- Bà Trần Ngọc Sương đối chất với 3 thuộc cấp (Bee)-
30/11/2010 19:32:43- Sáng 30/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã tổ chức đối chất giữa bà Trần Ngọc Sương, nguyên GĐ Nông trường Sông Hậu, với 3 nguyên cán bộ Nông trường là PGĐ Trương Hồng Nhung, Kế toán trưởng Đặng Thế Quốc Hưng, thủ quỹ Nguyễn Văn Sơn.
Tham dự có hai điều tra viên và luật sư Nguyễn Trường Thành, Phan Trung Hoài. Nội dung đối chất nhằm làm rõ 3 nội dung: Bà Sương mượn 850 triệu đồng thanh toán một giao dịch của Nông trường; 1,56 tỷ đồng bán cổ phiếu của bà Sương và số tiền hơn 2,2 tỷ đồng cho rằng bà Sương sử dụng đi công tác.
Bà Sương trong phiên tòa hồi tháng 8/2009. Ảnh: Đất Việt |
Hai nội dung đầu, đối chất đã làm rõ, việc mượn tiền và sau đó được hoàn trả bằng tiền bán cổ phiếu của bà Sương, nhưng do vụ án khởi tố nên chưa quyết toán trên sổ sách.
Nội dung thứ ba, hơn 2,2 tỷ đồng quy cho bà Sương sử dụng đi công tác mà nhiều khoản trong sổ sách ghi không rõ ràng thì chưa có sự thống nhất. Bà Sương cho rằng, nhiều cán bộ đi công tác mà ghi hết cho bà là không đúng, ba người đối chất giải thích dù ghi không rõ ràng nhưng hầu hết chi cho bà Sương.
Để làm rõ, bà Sương đề nghị giám định tài chính phần “lập quỹ trái phép” bởi từ khi khởi tố vụ án đến nay chưa được giám định.
-Lùi thời gian đối chất của bà Trần Ngọc Sương (Bee 26/11/2010)
Việc đối chất giữa bà Trần Ngọc Sương, nguyên giám đốc Nông trường sông Hậu (tỉnh Cần Thơ) với người 10 người liên quan tới ngày 24 và 25/11 vẫn chưa thực hiện được. Cơ quan CSĐT thuộc công an TP Cần Thơ giải thích, việc đối chất chưa diễn ra vì do vắng mặt 1 số người và dự kiến sang tuần sẽ đối chất.
Bà Trần Ngọc Sương, tại phiên xét xử phúc thẩm ngày 19/11/2009 . Ảnh: VNN |
Trước đó, trung tuần tháng 11/2010, bà Sương đã có đơn xin đối chất với những người có liên quan vụ án "Lập quỹ trái phép” gửi Thủ trưởng Cơ quan CSĐT công an Cần Thơ.
Lý do nêu ra là do nhiều việc diễn ra trong thời gian dài, bà không nhớ được tình tiết vụ việc nên đề nghị được đối chất với 10 người liên quan “nhằm phục vụ cho việc xác minh, điều tra lại được chính xác, khách quan, minh bạch”.
Và cơ quan chức năng TP Cần Thơ đã đồng ý để bà Sương được đối chất vào ngày 24/11. Tuy nhiên, đến nay việc đối chất chưa thể thực hiện được. - Chấp nhận cho bà Trần Ngọc Sương đối chất (Bee)- Đề nghị đối chất của bà đã được Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ chấp nhận và việc đối chất có thể diễn ra ngày 24/11. - Bà Trần Ngọc Sương đề nghị được đối chất với 10 người (Bee)-20/11/2010 13:15:40
Bà Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu, vừa có đơn “xin đối chất với những người có liên quan vụ án Lập quỹ trái phép” gửi Thủ trưởng Cơ quan CSĐT công an Cần Thơ.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Báo TPO (ngày 20/11) đưa tin, bà Trần Ngọc Sương cho biết, ngày 3 và 4/11/2010 bà đã làm việc với cán bộ điều tra, kể từ sau khi tòa hình sự toà án nhân dân tối cao có quyết định giám đốc thẩm ngày 27/5/2010, hủy các bản án sơ thẩm và phúc thẩm của tòa án Cần Thơ (năm 2009) để điều tra lại từ đầu.
Nguyên GĐ NTSH Trần Ngọc Sương tại phiên tòa vào tháng 11/2009. Ảnh: Đất Việt |
Tuy nhiên, do nhiều việc diễn ra trong thời gian dài, bà không nhớ được nên đề nghị được đối chất với 10 người liên quan “nhằm phục vụ cho việc xác minh, điều tra lại được chính xác, khách quan, minh bạch”.
Được biết, ngày 9/4/2008, CSĐT TP Cần Thơ khởi tố vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" tại Nông trường Sông Hậu.
Sau đó, vụ án được chuyển sang thành vụ án "Lập quỹ trái phép" và được TAND huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) xử sơ thẩm tuyên án ngày 15/8/2009, phạt nguyên GĐ Nông trường Sông Hậu Trần Ngọc Sương 8 năm tù.
Ngày 19/11/2009, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm, tòa tuyên y án sơ thẩm với bà Sương.
Tới ngày 27/5/2010, TAND tối cao xem xét giám đốc thẩm đã tuyên hủy bản án phúc thẩm và sơ thẩm vụ Nông trường Sông Hậu, trả hồ sơ để điều tra lại theo thủ tục chung.Được biết, ngày 9/4/2008, CSĐT TP Cần Thơ khởi tố vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" tại Nông trường Sông Hậu.
Sau đó, vụ án được chuyển sang thành vụ án "Lập quỹ trái phép" và được TAND huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) xử sơ thẩm tuyên án ngày 15/8/2009, phạt nguyên GĐ Nông trường Sông Hậu Trần Ngọc Sương 8 năm tù.
Ngày 19/11/2009, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm, tòa tuyên y án sơ thẩm với bà Sương.
V.A (Tổng hợp)-Bản giải trình của bà Trần Ngọc Sương bvnpost
Hiện ngụ tại: số 46, đường Trần Bình Trọng, phường 5, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quyết định Giám đốc thẩm số 22/2010/HS-GĐT, ngày 27/5/2010 của Tòa hình sự Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) về vụ án: Trần Ngọc Sương và đồng phạm bị xét xử về tội “Lập quỹ trái phép”, Tòa đã có ba ý kiến: Về một số khoản thu bị xác định là lập quỹ trái phép; Về việc xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường; Về thủ tục tố tụng.
Và TANDTC đã ra quyết định hủy bản án hình sự phúc thẩm số 137/2009/HSPT ngày 19/11/2009 của TAND TP Cần Thơ và bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HDST ngày 15/8/2009 của TAND huyện Cờ Đỏ để điều tra lại; chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát Nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.
Từ ngày 14/9/2010 đến ngày 07/10/2010, tôi được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ (CQCSĐT TP. Cần Thơ) mời đến làm việc để điều tra lại vụ án này. Trong quá trình điều tra, CQCSĐT TP. Cần Thơ có yêu cầu tôi giải trình làm rõ về khoản tiền đi công tác trong nước và nước ngoài. Qua các số liệu mà tôi được CQCSĐT TP. Cần Thơ cung cấp, cũng như của bà Hoàng Thị Bình, ông Nguyễn Văn Sơn và các bút lục do luật sư của tôi chụp được một phần, do tôi ghi chép lại bằng tay, một ít do CQCSĐT TP. Cần Thơ cung cấp. Tôi xin được giải trình làm rõ một số các sự việc như sau:
1. Số liệu của ông Trần Đình Kiên cung cấp vào ngày 20/09/2010 mà CQCSĐT TP. Cần Thơ đã kết luận cho tôi là: Đi công tác trong nước: 2.142.222.000 đ; Đi công tác nước ngoài: 144.728.000 đ; Tổng cộng: 2.286.950.000đ
Có mấy vấn đề sau đây, tôi muốn nêu ra: Bảng tổng hợp không ghi rõ nội dung chi; Những điểm chưa hợp lý, chưa thuyết phục để chứng minh số liệu tổng hợp trong quá trình điều tra để kết luận đó là số tiền đi công tác của tôi. Cụ thể:
Bảng tổng hợp không ghi rõ nội dung chi:
(Do bà Hoàng Thị Bình phụ trách, tổng hợp)
Năm chi | Thời gian | Bút lục | Nội dung | Tổng tiền ( VNĐ ) | Ghi chú |
2002 2003 2004 | 05/05/02 – 19/05/02 30/08/02 – 20/09/02 30/07/02 – 25/08/02 10/06/02 – 11/07/02 25/03/02 – 29/04/02 03/10/02 – 16/10/02 09/12/02 – 03/01/03 02/11/02 – 02/12/02 28/07/03 – 14/10/03 06/01/03 – 28/02/03 | 2094 1824 1826 1827 1828 1829 1830 1831 2711 | Không có ghi nội dung chi Tổng cộng: (1) Không có ghi nội dung chi Không có ghi nội dung chi Không có ghi nội dung chi Còn lại: Không có ghi nội dung chi Không có ghi nội dung chi Không có ghi nội dung chi Không có ghi nội dung chi Tổng cộng: ( 2 ) Không có ghi nội dung chi Không có ghi nội dung chi Tổng cộng: ( 3) | 40.000.000 40.000.000 30.000.000 49.360.000 60.000.000 40.900.000 65.000.000 20.000.000 21.145.000 106.009.000 332.414.000 68.603.000 132.505.000 201.108.000 | Trong phần chi ngày 30/07/02 có ghi: 10 triệu Hà => Phát: 20 triệu. Nhưng ngày 11/07/02 trong số tiền chi 20 triệu lại có ghi chi tiết các khoản chi là 19.100.000đ nên phần tổng hợp cô Bình phải trừ giảm bớt Nhờ có ghi ở góc nhỏ của bảng kê công tác 19/12/02: 3 tr (tặng đoàn khách ) 19/12/02: 1 tr ( tặng nhà báo) 03/01/03: 1,3 tr (tặng đoàn khách) nên bớt được 5,3 tr |
Cộng: ( 1 ) + ( 2 )+ (3) | 573.522.000 |
Tôi xin hỏi, CQCSĐT TP. Cần Thơ nhận định và đánh giá chứng cứ như thế nào về vấn đề này?
Thiết nghĩ, có phải là các số liệu trong các bút lục này hoàn toàn lệ thuộc vào sự ghi chép tùy tiện và thực sự có đầy đủ rõ ràng hay không của nhân viên thủ quỹ và sau đó là nhân viên tổng hợp cứ thế cộng vào hoặc bớt ra theo cảm tính chủ quan của mình?
Những điểm chưa hợp lý, chưa thuyết phục để chứng minh số liệu tổng hợp trong quá trình điều tra để kết luận đó là số tiền đi công tác của Trần Ngọc Sương.
1. Cách tổng hợp số liệu chưa nhất quán, mang tính cảm tính tùy tiện nhập hay bỏ qua
của 2 người tổng hợp là Hoàng Thị Bình và Nguyễn Văn Sơn.
Người tổng hợp | Bút lục | Thời gian | Nội dung | Tổng tiền (VNĐ) | Ghi chú |
Hoàng Thị Bình | 1820 1821 | 14-01-2002 04-02-2002 | - chi bồi dưỡng + mua quà - chi CB đi công tác+mua quà | 10.000.000 15.000.000 | - không có tính vào bảng tổng hợp - có tính vào bảng tổng hợp |
Nguyễn Văn Sơn | 1564 1584 | 21-01-2004 28-10-2005 12-11-2005 | - chị chi bồi dưỡng cán bộ - chi bồi dưỡng + công tác - chi công tác, bồi dưỡng | 20.000.000 10.000.000 4.000.000 | - không có tính vào bảng tổng hợp - có tính vào bảng tổn ghợp - có tính vào bảng tổng hợp |
Bút lục | Thời gian | Nội dung | Tổng tiền (VNĐ) | Ghi chú |
1566 | 05-02-2004 06-02-2004 | - đi công tác Hà nội - đi công tác | 10.000.000 10.000.000 | không hợp lý về thời gian |
1574 | 29-11-2004 | - chi cán bộ công tác - chi cán bộ công tác Hà nội | 10.000.000 60.000.000 | trong hai khoản này thì khoản nào là thực sự của tôi |
1575 | 03-02-2005 04-02-2005 | - chi cán bộ đi công tác - chi cán bộ đi công tác | 10.000.000 10.000.000 | không hợp lý về thời gian |
1583 | 05-10-2005 10-10-2005 12-10-2005 14-10-2005 | - mua đôla đi Inđônêsia - chi tiền mặt - đi công tác Hà nội - đi công tác Hà nội - đi công tác Hà nội | 12.728.000 10.000.000 10.000.000 50.000.000 10.000.000 | trong thời gian 09 ngày tôi không thể nào đi nổi 01 chuyến công tác sang Indonesia và 03 chuyến đi Hà nội |
1585 | 03-12-2005 05-12-2005 | - đi công tác Hà nội - chi công tác | 10.000.000 5.000.000 | trong hai khoản này thì khoản chi nào thực sự là của tôi |
Tổng cộng: | 207.728.000 |
3. Việc tôi ứng tiền đi công tác, 2 thủ quỹ xác nhận với CQCSĐT đều chưa chính xác:
Người tổng hợp | Bút lục | Thời gian | Nội dung | Tổng tiền | Ghi chú | |||
Hoàng Thị Bình | 1826 1831 | 30-07-2002 23-11-2002 | - không có ghi nội dung chi - không có ghi nội dung chi | 20.000.000 10.000.000 | - Nhưng có ghi Hà-Phát 20.000.000 đồng - Nhưng bên góc có ghi: (Nhung đưa) | |||
Nguyễn Văn Sơn | 1564 1565 1580 1589 | 10-01-2004 12-07-2003 12-07-2003 —– 08-04-2006 | - gởi Kình chuyển - Thuấn nhận hộ -Lượng chi cán bộ đi công tác - chi trả Phương - chị Thương đưa dùm Tổng cộng: | 10.000.000 10.000.000 10.000.000 3.200.000 2.000.000 |
Như vậy, trong tổng số tiền mà tôi bị quy kết là đi công tác trong nước và nước ngoài là 2.227.713.216 đồng đã có nhiều điểm bất cập, khó chấp nhận. Vì không phù hợp với sự thực khách quan.
Ngoài số tiền 905.450.000 đồng khó phân tích và làm rõ nhằm bảo đảm tính thuyết phục, thì trong số tiền đi công tác còn lại là 1.322.263.216 đồng (2.227.713.216 – 905.450.000) cũng khó phân tích ra phần nào do tôi chi đi công tác và phần còn lại được chi cho những ai.
Ở đây, tôi có thể đánh giá các số liệu tổng hợp lệ thuộc vào hai yếu tố:
1. Sự ghi chép bảng kê của thủ quỹ có được rõ ràng, đầy đủ hay không?
Cụ thể:
- Ở bút lục 1584:- ngày 28-10-2005 ghi chi bồi dưỡng+công tác: 10.000.000 đ.
- Ngày 12-11-2005 ghi chi công tác bồi dưỡng: 4.000.000 đ.
Do hai khoản này thủy quỹ ghi chung, không tách ra được nên bị người tổng hợp ghi quy chụp tất cả thành chi công tác cho Trần Ngọc Sương.
- Ở bút lục 1584:- ngày 26-11-2005 ghi: – chi bồi dưỡng 2.000.000 đ
- chi công tác 10.000.000 đ
Nhờ thủ quỹ ghi rõ, tách ra hai nội dung chi nên người tổng hợp mới tách bớt ra 2.000.000 đ cho khoản chi bồi dưỡng.
2. Tùy thuộc vào cảm tính của người tổng hợp:
- Ở bút lục 1564:- ngày 21-01-2004 ghi chi bồi dưỡng cán bộ: 20.000.000 đ nên người tổng hợp không tính là chi công tác.
Nhưng:
- Ở bút lục 1584: ngày 28-10-2005 ghi chi bồi dưỡng + công tác: 10.000.000đ, Ngày 12-11-2005 ghi chi công tác, bồi dưỡng: 4.000.000 đ, người tổng hợp lại tùy tiện cộng vào khoản chi công tác cho Trần Ngọc Sương vì không tách ra được bao nhiêu chi cho công tác, bao nhiêu chi cho bồi dưỡng.
Tất cả những vấn đề mà tôi đã nêu ở trên, cho thấy sự bất cập, chưa hợp lý. Ví dụ như việc ghi nội dung: chi cán bộ đi công tác đều quy kết là do tôi sử dụng. Nếu xét về mặt pháp lý, thử hỏi các cán bộ này khi khai báo có đưa ra được chứng cứ cụ thể nào để chứng minh là tôi đã ký nhận tiền từ họ không? Thế nhưng tôi có thể vẫn chấp nhận những khoản chi có ghi đích danh là chi cho tôi đi công tác và có vài người nhận hộ, và tổng số tiền là 128.000.000 đồng. Các khoản chi còn lại thì lệ thuộc vào cách ghi chép tùy tiện của 2 thủ quỹ của Nông trường: có khoản chi cho cán bộ đi công tác, có khoản ghi chi cho cả đoàn… Nhưng đều phải xác định dù cho đó là khoản chi cho tôi hay chi cho cán bộ khác đi công tác, thì tất cả các khoản đó đều phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển Nông trường chứ không hề có tình trạng chi tiêu cá nhân, bỏ túi riêng.
Tóm lại, với những điểm phân tích và giải trình như trên của tôi, số liệu tổng hợp số tiền 2.227.713. 216 đ về các khoản chi đi công tác trong nước và ngoài nước mà Cơ quan Điều tra đã quy kết vẫn chưa minh bạch đủ sức thuyết phục để tôi có thể chấp nhận đó là chứng cứ pháp lý.
Lại xin được trình bày thêm, tôi và các cán bộ Nông trường đã không lấy những khoản tiền mà theo quy định là được hưởng. Chẳng hạn việc hướng dẫn chi phí dịch vụ, hoa hồng môi giới trong doanh nghiệp nhà nước gồm có nội dung sau:
- Thông tư 01/1998 / TT.BTC ngày 03/01/1998:
“Mức chi hoa hồng môi giới, chi phí dịch vụ được khống chế không quá 3% doanh thu nếu là các hoạt động môi giới hay dịch vụ không thể tính được phần giá trị tăng lên bằng số tiền tuyệt đối, hoặc không quá 3% trên giá trị tăng thêm, nếu xác định giá trị tuyệt đối tăng thêm. Nhưng tổng mức chi phí dịch vụ, chi hoa hồng môi giới và các khoản chi giao dịch tiếp khách, đối ngoại… phải trong phạm vi khống chế theo qui định chế độ hiện hành. Trường hợp đặc biệt các doanh nghiệp họat động chủ yếu bằng các họat động môi giới, chi phí dịch vụ, tiếp thị quảng cáo, đối ngọai, cần phải chi ở mức cao hơn thì doanh nghiệp phải làm phương án báo cáo Bộ Tài chính xem xét quyết định”.
- Thông tư 01/2000/ TB.BTC ngày 05/01/2000:
“Khoản chi giao dịch môi giới xuất khẩu phải thể hiện trong hợp đồng hoặc phụ kiện, phụ lục kèm theo và có chứng từ hợp pháp chứng minh. Nếu vì lý do đặc biệt người nhận tiền giao dịch, môi giới xuất khẩu không thể ký vào phiếu chi hoặc không đồng ý thể hiện trong hợp đồng, phụ kiện, phụ lục. Theo hợp đồng thì chứng từ chi phải có chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng và thủ quỹ của doanh nghiệp xuất khẩu”.
- Thông tư 62/2001 TT.BTC ngày 01/08/2001:
“Khoản chi giao dịch, môi giới xuất khẩu phải thể hiện trong hợp đồng và phụ kiện, phụ lục kèm theo hợp đồng và có chứng từ hợp pháp chứng minh. Trường hợp người hưởng hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu không thể ký vào phiếu chi hoặc không đồng ý thể hiện trong hợp đồng, phụ kiện, phụ lục. Theo hợp đồng thì chứng từ chi phải có chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng và thủ quỹ của doanh nghiệp xuất khẩu”.
Như vậy, theo 3 thông tư nói trên của Bộ Tài chính, thì từ năm 2000 đến 2003, tổng doanh số xuất khẩu, theo số liệu thống kê của Nông trường là:
Năm | Doanh số xuất khẩu ( USD) | Tỉ lệ được sử dụng ( USD) | Số ngọai tệ được sử dụng ( USD ) | Tỉ giá VNĐ/USD | Tổng số tiền VNĐ (VNĐ) |
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 | 23.653.000 19.253.000 4.378.000 9.948.000 9.305.000 9.717.000 13.910.000 | 3% 3% 3% 3% 3% 3% 3% | 709.590 577.590 131.340 298.440 249.150 291.510 417.300 | 14.195 14.980 15.380 15.640 15.745 15.870 16.050 | 10.072.630.050 8.652.298.000 2.020.009.200 4.667.601.600 3.922.866.750 4.626.263.700 6.697.665.000 |
Tổng | 89.164.000 | 3% | 2.674.920 | 32.007.036.300 |
89.164.000 đô la x 3% = 2.674.920 đô la. Tương đương: 32.007.036.300 VNĐ
Trong khi đó, tổng chi phí đi công tác được hạch toán vào khoản chi bên Công đoàn (tạm chấp nhận)là: 2.277.713.216 đ (1)
Theo số liệu của CQĐT cho biết, tổng chi các khoản công tác + hoa hồng môi giới bên Nông trường thanh toán là: 2.123.174.711 đ (2)
Với tổng số tiền tạm chấp nhận đã chi cho công tác là: (1) + (2) = 4.450.887.927đồng.
Như vậy, nếu so với số tiền được phép chi nói trên (32.007.036.300đ), thì chênh lệch trong khoản được phép chi còn quá xa. Điều này cho thấy, Nông trường đã rất có ý thức dè sẻn khi chi và chi rất tiết kiệm trong suốt cả quá trình hoạt động.
Tôi rất bức xúc về việc bị quy kết tội chủ mưu lập quỹ trái phép ở Nông trường Sông Hậu. Bởi lẽ, theo các Thông tư hướng dẫn trên nguyên tắc, tôi được phép chi số tiền rất lớn, lên đến 32 tỉ đồng cho mục đích kinh doanh, phát triển Nông trường. Vậy tại sao tôi lại phải chủ mưu lập quỹ trái phép cho chi phí công tác chỉ trên 2 tỉ đồng để rồi phải chịu trách nhiệm pháp luật, chịu án nhục nhã như thế này?
Trần Ngọc Sương
Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ Ba Sương
Bee 08/07/2010 19:22:30
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thứ 13 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng diễn ra ngày 8/7 nhằm đánh giá, kiểm điểm công tác 6 tháng đầu năm và tập hợp những ý kiến hoàn chỉnh dự thảo chương trình, mục tiêu công tác từ nay đến hết năm 2010 đạt hiệu quả cao nhất.TIN LIÊN QUAN |
---|
Ban chỉ đạo cũng báo cáo 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã và đang được chỉ đạo giải quyết, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, được dư luận nhân dân đồng tình như vụ Huỳnh Ngọc Sỹ , lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đã xét xử phúc thẩm, tăng hình phạt đối với bị cáo Sỹ từ 3 năm lên 6 năm tù giam; Lê Quả từ 2 năm lên 5 năm tù giam. Cũng trong vụ án này, hiện cơ quan điều tra đang tích cực điều tra, làm rõ hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
Vụ Đoàn Tiến Dũng, nguyên Phó TGĐ BIDV và Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc BIDV Chi nhánh Hải Phòng nhận hối lộ đã kết thúc điều tra, chuyển Viện Kiểm sát truy tố…
Thủ tướng chỉ đạo: Các thành viên của Ban chỉ đạo cần tiếp tục kiên quyết, kiên trì nhưng phải khẩn trương, đúng pháp luật trong công tác phòng chống tham nhũng. Cần chú trọng phòng, chống đi liền với nhau, đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm và công khai thông tin. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan thành viên tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử 11 vụ án điểm, tham nhũng, phức tạp trên.
Hiện Ban chỉ đạo đang đôn đốc việc giải quyết 13 vụ án nghiêm trọng, phức tạp khác đáng chú ý là các vụ: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Công ty xăng dầu hàng không, đã có cáo trạng, hiện TAND TP Hà Nội đang thụ lý, chuẩn bị đưa ra xét xử. Vụ tham ô tài sản, cố ý làm trái, nhận hối lộ tại Kho Cảng Thị Vải, Bà Rịa – Vũng Tàu, đã đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra 18 bị can...
Báo cáo của Ban chỉ đạo cho thấy, tính đến 20/6, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phát hiện, khởi tố 81vụ/159 bị can; truy tố 122 vụ/315 bị can; xét xử 100 vụ/216 bị cáo về các tội danh liên quan đến tham nhũng.
Q.Vũ
Tập trung chỉ đạo điều tra, xét xử 11 vụ án tham nhũng tồn đọng VOV
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Thực hiện tốt công tác công tác phòng, chống tham nhũng không chỉ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội mà còn góp phần xây dựng bền chặt lòng tin giữa nhân dân với ĐảngSáng 8/7 tại Hà Nội diễn ra phiên họp thứ 13 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, 6 tháng đầu năm 2010, công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm và đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Nổi bật là việc xây dựng, hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng; triển khai các giải pháp phòng ngừa; công khai minh bạch tài sản; phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.
6 tháng qua, ngành Thanh tra triển khai trên 500 cuộc thanh tra trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và gần 3.600 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội. Qua thanh tra, cơ quan chức năng đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 250 tập thể; gần 900 cá nhân, với số tiền sai phạm về kinh tế gần 2.500 tỷ đồng; trên 21.000 ha đất. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố 81 vụ với 159 bị can, giảm 30% số vụ và 34 bị can so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, theo nhận định của các đại biểu tham gia phiên họp, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản. Nguyên nhân của tình trạng này là công tác tuyên truyền giáo dục về phòng, chống tham nhũng chưa đồng đều; nhiều bộ ngành, địa phương chưa thực hiện tốt việc kiểm tra đôn đốc, cũng như xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho rằng: “Việc phát hiện, xử lý, nhất là người đứng đầu chưa kịp thời. Trách nhiệm người đứng đầu rất lớn, cho nên người lãnh đạo không chỉ nhận ra trách nhiệm, chịu xử lý mà còn là tấm gương cho nhân viên trong đơn vị”.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Kết quả trong 6 tháng đầu năm đã khẳng định sự nỗ lực, kiên quyết của toàn Đảng, toàn dân trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Thủ tướng nêu rõ, phòng chống tham nhũng là quá trình kiên trì, bền bỉ, liên tục; đòi hỏi Ban chỉ đạo và các ngành liên quan cần tập trung cao độ, nhưng phải có trọng tâm trọng điểm. Việc thực hiện tốt công tác công tác phòng chống tham nhũng không chỉ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội mà còn góp phần xây dựng bền chặt lòng tin giữa nhân dân với Đảng, xây dựng cấp ủy, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Phòng với chống phải đi liền với nhau.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tán thành 8 nhiệm vụ, giải pháp mà Văn phòng Ban chỉ đạo đưa ra, đồng thời yêu cầu trong thời gian tới, các Bộ, ngành liên quan cần phối hợp với nhau chặt chẽ, quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử 11 vụ án trọng điểm tồn đọng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các ban, ngành liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện cơ chế. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các tỉnh, thành tăng cường hoạt động theo chức năng, phối hợp, kiểm tra đôn đốc chặt chẽ; tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan tuyên truyền trong công tác phòng chống tham nhũng, góp phần thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này./.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, 6 tháng đầu năm 2010, công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm và đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Nổi bật là việc xây dựng, hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng; triển khai các giải pháp phòng ngừa; công khai minh bạch tài sản; phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.
6 tháng qua, ngành Thanh tra triển khai trên 500 cuộc thanh tra trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và gần 3.600 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội. Qua thanh tra, cơ quan chức năng đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 250 tập thể; gần 900 cá nhân, với số tiền sai phạm về kinh tế gần 2.500 tỷ đồng; trên 21.000 ha đất. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố 81 vụ với 159 bị can, giảm 30% số vụ và 34 bị can so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, theo nhận định của các đại biểu tham gia phiên họp, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản. Nguyên nhân của tình trạng này là công tác tuyên truyền giáo dục về phòng, chống tham nhũng chưa đồng đều; nhiều bộ ngành, địa phương chưa thực hiện tốt việc kiểm tra đôn đốc, cũng như xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho rằng: “Việc phát hiện, xử lý, nhất là người đứng đầu chưa kịp thời. Trách nhiệm người đứng đầu rất lớn, cho nên người lãnh đạo không chỉ nhận ra trách nhiệm, chịu xử lý mà còn là tấm gương cho nhân viên trong đơn vị”.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Kết quả trong 6 tháng đầu năm đã khẳng định sự nỗ lực, kiên quyết của toàn Đảng, toàn dân trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Thủ tướng nêu rõ, phòng chống tham nhũng là quá trình kiên trì, bền bỉ, liên tục; đòi hỏi Ban chỉ đạo và các ngành liên quan cần tập trung cao độ, nhưng phải có trọng tâm trọng điểm. Việc thực hiện tốt công tác công tác phòng chống tham nhũng không chỉ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội mà còn góp phần xây dựng bền chặt lòng tin giữa nhân dân với Đảng, xây dựng cấp ủy, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Phòng với chống phải đi liền với nhau.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tán thành 8 nhiệm vụ, giải pháp mà Văn phòng Ban chỉ đạo đưa ra, đồng thời yêu cầu trong thời gian tới, các Bộ, ngành liên quan cần phối hợp với nhau chặt chẽ, quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử 11 vụ án trọng điểm tồn đọng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các ban, ngành liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện cơ chế. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các tỉnh, thành tăng cường hoạt động theo chức năng, phối hợp, kiểm tra đôn đốc chặt chẽ; tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan tuyên truyền trong công tác phòng chống tham nhũng, góp phần thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này./.
Tòa án Nhân dân tối cao kết luận: trong khoảng thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2007, Trần Ngọc Sương và các đồng phạm có dấu hiệu của tội “Lập quỹ trái phép” quy định tại Điều 166, Bộ luật Hình sự.
>> Bà Trần Ngọc Sương bị khởi tố về tội "Tham ô tài sản" >> Y án 8 năm tù nguyên Giám đốc Trần Ngọc Sương
>> Cần Thơ: Nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu lãnh án 8 năm tù
>> Căng thẳng vụ án Nông trường Sông Hậu
Liên quan đến vụ án Trần Ngọc Sương và đồng phạm bị xét xử về tội “Lập quỹ trái phép”, chiều 8/6, Tòa án Nhân dân Tối cao đã có thông tin chính thức về vụ việc này.
Theo Quyết định giám đốc thẩm số 22/2010/HS-GĐT tại phiên tòa giám đốc thẩm ngày 27/5/2010 xét xử vụ án hình sự trên, Tòa Hình sự - Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy bản án hình sự phúc thẩm số 137/2009/HSPT ngày 19/11/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ và bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HSST ngày 15/8/2009 của Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ để điều tra lại; chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.
5 bị cáo được đưa ra xét xử trong vụ án này gồm: Trần Ngọc Sương, sinh năm 1949; trú tại nhà số 17 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh; khi phạm tội là Giám đốc Nông trường Sông Hậu; Trương Hồng Nhung, sinh năm 1954; trú tại ấp 2, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, khi phạm tội là Phó Giám đốc Nông trường Sông Hậu; Đặng Thế Quốc Hưng, sinh năm 1965, trú tại khu vực Thới Hòa B, phường Long Hưng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, khi phạm tội là Kế toán trưởng Nông trường Sông Hậu. Nguyễn Văn Sơn, sinh năm 1961, trú tại 279 ấp 1, khi phạm tội là Thủ quỹ Nông trường Sông Hậu và Hoàng Thị Bình sinh năm 1957, khi phạm tội là Kế toán Nông trường Sông Hậu cùng trú tại ấp 1 xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Nguyên đơn dân sự trong vụ án này là Nông trường Sông Hậu.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Tòa án Nhân dân tối cao kết luận: trong khoảng thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2007, Trần Ngọc Sương, Trương Hồng Nhung, Đặng Thế Quốc Hưng, Nguyễn Văn Sơn, Hoàng Thị Bình đã có hành vi duy trì một số lượng quỹ tiền mặt từ các khoản thu khác nhau, để ngoài sổ sách kế toán, không báo cáo tài chính theo quy định…; chi tiêu, sử dụng trái nguyên tắc nhiều lần số tiền này. Hành vi của các bị cáo có dấu hiệu của tội “Lập quỹ trái phép” quy định tại Điều 166, Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có một số sai lầm, thiếu sót trong việc xác định số tiền dùng để lập quỹ trái phép, xác định thiệt hại của vụ án, xác định trách nhiệm bồi thường và các vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Quyết định giám đốc thẩm nêu rõ: Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên đã tách các hành vi của Trần Ngọc Sương đối với khoản tiền 850 triệu đồng trong số tiền Sương bị truy tố về tội “Lập quỹ trái phép” và 301,073 triệu đồng là số tiền Sương sử dụng trong quỹ trái phép với mục đích trả tiền mua đất cho cá nhân để điều tra về tội “tham ô tài sản” và được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận đề nghị này. Tòa án nhân dân tối cao nhận định: Việc tách các hành vi nêu trên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng vì theo quy định tại Điều 171, Bộ luật tố tụng hình sự, việc tách các hành vi phạm tội chỉ được thực hiện trong giai đoạn điều tra. Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện vi phạm nêu trên để khắc phục là thiếu sót.
Mặt khác, nếu coi việc tách các hành vi nêu trên là rút một phần quyết định truy tố thì theo quy định tại Điều 195 và Điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự, tại phiên tòa, Kiểm sát viên có thể rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Nhưng trên thực tế, sau khi tách các hành vi trên, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Cờ Đỏ vẫn khởi tố Trần Ngọc Sương về tội “Tham ô tài sản” (là tội nặng hơn so với tội “Lập quỹ trái phép”) đối với các hành vi đã tách. Như vậy, một hành vi vi phạm của Trần Ngọc Sương đã bị khởi tố 2 lần là không đúng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Ngoài ra, Tòa án cấp Giám đốc thẩm cũng kết luận việc tòa án cấp sơ thẩm buộc chị Trần Ngọc Nhanh, chị Quách Quỳnh Tương và anh Đặng Quang Khang phải trả số tiền còn nợ cho Nông trường Sông Hậu và Nông trường Sông Hậu phải trả số tiền nợ cho chị Trần Ngọc Nhanh và chị Trần Minh Trang là không đúng thẩm quyền của tòa án khi xét xử vụ án hình sự bởi đây là các giao dịch dân sự, không liên quan đến vụ án hình sự.
Đối với trường hợp của bị cáo Hoàng Thị Bình, Tòa án cấp phúc thẩm không xác định bị cáo thuộc trường hợp “xét thấy cần thiết” quy định tại Điều 241, Bộ luật tố tụng hình sự và nhận định các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực thi hành, nhưng lại quyết định xử phạt tiếp Hoàng Thị Bình 1 năm, 6 tháng tù về tội “Lập quỹ trái phép”, cho hưởng án treo, thời gian thử thách 3 năm là không đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm./.
Theo TTXVN- TANDTC thông tin chính thức về vụ án Trần Ngọc Sương
----------------------
Tuyên hủy án sơ thẩm, phúc thẩm với Giám đốc nông trường sông Hậu Trần Ngọc Sương và 4 thuộc cấp vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhưng TAND tối cao vẫn trả hồ sơ để điều tra xét xử lại các bị cáo đúng tội “lập quỹ trái phép”.
BBC Tiếng Việt cho biết Tòa án Nhân dân tối cao tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm ngày 19/11/2009 của TAND TP Cần Thơ và bản án hình sự sơ thẩm ngày 11 đến 15/8/2009 của TAND huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) xét xử nguyên giám đốc Nông trường sông Hậu Trần Ngọc Sương về tội “lập quỹ trái phép”.
Theo báo Tuổi Trẻ, lí do hủy bản án là bởi “Một số khoản thu đưa vào quỹ chưa đủ cơ sở để xác định là trái phép, một số khoản chi chưa đủ cơ sở để xác định là thiệt hại và buộc các bị cáo phải bồi thường.”
Mời độc giả tham khảo thông tin liên quan về vụ án Nông trường sông Hậu tại VietNamNet.
----------
-Vụ án bà Ba Sương – nghĩ về phép nước và đạo trời
BVN xin đưa thêm bài báo của ông Văn Hải phân tích kỹ hơn về vụ án bà Ba Sương. Thực ra xem xét rạch ròi chỗ đúng chỗ sai, chỗ hợp lý và chỗ phải được nhìn cho thấu đáo… trong việc làm ăn của nông trường Sông Hậu từ bấy đến nay so với các nguyên tắc tài chính đã ban hành, là việc làm cần thiết đối với một cơ chế vốn công minh, song hình như đã là chuyện không mấy ý nghĩa ở trường hợp này cũng như nhiều trường hợp tương tự, khi mà từ lâu người ta đã đọc thấy trong những đôi mắt cú vọ của một nhúm những kẻ muốn đưa bà Ba Sương vào tù không phải là những chuyện cân nhắc đúng sai tỷ mẩn kiểu ấy nữa (nếu cân nhắc được thế thì đã quá tốt) mà là ở chỗ khác kia. Ở chỗ cái “miếng thịt béo ngậy” treo trước miệng mèo đang làm cho họ thèm rỏ giãi: phần đất sở hữu của nông trường có thể cưỡng chiếm hoặc mua rẻ để rồi bán đi với giá ngất trời nhằm đưa vào các quy hoạch dự án này khác cho thành phố Cần Thơ. Phải tống được vị nữ chủ nhân anh hùng cứng cựa ấy vào lao thì mới làm được chuyện khuất tất kia trót lọt chứ. Có thế thôi đó mà.
Bauxite Việt Nam
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) vừa có kháng nghị đề nghị Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) “cần phải hủy cả bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để giải quyết lại vụ án từ giai đoạn điều tra”. Theo kháng nghị này thì ngoài những sai sót trong thủ tục tố tụng, điều tra, nhiều cáo buộc của hai lần xử trước cần được xem xét lại, xem có phải “trái phép” hay không. Ví dụ:
– Số tiền gần 2,3 tỷ đồng chi phí đi công tác trong và ngoài nước của bà Trần Ngọc Sương, cần điều tra lại để làm rõ số lượng, tính chất, nhu cầu, mục đích của các chuyến công tác; nếu buộc bà Sương phải hoàn trả toàn bộ tiền trên mà không xem xét đến các vấn đề trên là “chưa chính xác và hợp lý”.
– Về số tiền 233 triệu được cho là chi bồi dưỡng đoàn kiểm toán Nhà nước năm 2004, VKSNDTC kháng nghị yêu cầu điều tra lại, nếu đúng thì thu hồi chứ không bắt bà Sương phải bồi hoàn số tiền này.
– Các khoản tiền chi mua quà sinh nhật, lương kiêm nhiệm, trợ cấp,… VKSNDTC khẳng định “không đúng quy định về chi tiêu tài chính, nhưng nhận thấy do các khoản tiền này chi hỗ trợ khó khăn cho gia đình người đã chết, hỗ trợ công tác cán bộ, số tiền hằng tháng không lớn, nên VKSNDTC chỉ khuyến nghị cần xem xét lại để “quyết định xử lý cho phù hợp, thấu tình đạt lý”.
– Số tiền hơn 678 triệu đồng bị cáo buộc “thiệt hại” do chi biếu tặng các cá nhân, ban, ngành địa phương và Trung ương, nay buộc bà Trần Ngọc Sương bồi thường toàn bộ là “chưa đủ cơ sở”, bởi trong quá trình điều tra đã không xác minh làm rõ các cá nhân, đơn vị nhận tiền để xác định có thực chi hay không, từ đó mới có căn cứ thu hồi.
(Theo Vietnamnet ngày 7/4/2010)
Những khoản tiền mà bà Ba Sương “lập quỹ trái phép” nói trên thực ra là những khoản tiền mà bất cứ cơ quan, doanh nghiệp nào cũng phải chi, mà thường chi nhiều hơn quy định, vậy mà riêng bà Ba Sương lại bị tội?
Dư luận cũng không khỏi băn khoăn: với cách đặt vấn đề của VKSNDTC, thì sự việc có vẻ vụn vặt, không thấy tính hệ thống, tức là bản chất của vấn đề. Tại sao những việc “sai trái” như thế mà tồn tại hàng chục năm? “Tội” to như thế mà bao nhiêu cấp, ngành đã thanh tra, kiểm tra không thấy? Đã không thấy “tội” lại còn được phong tặng những danh hiệu cao nhất? Tôi cho là lúc đó cũng đã thấy, thấy rất rõ là khác, nhưng lại đánh giá nó ở góc độ “sáng tạo”, “bứt phá”, “hiệu quả”,… còn bây giờ để buộc tội thì lại dùng những văn bản quy định này nọ. Hãy tạm cứ cho là “tội” thì đó là “tội” của cả một hệ thống: tội của những văn bản quá trói buộc (để hễ làm sáng tạo cũng đồng nghĩa với “cố ý làm trái”); tội của cách làm khi thì áp dụng “lệ”, khi thì áp dụng “luật”.
Nguyên lý lịch sử – cụ thể của chủ nghĩa Mác – Lênin tại sao không hề được vận dụng để xem xét ở đây? Ở ta có biết bao nhiêu việc trên giấy tờ là một việc, mà thực tế làm lại là một việc khác. Đến bất cứ cơ quan, đơn vị nào cũng thấy hàng loạt việc được làm theo thông lệ chứ không phải theo quy định. Bởi nếu làm đúng quy định, kể cả “quy định nội bộ” thì chẳng khác nào tự trói mình, công việc không thể nào “chạy” được. Ví như số tiền chi cho một việc gì đó mà tính theo giá quy định thì không thể nào làm được, cho nên phải “sân siu”, bớt khoản nọ bù cho khoản kia. Từ lãnh đạo đến nhân viên đều rất cảm thông với nhau những chuyện như thế. Nhưng khi cần thì cũng rất dễ lôi ra để buộc tội nhau, chẳng khó gì. Cho nên người ta vẫn thủ thế không kém phần chặt chẽ, là làm sao “hợp lý hóa” toàn bộ giấy tờ văn bản. Cách làm “thật thật giả giả” ấy được cho là khôn ngoan nhưng chỉ đủ sức duy trì tình trạng ngắc ngoải, chẳng bao giờ có sức đột phá. Tôi quen một ông giám đốc nọ, ông này thường căn dặn cấp dưới “không thể làm đúng tất cả, nhưng cũng đừng làm sai tất cả; đừng làm sai tất cả nhưng cũng đừng làm đúng tất cả”. Ở hai đầu trạng thái trên, nghĩa là hoặc làm “đúng y văn bản”, hoặc táo bạo “phá rào” mà làm, chỉ cốt hiệu quả, sẽ dẫn đến hai kết quả trái ngược. Hồi mới có phong trào Đổi mới, tôi đọc báo thấy một nhà báo hỏi một ông quan: “dân đói thế, ông không động lòng chút gì hay sao?” Ông này trả lời tỉnh bơ: “Làm gì tôi cũng căn cứ vào chủ trương, chính sách, tôi luôn làm đúng văn bản của cấp trên, còn dân đói lại là chuyện khác, đâu phải tại tôi”. Cách làm “đúng y văn bản” về sau được đặt một cái tên mỹ miều là “duy ý chí”. Còn cách “phá rào” táo bạo thì khi được cho là sáng tạo, khi bị quy là tội lỗi, nhẹ thì cũng “cố ý làm trái”, nặng thì “đi sai đường lối”. Nhiều lần đọc báo, thấy những gương giám đốc làm ăn giỏi đều nói với cánh nhà báo cái ý: giữa trở thành anh hùng lao động và đi tù chỉ trong gang tấc, thậm chí một việc, xét mặt này là anh hùng, xét mặt kia lại là trọng tội.
Quan sát thực tế tôi thấy đúng thế. Chẳng hạn vào đầu thập niên tám mươi thế kỷ trước, khi các kho gạo ở TP. Hồ Chí Minh rỗng không, bà Ba Thi, Giám đốc Sở Lương thực Thành phố lúc đó (về sau được phong anh hùng lao động) đưa 20 xe tải về Minh Hải (nay là Cà Mau và Bạc Liêu) mua gạo “trái phép”, bị công an Minh Hải bắt giữ, may mà ông Võ Văn Kiệt lúc ấy là Bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh đỡ đạn cho. Ông nói một câu bất hủ: “Lúc này chạy gạo cho dân ăn là không có tội”. Có ai thử làm một thống kê xem có bao nhiêu người mạnh bạo bứt phá như ông Kiệt, như bà Ba Thi? Bao nhiêu người được hưởng vinh quang và không được hưởng vinh quang, thậm chí lại mắc vòng oan nghiệt? Còn bao nhiêu ông bà quan khác làm “đúng chính sách” theo kiểu “án binh bất động” thì ung dung hưởng thái bình?
Ngoài ra, đọc kĩ nhận định bước đầu của ông Viện trưởng VKSNDTC, ta còn thấy việc xử lại sẽ có chiều hướng nghiêng về tình hơn về lý. Điều này hoàn toàn hợp với ước mong của nhân dân, nhưng tôi muốn nói thêm một điều: cái tình trong vụ án này cũng chứa những cái lý rất đáng trân trọng, chứ không nên là lòng thương hại, càng không nên là sự xoa dịu bức xúc của dư luận.
Vì vậy tôi xin đặt một số câu hỏi sau:
1. Cái gọi là “quỹ trái phép” này từ có từ năm 1979, vậy bao nhiêu đoàn thanh tra kiểm tra, xác nhận thành tích để phong hai lần anh hùng cho nông trường, cho cả anh hùng bố (ông Trần Ngọc Hoằng) và anh hùng con (bà Ba Sương) mà không “phát hiện” ra? Có ai chịu cái tội / lỗi đó nữa không? Những xác nhận của nhiều vị quan chức cao cấp thời gian qua có được dùng làm căn cứ để xem xét không? Ví dụ nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói: “Chính tôi là người đã từng đi đến Nông trường Sông Hậu để xác minh có xứng đáng tuyên dương danh hiệu Anh hùng hay không thì đã thấy rõ là hoàn toàn xứng đáng”. (Vietnamnet 21/11/2009)
2. Kéo theo các thanh tra, kiểm tra “chính thống” nói trên, còn bao nhiêu nhà báo, nhà văn từng đưa tin, làm phóng sự, viết bài ngợi ca, bây giờ có đính chính gì, rằng mình đã phản ánh “sai” không? Nếu không thì phải bảo vệ chính mình cũng như bảo vệ bà Ba Sương, đó là trách nhiệm, là lương tâm, là danh dự.
3. Và trên hết là những việc làm có hiệu quả to lớn của bà Ba Sương: đã tạo nên một nông trường trù phú từ một vùng đất hoang vu, đói nghèo, đã đem lại hạnh phúc ấm no cho hàng trăm gia đình, đặc biệt đã tạo nên một hình ảnh đẹp về chủ nghĩa xã hội, cái điều mà rất ít nơi trên đất nước này làm được, nhất là giữ được trong thời gian dài như vậy. Ông Lê Quang Đạo, nguyên Chủ tịch đoàn Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi đến thăm Nông trường ngày 8/8/1998 đã đánh giá: “Nông trường đã đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ tiến lên ngày càng hiện đại, đi từ sản xuất có tính chất tự túc, tự cấp tiến lên sản xuất hàng hóa ngày càng lớn, từ nghèo nàn tiến lên ngày càng giàu có. Nông trường đã coi trọng xây dựng cả cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng con người, xây dựng cơ sở chính trị vững vàng, phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội, nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân, nhân viên và tất cả các thành viên của nông trường… đem hết tâm huyết, sức lực, tài năng và trí tuệ sáng tạo ra một mô hình kinh tế tiên tiến xuất sắc, làm gương cho các cơ sở kinh tế trong cả nước, góp phần đáng kể để xây dựng đất nước ta tiến lên giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
(Theo Vietnamnet ngày 6/11/2009)
Thử hỏi một người “làm trái quy định” để dân giàu nước mạnh, đem lại hạnh phúc cho đồng bào như thế, không cần so với những ông quan tham nhũng mà chỉ so với những ông quan chỉ biết đi họp, ký cóp những văn bản “đúng” nhưng không mấy hiệu quả,… thì ai hơn ai? Vậy thì tù tội có hợp với công lý đích thực không?
Xem phim Bao Công, có một số vụ án, nếu cứ xét theo kiểu “án tại hồ sơ” – tức cứ chiểu theo luật (cứng nhắc) mà làm – thì có một kết luận, còn xét theo sự thực, theo lương tri, thì lại có một kết luận khác. Cái đấy Bao Công gọi là đạo trời. Theo ông Bao Công, đạo trời còn trên cả phép nước.
VH
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Vụ án bà Ba Sương – nghĩ về phép nước và đạo trời
----------
Lê Diễn Đức – Vụ án bà Ba Sương và hậu trường Đại hội Đảng lần thứ XI
Ngày 6/04/2010, báo chí trong nước đưa tin Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao đã ký quyết định kháng nghị giám đốc thẩm toàn bộ vụ án “lập quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu do bà Trần Ngọc Sương làm giám đốc.
Trước đó, ngày 19/11/2009, Tòa án Nhân dân (TAND) thành phố (TP) Cần Thơ đã xử phúc thẩm, y án 8 năm tù với bà Ba Sương, 4 năm tù với ông Đặng Thế Quốc Hưng (nguyên kế toán trưởng), giảm 1 năm tù cho hai người còn lại. Bà Sương cùng những người bị quy phạm đã khiếu nại, yêu cầu các cơ quan tố tụng trung ương giám đốc thẩm vụ án.
Cần nhắc lại rằng, trao đổi với báo chí, ông Trương Hòa Bình, chánh án TAND Tối cao khẳng định các cơ quan tư pháp trung ương “theo dõi rất sát vụ án với tinh thần khách quan, dứt khoát không bàng quan, vô cảm” và “bà Ba Sương đang bệnh nặng, không đủ sức khỏe đảm bảo việc thi hành án là lý do chính đáng để giải quyết cho bà được hoãn thi hành án” (Tuổi Trẻ 26/11/09).
Những bà mẹ anh hùng
Trong bài Trần trụi 87 của nhạc sĩ Trần Tiến vào những năm 80, bị cấm phổ biến, có câu:
Tôi đã thấy bà mẹ năm xưa chào đón quân điMẹ mang mo cơm nuôi từng chiến sĩBà mẹ nào giờ đây xin ăn, trên những toa tàuAnh có đau không?
Ít lâu sau, trong thập niên 90, nhà thơ Bùi Minh Quốc ở Đà Lạt viết:
Suốt một đời bạc tóc dưới mưa bom,Mẹ lầm lũi đào hầm nuôi cách mạng.Đào cho thủng đêm đen, cho đến ngày hực sáng,Mẹ chống gậy đi chọn mặt gởi vàng. Mẹ đâu còn vàng! Còn một chút lòng tin,Chọn mặt nào mà gửi?Này có phải mặt này từ hầm mẹ trồi lên?Mẹ nhìn mãi nét mờ nét tỏ. Mẹ nhìn suốt những mặt con đầy tớ,Mặt đứa nào cũng béo tốt phương phi,Cầm cuốc một đời, cầm bút bỗng vân vi.Chọn mặt nào mà gửi?Chọn mặt nào cho máu mình đỡ tủi?Tôi nhớ lại những vần thơ trên đây, chính là vì sau phán quyết của tòa án thành phố Cần Thơ, từ ba miền Bắc-Trung-Nam dấy lên một đợt sóng bất bình rộng lớn. Có tới 110 nông dân ở Nông trường Sông Hậu xin được đi tù thay bà Ba Sương. Một hành động phản kháng chưa có tiền lệ trước hệ thống tư pháp của CHXHCN Việt Nam.
Ngay cả một số người cầm bút có lương tri và bản lãnh trong nước đã phải chui vào vỏ bọc lánh mình sau vụ xử tù nhà báo Nguyễn Việt Chiến (PMU 18), cũng đồng loạt lên tiếng ủng hộ bà Trần Ngọc Sương.
Để tránh những ngộ nhận và đi tới phân tích, đánh giá khách quan vụ án “lập quỹ trái phép” của Nông trường Sông Hậu này, tôi chỉ đưa ra những nhận định của người trong cuộc, tức là ở trong nước.
Lê Thanh Tâm, phóng viên báo Tuổi Trẻ, 26/11/2009, viết:
Có một thực tế tuy không nói ra rộng rãi song ai cũng biết là quỹ trái phép có từ rất lâu, vốn tồn tại ở không ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan sự nghiệp có thu. Đến nay tình trạng lập quỹ trái phép vẫn còn diễn ra khá phổ biến, nếu làm thẳng tay có lẽ còn không ít người phải vào tù…
Quỹ trái phép vốn xuất hiện để lách qua những nguyên tắc cứng nhắc. Nó cũng là sản phẩm của sự xuống cấp đạo đức xã hội, đặc biệt là sự tha hóa trong một bộ phận cán bộ nhà nước. Ngoài chuyện lập quỹ trái phép để tham ô hay mưu cầu danh lợi cá nhân hoặc “chung chi” này nọ, người ta còn sử dụng quỹ này để chi đủ thứ như tiệc tùng, tiếp cấp trên, “bôi trơn” cho các đoàn kiểm tra, thậm chí để đón khách tham quan học tập, giúp đỡ người nghèo, hỗ trợ ma chay…
Có thể ai đấy sẽ nói rằng “các vị giám đốc ơi, đừng lập ‘quỹ đen’ nữa, có rất nhiều người hưởng quỹ này, nhưng chỉ có mình anh chết, dại gì mà chết oan uổng như vậy”. Lời khuyên ấy có vẻ thông minh nhưng thiếu thực tiễn. Không có “quỹ đen”, e rằng khó ngóc đầu dậy, công việc của đơn vị cứ vướng chỗ nọ, mắc chỗ kia, ì ạch mãi chẳng trôi. Nỗi khổ của các giám đốc là đây.
Cũng trên Tuổi Trẻ cùng ngày, trong bài “Luật không phải là bẫy rập” của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện có đoạn:
Vào những năm 1980, luật pháp chưa thiết lập các tiêu chí rành mạch giúp phân biệt giữa một bên là quỹ hợp pháp với bên kia là quỹ bất hợp pháp…
Nếp làm việc đó tất yếu tạo ra thói quen lập luận ở cấp sơ đẳng, lấy mục tiêu của công việc để biện minh cho những phương tiện được sử dụng nhằm thực hiện công việc. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của việc lập quỹ là chính đáng, như để giúp nhiều người có cuộc sống khả dĩ coi được trong bối cảnh khó khăn chung, để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan, tổ chức khác mỗi dịp lễ, tết… thì cách đạt mục tiêu, tức là lập quỹ để chủ động nguồn tài chính cần thiết, cũng chính đáng, cũng hợp đạo lý, lẽ phải.
Đan Tâm viết trên tờ Lao Động, 27/11/09:
Khi “vụ án Trần Ngọc Sương” nổ ra, tôi thực tình vừa lo cho cha con người anh hùng lao động có công đầu rất lớn, vừa lo cho một mô hình đưa nông thôn lên sản xuất lớn bị vùi dập và xoá bỏ, nên mặc dầu ở xa, nhưng tôi rất chăm chú theo dõi “vụ án” này. Nhưng rồi cái lo lắng đó của tôi đã được giải toả bước đầu, khi “vụ án Trần Ngọc Sương” đã và đang được xem xét lại. Tôi tin rằng, công lý trước sau sẽ được xác lập lại, đúng sai, công “tội” của nguyên Giám đốc Nông trường Trần Ngọc Sương sẽ sớm được sáng tỏ.
Trên tờ Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đăng Trừng, chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, đại biểu Quốc hội (QH), người bào chữa cho bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm, nói:
Cần đặt vụ việc vào giai đoạn lịch sử thành lập, hoạt động của Nông trường Sông Hậu. Nông trường đã hình thành từ năm 1979, ngay từ khi cha bị cáo Sương là ông Trần Ngọc Hoằng điều hành nông trường. Từ thời điểm đó, nguồn quỹ này được hình thành.
Đó là quỹ công đoàn, sử dụng cho ba lợi ích. Đến giai đoạn của bị cáo Sương điều hành nông trường, nguồn quỹ đó tiếp tục duy trì, ai cũng biết, không phải giấu giếm gì. Làm sao mà trong từng ấy năm các cơ quan chức năng không biết, không xử lý mà để đến bây giờ mới đem bà Sương ra quy trách nhiệm? Xử lý bà Sương về tội “lập quỹ trái phép” trong khi bà không phải là người lập ra quỹ ấy là chưa chuẩn xác. Bản thân bị cáo cũng không hề sử dụng bất cứ đồng nào từ nguồn quỹ ấy để chi xài riêng cho bản thân mình. Tất cả khoản chi đều là cho nông trường: tiếp khách, ma chay, trợ cấp, tìm đối tác…
Nông trường Sông Hậu là một điển hình của mô hình kinh tế trong thời kỳ đổi mới, đã hai lần được phong danh hiệu anh hùng. Nếu cho rằng giám đốc Trần Ngọc Sương có sai phạm trong quản lý, điều hành nông trường thì cơ quan tố tụng phải đưa ra được các chứng cứ để chứng minh. Nếu bà Sương có vi phạm gì thì cũng không phải là tội lập quỹ trái phép.
Vào giữa thập niên 80, cả nước bên bờ vực chết đói vì chính sách giá-lương-tiền của nhà thơ làm kinh tế Tố Hữu và cuộc cải tạo công thương nghiệp, cùng tập thể hóa nông nghiệp và ngăn sông cấm chợ tại miền Nam của Đỗ Mười. Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 với khẩu hiệu “Nói và Làm” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người Việt bắt đầu được “cởi trói”, “đổi mới” tư duy kinh tế. Ai ai cũng biết rõ, quỹ đen như của Nông trường Sông Hậu là đứa con phải đẻ ép của chính sách nhà nước lúc bấy giờ, nhưng là một chính sách mập mờ, bật đèn xanh cho các cơ quan, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước linh hoạt vận dụng với mục tiêu bù đắp thêm phúc lợi cho đời sống của công nhân, viên chức.
Phong trào “3 lợi ích” ra đời. Chủ nghĩa cơ hội ích nước song song với lợi nhà phát triển muôn hình muôn vẻ. Các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng lao vào làm ăn, từ việc cử cán bộ nhân viên lập bãi giữ xe đạp, xe gắn máy lấy tiền, đến chuyện dùng quỹ của nhà nước cho công đoàn mượn để đầu tư vào bất cứ cái gì có thể kiếm thêm chút ít (mượn rồi trả, có hại gì ai!). Tiền thu của công đoàn, phần hoàn vốn, phần lãi chia thêm vào đồng lương chết đói của cán bộ, viên chức. Thế cho nên cụm từ “3 lợi ích” là cái đuôi gắn vào đủ các loại hình dịch vụ và sản phẩm của xã hội, hợp thức hóa khoản thu ngoài sổ sách kế toán: “bia 3 lợi ích”, “vải 3 lợi ích”, “sách 3 lợi ích”, “quán nhậu 3 lợi ích”, “thịt, gạo 3 lợi ích”, cho thuê “xe 3 lợi ích”, vân vân và vân vân. Tôi còn nhớ, bia chai theo diện phân phối rất hiếm, nhưng tới nhà máy bia gần Sân Vận động Thống Nhất ở quận 10 Sài Gòn, “bia hơi 3 lợi ích” bán trong các can nhựa từ nhà máy tuồn ra lúc nào cũng sẵn!
Cơ quan tôi lúc bấy giờ xây dựng một nhà máy làm nước đá ở Long Hải, thuộc bà Rịa-Vũng Tàu. Thu nhập hàng tháng nhỉnh lên, nhưng chuyện cán bộ lợi dụng đầu tư bớt xén cũng có, nên xảy ra tố cáo nhau, gây đấu đá nội bộ rất căng.
Tuy nhiên, chính nhờ “3 lợi ích” mà cuộc sống của hàng triệu người ăn lương được cải thiện. Vì thế, dễ hiểu rằng, tại sao dư luận quần chúng lại bênh vực bà Ba Sương như vậy.
Có người còn bạo miệng cho rằng, vụ án này đụng tới một trong ba “Chị Ba” anh hùng của miền Nam. Đó là bà Nguyễn Thị Ráo (Ba Thi), giám đốc công ty kinh doanh lương thực, Anh hùng Lao động (1983, 1984), được Tuần báo Asia Week bình chọn là nhà kinh doanh thành đạt nhất châu Á năm 1991. Thứ hai là tướng Nguyễn Thị Định (Ba Định), Anh hùng Quân đội. Sau cùng là bà Trần Ngọc Sương (Ba Sương), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được bình chọn danh hiệu “Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á-Thái Bình Dương” năm 2002 cùng với 15 phụ nữ xuất sắc nhất từ 11 nước vào vòng chung kết tổ chức tại Singapore.
Bất chấp những kết luận của cơ quan điều tra và ngay cả bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành, dư luận tích cực nghiêng về phía “cô Ba Sương tốt bụng”. Tờ Lao Động ngày 27/11/09 có bài với nhan đề “Làm gì để giúp bà Ba Sương?”. Thậm chí, trên Blog của mình, nhà văn Phạm Viết Đào cảnh báo: “Vụ án bà Ba Sương, đòn điểm huyệt chế độ”.
Trước phản ứng mạnh mẽ của các tầng lớp xã hội và báo chí trong nước cũng như dư luận nước ngoài, sự kiện bà Ba Sương đã dẫn tới những cuộc trao đổi gây tranh cãi tại Quốc hội Việt Nam trong phiên họp cuối năm ngoái.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói rằng, “khi một bản án được tòa tuyên, có hiệu lực pháp luật rồi thì phải được dư luận xã hội đồng tình, đấy mới là bản án nghiêm minh, đúng pháp luật, đúng người đúng tội. Còn bản án sau khi được tuyên mà dư luận lại không đồng tình thì phải xem lại”. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, “có điều gì đó chưa được nhuần nhuyễn trong quá trình vận dụng luật pháp” (VietNamNet 26/11/09).
Thực chất của vụ án
Khi có lệnh khởi tố bà Ba Sương, nhận thấy có điều gì đó thiếu minh bạch, bất bình thường, ngày 8/05/2008, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi thư cho Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, như sau (trích):
Tôi được biết, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án xuất phát từ Thông báo kết luận của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy tại cuộc họp ngày 18/3/2008, trong đó có chỉ đạo trực tiếp việc khởi tố vụ án, đồng thời cũng nêu rõ tội danh làm cơ sở khởi tố.
Tôi không lầm thì thông thường việc này phải do cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát tiến hành. Tôi không rõ có những lý do gì bên trong để các đồng chí giải thích cho việc này: cơ quan Đảng chỉ đạo cơ quan điều tra khởi tố án.
Việc Thành ủy Cần Thơ chủ trương và chỉ đạo vụ án ngay từ đầu đã được báo chí trong nước chứng minh bằng công văn số 1575/UBND-NC ngày 25/3/2008 của Ủy ban Nhân dân TP Cần Thơ do Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Sơn ký thay Chủ tịch. Thế nhưng, khi tờ Tiền Phong chất vấn, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Tấn Quyên chạy làng: “Thành ủy không có công văn trực tiếp chỉ đạo khởi tố vụ án”.
Còn với tờ Tuổi Trẻ, qua điện thoại ngày 20/11/2009, ông Phạm Thanh Vận, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Cần Thơ, trâng tráo: “Mức án mà tòa tuyên xử đối với chị Ba Sương như vậy là đã có tình có lý rồi. Ra tòa là quyền quyết định của tòa, Thành ủy không can thiệp gì cả”.
Cái trước mâu thuẫn với cái sau, như gà mắc tóc trong các phát biểu của lãnh đạo Cần Thơ. Thành ủy chỉ đạo vụ án, tòa án Cần Thơ đã xử, vậy mà với báo Tiền Phong hôm 8/04/2010 ông Phạm Thanh Vận nói “vụ án Nông trường Sông Hậu không phải của Cần Thơ. Vụ án này, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương cho rằng là một trong 17 vụ tham nhũng nghiêm trọng...”.
Quyết định kháng nghị hủy toàn bộ bản án để điều tra, xét xử lại từ đầu của VKSND Tối cao là gáo nước lạnh hắt vào mặt các quan chức thành phố Cần Thơ. Trao đổi với tờ Lao Động hôm 7/04/2010, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể khẳng định toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm “có nhiều sai lầm, thiếu sót cả về nội dung và thủ tục tố tụng”.
Trên Blog Osin (12/2009), nhà báo Huy Đức có bài viết đi thằng vào vấn đề:
Có lẽ không có dẫn chứng nào đáng tin cậy hơn cho thấy vai trò của “Đất” trong vụ án bà Trần Ngọc Sương như phát biểu được ghi âm của ông Phạm Thanh Vận ngày 25/10/2007: “Chị nghỉ nhưng làm sao cho hạ cánh an toàn trong danh dự nếu giao lại đất Nông trường”.
Một nhận định hoàn toàn chính xác. Không rõ nó có phải là lý do quan trọng nhất khiến Blog Osin bị đánh sập hay không?
Nguồn tin riêng của tôi từ một cán bộ cao cấp đang đương nhiệm tại Quốc hội Việt Nam khẳng định chắc chắn nguyên nhân được đưa ra của nhà báo Huy Đức.
Cần Thơ là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. Tốc độ tăng trưởng của Cần Thơ trong 5 năm qua rất cao, bình quân hơn 15%, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội địa và quốc tế. Cần Thơ có tham vọng trở thành thủ đô của đồng bằng Sông Cửu Long. Rất nhiều dự án xây dựng hạ tầng tiếp tục được thực hiện. Ngày 24/06/2009 ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận Cần Thơ là đô thị loại 1. Sẽ rất ngây thơ nếu cho rằng, vụ án bà Ba Sương chỉ nằm trong khu vực quyền lợi của Thành ủy Cần Thơ.
Cần Thơ đang khát đất tốt! Tấc đất tấc vàng! 5.568 hécta ven bờ Sông Hậu là địa điểm lý tưởng, một kho báu vô giá.
Đất thuộc sở hữu của nhà nước, nhưng nhà nước biến các đảng viên lãnh đạo thành những ông địa chủ. Hàng trăm ngàn đảng viên có chức quyền của ĐCSVN đã phù phép, trắng thay đen, phất lên giàu có một cách bất ngờ và khủng khiếp chính là từ quy hoạch đầu cơ đất, chia chác, huê hồng từ các vụ sang nhượng chủ quyền, cấp sổ đỏ, cho thuê và đền bù thiệt hại. Trong những năm qua, hàng chục ngàn vụ lớn nhỏ gây xung đột, nhiều lần đổ máu, giữa người dân – với tên gọi phổ cập là “dân oan” – và nhà cầm quyền là do tranh chấp quyền lợi đất. Đụng vào bà Ba Sương còn tại vị mà phía sau là hàng chục ngàn nông dân chịu ơn nghĩa và đông đảo quần chúng bảo vệ, chia sẻ, việc tước đoạt đất không dễ dàng.
Đất Nông trường Sông Hậu như miếng mồi quá ngon lành nhưng có xương mà những người chủ mưu ở thượng tầng cùng thuộc hạ chưa nhằn, chưa nhai kỹ đã nuốt trong bối cảnh các phe cánh đang tìm cách làm giảm uy tín nhau để tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng XI.
Những cú đòn tập hậu
Chúng ta sẽ còn chứng kiến tiến trình vụ án với những diễn biến lạ, bởi vì ngoài phạm trù tác động của công lý và công luận, kết cục sẽ phụ thuộc quan trọng vào yếu tố ai có ảnh hưởng nhất trong ván cờ đoạt vương miện Tổng Bí thư và các ghế đại ca trong Bộ Chính trị mới.
Từ Đại hội Đảng VIII, các vụ án lớn có liên quan đến lãnh đạo cao nhất như vụ Minh Phụng-Epco (1996), “vụ án siêu nghiêm trọng” Tổng Cục 2 (2005), vụ PMU 18 (2006), chúng ta thấy chúng được sử dụng rất rõ như những con bài mặc cả và tấn công nhau giữa các đối thủ và thông thường luôn có kẻ trở thành con tin hay vật tế thần. Thiết nghĩ, vụ án bà Ba Sương khó có thể nằm ngoài ma lộ này.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đang nắm thế thượng phong vì có cội rễ và quan hệ mật thiết với các nhân vật chủ chốt vừa ở Tổng Cục 2, vừa ở ngành an ninh công an, nơi xuất phát điểm của ông ta tiến lên đài danh vọng, là hai gọng kìm có sức khống chế hoặc khuynh loát tất cả những ai tay đã lỡ nhúng chàm. Mà nói cho cùng, có ai trong Bộ Chính trị hoàn toàn trong sạch?
Tuy nhiên ông Dũng đi đêm nhiều, không phải lúc nào cũng tránh được ma. Vụ PCI giành quyền thầu cung cấp vật liệu in tiền polymer bị phanh phui vì liên quan đến công ty Australia hối lộ nhiều triệu đô la cho con trai Thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thúy và Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty phát triển công nghệ (CFTD) tại Việt Nam. Đã có chìa khóa mở hé cánh cửa của CFTD. CFTD có 200 cổ đông, vốn 400 tỉ đồng, doanh thu khoảng 30 triệu đôla/năm. Trong số 200 cổ đông của CFTD có gia đình Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy và nhiều nhân vật cao cấp khác là được xem là đàn em của Nguyễn Tấn Dũng. (Lê Đức Thúy được đưa lên làm Thống đốc thay Nguyễn Tấn Dũng từ 12/1999).
Với vụ án bà Ba Sương, được giới quan sát trong nước cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đứng sau lãnh đạo TP Cần Thơ, và vụ PCI, những cú đòn tập hậu của đối phương cạnh tranh nhắm vào ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc tranh đua ở Đại hội Đảng XI sẽ có mức độ so ván đến đâu, chúng ta hãy chờ các màn kịch tiếp theo.
Ngày 11/04/2010
© Ledienduc’s Blog
© talawas blog
Ngày 6/04/2010, báo chí trong nước đưa tin Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao đã ký quyết định kháng nghị giám đốc thẩm toàn bộ vụ án “lập quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu do bà Trần Ngọc Sương làm giám đốc.
Trước đó, ngày 19/11/2009, Tòa án Nhân dân (TAND) thành phố (TP) Cần Thơ đã xử phúc thẩm, y án 8 năm tù với bà Ba Sương, 4 năm tù với ông Đặng Thế Quốc Hưng (nguyên kế toán trưởng), giảm 1 năm tù cho hai người còn lại. Bà Sương cùng những người bị quy phạm đã khiếu nại, yêu cầu các cơ quan tố tụng trung ương giám đốc thẩm vụ án.
Cần nhắc lại rằng, trao đổi với báo chí, ông Trương Hòa Bình, chánh án TAND Tối cao khẳng định các cơ quan tư pháp trung ương “theo dõi rất sát vụ án với tinh thần khách quan, dứt khoát không bàng quan, vô cảm” và “bà Ba Sương đang bệnh nặng, không đủ sức khỏe đảm bảo việc thi hành án là lý do chính đáng để giải quyết cho bà được hoãn thi hành án” (Tuổi Trẻ 26/11/09).
Những bà mẹ anh hùng
Trong bài Trần trụi 87 của nhạc sĩ Trần Tiến vào những năm 80, bị cấm phổ biến, có câu:
Tôi đã thấy bà mẹ năm xưa chào đón quân điMẹ mang mo cơm nuôi từng chiến sĩBà mẹ nào giờ đây xin ăn, trên những toa tàuAnh có đau không?
Ít lâu sau, trong thập niên 90, nhà thơ Bùi Minh Quốc ở Đà Lạt viết:
Suốt một đời bạc tóc dưới mưa bom,Mẹ lầm lũi đào hầm nuôi cách mạng.Đào cho thủng đêm đen, cho đến ngày hực sáng,Mẹ chống gậy đi chọn mặt gởi vàng. Mẹ đâu còn vàng! Còn một chút lòng tin,Chọn mặt nào mà gửi?Này có phải mặt này từ hầm mẹ trồi lên?Mẹ nhìn mãi nét mờ nét tỏ. Mẹ nhìn suốt những mặt con đầy tớ,Mặt đứa nào cũng béo tốt phương phi,Cầm cuốc một đời, cầm bút bỗng vân vi.Chọn mặt nào mà gửi?Chọn mặt nào cho máu mình đỡ tủi?Tôi nhớ lại những vần thơ trên đây, chính là vì sau phán quyết của tòa án thành phố Cần Thơ, từ ba miền Bắc-Trung-Nam dấy lên một đợt sóng bất bình rộng lớn. Có tới 110 nông dân ở Nông trường Sông Hậu xin được đi tù thay bà Ba Sương. Một hành động phản kháng chưa có tiền lệ trước hệ thống tư pháp của CHXHCN Việt Nam.
Ngay cả một số người cầm bút có lương tri và bản lãnh trong nước đã phải chui vào vỏ bọc lánh mình sau vụ xử tù nhà báo Nguyễn Việt Chiến (PMU 18), cũng đồng loạt lên tiếng ủng hộ bà Trần Ngọc Sương.
Để tránh những ngộ nhận và đi tới phân tích, đánh giá khách quan vụ án “lập quỹ trái phép” của Nông trường Sông Hậu này, tôi chỉ đưa ra những nhận định của người trong cuộc, tức là ở trong nước.
Lê Thanh Tâm, phóng viên báo Tuổi Trẻ, 26/11/2009, viết:
Có một thực tế tuy không nói ra rộng rãi song ai cũng biết là quỹ trái phép có từ rất lâu, vốn tồn tại ở không ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan sự nghiệp có thu. Đến nay tình trạng lập quỹ trái phép vẫn còn diễn ra khá phổ biến, nếu làm thẳng tay có lẽ còn không ít người phải vào tù…
Quỹ trái phép vốn xuất hiện để lách qua những nguyên tắc cứng nhắc. Nó cũng là sản phẩm của sự xuống cấp đạo đức xã hội, đặc biệt là sự tha hóa trong một bộ phận cán bộ nhà nước. Ngoài chuyện lập quỹ trái phép để tham ô hay mưu cầu danh lợi cá nhân hoặc “chung chi” này nọ, người ta còn sử dụng quỹ này để chi đủ thứ như tiệc tùng, tiếp cấp trên, “bôi trơn” cho các đoàn kiểm tra, thậm chí để đón khách tham quan học tập, giúp đỡ người nghèo, hỗ trợ ma chay…
Có thể ai đấy sẽ nói rằng “các vị giám đốc ơi, đừng lập ‘quỹ đen’ nữa, có rất nhiều người hưởng quỹ này, nhưng chỉ có mình anh chết, dại gì mà chết oan uổng như vậy”. Lời khuyên ấy có vẻ thông minh nhưng thiếu thực tiễn. Không có “quỹ đen”, e rằng khó ngóc đầu dậy, công việc của đơn vị cứ vướng chỗ nọ, mắc chỗ kia, ì ạch mãi chẳng trôi. Nỗi khổ của các giám đốc là đây.
Cũng trên Tuổi Trẻ cùng ngày, trong bài “Luật không phải là bẫy rập” của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện có đoạn:
Vào những năm 1980, luật pháp chưa thiết lập các tiêu chí rành mạch giúp phân biệt giữa một bên là quỹ hợp pháp với bên kia là quỹ bất hợp pháp…
Nếp làm việc đó tất yếu tạo ra thói quen lập luận ở cấp sơ đẳng, lấy mục tiêu của công việc để biện minh cho những phương tiện được sử dụng nhằm thực hiện công việc. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của việc lập quỹ là chính đáng, như để giúp nhiều người có cuộc sống khả dĩ coi được trong bối cảnh khó khăn chung, để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan, tổ chức khác mỗi dịp lễ, tết… thì cách đạt mục tiêu, tức là lập quỹ để chủ động nguồn tài chính cần thiết, cũng chính đáng, cũng hợp đạo lý, lẽ phải.
Đan Tâm viết trên tờ Lao Động, 27/11/09:
Khi “vụ án Trần Ngọc Sương” nổ ra, tôi thực tình vừa lo cho cha con người anh hùng lao động có công đầu rất lớn, vừa lo cho một mô hình đưa nông thôn lên sản xuất lớn bị vùi dập và xoá bỏ, nên mặc dầu ở xa, nhưng tôi rất chăm chú theo dõi “vụ án” này. Nhưng rồi cái lo lắng đó của tôi đã được giải toả bước đầu, khi “vụ án Trần Ngọc Sương” đã và đang được xem xét lại. Tôi tin rằng, công lý trước sau sẽ được xác lập lại, đúng sai, công “tội” của nguyên Giám đốc Nông trường Trần Ngọc Sương sẽ sớm được sáng tỏ.
Trên tờ Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đăng Trừng, chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, đại biểu Quốc hội (QH), người bào chữa cho bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm, nói:
Cần đặt vụ việc vào giai đoạn lịch sử thành lập, hoạt động của Nông trường Sông Hậu. Nông trường đã hình thành từ năm 1979, ngay từ khi cha bị cáo Sương là ông Trần Ngọc Hoằng điều hành nông trường. Từ thời điểm đó, nguồn quỹ này được hình thành.
Đó là quỹ công đoàn, sử dụng cho ba lợi ích. Đến giai đoạn của bị cáo Sương điều hành nông trường, nguồn quỹ đó tiếp tục duy trì, ai cũng biết, không phải giấu giếm gì. Làm sao mà trong từng ấy năm các cơ quan chức năng không biết, không xử lý mà để đến bây giờ mới đem bà Sương ra quy trách nhiệm? Xử lý bà Sương về tội “lập quỹ trái phép” trong khi bà không phải là người lập ra quỹ ấy là chưa chuẩn xác. Bản thân bị cáo cũng không hề sử dụng bất cứ đồng nào từ nguồn quỹ ấy để chi xài riêng cho bản thân mình. Tất cả khoản chi đều là cho nông trường: tiếp khách, ma chay, trợ cấp, tìm đối tác…
Nông trường Sông Hậu là một điển hình của mô hình kinh tế trong thời kỳ đổi mới, đã hai lần được phong danh hiệu anh hùng. Nếu cho rằng giám đốc Trần Ngọc Sương có sai phạm trong quản lý, điều hành nông trường thì cơ quan tố tụng phải đưa ra được các chứng cứ để chứng minh. Nếu bà Sương có vi phạm gì thì cũng không phải là tội lập quỹ trái phép.
Vào giữa thập niên 80, cả nước bên bờ vực chết đói vì chính sách giá-lương-tiền của nhà thơ làm kinh tế Tố Hữu và cuộc cải tạo công thương nghiệp, cùng tập thể hóa nông nghiệp và ngăn sông cấm chợ tại miền Nam của Đỗ Mười. Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 với khẩu hiệu “Nói và Làm” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người Việt bắt đầu được “cởi trói”, “đổi mới” tư duy kinh tế. Ai ai cũng biết rõ, quỹ đen như của Nông trường Sông Hậu là đứa con phải đẻ ép của chính sách nhà nước lúc bấy giờ, nhưng là một chính sách mập mờ, bật đèn xanh cho các cơ quan, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước linh hoạt vận dụng với mục tiêu bù đắp thêm phúc lợi cho đời sống của công nhân, viên chức.
Phong trào “3 lợi ích” ra đời. Chủ nghĩa cơ hội ích nước song song với lợi nhà phát triển muôn hình muôn vẻ. Các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng lao vào làm ăn, từ việc cử cán bộ nhân viên lập bãi giữ xe đạp, xe gắn máy lấy tiền, đến chuyện dùng quỹ của nhà nước cho công đoàn mượn để đầu tư vào bất cứ cái gì có thể kiếm thêm chút ít (mượn rồi trả, có hại gì ai!). Tiền thu của công đoàn, phần hoàn vốn, phần lãi chia thêm vào đồng lương chết đói của cán bộ, viên chức. Thế cho nên cụm từ “3 lợi ích” là cái đuôi gắn vào đủ các loại hình dịch vụ và sản phẩm của xã hội, hợp thức hóa khoản thu ngoài sổ sách kế toán: “bia 3 lợi ích”, “vải 3 lợi ích”, “sách 3 lợi ích”, “quán nhậu 3 lợi ích”, “thịt, gạo 3 lợi ích”, cho thuê “xe 3 lợi ích”, vân vân và vân vân. Tôi còn nhớ, bia chai theo diện phân phối rất hiếm, nhưng tới nhà máy bia gần Sân Vận động Thống Nhất ở quận 10 Sài Gòn, “bia hơi 3 lợi ích” bán trong các can nhựa từ nhà máy tuồn ra lúc nào cũng sẵn!
Cơ quan tôi lúc bấy giờ xây dựng một nhà máy làm nước đá ở Long Hải, thuộc bà Rịa-Vũng Tàu. Thu nhập hàng tháng nhỉnh lên, nhưng chuyện cán bộ lợi dụng đầu tư bớt xén cũng có, nên xảy ra tố cáo nhau, gây đấu đá nội bộ rất căng.
Tuy nhiên, chính nhờ “3 lợi ích” mà cuộc sống của hàng triệu người ăn lương được cải thiện. Vì thế, dễ hiểu rằng, tại sao dư luận quần chúng lại bênh vực bà Ba Sương như vậy.
Có người còn bạo miệng cho rằng, vụ án này đụng tới một trong ba “Chị Ba” anh hùng của miền Nam. Đó là bà Nguyễn Thị Ráo (Ba Thi), giám đốc công ty kinh doanh lương thực, Anh hùng Lao động (1983, 1984), được Tuần báo Asia Week bình chọn là nhà kinh doanh thành đạt nhất châu Á năm 1991. Thứ hai là tướng Nguyễn Thị Định (Ba Định), Anh hùng Quân đội. Sau cùng là bà Trần Ngọc Sương (Ba Sương), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được bình chọn danh hiệu “Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á-Thái Bình Dương” năm 2002 cùng với 15 phụ nữ xuất sắc nhất từ 11 nước vào vòng chung kết tổ chức tại Singapore.
Bất chấp những kết luận của cơ quan điều tra và ngay cả bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành, dư luận tích cực nghiêng về phía “cô Ba Sương tốt bụng”. Tờ Lao Động ngày 27/11/09 có bài với nhan đề “Làm gì để giúp bà Ba Sương?”. Thậm chí, trên Blog của mình, nhà văn Phạm Viết Đào cảnh báo: “Vụ án bà Ba Sương, đòn điểm huyệt chế độ”.
Trước phản ứng mạnh mẽ của các tầng lớp xã hội và báo chí trong nước cũng như dư luận nước ngoài, sự kiện bà Ba Sương đã dẫn tới những cuộc trao đổi gây tranh cãi tại Quốc hội Việt Nam trong phiên họp cuối năm ngoái.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói rằng, “khi một bản án được tòa tuyên, có hiệu lực pháp luật rồi thì phải được dư luận xã hội đồng tình, đấy mới là bản án nghiêm minh, đúng pháp luật, đúng người đúng tội. Còn bản án sau khi được tuyên mà dư luận lại không đồng tình thì phải xem lại”. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, “có điều gì đó chưa được nhuần nhuyễn trong quá trình vận dụng luật pháp” (VietNamNet 26/11/09).
Thực chất của vụ án
Khi có lệnh khởi tố bà Ba Sương, nhận thấy có điều gì đó thiếu minh bạch, bất bình thường, ngày 8/05/2008, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi thư cho Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, như sau (trích):
Tôi được biết, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án xuất phát từ Thông báo kết luận của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy tại cuộc họp ngày 18/3/2008, trong đó có chỉ đạo trực tiếp việc khởi tố vụ án, đồng thời cũng nêu rõ tội danh làm cơ sở khởi tố.
Tôi không lầm thì thông thường việc này phải do cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát tiến hành. Tôi không rõ có những lý do gì bên trong để các đồng chí giải thích cho việc này: cơ quan Đảng chỉ đạo cơ quan điều tra khởi tố án.
Việc Thành ủy Cần Thơ chủ trương và chỉ đạo vụ án ngay từ đầu đã được báo chí trong nước chứng minh bằng công văn số 1575/UBND-NC ngày 25/3/2008 của Ủy ban Nhân dân TP Cần Thơ do Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Sơn ký thay Chủ tịch. Thế nhưng, khi tờ Tiền Phong chất vấn, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Tấn Quyên chạy làng: “Thành ủy không có công văn trực tiếp chỉ đạo khởi tố vụ án”.
Còn với tờ Tuổi Trẻ, qua điện thoại ngày 20/11/2009, ông Phạm Thanh Vận, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Cần Thơ, trâng tráo: “Mức án mà tòa tuyên xử đối với chị Ba Sương như vậy là đã có tình có lý rồi. Ra tòa là quyền quyết định của tòa, Thành ủy không can thiệp gì cả”.
Cái trước mâu thuẫn với cái sau, như gà mắc tóc trong các phát biểu của lãnh đạo Cần Thơ. Thành ủy chỉ đạo vụ án, tòa án Cần Thơ đã xử, vậy mà với báo Tiền Phong hôm 8/04/2010 ông Phạm Thanh Vận nói “vụ án Nông trường Sông Hậu không phải của Cần Thơ. Vụ án này, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương cho rằng là một trong 17 vụ tham nhũng nghiêm trọng...”.
Quyết định kháng nghị hủy toàn bộ bản án để điều tra, xét xử lại từ đầu của VKSND Tối cao là gáo nước lạnh hắt vào mặt các quan chức thành phố Cần Thơ. Trao đổi với tờ Lao Động hôm 7/04/2010, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể khẳng định toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm “có nhiều sai lầm, thiếu sót cả về nội dung và thủ tục tố tụng”.
Trên Blog Osin (12/2009), nhà báo Huy Đức có bài viết đi thằng vào vấn đề:
Có lẽ không có dẫn chứng nào đáng tin cậy hơn cho thấy vai trò của “Đất” trong vụ án bà Trần Ngọc Sương như phát biểu được ghi âm của ông Phạm Thanh Vận ngày 25/10/2007: “Chị nghỉ nhưng làm sao cho hạ cánh an toàn trong danh dự nếu giao lại đất Nông trường”.
Một nhận định hoàn toàn chính xác. Không rõ nó có phải là lý do quan trọng nhất khiến Blog Osin bị đánh sập hay không?
Nguồn tin riêng của tôi từ một cán bộ cao cấp đang đương nhiệm tại Quốc hội Việt Nam khẳng định chắc chắn nguyên nhân được đưa ra của nhà báo Huy Đức.
Cần Thơ là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. Tốc độ tăng trưởng của Cần Thơ trong 5 năm qua rất cao, bình quân hơn 15%, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội địa và quốc tế. Cần Thơ có tham vọng trở thành thủ đô của đồng bằng Sông Cửu Long. Rất nhiều dự án xây dựng hạ tầng tiếp tục được thực hiện. Ngày 24/06/2009 ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận Cần Thơ là đô thị loại 1. Sẽ rất ngây thơ nếu cho rằng, vụ án bà Ba Sương chỉ nằm trong khu vực quyền lợi của Thành ủy Cần Thơ.
Cần Thơ đang khát đất tốt! Tấc đất tấc vàng! 5.568 hécta ven bờ Sông Hậu là địa điểm lý tưởng, một kho báu vô giá.
Đất thuộc sở hữu của nhà nước, nhưng nhà nước biến các đảng viên lãnh đạo thành những ông địa chủ. Hàng trăm ngàn đảng viên có chức quyền của ĐCSVN đã phù phép, trắng thay đen, phất lên giàu có một cách bất ngờ và khủng khiếp chính là từ quy hoạch đầu cơ đất, chia chác, huê hồng từ các vụ sang nhượng chủ quyền, cấp sổ đỏ, cho thuê và đền bù thiệt hại. Trong những năm qua, hàng chục ngàn vụ lớn nhỏ gây xung đột, nhiều lần đổ máu, giữa người dân – với tên gọi phổ cập là “dân oan” – và nhà cầm quyền là do tranh chấp quyền lợi đất. Đụng vào bà Ba Sương còn tại vị mà phía sau là hàng chục ngàn nông dân chịu ơn nghĩa và đông đảo quần chúng bảo vệ, chia sẻ, việc tước đoạt đất không dễ dàng.
Đất Nông trường Sông Hậu như miếng mồi quá ngon lành nhưng có xương mà những người chủ mưu ở thượng tầng cùng thuộc hạ chưa nhằn, chưa nhai kỹ đã nuốt trong bối cảnh các phe cánh đang tìm cách làm giảm uy tín nhau để tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng XI.
Những cú đòn tập hậu
Chúng ta sẽ còn chứng kiến tiến trình vụ án với những diễn biến lạ, bởi vì ngoài phạm trù tác động của công lý và công luận, kết cục sẽ phụ thuộc quan trọng vào yếu tố ai có ảnh hưởng nhất trong ván cờ đoạt vương miện Tổng Bí thư và các ghế đại ca trong Bộ Chính trị mới.
Từ Đại hội Đảng VIII, các vụ án lớn có liên quan đến lãnh đạo cao nhất như vụ Minh Phụng-Epco (1996), “vụ án siêu nghiêm trọng” Tổng Cục 2 (2005), vụ PMU 18 (2006), chúng ta thấy chúng được sử dụng rất rõ như những con bài mặc cả và tấn công nhau giữa các đối thủ và thông thường luôn có kẻ trở thành con tin hay vật tế thần. Thiết nghĩ, vụ án bà Ba Sương khó có thể nằm ngoài ma lộ này.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đang nắm thế thượng phong vì có cội rễ và quan hệ mật thiết với các nhân vật chủ chốt vừa ở Tổng Cục 2, vừa ở ngành an ninh công an, nơi xuất phát điểm của ông ta tiến lên đài danh vọng, là hai gọng kìm có sức khống chế hoặc khuynh loát tất cả những ai tay đã lỡ nhúng chàm. Mà nói cho cùng, có ai trong Bộ Chính trị hoàn toàn trong sạch?
Tuy nhiên ông Dũng đi đêm nhiều, không phải lúc nào cũng tránh được ma. Vụ PCI giành quyền thầu cung cấp vật liệu in tiền polymer bị phanh phui vì liên quan đến công ty Australia hối lộ nhiều triệu đô la cho con trai Thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thúy và Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty phát triển công nghệ (CFTD) tại Việt Nam. Đã có chìa khóa mở hé cánh cửa của CFTD. CFTD có 200 cổ đông, vốn 400 tỉ đồng, doanh thu khoảng 30 triệu đôla/năm. Trong số 200 cổ đông của CFTD có gia đình Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy và nhiều nhân vật cao cấp khác là được xem là đàn em của Nguyễn Tấn Dũng. (Lê Đức Thúy được đưa lên làm Thống đốc thay Nguyễn Tấn Dũng từ 12/1999).
Với vụ án bà Ba Sương, được giới quan sát trong nước cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đứng sau lãnh đạo TP Cần Thơ, và vụ PCI, những cú đòn tập hậu của đối phương cạnh tranh nhắm vào ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc tranh đua ở Đại hội Đảng XI sẽ có mức độ so ván đến đâu, chúng ta hãy chờ các màn kịch tiếp theo.
Ngày 11/04/2010
© Ledienduc’s Blog
© talawas blog