thiệu một số nội dung trong Công văn kiến nghị của DN gửi cơ quan chức năng. Thông tin về vụ việc sẽ được ĐTCK tiếp tục truyền thông nhiều chiều khi có diễn biến mới.
Theo thông tin từ 3 DN gồm CTCP Dược phẩm Phú Yên, CTCP Dược phẩm Imexpharm và Công ty TNHH Stada thì ngày 21/11/2005, Bộ Y tế đã đặt hàng 5 triệu viên nang Oseltamivir 75 mg cho mỗi DN, nhưng sau đó, đến ngày 9/12/2005, lại điều chỉnh thành đặt hàng 10 triệu viên, sau đó lại chỉnh thành 7,5 triệu viên và cuối cùng hợp đồng chính thức ký là 5 triệu viên vào ngày 17/1/2006 với mức giá ấn định là 27.765,5 đồng/viên. Thực tế này đặt các DN vào “tình cảnh” nếu DN không ký hợp đồng với Bộ Y tế thì sẽ mất tiền cọc mua nguyên liệu với đối tác nước ngoài (2 triệu USD cho mỗi DN) và nếu chấp nhận thì phải chịu lỗ do giá của Bộ Y tế ấn định thấp hơn giá thành.
Trước khả năng thua lỗ do tham gia thực hiện dự án sản xuất thuốc Oseltamivir 75 mg, cả 3 DN đã phải vận dụng tối đa mọi điều khoản trong hợp đồng để thương lượng với nhà cung cấp nhằm giảm thiệt hại. Cuối cùng, các DN đã vận dụng được một điều khoản trong hợp đồng chuyển giao công nghệ và cung ứng nguyên liệu giữa nhà cung cấp và các DN là “STADA đảm bảo rằng mỗi kg sẽ sản xuất ra số viên tối thiểu là 10.100 viên nang sản phẩm. STADA IE chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sản xuất cho ra sản lượng dưới số lượng tối thiểu trên”. Các DN đã thành công trong việc yêu cầu Công ty Stasa IE bồi thường thiệt hại do sản lượng thực tế thấp hơn so với sản lượng đã thỏa thuận với khoản bù thiệt hại cho các công ty gồm 986.000 USD cho Imexpharm; 930.000 USD cho Stada Việt Nam và 930.000 USD cho CTCP Dược phẩm Phú Yên. Các công ty này đã hạch toán số tiền trên vào việc giảm chi phí giá vốn hàng bán để bù khoản thiệt hại trong quyết toán từ quý I/2006. Bản báo cáo quyết toán tài chính năm 2006 của các DN đã được kiểm toán xác nhận và thông qua đại hội đồng cổ đông năm 2006 cũng như đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước.
Các DN trên khẳng định rằng, tổng số tiền trên không phải là khoản giảm giá nguyên vật liệu theo hợp đồng kinh tế được ký kết giữa với Bộ Y tế, mà thực chất là khoản bồi thường thiệt hại mà các DN đã phải mất rất nhiều thời gian để thương thảo với Stada IE Hồng Kông mới được chấp thuận đền bù và đã được hạch toán, quyết toán trong năm 2006.
Theo văn bản kiến nghị gửi cơ quan chức năng ngày 7/9/2010, các DN khẳng định việc bắt họ nộp lại số tiền trên là không có cơ sở pháp lý, bởi các bên đã thực hiện đầy đủ hành vi thương mại theo luật định, đã hạch toán theo đúng nguyên tắc kế toán. Không có chuyện hạch toán ngoài sổ hay lập quỹ đen trái phép.
Ông Nguyễn Thanh Tòng-Phó chủ tịch HĐQT, phụ trách công bố thông tin CTCP Dược phẩm Cửu Long (DCL)
Ngày 7/9/2010, DCL đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ giải trình về việc thực hiện sản xuất thuốc có hoạt chất Oselatamivir bán cho Bộ Y tế. Theo đó, ngày 17/1/2005, DCL có ký hơp đồng kinh doanh với Bộ Y tế để sản xuất theo đơn đặt hàng của Bộ Y tế, số lượng 5 triệu viên Oselatamivir 75 mg. Trong đó, đợt 1 sản xuất 2,5 triệu viên nang thành phẩm, thời gian giao hàng chậm nhất vào ngày 28/2/2006, đợt 2 (số còn lại) 2,5 triệu viên dự trữ dưới dạng nguyên liệu. Tổng giá trị của Hợp đồng là 138,8 tỷ đồng. DCL là công ty niêm yết, công ty đại chúng, vốn nhà nước nắm giữ 35,3%, căn cứ vào Luật Doanh nghiệp, căn cứ vào Hợp đồng đã ký với Bộ Y tế, coi như Công ty đã thực hiện và thanh lý xong hợp đồng.
Về khoản tiền 3,848 triệu USD, thực chất đây không phải là khoản hoa hồng như những gì báo chí đã đưa, mà chỉ là khoản nợ chậm trả nước ngoài chưa đến ngày thanh toán. Trong tổng số 9 triệu USD nợ mua nguyên vật liệu nước ngoài để phục vụ cho việc sản xuất 5 triệu viên thuốc phòng chống H5N1, DCL đã thanh toán được hơn 5 triệu USD, số tiền còn lại là 3,8 triệu USD, theo hợp đồng ký kết với đối tác nước ngoài cách đây 5 năm thì đến ngày 31/12/2010 mới đến hạn thanh toán với lãi suất trả chậm là 4%. Công ty cũng đã có báo cáo với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Vĩnh Long và đã được Ngân hàng xác nhận đăng ký khoản vay nợ trả chậm nước ngoài.
Còn tại sao đây là khoản tiền để ngoài báo cáo tài chính thì đó là do các tài liệu liên quan đến Hợp đồng trên đều đóng dấu mật, tối mật, tuyệt mật của Chương trình quốc gia phòng dịch cúm H5N1 nên Công ty mở sổ riêng để theo dõi riêng khoản nợ với nước ngoài.
Theo Hải Vân - Kim Lan
ĐTCK
Bộ Y tế không đồng tình với dự thảo kết luận thanh tra thuốc Tamiflu VOV
Liên quan tới hơn 10 triệu viên thuốc Tamiflu đã hết hạn sử dụng đang nằm ở kho Bộ Y tế, Bộ đang xây dựng 3 phương án xử lý: Tiêu hủy hoàn toàn, tái sản xuất hoặc trả lại nhà cung cấp.
Vụ mua Tamiflu:Nguyên Bộ trưởng Y tế "bác" kết quả thanh tra

Bà Chiến nhận định, dự thảo kết luận của TTCP hoàn toàn không nêu được các dấu hiệu hoặc chứng cứ tham nhũng, móc ngoặc, vi phạm...
Mua Tamiflu đắt: Không báo cáo tài chính vì “… dấu mật!”

Không đưa số tiền mà nhà cung cấp trả lại vào báo cáo tài chính là do các tài liệu hợp đồng giữa công ty và Bộ đều mật.
Báo cáo sai phạm trong việc mua thuốc Tamiflu

Liên quan đến việc mua nguyên liệu để sản xuất thuốc cho phòng chống dịch cúm H5N1 trong năm 2005-2006, hôm qua PGS-TS Trần Thị Trung Chiến - nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã gửi tới một số cơ quan báo chí thông tin cho biết, ngày 23.8 vừa qua bà được mời tham dự phiên họp Ban cán sự Đảng Bộ Y tế mở rộng để góp ý cho bản dự thảo kết luận của Thanh tra Chính phủ; đồng thời Bộ Y tế cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức họp với 4 doanh nghiệp tham gia kế hoạch sản xuất thuốc.
Khuất tất khi mua thuốc Tamiflu BBC
Bộ trưởng Y tế nói phải chờ kết luận của Thủ tướng sau khi có cáo buộc sai phạm liên quan việc mua thuốc phòng dịch cúm gia cầm.
- Bộ Y tế bị nhiễm…”cúm A” (blog Hiệu Minh). “Đó là quốc nạn tham ô lãng phí, muốn ăn thì phải phá, nguy hiểm hơn nhiều so với H5N1. Nó không chỉ lây lan ở Bộ Y tế này mà thành đại dịch, xảy ra mọi nơi mọi chỗ, không có phương thuốc nào hữu hiệu để chữa trị.”
Lãng phí hàng trăm tỉ đồng mua thuốc sắp hết hạn

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, Bộ Y tế không những đã mua giá đắt mà còn mua phải thuốc Tamiflu có hạn dùng ngắn. Cả hai yếu tố này cộng lại đã gây lãng phí hàng trăm tỉ đồng của Nhà nước.
Trong quá trình tổ chức thực hiện mua nguyên liệu sản xuất thuốc Tamiflu và thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphate phòng chống dịch cúm A/H5N1 vào năm 2006, nhiều dấu hiệu cho thấy Bộ Y tế đã buông lỏng quản lý, làm trái quyết định của Thủ tướng. Cuối năm 2005, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ xảy ra đại dịch cúm gia cầm ở người, Thủ tướng giao Bộ Y tế khẩn trương đầu tư trang thiết bị, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phòng chống đại dịch.
Sau đó, riêng về vấn đề thuốc dự trữ, theo đề nghị của Bộ Y tế, Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch dự trữ quốc gia thuốc Tamiflu và sản xuất thuốc Oseltamivir để phòng chống dịch cúm A/H5N1. Số thuốc dự trữ được Bộ Y tế đề xuất (tại Báo cáo số 58/BC-BYT ngày 16.11.2005) là đủ 30 triệu viên (đến 30.6.2006). Sau đó, kế hoạch này được Chính phủ điều chỉnh xuống còn 20 triệu viên. Dự trữ thuốc dưới hai hình thức: sản xuất 10 triệu viên, hoàn thành trong tháng 3.2006 và dự trữ dưới dạng nguyên liệu đủ sản xuất 10 triệu viên Oseltamivir.
Theo cơ quan chức năng, mặc dù trong 2 năm (2003 - 2005) cả nước chỉ có 91 ca mắc bệnh nhưng Bộ Y tế vẫn đề xuất mốc thời gian đến 30.6.2006 phải dự trữ đủ 30 triệu viên thuốc, tương đương 3 triệu liều cho 3 triệu người. Việc tham mưu đề xuất như trên là thiếu căn cứ thực tiễn về tình hình diễn biến của dịch tại VN. Việc nói quá về tình hình đại dịch xảy ra đã được xác nhận là không chỉ tại VN.
Hàng triệu USD bất minh
Cơ quan chức năng cũng chỉ ra Bộ Y tế đã vi phạm nhiều quy định trong quá trình triển khai mua nguyên liệu làm thuốc, dẫn đến việc doanh nghiệp đã mua nguyên liệu từ nguồn cung cấp với giá cao.
Cụ thể, 4 công ty được Bộ Y tế đặt hàng mua nguyên liệu sản xuất thuốc là Công ty dược và vật tư - y tế Phú Yên (Pymepharco); Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long; Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm và Công ty Stada Việt Nam. Trong quá trình đặt hàng 4 công ty trên, biên bản của “Hội đồng thẩm định các cơ sở đủ điều kiện sản xuất thuốc” của Bộ Y tế tại buổi làm việc với 4 công ty đã không có nội dung thương thảo về giá; biên bản làm việc không có chữ ký của công ty; đơn đặt hàng đã được Hội đồng thẩm định gửi cho công ty ngay tại buổi kiểm tra trong khi chưa có báo cáo lên Bộ trưởng.
Từ kết quả này, 4 công ty đã đặt mua 2.030 kg nguyên liệu Oseltamivir (do Hetero Labs Limited Ấn Độ sản xuất) với giá 17.500 - 18.000 USD/kg, cao hơn nhiều so với giá Bộ Y tế đã báo cáo là 12.000 USD/kg (báo cáo tại Kế hoạch số 59/BYT-QLD ngày 16.11.2005). Trong đó, các công ty Stada Việt Nam, Imexpharm và Pymepharco mua 1.510 kg với giá 18.000 USD/kg từ nhà cung cấp Stada Import Hồng Kông, với tổng số tiền là 27.180.000 USD. Đáng lưu ý, sau khi thanh toán tiền cho nhà cung cấp, 3 công ty dược trong nước: Stada Việt Nam, Pymepharco, Imexpharm đã được nhận lại tổng số tiền hơn 2,8 triệu USD. Số tiền này, cơ quan chức năng đã yêu cầu phải hoàn trả ngân sách nhà nước.
Riêng Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long mua 520 kg nguyên liệu từ Công ty Mambo Overeas Limited Singapore với giá 17.500 USD/kg, thành tiền là 9.100.000 USD. Thế nhưng, công ty này chỉ thanh toán cho bên bán 5.252.000 USD và giữ lại số tiền hơn 3,8 triệu USD, nhưng số tiền giữ lại không được thể hiện trong báo cáo tài chính.
Thông tư 121/2000/TT-BTC ngày 29.12.2000 đã nêu rõ: “Trường hợp đặc biệt giá trị gói thầu từ 1 tỉ đồng trở lên, nếu cần chỉ định thầu, các bộ, ngành cần có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính thẩm định, báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định”. Thế nhưng, Bộ Y tế đã không có văn bản gửi Bộ Tài chính thẩm định và không báo cáo Thủ tướng trước khi đặt hàng cho 4 công ty sản xuất và cung cấp thuốc. Đồng thời, Bộ Y tế cũng không phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá mua thuốc trước khi có đơn đặt hàng cho các công ty sản xuất để làm căn cứ pháp lý; đơn đặt hàng không ghi đơn giá và giao cho các công ty tự tìm nguồn mua nguyên liệu, tự xây dựng giá thuốc dẫn đến việc thẩm định giá thuốc bị động và phụ thuộc vào giá do doanh nghiệp đề xuất.
Ngoài ra, việc Bộ Y tế không báo cáo xin phép Thủ tướng trước khi đặt hàng sản xuất và cung cấp thuốc với 4 công ty là sai quy định tại Quyết định số 1239/QĐ của Thủ tướng Chính phủ “Thực hiện kế hoạch dự trữ thuốc Tamiflu và sản xuất thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphate theo quy định của Chính phủ".
- Bắt Phó Cục trưởng Cục thuế đánh bạc (Lao động)
Bộ Y tế “hớ” đủ thứ

TT - Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra dự án dự trữ thuốc phòng chống dịch cúm A/H5N1của Bộ Y tế. Kết luận này cho thấy có nhiều vấn đề khuất tất...
img
Yêu cầu Bộ Y tế kiểm điểm việc mua thuốc trị cúm A Dân Trí
Thanh tra Chính phủ kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền đối với những tập thể, cá nhân của Bộ Y tế có sai phạm liên quan đến việc mua thuốc phòng chống dịch cúm A/H1N1, H5N1. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Sản vừa ký kết ...
Bộ Y tế 'lỗ nặng' khi mua thuốc Tamiflu phòng H5N1VNExpress
Thượng bất chínhTiền Phong Online
Đề nghị điều tra việc mua nguyên liệu sản xuất TamifluTiền Phong Online
Báo Khoa học -Thanh Niên
tất cả 11 bài viết »
Kết luận của Thanh tra CP về dự án mua thuốc tamiflu

Cũng theo kết luận thanh tra, 3 công ty: Stada Việt Nam, Imexpharm, Pymepharco có trách nhiệm nộp lại hơn 2,8 triệu USD.
Kiến nghị tổ chức kiểm điểm những sai sót của Bộ KHCN

TT - Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo bộ trưởng Bộ KHCN tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các đơn vị và cá nhân có liên quan đến các khuyết điểm đã được TTCP chỉ ra.
Biến rác thải thành phân vi sinh tại Cù Lao Chàm

UBND TP Hội An (Quảng Nam) hôm qua cho biết, dự án nhà máy xử lý, chế biến rác thải sinh hoạt thành phân vi sinh ở Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ đã được khảo sát, chọn địa điểm trên tổng diện tích 1,2 ha.
Nói không với tôm bơm tạp chất: Đánh trống bỏ dùi

SGTT.VN - Việc bơm tạp chất vào con tôm để tăng trọng lượng tiếp tục diễn ra công khai.
5 container rác công nghiệp nhập lậu về Việt Nam

Cả 5 container trên được vận chuyển qua hãng tàu Hanjin từ Hồng Kông về Cảng Hải Phòng từ hồi tháng 10/2009.
Tham nhũng và lãng phí... nguyên nhân từ đâu ??/ Người ta cũng nghĩ rằng chế độ cộng sản Việt Nam là giúp tạo ra các ưu đãi về cấu trúc để tham gia vào các hành vi tham nhũng.
Quyền lực ngang dọc của hệ thống độc đảng của đất nước và phân bổ nguồn lực kinh tế phụ thuộc vào các quyết định hành chính, các cơ hội cho hành vi tham nhũng có mặt ở khắp nơi.
Và một khi tham nhũng trở thành [nếp sống] văn hóa, nó có thể nâng lên thành ‘quần chúng nhân dân tham nhũng’.
Trừ khi các lãnh đạo Việt Nam bắt đầu cân nhắc những ảnh hưởng của chế độ cộng sản đối với tham nhũng một cách nghiêm túc, những giải pháp đưa ra chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước phát triển tham nhũng nhanh hơn.
16-04-2010 Long S. Le, ĐH Houston
Từ khi đổi mới, chính phủ Việt Nam ngạc nhiên là có thể đối đầu với thực tế rằng tham nhũng có thể gây ảnh hưởng bất lợi trên nhiều khía cạnh phát triển kinh tế, như giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP và bất bình đẳng về thu nhập lớn hơn.
Thật vậy, gần đây chính phủ phải đáp ứng sự quan tâm của các nhà viện trợ nước ngoài qua việc tính toán về lợi nhuận trong đầu tư, khi tháng 12 năm 2008, Nhật Bản đã đình chỉ các khoản vay với lãi suất thấp khoảng $1,1 tỷ đô la hàng năm cho Việt Nam trong một thời gian ngắn, trong lúc điều tra tham nhũng.
Mỗi năm, chính phủ Việt Nam dường như sẵn sàng hơn trong chiến dịch chống tham nhũng mới. Năm nay cũng không ngoại lệ. Theo Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (người cũng là Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng), ‘tham nhũng vẫn còn trầm trọng và trở nên tinh vi hơn về quản lý tài sản và đất đai, đầu tư xây dựng, và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, một nghị quyết mới ban hành rằng tham nhũng sẽ là một công việc lâu dài và khó khăn, đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả mọi cấp từ trung ương đến địa phương.
Để chắc chắn, như quan sát của học giả Đặng Ngọc Dinh người nghiên cứu về tham nhũng, thiếu một phần trong nghị quyết trên là hệ thống bảo vệ những người chứng kiến và báo cáo tham nhũng. Giáo sư Dinh cũng đề nghị rằng ‘cần tìm nguyên nhân trước khi đi đến giải pháp’. Mặc dù ‘ý chí chính trị’ muốn giảm tham nhũng, các nhà lãnh đạo Việt Nam không quan tâm đến việc xem xét tận ‘gốc’ hoặc xem lý do tại sao tham nhũng vẫn tiếp tục phát triển. Thường bị bỏ qua đó là, lời kêu gọi chống tham nhũng mạnh mẽ hơn của các nhà tài trợ Việt Nam và nước ngoài đã không giúp các cơ chế giảm bớt tham nhũng mạnh mẽ trong tương lai, bằng báo ‘chí độc lập’ hoặc tư pháp.
Dân chủ thông qua đối lập chính trị, tự do báo chí, và tư pháp độc lập được xem như các cơ chế giúp tham nhũng giảm mạnh. Ví dụ, ở những nước có các đảng phái đối lập và tự do báo chí, có những động cơ được thể chế hóa cho các đảng phái có quyền chống tham nhũng.
Qua nhiều cách, Việt Nam có động lực để đạt thành tích cao. Điều này thậm chí còn nhiều hơn khi hệ thống thị trường đang nắm giữ ở trong nước. Nhưng, cùng lúc các phương tiện sẵn có để thành công thì không đủ cung cấp. Ví dụ, chỉ có 3% trên tổng dân số được đi học 13 năm trở lên (được học tiếp sau khi tốt nghiệp PTTH). Bởi vì tiếp cận với giáo dục đại học bị giới hạn và cạnh tranh, bê bối trong thi cử, mua điểm, và bằng cấp giả mạo được mọi người biết đến.
Người ta cũng nghĩ rằng chế độ cộng sản Việt Nam là giúp tạo ra các ưu đãi về cấu trúc để tham gia vào các hành vi tham nhũng. Vì quyền lực ngang dọc của hệ thống độc đảng của đất nước và phân bổ nguồn lực kinh tế phụ thuộc vào các quyết định hành chính, các cơ hội cho hành vi tham nhũng có mặt ở khắp nơi. Một nghiên cứu thực nghiệm của Wayne Sandholtz và Rein Taagepera cho thấy rằng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam làm giảm đáng kể ‘thành phần ưu tú liêm khiết’, thậm chí kiểm soát những biến đổi về văn hóa.
Qua ngụ ý, nạn tham nhũng còn tồn tại ở cấp chính phủ càng lâu hơn, khả năng các công dân Việt Nam trở nên thờ ơ với tham nhũng hoặc góp phần vi phạm luật pháp càng lớn hơn, bởi vì đó là cách duy nhất để đi lên trong một hệ thống tham nhũng. Và một khi tham nhũng trở thành [nếp sống] văn hóa, nó có thể nâng lên thành ‘quần chúng nhân dân tham nhũng’, điều đó có thể khuyến khích những thành phần ưu tú mới tham nhũng, trong đó hoặc là sẽ tồn tại dai dẳng liên tục trong suốt hành trình đất nước hoặc sẽ thách thức hành trình của đất nước [tiến lên] một xã hội có thu nhập trung bình (câu này không rõ nghĩa lắm).
Hầu hết các báo cáo, bất kỳ hy vọng nào để sức mạnh truyền thông Việt Nam gây áp lực và vạch trần tham nhũng của chính phủ ra trước công luận, chỉ được một lúc nào đó thì biến mất. Từ cuối năm 2005 đến đầu năm 2007, các nhà phân tích phương Tây nghĩ rằng ‘thời điểm quyết định’ cho xã hội dân sự của đất nước ra đời đã xảy ra. Đó là, hai phóng viên nổi tiếng của hai trong số các tờ báo được yêu thích ở trong nước, Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ, đã phá vỡ cái gọi là vụ tai tiếng PMU 18 vào cuối năm 2005.
Trong tháng 6 năm 2006, Brian Quinn, một chuyên gia về cải cách luật pháp ở Việt Nam, lưu ý rằng nếu các quan chức hàng đầu không thành công trong việc hối lộ để ‘thoát khỏi tội’ của họ, điều đó ‘nhờ vào sự năng nổ của đội quân báo chí Việt Nam’. Ông ta tiên đoán triển vọng cho báo chí Việt Nam đóng một vai trò xây dựng trong việc ‘làm tham nhũng nhẹ bớt bằng cách đưa vấn đề ra trước công luận.’
Tuy nhiên, vào giữa tháng 10 năm 2008, một sự nhạo báng công lý đã xuất hiện, trong đó các nhà báo đã trở thành nạn nhân. Theo chủ toạ phiên toà, Chiến và Hải có lỗi trong việc nhầm lẫn, làm tổn hại đến ‘uy tín của một số quan chức cao cấp và gây ra dư luận tiêu cực’. Chiến đã bị kết án hai năm tù, Hải bị tìm thấy phạm cùng tội danh nhưng đã nhận được ‘bản án không giam giữ với hai năm tù treo’ vì ông đã không tranh cãi lời buộc tội.
Sự rút ngắn như trên về xã hội dân sự đang nổi lên của đất nước sẽ có nghĩa là ‘chủ nghĩa đặc thù của đảng’ sẽ có đầy đủ quyền lực. Đó là, theo học giả Scott Fritzen, ‘các nhân vật chính là những người phải chấp nhận và thực hiện các chính sách để hạn chế tham nhũng là những người có thể đối mặt với yếu kém, hoặc thậm chí tiêu cực, những động cơ để làm vậy’. Những phát hiện gần đây của Thanh tra Chính phủ đã nói: ‘Các cấp cao hơn chỉ phát hiện tham nhũng ở các cấp thấp hơn. Các tỉnh phát hiện tham nhũng ở các huyện, các huyện phát hiện tham những ở các xã. Không ai nói rằng họ đã tìm thấy nạn tham nhũng trong chính tổ chức của mình’.
Tóm lại, có bằng chứng cho thấy rằng việc Việt Nam hội nhập hơn với nền kinh tế toàn cầu và các cơ hội mới tạo ra một nước sắp có thu nhập trung bình (theo quy định của Liên Hợp Quốc) thực ra có thể gia tăng tham nhũng không ít. Trừ khi các lãnh đạo Việt Nam bắt đầu cân nhắc những ảnh hưởng của chế độ cộng sản đối với tham nhũng một cách nghiêm túc, những giải pháp đưa ra chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước phát triển tham nhũng nhanh hơn.
Long S. Le là giáo sư và là Giám đốc của bộ phận Sáng kiến Quốc tế thuộc Nghiên cứu Toàn cầu tại Đại học Houston.
Người dịch: Ngọc Mai---Chiến dịch tham nhũng bất tận của Việt Nam

--------------
Volcker's paradox (giangle)
James Crotty (UMass) đưa ra khái niệm Vocker's Paradox tháng 2/2007, chỉ vài tháng trước khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra. Paradox này dựa trên một quan sát của Paul Volcker vào năm 1997: mặc dù competition giữa các financial institutions có vẻ tăng rất mạnh trong 20-30 năm vừa qua, profit và lương/thưởng của giới finance cũng tăng rất nhanh, trái ngược với lý thuyết kinh tế căn bản.
Crotty đưa ra một số giải thích sau. Thứ nhất là sự gia tăng của financial product demand, mà phần nào đó là nhờ các inovations đã làm người ta tưởng có thể manage được risk tốt hơn. Đây cũng là lý do mà Simon Johnson cho rằng tăng trưởng của Mỹ là finance-led, một cách nói khác của bubble/ponzi economy. Câu kết luận của Crotty như là điềm báo cho cuộc khủng hoảng: "Has the conventional belief that financial investment strategies formerly considered too risky to adopt have been made safe (and profitable) by modern risk-management techniques increased the likelihood of a future systemic financial crisis?"
Thứ hai là một khái niệm của Schumpeter: "corespective competition", nghĩa là competition chỉ về mặt hình thức, các công ty ngầm định với nhau không ai "phá giá" profit margin của mình. Nói cách khác họ không cạnh tranh về giá mà cạnh tranh thông qua dịch vụ mới và chiều chuộng khách hàng. [Ngoài lề: các công ty dược và sữa trẻ em ở VN có lẽ cũng thuộc diện này].
Thứ ba là gia tăng risk taking, hay nói đơn giản là tăng leverage. Để tăng leverage các financial instituitions phải "lách luật" (Basel) bằng những financial inovations dạng như CDO hay OTC derivatives, hay accounting tricks như repo 105. Chưa kể họ còn được chính các regulators giúp đỡ khi deregulate những qui định khắt khe trước đó, vd Clinton bãi bỏ luật Glass-Steagall năm 1999 dưới sự tư vấn của Robert Rubin và Larry Summers.
Ba năm sau khi James Crotty viết bài này, Volcker's Paradox đã quay trở lại, chí ít cho đến khi financial regulation reform được thực hiện triệt để:
(Nguồn: Free Exchange)
Kinh tế:
- Dốt nát+Tư lợi đẻ ra những Văn bản dưới luật trái luật – Dân chịu thiệt! (ĐĐKết)
- Dân nghèo và những đòn thù chí mạng (NNVN)
Nhà đầu tư đừng quá kỳ vọng

TP - Nguồn vốn khó khăn, áp lực lạm phát đè nặng, xuất khẩu giảm, thị trường chưa minh bạch…nhưng kết quả kinh doanh quý 1/2010 của nhiều DN niêm yết khá ấn tượng. Tuy nhiên, nhà đầu tư có nên nhảy vào thị trường thời điểm này hay không lại là chuyện khác.
- Khởi tố vụ án hành hung phóng viên báo Người Lao Động (PLTP)
- Nhiều nhà tiền tỷ ở Phú Mỹ Hưng sẽ bị đập bỏ? (VNN)
- Quy hoạch chưa duyệt, giá đất đã lên (VNN)
Bắt giữ gần 170 tấn quặng sắt vận chuyển trái phép Bee

Các lái xe thừa nhận số quặng sắt trên đều xuất tại kho Mỏ sắt Sỹ Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) và vận chuyển đi Hải Phòng.
Cán bộ công ty than cấu kết với 'than tặc' Báo Đất Việt
Chiều 20/4, đại tá Đỗ Văn Lực, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với hai cán bộ của Công ty than Mạo Khê về hành vi nhận hối lộ và thiếu tinh thần trách nhiệm gây ...
Bắt khẩn cấp một Trưởng phòng Bảo vệAn ninh thủ đô
Bảo vệ thông đồng với "than tặc" ở Mạo KhêThanh Niên
Làm rõ vụ “than tặc” lộng hành mỏ Mạo KhêĐài Tiếng Nói Việt Nam
Nhân Dân -Lao động -Thanh Niên
Yêu cầu 5 đơn vị khai thác than ngưng hoạt động

TT - Ngày 20-4, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản chỉ đạo năm đơn vị đang khai thác than trên địa bàn huyện Đại Lộc phải dừng tất cả hoạt động, gồm: Xí nghiệp nuôi trồng chế biến nông lâm và du lịch Đại Lộc, Công ty TNHH Sơn Thắng, HTX dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp Đại Hưng, Công ty TNHH Phú Thành Long, HTX tiểu thủ công nghiệp 27-7 Đại Lộc.
Vụ cướp than: Khởi tố trưởng phòng bảo vệ cty Mạo Khê Bee

Khi công an tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc của Hùng đã thu giữ một số sổ tiết kiệm và tiền mặt, tổng số khoảng 700 triệu đồng.
Làm rõ vụ “than tặc” lộng hành mỏ Mạo Khê VOV

Chiều 20/4, Công an Quảng Ninh đã công bố thông tin điều tra ban đầu về vụ khai thác than trái phép tại khu vực mỏ Mạo Khê, huyện Đông Triều (Quảng Ninh).
Sập cầu cạn Pháp Vân: Công nhân phải bỏ tiền túi để đền

Liên quan việc 4 dầm cầu cạn Pháp Vân bị sập, ngày 20/4, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long, Vũ Xuân Hòa quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật xem xét trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan đến sự cố, báo cáo Bộ GTVT trước ngày 24-4.
Giáo dục:
- Tôi có lẽ là người khơi mào cho một loạt ý kiến (PLTP). “Hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay tôi xin phép nói thẳng là nền giáo dục “đi thụt lùi”. Không ai không thấy được việc này, và ngày càng có nhiều người lên tiếng về việc này. Giáo viên thì chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền với những lớp học thêm tại nhà. Và một khi cái chữ “tiền” nó thấm sâu vào suy nghĩ và hành vi của giáo viên thì hệ quả sẽ xảy ra.”
- Nhiều giáo viên đi “mua” thành tích? (LĐộng)
- Bị ‘Tây hoá’, trẻ Việt không biết viết tên mình (VNN)
- “Tiếp sức” và “chảy máu” (LĐộng)
- Sở GD &ĐT Quảng Ngãi: Kỷ luật 2 giáo viên về “tội”… phôtô bài báo? (PL&ĐS)
- Sóc Trăng: Thừa nhiều giáo viên bậc Trung học phổ thông (ĐĐKết)
- Một giáo viên bị đồng nghiệp bạt tai ngay tại lớp (VNN)
- TP.HCM: Đánh “nhẹ” 2 phát vào mông trò, thầy bị đuổi việc? (VNN). Ai có trách nhiệm hoặc góp phần làm rõ những vụ việc kiểu nầy? Chắc chắn không phải công an. Vậy còn thanh tra giáo dục, hội phụ huynh, đoàn thanh niên thì sao? Hình như không có “hội nhà giáo”?
- Loại học sinh yếu vì bệnh thành tích: Mục đích giáo dục đã bị xem nhẹ (TTrẻ)
Báo động sinh viên chơi game dạy làm nhục phụ nữ Bee

Xapelay kích thích các hành động xâm hại phụ nữ, cho phép người chơi có thể sàm sỡ hay có những hành vi bạo lực.
- Nguyễn Kiều Dung (Nghiên cứu sinh Kinh tế, Mỹ) Để HS giỏi lớn lên hết loay hoay tìm chính mình? (VNN)
- Lễ tốt nghiệp giá vé tiền triệu (VNN)
Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về GD:
(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa thông báo dự thảo lần 1 về Nghị định “Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục” để bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục. So với Nghị định số 166/2004/NĐ-CP, ...
- Dự thảo: Quy định lại trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục (GDTD)
Chủ tịch tỉnh có quyền cách chức hiệu trưởng trường ĐHVietNamNet
Rõ hơn về trách nhiệm trong việc thành lập trườngHà Nội Mới
Thành lập bộ máy giúp địa phương giám sát trường ĐH, CĐAn ninh thủ đô
Người Lao Động -Hà Nội Mới

Xã hội
Khởi tố vụ phóng viên bị hành hung tại Lạng Sơn
(Dân trí) - Liên quan đến vụ nhà báo Trần Thế Dũng bị hành hung trên đường tác nghiệp, cơ quan CSĐT Công an huyện Cao Lộc vừa có công văn 02/QĐ-CQĐT thông báo quyết định khởi tố vụ án hình sự đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ đến Công an Lạng Sơn để điều ...
Khởi tố vụ án hành hung nhà báo Trần Thế DũngĐài Tiếng Nói Việt Nam
Khởi tố vụ án phóng viên bị hành hung khi điều tra buôn lậuVNExpress
Công an huyện Cao Lộc, Lạng Sơn đã khởi tố vụ áncand.com
Thanh Niên -Người Lao Động -Báo Đất Việt

- Bỏ ngỏ khả năng trưởng văn phòng công chứng bị sát hại (VNE)
Hậu cái chết của Trưởng văn phòng công chứng Việt Tín (VNN 20-4-10)
Đưa xe hút đinh vào hoạt động

TT - Chiều 20-4, đội an toàn giao thông và dịch vụ công ích (lực lượng TNXP tỉnh Bình Dương) cho biết vừa ra mắt tổ phòng chống rải đinh. Theo đó, tổ có nhiệm vụ vận hành xe hút đinh trên các tuyến đường đồng thời hỗ trợ vá xe, cứu hộ cứu nạn khi gặp tai nạn giao thông.

Tổng số lượt xem trang