Lược dịch Chương 9: "Những năm 2040 - Khúc dạo đầu chiến tranh" trong cuốn sách "Một trăm năm tới" của tác giả George Friedman.
Những năm 2040 sẽ là thời điểm rực rỡ của Mỹ, so với những năm 1990, 1950 hay 1890. Ở Mỹ, cứ khoảng 10 đến 20 năm sau một chu kỳ 50 năm, những đổi mới sẽ bắt đầu tạo được lực cho nền kinh tế. Đến cuối thập kỷ, những chuyển đổi trong kinh tế, kỹ thuật và nhập cư triển khai hồi những năm 2030 sẽ bắt đầu có hiệu quả. Năng suất tăng nhờ sử dụng rô bốt. Khoa học di truyền phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho phẫu thuật chăm sóc sức khỏe. Cũng giống như những năm 1990, những quy trình nội bộ nghiên cứu phát triển (đặc biệt tăng cường trong chiến tranh lạnh lần hai) sẽ thu được kết quả cũng vào thời gian này.
Tuy nhiên, như đã thấy nhiều trong lịch sử, những thời điểm sáng chói không nhất thiết phải hòa bình hay ổn định toàn cầu. Câu hỏi đặt ra cho năm 2040 là: mối quan hệ giữa Mỹ và phần còn lại thế giới sẽ là mối quan hệ gì?
Một mặt, Mỹ sẽ mạnh đến mức bất kì động thái nào của nước này cũng ảnh hưởng đến một quốc gia nào đó. Mặt khác, với sức mạnh đó, đặc biệt là sau sự rút lui của Nga và sự bất ổn của Trung Quốc, Mỹ có đủ khả năng để không cần phải cẩn trọng.
Khoảng năm 2040, vấn đề được đưa ra tranh cãi nhiều nhất là câu hỏi về tương lai "lòng chảo" Thái Bình Dương, hay hẹp hơn là về khu vực Tây Bắc, hẹp hơn nữa là về Chính sách của Nhật bản với Trung Quốc và Siberi. Vấn đề bề mặt là vai trò ngày càng gia tăng của Nhật Bản ở lục địa Á châu khi nước này theo đuổi những lợi ích kinh tế riêng và can thiệp vào các cường quốc khác, trong đó có Mỹ. Thêm vào đó, cũng sẽ có câu hỏi về sự tôn trọng của Nhật Bản đối với chủ quyền Trung Quốc không và câu hỏi về vấn đề tự quyết của hàng hải Nga.
Đất nước Nhật Bản. Ảnh: vtmvn.byethost22.com |
Nhật Bản
Nhật Bản quan tâm sâu sắc đến việc bảo vệ tuyến đường biển của nó khỏi những mối đe dọa từ phía Nam, đặc biệt là ở các vùng biển của Indonesia. Nhật cũng muốn giữ chân Mỹ ở ngoài Tây Thái Bình Dương. Với mục tiêu này, nước này sẽ thực hiện 3 việc sau. Thứ nhất, xây dựng và triển khai các siêu tên lửa chống tàu biển từ các hòn đảo trong nước, có khả năng tấn công sâu vào Thái Bình Dương. Thứ hai là tham gia thỏa thuận cho phép đặt các bộ cảm ứng và tên lửa tại các đảo ở Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất cho người Mỹ là mức độ hoạt động của Nhật trong không gian - nơi mà không chỉ quân đội mà các cơ sở công nghiệp và thương mại cũng sẽ được xây dựng.
(...) Như mọi khi, chính sách của Mỹ vẫn phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Ý kiến cho rằng Trung Quốc mạnh mẽ đe dọa phía sau Nga sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Bởi thế Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục cam kết ủng hộ hòa bình và ổn định của Trung Quốc. (...) Mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trở nên gắn bó hơn vào năm 2040 đồng nghĩa với việc sẽ tiếp tục kích động Nhật Bản.
Thổ Nhĩ Kỳ
Trong khi đó, ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lan rộng về phía Bắc, vượt ra khỏi vùng Caucasus, vào đến Nga và Ukraine. Đạo Hồi ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có ảnh hưởng đến Đạo Hồi ở Kazakhstan, giúp Thổ mở rộng sức mạnh vào Trung Á. Nga vẫn tạo được một hệ thống liên minh ở phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ trước khi sụp đổ. Khi nước Nga suy yếu và rút lui, nó sẽ để lại một vành đai bất ổn từ vùng Cận Đông đến Afghanistan. Syria và Iraq sẽ bị nội chiến xé nhỏ khi không còn được Nga hỗ trợ.
Trước nguy cơ bất ổn lan rộng về phía Bắc và khả năng các cường quốc khác nhảy vào chỗ trống mà Nga bỏ lại, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến vào phía Nam. Thời gian này, khu vực Ban-căng cũng rơi vào tình trạng bất ổn. Như một cường quốc mới trong khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiến vào Ban-căng.
Nói theo cơ sở địa lý, có duy nhất 1 mục tiêu thiết yếu cho mọi cường quốc trong khu vực này: đó là kiểm soát phía Đông Địa Trung Hải và biển Đen. Cần nhớ rằng Thổ đã từng là một cường quốc mạnh cả về hải quân và bộ binh. Vào giữa những năm 2040, người Thổ sẽ thực sự trở thành một cường quốc khu vực. (...) Nó sẽ tăng cường đáng kể lực lượng vũ trang cho phù hợp với nhu cầu bấy giờ, bao gồm cả lực lượng trên cả ba mặt trận: trên đất liền, trên biển và trên không.
Đất nước Thổ Nhĩ Kì. Ảnh: dulichviet.com |
(...) Rõ ràng là sự xuất hiện của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực như một cường quốc hàng hải đã đặt ra báo động với Mỹ, đặc biệt là đúng vào thời điểm Nhật Bản đang tăng cường sức mạnh. Do Nhật và Thổ ít hợp tác với nhau ở khu vực Ấn Độ Dương, Hoa Kỳ sẽ vẫn là quyền lực thống trị khu vực này.
Tuy nhiên ở Thái Bình Dương, Mỹ không còn giữ được vị trí đó. Thêm nữa, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng tập hợp những tàn dư Hồi giáo, lan truyền ảnh hưởng giúp gia tăng sức mạnh quân sự tại đây. Điều này thực sự đáng lo ngại đối với cả Mỹ và Ấn Độ. Hoa Kỳ sẽ sớm phải thiết lập mối quan hệ sâu sắc lâu dài với Ấn Độ. Ấn Độ tuy không trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu do những chia rẽ nội bộ, nhưng nước này vẫn là một cường quốc khu vực đóng vai trò quan trong phần nào.
Lợi ích của Ấn và Mỹ lúc này đều phù hợp với nhau, bởi thế Mỹ sẽ có thể thiết lập được vị trí ở Ấn Độ Dương như ở Thái Bình Dương. Mỹ sẽ kết hợp với một nước rộng lớn, đông dân cư trên đất liền, chống lại những cường quốc hải quân năng động hơn nhưng nhỏ bé hơn. Ngoài tăng cường sức mạnh dựa trên hải quân, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản còn tăng cường hoạt động trên không gian, đưa ra cả các hệ thống có và không người lái.
Vào giữa thế kỷ, Thổ sẽ mở rộng ảnh hưởng sâu vào Nga và Ban-căng, khu vực dẫn đến va chạm với Ba Lan và phần còn lại của Liên minh Đông Âu. Nó cũng sẽ trở thành một cường quốc quan trọng của Địa Trung Hải, kiểm soát kênh đào Suez và dự phòng sức mạnh tại vịnh Ba Tư. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đe dọa người Ba Lan, người Ấn, người Israel và trên hết là nước Mỹ.
Ba Lan
Cơn ác mộng của Ba Lan chính là bị cả Nga và Đức tấn công. Nước Nga sụp đổ vào những năm 2020 lại tạo Ba Lan cơ hội. Cũng như Nga, không có sự lựa chọn nào ngoài việc cố gắng đẩy biên giới ra phía Tây càng xa càng tốt, Ba Lan muốn chuyển biên giới xa về phía Đông.
Ba Lan giờ đây đã không phải lo đảm bảo sườn phía Nam là Nga nữa. Nhưng Đông Âu sẽ phải chiến đấu trong cuộc chiến tranh lạnh thứ hai (liên minh với cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ). Chiến tranh lạnh là loại tốt nhất trong tất cả các loại chiến tranh, bởi nó giúp thúc đẩy đất nước mà không hủy hoại nó. Sau chiến tranh lạnh thứ hai này Mỹ đã đạt được nhiều công nghệ vượt bậc, và Ba Lan cũng được đổ đầy với công nghệ và giám định của Mỹ.
Điểm yếu cốt lõi của khối Ba Lan chính là đất đai ở thế bị khóa. Nó có các cảng biển ở Baltic, nhưng chúng dễ dàng bị kiểm soát bởi bất kỳ quốc gia nào có khả năng hải quân tối thiểu.
Khối Ba Lan sẽ va chạm với người Thổ ở hai địa điểm: 1 là Ban-căng, lối vào Địa Trung Hải; hai là ở Nga, nơi ảnh hưởng của Thổ sẽ lan rộng về phía Tây qua Ukraine, trong khi Ba Lan sẽ mở rộng ảnh hưởng về phía Đông. Ba Lan không có lợi thế trong xung đột ở vùng thứ hai này. Bởi vậy nó rất cần người Mỹ tại thời điểm này. Chỉ có Mỹ có thể là đối trọng với Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải. Chính Mỹ cũng ngày càng theo xu hướng đối trọng Thổ, bởi Mỹ không muốn có một cường quốc Á Âu hình thành. Chiến lược của Mỹ là tiêu diệt những cường quốc này trước khi chúng trở nên quá mạnh.
Space and Battle Stars (tạm dịch: Không gian và những ngôi sao chiến trận)
Những động thái đe dọa đến Hoa Kỳ nhất trong suốt giai đoạn này là trên biển - và những động thái không thực sự diễn ra trên nước, mà là trong không gian. Suốt những năm 2030, Mỹ bắt đầu những chương trình chưa quan trọng lắm về thương mại hóa không gian, tập trung chủ yếu vào sản xuất năng lương. Giữa những năm 2040, chương trình này được mở rộng thêm ra một vài lĩnh vực, song chủ yếu vẫn nằm ở việc nghiên cứu phát triển.
Trong quá trình thương mại hóa không gian, khả năng làm việc trong không gian bằng rô-bốt của Hoa Kỳ sẽ tăng lên, chỉ còn sử dụng nhân lực với những công việc yêu cầu chính xác và phức tạp cao. Cơ sở hạ tầng đáng kể dần được thiết lập, nhiều hơn cho một sự khởi đầu của đất nước. Tìm cách tận dụng lợi thế của mình trong không gian để nâng cao vị thế thống trị trên mặt đất, Mỹ sẽ bắt đầu xây dựng những cơ sở hạ tầng đó.
Thay vì những chiến dịch tốn kém gửi quân đi trên những phương tiện đốt cháy xăng dầu cho hàng ngàn dặm, Hoa Kỳ sẽ xây dựng một hệ thống máy bay không người lái tại đất Mỹ nhưng được kiểm soát từ những trung tâm chỉ huy không gian ở quỹ đạo địa tĩnh trên vùng mục tiêu tiềm năng - những nền tảng sẽ được gọi là "Battle Stars", đơn giản vì đó là một cái tên hay. Vào giữa thế kỷ, một tên lửa siêu thanh đặt tại Hawaii có thể chạm đến một con tàu ngoài bờ biển Nhật Bản hoặc một chiếc xe tăng ở Mãn Châu chỉ trong nửa giờ.
Hoa Kỳ cũng sẽ tạo ra (một cách khá kín đáo do những điều ước quốc tế từ thế kỷ trước vẫn còn hiệu lực) những tên lửa có thể bắn được từ trên không với sức tàn phá lớn ở tốc độ cao vào những mục tiêu trên bề mặt. Nếu hệ thống nền tảng đã tách ra khỏi truyền thông từ mặt đất, thì có thể tiến hành một cuộc chiến trong không gian một cách tự động nếu nó yêu cầu được một lượng thuốc nổ nhất định đưa đến mục tiêu chính xác và đúng thời điểm chính xác dựa vào tình báo có cơ sở không gian siêu việt.
Hầu hết những yếu tố khoa học có trong những hệ thống này đang được ấp ủ hiện tại. Vào giữa thế kỉ 21, nó sẽ lên trực tuyến. Tôi sẽ nói với các bạn thế giới công nghệ thực tế đang như cái gì... Tôi sẽ không viết về Battlestar Galactica ở đây. Những dự báo này hoàn toàn dựa trên những công nghệ có thực, những công nghệ tương lai hợp lý và kế hoạch chiến tranh phù hợp. Những nền tảng không gian sẽ có thiết bị cảm ứng ưu việt cũng như các thiết bị kiểm soát và ra lệnh. Battle Stars sẽ kiểm soát cả những hệ thống không người lái hỗ trợ hệ thống Battle Star. Họ sẽ thấy bề mặt trái đất với độ chính xác phi thường, sẽ có thể tấn công máy bay siêu thanh khi cần.
Sử dụng những bài học được từ các dự án xây dựng không gian những năm 2030, tôi tin rằng các kế hoạch tương lai của Hoa Kỳ sẽ tạo ra một hệ thống gồm 3 Battle Star. Battle Star chính sẽ đặt tại quỹ đạo địa tĩnh trên đường xích đạo gần bờ biển của Peru, thứ hai sẽ được đặt ở Papua New Guinea và thứ ba ở Uganda. Ba hệ thống này sẽ được dàn trận trong thời gian chính xác hướng xuống trái đất.
Hầu hết các nước sẽ không hài lòng về hệ thống Battle Star, nhưng riêng Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ được cảnh báo đặc biệt. Các Battle Star sẽ không thể chiếm đóng được Thổ và Nhật, nhưng có thể "siết cổ" họ.
Phát triển Battle Star, giới thiệu những thế hệ vũ khí mới quản lý từ không gian, tăng cường áp lực chính trị với những chính sách kinh tế đều nhằm đến Nhật và Thổ. Từ quan điểm hai nước này, những yêu cầu của Mỹ sẽ rất khắc nghiệt và có vẻ vô lý. Mỹ sẽ yêu cầu cả hai nước phải thu quân về lại biên giới ban đầu cũng như đảm bảo quyền lợi cho những hành khách vào biển Đen, biển Nhật Bản và eo biển Bosporus.
Nếu người Nhật đồng ý điều kiện này, toàn bộ cơ cấu kinh tế của họ sẽ bị đe dọa. Với người Thổ, kinh tế biến động sẽ là một điều cần cân nhắc, nhưng khủng hoảng chính trị chắc chắn sẽ quấn lấy họ. Hơn nữa, Mỹ sẽ yêu cầu Thổ chuyển giao Ban-căng và Ukraine cũng như một phần miền Nam cho Ba Lan. Yêu cầu này sẽ đẩy Caucasus trở lại khủng hoảng.
Hoa Kỳ không thực sự mong đợi Nhật và Thổ đầu hàng. Đó không phải là mục đích của Mỹ. Những yêu cầu này chỉ để gây áp lực lên những nước này, giới hạn sự phát triển của chúng và làm gia tăng bất ổn ở hai nước này.
Đặt Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ vào tình huống bất khả kháng, Mỹ bấy giờ cùng một lúc sẽ vừa lo lắng về kết quả nhưng vẫn tự mãn về khả năng cuối cùng của họ trong việc quản lý vấn đề. Hoa Kỳ sẽ không xem đó như một cuộc chiến nóng, mà chỉ như một cuộc chiến tranh lạnh, giống cuộc chiến với Nga trước đó. Siêu cường Mỹ tin rằng không kẻ nào có thể thách thức được họ trong một cuộc chiến thực sự.
Mai Dương lược dịch
- Thế giới 100 năm tới: những điều có thể xảy ra (TVN) -Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ liên minh chống Mỹ. Ngược lại, Ba Lan lại trở thành đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Mexico giành được trung tâm thế giới, chiến tranh thế giới thứ ba diễn ra trong không gian. Nghe có vẻ lạ ư? Tất cả đều có thể xảy ra...
LTS: Dù đã xuất bản khá lâu, "100 next years" của Friedman đưa ra những dự báo mạnh bạo nhưng có cơ sở rõ ràng vẫn được nhiều bạn đọc đánh giá cao. Trong khi chờ đợi đến khi cuốn sách chính thức được xuất bản bằng Tiếng Việt tại Việt Nam, Tuần Việt Nam xin điểm qua cuốn sách và giới thiệu nhiều góc nhìn qua một số bài viết và trích dịch những đoạn phân tích của Friedman.
Vào năm 1492, Columbus đã dẫn đoàn thuyền đi về phía Tây. Năm 1991, Liên Xô tan rã. Cả hai sự kiện này đã tạo nên một thời đại của châu Âu. Người Maya đã từng sống mà không quan tâm đến người Mông Cổ - những người không biết đến Zulus. Kể từ thế kỷ 15, những cường quốc châu Âu đã mở rộng quyền lực ra khắp thế giới, tạo nên một hệ thống địa chính trị toàn cầu thực sự đầu tiên trong lịch sử loài người, tính đến thời điểm mà số phận của những thổ dân Úc bị đặt dưới những chính sách của người Anh ở Ireland và giá bánh mỳ của Pháp phụ thuộc vào thời tiết ở Minnesota.
Châu Âu đồng thời tiến hành một cuộc nội chiến kéo dài 500 năm với sự gia tăng của nạn bạo lực trong quần chúng, cho đến thế kỉ 20, khi chính Âu châu tự chia tách và đánh mất quyền kiểm soát thế giới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, không còn quốc gia nào có thể xem là một cường quốc toàn cầu bậc nhất nữa.
Còn một sự kiện chưa từng có khác diễn ra khoảng một thập kỷ trước đó. Trong suốt 500 năm, quốc gia nào kiểm soát được Bắc Đại Tây Dương cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát cửa ngõ ra thế giới của châu Âu, cùng với nó là kiểm soát thương mại toàn cầu. Đến năm 1980, địa thương mại chuyển hướng khiến Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trở nên quan trọng không kém. Mọi cường quốc thông trực tiếp với hai đại dương này đều có được những lợi thế đặc biệt. Bắc Mỹ trở thành trục của hệ thống toàn cầu, và bất kì cường quốc nào thống trị Bắc Mỹ cũng trở thành trung tâm hấp dẫn. Tất nhiên, cường quốc đó chính là Mỹ. Vị trí địa lý cùng với khả năng tận dụng nó đã tạo nên những lợi thế kể trên. Nhờ vị trí địa lý, nước Mỹ không bị đe dọa bởi những cuộc tấn công cả ở đất liền và trên biển. Tuy dễ bị tấn công khủng bố, nhưng nó nằm ngoài tầm hạt nhân, không phải chịu bất cứ đe dọa nào như Anh và Pháp hồi năm 1940 - 41, hay như Đức và Nhật Bản năm 1944 - 45. Một phần lợi thế của nó là nhờ đứng trung lập với những nước tham chiến khiến Mỹ thực sự được hưởng lợi từ Thế chiến thứ 2. Nhờ vậy, Mỹ nổi lên với nền tảng hiện đại hóa công nghiệp triệt để.
Lịch sử đã chứng minh có những điều người ta từng nghĩ là không thể thì hoàn toàn có thể xảy ra. Và nếu chú ý quan sát, có thể thấy tất cả những "điều không tưởng" kia đều có những nguồn gốc lịch sử và địa chính trị rõ ràng như đã phân tích. Đây chính là cơ sở của Friedman khi viết cuốn sách dự đoán về những sự kiện đầy bất ngờ sẽ xảy ra trong thế kỷ 21.
Friedman đưa ra các chỉ số nói lên khả năng tiếp tục thống trị của Mỹ - chủ yếu bởi nước Mỹ có vị trí trung tâm được bao quanh bởi hai đại dương lớn và Hải Quân Mỹ có sự kiểm soát tối cao trên khắp các vùng biển thế giới. Chiến tranh vào cuối thế kỷ 21 sẽ là để tranh giành quyền kiểm soát không gian, nhưng Mỹ vẫn sẽ dẫn đầu, Friedman nhận định.
Xung đột vẫn tiếp tục nhưng không trên quy mô như hai cuộc thế chiến trước đây. Theo Friedman, nước Mỹ không thực sự quan tâm đến việc liệu nó có thắng khi tham chiến không. Mỹ chỉ quan tâm đến việc đảm bảo các quốc gia liên minh sẽ không thách thức nước này. Và Mỹ vẫn đang kiểm soát rất tốt tình hình.
Theo Friedman, chiến tranh giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo sẽ gần như chấm dứt, không phải nhờ vị tổng thống mới Barack Obama, mà bởi al-Qaida sắp tan vỡ. Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga sẽ xảy ra vào những năm 2020 nhưng khác với quy mô chiến tranh lạnh của thế kỉ trước.
Vào những năm 20, Friedman nhận định, Trung Quốc sẽ bị phân cách do các tỉnh nội địa của nó ngày càng nghèo hơn và các tỉnh ven biển sẽ giàu có hơn nhờ thương mại thế giới. Chính phủ cố gắng kiểm soát tình trạng này, tuy nhiên những khu vực ven biển sẽ nhận được sự hỗ trợ của các đối tác thương mại toàn cầu của họ.
Vào những năm 30, Mỹ sẽ đối diện với một cuộc khủng hoảng tài chính khổng lồ, trầm trọng hơn bởi lớp người trẻ đều đã nghỉ hưu và sự thiếu hụt dân số thế giới. Thay vì hạn chế nhập cư, Friedman dự đoán Mỹ sẽ trả tiền cho những người nhập cư. Ông lập luận Mỹ sẽ lại nổi lên mạnh mẽ hơn về tài chính sau khủng hoảng như tất cả những lần khủng hoảng trước đó.
Vào những năm 40, xuất hiện ba cường quốc mới là Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan, cũng giống như sự nổi lên của Đức, Ý, Nhật vào thế kỷ 19. Nhật sẽ nỗ lực kiểm soát Thái Bình Dương. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nước mạnh nhất trong cộng đồng Hồi giáo; và Ba Lan sẽ xây dựng lại phần Đông Âu sau khi Liên Bang Nga sụp đổ. Lợi ích của Hoa Kỳ lúc này bị đe dọa bởi Nhật và Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đến một cuộc thế chiến vào những năm 50.
Tuy nhiên, Friedaman cũng cho rằng, Thế chiến thứ 3 sẽ không xảy ra như hai cuộc thế chiến trước đây: Nó sẽ bắt đầu bằng những cuộc tấn công vào các trạm không gian của quân đội Mỹ.
Mỹ sẽ trả đũa những cuộc tấn công đó bằng vũ khí siêu thanh. Sau khoảng 2 năm chiến tranh, Mỹ và nước đồng minh Ba Lan cuối cùng giành được chiến thắng.
Sau chiến tranh, Mỹ sẽ bước vào một cuộc đột phá lớn về công nghệ, tương tự như những năm 1950 nhằm tìm cách ngăn chặn xảy ra chiến tranh. Kết quả lớn nhất thu được là phát minh ra những công cụ khai thác năng lượng từ không gian. Những tiến bộ trong công nghệ rô bốt và những công nghệ khác cũng sẽ giúp đảm bảo vị trí thống trị của Mỹ.
Friedman xếp Mỹ vào quốc gia "chưa trưởng thành", giống như một trẻ vị thành niên với một cuộc khủng hoảng bản sắc. Ông không có ý chê bai. Mà bởi Mỹ chỉ mới 200 tuổi, trong khi lịch sử của các quốc gia châu Âu và châu Á đã ghi niên đại đến hàng thế kỷ.
Không đưa ra những cái tên cụ thể, Friedman chọn ra một vài nhận định khoa học viễn tưởng và một vài thể loại khác để đưa vào những dự đoán của mình. Ví dụ, vũ khí đá mặt trăng được ông dự báo giống với Robert A. Heinlein trong cuốn "The Moon is a Harsh Mistress". Ông cũng có cùng ý tưởng lấy năng lượng mặt trời từ không gian của Heinlein và Lee Correy.
Friedman kết luận, có thể trật tự địa chính trị sẽ bị hoán đổi một lần nữa, và kỷ nguyên của Mỹ sẽ kết thúc. Sức mạnh Mỹ thậm chí sẽ suy yếu sớm hơn nữa. Tuy nhiên chưa phải trong thế kỷ này.
Nhiều cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp quốc tế đăng ký dịch vụ của mạng nghiên cứu dự báo chiến lược Stratfor, chủ yếu bởi những dự đoán chính xác của Friedman. "100 next years" (tạm dịch: 100 năm tới) không kỳ vọng phải hoàn toàn chính xác. Friedman có ghi chú rằng "cái gì càng chi tiết thì càng nhiều khả năng sai."
Friedman không khoe khoang, ông chỉ đưa những kiến thức địa chính trị của mình vào quả cầu pha lê tiên tri mà thôi. Dù sao khi xét lại những dự đoán chính xác trước đây của ông, thì những gì Friedman dự đoán vẫn rất đáng để lắng nghe.
Tổng hợp từ Newstatesman, MySA
Vào năm 1492, Columbus đã dẫn đoàn thuyền đi về phía Tây. Năm 1991, Liên Xô tan rã. Cả hai sự kiện này đã tạo nên một thời đại của châu Âu. Người Maya đã từng sống mà không quan tâm đến người Mông Cổ - những người không biết đến Zulus. Kể từ thế kỷ 15, những cường quốc châu Âu đã mở rộng quyền lực ra khắp thế giới, tạo nên một hệ thống địa chính trị toàn cầu thực sự đầu tiên trong lịch sử loài người, tính đến thời điểm mà số phận của những thổ dân Úc bị đặt dưới những chính sách của người Anh ở Ireland và giá bánh mỳ của Pháp phụ thuộc vào thời tiết ở Minnesota.
Châu Âu đồng thời tiến hành một cuộc nội chiến kéo dài 500 năm với sự gia tăng của nạn bạo lực trong quần chúng, cho đến thế kỉ 20, khi chính Âu châu tự chia tách và đánh mất quyền kiểm soát thế giới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, không còn quốc gia nào có thể xem là một cường quốc toàn cầu bậc nhất nữa.
Lịch sử đã chứng minh có những điều người ta từng nghĩ là không thể thì hoàn toàn có thể xảy ra. Và nếu chú ý quan sát, có thể thấy tất cả những "điều không tưởng" kia đều có những nguồn gốc lịch sử và địa chính trị rõ ràng như đã phân tích. Đây chính là cơ sở của Friedman khi viết cuốn sách dự đoán về những sự kiện đầy bất ngờ sẽ xảy ra trong thế kỷ 21.
Friedman đưa ra các chỉ số nói lên khả năng tiếp tục thống trị của Mỹ - chủ yếu bởi nước Mỹ có vị trí trung tâm được bao quanh bởi hai đại dương lớn và Hải Quân Mỹ có sự kiểm soát tối cao trên khắp các vùng biển thế giới. Chiến tranh vào cuối thế kỷ 21 sẽ là để tranh giành quyền kiểm soát không gian, nhưng Mỹ vẫn sẽ dẫn đầu, Friedman nhận định.
Xung đột vẫn tiếp tục nhưng không trên quy mô như hai cuộc thế chiến trước đây. Theo Friedman, nước Mỹ không thực sự quan tâm đến việc liệu nó có thắng khi tham chiến không. Mỹ chỉ quan tâm đến việc đảm bảo các quốc gia liên minh sẽ không thách thức nước này. Và Mỹ vẫn đang kiểm soát rất tốt tình hình.
Theo Friedman, chiến tranh giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo sẽ gần như chấm dứt, không phải nhờ vị tổng thống mới Barack Obama, mà bởi al-Qaida sắp tan vỡ. Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga sẽ xảy ra vào những năm 2020 nhưng khác với quy mô chiến tranh lạnh của thế kỉ trước.
Vào những năm 20, Friedman nhận định, Trung Quốc sẽ bị phân cách do các tỉnh nội địa của nó ngày càng nghèo hơn và các tỉnh ven biển sẽ giàu có hơn nhờ thương mại thế giới. Chính phủ cố gắng kiểm soát tình trạng này, tuy nhiên những khu vực ven biển sẽ nhận được sự hỗ trợ của các đối tác thương mại toàn cầu của họ.
Vào những năm 30, Mỹ sẽ đối diện với một cuộc khủng hoảng tài chính khổng lồ, trầm trọng hơn bởi lớp người trẻ đều đã nghỉ hưu và sự thiếu hụt dân số thế giới. Thay vì hạn chế nhập cư, Friedman dự đoán Mỹ sẽ trả tiền cho những người nhập cư. Ông lập luận Mỹ sẽ lại nổi lên mạnh mẽ hơn về tài chính sau khủng hoảng như tất cả những lần khủng hoảng trước đó.
Vào những năm 40, xuất hiện ba cường quốc mới là Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan, cũng giống như sự nổi lên của Đức, Ý, Nhật vào thế kỷ 19. Nhật sẽ nỗ lực kiểm soát Thái Bình Dương. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nước mạnh nhất trong cộng đồng Hồi giáo; và Ba Lan sẽ xây dựng lại phần Đông Âu sau khi Liên Bang Nga sụp đổ. Lợi ích của Hoa Kỳ lúc này bị đe dọa bởi Nhật và Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đến một cuộc thế chiến vào những năm 50.
Tuy nhiên, Friedaman cũng cho rằng, Thế chiến thứ 3 sẽ không xảy ra như hai cuộc thế chiến trước đây: Nó sẽ bắt đầu bằng những cuộc tấn công vào các trạm không gian của quân đội Mỹ.
Mỹ sẽ trả đũa những cuộc tấn công đó bằng vũ khí siêu thanh. Sau khoảng 2 năm chiến tranh, Mỹ và nước đồng minh Ba Lan cuối cùng giành được chiến thắng.
Sau chiến tranh, Mỹ sẽ bước vào một cuộc đột phá lớn về công nghệ, tương tự như những năm 1950 nhằm tìm cách ngăn chặn xảy ra chiến tranh. Kết quả lớn nhất thu được là phát minh ra những công cụ khai thác năng lượng từ không gian. Những tiến bộ trong công nghệ rô bốt và những công nghệ khác cũng sẽ giúp đảm bảo vị trí thống trị của Mỹ.
Friedman xếp Mỹ vào quốc gia "chưa trưởng thành", giống như một trẻ vị thành niên với một cuộc khủng hoảng bản sắc. Ông không có ý chê bai. Mà bởi Mỹ chỉ mới 200 tuổi, trong khi lịch sử của các quốc gia châu Âu và châu Á đã ghi niên đại đến hàng thế kỷ.
Không đưa ra những cái tên cụ thể, Friedman chọn ra một vài nhận định khoa học viễn tưởng và một vài thể loại khác để đưa vào những dự đoán của mình. Ví dụ, vũ khí đá mặt trăng được ông dự báo giống với Robert A. Heinlein trong cuốn "The Moon is a Harsh Mistress". Ông cũng có cùng ý tưởng lấy năng lượng mặt trời từ không gian của Heinlein và Lee Correy.
Friedman kết luận, có thể trật tự địa chính trị sẽ bị hoán đổi một lần nữa, và kỷ nguyên của Mỹ sẽ kết thúc. Sức mạnh Mỹ thậm chí sẽ suy yếu sớm hơn nữa. Tuy nhiên chưa phải trong thế kỷ này.
Nhiều cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp quốc tế đăng ký dịch vụ của mạng nghiên cứu dự báo chiến lược Stratfor, chủ yếu bởi những dự đoán chính xác của Friedman. "100 next years" (tạm dịch: 100 năm tới) không kỳ vọng phải hoàn toàn chính xác. Friedman có ghi chú rằng "cái gì càng chi tiết thì càng nhiều khả năng sai."
Friedman không khoe khoang, ông chỉ đưa những kiến thức địa chính trị của mình vào quả cầu pha lê tiên tri mà thôi. Dù sao khi xét lại những dự đoán chính xác trước đây của ông, thì những gì Friedman dự đoán vẫn rất đáng để lắng nghe.
Tổng hợp từ Newstatesman, MySA