Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Sau tái cơ cấu, Vinashin chỉ còn nợ 53.054 tỷ đồng

--Từ 2013, 2014, Vinashin có thể có lãiHà Nội Mới -Phó thủ tướng: Vinashin có thể có lãi từ 2013 VnEconomy -
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và ba bộ trưởng cùng trả lời chất vấn về Vinashin trước Quốc hội chiều nay


Chính phủ Việt Nam không trả nợ thay cho VinashinVOA Tiếng Việt

- Kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức (BBC)

- Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính: Vinashin và… Vinashin VnEconomy -
Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cung cấp kết luận thanh tra toàn diện về Vinashin
- Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: (Dân trí) - Vấn đề Vinashin một lần nữa lại “nóng” trên diễn đàn Quốc hội sáng nay, khi các ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về trách nhiệm quản lý vốn tập đoàn này. Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh (ảnh: Việt Hưng). Vấn đề nợ, đầu tư ra ngành ngoài ...
Tường thuật phiên chất vấn sáng 23.11Thanh Niên
"Vinashin có mất vốn nhưng không mất hết”VTC
Tài sản của Vinashin không mất hếtHà Nội Mới

-VẦN CÒN MẬP MỜ, NƯỚC ĐÔI, MÂU THUẪN TRONG GIẢI TRÌNH SÁNG NAY CỦA BT BỘ TÀI CHÍNH
Xem phiên trả lời chất vấn sáng nay đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, tôi rất chú ý đến giải trình của ông về các vấn đề liên quan tới vai trò quản lý vốn của Bộ Tài chính đối với vụ án Vinashin.
1/Thứ nhất, về vai trò quản lý vốn: Bộ trưởng Bộ Tài chính luôn khẳng định số tiền Vinashin không đánh mất hết? Thế nhưng con số bao nhiêu thì ông lại không ngửa bài ra được? Trong khi đó Thanh tra Bộ tài chính đã vào, đã phát hiện sai phạm, đã báo cáo Bộ tài chính và Bộ đã báo cáo Thủ tướng và theo như BT đã kết luận là lãnh đạo Vinashin đã cố ý làm trái ?
Khi đã xác định ra việc cố ý làm trái, để hạn chế tình cảnh “ đắm đò giặt mẹt “, “đánh bùn sang ao” thì người đóng vai trò quản lý vốn phải xông vào để kiểm tra giám sát để cho số tiền thất thoát, số hàng hóa bị ứ đọng do không bán được phải kịp thời khoanh lại? Như vậy vè điểm này Bộ Tài chính đã không hoàn thành nhiệm vụ cơ quan nắm tay hòm chìa khóa cho chính phủ.
2/ BT Bộ Tài chính luôn khẳng định rằng: Doanh nghiệp đi vay tự chịu trách nhiệm? Vinashin là doanh nghiệp nhà nước, Tổng Công ty quản lý vốn nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, một thời do ông Trần Văn Tá nguyên trưởng làm Tổng Giám đốc hướng lương tới 86 triệu/tháng? Cơ quan này làm gì, đã tham mưu gì cho Bộ Tài chính hay lập ra để nhận lương cao ?
Bộ Tài chính không thể không chịu trách nhiệm về sự còn mất vốn liếng của Vinashin? Hơn nữa một phần quan trọng lại là nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ huy động từ bên ngoài; Tức Chính phủ đứng ra bảo lãnh vay, nếu Vinashin không trả được thì Chính phủ phải trả? BT Bộ Tài chính đã xác nhận có chủ trì tham gia thẩm định các phương án vay nguồn vốn này của Vinashin ? Bây giờ không hiệu quả, nếu chỉ đổ cho một nguyên nhân khách quan chung chung: Do khủng hoảng kinh tế thế giới thì đó là cách giải trình theo kiểu đánh bùn sang ao.
BT Bộ Tài chính có nêu trường hợp năm 2008 hợp đồng đóng tàu trị giá 8 tỷ USD bị vỡ. Vậy Bộ Tài chính phải giải trình được bao nhiêu vật tư, tiền vốn bỏ ra rồi hiện đang bị nợ đọng lại do hợp đồng bị phá ? Điều này chắc chắn các doanh nghiệp trực tiếp ký họ phải biết và họ đã có kê khai? Nhưng con số nợ đọng vốn do đầu tư vào vật tư, trang thiết bị là bao nhiêu sao không công bố ra và nếu cộng lại sẽ không lên tới 86 ngàn tỷ?
Hay Vinashin đóng tàu theo kiểu tạm ứng tiền của các nhà xuất bản, đem về tiêu đại đi rồi viết sách trả nợ sau như trường hợp văn hào Nga Đôxtoiexky? Rõ ràng đây là một việc làm mập mờ của các cơ quan quản lý vốn, tài sản nhà nước mà Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì, đầu têu. Cách giải trình của ông Võ Văn Ninh là giải trình theo kiểu đưa trâu qua rào.
Ông Vũ Văn Ninh đọc vanh vách các số liệu nhưng đằng sau các số liệu là cái gì thì ông tịt ? Ông trả lời sau tái cơ cấu 28 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả ? Vậy sao ông không công bố hiệu quả như thế nào, mỗi năm, mỗi tháng đóng được bao nhiêu con tàu, trừ chi phí rồi còn “ bỏ ống “ được bao nhiêu  để rồi còn đem đi trả nợ? Nếu có khả năng trả nợ, tại sao còn nhiều doanh nghiệp đang nợ lương thế?
Bây giờ trước Quốc hội ông thanh minh: ngành đóng tàu hiệu quả không cao; thế tại sao Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì, thẩm định trình Chính phủ đề xuất việc cho Vinashin vay hàng tỷ USD và ông nói rằng cho vay như thế lúc đó là phù hợp? Để rồi chưa đầy năm sau ông lại báo cáo với Thủ tướng rằng: Vinashin can tội cố ý làm trái? Ông giải trình như thế không trách dân gian có câu: miệng quan trôn trẻ ?!
Qua các bài viết trên các tờ báo thân chính phủ và qua cách trả lời chất vấn của các ông Vũ Huy Hoàng, Phạm Khôi Nguyên, Hồ Nghĩa Dũng trong phiên chât vấn hôm qua, cử tri lại thấy bóng dáng của cái ông Nguyễn Hữu Đợi, Bí thư huyện ủy Quỳnh Lưu năm nào lạ hiện hồn về. Nào là Vinashin không phá sản mà đang đầu tư để ăn nên làm ra; nào lập dự án tàu cao tốc là cần thiết; nào là làm dự án bauxite Tây Nguyên làm ngay để mang lại hiệu quả; nào là hồ bùn đỏ tuyệt đối an toàn có thể tạo thành thảm thực vật mới, sẽ tạo nên những cánh rừng sinh thái bùn đỏ.v.v.
Những việc làm quyết liệt này sao mà nó giống với việc xua dân cả huyện lên đồi trọc năm nào để lấy đất làm canh tác, để thay đổi tập quán quần cư của người nông dân của ông Nguyễn Hữu Đợi ở Quỳnh Lưu năm nào?
Nghe các vị trả lời như đinh đóng cột, rất nhiều cử tri chỉ biết thở dài: Tiền của nhân dân nằm trong một cái bị và cái bị đó nằm trong tay các vị rồi, các vị muốn làm gì thì làm, ai mạnh mồm can ngăn, phản biện không khéo lại vạ lây ?
Trong thời đại ngày nay, người ta có thể chế tạo ra những con tàu lên tới sao Kim, sao Hỏa thì việc gì người ta không thể giải quyết được đứng về phương diện khoa học kỹ thuật ?!
Về phương diện khoa học kỹ thuật, TKV có thể vay vốn nước ngoài để xây lên những chiếc hồ chịu đựng được sức công phá của bom nguyên tử; điều này Ngô Đình Diệm, Nicolae Ceausescu, Mao Trạch Đông, Stalin, Sadam Hussein… xưa đã tính đến cách làm này nhưng rồi họ cũng đã xuống mồ…
Đối với người dân đang cần từng hạt gạo, củ khoai manh áo lành, khao khát có những cuốn vở mới cho con đến trường; đối với các doanh nghiệp tư nhân họ đang khao khát từng đồng bạc lẻ làm vồn… thì khoản tiền 86.000 tỷ đồng ( tương đương với bốn tỷ rưỡi USD ) đầu tư cho Vinashin, hàng tỷ USD sẽ hút vào dự án bauxite Tây Nguyên là lớn, là chưa từng có. Thế nhưng nhưng qua cách giải trình của các vị thì thấy khoản tiền đầu tư này cho Vinashin có đáng là bao, yên chí lớn, nhẹ như lông hồng… sẽ thu về được, sẽ sinh lãi…Thói đời, tiêu tiền bao giờ cùng dễ hơn làm ra tiền gấp vạn lần. Chỉ trong vài ba năm người ta có thể tiêu hết khoản tiền trên ? Còn bào dăm bảy năm tới thu lại ngay khoản tiền đó thì khó ai tin !
Tất cả những cái sự giải trình này với các số liệu, hiệu quả kinh tế và sự an toàn về môi trường của dự án bauxite Tây Nguyên, về Đoàn tàu Vinashin, của đường sắt cao tốc trong tương lai đều là những số liệu người ta muốn bảo nó là đỏ thì nó là đỏ, bảo nó là đen thì nó là đen, bào nó là trắng nó sẽ là trắng…
Khi ai đó giống như đang lên đồng, đang bị ý chí quyết liệt chi phối, thôi thúc phải làm bằng được một điều gì đó để khẳng định mình, để chứng minh một điều gì đó thuần túy “ duy ý chí “, khẳng định sự tồn tại của mình là có lý thì mọi sự can ngăn, phản biện khác gì nước đổ lá khoai ?
Than ôi, bài học về những di họa mà ông Nguyễn Hữu Đợi để lại cho dân Quỳnh Lưu Nghệ An vẫn còn tươi mới. Ngày xưa Nguyễn Hữu Đợi quyết liệt đưa dân lên đồi chỉ với ý chí trong sáng: “ Người cộng sản với mo cơm, quả cà vẫn có thể thay trời, chuyển đất, sắp xếp lại giang san…”
Còn bây giờ…
P.V.Đ-Chủ tịch Vinalines: “Hợp tác với Vinashin, nhiều phía có lợi” VnEconomy -
“Tôi có nói đùa với anh Sự, anh Tuyến, là da dẻ mặt mày các anh đã hồng hào, tươi lên rồi” - Vinashin đóng mới 20 tàu biển cho Vinalines cand.com
Lễ ký kết thỏa thuận khung đóng mới 20 tàu biển giữa Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã diễn ra vào ngày 22/11, tại trụ sở Tập đoàn Vinashin. Ngay tại tại buổi lễ, đã có hai hợp đồng đóng ...
Giao đất dự án của Vinashin tại Hậu Giang cho VinalinesĐài Tiếng Nói Việt Nam
Chủ tịch Vinalines: “Hợp tác với Vinashin, nhiều phía có lợi”VnEconomy
Vinashin sẽ đóng 20 tàu biển cho VinalinesTiền Phong Online
-"Vinashin không thua lỗ 100.000 tỷ đồng" (TVN) - Trả lời chất vấn của ĐB Nguyễn Minh Thuyết bằng văn bản, Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng khẳng định "không có việc Vinashin thua lỗ đến 100.000 tỷ đồng". Kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm của Vinashin trước 30/11 VnEconomy - Chính phủ vừa gửi tới Quốc hội báo cáo bổ sung về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
- Vinashin khởi động đóng mới tàu cho Vinalines VnEconomy - Công ty Đóng tàu Hạ Long khởi động dự án đóng mới tàu trọng tải 47.500 tấn cho Vinalines

-Sai biệt quá lớn (NVP)

Đọc bản tin “Vinashin cần 2 năm để phục hồi” trên báo Tuổi Trẻ, thấy các con số sao không khớp nhau mà không thấy ai giải thích.
Ví dụ, trong ô “Tình hình tài chính của Vinashin”, báo viết theo nguồn báo cáo của Bộ Giao thông – Vận tải như thế này:

* Đến 30-6-2010:
- Tập đoàn có 289 công ty.
- Tổng tài sản: 104.649 tỉ đồng.
- Tổng nợ phải trả: 86.565 tỉ đồng.
- Vốn chủ sở hữu: 8.034 tỉ đồng.
* Sau tái cấu trúc đợt 1 (đến 30-8-2010):
- Tập đoàn còn lại 259 công ty.
- Tổng tài sản: 95.672 tỉ đồng.
- Tổng nợ phải trả: 76.241 tỉ đồng.
- Vốn chủ sở hữu: 9.615 tỉ đồng (trong đó tính cả phần cấp bổ sung tháng 10-2010 là 2.500 tỉ đồng).
* Sau tái cấu trúc tổng thể (bước 2):
- Tổng số doanh nghiệp còn lại là 43 công ty.
- Tổng tài sản: 68.234 tỉ đồng.
- Tổng nợ phải trả: 53.054 tỉ đồng.
- Vốn chủ sở hữu thực có: 9.615 tỉ đồng (theo đăng ký kinh doanh hiện tại là 14.655 tỉ đồng).
Theo nguyên tắc, tài sản bằng nợ cộng với vốn. Nhưng ở phần đầu (đoạn đến 30-6-2010), nợ cộng với vốn mới bằng 94.599 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản là 104.649 tỷ đồng, không biết còn 10.050 tỷ đồng biến đâu mất?
Sau tái cấu trúc đợt 1 (đoạn đến 30-8-2010), một lần nữa, nợ cộng với vốn, kể cả phần cấp vốn bổ sung, là 85.856 tỷ đồng, cũng còn gần 10.000 tỷ đồng không thấy liệt kê ra vào khoản mục nào.
Lại nữa, Chủ tịch HĐTV Vinashin Nguyễn Ngọc Sự nói: “Sau khi chúng tôi bàn giao một số đơn vị cho bên dầu khí và hàng hải thì tổng số nợ chúng tôi giảm xuống. Theo lộ trình nợ sẽ giảm từ hơn 83.000 tỉ đồng xuống hơn 63.000 tỉ đồng”. Ở trên chúng ta đều thấy sau tái cấu trúc đợt 1, tổng nợ phải trả là 76.241 tỷ đồng, ở đây ông Sự nói còn 63.000 tỷ đồng. Vì sao có sự chênh lệch này?
Chính Tuổi Trẻ cũng đặt câu hỏi: “Theo báo cáo của Vinashin, sau khi chuyển giao tài sản cho Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) và Vinalines, tổng tài sản và tổng nợ Vinashin đều giảm cỡ 10.000 tỉ đồng. Chẳng lẽ toàn bộ các dự án bàn giao, cộng tàu Hoa Sen chỉ đáng 10.000 tỉ đồng?” Ông Sự khi trả lời câu hỏi này cũng không đính chính con số 10.000 tỷ đồng. Vậy sao trước đó ông nói việc chuyển giao như thế giảm 20.000 tỷ đồng nợ?
Tổng số nợ sau khi tái cấu trúc đợt 2 là 53.054 tỷ đồng, sao ông Sự nói “tổng số nợ xuống còn hơn 40 .000 tỉ đồng” và cũng không thấy các báo hỏi cho rõ.
Tôi dò lại trên trang web của Chính phủ, cũng thấy ghi: “Ông Nguyễn Ngọc Sự cho biết thêm, dự kiến mô hình tổ chức của Tập đoàn sau tái cơ cấu được sắp xếp như sau: Số DN còn lại là 43 công ty; tổng số lao động theo mô hình tổ chức mới là 29.660 người; tổng tài sản: 68.234 tỷ đồng; tổng số nợ phải trả là: 53.054 tỷ đồng.” Xuống dưới cũng ông Sự cho biết: “Đồng thời, sau khi sắp xếp 216 DN hiệu quả thì tổng số nợ tiếp tục giảm xuống còn trên 40.000 tỷ đồng”. Lạ quá, không hiểu nổi.
- Công bố đề án tái cơ cấu Vinashin (VOV)- Dự kiến sắp xếp giảm 216 doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá chính xác thực trạng của từng doanh nghiệp. Lộ trình này được thực hiện từ tháng 11/2010 và dự kiến kết thúc vào năm 2013.
AI SẼ LÀ “ LÊ LAI” TRONG VỤ VINASHIN ? (Phạm Viết Đào-Nhà văn)
Blog Phamvietdaonv: Theo một nguồn tin riêng mà blog Phamvietdaonv nhận được từ Bộ Giao thông-Vận tải thì cuộc họp “ tái cơ cấu “ Vinashin họp vào chiều qua, 19/11/2010 kéo dài tới tận khuya và khá căng thẳng. Bởi bàn công việc tai cơ cấu đã khó mà bàn việc sắp xếp để ai đứng ra làm “thân phận Lê Lai” trong vụ Vinashin này còn khó hơn…Vì sợ vi phạm Luật Báo chí nên Blog Phamvietdaonv không dám tiết lộ danh tính những “ Lê Lai Vinashin” mà mình đã được rỉ tai…Chỉ biết rằng trong tuần qua, các bộ phận tham mưu của Bộ Giao thông Vận tải đã tất tả lục tung mọi văn bản giấy tờ có liên quan tới Vinashin, lần tới từng chữ ký, từng ý kiến đề xuất từ các chuyên viên để tìm cho ra ai xứng đáng được làm phận sự Lê Lai...

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đang trả lời báo chí...
Xin mời chư vị đọc những tin về Vinashin được Báo điện tử Chinhphu.vn, vừa đưa để hình dung phần nào về chuyến tàu Vinashin trong cơn bĩ cực !
Vinashin sẽ tái cơ cấu thành công
(Chinhphu.vn) – Chiều 19/11, Bộ Giao thông vận tải tổ chức họp báo về Đề án tái cơ cấu cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) năm 2010, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án này.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đồng thời là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN Trung ương Phạm Viết Muôn; Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin Nguyễn Ngọc Sự  đồng chủ trì cuộc họp báo.
Tái cơ cấu Vinashin theo mục tiêu ổn định sản xuất, giảm lỗ, trả được nợ
Việc thực hiện tái cơ cấu bước một mô hình tổ chức và tài chính của Vinashin đã được triển khai ngay sau khi có Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin cũng nhanh chóng được thành lập do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng Ban để hướng đến mục tiêu sớm ổn định sản xuất kinh doanh của Tập đoàn; từng bước củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinashin tập trung vào 3 lĩnh vực chính: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân công nghiệp tàu biển.
Bên cạnh đó, xây dựng Tập đoàn làm nòng cốt của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ, bước đầu các đơn vị thành viên của Vinashin đã đạt được những kết quả tích cực, người lao động có việc làm trở lại, thanh toán được nợ lượng, bảo hiểm xã hội và bàn giao được một số tàu nên tạo được nguồn thu để tái sản xuất kinh doanh.
“Tôi tin tưởng Tập đoàn Vinashin sẽ cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này và thực hiện tốt Đề án Tái cơ cấu mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, trong đó tập trung củng cố Tập đoàn trong 2 năm, ổn định trong 2 năm tiếp theo và sau đó sẽ là phát triển để Vinashin tiếp tục trở thành ngành mũi nhọn phát triển kinh tế hàng hải”, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nói.
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Vinashin Nguyễn Ngọc Sự cho biết, Đề án tái cấu trúc tổng thể Vinashin (tái cơ cấu bước 2) sẽ tập trung nâng cao năng lực sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu biển tại 7 đầu mối lớn, bao gồm: 3 Tổng công ty (Phà Rừng, Nam Triệu, Bạch Đằng) và 4 Công ty TNHH một thành viên (Hạ Long, Cam Ranh, Công nghiệp Tàu thủy Sài Gòn, Đóng tàu và Công nghiệp Hàng hải Sài Gòn) để thực sự là những đơn vị mạnh của Tập đoàn trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Ngọc Sự cho biết thêm, dự kiến mô hình tổ chức của Tập đoàn sau tái cơ cấu được sắp xếp như sau: Số DN còn lại là 43 công ty; tổng số lao động theo mô hình tổ chức mới là 29.660 người; tổng tài sản: 68.234 tỷ đồng; tổng số nợ phải trả là: 53.054 tỷ đồng.
Ngoài 43 DN được giữ lại theo mô hình Vinashin mới, Tập đoàn dự kiến sắp xếp giảm 216 DN. Lộ trình này phù hợp với điều kiện thực tế sau khi đánh giá chính xác thực trạng của từng DN và đảm bảo lộ trình sắp xếp sẽ được thực hiện từ tháng 11/2010 và kết thúc vào năm 2013.
Vinashin sẽ trả được nợ, không ai trả nợ thay Vinashin
Trước mối quan tâm của báo chí về việc giải quyết nợ của Vinashin sẽ được thực hiện như thế nào sau khi tái cơ cấu, ông Nguyễn Ngọc Sự cho biết, 86.565 tỷ đồng là con số nợ chính thức của Vinashin. Nhưng các khoản nợ của Vinashin hiện nay đã đầu tư vào các dự án, công trình. Các khoản nợ này cũng đang nằm trong những con tàu đang đóng dở.
“Vinashin đã vay thì phải trả. Không ai trả nợ thay Vinashin mà chính Vinashin sẽ thực hiện việc trả nợ này và sẽ trả được nợ”, ông Nguyễn Ngọc Sự khẳng định.
Để làm được điều này, hiện nay Vinashin đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm đổi mới DN, đẩy mạnh sản xuất, bán đi các dự án không liên quan đến lĩnh vực chính để thu hồi vốn. Hiện nay các con tàu bắt đầu thu về lợi nhuận.
Trước thông tin các chủ nợ của Vinashin đã gửi thư đề nghị Vinashin giải đáp về vấn đề trả nợ nhưng chưa thấy Vinashin trả lời, ông Nguyễn Ngọc Sự khẳng định đây là thông tin không chính xác, đồng thời cho biết, khoản nợ đầu tiên đến hạn phải trả là ngày 22/12/2010 tới đây.
Nhưng với tình hình hiện nay, Vinashin đã gặp gỡ với bên cho vay để thương thảo đồng thời cung cấp thông tin rõ ràng về tình hình hiện nay của Tập đoàn cũng như quá trình tái cơ cấu của Vinashin đang triển khai thực hiện. Việc vay các khoản nợ này Vinashin sẽ phải trả nhưng đề nghị được hoãn, giãn nợ, đến năm 2011.
Công ty Kiểm toán quốc tế KPMD đã cùng với Tập đoàn rà soát các khoản nợ tại các đơn vị thành viên của Vinashin, do đó không có việc số nợ của Vinashin là vượt quá 86.565 tỷ đồng. Mặt khác, sau khi bàn giao các con tàu cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinaline) thì tổng số nợ giảm xuống còn trên 63.000 tỷ đồng. Đồng thời, sau khi sắp xếp 216 DN hiệu quả thì tổng số nợ tiếp tục giảm xuống còn trên 40.000 tỷ đồng. Khoản nợ này hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát và trong sự cho phép trên vốn điều lệ, ông Nguyễn Ngọc Sự khẳng định.


Vinashin đang “vượt sóng”
Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng nói, mặc dù hiện nay còn rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta quyết phải vượt qua để tái cơ cấu hiệu quả Vinashin. Những tiền đề quan trọng để tái cơ cấu và phát triển Vinashin đã dần dần được hé mở.
Trước tình hình khó khăn hiện nay, lãnh đạo Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thành viên chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường, nguồn vốn, ưu tiên giải quyết tiền lương, chế độ bảo hiểm cho người lao động nhằm tạo ra một khí thế làm việc mới trong cả Tập đoàn.
Tổng giá trị sản lượng 10 tháng đầu năm 2010 của Tập đoàn đạt gần 12.400 tỷ đồng, đạt 38% kế hoạch năm 2010, trong đó giá trị sản lượng đóng mới, sửa chữa tàu đạt trên 7.500 tỷ đồng bằng 45,8% kế hoạch năm 2010.
Hiện nay, các tàu còn hiệu lực hợp đồng đang thực hiện là 130 tàu với tổng giá trị gần 2,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 57 tàu với tổng giá trị là trên 1,2 tỷ USD, trong nước 73 tàu với tổng giá trị là gần 830 triệu USD.
Tính đến ngày 18/11/2010, đã hoàn thành và bàn giao cho chủ tàu 36 tàu với tổng giá trị hợp đồng là 280,6 triệu USD. Trong đó, từ ngày 1/9/2010 đến ngày 18/11/2010 Tập đoàn đã bàn giao 14 tàu với tổng giá trị hợp đồng là trên 51 triệu USD.
Từ nay đến hết tháng 12/2010, sẽ bàn giao ít nhất là 21 tàu nữa, như vậy tính cả năm 2010 các đơn vị trong Tập đoàn sẽ bàn giao được ít nhất 57 tàu với tổng giá trị hợp đồng là trên 573 triệu USD. Nếu thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ hơn nữa thì có thể bàn giao số tàu lớn hơn.
Những tín hiệu trên cho thấy Vinashin đang nỗ lực vượt qua thử thách.
( Chinhphu.vn )
---------------------------------------------------------

MỘT SỐ CỬ TRI NHỜ BLOG PHAMVIETDAONV CHUYẾN TỚI QUỐC HỘI 5 CÂU CHẤT VẤN:

1.Việc phân bổ các nguồn vốn ngân sách( kể cả vốn vay nước ngoài ,vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA…) cho các Tập đoàn vay hoặc cấp hàng năm đều phải được Quốc hội phê chuẩn. Việc để cho Vinashin vay 86 nghìn tỉ đồng ( hay trên 100 nghìn tỉ đồng?)  trong có mấy năm, tiêu pha bừa bãi ( và không thể không có tham nhũng ở đây ), không trả được nợ làm cho toàn dân phải gánh chịu hậu quả, trách nhiệm của Quốc hội đến đâu? Ai là người ký phê chuẩn từng khoản vay đó?  Đề nghị nêu đích danh từng người ký duyệt từng khoản vay ( chủ tịch QH hay Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ GTVT, Thống đốc Ngân hàng.. ) để cử tri được biết.
2.Qui trình thông thường để giải ngân cho từng dự án do Bộ Tài chính và Ngân hàng qui định là rất chặt chẽ. Đề nghị Bộ tài chính, Thống đốc Ngân hàng cho biết qui trình giải ngân cho các khoản vay của Vinashin vừa qua có gì đặc biệt không? Ai duyệt qui trình đó? Ai ký duyệt từng hồ sơ giải ngân của Vinashin? Trước khi giải ngân, từng ngân hàng phải giám định, sau khi giải ngân phải kiểm tra thực hiện, đích danh ai là người đã thực hiện cho từng khoản vay này( danh sách )?
3.Dư luận trong nhân dân mấy năm qua xì xào về chuyện các nhà thầu nhận thi công dự án của Vinashin phải nộp lại chủ đầu tư tới 40% giá trị hợp đồng. Bộ trưởng Bộ GTVT, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng có biết việc này không?
4.Luật Đấu thầu qui định các gói thầu lớn đều phải được Thủ tướng và Bộ Kế hoạch Đầu tư phê duyệt ( Điều 60,67,68 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2005) . Ai là người phê duyệt các gói thầu mua tàu cũ và thiết bị của Vinashin ( Đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết danh sách cụ thể )?  Trách nhiệm của Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư đến đâu?
5. Hiện nay các ngân hàng đều không cho các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất vì lý do ngân hàng nhà nước không có tiền. Vậy thì chính phủ và ngân hàng nhà nước có cách gì để các doanh nghiệp có tiền sản xuất vì nếu không sản xuất thì tình trạng thất nghiệp sẽ dẫn đến bất ổn xã hội.
Trong khi đó Chính phủ tiếp tục rót vốn cho các doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp 40 % tổng thu nhập quốc dân ?
Thay mặt các cử tri đã gửi câu hỏi trân trọng cảm ơn Quốc hội
- -Tái cơ cấu, Vinashin giảm 216 công ty "con, cháu" (Bee)- Tập đoàn này sẽ giảm còn 43 công ty, tổng số nợ phải trả là 53.054 tỷ đồng trên tổng tài sản 68.243 tỷ đồng.- Vinashin xin khất nợ một năm (RFA)- Bộ Giao thông vận tải Việt Nam chiều hôm qua họp báo công bố nội dung đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam, Vinashin. -   Vinashin cần 2 năm để phục hồi (Tuoitre)-“Không ai trả nợ thay Vinashin” (SGTT)- Không ai phải trả nợ thay cho Vinashin (PL)-
pictureVinashin không còn được quyền trình trực tiếp các đề án lên Thủ tướng Chính phủ. -Bài 4: Vinashin- khi niềm tin quay trở lại (VOV)- Nếu không xây dựng được niềm tin vững chắc vào sự phục hồi phát triển trở lại của Tập đoàn, việc huy động vốn hay giải quyết những nút thắt khác của Vinashin là không thể
- Làm chủ Vinashin Bút Lông
Cuộc họp báo được triệu tập hỏa tốc hồi 17 giờ chiều 19-11 về đề án tái cơ cấu Vinashin (vừa được Thủ tướng phê duyệt) đủ thấy sự kiện “nóng” thế nào, nhất là thời điểm các phiên chất vấn tại Quốc hội sắp diễn ra.
Rủi ro tập đoàn kinh tế ở ta (TVN 20-11-10)- Tập đoàn ta, chưa trở thành quả đấm thép đã phải đánh đổi bằng rủi ro cho nền kinh tế, lỗi không nằm ở chính bản thân nó, mà ở tư duy của nền kinh tế quản lý tập trung áp đặt cho nó, chừng nào chưa đoạn tuyệt, chừng đó không thể khác được!
-Sau tái cơ cấu, Vinashin chỉ còn nợ 53.054 tỷ đồng VnEconomy - Đây là thông tin vừa được đưa ra tại cuộc họp báo công bố chính thức nội dung cụ thể của Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và thông báo về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinashin năm 2010 do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức chiều nay (19/11).

Chỉ trước đó một ngày, chiều 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 2108/QĐ-TTg, chính thức phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn này.

Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải  cho biết, sau tái cấu trúc đợt 1, hiện số doanh nghiệp của Vinashin đã giảm từ 289 công ty xuống còn 259 công ty, gồm công ty mẹ, 38 công ty TNHH 1 thành viên, 38 công ty cổ phần tập đoàn đóng góp trên 51%, 3 công ty liên doanh, 23 công ty liên kết và 156 công ty cháu.

Tính đến 30/8/2010, tổng số lao động của công ty đã giảm từ 49.454 người xuống còn 42.660 người, tổng số nợ phải trả giảm từ 86.565 tỷ đồng trên tổng tài sản 104.649 tỷ đồng xuống còn 76.241 tỷ đồng trên tổng tài sản 95.672 tỷ đồng.

Thực hiện Đề án tái cấu trúc tổng thể mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, tổng số doanh nghiệp của Tập đoàn sẽ chỉ còn lại 43 doanh nghiệp trong đó có công ty mẹ là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên 100% vốn nhà nước, 19 công ty con, 1 công ty liên kết và 22 công ty cháu.

Tổng số lao động theo mô hình tổ chức mới là 29.660 người. Tổng số nợ phải trả là 53.054 tỷ đồng trên tổng tài sản là 68.243 tỷ đồng.

Tập đoàn bắt đầu thực hiện việc sắp xếp 216 doanh nghiệp từ tháng 11/2010 và dự kiến kết thúc vào năm 2013, ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin cho biết.

Về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Vinashin, theo thông tin tại cuộc họp báo, tổng giá trị sản lượng 10 tháng đầu năm đạt 12.395 tỷ đồng, bằng 38% kế hoạch năm, trong đó giá trị đóng mới sửa chữa tàu đạt 7.519 tỷ đồng, bằng 45,8% kế hoạch năm. Hiện Tập đoàn còn số hợp đồng có hiệu lực là 130 tàu, tổng giá trị 2,1 tỷ USD.

 Từ nay đến hết tháng 12/2010, Tập đoàn sẽ bàn giao 21 tàu, nâng tổng số tàu bàn giao trong năm 2010 lên 57 tàu, đạt trị giá 573 triệu USD.  Dự kiến, trong năm 2011, Tập đoàn sẽ bàn giao 75 tàu với tổng doanh thu 15.600 tỷ đồng.

Đến thời điểm này, các nhà máy lớn của Vinashin đã trả hết lương và thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động với mức thu nhập bình quân đạt 2.830.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, các nhà máy nhỏ, các đơn vị hoạt động ngoài lĩnh vực đóng tàu vẫn còn nợ  lương và bảo hiểm xã hội của người lao động đến tháng 9/2010 với tổng số tiền khoảng 102 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội khoảng 134 tỷ đồng.

Tập đoàn đang lập kế hoạch xin vay 100 tỷ đồng để giải quyết hết nợ lương cho người lao động trong năm 2010, đại diện Vinashin cho biết.
                      
Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã trả lời báo chí về trách nhiệm của Bộ chủ quản trong mô hình mới. Theo đó, trước đây, vai trò quản lý nhà nước của các bộ và đặc biệt là cơ quan quản lý ngành đối với Vinashin là Bộ Giao thông Vận tải khá mờ nhạt và hạn chế, chỉ tập trung vào việc cho ý kiến và góp ý về những vấn đề mà Hội đồng quản trị Vinasshin trình Chính phủ, cùng các bộ khác tham gia giám sát đầu tư của tập đoàn. Đây cũng là nội dung đã được Bộ trưởng Dũng trình bày trước Quốc hội tại kỳ họp thứ tám đang diễn ra.

Cũng theo Bộ trưởng, với Đề án Tái cơ cấu, vai trò của Bộ được xác định rõ ràng, cụ thể hơn. Bộ sẽ chủ trì, thẩm định và trình Chính phủ các vấn đề quy hoạch, mục tiêu phát triển, tổ chức nhân sự của Tập đoàn, trực tiếp chỉ đạo thực hiện và phối hợp với các bộ ngành liên quan giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. 

 - Bài 3: Tái cơ cấu Vinashin- diện mạo mới như thế nào? (VOV)- Lộ trình phát triển cho một “Vinashin mới” được xác định là đến năm 2012 hết lỗ và năm 2014 sẽ có lãi.
-Vinashin: Vẫn còn 174 đơn vị nợ lương (VietNamNet)-Sau tái cơ cấu bước 2, tổng tài sản của Vinashin sẽ còn 68.243 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả còn 53.054 tỷ đồng. -"Không ai trả nợ thay Vinashin" (VietNamNet) - Thông tin với báo chí tại phiên họp báo chiều nay (19/11), lãnh đạo Vinashin cho hay, sẽ xin chủ nợ lùi thời gian trả nợ đến năm 2011.
Vinashin: Tân "thuyền trưởng"cam kết sẽ trả nợ (IV) (Bee)- Sau khi tái cơ cấu, Vinashin sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực vào công tác đóng tàu và sửa chữa tàu
- Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin
(Dân trí) - Chiều 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 2108/QĐ-TTg, chính thức phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Theo chỉ đạo của Thủ tướng, mục tiêu là sớm ổn định sản xuất kinh doanh ...
"Không ai khác ngoài Vinashin sẽ trang trải nợ!"Vietnam Plus
Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu VinashinĐài Tiếng Nói Việt Nam
Phê duyệt Đề án tái cơ cấu VinashinSài gòn Giải Phóng

 - Tái cơ cấu Vinashin: Báo Thủ tướng vấn đề vượt thẩm quyền (VietNamNet)-Chiều qua (18/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định chính thức phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
-“Mong nhận được câu trả lời sáng tỏ từ Thủ tướng về Vinashin” (DT 18-10-10) --thd- GS Nguyễn Minh Thuyết vẫn chưa hài lòng.  Ông Thuyết ơi, ông ráng chất vấn "có tình, có lý", "chung sức. chung lòng" nghen ông!  Tôi lo cho ông lắm! 
-Vinashin tái cấu trúc như thế nào? (Sgtt)-Phê duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin VnEconomy -
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 2108/QĐ-TTg chính thức phê duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin
“Mong nhận được câu trả lời sáng tỏ từ Thủ tướng về Vinashin” (DT 18-10-10) -thd- GS Nguyễn Minh Thuyết vẫn chưa hài lòng.  Ông Thuyết ơi, ông ráng chất vấn "có tình, có lý", "chung sức. chung lòng" nghen ông!  Tôi lo cho ông lắm! 
-Vinashin tái cấu trúc như thế nào? (Sgtt)-
SGTT.VN - Theo nguồn tin riêng của Sài Gòn Tiếp Thị, mặc dù gần đây, một số thành viên của tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) đã nhận được nhiều đơn hàng mới từ nước ngoài nhưng lại gặp khó khăn lớn do thiếu vốn và nhân lực để triển khai các dự án này.

Cụ thể như tổng công ty Đóng tàu Hạ Long, mặc dù đã có một số đối tác nước ngoài quay trở lại, đặt hàng đảm bảo đủ việc làm cho công nhân đến năm 2015. “Nhưng vấn đề đặt ra là chúng tôi không đủ nhân lực, không đủ nguồn vốn và không đủ mặt bằng để đáp ứng thi công cũng như tiến độ giao hàng. Hiện nay cả ba dây chuyền của tổng công ty đều đang hoạt động hết công suất”, một cán bộ của tổng công ty cho biết.
Được biết, tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chuyển cho Vinashin 1.000 tỉ đồng – khoản tiền mà PVN trả lại cho Vinashin do tiếp nhận một phần tài sản của Vinashin sang PVN. Tuy nhiên, khoản tiền đáng kể này vẫn bị giữ ở kho bạc. Nguyên nhân do sau những bê bối được phát hiện ở Vinashin, các tổ chức tài chính, cơ quan tài chính của Nhà nước trong đó có kho bạc Nhà nước siết chặt các quy định về giải ngân các khoản tiền chi cho tập đoàn này. “Kho bạc yêu cầu phải giải trình rõ các nguồn chi nên khoản tiền trên chưa xuống được doanh nghiệp”, nguồn tin của Sài Gòn Tiếp Thị xác nhận.
“Vinashin đang trong tình trạng rất khó khăn, tài chính phân tán, để cho ổn định, cần tập trung tài chính ở tập đoàn để điều hành chỗ thừa hỗ trợ chỗ thiếu, đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả tránh tình trạng chỗ thì thừa dùng lãi suất thấp trong khi chỗ thiếu phải đi vay lãi suất cao”, đại diện Vinashin nói. Vinashin dự kiến xây dựng một tài khoản trung tâm, tất cả các đơn vị thuộc tập đoàn này tham gia. Công ty mẹ sẽ điều tiết về vốn trên cơ sở dòng tiền chảy vào tài khoản trung tâm đảm bảo vốn cho các đơn vị.
Ngoài ra, Vinashin dự tính mời hai công ty kiểm toán quốc tế để rà soát quy trình quản trị giúp tổ chức lại sản xuất cũng như tổ chức lại khâu quản trị cho hoàn thiện hơn. “Tổng công ty Phà rừng sẽ được chọn làm điểm – đây là nơi yếu nhất về khâu quản trị và tổ chức sản xuất và Phà rừng cũng là nơi được chọn là điểm để tái cấu trúc”, một nguồn tin từ Vinashin tiết lộ.
Vinashin dự tính mời hai công ty kiểm toán quốc tế để rà soát quy trình quản trị giúp tổ chức lại sản xuất cũng như tổ chức lại khâu quản trị cho hoàn thiện hơn.
Cũng theo nguồn tin trên thì cuối năm nay, Vinashin sẽ đóng xong 35 con tàu để hoàn tất hợp đồng đã ký. Tổng số tàu được Vinashin và các công ty con giao cho khách hàng năm nay là 60 chiếc.
Được biết, ngày 15.11, lãnh đạo Vinashin đã gửi phương án tái cấu trúc tập đoàn Vinashin trình Chính phủ và bộ Giao thông vận tải. Theo phương án này, Vinashin có một công ty mẹ “mới” với điều lệ tổ chức hoạt động mới, quy chế tài chính mới và hệ thống quy chế quản lý nội bộ (trước đây hoàn toàn không có). “Trong tháng 11, chúng tôi sẽ ban hành 51 quy chế, sau đó sẽ bổ sung thêm 20 quy chế nữa”, một quan chức Vinashin phát biểu.
Cũng theo quan chức trên của Vianshin, số doanh nghiệp trực thuộc Vinashin cũng được cơ cấu lại, số lượng ít đi còn 43 doanh nghiệp kể cả công ty mẹ. Vốn ban đầu tạm tính cỡ 14.650 tỉ đồng, số chính thức sẽ được đưa ra vào 1.1.2011, đồng thời, số vốn điều lệ cũng được đề nghị tăng lên. “Cơ cấu ngành nghề của Vinashin sẽ bám đúng vào quyết định 81/QĐ của Bộ Chính trị, tức là có ba ngành nghề chính: bao gồm đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp phụ trợ và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu”, vị lãnh đạo của Vinashin cho biết thêm.
“Về tổng thể, tập đoàn sẽ chỉ lựa chọn những đơn vị chủ lực của mình đúng ngành nghề chính. Các đơn vị khác sẽ được xử lý theo hướng chuyển nhượng, bán, cổ phần hoá để thu hồi vốn và với tiến độ dự kiến thuận lợi chắc hai đến ba năm tập đoàn sẽ xử lý hết các số nợ và dùng tiền để trả nợ dần”, quan chức của Vinashin cho biết. Riêng các khoản nợ vay không phải trả ngay một lúc, khoản vay nước ngoài trong vòng mười năm chẳng hạn, thì sáu tháng trả nợ một lần chia theo kỳ, khoản này sẽ trả trong nhiều năm, việc tái cấu trúc thu hồi được một khoản tiền tương đối thì có thể trả nợ được.
Về hoạt động sản xuất, kinh doanh, Vinashin sẽ điều phối các đơn vị trực thuộc theo hướng đưa đơn hàng chỗ thừa sang chỗ thiếu sau đó thanh toán bằng hợp đồng kinh tế hoặc thoả thuận riêng.
Mạnh Quân – Hà Nguyễn
-Chính thức khởi động tái cơ cấu Vinashin (VnMedia(18/11/2010 22:7')) - - Ngày 18/11, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin, gọi tắt Tập đoàn) trong vòng 3 năm từ 2011 -2013 với mục tiêu sớm ổn định sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, từng bước củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển.

Vinashin sẽ chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân công nghiệp tàu biển.

Cùng với đó, mục tiêu của đề án là xây dựng Tập đoàn làm nòng cốt của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Chính phủ yêu cầu việc tái cơ cấu Vinashin không để ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư chung của nền kinh tế; Duy trì đội ngũ lao động, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính; Bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của nhà đầu tư, người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp; Khai thác, sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại những tài sản đã và đang đầu tư; thu hồi tối đa các khoản đã đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính để tập trung cho phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển.

Về mô hình tập đoàn sau khi tái cơ cấu: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam sau khi tái cơ cấu là tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp phụ trợ, đào tạo, phục vụ đóng và sửa chữa tàu biển, gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, bao gồm: công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết, đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động. Công ty mẹ và các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân, có vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận chung của Tập đoàn.

Công ty mẹ Vinashin là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Vinashin có tổng cộng 15 công ty con gồm: Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu; Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng; Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Phà Rừng; Công ty Đóng tàu Hạ Long; Công ty Đóng tàu Cam Ranh; Công ty Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn; Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty Chế tạo động cơ Diesel Bạch Đằng; Công ty Thép Cái Lân; Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy; Công ty Công nghiệp tàu thuỷ và Xây dựng Sông Hồng; Công ty Đóng tàu 76; Công ty Tư vấn đầu tư và thương mại; Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và Vận tải Cần Thơ; Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh

Có 2 công ty liên doanh gồm Công ty TNHH Sejin - Vinashin; Công ty TNHH Songsan - Vinashin; 1 công ty liên kết: Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Huyndai Vinashin. Có 2 đơn vị sự nghiệp thuộc Vinashin mới là Viện Khoa học Công nghệ Tàu thuỷ và Trường cao đẳng nghề Vinashin.

Các doanh nghiệp còn lại tổ hợp Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam hiện nay sẽ được sắp xếp theo các hình thức: cổ phần hoá, bán doanh nghiệp, bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp, giải thể, phá sản... Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chủ động thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp này một cách linh hoạt về hình thức và thời gian, theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm các yêu cầu đã nêu trên. Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp các doanh nghiệp, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam áp dụng cơ chế, chính sách liên quan trong lĩnh vực đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.

Theo đề án vừa được Chính phủ phê duyệt, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan và thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu mà Thủ tướng Chính phủ giao đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

Trong đó, Bộ Giao thông vận tải:- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo quy định nêu trên; Giám sát việc thực hiện theo pháp luật, mục tiêu, yêu cầu, thời hạn tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam; kịp thời xử lý những vướng mắc, phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền; Chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển của Tập đoàn giai đoạn 2011 - 2015, có tính đến 2020.

Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong việc cơ cấu lại tài chính, xử lý nợ, cân đối các nguồn vốn trả nợ, việc huy động và sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư; rút vốn bằng thương hiệu; Xác định lại mức vốn điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam phù hợp với nhiệm vụ được giao, cấp đủ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chỉ đạo, hướng dẫn Tập đoàn đăng ký doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu; Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại dự án đầu tư, khả năng cân đối nguồn lực, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; giám sát và đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư của Tập đoàn theo quy định của pháp luật về đầu tư; Hướng dẫn Tập đoàn xây dựng quy chế quản trị nội bộ, đổi mới tổ chức quản trị doanh nghiệp có hiệu lực, hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc cơ cấu lại các khoản nợ và cho vay mới theo đúng quy định của pháp luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tái cơ cấu tài chính Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Cùng với đó, Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam sẽ phải tổ chức thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo Quyết định này, theo quy định của pháp luật, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan liên quan. Hội đồng này còn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác trong quá trình sắp xếp theo nguyên tắc nêu trên.

Quyết định phê duyệt có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, 18/11/2010.

 -Vinashin: Chuyện "Vay - Trả" không chỉ hiện ở con số (II) (Bee)- Đưa dự án khu công nghiệp cảng biển Hải Hà nằm trong dự án khu công nghiệp Vinashin là quyết định chiến lược tạo ra một hậu phương...-Vinashin: Nặng nợ nhưng vẫn phải vượt sóng ra khơi (III) (Bee)-Tập đoàn Vinashin đã phải vay nợ mới để trả nợ cũ, vay ngắn hạn trả dài hạn, thậm chí lấy vốn lưu động để chi đầu tư

-“Tập đoàn”, “quan bạc” và “tên trộm thông minh” VnEconomy -
Có lẽ chưa có bản tập hợp chất vấn nào mà một cái tên của một tập đoàn xuất hiện ở cả trang đầu tiên lẫn trang cuối cùng
-VINASHIN: Từ nghị trường đến công trường (bài I) (Bee)- Nhìn ra toàn bộ khu vực thi công với hàng chục con tàu đã hạ thủy hoặc còn trên đà mới thấy hết tầm vóc của một công xưởng đóng tàu biển.
- Bài 1: Con tàu Vinashin đã “mắc cạn” thế nào? (VOV)- Nguyên nhân chủ quan và chủ chốt chính là hệ thống quản lý của tập đoàn yếu kém, chưa theo kịp và thích ứng với tình hình biến động khủng hoảng, cách đầu tư dàn trải, quản lý dự án, công nợ, dòng tiền...
- Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng: Nhiều chiều Vinashin VnEconomy -Đại biểu Quốc hội muốn nghe ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về nhiều vấn đề liên quan đến Vinashin
 - Vận tải biển lời nhờ... bán tàu! (Sgtt)-

-Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh kết luận sai, sẽ thanh tra lại(VietNamNet) - Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã được bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng giao.
-"Không có việc Chính phủ chặn không cho thanh tra Vinashin"
(VietNamNet)-Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định: "Không có việc Thanh tra trì hoãn thanh tra, cũng không có việc Chính phủ chặn lại không cho thanh tra đối với Vinashin".

- Hà Giang đã có Chủ tịch tỉnh mới (Bee)-Các đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang đã bầu ông Đàm Văn Bông giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.- Bầu bổ sung chức danh chủ tịch UBND Hà Giang (PL)-Ngày 15/11/2010, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang đã triệu tập kỳ họp bất thường bầu bổ sung chức danh chủ tịch và các phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XV nhiệm kỳ 2004-2011.
- Indian minister resigns after corruption accusations (Financial Times)-
India’s telecommunications minister has resigned over allegations of corruption in the way he awarded 2G mobile phone licenses on a “first-come, first-served” basis to new entrants to the Indian market in 2008
- Chất vấn Thủ tướng và hai bộ trưởng về Vinashin (VNN 13-11-10) -- Thủ tướng sẽ nói: Nhà nước đang truy tố những lãnh đạo Vinashin có trách nhiệm trực tiếp. Là người cầm đầu chính phủ, ông cũng nhận trách nhiệm (nhưng không nói đó là trách nhiệm gì) và hứa sẽ tái cấu trúc Vinashin. Xong. Ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Đức Kiên đứng lên vỗ tay. Các đại biểu ú ớ, ra về.
- Nội dung chất vấn Thủ tướng tập trung vào Vinashin (Dân trí) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẵn sàng đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp này. Trong đó, ngoài nội dung chất vấn tập trung vào Vinashin, Thủ tướng cũng nhận được các chất vấn về đầu tư sân golf; dự án khai thác bauxite Tây Nguyên… ...Dự kiến, bốn bộ trưởng trả lời chất vấnTiền Phong Online
Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn về bauxite, Vinashin và đường sắt ...Thanh Niên
Thủ tướng và 4 bộ trưởng trả lời chất vấnNgười Lao Động

- 5 suy ngẫm nhỏ về sự trung thực của một lãnh tụ (TVN) Nhiều người cứ nghĩ và sợ rằng: nếu anh ta công khai thất bại nào đó của mình thì anh ta sẽ yếu thế đi hoặc bị mất lòng tin. Nhưng thực tế hiệu ứng của nó là ngược lại.

Thủ tướng và bốn Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn (Bee)-Dự kiến, Chương trình chất vấn các thành viên Chính phủ sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên VOV và VTV.-Chất vấn Thủ tướng và hai bộ trưởng về Vinashin(VietNamNet) - Một tuần trước phiên chất vấn, đã có 185 câu hỏi được đại biểu Quốc hội gửi đến các thành viên Chính phủ. Thủ tướng nhận được 19 câu.
- -Nếu kịp sẽ báo cáo Quốc hội kết quả thanh tra Vinashin (PL)
-Trả lời báo chí ngày 12-11, Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền cho biết đoàn của Thanh tra Chính phủ đã kết thúc phần làm việc trực tiếp tại Vinashin (VNS), hiện đang xem xét, tổng hợp hồ sơ từ các tổ thanh tra viên để đi đến kết luận về những sai phạm tại tập đoàn này.
Kết luận thanh tra toàn diện Vinashin: “Không chỉ nêu cái sai” VnEconomy -
Hiện tại thì vẫn chưa thể biết được số nợ của Vinashin cao hơn hay thấp hơn 86 nghìn tỷ đồng
Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm 'hơi chặt' (BBC) Quốc hội Việt Nam đã bác bỏ đề nghị của một dân biểu yêu cầu lập ủy ban điều tra vụ Vinashin.Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã trả lời bằng công văn cho đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói "chưa cần thiết trình Quốc hội việc thành lập ủy ban lâm thời" để điều tra vụ Vinashin.-- Đôi điều quanh chuyện phá sản và tái cơ cấu Vinashin (TBKTSG/VEF) Với một tập đoàn có tới hơn 200 công ty con cháu (có thông tin nói là tới 435 công ty), liệu Vinashin có nắm và quản lý được hết tài sản hay không, cả về số lượng và chất lượng, cả về giá trị gốc và giá trị thực tế?---- Danh tính 11 cuộc thanh tra, kiểm toán Vinashin (Tuổi trẻ) Thanh tra Chính phủ cũng sẽ chịu trách nhiệm về Vinashin (NLĐ)
-Từ sai lầm chữ nghĩa dẫn đến sai lầm thực hiện (TVN) -Công ty ở chúng ta còn giống như những chiếc xe chạy chậm, chưa kể hay bị hư (vì mất tiền ở các doanh nghiệp nhà nước, hay mất người ở các doanh nghiệp tư nhân) mà hô hào... bắn tốc độ thì chưa phù hợp. Xe còn chạy ì ạch mà chủ nhân bỏ tiền đi mua súng bắn tốc độ!
Trước sự đổ vỡ của Vinashin, nhiều biện pháp cứu chữa đã được thực hiện; nhiều ý kiến đã được các bậc thức giả đề nghị. Vâng, Vinashin cần phải được phục hồi và phải được điều khiển đúng cách như ở các nước khác người ta làm với một tổ chức như thế. Trong số những ý kiến trên, có ý kiến cho rằng đáng lẽ Vinashin đã phải được quản trị theo các nguyên tắc căn bản của "quản trị công ty" (corporate governance). Ở đây, tôi xin góp ý về biện pháp này. Tôi e ngại, nếu làm theo thì chúng ta sẽ phí tiền mà không hiệu quả bao nhiêu, vì nó chưa thích hợp; giống như chúng ta đã biến Vinashin thành... tập đoàn vậy.
Doanh nghiệp ở ta, xin so sánh, giống như một cây thông. Giám đốc đầu tiên của nó dùng tiền của Nhà nước. Ở các nước khác, giám đốc cũng là chủ và dùng tiền của mình; nó là cây đa. Cũng ở đó, cây đa kia đã già cả trăm tuổi. Hơn 20 năm trước đây (năm 1990), chúng ta quyết định trồng cây đa thay cây thông. Vì trồng cây đa với các kiến thức về cây thông, nên các từ ngữ sử dụng cho cây giống nhau, nhưng nội dung của chúng lại bị hiểu khác nhau. Cho nên cần phải nhìn chữ nghĩa theo ngọn nguồn.
Quản trị và "quản trị"
Để điều khiển một công ty cho nó sinh lời lãi, không bị phá sản vì thiếu tiền mặt trả nợ, ở các nước tư bản người ta dùng từ ngữ "management". Trước 1975, ở miền Nam, nó được dịch là "quản trị kinh doanh", hay "quản trị".
Trong khi ấy xí nghiệp quốc doanh ở ta không bị phá sản, nên cho đến trước 1990, danh từ tương đương được dùng là "quản lý". Ngay cả Luật doanh nghiệp năm 2000 còn dùng từ "quản lý" cho hội đồng quản trị; chỉ trong các giảng văn ở đại học, từ quản trị mới được dùng.
Để phân biệt từ ngữ và nội dung, xin tạm dùng quản trị (không ngoặc kép) cho management và "quản trị" (có ngoặc kép) cho corporate governance. Đi sâu hơn nữa, về cách làm và dựa trên nguồn gốc vốn của công ty, ta ghi nhận quản trị thì khác với quản lý.
Quản trị là một cách điều khiển công ty có tính chất khoa học và ở Mỹ nó manh nha từ những năm 1910 rồi hoàn thiện vào cuối những năm 1970. Quản trị có ba cấp đi từ thấp lên cao: (i) giúp sản xuất nhiều với giá thành rẻ; (ii) sản phẩm không thay đổi chất lượng và (iii) giúp kiểm soát chặt chẽ trên một diện rộng.
Lại xin dùng hình ảnh. Nếu công ty là một chiếc xe chở khách thì quản trị giúp chiếc xe chạy ngon lành. Chẳng những thế nó còn... đẻ ra tập đoàn! Từ chạy ngon, chiếc xe chạy hung hăng! Nhiều người bị thiệt hại: cổ đông bỏ tiền sắm nó; khách hàng ngồi trên xe; nhà cửa ở gần nó...
Cổ đông là người hưởng lợi hay chịu thiệt hại trực tiếp và là "shareholder"; khách đi xe, nhà ở gần cũng bị ảnh hưởng nên họ là "stakeholder" (người có quyền lợi). Vì sự kiện ấy nên vào năm 1984, các tổ chức và học giả ở Mỹ mới đặt vấn đề "corporate governance". Ấy là "quản trị".
Năm 1999, các nước trong tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra các nguyên tắc về "quản trị". Riêng ở Mỹ, sau vụ Enron, thì Quốc hội Mỹ biến nguyên tắc này thành luật.
"Governance" trong tiếng Anh xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là lèo lái. Người ta quan niệm để cho một con thuyền được lèo lái đến bến an toàn, nó cần có một thuyền trưởng và một thủy thủ đoàn giỏi cộng với những biện pháp tin cậy và những cách đo lường để tính ra chặng đường con thuyền phải vượt qua. Ấy là ý nghĩa căn bản.
Ở đây ta hiểu nôm na là: xe chạy hung hăng thì phải... bắn tốc độ. Tác động của corporate governance - à không - "quản trị" là như thế!
"Quản trị" biến thành luật tại Việt Nam năm vào 2007 theo một quyết định của Bộ Tài chính; trước đó nó được du nhập một cách âm thầm qua một bản mẫu điều lệ cho công ty niêm yết do Văn phòng Chính phủ ban hành năm 2002. Dịch corporate governance là "quản trị" là từ quyển sách "Quản trị công ty" do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương ấn hành năm 1998; nó là bản dịch báo cáo của OECD về corporate governance để "nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường toàn cầu".
Quá trình sinh trưởng của cây đa trăm tuổi trên thế giới đã cho họ đi từ quản trị đến "quản trị". Cây thông của chúng ta không biết gì về quản trị, mà chỉ về quản lý; còn cây mới trồng 20 năm thì đa phần - nhất là các doanh nghiệp nhà nước - cũng chưa áp dụng các phương pháp của quản trị. Công ty ở chúng ta còn giống như những chiếc xe chạy chậm, chưa kể hay bị hư (vì mất tiền ở các doanh nghiệp nhà nước, hay mất người ở các doanh nghiệp tư nhân) mà hô hào... bắn tốc độ thì chưa phù hợp. Xe còn chạy ì ạch mà chủ nhân bỏ tiền đi mua súng bắn tốc độ! Vấn đề là như thế. Tự hại mình mà không biết! Lý do thực hiện sai lầm là chúng ta lẫn lộn về chữ nghĩa.
Để tránh sự nhầm lẫn về nội dung, từ "quản trị" (corporate governance) cần phải thay đổi. Trong quyển sách về công ty của mình, tôi dịch nó là "lèo lái" (năm 2002), sau này (2009) là chỉ đạo để phân biệt nó với quản trị.
Gần đây, tiến sĩ Alain Phan, trong một quyển sách về huy động vốn, ông dịch là "kỷ cương công ty". Là một học giả ở Mỹ và nhà kinh doanh đã hoạt động trên 40 năm tại đó và ở Trung Quốc, từ ngữ ông dùng thật chính xác. Chiếc xe chạy phải có kỷ cương; tức là đến khi nào đó thì phải bắn tốc độ! Tuy nhiên, vấn đề căn bản của đại đa số các doanh nghiệp ở ta hiện nay chưa phải kỷ cương; mà là quản trị theo khoa học.
Quản trị và Kỷ cương
Hình vẽ ở trên cho thấy sự khác biệt giữa hai cái này. Kỷ cương là tầng 2, nó tác động lên các bộ phận ở trên đầu của một công ty. Theo luật của ta, nó là hệ thống các quy tắc để bảo đảm cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả, vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty. Nó thiết lập những chuẩn mực về hành vi, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát và cán bộ quản lý của các công ty.
Các nguyên tắc "quản trị" công ty bao gồm: bảo đảm một cơ cấu quản trị hiệu quả; bảo đảm quyền lợi của cổ đông; đối xử công bằng giữa các cổ đông; bảo đảm vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty; minh bạch trong hoạt động của công ty; hội đồng quản trị và ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệu quả.
Theo T.S Brancato (Mỹ), quy chế này là một hệ thống cho việc kiểm soát và cân bằng (checks and balances) giữa hội đồng quản trị, ban giám đốc và các nhà đầu tư nhằm tạo nên một công ty hoạt động hữu hiệu, ăn khớp với nhau một cách lý tưởng để tạo nên những giá trị lâu dài.
Kỷ cương là tầng 2 vì nó chỉ xuất hiện sau khi quản trị khoa học đã hoàn thiện. Cái sau là tầng 1. Mục đích của quản trị đã được đề cập ở trên. Nội dung chính của nó được tóm trong khung chữ nhật ở tầng 1 và nó tác động đến các bộ phận, các cấp khác nhau trong nội bộ (phần thân thể) công ty.
Tầng 2 không thể bảo đảm một cơ cấu quản trị hiệu quả nếu tầng 1 quản trị kém cỏi. Tầng 2 cũng không thể làm công việc của tầng 1 vì ở đó không có người. Các yêu cầu, các báo cáo mà tầng 2 đòi hỏi phải do tầng 1 cung cấp. Tầng 1 hoạt động tốt thì nó phải có các báo cáo đó rồi; cho chính nó. Và nó nộp cho tầng 2.
Các định chế tài chính quốc tế thúc giục chúng ta đẩy mạnh kỷ cương; vì các công ty của nước họ đã làm như thế, và họ nghĩ các công ty ở ta cũng phải làm thì mới "tiếp cận nguồn vốn trên thị trường toàn cầu" được. Đúng! Và họ tốt.
Nhưng khi thúc đẩy như thế, họ quên cây đa trăm tuổi và cây đa chỉ mới 20 năm và còn èo uột! Vâng, chúng ta nghe họ; nhưng phải nhận ra mình là ai. Và đến đây thì đã thấy ta nên làm gì cho chiếc xe Vinashin chứ không phải... bắn tốc độ!
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
-----
Vinashin – vì ai nông nỗi ? (Boxit) bài của thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh--
Không thể bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng (RFA 12-11-10) -- DB Lê Văn Cuông: "Thiết chế ở Việt Nam là một đảng duy nhất lãnh đạo toàn xã hội, nên Quốc hội muốn “quyết” thì cũng phải xin ý kiến cấp có thẩm quyền là Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương..." Bởi vậy tôi không bao giờ hiểu tại sao VN lại cần có Quốc Hội?
-Chưa cần thiết lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin (Bee)-Sau khi cân nhắc kỹ nhiều mặt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa cần thiết trình Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời.--Quốc hội Việt Nam bác bỏ yêu cầu điều tra vụ Vinashin VOA Tiếng Việt-Cơ quan lập pháp Việt Nam vừa bác bỏ một yêu cầu hiếm có của một nhà làm luật đòi điều tra các viên chức cao cấp của chính phủ về vụ bê bối liên quan tới một công ty tàu thủy quốc doanh gây ra những khoản nợ nhiều tỉ đô la. Theo tường thuật hôm thứ 6 ...-Chưa cần thiết thành lập ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin (TT)-Quốc hội Việt Nam bác bỏ yêu cầu lập ủy ban điều tra vụ VinashinRFI--“Chưa cần thiết” lập ủy ban lâm thời điều tra về VinashinVnEconomy--“Bác” đề xuất lập UB điều tra trách nhiệm vụ VinashinDân Trí--- 'Bác' đề xuất lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin (VNN 11-11-10) - Công văn hỏa tốc của Thường vụ Quốc hội gửi đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nêu rõ chưa cần thiết trình QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm vụ Vinashin.-- Một nghịch lý ở đời: Có những việc ai nấy đều biết nhưng không ai biết hết! --  Vietnam legislature rejects call for probe of government officials in shipbuilding scandal (AP 12-11-10)
------------Làm rõ trách nhiệm trong vụ Vinashin (11/11)
* Hoàn tất thanh tra toàn diện Vinashin
TT - Chính phủ vừa ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2010, trong đó nêu rõ: liên quan vấn đề Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), căn cứ vào các văn bản pháp luật và chức năng, nhiệm vụ theo quy định, các thành viên Chính phủ có liên quan chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ và đề xuất việc xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân một cách công khai, minh bạch, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần 14 khóa X.


Thanh tra Chính phủ triển khai thanh tra tại các đơn vị chủ lực về đóng tàu, về vận tải vì đây là lĩnh vực chính của Vinashin - Ảnh: TTXVN
Cũng theo nghị quyết này, các thành viên Chính phủ được phân công chỉ đạo chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và thống nhất các nội dung trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII, bổ sung, làm rõ các vấn đề liên quan mà đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm.
Trong đó tập trung vào các vấn đề về Vinashin; dự án khai thác bôxit ở Tây nguyên; vấn đề kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả hàng tiêu dùng, nhất là giá thuốc chữa bệnh, giá sữa, giá các mặt hàng thiết yếu; tình trạng thiếu điện và giải pháp khắc phục; tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và việc triển khai thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; tình hình lũ lụt và khắc phục hậu quả thiên tai và một số định hướng lớn về ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng...
* Ngày 10-11, trả lời Tuổi Trẻ, ông Ngô Văn Khánh - vụ trưởng Vụ II của Thanh tra Chính phủ, trưởng đoàn thanh tra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) - xác nhận cơ bản đã kết thúc thanh tra toàn diện tại Tập đoàn Vinashin và đoàn thanh tra đang bước vào những công đoạn cuối cùng. Đoàn thanh tra đang hoàn thiện hồ sơ để làm báo cáo kết quả thanh tra, trên cơ sở đó xây dựng kết luận thanh tra để báo cáo cấp trên.
Cùng ngày, bên lề kỳ họp Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cũng xác nhận với báo chí cơ quan này đã hoàn tất cuộc thanh tra toàn diện tại Vinashin và chuẩn bị báo cáo Thủ tướng để ra kết luận cuối cùng.
Ông Ngô Văn Khánh cho biết trên cơ sở thanh tra trực tiếp, xác định có các vấn đề thế này thế khác tại Vinashin, Thanh tra Chính phủ sẽ phải làm việc với các cơ quan bộ ngành quản lý nhà nước. Từ đó phải xem xét trách nhiệm của một số cơ quan quản lý nhà nước như các đại biểu đã chất vấn trên diễn đàn Quốc hội.
Được biết, Thanh tra Chính phủ triển khai thanh tra tại các đơn vị chủ lực về đóng tàu, về vận tải vì đây là lĩnh vực chính của Vinashin. Đoàn thanh tra tập trung kiểm tra phát triển đoàn tàu như thế nào, đầu tư ra sao, có hiệu quả hay không...
Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ xem xét về công nợ của Vinashin xem có lớn hơn nữa hay không. Thanh tra Chính phủ cũng xem xét về việc huy động vốn trái phiếu quốc tế, vay nợ nước ngoài và cả trái phiếu trong nước của Vinashin.
Việc thanh tra Vinashin đã được Thanh tra Chính phủ lên kế hoạch thực hiện từ lâu nhưng do nhiều lý do khách quan như khủng hoảng kinh tế, đơn vị bị thanh tra xin lùi thời gian thanh tra nên năm 2010, Thanh tra Chính phủ mới bắt đầu thanh tra toàn diện tại đơn vị này.
-Thanh tra đã “chốt” được mức nợ và lỗ của Vinashin(TNO) “Đoàn thanh tra đã hoàn tất công việc tại Vinashin. Chúng tôi đã làm rõ lỗ và mức nợ tới đâu”, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết sáng 10.11, bên lề kỳ họp của Quốc hội (QH).
Đã kết thúc thanh tra toàn diện Vinashin(Dân trí) - Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết, kết quả thanh tra toàn diện Vinashin của Thanh tra Chính phủ làm rõ về mức lỗ và nợ của tập đoàn này. Trao đổi với báo chí chiều 10/11,Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho hay, ...
Kết thúc thanh tra toàn diện VinashinVnEconomy  Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất thanh tra toàn diện Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) sau gần 3 tháng triển khai. Thông tin trên vừa được ông Trần Ngọc Liêm, Chánh văn phòng Thanh tra Chính phủ - người phát ngôn của cơ quan này - xác nhận với VnEconomy chiều 10/11.
Theo ông Liêm, về cơ bản công tác thanh tra đã hoàn tất, tuy nhiên hiện các số liệu, hồ sơ kết luận thanh tra vẫn là các bản dự thảo, chưa có kết luận chính thức cuối cùng.
“Chỉ sau khi Thanh tra Chính phủ báo cáo kết quả với Thủ tướng và cấp trên thì mới có kết luận chính thức. Tất cả mọi công việc từ khi tiến hành thanh tra vẫn trong chế độ “tài liệu mật” nên chưa thể công bố rộng rãi được”, ông Liêm cho hay.
Liên quan đến thời điểm công bố kết luận thanh tra, ông Liêm cho biết chưa có thời điểm dự tính cụ thể. Mọi thông tin chính thức chỉ có thể công bố sau khi báo cáo và được Thủ tướng phê duyệt.
Trong khi đó, trao đổi bên hành lang Quốc hội chiều 10/11, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cũng cho biết, những dự thảo trong kết luận thanh tra Vinashin do cơ quan này triển khai đã làm rõ và cụ thể hơn những sai phạm của tập đoàn này so với kết luận của Bộ Chính trị và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra hồi tháng 7 vừa qua.
Kế hoạch thanh tra Vinashin đã được Thanh tra Chính phủ xây dựng từ năm 2009. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên Thủ tướng đã chấp thuận lùi thanh tra một số tập đoàn, tổng công ty sang năm năm 2010.
Đến tháng 6 vừa qua, kế hoạch thanh tra toàn diện Vinasinh lại một lần nữa phải tạm hoãn sau khi có đề xuất của chính tập đoàn này.
Ngày 9/7/2010, công tác thanh tra toàn diện Vinashin mới chính thức được tiến hành. Đáng chú ý, việc thanh tra toàn diện Vinashin được diễn ra trong bối cảnh tập đoàn này đang đứng bên bờ vực phá sản với những khoản nợ mất khả năng thanh toán lên tới 86.000 tỷ đồng.
Cùng với hoạt động thanh tra, các quyết định kỷ luật, bắt giữ cũng đã được cơ quan chức năng tiến hành đối với một số cán bộ lãnh đạo Vinashin, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc.
Vào đầu tháng 10 vừa qua, Thủ tướng cũng đã quyết định điều động hai cán bộ lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sang giữ các chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Vinashin.--Kết thúc thanh tra toàn diện Vinashin (VnEx 10-11-10)-Đã hoàn tất thanh tra toàn diện VinashinNgười Lao Động
-----
Xung quanh vụ Vinalines bán tàu với giá sắt vụn
SGTT.VN - Việc tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bán ba con tàu Phú Tân, VN Sapphire và VNL Dynamic với giá bán sắt vụn và vụ “lùm xùm” quanh kết quả thắng chào giá mua ba con tàu trên khiến dư luận nghi ngờ: Nhà nước có thất thoát tiền từ vụ bán tàu với giá phế liệu? Có hay không việc Vinalines chấp nhận hồ sơ chào giá không hợp lệ?… Phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị đã phỏng vấn ông Bùi Quốc Anh, phó tổng giám đốc Vinalines.
Thưa ông, vì sao Vinalines quyết định bán ba con tàu đang hoạt động bình thường trên?


Ảnh minh hoạ. Ảnh: TL internet
Việc bán tàu nằm trong kế hoạch đổi mới đội tàu. Những con tàu này đều có tuổi đời 20 – 22 năm, đang hoạt động nhưng không hiệu quả.
Nghị quyết từ buổi họp ngày 8.10.2010 của hội đồng thành viên Vinalines ghi: “Cho phép bán giải bản ba con tàu…” Bán giải bản là sao, thưa ông?
Có hai loại giá bán tàu là giá thương mại và giá giải bản. Chúng tôi đã chào bán ba con tàu này ra nước ngoài theo giá thương mại nhưng không ai mua và chúng tôi chấp nhận bán giải bản, nghĩa là bán nguyên trạng con tàu theo giá sắt vụn.
Giá thương mại chào bán ở nước ngoài là bao nhiêu?
Khoảng 2 triệu USD/tàu.
Sao Vinalines không chào giá thương mại ở trong nước?
Chào giá thương mại ở Việt Nam không ai mua.
Làm sao ông có thể khẳng định khi chưa chào bán?
Tàu container có đặc thù riêng. Chào giá thương mại chắc chắn không ai mua.
Vinalines chỉ cần bán, còn người mua tàu mua để làm gì là việc của họ, kể cả việc rã tàu để lấy sắt vụn?
Diễn biến vụ bán tàu ở Vinalines
Theo Vinalines, ba con tàu đem bán giải bản là tàu container sức chở trên 1.000 TEUs, tổng trọng tải trên 14.000 DWT, đã có tuổi khai thác trên 20 năm. Vinalines bán ba con tàu trên theo nghị định 29 của Chính phủ về “đăng ký và mua bán tàu biển” thông qua chào giá cạnh tranh. Theo đó, mỗi tổ chức, cá nhân tham gia chỉ được trả giá một lần duy nhất bằng phiếu trong hồ sơ chào giá. Công ty cổ phần An Lộc Thành (Hải Phòng) trả cao hơn giá khởi điểm của Vinalines ba tỉ đồng nên thắng thầu. Tuy nhiên, theo giấy xác nhận lập hồi 17 giờ ngày 18.10.2010 tại trụ sở của Vinalines, không có tên công ty cổ phần An Lộc Thành (thành lập ngày 8.11.2007 theo hồ sơ đăng ký kinh doanh số 0200768977 do sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng cấp) trong danh sách các doanh nghiệp nộp hồ sơ chào giá cạnh tranh mua tàu.
Đúng vậy. Tôi chắc chả ai dám sử dụng tiếp tàu này.
Vì sao Vinalines không bán tàu theo dạng thanh lý?
Tàu đang hoạt động không thể bán theo kiểu thanh lý đó được. Chúng tôi chấp nhận bán giải bản theo giá sắt vụn chứ không phải thanh lý.
Diễn biến của việc nhận hồ sơ chào hàng cạnh tranh tại trụ sở Vinalines hôm 18.10 là thế nào, thưa ông?
Tôi rất bất bình. Trong quy định về thủ tục chào giá cạnh tranh, chúng tôi nói rõ là nhận hồ sơ trực tiếp hoặc nhận qua đường công văn gửi về ban kinh doanh đối ngoại của Vinalines trước 17 giờ ngày 18.10. Thực ra thị trường mua ba con tàu này rất hẹp, chỉ loanh quanh ở Hải Phòng. Chúng tôi cũng nhận định chỉ vài doanh nghiệp là có khả năng mua thật sự, còn lại là “chân gỗ”. Vậy mà họ đã quây lại, chặn hội khác không cho tham gia.
Họ là ai và chặn như thế nào?
Chặn không cho người khác vào nộp hồ sơ tham gia đấu giá. Họ đến từ rất sớm, thuê cả đầu gấu, xã hội đen doạ dẫm để người khác không đến nộp hồ sơ được. Hội này chỉ trả giá sàn nên nếu không có ai mua, họ sẽ trúng.
Ông có gì để chứng minh điều mình vừa khẳng định?
Có chứ. Cái đó tất cả cán bộ cơ quan chúng tôi đều biết hết.
Thưa ông, 21 doanh nghiệp đang khiếu nại cho rằng đơn vị trúng thầu không có tên trong danh sách chốt hồ sơ mà cán bộ Vinalines lập?
Đại diện của doanh nghiệp này đến sớm nhưng bị chặn lại. Họ phải đi cầu thang bộ lên nộp hồ sơ mà vẫn bị đuổi, bị chặn không cho nộp.
Ai chặn, ai đuổi, thưa ông?
Đấy, cái số 21 người (21 doanh nghiệp – PV). Họ thuê nhân viên, thuê đầu gấu… nên doanh nghiệp kia phải nộp hồ sơ tại văn phòng của tôi.
Tức là ở phòng họp số 2 tầng 17?
Không, tầng 16. Tầng 17 là chỗ của ban kinh doanh đối ngoại. Doanh nghiệp này trước đó đã lên tầng 17 để nộp hồ sơ nhưng bị 21 doanh nghiệp kia đuổi. Tôi bắt cán bộ của tôi lên nộp cũng bị đuổi. Nó láo thế, đóng cửa không cho nộp.
Sau đó ông chỉ đạo doanh nghiệp này nộp hồ sơ tại phòng ông ở tầng 16?
Tôi chỉ đạo nộp ở tầng 16 cho ban kinh doanh đối ngoại. Lúc đó khoảng 16 giờ 30.
Trường hợp nộp như thế này có phải là ngoại lệ không, thưa ông?
Không ngoại lệ. Tôi là người chỉ đạo việc này. Tôi là người có quyền nhận hồ sơ và tôi nhận trong giờ hành chính, trước 17 giờ. Nếu hồ sơ đó không nộp về cho ban kinh doanh đối ngoại mới là sai.
Khi thấy an ninh bất ổn, tại sao Vinalines không hoãn nhận hồ sơ?
Không thể hoãn được. Hồ sơ đã bán ra rồi. Làm vậy, những người khác họ kiện thì sao? Đây không phải là trường hợp bất khả kháng, chúng tôi vẫn làm được.
Thưa ông, có doanh nghiệp nói rằng họ đã hỏi và xác định ngoài phòng họp số 2 ở tầng 17, không có nơi nào khác nhận hồ sơ nữa?
Đấy là việc người ta bịa đặt. Không có ai dám trả lời câu đấy ngoài tôi. Cán bộ nhân viên không thể biết được.
Ông Đậu Mạnh Hùng ký biên bản xác nhận 21 doanh nghiệp nộp hồ sơ ở tầng 17 có biết một doanh nghiệp khác nộp hồ sơ ở tầng 16 và hồ sơ ấy đã thắng giá chào hàng không, thưa ông?
Theo quy định, doanh nghiệp tham gia gửi hồ sơ về ban kinh doanh đối ngoại. Anh Hùng chỉ là cán bộ cấp dưới, làm sao biết được.
Theo ông, doanh nghiệp mua ba con tàu này có cần có chức năng mua bán tàu cũ không?
Chả cần. Người ta mua xong, nếu không quản lý được thì bán cho người khác.
Vậy doanh nghiệp thắng trong việc chào giá cạnh tranh mua tàu có báo cáo tài chính các năm 2007, 2008, 2009 không?
Trong hồ sơ xem xét người ta phải có đủ điều kiện. Nghị định 29/2009/NĐ-CP cho phép tư nhân cũng mua được, tư nhân thì làm gì có báo cáo tài chính.
Vinalines quy định thủ tục chào hàng cạnh tranh ba con tàu này, cụ thể, ở điểm 3.1 ghi: “Hồ sơ chào giá hợp lệ bao gồm báo cáo năng lực tài chính của đơn vị chào giá trong các năm 2007, 2008 và 2009”. Nếu 21 doanh nghiệp kia chứng minh được doanh nghiệp đã thắng trong cuộc chào giá cạnh tranh không có báo cáo tài chính năm 2007, nghĩa là họ vi phạm quy định, thì kết quả có được xem xét lại?
Không. Tôi không xét lại. Họ không có quyền kiện chúng tôi. Tiền đặt cọc họ đã lấy lại và họ đã chấp nhận thua đấu giá. Cũng chả có quy định nào bắt buộc công ty phải thành lập từ năm 2005, 2006 cả.
Nhưng chính Vinalines quy định điều đó bằng văn bản như là tiêu chí xem xét hồ sơ hợp lệ?
Tôi đưa ra như vậy nghĩa là doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm nào thì đưa tôi năm đó trong các năm 2007, 2008, 2009. Tư nhân thì chả cần có báo cáo tài chính. Miễn là có tiền.
Quốc Dũng
-Biển Đông, Bô Xít và những vấn đề hệ trọng của đất nước Lê Quốc Trinh
Từ hai tháng qua vấn đề Biển Đông, VinaShin và hiểm hoạ bùn đỏ của Bô Xít làm cho tình hình chính trị VN sôi sục biến động quá nhiều, khiến cho nhiều nguời lo ngại, chỉ sợ rằng đất nước lại rơi trở về tình trạng chia năm xẻ bảy và bị các cường quốc (Nga, Mỹ và TQ) xâu xé tiếp như thời nội chiến ngày xưa. Xin được phép trình bày:
1)- Rốt cuộc Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng ĐT Phùng Quang Thanh đã xuất hiện trên truyền thông để nói về sự kiện cảng Cam Ranh sẽ dùng để phục vụ cho các chiến hạm ngoại quốc (Nga Xô đã xí phần), trong khi trước đó chính phủ cứ luôn khẳng định không hề sử dụng cảng này trong mục tiêu quân sự!
Và Nga Xô đã chính thức được lựa làm đối tác để xây hai nhà máy nguyên tử năng ở Ninh Thuận, đối với các nhà lãnh đạo lão thành già nua thì họ không bao giờ quên đồng chí quan thầy Cộng Sản thời xa xưa. Chỉ mong sao tai hoạ nổ lò nguyên tử Chernobyl (26/04/1986) sẽ không trở thành cơn ác mộng cho người dân miền Trung!
2)- Nói chuyện vuốt ve ông láng giềng to đầu phương Bắc thì cử ông Phó Nguyễn Chí Vịnh đi, nói chuyện với Nga thì đưa ông Tổng Phùng Quang Thanh ra, phải chăng lãnh tụ VN muốn chơi lá bài nước đôi để mua thời gian, để duy trì địa vị lãnh đạo?
3)- Bà Clinton thì cứ tìm cách ve vãn VN, tuyên bố nhiều câu đường mật ngọt ngào, phải chăng vì muốn bán một số vũ khí quân sự, hay can thiệp gián tiếp vào nội tình VN? Xem ra không dễ dàng, bởi vì những nhà cách mạng lão thành làm sao quên được mối thù “đế quốc Mỹ” xa xưa!
4)- Anh Nguyễn Huệ Chi đột nhiên tạm rời bỏ chức vụ quản lý BBT BVN (đang hồi khẩn trương, nóng bỏng vì Kiến Nghị mới), anh làm một chuyến tư du sang Mỹ tiếp xúc với Việt kiều thiên tả (NK Thái Anh, VH Quang, NH Liêm) làm chi để rồi bị phát giác trên các Trang Mạng hải ngoại, gây nghi ngờ trong dân cư Mạng VN (ref.: Talawas, DoiThoai)? Phải chăng mọi sự đã do chính quyền Hà Nội xếp đặt để mưu tìm hậu thuẫn hải ngoại trong tương lai (Hội đoàn VK Yêu Nước)?
5)- Thiển nghĩ, có lẽ nhà cầm quyền VN đã đi sai nước cờ từ khi tuyên bố chuyện Biển Đông là vấn đề  quốc tế và tổ chức họp hành cấp cao ở Hà Nội, mục đích dùng sức ép quốc tế để giải toả vòng vây bành trướng Đại Hán chăng? Các con đường hàng hải đi qua Biển Đông tự nó đã là huyết mạch quốc tế rồi từ trăm năm nay, mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn rất cần, thì VN việc gì phải hô hoán ầm ỹ, để rồi tự nhiên biến thành lá bài, con cờ cho cường quốc lợi dụng!
6)- Vấn nạn môi trường của bùn đỏ Bô Xít trên Tây Nguyên, tự nó là một bài toán khoa học kỹ thuật đơn thuần, chẳng lẽ những vị GSTS viên chức Nhà Nước không còn phương cách nào khác để giải quyết dứt điểm hay sao mà đành phải đi đến quyết định “chấm dứt hợp đồng, đóng cửa nhà máy”? Kiến thức khoa học của các vị đâu rồi, sao không động não để cứu nguy đất nước? Không tìm ra được lời giải, có nghĩa rằng chúng ta đành chịu thúc thủ trước vấn đề kỹ thuật, và cái mỏ tài nguyên Bauxit đứng hàng thứ ba trên thế giới không mang lại lợi nhuận chi cho đất nước, chẳng góp phần phát triển kinh tế, không cải thiện đời sống người dân? Chưa nói rằng bao nhiêu tiền của bỏ ra trong hai năm qua là công cốc, nợ nần ngân hàng thế giới làm sao thanh toán ? Rồi một đống sát vụn, thiết bị, cơ giới nặng nề cả trăm ngàn tấn nằm chơ vơ trên cao nguyên Lâm Đồng chẳng khác gì một bãi chiến trường hoang tàn! Chưa nói đến số tiền lớn phải bỏ ra bồi thường cho nhà thầu TQ chỉ vì chính phủ VN đơn phương cắt hợp đồng! Chưa nói gì về căng thẳng ngoại giao với ông láng giềng to đầu, hùng hổ hung hăng nhất thế giới hiện nay! Ông chỉ cần hạ lệnh chấm dứt hết mọi viện trợ cho không, mọi công trình dự án đang cây cất dở dang, chấm dứt mọi mậu dịch buôn bán hàng hoá qua lại là Việt Nam tức khắc loạn ngay, bởi vì hơn nửa thế kỷ qua ĐCS VN đã âm thầm biến đất nước này thành một loại nô dịch kinh tế của người ta rồi!
7)- Thử đặt vấn đề một cách khác: ví dụ nếu không có tai nạn vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary tháng trước, thì chuyện gì xảy ra? Có lẽ mọi người cứ tiếp tục an nhiên tự tại, bàng quang nhìn nhà thầu TQ tiếp tục công trình với gần một tiểu đoàn “nhân công lao động phổ thông tạp dịch”. Bùn đỏ ở Hungary hay ở VN đâu có khác gì nhau, tất cả đến từ phương thức Bayer tinh lọc quặng bằng hoá chất Sút (NaOH) cực kỳ tàn độc, và phương thức xử lý dưới dạng ướt (hồ chứa bùn đỏ) cũng đâu khác gì nhau. Thế thì may mắn cho VN là Hungary bị tai nạn trước gây nên nỗi sợ hãi cho toàn dân VN, tạo phản ứng dây chuyền. Trên thế giới đâu phải chỉ có TQ, Hungary và VN là những nuớc duy nhất khai thác Bauxite. Mỗi quốc gia tự họ đã có những tập đoàn kinh doanh, kỹ thuật kinh nghiệm đầy mình, họ tự có phương án riêng để xử lý chất thải cực độc (Úc, Ấn Độ, Pháp, Brasil, Nga, Hoa Kỳ).
Một khi quyết định đi trên con đường công nghiệp hoá đại trà, thì đương nhiên phải biết chịu đựng và xử lý những hậu quả khôn lường về ô nhiễm môi truờng. Vấn đề chính yếu là mỗi quốc gia hãy tự đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên nghề, giàu kinh nghiệm và kiến thức để tự tay giải quyết những bài toán về môi trường, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở. Đây là yếu điểm hệ trọng của VN, quan sát những công trình hạ tầng cơ sở (giao thông) xây cất láo lếu, gây tai nạn triền miên, gây khổ sở cho người dân, thì sẽ hiểu. Những đập thuỷ điện xây dựng bừa phứa, tự nó không kháng cự nổi những cơn mưa lũ hàng năm, thì làm sao chịu đựng nổi những cơn địa chấn trung bình (mức độ 6-7 Richter).
8)- Thời điểm tốt nhất để Kiến Nghị phản kháng Bauxite chính là khi ĐT Võ Nguyên Giáp đích thân soạn thảo ba lá thư yêu cầu Nhà Nước hoãn ký hợp đồng khai khoáng Bô Xít (tháng Ba 2009), hay tạm thời chưa nên khai triển vội để con cháu đời sau có đủ kỹ thuật và thiết bị hơn. Lúc đó hợp đồng chưa ký, không ai bị vướng mắc bởi văn kiện công khai nào cả, sao không thấy mọi người tham gia ồn ào náo nhiệt như bây giờ?
9)- Thiết tưởng, đứng trước tình thế phức tạp này chỉ có hai lựa chọn:
a/- Hoặc chấm dứt công trình khai khoáng ngay để mọi người bàn cãi tiếp (?): Nhà Nước phải tìm đủ mọi luận cứ vững chắc để thuyết phục nhà thầu TQ tạm dừng mọi hoạt động và chuẩn bị chi phí bồi thường cho những tổn thất lớn (sa thải nhân công, thu hồi máy móc, cơ giới, di chuyển, bảo trì). Nên nhớ đây không phải là lỗi lầm từ phía đối tác, họ có thể bảo vệ dự án rằng hồ chứa bùn đỏ luôn luôn kiên cố, chịu nổi địa chấn cao nhất (mức độ 9 Richter) theo lời ông Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Phạm Khôi Nguyên (sic). Tuyệt đối tránh mọi biểu hiện cực đoan nguy hiểm mang tính chất “bài Hoa, kích động thù hận dân tộc”.
b/- Hoặc tiếp tục công trình khai khoáng như dự kiến: nhưng tất cả mọi chuyên gia, trí thức nhân tài đất nước phải cùng nhau động não tìm cho ra phương án tối ưu để bảo đảm tuyệt đối mối nguy hại bùn đỏ không còn nằm trên đầu hàng triệu người dân miệt đồng bằng. Dĩ nhiên mọi đề án phải có tính khả thi cao dựa vào bằng chứng thực tiễn trong ngành khai thác Bauxite trên thế giới.
10)- Mọi diễn biến gần đây có vẻ dân chủ (quốc hội bàn cãi hăng say, các ông DT Quốc, NM Thuyết thay nhau nói sùi bọt mép), chẳng qua các ông chỉ là những diễn viên hài đang đóng một màn kịch vụng về, ngõ hầu vuốt ve và trấn an dư luận, hay có thể là màn đấu đá phe phái tranh giành ghế ngồi trong Đại Hội Đảng sắp tới? Dẫu rằng chính phủ ông NT Dũng phạm quá nhiều sai lầm (Bô Xít, Dung Quất, VinaShin, hạ tầng cơ sở, giáo dục) nhưng đó chỉ là phần ngọn, cái gốc của mọi vấn nạn là ĐCS VN cứ tại vị mãi, thì thay mười ông NT Dũng cũng chẳng giải quyết được gì! Đây chính là sai lầm căn bản của tập đoàn lãnh đạo Nhà Nước VN, 60 năm qua họ đã nhắm mắt đi theo con đường chuyên chính vô sản, triệt tiêu hết mọi trí thức năng lực nhân tài đất nước, đến giờ phút cần đến thì thiếu nhân lực chuyên môn để quản lý và giám sát công trình. Giờ phút này, đứng trước thử thách lịch sử, nhiều người (kể cả các ông nghị gật QH) chỉ biết bàn ra, không dám bàn sâu vào vấn đề để tìm giải pháp tối ưu cho tình thế. Gieo gió thì phải gặt bão, gieo Nhân nào thì hái Quả nấy, quy luật Nhân Quả của Nhà Phật không sai tý nào.
Kết luận: Tất cả mọi nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất nước như hiện nay hoàn toàn gây ra bởi  ĐCS VN với những người lãnh đạo  “rước voi về dầy mã tổ”, “cõng rắn cắn gà nhà”, họ vì quyền lợi đảng phái và tư lợi mà quên đi hai chữ “dân tộc”. Chính quyền TQ có gây được sức ép trên đầu cổ nhân dân VN là vì có những kẻ lãnh đạo tiếp tay từ hơn nửa thế kỷ nay. Sự hiện diện của ba ông lớn (Nga, Mỹ và TQ) trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương làm cho mối nguy cơ nội chiến bùng phát: trong lúc lòng dân ly tán vì phải chịu đựng những tai hoạ thiên tai đi đôi với nhân tai; tập đoàn lãnh đạo không còn một chút danh nghĩa đại diện vì dân và do dân; chính nghĩa “giải phóng dân tộc” đã bị lu mờ dần theo những sự thật phơi bày trước công luận.
Chúng ta không thể xem TQ như thù địch một khi chuyện nội bộ chúng ta không tự giải quyết ổn thoả trước, nhà chúng ta bị dột bởi vì nóc nhà thủng lỗ chứ không vì mưa rào. Tốt nhất chúng ta hãy tự tay sửa chữa mái nhà, lót ngói mới thay ngói cũ, thì chắc chắn nhà không còn bị dột.
Quebec, 05/11/2010
© Lê Quốc Trinh
© Đàn Chim Việt

Tổng số lượt xem trang