-Sinh viên Việt tại Pháp giao lưu với GS Ngô Bảo Châu (Bee)- Giáo sư cũng kêu gọi các bạn học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh trở về nước làm việc sau khi đã hoàn thành chương trình.
Ra mắt sách “Ngô Bảo Châu một Nobel toán học”
(VnMedia)(17/11/2010 22:16') - "Ngô Bảo Châu một Nobel toán học” với những bật mí về cuộc đời và con đường khổ luyện của nhân tài toán học này để đạt tới giải thưởng cao quý – giải Fields do tác giả Hàm Châu chắp bút đang được nhiều độc giả săn tìm.
-Chuyện nhà cửa
Bàn luận về một ông Tây tôi thấy cũng kỳ kỳ. Không phải blog của tôi chưa bao giờ bàn luận về các ông Tây, Orwell, Koestler, Kundera... đã từng có mặt trong các bàn luận của tôi, mà là GS Ngô Bảo Châu không còn phải là nhân vật tạo ra hứng thú thưởng ngoạn của tôi nữa, kể từ khi tôi biết GS Ngô Bảo Châu là một ông Tây và khi tôi biết GS Ngô Bảo Châu đã cắt đi cụm từ "cũng như cộng đồng khoa học Việt Nam" trong bài diễn từ của mình: "Tôi thực sự hạnh phúc khi giải thưởng Fields tuy trao cho cá nhân tôi nhưng cũng mang lại vinh dự xứng đáng cho cho cộng đồng khoa học Pháp cũng như cộng đồng khoa học Việt Nam" mà trên thực tế chính GS Ngô Bảo Châu đã nói cụm từ này. Chuyện này đã khiến một số báo, như báo Tiền phong, đã bị oan khi một số người phê phán các tờ báo này đã nhét chữ vào miệng GS Ngô Bảo Châu, và có lẽ vì vậy mà các tờ báo đều trưng video clip bài phát biểu của GS Ngô Bảo Châu để làm bằng. Lời nói đâu dễ gió đã thổi đi. Nhưng mấy hôm nay lại thấy báo chí đưa tin về chuyện GS Ngô Bảo Châu lý giải chuyện nhận nhà, và chuyện ồn ào này lại khiến tôi muốn mở miệng. Ôi chuyện nhà cửa, đất đai ở Việt Nam là chuyện bàn luận đến vô cùng cũng không hết. Ông Lê Khả Khiêu từng có lần nói rằng chính bản thân ông cũng không biết tại sao lại có thứ chính sách Tổng Bí thư thì được cấp 900 mét vuông đất, thấp hơn thì 700 mét vuông [hai con số này tôi không nhớ chính xác lắm, đại loại như vậy]. Đến ông Tổng Bí thư còn không rõ thì dân ngu khu đen như tôi bàn luận thế nào được? Năm ngoái tôi lại nghe thấy có tin rằng người ta đề nghị xây nhà công vụ cho các quan chức ở Quốc hội cấp Thứ trưởng trở xuống và bây giờ tôi không rõ đề án này đã tiến hành tới đâu. Hồi ông Trần Văn Khê hồi hương về Việt Nam, cũng đánh tiếng qua báo chí, cần có nhà để lưu giữ những tài liệu âm nhạc mà ông hiến cho đất nước, và ông cũng được cấp cho một biệt thự để ở và lưu giữ những tài liệu âm nhạc của ông. Tiếng là để lưu giữ tài liệu âm nhạc, nhưng thực tế thì biệt thự cấp cho ông Trần Văn Khê cũng gần như là nhà riêng, bởi vì chẳng ai biết thời gian mở cửa cái thư viện tài liệu âm nhạc của ông như thế nào. Ngược lại, ông Vương Hồng Sển lại di chúc để lại toàn bộ căn nhà cổ của ông cho nhà nước. Xem thế thì thấy chuyện nhà cửa rất khác nhau. Người được phân, người làm mình làm mẩy để được cấp, người thì lại hiến tặng. Đấy là chuyện gần đây. Chuyện xa hơn như từ hồi bao cấp thì còn vô vàn kiểu. Từ nhà khu tập thể cho người chức vụ thâm thấp đến biệt thự cho người chức vụ cao cao (ban đầu cũng sở hữu nhà nước, nhưng hiện nay đã hóa giá hết thành tư nhân, trừ những biệt thự đình đám thuộc hạng tài sản quốc gia) cho đến xin đất tự xây nhà. Thời bao cấp đấy, giá đất chưa là gì, nhưng hiện nay thì rất cao nên có những người bỗng trở thành triệu phú. Tôi biết có người vừa bán nhà đất trên mảnh đất được nhà nước cấp cho trước đây được đến 25-30 tỷ. Tôi thường đùa rằng họ đã được nhà nước "thưởng" cho hơn cả giải thưởng Nobel. Những chuyện này cứ như may hơn khôn, đúng thời thế, nhưng về cơ bản chính là sở hữu đất đai toàn dân, như có người nói, là không ai sở hữu cả, và một chính sách mù mờ chẳng ai rõ như ông Lê Khả Phiêu từng nói. Thành ra ai khôn khéo và hợp thời thì được.
GS Ngô Bảo Châu nói rằng ông coi căn hộ như một phần thưởng của nhà nước. Nhưng ở đây phải thấy rằng hệ thống khen thưởng của Nhà nước và Chính phủ là một hệ thống đã được xây dựng, có những quy định rõ ràng và chặt chẽ. Trong đấy không có mức khen thưởng bằng nhà công vụ. Ngày xưa, vua chúa muốn tặng ai cái gì thì cũng dễ vì mọi thứ là của vua chúa. "Vua khen thằng Cát có tài / Ban cho cái khố với hai đồng tiền". Ngày nay tôi cứ tưởng không còn vua chúa nữa. Như GS Ngô Bảo Châu nói thì hóa ra chúng ta có vua chúa hay sao, muốn thưởng cho ai cái gì cứ lấy công quỹ ra là xong? Tôi không biết khi Chính phủ tặng nhà cho GS Ngô Bảo Châu Chính phủ đã nói gì, là phần thưởng, quà tặng hay là gì khác.
Song tôi nghĩ điều quan trọng là GS Ngô Bảo Châu từng nói: "Quan điểm của tôi từ trước tới nay là không nhận quà của cá nhân. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói Chính phủ muốn tặng tôi một căn hộ thì tôi nhận. Những khi tôi không ở VN, căn hộ đó sẽ được Viện Toán VN dùng để tiếp khách nước ngoài". Như vậy thì căn hộ mà GS Ngô Bảo Châu nhận, GS Ngô Bảo Châu chỉ sử dụng có 3 tháng, còn lại là Viện Toán sử dụng đấy chứ. Tôi nghĩ nó như là nhà khách thôi. Đâu có chuyện gì mà phải ầm ĩ? Tôi nghĩ GS Ngô Bảo Châu hẳn cũng có lòng tự trọng, đâu phải là phường nhổ ra rồi lại liếm vào như không, mà nuốt lời của mình. Dẫu ngày nay người ta thường nói quân tử nhất ngôn là quân tử dại, nhưng tôi nghĩ rằng dù là quân tử hay tiểu nhân thì quân tử hay tiểu nhân đều có lòng tự trọng của mình. Cứ đợi và xem có phải hơn không.- Xung quanh cuộc tranh luận căn hộ của GS Ngô Bảo Châu (TVN) - Ba nguyên tắc: Sẵn sàng chịu trách nhiệm, tôn trọng ý kiến trái chiều và công khai minh bạch cũng chính là ba nguyên tắc vàng để thúc đẩy phản biện xã hội phát triển, một thành phần không thể thiếu để đưa đất nước trở thành công bằng dân chủ văn minh.
-Đại học Paris XI tôn vinh GS. Ngô Bảo Châu (VOV)-Bà Pécresse bày tỏ vui mừng trước quyết định của GS. Ngô Bảo Châu trong việc tạo dựng cầu nối nghiên cứu khoa học giữa 3 châu lục Á - Âu - Mỹ
- Giáo sư Ngô Bảo Châu viết về việc nhận nhà datvietGiáo sư Ngô Bảo Châu vừa viết trên blog về việc ông nhận căn hộ cao cấp ở Vincom B (Hà Nội) do Chính phủ tặng.
GS Ngô Bảo Châu viết: “Tôi coi căn hộ như một phần thưởng của Nhà nước đối với thành tích khoa học của mình. Có xứng đáng hay không còn tùy theo cách đánh giá của từng người. Cá nhân tôi cho là xứng đáng”.
"Thế nào là cống hiến khoa học cho đất nước ? Trong phạm vi khoa học cơ bản, một cách cống hiến là làm cho thế giới biết khoa học Viêt Nam có tồn tại. Bác Tụy (nhà toán học nổi tiếng Hoàng Tụy - PV) đã làm được việc ấy trong phạm vi chuyên môn của bác, một chuyên ngành do chính bác có công xây dựng. Một số nhà toán học Việt Nam khác đã trở thành chuyên gia đầu ngành trong chuyên môn của họ, và cũng đã làm được việc ấy. Tuy không ngồi làm việc dài hạn trong nước, tôi đã làm cho thế giới biết đến khoa học Việt Nam".
-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Giáo sư Ngô Bảo Châu (VOV) - Chiều 8/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Gs. Ngô Bảo Châu nhân chuyến về nước làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quan về việc thành lập Viện Toán Cao cấp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng ...
Xuất bản cuốn sách “Ngô Bảo Châu - Rạng danh trí tuệ Việt Nam”Đài Tiếng Nói Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp giáo sư Ngô Bảo ChâuBáo Khoa học
Đánh giá cao tấm lòng của GS Ngô Bảo Châu với giáo dục Việt NamBáo điện tử Chính phủ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp giáo sư Ngô Bảo ChâuBáo Khoa học
Đánh giá cao tấm lòng của GS Ngô Bảo Châu với giáo dục Việt NamBáo điện tử Chính phủ
-Hà Đình Sơn - Sự “tùy tiện” và “vô liêm sỉ” qua mấy sự kiện trong tuần x-cafevn.org - Hà Đình Sơn gửi 03.11.2010
Chiểu theo pháp luật hiện hành thì GS Châu không là đối tượng và không đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ, và càng không thể được cấp nhà công vụ. Đây là một hành vi tùy tiện nữa của những người đứng đầu Chính phủ. Họ đã điều hành bộ máy hành pháp theo cảm hứng, tùy tiện, không theo pháp luật, hậu quả sẽ rất tai hại cho xã hội.Cũng như mọi người, hàng ngày tôi phải tất bật với công việc để kiếm sống. Nhưng khi đọc tin tức trên báo chí thì tôi không thể không nên tiếng, bởi nếu “chín bỏ làm mười” thì xã hội này sẽ thành bãi rác cả. Tôi xin kể từ việc nhỏ đến việc lớn sau đây.
Cũng như mọi người, hàng ngày tôi phải tất bật với công việc để kiếm sống. Nhưng khi đọc tin tức trên báo chí thì tôi không thể không nên tiếng, bởi nếu “chín bỏ làm mười” thì xã hội này sẽ thành bãi rác cả. Tôi xin kể từ việc nhỏ đến việc lớn sau đây.
Thứ nhất: Vietnam.net 03/11/2010, đưa cái tin “Nhà Chính phủ tặng GS Châu giá 12 tỷ đồng”. Nhà là một thứ tài sản, nói tặng nghĩa là chuyển giao quyền sở hữu tài sản. Người được tặng tài sản là người được toàn quyền sở hữu tài sản được tặng, tức là hội đủ 03 quyền: định đoạt, chiếm giữ, sử dụng. Nhưng đọc tiếp đến phần nội dung của cái tin “Theo nguồn tin từ báo điện tử Chính phủ, chiều 2/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý đã tới thăm gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới mà Chính phủ vừa mua, giao cho gia đình sử dụng lâu dài.” Thì ra GS Châu chỉ được có 01 quyền được giao nhà sử dụng lâu dài, như vậy mà Vietnam.net “dám” nói là GS Châu được tặng nhà giá 12 tỷ đồng thì quá tùy tiện khi đưa tin.
Thứ hai: Cũng về việc GS Châu được cấp nhà, Trang tin chính phủ (VGP) trích “PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền mẹ của GS Ngô Bảo Châu cho biết, GS. Ngô Bảo Châu hiện đã nhận giảng dạy tại Đại học Chicago (Hoa Kỳ) 9 tháng/năm. Trong thời gian nghỉ 3 tháng không hoạt động tại Mỹ, GS. Ngô Bảo Châu hoàn toàn tự chủ về thời gian để trở về Việt Nam với vai trò là người đứng đầu Viện nghiên cứu cao cấp về toán tại Hà Nội cũng như tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học khác nhằm thúc đẩy ngành toán học Việt Nam.”
Mọi người đều biết khi làm việc ở Hoa Kỳ thì gia đình của GS Châu (gồm vợ và các con) cũng sống ở bên đó. Vậy ¾ thời gian trong năm căn hộ cao cấp trị giá 12 tỷ đồng được nhà nước cấp dùng để đãi ngộ phụ, mẫu GS Châu. Giá thuê căn hộ này không dưới 3.000 USD/tháng, 9 tháng ~ 27.000 USD/tháng (540 triệu đ), đây không phải là số tiền nhỏ, nước ta là một nước nghèo. Đối với GS Châu đến lúc này vấn đề tiền bạc không phải chuyện “khó khăn” nữa bởi lương GS giảng dạy ở Hoa Kỳ rất cao, vậy mà GS xử sự cho trường hợp này thì thật không đẹp, vì đây là tiền thuế của nhân dân.
Cần phải công bằng ghi nhận rằng: GS Châu đoạt giải thưởng toán học quốc tế Fields đã đem lại không ít vinh dự cho nhà nước và dân Việt Nam. Nhưng về của cải, hay tiền bạc thì cái “bổ đề” đó chưa đem lại gì thiết thực cho người dân Việt Nam chí ít là cho đến đến lúc này. Một ghi nhận không nhỏ nữa đó là GS Châu đã có thư kiến nghị “can” Chính phủ trong việc khai thác bô xít Tây Nguyên vì nguy cơ tác hại đến môi trường rất nghiêm trọng của dự án đó. Về chuyện tiền bạc GS Châu khi được giải Fields cũng có tự nguyện hiến tặng cho Việt Nam một số đáng kể rồi…nhưng việc nào đi việc đó, không nên “bù trừ”.
Thứ ba: Cũng trong tin này VGP trích “Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đây là lần đầu tiên Thường trực Chính phủ quyết định sử dụng ngân sách nhà nước để mua nhà và giao cho một nhà khoa học sử dụng lâu dài.”
Ở đây có khái niệm “Thường trực Chính phủ” mọi người nghe có vẻ quen, nhưng tra cứu Luật Tổ chức Chính phủ 2001 là luật quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ thì không có bất cứ một từ nào nói đến “Thường trực Chính phủ” là gì, phải chăng đây chính là một tùy tiện lớn hơn.
Điều 60, Luật nhà ở 2005: “Đối tượng được thuê nhà ở công vụ:
1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầu công tác mà chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại địa phương nơi đến công tác.
2. Sĩ quan chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, phục vụ theo yêu cầu quốc phòng, an ninh.
3. Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ.”
Điều 35, Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở: “Điều kiện được thuê nhà ở công vụ:
Cán bộ, công chức thuộc các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 34 Nghị định này khi được bố trí thuê nhà ở công vụ phải là người chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc chưa được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương nơi đến công tác."
Kết luận: Chiểu theo pháp luật hiện hành thì GS Châu không là đối tượng và không đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ, và càng không thể được cấp nhà công vụ. Đây là một hành vi tùy tiện nữa của những người đứng đầu Chính phủ. Họ đã điều hành bộ máy hành pháp theo cảm hứng, tùy tiện, không theo pháp luật, hậu quả sẽ rất tai hại cho xã hội.
Thứ tư: Tại phiên thảo luận kỳ của họp quốc hội đang diễn ra, khi bàn đến trách nhiệm giám sát của quốc hội, quốc hội phải có trách nhiệm truy vấn đến cùng, làm rõ sai phạm của thủ tướng và từng thành viên chính phủ, về vấn đề để thất thoát tài sản trên 100.000 tỷ đồng ở Vinashin. Quốc hội thì lờ mờ, ù ù cạc cạc về tình trạng vỡ nợ của Vinashin thì một số đại biểu lại nói là thực hiện theo chỉ đạo của Bộ chính trị, UBKT trung ương Đảng là đủ rồi. Quốc hội không cần phải lập ủy ban điều tra lâm thời. Điều này thể hiện hành vi ‘vô liêm sỉ’ trắng trợn xảy ra nơi nghị trường. Bởi vì các đại biểu quốc hội phải thực hiện nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm trước cử tri cả nước, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Nếu không như vậy thì các vị chẳng khác gì « bù nhìn trông dưa ».
- Gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu nhận căn hộ mới (Tuổi trẻ) và đây là giá của nó Căn hộ của GS Ngô Bảo Châu có giá hơn 12 tỷ đồng (Landtoday). Nhà Chính phủ tặng GS Châu giá 12 tỷ đồng (VNN)-Chính phủ tặng căn hộ 12 tỷ cho GS Ngô Bảo Châu (Bee)-Căn hộ của GS Châu vào khoảng gần 600.000 USD (tương đương 12 tỷ đồng).-GS. Ngô Bảo Châu được cấp nhà mới ở Vincom(Dân trí) - Chiều 2/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý đã tới thăm gia đình GS. Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới mà Chính phủ vừa mua để giao cho gia đình GS. Ngô Bảo Châu sử dụng lâu dài. ...Ngô Bảo Châu từng học dưới mái trường nàyNhân Dân-Tặng Giáo sư Ngô Bảo Châu căn hộ 12 tỷVNMedia-Gia đình GS Ngô Bảo Châu về ở nhà Chính phủ tặngVietNamNet- TP.HCM: dời các trường đại học ra khỏi nội đô (Tuổi Trẻ)Thứ nhất: Vietnam.net 03/11/2010, đưa cái tin “Nhà Chính phủ tặng GS Châu giá 12 tỷ đồng”. Nhà là một thứ tài sản, nói tặng nghĩa là chuyển giao quyền sở hữu tài sản. Người được tặng tài sản là người được toàn quyền sở hữu tài sản được tặng, tức là hội đủ 03 quyền: định đoạt, chiếm giữ, sử dụng. Nhưng đọc tiếp đến phần nội dung của cái tin “Theo nguồn tin từ báo điện tử Chính phủ, chiều 2/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý đã tới thăm gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới mà Chính phủ vừa mua, giao cho gia đình sử dụng lâu dài.” Thì ra GS Châu chỉ được có 01 quyền được giao nhà sử dụng lâu dài, như vậy mà Vietnam.net “dám” nói là GS Châu được tặng nhà giá 12 tỷ đồng thì quá tùy tiện khi đưa tin.
Thứ hai: Cũng về việc GS Châu được cấp nhà, Trang tin chính phủ (VGP) trích “PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền mẹ của GS Ngô Bảo Châu cho biết, GS. Ngô Bảo Châu hiện đã nhận giảng dạy tại Đại học Chicago (Hoa Kỳ) 9 tháng/năm. Trong thời gian nghỉ 3 tháng không hoạt động tại Mỹ, GS. Ngô Bảo Châu hoàn toàn tự chủ về thời gian để trở về Việt Nam với vai trò là người đứng đầu Viện nghiên cứu cao cấp về toán tại Hà Nội cũng như tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học khác nhằm thúc đẩy ngành toán học Việt Nam.”
Mọi người đều biết khi làm việc ở Hoa Kỳ thì gia đình của GS Châu (gồm vợ và các con) cũng sống ở bên đó. Vậy ¾ thời gian trong năm căn hộ cao cấp trị giá 12 tỷ đồng được nhà nước cấp dùng để đãi ngộ phụ, mẫu GS Châu. Giá thuê căn hộ này không dưới 3.000 USD/tháng, 9 tháng ~ 27.000 USD/tháng (540 triệu đ), đây không phải là số tiền nhỏ, nước ta là một nước nghèo. Đối với GS Châu đến lúc này vấn đề tiền bạc không phải chuyện “khó khăn” nữa bởi lương GS giảng dạy ở Hoa Kỳ rất cao, vậy mà GS xử sự cho trường hợp này thì thật không đẹp, vì đây là tiền thuế của nhân dân.
Cần phải công bằng ghi nhận rằng: GS Châu đoạt giải thưởng toán học quốc tế Fields đã đem lại không ít vinh dự cho nhà nước và dân Việt Nam. Nhưng về của cải, hay tiền bạc thì cái “bổ đề” đó chưa đem lại gì thiết thực cho người dân Việt Nam chí ít là cho đến đến lúc này. Một ghi nhận không nhỏ nữa đó là GS Châu đã có thư kiến nghị “can” Chính phủ trong việc khai thác bô xít Tây Nguyên vì nguy cơ tác hại đến môi trường rất nghiêm trọng của dự án đó. Về chuyện tiền bạc GS Châu khi được giải Fields cũng có tự nguyện hiến tặng cho Việt Nam một số đáng kể rồi…nhưng việc nào đi việc đó, không nên “bù trừ”.
Thứ ba: Cũng trong tin này VGP trích “Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đây là lần đầu tiên Thường trực Chính phủ quyết định sử dụng ngân sách nhà nước để mua nhà và giao cho một nhà khoa học sử dụng lâu dài.”
Ở đây có khái niệm “Thường trực Chính phủ” mọi người nghe có vẻ quen, nhưng tra cứu Luật Tổ chức Chính phủ 2001 là luật quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ thì không có bất cứ một từ nào nói đến “Thường trực Chính phủ” là gì, phải chăng đây chính là một tùy tiện lớn hơn.
Điều 60, Luật nhà ở 2005: “Đối tượng được thuê nhà ở công vụ:
1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầu công tác mà chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại địa phương nơi đến công tác.
2. Sĩ quan chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, phục vụ theo yêu cầu quốc phòng, an ninh.
3. Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ.”
Điều 35, Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở: “Điều kiện được thuê nhà ở công vụ:
Cán bộ, công chức thuộc các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 34 Nghị định này khi được bố trí thuê nhà ở công vụ phải là người chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc chưa được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương nơi đến công tác."
Kết luận: Chiểu theo pháp luật hiện hành thì GS Châu không là đối tượng và không đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ, và càng không thể được cấp nhà công vụ. Đây là một hành vi tùy tiện nữa của những người đứng đầu Chính phủ. Họ đã điều hành bộ máy hành pháp theo cảm hứng, tùy tiện, không theo pháp luật, hậu quả sẽ rất tai hại cho xã hội.
Thứ tư: Tại phiên thảo luận kỳ của họp quốc hội đang diễn ra, khi bàn đến trách nhiệm giám sát của quốc hội, quốc hội phải có trách nhiệm truy vấn đến cùng, làm rõ sai phạm của thủ tướng và từng thành viên chính phủ, về vấn đề để thất thoát tài sản trên 100.000 tỷ đồng ở Vinashin. Quốc hội thì lờ mờ, ù ù cạc cạc về tình trạng vỡ nợ của Vinashin thì một số đại biểu lại nói là thực hiện theo chỉ đạo của Bộ chính trị, UBKT trung ương Đảng là đủ rồi. Quốc hội không cần phải lập ủy ban điều tra lâm thời. Điều này thể hiện hành vi ‘vô liêm sỉ’ trắng trợn xảy ra nơi nghị trường. Bởi vì các đại biểu quốc hội phải thực hiện nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm trước cử tri cả nước, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Nếu không như vậy thì các vị chẳng khác gì « bù nhìn trông dưa ».
GS Pierre Darriulat: Việt Nam không còn cơ hội dùng những người như GS Ngô Bảo Châu với tư cách các nhà khoa học nữa talawas blog
Trả lời phỏng vấn Tuổi trẻ Cuối tuần ngày 13/9/2010, GS Pierre Darriulat, nguyên giám đốc khoa học của trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu, một trong những nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới, sống và làm việc tại Việt Nam từ hơn mười năm nay, nói về tình trạng chảy máu chất xám của Việt Nam và sự cần thiết “phải xây dựng một cái gì đó mới mẻ”. Lấy thí dụ về nhà tóan học Ngô Bảo Châu, ông nhận định:
Trường hợp giáo sư Ngô Bảo Châu là một ví dụ. Khi nhìn vào Ngô Bảo Châu, điều thứ nhất tôi thấy là ở VN có rất nhiều người thông minh. Nhưng nói như thế cũng không khác gì nói rằng ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức… có rất nhiều người thông minh. Thứ hai, sau khi Ngô Bảo Châu giành giải Olympic toán quốc tế và sang châu Âu, có ai biết không? Dường như chúng ta chỉ phát hiện sự tồn tại của anh ấy khi có giải thưởng Fields.
Còn rất nhiều Ngô Bảo Châu như thế đang ở nước ngoài và VN vẫn chưa quan tâm đúng mức. Bây giờ chúng ta mong muốn anh Châu về nước làm việc. Tại sao những người như anh ấy phải quay về VN? Điều ấy được nói ra đã muộn mất 20 năm rồi. Nay VN không còn cơ hội dùng những người như vậy với tư cách các nhà khoa học nữa. VN đã lỡ con tàu đó rồi. Điều có thể là dùng họ làm người cố vấn.
Mới đây, chủ trì cuộc họp về việc thành lập Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán, ông Nguyễn Thiện Nhân, cựu Bộ trưởng GDĐT nay là Phó Thủ tướng, dự kiến GS NGô Bảo Châu sẽ trở thành Viện trưởng Viện này.
- Phỏng vấn nhà toán học Ngô Bảo Châu: Môi trường học thuật ngày nay rất hiếm — Người Việt: Ðược biết, anh từng ký tên trong vấn đề bauxite. Ở xa đất nước, anh quan tâm vấn đề tại Việt Nam ra sao? Anh dựa trên thông tin nào khi bày tỏ thái độ? GS Ngô Bảo Châu: Bản thân tôi không có chuyên môn đặc biệt trong vấn đề khai thác khoáng sản. Nhưng qua đọc những tài liệu có liên quan đến bauxite, cả do những người muốn khai thác cung cấp, và những người chống lại việc đó, tôi tin rằng khai thác bauxite ở Tây Nguyên có thể gây ra một hiểm họa về môi trường. Tôi nghĩ, mỗi người nên có ý thức về xã hội và không nên ngại phát biểu ý kiến của mình. Tất nhiên, trước khi phát biểu cần cân nhắc kỹ về độ chính xác của những thông tin mình có, và không nên coi những vấn đề xã hội như phương tiện cho những mục đích khác.
- Sự kiện Ngô Bảo Châu và nỗi lo về thực trạng giáo dục nước nhà (Tia sáng)---- GS Vũ Cao Đàm: Cơn sốt Ngô Bảo Châu gợi ta xót xa cho thân phận của nền khoa học nước nhà (boxitvn)
GS Ngô Bảo Châu: Khai trường ở nước ngoài đơn giản hơn. --: Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới tại các địa phương (Chính phủ)--
GS Ngô Bảo Châu: Thành lập Quỹ không vì tên tuổi
GS Ngô Bảo Châu khẳng định: "Quỹ được thành lập chỉ có mục đích duy nhất là khuyến học và vận động ủng hộ cho công tác khuyến học..."
- Giải thưởng Fields và câu chuyện “hệ lụy” giáo dục (Tuần VN)
Ngô Bảo Châu đề xuất Chủ tịch nước cơ chế đặc biệt
(VietNamNet) - Trước đề xuất của GS Ngô Bảo Châu về một cơ chế khuyến khích người làm khoa học, Chủ tịch nước nói các bộ, ngành cùng nhau suy nghĩ.
GS Ngô Bảo Châu: Sẽ nhận căn hộ mà Chính phủ tặng
Với riêng GS Châu, giải Fields cũng tạo cho ông cảm hứng mạnh mẽ. Vị GS 38 tuổi này tâm sự: “Giải Fields đã đem lại cho tôi nguồn năng lượng để tiếp tục làm việc và cống hiến”. Với giới nghiên cứu khoa học và nền giáo dục VN, GS Ngô Bảo Châu chính là niềm cảm hứng mới, có khả năng khơi gợi và tiếp thêm năng lượng cho trí tuệ và khoa học nước nhà.
Ông Trần Bá Việt Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT đón GS Ngô Bảo Châu tại cầu thang máy bay. Ảnh: Bích Ngọc |
Bước xuống sân bay Nội Bài vào sáng qua, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ: “Trước mắt, tôi cần nghỉ ngơi vài ngày để tiếp tục chiến đấu”. Dù vậy, nhà toán học trẻ xuất sắc này vẫn đau đáu với ý tưởng cho ra mắt quỹ học bổng mang tên mình.
“Tôi sẽ dành toàn bộ số tiền thưởng từ giải Fields - khoảng 15.000 USD - để lập quỹ học bổng. Đây chỉ là số tiền rất nhỏ, vì vậy, tôi muốn nhiều người cùng chung tay xây dựng để quỹ này có thể lớn mạnh và hoạt động lâu dài. Có người muốn đóng góp một số tiền rất lớn nhưng họ sẽ đứng ra điều hành và vẫn để quỹ mang tên tôi. Tôi không đồng ý vì không muốn rắc rối. Tôi muốn học bổng sẽ phát huy hiệu quả, được trao tận nơi, tận tay cho các sinh viên nghèo học giỏi. Tôi muốn ra mắt quỹ này sớm và bố tôi sẽ tạm điều hành” - GS Châu thổ lộ.
Về chuyện một doanh nhân đánh tiếng muốn tặng GS Ngô Bảo Châu căn biệt thự trị giá 3 triệu USD và vẫn đợi GS thay đổi quyết định dù ông đã từ chối, GS Châu bộc bạch: “Quan điểm của tôi từ trước tới nay là không nhận quà của cá nhân. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói Chính phủ muốn tặng tôi một căn hộ thì tôi nhận. Những khi tôi không ở VN, căn hộ đó sẽ được Viện Toán VN dùng để tiếp khách nước ngoài”.
Có mặt tại lễ đón tại sân bay, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Vũ Minh Giang cho biết, ĐHQG Hà Nội mong muốn trao bằng Tiến sĩ danh dự cho GS Châu vào tháng 10 tới đây.
Ông Giang nói: "Mặc dù GS Ngô Bảo Châu đã tốt nghiệp tiến sĩ ở Pháp nhưng chúng tôi vẫn muốn mời GS nhận bằng tiến sĩ danh dự của ĐH Quốc gia. Chúng tôi sẽ gửi GS Ngô Bảo Châu thư mời tới hiệu trưởng trường ĐH Chicago, nơi GS làm việc và mời GS cùng hiệu trưởng trường ĐH Chicago cùng tham dự lễ trao bằng tiến sĩ danh dự này".
Trước đó, 12 tiến sĩ danh dự của ĐHQG Hà Nội đều là 12 học giả danh tiếng của nước ngoài.
“Tôi sẽ dành toàn bộ số tiền thưởng từ giải Fields - khoảng 15.000 USD - để lập quỹ học bổng. Đây chỉ là số tiền rất nhỏ, vì vậy, tôi muốn nhiều người cùng chung tay xây dựng để quỹ này có thể lớn mạnh và hoạt động lâu dài. Có người muốn đóng góp một số tiền rất lớn nhưng họ sẽ đứng ra điều hành và vẫn để quỹ mang tên tôi. Tôi không đồng ý vì không muốn rắc rối. Tôi muốn học bổng sẽ phát huy hiệu quả, được trao tận nơi, tận tay cho các sinh viên nghèo học giỏi. Tôi muốn ra mắt quỹ này sớm và bố tôi sẽ tạm điều hành” - GS Châu thổ lộ.
Về chuyện một doanh nhân đánh tiếng muốn tặng GS Ngô Bảo Châu căn biệt thự trị giá 3 triệu USD và vẫn đợi GS thay đổi quyết định dù ông đã từ chối, GS Châu bộc bạch: “Quan điểm của tôi từ trước tới nay là không nhận quà của cá nhân. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói Chính phủ muốn tặng tôi một căn hộ thì tôi nhận. Những khi tôi không ở VN, căn hộ đó sẽ được Viện Toán VN dùng để tiếp khách nước ngoài”.
Có mặt tại lễ đón tại sân bay, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Vũ Minh Giang cho biết, ĐHQG Hà Nội mong muốn trao bằng Tiến sĩ danh dự cho GS Châu vào tháng 10 tới đây.
Ông Giang nói: "Mặc dù GS Ngô Bảo Châu đã tốt nghiệp tiến sĩ ở Pháp nhưng chúng tôi vẫn muốn mời GS nhận bằng tiến sĩ danh dự của ĐH Quốc gia. Chúng tôi sẽ gửi GS Ngô Bảo Châu thư mời tới hiệu trưởng trường ĐH Chicago, nơi GS làm việc và mời GS cùng hiệu trưởng trường ĐH Chicago cùng tham dự lễ trao bằng tiến sĩ danh dự này".
Trước đó, 12 tiến sĩ danh dự của ĐHQG Hà Nội đều là 12 học giả danh tiếng của nước ngoài.
- Theo NLD, Tienphong
“Giải thưởng của GS Ngô Bảo Châu đã đạt được, là tấm gương về sự nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn...” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu
Tâm sự của GS Ngô Bảo Châu
Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật luôn được xếp vị trí đầu tiên cùng với sự bình đẳng giữa các nhà khoa học không phân biệt già trẻ, cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học.
(VOV) - VOVNews giới thiệu toàn văn bài phát biểu đầy xúc động của GS Ngô Bảo Châu tại buổi lễ chào mừng diễn ra tối ngày 29/8 ở Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Trước hết, tôi xin bày tỏ tấm lòng cảm kích của tôi đối với Nhà nước và Chính phủ đã tổ chức buổi lễ mừng hôm nay với một tấm lòng trân trọng và chân thành.Tôi cũng thực sự cảm động khi nhận thấy niềm vui, niềm tự hào của giải thưởng Fields đã được chia sẻ với đồng bào trên khắp cả nước, bắt gặp niềm hân hoan, niềm tự hào trong mắt các bạn học sinh, sinh viên trong buổi lễ hôm nay, làm sự hân hoan, niềm tự hào của cá nhân tôi được nhân lên nhiều lần.
Lần đầu tiên, giải thưởng Fields, giải thưởng quan trọng nhất của Toán học đã được trao cho một nhà Toán học xuất thân từ một nước đang phát triển.
Ngô Bảo Châu phát biểu tại buổi lễ chào mừng diễn ra tối ngày 29/8 (Ảnh:Dân trí) |
Tôi sinh ra trong chống Mỹ, lớn lên trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn của thời kỳ hậu chiến. Tuy không ai thích thú những sự ôn nghèo kể khổ, ta cũng không thể không nhớ lại những yếu tố đã tạo thành con người của chúng ta, cả về thể xác lẫn tinh thần.
Ngay khi còn bé, tôi đã hiểu rằng, bố mẹ đã phải nhịn ăn, nhịn mặc nuôi tôi khôn lớn. Gần 20 năm trở lại đây, tôi sinh sống ở nước ngoài, rất lâu ở Pháp và gần đây ở Mỹ, tiếp xúc với cuộc sống người nước ngoài, tôi hiểu rằng, tuổi thơ của tôi và các bạn cùng lứa có thể thiệt thòi hơn về cái ăn, cái chơi, nhưng học tập thì chưa chắc.
Sinh ra trong gia đình trí thức có truyền thống, việc học hành của tôi luôn là ưu tiên số một của bố mẹ. Có lẽ vì bố mẹ tôi là nhà khoa học, nên niềm nên ham mê khoa học và giá trị tuyệt đối của trí thức đã ngấm vào máu tôi từ lúc nào không biết.
Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, việc học hành vẫn được coi là quan trọng nhất, nhưng tình yêu khoa học, yêu tri thức, theo ý kiến chủ quan của tôi vẫn là chuyện hiếm hoi.
Điều kiện thuận lợi đặc biệt nữa cần kể đến là tuổi học trò của tôi đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôi dưỡng. Tôi hiểu cộng đồng toán học theo nghĩa rộng, từ thầy Tôn Thân, giáo viên chuyên toán Trường THCS Trưng Vương, đến thầy cô khối Chuyên Toán A0, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội cho đến các nhà khoa học trẻ thời đó đã dạy tôi với tất cả tâm huyết của mình, hoàn toàn vô tư trong hoàn cảnh kinh tế cực kỳ khó khăn lúc đấy. Tôi không thể kể hết tên các anh.
Nhưng xin kể một ví dụ. Thầy Phạm Hùng, khối chuyên toán. Tôi đã học thầy trong căn phòng 8m2, lúc nào cũng nghi ngút khói thuốc bắc vì thầy hay đau ốm nhưng thù lao duy nhất thầy nhận của bố mẹ tôi chỉ là cân đường hay vỉ thuốc bổ. Trong cộng đồng Toán học Việt Nam, việc người đi trước nắm tay người đi sau là chuyện hết sức tự nhiên.
Gần đây, do được cộng tác với một số nhà khoa học khác, tôi mới hiểu ra rằng, tinh thần yêu thương, đoàn kết trong cộng đồng toán học Việt Nam là cái hiếm hoi và đáng quý. Khoa học nói chung và Toán học Việt Nam ta nói riêng chưa thực sự xuất sắc trên thế giới, nhưng nếu không có tinh thần yêu thương, đoàn kết cũng như tinh thần nghiêm khắc không bao che cho yếu kém học thuật thì toán học và khoa học sẽ không thể tiến bộ.
May mắn đặc biệt tiếp theo là được Chính phủ Pháp cấp học bổng đại học. Là sinh viên nước ngoài, nhưng tôi chưa bao giờ bị kém ưu tiên so với sinh viên Pháp. Ngược lại, chính GS trưởng khoa Toán Trường Sư phạm Paris đã khuyên tôi làm việc với GS Gérard Laumon, lúc đó là một trong những nhà toán học xuất sắc nhất. Ông Laumon là người giúp tôi từ một cậu sinh viên thích học toán trở thành nhà khoa học chuyên nghiệp. Ông là một người tuyệt vời. Trong nhóm học trò của ông hiện nay, có hai người đoạt giải thưởng Fields. Gần đây nhất, cô học trò trẻ tuổi nhất của ông đã thành GS Đại học Harvard khi chưa đầy 30 tuổi.
Trưởng thành trong nhóm khoa học của ông Laumon, theo đồng nghiệp của ông đánh giá, không chỉ có tôi và một người đoạt giải thưởng Fields năm 2002, mà còn có nhiều nhà khoa học trẻ xuất sắc khác.
Trong thời gian này, tôi hiểu được sự quan trọng, được sức mạnh của nhóm nghiên cứu khoa học kết hợp những nhà khoa học có kinh nghiệm, tên tuổi, có hiểu biết nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và những nghiên cứu sinh tràn trề đam mê khoa học. Tôi thực sự hạnh phúc khi giải thưởng Fields tuy trao cho cá nhân nhưng cũng đem lại vinh dự xứng đáng cho cộng đồng toán học Pháp cũng như cộng đồng Toán học Việt Nam.
Từ hơn ba năm nay, tôi có may mắn được làm việc ở Viện Nghiên cứu cơ bản cao cấp Princeton, viện được thành lập từ những năm 1930, là nơi Anbel Enstein đã làm việc hơn 40 năm.
Ngoài số ít GS cơ hữu ở viện mà hầu hết là nhà vật lý, toán học hàng đầu thế giới thì thường xuyên có nhiều nhà khoa học trẻ khắp nơi đến làm việc từ 1 đến 2 năm.
Ngoài sự hỗ trợ tài chính rất lớn của Chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức, cá nhân khác, cách tổ chức công việc hiệu quả của Viện Princeton là cái rất đáng để học tập.
Trong một khoảng thời gian không lớn, viện đã thành lá cờ đầu của toán học, vật lý lý thuyết, đóng vai trò rất lớn cho sự hình thành trường phái khoa học của Mỹ và vào thời điểm hiện tại đóng vai trò số một.
Nếu không có thời gian làm việc ở Princeton, rất có thể Bổ đề cơ bản vẫn chưa thể hoàn thành trong thời điểm này. Ngoài ra, sự tiếp xúc với các nhà khoa học thiên tài như William, tôi đã xác định được rõ ràng công trình nghiên cứu tiếp theo của mình sau khi Bổ đề cơ bản hoàn thành.
Từ trải nghiệm ở Pháp và Mỹ, tôi đã hiểu ra rằng, môi trường khoa học lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của các nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật luôn được xếp vị trí đầu tiên cùng với sự bình đẳng giữa các nhà khoa học không phân biệt già trẻ, cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng, tôi xin nhắc đến một người, một nhà khoa học và một người bạn lớn của Việt Nam, đó là ông Henri Van Regemortern. Khi còn là sinh viên, ông đã tham gia phong trào đấu tranh bên Pháp phản đối chính sách thực dân ở Đông Dương. Sau này, ông đã sang Việt Nam nhiều lần và trở thành bạn thân thiết của ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ông là người sáng lập ra Ủy ban hợp tác khoa học kỹ thuật Pháp - Việt. Tôi có may mắn sống trong ngôi nhà của ông nhiều năm. Tôi học được rất nhiều từ con người của ông. Qua việc làm của ông, tôi hiểu rằng, nhiệm vụ của nhà khoa học không chỉ là chuyên môn mà còn là đem đến cho những người trẻ tuổi, không kể xuất xứ, không nhất thiết phải là người thân cơ hội tốt tiềm năng của họ phát triển trong khoa học và rộng hơn là trong cuộc sống. Đó là điều tôi muốn nói với các nhà khoa học Việt Nam, những nhà quản lý và tất cả những người làm cha mẹ.
Hiện trạng khoa học và giáo dục của chúng ta chưa được như mong đợi. Nhưng với ý thức mỗi người, sự cố gắng của Nhà nước, Chính phủ, qua những quyết sách đúng đắn, dũng cảm sẽ là tiền đề cho những chuyển biến tích cực. Cuối cùng, tôi xin chúc tất cả các bạn trẻ luôn giữ được niềm tin, niềm say mê để đi tiếp con đường mình đã chọn./.
GS Ngô Bảo Châu
Đón GS Ngô Bảo Châu ở Nội Bài
- GS.VS Phạm Minh Hạc: Chúng ta quá lãng phí nhân tài (Dân trí). “…càng ngẫm, tôi lại càng thấy ngậm ngùi cho nhân tài giáo dục Việt Nam hiện nay…”
Đám đông và nhà khoa học
Tôn vinh tri thức, khoa học là việc tốt đẹp muôn đời, tốt hơn xuýt xoa với những giá trị ảo, những bằng cấp học vị nhan nhản được mua bằng tiền. Nhưng Toán học nào có thể thăng hoa trong vòng vây của một đám đông đang vỗ tay ồn ào kia được?
1. Sáng tạo thì luôn đòi hỏi sự cô đơn và tránh xa mọi tạp niệm của đời sống. Giữ lòng thanh tĩnh trong hân hoan là điều kiện phải có cho mọi sáng tạo tinh thần. Nhà khoa học phải đạt đến trạng thái này để bùng nổ hay kết tinh lại năng lực trí tuệ ngoại hạng của mình.
Trạng thái solitude đó (tạm dịch: hoan tịnh) đòi hỏi rất nhiều điều kiện, từ mức độ cá nhân cho đến xã hội, mới có thể đưa đến một sự tĩnh tại, solitude tuyệt đối, nền tảng cho mọi sự thăng hoa và bùng nổ của trí tuệ.
Hiểu theo nghĩa đó, các trường đại học danh tiếng Âu Mỹ, cùng với vị trí địa lý nơi nó tọa lạc, quả là môi trường tuyệt hảo cho mọi sáng tạo. Nơi đó, thư viện là thánh đường, thời khắc nghiên cứu thì đầy ắp niềm vui trí tuệ, lề thói xã hội thì trật tự thong dong... Rất ít bụi trần ai chen được vào sân trường đại học của họ.
2. Trong những ngày này, rất nhiều người Việt Nam như phát sốt lên vì giải thưởng toán học Fields. Cũng như họ, tôi hoàn toàn mù tịt về Bổ đề cơ bản cho chương trình Langlands mà Ngô Bảo Châu đã chứng minh. Lại càng không thể hình dung được thành tựu toán học này sẽ tăng được bao nhiêu phần trăm trong GDP cả nước (?). Chắc là không, nhưng chúng ta vẫn hoan hỉ, tin tức vẫn tràn ngập trên báo chí theo cách người ta ăn mừng một bàn thắng bóng đá (vốn chỉ là một trò chơi), hay một cuộc đăng quang của một cô hoa hậu chân dài nào đó.
Chúng ta ăn mừng một giải thưởng toán học cao cấp, vốn là lĩnh vực am hiểu của một thiểu số rất nhỏ. Chúng ta đòi xuống đường vì Ngô Bảo Châu đã thắng trong một cuộc tranh tài mà 99% người Việt Nam không hề hiểu lấy một phân. Chúng ta vui mừng với tâm thế thèm khát sự vượt trội, với ám ảnh bệnh thành tích từ thuở sưu tập phiếu bé ngoan mỗi tuần. Tôi chắc chúng ta sẽ không hoan hỉ đến thế, nếu không có giải thưởng kia. Chúng ta cần một sự hơn thua, để tự tin xác tín Ngô Bảo Châu là người lỗi lạc. Phải chăng, chúng ta đang mừng chiến thắng với một tâm lý đầy mặc cảm, thua chị kém em đã bị dồn nén quá lâu?
3. Có lẽ, với tâm thế mặc cảm mang lớp áo dân tộc tính đó, báo chí, dân chúng, quan chức... đã quên sự mực thước trong việc tôn vinh nhà khoa học trẻ kia. Sung sướng vì Ngô Bảo Châu là người Việt đã hẳn, nhưng không thể nhận vơ để "lên mặt" về những hoa trái tri thức mà bạn ấy gặt hái được từ nước ngoài. Chúng ta nghiễm nhiên coi thành quả này là của nền giáo dục Việt Nam, vốn có sinh mà không dưỡng. Và từ đó, phóng chiếu rất nhiều can dự, cãi vã vào lộ trình khoa học của nhà toán học trẻ tuổi: chức vụ, huân chương, tặng nhà, bỏ bạc tỉ xây Viện Toán cao cấp... Thậm chí lôi cả đời tư lên mặt báo: nhà toán học "si tình" thì đã sao?
4. Tôn vinh tri thức, khoa học là việc tốt đẹp muôn đời, tốt hơn xuýt xoa với những giá trị ảo, những bằng cấp học vị nhan nhản được mua bằng tiền. Bạn giáo sư kia ắt sẽ rất hạnh phúc trong những ngày này. Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chỉ trong một ngày, coi như đã báo đáp xong.
Nhưng phải cảnh giác với cái giá của sự nổi tiếng (theo kiểu Việt Nam), đang bị khoanh vùng và mang màu sắc quốc gia thiển cận. Cái giá đó sẽ rất đắt, nếu những lời tung hô rộn ràng kia đánh mất thái độ trung dung và tâm thế an nhiên của nhà khoa học. Toán học nào có thể thăng hoa trong vòng vây của một đám đông đang vỗ tay ồn ào kia được?
Chúng ta cũng vậy, đừng để những tình cảm háo thắng náo nhiệt xâm thực vào không gian sáng tạo rất yên tĩnh kia. Vui dăm bữa rồi thôi, hãy để khối óc lỗi lạc kia quay trở lại thánh đường toán học của mình, trong niềm hoan tịnh. Đừng cột vào con người ấy những tước hiệu, gánh nặng vô bổ và cồng kềnh, thừa thãi cho niềm vui toán học, vốn dĩ không dành cho số đông.
Đó là cách tốt đẹp nhất mà chúng ta biểu lộ niềm tự hào của một dân tộc vừa thông minh xuất chúng, vừa... thanh lịch.
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
- Trí thức Việt Kiều nói về môi trường khoa học tại Việt Nam nhân « sự kiện Ngô Bảo Châu » (RFI)
Vì sao “Bổ đề Cơ bản”? (NVP)
Ngay sau khi GS Ngô Bảo Châu được chính thức trao giải toán học Fields, tôi gởi thư cho một giáo sư quen biết đang giảng dạy môn Toán tại một đại học hàng đầu ở Úc, mời ông viết bài cho TBKTSG, giới thiệu nội dung, ý nghĩa của công trình nghiên cứu mà nhờ đó GS Châu được trao giải.
Người giáo sư trả lời: “Đây là chuyện rất khó, có thể nói là "đội đá vá trời". Một trong ba người cùng được giải thưởng với Ngô Bảo Châu cũng nói rằng họ không thể hiểu hết công trình của nhau. Nếu tôi muốn viết một bài 1.500 từ để người “ngoại đạo” có thể đọc hiểu và hứng thú thì có lẽ tôi phải bỏ ra một năm dành toàn thời gian tìm hiểu công trình đó trước khi có thể viết. Viết như thế nào để người chuyên môn không cười mình dốt, và người không chuyên môn không thấy mình "khoe chữ" mà thấy thích thú! - chuyện không thể làm được trong một hai ngày cuối tuần đâu”.
Đây là một sự khiêm tốn và cẩn trọng mà chúng tôi phải tôn trọng.
Thế nhưng trong nhiều ngày vào tuần trước, những ai muốn tìm thông tin nói trên hầu như khó tìm thấy chúng trên báo chí trong nước. Có cảm giác chúng ta nói đến việc GS Châu được trao Huy chương Fields giống như lúc ông dành được huy chương vàng thi toán quốc tế cách đây hơn 20 năm với quy mô lớn hơn nhiều lần mà thôi. Tức là chúng ta xem đây như một cuộc ganh đua và cuối cùng ăn mừng kết quả. Trong khi thật ra Huy chương Fields là một ghi nhận đến sau những thành tựu trong nghiên cứu toán học của GS Châu, cũng như đa số các giải Nobel, được trao cho những thành tựu trước đó, có khi hàng chục năm, của người đoạt giải.
Cũng may, với từng người đoạt Huy chương Fields, Ban tổ chức Hội nghị toán học thế giới 2010 đều có hai tài liệu giới thiệu, một là bản tuyên dương chính thức, dành cho giới chuyên môn và một bản giới thiệu công trình dành cho công chúng rộng rãi hơn. Người viết bản giới thiệu công trình là nhà báo nữ Julie Rehmeyer, phụ trách chuyên mục Toán cho bán nguyệt san Science News. Ở đây xin mở ngoặc, mong sao có ngày ở Việt Nam, cũng sẽ có nhà báo chuyên về văn học viết lời giới thiệu cho một tác phẩm văn học đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn hay một nhà báo chuyên về điện ảnh được Hội Điện ảnh mời viết lời tuyên dương cho một bộ phim đoạt giải Cánh diều vàng với tính chuyên nghiệp cao như thế.
Bài viết của bà Rehmeyer chỉ dài hai trang nhưng giúp người đọc hiểu được tầm mức công trình của GS Châu. Nếu tóm tắt hai trang này, lượt bỏ hết những khái niệm chuyên môn, chúng ta sẽ có một bức tranh như sau: Năm 1967, nhà toán học Robert Langlands đưa ra một loạt các giả thuyết táo bạo mà đa số cho đến nay vẫn chưa được chứng minh và sẽ là đề tài nghiên cứu cho nhiều thế hệ các nhà toán học trong tương lai. Tuy nhiên các giả thuyết này, được xây dựng thành một chương trình đầy tham vọng, nếu được chứng minh sẽ thống nhất nhiều lãnh vực toán học hiện đại lại thành một thể thống nhất, ví dụ giữa hình học, đại số và số học.
Một trong những công cụ được phát triển từ chương trình Langlands là “công thức vết Arthur-Selberg”, một phương trình cho thấy có thể dùng thông tin hình học để tính toán thông tin số học. Nhưng Langlands gặp một trở ngại lớn khi sử dụng công thức này, vì cứ xuất hiện những tổng số phức tạp. Theo Langlands các tổng số này bằng nhau nhưng ông không thể nào chứng minh được điều đó. Ông xem đây là một bài toán đơn giản nên gọi nó là “bổ đề” (lemma – một kết quả phụ được dùng để chứng minh những kết quả quan trọng hơn) và giao cho một nghiên cứu sinh giải quyết. Thế nhưng không một nghiên cứu sinh nào chứng minh được nó nên Langlands tự mình, rồi nhờ các nhà toán học khác vào cuộc. Đến khi không ai chứng minh được nó, người ta mới gọi nó bằng cái tên quan trọng hơn: “Bổ đề Cơ bản”.
Trong hơn ba mươi năm, vì không ai chứng minh được Bổ đề Cơ bản nên nhiều nhà toán học cứ giả định là nó đúng và xây dựng những công trình dựa trên giả định này. Giả thử nó sai, hàng loạt lý thuyết toán học mà nhiều người dày công xây dựng sẽ sụp đổ.
Cuối cùng, Ngô Bảo Châu là người chứng minh được nó bằng một cách tiếp cận hoàn toàn bất ngờ và mới mẻ. Và khi đưa ra cách tiếp cận này, ông đã giúp mọi người nhìn lại Bổ đề Cơ bản với cách hiểu hoàn toàn mới. Chính nhờ đó, năm 2004, cùng với người thầy của mình là GS Gerard Laumon, ông chứng minh những trường hợp đặt biệt của Bổ đề Cơ bản, và năm 2008 đã giải quyết được toàn bộ bài toán trong trường hợp tổng quát. Phương pháp của ông được kỳ vọng sẽ là công cụ giúp giải quyết những bài toán khác trong chương trình Langlands, thậm chí toàn bộ các giả thuyết làm nên tầm nhìn của Langlands vì cho dù ai làm được việc này cũng sẽ phải dựa vào những ý tưởng Ngô Bảo Châu đưa ra.
Như vậy, thiết tưởng phải đánh giá công trình của GS Ngô Bảo Châu như một bước tiến lớn của ngành toán thế giới chứ không phải của riêng nước nào. Ngoài lãnh vực chuyên ngành của ông, cũng như những nhân vật từng đoạt giải lớn như Nobel, những ý kiến của ông sau này trong nhiều lãnh vực khác, đặc biệt trong giáo dục, khoa học, sẽ mang theo nó một trọng lượng uy tín đáng kể. Đó là kỳ vọng của chúng ta về đóng góp của ông trong tương lai cho nhiều vấn đề của Việt Nam cần có ý kiến của những người như GS Ngô Bảo Châu.
- Các nước viết gì về giải Fields? (BBC)
– Vietnam Maths Revolution? (The Diplomat).
- Tự do và bầu trời (Nguyễn Vĩnh). – Nhà toán học và bầy cừu (blog Hiệu Minh). “…gọi người bám theo lề như con cừu thì có nên chăng, nhất là giáo sư vừa được giải Fields cách đó vài ngày”. Tác giả nghe chừng khó chịu với câu nói (chắc sẽ đi vào cuộc sống rất lâu) của GS Ngô Bảo Châu.
Thời cơ cho toán học VN: Cần chiến lược sáng suốt và lâu dài Thanh Niên
Để có được những nhà khoa học mang tầm quốc tế như GS Ngô Bảo Châu, đất nước ta cần phải có một quá trình lâu dài và liên tục. Đây là một trong những ý kiến then chốt trong cuộc trao đổi giữa GS toán học Nguyễn Tiến Dũng, ĐH Toulouse (Pháp) với PV ...
Đại tướng đặc biệt quan tâm giáo sư Ngô Bảo ChâuVNExpress
“Cơ hội Ngô Bảo Châu” đang ở trước mắt !Báo văn hóa Online
Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Tài năng là đặc sản cá nhânTiền Phong Online
VietNamNet -Đài Á Châu Tự Do -VTC
tất cả 14 bài viết »
Nghĩ về sự kiện Ngô Bảo Châu Tuan Viet Nam
Tại sao viên kim cương trí tuệ chỉ có thể chói sáng ở các nước công nghiệp phát triển mà không thể chói sáng ở quê nhà là một câu hỏi không khó nhưng lại nan giải. Trường hợp của Ngô Bảo Châu cho thấy rằng việc mở ra những cách nhìn mới, những cách tiếp cận mới và tạo điều kiện cho sự phát triển sáng tạo của tư duy mới trên các lãnh vực khoa học là mục tiêu chân chính của đào tạo đại học ở bất cứ nơi đâu. Trong ý nghĩa đó, một nền giáo dục đại học chân chính phải là một nền giáo dục nhân bản và không nhân bản, tức là phải lấy con người làm gốc và tạo nên sự khác biệt, chứ không phải nhân ra nhiều bản sao.
LTS: Sau những ngày cả xã hội vui mừng đón nhận thông tin GS Ngô Bảo Châu được vinh danh với giải thưởng Fields danh giá, mới đây Tuần Việt Nam nhận được bài viết của tác giả Thái Nam Thắng, đặt ra những vấn đề đáng suy ngẫm. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng bài viết dưới đây.Có thể GS Ngô Bảo Châu vẫn cần đến giải thưởng và sự vinh danh, nhưng "hoà thượng" Thích Toán Học thì chắc chắn luôn là một chiếc thuyền rỗng đáy, đừng chở cái gì theo mình cả, dù là cái huy chương "Fields" lấp lánh ánh vàng. Chỉ có như vậy, một ngày kia thiên tài mới không đi lẫn với bầy cừu.
Không có sự sáng tạo đích thực nào không đi liền hai chữ "tự do"
Mỗi người cần có khát vọng, cả dân tộc dám ước mơ? Liệu đó có thể là những tia lạc quan cho người Việt sau sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Giải thưởng Fields? Chắc chắn sẽ còn nhiều câu hỏi và dự cảm hơn thế, nhưng câu trả lời hình như đang bị che khuất đâu đó chung quanh những thông tin quá nhiều về lòng tự hào Việt Nam trong những ngày vừa qua.
Ai cũng hiểu, lòng tự hào như vậy cũng sẽ nhanh chóng đi qua. Nếu nói cho đúng, hiện tượng Ngô Bảo Châu đã đi vào lịch sử toán học thế giới. Ngô Bảo Châu sẽ chẳng còn là niềm tự hào riêng của người Việt, của "nền toán học Việt Nam", "trí tuệ Việt Nam".
Nhưng rồi đây có bao nhiêu "trí tuệ Việt Nam", "trí tuệ của nền toán học Việt Nam" có thể hiểu đầy đủ về "Bổ đề cơ bản" để diễn giải và ứng dụng nó trong tư duy toán học của người Việt hay ở các lĩnh vực khác liên quan đến toán học, đến đời sống thực tiễn?
Sự bí hiểm của một nghi vấn suốt 30 năm, làm đau đầu thế giới toán học, chả lẽ cuối cùng cũng chỉ đọng lại một mớ những mơ mơ hồ hồ trong cái "niềm tự hào" kiểu phong trào kia hay sao? "Của báu" mà không đủ khả năng để dùng, hay thuộc sở hữu của đỉnh cao trí tuệ Việt Nam, nhưng thế giới lại "mượn" để dùng, và dùng rất đúng chỗ, rất hiệu quả?
Sự vượt trội của một cá nhân xuất sắc cuối cùng đã làm lộ ra một sự thật trần trụi, nói như Lão Tử đó là "thiểu thắng đa" của đạo giảm trừ (đạo Trời). Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông. Nếu tinh tuý mà thuộc về số đông thì nó chẳng còn gì là tinh tuý nữa. Đó là con đường độc thiện kỳ thân và cả sự khổ công "tu luyện" của "hoà thượng" Thích Toán Học (blog của GS Ngô Bảo Châu) trong nhiều ngày nghiền ngẫm, suy nghiệm về "công án" Langlands.
Có lẽ lời phát biểu gây ấn tượng đến nhiều người của GS Ngô Bảo Châu và được không ít báo trích lại đó là: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do".
Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông
Không có sự sáng tạo đích thực nào không đi liền hai chữ "tự do"
Mỗi người cần có khát vọng, cả dân tộc dám ước mơ? Liệu đó có thể là những tia lạc quan cho người Việt sau sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Giải thưởng Fields? Chắc chắn sẽ còn nhiều câu hỏi và dự cảm hơn thế, nhưng câu trả lời hình như đang bị che khuất đâu đó chung quanh những thông tin quá nhiều về lòng tự hào Việt Nam trong những ngày vừa qua.
Ai cũng hiểu, lòng tự hào như vậy cũng sẽ nhanh chóng đi qua. Nếu nói cho đúng, hiện tượng Ngô Bảo Châu đã đi vào lịch sử toán học thế giới. Ngô Bảo Châu sẽ chẳng còn là niềm tự hào riêng của người Việt, của "nền toán học Việt Nam", "trí tuệ Việt Nam".
Nhưng rồi đây có bao nhiêu "trí tuệ Việt Nam", "trí tuệ của nền toán học Việt Nam" có thể hiểu đầy đủ về "Bổ đề cơ bản" để diễn giải và ứng dụng nó trong tư duy toán học của người Việt hay ở các lĩnh vực khác liên quan đến toán học, đến đời sống thực tiễn?
Sự bí hiểm của một nghi vấn suốt 30 năm, làm đau đầu thế giới toán học, chả lẽ cuối cùng cũng chỉ đọng lại một mớ những mơ mơ hồ hồ trong cái "niềm tự hào" kiểu phong trào kia hay sao? "Của báu" mà không đủ khả năng để dùng, hay thuộc sở hữu của đỉnh cao trí tuệ Việt Nam, nhưng thế giới lại "mượn" để dùng, và dùng rất đúng chỗ, rất hiệu quả?
Sự vượt trội của một cá nhân xuất sắc cuối cùng đã làm lộ ra một sự thật trần trụi, nói như Lão Tử đó là "thiểu thắng đa" của đạo giảm trừ (đạo Trời). Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông. Nếu tinh tuý mà thuộc về số đông thì nó chẳng còn gì là tinh tuý nữa. Đó là con đường độc thiện kỳ thân và cả sự khổ công "tu luyện" của "hoà thượng" Thích Toán Học (blog của GS Ngô Bảo Châu) trong nhiều ngày nghiền ngẫm, suy nghiệm về "công án" Langlands.
Có lẽ lời phát biểu gây ấn tượng đến nhiều người của GS Ngô Bảo Châu và được không ít báo trích lại đó là: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do".
Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông
Gác chuyện "bám lề" sang một bên, nói chuyện tự do thôi. GS Ngô Bảo Châu đã nhận thức về hai chữ "tự do" ở đỉnh cao của vinh quang cá nhân. Thiết nghĩ, đó mới là niềm tự hào của người Việt Nam về Ngô Bảo Châu, và với câu nói này "hoà thượng" Thích Toán Học mới là người ngộ đạo (đạo toán học). Vậy giải thưởng kia còn danh nghĩa gì nữa trước hai chữ "tự do"? Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ "tự do". Tại sao mỗi người phải biến mình thành một cá nhân "ăn khớp" với xã hội, ăn khớp với những lề thói mà đôi khi chúng chỉ là một mớ bảo thủ hỗn độn được một ít trí khôn ranh mãnh và một vài dữ liệu không đầy đủ của tri thức nhào nặn ra?
Mỗi người không chỉ có một cơ chế tránh bụi bẩn khi gió cát nổi lên mà chính khi nhìn thấy bụi bẩn họ mới hiểu hết được tính chất ô nhiễm của thế giới và sự cùng tồn tại bất phân ly với thanh tĩnh. Điều khác biệt lớn nhất là làm thế nào để cộng tồn, để sống với bụi bẩn khi sự che lấp, gian dối biến ảo chung quanh đời người luôn làm sai lệch nhận thức thực tế, làm giới hạn sự tự do, để người ta không dám nghĩ, không dám nói, không dám hành động và không dám tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm?
Câu trả lời chỉ có thể đến từ một con người dám mãnh liệt bảo vệ sự tự do, sống với tự do.
Sự "tự sướng" khôi hài
Thật lạ lùng, có không ít người trong chúng ta hoan hô giải thưởng, hoan hô câu nói đĩnh đạc ấy, trong khi ý chí thì cùn nhụt, nhận thức thì đóng khuôn bởi bao nhiêu những lề luật. Con người nô lệ cho hoàn cảnh trong những điều kiện họ hoàn toàn có quyền chọn lựa sự tự do. Vậy phải chăng có quá nhiều người không muốn tự do, nhưng thích hoà mình vào tập thể để tung hô tự do?
Nếu đúng là như vậy thì đó chính là quy luật gia tăng của "đạo tiểu nhân" mà Lão Tử nói. Khi đạo tiểu nhân gia tăng thì chữ tự do làm gì còn môi trường trong lành đích thực để hít thở. Bởi sự xâm chiếm của cái số lượng, cái mạnh, cái cứng rắn, bạo lực từ bên ngoài sẽ bành trướng và chiến thắng.
Chỉ khi đạo của tự do (tự nhiên nhi nhiên) xuất hiện thì mới có thể "lấy yếu đánh mạnh", "lấy ít địch nhiều". Chỉ có như thế mới có thể phát hiện ra hiền tài, đề cao hiền tài, mới có thể hiểu được sức mạnh và công dụng lớn có khi nằm ở những sự giản đơn (đến bất ngờ). Những phức tạp rườm rà, luân hồi lên xuống trong đời sống sở dĩ diễn ra bất tận vì con người có đặc tính "tham sinh uý tử", không biết đặt mình vào cái chỗ nguy hiểm, cái chỗ mất tự do để khao khát tự do.
Đỉnh cao trí tuệ của dân tộc làm sao có thể đến từ thói quen "khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai". Cá nhân một khi đã đánh mất tự do của chính mình thì chỉ có thể vỗ ngực tự hào với những thứ tự do vô thưởng vô phạt, mà biểu hiện thường thấy là sự tự mãn hô to lên "tôi tự hào quá, tôi sẽ đặt ngay tên con tôi là Bảo Châu để lớn lên trí tuệ của nó cũng sẽ được 'nhập dữ liệu' như thế".
Đó là sự "tự sướng" khôi hài. Vì sự mất tự do lớn nhất chính ở lúc chúng ta tranh nhau vỗ tay và tung hô sự hùng vĩ của một cá nhân về cho một tập thể, bất chấp diễn trình nhân quả, sự nỗ lực sinh tử và cô đơn tận cùng của cá nhân. "Hoà thượng" Thích Toán Học sẽ mất đi danh hiệu ngộ đạo nếu ông khuyên mọi người hãy ước mơ đến cái tự hào của giải thưởng.
Tự do sẽ sinh ra tất cả những giải thưởng cao quý nhất của loài người. Giải thưởng ấy tự động để tự do rơi trở về với khái niệm "toàn mỹ" của chính nó, có nghĩa rằng "giải thưởng" ấy phải phục vụ con người, chứ nó không phải là cái tủ trang sức chứa đựng vô số những vàng, bạc, đá quý, kim cương, đô-la, biệt thự, hay phải phục vụ cho một cá nhân, tư tưởng tự xưng là ưu tú nào...
Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ "tự do"
Mỗi người không chỉ có một cơ chế tránh bụi bẩn khi gió cát nổi lên mà chính khi nhìn thấy bụi bẩn họ mới hiểu hết được tính chất ô nhiễm của thế giới và sự cùng tồn tại bất phân ly với thanh tĩnh. Điều khác biệt lớn nhất là làm thế nào để cộng tồn, để sống với bụi bẩn khi sự che lấp, gian dối biến ảo chung quanh đời người luôn làm sai lệch nhận thức thực tế, làm giới hạn sự tự do, để người ta không dám nghĩ, không dám nói, không dám hành động và không dám tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm?
Câu trả lời chỉ có thể đến từ một con người dám mãnh liệt bảo vệ sự tự do, sống với tự do.
Sự "tự sướng" khôi hài
Thật lạ lùng, có không ít người trong chúng ta hoan hô giải thưởng, hoan hô câu nói đĩnh đạc ấy, trong khi ý chí thì cùn nhụt, nhận thức thì đóng khuôn bởi bao nhiêu những lề luật. Con người nô lệ cho hoàn cảnh trong những điều kiện họ hoàn toàn có quyền chọn lựa sự tự do. Vậy phải chăng có quá nhiều người không muốn tự do, nhưng thích hoà mình vào tập thể để tung hô tự do?
Nếu đúng là như vậy thì đó chính là quy luật gia tăng của "đạo tiểu nhân" mà Lão Tử nói. Khi đạo tiểu nhân gia tăng thì chữ tự do làm gì còn môi trường trong lành đích thực để hít thở. Bởi sự xâm chiếm của cái số lượng, cái mạnh, cái cứng rắn, bạo lực từ bên ngoài sẽ bành trướng và chiến thắng.
Chỉ khi đạo của tự do (tự nhiên nhi nhiên) xuất hiện thì mới có thể "lấy yếu đánh mạnh", "lấy ít địch nhiều". Chỉ có như thế mới có thể phát hiện ra hiền tài, đề cao hiền tài, mới có thể hiểu được sức mạnh và công dụng lớn có khi nằm ở những sự giản đơn (đến bất ngờ). Những phức tạp rườm rà, luân hồi lên xuống trong đời sống sở dĩ diễn ra bất tận vì con người có đặc tính "tham sinh uý tử", không biết đặt mình vào cái chỗ nguy hiểm, cái chỗ mất tự do để khao khát tự do.
Đỉnh cao trí tuệ của dân tộc làm sao có thể đến từ thói quen "khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai". Cá nhân một khi đã đánh mất tự do của chính mình thì chỉ có thể vỗ ngực tự hào với những thứ tự do vô thưởng vô phạt, mà biểu hiện thường thấy là sự tự mãn hô to lên "tôi tự hào quá, tôi sẽ đặt ngay tên con tôi là Bảo Châu để lớn lên trí tuệ của nó cũng sẽ được 'nhập dữ liệu' như thế".
Đó là sự "tự sướng" khôi hài. Vì sự mất tự do lớn nhất chính ở lúc chúng ta tranh nhau vỗ tay và tung hô sự hùng vĩ của một cá nhân về cho một tập thể, bất chấp diễn trình nhân quả, sự nỗ lực sinh tử và cô đơn tận cùng của cá nhân. "Hoà thượng" Thích Toán Học sẽ mất đi danh hiệu ngộ đạo nếu ông khuyên mọi người hãy ước mơ đến cái tự hào của giải thưởng.
Tự do sẽ sinh ra tất cả những giải thưởng cao quý nhất của loài người. Giải thưởng ấy tự động để tự do rơi trở về với khái niệm "toàn mỹ" của chính nó, có nghĩa rằng "giải thưởng" ấy phải phục vụ con người, chứ nó không phải là cái tủ trang sức chứa đựng vô số những vàng, bạc, đá quý, kim cương, đô-la, biệt thự, hay phải phục vụ cho một cá nhân, tư tưởng tự xưng là ưu tú nào...
Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ "tự do"
Sự tự do lớn nhất của một dân tộc không phải chỉ biết chấp nhận vinh quang là của chung, còn nhục nhã thì thuộc về chúng nó. Trí tuệ, nhục nhã, sai lầm, khuyết điểm đều phải là của chung, không nhìn vào sự thực ấy, cá nhân không thể khai phóng, không thể tự cởi trói để hướng đến tự do.
Thử hình dung, nếu GS Ngô Bảo Châu không thể chứng minh được "Langlands"? Chuyện gì sẽ diễn ra cho "nền toán học Việt Nam"? Lấy giáo lý nhân quả của Đạo Phật mà soi thì sẽ thấy, một hạt giống (của gien Việt) dù có tốt đến cỡ nào, nhưng nếu gieo vào một mảnh đất cằn cỗi thì nó có muốn trổ cành xanh lá, ra hoa kết quả cũng không bao giờ được.
Ngược lại một hạt giống bình bình dù năng suất không cao nhưng gieo vào một mảnh đất màu mỡ thì nó vẫn sẽ cho ra những kết quả mong muốn. Nói gần, nói xa để những người Việt tự trọng, mến yêu, thần tượng Ngô Bảo Châu nên dành một phút để cảm ơn nước Pháp.
Có thể GS Ngô Bảo Châu vẫn cần đến giải thưởng và sự vinh danh, nhưng "hoà thượng" Thích Toán Học thì chắc chắn luôn là một chiếc thuyền rỗng đáy, đừng chở cái gì theo mình cả, dù là cái huy chương "Fields" lấp lánh ánh vàng. Chỉ có như vậy, một ngày kia thiên tài mới không đi lẫn với bầy cừu
Tác giả: Thái Nam Thắng
Thử hình dung, nếu GS Ngô Bảo Châu không thể chứng minh được "Langlands"? Chuyện gì sẽ diễn ra cho "nền toán học Việt Nam"? Lấy giáo lý nhân quả của Đạo Phật mà soi thì sẽ thấy, một hạt giống (của gien Việt) dù có tốt đến cỡ nào, nhưng nếu gieo vào một mảnh đất cằn cỗi thì nó có muốn trổ cành xanh lá, ra hoa kết quả cũng không bao giờ được.
Ngược lại một hạt giống bình bình dù năng suất không cao nhưng gieo vào một mảnh đất màu mỡ thì nó vẫn sẽ cho ra những kết quả mong muốn. Nói gần, nói xa để những người Việt tự trọng, mến yêu, thần tượng Ngô Bảo Châu nên dành một phút để cảm ơn nước Pháp.
Có thể GS Ngô Bảo Châu vẫn cần đến giải thưởng và sự vinh danh, nhưng "hoà thượng" Thích Toán Học thì chắc chắn luôn là một chiếc thuyền rỗng đáy, đừng chở cái gì theo mình cả, dù là cái huy chương "Fields" lấp lánh ánh vàng. Chỉ có như vậy, một ngày kia thiên tài mới không đi lẫn với bầy cừu
Tác giả: Thái Nam Thắng
7h30 là màn trình diễn đầu tiên của Lê Huy Hoàng. Trên tầng hai của Nhà Sàn, khán giả đứng đông kín quanh nhà, để chừa lại một ô chính giữa cho nghệ sĩ. Lê Huy Hoàng cởi giày, thắt lưng – một chiếc thắt lưng của bộ đội!
Anh dùng chính chiếc thắt lưng ấy làm thước kẻ, đặt lên sàn, lấy một chiếc bút dạ đỏ để kẻ một hình vuông to ngay chính giữa sàn.
Sau đó, anh quay về điểm đặt bút vẽ đầu tiên, cố tô lại theo đường vừa kẻ, nhưng không có thắt lưng bộ đội chỉ đường, bút lại cầm bằng tay trái, nên nét bút cứ chệch đi.
Và thế là cứ tô được một đoạn ngắn, anh lại giận dữ dùng chiếc thắt lưng đã gập đôi quất thật mạnh vào mu bàn tay hoặc cổ tay. Hành động rất dứt khoát và quyết liệt như trừng phạt bàn tay đi sai lối khiến người xem phải giật mình lo “nó” – cái bàn tay không hoàn thành nhiệm vụ ấy.
Bản thân anh như cũng mệt mỏi và bất lực…
Công việc tô lại hình vuông hoàn thành cũng là lúc performance kết thúc. Lê Huy Hoàng là một người từng ở trong quân ngũ. Anh thực hiện performance này trong một ý thức kỷ luật cao độ, với một cảm giác như một người lính hoàn thành cho được nghĩa vụ của mình.
(Theo BMX'site)
Cách đây mấy năm, bộ trưởng truyền thông Hợp nói báo chí đi theo lề phải thì an toàn. Bác ấy quên rằng báo chí có luật, và người làm báo phải hoạt động theo luật. Cái lề phải bác nghĩ ra và đưa vào công luận làm cho bác trở nên nổi tiếng vì nói càn, bỏ qua cả luật.
Cái vế bác đưa ra như nét vẽ nguyệch ngoạc bản đồ đi đường cho các nhà truyền tin. Ai nghe cũng bực mình vì thái độ trong câu nói thách thức với giá trị và trách nhiệm của báo chí nhưng chưa ai chính thức chứng minh bằng những câu trả lời có sức thuyết phục. Nhà nước cũng im re vì câu nói đó lợi cho sự cai trị (dù cách đó không bền vững)
Thế rồi hôm nay, giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã chứng minh sáng sủa về 'bổ đề cơ bản', là phần quan trọng trong tầm nhìn về toán học mà Robert Langlands - công tác tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, đưa ra từ những năm 1960". "Chương trình Langlands kết nối mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Như chính tên gọi của nó, bổ đề cơ bản tuy chỉ là một vấn đề kỹ thuật, nhưng nó đã gây lúng túng cho nhiều nhà toán học suốt nhiều thập kỷ qua. Thành tựu đột phá của Ngô giúp các nhà khoa học khác tiến lên trong việc chứng minh cả Chương trình Langlands" lại có bổ đề mới chứng minh tiếp về lề phải lề trái trong phần trả lời bạn bè: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do". Câu này chắc chắn được coi là bổ đề giải mã cho cái lề khó chịu vô nguyên tắc trên, vì nó cũng có giá trị san lấp cho đường đi lổm khổm của báo chí là "lề trái hay lề phải".
Câu này là một vế đối cân xứng cho cái lề bác Hợp vẽ ra. Nó hay hơn cả câu đối của Trạng Quỳnh rằng “ Miệng kẻ sang có gang có thép” Với đối: đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm”
Câu nói có chất bổ đề này làm cho bác Hợp bổ chửng, không dậy được nữa.
Cho thêm cậu Châu một cái Nobel về văn hóa, vì sự nghiệp báo chí.
(Theo dongngan’site)
HAI CHỮ TỰ DO DƯỚI CÁI NHÌN TRIẾT HỌC BS Hồ Hải
Bài liên quan:
Từ hôm qua đến sáng nay tôi có vài tin vui, khi một số bạn nhà báo có tên tuổi đã nói chuyện qua phone rằng "Điều tôi nhìn thấy, không có ai nhìn thấy. Sự kiện GS Ngô Bảo Châu đã làm báo chí quên đi giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu tăng từ 15-40% do phá giá đồng tiền. Và họ tin chắc rằng đây không phải do những cái đầu của những nhà chính trị có thể đủ tầm để nghĩ ra, mà do thầy dùi của họ nghĩ dùm". Họ thành thật phục thiện để làm đúng chức năng và sứ mệnh của nghề. Như vậy mọi nỗ lực của tôi và các bạn đọc trên blog này đã có hiệu quả. Chúng ta không mong mỏi gì hơn việc chúng ta làm cho đất nước và cộng đồng có một kết quả tích cực. Đó là điều tâm niệm của một trí thức chân chính. Nhân đọc bài tâm sự của GS Ngô Bảo Châu trên báo PLTP, tôi cũng xin lạm bàn về 2 chữ tự do đúng với nghĩa của nó.
Tôi xin bắt đầu bằng Tứ diệu Đế của Phật Thích Ca, điều mà hơn 2.400 năm sau Sigmund Freud diễn tả lại trong Phân tâm học (Psychoanalysis) theo nghĩa triết học chỉ một phần rất nhỏ về bản ngã và những diễn biến tâm lý của con-người trong cuộc sống. Đời gọi Tất Đạt Đa là Ngài lưỡng túc tôn, nghĩa là Ngài đứng ở bên đời cũng làm vua, mà đứng bên Đạo cũng là vua. Thế giới lòai người cho đến nay chỉ có ở Việt Nam, vua Trần Nhân Tông làm được điều này. Thế thì bản chất của Tứ diệu Đế nói gì? Nó nói lên con-người sinh ra đời là để "sống với", sống với gia đình và sống với cộng đồng, và con người vốn dĩ không có được tự do đúng nghĩa. Khi Tất Đạt Đa dứt áo ra đi trong lúc vợ Ngài đang sinh nở cho Ngài đứa con nói dõi tông đường là vì Ngài biết nếu ở lại Ngài sẽ không thể rời xa sống với, mặc dù Ngài không cần sống với, vì Ngài đang ngự trên đỉnh cao của xã hội mà Ngài đang cai quản. Nhưng sau khi ra đi, Ngài vẫn phải sống với chúng sinh bằng nghiệp tu hành và truyền con đường minh triết mà Ngài đã trải qua cho nhân lọai.
Thế thì, ngòai sống với còn có nghĩa "sống cùng". Có người cho rằng khi là "người tự do" là người có quyền lựa chọn điều mình muốn. Còn người sống theo lề là việc của những con cừu, là "sống cùng" với những gì mà mình không được tự do lựa chọn. Thế là nông cạn, là còn học ăn, học nói, học gói, học mở của tuổi mới lớn, chưa trưởng thành. Vì anh được lựa chọn, nhưng anh vẫn phải sống với tứ diệu đế mà bản ngã anh, gia đình anh, và xã hội anh sẽ sống với cái gọi là tự do trong hệ qui chiếu của anh đặt ra cho anh. Có nghĩa là anh chỉ có thể ở một nghĩa "tự do" trong một hệ quy chiếu mà chủ quan của anh đặt ra, mà anh cho rằng đó là khách quan. Còn những kẻ mà anh cho là "sống cùng" với lũ cừu theo lề không có nghĩa tất cả họ là cừu. Có nghĩa là gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, há không phải là đang sống ung dung tự tại để hành đạo và răn đời ấy sao?
Suy cho cùng trên trái đất này chỉ có người mắc bệnh tâm thần mới sống thực sự tự do. Thế thì sống với và sống cùng cái nào ý nghĩa hơn, cái nào cao cả hơn? Và có cần đem ra để so sánh hay không? Viết tới đây tôi lại thầm phục Albert Einstein đã sản sinh cho nhân lọai Thuyết Tương Đối của ông. Nó thật tuyệt đối trong cái nghĩa tương đối làm sao!
Đỉnh cao của tóan học là logic học hay còn gọi là luận lý học trong triết học. Hay nói cách khác tóan học chỉ là cánh tay phải của triết học. Khi đạt đến đỉnh cao của tóan học, nhà tóan học cần trèo những dốc núi thẳng đứng để đạt đến đỉnh cao của tư tưởng nhân lọai - Triết học. Một nhà khoa học mà không nắm chắc các tư duy triết học nhân lọai thì khó lòng có sự vị tha, bao dung và nhân bản, ngọai trừ sự sát phạt thiếu nhân bản của duy vật luận của tóan học, một thời làm thế giới đảo điên. Nhưng tôi vẫn tin rằng đây chỉ là những bộc phát chưa được suy nghĩ kỹ của GS Nguyễn Bảo Châu sau những quấy rầy của thiên hạ.
Hôm nay cúp điện, nên chỉ vài dòng lạm bàn, mong thấu hiểu. Các bạn nào thấy khó hiểu thì xin đọc thêm lọat bài nói chuyện triết học và trí thức của tôi trên blog này.
Asia Clinic, 11h09' thứ Hai, ngày 23/8/2010
Thư gửi đi mấy lần, mà hồi âm chưa thấy (*)
GS TSKH Ngô Bảo Châu
Thư viết từ Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009
Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12:
Đã có khá nhiều phản biện thuyết phục về kinh tế, ảnh hưởng môi trường và an ninh của dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, tôi không có gì bổ sung thêm. Tôi mạn phép cầm bút viết cho Quí vị với tư cách là một công dân suy nghĩ và trăn trở với vận mệnh của đất nước. Phần lớn các Quí vị cũng như tôi không phải chuyên gia trong các vấn đề kể trên, nhưng với những tư liệu được cung cấp, chúng ta có thể chắt lọc một số sự thật hiển nhiên, gọi chúng bằng tên của chúng, sắp xếp chúng một cách có logic để mỗi người có thể có quan điểm riêng của mình. Đó là phương pháp làm việc khoa học mà qua trải nghiệm hàng ngày trong công việc của một nhà toán học, tôi biết nó không dễ dàng. Nhưng đó chính là trách nhiệm mà Nhân dân đã phó thác lên vai của Quí vị.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dài và sâu như chính lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam có phông văn hóa, cách suy nghĩ và ứng xử nhiều phần giống người Trung Quốc, không ít người Việt Nam có tổ tiên đến từ Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc vừa là một phần hữu cơ vừa là một nguy cơ cho sự tồn vong của bản sắc Việt Nam. Đây là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem nó tốt hay xấu, đáng vui hay đáng buồn, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Suy nghĩ nghiêm túc có hệ thống tránh cho ta việc trong thời bình lại ứng xử tình thế như trong thời chiến: lúc thì “môi hở răng lạnh”, lúc lại xua đuổi Hoa kiều mà nhiều gia đình đã gắn bó với mảnh đất này qua nhiều thế hệ.
Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc. Cũng như các nước Anh, Pháp trong thế kỷ 19, Mỹ trong thế kỷ 20, công nghiệp Trung Quốc trong thế kỷ 21 phát triển như vũ bão. Hệ quả hiển nhiên là Trung Quốc hôm nay, cũng như các nước kể trên hôm qua, đói nhiên liệu, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình. Như trong sách lịch sử cho học sinh phổ thông, ta gọi các nước Anh, Pháp cho quân đi chiếm thuộc địa là chính sách thực dân cũ, Mỹ trong thế kỷ 20 và Trung Quốc hôm nay dùng uy thế chính trị và kinh tế để dành nhiên liệu nguyên liệu và thị trường là chính sách “thực dân mới”. Đây cũng là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem thực dân cũ, mới là tốt hay xấu, gọi tên như thế có quá đáng hay không, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Hệ quả cho các nước bị thực dân như ở châu Phi thì ta biết: tài nguyên khai thác bừa bãi, môi trường tàn phá, kinh tế phát triển lệch lạc do quá phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên kéo theo tệ tham nhũng và bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng.
Trung Quốc thực hiện chính sách “thực dân mới” một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ La tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn vong được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin Quí vị lưu ý…
Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2001 khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta.
Tuy nhiên, suy diễn thôi không đủ. Nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện đặc biệt quan tâm đến những con số, cá nhân tôi có ý kiến sau đây:
1) Dữ kiện chính của vấn đề là Việt Nam có nguồn tài nguyên bô-xít lớn thứ ba thế giới chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên. Dữ kiện này kéo theo sự quan tâm của các nước công nghiệp đói bô-xít chứ không kéo theo ta phải khai thác bô-xít. Về phía ta, dữ kiện trên kéo theo ta có thể lựa chọn có khai thác bô-xít hay không và nếu có, ta có thể lựa chọn thời điểm và qui mô thích hợp.
2) Báo cáo của Chính phủ cho biết qui hoạch bô-xít được lập trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng. Tại thời điểm này, kinh tế toàn cầu đi vào khủng hoảng, có nguy cơ kéo dài.
Dữ kiện chính về kinh tế vĩ mô không còn đúng nữa, không rõ hiệu quả kinh tế đã được tính toán lại như thế nào. Trong báo cáo của Chính phủ, phần chắc chắn là phần lỗ những năm đầu, vì là lỗ kế hoạch. Ngay cả tính toán giả định ta cũng chưa rõ là sẽ lỗ kế hoạch bao nhiêu năm. Phần lãi sau đó phụ thuộc vào nhiều giả thiết: giá nhôm tăng trở lại, mưa đủ để có nước rửa quặng, nhà nước đầu tư thêm vào đường sắt để vận chuyển quặng. Nếu cứ cho mỗi giả thiết xác suất 50-50 như cách diễn đạt của lãnh đạo Than- Khoáng sản, xác suất có lãi sau một số năm lỗ kế hoạch, nhiều nhất là một phần tám, chưa tính đến chi phí cho môi trường.
3) Diện tích sử dụng cho khai thác bô-xít dự kiến là 8,6% tỉnh Đắc Nông là một con số khổng lồ nếu ta nghĩ đó là 8,6 m2 trên tổng diện tích 100 m2 nhà của ta.
4) Báo cáo cho biết khai thác bô-xít không thể tránh khỏi ảnh hưởng nhất định đến môi trường và có nêu một số giải pháp công nghệ khắc phục. Trong các phản biện có nêu khó khăn đặc thù của ta là khai thác bô-xít ở đầu nguồn một số sông lớn như sông Đồng Nai, chưa có tiền lệ trên thế giới. Cá nhân tôi băn khoăn nhất chỗ thiếu hoàn toàn dự toán chi phí cho việc bảo vệ môi trường. Ngay trong nhưng trường hợp đơn giản hơn như Vedan, công nghệ thì đã có, nhưng vi phạm môi trường thì vẫn đỡ được 30% chi phí. Như vậy phần ảnh hưởng đến môi trường là phần chắc, phần bảo vệ môi trường còn phụ thuộc vào nhiều giả thiết, có cái phụ thuộc vào ta (chọn công nghệ), có cái không phụ thuộc vào ta (thời tiết, địa thế), có cái ta chưa tính toán đến (chi phí), vì vậy rất đáng lo.
5) Báo cáo cho biết dự án có ảnh hưởng tốt cho xã hội, cụ thể tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Nếu so sánh với mức đầu tư hàng tỉ đô-la Mỹ, thì có nhiều cách hay hơn, an toàn hơn, hiệu quả kinh tế nhãn tiền hơn, để tạo vài ngàn việc làm. Lưu ý con số công ăn việc làm trong báo cáo tương đương với con số hộ dân bị di chuyển. Còn viễn cảnh xây dựng trung tâm dịch vụ, khách sạn, du lịch và giải trí xung quanh hồ chứa bùn đỏ, theo tôi, ít có sức thuyết phục.
Xin nhắc lại, cũng như phần đông Quí vị, tôi không phải chuyên gia ngành khai thác khoáng sản, nhưng qua nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện của nó, tôi nhận thấy trong Quy hoạch chung khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh. Bối cảnh kinh tế thế giới rất không thuận lợi cho khai thác nguyên liệu thô, vậy cái gì thúc đẩy ta triển khai khai thác ào ạt vào thời điểm này.
Khác với các nước Châu Phi thế kỷ 19, đất nước chúng ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Quí vị, phần nhiều ở tuổi cha, tuổi chú của tôi, biết rõ hơn tôi: độc lập chủ quyền của ta không phải tự nhiên mà có. Nước ta có một Quốc hội do nhân dân bầu ra, một Chính phủ do Quốc hội chỉ định, một Quân đội phục tùng Chính phủ. Đó là một thành quả cũng không phải tự nhiên mà có.
Tôi kính mong Quí vị bỏ thời gian, nghiên cứu tường tận Báo cáo dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, các phản biện khoa học của nó, lắng nghe ý kiến cử tri và suy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước, để rồi xây dựng quan điểm riêng của Quí vị, trình bày nó rõ ràng trong nghị sự của Quốc hội và chịu trách nhiệm về nó trước các cử tri. Tôi rất biết đây là việc khó, nhưng dù Quí vị muốn hay không muốn, nhân dân đã đặt niềm tin lên vai của Quí vị.
GS. TSKH Ngô Bảo Châu
Giáo sư toán học Đại học Paris 11, Pháp,
Thành viên của Institute for Advanced Study, Princeton, Mỹ.
Địa chỉ hiện tại:
School of Mathematics
Institute for Advanced Study
Einstein Drive
Princeton NJ 08540 U.S.A.
——————-
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Nguồn:bauxitevietnam.info
1. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091213_prof_ngo_bao_chau.shtml
2. https://danluan.org/node/1417
Lúc viết thư này thì Ngô Bảo Châu đang ở Princeton, nay có dịp trở về, không biết có ai nhớ tới lá thư này không nhỉ?
Cũng có thể lúc viết thư này GS Châu chưa cập nhật đủ thông tin về lợi ích quốc gia trong dự án khai thác bauxite nên bị thế lực thù địch kích động.
Không biết lúc nói chuyện với GS Châu, họ có đề nghị GS đừng lôi cụ Giáp vào vấn đề này như với mình không ta??
Mất link lá thư trên Bauxite Việt Nam rồi!
MN
(*) Lời bài hát SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM – Châu Kỳ
“Người ta đang ồn ào về việc GS Ngô Bảo Châu vừa nhận được giải Fields 2010 (được mệnh danh là giải Nobel Toán học), nhưng ít ai biết nỗi niềm của người trí thức trẻ này. Dưới đây là bức thư GS Ngô Bảo Châu gửi đến Quốc hội VN khóa 12 để phản đối dự án khai thác Boxit Tây Nguyên, nhưng cho đến nay, lá thư trên không nhận được bất kỳ lời hồi đáp nào” – Mẹ Nấm.Về Báo cáo số 91/BC-CP ngày 22-5-2009 của Chính phủ gửi Quốc hội:
Xin thưa với Mẹ Nấm, về bức thư của GS Ngô Bảo Châu, tôi là người biết rõ hơn cả. Nguyên Sau ngày 12-4 ba anh em chúng tôi, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng đã thảo và hoàn chỉnh xong lần cuối Kiến nghị phản đối việc tiến hành Dự án bauxite ở Tây Nguyên, bèn gửi e-mail đến một số bạn bè quen biết đề mời họ đọc và ký tên. Không ngờ, chỉ ba ngày sau chúng tôi đã nhận được 135 chữ ký của hầu hết các trí thức nổi tiếng từ khắp nơi trong nước và trên thế giới gửi về, trong đó có GS Ngô Bảo Châu mà tôi chưa có dịp quen biết. Thì ra từ những địa chỉ e-mail mình gửi đi, các anh chị đã tự động nhân rộng ra gấp nhiều lần, và con số thư hồi âm lại cho tôi thật là một bất ngờ làm cả ba anh em mừng đến chảy nước mắt. Thế là Nguyễn Thế Hùng liền bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội chiều hôm 15-4 để ngày hôm sau lên danh sách tổng hợp và hội ý lần cuối cùng. Và đúng 8 giờ rưỡi sáng 17-4-2009, ba anh em được chiếc xe riêng của một TS học trò của tôi, do con cô ấy lái, đến rước đi, mang theo các bản in Kiến nghị có tên và địa chỉ của 135 người Việt đầu tiên, dâng lên Triều đình Việt Nam (Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, và Văn phòng Thủ tướng Chính phủ). Mọi việc diễn ra xuôi chiều mát mái đến đâu anh Phạm Toàn đã viết trong một bài ký đăng lên Bauxite Việt Nam ngay sau đó nên tôi khỏi nhắc lại.
Điều rất đáng nói là sau một tháng 10 ngày, trong khi các lá thư xin ghi tên vào Kiến nghị tiếp tục gửi về địa chỉ e-mail của tôi nườm nượp, và danh sách đợt 2 cũng đã gửi tiếp đến tận tay người nhận cũng như đăng lên mạng, nhưng vẫn không có chút hồi âm chính thức nào về phía Nhà nước trước những điều mọi người thỉnh cầu, thì tôi bỗng nhận được một lá thư của GS Ngô Bảo Châu gửi từ Hoa Kỳ về, có đính kèm attachment. Tôi mở ra đọc và hết sức cảm động: anh Châu nhờ tôi chuyển giúp một Kiến nghị dưới hình thức thư riêng của cá nhân anh gửi lên Chính phủ và Quốc hội, nhằm tiếp sức cho bản Kiến nghị chung của 135 con người, cốt giải trình thêm những điều anh ấy đã suy nghĩ từ lâu, đã chất chứa trong buồng tim của mình, có ý góp một tiếng trống “đăng văn” may ra nhờ đó phá vỡ sự im lặng bất thường của các bậc cầm quyền chăng. Tất nhiên là tôi lập tức in ra và tự mình chuyển lên Quốc hội cũng như CP ngay. Sau đó, tôi cũng đã cho đăng bức thư lên trang mạng (mạng này đến cuối tháng 12-2009 thì bị cướp trắng, may sao Mẹ Nấm còn giữ được văn bản lá thư của GS Ngô Bảo Châu).
Nhưng như ta đã biết, cả Kiến nghị chung của 135 người, sau tăng lên thành 3000 người, cả Kiến nghị riêng của anh Ngô Bảo Châu, đều chỉ được hồi âm duy nhất bằng lá thư của một vị Phó Chủ nhiệm UB Luật pháp của QH trả lời… GS Nguyễn Thị Huệ.
Nay, trong không khí cả nước hồ hởi chúc mừng GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields 2010 về toán học, Mẹ Nấm có sáng kiến nhắc lại bức thư tâm sự của con người đang được báo chí đua nhau chào đón ấy. BVN thấy là chí phải, nên cũng xin làm chuyện “nối điêu” để bạn đọc có dịp lắng nghe lại tiếng lòng vì đất nước của một nhà toán học xuất chúng.
Nguyễn Huệ Chi
GS TSKH Ngô Bảo Châu
Thư viết từ Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009
Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12:
Đã có khá nhiều phản biện thuyết phục về kinh tế, ảnh hưởng môi trường và an ninh của dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, tôi không có gì bổ sung thêm. Tôi mạn phép cầm bút viết cho Quí vị với tư cách là một công dân suy nghĩ và trăn trở với vận mệnh của đất nước. Phần lớn các Quí vị cũng như tôi không phải chuyên gia trong các vấn đề kể trên, nhưng với những tư liệu được cung cấp, chúng ta có thể chắt lọc một số sự thật hiển nhiên, gọi chúng bằng tên của chúng, sắp xếp chúng một cách có logic để mỗi người có thể có quan điểm riêng của mình. Đó là phương pháp làm việc khoa học mà qua trải nghiệm hàng ngày trong công việc của một nhà toán học, tôi biết nó không dễ dàng. Nhưng đó chính là trách nhiệm mà Nhân dân đã phó thác lên vai của Quí vị.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dài và sâu như chính lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam có phông văn hóa, cách suy nghĩ và ứng xử nhiều phần giống người Trung Quốc, không ít người Việt Nam có tổ tiên đến từ Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc vừa là một phần hữu cơ vừa là một nguy cơ cho sự tồn vong của bản sắc Việt Nam. Đây là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem nó tốt hay xấu, đáng vui hay đáng buồn, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Suy nghĩ nghiêm túc có hệ thống tránh cho ta việc trong thời bình lại ứng xử tình thế như trong thời chiến: lúc thì “môi hở răng lạnh”, lúc lại xua đuổi Hoa kiều mà nhiều gia đình đã gắn bó với mảnh đất này qua nhiều thế hệ.
Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc. Cũng như các nước Anh, Pháp trong thế kỷ 19, Mỹ trong thế kỷ 20, công nghiệp Trung Quốc trong thế kỷ 21 phát triển như vũ bão. Hệ quả hiển nhiên là Trung Quốc hôm nay, cũng như các nước kể trên hôm qua, đói nhiên liệu, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình. Như trong sách lịch sử cho học sinh phổ thông, ta gọi các nước Anh, Pháp cho quân đi chiếm thuộc địa là chính sách thực dân cũ, Mỹ trong thế kỷ 20 và Trung Quốc hôm nay dùng uy thế chính trị và kinh tế để dành nhiên liệu nguyên liệu và thị trường là chính sách “thực dân mới”. Đây cũng là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem thực dân cũ, mới là tốt hay xấu, gọi tên như thế có quá đáng hay không, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Hệ quả cho các nước bị thực dân như ở châu Phi thì ta biết: tài nguyên khai thác bừa bãi, môi trường tàn phá, kinh tế phát triển lệch lạc do quá phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên kéo theo tệ tham nhũng và bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng.
Trung Quốc thực hiện chính sách “thực dân mới” một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ La tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn vong được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin Quí vị lưu ý…
Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2001 khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta.
Tuy nhiên, suy diễn thôi không đủ. Nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện đặc biệt quan tâm đến những con số, cá nhân tôi có ý kiến sau đây:
1) Dữ kiện chính của vấn đề là Việt Nam có nguồn tài nguyên bô-xít lớn thứ ba thế giới chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên. Dữ kiện này kéo theo sự quan tâm của các nước công nghiệp đói bô-xít chứ không kéo theo ta phải khai thác bô-xít. Về phía ta, dữ kiện trên kéo theo ta có thể lựa chọn có khai thác bô-xít hay không và nếu có, ta có thể lựa chọn thời điểm và qui mô thích hợp.
2) Báo cáo của Chính phủ cho biết qui hoạch bô-xít được lập trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng. Tại thời điểm này, kinh tế toàn cầu đi vào khủng hoảng, có nguy cơ kéo dài.
Dữ kiện chính về kinh tế vĩ mô không còn đúng nữa, không rõ hiệu quả kinh tế đã được tính toán lại như thế nào. Trong báo cáo của Chính phủ, phần chắc chắn là phần lỗ những năm đầu, vì là lỗ kế hoạch. Ngay cả tính toán giả định ta cũng chưa rõ là sẽ lỗ kế hoạch bao nhiêu năm. Phần lãi sau đó phụ thuộc vào nhiều giả thiết: giá nhôm tăng trở lại, mưa đủ để có nước rửa quặng, nhà nước đầu tư thêm vào đường sắt để vận chuyển quặng. Nếu cứ cho mỗi giả thiết xác suất 50-50 như cách diễn đạt của lãnh đạo Than- Khoáng sản, xác suất có lãi sau một số năm lỗ kế hoạch, nhiều nhất là một phần tám, chưa tính đến chi phí cho môi trường.
3) Diện tích sử dụng cho khai thác bô-xít dự kiến là 8,6% tỉnh Đắc Nông là một con số khổng lồ nếu ta nghĩ đó là 8,6 m2 trên tổng diện tích 100 m2 nhà của ta.
4) Báo cáo cho biết khai thác bô-xít không thể tránh khỏi ảnh hưởng nhất định đến môi trường và có nêu một số giải pháp công nghệ khắc phục. Trong các phản biện có nêu khó khăn đặc thù của ta là khai thác bô-xít ở đầu nguồn một số sông lớn như sông Đồng Nai, chưa có tiền lệ trên thế giới. Cá nhân tôi băn khoăn nhất chỗ thiếu hoàn toàn dự toán chi phí cho việc bảo vệ môi trường. Ngay trong nhưng trường hợp đơn giản hơn như Vedan, công nghệ thì đã có, nhưng vi phạm môi trường thì vẫn đỡ được 30% chi phí. Như vậy phần ảnh hưởng đến môi trường là phần chắc, phần bảo vệ môi trường còn phụ thuộc vào nhiều giả thiết, có cái phụ thuộc vào ta (chọn công nghệ), có cái không phụ thuộc vào ta (thời tiết, địa thế), có cái ta chưa tính toán đến (chi phí), vì vậy rất đáng lo.
5) Báo cáo cho biết dự án có ảnh hưởng tốt cho xã hội, cụ thể tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Nếu so sánh với mức đầu tư hàng tỉ đô-la Mỹ, thì có nhiều cách hay hơn, an toàn hơn, hiệu quả kinh tế nhãn tiền hơn, để tạo vài ngàn việc làm. Lưu ý con số công ăn việc làm trong báo cáo tương đương với con số hộ dân bị di chuyển. Còn viễn cảnh xây dựng trung tâm dịch vụ, khách sạn, du lịch và giải trí xung quanh hồ chứa bùn đỏ, theo tôi, ít có sức thuyết phục.
Xin nhắc lại, cũng như phần đông Quí vị, tôi không phải chuyên gia ngành khai thác khoáng sản, nhưng qua nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện của nó, tôi nhận thấy trong Quy hoạch chung khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh. Bối cảnh kinh tế thế giới rất không thuận lợi cho khai thác nguyên liệu thô, vậy cái gì thúc đẩy ta triển khai khai thác ào ạt vào thời điểm này.
Khác với các nước Châu Phi thế kỷ 19, đất nước chúng ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Quí vị, phần nhiều ở tuổi cha, tuổi chú của tôi, biết rõ hơn tôi: độc lập chủ quyền của ta không phải tự nhiên mà có. Nước ta có một Quốc hội do nhân dân bầu ra, một Chính phủ do Quốc hội chỉ định, một Quân đội phục tùng Chính phủ. Đó là một thành quả cũng không phải tự nhiên mà có.
Tôi kính mong Quí vị bỏ thời gian, nghiên cứu tường tận Báo cáo dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, các phản biện khoa học của nó, lắng nghe ý kiến cử tri và suy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước, để rồi xây dựng quan điểm riêng của Quí vị, trình bày nó rõ ràng trong nghị sự của Quốc hội và chịu trách nhiệm về nó trước các cử tri. Tôi rất biết đây là việc khó, nhưng dù Quí vị muốn hay không muốn, nhân dân đã đặt niềm tin lên vai của Quí vị.
GS. TSKH Ngô Bảo Châu
Giáo sư toán học Đại học Paris 11, Pháp,
Thành viên của Institute for Advanced Study, Princeton, Mỹ.
Địa chỉ hiện tại:
School of Mathematics
Institute for Advanced Study
Einstein Drive
Princeton NJ 08540 U.S.A.
——————-
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Nguồn:bauxitevietnam.info
1. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091213_prof_ngo_bao_chau.shtml
2. https://danluan.org/node/1417
Lúc viết thư này thì Ngô Bảo Châu đang ở Princeton, nay có dịp trở về, không biết có ai nhớ tới lá thư này không nhỉ?
Cũng có thể lúc viết thư này GS Châu chưa cập nhật đủ thông tin về lợi ích quốc gia trong dự án khai thác bauxite nên bị thế lực thù địch kích động.
Không biết lúc nói chuyện với GS Châu, họ có đề nghị GS đừng lôi cụ Giáp vào vấn đề này như với mình không ta??
Mất link lá thư trên Bauxite Việt Nam rồi!
MN
(*) Lời bài hát SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM – Châu Kỳ
- Thư gửi đi mấy lần, mà hồi âm chưa thấy (blog Mẹ Nấm).
- Tư duy theo kiểu “phàm là” (blog Quang 194)
Ngô Bảo Châu: "Thông minh" hay "trí khôn"? Tuan Viet Nam
Một hệ thống giáo dục mà cứ bắt buộc ai ai cũng có kiến thức như nhau và ai ai cũng chỉ có một con đường đi thi vào đại học, là một hệ thống cho thấy các tác giả của nó còn thiếu một thứ trí khôn nào đấy.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Thân vừa thay mặt chính phủ ký quyết định phê duyệt “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020″ với ngân sách 651 tỉ đồng (33 triệu Dollar), đưa Toán học Việt Nam lên hàng thứ 40 trên thế giới.
Trong khi đó, đào tạo khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam ở tình trạng “báo động đỏ“, và theo blogger Nhị Linh thì:
“Bất kỳ một người nghiên cứu nào, đặc biệt ở Việt Nam, nếu chấp nhận làm khoa học dưới con mắt kỳ thị của xã hội (kỳ thị thật, không phải kỳ thị tự bịa ra) đều phải hiểu rằng một sự tôn trọng tối thiểu cũng không hoàn toàn có. Chúng ta còn phải nuôi dưỡng một thái độ angry trước cùng một lúc mấy thứ liền: 1. tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu thế hệ trước không thực sự làm khoa học, mà làm một cái gì đó rất bí hiểm, thậm chí gần với tinh thần tôn giáo hơn là tinh thần khoa học 2. vì vậy cho nên họ để lại một kiểu di sản gì đó rất rất khó gọi tên 3. xã hội kỳ thị chúng ta, coi chúng ta là những kẻ dở hơi, ngay cả khi chúng ta có thành công thì bọn họ vẫn nói là chúng ta nhờ may mắn mà làm được cái này cái kia 4. chúng ta phải chứng kiến cảnh những người có đầu óc và học vấn rất tốt, thậm chí cao hơn chúng ta nhiều, mà trước đây chúng ta từng rất kính nể, dần dần bỏ cuộc 5. nhận lấy một công trình cấp này cấp nọ, hãy biết rùng mình trước viễn cảnh nhà nước trả cho chúng ta những khoản tiền chết đói và nếu muốn giữ được phẩm chất chúng ta phải tự bỏ tiền túi ra mà làm 6. không bao giờ được than thở về cái này hay cái nọ, phải tự nuôi bản thân mình, và phải sống được, để còn có thể cười vào mũi bọn chúng 7. phải biết chấp nhận tình thế xã hội này ị vào chính những gì chúng ta làm để giúp cho nó khá lên 8. khả năng rất lớn là cái xã hội này chẳng bao giờ khá được thật.”
Chuyện gì? Ở đâu? Tuan Viet Nam
Niềm vui khôn xiết của đông đảo dư luận khi Giáo sư Ngô Bảo Châu được nhận giải thưởng Field dường như là sự kiện nổi bật nhất trong tuần qua.
anhbasam bình: BBC: Ngô Bảo Châu: ‘Bám theo lề là việc của con cừu’.“Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng gửi thư tới quốc hội Việt Nam để phản đối dự án khai thác bauxite và nói với BBC ông không nhận được hồi âm gì trong nhiều tháng sau khi gửi thư.” Và hy vọng khi danh tiếng ông nổi như cồn, đảng nhà nước đã … trót vinh danh ông, thì tiếng nói của ông với những vấn đề hệ trọng như vậy của đất nước sẽ có trọng lượng thực sự. Và quan trọng là ông sẽ được … bảo trọng mỗi khi lên tiếng. Hề hề!
Cũng xin được khen cho tờ Phap luật TPHCM và tờ SGTT: GS Ngô Bảo Châu: “Bám theo lề là việc của con cừu”. Còn báo đảng Sài Gòn Giải phóng thì có mối quan tâm kiểu khác: 140.000 người truy cập blog của GS Ngô Bảo Châu.
Nhưng … đáng thương cho Tuổi trẻ khi đăng lại entry này của GS Châu đã lược bớt 2 câu trả lời cuối cùng. Và Thanh niên cũng tội nghiệp không kém, tuy nhiên không đăng nguyên văn trừ hai câu cuối như Tuổi trẻ để bạn đọc ngờ là do Tổng biên tập cúp bớt, mà là một bài “tổng hợp”: Những chia sẻ mới nhất của GS Ngô Bảo Châu. Trở lại trường hợp GS Ngô Bảo Châu. Trong niềm khoái lạc vô độ, báo VN còn biết xào nấu thông tin tài tình thiệt tài tình, khi mà ở bên trời Tây, Tổng thống Pháp Sarkozy chúc mừng 2 nhà toán học nước mình vừa được giải thưởng lớn, thì nhiều báo VN đã giật tít Tổng thống Sarkozy ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu.
Các nhà học Việt kiều Pháp nói về Giáo sư Ngô Bảo Châu VOV
Đối với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và nghiên cứu tại Pháp, việc Giáo sư Ngô Bảo Châu được trao Giải thưởng Fields về toán học thực sự mang lại niềm vinh dự cho Việt Nam.
Rạng sáng 21/8 (giờ Việt Nam), trên blog của mình (http://thichhoctoan.wordpress.com), Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có bài viết đầu tiên kể từ sau khi đoạt giải Fields với tựa đề “Tâm sự và giải đáp thắc mắc”.
Có một vài bác… cứ thắc mắc về chuyện Ngô Bảo Châu là lề trái hay lề phải. Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.Ngô Bảo Châu đã viết như vậy trên blog của mình.
Sau khi được trao giải thưởng Fields, Giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ một vài tâm sự và giải đáp thắc mắc trên trang blog cá nhân liên quan tới việc Chính phủ Việt Nam mời Ngô Bảo Châu về nước làm việc, ý định của một cá nhân muốn tặng Ngô Bảo Châu một biệt thự và việc Ngô Bảo Châu có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Riêng về những thắc mắc bám theo lề phải hay lề trái, Ngô Bảo Châu cho biết: “Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.”
GS Hoàng Tụy: Chúng ta thiếu vắng những "Tạ Quang Bửu" và ... Tuan Viet Nam
Muốn xây dựng một ngành khoa học phát triển thì phải có những người lãnh đạo như GS Lê Văn Thiêm, cấp quốc gia phải có những người như GS Tạ Quang Bửu, cấp lãnh đạo cao nhất phải là những người như Thủ tướng Phạm Văn Đồng."Thiên tài chủ nghĩa"- con đường đúng?
GS Ngô Bảo Châu đạt đỉnh cao với giải Fields thêm một lần nữa chứng tỏ tư chất thông minh của người Việt Nam không kém ai. Nhớ lại sau khi ta thắng hai đế quốc lớn, cả thế giới nhìn vào Việt Nam và tưởng rằng trong vài chục năm VN sẽ thành cường quốc về mọi mặt.
Nhưng thực tế không phải như vậy. Bây giờ việc GS Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fields có thể xem là một "chiến thắng Điện Biên Phủ" mới trên mặt trận khoa học. Ta có quyền hy vọng sau vài chục năm nữa, VN thành cường quốc về khoa học - kỹ thuật, và từ đó thành cường quốc cả về kinh tế.
Mong rằng chúng ta sẽ rút kinh nghiệm để không phải thất vọng.
Câu hỏi đặt ra là làm sao để không chỉ có một GS Ngô Bảo Châu được vinh danh, và người được vinh danh ấy sẽ đạt thành tựu khi nghiên cứu khoa học trong nước?
Mục tiêu đó rất khó khăn, nhưng phải cố gắng làm được. Nếu chỉ dựa vào nước ngoài như trường hợp GS Ngô Bảo Châu thì chỉ là những cá nhân thôi.
Nhắc lại quá trình đi đến Giải thưởng Fields của GS Ngô Bảo Châu, đã có nhiều bài viết của những người trong giới toán học đề cập. Ta có thể rút ra những kinh nghiệm tốt về chiến lược xây dựng các ngành khoa học của Việt Nam trước đây.
Trước hết là phát hiện những mầm non tài năng, và chọn lọc chăm sóc những mầm non ấy. Nếu điều kiện trong nước khi đó chưa có thì sẽ gửi đến những nơi tốt nhất trên thế giới để đào tạo. Đó là ý tưởng của những người đề xuất tổ chức những lớp chuyên Toán (hồi đó gọi là lớp Toán đặc biệt, khi đi sơ tán thì gọi là A0).
Tôi được may mắn là người đầu tiên đề xuất ra ý tưởng ấy, và rất may mắn được GS Lê Văn Thiêm hết sức ủng hộ, rồi đến vị tư lệnh ngành là GS Tạ Quang Bửu, và trên lãnh đạo cấp cao là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhờ sự đồng cảm và ủng hộ của những người có cương vị từ thấp đến cao của bộ máy lãnh đạo, mới có được thành công của lớp A0 ươm mầm nhiều tài năng.
Dù về sau cả tôi, GS Lê Văn Thiêm, GS Tạ Quang Bửu đều bị "đánh giá" là thiên tài chủ nghĩa, nhưng bây giờ nhìn lại đó là con đường đúng.
Riêng về ngành toán của chúng tôi, chúng tôi có kinh nghiệm ngay từ đầu phải hết sức coi trọng tài năng, phải dựa theo kinh nghiệm quốc tế để đào tạo tài năng khoa học. Hết sức tránh kiểu làm không giống ai, tất nhiên cũng phải đề phòng kiểu copy nguyên xi.
Hồi đó, những anh em có trách nhiệm xây dựng ngành toán đã có ý thức hội nhập quốc tế rất sớm, đồng thời chú ý những đặc điểm của nước mình, không thể copy nguyên xi được. Khi tôi được phân công xây dựng Chiến lược phát triển toán học cuối những năm 60, cho 20 năm 1970 - 1990, ý tưởng chủ đạo là không dàn hàng ngang mà xây dựng cả ngành toán học được. Phải cố gắng ngoi lên để có vị trí quốc tế trên một lĩnh vực cụ thể, rồi nhờ vị trí đó mà biết cách người ta làm khoa học như thế nào, biết những chuyện "bếp núc" của khoa học thế giới.Phải có những nhà lãnh đạo có tầm
Chúng tôi đã hứa long trọng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó, trong 20 năm sẽ xây dựng được một ngành có vị trí trên quốc tế.
Kết quả chỉ chưa đầy 10 năm, đến giữa những năm 70, ngành toán Tối ưu đã có vị trí quốc tế. Tôi nhớ giữa những năm 1980, một số nhà toán học hàng đầu quốc tế đến Việt Nam, câu đầu tiên họ nói là "tôi rất vinh dự đến một địa danh nổi tiếng trên thế giới về Tối ưu".
Nhờ mình "leo" lên được vị trí như vậy, mình mới biết người ta làm khoa học như thế nào. Có thể biết được chuyện bếp núc trong việc xây dựng một ngành khoa học, kinh nghiệm lan tỏa sang những ngành khác. Trong thập kỷ 80, ngành toán chúng ta đã có 17, 18 học bổng Humbolt là học bổng rất có giá trị, có sự cạnh tranh quyết liệt trên quốc tế, Mỹ - Nhật - Pháp đều muốn nhận học bổng đó...
Chúng ta cũng đã xây dựng được một trung tâm nghiên cứu đạt trình độ cao là Viện Toán học, đến giữa những năm 1990 được Viện Hàn lâm thế giới thứ 3 công nhận là một trong số không nhiều những viện nghiên cứu xuất sắc của thế giới thứ ba.
Đồng thời, nhờ chúng ta có một tổ chức, cách làm việc thích hợp nên đã lôi kéo được rất nhiều nhà toán học hàng đầu trên thế giới đến VN, hợp tác rất có hiệu quả, giúp ta đào tạo cán bộ, tổ chức nhiều hội nghị ở VN, mở rộng ảnh hưởng với thế giới.
Nhắc lại một thời huy hoàng của Toán học Việt Nam, để hiểu muốn phát triển bất cứ một ngành khoa học nào, không thể chỉ anh em trong ngành khoa học đó tha thiết và tận tâm làm việc mà đủ.Muốn xây dựng một ngành khoa học phát triển thì phải có những người lãnh đạo như GS Lê Văn Thiêm, cấp quốc gia phải có những người như GS Tạ Quang Bửu, cấp lãnh đạo cao nhất phải là những người như Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Giờ đây, khoa học không được phát triển như mong muốn, là vì chúng ta thiếu vắng những Tạ Quang Bửu và Phạm Văn Đồng, nên dù ở cấp độ ngành có nhiều người kế tục GS Lê Văn Thiêm nhưng kết quả không thể được như trước nữa.
Tôi tha thiết muốn nhắc lại kinh nghiệm này với những nhà lãnh đạo cao nhất.
Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại ý một câu trả lời của GS Ngô Bảo Châu vì tôi rất tâm đắc, và thấy không chỉ đúng với người làm khoa học mà đúng với cả người làm lãnh đạo: "Làm việc nghiêm túc, tận tâm, không chạy theo những danh tiếng hão. Như thế sẽ có lợi cho cộng đồng, cho đất nước. Và cái danh cũng sẽ đến".
GS Ngô Bảo Châu đạt đỉnh cao với giải Fields thêm một lần nữa chứng tỏ tư chất thông minh của người Việt Nam không kém ai. Nhớ lại sau khi ta thắng hai đế quốc lớn, cả thế giới nhìn vào Việt Nam và tưởng rằng trong vài chục năm VN sẽ thành cường quốc về mọi mặt.
Nhưng thực tế không phải như vậy. Bây giờ việc GS Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fields có thể xem là một "chiến thắng Điện Biên Phủ" mới trên mặt trận khoa học. Ta có quyền hy vọng sau vài chục năm nữa, VN thành cường quốc về khoa học - kỹ thuật, và từ đó thành cường quốc cả về kinh tế.
Mong rằng chúng ta sẽ rút kinh nghiệm để không phải thất vọng.
Câu hỏi đặt ra là làm sao để không chỉ có một GS Ngô Bảo Châu được vinh danh, và người được vinh danh ấy sẽ đạt thành tựu khi nghiên cứu khoa học trong nước?
Mục tiêu đó rất khó khăn, nhưng phải cố gắng làm được. Nếu chỉ dựa vào nước ngoài như trường hợp GS Ngô Bảo Châu thì chỉ là những cá nhân thôi.
Nhắc lại quá trình đi đến Giải thưởng Fields của GS Ngô Bảo Châu, đã có nhiều bài viết của những người trong giới toán học đề cập. Ta có thể rút ra những kinh nghiệm tốt về chiến lược xây dựng các ngành khoa học của Việt Nam trước đây.
Trước hết là phát hiện những mầm non tài năng, và chọn lọc chăm sóc những mầm non ấy. Nếu điều kiện trong nước khi đó chưa có thì sẽ gửi đến những nơi tốt nhất trên thế giới để đào tạo. Đó là ý tưởng của những người đề xuất tổ chức những lớp chuyên Toán (hồi đó gọi là lớp Toán đặc biệt, khi đi sơ tán thì gọi là A0).
Tôi được may mắn là người đầu tiên đề xuất ra ý tưởng ấy, và rất may mắn được GS Lê Văn Thiêm hết sức ủng hộ, rồi đến vị tư lệnh ngành là GS Tạ Quang Bửu, và trên lãnh đạo cấp cao là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhờ sự đồng cảm và ủng hộ của những người có cương vị từ thấp đến cao của bộ máy lãnh đạo, mới có được thành công của lớp A0 ươm mầm nhiều tài năng.
Dù về sau cả tôi, GS Lê Văn Thiêm, GS Tạ Quang Bửu đều bị "đánh giá" là thiên tài chủ nghĩa, nhưng bây giờ nhìn lại đó là con đường đúng.
Riêng về ngành toán của chúng tôi, chúng tôi có kinh nghiệm ngay từ đầu phải hết sức coi trọng tài năng, phải dựa theo kinh nghiệm quốc tế để đào tạo tài năng khoa học. Hết sức tránh kiểu làm không giống ai, tất nhiên cũng phải đề phòng kiểu copy nguyên xi.
GS Tạ Quang Bửu cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Viện Toán học (1986) |
Chúng tôi đã hứa long trọng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó, trong 20 năm sẽ xây dựng được một ngành có vị trí trên quốc tế.
Kết quả chỉ chưa đầy 10 năm, đến giữa những năm 70, ngành toán Tối ưu đã có vị trí quốc tế. Tôi nhớ giữa những năm 1980, một số nhà toán học hàng đầu quốc tế đến Việt Nam, câu đầu tiên họ nói là "tôi rất vinh dự đến một địa danh nổi tiếng trên thế giới về Tối ưu".
Nhờ mình "leo" lên được vị trí như vậy, mình mới biết người ta làm khoa học như thế nào. Có thể biết được chuyện bếp núc trong việc xây dựng một ngành khoa học, kinh nghiệm lan tỏa sang những ngành khác. Trong thập kỷ 80, ngành toán chúng ta đã có 17, 18 học bổng Humbolt là học bổng rất có giá trị, có sự cạnh tranh quyết liệt trên quốc tế, Mỹ - Nhật - Pháp đều muốn nhận học bổng đó...
Chúng ta cũng đã xây dựng được một trung tâm nghiên cứu đạt trình độ cao là Viện Toán học, đến giữa những năm 1990 được Viện Hàn lâm thế giới thứ 3 công nhận là một trong số không nhiều những viện nghiên cứu xuất sắc của thế giới thứ ba.
Đồng thời, nhờ chúng ta có một tổ chức, cách làm việc thích hợp nên đã lôi kéo được rất nhiều nhà toán học hàng đầu trên thế giới đến VN, hợp tác rất có hiệu quả, giúp ta đào tạo cán bộ, tổ chức nhiều hội nghị ở VN, mở rộng ảnh hưởng với thế giới.
GS Tạ Quang Bửu |
Giờ đây, khoa học không được phát triển như mong muốn, là vì chúng ta thiếu vắng những Tạ Quang Bửu và Phạm Văn Đồng, nên dù ở cấp độ ngành có nhiều người kế tục GS Lê Văn Thiêm nhưng kết quả không thể được như trước nữa.
Tôi tha thiết muốn nhắc lại kinh nghiệm này với những nhà lãnh đạo cao nhất.
Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại ý một câu trả lời của GS Ngô Bảo Châu vì tôi rất tâm đắc, và thấy không chỉ đúng với người làm khoa học mà đúng với cả người làm lãnh đạo: "Làm việc nghiêm túc, tận tâm, không chạy theo những danh tiếng hão. Như thế sẽ có lợi cho cộng đồng, cho đất nước. Và cái danh cũng sẽ đến".
- Khánh Linh (ghi)
Dư âm về giải “Nobel toán học” đã chuyển sang tranh luận: Ai là người có công đào tạo nên Ngô Bảo Châu?
GS-TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hơn một lần khẳng định rằng đó là bằng chứng chứng minh chủ trương mở các lớp chuyên là hoàn toàn đúng đắn, bởi từ cấp hai Châu đã học chuyên toán...
Bản thân Ngô Bảo Châu phát biểu ngay sau phút đăng quang: “Để tôi trưởng thành như ngày hôm nay, có công lao của rất nhiều thầy. Người thầy đầu tiên mà tôi muốn nói tới là thầy Hồ Ngọc Đại, mặc dù ông không dạy tôi môn toán, song ông đã có ảnh hưởng tới cách tiếp cận cuộc sống và hình thành nhân cách của tôi…”. (Trước đó, tháng 4-2010, khi GS Hồ Ngọc Đại nhận giải thưởng Phan Châu Trinh, Ngô Bảo Châu cũng đã viết: “Cái cách thầy đặt ra ngoài tầm quan tâm mọi hư danh phù phiếm, để cho việc làm của mình và suy nghĩ của mình luôn song hành chính là cái mà trò luôn hướng theo để học tập”).
Thế nhưng trong phát biểu hiếm hoi về sự kiện này, GS Hồ Ngọc Đại đã kiên quyết không nhận công lao này và một mực nói rằng đó là thành tích của cá nhân Châu.
Thực tế “bổ đề cơ bản” là bài toán đã tồn tại hơn 30 năm, thách đố hàng trăm bộ óc siêu việt. Chính Châu cũng phải mất 15 năm đơn độc để tới đích và chiến thắng. Cái ý chí cũng như cách Ngô Bảo Châu tiếp cận “bổ đề cơ bản” đã có sự khác biệt, vượt ra khỏi “những chỉ dẫn có sẵn của các bậc sĩ phu, những người được trang trí bằng những danh hiệu to đùng…” đúng như những gì thầy Đại mong muốn truyền đạt đến các học trò mình.
Ngô Bảo Châu nhận giải “Nobel toán học”, các trang báo đã và sẽ tràn ngập những câu chuyện kể của những người thầy về cậu học trò siêu việt này. Chỉ có một người vẫn thầm lặng, thậm chí từ chối công lao, bởi quan niệm “khi học sinh biết được nhiều cách sống khác nhau thì trong đời chúng không bao giờ bị áp đặt, không chịu nô lệ. Từ đó, chúng sẽ biết chấp nhận cái khác, biết chấp nhận người khác… để đạt đến tầm văn hóa cao hơn”.
Hình như sự tự trọng, trung thực mới là tiền đề cho nhân tài?
Bản thân Ngô Bảo Châu phát biểu ngay sau phút đăng quang: “Để tôi trưởng thành như ngày hôm nay, có công lao của rất nhiều thầy. Người thầy đầu tiên mà tôi muốn nói tới là thầy Hồ Ngọc Đại, mặc dù ông không dạy tôi môn toán, song ông đã có ảnh hưởng tới cách tiếp cận cuộc sống và hình thành nhân cách của tôi…”. (Trước đó, tháng 4-2010, khi GS Hồ Ngọc Đại nhận giải thưởng Phan Châu Trinh, Ngô Bảo Châu cũng đã viết: “Cái cách thầy đặt ra ngoài tầm quan tâm mọi hư danh phù phiếm, để cho việc làm của mình và suy nghĩ của mình luôn song hành chính là cái mà trò luôn hướng theo để học tập”).
Thế nhưng trong phát biểu hiếm hoi về sự kiện này, GS Hồ Ngọc Đại đã kiên quyết không nhận công lao này và một mực nói rằng đó là thành tích của cá nhân Châu.
Thực tế “bổ đề cơ bản” là bài toán đã tồn tại hơn 30 năm, thách đố hàng trăm bộ óc siêu việt. Chính Châu cũng phải mất 15 năm đơn độc để tới đích và chiến thắng. Cái ý chí cũng như cách Ngô Bảo Châu tiếp cận “bổ đề cơ bản” đã có sự khác biệt, vượt ra khỏi “những chỉ dẫn có sẵn của các bậc sĩ phu, những người được trang trí bằng những danh hiệu to đùng…” đúng như những gì thầy Đại mong muốn truyền đạt đến các học trò mình.
Ngô Bảo Châu nhận giải “Nobel toán học”, các trang báo đã và sẽ tràn ngập những câu chuyện kể của những người thầy về cậu học trò siêu việt này. Chỉ có một người vẫn thầm lặng, thậm chí từ chối công lao, bởi quan niệm “khi học sinh biết được nhiều cách sống khác nhau thì trong đời chúng không bao giờ bị áp đặt, không chịu nô lệ. Từ đó, chúng sẽ biết chấp nhận cái khác, biết chấp nhận người khác… để đạt đến tầm văn hóa cao hơn”.
Hình như sự tự trọng, trung thực mới là tiền đề cho nhân tài?
'Nếu chỉ làm việc ở VN, không có Ngô Bảo Châu hôm nay'
Nếu Ngô Bảo Châu giành được giải thưởng Fields, đánh giá công bằng, thành tựu ấy trước hết phải thuộc về nước Pháp và trường ĐH với những người thầy đã tạo ra môi trường nghiên cứu cho Châu phát huy hết năng lực, tài năng của mình.
Nếu nhận đó là thành tựu của toán học VN là không chính xác. Giới toán học chúng tôi rạch ròi lắm.
Nhưng rõ ràng VN cũng có đóng góp một phần trong thành tích của Ngô Bảo Châu, đó là đã phát hiện, đào tạo ban đầu cho một mầm tài năng toán học, các thầy đã cùng nhau truyền cho Châu tình yêu bền vững với toán học. Sau Châu, VN còn có nhiều "mầm toán" khác có thể trở thành những chuyên gia toán hàng đầu thế giới trong tương lai.
Tiếc là những "mầm toán" trưởng thành trong nước vẫn còn ít, các "đỉnh cao" đều được tiếp tục nuôi dưỡng ở những nền toán học nước khác. Trong hơn một thập kỷ qua, những người thành danh chưa được quy tụ để toán học VN có thể trở thành "rừng cây lớn".
Nếu chỉ làm việc ở VN, sẽ không có Ngô Bảo Châu hôm nay và những thành tựu nghiên cứu mà cậu ấy đã công bố. Bởi nghiên cứu toán học ở VN đang quá thiếu thốn những điều kiện tối thiểu. Nhiều người dự đoán "hiện tượng Ngô Bảo Châu" phải ít nhất 20-30 năm nữa mới lặp lại nhưng tôi thấy thế vẫn là quá lạc quan, phải ít nhất 50 năm sau chúng ta may ra mới lại có một nhà toán học như Châu...
Nếu không có những thay đổi trong chính sách và đầu tư cho toán học từ hôm nay, có lẽ chúng ta cũng chỉ có thể tự hào về gốc Việt của những nhà khoa học, còn thành tựu thật sự của họ phải thuộc về những quốc gia khác.
Theo GS Lê Tuấn Hoa
Tuổi trẻ
Vietnamese mathematician top of the class, rest could do better DPA
Đề nghị tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho GS Châu
Ngay lập tức các thủ tục cần thiết được tiến hành, hồ sơ sẽ được Ban Thi đua khen thưởng T.Ư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xét.
- Ngô Bảo Châu:-Chủ tịch Quốc hội chúc mừng NBC: TTXVN - Sự thông minh và sự “chậm lớn” của người Việt (Tuần VN). – Nguyễn Trung: Nức lòng sự kiện GS Châu, tĩnh tâm ngẫm về vận nước.
Có lẽ chưa khi nào Phát ngôn - Hành động tuần này vui đến thế. Hiện tượng Ngô Bảo Châu đã choán hết các mặt báo trong suốt tuần qua và là tâm điểm chú ý của xã hội. Song, trong niềm vui, niềm tự hào chất ngất đó, lại thoáng những ngậm ngùi, nuối tiếc.
Tự hào Ngô Bảo Châu và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo
Niềm vui lấp lánh ngay khi Tuần Việt Nam đang tổng hợp phát ngôn hành động của tuần này, bởi một người Việt Nam được vinh danh trên đỉnh cao của Toán học thế giới: GS Ngô Bảo Châu nhận giải Fields 2010.
Không cần nhắc lại ý nghĩa của giải Fields bởi đã tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng những ngày qua, nhưng người Việt Nam sẽ tự hào hơn khi GS Ngô Bảo Châu không chỉ là người Việt Nam đầu tiên đạt tới thành tựu này, mà thành tựu của anh đã đẩy Việt Nam lên thành quốc gia thứ hai của châu Á (chỉ sau Nhật Bản với 3 huy chương Fields vào các năm 1954, 1970, 1990) được vinh danh trên đỉnh cao của lĩnh vực toán học. Những cường quốc khoa học của châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ đều chưa chạm tay đến được giải thưởng, kể cả Trung Quốc cũng chưa thật sự có danh hiệu này, bởi Nhà toán học Terence Tao dù gốc gác là người Trung Quốc nhưng lại nhận giải thưởng vào năm 2006 với quốc tịch Úc/Mỹ.
Tự hào, hạnh phúc trước thành tựu của GS Châu là điều đương nhiên, tự hào vì cái tên Việt Nam được sánh ngang các cường quốc năm châu trong lĩnh vực Toán học cũng là hoàn toàn chính đáng, nhưng xin đừng tự hào theo kiểu... adua: thấy người khác tự hào thì cũng tự hào, tự hào mà chẳng biết căn nguyên cội rễ ở đâu!
Có một điều chắc chắn, giới Toán học Việt Nam đương nhiên có quyền tự hào nhất, bởi vinh quang của GS Châu kết tinh từ một thời kỳ hoàng kim của Toán học Việt Nam.
Ngô Bảo Châu nhận Huy chương Fields. Ảnh: BBC |
Họ được an ủi và có động lực mạnh mẽ để bắt đầu "leo dốc", đưa Toán học Việt Nam trở lại, biết đâu lại tốt đẹp như, thậm chí tốt đẹp hơn thời hoàng kim? Trọng trách ấy, tin chắc rằng các nhà Toán học đủ sức thực hiện, bởi trong hàng ngũ của họ không chỉ có một GS Ngô Bảo Châu đang trên đỉnh cao, mà đó là một khối gắn bó, thống nhất của những con người có chung niềm đam mê trong sáng mà ít ngành nghề khác có được.
Đọc những chia sẻ của đủ các thế hệ trước và trong ngày GS Ngô Bảo Châu được vinh danh, có một niềm hạnh phúc "nhẹ nhàng" len trong trái tim của người viết bài: Dân Toán Việt Nam yêu thương, đoàn kết với nhau quá. Nhưng như GS kỳ cựu Hoàng Tụy đã tâm sự chân thành, Toán học Việt Nam vẫn có những hậu duệ của GS Lê Văn Thiêm, nhưng lại đang thiếu vị tư lệnh ngành như GS Tạ Quang Bửu, và một lãnh đạo cấp cao như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày xưa, để tìm lại "một thời đã xa" của Toán học.
Vậy là, trách nhiệm vinh quang đang được truyền đến các nhà lãnh đạo, mong sao niềm hạnh phúc khi trí tuệ Việt Nam ngang hàng với thế giới sẽ tiếp lửa để họ sáng suốt đưa ra những chính sách đúng đắn không chỉ với Toán học Việt Nam.
Tái cơ cấu Vinashin: nín thở hy vọng...
Vui thì quá vui, nhưng vẫn phải "trở lại" mặt đất để điểm danh thêm một vài phát ngôn hành động đáng chú ý tuần qua.
Câu chuyện tập đoàn Vinashin trở lại "lai rai" tuần qua, bởi từ Bộ Chính trị đến Chính phủ đều tràn ngập quyết tâm sẽ tái cơ cấu thành công tập đoàn Vinashin, dù "Tái cơ cấu Vinashin không thể ngày một, ngày hai. Có thể sang năm thứ 4, thứ 5 mới có được một tập đoàn Vinashin đúng nghĩa. Do đó cần phải xác định rõ mục tiêu là củng cố, ổn định và phát triển để đảm bảo có được ngành công nghiệp tàu thủy phát triển mạnh với Vinashin làm nòng cốt" như lời Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban chỉ đạo Tái cơ cấu Vinashin phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Ban chỉ đạo vào ngày 17.8.
Đã có không ít những đề xuất ngược - xuôi, tiến - lùi được đưa ra sau sự đổ vỡ của Vinashin, nhưng khi đã có những quyết định từ cấp cao nhất thì cả hệ thống sẽ phải cùng vào cuộc, trong đó có một phần việc quan trọng là... thông tin tuyên truyền để dư luận xã hội ủng hộ.
Khoản nợ khổng lồ 86.000 tỷ đồng của Vinashin đã làm choáng váng biết bao người dân Việt Nam, Ảnh Kimcokynhan |
Rùng mình trước một giả tưởng...
Nếu so sánh với một niềm vui tầm quốc gia, một vấn đề đại sự tầm quốc gia, thì chuyện những hồ sơ giả, bằng giả của lãnh đạo các tỉnh tự nhiên có phần "chẳng có gì là quan trọng". Nhưng tưởng thế thôi, chứ vắt tay lên trán nghĩ thêm một tý, lại thấy chuyện bằng giả, hồ sơ giả cũng là chuyện quốc gia đại sự, bởi đây không còn là những trường hợp cá biệt, riêng lẻ nữa mà nó có chiều hướng phát triển như bệnh ung thư vào giai đoạn cần xạ trị.
Câu chuyện Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Nghệ An Tô Hồng Hải làm giả hồ sơ để được xét tặng Huân chương Lao động hạng 3 được báo Lao động phát hiện, nào không khai việc cá nhân bị Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách năm 2007, khi còn đương chức Bí thư Thành ủy TP.Vinh; nào không được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, không liên tục đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, không đạt danh hiệu đảng viên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, và "táo bạo" nhất là trong hồ sơ có bản trích Họp Hội đồng thi đua khen thưởng Ban tuyên giáo lập ngày 16/3, trong khi bản thân ông Đinh Lĩnh Lương - Chánh văn phòng Ban Tuyên giáo, người ký tên ở vị trí thư ký của biên bản trích ngang lại thừa nhận không tổ chức họp Hội đồng.
Không họp Hội đồng Thi đua, nhưng vẫn làm giả biên bản. Ảnh VNN |
Vài trường hợp được dẫn chứng cụ thể, nào từ công an xã lên đảm nhiệm chức vụ Kiểm tra Đảng của Đảng ủy xã Thạnh Phú, từ công an xã Ngọc Đông lên Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Đông, rồi có người lên làm Chủ tịch UBND xã Đại Tâm, người khác làm Chủ tịch UBND xã Viên An, rồi Phó Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Phú... toàn những vị trí chủ chốt cả.
Hai câu chuyện, một cá nhân, một tập thể, một hồ sơ giả để được vinh danh, một bên bằng giả để được vào làm việc, nhưng đều đáng đau lòng... như nhau. Bởi đây chỉ là những trường hợp bị phát hiện, còn "Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ" thì sao?
Tỉnh Sóc Trăng sẽ kiểm tra bằng cấp của đủ cả 16.000 giáo viên, còn những ngành nghề khác sắp tới có bị "sờ gáy" không? Các tỉnh thành khác trên toàn quốc có dũng cảm như Sóc Trăng không? Danh sách chưa bị lộ liệu dài đến mức nào? và cao đến cấp nào? là những câu hỏi không thể không đặt ra?
Thoáng chút rùng mình nghĩ đến tình huống giả tưởng: nếu có một cuộc "tổng kiểm tra" bằng cấp của tất cả cán bộ nhà nước thì sẽ "rúng động" đến cỡ nào? Nhưng nếu đủ quyết tâm làm một lần, sẽ mổ xẻ được tận gốc căn bệnh thành tích đang hoành hành trong xã hội, sẽ phân biệt được thật giả và cắt cơn bệnh vàng lộn theo chì như hiện nay. Thậm chí, biết đâu sẽ phát hiện có những trường hợp cán bộ thật sự có năng lực nhưng vì không có bằng cấp thì không được vào làm việc, không được thăng chức, nên buộc lòng phải...xài bằng giả theo trào lưu?
Vấn đề nằm ở chỗ, ta có đủ quyết tâm giải phẫu khối u này để dứt bệnh không, hay thà cứ vờ như ta đang khỏe, rồi đến một ngày đẹp giời nào đó có muốn xài dao kéo đại giải phẫu cũng không còn kịp nữa?
Hai nhà khoa học Việt Nam đoạt giải Eureka Úc
Một ngày trước khi nhà toán học Việt Nam Ngô Bảo Châu, đoạt giải thưởng Fields Award, hai nhà khoa học khác của Việt Nam đã đoạt giải Eureka của Úc cho công trình khoa học nổi bật hỗ trợ quốc phòng và an ninh quốc gia Úc.
(VietNamNet)-Thủ tướng và Chủ tịch nước vừa gửi thư chúc mừng tới Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã đem lại niềm tự hào cho dân tộc.
Chủ tịch nước đánh giá cao thành tích và những cống hiến của GS Ngô Bảo Châu đối với toán học.
Toàn văn thư chúc mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyên PTT Vũ Khoan suy ngẫm về hiện tượng Ngô Bảo Châu Tuan Viet Nam
"Trong niềm tự hào về Ngô Bảo Châu, bỗng nhiên tôi ngậm ngùi thấy nhiều em chỉ có thể thành danh ở nước ngoài, chủ yếu tại các nước công nghiệp phát triển" - nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ.
Bởi chính sách không đúng, thiếu những giảng viên có tâm huyết, học sinh cũng không an tâm theo đuổi con đường khoa học. Chỉ còn vài người giỏi thì không thể chắt lọc được người xuất chúng
Báo Le Monde giật một cái tít: "Toán học: hai người Pháp được nhận Huy chương Fields". Hai người Pháp ở đây là Cedric Villani và Ngô Bảo Châu. Bài xã luận của Le Monde nói rằng Ngô Bảo Châu và Villani là "hai mặt của trường phái toán học Pháp". Tổng thống và Thủ tướng nước Pháp cũng chúc mừng hai người Pháp được Huy chương Fields. Người Pháp thấy người sang bắt quàng làm họ chăng? Không, theo báo Le Monde, năm 2010 Ngô Bảo Châu đã trở thành người Pháp chính hiệu. Giờ Ngô Bảo Châu chỉ còn là người gốc Việt (d'origine vietnamienne). Nước Pháp có lòng tự tôn rất lớn, họ không bao giờ nhận quàng nhận xiêng. Cao Hành Kiện được giải thưởng Nobel văn chương, nhưng nước Pháp cũng không vơ làm của mình. Năm ngoái, khi tôi viết về Ngô Bảo Châu và bổ đề cơ bản, tôi đã nghĩ Ngô Bảo Châu chỉ có quốc tịch Việt Nam, và rõ ràng hơn trường hợp của Khâu Thành Đồng. Luật Quốc tịch của Việt Nam chỉ cho phép có một quốc tịch. Nhưng thực tế, những trường hợp không thôi quốc tịch Việt Nam, vẫn được coi là mang quốc tịch Việt Nam, có nghĩa là về mặt thực tế, người Việt Nam vẫn có thể có nhiều quốc tịch tại cùng một thời điểm. Tôi thấy Luật Quốc tịch Việt Nam cần phải rành mạch hơn nữa.
Einstein từng nói đại loại rằng: nếu thuyết tương đối của tôi đúng, người Đức sẽ nhận tôi là người Đức, người Mỹ sẽ nhận tôi là người Mỹ, người Do Thái sẽ nhận tôi là người Do Thái, còn nếu thuyết tương đối của tôi sai, người Mỹ sẽ bảo tôi là người Đức, người Đức sẽ bảo tôi là người Do Thái, người Do Thái sẽ bảo tôi là người Mỹ. Chuyện nhận là "người của mình" cũng là chuyện thường tình, không có gì đặc biệt lắm. Nhưng sẽ rất kỳ dị nếu một dân tộc nào đó nói người mình cũng làm được chuyện gì đó, bởi vì hoặc đó là một mặc cảm tự ti, hoặc đó là cội rễ của phân biệt chủng tộc.
Chuyện vua Sở đánh mất cái cung và người nước Sở được cái cung phải chăng vẫn là hẹp lượng? Người thiên hạ được cái cung. Nhưng nói gì thì nói, người thiên hạ được Huy chương Fields thì xa lạ và cũng chẳng có gì là vui. Tại sao lại thế? Cảm nhận cái đẹp đâu có phụ thuộc vào ai thuộc chủng tộc nào đã khám phá ra nó. Nhạc của Schubert đâu cần phải nghe là của người Đức, tranh của Monet đâu cần phải xem là của người Pháp? Thật khó thông làm sao!
Nghe như có sạn. Tại sao thế?Ngô Bảo Châu được trao tặng Huân chương Fields 2010 talawas blog
Giáo sư Ngô Bảo Châu (1972) là một trong bốn nhà toán học được trao tặng Giải thưởng Fields 2010. Giải thưởng Fields là giải thưởng danh giá nhất trong ngành Toán học và được trao cho tối đa cho bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kì Đại hội của Hiệp hội toán học quốc tế được tổ chức 4 năm một lần.
Trước đó Chứng minh Bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu, một yếu tố chính của Chương trình Langlands nhằm thống nhất hình học và số học, đã được tờ Time bình chọn là một trong mười khám phá khoa học nổi bật nhất trong năm 2009. Trên trang blog cá nhân, giáo sư Ngô Bảo Châu giới thiệu một bài viết tổng quát về Bổ đề cơ bản cho những độc giả muốn tìm hiểu thêm về đề tài này.
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nghiên cứu và giảng dạy tại Université de Paris-Sud (Orsay) và Institute for Advanced Study (Princeton). Kể từ ngày 1/9/2010 Ngô Bảo Châu sẽ đảm nhiệm chức giáo sư Toán tại trường Đại học Chicago, Mỹ.
Về lời mời về nước làm việc gần đây của Chính phủ Việt Nam, trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, Ngô Bảo Châu cho biết rằng trong thời gian tới anh sẽ làm việc phần nhiều thời gian ở Chicago, và nếu Viện đào tạo và nghiên cứu cao cấp về toán được thành lập, anh có kế hoạch sẽ về Hà Nội khoảng 3 tháng mỗi năm để tham gia vào công việc của viện.
Ngô Bảo Châu nhận giải toán học Fields
GS Ngô Bảo Châu giành "Giải Nobel Toán học” VOV
Lúc 12h55’ (giờ Việt Nam), tại khán phòng Hyderabad, Ấn Độ, GS Ngô Bảo Châu chính thức được Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới
Tuanvietnam trân trọng giới thiệu toàn cảnh thông tin Ngô Bảo Châu và giải Fields
18/08/2010 07:42:40- Câu chuyện giữa phóng viên Bee với GS Ngô Bảo Châu diễn ra vào một buổi trưa ở quán ăn trên phố Linh Lang, gần nhà anh, cùng với một người bạn vong niên, ông Nguyễn Trung Hà, một nhà đầu tư "có tiếng" ở Hà Nội.
>> Ngô Bảo Châu và giải Fields
Phát triển khoa học từ những nhóm nghiên cứu trẻ
Thưa GS Ngô Bảo Châu, chuyến viếng thăm của Phó Thủ tướng làm anh cảm thấy sao?
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đi cùng với 2 thứ trưởng Bộ GD-ĐT đến thăm gia đình chúng tôi vào Chủ nhật, nói chuyện thân mật. Tôi thấy ông Nhân là người cởi mở, dễ nói chuyện. Tôi xúc động về sự quan tâm này.
Để những nhà khoa học có thể làm việc tốt nhất, theo anh, nên quan tâm như thế nào? Nhà và lương có quan trọng không?
Về nhà và lương, không thể sánh được với tiêu chuẩn bên Mỹ. Tuy nhiên, mức như hiện nay thì không thể chấp nhận được.
Anh Lê Tuấn Hoa, Viện phó Viện Toán học, có trả lời trên báo, khi tôi về, mức lương tối đa mà viện có thể trả, như với cụ Hoàng Tụy bây giờ, chính xác là 4,4 triệu đồng/tháng. Còn những nghiên cứu sinh ở nước ngoài về lương chỉ được 1,8 triệu/tháng. Vậy là họ phải lo việc khác thôi. Mà đã lo việc khác thì không làm khoa học được.
Bạn hình dung như thế này, làm khoa học không phải là học xong rồi cứ thế mà làm. Kiến thức phải được cập nhật liên tục, vừa học vừa làm cái mới. Ở Việt Nam, chưa thực sự là môi trường khoa học. Đồng nghiệp, rồi những người xung quanh đều lo mưu sinh.
Nhưng, tôi thấy, để phát triển khoa học, có một chuyện có thể làm được. Đó là tìm từng nhóm bạn trẻ, tổ chức từng nhóm nghiên cứu, khoảng 5-10 người.
Như anh nói, ở Việt Nam, môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học chưa có. Vậy ý tưởng phát triển một viện đào tạo và nghiên cứu cấp cao về Toán làm thế nào thành hiện thực trong môi trường này?
Chúng tôi mượn ý tưởng này từ Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton. Ở Pháp cũng có Viện IHES, ngoài ra còn có Viện Toán Max - Planck của Đức, RIMS của Nhật...
Rất nhiều nước đang phát triển đã và làm thành công như Brazil, Hàn Quốc.
Ý tưởng chính của họ không phải là một viện với một cơ chế bên trên. Chỉ có một ban giám đốc rất hạn chế để lựa chọn hồ sơ. Những người làm việc đều hoạt động trong một thời gian ngắn, tối thiểu là 3 tháng, đến 2-3 năm là tối đa.
Nghĩa là, luôn có sự luân chuyển, ưu tiên những người đến dạy theo hình thức: có hai người Việt Nam, một người nước ngoài; hoặc một người Việt Nam, một GS nước ngoài đến làm việc trong khoảng thời gian nhất định.
Nguồn lực này liệu có dồi dào, thưa anh?
Thực ra, số lượng GS nước ngoài sẵn sàng sang giúp mình rất lớn.
Các trường bên nước Mỹ có chế độ "sabbatical year". Trong 7 năm, họ được 1 năm muốn làm ở đâu cũng được mà trường vẫn trả lương. Và mọi người đã lựa chọn theo những cách khác nhau: vẫn ở trường làm hoặc ra nước ngoài. Rất nhiều người muốn sang các nước đang phát triển.
Có thể, mời 6 tháng để đi du lịch thì họ không sang. Nhưng với lời mời "chúng tôi có một thế hệ trẻ có triển vọng và muốn làm việc với ông", họ sẽ rất thích.
Khi sang, chỉ cần mình tiếp đón chu đáo, có phòng làm việc, có máy vi tính, có chỗ để ở, thỉnh thoảng tạo điều kiện cho họ đi chơi đây đó. Nhưng cái chính là phải có người cho họ làm việc cùng. Đó là điều vô cùng thuận lợi cho mình.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo cao cấp về toán sẽ là chỗ để cho các GS nước ngoài có điều kiện gặp gỡ và làm việc với nhau trong một thời gian nhất định, tạo điều kiện cho mình tiếp thu kiến thức mới.
Tôi nghĩ nhiều đến những bạn trẻ, những nghiên cứu sinh có thể về nước trong một mùa hè, vừa chơi vừa làm việc. Kể cả các anh chị, các bạn đã đi làm ở các trường đại học, có ham mê nghiên cứu nhưng không có đủ điều kiện vì phải lo mưu sinh, hay vì thời lượng dạy ở các trường ĐH Việt Nam quá nhiều, chắc phải gấp 5 lần các trường nước ngoài chẳng hạn.
Khi không có thời gian và điều kiện nghiên cứu, chỉ cần một lần được đến làm việc nghiên cứu trong môi trường như vậy, cùng với các GS nước ngoài, họ sẽ có cái đà để có thể làm tiếp được.
Tất nhiên, mô hình đó cũng có hạn chế, chỉ phù hợp với những ngành khoa học lý thuyết thôi.
Tức là, chỉ có chỗ làm việc, thư viện chứ không có máy móc gì cả. Nếu mỗi lần phải đầu tư một phòng thí nghiệm thì đúng là chịu, không thể làm được.
Bên Viện Priceton không chỉ có Toán mà còn có Vật lý lý thuyết, Lịch sử, Khoa học xã hội, Kinh tế, Sinh vật. Với Sinh vật lý thuyết, họ lấy dữ liệu từ nơi khác về rồi xử lý số liệu chứ không có thí nghiệm gì cả.
"Sợ dốt thì không tiến bộ được"
Anh đề cập tới chuyện lập những nhóm nghiên cứu toàn người Việt trong khi "ở Việt Nam chưa thực sự là môi trường khoa học". Liệu những nhóm như vậy hình thành, có hy vọng tác động ngược trở lại, cải thiện môi trường nghiên cứu khoa học ở Việt Nam?
Không những sẽ giúp cải tạo môi trường khoa học, điều này còn tác động tới môi trường giảng dạy đại học.
Có rất nhiều kế hoạch xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế. Có thể đổ rất nhiều tiền. Nhưng tôi nghĩ, khả năng thành công không lớn vì mình không có người dạy tốt, bởi số người có trình độ ít, đếm trên đầu ngón tay.
Còn tạo nên những nhóm nghiên cứu khoa học thì có thể làm được. Tuần trước, tôi có gặp ông Darriulat, một GS vật lý. 10 năm nay, ông ấy nghỉ hưu rồi sang Việt Nam lập ra nhóm các bạn trẻ để nghiên cứu.
Thế nhưng, Việt Nam chưa có cơ chế nào giúp cho việc này. Phải có cơ chế đặc biệt mới tạo ra không khí học thuật.
Anh thử phác thảo cơ chế đặc biệt đó...?
Cái đó, phải có thời gian. Nhưng tôi nghĩ, hãy đến xem nhóm làm việc của ông Darriulat.
Nói chung, tôi nghĩ không chỉ việc đó, mà lãnh đạo nhà nước nên có một ban cố vấn để có thể hỏi các nhà khoa học trong nước và nước ngoài thường xuyên.
Một số chính sách, rõ ràng có sự đầu tư của Nhà nước, nhưng bị lệch hướng và không đem lại hiệu quả. Bởi, có nhiều thứ trên giấy tờ tưởng là rất tốt, nhưng trên thực tế có làm được không? Nếu thực lực không làm được thì chuyện bị bóp méo.
Như chuyện thư viện ở trường ĐH chẳng hạn. Trường ĐH nào cũng có thư viện, có máy tính, có tài liệu. Nhưng sinh viên có xài được không? Có thư viện nào ra hồn? Dù cách đây vài năm, Nhà nước có chính sách đầu tư cho các thư viện trường, mất khá nhiều tiền.
Theo tôi, lý do đơn giản, vì ngay cả giáo viên cũng không quan tâm đến chuyện đọc nên xảy ra chuyện là người ta xây một cái nhà ba bốn tầng nhưng không có quyển sách nào cả. Hoặc là những cuốn sách cũ nát từ năm 60 để lại.
Rất nhiều những câu chuyện tương tự như vậy. Tôi nghĩ, Nhà nước nên có một ban cố vấn gồm những nhà khoa học thực sự, cố vấn những chuyện như thế.
Việt Nam cũng đã có những hội đồng tư vấn...?
Tôi không rõ điều này. Nhưng tôi nghĩ, nên nghe ý kiến của người ngoài, những người Việt Nam ở nước ngoài. Không thể đóng cửa bảo nhau được.
Tất cả các viện lớn trên thế giới, kể cả Viện Princeton, hàng năm vẫn mời những hội đồng từ nơi khác đến để đánh giá xem có gì chưa ổn.
Nghe là để đánh giá. Được đánh giá đâu có gì đáng xấu hổ, mà thực ra rất tốt. Cái gì làm sai thì mình sửa. Nếu cứ sợ người ta bảo mình dốt thì làm sao mà tiến bộ được, đúng không? (cười)
Người trong cuộc thì hiểu tường tận mọi chuyện. Nhưng nhiều khi mình biết “làm thế này thì đề án mới qua”, những người biết rõ chưa chắc đã hiểu được xu hướng chung.
Đặt giả thiết, anh được mời tham gia tư vấn một số đề án, chính sách. Khi làm việc, tư vấn của anh mâu thuẫn với lợi ích, hoặc nhóm lợi ích của người đặt hàng. Anh sẽ giải quyết mâu thuẫn đó ra sao?
Câu chuyện đến đây bắt đầu có sự tham gia của ông Nguyễn Trung Hà. Từ một học sinh giỏi quốc tế về Toán cách đây hơn 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam, nhúng tay vào hàng chục lĩnh vực, sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty. Xuất hiện một lần trên báo, ông đã làm "nổi sóng" cả giới Toán học khi châm ngòi cho ý tưởng "làm toán là tự sướng". Ông cũng là một trong những người bạn mà GS Ngô Bảo Châu thường gặp khi về Việt Nam.
Lương Bích Ngọc - Hạ Anh (thực hiện)
>> Ngô Bảo Châu và giải Fields
Phát triển khoa học từ những nhóm nghiên cứu trẻ
GS Ngô Bảo Châu. |
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đi cùng với 2 thứ trưởng Bộ GD-ĐT đến thăm gia đình chúng tôi vào Chủ nhật, nói chuyện thân mật. Tôi thấy ông Nhân là người cởi mở, dễ nói chuyện. Tôi xúc động về sự quan tâm này.
Để những nhà khoa học có thể làm việc tốt nhất, theo anh, nên quan tâm như thế nào? Nhà và lương có quan trọng không?
Về nhà và lương, không thể sánh được với tiêu chuẩn bên Mỹ. Tuy nhiên, mức như hiện nay thì không thể chấp nhận được.
Anh Lê Tuấn Hoa, Viện phó Viện Toán học, có trả lời trên báo, khi tôi về, mức lương tối đa mà viện có thể trả, như với cụ Hoàng Tụy bây giờ, chính xác là 4,4 triệu đồng/tháng. Còn những nghiên cứu sinh ở nước ngoài về lương chỉ được 1,8 triệu/tháng. Vậy là họ phải lo việc khác thôi. Mà đã lo việc khác thì không làm khoa học được.
Bạn hình dung như thế này, làm khoa học không phải là học xong rồi cứ thế mà làm. Kiến thức phải được cập nhật liên tục, vừa học vừa làm cái mới. Ở Việt Nam, chưa thực sự là môi trường khoa học. Đồng nghiệp, rồi những người xung quanh đều lo mưu sinh.
Nhưng, tôi thấy, để phát triển khoa học, có một chuyện có thể làm được. Đó là tìm từng nhóm bạn trẻ, tổ chức từng nhóm nghiên cứu, khoảng 5-10 người.
Như anh nói, ở Việt Nam, môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học chưa có. Vậy ý tưởng phát triển một viện đào tạo và nghiên cứu cấp cao về Toán làm thế nào thành hiện thực trong môi trường này?
Chúng tôi mượn ý tưởng này từ Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton. Ở Pháp cũng có Viện IHES, ngoài ra còn có Viện Toán Max - Planck của Đức, RIMS của Nhật...
Rất nhiều nước đang phát triển đã và làm thành công như Brazil, Hàn Quốc.
Ý tưởng chính của họ không phải là một viện với một cơ chế bên trên. Chỉ có một ban giám đốc rất hạn chế để lựa chọn hồ sơ. Những người làm việc đều hoạt động trong một thời gian ngắn, tối thiểu là 3 tháng, đến 2-3 năm là tối đa.
Nghĩa là, luôn có sự luân chuyển, ưu tiên những người đến dạy theo hình thức: có hai người Việt Nam, một người nước ngoài; hoặc một người Việt Nam, một GS nước ngoài đến làm việc trong khoảng thời gian nhất định.
Nguồn lực này liệu có dồi dào, thưa anh?
Thực ra, số lượng GS nước ngoài sẵn sàng sang giúp mình rất lớn.
Các trường bên nước Mỹ có chế độ "sabbatical year". Trong 7 năm, họ được 1 năm muốn làm ở đâu cũng được mà trường vẫn trả lương. Và mọi người đã lựa chọn theo những cách khác nhau: vẫn ở trường làm hoặc ra nước ngoài. Rất nhiều người muốn sang các nước đang phát triển.
Có thể, mời 6 tháng để đi du lịch thì họ không sang. Nhưng với lời mời "chúng tôi có một thế hệ trẻ có triển vọng và muốn làm việc với ông", họ sẽ rất thích.
Khi sang, chỉ cần mình tiếp đón chu đáo, có phòng làm việc, có máy vi tính, có chỗ để ở, thỉnh thoảng tạo điều kiện cho họ đi chơi đây đó. Nhưng cái chính là phải có người cho họ làm việc cùng. Đó là điều vô cùng thuận lợi cho mình.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo cao cấp về toán sẽ là chỗ để cho các GS nước ngoài có điều kiện gặp gỡ và làm việc với nhau trong một thời gian nhất định, tạo điều kiện cho mình tiếp thu kiến thức mới.
Tôi nghĩ nhiều đến những bạn trẻ, những nghiên cứu sinh có thể về nước trong một mùa hè, vừa chơi vừa làm việc. Kể cả các anh chị, các bạn đã đi làm ở các trường đại học, có ham mê nghiên cứu nhưng không có đủ điều kiện vì phải lo mưu sinh, hay vì thời lượng dạy ở các trường ĐH Việt Nam quá nhiều, chắc phải gấp 5 lần các trường nước ngoài chẳng hạn.
Khi không có thời gian và điều kiện nghiên cứu, chỉ cần một lần được đến làm việc nghiên cứu trong môi trường như vậy, cùng với các GS nước ngoài, họ sẽ có cái đà để có thể làm tiếp được.
Tất nhiên, mô hình đó cũng có hạn chế, chỉ phù hợp với những ngành khoa học lý thuyết thôi.
Tức là, chỉ có chỗ làm việc, thư viện chứ không có máy móc gì cả. Nếu mỗi lần phải đầu tư một phòng thí nghiệm thì đúng là chịu, không thể làm được.
Bên Viện Priceton không chỉ có Toán mà còn có Vật lý lý thuyết, Lịch sử, Khoa học xã hội, Kinh tế, Sinh vật. Với Sinh vật lý thuyết, họ lấy dữ liệu từ nơi khác về rồi xử lý số liệu chứ không có thí nghiệm gì cả.
"Sợ dốt thì không tiến bộ được"
Anh đề cập tới chuyện lập những nhóm nghiên cứu toàn người Việt trong khi "ở Việt Nam chưa thực sự là môi trường khoa học". Liệu những nhóm như vậy hình thành, có hy vọng tác động ngược trở lại, cải thiện môi trường nghiên cứu khoa học ở Việt Nam?
Không những sẽ giúp cải tạo môi trường khoa học, điều này còn tác động tới môi trường giảng dạy đại học.
Có rất nhiều kế hoạch xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế. Có thể đổ rất nhiều tiền. Nhưng tôi nghĩ, khả năng thành công không lớn vì mình không có người dạy tốt, bởi số người có trình độ ít, đếm trên đầu ngón tay.
Còn tạo nên những nhóm nghiên cứu khoa học thì có thể làm được. Tuần trước, tôi có gặp ông Darriulat, một GS vật lý. 10 năm nay, ông ấy nghỉ hưu rồi sang Việt Nam lập ra nhóm các bạn trẻ để nghiên cứu.
Thế nhưng, Việt Nam chưa có cơ chế nào giúp cho việc này. Phải có cơ chế đặc biệt mới tạo ra không khí học thuật.
"Lãnh đạo nhà nước nên có một ban cố vấn để có thể hỏi các nhà khoa học trong nước và nước ngoài thường xuyên". |
Cái đó, phải có thời gian. Nhưng tôi nghĩ, hãy đến xem nhóm làm việc của ông Darriulat.
Nói chung, tôi nghĩ không chỉ việc đó, mà lãnh đạo nhà nước nên có một ban cố vấn để có thể hỏi các nhà khoa học trong nước và nước ngoài thường xuyên.
Một số chính sách, rõ ràng có sự đầu tư của Nhà nước, nhưng bị lệch hướng và không đem lại hiệu quả. Bởi, có nhiều thứ trên giấy tờ tưởng là rất tốt, nhưng trên thực tế có làm được không? Nếu thực lực không làm được thì chuyện bị bóp méo.
Như chuyện thư viện ở trường ĐH chẳng hạn. Trường ĐH nào cũng có thư viện, có máy tính, có tài liệu. Nhưng sinh viên có xài được không? Có thư viện nào ra hồn? Dù cách đây vài năm, Nhà nước có chính sách đầu tư cho các thư viện trường, mất khá nhiều tiền.
Theo tôi, lý do đơn giản, vì ngay cả giáo viên cũng không quan tâm đến chuyện đọc nên xảy ra chuyện là người ta xây một cái nhà ba bốn tầng nhưng không có quyển sách nào cả. Hoặc là những cuốn sách cũ nát từ năm 60 để lại.
Rất nhiều những câu chuyện tương tự như vậy. Tôi nghĩ, Nhà nước nên có một ban cố vấn gồm những nhà khoa học thực sự, cố vấn những chuyện như thế.
Việt Nam cũng đã có những hội đồng tư vấn...?
Tôi không rõ điều này. Nhưng tôi nghĩ, nên nghe ý kiến của người ngoài, những người Việt Nam ở nước ngoài. Không thể đóng cửa bảo nhau được.
Tất cả các viện lớn trên thế giới, kể cả Viện Princeton, hàng năm vẫn mời những hội đồng từ nơi khác đến để đánh giá xem có gì chưa ổn.
Nghe là để đánh giá. Được đánh giá đâu có gì đáng xấu hổ, mà thực ra rất tốt. Cái gì làm sai thì mình sửa. Nếu cứ sợ người ta bảo mình dốt thì làm sao mà tiến bộ được, đúng không? (cười)
Người trong cuộc thì hiểu tường tận mọi chuyện. Nhưng nhiều khi mình biết “làm thế này thì đề án mới qua”, những người biết rõ chưa chắc đã hiểu được xu hướng chung.
Đặt giả thiết, anh được mời tham gia tư vấn một số đề án, chính sách. Khi làm việc, tư vấn của anh mâu thuẫn với lợi ích, hoặc nhóm lợi ích của người đặt hàng. Anh sẽ giải quyết mâu thuẫn đó ra sao?
Câu chuyện đến đây bắt đầu có sự tham gia của ông Nguyễn Trung Hà. Từ một học sinh giỏi quốc tế về Toán cách đây hơn 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam, nhúng tay vào hàng chục lĩnh vực, sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty. Xuất hiện một lần trên báo, ông đã làm "nổi sóng" cả giới Toán học khi châm ngòi cho ý tưởng "làm toán là tự sướng". Ông cũng là một trong những người bạn mà GS Ngô Bảo Châu thường gặp khi về Việt Nam.
Lương Bích Ngọc - Hạ Anh (thực hiện)
Một căn hộ cao cấp, một biệt thự xinh đẹp khu nghỉ mát Tuần Châu, mức lương cao nhất mang tính ưu đãi của Viện Toán, là những tình cảm rất đẹp, rất đáng trân trọng và ghi nhận của nhà nước của xã hội ta đối với GS Ngô Bảo Châu. Nhưng đó cũng vẫn chỉ là câu chuyện vườn hồng "mở lối"... và vẫn chỉ là "mở lối" thôi...
Nếu giành được huy chương Fields, anh sẽ dành số tiền để trao học bổng cho các em giỏi mà không có tiền đi học đại học.
GS Châu sẵn sàng dành 3 tháng về nước làm việc 16/08/2010 07:26:08
"Nếu Viện đào tạo và nghiên cứu cao cấp về toán được thành lập, tôi có kế hoạch sẽ về Hà Nội khoảng 3 tháng mỗi năm để tham gia vào công việc của viện".Ngô Bảo Châu chia sẻ, phải ghi nhận 1 số chuyển biến tích cực trong việc Nhà nước hoạch định chính sách khoa học.
Đây là khẳng định của GS Ngô Bảo Châu trước lời mời về nước làm việc.
Tuy nhiên, GS Châu cho biết thêm, anh sẽ làm việc phần nhiều thời gian ở Chicago, vì ở đó là môi trường thuận lợi nhất để anh làm toán.Trước nhiều lời mời từ Việt Nam, Ngô Bảo Châu chia sẻ, phải ghi nhận 1 số chuyển biến tích cực trong việc Nhà nước hoạch định chính sách khoa học, đặc biệt là sự ra đời của quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, thành lập ngày 7/7/2010).
Thực ra, không chỉ có các cơ quan công quyền cần thay đổi tư duy và thái độ đối với nghiên cứu khoa học mà cả các nhà khoa học đang nắm vị trí chủ chốt ở các trường đại học cũng vậy.
GS Châu hy vọng, đến 1 lúc nào đó, người ta sẽ nhận ra rằng nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ hàng đầu của các trường đại học lớn.
Trước đó, GS.TSKH Lê Tuấn Hoa, Phó viện trưởng Viện Toán học cũng đã khẳng định, nếu GS Châu nhận lời mời cộng tác cùng Viện Toán thì Viện sẽ tự làm hợp đồng và trả lương cho GS Châu, với bậc cao nhất Nhà nước cho phép đối với giáo sư là 8,0 nhân hệ số (khoảng 5 triệu đồng/tháng).
Và theo GS Hoa, nếu GS Ngô Bảo Châu về hẳn Việt Nam thì quan hệ quốc tế của anh ấy sẽ bị giảm và việc mời chuyên gia giỏi thế giới và giới thiệu sinh viên của mình đi học với những thầy giỏi ở nước ngoài sẽ không thuận lợi.
Ngày 19/8, ngày đầu tiên diễn ra Đại hội toán học thế giới tại Hyderabad (Ấn Độ), danh sách Giải thưởng Fields sẽ được công bố cùng nhiều giải thưởng khác. Một số tờ báo, diễn đàn trên mạng khá lạc quan về việc GS Ngô Bảo Châu sẽ giành giải thưởng cao nhất của Toán học lần này.
Tạp chí Toán học (www.math.vn) ngày 28/4/2010 đã xới lên vấn đề này bằng bài viết: Giải thưởng Fields 2010 và cơ hội cho Ngô Bảo Châu. Bài viết phân tích giá trị của Bổ đề cơ bản của Chương trình Langlands mà GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh thành công.
Báo Người lao động ngày 14/8/2010 đã phỏng vấn Ngô Bảo Châu trước khi anh lên máy bay cùng gia đình sang Ấn Độ tham dự Đại hội Toán học Thế giới. Trả lời câu hỏi "Có nhiều luồng dư luận cho rằng cơ hội giành giải Fields của ông gần như là chắc chắn?", GS Ngô Bảo Châu trả lời: Cơ hội là khá lớn vì có nhiều nhà toán học báo cáo tại đại hội nhưng chỉ có hai người ở độ tuổi dưới 40.
Ngày 10/8/2010, trên VietNamNet, ông Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cũng đã nêu dự đoán: Năm ngoái khi tôi đi Hong Kong, các giáo sư ở đó cũng dự đoán Ngô Bảo Châu là ứng cử viên nặng ký của giải thưởng Fields. Ngay từ năm 2008, trong làng Toán nhiều người đã tin Ngô Bảo Châu sẽ đoạt giải thưởng Fields khi anh kết thúc công trình nghiên cứu của mình.
(Theo VNN)
TIN LIÊN QUAN |
---|
Tuy nhiên, GS Châu cho biết thêm, anh sẽ làm việc phần nhiều thời gian ở Chicago, vì ở đó là môi trường thuận lợi nhất để anh làm toán.Trước nhiều lời mời từ Việt Nam, Ngô Bảo Châu chia sẻ, phải ghi nhận 1 số chuyển biến tích cực trong việc Nhà nước hoạch định chính sách khoa học, đặc biệt là sự ra đời của quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, thành lập ngày 7/7/2010).
Thực ra, không chỉ có các cơ quan công quyền cần thay đổi tư duy và thái độ đối với nghiên cứu khoa học mà cả các nhà khoa học đang nắm vị trí chủ chốt ở các trường đại học cũng vậy.
GS Châu hy vọng, đến 1 lúc nào đó, người ta sẽ nhận ra rằng nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ hàng đầu của các trường đại học lớn.
Trước đó, GS.TSKH Lê Tuấn Hoa, Phó viện trưởng Viện Toán học cũng đã khẳng định, nếu GS Châu nhận lời mời cộng tác cùng Viện Toán thì Viện sẽ tự làm hợp đồng và trả lương cho GS Châu, với bậc cao nhất Nhà nước cho phép đối với giáo sư là 8,0 nhân hệ số (khoảng 5 triệu đồng/tháng).
Và theo GS Hoa, nếu GS Ngô Bảo Châu về hẳn Việt Nam thì quan hệ quốc tế của anh ấy sẽ bị giảm và việc mời chuyên gia giỏi thế giới và giới thiệu sinh viên của mình đi học với những thầy giỏi ở nước ngoài sẽ không thuận lợi.
Ngày 19/8, ngày đầu tiên diễn ra Đại hội toán học thế giới tại Hyderabad (Ấn Độ), danh sách Giải thưởng Fields sẽ được công bố cùng nhiều giải thưởng khác. Một số tờ báo, diễn đàn trên mạng khá lạc quan về việc GS Ngô Bảo Châu sẽ giành giải thưởng cao nhất của Toán học lần này.
Tạp chí Toán học (www.math.vn) ngày 28/4/2010 đã xới lên vấn đề này bằng bài viết: Giải thưởng Fields 2010 và cơ hội cho Ngô Bảo Châu. Bài viết phân tích giá trị của Bổ đề cơ bản của Chương trình Langlands mà GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh thành công.
Báo Người lao động ngày 14/8/2010 đã phỏng vấn Ngô Bảo Châu trước khi anh lên máy bay cùng gia đình sang Ấn Độ tham dự Đại hội Toán học Thế giới. Trả lời câu hỏi "Có nhiều luồng dư luận cho rằng cơ hội giành giải Fields của ông gần như là chắc chắn?", GS Ngô Bảo Châu trả lời: Cơ hội là khá lớn vì có nhiều nhà toán học báo cáo tại đại hội nhưng chỉ có hai người ở độ tuổi dưới 40.
Ngày 10/8/2010, trên VietNamNet, ông Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cũng đã nêu dự đoán: Năm ngoái khi tôi đi Hong Kong, các giáo sư ở đó cũng dự đoán Ngô Bảo Châu là ứng cử viên nặng ký của giải thưởng Fields. Ngay từ năm 2008, trong làng Toán nhiều người đã tin Ngô Bảo Châu sẽ đoạt giải thưởng Fields khi anh kết thúc công trình nghiên cứu của mình.
(Theo VNN)
TS Hoàng Vĩnh Sinh: Không muốn kiếm tiền bằng nghề tay trái
from Bee - Tin mới nhất
“Nếu tôi là GS Ngô Bảo Châu, tôi sẽ không về nước để có điều kiện cống hiến nhiều hơn cho đất nước”.
Trả Ngô Bảo Châu 5 triệu/tháng, Bộ trưởng 2,5 triệu/ngày Cập nhật lúc 06:53, Thứ Tư, 11/08/2010 (GMT+7)
- Biết Viện Toán phá lệ trả lương cao nhất cho GS Ngô Bảo Châu 5 triệu đồng mỗi tháng", bạn đọc Lê Phạm Thành ở Cầu Giấy, Hà Nội bất chợt nhớ đến thông tư của Bộ Tài chính vừa quy định cách đây ít ngày. Thông tư này quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, lãnh đạo cấp bộ trưởng và tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 2,5 triệu đồng mỗi ngày theo tiêu chuẩn một người/phòng. Các đối tượng khác được thanh toán từ 900.000 - 1,2 triệu đồng. Quy định này có hiệu lực từ 20/8.
Câu chuyện GS Ngô Bảo Châu sẽ trình bày báo cáo tại đại hội toán học thế giới vào ngày 19/8 tới (cũng rất ngẫu nhiên là trước 1 ngày khi thông tư nêu trên có hiệu lực), và kèm theo đó là dự báo khả năng đạt giải thưởng Field đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc.
Nói nhưng có làm?
Từ Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), bạn Lê Phong có một so sánh khác:
"Quả thật là đau lòng khi bài báo viết về một nhân tài có tâm cho nền giáo dục cơ bản của nước ta có tâm huyết với nước nhà chứ không phải cái bằng tiến sĩ giả mà các quan chức mua, các huy chương chỉ lóe sáng sau đó tắt dần vì không có ai bồi dưỡng đầu tư các em phát triển.
Trách nhiệm là các nhà quản lý giáo dục và nhà nước. Không thể trả công rẻ mạt như thời bao cấp để đòi người khác cống hiến, đặc biệt các tài năng trẻ. Thấy đau lắm khi "ông" Vinashin vứt đi của ngân sách cả máy nghìn tỉ đồng, không thể thu hồi được, trong khi nhiều tài năng đang sống khó khăn, thậm chí nghèo khổ để mong cống hiến cho đất nước".
Bạn Phong ví von, "nói nhưng không làm" là một mệnh đề của toán học (phủ định của phủ định).
Không bình luận về việc tham gia và đóng góp của GS Ngô Bảo Châu cũng như rất nhiều nhân tài gốc Việt đang ở nước ngoài cho đất nước, bạn Christ Hoàng ở Hàn Quốc "muốn lưu ý là chúng ta chưa có một chính sách toàn diện, lâu dài và có định hướng trong việc thu hút nhưng con người đó về phục vụ".
Bạn Hoàng viết: "Các chính sách đãi ngộ hâu như mang tính bột phát, thiếu chiều sâu và không đầy đủ, nó chưa bao giờ được xây dựng như là một chiến lược quốc gia. Tôi cho rằng, các nhà lãnh đạo đều biết những gì là cốt lõi của vấn đề nhưng chưa quyết liệt tìm cách tháo gỡ, đó là các vấn đề về thu nhập, môi trường lao động và các yếu tố hỗ trợ khác".
Bạn Hoàng đề xuất nên trả lương tương đương chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Tín hiệu khả quan đã le lói, khi GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học, 1 trong 10 thành viên của dự án thành lập một viện nghiên cứu toán cao cấp tại Việt Nam nói, sẽ đề nghị sẽ hỗ trợ cho một người ở nước ngoài về làm việc là 1.500 - 2.000 USD/tháng, nhà khoa học trong nước thì cao nhất là 15 triệu đồng/tháng. Ông Hoa cũng lưu ý là mức chi này cũng chỉ có thể trả được mỗi năm mấy tháng chứ không phải cả năm. Tuy nhiên, về đề nghị khác của bạn Hoàng - và cũng còn của nhiều bạn đọc khác - là "cần phải cải thiện cơ chế quản lý, xét duyệt đề tài, giảm thiểu các hình thức xin - cho" thì câu trả lời cũng còn để ngỏ.
Giá trị quốc gia đến đâu?
đến thăm nhà hôm chiều chủ nhật (8/8) và được nhận thông tin có doanh nghiệp tặng biệt thự ở Tuần Châu để thuận lợi khi đi về công tác ở Việt Nam. Còn lời mời làm viện trưởng một viện đào tạo và nghiên cứu cao cấp về toán (sắp hình thành)?
GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho hay, khả năng về nước làm việc 100% là khó, vì điều này không tốt cho bản thân GS Ngô Bảo Châu.
Tháng 10 tới, anh sẽ chuyển sang ĐH Chicago làm việc. Ngoài điều kiện về lương bổng, ở đó, anh còn có môi trường là những đồng nghiệp giỏi để cùng làm việc.
Từ Pháp, bạn đọc Nguyễn Minh chia sẻ:
"Chúng ta chưa có khả năng để dùng được những con người như vậy. Muốn dùng những người như GS. Châu thì chính sách sử dụng con người phải có đột phá. Trí tuệ của GS.Châu lẽ ra là vô giá với đất nước. Nhưng thật đáng tiếc, vì chúng ta thực sự không có khả năng khai thác, tận dụng được, cũng như chúng ta đã không tận dụng được trí tuệ của nhiều tài năng khoa học khác.GS nên làm việc ở Mỹ hay đâu đó và thỉnh thoảng về Việt Nam giúp đỡ, khích lệ tinh thần là chính".
Trong khi đó, bạn đọc xưng là "một người bé nhỏ" ở Thanh Hóa đã viết :’Nước Việt, người Việt đã không hẹp hòi khi để Ngô Bảo Châu tiếp tục học và thành đạt ở nước ngoài. Ngô Bảo Châu đã yêu nước bằng tình yêu người Việt"
Bạn còn so sánh: "Cũng như Trần Đại Nghĩa và hàng trăm người Việt khác sinh ra trên nước Việt, yêu đất nước mình, cống hiến hết mình cho sự tiến bộ xã hội, cho văn minh và công bằng xã hội, cho quyền con người và nhân loại ngày một tốt hơn. Nước Việt chưa có cái mà nước Mĩ, nước Pháp có. Nhưng nước Pháp và nước Mĩ cũng rất thèm muốn cái mà nhiều người Việt không thấm thía, mặn mà".
Bạn nói, hãy để Ngô Bảo Châu lựa chọn cách mình phải làm. Anh có đủ những khả năng tự quyết được. Nếu yêu nước thiết thực thì không phải dân tộc hẹp hòi.
Câu chuyện "tự hào dân tộc" lại được bạn Nguyễn Minh Anh từ Pháp kiến giải:
"Việt Nam chúng ta vẫn cứ hằng mơ về những viễn tưởng siêu thực, hy vọng về một tương lai gần hé sáng phía trước mà dần dần mò mẫm đưa được thằng bé ra khỏi cái khe tối kiêu phong trong cô độc
Trước khi cố vẽ lên cái tương lai, người yêu toán thường nhìn lại cái lịch sử chắp ghép, nương nhờ của toán học Việt Nam, chấp nhận khiếm sót của bản thân dân tộc mà từ đó tôn trọng hơn vẻ đẹp không biên giới của toán học nói chung.
Vì giờ đây dù toán học tự tin đi trước khoa học , nhưng nó không thể tự xóa bỏ được cái nguồn gốc triết học xa xưa: vì giá trị sống của khoa học và triết học nói chung nằm trong lịch sử phát triển chứ không dựa trên ranh giới quốc gia.
Do vậy, cống hiến của các nhà khoa học nói chung khi bị phân biệt so sánh theo quốc tịch là thái quá và hoàn toàn vô nghĩa".
GS Ngô Bảo Châu: “Tôi không từ chối tấm lòng của nước nhà…” VOVTIN LIÊN QUAN | |
---|---|
Câu chuyện GS Ngô Bảo Châu sẽ trình bày báo cáo tại đại hội toán học thế giới vào ngày 19/8 tới (cũng rất ngẫu nhiên là trước 1 ngày khi thông tư nêu trên có hiệu lực), và kèm theo đó là dự báo khả năng đạt giải thưởng Field đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm gia đình GS Ngô Bảo Châu chiều 8/8. Ảnh: Từ Lương. |
Từ Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), bạn Lê Phong có một so sánh khác:
"Quả thật là đau lòng khi bài báo viết về một nhân tài có tâm cho nền giáo dục cơ bản của nước ta có tâm huyết với nước nhà chứ không phải cái bằng tiến sĩ giả mà các quan chức mua, các huy chương chỉ lóe sáng sau đó tắt dần vì không có ai bồi dưỡng đầu tư các em phát triển.
Trách nhiệm là các nhà quản lý giáo dục và nhà nước. Không thể trả công rẻ mạt như thời bao cấp để đòi người khác cống hiến, đặc biệt các tài năng trẻ. Thấy đau lắm khi "ông" Vinashin vứt đi của ngân sách cả máy nghìn tỉ đồng, không thể thu hồi được, trong khi nhiều tài năng đang sống khó khăn, thậm chí nghèo khổ để mong cống hiến cho đất nước".
Bạn Phong ví von, "nói nhưng không làm" là một mệnh đề của toán học (phủ định của phủ định).
Không bình luận về việc tham gia và đóng góp của GS Ngô Bảo Châu cũng như rất nhiều nhân tài gốc Việt đang ở nước ngoài cho đất nước, bạn Christ Hoàng ở Hàn Quốc "muốn lưu ý là chúng ta chưa có một chính sách toàn diện, lâu dài và có định hướng trong việc thu hút nhưng con người đó về phục vụ".
Bạn Hoàng viết: "Các chính sách đãi ngộ hâu như mang tính bột phát, thiếu chiều sâu và không đầy đủ, nó chưa bao giờ được xây dựng như là một chiến lược quốc gia. Tôi cho rằng, các nhà lãnh đạo đều biết những gì là cốt lõi của vấn đề nhưng chưa quyết liệt tìm cách tháo gỡ, đó là các vấn đề về thu nhập, môi trường lao động và các yếu tố hỗ trợ khác".
Bạn Hoàng đề xuất nên trả lương tương đương chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Tín hiệu khả quan đã le lói, khi GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học, 1 trong 10 thành viên của dự án thành lập một viện nghiên cứu toán cao cấp tại Việt Nam nói, sẽ đề nghị sẽ hỗ trợ cho một người ở nước ngoài về làm việc là 1.500 - 2.000 USD/tháng, nhà khoa học trong nước thì cao nhất là 15 triệu đồng/tháng. Ông Hoa cũng lưu ý là mức chi này cũng chỉ có thể trả được mỗi năm mấy tháng chứ không phải cả năm. Tuy nhiên, về đề nghị khác của bạn Hoàng - và cũng còn của nhiều bạn đọc khác - là "cần phải cải thiện cơ chế quản lý, xét duyệt đề tài, giảm thiểu các hình thức xin - cho" thì câu trả lời cũng còn để ngỏ.
Giá trị quốc gia đến đâu?
đến thăm nhà hôm chiều chủ nhật (8/8) và được nhận thông tin có doanh nghiệp tặng biệt thự ở Tuần Châu để thuận lợi khi đi về công tác ở Việt Nam. Còn lời mời làm viện trưởng một viện đào tạo và nghiên cứu cao cấp về toán (sắp hình thành)?
GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho hay, khả năng về nước làm việc 100% là khó, vì điều này không tốt cho bản thân GS Ngô Bảo Châu.
Tháng 10 tới, anh sẽ chuyển sang ĐH Chicago làm việc. Ngoài điều kiện về lương bổng, ở đó, anh còn có môi trường là những đồng nghiệp giỏi để cùng làm việc.
Từ Pháp, bạn đọc Nguyễn Minh chia sẻ:
"Chúng ta chưa có khả năng để dùng được những con người như vậy. Muốn dùng những người như GS. Châu thì chính sách sử dụng con người phải có đột phá. Trí tuệ của GS.Châu lẽ ra là vô giá với đất nước. Nhưng thật đáng tiếc, vì chúng ta thực sự không có khả năng khai thác, tận dụng được, cũng như chúng ta đã không tận dụng được trí tuệ của nhiều tài năng khoa học khác.GS nên làm việc ở Mỹ hay đâu đó và thỉnh thoảng về Việt Nam giúp đỡ, khích lệ tinh thần là chính".
Trong khi đó, bạn đọc xưng là "một người bé nhỏ" ở Thanh Hóa đã viết :’Nước Việt, người Việt đã không hẹp hòi khi để Ngô Bảo Châu tiếp tục học và thành đạt ở nước ngoài. Ngô Bảo Châu đã yêu nước bằng tình yêu người Việt"
Bạn còn so sánh: "Cũng như Trần Đại Nghĩa và hàng trăm người Việt khác sinh ra trên nước Việt, yêu đất nước mình, cống hiến hết mình cho sự tiến bộ xã hội, cho văn minh và công bằng xã hội, cho quyền con người và nhân loại ngày một tốt hơn. Nước Việt chưa có cái mà nước Mĩ, nước Pháp có. Nhưng nước Pháp và nước Mĩ cũng rất thèm muốn cái mà nhiều người Việt không thấm thía, mặn mà".
Bạn nói, hãy để Ngô Bảo Châu lựa chọn cách mình phải làm. Anh có đủ những khả năng tự quyết được. Nếu yêu nước thiết thực thì không phải dân tộc hẹp hòi.
Câu chuyện "tự hào dân tộc" lại được bạn Nguyễn Minh Anh từ Pháp kiến giải:
"Việt Nam chúng ta vẫn cứ hằng mơ về những viễn tưởng siêu thực, hy vọng về một tương lai gần hé sáng phía trước mà dần dần mò mẫm đưa được thằng bé ra khỏi cái khe tối kiêu phong trong cô độc
Trước khi cố vẽ lên cái tương lai, người yêu toán thường nhìn lại cái lịch sử chắp ghép, nương nhờ của toán học Việt Nam, chấp nhận khiếm sót của bản thân dân tộc mà từ đó tôn trọng hơn vẻ đẹp không biên giới của toán học nói chung.
Vì giờ đây dù toán học tự tin đi trước khoa học , nhưng nó không thể tự xóa bỏ được cái nguồn gốc triết học xa xưa: vì giá trị sống của khoa học và triết học nói chung nằm trong lịch sử phát triển chứ không dựa trên ranh giới quốc gia.
Do vậy, cống hiến của các nhà khoa học nói chung khi bị phân biệt so sánh theo quốc tịch là thái quá và hoàn toàn vô nghĩa".
- Hạ Anh (tổng hợp)
VOVNews trò chuyện với GS Ngô Bảo Châu - một trong những ứng cử viên sáng giá của Fields Medal sẽ được trao tại Hội nghị Toán học Thế giới 2010.Hiện GS nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ của các doanh nghiêp về mặt tinh thần cũng như vật chất, GS nghĩ gì về những ưu ái đó?
GSNBC: Tôi cảm động về sự quan tâm của Nhà nước cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, Nhưng thực sự rất băn khoăn vì tôi không phải là người thiếu thốn vật chất. Tất nhiên tôi không từ chối quà tặng và tấm lòng của nước nhà. Nếu tôi nhận, tôi xin dành làm chỗ ở cho các nhà khoa học. Họ sẽ đến đây làm việc khi tôi không có mặt ở VN.
Xin cảm ơn GS và mong nhận được những thông tin tốt đẹp từ chuyến đi dự Hội nghị Toán học Thế giới năm 2010 ở Ấn Độ của ông.
GSNBC: Tôi cảm động về sự quan tâm của Nhà nước cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, Nhưng thực sự rất băn khoăn vì tôi không phải là người thiếu thốn vật chất. Tất nhiên tôi không từ chối quà tặng và tấm lòng của nước nhà. Nếu tôi nhận, tôi xin dành làm chỗ ở cho các nhà khoa học. Họ sẽ đến đây làm việc khi tôi không có mặt ở VN.
Xin cảm ơn GS và mong nhận được những thông tin tốt đẹp từ chuyến đi dự Hội nghị Toán học Thế giới năm 2010 ở Ấn Độ của ông.
Nhân tài là "hành khất" cao cấp, "tôi trung" - "ngu trung" và "tôi tư"... Những câu chuyện của Phát ngôn & Hành động tuần này không gay gắt nhưng thấm thía, có thể khiến người đọc xúc động, suy ngẫm...
Nhân tài là ... "hành khất" cao cấp
Một sự kiện mới đây làm phấn chấn cả xã hội vốn nhiều bức xúc về giáo dục: GS Ngô Bảo Châu (người được dự đoán sẽ đoạt giải thưởng Fields trong toán học- tương tự giải Noben trong khoa học) vừa về nước.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm GS Châu tại nhà. Từ năm 2000, GS Châu thường xuyên về VN làm việc, tham gia giảng dạy cho khoảng 100 SV học toán, đào tạo thạc sĩ toán trình độ quốc tế ở các trường ĐH trong nước.
Hoan nghênh những đóng góp đáng kể, thường xuyên của GS Châu, Phó TT cho biết, CP muốn tặng GS Châu một căn hộ, để GS có thể thuận tiện hơn khi về nước làm việc. Phó TT cũng thông báo, một doanh nghiệp lớn, muốn tặng GS Châu một biệt thự tại khu du lịch Tuần Châu, Quảng Ninh.
Còn ông Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học cũng cho biết, "Viện Toán học cũng đã "phá lệ" khi trả cho anh Châu mức cao nhất mỗi khi anh về VN làm việc, tức là bậc lương cao nhất của GS là 8.0, nhân với hệ số. Như vậy một tháng cao nhất là 5 triệu, không bằng tiền một ngày làm việc ở nước ngoài. Vì tâm huyết với đất nước, anh Châu tự bỏ tiền túi về VN làm việc và nhận đồng lương như thế".
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các lãnh đạo Nhà nước thăm GS Ngô Bảo Châu tại nhà riêng, Ảnh VNN |
Nhưng không ai trách Viện Toán, vì đó là thực tế chung của đất nước ta, dù phũ phàng. Phũ phàng như khi người ta chợt liên hệ đến chính sách mới ban hành của Bộ Tài Chính: Bộ trưởng đi công tác, nghỉ lưu trú khách sạn, được tính 2,5 triệu/ngày. Có nghĩa là chỉ 2 ngày công cán của Bộ trưởng, bằng cả tháng làm việc miệt mài của GS Ngô Bảo Châu, người có công trình toán nổi tiếng đang được tiên đoán đoạt giải thưởng Fields danh giá.
Có lẽ vì thế, câu nói của ông Lê Tuấn Hoa cũng rất thật: "Khả năng về nước làm việc 100% là khó, vì điều này không tốt cho bản thân GS Ngô Bảo Châu. Tháng 10 tới, GS Châu sẽ chuyển sang ĐH Chicago làm việc. Ngoài điều kiện về lương bổng, ở đó, anh còn có môi trường là những đồng nghiệp giỏi để cùng làm việc".
Vì sao mà trở về quê hương, đất nước để làm việc lại là "không tốt", như câu nói của ông Lê Tuấn Hoa?
Câu hỏi xót xa này, lại được một người nước ngoài trả lời hộ khá chính xác. Đó là bà Jessica Lua, quản lý nhân sự của Towers Watson, tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn VNR500 vừa tổ chức mới đây, khẳng định: "Chế độ lương thưởng, đừng nghĩ đó là cách duy nhất để giữ chân nhân viên...Ngoài lương, còn phải tạo môi trường tốt cho các nhân sự giỏi có độ "tự do" nhất định...Bản thân chúng ta, các lãnh đạo...cũng phải thay đổi tư duy về việc sử dụng nhân sự này".
Phải, không chỉ cần đồng lương trả xứng đáng cho chất xám, mà nhân tài, người tài còn cần điều kiện làm việc, và môi trường làm việc có những đồng nghiệp giỏi, cùng đó, tư duy người quản lý phải thật sự mềm dẻo, biết tôn trọng cá tính, tư tưởng sáng tạo của nhân tài...Nhưng tất cả những thứ đó, đặc biệt môi trường làm việc và cơ chế quản lý hiện nay của chúng ta đều rất thiếu.
Không chỉ GS Ngô Bảo Châu, một nhân tài khác là Đặng Thái Sơn. Đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin tháng 10 năm 1980 ở Warszawa (Ba Lan), lúc mới 22 tuổi. Được phong NSND lúc mới 26 tuổi, da dẻ còn hồng hào, thư sinh, cho đến giờ, râu rậm rạp, gương mặt vẻ phôi pha, NSND Đặng Thái Sơn vẫn lang thang khắp thế giới biểu diễn để kiếm tiền. Cho dù những nơi ông biểu diễn là những phòng hòa nhạc danh giá và nổi tiếng như Lincoln Center (New York), Jordan Hall (Boston), Barbican Centre (London), Salle Pleyel (Paris), Herkulessaal (München), Musikverein (Wien), Concertgebouw (Amsterdam), Opera House Sydney (Sydney) và Suntory Hall (Tokyo)...
Bởi nếu về nước, ông sẽ sống ra sao? Cho dù, dân ta rất ngưỡng mộ ông, yêu quý ông, tự hào về ông, nhưng nếu ông sống lâu dài ở VN thì sao? Tài năng ông sẽ mòn mỏi đi. Tinh thần ông sẽ mệt mỏi đi. Và thân xác ông chắc sẽ già đi nhanh chóng vì rất nhiều những điều ...vớ vẩn phi âm nhạc sẽ làm hao tổn thần kinh ông. Trong khi đó, môi trường làm việc và những điều kiện cho dòng âm nhạc mà ông đã dấn thân lại rất thiếu. Và thiếu cả...người biết thưởng thức.
Chả thế, có một nhà báo đã đùa rằng, nếu tin ở số tử vi, thì NSND Đặng Thái Sơn, GS Ngô Bảo Châu và rất nhiều trí thức tài năng người Việt khác đang lang thang khắp thế giới, có số... "hành khất". Khác chăng họ là "hành khất" cao cấp (!)
Xin lỗi NSND Đặng Thái Sơn, GS Ngô Bảo Châu, vì đó chỉ là câu nói đùa, nhưng lại là câu nói đùa chua xót. Sự ví von ấy ám chỉ chính xác số phận những người tài trong cái rộng dài của trời đất và nhân loại, hóa ra nhiều khi một chỗ trú chân lại hơi bị khó. Và điều đó, cũng chua chát biết bao.
Đó còn chưa kể tâm lý định kiến của không ít nhà quản lý lo sợ, e ngại những người tài, những tài năng gốc Việt khi trở về, biết đâu sẽ "chiếm" mất cái ghế lãnh đạo của mình, thì sao? Kiểu như "Chưa chấp nhận Việt kiều về nước làm công chức" (VNN 21/7/2010)
Với một tư duy còn chật hẹp hơn cả chỗ trú chân như thế, thì đất nước này, lẫn không ít nhân tài đất Việt còn "lênh đênh". Đất nước vẫn phải chịu phận nghèo, chậm phát triển, và nhân tài còn phải chịu kiếp nạn... "hành khất".
Y Moan- "ngọn lửa hát" bùng cháy giữa đời...
Ngày 7/8 mới đây, người viết bài này, đọc bản tin "Nước mắt đã rơi sau giấc mơ Chapi" (Dân trí), mà không thể bình tĩnh nổi vì quá xúc động. Đó là tin về buổi biểu diễn của nghệ sĩ Y Moan- người con của núi rừng Tây Nguyên tại Thủ đô.. .Sẽ chẳng có gì đáng nói lắm, nếu như đó chỉ là buổi biểu diễn thông thường như muôn nghìn buổi biểu diễn của ông- người nghệ sĩ nổi tiếng, trên sân khấu ca nhạc, trong nước hay nước ngoài.
Thế nhưng, đây lại là buổi biểu diễn rất đặc biệt. Đặc biệt, vì có thể là buổi biểu diễn cuối cùng của đời ông. Cách đây không lâu, người thân, bạn bè và người hâm mộ đã sững sờ, và đau đớn biết tin ông mắc bạo bệnh.
"Sinh- lão- bệnh- tử" là quy luật thường tình của kiếp nhân sinh. Nhưng khi phải đối diện với cái chết, phải xa rời những người ta yêu thương nhất, hơn chính bản thân ta, hẳn nỗi đau đó sâu sắc và đau đớn lắm. Hơn ai hết, Y Moan là người thấu hiểu điều đó nhất.
Ca sĩ Y Moan biểu diễn cùng Mỹ Linh trong buổi biểu diễn "có thể cuối cùng" của ông, Ảnh VTC |
Cái đêm "từ biệt" ấy, hẳn mãi mãi khán giả Thủ đô, những người sành nhạc, ngưỡng mộ giọng hát đậm đặc và khoáng đạt chất Tây Nguyên hùng vĩ sẽ không bao giờ quên. Đêm "từ biệt" của ông đã biến thành đêm giao hòa hiếm có, một niềm đồng cảm đầy thương yêu giữa người nghe và người hát, giữa người thưởng thức và người nghệ sĩ.
Trên sân khấu, "ngọn lửa hát" mang tên Y Moan cháy rực. Hay đó chính là ông đang tự sự, về nỗi khát khao sâu thẳm được hát mãi với đời. Khát khao sự sống đời người, khát khao tình yêu...Ông luôn biết cách tươi cười. Nhưng dưới sân khấu, nước mắt rất nhiều khán giả rơi. Và người viết bài này, nước mắt cũng tràn đầy.
Một người có nick ảo Vuidua đã viết trên mạng: "Tôi may mắn được có mặt tại đêm diễn có lẽ là cuối cùng này của nghệ sĩ Y Moan. Và hạnh phúc vì được khóc gần như cả buổi diễn, bởi xúc động vì sự chân thực ngự trị tại đó. Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân được trao cho ông có lẽ là xứng đáng nhất từ trước đến nay, bởi nó đến không vì ông cần nó, mà bởi ông xứng đáng được công nhận, vì sự cống hiến và tình yêu đối với quê hương của ông".
Nhưng không ai biết, sau mỗi lần ông hát, lui vào sau cánh gà, người nhà đều phải cho ông thở ôxy. Nhìn gương mặt đầy nam tính, xanh xao vì gắng gượng quá sức, không ai có thể cầm lòng. Vậy mà mỗi lần bước ra sân khấu ông như "lột xác", như "hóa thân"...
Giọng hát Tây Nguyên đẹp như cánh chim Chơrao bay liệng giữa đại ngàn, mượt mà như dòng sông Poko thiết tha, sục sôi những mùa lũ, trầm lắng những chiều tà. Cũng không phải ông hát nữa. Ông đang tự sự về chính mình, đang mang đến cho người nghe chúng ta, vẻ đẹp lấp lánh của nghệ thuật, của nội tâm, của tài năng đích thực. Ông hạnh phúc. Và người nghe cũng thật hạnh phúc.
Chợt nhớ đến thế giới âm nhạc mang tên cơn lốc thị trường của các nghệ sĩ trẻ trong cơn điên đảo của kim tiền. Đủ cách lăng- xê, đủ mọi kiểu đánh bóng tên tuổi, từ cao thủ đến mẹo vặt. Nhưng tài năng ảo, thì danh cũng ảo. Không ít người trong số họ nổi lên rất nhanh để rồi chìm xuống còn nhanh hơn cả lúc nổi, giữa sự thờ ơ, hờ hững của khán giả, của người nghe.
Cũng phải nói một điều, đằng sau Y Moan, người nghệ sĩ của nhân dân, lúc nào cũng có bóng dáng người vợ- một người đàn bà xứ Bắc, đẹp người và đẹp cả tâm hồn...Tôi cứ ngờ rằng, không phải ngẫu nhiên mà ông chọn "Giấc mơ Chapi"- giấc mơ về hạnh phúc làm tinh thần chủ đạo của buổi diễn: "Ở nơi ấy ...có hai người, chỉ có hai người yêu nhau. Họ đã sống, không mùa đông không mùa nắng mưa. Có một mùa, chỉ có một mùa yêu nhau"....
Hạnh phúc vốn là điều tuyệt vời nhất mà con người có thể mang đến cho nhau. Và, cũng có thể là điều, Tạo hóa bất ngờ sẽ mang đi...
Tình yêu của người đàn bà đẹp, bao giờ cũng là điểm tựa êm ái và vững chãi, cho người đàn ông đi qua mọi khốc liệt của chiến tranh, đi qua mọi cam go của cả...thời bình, và sự khắc nghiệt của Số phận. Tôi tin là vậy.
Cảm ơn ông - Y Moan, "ngọn lửa hát", đốt cháy tận cùng nỗi khát khao...Và cảm ơn bà, người đàn bà đẹp luôn biết nhóm và nuôi giữ ngọn lửa, ấm áp và yêu thương, từ Tây Nguyên rừng núi đến với cuộc đời lớn rộng.
"Tôi trung", "ngu trung" và... "tôi tư"
Có một vụ án làm tốn không kể xiết giấy mực của giới báo chí, không biết bao lời bàn luận ngược xuôi, xuôi ngược của xã hội. Đó là Vụ án Dũng "tổng", nguyên Tổng Giám đốc Ban Quản lý các dự án 18 (PMU18), thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Theo quyết định của tòa, Dũng "tổng" đã phải nhận 2 bản án với hình phạt chung là 16 năm tù giam với 3 tội danh. Tuy nhiên, đó chưa phải là hình phạt cuối cùng bởi sai phạm của Bùi Tiến Dũng vẫn đang phải tiếp tục làm rõ. Sắp tới, Bùi Tiến Dũng sẽ tiếp tục hầu tòa vì hành vi tham ô tài sản khi PMU18 triển khai Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy.
Bùi Tiến Dũng cùng đồng bọn trước tòa, Ảnh VNE |
Cùng hầu tòa với Bùi Tiến Dũng ở giai đoạn 2 của vụ án, Vũ Mạnh Tiên nhận thêm bản án 2 năm tù giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cả 2 người này, gắn với Dũng ra sao, cáo trạng của tòa đã làm rõ. Nhưng cả 2 thuộc hạ đắc lực này còn gắn với Dũng "tổng" ở những phát ngôn rất mạnh, như cái chữ đệm "Mạnh" của 2 tên Mạnh Tiên- Mạnh Hoa, và vì thế đều cực kỳ ấn tượng trước tòa.
Đó là Mạnh Tiên thừa nhận hành vi mình làm là sai, nhưng vì "anh Dũng là "sếp" nên Mạnh Tiên không dám làm trái, anh bảo gì thì cứ thế mà thực hiện"(!)
Còn Mạnh Hoa, cũng giống như Mạnh Tiên, khi trả lời câu hỏi của vị chủ tọa: "Sếp nhờ việc vi phạm pháp luật mà bị cáo cũng làm à?", Mạnh Hoa đã phân trần: "Thưa tòa, vì anh ấy là sếp ạ". Thoạt nghe, người ta không thấy có gì khó hiểu. Nhiều người còn thông cảm và chia sẻ. Đời là vậy. Sếp mà!
Nghe 2 anh Mạnh trả lời lí nhí, và nhìn 2 anh Mạnh cũng khá phong độ "đàn ông", người viết bài này, chợt nhớ đến những khái niệm đã làm nên bản chất của đạo quần thần, làm nên cốt cách của một bậc nam nhi sống ở đời, mà từ xưa, dân gian tổng kết thật thâm thúy và sâu sắc: "Tôi trung" và "ngu trung".
Chữ "trung" của 2 khái niệm này có phần giao thoa nhau. Đạo làm quân, phải trung thành, trung trinh với cấp trên (vua chúa, quan lại thời xưa; quan chức, các sếp thời nay). Nhưng cũng lại khá khác nhau ở bản chất. Sự khác nhau bản chất nằm ở chữ "tôi" và chữ "ngu", cho dù nó giống nhau- đều có 3 chữ cái gộp lại.
Chữ "tôi trung" chỉ sự trung thành nhưng sáng suốt của thuộc cấp. Chữ "ngu trung" chỉ sự trung thành một cách mù quáng, không suy nghĩ, trên bảo gì, dưới làm nấy. Nhưng cũng chính vì khác nhau ở "cái đầu" tiếp nhận, ở chữ "tôi" hay chữ "ngu" mà kết quả của chữ trung - có hệ lụy khác nhau. Chuyện của dân gian từ xa xưa, nhưng đời hiện đại nay luôn ứng nghiệm.
Dân gian cũng lại có câu người lớn mắng những đứa trẻ con lỡ làm điều dại dột: "Thế nó bảo mày làm gì, mày cũng làm à?". Hai "đứa trẻ" lớn đầu Mạnh Tiên và Mạnh Hoa ở đây "làm" còn hơn thế- phạm tội lớn: Ăn bạc (đánh bạc) và đưa bạc (hối lộ).
Nếu soi vào hành vi của 2 "đứa trẻ" Mạnh Tiên- Mạnh Hoa, thì kết quả của việc a dua, làm theo sự sai bảo lầm lạc của quan trên- ở đây là Dũng "tổng" cũng là một kiểu "ngu trung"- "Thưa tòa, vì anh ấy là sếp".
Thế nhưng, đời xưa, một kẻ mang tiếng "ngu trung" có thể bị chê cười, có thể bị đời thương hại, nhưng trong cái "ngu trung" của họ, vẫn còn cốt cách của kẻ sĩ- mù quáng trung thành cho một mục đích của bậc bề trên.
Còn nay, trong thời buổi kim tiền này, "mọi cái đều có thể mua được bằng tiền, hoặc rất nhiều tiền" đã trở thành triết lý hành xử của không ít con người tham lam đến mù quáng, thì ai dám bảo đảm Mạnh Tiên - Mạnh Hoa hành động lại không vì cái "tôi tư" (tư lợi vì cái tôi của mình)? Thậm chí, giữa 2 cái "ngu trung" và cái "tôi tư" thì "Bên mình, bên sếp, bên nào nặng hơn" đây?
Gắn bó với nhau như bóng với hình khi phạm tội ngoài đời, đương nhiên cả 3 lại tiếp tục gắn bó với nhau như hình với bóng ở trong tù. Đó là cái giá không rẻ của cuộc đời cho những đồng bạc "đi đêm".
Chỉ có điều, không phải lúc nào cái "ngu trung' của thuộc cấp cũng có ích lợi. Biết đâu, sự phản đối, can ngăn của 2 thuộc cấp: Mạnh Tiên- Mạnh Hoa dù nghịch nhĩ, mà Dũng "tổng" bớt đi một phần tội lỗi, thêm một ngày ở thiên thu, như câu tổng kết: "Nhất nhật tại tù/Thiên thu tại ngoại". Bài học của Dũng "tổng" trong tù lại là bài học lớn, rất ích lợi cho không ít quan chức ngoài xã hội.
Hãy biết nghe những phản biện, can gián, thậm chí có khi nghịch nhĩ của cấp dưới, của người dân. Đó mới chính là những "tôi trung".
Đều khẳng định sự cần thiết phải ban hành luật, song không ít ý kiến cho rằng còn nhiều lúng túng tại dự luật này, từ phạm vi điều chỉnh cho tới những quy định cụ thể.
- Phỏng vấn Nhà văn Nguyên Ngọc: Đại học tư thục Phan Châu Trinh phải tạm dừng tuyển sinh (RFA)
Giám sát việc học tiến sĩ của ông Nguyễn Văn Ngọc
TT - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Hoàng Xuân Lộc cho biết ngày 6-8, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Mai Thế Dương đã công bố quyết định triển khai giám sát (từ ngày 6 đến 30-8-2010) đối với quá trình học tiến sĩ của ông Nguyễn Văn Ngọc - phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Nội dung giám sát gồm thời gian, địa điểm đi học, việc bảo vệ luận án tiến sĩ tại Malaysia và việc nhận 74 triệu đồng tiền hỗ trợ của tỉnh.Như Tuổi Trẻ đã thông tin, ông Ngọc được Tỉnh ủy Yên Bái cử đi học tiến sĩ theo quyết định ngày 2-10-2008, nhưng đến tháng 3-2009 Văn phòng Tỉnh ủy có công văn đề nghị Sở Tài chính hỗ trợ kinh phí cho ông Ngọc vì ông đã có bằng tiến sĩ, do Trường đại học Nam Thái Bình Dương (SPU) cấp.
Còn theo ông Ngọc đã trả lời với Tuổi Trẻ, ông học tiến sĩ từ năm 2007 đến 2009 và cho tới thời điểm này vẫn không nhận 74 triệu đồng hỗ trợ của tỉnh.
Mở lòng với nguyên khí quốc gia VOV
Lời mời của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân với GS. Ngô Bảo Châu mới đây có ý nghĩa như một chỉ dấu khẳng định: Nguyên khí quốc gia, quốc sách giáo dục… là những việc làm cụ thể chứ không chỉ là câu chữ trong bảng vàng, bia đá
- Chuyện tếu Việt Nam thế kỷ 21: Trả Ngô Bảo Châu 5 triệu/tháng, Bộ trưởng 2,5 triệu/ngày… ngủ khách sạn (VNN). – Nhân thể đề nghị chánh phủ có chính sách thu hút người ở đây luôn: NASA có hàng trăm nhà khoa học gốc Việt (Đất Việt)
Trao bằng tiến sĩ danh dự cho GS Ngô Bảo ChâuVOV
Ðại Học Phan Châu Trinh, bài học về kỷ cương (Ngô Nhân Dụng)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trăn trở về giáo dục
- Chuyện tếu Việt Nam thế kỷ 21: Trả Ngô Bảo Châu 5 triệu/tháng, Bộ trưởng 2,5 triệu/ngày… ngủ khách sạn (VNN). – Nhân thể đề nghị chánh phủ có chính sách thu hút người ở đây luôn: NASA có hàng trăm nhà khoa học gốc Việt (Đất Việt)
Trao bằng tiến sĩ danh dự cho GS Ngô Bảo ChâuVOV
Ðại Học Phan Châu Trinh, bài học về kỷ cương (Ngô Nhân Dụng)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trăn trở về giáo dục
12/08/2010 09:55:21- Ngày 6/9/2007, một số tờ báo nhận được bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tiêu đề "Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà". Trong bài viết hơn 4.000 từ này, có nhiều vấn đề đã từng đặt ra từ trước tới nay; đồng thời nêu 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm "triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo. Nhìn chung, hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta đang tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới
LTS: Bài viết dưới đây của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có sự tham khảo của một số nhà khoa học, nhà giáo. Thêm một vấn đề nữa mà Đại tướng hết sức quan tâm, Bee xin trân trọng giới thiệu bài viết.
Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà
Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam và cộng đồng dân tộc Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến lên nhanh và vững, hội nhập quốc tế thắng lợi, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.
Đảng ta đã xác định rất đúng đắn: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có một số tiến bộ mới: Ngân sách đầu tư cho giáo dục nhiều hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, trình độ dân trí được nâng cao. Những tiến bộ ấy đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, cho đến nay, nền giáo dục và đào tạo của nước nhà vẫn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, từ việc xác định quan điểm và mục tiêu giáo dục đào tạo, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp, đội ngũ thầy giáo, hệ thống tổ chức cho đến công tác quản lý.
Chất lượng giáo dục và đào tạo ở cả phổ thông và đại học đều thấp. Nội dung chương trình quá tải, sách giáo khoa có nhiều mặt lạc hậu; cách dạy và học nặng về nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, thiếu kết hợp học với hành, giáo dục và đào tạo với thực tiễn kinh tế, sản xuất và đời sống. Học sinh, sinh viên kém năng lực chủ động, sáng tạo, kém khả năng thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước trong tình hình mới. Hiện tượng mua bằng cấp, gian lận trong thi cử, bệnh chạy theo thành tích còn phổ biến.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sáng kiến tiến hành cuộc vận động “hai không”, kết quả bước đầu cho thấy, sự yếu kém về chất lượng giáo dục và đào tạo đã bộc lộ một cách rất đáng lo ngại. Sự bất cập thể hiện ở cả ba phương diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.
Nhìn chung, hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta đang tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (1). Thực trạng này đã sớm được phát hiện. Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết và chủ trương đúng đắn mà chưa được thực hiện nghiêm túc. Mấy năm qua, chúng ta đã trăn trở tìm tòi cách giải quyết, nhưng tình hình chuyển biến rất chậm. Cho đến nay, vẫn còn những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau chưa được đưa ra trao đổi, bàn bạc để tìm ra phương sách chấn chỉnh có hiệu quả. Sự yếu kém, bất cập kéo dài của hệ thống giáo dục và đào tạo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
Trong khi Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhiều nước đã vượt qua thời đại cách mạng công nghiệp đi vào thời đại cách mạng thông tin, xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Khoảng cách về trình độ kinh tế, khoa học và công nghệ giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới, kể cả một số nước trong khu vực, có xu hướng ngày càng mở rộng thêm, mà một nguyên nhân quan trọng là do chất lượng trí tuệ, năng lực sáng tạo và kỹ năng chuyên môn còn bất cập của nguồn nhân lực (3).
Trước những thách thức của thời đại cách mạng tri thức gắn liền với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong cuộc đua tranh quyết liệt về mọi mặt, mà chủ yếu là đua tranh về trí tuệ của các quốc gia trên toàn cầu, sự yếu kém, bất cấp và tụt hậu của giáo dục và đào tạo đang trở thành lực cản đối với sự phát triển nhanh và vững của đất nước.
Chúng ta đang ở vào thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc và nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Trước những thách thức và yêu cầu của thời đại mới - thời đại của sự phát triển dựa chủ yếu vào nguồn lực thông tin và tri thức với xu thế toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia, các nước trên thế giới, ở mức độ khác nhau, đều thực hiện những thay đổi có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo.Ngay từ những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, một làn sóng cải cách giáo dục đã diễn ra trên thế giới, trước tiên là ở các nước công nghiệp phát triển. Nước Mỹ đã đề ra chương trình cải cách giáo dục 10 điểm để chuẩn bị hành trang cho người Mỹ tiến vào nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI, gần đây lại đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho kỷ nguyên thông tin. Liên minh châu Âu gồm 29 nước đã thống nhất đổi mới hệ thống giáo dục, coi việc xây dựng không gian giáo dục và đại học châu Âu, không gian nghiên cứu châu Âu, không gian tri thức châu Âu là nền tảng cho sự tăng trưởng mới nhằm biến châu Âu thành một nền kinh tế tri thức hiệu quả nhất trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI…
Tư tưởng chủ đạo của làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới ở cuối Thế kỷ XX là chuyển hệ thống giáo dục và đào tạo cũ được xây dựng để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên công nghiệp cổ điển sang một hệ thống giáo dục và đào tạo mới thích ứng với những đòi hỏi của kỷ nguyên thông tin và tri thức.
Ngay từ đầu thập niên 90 của Thế kỷ XX, Tổ chức UNESCO nêu lên 4 trụ cột của cải cách giáo dục đã đặc biệt nhấn mạnh: Thời đại mới đòi hỏi con người phải có cách nhìn mới, cách nghĩ mới và những kiến thức, kỹ năng mới của chính thời đại mình. Nói cụ thể hơn, con người mới đó phải có khả năng tư duy độc lập, có phương pháp tư duy hệ thống và cách nhìn toàn thể; có năng lực sáng tạo và tinh thần đổi mới; có khả năng thích ứng với sự thay đổi thường xuyên, đa dạng, phức tạp, đầy biến động bất ngờ và bất định; có năng lực hành động hiệu quả và tinh thần hợp tác trong một môi trường đa văn hóa của một thế giới toàn cầu hóa.
Nền giáo dục của kỷ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người được học, giúp cho mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời; là một nền giáo dục mở và liên thông, có khả năng hội nhập với nền giáo dục chung của thế giới.
Nền giáo dục mới là một nền giáo dục hiện đại, sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông, mạng máy tính và Internet để tổ chức và triển khai quá trình dạy và học với những phương pháp và hình thức linh hoạt nhằm nâng cao nền tảng văn hóa và tinh thần chung của xã hội, mở ra những khả năng mới hỗ trợ cho quá trình học tập liên tục, học tập suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc, học từ xa và đặc biệt là tự học của mọi người. Học trực tuyến và tương tác qua mạng Internet sẽ trở thành một hiện tượng toàn cầu…
Chúng ta cần nghiên cứu những quan điểm và bài học kinh nghiệm của các nước về cải cách giáo dục và đào tạo để có thể vận dụng thích hợp vào hoàn cnh cụ thể của nước ta.
Mục tiêu sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới trong thế kỷ XXI mà Đại hội X của Đảng đã nêu ra, cũng cần được hiểu với một tầm nhìn mới, nhận thức mới, bởi vì trong thế kỷ XXI, các mục tiêu đó chỉ có thể đạt được nếu ta xây dựng được nước ta trở thành một nước độc lập, có năng lực sáng tạo mạnh mẽ, góp phần tạo nên những thành tựu và cống hiến đặc sắc, độc đáo vào sự phát triển chung của một thế giới của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức toàn cầu hóa.
Một nền giáo dục hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội đó phải là một nền giáo dục mở, hướng tới đối tượng trung tâm là người học, có trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường cho mọi cá nhân người học được trang bị một nền học vấn vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, vừa hiện đại về tri thức, khoa học và công nghệ,…
Mỗi con người mà nền giáo dục đó đào tạo phải có: 1. những hiểu biết và cảm thụ sâu sắc đối với những tinh hoa của truyền thống văn hóa dân tộc; 2. những kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại; 3. năng lực tư duy độc lập trên cơ sở kết hợp tư duy khoa học với phương pháp tư duy hệ thống, tư duy phức hợp, để có khả năng sống và hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo trong một thế giới phức tạp, đầy những bất định và đổi thay, đan xen những thách thức và cơ hội…
Trong lúc ấy, nền giáo dục của nước ta về cơ bản vẫn dựa trên mô hình cũ. Để đưa đất nước phát triển nhanh với chất lượng cao và bền vững, tiến kịp thời đại trong kỷ nguyên thông tin và tri thức, chúng ta cần tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà.
Để thực hiện chủ trương này, cần tập hợp một số chuyên gia hàng đầu về giáo dục, khoa học và quản lý để giúp Đảng và Nhà nước nghiên cứu, kiểm điểm, đánh giá tình hình giáo dục và đào tạo một cách khách quan khoa học với tinh thần nhìn thẳng và sự thật, làm rõ những kết quả đạt được, vạch rõ những yếu kém, bất cập, đặc biệt làm rõ những nguyên nhân vì sao mấy năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng tìm cách chấn chỉnh nhưng tình trạng yếu kém, bất cấp trong giáo dục vẫn tồn tại, chậm chuyển biến, để đi đến một nhận thức mới, một quyết tâm mới, một chương trình hành động mới làm chuyển biến căn bản nền giáo dục và đào tạo của nước nhà.
Trước hết, cần đổi mới tư duy về quan điểm và mục tiêu giáo dục và đào tạo, từ đó mà đổi mới chương trình, nội dung, phương châm, phương pháp giáo dục, đổi mới hệ thống tổ chức, công tác quản lý và hệ thống chính sách nhằm hiện đại hóa nền giáo dục của nước ta phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển chung của thời đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển và hiện đại hóa đất nước ta trong tình hình mới.
Ngành giáo dục và đào tạo phải đổi mới tư duy và có quyết tâm cao đối với công cuộc đổi mới nền giáo dục. Trước mắt, cần rà soát lại các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo được đề ra trong các nghị quyết của Đảng, trong luật và chiến lược giáo dục của Nhà nước để xác định một kế hoạch, một lộ trình đổi mới nền giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020 với yêu cầu nâng cao một bước rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo.
Để triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo, cần thực hiện ngay một số vấn đề cơ bản và cấp bách:
Trước hết, cần tổ chức lại và kiện toàn Hội đồng giáo dục quốc gia cho ngang tầm với nhiệm vụ. Đây là hội đồng khoa học, chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn cho Trung ương, Quốc hội và Chính phủ trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở tầm vĩ mô. Hội đồng phải tập hợp được các nhà giáo dục và khoa học có tâm huyết, những chuyên gia giỏi, am hiểu hình hình giáo dục trong nước và thế giới, có uy tín, phần lớn không phụ trách chức vụ quản lý, kể cả những người đã nghỉ hưu nhưng có năng lực, có kinh nghiệm và còn sức làm việc. Chủ tịch Hội đồng nên là một nhà khoa học giáo dục có uy tín phụ trách. Hội đồng có quy chế làm việc chặt chẽ, bảo đảm thực sự dân chủ, tôn trọng những ý kiến khác nhau, cùng nhau thảo luận đi đến kết luận và đưa ra kiến nghị với Đảng và Nhà nước.
Hai là, tổ chức nghiên cứu rà soát lại hệ thống chương trình giáo dục và sách giáo khoa. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, ổn định chương trình làm cơ sở để sớm biên soạn xong sách giáo khoa chuẩn mực cho mọi bậc học, mọi ngành học trong một vài năm. Thay đổi cách tổ chức biên soạn chương trình, sách giáo khoa, thực hiện dân chủ, công khai, tránh độc quyền, có hội đồng thẩm định nghiêm túc, tránh sửa đi sửa lại, biên soạn kéo dài và thay đổi sách triền miên. Một số nhà khoa học nêu ý kiến có thể giải quyết vấn đề chương trình và sách giáo khoa chuẩn cho cả phổ thông và đại học trong một năm với kinh phí 100 tỷ đồng. Những ý kiến như vậy nên được trao đổi, bàn bạc.
Ba là, cần nghiên cứu tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân cho hợp lý. Sớm chấm dứt tình trạng “vừa thừa vừa thiếu cả thầy lẫn thợ”. Cấp đại học trước hết phải nâng cao chất lượng về mọi mặt, phấn đấu đến năm 2020 có một số trường đại học trọng điểm đạt đẳng cấp quốc tế. Chỉ mở thêm trường đại học khi có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng. Sớm khắc phục tình trạng đào tạo trên đại học tràn lan, không bảo đảm chất lượng. Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng và thực hiện tốt việc phân luồng ở cấp phổ thông. Phát triển mạnh hệ thống các trường dạy nghề để đáp ứng kịp nhu cầu nhân lực có kỹ năng chuyên môn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu trong một thời gian ngắn nhất có thể được, làm cho bằng cấp của nước ta, lao động kỹ thuật do ta đào tạo ra được thị trường quốc tế thừa nhận.
Hết sức coi trọng phương châm gắn học với hành. Trường đại học gắn với viện nghiên cứu và các cơ sở kinh tế lớn. Trường dạy nghề gắn với các cơ sở sản xuất. Trường phổ thông phải tổ chức hướng nghiệp, gắn với đời sống kinh tế xã hội ở địa phương.
Tiếp tục chống gian lận trong thi cử, chạy theo thành tích giả. Sớm chấm dứt mọi hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục.
Bốn là, cần triển khai tích cực công tác phát hiện, tuyển chọn nhân tài, tổ chức đào tạo trong nước và ngoài nước để sớm có một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, bồi dưỡng thành đội ngũ giảng viên đại học, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng của cấp đại học. Nâng cao chất lượng cấp đại học là cơ sở để nâng cao chất lượng cấp trung học phổ thông và dạy nghề.
Đào tạo đội ngũ thầy giáo có trình độ quốc tế là vấn đề quyết định để đổi mới, hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà. Coi trọng việc lựa chọn đúng cán bộ quản lý giáo dục, nhất là chức bộ trưởng, hiệu trưởng các trường đại học lớn và giám đốc các sở giáo dục. Những cán bộ ấy phải là những người có tâm và có tầm, có phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ, năng động, sáng tạo, không bảo thủ giáo điều, có uy tín, có cách làm việc tập hợp được nhân tài, phát huy được trí tuệ của chuyên gia giỏi, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ đầu đàn và sự mất cân đối về cơ cấu, trước mắt, cần có cơ chế và chính sách tiếp tục sử dụng những cán bộ khoa học và giáo dục đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ sức khỏe, có năng lực chuyên môn và có tâm huyết.
Mặt khác, cần có chủ trương, chính sách và cơ chế tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà khoa học giỏi vào đội ngũ giảng viên cao cấp của các trường đại học và các viện nghiên cứu, thu hút các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam.
Năm là, cần tăng thích đáng đầu tư, và quan trọng hơn, cần quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Mức đầu tư phải tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo đi trước, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mấy năm qua, mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo (tính theo % GDP và % ngân sách nhà nước) đã tăng đáng kể.
Tuy nhiên, cần thấy rõ là mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo tính theo đầu người của nước ta còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (4), vì vậy, cần tính toán các mặt để có một mức tăng đáng kể từ nay đến năm 2020 nhằm tạo nên một sự chuyển biến căn bản về chất lượng và quy mô giáo dục và đào tạo. Đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng, nhưng chắc chắn không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, bởi vậy, một nguồn lực quan trọng là cần xác định trách nhiệm, cơ chế và chính sách cụ thể nhằm huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế và xã hội sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo. Đồng thời, đặc biệt quan tâm việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo một cách đúng hướng, hợp lý và hiệu quả, tránh gây thất thoát, lãng phí.
Dành tỷ lệ đầu tư thích đáng cho việc nâng cấp, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nguồn thông tin tư liệu, các trung tâm thử nghiệm, các cơ sở dạy nghề và sản xuất thử, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và tin học.
Cuối năm 2000, Trung ương đã có chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục và đào tạo vẫn còn hạn chế, còn kém so với các nước trong khu vực. Để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, cần có chủ trương và chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các giáo viên, học sinh, sinh viên được dễ dàng sử dụng máy tính và Internet trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Đồng thời, cần nghiên cứu thực hiện chủ trương phổ cập tiếng Anh để nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính và Internet trong giáo dục và đào tạo, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong hoạt động quản lý và kinh doanh (5).
Sáu, nền giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, vì dân, do dân. Dân chủ và công bằng là tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, trước hết phải được thể hiện trong giáo dục và y tế, hai lĩnh vực trực tiếp bồi dưỡng con người. Bác Hồ mong muốn “ai cũng được học hành”. Vì vậy, xu hướng đúng đắn là phải tiến tới bỏ học phí. Nhiều nước tư bản cũng đã bỏ học phí ở cấp phổ thông, có nước bỏ học phí ở cấp đại học.
Đất nước Cuba còn nhiều khó khăn vẫn kiên trì thực hiện học tập và chữa bệnh miễn phí. Vì vậy, không lý gì ta lại chủ trương tăng học phí tràn lan (6). Phải kiên quyết thực hiện không thu học phí đối với giáo dục phổ cập theo đúng tinh thần của Hiến pháp.
Mặt khác, cần nghiên cứu kỹ chế độ học phí theo hướng không tăng mà giảm dần, tiến tới bỏ học phí ở cấp phổ thông rồi tiến đến bỏ học phí ở cấp đại học. Ở cấp mẫu giáo, mầm non, không nên hình thành một loại trường cho các cháu con nhà giàu và một loại trường cho các cháu con nhà nghèo.
Nên nghiên cứu vận dụng cơ chế khuyến khích cạnh tranh dạy tốt, học tốt, nhưng không nên phát triển tư nhân hóa trường công, phát triển xu hướng thương mại hóa giáo dục, coi nhà trường là tổ chức kinh doanh để thu lợi nhuận dưới danh nghĩa “xã hội hóa giáo dục”, không đúng với tinh thần chủ trương của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng nền giáo dục của nhân dân, vì nhân dân.
*************
Đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cách mạng nền GD-ĐT là một điều kiện tiên quyết để đưa nước ta tiến lên nhanh và vững trên con đường hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa.
Chú thích:
(1) Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2006: Giáo dục Việt Nam đang bị tụt hậu so với các nước khác trong khu vực, chỉ có 2% dân số được học trong thời gian trên 13 năm. Việt Nam xếp hàng chót trong khu vực châu Á nếu xét trong độ tuổi từ 20 đến 24 chỉ có 10% học lên tới đại học (so với Trung Quốc 15%, Thái Lan 41%, Hàn Quốc 89%). Tỷ lệ 167 sinh viên/1 vạn dân là rất thấp so với khu vực và các nước phát triển.
(2) Một nước được coi là “kém phát triển” nếu GDP/người dưới 750 USD/năm (theo Liên hiệp quốc) và dưới 1.000 USD/năm (theo phân loại và xếp hạng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD); GDP/người của Việt Nam hiện nay khoảng trên dưới 600 USD/năm.
(3) Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), (năm 2005), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam xếp thứ 53 trong số 59 quốc gia được khảo sát.
Báo cáo về phát triển con người của Liên hiệp quốc (UNDP) đánh giá: Việt Nam tụt hậu so với Trung Quốc 10 năm, Thái Lan 15 năm, Malaysia 20 năm, Hàn Quốc 25 năm, Singapore 35 năm, Nhật Bản 40 năm.
Nếu tiếp tục tốc độ phát triển như hiện nay (GDP tăng 8% - 8,6% mỗi năm và GDP/người cứ 10 năm tăng gấp đôi) thì đến năm 2020, Việt Nam vẫn đi sau Thái Lan 15 năm và GDP/người vẫn thấp hơn nhiều nước trong ASEAN.
(4) Hiện nay, mức đầu tư cho GD-ĐT tính theo đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/8 của Thái Lan và chỉ bằng 1/20 mức trung bình của các nước phát triển.
(5) Hiện nay, khoảng 90% nguồn thông tin, tri thức khoa học và công nghệ trên internet được viết bằng tiếng Anh.
(6) Hiện nay, tỷ lệ đóng góp giữa nhân dân và nhà nước ở ta là 50/50, trong khi tỷ lệ đóng góp cao nhất của người dân trên thế giới khoảng 20% (Mỹ 19%, Pháp 7%, Trung Quốc 12%).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Bài đã đăng trên VietNamNet ngày 10/9/2007)
LTS: Bài viết dưới đây của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có sự tham khảo của một số nhà khoa học, nhà giáo. Thêm một vấn đề nữa mà Đại tướng hết sức quan tâm, Bee xin trân trọng giới thiệu bài viết.
Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà
Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam và cộng đồng dân tộc Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến lên nhanh và vững, hội nhập quốc tế thắng lợi, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.
HS Trường Tiểu học VIP (Hà Nội) trong lễ khai giảng. Ảnh: VNN |
Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có một số tiến bộ mới: Ngân sách đầu tư cho giáo dục nhiều hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, trình độ dân trí được nâng cao. Những tiến bộ ấy đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, cho đến nay, nền giáo dục và đào tạo của nước nhà vẫn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, từ việc xác định quan điểm và mục tiêu giáo dục đào tạo, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp, đội ngũ thầy giáo, hệ thống tổ chức cho đến công tác quản lý.
Chất lượng giáo dục và đào tạo ở cả phổ thông và đại học đều thấp. Nội dung chương trình quá tải, sách giáo khoa có nhiều mặt lạc hậu; cách dạy và học nặng về nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, thiếu kết hợp học với hành, giáo dục và đào tạo với thực tiễn kinh tế, sản xuất và đời sống. Học sinh, sinh viên kém năng lực chủ động, sáng tạo, kém khả năng thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước trong tình hình mới. Hiện tượng mua bằng cấp, gian lận trong thi cử, bệnh chạy theo thành tích còn phổ biến.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sáng kiến tiến hành cuộc vận động “hai không”, kết quả bước đầu cho thấy, sự yếu kém về chất lượng giáo dục và đào tạo đã bộc lộ một cách rất đáng lo ngại. Sự bất cập thể hiện ở cả ba phương diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.
Nhìn chung, hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta đang tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (1). Thực trạng này đã sớm được phát hiện. Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết và chủ trương đúng đắn mà chưa được thực hiện nghiêm túc. Mấy năm qua, chúng ta đã trăn trở tìm tòi cách giải quyết, nhưng tình hình chuyển biến rất chậm. Cho đến nay, vẫn còn những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau chưa được đưa ra trao đổi, bàn bạc để tìm ra phương sách chấn chỉnh có hiệu quả. Sự yếu kém, bất cập kéo dài của hệ thống giáo dục và đào tạo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
Trong khi Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhiều nước đã vượt qua thời đại cách mạng công nghiệp đi vào thời đại cách mạng thông tin, xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Khoảng cách về trình độ kinh tế, khoa học và công nghệ giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới, kể cả một số nước trong khu vực, có xu hướng ngày càng mở rộng thêm, mà một nguyên nhân quan trọng là do chất lượng trí tuệ, năng lực sáng tạo và kỹ năng chuyên môn còn bất cập của nguồn nhân lực (3).
Trước những thách thức của thời đại cách mạng tri thức gắn liền với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong cuộc đua tranh quyết liệt về mọi mặt, mà chủ yếu là đua tranh về trí tuệ của các quốc gia trên toàn cầu, sự yếu kém, bất cấp và tụt hậu của giáo dục và đào tạo đang trở thành lực cản đối với sự phát triển nhanh và vững của đất nước.
Chúng ta đang ở vào thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc và nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Trước những thách thức và yêu cầu của thời đại mới - thời đại của sự phát triển dựa chủ yếu vào nguồn lực thông tin và tri thức với xu thế toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia, các nước trên thế giới, ở mức độ khác nhau, đều thực hiện những thay đổi có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo.Ngay từ những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, một làn sóng cải cách giáo dục đã diễn ra trên thế giới, trước tiên là ở các nước công nghiệp phát triển. Nước Mỹ đã đề ra chương trình cải cách giáo dục 10 điểm để chuẩn bị hành trang cho người Mỹ tiến vào nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI, gần đây lại đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho kỷ nguyên thông tin. Liên minh châu Âu gồm 29 nước đã thống nhất đổi mới hệ thống giáo dục, coi việc xây dựng không gian giáo dục và đại học châu Âu, không gian nghiên cứu châu Âu, không gian tri thức châu Âu là nền tảng cho sự tăng trưởng mới nhằm biến châu Âu thành một nền kinh tế tri thức hiệu quả nhất trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI…
Tư tưởng chủ đạo của làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới ở cuối Thế kỷ XX là chuyển hệ thống giáo dục và đào tạo cũ được xây dựng để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên công nghiệp cổ điển sang một hệ thống giáo dục và đào tạo mới thích ứng với những đòi hỏi của kỷ nguyên thông tin và tri thức.
Ngay từ đầu thập niên 90 của Thế kỷ XX, Tổ chức UNESCO nêu lên 4 trụ cột của cải cách giáo dục đã đặc biệt nhấn mạnh: Thời đại mới đòi hỏi con người phải có cách nhìn mới, cách nghĩ mới và những kiến thức, kỹ năng mới của chính thời đại mình. Nói cụ thể hơn, con người mới đó phải có khả năng tư duy độc lập, có phương pháp tư duy hệ thống và cách nhìn toàn thể; có năng lực sáng tạo và tinh thần đổi mới; có khả năng thích ứng với sự thay đổi thường xuyên, đa dạng, phức tạp, đầy biến động bất ngờ và bất định; có năng lực hành động hiệu quả và tinh thần hợp tác trong một môi trường đa văn hóa của một thế giới toàn cầu hóa.
Nền giáo dục của kỷ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người được học, giúp cho mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời; là một nền giáo dục mở và liên thông, có khả năng hội nhập với nền giáo dục chung của thế giới.
Nền giáo dục mới là một nền giáo dục hiện đại, sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông, mạng máy tính và Internet để tổ chức và triển khai quá trình dạy và học với những phương pháp và hình thức linh hoạt nhằm nâng cao nền tảng văn hóa và tinh thần chung của xã hội, mở ra những khả năng mới hỗ trợ cho quá trình học tập liên tục, học tập suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc, học từ xa và đặc biệt là tự học của mọi người. Học trực tuyến và tương tác qua mạng Internet sẽ trở thành một hiện tượng toàn cầu…
Chúng ta cần nghiên cứu những quan điểm và bài học kinh nghiệm của các nước về cải cách giáo dục và đào tạo để có thể vận dụng thích hợp vào hoàn cnh cụ thể của nước ta.
Mục tiêu sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới trong thế kỷ XXI mà Đại hội X của Đảng đã nêu ra, cũng cần được hiểu với một tầm nhìn mới, nhận thức mới, bởi vì trong thế kỷ XXI, các mục tiêu đó chỉ có thể đạt được nếu ta xây dựng được nước ta trở thành một nước độc lập, có năng lực sáng tạo mạnh mẽ, góp phần tạo nên những thành tựu và cống hiến đặc sắc, độc đáo vào sự phát triển chung của một thế giới của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức toàn cầu hóa.
Một nền giáo dục hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội đó phải là một nền giáo dục mở, hướng tới đối tượng trung tâm là người học, có trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường cho mọi cá nhân người học được trang bị một nền học vấn vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, vừa hiện đại về tri thức, khoa học và công nghệ,…
Mỗi con người mà nền giáo dục đó đào tạo phải có: 1. những hiểu biết và cảm thụ sâu sắc đối với những tinh hoa của truyền thống văn hóa dân tộc; 2. những kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại; 3. năng lực tư duy độc lập trên cơ sở kết hợp tư duy khoa học với phương pháp tư duy hệ thống, tư duy phức hợp, để có khả năng sống và hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo trong một thế giới phức tạp, đầy những bất định và đổi thay, đan xen những thách thức và cơ hội…
Trong lúc ấy, nền giáo dục của nước ta về cơ bản vẫn dựa trên mô hình cũ. Để đưa đất nước phát triển nhanh với chất lượng cao và bền vững, tiến kịp thời đại trong kỷ nguyên thông tin và tri thức, chúng ta cần tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà.
Để thực hiện chủ trương này, cần tập hợp một số chuyên gia hàng đầu về giáo dục, khoa học và quản lý để giúp Đảng và Nhà nước nghiên cứu, kiểm điểm, đánh giá tình hình giáo dục và đào tạo một cách khách quan khoa học với tinh thần nhìn thẳng và sự thật, làm rõ những kết quả đạt được, vạch rõ những yếu kém, bất cập, đặc biệt làm rõ những nguyên nhân vì sao mấy năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng tìm cách chấn chỉnh nhưng tình trạng yếu kém, bất cấp trong giáo dục vẫn tồn tại, chậm chuyển biến, để đi đến một nhận thức mới, một quyết tâm mới, một chương trình hành động mới làm chuyển biến căn bản nền giáo dục và đào tạo của nước nhà.
Trước hết, cần đổi mới tư duy về quan điểm và mục tiêu giáo dục và đào tạo, từ đó mà đổi mới chương trình, nội dung, phương châm, phương pháp giáo dục, đổi mới hệ thống tổ chức, công tác quản lý và hệ thống chính sách nhằm hiện đại hóa nền giáo dục của nước ta phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển chung của thời đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển và hiện đại hóa đất nước ta trong tình hình mới.
Ngành giáo dục và đào tạo phải đổi mới tư duy và có quyết tâm cao đối với công cuộc đổi mới nền giáo dục. Trước mắt, cần rà soát lại các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo được đề ra trong các nghị quyết của Đảng, trong luật và chiến lược giáo dục của Nhà nước để xác định một kế hoạch, một lộ trình đổi mới nền giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020 với yêu cầu nâng cao một bước rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo.
Để triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo, cần thực hiện ngay một số vấn đề cơ bản và cấp bách:
Trước hết, cần tổ chức lại và kiện toàn Hội đồng giáo dục quốc gia cho ngang tầm với nhiệm vụ. Đây là hội đồng khoa học, chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn cho Trung ương, Quốc hội và Chính phủ trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở tầm vĩ mô. Hội đồng phải tập hợp được các nhà giáo dục và khoa học có tâm huyết, những chuyên gia giỏi, am hiểu hình hình giáo dục trong nước và thế giới, có uy tín, phần lớn không phụ trách chức vụ quản lý, kể cả những người đã nghỉ hưu nhưng có năng lực, có kinh nghiệm và còn sức làm việc. Chủ tịch Hội đồng nên là một nhà khoa học giáo dục có uy tín phụ trách. Hội đồng có quy chế làm việc chặt chẽ, bảo đảm thực sự dân chủ, tôn trọng những ý kiến khác nhau, cùng nhau thảo luận đi đến kết luận và đưa ra kiến nghị với Đảng và Nhà nước.
Hai là, tổ chức nghiên cứu rà soát lại hệ thống chương trình giáo dục và sách giáo khoa. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, ổn định chương trình làm cơ sở để sớm biên soạn xong sách giáo khoa chuẩn mực cho mọi bậc học, mọi ngành học trong một vài năm. Thay đổi cách tổ chức biên soạn chương trình, sách giáo khoa, thực hiện dân chủ, công khai, tránh độc quyền, có hội đồng thẩm định nghiêm túc, tránh sửa đi sửa lại, biên soạn kéo dài và thay đổi sách triền miên. Một số nhà khoa học nêu ý kiến có thể giải quyết vấn đề chương trình và sách giáo khoa chuẩn cho cả phổ thông và đại học trong một năm với kinh phí 100 tỷ đồng. Những ý kiến như vậy nên được trao đổi, bàn bạc.
Ba là, cần nghiên cứu tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân cho hợp lý. Sớm chấm dứt tình trạng “vừa thừa vừa thiếu cả thầy lẫn thợ”. Cấp đại học trước hết phải nâng cao chất lượng về mọi mặt, phấn đấu đến năm 2020 có một số trường đại học trọng điểm đạt đẳng cấp quốc tế. Chỉ mở thêm trường đại học khi có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng. Sớm khắc phục tình trạng đào tạo trên đại học tràn lan, không bảo đảm chất lượng. Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng và thực hiện tốt việc phân luồng ở cấp phổ thông. Phát triển mạnh hệ thống các trường dạy nghề để đáp ứng kịp nhu cầu nhân lực có kỹ năng chuyên môn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu trong một thời gian ngắn nhất có thể được, làm cho bằng cấp của nước ta, lao động kỹ thuật do ta đào tạo ra được thị trường quốc tế thừa nhận.
Hết sức coi trọng phương châm gắn học với hành. Trường đại học gắn với viện nghiên cứu và các cơ sở kinh tế lớn. Trường dạy nghề gắn với các cơ sở sản xuất. Trường phổ thông phải tổ chức hướng nghiệp, gắn với đời sống kinh tế xã hội ở địa phương.
Tiếp tục chống gian lận trong thi cử, chạy theo thành tích giả. Sớm chấm dứt mọi hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục.
Bốn là, cần triển khai tích cực công tác phát hiện, tuyển chọn nhân tài, tổ chức đào tạo trong nước và ngoài nước để sớm có một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, bồi dưỡng thành đội ngũ giảng viên đại học, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng của cấp đại học. Nâng cao chất lượng cấp đại học là cơ sở để nâng cao chất lượng cấp trung học phổ thông và dạy nghề.
Đào tạo đội ngũ thầy giáo có trình độ quốc tế là vấn đề quyết định để đổi mới, hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà. Coi trọng việc lựa chọn đúng cán bộ quản lý giáo dục, nhất là chức bộ trưởng, hiệu trưởng các trường đại học lớn và giám đốc các sở giáo dục. Những cán bộ ấy phải là những người có tâm và có tầm, có phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ, năng động, sáng tạo, không bảo thủ giáo điều, có uy tín, có cách làm việc tập hợp được nhân tài, phát huy được trí tuệ của chuyên gia giỏi, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ đầu đàn và sự mất cân đối về cơ cấu, trước mắt, cần có cơ chế và chính sách tiếp tục sử dụng những cán bộ khoa học và giáo dục đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ sức khỏe, có năng lực chuyên môn và có tâm huyết.
Mặt khác, cần có chủ trương, chính sách và cơ chế tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà khoa học giỏi vào đội ngũ giảng viên cao cấp của các trường đại học và các viện nghiên cứu, thu hút các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam.
Năm là, cần tăng thích đáng đầu tư, và quan trọng hơn, cần quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Mức đầu tư phải tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo đi trước, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mấy năm qua, mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo (tính theo % GDP và % ngân sách nhà nước) đã tăng đáng kể.
Tuy nhiên, cần thấy rõ là mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo tính theo đầu người của nước ta còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (4), vì vậy, cần tính toán các mặt để có một mức tăng đáng kể từ nay đến năm 2020 nhằm tạo nên một sự chuyển biến căn bản về chất lượng và quy mô giáo dục và đào tạo. Đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng, nhưng chắc chắn không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, bởi vậy, một nguồn lực quan trọng là cần xác định trách nhiệm, cơ chế và chính sách cụ thể nhằm huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế và xã hội sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo. Đồng thời, đặc biệt quan tâm việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo một cách đúng hướng, hợp lý và hiệu quả, tránh gây thất thoát, lãng phí.
Dành tỷ lệ đầu tư thích đáng cho việc nâng cấp, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nguồn thông tin tư liệu, các trung tâm thử nghiệm, các cơ sở dạy nghề và sản xuất thử, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và tin học.
Cuối năm 2000, Trung ương đã có chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục và đào tạo vẫn còn hạn chế, còn kém so với các nước trong khu vực. Để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, cần có chủ trương và chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các giáo viên, học sinh, sinh viên được dễ dàng sử dụng máy tính và Internet trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Đồng thời, cần nghiên cứu thực hiện chủ trương phổ cập tiếng Anh để nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính và Internet trong giáo dục và đào tạo, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong hoạt động quản lý và kinh doanh (5).
Sáu, nền giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, vì dân, do dân. Dân chủ và công bằng là tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, trước hết phải được thể hiện trong giáo dục và y tế, hai lĩnh vực trực tiếp bồi dưỡng con người. Bác Hồ mong muốn “ai cũng được học hành”. Vì vậy, xu hướng đúng đắn là phải tiến tới bỏ học phí. Nhiều nước tư bản cũng đã bỏ học phí ở cấp phổ thông, có nước bỏ học phí ở cấp đại học.
Đất nước Cuba còn nhiều khó khăn vẫn kiên trì thực hiện học tập và chữa bệnh miễn phí. Vì vậy, không lý gì ta lại chủ trương tăng học phí tràn lan (6). Phải kiên quyết thực hiện không thu học phí đối với giáo dục phổ cập theo đúng tinh thần của Hiến pháp.
Mặt khác, cần nghiên cứu kỹ chế độ học phí theo hướng không tăng mà giảm dần, tiến tới bỏ học phí ở cấp phổ thông rồi tiến đến bỏ học phí ở cấp đại học. Ở cấp mẫu giáo, mầm non, không nên hình thành một loại trường cho các cháu con nhà giàu và một loại trường cho các cháu con nhà nghèo.
Nên nghiên cứu vận dụng cơ chế khuyến khích cạnh tranh dạy tốt, học tốt, nhưng không nên phát triển tư nhân hóa trường công, phát triển xu hướng thương mại hóa giáo dục, coi nhà trường là tổ chức kinh doanh để thu lợi nhuận dưới danh nghĩa “xã hội hóa giáo dục”, không đúng với tinh thần chủ trương của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng nền giáo dục của nhân dân, vì nhân dân.
*************
Đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cách mạng nền GD-ĐT là một điều kiện tiên quyết để đưa nước ta tiến lên nhanh và vững trên con đường hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa.
Chú thích:
(1) Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2006: Giáo dục Việt Nam đang bị tụt hậu so với các nước khác trong khu vực, chỉ có 2% dân số được học trong thời gian trên 13 năm. Việt Nam xếp hàng chót trong khu vực châu Á nếu xét trong độ tuổi từ 20 đến 24 chỉ có 10% học lên tới đại học (so với Trung Quốc 15%, Thái Lan 41%, Hàn Quốc 89%). Tỷ lệ 167 sinh viên/1 vạn dân là rất thấp so với khu vực và các nước phát triển.
(2) Một nước được coi là “kém phát triển” nếu GDP/người dưới 750 USD/năm (theo Liên hiệp quốc) và dưới 1.000 USD/năm (theo phân loại và xếp hạng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD); GDP/người của Việt Nam hiện nay khoảng trên dưới 600 USD/năm.
(3) Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), (năm 2005), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam xếp thứ 53 trong số 59 quốc gia được khảo sát.
Báo cáo về phát triển con người của Liên hiệp quốc (UNDP) đánh giá: Việt Nam tụt hậu so với Trung Quốc 10 năm, Thái Lan 15 năm, Malaysia 20 năm, Hàn Quốc 25 năm, Singapore 35 năm, Nhật Bản 40 năm.
Nếu tiếp tục tốc độ phát triển như hiện nay (GDP tăng 8% - 8,6% mỗi năm và GDP/người cứ 10 năm tăng gấp đôi) thì đến năm 2020, Việt Nam vẫn đi sau Thái Lan 15 năm và GDP/người vẫn thấp hơn nhiều nước trong ASEAN.
(4) Hiện nay, mức đầu tư cho GD-ĐT tính theo đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/8 của Thái Lan và chỉ bằng 1/20 mức trung bình của các nước phát triển.
(5) Hiện nay, khoảng 90% nguồn thông tin, tri thức khoa học và công nghệ trên internet được viết bằng tiếng Anh.
(6) Hiện nay, tỷ lệ đóng góp giữa nhân dân và nhà nước ở ta là 50/50, trong khi tỷ lệ đóng góp cao nhất của người dân trên thế giới khoảng 20% (Mỹ 19%, Pháp 7%, Trung Quốc 12%).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Bài đã đăng trên VietNamNet ngày 10/9/2007)
Phải thấy rõ là không thể có khả năng GS Ngô Bảo Châu trở về Việt Nam làm việc 100%
(VietNamNet)-Chủ tịch Hội Toán học nói dù Ngô Bảo Châu có đoạt giải thưởng Fields thì còn rất lâu, vị trí Toán của Việt Nam mới được nâng lên.
Chính phủ Việt Nam muốn mời Ngô Bảo Châu về nước làm việc talawas blogSau sự kiện tờ Time bình chọn chứng minh Bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu (1972) là một trong mười khám phá khoa học nổi bật nhất trong năm 2009, và giới khoa học đánh giá Ngô Bảo Châu là một ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Fields, được coi là “Nobel Prize” cho Toán học, sẽ được công bố vào tháng Tám 2010 tại Ấn Độ, báo chí Việt Nam liên tục đưa tin về con người và sự nghiệp của nhà toán học trẻ tài năng này.
Nổi bật trong những thông tin gần đây là việc Chính phủ Việt Nam hứa sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để GS Ngô Bảo Châu đưa Việt Nam theo kịp các tiến bộ khoa học hiện đại nhất trên thế giới, và trong một chuyến thăm tại nhà riêng GS Ngô Bảo Châu tại Hà Nội vào chiều 8/8/2010, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chính thức ngỏ lời mời Ngô Bảo Châu về tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành.
Bên cạnh những thiện ý được gửi gắm qua lời mời trên, blogger Đông A bày tỏ một số suy nghĩ về mục đích chuyến thăm của Phó thủ tướng và một số nghi hoặc về Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học.
Không chỉ là căn hộ...
Sự kiện một lãnh đạo Chính phủ đích thân đến thăm một giáo sư toán học trẻ đã là hiếm, nhưng chuyện Chính phủ và một doanh nhân ngỏ ý muốn tặng vị giáo sư một căn hộ và một ngôi biệt thự ven biển thì còn hiếm hơn.
Thông tin này ngay lập tức được chú ý, bởi đó là biểu hiện cụ thể nhất cho thấy thái độ trân trọng của nhà nước và giới doanh nhân với trí thức nói chung, tài năng nói riêng. Đó là cũng là cách đãi ngộ cao nhất theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về đội ngũ trí thức thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Vị giáo sư trẻ hiện chưa thể hiện rõ chính kiến trước đề nghị ở lại Việt Nam làm việc, trong khi chỉ ba tuần nữa ông sẽ nhận việc tại một trường đại học Hoa Kỳ. Tuy nhiên trong cuộc tiếp xúc báo chí sau đó, vị giáo sư có nhận xét: “Cung cách tổ chức nghiên cứu khoa học cũng như vai trò của nó trong giảng dạy đại học (ở ta) còn vô số bất cập”. Ông nói thêm rằng “Tôi hy vọng, tiếng nói của những nhà khoa học thực sự có tâm huyết… sẽ được lắng nghe nhiều hơn”.
Ý kiến của một tài năng toán học đang ở đỉnh cao đã gợi lại nhiều suy nghĩ. Thì ra với trí thức không hẳn là chuyện đãi ngộ, mà mấu chốt của vấn đề là “được lắng nghe”. Trong thực tế có tỉnh A, B từng công bố chi bao nhiêu triệu cho người mang hàm GS, TS nhưng vẫn rơi vào diện "đánh trống bỏ dùi", bởi họ khó mà cộng tác lâu dài khi tri thức không được sử dụng (mà chỉ bày tủ kiếng).
Lần này thử giả sử như vị giáo sư tài năng ấy bằng lòng ở lại và được bố trí đứng đầu nhóm R&D (nghiên cứu và phát triển - mô hình phát huy sáng tạo rất phổ biến trong các tập đoàn kinh tế trên thế giới) trong một cơ quan “giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế” là một tập đoàn kinh tế nhà nước thì điều gì xảy ra?
Thử đọc lại kết luận vừa công bố về Vinashin, một tập đoàn kinh tế nhà nước đòi hỏi chuyên môn sâu về cơ khí chế tạo, thấy: “Trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý của công ty mẹ và các đơn vị thành viên của Vinashin chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị một tập đoàn kinh tế lớn, đặc biệt là người đứng đầu còn hạn chế về năng lực, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, tuỳ tiện, cá nhân, báo cáo không trung thực, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật…”. Đặc biệt, kết luận nhấn mạnh “những khó khăn, khuyết điểm của Vinashin đã được cơ quan thông tin đại chúng và dư luận phản ánh, cảnh báo từ sớm và nhiều lần”, song hậu quả nghiêm trọng vẫn đến.
Huhu, đang buồn là kiểu quản trị và chất lượng nhân sự kiểu Vinashin khá nhiều trong thực tế. Cho nên không hiểu nhóm chuyên gia R&D sẽ “sáng tạo” được gì với những vị lãnh đạo “hạn chế về năng lực” nhưng lại “tuỳ tiện, cá nhân, không trung thực” kiểu như thế?
Thậm chí có "phản ánh" hay "cảnh báo sớm" thì các vị ấy có nghe theo đâu?!
Cho nên có đãi ngộ với trí thức không chỉ là chuyện căn hộ mà là “được lắng nghe nhiều hơn”.
- Phỏng vấn GS Ngô Bảo Châu: ‘Thú thực là tôi hơi lo’ (VNN) Thứ Hai, 09/08/2010 (GMT+7)
- GS Ngô Bảo Châu nói giải thưởng Fields vẫn là một giả thuyết nên anh hơi lo. Trong khoảng thời gian hạn hẹp về Việt Nam trước khi sang Ấn Độ trình bày báo cáo tại Đại hội Toán học thế giới, anh đã dành cho VietNamNet cuộc phỏng vấn. "Nhẹ nhàng và đừng lên gân nhé"- anh mào đầu.
"Giải thưởng Fields vẫn là một giả thuyết"
Giải thưởng Fields có quan trọng với anh không? Tại sao?Đối với tôi, giải thưởng Fields vẫn là một giả thuyết. Nếu thành sự thật, nó sẽ là một niềm tự hào chính đáng không chỉ của riêng cá nhân tôi, mà cả các bạn trẻ Việt Nam dấn thân vào con đường khoa học.
Riêng với tôi, có thể nó sẽ đem đến một trách nhiệm rất lớn. Cho nên, xin thú thực là tôi hơi lo.
Thầy giáo cũ của anh, người anh tặng lại cuốn sách ghi chép các bài toán hay do anh sưu tầm có nói: "Những học trò như Ngô Đắc Tuấn, Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Lê Hùng Việt Bảo...là những người dù gặp môi trường giáo dục nào thì vẫn bộc lộ những tư chất khác thường. Theo anh, yếu tố cá nhân như khả năng thiên bẩm, trời phú quyết định hay môi trường giáo dục quyết định?
Theo tôi, cả hai yếu tố kể trên đều cần cả.
GS Ngô Bảo Châu: "Tương lai của khoa học Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc trong thời điểm hiện tại, chúng ta có tổ chức được các nhóm nghiên cứu trẻ, có sức sống, tiếp cận với mạch lớn của khoa học hiện đại hay không" (Ảnh: Từ Lương). |
Không giữ được "con mắt trong sáng của trẻ con", bạn chỉ có thể đóng vai trò của một chuyên gia, của một người thợ khoa học, dù rằng, các vai trò này cũng rất cần thiết cho sự vận động của khoa học. Khoa học không phải là một trò chơi.
Theo tôi, "con mắt trong sáng của trẻ con" cần cho mọi hoạt động sáng tạo. Muốn giữ gìn cái gì, trước hết, ta phải có ý thức về nó.
Anh có thấy sự khác biệt trong chính mình trước và sau những thành công trong Toán học? Điều gì không thú vị khi nổi tiếng trên con đường Toán học?
Tôi thì không thấy có gì khác biệt. Có thể người khác lại không nghĩ như thế.
Có nhiều người để ý đến mình có thú vị thật. Nhưng nó mang đến nhiều sự gò bó. Cách duy nhất để làm khoa học tốt, là toàn tâm toàn ý cho khoa học.
Thế nhưng bây giờ, vì nổi tiếng hơn trước mà tôi cảm thấy có thêm nghĩa vụ trò chuyện với nhà báo dễ mến của VietNamNet (cười).
Hy vọng tổ chức một số nhóm nghiên cứu
Anh sẽ làm những việc cụ thể nào cho ngành Toán tại Việt Nam?
Bên cạnh những việc tôi vẫn đang làm như tham gia vào việc đào tạo, định hướng cho sinh viên toán, tôi hy vọng trong thời gian tới, có thể tổ chức một số nhóm nghiên cứu.
Theo tôi, tương lai của khoa học Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc trong thời điểm hiện tại, chúng ta có tổ chức được các nhóm nghiên cứu trẻ, có sức sống, tiếp cận với mạch lớn của khoa học hiện đại hay không.
Trong chuyến thăm thân mật gia đình GS.Ngô Bảo Châu tại nhà riêng vào chiều 8/8, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, GS. Nguyễn Thiện Nhân đã thay mặt Chính phủ và Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước ngỏ lời muốn mời GS.Ngô Bảo Châu đảm nhiệm trọng trách là Viện trưởng hoặc Viện trưởng danh dự của Viện nghiên cứu & đào tạo cấp cao về Toán. Ảnh: Từ Lương. |
Cung cách tổ chức nghiên cứu khoa học cũng như vai trò của nó trong giảng dạy đại học còn vô số bất cập.
Tôi hy vọng, tiếng nói của những nhà khoa học thực sự có tâm huyết với khoa học, sẽ được lắng nghe nhiều hơn.
Để có một nền tảng tốt về nghiên cứu Toán, theo anh, phải đào tạo học sinh từ lớp mấy và có nên đào tạo kiểu mô hình chuyên Toán không?
Ngành giáo dục của một nước có cả nhiệm vụ nâng cao dân trí chung lẫn nhiệm vụ chuẩn bị một bộ phận ưu tú cho tương lai.
Ươm trồng một lớp người ưu tú gắn liền với sự sống còn của đất nước. Bên cạnh đó, vai trò của những người làm cha mẹ là tránh cho con mình trở thành một thứ gà chọi thuần tuý, chịu sự điều khiển của người khác Ngô Bảo Châu |
Ý kiến này không sai. Nhưng cần hiểu thêm rằng, ươm trồng một lớp người ưu tú gắn liền với sự sống còn của đất nước. Bên cạnh đó, vai trò của những người làm cha mẹ là tránh cho con mình trở thành một thứ gà chọi thuần tuý, chịu sự điều khiển của người khác.
Cụ thể, cách dạy lớp chuyên như hiện nay thì còn nhiều chuyện đáng bàn lắm. Nói chung, toàn bộ cố gắng vẫn hướng về các cuộc thi học sinh giỏi mà không chú trọng đến việc định hướng học sinh đến với khoa học hiện đại.
Chúng ta cần học tập mô hình của cuộc thi Intel ở Mỹ dành cho học sinh cấp ba. Cuộc thi này không dựa trên việc giải bài tập trong một lượng thời gian hạn chế, mà vào đề tài nghiên cứu học sinh phổ thông có thể thưởng thức.
Phó Thủ tướng tặng hoa cho PGS Trần Lưu Vân Hiền, mẹ Ngô Bảo Châu. Ảnh: Từ Lương. |
Câu này sẽ trả lời vào lúc khác nhé.
Cảm ơn anh!
- Hương Giang (Thực hiện)
Phó Thủ tướng đã mời Giáo sư Ngô Bảo Châu trở về và tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành.
Chiều 8/8, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu - nhà toán học trẻ đầy triển vọng, có uy tín trong giới toán học thế giới, người góp phần làm rạng danh tên tuổi đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Phó Thủ tướng, Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn trân trọng các tài năng khoa học, các trí thức người Việt đang học tập và làm việc tại nước ngoài như Giáo sư Ngô Bảo Châu. Thay mặt Chính phủ và Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Phó Thủ tướng đã mời Giáo sư Ngô Bảo Châu trở về và tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về sinh hoạt cũng như phương tiện, môi trường làm việc, vị trí công tác để các tài năng toán học như Giáo sư Ngô Bảo Châu được phát huy, góp phần thúc đẩy, đưa Việt Nam theo kịp các tiến bộ khoa học hiện đại nhất trên thế giới.
Giáo sư Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội trong một gia đình truyền thống. Bố anh là Giáo sư Tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn, chuyên ngành Cơ học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Cơ học Việt Nam, hiện đã nghỉ hưu. Mẹ anh là Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, chuyên ngành Hoá dược, hiện công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Ngô Bảo Châu từng là học sinh Trường thực nghiệm Giảng Võ và trường trung học cơ sở Trưng Vương. Ngay khi mới 16 – 17 tuổi, đang học tại khối chuyên toán trường THPT chuyên thuộc trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Ngô Bảo Châu đã 2 lần liên tiếp giành huy chương vàng Olimpic Toán quốc tế (năm 1988 và 1989). Sau đó, Ngô Bảo Châu theo học tại Trường Sư phạm École normale supérieure (Pháp).
Năm 2004, Ngô Bảo Châu được trao tặng Giải Nghiên cứu Clay của Viện toán học Clay cùng với Gerard Laumon vì đã chứng minh được bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita.
Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách cho phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam.
Năm 2008 , anh đưa lên arxiv một chứng minh bổ đề cơ bản cho các đại số Lie. Năm 2009, kết quả chứng minh bộ đề cơ bản Langlands của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã được bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất thế giới năm 2009.
Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Hội nghị toán học thế giới tổ chức vào tuần tới ở Ấn Độ.
Ngô Bảo Châu đã là Giáo sư Toán tại Đại học Paris 11 và làm việc tại Viện nghiên cứu Princeton, New Jersey. Từ 1/9/2010, anh sẽ làm giáo sư tại khoa Toán trường đại học Chicago (Hoa Kỳ)./.
TTXVN
Phó Thủ tướng, Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn trân trọng các tài năng khoa học, các trí thức người Việt đang học tập và làm việc tại nước ngoài như Giáo sư Ngô Bảo Châu. Thay mặt Chính phủ và Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Phó Thủ tướng đã mời Giáo sư Ngô Bảo Châu trở về và tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về sinh hoạt cũng như phương tiện, môi trường làm việc, vị trí công tác để các tài năng toán học như Giáo sư Ngô Bảo Châu được phát huy, góp phần thúc đẩy, đưa Việt Nam theo kịp các tiến bộ khoa học hiện đại nhất trên thế giới.
Giáo sư Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội trong một gia đình truyền thống. Bố anh là Giáo sư Tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn, chuyên ngành Cơ học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Cơ học Việt Nam, hiện đã nghỉ hưu. Mẹ anh là Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, chuyên ngành Hoá dược, hiện công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Ngô Bảo Châu từng là học sinh Trường thực nghiệm Giảng Võ và trường trung học cơ sở Trưng Vương. Ngay khi mới 16 – 17 tuổi, đang học tại khối chuyên toán trường THPT chuyên thuộc trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Ngô Bảo Châu đã 2 lần liên tiếp giành huy chương vàng Olimpic Toán quốc tế (năm 1988 và 1989). Sau đó, Ngô Bảo Châu theo học tại Trường Sư phạm École normale supérieure (Pháp).
Năm 2004, Ngô Bảo Châu được trao tặng Giải Nghiên cứu Clay của Viện toán học Clay cùng với Gerard Laumon vì đã chứng minh được bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita.
Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách cho phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam.
Năm 2008 , anh đưa lên arxiv một chứng minh bổ đề cơ bản cho các đại số Lie. Năm 2009, kết quả chứng minh bộ đề cơ bản Langlands của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã được bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất thế giới năm 2009.
Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Hội nghị toán học thế giới tổ chức vào tuần tới ở Ấn Độ.
Ngô Bảo Châu đã là Giáo sư Toán tại Đại học Paris 11 và làm việc tại Viện nghiên cứu Princeton, New Jersey. Từ 1/9/2010, anh sẽ làm giáo sư tại khoa Toán trường đại học Chicago (Hoa Kỳ)./.
TTXVN
Chính phủ VN muốn tặng căn hộ cho GS Ngô Bảo Châu
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tuần Châu Hạ Long cũng muốn tặng Giáo sư Ngô Bảo Châu một căn biệt thự tại khu du lịch Tuần Châu
08/08/2010 17:11:05- Chiều 8/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã có cuộc gặp thân mật với Giáo sư Ngô Bảo Châu tại nhà riêng nhân dịp Giáo sư về Việt Nam thăm gia đình.
Đây là giải thưởng do Hội nghị toán học quốc tế trao bốn năm một lần cho các nhà toán học trẻ dưới 40 tuổi có thành tựu đặc biệt.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh Giáo sư Ngô Bảo Châu dù rất bận nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới nhưng vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam, tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phó Thủ tướng cũng cho biết hiện Chính phủ việt Nam rất quan tâm và mong muốn có sự đóng góp nhiều hơn nữa của những nhà khoa học như Giáo sư Ngô Bảo Châu, đồng thời khẳng định Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Giáo sư có thể về nước công tác.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam muốn tặng Giáo sư Châu một căn hộ để Giáo sư có thể thuận tiện hơn khi về nước công tác.
Ông Nhân cũng thông báo, hiện nay ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tuần Châu Hạ Long rất ngưỡng mộ và muốn tặng Giáo sư Ngô Bảo Châu một căn biệt thự tại khu du lịch Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.
Cảm ơn sự quan tâm và trọng thị của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Giáo sư Ngô Bảo Châu hứa trong thời gian tới sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho nền toán học trong nước. Giáo sư Châu mong muốn thời gian tới Chính phủ nên thành lập ban cố vấn thu hút các nhà khoa học trẻ Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nhiều nước trên thế giới cũng có mong muốn và tâm huyết đóng góp cho nền khoa học nước nhà.
Mạnh Hùng
Đây là giải thưởng do Hội nghị toán học quốc tế trao bốn năm một lần cho các nhà toán học trẻ dưới 40 tuổi có thành tựu đặc biệt.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh Giáo sư Ngô Bảo Châu dù rất bận nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới nhưng vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam, tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.
PTT Nguyễn Thiện Nhân chụp ảnh với gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh: MH |
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam muốn tặng Giáo sư Châu một căn hộ để Giáo sư có thể thuận tiện hơn khi về nước công tác.
Ông Nhân cũng thông báo, hiện nay ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tuần Châu Hạ Long rất ngưỡng mộ và muốn tặng Giáo sư Ngô Bảo Châu một căn biệt thự tại khu du lịch Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.
Cảm ơn sự quan tâm và trọng thị của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Giáo sư Ngô Bảo Châu hứa trong thời gian tới sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho nền toán học trong nước. Giáo sư Châu mong muốn thời gian tới Chính phủ nên thành lập ban cố vấn thu hút các nhà khoa học trẻ Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nhiều nước trên thế giới cũng có mong muốn và tâm huyết đóng góp cho nền khoa học nước nhà.
Mạnh Hùng