Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Thế lực thù địch “mơ” loại bỏ tính tiên phong lãnh đạo của Đảng

-Khiếu kiện đông người về đất đai ở tp Hồ Chí Minh-Chính phủ cảnh cáo quốc hội? (BBC 17-11-10) --  Bài Nguyễn Quang A: Tranh luận và xây dựng (Bee.net 16-11-10)
Chính phủ cầu viện GS Vũ Khiêu dằn mặt quốc hội: Phỏng vấn GS Vũ Khiêu xung quanh vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng (Chính phủ 18-11-10) -THD- Phóng viên: "Theo Giáo sư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phải là một trong những người đáp ứng được những yêu cầu như Bác Hồ đã dạy hay không?" -- Giáo sư: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cử chỉ đàng hoàng, tư thế chững chạc trước mọi nguyên thủ quốc gia và chính khách lớn của thế giới". Tên của hai phóng viên là Việt Hưng và Từ Lương. Tên của giáo sư là Vũ Khiêu.
Kính gửi các anh: Nguyễn Huệ Chi, Trần Nhương, Phạm Viết Đào (Boxit) đính chính của nhà báo, luật gia Nguyễn Chính ở Nha Trang. -Mất chức vì 'né' câu hỏi trong kỳ họp Quốc hội? (Đất Việt)- Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Minoru Yanagida  đang đối mặt với nguy cơ mất chức vì lỡ miệng tuyên bố, công việc của ông đơn giản và ông không chẳng hiểu vì sao ông lại được bổ nhiệm vào chức này.
- Chuyện đại biểu bị bắt đính chính sau chất vấn bộ trưởng (VietNamNet)- Quan niệm chất vấn "không phải để vạch lá tìm sâu", song ĐBQH Trần Thị Hoa Ry kể có lần chị nhận được công văn yêu cầu phải đính chính việc chất vấn Bộ trưởng.- - Đôi điều suy nghĩ về Quốc Hội nước ta (Nguyễn Hữu Quí blog) giữa Đất nước, Tổ Quốc, Dân tộc, thì nhiều ĐBQH đã đặt kỷ luật của Đảng cao hơn lợi ích của Đất nước, của Dân tộc!? -
- Việt Nam thành công lớn trong năm làm chủ tịch ASEAN (PL)- Theo chinhphu.vn, Thời Báo Nhật Bản - nhật báo lớn nhất nước Nhật nhấn mạnh Việt Nam đã thành công lớn trong năm làm chủ tịch ASEAN.

clip_image003
Tự do có thể ví như tấm chăn hẹp BBC 
--Bản giải trình của bà Trần Ngọc Sương bvnpost -Phải khen thưởng người tố cáo đúng (TT)- - Khi các ĐBQH băn khoăn về việc có nên hay không chấp nhận các hình thức tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử và fax – Tổng thanh tra Chính phủ khẳng định: Đây là hình thức mở ra để phù hợp với thực tế! Nhưng tố cáo bằng mail, fax: “Không phải không kiểm tra được”
- - Văn hóa phong bì (Quê Choa blog) Nguyễn Quang Lập: Một khi lệnh rỉ tai, lệnh telephone vẫn cao hơn các văn bản pháp qui, luật rừng vẫn mạnh hơn lụât pháp thì không thể nói các cơ chế của thời quan liêu đã được dẹp bỏ. Một khi cơ chế quan liêu chẳng những không bị dẹp bỏ mà còn được kín đáo nuôi dưỡng thì không ai có thể đưa ra một giải pháp nào khả dĩ để hạn chế đại nạn phong bì chứ đừng nói dẹp bỏ. Đó là một sự thật đau lòng.- "Phí ngoại giao" và tham nhũng đất đai (VietNamNet) - Một loạt kẽ hở tạo đất màu mỡ cho tham nhũng trong quản lý đất đai đã được các chuyên gia trong và ngoài nước mổ xẻ ngày 18/11.




- Bí thư Hà Giang: "Báo cho tôi sai phạm của cán bộ!" (Bee)- "Tôi vừa mới cho đăng trên trang thông tin điện tử và báo Hà Giang địa chỉ email để sẵn sàng tiếp nhận thông tin nóng về sai phạm...."
-Quy hoạch phát triển nhân lực Tây Nguyên (VOV)- Cần mở rộng hệ thống trường ĐH, CĐ trong vùng; tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nâng cao trình độ, tham gia tích cực vào phát triển KT-XH.
- Ông Sáu Dân với biểu tượng Thống Nhất tổ quốc (TVN) - Câu chuyện về biểu tượng Thống Nhất giữa lòng Sài Gòn - TP.HCM, tâm huyết của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng cũng là những suy tư của ông Sáu Dân về quá trình hòa hợp, hòa giải đất nước sau chiến tranh.
TBT Nông Đức Mạnh: Lấy đại nghĩa dân tộc làm trọng (LĐ 18-11-10) -- Một bên là "đại nghĩa", một bên là "nhà đất, của cải, chức quyền"!  Khó nghĩ quá! Khó nghĩ quá!
pictureTố cáo sai có thể phải chịu trách nhiệm hình sự-Đừng để người tố cáo "không sống được"! (Bee)- “Hầu hết những người tố cáo rất thiệt thòi”, nhưng “không có cách nào bảo vệ bí mật họ tên, địa chỉ”, áp dụng biện pháp bảo vệ như “đánh đố”…
- Chống "tham nhũng đất đai": Cần minh bạch thông tin(TNO) “Cơ chế đất đai đang tạo nên nguy cơ tham nhũng rất cao. Tham nhũng chỉ không xảy ra khi người có quyền không muốn tham nhũng”.
-Thế lực thù địch “mơ” loại bỏ tính tiên phong lãnh đạo của Đảng (Kỳ 1)
(VnMedia) (18/11/2010 9:49')- Vẫn cách nhìn “khiếm thị” và cho rằng cần phải thay đổi tính chất giai cấp công nhân của Đảng, thế lực thù địch đã không hiểu “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” là sứ mệnh thiêng liêng, là ngọn nguồn làm cho Đảng ra thực sự trở thành đội tiên phong của giai cấp công nhân VN.



(VnMedia) -Khác với nhiều lần trước, lần này thế lực thù địch ráo riết xuyên tạc, tập trung phủ định không chỉ ở những vấn đề chi tiết, cụ thể của Đảng ta mà còn công phá vào rất nhiều vấn đề hết sức cơ bản, liên quan trực tiếp đến nền tảng tư tưởng lý luận, vận mệnh học thuyết mác-xít về Đảng Cộng sản.

Mơ tưởng, cổ xuý


Kết thúc thế kỷ XX, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đã thu được những thành qủa to lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trên bình diện dân tộc và quốc tế, không ai và không gì có thể phủ nhận nổi.

"Những thành tựu trong việc cụ thể hóa một con đường thích hợp qúa độ lên chủ nghĩa xã hội không chỉ là tài sản vô giá của những người cộng sản Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng và tin tưởng đối với những người cộng sản và cách mạng trên toàn thế giới”, “khẳng định một cách vững chắc tiềm năng vĩ đại và sinh động của chế độ xã hội chủ nghĩa...; đồng thời là một tấm gương và kinh nghiệm qúy giá đối với các nước chậm phát triển trong việc lựa chọn con đường tiến tới phồn vinh”; và tự nó “có ý nghĩa quốc tế, có tầm quan trọng lịch sử ở mức độ góp phần quyết định tương lai của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới ", như nhận định của các đại biểu quốc tế tham dự Đại hội VIII, IX và X của Đảng ta.

Nguồn gốc của tất cả những thành qủa đó "...chứng tỏ hùng hồn khả năng của Đảng các đồng chí trong việc xử lý những đổi thay ở trong nước, trong khu vực và trên thế giới, đồng thời giữ gìn bản sắc cách mạng cả về thực tiễn và lý luận”. Đó là điều hết sức rõ ràng.

Bước vào thế kỷ XXI, với hành trang ấy, cách mạng Việt Nam đang đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn, đặt ra hàng loạt vấn đề mới mẻ, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân  phải vươn lên về mọi mặt, phấn đấu gian khổ và có quyết tâm cao. Đặc biệt, Đảng phải có đủ bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, phẩm chất, năng lực tổ chức và sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong giai đoạn mới.

Nhưng cũng chính ở thời điểm nhạy cảm này, bên thềm Đại hội XI của Đảng, những diễn biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới và khu vực tác động rất mạnh và sâu vào tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ và niềm tin của cán bộ, đảng viên, gây hoang mang, dao động trong một bộ phận nhất định. Và, trong tình hình ấy, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội lợi dụng cơ hội này để tấn công điên cuồng và hiểm độc vào Đảng ta, mưu toan thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng, từ đó xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xô đẩy Việt Nam đi vào qũy đạo của chủ nghĩa tư bản.

Nhưng, khác với các lần trước, lần này họ ráo riết xuyên tạc, tập trung phủ định không chỉ ở những vấn đề chi tiết, cụ thể của Đảng ta mà còn công phá vào rất nhiều vấn đề hết sức cơ bản, liên quan trực tiếp đến nền tảng tư tưởng lý luận, vận mệnh học thuyết mác-xít về Đảng Cộng sản.

Họ cho rằng, sau gần 25 năm đổi mới, cơ cấu xã hội Việt Nam đã thay đổi, do đó, cơ cấu giai cấp công nhân cũng thay đổi theo và ngày một teo đi, tính chất giai cấp công nhân vì thế không còn nữa(!). Cho nên, Đảng phải thay đổi tính chất giai cấp công nhân của mình đi; nếu cứ khư khư giữ tính chất này, nhất định Đảng sẽ bị cô lập, khép kín (!). Mặt khác, họ lập luận rằng, trong nền kinh tế thị trường, vấn đề tính đảng không còn ý nghĩa gì nữa, không cần tính đảng nữa.

Và vì thế, không cần tới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nữa (!). V.v. Nói tóm lại, theo họ: Đảng phải từ bỏ bản chất giai cấp công nhân của mình đi; trong nền kinh tế thị trường, Đảng phải hạ ngọn cờ lãnh đạo đất nước xuống (!). Và họ coi như thế mới là “hợp thời” (!).

 Ảnh minh họa
 Xuất hiện ngày càng tăng bộ phận công nhân "trí thức hoá'


"Khiếm thị" nhìn vào bề mặt của hiện tượng
Cũng sau hơn 20 năm đổi mới toàn diện, chúng ta đã đạt được những thành tựu mới, to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đất nước phát triển với một gia tốc mới và có một vị thế mới trên trường quốc tế. Trong sự chuyển động toàn diện và sâu sắc ấy của đất nước, cơ cấu xã hội-giai cấp cũng thay đổi đã in dấu ấn đậm nét lên sự thay đổi của giai cấp công nhân Việt Nam.

Hơn nữa, sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cả về quy mô, tính chất và chiều sâu đã làm xuất hiện nhiều bộ phận lao động mới trong cơ cấu lao động xã hội. Nhất là, trong các ngành sản xuất do công nghệ mới đem lại đã làm thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc trạng thái và tính chất lao động của công nhân.

Sự biến đổi đa chiều và đan xen lẫn nhau của cơ cấu xã hội - giai cấp và ngay trong cơ cấu của giai cấp công nhân, nhất là sự xuất hiện ngày càng tăng bộ phận công nhân “trí thức hóa”, sự đa dạng của các bộ phận công nhân khu vực nhà nước và ở các thành phần kinh tế khác, ranh giới giữa công nhân nông nghiệp với công nhân công nghiệp mờ dần... tất cả đã tạo nên một dung mạo mới và khuynh hướng phát triển với chất lượng mới của giai cấp công nhân Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng suốt 80 năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới.

Và, chính đây là vấn đề đã khiến cho những ai đó hoặc lóa mắt hoặc khiếm thị hoặc chỉ thấy bề mặt của hiện tượng ấy rồi chệnh choạng, và cho rằng, cơ cấu của giai cấp công nhân đã thay đổi đã làm cho tính chất của nó không còn nữa, do đó, cần phải thay đổi tính chất giai cấp công nhân của Đảng (!).

Chắc chắn mấy ai đó nói như vậy đều thừa hiểu một điều sơ giản là, vấn đề căn bản có tính quyết định phân biệt hết sức minh triết giữa Đảng Cộng sản chân chính khác tất cả các chính đảng khác ở chỗ, nó mang bản chất giai cấp công nhân cách mạng, và mục tiêu tranh đấu tối cao của nó là, không ngừng đại đoàn kết đấu tranh nhằm giải phóng toàn thể nhân loại cần lao.

Chính đây là bản chất của nó, là nguyên tắc bất di bất dịch đối với nó, là cương lĩnh hành động chính trị không hề giấu diếm của các Đảng Cộng sản và công nhân chân chính, khi nó mới ra đời, tồn tại, phát triển trong sự nghiệp tranh đấu không mệt mỏi vì lợi ích và công cuộc giải phóng của chính giai cấp công nhân cũng như toàn thể người lao động. Điều đó cũng có nghĩa là, Đảng Cộng sản phấn đấu, bảo vệ, hy sinh vì lợi ích của giai cấp công nhân, mà lợi ích đó không có gì khác hơn là hoàn toàn phù hợp, thống nhất, thậm chí nhiều mặt đồng nhất với lợi ích của nhân dân cần lao, của mỗi dân tộc nói riêng trong toàn thể nhân loại nói chung.


Chất vấn và trả lời chất vấn phải có tình, có lý (Chính Phủ 17-11-10) - Chính phủ cảnh cáo quốc hội? (BBC) Trang web của Chính phủ Việt Nam cho đăng loạt ba bài phê phán một số đại biểu quốc hội có dấu hiệu lạm quyền và gây hoang mang dư luận. Phỏng vấn GS Vũ Khiêu xung quanh vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng (Chính phủ)
 Theo Giáo sư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phải là một trong những người đáp ứng được những yêu cầu như Bác Hồ đã dạy hay không? PGS.TS Vũ Duy Thông: Chất vấn và trả lời chất vấn phải có tình, có lý (Chính phủ) Vài ý kiến với PGS-TS Vũ Duy Thông và với TS Nguyễn Quang A (Nguyễn Hữu Quý blog)

-Cái nhìn và tấm lòng (TVN) Hồng Hà - CAND- Trong cuộc sống, nói thì dễ, làm thì khó, phê phán những gì không tốt thì đơn giản hơn nhiều so với việc nêu ra được những giải pháp đúng đắn và những cách làm hiệu quả. Những lý giải, những đề xuất, những đòi hỏi đưa ra trước dư luận xã hội cần thực sự góp phần bảo vệ độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, lợi ích quốc gia và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thấy rõ những mặt tiêu cực, suy thoái trong xã hội để tìm cách đẩy lùi, ngăn chặn chúng, làm cho xã hội tốt đẹp lên, chứ không phải để phủ định đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Ông cha ta đã nói: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". "Trách" là trách nhiệm, trách nhiệm xây dựng chứ không phải ngược lại.
Trí tuệ nhân dân là tài sản vô giá. Đảng trân trọng mọi sự góp ý kiến chân thành của cán bộ, đảng viên và người dân, kể cả những lời phê bình. Ai cũng có quyền phát biểu ý kiến của mình và trên một vấn đề có thể có nhiều ý kiến khác nhau là lẽ bình thường. Nhưng phát biểu ý kiến với ý thức trách nhiệm và tinh thần xây dựng, vì lợi ích của nước, của dân.
Có những người đánh giá không đúng tình hình do thiếu thông tin, cần được cung cấp thông tin cần thiết, được giải thích để hiểu đúng và điều chỉnh thái độ. Cũng có cán bộ, đảng viên đánh giá không đúng tình hình do bất mãn và không được thỏa mãn quyền lợi cá nhân với nhiều lý do khác nhau, có khi chỉ vì muốn làm "người nổi tiếng", cần được cấp thẩm quyền quản lý lấy đối thoại làm chính, kiên trì thuyết phục, cảm hóa, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và soát xét các chính sách đãi ngộ.
Đánh giá đúng tình hình đất nước đòi hỏi có phương pháp tiếp cận, phương pháp phân tích khoa học và phương pháp tư tưởng đúng. Có cái nhìn đúng chưa đủ. Còn cần một tấm lòng.

 - Anh Sáu Dân nghĩ về một Quốc hội thật sự đại diện dân (TVN) - Những người thường được anh Sáu Dân mời gặp, trao đổi ý kiến mỗi khi anh ra Hà Nội đều cảm nhận được sự trăn trở của anh trong mấy năm cuối đời tập trung nhiều vào vấn đề đổi mới chính trị. Nhân ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt 23/11, nhớ về ông, nhớ về một nhân cách lớn chúng ta càng thấy trống vắng. Đất nước đang cần ông, cuộc đời càng nhớ ông, một bộ óc lớn, một trái tim lớn đã góp phần tạo nên những bước đột phá có ý nghĩa lớn trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Bài của hai tác giả Trần Đức Nguyên- Trần Việt Phương
- Đại đoàn kết thực sự (PL)- Đại đoàn kết là nguồn sức mạnh xuyên suốt để dân tộc ta giành độc lập, thống nhất tổ quốc và phát triển đất nước.
- Tham nhũng đất đai khiến dân đi lề trái(VietNamNet) - Trong một nghiên cứu độc lập, chuyên gia Thụy Điển cho hay tham nhũng trong đất đai ở Việt Nam khiến người dân có xu hướng “đi bên trái”, trả thêm tiền để được việc. -Công tác điều tra án tham nhũng vẫn còn khiêm tốn (PL)- Tội phạm hình sự ngày càng trẻ, tính bạo lực cao nhưng nguyên nhân gây án thì nhỏ nhặt.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ Tổng cục An ninh II (CAND 17-11-10)
- Tuyển sinh, lạm thu dễ nảy sinh tham nhũng 24 giờ
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, việc tuyển sinh vào lớp 10 đối với các trường THPT công lập chưa đáp ứng được yêu của xã hội. Do đó, tình trạng chạy trường vẫn còn xảy ra. Hiện nay, dư luận đang rất quan tâm đến việc Sở GD&ĐT Hải Phòng đã duyệt cho ...Xử lý vụ "đặc cách" 200 học sinh vào lớp 10VNMedia
Nửa năm, Bộ GD-ĐT xử lý hàng chục vụ tiêu cực tham nhũngDân Trí
Trả lại phụ huynh 87 triệu đồng do “lạm thu”Sài gòn Giải Phóng


Đại sứ Thụy Điển tại VN: ‘Minh bạch thông tin giúp chống tham nhũng’ VOA: Đào tạo báo chí là một trong các lĩnh vực hợp tác chính giữa hai quốc gia. Vì sao Thụy Điển lại chú trọng tới vấn đề này, thưa ông?
Đại sứ Staffan Herrström:
Chúng tôi tin rằng một nền báo chí chuyên nghiệp và có chất lượng là một cách thức quan trọng nhằm phát triển tính dân chủ của một xã hội, cũng như giúp thúc đẩy kinh tế. Sự cởi mở và minh bạch thông tin là những thành tố chính giúp chống tham nhũng cũng như chống việc quản lý tồi. Chính bởi lẽ đó, nhiều năm qua, chúng tôi đã hỗ trợ Việt Nam đào tạo các nhà báo. Chúng tôi tin rằng điều đó giúp cải thiện chất lượng báo chí cũng như giúp nới rộng tự do ngôn luận.

Ngành thanh tra phải thật sự trong sạch (TT)-
- ĐB Nguyễn Lân Dũng: “Bộ trưởng vẫn chưa trả lời tôi” (Bee) "Bộ trưởng vẫn chưa trả lời tôi là có hay không việc mua từ châu Phi 2.000 viên rubi để lắp mắt cho 1.000 con rồng dùng làm tặng phẩm?”
Vì sao người dân, trí thức phải lên tiếng? (BBC) phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng sau 2 bài viết đăng trên Bauxite VN. Bác Đằng có thể “thông cảm” cho báo chí được không? (Nguyễn Vĩnh blog)
- "Đặc thù rất dễ thành đặc lợi, đặc quyền"(VietNamNet)
- "Chẳng lẽ điều khoản cuối cùng trong luật phải nêu rõ các đô thị khác sẽ không được hưởng các quy định đặc biệt như Hà Nội chăng?" - ĐB Ngô Văn Minh.
- Khi án dân sự không "nhẹ nhõm" (VietNamNet) - ĐB Vũ Quang Hải cho rằng không thể coi nhẹ những vụ án dân sự, vốn tưởng “nhẹ nhõm” nhưng thực tế tranh chấp, kiện cáo phức tạp, kéo dài.
Khiếu nại đông người “là lợi ích chính đáng” (BBC)- Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam thừa nhận khiếu nại đông người là “lợi ích chính đáng” của người dân, “một thực tế” cần được chấp nhận.
Cạnh đó Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói thêm, “cần hạn chế việc lợi dụng gây rối, kích động,” trong khi bảo vệ lợi ích của người dân.

Chiều ngày 15/11 Quốc hội Việt Nam thảo luận lần đầu tại Hội trường về dự án Luật Khiếu nại.
Báo cáo của Ủy ban Pháp luật nhắc đến tình trạng khiếu nại đông người vẫn diễn ra ở nhiều nơi, liên quan chủ yếu đến đất đai, nhà ở, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư.
Cách giải quyết của cơ quan có thẩm quyền vẫn là thanh tra và xác minh, rồi ra văn bản trả lời. Tuy nhiên do luật chưa hoàn chỉnh, chuyện giải quyết khiếu kiện vẫn còn “gặp nhiều khó khăn và lúng túng,” theo tờ trình của Ủy ban Pháp luật.
Hiện nay Việt Nam đang có Luật Khiếu nại, tố cáo, với điều khoản cấm tập trung đông người để khiếu nại. Quốc hội, trong khi đó, muốn thông qua bộ luật mới, mang tính cập nhật hơn.
Thực tế thay đổi
Một trong các nguyên nhân làm cho khiếu kiện đông người khó giải quyết, theo đại biểu Lê Thị Dung (An Giang) là “lãnh đạo cơ quan” không tiến hành đối thoại trực tiếp với dân.
“Do cơ quan tham mưu báo cáo sai, dẫn đến lãnh đạo tỉnh ra quyết định của sai, thủ trưởng cơ quan giải quyết khiếu nại không đối thoại trực tiếp với dân để nắm rõ tình hình,” bà Dung nói.
Bà Dung kêu gọi thay đổi nhận thức, chấp nhận thực tiễn mới của cuộc sống khi tìm hướng giải quyết khiếu nại đông người.
Thực tiễn mới là “nhiều vụ việc dân khiếu nại chỉ muốn gặp trực tiếp người đứng đầu để được đối thoại, trong khi thủ trưởng cơ quan lại ủy quyền cho cấp dưới tiếp dân, do vậy người dân càng thêm bức xúc.”
Đa số vụ khiếu nại đông người hiện nay tại Việt Nam liên quan đến đất đai, chính sách bù giá khi thu hồi đất, đại biểu Trần Thế Vượng (Hải Dương ) nói thêm.
Người dân phản ứng
Nói chuyện với BBC Việt Ngữ, bà Lê Hiền Đức, công dân chống tham nhũng từ Hà Nội kêu gọi chính quyền giải quyết một lần cho hết các bức xúc của nhóm người viết đơn khiếu nại.
“Người ta đã ký vào đơn thì người ta phải có mặt. Tất cả những người đó cùng chung một nguyện vọng. Giải quyết hết thì hay hơn. Còn hơn là người thì giải quyết, người thì không.
“Tôi phản đối cái Thông tư 04, cấm không cho nhiều người ký cùng một lúc. Cái thứ hai là không cho tập trung đông người. Người ta đã ký thì người ta phải có mặt. Nếu anh giải quyết được, thì tất cả mọi người đều thấy thỏa đáng, thì chỉ làm một lần thôi. Khi anh cấm, nếu có 100 đơn anh phải giải quyết 100 lượt. Một đơn anh chả giải quyết cho đến nơi đến chốn nữa là 100 lá đơn thì làm sao anh giải quyết nổi.
Hướng giải quyết các vụ khiếu kiện đất đai đông người, theo bà Đức là cần phải có chọn những người trong sạch để chống tham nhũng.
“Đầu tiên là phải lựa chọn, về mặt nhân sự những người làm trong chỉ đạo chống tham nhũng phải là những người hoàn toàn trong sạch. Cái việc đó cần lắm. Rồi mới đến công việc tiếp theo. Phải cho người dân ký đơn tập thể, những người nào cũng một nguyện vọng phải giải quyết một lượt, như vậy gọn cho nhà nước phải không.”
Ông Lê Văn Ba, nông dân tỉnh Tiền Giang từng theo đuổi khiếu nại hơn bốn năm với chính quyền tỉnh khi đất gia đình bị thu hồi bất công. Ông chỉ đi khiếu kiện một mình. Trao đổi với BBC Việt Ngữ, ông cho rằng sở dĩ đơn kiện về đất đai tại Việt Nam còn nhiều là vì tỉnh không làm theo chỉ thị của trung ương.
“Chủ trương nhà nước coi như cái phù hiệu thôi. Thanh tra chính phủ gởi công văn xuống , văn phòng Trung ương Đảng cơ quan đại diện phía Nam gởi công văn xuống, giới chức tỉnh cũng không mời chúng tôi lên giải quyết. Chứng tôi lên hỏi khi nào các ông giải quyết, họ cũng không trả lời.”
- “Bài kiểm nghiệm” của dân (TVN) - Trong xã hội hiện nay, dù chỉ là cá biệt, vẫn còn có những "Đầy tớ thì ở nhà lầu, cha con ông chủ giấy dầu che mưa. Đầy tớ bù khú sớm trưa, cha con ông chủ rau dưa qua ngày ...".
- Chống tham nhũng: Không ai chờ đợi quá lâu (VietNamNet) - "Nếu một lần người tham nhũng không bị trừng phạt, cuộc chiến chống tham nhũng của các bạn sẽ bị một bước lùi, nhiều nỗ lực trước đó sẽ thành số 0...".
- Tranh luận và xây dựng? (Bee)- Không cơ quan nào không mắc sai lầm. Cái khác là có cơ quan biết lắng nghe hay tranh luận lại một cách xây dựng với những người phê phán mình.
- Bút chiến? Đông A
Chính xác thì không hẳn là bút chiến. Tôi mượn tạm từ "bút chiến" để đặt tên khi chưa nghĩ ra cái tên khác. Trang báo điện tử của Chính phủ vừa mới có hai bài viết Dân chủ phải đi đôi với trách nhiệm khi phát ngôn trước công chúngTrong thử thách, khó khăn, càng cần chung sức, chung lòng. Có thể thấy hai bài viết này là phản hồi chính thức của Chính phủ trước phản biện xã hội nói chung và trước phê phán Chính phủ của các đại biểu quốc hội nói riêng. Trang Bee vừa có bài viết Tranh luận và xây dựng của ông Nguyễn Quang A phản ứng lại hai bài viết trên. Có thể nhận thấy tư thế yếu thế của Chính phủ qua hai bài viết trên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần nói rằng hằng ngày ông vẫn thường xuyên làm việc với các trí thức và các nhà khoa học. Nhưng tôi nhận thấy khi Chính phủ và Thủ tướng bị phê phán, tuyệt nhiên không thấy một nhà trí thức hay nhà khoa học nào có uy tín trong xã hội lên tiếng bênh vực Chính phủ và Thủ tướng.  Không hẳn Chính phủ và Thủ tướng đã sai bét nên chẳng ai muốn bênh. Cái chính là cách cư xử của Chính phủ và Thủ tướng nên chẳng ai muốn bênh làm gì. Dù gì, không lên tiếng bênh vực, lợi ích chung của xã hội cũng không hẳn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một mặt, quan hệ công chúng của Chính phủ và Thủ tướng phải thấy rằng ở mức rất kém. Mặc khác, chính Chính phủ đã tạo ra một bầu không khí mà những người muốn nói đều cảm thấy không muốn nói nữa. Trong những người không muốn nói nữa có cả những người có khả năng nhìn ra những điểm tốt, điểm mạnh của Chính phủ và có khả năng lên tiếng ủng hộ Chính phủ.  Những người viết bài cho Chính phủ, như tác giả của hai bài viết trên, trình lại quá kém, không có khả năng viết được một bài báo có tính thuyết phục. Đấy là tính hai mặt của chính sách muốn tạo ra bầu không khí yên lặng.Tôi nghĩ đây là một nhược điểm rất lớn của Chính phủ và Thủ tướng.
- Viện kiểm sát tham gia xét xử dân sự góp phần giảm thiểu sai sót (VOV)- Chiều 16/11, Quốc hội thảo luận tại tổ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự
-  -Chính phủ - Quốc hội: Trong thử thách, khó khăn, càng cần chung sức, chung lòng (Chính phủ 14-11-10) -- Dân chủ phải đi đôi với trách nhiệm khi phát ngôn trước công chúng (Chính phủ 14-11-10) -- -Chính trị sạch để kiểm soát tham nhũng (VNN)-Nền chính trị sạch của Phần Lan là kết quả từ việc người dân không khoan nhượng với tham nhũng, của những chính sách giúp cho hệ thống minh bạch.

- Nỗi đơn độc của những người chống tham nhũng (TVN) -Trong rất nhiều cuộc gọi, người ta không trả lời tôi, hay đơn giản là dập máy, hay "ngâm" tài liệu. Chống tham nhũng tôi rất cô đơn," cụ bà Lê Hiền Đức than phiền.
-Khiếu nại nhiều người thì càng có lý? (Bee)-Không thể không xem xét khiếu nại đông người vì đây là thực tế không thể né tránh, ĐB Nguyễn Lân Dũng bày tỏ ý kiến.
- Không nên né tránh khiếu nại đông người (PL)-Đây là kiến nghị của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại phiên thảo luận tại hội trường về dự luật Khiếu nại chiều 15-11.
- Có dấu hiệu phạm tội, “xử lý nội bộ” được không? (PL)-
pictureTheo pháp luật tố tụng hình sự, khi cơ quan nhà nước phát hiện có dấu hiệu của tội phạm thì phải thông báo, chuyển vụ việc cho cơ quan công an để xác minh, xử lý theo thẩm quyền.


-Thà chính phủ không cam kết(VietNamNet)-
Chủ Nhật, 14/11/2010 (GMT+7) - Ở nhiều quốc gia, người dân chấp nhận sự tồn tại của tham nhũng, miễn là chính phủ điều hành đất nước phát triển. Doanh nghiệp chấp nhận hối lộ, miễn đạt hợp đồng.
Chiều 13/10, Hội nghị chống tham nhũng quốc tế lần thứ 14 đã kết thúc tại Bangkok với thông điệp "Niềm tin sẽ được khôi phục, nếu theo sau những tuyên bố mạnh mẽ là hành động cụ thể. Nhiệm vụ của chúng ta là ủng hộ những người sẵn sàng thay đổi luật chơi".
Không nói còn hơn nói mà không làm
4 ngày sôi nổi trôi qua với nhiều phiên thảo luận nhóm kéo dài đến hết cả giờ giải lao hay giờ ăn trưa, nhiều gương mặt đã thành quen thuộc vì thường xuyên xếp hàng để được chất vấn các diễn giả.
Hiếm có hội nghị nào mà gần 1.300 đại biểu đến từ 135 quốc gia lại đồng chí hướng đến thế. Tất cả đều khẳng định tham nhũng là căn bệnh ung thư rất khó chữa.
Mô tả ảnh.
Những đại diện trẻ tuổi của Việt Nam trong môt phiên thảo luận
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thanh tra Brazil (chủ nhà của hội nghị sau, năm 2012) khẳng định: "Không quốc gia nào không bị tham nhũng phá hoại, điểm khác biệt chỉ là cách các nước định nghĩa tham nhũng, hay tham nhũng ở mức độ nào thôi. Có những quốc gia né tránh, không gọi đúng tên bệnh tham nhũng". Ông chỉ rõ, những cuộc vận động hành lang ở các nước rất phát triển hay việc người lao động nghèo phải trả thêm tiền để nhận dịch vụ công ở những nước đang phát triển đều là tham nhũng.
Đồng cảm trong việc nhận định về tham nhũng, nhưng khi nhận định về khả năng chiến thắng tham nhũng thì lại có sự phân hóa rõ nét.
Nhóm những người bi quan nhận thấy không có nhiều bước tiến trong cuộc chiến đấu, bởi tham nhũng ngày càng nặng nề và sâu rộng hơn, niềm tin đang ngày càng giảm sút, dù đó là niềm tin vào sự phát triển kinh tế hay xã hội, tin vào những cam kết chống tham nhũng của chính phủ hay vào sự hiệu quả của luật pháp.
Ở nhiều quốc gia, người dân đã đầu hàng, chấp nhận sự tồn tại của tham nhũng, miễn là chính phủ vẫn điều hành đất nước phát triển. Doanh nghiệp chấp nhận hối lộ, miễn đạt được hợp đồng. Tiếng nói của truyền thông và các tổ chức xã hội ngày càng yếu ớt trước những mối đe dọa thường trực. Thậm chí, bà Elena Panfilova - GĐ điều hành của Tổ chức minh bạch của nước Nga còn thẳng thắn cho rằng "Chống tham nhũng không hiệu quả vì đang bị "chính trị hóa". Thà một chính phủ không cam kết, còn hơn cam kết rồi không thực hiện".
Thừa nhận pháp luật dù tốt đến đâu cũng không đủ, nhưng những người lạc quan lại có cái nhìn khác, rằng xã hội đang dần thức tỉnh, để mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng nhận lãnh trách nhiệm trong hành trình đẩy lùi tham nhũng, kể cả ở những quốc gia tham nhũng đã thành hệ thống. Tin vui là số đông đang ở phía lạc quan.
Tỉnh ngộ
Chẳng hạn, với cộng đồng doanh nghiệp, ông Aleksandr Shkolnikov (Trung tâm doanh nghiệp tư nhân quốc tế - CIPE) bình luận, các doanh nghiệp phải thấu hiểu nếu chấp nhận tham nhũng, hối lộ, họ sẽ thất bại. Trong một cuộc đấu thầu, chỉ một người thắng cuộc, dù cả 10 doanh nghiệp tham gia đều hối lộ chăng nữa.
"Khi chỉ một số doanh nghiệp tham nhũng thì họ có thể chiến thắng, và những người không tham nhũng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Còn khi tất cả đã tham nhũng thì anh sẽ thua vì anh hối lộ ít hơn, và dù anh thắng lần này, không có gì đảm bảo anh sẽ thắng lần tiếp theo, bởi sẽ có doanh nghiệp khác hối lộ nhiều hơn anh".
Ông Richard Boucher (Phó Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD) cảnh báo thêm rằng, nếu mọi doanh nghiệp đều tham nhũng thì không ai nhận được cái mình cần. "Bạn cần nguyên liệu tốt để sản xuất, nhưng nguyên liệu đưa đến cho bạn sẽ có chất lượng kém, vì doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đó đã thắng thầu nhờ hối lộ chứ không phải nhờ chất lượng sản phẩm hay giá cả cạnh tranh. Tất cả khu vực tư nhân đều trở thành nạn nhân của tham nhũng, và tất cả đều thất bại".
Kết luận được đưa ra là khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra thực tế này, họ sẽ tỉnh ngộ để bắt tay nhau vào cuộc chơi công bằng hơn.
Các tổ chức xã hội cũng như mỗi cá nhân trong cộng đồng lại có vai trò khác. Nếu nhóm này buông xuôi, chấp nhận tham nhũng là thực tế, thì tham nhũng có cơ hội phát triển mạnh. Còn ngược lại, khi phần đông xã hội đòi hỏi sự trong sạch, không tha thứ cho tham nhũng, với sức ép đủ lớn thì chính phủ sẽ phải thức tỉnh. "Những chính phủ chưa cam kết sẽ phải cam kết, những chính phủ đã cam kết sẽ phải hành động cụ thể thực thi cam kết" là khẳng định của nhiều đại biểu.
"Làm thế nào để giới trẻ tham gia nhiều hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng" không chỉ là tiếng nói của một bạn trẻ Việt Nam vang lên trong phiên bế mạc (qua một đoạn video clip), mà cũng là cách tiếp cận rất kiên trì của vài hội nghị chống tham nhũng quốc tế gần đây. Đã có hẳn một phiên thảo luận đặc biệt với chủ đề "Giới trẻ - nạn nhân của tham nhũng hay những người thay đổi cuộc chơi" tại hội nghị lần này.
Các nhà hoạt động xã hội già dặn đều thừa nhận, lợi thế lớn của tuổi trẻ là khả năng tiếp cận thông tin "tốt hơn phần lớn chúng ta đang ngồi đây". "Hãy là một đứa trẻ lâu nhất có thể" là thông điệp nhận được nhiều sự tán thưởng, bởi những đứa trẻ sẽ dễ dàng phân biệt đúng sai, trắng đen, tốt xấu mà không dễ bị tác động.
"Để khôi phục niềm tin, chúng ta phải giữ được niềm hy vọng và sự quyết tâm". Nhưng thông điệp còn lại sau hội nghị phải là "Niềm tin sẽ được khôi phục, nếu theo sau những tuyên bố mạnh mẽ là những hành động cụ thể".
-Không bổ nhiệm người điều hành doanh nghiệp thua lỗ làm lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước Thanhnien Online - Đây là một trong những quy định đáng chú ý của dự thảo Quy chế về tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ, quản lý, điều hành tại tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước mà Chính phủ đang gửi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan.
-------Có thể tố cáo qua fax, email(VietNamNet) - Một điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật tố cáo được các ĐBQH thảo luận chiều nay là người dân có thể gửi đơn tố cáo qua thư điện tử, điện thoại và fax.
Người tố cáo phải được bảo vệ Thanhnien Online -Chiều qua 11.11, thảo luận tại tổ về dự luật Tố cáo, hầu hết các ý kiến phát biểu đều cho rằng dự luật này rất cần thiết, nhưng cần làm rõ những quy định liên quan tới việc bảo vệ người tố cáo (NTC).
-Cần bảo vệ cả vợ, con của người tố cáo? (Bee)-Ngoài bảo vệ người tố cáo thì phải tính đến khả năng bảo vệ người thân của họ nữa, đó là ý kiến của ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM).
 --“Rối bời” với hình thức tố cáo nặc danh (PL)-Đưa hay không đưa quy định giải quyết đơn thư tố cáo nặc danh vào dự thảo luật tố cáo là vấn đề gây ra nhiều ý kiến tranh luận trong phiên thảo luận của QH chiều 11-11. -Đảm bảo quyền tranh luận ở tòa dân sự (TT)-
Thôi bị đình chỉ vì “chỉ gây thiệt hại 100 triệu đồng”? (VOV)-Ngày 13/11, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên-Phạm Đình Cự, cho biết vừa ký quyết định thôi đình chỉ chức vụ Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên đối với ông Lê Chí Trọng.Phục chức Phó giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên Thanhnien Online -UBND tỉnh Phú Yên hôm qua cho biết vừa có quyết định thôi đình chỉ chức vụ Phó giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên đối với ông Lê Chí Trọng kể từ ngày 25.10.2010.
Chống tham nhũng: Khi cả thế giới muốn khôi phục lòng tin (VNN)-Tham nhũng không còn là chuyện của một nước, một chính phủ đơn lẻ, hay chỉ là vấn đề xảy ra với thế giới đang phát triển.

Chống tham nhũng thế nào khi xã hội không biết xấu hổ?  -
Thứ Sáu, 12/11/2010 (GMT+7)- Với chủ đề "Khôi phục lòng tin: Hành động toàn cầu vì sự minh bạch", Hội nghị chống tham nhũng quốc tế đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan đặt cược vào việc thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình như những phương thuốc hiệu nghiệm chống tham nhũng.
Diễn ra trong 4 ngày (10 - 13/11) với 4 phiên họp toàn thể và khoảng 40 phiên thảo luận nhóm, những người muốn học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng tha hồ loay hoay, bởi ngày làm việc nào cũng kéo dài đến tối muộn. Cùng một thời điểm, có đến 5, 7 phiên thảo luận nhóm về đủ mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục... Tất cả đều được soi chiếu ở lăng kính của tham nhũng.
Bởi thế, hoàn toàn vắng bóng những "thành tựu" kinh tế đáng tự hào, những lợi nhuận khổng lồ, những mức thu nhập bình quân đầu người đứng nhất, nhì thế giới. Mọi người có mặt ở hôi nghị dù đến từ những nền kinh tế lớn nhất như Mỹ, Nhật Bản, nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc, hoặc những nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi đều chia sẻ những bất an, với ít điểm sáng trong công cuộc phòng chống tham nhũng của quốc gia mình.

Mô tả ảnh.
Cam kết chính trị chống tham nhũng của Thủ tướng Thái Lan và lãnh đạo các tổ chức quốc tế
Điểm nhấn của hội nghị lần này là cách tiếp cận đa chủ thể, đa quốc gia, khi tham nhũng không thể chỉ giải quyết do nỗ lực của chính phủ, trong nội bộ của từng quốc gia được nữa.
Ở góc độ mỗi quốc gia, đã thưa dần những tiếng trách móc chính phủ thiếu nỗ lực trong công cuộc chống tham nhũng, khi các tổ chức xã hội sẵn sàng đóng vai trò quyết định cùng với khu vực tư nhân và cộng đồng, nỗ lực trong việc tạo áp lực cho hệ thống chính trị thừa nhận mức độ tham nhũng và cam kết chống tham nhũng.
Nói như GS Pakdee Pothisiri (Ủy ban chống tham nhũng quốc gia - Thái Lan), trong những vụ hối lộ xuyên quốc gia đang bị phanh phui ngày càng nhiều, quan chức chính phủ của các nước đang phát triển là người nhận hối lộ, còn các công ty của các nước phát triển là người đưa hối lộ để lấy được những hợp đồng, dự án quan trọng. "Một vụ hối lộ cụ thể sẽ không thể được điều tra, vấn nạn hối lộ đa quốc gia sẽ không thể được giải quyết nếu thiếu sự bắt tay của hai chính phủ, vượt qua sự khác biệt trong hệ thống pháp luật", ông nói.
Chính phủ các nước phát triển nhất - kể cả Mỹ - bị "buộc tội" ủng hộ tham nhũng bên ngoài đất nước khi không phản đối, thậm chí khuyến khích các công ty của họ kiếm lợi nhuận khổng lồ, dù điều đó đồng nghĩa với tham nhũng, với việc tàn phá nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nước nghèo.
Tuy đa số đại biểu tham dự đều rất quyết tâm thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình như những công cụ chống tham nhũng hiệu quả, nhưng dường như không có nhiều bước tiến, khi nhiều phiên thảo luận nhóm vẫn là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của các diễn giả trong những dự án bước đầu thành công. Một dự án hỗ trợ minh bạch trong hoạt động xây dựng đang được tiến hành tại Việt Nam, dự án xếp hạng ngẫu nhiên 42 trường đại học công tại Romania từ 0 đến 5 sao theo mức độ tham nhũng vừa kết thúc (trong đó chỉ có 3 trường đạt 4 sao, 6 trường bị 0 sao)...
Nhưng đó vẫn chỉ là "Hãy làm điều tốt nhất có thể".
Một đại biểu đến từ Philippines không ngần ngại đưa ra lời bình luận hóc búa: "Chúng ta nói rất nhiều về minh bạch và trách nhiệm giải trình, nhưng đó là với những xã hội còn có lòng tự trọng. Còn với những xã hội "không còn biết xấu hổ", điều gì sẽ xảy ra nếu không chỉ chính phủ, khối tư nhân dính vào tham nhũng, mà cả các tổ chức xã hội cũng tham nhũng? Chúng ta cần nhiều hơn sự thúc ép từ các phía, cả trong nước lẫn từ quốc tế".
Một trong những "phía" ấy có thể từ chính những người trẻ tuổi trong mỗi quốc gia, như thông điệp của Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva trong phát biểu khai mạc hội nghị: "Những người trẻ tuổi sẽ có hệ giá trị riêng của họ. Hãy cùng họ tạo ra hệ giá trị đúng, trong đó không có chỗ cho tham nhũng".
Bắt quả tang một cán bộ Sở Tư pháp nhận hối lộ (Bee)-Bắt quả tang Phan Thanh Dũng (58 tuổi, ngụ ở quận Ninh Kiều) đang có hành vi nhận tiền hối lộ của ông Trần Ngọc Trung với số tiền là 900USD.
 -Có nên hợp pháp hoá tố cáo nặc danh? (LĐ 11-11-10)  -- Tôi hay tự hỏi: "Lý lịch" của ông Trần Văn Truyền thế nào mà được "tổ chức" cho làm Tổng Thanh Tra?
Nga: Khiếu nại về tham nhũng qua Internet (VOV)-Điều kiện bắt buộc để thực hiện việc tố giác là cần ghi rõ đầy đủ họ tên và nơi cư trú.
---------
Chống tham nhũng ở VN vẫn khó (BBC) --Việt Nam dự Hội nghị quốc tế chống tham nhũng (VOV)--Hội thảo có chủ đề “Khôi phục lòng tin: Hành động toàn cầu vì sự minh bạch”--Việt Nam dự Hội nghị quốc tế chống tham nhũng (VOV)-Hội thảo có chủ đề “Khôi phục lòng tin: Hành động toàn cầu vì sự minh bạch” KInh tế học - Tham nhũng: What Makes Countries Corrupt (Atlantic 10-11-10) -- Interesting analysis by Richard Florida
-Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra 3 Dự án Luật (VOV)-Luật Tố cáo cần đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là bảo đảm cho công dân có thể thực hiện quyền tố cáo một cách đơn giản, thuận tiện và cơ chế giải quyết tố cáo phải công khai, minh bạch, hiệu quả.-
-Có nên hợp pháp hoá tố cáo nặc danh? (LĐ) - “Người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; trình bày trung thực nội dung tố cáo; cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được”- đó là một trong những nội dung của Dự luật Tố cáo đã được trình ra QH ... Nhiều biện pháp bảo vệ người tố cáoSài gòn Giải Phóng - Nên xem xét tố cáo 'nặc danh' có bằng chứngVietNamNet- Có thể thực hiện tố cáo qua email, điện thoạiVnEconomy -Tố cáo nặc danh có bằng chứng: Phải xem xét? (Bee.net 10-11-10)  -thd- "QH đề nghị thừa nhận tố cáo nặc danh là hình thức tố cáo hợp pháp, thay vì "không xem xét" như quan điểm của Chính phủ".  Đọc câu này, đầu óc quay mòng mòng, năm phút sau mới định thần lại được!
--Cần chuyển tư duy quản dân sang hầu dân Thanhnien Online -Kiến nghị này không mới, nhưng nó vẫn mang tính thời sự khi các ĐBQH thảo luận tại nghị trường ngày 9.11 về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC).
Chi phí “qua gầm bàn” gây bức xúc! (Bee 9-11-10)thd- Cho ai?  Hẳn không phải cho người nhận. Chi phí “qua gầm bàn” đối với thủ tục hành chính (TTHC) là vấn đề xã hội đang rất bức xúc, do chính cán bộ gây ra. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng, thẳng thắn bày tỏ.
 -"Rải" phong bì, công chức đến tận nhà phục vụ (VietNamNet) - ĐBQH Nguyễn Minh Hồng nói, nếu phong bì đi trước thì mua một mảnh đất cũng sẽ có cán bộ đến tận nơi làm thủ tục. Không chịu "làm luật" sẽ phải xếp hàng chầu chực.
-----------Sự minh bạch hóa kiểu "cân ba ba"
Kê khai tài sản cũng giống chuyện cân ba ba mà thôi. Một ông công khai tài sản thật khiêm tốn nhưng con ông mới học PTTH lại có một số lượng bất động sản không nhỏ.
Lâu nay, ai đến nhà hàng ăn món ba ba, món cá chình, món cua rang muối, món cá giò...tóm lại là những loại thực phẩm "đặc sản" thì nhân viên nhà hàng thường mang những thực phẩm tươi sống ấy ra cân trước mặt khách. Cân như thế để làm gì ? Để chứng minh với khách là con ba ba này 3kg, con cá chình kia 1,5kg là đúng đấy nhé. Khách cứ yên tâm là mình trả tiền đúng với mặt hàng và số lượng hàng chứ không lo thất thoát đi đâu cả.

Thế là cân xong, nhân viên nhà hàng mang ba ba, cá chình vào bếp nấu nướng rồi bưng ra cho khách. Không ít khách hàng đã biết rằng cái con ba ba 3kg kia không phải cái con ba ba mình đang ăn nhưng đành chịu chứ biết làm sao. Nếu có thắc mắc thì nhân viên nhà hàng nói: Ơ hay cái bác này, ba ba cân trước mặt bác hẳn hỏi rồi còn kêu ca gì nữa.
Một lần tôi được một người bạn mời đi ăn món ba ba. Ở nhà hàng nào có món ba ba cũng có công đoạn cân ba ba cả. Thế nhưng hôm đó, khi nhân viên nhà hàng mang món ba ba rang muối ra, ông bạn tôi mới tìm bốn cái chân ba ba để gắp cho 4 người bạn quí. Nhưng tìm mãi vẫn chỉ có ba cái chân. Ông bạn tôi hỏi nhân viên nhà hàng vì sao con ba ba khi cân có 4 chân mà khi nấu xong lại chỉ có 3 chân. Nhân viên nhà hàng lần đó chỉ biết đứng như trời trồng mà chẳng biết giải thích thế nào. Từ đó, "ba ba 3 chân" đã trở thành một thuật ngữ. Có người nói với nhân viên nhà hàng trước khi mang con ba ba đã bị cắt tiết vào bếp làm món: "Đừng cho chúng tôi ăn ba ba 3 chân đấy nhé".
Vâng, câu chuyện về ba ba 3 chân tôi kể có vẻ dài dòng. Nhưng mà tôi kể thế cũng là để nói đến một cái "bệnh" của chúng ta. Đó là bệnh "minh bạch hóa" mà không minh bạch chút nào. Hay nói thẳng là bệnh giả dối.
Ai đã làm công chức đều biết cuối năm các đơn vị hay công khai tài chính trong năm. Nhưng công khai chỉ vẻn vẹn mấy con số như tổng thu, tổng chi...thế là hết. Nhưng chẳng biết thu những cái gì, thu ra sao và chi những cái gì, chi thế nào.
Ảnh minh họa: Bee.net.vn
Mới đây, chúng ta được nghe những câu chuyện kê khai tài sản. Chuyện đó cũng giống chuyện cân ba ba mà thôi. Một ông công khai tài sản thật khiêm tốn nhưng con ông mới học PTTH lại có một số lượng bất động sản không nhỏ.
Rồi có những việc người ta công khai lấy ý kiến tập thể hay ý kiến dân. Nhưng những ý kiến đó chỉ là những ý kiến suốt đời nằm trong hồ sơ mà thôi. Có những nơi, người được xin ý kiến tưởng đó là phong cách làm việc mới: phong cách "minh bạch hóa", bèn lên tiếng chân thành góp ý. Nhưng sự thật đâu có vậy. Không những những góp ý chân thành chẳng có tác dụng gì mà ngược lại người góp ý lại bị vạ.
Có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có việc cân thực phẩm trước mặt khách hàng. Cái việc cân trung thực một cách hình thức ấy lại che đậy sự không trung thực ở trong bếp. Sự trung thực trong bếp không một khách hàng nào nhìn thấy mới là sự trung thực. Còn cái trung thực cố ý để cho mọi người nhìn thấy lại không phải là trung thực. Nó giống như son phấn làm cho người đời không nhận ra một gương mặt thật mà thôi.

Ngoài tài sản, ứng viên phải công khai tiểu sử học vấn (VNN 8-11-10) -- THD tình nguyện sẽ bỏ ăn bỏ ngủ, bỏ tiền túi ra lập một trang web riêng để đăng trọn hồ sơ này, gồm cả "luận văn" của các "Tiến Sĩ"!--"Học hành đàng hoàng rồi hẵng làm quan"(VietNamNet) - Đã đến lúc phải xác định học hành đàng hoàng rồi mới ra làm quan, đừng cho làm quan rồi mới đi học - Ý kiến của ĐBQH Trần Du Lịch.
Nên công khai quyết định của ĐBQH (NLD) Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ điều quan trọng là mỗi ĐB phải thể hiện được trách nhiệm của mình và sự giám sát của dân là quan trọng nhất. Giám sát của dân và dư luận xã hội không phải tạo sức ép mà buộc ĐB phải làm đúng chức trách của mình.

Bầu đại biểu Quốc hội và HĐND cùng ngày: Tiết kiệm nhưng phải chất ...
NDĐT – Tại phiên thảo luận Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 8-11, đa số các đại biểu Quốc hội đều đồng ý với việc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ...

Quốc hội thảo luận về các dự án Luật Bầu cửĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tránh 'quân xanh quân đỏ' trong bầu cử Quốc hộiVNExpress
Thảo luận về sửa đổi Luật bầu cử đại biểu Quốc hộiVietnam Plus
-Người phụ nữ bán nhà chống tham nhũng
Điện thoại đe dọa tính mạng, khủng bố tinh thần với bà thành "cơm bữa". Chuyện đổ phân, ném chuột chết hay gài kíp mìn vào cổng nhà cũng không phải là hiếm... nhưng người phụ nữ bị gọi là "điên" vẫn không nản chí.
> 88 công dân chống tham nhũng được vinh danh /Tham nhũng là vấn đề bức xúc nhất hiện nay
Chiều một ngày cuối thu, trong căn nhà khang trang trên phố An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Hòa tâm sự ở tuổi nghỉ hưu lẽ ra bà an nhàn, sung túc bên con cháu, nhưng với tính ngay thẳng, bất bình với những chuyện khuất tất, bà không thể khoanh tay đứng ngoài cuộc.
Bà Hòa cùng Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng trong lễ vinh danh 88 công dân chống tham nhũng tổ chức đầu tháng 9.
Tâm sự với VnExpress.net, nữ cựu chiến binh kể bà dấn thân chống tham nhũng từ năm 2001 trong một lần đi chùa thấy người dân bên đường xôn xao chuyện đền bù giải phóng mặt bằng dự án xây dựng hạ tầng xung quanh khu vực hồ Tây, bà tò mò ghé vào. Sau khi tìm hiểu, bà bảo họ nên gặp chính quyền để hỏi rõ song không ai dám, bà đứng ra nhận làm thay.
Nhiều người không tin tưởng bảo làm thế khác gì "con kiến kiện củ khoai". Nhưng nữ cựu chiến binh này không nản lòng. 3 năm, bà nhiều lần bí mật đến nhà dân thu thập chứng cứ để đưa vụ việc ra ánh sáng...
Người phụ nữ ở tuổi xế chiều bảo để không bị nghi ngờ, nhiều hôm bà phải kiếm những bộ quần áo cũ vào vai người mò cua bắt ốc để đi đo đạc đất ở khu vực dự án. Sau khi hoàn tất hồ sơ, bà "gõ cửa" nhiều nơi mong tìm lại được công bằng... Bà chỉ chịu "nghỉ việc" để nhập viện mổ van tim nhân tạo khi đã tìm được các vị "Bao Công" hứa giúp sẽ điều tra vụ này đến cùng.
Rồi kiểm toán nhà nước, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội vào cuộc, xác minh tố cáo của bà là có cơ sở. Sau nhiều năm kiên trì, vụ án “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” ở gói thầu 9 dự án kè Hồ Tây cũng đã được khởi tố điều tra. Hơn 20 người liên quan bị triệu tập.
Không chỉ một việc trên, người phụ nữ với hàng chục biệt danh (như Bao công, Hòa điên, Hòa văng, Hòa đại nhân) còn tham gia đấu tranh chống tiêu cựu ở nhiều nơi khác, chẳng hạn vụ lấn chiếm 1.000 m2 đất của trường mầm non An Dương, hay việc ăn chặn đền bù giải phóng mặt bằng của hai ngôi chùa thuộc quận Tây Hồ...
"Có những vụ việc nguyên tiền photocopy tài liệu, tôi phải chi nhiều triệu đồng. Ngoài ra còn phải mua tài liệu, máy ghi âm, máy ảnh...", bà Hòa kể. Khi không có tiền, bà đã giấu con bán đi căn hộ ở Đền Lừ để lấy vài trăm triệu đồng làm "lộ phí" chống tham nhũng. Ước tính gần chục năm qua, số tiền bà bỏ ra lên đến gần 500 triệu đồng.
Người phụ nữ 57 tuổi với dáng vẻ nhanh nhẹn bảo, việc làm của bà lúc đầu cũng bị người thân phản đối vì cho rằng nguy hiểm, liên lụy đến bản thân. Nhưng bà quyết làm nên mọi gia đình cũng đành phải chiều theo. Cũng kể từ đây, bà và gia đình không ít lần điêu đứng, sợ hãi vì bị trả thù. Những cuộc điện thoại nặc danh gọi đến nhà đe dọa tính mạng, khủng bố tinh thần đã trở thành "cơm bữa"... Chuyện nhà bà liên tục bị đổ phân, ném chuột chết hay gài kíp mìn vào những dịp lễ, Tết không phải là hiếm.
Để đối phó với những chiêu này, nhà bà đã được cài camera trước cổng, toàn bộ hệ thống tường rào, cửa sắt được lắp thêm kính thông minh. Dù cảnh giác đến vậy mà mới đây, vài ngày trước khi dự lễ vinh danh 88 cá nhân có thành tích chống tham nhũng trong cả nước, bà đã bị hai người đàn bà lạ mặt đến đánh đập. Họ túm tóc, tát và cào rách mặt khiến bà phải nhập viện. Chúng dọa sẽ cắt gân chân và tay, gây tai nạn nếu vẫn tiếp tục chống tham nhũng. "Nhưng tôi không sợ mà bỏ cuộc đâu...", nữ cựu chiến binh quả quyết.
"Có người bảo tôi là "con điên" khi bán nhà làm kinh phí để chống tham nhũng". Ảnh: Hoàng Anh.
Bà bảo, trước khi được chọn là cá nhân tiêu biểu chống tham nhũng, cũng như được mời là nhân vật của chương trình "Người đương thời", bà liên tục bị người xung quanh dè bỉu và bị gọi là "con điên". Có trường hợp còn hiểu nhầm, vu khống danh dự của bà và con gái....
"Giờ, tôi đã được an ủi phần nào vì công việc thầm lặng của mình đã được xã hội ghi nhận. Có ngày, tôi nhận được hàng chục cuộc điện thoại của bạn bè từ Nam ra Bắc động viên chia sẻ", bà nói.
Giờ đến nhà bà Hòa, nhiều người ngạc nhiên không còn thấy tấm biển tư vấn nhà đất miễn phí mà thay vào đó là tư vấn pháp luật miễn phí. Bà tủm tỉm cho biết cái biển đó đã giúp bà có được nhiều nguồn tin về những vụ việc nghi ngờ có tham nhũng...
Người phụ nữ nhiều năm vẫn bị nhiều người gọi là "con điên" tự nhận trình độ học vấn của mình không cao nhưng nhờ cộng tác với nhiều luật sư, các cán bộ ở cơ quan chống tham nhũng... nên đã có thêm động lực đấu tranh với tiêu cực.
Bà Hòa cho rằng, xã hội còn nhiều người như bà nhưng không phải ai cũng dám làm. Dịp 20/10 năm nay, bà nhắn nhủ những chị em đang có ý định dấn thân chống tiêu cực nếu gặp khó khăn bà sẽ giúp đỡ (cả vật chất, tinh thần) để phong trào này lan rộng khắp cả nước.
--
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết: Không để phí cơm dân nuôiTP - Luôn phát biểu thẳng thắn, thậm chí gây sốc ở các kỳ họp Quốc hội, GS. Nguyễn Minh Thuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - rất được dư luận quan tâm.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, ông đã phải trăn trở rất nhiều trước khi nói lên tiếng nói của cử tri như vậy. “Mình ăn lương của dân, làm đại biểu của dân, nếu không nói lên được nguyện vọng của dân thì phí cơm dân nuôi mình”. - Ông Thuyết nói.
Chưa thể hài lòng
Công việc của một đại biểu Quốc hội khác công việc của người thầy thế nào, thưa ông?
Nói thật là ban đầu tôi không thấy thích thú với công việc ở Quốc hội. Đang ở môi trường giáo dục quen việc, lên Quốc hội lo không biết có làm được việc không. Thứ hai là ở trường vui hơn, trẻ trung hơn, chưa kể thu nhập cũng cao hơn (cười). Nhưng sau một thời gian làm việc, tôi mới thấy quả là hoạt động Quốc hội rất bổ ích. Đúng như người ta vẫn nói, Quốc hội là một trường đại học lớn.
Người dân, thậm chí đại biểu Quốc hội ở ta thường tự bó mình, không sử dụng đầy đủ quyền mà pháp luật giao cho.
Tuy nhiên, cũng phải nói thật là làm việc ở Quốc hội đau đầu hơn. Làm việc trong Quốc hội, tiếp xúc với nhiều đơn từ khiếu nại, tố cáo, tôi thấy khá nhiều mặt trái và cũng buồn vì thấy mình không giúp giải quyết được bao nhiêu.
Ông tự thấy những gì ông làm được đã xứng đáng với niềm mong mỏi của cử tri chưa?
Tôi là ĐBQH chuyên trách, vì thế không làm gì khác ngoài nhiệm vụ ở QH. Tôi luôn tự răn mình: Mình ăn lương của dân, làm đại biểu của dân, nếu không cố gắng thì phí cơm dân nuôi mình.
Tuy nhiên, những gì đã làm được so với kỳ vọng của cử tri khó có thể nói là đáng hài lòng được.
Quan trọng nhất: nhạy cảm
Thưa ông, điều gì khiến ông cảm thấy băn khoăn và trăn trở nhất kể từ khi trở thành đại biểu Quốc hội?
Trăn trở thì nhiều lắm. Nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước, liên quan mật thiết đến quyền lợi của người dân, tôi đã lên tiếng nhưng chưa thuyết phục được các cơ quan chức năng. Nhưng tôi biết rằng mình cũng chỉ là một tiếng nói trong QH thôi. Mình có lý của mình, người khác cũng có lý của họ.
Một vấn đề cũng làm tôi trăn trở rất nhiều là giải quyết khiếu nại, tố cáo, cải cách thủ tục hành chính chậm tiến bộ quá. Từ đó dẫn tới khó khăn của người dân trong việc tiếp xúc với chính quyền. Quả là người dân nước mình còn bị hành nhiều quá. Gia đình mẹ vợ tôi nộp đơn xin sổ đỏ 12 năm không được cấp mà không hiểu lý do gì.
Khi tôi phản ánh, một đồng chí lãnh đạo thành phố “quạt” cấp dưới một trận thì việc được giải quyết chỉ trong 2 - 3 ngày. Điều đó chứng tỏ là khi lãnh đạo chưa gõ vào đầu thì bộ máy chưa làm việc. Nhưng họ cũng chỉ sợ cấp trên trực tiếp thôi. Lãnh đạo các bộ không ăn thua gì với họ. Tôi biết một thứ trưởng Bộ TN&MT làm sổ đỏ cho nhà mình hết sức khó khăn. Đến bộ trưởng muốn làm sổ đỏ cũng phải lót tay 3 triệu đồng mới xong.
Là đại biểu nổi tiếng với những phát biểu thẳng thắn, nói được tâm tư nguyện vọng của cử tri cả nước, ông có phải mất nhiều thời gian suy nghĩ trước khi phát biểu?
Ngay từ khi được bầu vào Quốc hội khoá XI, tôi đã xác định là mình phải luôn mạnh dạn nói lên ý kiến của dân. Những điều tôi phát biểu đều là những vấn đề tôi tìm hiểu, trăn trở, ngẫm nghĩ từ lâu. Cho nên để trình bày với Quốc hội, tôi thường chuẩn bị rất nhanh, có khi ngay trong buổi họp, chứ không mất nhiều thời gian lắm.
Ngoài công việc của Quốc hội, tôi còn phải tham gia nhiều công việc khác; nếu quá mất thời gian để chuẩn bị ý kiến thì tôi không còn thời gian làm gì nữa.
Ông có tham khảo ý kiến của chuyên gia?
Cũng có trường hợp tôi trực tiếp tham khảo ý kiến của chuyên gia. Ví dụ, vấn đề khai thác bôxít, tôi phải tham khảo ý kiến một số chuyên gia đầu ngành. Ngoài ra, tôi thường tham khảo thông tin qua các báo cáo, các tài liệu trên mạng trong nước và nước ngoài. Giữa một bể thông tin như vậy, điều quan trọng nhất là đại biểu phải nhạy cảm, tức là cảm nhận được những vấn đề quan trọng nhất đối với quyền lợi của người dân, của đất nước.
Tự bó mình
Về những kiến nghị của ông liên quan đến trách nhiệm vụ Vinashin, những đại biểu khác và các cử tri có ý kiến gì, thưa ông?
Tại hội trường, có nhiều ý kiến ủng hộ và cũng nhiều ý kiến không ủng hộ. Việc đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau là bình thường vì mỗi người có cương vị khác nhau trong bộ máy. Điều quan trọng nhất là đại biểu phải đóng đúng vai trò đại diện cho dân và phát biểu đúng ý dân; không đóng nhầm vai.
Tôi nhận được rất nhiều ý kiến của cử tri qua tin nhắn, điện thoại và email cũng như qua các trang thông tin và báo điện tử. Cũng nhiều trường hợp nói chuyện trực tiếp, trong cuộc họp hoặc trên đường phố.
Ở nhiều nước, một kiến nghị như của tôi là rất bình thường. Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là ý kiến, kiến nghị của đại biểu có đúng pháp luật và có vì dân, vì nước không.
Có người tỏ ý lo rằng ý kiến tôi có thể bị lợi dụng. Tôi cho rằng chuyện đổ bể của Vinashin đăng đầy trên báo, không lạ gì. Ta xuê xoa cho nhau thì mới bị lợi dụng.
Ông nói phát biểu của mình ở nước ngoài là điều bình thường, nhưng ở nước ta thì đó lại được dư luận đặc biệt quan tâm. Hiện tượng này nói lên điều gì, thưa ông?
Nó nói lên rằng người dân, thậm chí đại biểu Quốc hội ở ta thường tự trói buộc mình, không sử dụng đầy đủ quyền mà pháp luật giao cho. Tôi nghĩ đó là tự mình bó mình. Nhưng cũng phải nói rằng, một bộ phận người dân và thậm chí quan chức chính quyền ở ta chưa quen với điều đó.
Xin cảm ơn ông!
-----
TP.HCM: Ba năm, phát hiện bốn vụ tham nhũng (SGTT)
Trách nhiệm muốn truy cũng khó (TVN)

Hà Nội phát hiện sai phạm, thanh toán khống hơn 8,5 tỷ đồng (VOV)-Thanh tra yêu cầu thu hồi hơn 1 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ  - Hoàn thiện pháp luật để chống tham nhũng  (PL)-Quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng đôi khi trái ngược nhau về đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, xác định khung hình phạt.

Tội phạm tham nhũng toàn người giàu, có trình độ (VnEx 6-11-10)-- Nên nói cho rõ: Nhờ tham nhũng mà giàu, hay khi giàu mới tham nhũng?…- Tội phạm tham nhũng toàn người giàu, có trình độ (VNE) Người phạm tội tham nhũng không hề khó khăn về kinh tế mà còn có mức sống cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của xã hội. Trong nhóm tội phạm về tham nhũng, hơn một nửa có trình độ từ đại học trở lên. - Đại biểu QH không tin Trung ương ít tham nhũng (BBC)
--Tham nhũng diễn biến phức tạp (TT)- Đừng để xã hội bàng quan với tham nhũng  (TT)-Tham nhũng ở cơ sở gấp 100 lần Trung ương?  (Bee)- Tỷ lệ số vụ tham nhũng dưới cấp cơ sở xã, phường (31%) so với cấp Trung ương (0,3%) hơn 100 lần.
Tham nhũng giảm thật hay không phát hiện được? Thanhnien Online -Đó là câu hỏi mà nhiều ĐBQH đặt ra khi thảo luận tại nghị trường chiều 5.11 về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2010.
Quốc hội thảo luận: Chức càng to càng phải công khai tài sản (PL)-Luật hiện hành chỉ buộc người có chức quyền kê khai tài sản chứ không buộc công khai khối tài sản ấy. -Phát hiện tham nhũng: Yếu khâu thanh, kiểm tra (PL)-Năm 2007, 2008, 2009, Thanh tra TP chỉ chuyển sang cơ quan điều tra bốn vụ có dấu hiệu tham nhũng. Năm 2010 không chuyển trường hợp nào.


Thất thoát tại DNNN và hố sâu ngăn cách (VEF) - Nếu không nhanh chóng giải quyết các bài toán phát triển kinh tế - xã hội, mối nguy từ tham nhũng thất thoát tại các DNNN sẽ đào sâu hố ngăn cách trong đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người dân.
Nguyên Tổng giám đốc Công ty JPA được miễn trách nhiệm hình sự (VOV)-Cơ quan an ninh điều tra làm rõ khoản lỗ 31,2 triệu USD của Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) xuất phát từ sai phạm trong thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro giá xăng dầu -Ông Lương Hoài Nam được miễn trách nhiệm hình sự (TT)-Miễn trách nhiệm hình sự đối với ông Lương Hoài Nam (Bee)-Cơ quan điều tra miễn trách nhiệm hình sự đối với ông Lương Hoài Nam và không cần thiết xem xét trách nhiệm hình sự ông Tristan Feeman
Càng lên cao, có thực tham nhũng càng ít?
Thứ Sáu, 05/11/2010 (GMT+7) - Thảo luận các báo cáo của Chính phủ về phòng ngừa tội phạm, chống tham nhũng, ĐB Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) không đồng tình với thông tin mà Chính phủ đã nêu rằng tỷ lệ tham nhũng dưới cấp cơ sở xã, phường (31%) cao hơn cấp Trung ương (0,3%).
Tham nhũng ở Trung ương thấp hơn xã, phường?
"Con số khiến tôi dở khóc dở cười. Cán bộ dưới địa phương vì đồng lương ít ỏi không đủ sống nên phải tham nhũng chăng? Tham nhũng dưới địa phương không thể cao hơn Trung ương được", ĐB Trần Văn Kiệt bình luận.
Ảnh: Lê Anh Dũng
ĐB Trần Văn Kiệt: Tham nhũng dưới địa phương không thể cao hơn Trung ương được. Ảnh: Lê Anh Dũng
Báo cáo của Chính phủ đánh giá, so với năm 2009, số vụ tham nhũng mới giảm 31,6%; số vụ tham nhũng khởi tố mới giảm 23%; đối tượng tham nhũng giảm 28%.
Bởi nhiều cử tri đã chia sẻ với ĐBQB rằng phải chăng phong trào chống tham nhũng lại thoái trào? Vậy còn những hiện tượng như lót tay thì việc mới chạy, rồi các công trình xây dựng chưa sử dụng đã hỏng, tiền bôi trơn... Dân sẵn sàng hối lộ để được việc.
"Tôi cho rằng tham nhũng chưa chấm dứt mà là năng lực, trình độ đội ngũ chống tham nhũng của ta chưa tương xứng, trong khi đó, lực lượng tham nhũng ngày càng thêm thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt", ĐB Kiệt nói.
Ông Kiệt tâm tư, Quốc hội khóa 11 đã từng thống nhất ý chí, nếu thượng bất chính, hạ tắc loạn. Vậy để tình trạng tham nhũng còn tồn tại như vậy, liệu QH có nên phân tích, mổ xẻ kỹ hơn?
ĐB Đặng Văn Xướng (Long An) cũng nêu nghi vấn, phải chăng tham nhũng càng ở cấp cao, càng phức tạp, tinh vi khó phát hiện hơn so với ở cơ sở nên mới có những đánh giá "lạc quan" như vậy.
ĐBQH cũng lo ngại chuyện thanh tra, phát hiện tham nhũng từ trong nội bộ khi báo cáo cho thấy chỉ 25 cơ quan, tổ chức tự phát hiện hành vi tham nhũng.
"Cán bộ một số nơi cứ nghĩ tham nhũng là ở đâu đâu, chứ chuyện ở địa phương mình là không nghe, không thấy... Hãy đừng để xã hội có những người bàng quan, vô cảm, sống chung với tham nhũng vì lợi ích cục bộ của mình", ông Xướng nói.
Ngay đánh giá của Chính phủ cũng nhận định, một số đối tượng tham nhũng lại là những người trong cơ quan bảo vệ pháp luật.
Mô tả ảnh.
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cho rằng phải thu hồi toàn bộ tiền tham nhũng trả lại cho ngân sách. Ảnh: Lê Anh Dũng
Về điều này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba khẳng định, cần phải có một đánh giá chuyên đề riêng, chỉ ra nguyên nhân, khắc phục hạn chế của tình trạng này để giữ trong sạch đội ngũ.
ĐB Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh cũng nói thẳng: "Nhiều vụ tham nhũng nổi cộm nhưng các cơ quan tư pháp chậm vào cuộc xử lý hoặc trả lời công luận, như vụ Vinashin, tiền polymer, thuốc tamifflu...".
Xử không nghiêm, dân hoài nghi
Liên quan đến vấn đề giải trình và minh bạch, ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) cho rằng, công khai thu nhập là một trong những giải pháp hữu hiệu ngăn ngừa tham nhũng.
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, đối tượng được hưởng án treo vẫn cao (23,40%), nhất là tội phạm tham nhũng (34,6%) cử tri rất không đồng tình và rất quan tâm đến đánh giá này.
ĐB Xuân dẫn chứng, người dân nhiều nước lên mạng là biết ngay thu nhập của nguyên thủ. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, đối tượng được hưởng án treo vẫn cao (23,40%), nhất là tội phạm tham nhũng (34,6%) cử tri rất không đồng tình và rất quan tâm đến đánh giá này.
"Đây là điểm mà Việt Nam cần học, chức càng to thì càng công khai thu nhập. Nếu không thì không thể trả lời được cho dân là vì sao vị cán bộ đó có biệt thự triệu đô, con cái xài xe sang", ông Xuân nói.
ĐB Đặng Văn Xướng thì cho rằng, phương thuốc hữu hiệu "kê khai thu nhập" đang bị xem là hình thức, khi chỉ mới 24/63 tỉnh hoàn thành, chưa đánh giá gì về chất lượng.
Rõ ràng, như tất cả những phiên thảo luận có liên quan đến phòng chống tham nhũng, điều mà ĐBQH quan tâm là sự cam kết và ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu ở cấp cao nhất.
Dành trọn vẹn 7 phút chỉ để nói mỗi chuyện phòng chống tham nhũng, ĐB Đặng Văn Xướng "chốt" lại": "Tội phạm tham nhũng rất khó phát hiện. Nhưng nếu phát hiện thì phải xử đúng người, đúng việc. Xử không nghiêm sẽ chỉ làm nhân dân hoài nghi".
Tiếp tục nâng cao nhận thức phòng chống tham nhũng (VOV)-Tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi vẫn là nỗi bức xúc quan tâm của toàn xã hội
Chống tham nhũng: Chưa yên tâm về những con số “đẹp” VnEconomy
Quốc hội thảo luận tại hội trường về báo cáo của các cơ quan tư pháp và công tác phòng chống tham nhũng. Không được trình bày tại hội trường, song nhiều nội dung tại báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2010 của Chính phủ và báo cáo thẩm tra ...
Việc tự phát hiện tham nhũng còn yếuHà Nội Mới
'Tham nhũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt'VNExpress
Tiếp tục nâng cao nhận thức phòng chống tham nhũngĐài Tiếng Nói Việt Nam
VietNamNet

Tổng số lượt xem trang