Mỗi cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ (HK) là một lần lôi kéo sự quan tâm không những của dân chúng bản xứ, mà còn gây sự chú ý của người dân các nước khác, nhất là trong các cuộc bầu cử tổng thống.
Hoa Kỳ có thể được coi như là quốc gia có nền chính trị dân chủ hàng đầu, được nhiều người ca tụng là nhờ vậy mà Mỹ trở thành quốc gia mạnh nhất hoàn cầu. Nhân dịp bầu cử giữa kỳ ngày 2 tháng 11 vừa qua, chúng ta thử tìm hiểu xem nền dân chủ của HK có thực sự “dân chủ” hay không và người dân đã thực sự nắm quyền chưa? Chúng tôi chỉ nêu ý kiến về sinh hoạt chính trị trên mặt nổi, những điều ai cũng thấy và dễ dàng đồng ý với nhau.
Ứng cử viên
Thông thường, một ứng cử viên tranh cử cho một chức vụ công quyền nào đó được các đảng phái đưa ra để tranh với ứng viên của các đảng khác. Hệ thống chính trị HK đã tạo ra hai đảng lớn mạnh nhất và thường xuyên thay nhau nắm giữ hành pháp và lập pháp. Do đó muốn được thắng cử, ứng cử viên phải là đảng viên của một trong hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Ứng viên độc lập hoặc của các đảng khác rất khó có thể thắng trong cuộc đua vào quốc hội, và lại càng không thể tranh thắng trong cuộc tranh cử tổng thống. Điều này đã giới hạn rất nhiều cơ hội của ứng viên các đảng nhỏ, hay nói khác đi, cơ hội thắng cử của người dân tranh cử với tư cách độc lập, hoặc là đảng viên các đảng nhỏ rất ít, nếu không muốn nói là zéro. Chưa kể ứng viên phải được đảng ủng hộ, chi tiền và giúp vận động tiền bạc để quảng cáo đánh bóng tên tuổi. Nhìn ở khía cạnh đó, nền dân chủ HK được xây dựng trên tiền bạc, quảng cáo và đã bị “đấu thầu, ” thương mại hóa!
Quyền lợi và nghĩa vụ của công dân có thể là ngang nhau, ai cũng phải làm nghĩa vụ để hưởng quyền lợi, nhưng cơ hội đã không được tạo ra đồng đều, mà cơ hội mới là điểm quan trọng trong việc thiết kế một thể chế chính trị dân chủ. Hai người có cùng học lực, kinh nghiệm tương đương, nhưng người da trắng có cơ hội được nhận làm nhân viên cao hơn người da màu, hoặc đàn ông có khả năng lọt qua phỏng vấn dễ dàng hơn đàn bà, có thể leo cao hơn trong công ty và ngoài xã hội. Điều này cho thấy cơ hội chưa được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và dân chủ.
Có cách nào để tạo ra bình đẳng cơ hội cho người dân tham gia chính quyền hay không? Thiết nghĩ là có. Chẳng hạn thay vì thể thức “đảng cử, dân bầu,” dù ứng viên được đề cử từ một hay nhiều đảng khác nhau, xã hội có thể đưa ra một số điều kiện nào đó – tuổi tác, học lực, kinh nghiệm, đạo đức, địa phương v.v… (1), bất kỳ công dân nào hội đủ điều kiện đều có thể ứng cử. Mục đích là tạo cơ hội ngày càng bình đẳng hơn cho toàn thể quốc dân trong nghĩa vụ phục vụ đất nước. Một cách tổng thể, xã hội HK vẫn kêu gọi bình đẳng cơ hội cho mọi người mọi giới, thế nhưng để chỉnh sửa những bất cập trong hệ thống dân chủ, có ý kiến cho rằng cần phải làm cách mạng chứ không thể cải cách. Ở đây chúng tôi đưa ra đề nghị như một trong những đóng góp gợi ý.
Kết quả quá bán và tư cách đại diện
Hầu như các cuộc bầu cử đều sử dụng thể thức quá bán để định đoạt kết quả. Ai có hơn 50% số phiếu bầu là thắng cử. Trong một vài trường hợp, tổng thống đắc cử nhờ số phiếu cử tri đoàn lại có số phiếu phổ thông của toàn dân ít hơn là kẻ thua. Như vậy, người thắng không thực sự đại diện cho tiếng nói của “đa số.”
Trong nhiều cuộc bầu cử, số người đi bầu chỉ vào khoảng 50% tới 70% tổng số cử tri ghi danh. Trong ngày 2 tháng 11 vừa rồi, tổng số phiếu bầu ở California là 6,720,449. California có 33 triệu dân. Giả thiết một nửa số đó đủ tuổi đi bầu (trên 18), tức 16,5 triệu, trong khi số phiếu chỉ có 6,7 triệu, chưa tới 41% số người đủ tuổi đăng ký. Tất nhiên những công dân không ghi danh và/hoặc không đi bầu sẽ mất quyền lợi. Nhưng nếu xét kỹ lưỡng và nhìn vào những con số nói trên thì chính quyền California chỉ đại diện cho thiểu số. Cấp quốc gia cũng nằm trong trường hợp tương tự. Điều này cho thấy rằng thể chế dân chủ hiện tại “có vấn đề,” vì những người không ghi danh và/hoặc không bỏ phiếu do nhiều lý do, là một tập thể đa số. Như vậy chính quyền chỉ thể hiện ý nguyện của thiểu số chứ không phải của toàn dân!
Ngày nay, người ta đang nói tới tổng thể là sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau trong xã hội chứ không chỉ dựa vào đa số để áp chế thiểu số. Một cách phổ quát thì vẫn theo chủ trương lấy đa số làm tiếng nói chung, nhưng phải cho thiểu số cất tiếng và cần quan tâm đến nhu cầu của họ, không hẳn là ép buộc họ theo đa số. Đây là cơ chế hạch tâm hay mạng lưới, một hệ thống mở và linh động để kết nối với những cơ chế/mạng lưới khác làm thành hệ thống lớn hơn, nhưng vẫn tôn trọng và bảo vệ sự tồn tại của những cơ năng thành phần.
Làm thế nào để người dân ý thức đăng ký và đi bầu đông đảo, thực thi nghĩa vụ quốc dân nhằm nắm giữ sinh mệnh chính trị của mình trong xã hội, thay vì để kẻ khác quyết định dùm? Để thực hiện điều này, cần thông qua hệ thống giáo dục. Nền giáo dục phải mang tính nhân bản – lấy con người làm gốc – giáo huấn quốc dân tinh thần tự giác cao để quyết định vận mệnh chính trị của mình. Do đó, giáo dục phải là “toàn dân quốc dân giáo dưỡng” (2), sao cho khả năng cùng chính mệnh được phát huy tối đa và sử dụng hợp lý. Giáo dục không chỉ giới hạn trong khuôn viên nhà trường, mà còn được truyền đi từ các phương tiện báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet; trong văn nghệ, sáng tác; các phong trào văn hóa, xã hội v.v… làm cho người dân tự ý thức trách nhiệm cao cả mà thi hành sứ mệnh công dân – một ý thức nhân chủ – làm chủ chính mình, xã hội và với cả thiên nhiên chung quanh.
Phong cách phục vụ
Người ta thường hay trích dẫn câu nói của Tổng thống A. Lincohn chính phủ của dân, do dân, vì dân để nhấn mạnh vai trò nhà nước trong nhu cầu phục vụ quần chúng. Thế nhưng càng ngày xã hội HK có vẻ càng xa rời tiêu chí ấy. Những nhóm lợi ích, interest groups và những người vận động hành lang, đa số là làm việc cho các tổ chức tài phiệt luôn tìm cách ảnh hưởng đến quyết định của các dân cử, từ địa phương đến trung ương. Họ tìm cách tặng dữ tiền bạc với danh nghĩa góp qũy tranh cử, tặng dữ của cải vật chất, tài trợ các chuyến du hí, ăn chơi v.v…, đổi lại, các dân cử phải bỏ phiếu ủng hộ cho mục tiêu của các nhóm lợi ích kia, nhiều phần là có lợi cho thiểu số và bất lợi cho đa số. Đây chính là các cuộc đổi chác chứ không phải phục vụ.
Nhiệm kỳ của các dân biểu là hai năm. Báo chí cho biết phần lớn các dân biểu sử dụng phân nửa thời gian hoặc hơn nữa để làm công tác ngoại giao, gặp gỡ các nhóm lợi ích để vận động gây qũy tranh cử cho mình và cho đảng trong mùa bầu cử tới. Không tiền sẽ dễ dàng thất cử. Như vậy, các dân biểu đã tiêu tốn rất nhiều thì giờ cho một thiểu số tài phiệt hơn là thực sự phục vụ nhân dân.
Trong các cuộc tranh cử tổng thống và dân biểu quốc hội, người dân dường như bàng quang ngồi xem hai đảng sử dụng nghệ thuật quảng cáo để đánh bóng tên tuổi ứng viên đảng mình. Họ sử dụng mọi kỹ thuật hiện đại nhằm bôi bác, chê bai, hạ độc đối thủ nhiều khi bằng những thủ đoạn rất hạ cấp. Người dân ít khi chú ý đến những chi tiết trong chính sách hai đảng để quyết định lá phiếu cho hợp lý mà thường bị nghệ thuật quảng cáo ảnh hưởng. Nhiều ứng viên đã khéo léo lợi dụng các phương tiện thông tin công cộng để quảng bá mị dân. Khi đã vào được nhà trắng hoặc trở thành dân biểu quốc hội, họ phải “đền ơn” những nhóm đã đưa họ vào đỉnh vinh quang.
Hệ thống tranh cử bằng tiền bạc và quảng cáo đã làm mất đi ý nghĩa của một chính quyền của dân, do dân và vì dân rất nhiều.
Quyền quốc dân, lực chính phủ
Hết mùa bầu cử, người dân lại bận rộn với công việc mưu sinh, phó mặc cho các dân cử thay mặt mình tạo ra các chính sách quốc kế dân an. Tất nhiên hệ thống chính quyền của các nước phương Tây khá dân chủ và cơ cấu nhà nước cộng sản không thể so sánh, nhưng với phương pháp thi hành chính sách từ trên xuống và sự phân quyền từ trung ương xuống địa phương theo kiến trúc kim tự tháp đã bắt đầu tỏ ra lỗi thời. Các sách lược quốc gia được thiết kế từ thượng tầng quyền lực đem xuống thi hành cho cả nước. Đây là hệ thống khép kín và xơ cứng, “trên bảo dưới nghe” chứ chưa thực sự trao quyền về cho quốc dân.
Ví dụ trong ngành giáo dục, thông thường chính sách được đề ra bởi vị bộ trưởng giáo dục, các cố vấn và nhân viên dưới quyền. Tuy rằng chính sách giáo dục của Mỹ khá phức tạp và có những trường hợp cá biệt như có học sinh học tập tại nhà mà vẫn tốt nghiệp trung học và lên đại học, nhưng nhìn chung, cho dù giới lãnh đạo giáo dục có uyên bác đến đâu cũng không thể hiểu hết những nhu cầu và phương pháp đào tạo học sinh của từng địa phương. Học sinh ở các khu vực ít dân cư hoặc tại các địa phương có nhiều gia đình dưới mức thu nhập trung bình toàn quốc sẽ khó có khả năng học hỏi và tiến bộ cho bằng học sinh ở thành phố, với đầy đủ tiện nghi học tập. Không ai có thể thấu hiểu các điều đó bằng tầng lớp giáo viên trực tiếp dậy học tại địa phương. Điều này được thể hiện rõ ở hệ thống chartered schools, nó hiệu quả hơn hệ thống công lập vì họ được trao quyền tự quản. Họ biết rõ phải sử dụng phương pháp giáo dục nào cho học sinh học hành tiến bộ. Ngoài ra, nền giáo dục HK quan tâm đến việc đào tạo những chuyên viên với tay nghề cao, chú trọng nhiều đến trí dục mà sao lãng phần đức dục và tu dưỡng nhằm hoàn thiện con người. Do đó, chính sách giáo dục đáng lẽ phải do giai tầng giáo viên toàn quốc đề nghị, bộ giáo dục tiếp thu và cùng với họ hoạch định sách lược đào tạo con người toàn diện, đồng thời tạo điều kiện để sách lược được thi hành một cách triệt để và hướng thượng.
Các chính sách khác của quốc gia cũng thế, nên được nêu ra bởi những cá nhân và tập thể liên quan, biết rõ ưu khuyết điểm trong ngành của mình để cùng giới chức liên hệ thiết kế sách lược cho hợp lý. Sinh hoạt theo cơ cấu như vậy người dân mới thực sự có quyền và tạo uy lực cho nhà nước thể hiện ý dân, chứ không phải nhà nước nắm hết mọi quyền lực và quyết định mọi chính sách quốc gia, dù là thông qua bầu cử.
Hệ thống mới này được coi là điển mẫu phân công và hợp tác giữa các thành phần xã hội, thay vì là phân quyền như hiện tại, tức quyền lực và sách lược được thực hiện từ trên xuống mà không phải từ chính quốc dân lan tỏa ra toàn xã hội (3). Muốn sự phân công và hợp tác thành công (quyền tới đâu phân công tới đó), mô hình xã hội phải chuyển đổi từ kiến trúc kim tự tháp sang kiến trúc mạng lưới hay hạch tâm thể. Kiến trúc hạch tâm là cơ chế rộng mở và linh hoạt. Theo mô thức đó, quốc dân là người có quyền thực sự để góp phần quyết định chính sách quốc gia tùy theo giai tầng của mình chứ không chỉ giao phó hoàn toàn cho những người đại diện, có thể bị lũng đoạn bởi cá nhân hay tập đoàn lắm tiền nhiều của như đã nói trên.
Cơ chế hạch tâm thể có tên gọi là cơ năng – bản vị thuyết (4).
Gia đình là nền tảng của xã hội, cho dù tôn trọng giá trị tập thể của Đông phương hay đề cao vai trò tự do cá nhân của Tây phương. Mỗi gia đình có các thành viên là cha mẹ và con cái. Mỗi thành viên được coi là cơ năng của bản vị gia đình. Ai cũng chăm lo đến hạnh phúc, sự bền vững chung và mong muốn gia đình thăng tiến. Muốn vậy, mỗi thành viên phải sống đúng với chức năng của mình: cha mẹ xứng đáng với bổn phận cha mẹ, chồng ra chồng, vợ ra vợ và con cái sống sao cho ra con cái. Gia đình trở thành bản vị trung tâm, là nơi nương tựa và là nơi chốn trở về của mỗi thành viên. Tất cả mọi khó khăn hoặc vui sướng trong cuộc sống đều được mọi thành viên trong gia đình chia sẻ, khuyến khích nâng đỡ nhau. Cấu trúc và sự vận hành của gia đình tương tự cấu trúc của nguyên tử, nên gọi là gia đình hạch tâm.
Cơ cấu tổ chức xã hội cũng thế. Chính quyền trở thành bản vị trung tâm điều hợp sinh hoạt quốc gia mà các cơ năng xã hội hoạt động hòa hài chung quanh nó.
Trong ví dụ giáo dục trên, mỗi đơn vị giáo dục tại địa phương, hội phụ huynh, các đoàn thể học sinh sinh viên và tập thể giáo viên làm tròn phận sự của mỗi cơ năng và biến thành cơ năng thành phần cho bản vị bộ giáo dục. Nhờ vậy, năng lực mỗi giáo viên được củng cố mà sự học tập của học sinh cũng được tiến triển tốt đẹp. Bộ giáo dục lại trở thành cơ năng theo cơ chế mở, kết hợp với các cơ năng khác như kinh tế, văn hóa, xã hội, lao động, thương binh v.v… để vận động sinh hoạt hòa hợp xung quanh bản vị trung tâm là chính phủ, đại diện cho quốc gia.
Kết
Để người dân có quyền thực sự trong việc quyết định sinh mệnh chính trị của mình và của xã hội, trên bình diện cá nhân, mỗi người dân cần được trang bị tinh thần nhân chủ, có ý thức tự giác cao độ. Trên bình diện xã hội, cần thay hệ thống xơ cứng và khép kín của kiến trúc kim tự tháp bằng mô hình xã hội hạch tâm, một cơ chế linh động và rộng mở. Đồng thời phải thay đổi phương thức tập trung vào phân quyền bằng phương thức tập trung vào phân công và hợp tác giữa quốc dân với nhau, và giữa quốc dân với chính quyền. Tập trung vào phân quyền dễ đưa đến tranh quyền. Phân quyền phải theo phân công chứ không ngược lại như hiện nay. Từ đó quốc dân và chính quyền sẽ không còn phân cách mà có sự thông lưu giữa đáy tầng và mặt tầng, vận động kết hợp làm việc hòa hài cho dân nước. Nhờ vậy nhân dân mới thực sự “nắm” quyền và tạo uy thế cho nhà nước để chấp hành ý nguyện nhân dân.
© Tạ Dzu
© Đàn Chim Việt
————————————————————
Ghi chú:
(1) & (4) Duy Dân Cơ Năng. Lý Đông A
(2) Toàn dân quốc dân giáo dưỡng: Tận kỳ sở năng, toại kỳ sở nhu, chính kỳ sở mệnh. Chìa Khóa Thắng Nghĩa, Lý Đông A.
(3) Toàn dân dân sinh chính trị: Tam phân chế: phân công, phân lợi, phân mệnh. Chìa Khóa Thắng Nghĩa. Lý Đông A.
Một số quan điểm về một nền dân chủ mới, vừa tiếp nối vừa bổ khuyết nền dân chủ hiện nay của Hoa kỳ trình bày trong bài này là do Lý Đông A đưa ra, qua mô hình tổ chức Bản vị-Cơ năng (“Bản Vị Học Thuyết”) mà ông gọi là “nền dân chủ xây dựng trên nhân chủ.” Tác giả vận dụng các quan điểm của ông theo trình độ hiểu biết riêng của mình để nhận định về nền dân chủ hiện nay ở Hoa Kỳ. Độc giả muốn nghiên cứu thêm về các quan điểm này, có thể tìm đọc một số tài liệu sau đây của Lý Đông A: Thiết Giáo, Chu Tri Lục, Cơ Năng Hiến Pháp, Duy Dân Cơ Năng, Chìa Khóa Thắng Nghĩa….
Hoa Kỳ có thể được coi như là quốc gia có nền chính trị dân chủ hàng đầu, được nhiều người ca tụng là nhờ vậy mà Mỹ trở thành quốc gia mạnh nhất hoàn cầu. Nhân dịp bầu cử giữa kỳ ngày 2 tháng 11 vừa qua, chúng ta thử tìm hiểu xem nền dân chủ của HK có thực sự “dân chủ” hay không và người dân đã thực sự nắm quyền chưa? Chúng tôi chỉ nêu ý kiến về sinh hoạt chính trị trên mặt nổi, những điều ai cũng thấy và dễ dàng đồng ý với nhau.
Ứng cử viên
Thông thường, một ứng cử viên tranh cử cho một chức vụ công quyền nào đó được các đảng phái đưa ra để tranh với ứng viên của các đảng khác. Hệ thống chính trị HK đã tạo ra hai đảng lớn mạnh nhất và thường xuyên thay nhau nắm giữ hành pháp và lập pháp. Do đó muốn được thắng cử, ứng cử viên phải là đảng viên của một trong hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Ứng viên độc lập hoặc của các đảng khác rất khó có thể thắng trong cuộc đua vào quốc hội, và lại càng không thể tranh thắng trong cuộc tranh cử tổng thống. Điều này đã giới hạn rất nhiều cơ hội của ứng viên các đảng nhỏ, hay nói khác đi, cơ hội thắng cử của người dân tranh cử với tư cách độc lập, hoặc là đảng viên các đảng nhỏ rất ít, nếu không muốn nói là zéro. Chưa kể ứng viên phải được đảng ủng hộ, chi tiền và giúp vận động tiền bạc để quảng cáo đánh bóng tên tuổi. Nhìn ở khía cạnh đó, nền dân chủ HK được xây dựng trên tiền bạc, quảng cáo và đã bị “đấu thầu, ” thương mại hóa!
Quyền lợi và nghĩa vụ của công dân có thể là ngang nhau, ai cũng phải làm nghĩa vụ để hưởng quyền lợi, nhưng cơ hội đã không được tạo ra đồng đều, mà cơ hội mới là điểm quan trọng trong việc thiết kế một thể chế chính trị dân chủ. Hai người có cùng học lực, kinh nghiệm tương đương, nhưng người da trắng có cơ hội được nhận làm nhân viên cao hơn người da màu, hoặc đàn ông có khả năng lọt qua phỏng vấn dễ dàng hơn đàn bà, có thể leo cao hơn trong công ty và ngoài xã hội. Điều này cho thấy cơ hội chưa được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và dân chủ.
Có cách nào để tạo ra bình đẳng cơ hội cho người dân tham gia chính quyền hay không? Thiết nghĩ là có. Chẳng hạn thay vì thể thức “đảng cử, dân bầu,” dù ứng viên được đề cử từ một hay nhiều đảng khác nhau, xã hội có thể đưa ra một số điều kiện nào đó – tuổi tác, học lực, kinh nghiệm, đạo đức, địa phương v.v… (1), bất kỳ công dân nào hội đủ điều kiện đều có thể ứng cử. Mục đích là tạo cơ hội ngày càng bình đẳng hơn cho toàn thể quốc dân trong nghĩa vụ phục vụ đất nước. Một cách tổng thể, xã hội HK vẫn kêu gọi bình đẳng cơ hội cho mọi người mọi giới, thế nhưng để chỉnh sửa những bất cập trong hệ thống dân chủ, có ý kiến cho rằng cần phải làm cách mạng chứ không thể cải cách. Ở đây chúng tôi đưa ra đề nghị như một trong những đóng góp gợi ý.
Kết quả quá bán và tư cách đại diện
Hầu như các cuộc bầu cử đều sử dụng thể thức quá bán để định đoạt kết quả. Ai có hơn 50% số phiếu bầu là thắng cử. Trong một vài trường hợp, tổng thống đắc cử nhờ số phiếu cử tri đoàn lại có số phiếu phổ thông của toàn dân ít hơn là kẻ thua. Như vậy, người thắng không thực sự đại diện cho tiếng nói của “đa số.”
Trong nhiều cuộc bầu cử, số người đi bầu chỉ vào khoảng 50% tới 70% tổng số cử tri ghi danh. Trong ngày 2 tháng 11 vừa rồi, tổng số phiếu bầu ở California là 6,720,449. California có 33 triệu dân. Giả thiết một nửa số đó đủ tuổi đi bầu (trên 18), tức 16,5 triệu, trong khi số phiếu chỉ có 6,7 triệu, chưa tới 41% số người đủ tuổi đăng ký. Tất nhiên những công dân không ghi danh và/hoặc không đi bầu sẽ mất quyền lợi. Nhưng nếu xét kỹ lưỡng và nhìn vào những con số nói trên thì chính quyền California chỉ đại diện cho thiểu số. Cấp quốc gia cũng nằm trong trường hợp tương tự. Điều này cho thấy rằng thể chế dân chủ hiện tại “có vấn đề,” vì những người không ghi danh và/hoặc không bỏ phiếu do nhiều lý do, là một tập thể đa số. Như vậy chính quyền chỉ thể hiện ý nguyện của thiểu số chứ không phải của toàn dân!
Ngày nay, người ta đang nói tới tổng thể là sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau trong xã hội chứ không chỉ dựa vào đa số để áp chế thiểu số. Một cách phổ quát thì vẫn theo chủ trương lấy đa số làm tiếng nói chung, nhưng phải cho thiểu số cất tiếng và cần quan tâm đến nhu cầu của họ, không hẳn là ép buộc họ theo đa số. Đây là cơ chế hạch tâm hay mạng lưới, một hệ thống mở và linh động để kết nối với những cơ chế/mạng lưới khác làm thành hệ thống lớn hơn, nhưng vẫn tôn trọng và bảo vệ sự tồn tại của những cơ năng thành phần.
Làm thế nào để người dân ý thức đăng ký và đi bầu đông đảo, thực thi nghĩa vụ quốc dân nhằm nắm giữ sinh mệnh chính trị của mình trong xã hội, thay vì để kẻ khác quyết định dùm? Để thực hiện điều này, cần thông qua hệ thống giáo dục. Nền giáo dục phải mang tính nhân bản – lấy con người làm gốc – giáo huấn quốc dân tinh thần tự giác cao để quyết định vận mệnh chính trị của mình. Do đó, giáo dục phải là “toàn dân quốc dân giáo dưỡng” (2), sao cho khả năng cùng chính mệnh được phát huy tối đa và sử dụng hợp lý. Giáo dục không chỉ giới hạn trong khuôn viên nhà trường, mà còn được truyền đi từ các phương tiện báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet; trong văn nghệ, sáng tác; các phong trào văn hóa, xã hội v.v… làm cho người dân tự ý thức trách nhiệm cao cả mà thi hành sứ mệnh công dân – một ý thức nhân chủ – làm chủ chính mình, xã hội và với cả thiên nhiên chung quanh.
Phong cách phục vụ
Người ta thường hay trích dẫn câu nói của Tổng thống A. Lincohn chính phủ của dân, do dân, vì dân để nhấn mạnh vai trò nhà nước trong nhu cầu phục vụ quần chúng. Thế nhưng càng ngày xã hội HK có vẻ càng xa rời tiêu chí ấy. Những nhóm lợi ích, interest groups và những người vận động hành lang, đa số là làm việc cho các tổ chức tài phiệt luôn tìm cách ảnh hưởng đến quyết định của các dân cử, từ địa phương đến trung ương. Họ tìm cách tặng dữ tiền bạc với danh nghĩa góp qũy tranh cử, tặng dữ của cải vật chất, tài trợ các chuyến du hí, ăn chơi v.v…, đổi lại, các dân cử phải bỏ phiếu ủng hộ cho mục tiêu của các nhóm lợi ích kia, nhiều phần là có lợi cho thiểu số và bất lợi cho đa số. Đây chính là các cuộc đổi chác chứ không phải phục vụ.
Nhiệm kỳ của các dân biểu là hai năm. Báo chí cho biết phần lớn các dân biểu sử dụng phân nửa thời gian hoặc hơn nữa để làm công tác ngoại giao, gặp gỡ các nhóm lợi ích để vận động gây qũy tranh cử cho mình và cho đảng trong mùa bầu cử tới. Không tiền sẽ dễ dàng thất cử. Như vậy, các dân biểu đã tiêu tốn rất nhiều thì giờ cho một thiểu số tài phiệt hơn là thực sự phục vụ nhân dân.
Trong các cuộc tranh cử tổng thống và dân biểu quốc hội, người dân dường như bàng quang ngồi xem hai đảng sử dụng nghệ thuật quảng cáo để đánh bóng tên tuổi ứng viên đảng mình. Họ sử dụng mọi kỹ thuật hiện đại nhằm bôi bác, chê bai, hạ độc đối thủ nhiều khi bằng những thủ đoạn rất hạ cấp. Người dân ít khi chú ý đến những chi tiết trong chính sách hai đảng để quyết định lá phiếu cho hợp lý mà thường bị nghệ thuật quảng cáo ảnh hưởng. Nhiều ứng viên đã khéo léo lợi dụng các phương tiện thông tin công cộng để quảng bá mị dân. Khi đã vào được nhà trắng hoặc trở thành dân biểu quốc hội, họ phải “đền ơn” những nhóm đã đưa họ vào đỉnh vinh quang.
Hệ thống tranh cử bằng tiền bạc và quảng cáo đã làm mất đi ý nghĩa của một chính quyền của dân, do dân và vì dân rất nhiều.
Quyền quốc dân, lực chính phủ
Hết mùa bầu cử, người dân lại bận rộn với công việc mưu sinh, phó mặc cho các dân cử thay mặt mình tạo ra các chính sách quốc kế dân an. Tất nhiên hệ thống chính quyền của các nước phương Tây khá dân chủ và cơ cấu nhà nước cộng sản không thể so sánh, nhưng với phương pháp thi hành chính sách từ trên xuống và sự phân quyền từ trung ương xuống địa phương theo kiến trúc kim tự tháp đã bắt đầu tỏ ra lỗi thời. Các sách lược quốc gia được thiết kế từ thượng tầng quyền lực đem xuống thi hành cho cả nước. Đây là hệ thống khép kín và xơ cứng, “trên bảo dưới nghe” chứ chưa thực sự trao quyền về cho quốc dân.
Ví dụ trong ngành giáo dục, thông thường chính sách được đề ra bởi vị bộ trưởng giáo dục, các cố vấn và nhân viên dưới quyền. Tuy rằng chính sách giáo dục của Mỹ khá phức tạp và có những trường hợp cá biệt như có học sinh học tập tại nhà mà vẫn tốt nghiệp trung học và lên đại học, nhưng nhìn chung, cho dù giới lãnh đạo giáo dục có uyên bác đến đâu cũng không thể hiểu hết những nhu cầu và phương pháp đào tạo học sinh của từng địa phương. Học sinh ở các khu vực ít dân cư hoặc tại các địa phương có nhiều gia đình dưới mức thu nhập trung bình toàn quốc sẽ khó có khả năng học hỏi và tiến bộ cho bằng học sinh ở thành phố, với đầy đủ tiện nghi học tập. Không ai có thể thấu hiểu các điều đó bằng tầng lớp giáo viên trực tiếp dậy học tại địa phương. Điều này được thể hiện rõ ở hệ thống chartered schools, nó hiệu quả hơn hệ thống công lập vì họ được trao quyền tự quản. Họ biết rõ phải sử dụng phương pháp giáo dục nào cho học sinh học hành tiến bộ. Ngoài ra, nền giáo dục HK quan tâm đến việc đào tạo những chuyên viên với tay nghề cao, chú trọng nhiều đến trí dục mà sao lãng phần đức dục và tu dưỡng nhằm hoàn thiện con người. Do đó, chính sách giáo dục đáng lẽ phải do giai tầng giáo viên toàn quốc đề nghị, bộ giáo dục tiếp thu và cùng với họ hoạch định sách lược đào tạo con người toàn diện, đồng thời tạo điều kiện để sách lược được thi hành một cách triệt để và hướng thượng.
Các chính sách khác của quốc gia cũng thế, nên được nêu ra bởi những cá nhân và tập thể liên quan, biết rõ ưu khuyết điểm trong ngành của mình để cùng giới chức liên hệ thiết kế sách lược cho hợp lý. Sinh hoạt theo cơ cấu như vậy người dân mới thực sự có quyền và tạo uy lực cho nhà nước thể hiện ý dân, chứ không phải nhà nước nắm hết mọi quyền lực và quyết định mọi chính sách quốc gia, dù là thông qua bầu cử.
Hệ thống mới này được coi là điển mẫu phân công và hợp tác giữa các thành phần xã hội, thay vì là phân quyền như hiện tại, tức quyền lực và sách lược được thực hiện từ trên xuống mà không phải từ chính quốc dân lan tỏa ra toàn xã hội (3). Muốn sự phân công và hợp tác thành công (quyền tới đâu phân công tới đó), mô hình xã hội phải chuyển đổi từ kiến trúc kim tự tháp sang kiến trúc mạng lưới hay hạch tâm thể. Kiến trúc hạch tâm là cơ chế rộng mở và linh hoạt. Theo mô thức đó, quốc dân là người có quyền thực sự để góp phần quyết định chính sách quốc gia tùy theo giai tầng của mình chứ không chỉ giao phó hoàn toàn cho những người đại diện, có thể bị lũng đoạn bởi cá nhân hay tập đoàn lắm tiền nhiều của như đã nói trên.
Cơ chế hạch tâm thể có tên gọi là cơ năng – bản vị thuyết (4).
Gia đình là nền tảng của xã hội, cho dù tôn trọng giá trị tập thể của Đông phương hay đề cao vai trò tự do cá nhân của Tây phương. Mỗi gia đình có các thành viên là cha mẹ và con cái. Mỗi thành viên được coi là cơ năng của bản vị gia đình. Ai cũng chăm lo đến hạnh phúc, sự bền vững chung và mong muốn gia đình thăng tiến. Muốn vậy, mỗi thành viên phải sống đúng với chức năng của mình: cha mẹ xứng đáng với bổn phận cha mẹ, chồng ra chồng, vợ ra vợ và con cái sống sao cho ra con cái. Gia đình trở thành bản vị trung tâm, là nơi nương tựa và là nơi chốn trở về của mỗi thành viên. Tất cả mọi khó khăn hoặc vui sướng trong cuộc sống đều được mọi thành viên trong gia đình chia sẻ, khuyến khích nâng đỡ nhau. Cấu trúc và sự vận hành của gia đình tương tự cấu trúc của nguyên tử, nên gọi là gia đình hạch tâm.
Cơ cấu tổ chức xã hội cũng thế. Chính quyền trở thành bản vị trung tâm điều hợp sinh hoạt quốc gia mà các cơ năng xã hội hoạt động hòa hài chung quanh nó.
Trong ví dụ giáo dục trên, mỗi đơn vị giáo dục tại địa phương, hội phụ huynh, các đoàn thể học sinh sinh viên và tập thể giáo viên làm tròn phận sự của mỗi cơ năng và biến thành cơ năng thành phần cho bản vị bộ giáo dục. Nhờ vậy, năng lực mỗi giáo viên được củng cố mà sự học tập của học sinh cũng được tiến triển tốt đẹp. Bộ giáo dục lại trở thành cơ năng theo cơ chế mở, kết hợp với các cơ năng khác như kinh tế, văn hóa, xã hội, lao động, thương binh v.v… để vận động sinh hoạt hòa hợp xung quanh bản vị trung tâm là chính phủ, đại diện cho quốc gia.
Kết
Để người dân có quyền thực sự trong việc quyết định sinh mệnh chính trị của mình và của xã hội, trên bình diện cá nhân, mỗi người dân cần được trang bị tinh thần nhân chủ, có ý thức tự giác cao độ. Trên bình diện xã hội, cần thay hệ thống xơ cứng và khép kín của kiến trúc kim tự tháp bằng mô hình xã hội hạch tâm, một cơ chế linh động và rộng mở. Đồng thời phải thay đổi phương thức tập trung vào phân quyền bằng phương thức tập trung vào phân công và hợp tác giữa quốc dân với nhau, và giữa quốc dân với chính quyền. Tập trung vào phân quyền dễ đưa đến tranh quyền. Phân quyền phải theo phân công chứ không ngược lại như hiện nay. Từ đó quốc dân và chính quyền sẽ không còn phân cách mà có sự thông lưu giữa đáy tầng và mặt tầng, vận động kết hợp làm việc hòa hài cho dân nước. Nhờ vậy nhân dân mới thực sự “nắm” quyền và tạo uy thế cho nhà nước để chấp hành ý nguyện nhân dân.
© Tạ Dzu
© Đàn Chim Việt
————————————————————
Ghi chú:
(1) & (4) Duy Dân Cơ Năng. Lý Đông A
(2) Toàn dân quốc dân giáo dưỡng: Tận kỳ sở năng, toại kỳ sở nhu, chính kỳ sở mệnh. Chìa Khóa Thắng Nghĩa, Lý Đông A.
(3) Toàn dân dân sinh chính trị: Tam phân chế: phân công, phân lợi, phân mệnh. Chìa Khóa Thắng Nghĩa. Lý Đông A.
Một số quan điểm về một nền dân chủ mới, vừa tiếp nối vừa bổ khuyết nền dân chủ hiện nay của Hoa kỳ trình bày trong bài này là do Lý Đông A đưa ra, qua mô hình tổ chức Bản vị-Cơ năng (“Bản Vị Học Thuyết”) mà ông gọi là “nền dân chủ xây dựng trên nhân chủ.” Tác giả vận dụng các quan điểm của ông theo trình độ hiểu biết riêng của mình để nhận định về nền dân chủ hiện nay ở Hoa Kỳ. Độc giả muốn nghiên cứu thêm về các quan điểm này, có thể tìm đọc một số tài liệu sau đây của Lý Đông A: Thiết Giáo, Chu Tri Lục, Cơ Năng Hiến Pháp, Duy Dân Cơ Năng, Chìa Khóa Thắng Nghĩa….