(Suy ngẫm cùng Luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Hà Sĩ Phu)
V. Quốc Uy
Trong bài viết Kiến nghị dừng khai thác bauxite…, Luật gia Lê Hiếu Đằng nêu lên tình trạng các cán bộ, đảng viên, báo chí, đại biểu Quốc hội cứ giữ im lặng, cứ “nhân nhượng, dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc”, “không có ai lên tiếng thẳng thắn về những chuyện nghiêm trọng” như vụ khai thác bô-xít, cho thuê rừng đầu nguồn, vụ Vinashin, v.v., và ông quy nguyên nhân về nỗi SỢ.
Nỗi sợ thì không lạ, trước mắt là trăm ngàn nỗi sợ khác nhau, nhưng là một đảng viên khá cao cấp, ông LHĐ đề cập đến một nỗi SỢ rất đặc biệt, rất “nội bộ”: đảng viên trong cùng một đảng lại sợ nhau, và ông tự hỏi “cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình”?
Nỗi sợ này, theo ông LHĐ là vô lý. Và để nhấn mạnh sự cực kỳ vô lý, ông khẳng định nỗi sợ này lại nằm trong những con người không hề nhút nhát, trái lại đã từng gan góc trước “kẻ thù” (lúc ấy), từng coi cái chết nhẹ như lông hồng! Vô lý nữa, tình “đồng chí” đã từng được coi là mặn nồng hơn cả tình ruột thịt, sao lại có thể sợ nhau? Nghĩ rằng “nỗi sợ đồng chí” là vô lý, là không thể chấp nhận nên ông LHĐ nhắn nhủ và động viên tất cả các đồng chí của mình, rằng hãy mạnh dạn lên tiếng trước các vấn nạn, như ông đã lên tiếng. Quả thực so với trước đây, bây giờ đã ngày càng nhiều đảng viên (và các cán bộ của Đảng) đã dám mạnh dạn lên tiếng. Ý kiến của ông LHĐ đang có tác dụng thúc giục thêm, vậy đây là một ý kiến đáng trân trọng.
*
Song, nếu nhìn toàn cảnh thì sự im tiếng, sự sợ hãi vẫn chiếm số rất đông, số đảng viên mạnh dạn lên tiếng còn lâu mới được 1 phần trăm! Nghĩa là vượt qua “nỗi sợ đồng chí” không phải việc đơn giản, bởi nỗi sợ ấy không vô lý như ta tưởng, mà nó có lý của nó. Có lẽ vì thế mà TS Hà Sĩ Phu đã khẳng định rằng muốn giải thích được nỗi sợ ấy cần vận dụng đến 3 điều không đơn giản là “sự hiểu biết, lòng trung thực và nhân cách”! Muốn “giải đáp cho ra ngọn nguồn” như lời TS HSP thật không đơn giản chút nào. Tôi xin mạo muội đề cập đôi điều góp phần lý giải vấn đề không đơn giản ấy.
Trong chiến tranh thì toàn Đảng và dân chúng (do Đảng lãnh đạo) ở cùng một phía, phía kia là thực dân Pháp hoặc Mỹ cùng với chính quyền miền Nam. Lúc ấy quyền và lợi cơ bản chưa có, chỉ có gian khổ hy sinh. Lúc ấy có thể nói “Đảng với dân là một”, huống chi cùng là “đồng chí” trong Đảng thì sự chia sẻ gian khổ với nhau còn hơn cả người thân. Chữ “đồng chí” lúc ấy thiêng liêng, đáng yêu đến mức Tố Hữu viết: “Thương nhau, anh gọi em: Đồng chí!”, gọi “đồng chí” là âu yếm hơn cả vợ chồng. Sau này khi mô tả lại, nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng viết “Đồng chí – tiếng ấm nồng máu đỏ”, tình đồng chí là tình máu thịt. Nếu “đồng chí” với nghĩa như vậy thì làm gì có chuyện “sợ” nhau như bây giờ? Lúc ấy, nếu cấp dưới có phải nghe lệnh cấp trên thì cũng là tự nguyện.
Nhưng chiến thắng là bước ngoặc phân ly, chấm dứt quan hệ cũ, bắt đầu quan hệ mới. Đảng lên nắm chính quyền một cách cố định không luân chuyển, lãnh đạo cả đất nước, đầy quyền uy. Dù có thương yêu nhau đến mấy, trong cấu trúc xã hội tự nhiên cũng phân thành hai cực, Đảng ở cực lãnh đạo (hay cai trị), dân ở cực bị lãnh đạo (hay bị cai trị). Không có lý thuyết xã hội học nào lại coi hai cực cai trị và bị trị “là một” cả, từ đây nếu còn nói “Đảng với dân là một” là duy ý chí. Quan hệ giữa hai cực “đối tác” ấy sẽ hài hòa hay bất ổn là phụ thuộc vào đường lối của giới cai trị có thuận lòng dân hay không, lợi ích có mâu thuẫn với lợi ích dân tộc hay không.
Song xét thực chất, quyền lực không nằm ở toàn Đảng, quyền lực chỉ nằm trong tay thiểu số Đảng viên trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương. Đa số đảng viên là “đảng viên thường” thực chất chỉ là công cụ để thực hiện những chủ trương của Bộ Chính trị và BCH Trung ương. Hơn 2 triệu “đảng viên thường” này nằm ở giữa hai cực cai trị và bị cai trị. Về danh nghĩa họ là “công dân loại 1”, được hưởng một số quyền lợi của đảng viên, nhưng vì họ là công cụ giao lưu trực tiếp với dân nên phần nào họ cũng gần dân, và về một số mặt họ bị thiệt thòi hơn cả dân thường. “Đảng viên thường”, hay đảng viên cấp dưới, có nhiệm vụ phải làm gương, vừa để cho dân trông vào, vừa làm bình phong che cho những tật xấu, những điều bất chính ở các cấp cao. Thậm chí, khi phạm tội lỗi mà bị dân phát hiện họ dễ dàng bị kỷ luật để tượng trưng cho tính nghiêm minh. Nhiều đảng viên thổ lộ rằng sự mất dân chủ trong đảng còn nặng nề hơn bên ngoài, “19 điều cấm” khiến cho “đảng viên thường” còn thua một công dân bình thường về quyền công dân.
Trong Đảng, trật tự tôn ty phân biệt rất rõ, phẩm trật trên dưới phân định quyền sinh quyền sát nghiêm khắc hơn thời phong kiến, thử hỏi các “đảng viên thường” tức đảng viên không giữ quyền lực không “sợ các đồng chí” nắm quyền ở thượng cấp sao được? Không thể tự ý ra khỏi Đảng, không được nói tiếng nói của lòng mình, đa số họ cũng đầy tâm tư, bế tắc, luôn sống trong nỗi sợ.
Lại xét đến những biến động ngay trong giới nắm quyền lực. Quyền lực biến đổi con người, lúc gian khổ họ khiêm nhường, nhân ái. Quyền càng to càng mau tha hóa, trở nên ham muốn vô bờ và mưu mẹo, sẵn sàng phản bội tình “đồng chí”, sẵn sàng cướp công, vu vạ, hãm hại “đồng chí” như chơi.
Hãy so sánh hai bài thơ mô tả tình đồng chí ở hai thời kỳ chưa cầm quyền và cầm quyền thì rõ.
Năm 1948, mấy ai không thuộc bài “Đồng chí” của Chính Hữu:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay…
Nhà thơ Bùi Minh Quốc chỉ vì đòi quyền tự do sáng tác (theo đúng tinh thần nghị quyết 05 của BCT) mà bị khai trừ, năm 1988, trong bài “Những ngày thường đã cháy lên” ông viết:
Đồng chí – tiếng ấm nồng máu đỏ
Sao có lúc vang lên lạnh rợn thế này?
Đồng chí – dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay
và mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy!
Sao có lúc vang lên lạnh rợn thế này?
Đồng chí – dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay
và mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy!
Rồi năm 1997, trong bài “Hý trường” của tập “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn” có đoạn:
Hậu trường có gì xôm không nhỉ?
Cuộc sát phạt vào màn hay ho
Đồng chí ăn thịt đồng chí
Nhạc hùng càng nổi to! (http://www.hasiphu.com/nhomdalat_BMQ19.html)
“Dao ém nhẹm giữa lòng tay”, “mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy”, “đồng chí ăn thịt đồng chí” thì các đồng chí phải “sợ các đồng chí của mình” là lẽ đương nhiên, có gì là vô lý? Sự cạnh tranh chức quyền và “lợi ích nhóm” khiến cho cấp dưới sợ cấp trên đã đành, mà các cấp trên với nhau cũng “sợ” nhau từng giờ từng phút, nhất là trước thềm những Đại hội.
Báo chí của Đảng đang nêu bật mối lo sợ “tự diễn biến”, nhưng đây là sự tự diễn biến theo cả hai phía, một phía cấp tiến, gần lại hơn với nhân dân và thời đại dân chủ tự do, một phía bị tha hóa bởi quyền lực, miệng nói lý tưởng nhưng việc làm lại hy sinh lý tưởng cho lợi quyền riêng. Sự phân ly về hai phía không tránh khỏi ấy sẽ khiến cho tính chất “đồng chí” suy giảm dần, đến một lúc khó coi nhau là “đồng chí”, sẵn sàng quy kết nhau, thì sợ nhau là phải!
*
Lấy quá khứ làm điểm tựa, Luật gia Lê Hiếu Đằng cứ giả thiết mọi người còn đồng tâm thực thi lý tưởng Độc lập – Dân chủ nên coi hiện tượng “đồng chí sợ đồng chí” là VÔ LÝ, cần khắc phục ngay. Trái lại, TS HSP với cái nhìn khoa học lại gợi ý rằng tình trạng này rất khó khắc phục vì “đồng chí sợ đồng chí” là rất CÓ LÝ, cần vận dụng cả “sự hiểu biết, lòng trung thực và cả nhân cách” mới lý giải được, nếu thiếu một trong ba nhân tố ấy, câu trả lời sẽ “ấp úng” ngay! Theo HSP thì đa số đảng viên và cán bộ vẫn cứ “tự kiểm duyệt” để biến những mệnh lệnh không văn bản của thượng cấp thành sự đồng thuận tự nguyện, để mọi thứ vẫn êm trôi như không có gì xảy ra. Khi nỗi sợ đã ngấm vào máu, đã thành bản năng sinh tồn thì những lời động viên khích lệ chưa đủ, cần sự tháo gỡ từ gốc! Phải làm sao để đảng viên không phải sợ Đảng, “đồng chí” với nhau không phải sợ nhau nữa?
Như vậy thì cả ý kiến của hai ông đều đúng, mỗi ý kiến đáp ứng một phần của hiện thực và có tác dụng riêng, cả hai gộp lại mới thành bức tranh toàn cảnh về “nỗi sợ đồng chí”. Nỗi sợ ấy vẫn là một trở ngại vô cùng nặng nề, ngăn cản sự thực hiện lời Đảng rằng phải “dũng cảm nhìn thẳng sự thật, nói hết sự thật”, ngăn cản việc đặt lên bàn những vấn nạn công khai để mổ xẻ thật cụ thể và tìm cách khắc phục hữu hiệu.
Cùng với Luật gia LHĐ, ngày càng nhiều ý kiến đồng ý rằng “Dân chủ là giải pháp cho mọi vấn đề của đất nước”, nhưng cần nói tiếp: “chưa có được dân chủ trong Đảng thì chưa thể nói gì đến dân chủ cho xã hội”!
Làm thế nào chuyển được những nhận thức này thành hiện thực, chắc chắn đây không phải bài toán dễ dàng, nhưng chừng nào chưa giải được bài toán gốc này thì những việc hệ trọng cho quốc kế dân sinh như vụ Bauxite, vụ Vinashin, vụ Tàu cao tốc, vụ cho thuê rừng đầu nguồn, dù có đưa ra Quốc hội (nơi đại đa số là đảng viên) cuối cùng cũng chỉ loanh quanh dẫm chân tại chỗ, cứ “vũ như cẫn” hoặc càng xấu hơn.
V. Q. U.
Tháng 11-2010
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Bắc Hàn mới bắn trọng pháo sang một tiền đồn của Nam Hàn trên hòn đảo Yeonpyeong phía dưới vùng phi quân sự, làm hai binh sĩ miền Nam thiệt mạng. Hành động khiêu khích này chắc sẽ không gây lại một cuộc chiến tranh mới trên bán đảo Triều Tiên, đã ngưng từ năm 1953.
Cũng như hồi đầu năm nay, Bắc Hàn đã đánh chìm chiến hạm Cheonan của hải quân miền Nam, lần nào chính quyền Bình Nhưỡng đoán trước Hán Thành sẽ không phản ứng mạnh cho nên lâu lâu lại đánh trộm một lần. Chết người, nhưng họ đâu có quan tâm đến mạng con người?
Tại sao Kim Chính Nhật (Kim Jong-il – Korean: 김정일) lại có những hành động khiêu khích mạo hiểm như vậy? Lỡ chiến tranh tái phát thì sao? Cả hai vụ gây hấn trên đều có mục đích, vì lý do nội bộ của chính quyền cộng sản miền Bắc. Chủ tịch Bắc Hàn đang bệnh nặng, không biết lúc nào sẽ chết. Ông muốn nâng cậu con trai út Kim Vĩnh Ân (Kim Jong-un – Korean: 김정은) lên để nay mai nối ngôi vua mà ông bố đã được ông nội truyền cho. Nhưng cậu trẻ quá, sợ bá quan trong triều không phục. Phải cho cậu thi hành mấy công việc gây sôi nổi khắp thế giới, rồi để cậu điều khiển triều đình trong công tác ứng phó. Gây ra hai vụ giết người, để cho Kim Vĩnh Ân nhân dịp này đứng ra kiểm điểm thái độ, hành vi các tướng lãnh một cách chặt chẽ hơn, chuẩn bị cho cậu nắm đầu quân đội. Cậu Út đã được phong lên làm đại tướng và nhậm chức phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Ðảng. Một chính quyền cộng sản độc tài có thể gây ra những biến cố làm thế giới lo sợ, thị trường chứng khoán tụt xuống, chỉ vì ông chủ tịch nhà nước cần củng cố địa vị của cậu quý tử!
Nhưng tại sao chính phủ Nam Hàn không phản ứng mạnh mẽ hơn những lời tố cáo trước dư luận? Bởi vì Nam Hàn, ngược lại, là một nước dân chủ. Chính quyền một nước tự do dân chủ sẽ phải lắng nghe ý kiến dân chúng. Các nhà lãnh đạo Nam Hàn biết là dân chúng không ai thích chiến tranh. Ai muốn chiến tranh tái diễn để bao tài sản tích tụ được sau nửa thế kỷ xây dựng kinh tế bị phá tan tành? Ai muốn chịu đựng cảnh hàng triệu dân Bắc Hàn chạy xuống miền Nam tị nạn khi chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ? Thà rằng một chính quyền phải nhịn nhục trước một vụ gây hấn nhỏ còn hơn là để cho toàn dân chịu lầm than.
Cái khác nhau giữa dân chủ và độc tài là như thế.
Nhưng trên đây là chuyện thời chiến tranh, hai miền Nam Bắc Cao Ly trên nguyên tắc vẫn còn trong tình trạng lâm chiến vì sau khi ngưng tiếng súng vẫn chưa có một hiệp ước nào thiết lập hòa bình.
Ngay trong tình trạng bình thời, chúng ta cũng có thể thấy các chế độ dân chủ và độc tài hành xử khác nhau trên nhiều phương diện. Thí dụ như khi đối phó với các tai họa, do con người gây ra hay những thiên tai. Các chính quyền dân chủ thế nào cũng lo trước cho dân dễ tránh tai họa, và lo sửa chữa các chính sách để phòng ngừa tai họa đến sau. Vì họ sợ nếu sơ suất sẽ rất dễ bị mất phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới. Thế nào trước khi bỏ phiếu người dân cũng biết là các “cụ bên trên” có lo việc đề phòng tai họa cho đất nước hay không. Thế nào dân cũng biết các cụ có làm gì hay không để sửa đổi các điều sơ suất đã mắc phải. Tại sao dân biết? Vì có báo chí tự do, ai cũng có quyền phát biểu, không giấu diếm được.
Còn những chế độ độc tài thì khác. Thường họ kêu la rất lớn khi tai họa xảy ra (để xin thế giới cứu trợ), nhưng sau đó họ rất mau quên, dần dà quên luôn, đâu lại vào đó! Kỳ sau có tai họa, cả thế giới lại lo cứu trợ! Những vua chúa độc tài không cần biết dân nghĩ gì! Dân đang khen họ hay là đang chửi, cũng không ảnh hưởng gì đến ngôi vị họ đang ngồi cả. Vì dân đâu có được tự do bỏ phiếu bầu thủ tướng hay tổng bí thư!
Chỉ cần nhìn vào cảnh tượng khi tai họa xảy ra, chúng ta biết chính quyền loại lo cho dân chúng nhiều hơn. Hãy nói chuyện thiên tai, tai họa do Trời sinh; vì có thể giả thiết rằng ông Trời không có phân biệt chế độ tự do hay độc tài khi ông gây ra bão lụt hoặc động đất!
Tháng 8 năm 2007, trận bão Dean, cấp 5, thổi vào vùng bán đảo Yucatan, Mexico bên bờ Ðại Tây Dương, với tốc độ từ 200 đến 250 km/h. Trận bão biển này được đặt tên “El Gigante”, (Ông Khổng Lồ) trước đó đã làm 12 người chết khi đi qua các hòn đảo vùng Caribbean! Cuối cùng, tại Yucatan thiệt hại về tài sản lên tới 400 triệu đô la Mỹ nhưng chính quyền cho biết không một người dân nào bị thiệt mạng.
Gần một năm sau, vào tháng 5, 2008, một trận bão cấp 5 tương tự đã kéo vào nước Miến Ðiện (Myanmar). Bão được đặt tên là Nargis thổi từ Vịnh Bengal vào vùng châu thổ sông Irrawaddy phía Nam Miến Ðiện với tốc độ chưa tới 200 km/h, cuối cùng đã làm cho gần 200,000 người dân Miến thiệt mạng.
Nhiều người sẽ trách ông Trời thiên vị, thương dân Mexico mà không yêu dân Miến Ðiện. Nhưng nếu nhìn cho kỹ, hiểu cho sâu, chúng ta sẽ thấy thủ phạm gây ra tai họa của dân Miến là con người, chứ không thể đổ hết tội cho Trời.
Ngay khi nghe tin bão, tổng thống Mexico, ông Felipe Calderón bỏ ngang một cuộc họp với Tổng Thống Mỹ Gorges W. Bush và Thủ Tướng Canada Stephen Harper tại tại Quebec để bay về nước. Cảnh sát được điều động tới 100 ngôi làng để “xua đuổi” dân di tản tránh bão, vì nhiều người không muốn đi; những người khác lo ngăn ngừa nạn cướp bóc, hôi của nhà cửa bị đổ hay khi dân chạy lánh nạn. Công ty dầu lửa quốc gia Petroleos Mexicanos đã đóng cửa tất cả các giàn khoan dầu ở ngoài khơi và đưa tất cả các nhân viên cùng công nhân vào đất liền tị nạn trước khi bão đổ tới. Tất nhiên, các du khách ở Cancun là những người được di tản sớm nhất, hy vọng sẽ có ngày họ trở lại!
Tại sao trận bão tấn công Miến Ðiện lại làm chết nhiều người như vậy? Một lý do chính là người dân không chuẩn bị phòng chống bão, người ta nói cả 500 năm mới có một cơn bão lớn như vậy. Nhưng nguyên nhân chính là do chính quyền Miến Ðiện không quan tâm đến tình trạng dân chúng sống ra sao, không thông báo những tai họa sắp đến để hướng dẫn dân chúng đề phòng. Chính quyền quân phiệt Miến tự họ bầu lẫn nhau, cũng không cần dân chúng bỏ phiếu cho họ.
Tai họa lớn không phải là mưa bão mà là nước lụt sau cơn mưa. Ở vùng đồng bằng sông Irrawaddy người dân đã phá rừng và bỏ những đồn điền trồng xoài trong mấy chục năm qua, thay vào đó là những thửa ruộng trồng lúa và nuôi tôm. Chính họ đã phá bỏ những “con đê tự nhiên” ngăn nước lũ tràn về, để cho khi gặp bão thì chạy không kịp nữa, giống như nạn phá rừng ở miền Trung nước ta.
Hầu hết dân chúng trong vùng bị bão không hề biết là tai họa sắp xảy ra. Không có viên chức nhà nước nào đi báo động với dân. Khi bão sắp đập vào, không ai lo di tản dân đi xa những vùng nguy hiểm, mặc dù cả thế giới có thể trông thấy trước cơn bão đang hướng về phía nào, với tốc độ bao nhiêu.
Chúng ta đang sống trong một thời đại có vệ tinh nhân tạo chụp hình ảnh, thu lượm tin tức, dữ kiện khí tượng từng phút một để cả thế giới sử dụng khi cần theo dõi các trận bão. Chính quyền mỗi nước phải quyết định xem có đầu tư vào việc sử dụng phương tiện đó hay không. Trận bão Nargis này đe dọa cả Ấn Ðộ và Bangladesh. Khác với hai nước kia, Miến Ðiện không có một hệ thống radar để theo dõi và tiên đoán hướng bão sẽ đi tới.
Tại Ấn Ðộ, sáu đài quan sát thuộc sở khí tượng đã loan tin sắp có bão từ 10 ngày trước, liên tiếp suốt từ 27 tháng 4. Nhưng báo, đài nước Miến Ðiện, hoàn toàn do tập đoàn thống trị kiểm soát, chỉ loan tin bão 2 ngày trước khi bão ập vào, mà không phải người dân nào cũng để ý. Tại Bangladesh, có hệ thống các còi hú, có những đài dựng lên làm nơi cho dân thấy mà chạy tới trú ẩn, nhà nước phát trước những bản đồ chỉ đường chạy lánh nạn khi cần. Nhờ thế nên trận bão Sidr năm trước đó chỉ có 3,000 người Bangal thiệt mạng. Nếu Miến Ðiện cũng có một hệ thống như vậy, thì không đến nỗi chất tới 200,000 người! Các nhà quan sát quốc tế gọi đó là “những cái chết không cần phải xảy ra”.
Những câu chuyện bão lụt trên đây xảy ra ở Mexico, Myanmar, Ấn Ðộ, Bangladesh, cho thấy tai họa thiên nhiên gây thảm khốc cho con người nhiều nhất ở những nước mà người dân phải sống dưới những chế độ độc tài. Khi những người cai trị không phải do dân bầu lên mà chỉ do trong đảng cầm quyền họ suy cử, bầu bán lẫn nhau mà thôi, thì họ không có “phản ứng tự nhiên” là lo trước các tai họa đe dọa đời sống người dân.
Việt Nam hiện đang sống dưới một chế độ như vậy. Hiện nay trong nội bộ Ðảng Cộng Sản đang diễn ra một cuộc tranh chấp gay go giữa những người muốn sang năm lên thay thế Nông Ðức Mạnh làm Tổng Bí Thư, có thể kiêm luôn chức Chủ tịch nước! Các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, vân vân, dùng đủ các thủ đoạn để bôi nhọ, phá đám nhau. Có ai phải trình bày một “chương trình tranh cử” cho dân Việt Nam thẩm lượng và lựa chọn hay không? Không cần. Xưa nay vẫn như vậy. Chính vì thế cuộc “tranh cử nội bộ” này càng ngày càng lộ ra những cảnh thật là nhơ nhuốc.
Trong khi đó, lũ lụt vẫn mỗi năm đổ xuống miền Trung Việt Nam, năm nào cũng chết người như năm nào. Dân đã quen rồi, năm ngoái chết 100 người, năm nay chết 50, những con số đó nghe mãi trở thành vô cảm. Có ai lo lắng đến mối lo của người dân hay không? Có ai nghiên cứu thiết lập một hệ thống báo động cho dân không? Ai đã cho phép phá rừng bừa bãi suốt từ năm 1975 đến nay để cho lũ lụt tràn về không gì ngăn cản?
Bờ biển miền Trung là nơi quá xa xôi đối với “các cụ!”. Ngay tại thủ đô Hà Nội năm 2008 mưa lụt cũng đã giết chết 18 người, trong số 49 người chết ở cả các nơi khác. Từ hồi đó đến nay dân Hà Nội đã có được một hệ thống bảo vệ chống lụt tốt hơn hay chưa? Nhưng tại Sài Gòn, thì đầu tháng 11 vừa rồi lại ngập lụt nữa! Một lý do cũng vì nhà nước lì ra không cử động. Ông Nguyễn An Niên, chủ tịch Hội Khoa học Thủy Lợi thành phố nói với nhà báo rằng từ năm 2008 đã có một dự án phòng chống lụt, ngân khoản 11,500 tỷ đồng đã được chấp thuận, nhưng chưa thấy ai đem thi hành. Ông Niên không biết bao giờ nó mới được đem ra làm, nhưng sau hai năm thì tổng số chi phí đã tăng gấp đôi rồi. Không biết để vài năm nữa sẽ có tiền để thực hiện hay không! Nhiều con kinh đáng lẽ trở thành đường thoát nước thì đã bị “quy hoạch” cho lấp đi cho giới đầu tư xây cất. Riêng trong Quận II đã có 30 mẫu (ha) đất sau khi lấp bằng mấy con kinh.
Nhưng không phải nhà nước cứ đem các kế hoạch phòng chống lụt ra làm là dân đã bớt khổ. Tại một con đường quận 7, sau khi dự án phòng chống lụt hoàn tất, hàng ngàn gia đình bị lụt đe dọa, vì ngôi nhà họ ở thấp hơn con đường mới làm, thấp từ nửa mét đến một mét! Cứ mưa đến là nhà bị lụt ngay, không cần đợi! Các nhà thầu làm dự án nào, cho công việc gì thì chỉ biết công việc trong dự án của họ thôi, không chịu trách nhiệm về chuyện khác! Nếu họ xây một khu gia cư mới, họ sẽ lo đào cống rãnh đầy đủ. Nhưng việc nối đường cống mới này vào hệ thống ống cống cũ không phải việc của họ? Có nhà thầu muốn cho “công trình” của mình đẹp mắt, còn đem lấp luôn những ống cống cũ xấu xí đi. Nếu bị mưa thì nước nó ùn đi đâu: “Kệ mẹ nó!”
Cuối cùng thì đó là trách nhiệm của ai?
Ðó là trách nhiệm của những ông đang chửi nhau ở Hà Nội. Ông này tố ông kia bao che đàn em ăn cắp, làm công quỹ mất mấy tỉ Mỹ kim. Ông kia bèn chỉ mặt ông này kể tội đã từng sách nhiễu tình dục cấp dưới, lại nuôi mafia, tư bản đỏ. Nhưng trong cuộc đấm đá này không ông nào tự mình ra mặt cả, toàn dùng thủ đoạn ném đá giấu tay!
Thử hỏi người dân Việt Nam, rằng mấy ông ấy có ai lo về chuyện lũ lụt hay không? Chắc các ông ấy sẽ bảo đó không phải là việc của họ! Xin đồng bào thân mến hãy đi hỏi các đồng chí bên Miến Ðiện!
Tai họa của các chế độ độc tài thì kể mãi không hết!
“…Khi những người cai trị không phải do dân bầu lên mà chỉ do trong đảng cầm quyền họ suy cử, bầu bán lẫn nhau mà thôi, thì họ không có “phản ứng tự nhiên” là lo trước các tai họa đe dọa đời sống người dân…”
Ðộc tài là tai họa lớn nhất Ngô Nhân Dụng
Bắc Hàn mới bắn trọng pháo sang một tiền đồn của Nam Hàn trên hòn đảo Yeonpyeong phía dưới vùng phi quân sự, làm hai binh sĩ miền Nam thiệt mạng. Hành động khiêu khích này chắc sẽ không gây lại một cuộc chiến tranh mới trên bán đảo Triều Tiên, đã ngưng từ năm 1953.
Cũng như hồi đầu năm nay, Bắc Hàn đã đánh chìm chiến hạm Cheonan của hải quân miền Nam, lần nào chính quyền Bình Nhưỡng đoán trước Hán Thành sẽ không phản ứng mạnh cho nên lâu lâu lại đánh trộm một lần. Chết người, nhưng họ đâu có quan tâm đến mạng con người?
Tại sao Kim Chính Nhật (Kim Jong-il – Korean: 김정일) lại có những hành động khiêu khích mạo hiểm như vậy? Lỡ chiến tranh tái phát thì sao? Cả hai vụ gây hấn trên đều có mục đích, vì lý do nội bộ của chính quyền cộng sản miền Bắc. Chủ tịch Bắc Hàn đang bệnh nặng, không biết lúc nào sẽ chết. Ông muốn nâng cậu con trai út Kim Vĩnh Ân (Kim Jong-un – Korean: 김정은) lên để nay mai nối ngôi vua mà ông bố đã được ông nội truyền cho. Nhưng cậu trẻ quá, sợ bá quan trong triều không phục. Phải cho cậu thi hành mấy công việc gây sôi nổi khắp thế giới, rồi để cậu điều khiển triều đình trong công tác ứng phó. Gây ra hai vụ giết người, để cho Kim Vĩnh Ân nhân dịp này đứng ra kiểm điểm thái độ, hành vi các tướng lãnh một cách chặt chẽ hơn, chuẩn bị cho cậu nắm đầu quân đội. Cậu Út đã được phong lên làm đại tướng và nhậm chức phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Ðảng. Một chính quyền cộng sản độc tài có thể gây ra những biến cố làm thế giới lo sợ, thị trường chứng khoán tụt xuống, chỉ vì ông chủ tịch nhà nước cần củng cố địa vị của cậu quý tử!
Cha con nhà độc tài họ Kim Kim Chính Nhật và Kim Vĩnh Ân |
Nhưng tại sao chính phủ Nam Hàn không phản ứng mạnh mẽ hơn những lời tố cáo trước dư luận? Bởi vì Nam Hàn, ngược lại, là một nước dân chủ. Chính quyền một nước tự do dân chủ sẽ phải lắng nghe ý kiến dân chúng. Các nhà lãnh đạo Nam Hàn biết là dân chúng không ai thích chiến tranh. Ai muốn chiến tranh tái diễn để bao tài sản tích tụ được sau nửa thế kỷ xây dựng kinh tế bị phá tan tành? Ai muốn chịu đựng cảnh hàng triệu dân Bắc Hàn chạy xuống miền Nam tị nạn khi chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ? Thà rằng một chính quyền phải nhịn nhục trước một vụ gây hấn nhỏ còn hơn là để cho toàn dân chịu lầm than.
Cái khác nhau giữa dân chủ và độc tài là như thế.
Nhưng trên đây là chuyện thời chiến tranh, hai miền Nam Bắc Cao Ly trên nguyên tắc vẫn còn trong tình trạng lâm chiến vì sau khi ngưng tiếng súng vẫn chưa có một hiệp ước nào thiết lập hòa bình.
Ngay trong tình trạng bình thời, chúng ta cũng có thể thấy các chế độ dân chủ và độc tài hành xử khác nhau trên nhiều phương diện. Thí dụ như khi đối phó với các tai họa, do con người gây ra hay những thiên tai. Các chính quyền dân chủ thế nào cũng lo trước cho dân dễ tránh tai họa, và lo sửa chữa các chính sách để phòng ngừa tai họa đến sau. Vì họ sợ nếu sơ suất sẽ rất dễ bị mất phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới. Thế nào trước khi bỏ phiếu người dân cũng biết là các “cụ bên trên” có lo việc đề phòng tai họa cho đất nước hay không. Thế nào dân cũng biết các cụ có làm gì hay không để sửa đổi các điều sơ suất đã mắc phải. Tại sao dân biết? Vì có báo chí tự do, ai cũng có quyền phát biểu, không giấu diếm được.
Còn những chế độ độc tài thì khác. Thường họ kêu la rất lớn khi tai họa xảy ra (để xin thế giới cứu trợ), nhưng sau đó họ rất mau quên, dần dà quên luôn, đâu lại vào đó! Kỳ sau có tai họa, cả thế giới lại lo cứu trợ! Những vua chúa độc tài không cần biết dân nghĩ gì! Dân đang khen họ hay là đang chửi, cũng không ảnh hưởng gì đến ngôi vị họ đang ngồi cả. Vì dân đâu có được tự do bỏ phiếu bầu thủ tướng hay tổng bí thư!
Chỉ cần nhìn vào cảnh tượng khi tai họa xảy ra, chúng ta biết chính quyền loại lo cho dân chúng nhiều hơn. Hãy nói chuyện thiên tai, tai họa do Trời sinh; vì có thể giả thiết rằng ông Trời không có phân biệt chế độ tự do hay độc tài khi ông gây ra bão lụt hoặc động đất!
Tháng 8 năm 2007, trận bão Dean, cấp 5, thổi vào vùng bán đảo Yucatan, Mexico bên bờ Ðại Tây Dương, với tốc độ từ 200 đến 250 km/h. Trận bão biển này được đặt tên “El Gigante”, (Ông Khổng Lồ) trước đó đã làm 12 người chết khi đi qua các hòn đảo vùng Caribbean! Cuối cùng, tại Yucatan thiệt hại về tài sản lên tới 400 triệu đô la Mỹ nhưng chính quyền cho biết không một người dân nào bị thiệt mạng.
Gần một năm sau, vào tháng 5, 2008, một trận bão cấp 5 tương tự đã kéo vào nước Miến Ðiện (Myanmar). Bão được đặt tên là Nargis thổi từ Vịnh Bengal vào vùng châu thổ sông Irrawaddy phía Nam Miến Ðiện với tốc độ chưa tới 200 km/h, cuối cùng đã làm cho gần 200,000 người dân Miến thiệt mạng.
Nhiều người sẽ trách ông Trời thiên vị, thương dân Mexico mà không yêu dân Miến Ðiện. Nhưng nếu nhìn cho kỹ, hiểu cho sâu, chúng ta sẽ thấy thủ phạm gây ra tai họa của dân Miến là con người, chứ không thể đổ hết tội cho Trời.
Ngay khi nghe tin bão, tổng thống Mexico, ông Felipe Calderón bỏ ngang một cuộc họp với Tổng Thống Mỹ Gorges W. Bush và Thủ Tướng Canada Stephen Harper tại tại Quebec để bay về nước. Cảnh sát được điều động tới 100 ngôi làng để “xua đuổi” dân di tản tránh bão, vì nhiều người không muốn đi; những người khác lo ngăn ngừa nạn cướp bóc, hôi của nhà cửa bị đổ hay khi dân chạy lánh nạn. Công ty dầu lửa quốc gia Petroleos Mexicanos đã đóng cửa tất cả các giàn khoan dầu ở ngoài khơi và đưa tất cả các nhân viên cùng công nhân vào đất liền tị nạn trước khi bão đổ tới. Tất nhiên, các du khách ở Cancun là những người được di tản sớm nhất, hy vọng sẽ có ngày họ trở lại!
Tại sao trận bão tấn công Miến Ðiện lại làm chết nhiều người như vậy? Một lý do chính là người dân không chuẩn bị phòng chống bão, người ta nói cả 500 năm mới có một cơn bão lớn như vậy. Nhưng nguyên nhân chính là do chính quyền Miến Ðiện không quan tâm đến tình trạng dân chúng sống ra sao, không thông báo những tai họa sắp đến để hướng dẫn dân chúng đề phòng. Chính quyền quân phiệt Miến tự họ bầu lẫn nhau, cũng không cần dân chúng bỏ phiếu cho họ.
Tai họa lớn không phải là mưa bão mà là nước lụt sau cơn mưa. Ở vùng đồng bằng sông Irrawaddy người dân đã phá rừng và bỏ những đồn điền trồng xoài trong mấy chục năm qua, thay vào đó là những thửa ruộng trồng lúa và nuôi tôm. Chính họ đã phá bỏ những “con đê tự nhiên” ngăn nước lũ tràn về, để cho khi gặp bão thì chạy không kịp nữa, giống như nạn phá rừng ở miền Trung nước ta.
Hầu hết dân chúng trong vùng bị bão không hề biết là tai họa sắp xảy ra. Không có viên chức nhà nước nào đi báo động với dân. Khi bão sắp đập vào, không ai lo di tản dân đi xa những vùng nguy hiểm, mặc dù cả thế giới có thể trông thấy trước cơn bão đang hướng về phía nào, với tốc độ bao nhiêu.
Chúng ta đang sống trong một thời đại có vệ tinh nhân tạo chụp hình ảnh, thu lượm tin tức, dữ kiện khí tượng từng phút một để cả thế giới sử dụng khi cần theo dõi các trận bão. Chính quyền mỗi nước phải quyết định xem có đầu tư vào việc sử dụng phương tiện đó hay không. Trận bão Nargis này đe dọa cả Ấn Ðộ và Bangladesh. Khác với hai nước kia, Miến Ðiện không có một hệ thống radar để theo dõi và tiên đoán hướng bão sẽ đi tới.
Tại Ấn Ðộ, sáu đài quan sát thuộc sở khí tượng đã loan tin sắp có bão từ 10 ngày trước, liên tiếp suốt từ 27 tháng 4. Nhưng báo, đài nước Miến Ðiện, hoàn toàn do tập đoàn thống trị kiểm soát, chỉ loan tin bão 2 ngày trước khi bão ập vào, mà không phải người dân nào cũng để ý. Tại Bangladesh, có hệ thống các còi hú, có những đài dựng lên làm nơi cho dân thấy mà chạy tới trú ẩn, nhà nước phát trước những bản đồ chỉ đường chạy lánh nạn khi cần. Nhờ thế nên trận bão Sidr năm trước đó chỉ có 3,000 người Bangal thiệt mạng. Nếu Miến Ðiện cũng có một hệ thống như vậy, thì không đến nỗi chất tới 200,000 người! Các nhà quan sát quốc tế gọi đó là “những cái chết không cần phải xảy ra”.
Những câu chuyện bão lụt trên đây xảy ra ở Mexico, Myanmar, Ấn Ðộ, Bangladesh, cho thấy tai họa thiên nhiên gây thảm khốc cho con người nhiều nhất ở những nước mà người dân phải sống dưới những chế độ độc tài. Khi những người cai trị không phải do dân bầu lên mà chỉ do trong đảng cầm quyền họ suy cử, bầu bán lẫn nhau mà thôi, thì họ không có “phản ứng tự nhiên” là lo trước các tai họa đe dọa đời sống người dân.
Việt Nam hiện đang sống dưới một chế độ như vậy. Hiện nay trong nội bộ Ðảng Cộng Sản đang diễn ra một cuộc tranh chấp gay go giữa những người muốn sang năm lên thay thế Nông Ðức Mạnh làm Tổng Bí Thư, có thể kiêm luôn chức Chủ tịch nước! Các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, vân vân, dùng đủ các thủ đoạn để bôi nhọ, phá đám nhau. Có ai phải trình bày một “chương trình tranh cử” cho dân Việt Nam thẩm lượng và lựa chọn hay không? Không cần. Xưa nay vẫn như vậy. Chính vì thế cuộc “tranh cử nội bộ” này càng ngày càng lộ ra những cảnh thật là nhơ nhuốc.
Trong khi đó, lũ lụt vẫn mỗi năm đổ xuống miền Trung Việt Nam, năm nào cũng chết người như năm nào. Dân đã quen rồi, năm ngoái chết 100 người, năm nay chết 50, những con số đó nghe mãi trở thành vô cảm. Có ai lo lắng đến mối lo của người dân hay không? Có ai nghiên cứu thiết lập một hệ thống báo động cho dân không? Ai đã cho phép phá rừng bừa bãi suốt từ năm 1975 đến nay để cho lũ lụt tràn về không gì ngăn cản?
Hoàn cảnh người dân trong cơn lũ tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Hình: báo Tuổi Trẻ) | Thi thể ông Hồ Thế Trung, nạn nhân cơn lũ ở Hà Tĩnh tháng 10/2010 (Hình: báo Tuổi Trẻ) |
Bờ biển miền Trung là nơi quá xa xôi đối với “các cụ!”. Ngay tại thủ đô Hà Nội năm 2008 mưa lụt cũng đã giết chết 18 người, trong số 49 người chết ở cả các nơi khác. Từ hồi đó đến nay dân Hà Nội đã có được một hệ thống bảo vệ chống lụt tốt hơn hay chưa? Nhưng tại Sài Gòn, thì đầu tháng 11 vừa rồi lại ngập lụt nữa! Một lý do cũng vì nhà nước lì ra không cử động. Ông Nguyễn An Niên, chủ tịch Hội Khoa học Thủy Lợi thành phố nói với nhà báo rằng từ năm 2008 đã có một dự án phòng chống lụt, ngân khoản 11,500 tỷ đồng đã được chấp thuận, nhưng chưa thấy ai đem thi hành. Ông Niên không biết bao giờ nó mới được đem ra làm, nhưng sau hai năm thì tổng số chi phí đã tăng gấp đôi rồi. Không biết để vài năm nữa sẽ có tiền để thực hiện hay không! Nhiều con kinh đáng lẽ trở thành đường thoát nước thì đã bị “quy hoạch” cho lấp đi cho giới đầu tư xây cất. Riêng trong Quận II đã có 30 mẫu (ha) đất sau khi lấp bằng mấy con kinh.
Nhưng không phải nhà nước cứ đem các kế hoạch phòng chống lụt ra làm là dân đã bớt khổ. Tại một con đường quận 7, sau khi dự án phòng chống lụt hoàn tất, hàng ngàn gia đình bị lụt đe dọa, vì ngôi nhà họ ở thấp hơn con đường mới làm, thấp từ nửa mét đến một mét! Cứ mưa đến là nhà bị lụt ngay, không cần đợi! Các nhà thầu làm dự án nào, cho công việc gì thì chỉ biết công việc trong dự án của họ thôi, không chịu trách nhiệm về chuyện khác! Nếu họ xây một khu gia cư mới, họ sẽ lo đào cống rãnh đầy đủ. Nhưng việc nối đường cống mới này vào hệ thống ống cống cũ không phải việc của họ? Có nhà thầu muốn cho “công trình” của mình đẹp mắt, còn đem lấp luôn những ống cống cũ xấu xí đi. Nếu bị mưa thì nước nó ùn đi đâu: “Kệ mẹ nó!”
Cuối cùng thì đó là trách nhiệm của ai?
Ðó là trách nhiệm của những ông đang chửi nhau ở Hà Nội. Ông này tố ông kia bao che đàn em ăn cắp, làm công quỹ mất mấy tỉ Mỹ kim. Ông kia bèn chỉ mặt ông này kể tội đã từng sách nhiễu tình dục cấp dưới, lại nuôi mafia, tư bản đỏ. Nhưng trong cuộc đấm đá này không ông nào tự mình ra mặt cả, toàn dùng thủ đoạn ném đá giấu tay!
Thử hỏi người dân Việt Nam, rằng mấy ông ấy có ai lo về chuyện lũ lụt hay không? Chắc các ông ấy sẽ bảo đó không phải là việc của họ! Xin đồng bào thân mến hãy đi hỏi các đồng chí bên Miến Ðiện!
Tai họa của các chế độ độc tài thì kể mãi không hết!