Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Giải quyết 1,4 triệu việc làm: Con số chưa chính xác?

--Giải quyết 1,4 triệu việc làm: Con số chưa chính xác? Đài Tiếng Nói Việt Nam-Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội hôm qua (21/11) có nêu đã tạo việc làm cho trên 1,4 triệu người, đạt gần 88% kế hoạch năm.
Bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi (Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) cho rằng: “Con số này chưa chính xác, được tổng hợp trên báo cáo của các địa phương được thống kê trùng lắp”.

PV: Ông có thể giải thích lý do nào chúng ta lấy mục tiêu giải quyết 1,6 triệu lao động/năm và bình luận gì về con số mà Chính phủ đã báo cáo?
Ông Bùi Sỹ Lợi: Con số giải quyết 1,6 triệu việc làm là xuất phát từ mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng và mục tiêu của Chính phủ là phải giải quyết được 1,6 triệu lao động để xử lý vấn đề lao động hàng năm tăng thêm và lao động mất việc làm phải bổ sung. Nhưng thực chất con số này đúng hay sai là bài toán cần phải được xem xét.
Một là phải xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% GDP thì 0,25% việc làm được giải quyết có đúng hay không? Chỗ này cần phải tính toán. Hai là con số này được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các địa phương nên nó cứ luẩn quẩn ở đây.
Theo tôi, con số này chưa chính xác. Bởi phân tích về cơ sở khoa học, mỗi năm xấp xỉ 1 triệu lao động bước vào độ tuổi lao động, nhưng vấn đề là có giải quyết được cả một triệu lao động đó hay không là cả một bài toán cần phải xem xét. Số lao động thất nghiệp, số lao động mất việc làm phải quay đi tìm việc làm mới thì cũng vào khoảng 500-600 ngàn nữa thì con số đó là đúng. Nhưng thực chất giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động bước vào độ tuổi lao động có làm việc được hay không thì chúng ta chưa khẳng định được. Số 600 ngàn lao động mất việc làm, thiếu việc làm cũng không xác định được thì điều quan trọng nhất là Chính phủ phải xác định lại phương pháp tính toán.
PV: Vậy năm nào chúng ta cũng đưa ra mục tiêu này và lại báo cáo các con số mà ai cũng cho rằng chưa chính xác, theo ông cần khắc phục bằng cách nào?
Ông Bùi Sỹ Lợi: Theo tôi là bỏ chỉ tiêu pháp lệnh về giải quyết việc làm mà phải tính tốc độ tăng việc làm so với tốc độ tăng trưởng GDP hoặc là tỷ lệ lao động thất nghiệp ở đô thị giảm đi và lao động thiếu việc làm ở nông thôn cũng giảm đi thì sẽ chính xác hơn. Bởi các con số thống kê đưa ra không phản ánh số cụ thể, không phản ánh đúng thực chất của chỉ tiêu kinh tế.
PV: Ông cũng đã từng làm công tác quản lý ở địa phương về lao động, vậy ông đánh giá thế nào về chất lượng thống kê ở cơ sở như thế nào?
Ông Bùi Sỹ Lợi: Con số thống kê này là hoàn toàn không chính xác. Hàng năm, một là lấy số lượng vốn vay giải quyết việc làm để chia cho đầu định mức giải quyết được 1 việc làm là mấy triệu. Thứ 2 là các huyện, các ngành đều báo cáo nên có chuyện báo cáo trùng lắp. Ví dụ chỉ giải quyết được 1 việc làm thì thanh niên báo cáo, địa phương báo cáo, phụ nữ báo cáo nữa…
Theo tôi, chính xác là 1,6 triệu lượt lao động được giải quyết việc làm thì nó gần với con số mà Chính phủ báo cáo hơn. Điều này có nghĩa là không phải số người được giải quyết việc làm.
Bởi lẽ, một người thất nghiệp hôm nay có thể ngày mai tìm được việc làm khác. Tức là quá trình đi tìm việc làm không phải là giải quyết việc làm một lần mà có thể trong năm 4 quý tôi đi tìm việc làm ở 4 nơi khác nhau. Cái mà người ta đánh giá giải quyết được việc làm có thể nằm trong 1,6 triệu đó mà không phải là số người tuyệt đối được giải quyết.
PV: Biết rằng con số đó là không chính xác vậy tại sao chúng ta vẫn đặt ra mục tiêu, thưa ông?
Ông Bùi Sỹ Lợi: Chúng ta đang trong thời kỳ dân số vàng thời kỳ này phải kéo dài khoảng 20 năm. Lực lượng thanh niên bước vào độ tuổi lao động 1 triệu hàng năm còn kéo dài nhiều năm nên những năm gần đây đều nằm ở con số đó là chính xác. Nhưng quan trọng là chúng ta có giải quyết được 1,6 triệu hay không thì đáng suy nghĩ. Tôi thấy quan trọng nhất và chính xác nhất là chúng ta tính theo tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm đi, số lao động thiếu việc làm ở nông thôn giảm đi.
PV: Trong khi số DN giải thể, phá sản tăng mạnh thì theo báo cáo số người tìm được việc lại vẫn tăng ổn định. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Bùi Sỹ Lợi: Việc giải thể và sáp nhập doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là bình thường và đương nhiên, có thể giải thể lĩnh vực này để thành lập lĩnh vực khác. Nhưng trong điều kiện hiện nay, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản mất việc làm nhiều hơn số lượng doanh nghiệp thành lập mới thì con số giải quyết giải quyết việc làm là con số đáng phải suy nghĩ.
Anh xác định số lao động việc làm không chuẩn thì tỷ lệ thất nghiệp cũng không chuẩn. Vì vậy, con số giải quyết việc làm và tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là con số phải suy nghĩ, tính toán một biện pháp nào đó. Các nước thống kê điều tra lao động hàng quý, thậm chí hàng tháng để người ta thấy được sự biến động trên thị trường lao động. Trong khi chúng ta lại lấy con số của cả năm thì không bao giờ chính xác, kể cả anh có báo cáo theo số liệu khoa học cũng không chuẩn.
Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đề nghị với Chính phủ là nên xem xét lại để xác định tỷ lệ giải quyết việc làm mới làm sao cho đáp ứng được thực tiễn của cuộc sống hiện nay. Chúng tôi cũng khuyến nghị, một là tăng việc làm mới căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế; hai là lấy theo tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm đi hàng năm thì chuẩn xác hơn.
PV: Nhiều đại biểu chất vấn về tình trạng cử nhân ra trường không có việc làm. Theo ông, đây có phải là sự lãng phí?
Ông Bùi Sỹ Lợi: Lao động qua đào tạo rất tốt, nhưng đào tạo phải đáp ứng 2 yêu cầu: một là chất lượng đào tạo và hai là cung đào tạo có đáp ứng được cầu sử dụng không. Nếu cung đào tạo vượt quá cầu thì nghiễm nhiên là anh đào tạo ra không có việc làm. Cho nên phải sắp xếp lại hệ thống các trường lớp đào tạo để làm sao đào tạo cái mà xã hội cần để sử dụng chứ không phải là đào tạo cái mà nhà trường có.
PV: Xin cảm ơn ông./.

Để chính sách việc làm công có tính khả thi cao
Bộ trưởng LĐ-TB-XH trả lời về đào tạo nghề, việc làm

- Sức nóng nghị trường (NLĐ). - Nội dung chất vấn là các vấn đề bức xúc trong cuộc sống (TTXVN). -Vẫn “thiếu lửa” trong chất vấn và trả lời chất vấn (VOV). - Video: Thủ tướng giải trình và trả lời chất vấn quốc hội (VTV). - Thủ tướng chưa kịp trả lời về tham nhũng (KT). - “ĐẠI ÁN” VIFON BUỔI THẨM VẤN ĐẦU TIÊN: TỔNG VÀ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐỔ TỘI VÀ… CHIA TỘI(Tân Châu).

- Thủ tướng: Mục tiêu ổn định vĩ mô, trả nợ… vẫn khả thi (VnEco). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Áp lực trả nợ rất lớn (LĐ).- Ghế nào nóng nhất? (TVN).

- Chất vấn Thủ tướng về ung nhọt tham nhũng (PLTP). - HÀNG TRĂM NGÀN USD “KHÔNG CÁNH MÀ BAY” (Tân Châu). - “Đại án” Vifon: Hai Bộ nhất mực từ chối… vai trò bị hại của mình (GDVN).

- Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung chỉ đạo khắc phục yếu kém trong quy hoạch, xây dựng thuỷ điện (LĐ). - Thủ tướng cam kết giữ an toàn nợ công, xử lý nghiêm xả lũ sai (TN).

Nợ của Đảng đối với nhân dân: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Áp lực trả nợ rất lớn (LĐ 21-11-13)Khi “không thể chấp nhận”, đại biểu Quốc hội làm gì? (VnE 21-11-13) -- Giẫy nẩy, nhận phong bì, rồi về.- Con thuyền thúng Việt Nam (HDTG).- Người lao động VN bị đối xử bất công (DCCT). - Từ miếng thịt bò chết nghĩ về 30 ngàn tỷ giải cứu bất động sản (MTG).

Cử tri quan tâm phần chất vấn Thủ tướng Chính phủ (21/11)
Vẫn “thiếu lửa” trong chất vấn và trả lời chất vấn (21/11)
Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng (21/11)
Lắp camera ở phòng hỏi cung để tránh ép cung (21/11)
Thủ tướng đã trực tiếp cắt bỏ bao nhiêu ung nhọt tham nhũng? (21/11)
Chưa có hồ chứa nào xả lũ sai quy trình (21/11)
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Việt Nam không có báo lá cải (21/11)

- Phạm Trần: Hiến pháp bấm nút – Quyền dân mất hút (DLB).- Hỏi nóng, đáp nguội, hứa ít, khất nhiều (VNN).

- Đề cao trách nhiệm người đứng đầu (KTĐT).- Đằng sau các báo cáo được đóng gáy vàng (LĐ).- Bộ trưởng Thăng cần một chiếc roi dâu (Đào Tuấn). Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (DLB).

- NƯỚC TA KHÔNG CÓ BÁO LÁ CẢI (Nguyễn Quang Vinh). - Son ơi là son!!! (DLB).

- “Bộ sậu” tham nhũng tại Vifon “đá” tội cho nhau trước tòa (DT). - Xét xử vụ án tham nhũng tại Vifon: Các “sếp” đổ tội cho nhau (LĐ). - “Đại án” tham nhũng tại Công ty Vifon: 5 “con sâu” ra vành móng ngựa (NB&CL).

- Phải công khai quy trình vận hành hồ thủy điện (TP). - PTT Hoàng Trung Hải nói gì về việc xả lũ sai quy trình? (GDVN).- Thủy điện An Khê – Kanak phải bồi thường cho dân (TT).- Ngày làm việc thứ 25, kỳ họp 6 Quốc hội XIII: Nghị trường “nóng” vụ án oan 10 năm (Giadinh.net). - Án oan ông Chấn vương vấn nghị trường (TT). - Văn hóa pháp đình sẽ hạn chế oan sai (GD&TĐ). - Án oan tử hình là không thể chấp nhận (TP). - Bộ Công an điều tra vụ “án oan 10 năm” (DV). - ‘Không để CA Bắc Giang điều tra vụ ông Chấn’ (VNN).

- Hé lộ vài mối liên quan giữa “án oan 10 năm” và vụ Hàn Đức Long (PT).



- Lương công chức hay chuyện con gà - quả trứng
29/11/2010 09:29:42 AM (GMT+7) - Không ít người trong bộ máy hành chính giàu lên một cách bất thường, có biệt thự xa hoa, xe hơi xịn, gửi con ra nước ngoài du học…


LTS
:
Nghị quyết về kết quả giám sát thực hiện cải cách thủ tục hành chính do Quốc hội thông qua ngày 26/11 ghi rõ, Chính phủ cần sớm cải cách cơ bản chế độ tiền lương gắn với vị trí việc làm và tinh giản hợp lý biên chế, bộ máy.
Chuyên gia Vũ Quốc Tuấn, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng đề xuất nên có một cuộc đối thoại trực tiếp giữa Bộ trưởng Nội vụ với một số chuyên gia, nhà quản lý và công chức tâm huyết, để có thể góp những ý kiến thiết thực với Chính phủ trong vấn đề hệ trọng này. VietNamNet giới thiệu bài viết của ông.


Đọc bài trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn tiếp thị mới đây, người đọc không khỏi ngỡ ngàng khi Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn nói: "Không thể có đột phá về tiền lương". Ngỡ ngàng vì không hiểu nổi những lý do mà Bộ trưởng đưa ra, nhất là trong bối cảnh đang có nhiều ý kiến trong nhiều cuộc hội thảo và trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng về thực trạng lương công chức hành chính quá thấp, công chức không thể sống bằng lương, nảy sinh nhiều hệ lụy cho nền hành chính nhà nước.

Ngỡ ngàng trước hết là đánh giá của Bộ trưởng về thực trạng đội ngũ công chức. Trả lời câu hỏi "Ông cảm thấy thế nào khi nghe nhiều than phiền về chất lượng đạo đức xuống cấp của hệ thống công vụ những năm gần đây", Bộ trưởng đã cho rằng: "Chất lượng công chức ở mình chưa cao là đúng nhưng tôi thấy có nhiều ý kiến phê phán nặng quá. Trong thực tế, không thể đòi hỏi ngay lập tức có được chất lượng phục vụ tốt như một số nước, vì họ có nền hành chính lâu đời, họ rút kinh nghiệm và rèn công chức lâu rồi. Chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi, phải từng bước mới cải thiện được. So sánh với họ thì khập khiễng".


Đương nhiên, không ai so sánh về trình độ chuyên nghiệp hoặc những ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong công vụ của các nước tiên tiến với nước ta; nhưng phải chăng, về phẩm chất, đạo đức phục vụ nhân dân, nếu so sánh thì là "khập khiễng" và tình trạng xuống cấp về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận công chức là lẽ tự nhiên trong quá trình chuyển đổi?


Công chức sách nhiễu


Chính việc không thấy hết thực trạng của nền công vụ và của đội ngũ công chức đang quá yếu kém, đang rất cần nâng cao cả về phẩm chất, đạo đức và về chuyên môn nghiệp vụ; không thấu hiểu những phiền hà, sách nhiễu do không ít công chức gây ra mà dân và doanh nghiệp phải chịu đựng đang ảnh hưởng nặng nề đến sức cạnh tranh của nền kinh tế; không thấy hết những lo toan, vất vả của những công chức lương thiện trong việc bảo đảm đời sống cho mình và cho gia đình trong khi giá cả liên tục tăng cao; cũng như không thấy hậu quả xã hội rất xấu của tình trạng những công chức đang dựa vào quyền thế mà xoay sở kiếm chác của dân và của Nhà nước mà giàu lên nhanh chóng v.v… thì không thể thấy rõ tính chất bức thiết của việc cải cách tiền lương công chức.


Xin đọc nhận định trong dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng: "Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đạt yêu cầu cả về phẩm chất và năng lực. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho tổ chức và công dân" và nhiệm vụ trong thời gian tới là phải "Cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, công chức đê góp phần phòng chống tham nhũng".


Như vậy, trong thời gian tới, việc xây dựng hệ thống hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh là một đòi hỏi bức thiết, trong đó việc cải cách cơ bản tiền lương phải là một khâu đột phá. Hiển nhiên, không ai cho rằng cải cách tiền lương là giải quyết được tất cả các vấn đề hiện nay trong nền hành chính nhà nước, song thực tế cho thấy, cải cách cơ bản tiền lương công chức hành chính đã trở thành một yêu cầu cấp bách, không thể lẩn tránh. Xin cân nhắc hai loại vấn đề sau đây.

Một là, chỉ có một chế độ tiền lương phù hợp mới thu nhận được và giữ chân được người giỏi trong bộ máy hành chính nhà nước, để bộ máy thực sự là của dân, do dân và vì dân, trong sạch, vững mạnh.


Thực tế là đã có không ít văn bản do các bộ ban hành đã phải sửa đổi chỉ sau một thời gian ngắn; vẫn còn không ít văn bản thu vén quyền và lợi cho cơ quan ban hành, đẩy khó khăn về cho dân và doanh nghiệp. Kết quả cuộc khảo sát "Đánh giá chất lượng hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật của các bộ liên quan đến doanh nghiệp" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố tháng 9/ 2010 đã cho thấy những yếu kém của nhiều bộ trong việc này.


Về chỉ số xây dựng pháp luật, hầu hết các bộ chỉ đạt loại khá, không có bộ nào đạt loại tốt, và thấp nhất là Bộ Xây dựng. Về chất lượng hoạt động thi hành pháp luật, cũng không có bộ nào đạt loại tốt, không có bộ nào đạt loại khá, hầu hết chỉ đạt loại trung bình, còn ở loại thấp nhất, có Bộ Xây dựng và Bộ Y tế. Đây là điều rất đáng suy nghĩ, vì hoạt động của các bộ này đều liên quan rất chặt chẽ đến đời sống người dân. Trong bộ máy nhà nước, nếu công chức chỉ lo thu vén lợi ích cho cá nhân hoặc phe nhóm, thì tất yếu sẽ xem nhẹ lợi ích của cộng đồng, không thể toàn tâm, toàn ý, tận tụy vì cộng đồng. Và như vậy, chất lượng văn bản pháp quy chưa thể hiện tốt yêu cầu của cuộc sống, không tuân thủ đúng các quy luật kinh tế, cũng là điều dễ hiểu.

Trong điều kiện thị trường lao động đang phát triển, có những người có trình độ rời bỏ cơ quan nhà nước ra đi cũng là một nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng cơ quan hành chính giảm sút. Một số người vẫn tìm cách vào biên chế nhà nước, thậm chí phải bỏ tiền "mua" một vị trí công tác béo bở, chắc không phải là vì động cơ nâng cao chất lượng bộ máy.


Giàu bất thường

Hai là, không thể không nhận chân một thực tế là không ít người trong bộ máy hành chính nhà nước giàu lên một cách bất thường. Họ có biệt thự xa hoa và những tiện nghi sang trọng, có xe hơi loại xịn, có tiền cho con du học nước ngoài, v.v… mà với tiền lương chính thức thì họ không thể có được. Như vậy, cũng tức là họ có những thu nhập không chính thức ngoài lương, trong đó chủ yếu bằng thu nhập bất hợp pháp, thu được co vị trí công tác của họ.


Ủy ban Tư pháp Quốc hội khi thẩm tra Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2010 đã cho rằng: Tới cửa công, người dân sẵn sàng đưa hối lộ để được việc. Cán bộ, công chức cũng coi việc nhận tiền là chuyện bình thường, nhận rồi hóa quen, không có thấy thiếu và phát sinh tình trạng nhũng nhiễu.


Tình trạng này không những gây nhức nhối và bất bình trong xã hội; gây phẫn nộ trong những công chức liêm chính, mà nguy hại hơn, còn làm xấu đi bộ mặt của cơ quan công quyền và công chức hành chính. Khi bộ máy hành chính làm dân mất lòng tin thì không thể nói đến hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy, cũng khó có thể nói đến một xã hội dân chủ, kỷ cương. Những người có trách nhiệm và lòng tự trọng về tình hình này không thể không tự vấn về trách nhiệm của mình.

Khi trả lời về hy vọng một bước đột phá về tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn đã nói: " Có nhiều người góp ý kiến rằng đầu tư cho tiền lương là đầu tư cho phát triển. Nhưng hiện tại chúng ta phải thấy việc ngân sách dành phần lớn cho trả lương (xin xem lại, có phải ngân sách đã dành" phần lớn" cho trả lương ? - tác giả) cũng đã là sự cố gắng lớn vì phải chi các khoản khác như đầu tư phát triển, an sinh xã hội và các vấn đề khác nữa", và "Việc cấp thiết nhất là tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả, cùng với nâng cao trách nhiệm của từng công chức, quản lý chặt chẽ tiền ngân sách, chống tham nhũng tiêu cực thì mới có điều kiện cải thiện dần tiền lương".


Đây là một kiểu lập luận về "con gà có trước hay quả trứng có trước". Trong thực tế, có lẽ nên nói ngược lại: trong tình hình nước ta hiện nay, việc cải cách cơ bản tiền lương chính là một điều kiện rất quyết định để thực hiện những nhiệm vụ nói trên. Chính vì thế, một sự đột phá trong chế độ tiền lương của công chức hành chính đã trở nên rất cấp bách.

Vấn đề tiền lương liên quan đến nhiều vấn đề cần giải quyết, như: sắp xếp lại bộ máy; xác định rõ ai là công chức; tách bạch lương công chức với các khoản chi bảo hiểm xã hội, chi cho các đoàn thể; "tiền tệ hóa" các khoản chi cho công chức vào lương; cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước v.v…


Phải có tư duy đúng đắn để tạo bước đột phá trong việc xử lý các vấn đề ấy gắn với bước đột phá trong tiền lương công chúc hành chính. Phải chăng nên có một cuộc đối thoại trực tiếp, thẳng thắn giữa Bộ trưởng Nội vụ với một số chuyên gia, nhà quản lý và công chức tâm huyết có nghiên cứu về vấn đề tiền lượng công chức, để có thể góp những ý kiến thiết thực với Chính phủ trong vấn đề hệ trọng này.


Vũ Quốc Tuấn
- Tổng kết chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam 2009 Đài Tiếng Nói Việt Nam
Sáng 29/11, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo tổng kết chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam 2009 và giới thiệu chương trình sáng kiến chống tham nhũng Việt Nam. Tại Hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, ...
Tổ chức Chương trình Sáng kiến Chống tham nhũng VN năm 2011Hà Nội Mới
Ra mắt Sáng kiến chống tham nhũng Việt NamVNExpress
Ngày Sáng tạo 2009: Những đề án nhỏ với ý nghĩa lớn trong công ...Thanh Tra

Tổng số lượt xem trang