Tóm tắt bối cảnh các biến chuyển trước Đại hội Đảng tại Việt Nam
Carlyle A. Thayer
14-11-2010
Ông nghĩ gì về các áp lực chống lại Thủ tướng và Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Tấn Dũng? Ông ấy đang bị sức ép về kế hoạch bauxite, việc một số cựu quan chức cấp cao và các thành viên ưu tú ký bản kiến nghị chống lại dự án đó, cộng thêm những câu hỏi hóc búa tại Quốc hội. Ông ta cũng bị chỉ trích vụ Vinashin, và lần đầu tiên đất nước này tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với một thủ tướng đương nhiệm đã được nêu ra hôm trước. Mặt khác, có một chiến dịch đàn áp bất đồng chính kiến mới, gồm cả việc bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ, người đã ít nhất hai lần khởi kiện Thủ tướng Chính phủ. Ông có đồng ý rằng ông Dũng đang đấu tranh cho đời sống chính trị của mình?
Đáp: Tôi có thể nói rằng tất cả các sự cố mà ông mô tả là một phần trong nỗ lực phối hợp để thay thế Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng tại Đại hội Đảng lần thứ 11. Bây giờ dường như rõ ràng là ông Dũng ở ngoài cuộc đua nếu ông ta còn tham vọng trở thành Tổng Bí thư đảng. Hiện chức vụ thủ tướng của ông ta đang bị đe dọa. Có thông tin ông Trương Tấn Sang được đánh dấu cho chức thủ tướng. Chức vụ khuyến khích có tin là chức chủ tịch nước. Ủy ban Trung ương Đảng toàn quốc lần tới có thể quyết định về vấn đề này, nhưng ngay cả khi ông Dũng nhận được cái gật đầu, có dấu hiệu cho thấy rằng, nếu các đại biểu không hài lòng về việc ông ta bị trừng trị thích đáng, vị trí của ông ta có thể bị đe dọa một lần nữa tại Đại hội.
Tôi đã đọc trước một số tài liệu quan trọng về đại hội đảng và ấn tượng bởi sự ám chỉ liên tục đối với các thế lực thù địch và diễn biến hòa bình trong dự thảo Báo cáo chính trị cho Đại hội. Ngay cả tôi còn bị thuyết phục hơn về việc có hai thế lực riêng biệt trong hàng loạt vụ bắt giữ diễn ra gần đây: khối công an và các đồng minh ý thức hệ trong nội bộ đảng, và những người không muốn thấy mối quan hệ với Trung Quốc bị hủy hoại. Luật sư Cù Huy Hà Vũ là một trường hợp đặc biệt – các cuộc tấn công của ông [Vũ] vào Thủ tướng làm mạnh thêm cho những người muốn thấy ông Dũng bị đẩy ra khỏi chức vụ Thủ tướng. Nhưng quan trọng hơn cả, là mối quan ngại về việc bóp nghẹt quan điểm bất đồng từ phía bên ngoài của nhóm nội bộ.
Gần đây, một nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam nói với tôi tại Hà Nội rằng: 'ông Dũng đang trên đường đi ra ngoài' và rằng áp lực của Trung Quốc sẽ buộc Đảng loại bỏ ông ta khi Quốc hội sắp tới kết thúc. Ông nghĩ gì về điều đó?
Chính xác hơn
1. Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng như thế không? Mặc dù tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa hay biển Đông và Việt Nam nồng ấm hơn với Mỹ, đưa tin về quan hệ Việt – Trung vẫn là điều cấm kỵ đối với các phương tiện truyền thông nhà nước (một trong những tờ báo đã gỡ bài xuống trong kỳ hội nghị thượng đỉnh ASEAN thời gian gần đây). Vì vậy, tôi vẫn đang cố gắng làm sáng tỏ những gì đang xảy ra ở đây, ngoại trừ Việt Nam đang cố gắng duy trì mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc mà họ muốn hoặc có thể, trong khi cho lời nhắc nhở rằng cảnh giác với những mưu đồ của Trung Quốc trên biển. Các mỏ boxit ở cao nguyên rõ ràng là một yếu tố.
ĐÁP: Việt Nam đã không mời bất kỳ phái đoàn nước ngoài nào tham dự đại hội đảng lần trước là việc sự thay đổi từ thông lệ trước đó. Theo đánh giá của tôi, điều này đã được thực hiện để giữ ảnh hưởng của Trung Quốc [lên nội bộ đảng CSVN] ở mức tối thiểu. Trung Quốc có ảnh hưởng trên chính trường Việt Nam thông qua các mối liên kết giữa đảng với đảng và thông qua các cơ chế khác nhau như một loạt các cuộc hội thảo qua lại [giữa hai nước], tập trung vào các câu hỏi ý thức hệ.
Quan hệ giữa các bộ phận chính trị nói chung của quân đội là một kênh khác về ảnh hưởng của Trung Quốc. Đây là một trích dẫn từ một đánh giá về quan hệ Việt – Trung mà tôi đã cho đăng tải hồi đầu năm nay:
"Trung tướng Lê Văn Dũng (*), [Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam], phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội sau chuyến thăm Trung Quốc hồi năm 2009 đó là 'Như vậy, tình hình sẽ ổn định dần và chúng ta vẫn tăng cường quan hệ với Trung Quốc để chống lại những âm mưu của kẻ thù chung'. [Chú thích của đoạn này nói: Nói cách khác, Tướng Dũng hy vọng rằng Trung Quốc và Việt Nam sẽ giữ môi trường an ninh ở biển Đông ổn định để hai nước cộng sản có thể tập trung vào đấu tranh chống kẻ thù chung]".
Trong quá khứ, Trung Quốc đã có những quan điểm được biết đến khi xem một nhà lãnh đạo Việt Nam là chống Trung Quốc. Trường hợp đáng chú ý nhất là gây áp lực để lật đổ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Có tin đồn quả quyết rằng, ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị và là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được giúp làm Tổng Bí thư sắp tới, là vì ông được Trung Quốc chấp nhận.
Liên quan đến sự đàn áp các phương tiện truyền thông [đưa tin] về Trung Quốc: tôi đã đọc lại một số tài liệu về chính sách đại hội đảng và có ấn tượng về các ám chỉ liên tục đến các thế lực thù địch và diễn biến hòa bình, đặc biệt trong dự thảo báo cáo chính trị cho Đại hội.
Ngay cả tôi còn tin rằng khối công an và các đồng minh ý thức hệ trong nội bộ đảng, và những người không muốn thấy mối quan hệ với Trung Quốc bị hủy hoại, đang ở phía sau các cuộc sách nhiễu và bắt giữ các blogger gần đây. Họ cũng đã ngăn chặn những câu chuyện đăng báo (một kinh nghiệm cá nhân xem dưới đây) hoặc đã có những bài viết bị gỡ xuống, chẳng hạn như việc Trung Quốc công bố phóng thích 23 ngư dân Việt Nam hồi tháng 10. Trung Quốc không muốn công bố cho đến sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN +8 diễn ra. Đây là trích dẫn từ bài tham luận của tôi cho hội thảo quốc tế lần thứ 2 về trên biển Đông tổ chức gần đây:
"Vào hôm trước lễ khai mạc Hội nghị ADMM+ (ngày 12 tháng 10), ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ thả vô điều kiện chín ngư dân Việt Nam mà họ đang giam giữ. Phát biểu của Bộ trưởng Thanh đã được báo chí địa phương trích dẫn. Tuy nhiên phát biểu của ông Thanh đã đột ngột bị gỡ khỏi internet khi Bộ Ngoại giao tiết lộ, Trung Quốc yêu cầu giữ lại các thông báo về việc phóng thích ngư dân cho đến sau khi Hội nghị ADMM+ bế mạc".
2. Ông Dũng có khả năng rơi đài?
ĐÁP: Trong mấy tuần gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị áp lực từ các cựu quan chức chính phủ, đã ký thỉnh nguyện thư phản đối kế hoạch tiếp tục khai thác bauxite, do các thảm họa môi trường ở Hungary. Ông ta cũng phải đối mặt với các câu hỏi của Quốc hội. Lần đầu tiên có gợi ý việc sử dụng một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với một thủ tướng đương nhiệm. Và ông Dũng là người đã khuyến khích các tập đoàn lớn, bị chỉ trích do sự hỗ trợ cho tập đoàn đóng tàu của chính phủ gần như bị phá sản, Vinashin. Tôi kết luận rằng tất cả những sự việc này là một phần của một âm mưu phối hợp để thay chức thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 11. Bây giờ dường như rõ ràng là ông Dũng ở ngoài cuộc đua nếu ông ta còn tham vọng trở thành Tổng Bí thư đảng. Hiện chức vụ thủ tướng của ông ta đang bị đe dọa. Ủy ban Trung ương Đảng toàn quốc lần tới sẽ quyết định về vấn đề này, nhưng ngay cả khi ông Dũng nhận được cái gật đầu ở lại, có dấu hiệu cho thấy rằng, nếu các đại biểu không hài lòng về việc ông ta đã bị trừng trị thích đáng, chức vụ của ông ta có thể bị đe dọa một lần nữa tại Đại hội.
3. Nếu vậy, ai là những người kế nhiệm?
ĐÁP: Có thông tin Trương Tấn Sang được đánh dấu cho chức thủ tướng. Có tin là chức vụ khuyến khích sẽ là Chủ tịch nước.
Trích: ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ 11 CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
Carlyle A. Thayer
"Yếu tố Trung Quốc" sẽ ảnh hưởng thế nào đến quá trình lựa chọn lãnh đạo của Việt Nam? Nói chung các nhà lý luận và bảo thủ trong đảng hướng tới Trung Quốc để tìm cảm hứng cho mô hình kinh tế của họ và xác nhận giá trị lý tưởng đảng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã tạo cơ hội cho nhóm này ("phe", có thể là một từ quá mạnh) khôi phục ảnh hưởng chính trị của họ. Điều này làm tăng tình cảm chống Mỹ thể hiện trong thuật ngữ "diễn biến hòa bình". Có vẻ như nhóm có tư tưởng bảo thủ này hiện đang có lợi thế hơn về các vấn đề đối nội (được minh chứng qua việc thăng tiến của Tô Huy Rứa vào Ủy viên Bộ Chính trị) nhưng không đủ mạnh để thực thi tất cả các ưu tiên.
Trung Quốc quyết đoán trên biển Đông, ít nhất là từ cuối năm 2007, đã tạo ra một phản ứng chống Trung Quốc dữ dội trong các tầng lớp bên trong nội bộ đảng và cả ngoài đảng ở Việt Nam. Điều này dẫn đến kết quả, có ảnh hưởng lớn hơn đối với giới lãnh đạo đảng, những người đã ủng hộ chính sách đối ngoại chủ động hơn để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, phản ứng dữ dội đối với sự quyết đoán của Trung Quốc không có nghĩa là gia tăng sự hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Văn hóa chính trị của Cộng sản Việt Nam được đánh giá cao trên sự thống nhất và đồng thuận. Cách tiếp cận trọng tâm này dẫn đến sự cân bằng của các nhóm trong giới lãnh đạo quốc gia. Uỷ ban Trung ương (BCH Trung ương) mới có thể đoán trước sẽ phản ánh những sự khác biệt này trong chính sách nội bộ đảng. Đại hội đảng sắp tới có thể sẽ chứng kiến sự trở lại của khối đối ngoại, một nhóm đã mất ảnh hưởng trong năm 2006. Chức vụ của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm có thể bị thách thức. Ông không phải là một nhà ngoại giao và chức đồng chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung (trong vai trò như là Phó Thủ tướng) bị một số quan chức ngoại giao xem như mâu thuẫn với vai trò độc lập là Bộ trưởng Ngoại giao.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng các nhóm bên trong nội bộ đảng thì dễ thay đổi. Các vấn đề khác nhau đưa ra sự sắp xếp khác nhau. Chẳng hạn như, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã bị nhóm có tư tưởng bảo thủ tấn công trong việc xử lý vấn đề kinh tế, đã dựa vào sự hỗ trợ kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn như đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên (và các khoản vay từ một ngân hàng ở Hong Kong), để củng cố vị trí của mình. Các bộ phận trong quân đội Việt Nam hiện nay ủng hộ việc đẩy mạnh tốc độ phát triển các mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, trong khi các thành viên khác của tổ chức quân đội, như tướng Lê Văn Dũng, người đứng đầu Tổng cục Chính trị, kêu gọi hợp tác hơn nữa với Trung Quốc để chống lại "các nguy cơ diễn biến hòa bình".
"Yếu tố Trung Quốc" đóng một vai trò đặc biệt trong chính trị Việt Nam vì Trung Quốc và Việt Nam đều là chính phủ cộng sản độc đảng. Hồi năm 2006, lần đầu tiên Việt Nam quyết định không mời bất kỳ phái đoàn nước ngoài nào đến dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10. Tuy nhiên, họ đã thông báo rộng rãi cho Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khi ông này đến thăm vào hôm trước ngày Đại hội. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thực hiện chuyến thăm đầu tiên ở nước ngoài của ông đến Trung Quốc sau khi ông được tái đắc cử hồi năm 2006.
Ngày 25 tháng 3 năm 2010
Trích: QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC: 5 NĂM TỚI
Carlyle A. Thayer
Sự điều khiển các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc luôn luôn là đặc quyền của một nhóm nhỏ bên trong các lãnh tụ đảng và nhà nước. Thành phần ưu tú của Việt Nam không phải luôn luôn thống nhất về cách điều khiển các mối quan hệ với người láng giềng phương Bắc như thế nào. Lịch sử tranh chấp nội bộ đảng về quan hệ với Trung Quốc đã được cách ly khỏi công chúng thông qua kỷ luật đảng và kiểm soát nghiêm ngặt các phương tiện truyền thông và ngành công nghiệp xuất bản. Từ năm 2007, sự xuất hiện của các phản ứng dữ dội chống Trung Quốc trong một vòng tròn mở rộng của giới tinh hoa chính trị Việt Nam đã phá vỡ sự cách ly này và đặt ra hai vấn đề khó khăn lớn đối với lãnh đạo Việt Nam.
1. Khó khăn đầu tiên là đạt được sự đồng thuận bên trong Uỷ ban Trung ương Đảng về cách tốt nhất để đối phó với hành động ngày càng quyết đoán trên biển Đông của Trung Quốc.
Hồi tháng 1 năm 2007, Hội nghị lần thứ tư của Ủy ban Trung ương Đảng giải quyết việc thảo [văn kiện] "Chiến lược biển quốc gia hướng tới năm 2020″ để hòa nhập phát triển kinh tế ở các khu vực ven biển với việc khai thác tài nguyên biển trên biển Đông. Các nhà kinh tế Việt Nam dự đoán đến năm 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp đến 55% GDP và khoảng 55-60% xuất khẩu. Chiến lược phát triển hàng hải của Việt Nam đã hoàn thành trong năm 2007 nhưng không được công bố rộng rãi. Theo một quan chức cấp cao của đảng, tình báo Trung Quốc có được một bản sao tài liệu này và sau đó bắt đầu gây áp lực lên các công ty nước ngoài, như ExxonMobil và ONGC của Ấn Độ, có khả năng ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng hải Việt Nam. Các công ty này đã được cảnh báo rằng lợi ích thương mại của họ tại Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu họ khai thác ở các khu vực tranh chấp với Trung Quốc.
Các hành động của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực lên các nhân vật bảo thủ trong đảng [CS] Việt Nam, những người đã giành được ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bằng cách quảng bá mô hình kinh tế Trung Quốc và "nguy cơ diễn biến hòa bình". Trước năm 2007, các nhân vật bảo thủ trong đảng ủng hộ các chính sách của Trung Quốc, và đã chặn đứng các sáng kiến về chính sách đối ngoại, hướng tới quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Sau năm 2007, các nhân vật bảo thủ trong đảng hỗ trợ các chính sách "tự giúp đỡ" trong việc phòng thủ thông qua mua sắm thiết bị quan trọng (tàu ngầm loại Kilo và máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30) và tiếp tục cảnh báo về "nguy cơ diễn biến hòa bình" trong các vấn đề đối nội.
Khó khăn quan trọng để có được sự đồng thuận trong nội bộ đảng nằm trong phạm vi Việt Nam cần phải vượt qua khỏi sự tự lực thu hút hỗ trợ bên ngoài từ Hoa Kỳ và các nước khác để chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc. Phát triển các mối quan hệ quốc phòng và an ninh (khác với quan hệ chính trị và ngoại giao) với Hoa Kỳ có thể sẽ là vấn đề chính sách đối ngoại gây tranh cãi nhất được xem xét trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 sắp diễn ra.
2. Khó khăn thứ hai đối với Việt Nam có liên quan đến sự chi phối ý kiến chống Trung Quốc gia tăng ở trong nước. Tóm lại, chế độ này muốn kiểm soát tình cảm chống Trung Quốc của những người yêu nước dâng cao như thế nào để củng cố sự cai trị độc đảng mà không phải làm quá tay và gây ra sự trừng phạt từ Trung Quốc.
Trong năm 2007, các biểu hiện của sinh viên đã gợi ra một cuộc biểu tình ở Đại sứ quán Trung Quốc. Việt Nam phản ứng bằng cách bảo đảm với Trung Quốc (và tất cả các đại sứ ASEAN) rằng các cuộc biểu tình là tự phát và không chính thức được công nhận. Trung Quốc đã giữ áp lực ngoại giao bằng cách liên tục phản đối bất kỳ hành động nào thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, gồm cả việc sửa đổi sách giáo khoa lịch sử cấp tỉnh và tin tức báo chí.
Sự xuất hiện các cuộc biểu tình của sinh viên chống Trung Quốc trong năm 2007 đã đặt các nhà lãnh đạo Việt Nam vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ có nên đàn áp hoạt động chính trị độc lập? Hoặc họ nên khai thác chủ nghĩa dân tộc của sinh viên để củng cố tính chính đáng của chế độ?
Nhà nước Việt Nam thường xuyên kiểm duyệt báo chí đăng tải tin tức có thể gây tổn hại các mối quan hệ với Trung Quốc. Chính sách này là thực tế nhưng nó cũng định hướng bởi các can thiệp ngoại giao Trung Quốc nhiều lần phản đối bất cứ sự coi nhẹ nào đối với chủ quyền Trung Quốc nói chung và Biển Đông nói riêng.
Hồi năm 2007, sinh viên Việt Nam đã chứng tỏ rằng họ có thể tránh sự kiểm soát của nhà nước đối với các phương tiện truyền thông để có được thông tin độc lập về những hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Không những thế, các sinh viên còn chứng tỏ họ có thể sử dụng điện thoại di động và các phòng chat trên internet để tạo ra một mạng lưới và tổ chức các cuộc biểu tình công cộng hoàn chỉnh với áo thun có màu riêng (ngôi sao vàng trên nền đỏ).
Vấn đề nan giải đối với các nhà chức trách Việt Nam là làm thế nào để đối phó với các cuộc biểu tình của sinh viên. Rõ ràng là chính phủ đã không thể thấy các hành động đàn áp ngày càng được giới tinh hoa chính trị Việt Nam xem là yêu nước. Nhưng từ quan điểm của các giới chức, nếu sinh viên được phép truy cập thông tin độc lập, hình thành các mạng lưới, và các cuộc biểu tình công khai chống lại Trung Quốc, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Thật vậy, hồi năm 2006 các nhà hoạt động chính trị đã thành lập một mạng lưới ủng hộ dân chủ được gọi là Khối 8406 trên cùng cơ sở. Chính quyền Việt Nam lặng lẽ kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động sinh viên bằng cách gửi các quan chức an ninh tới các trường đại học và cao đẳng để cảnh cáo nhân viên quản trị và các sinh viên tham gia hơn nữa vào các cuộc biểu tình. Các buổi tuyên truyền đã được tổ chức bên trong các nhóm và các đơn vị đảng để củng cố đường lối của đảng đối với Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình của sinh viên đặc biệt phản đối các hành động của Trung Quốc ở biển Đông và đã không công khai chỉ trích chính sách của chính phủ. Một số quan chức ngoại giao kín đáo hoan nghênh các cuộc biểu tình của sinh viên, như là lý do để nâng các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Nhưng các quan chức an ninh cho thấy không có sự cảm thông khi các nhà bất đồng chính kiến mở rộng chương trình của mình bằng cách chỉ trích hồ sơ nhân quyền ở Trung Quốc và đưa ra các câu hỏi về việc điều khiển các mối quan hệ của chính phủ với Trung Quốc trên các trang blog tiếng Việt. Các quan chức an ninh Việt Nam đã nhanh chóng đàn áp các hành động như vậy, đặc biệt khi các nhà bất đồng chính kiến tìm cách phá vỡ việc mang ngọn đuốc Olympic của Trung Quốc qua thành phố Hồ Chí Minh.
Trong năm 2008-2009, phản ứng chống Trung Quốc dữ dội bên trong nước Việt Nam lan rộng hơn từ những người ngoài chính trị cho tới nhóm tinh hoa chính trị, những người không những chỉ trích các hành động của Trung Quốc mà còn bắt đầu đặt câu hỏi về các mối quan hệ của chính phủ với Trung Quốc. Hai sự phát triển đã thúc đẩy sự chuyển đổi này. Phát triển đầu tiên liên quan đến quyết định của chính phủ cấp cho một công ty Trung Quốc để khai thác quặng bô xít ở Tây Nguyên. Vấn đề này bắt đầu từ việc phản đối bảo vệ môi trường, nhanh chóng trở thành vấn đề chính trị lớn khi các quan ngại về an ninh quốc gia đã được một nhân vật quan trọng nêu ra, tướng Võ Nguyên Giáp. Sự can thiệp của ướng Giáp bằng cách gửi ba bức thư ngỏ đến các lãnh đạo đảng và nhà nước, như là một chất xúc tác cho các viên chức cao cấp trong đảng, chính phủ và quân đội đã nghỉ hưu khác, để nói lên các mối quan ngại tương tự. Những quan điểm này đã được lưu hành rộng rãi tại Việt Nam qua mạng internet và theo hình thức photocopy.
Phát triển thứ hai gợi ra phản ứng chống Trung Quốc ở Việt Nam xuất phát từ sự quyết đoán của Trung Quốc gia tăng ở biển Đông, đặc biệt là thái độ hung hãn, mà Trung Quốc đã đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá của họ từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2009 với phí tổn của ngành công nghiệp đánh bắt cá trong nước của Việt Nam. Tình cảm chống Trung Quốc do đó lây lan từ giới tinh hoa chính trị cho tới cộng đồng ngư dân dọc theo bờ biển. Báo cáo của các quan chức cấp tỉnh bày tỏ sự thất vọng đối với chính phủ trung ương không có khả năng bảo đảm việc phóng thích nhanh chóng của các ngư dân đã bị giam giữ trên đảo Hải Nam. Bốn blogger nổi tiếng bị giam giữ và thẩm vấn về các trang internet của họ khi họ đăng bài bình luận, ngoài những điều khác, phê phán cách xử lý mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc.
Các phản ứng dữ dội chống Trung Quốc lan rộng dẫn đến áp lực đối với sự lãnh đạo quốc gia hành động "dũng cảm đương đầu với Trung Quốc". Những áp lực này đã được người Việt hải ngoại khuếch đại, chỉ trích chính phủ Hà Nội không làm đủ để bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Tóm lại, chế độ Việt Nam thấy rằng viện dẫn của họ về chủ nghĩa dân tộc là một trong những điểm cơ bản về tính hợp pháp của họ, đã bị phá hoại. Chế độ phản ứng bằng cách thay đổi chiến lược truyền thông, cho [truyền thông] đưa tin nhiều hơn nữa về phản đối ngoại giao của chính phủ đối với Trung Quốc, bằng cách cho đăng tải các tài liệu về tuyên bố chủ quyền lịch sử lâu dài của Việt Nam trên Biển Đông và quan điểm của các nhà phân tích nước ngoài có cảm tình với Việt Nam. Báo chí cũng đã được phép đưa tin về tác động tiêu cực qua việc đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đối với các đội tàu trong nước ở cao điểm mùa đánh cá Việt Nam. Tuy nhiên, hồi năm 2009, khi hai tờ báo Việt Nam đăng tải sự hồi tưởng về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2007 và mô tả các sinh viên kia là "yêu nước", các tờ báo này đã bị đóng cửa tạm thời.
Bất chấp các nỗ lực của chế độ Việt Nam thông qua chủ nghĩa yêu nước chống Trung Quốc làm mục đích cho riêng họ, tinh thần dân tộc có thể không còn kiểm soát được. Hồi tháng 8 năm 2009, khi cư dân mạng Trung Quốc công bố một kế hoạch xâm lược trên internet, cho thấy làm thế nào để Trung Quốc có thể tấn công và chinh phục Việt Nam trong một cuộc xâm lược đổ bộ, cư dân mạng Việt Nam đã bắn hàng loạt đạn vào không gian mạng, bảo vệ chủ quyền đất nước của họ. Đánh giá của một số các trang web dễ tiếp cận cho thấy, chỉ số truy cập lên tới hàng chục ngàn. Cuối năm đó, các quan chức an ninh đã chặn Facebook và hạn chế đối với Twitter và YouTube, là một phần hạn chế thảo luận về các mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc.
Kết luận
Rõ ràng là một mạng lưới lỏng lẻo đã xuất hiện tại Việt Nam giữa các sinh viên đại học và giới chính trị liên kết lại, do quan ngại về mối đe dọa của Trung Quốc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Mạng lưới này có thể đoán trước sẽ hoạt động nhằm đáp trả bất kỳ hành động nào của Trung Quốc đe dọa các lợi ích này.
Chính phủ độc đảng Việt Nam dựa trên nhiều nguồn hợp pháp (hợp lý, thực thi kinh tế, và chủ nghĩa dân tộc). Từ cuối năm 2007 chủ nghĩa yêu nước chống Trung Quốc gia tăng, mở ra một mặt trận mới thách thức tính hợp pháp của nhà nước độc đảng Việt Nam. Các phản ứng chống Trung Quốc dữ dội nhanh chóng lây lan từ phía ngoài chính trị cho tới trung tâm của giới tinh hoa chính trị (trí thức, nhà báo, học giả, các quan chức đã về hưu, các blogger, các nhà lãnh đạo công đoàn, các quan chức cao cấp quân đội và các quan chức đảng đã về hưu, đại biểu quốc hội và các đảng viên), những người đã bắt đầu đặt câu hỏi về phản ứng không đủ của chính phủ đối với việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia Việt Nam.
Tóm lại, đảng và nhà nước Việt Nam tuyên bố chủ nghĩa dân tộc của là một trong những trụ cột chính về tính chính đáng của chế độ, đã chịu thử thách qua việc xử lý mối quan hệ của họ với Trung Quốc (qua việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên và sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông). Sự xuất hiện của dư luận chung cho biết thêm một chiều hướng mới về chức năng của nhà nước độc đảng Việt Nam.
——–
(*) Ông Lê Văn Dũng hiện là Đại tướng.
Nguồn: http://www.scribd.com/doc/43028026/Thayer-Vietnam-Pre-Congress-Maneouvrings-and-the-China-Factor
© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)
© Đàn Chim Việt
14-11-2010
Ông nghĩ gì về các áp lực chống lại Thủ tướng và Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Tấn Dũng? Ông ấy đang bị sức ép về kế hoạch bauxite, việc một số cựu quan chức cấp cao và các thành viên ưu tú ký bản kiến nghị chống lại dự án đó, cộng thêm những câu hỏi hóc búa tại Quốc hội. Ông ta cũng bị chỉ trích vụ Vinashin, và lần đầu tiên đất nước này tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với một thủ tướng đương nhiệm đã được nêu ra hôm trước. Mặt khác, có một chiến dịch đàn áp bất đồng chính kiến mới, gồm cả việc bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ, người đã ít nhất hai lần khởi kiện Thủ tướng Chính phủ. Ông có đồng ý rằng ông Dũng đang đấu tranh cho đời sống chính trị của mình?
Đáp: Tôi có thể nói rằng tất cả các sự cố mà ông mô tả là một phần trong nỗ lực phối hợp để thay thế Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng tại Đại hội Đảng lần thứ 11. Bây giờ dường như rõ ràng là ông Dũng ở ngoài cuộc đua nếu ông ta còn tham vọng trở thành Tổng Bí thư đảng. Hiện chức vụ thủ tướng của ông ta đang bị đe dọa. Có thông tin ông Trương Tấn Sang được đánh dấu cho chức thủ tướng. Chức vụ khuyến khích có tin là chức chủ tịch nước. Ủy ban Trung ương Đảng toàn quốc lần tới có thể quyết định về vấn đề này, nhưng ngay cả khi ông Dũng nhận được cái gật đầu, có dấu hiệu cho thấy rằng, nếu các đại biểu không hài lòng về việc ông ta bị trừng trị thích đáng, vị trí của ông ta có thể bị đe dọa một lần nữa tại Đại hội.
Tôi đã đọc trước một số tài liệu quan trọng về đại hội đảng và ấn tượng bởi sự ám chỉ liên tục đối với các thế lực thù địch và diễn biến hòa bình trong dự thảo Báo cáo chính trị cho Đại hội. Ngay cả tôi còn bị thuyết phục hơn về việc có hai thế lực riêng biệt trong hàng loạt vụ bắt giữ diễn ra gần đây: khối công an và các đồng minh ý thức hệ trong nội bộ đảng, và những người không muốn thấy mối quan hệ với Trung Quốc bị hủy hoại. Luật sư Cù Huy Hà Vũ là một trường hợp đặc biệt – các cuộc tấn công của ông [Vũ] vào Thủ tướng làm mạnh thêm cho những người muốn thấy ông Dũng bị đẩy ra khỏi chức vụ Thủ tướng. Nhưng quan trọng hơn cả, là mối quan ngại về việc bóp nghẹt quan điểm bất đồng từ phía bên ngoài của nhóm nội bộ.
Gần đây, một nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam nói với tôi tại Hà Nội rằng: 'ông Dũng đang trên đường đi ra ngoài' và rằng áp lực của Trung Quốc sẽ buộc Đảng loại bỏ ông ta khi Quốc hội sắp tới kết thúc. Ông nghĩ gì về điều đó?
Chính xác hơn
1. Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng như thế không? Mặc dù tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa hay biển Đông và Việt Nam nồng ấm hơn với Mỹ, đưa tin về quan hệ Việt – Trung vẫn là điều cấm kỵ đối với các phương tiện truyền thông nhà nước (một trong những tờ báo đã gỡ bài xuống trong kỳ hội nghị thượng đỉnh ASEAN thời gian gần đây). Vì vậy, tôi vẫn đang cố gắng làm sáng tỏ những gì đang xảy ra ở đây, ngoại trừ Việt Nam đang cố gắng duy trì mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc mà họ muốn hoặc có thể, trong khi cho lời nhắc nhở rằng cảnh giác với những mưu đồ của Trung Quốc trên biển. Các mỏ boxit ở cao nguyên rõ ràng là một yếu tố.
ĐÁP: Việt Nam đã không mời bất kỳ phái đoàn nước ngoài nào tham dự đại hội đảng lần trước là việc sự thay đổi từ thông lệ trước đó. Theo đánh giá của tôi, điều này đã được thực hiện để giữ ảnh hưởng của Trung Quốc [lên nội bộ đảng CSVN] ở mức tối thiểu. Trung Quốc có ảnh hưởng trên chính trường Việt Nam thông qua các mối liên kết giữa đảng với đảng và thông qua các cơ chế khác nhau như một loạt các cuộc hội thảo qua lại [giữa hai nước], tập trung vào các câu hỏi ý thức hệ.
Quan hệ giữa các bộ phận chính trị nói chung của quân đội là một kênh khác về ảnh hưởng của Trung Quốc. Đây là một trích dẫn từ một đánh giá về quan hệ Việt – Trung mà tôi đã cho đăng tải hồi đầu năm nay:
"Trung tướng Lê Văn Dũng (*), [Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam], phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội sau chuyến thăm Trung Quốc hồi năm 2009 đó là 'Như vậy, tình hình sẽ ổn định dần và chúng ta vẫn tăng cường quan hệ với Trung Quốc để chống lại những âm mưu của kẻ thù chung'. [Chú thích của đoạn này nói: Nói cách khác, Tướng Dũng hy vọng rằng Trung Quốc và Việt Nam sẽ giữ môi trường an ninh ở biển Đông ổn định để hai nước cộng sản có thể tập trung vào đấu tranh chống kẻ thù chung]".
Trong quá khứ, Trung Quốc đã có những quan điểm được biết đến khi xem một nhà lãnh đạo Việt Nam là chống Trung Quốc. Trường hợp đáng chú ý nhất là gây áp lực để lật đổ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Có tin đồn quả quyết rằng, ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị và là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được giúp làm Tổng Bí thư sắp tới, là vì ông được Trung Quốc chấp nhận.
Liên quan đến sự đàn áp các phương tiện truyền thông [đưa tin] về Trung Quốc: tôi đã đọc lại một số tài liệu về chính sách đại hội đảng và có ấn tượng về các ám chỉ liên tục đến các thế lực thù địch và diễn biến hòa bình, đặc biệt trong dự thảo báo cáo chính trị cho Đại hội.
Ngay cả tôi còn tin rằng khối công an và các đồng minh ý thức hệ trong nội bộ đảng, và những người không muốn thấy mối quan hệ với Trung Quốc bị hủy hoại, đang ở phía sau các cuộc sách nhiễu và bắt giữ các blogger gần đây. Họ cũng đã ngăn chặn những câu chuyện đăng báo (một kinh nghiệm cá nhân xem dưới đây) hoặc đã có những bài viết bị gỡ xuống, chẳng hạn như việc Trung Quốc công bố phóng thích 23 ngư dân Việt Nam hồi tháng 10. Trung Quốc không muốn công bố cho đến sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN +8 diễn ra. Đây là trích dẫn từ bài tham luận của tôi cho hội thảo quốc tế lần thứ 2 về trên biển Đông tổ chức gần đây:
"Vào hôm trước lễ khai mạc Hội nghị ADMM+ (ngày 12 tháng 10), ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ thả vô điều kiện chín ngư dân Việt Nam mà họ đang giam giữ. Phát biểu của Bộ trưởng Thanh đã được báo chí địa phương trích dẫn. Tuy nhiên phát biểu của ông Thanh đã đột ngột bị gỡ khỏi internet khi Bộ Ngoại giao tiết lộ, Trung Quốc yêu cầu giữ lại các thông báo về việc phóng thích ngư dân cho đến sau khi Hội nghị ADMM+ bế mạc".
2. Ông Dũng có khả năng rơi đài?
ĐÁP: Trong mấy tuần gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị áp lực từ các cựu quan chức chính phủ, đã ký thỉnh nguyện thư phản đối kế hoạch tiếp tục khai thác bauxite, do các thảm họa môi trường ở Hungary. Ông ta cũng phải đối mặt với các câu hỏi của Quốc hội. Lần đầu tiên có gợi ý việc sử dụng một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với một thủ tướng đương nhiệm. Và ông Dũng là người đã khuyến khích các tập đoàn lớn, bị chỉ trích do sự hỗ trợ cho tập đoàn đóng tàu của chính phủ gần như bị phá sản, Vinashin. Tôi kết luận rằng tất cả những sự việc này là một phần của một âm mưu phối hợp để thay chức thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 11. Bây giờ dường như rõ ràng là ông Dũng ở ngoài cuộc đua nếu ông ta còn tham vọng trở thành Tổng Bí thư đảng. Hiện chức vụ thủ tướng của ông ta đang bị đe dọa. Ủy ban Trung ương Đảng toàn quốc lần tới sẽ quyết định về vấn đề này, nhưng ngay cả khi ông Dũng nhận được cái gật đầu ở lại, có dấu hiệu cho thấy rằng, nếu các đại biểu không hài lòng về việc ông ta đã bị trừng trị thích đáng, chức vụ của ông ta có thể bị đe dọa một lần nữa tại Đại hội.
3. Nếu vậy, ai là những người kế nhiệm?
ĐÁP: Có thông tin Trương Tấn Sang được đánh dấu cho chức thủ tướng. Có tin là chức vụ khuyến khích sẽ là Chủ tịch nước.
Trích: ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ 11 CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
Carlyle A. Thayer
"Yếu tố Trung Quốc" sẽ ảnh hưởng thế nào đến quá trình lựa chọn lãnh đạo của Việt Nam? Nói chung các nhà lý luận và bảo thủ trong đảng hướng tới Trung Quốc để tìm cảm hứng cho mô hình kinh tế của họ và xác nhận giá trị lý tưởng đảng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã tạo cơ hội cho nhóm này ("phe", có thể là một từ quá mạnh) khôi phục ảnh hưởng chính trị của họ. Điều này làm tăng tình cảm chống Mỹ thể hiện trong thuật ngữ "diễn biến hòa bình". Có vẻ như nhóm có tư tưởng bảo thủ này hiện đang có lợi thế hơn về các vấn đề đối nội (được minh chứng qua việc thăng tiến của Tô Huy Rứa vào Ủy viên Bộ Chính trị) nhưng không đủ mạnh để thực thi tất cả các ưu tiên.
Trung Quốc quyết đoán trên biển Đông, ít nhất là từ cuối năm 2007, đã tạo ra một phản ứng chống Trung Quốc dữ dội trong các tầng lớp bên trong nội bộ đảng và cả ngoài đảng ở Việt Nam. Điều này dẫn đến kết quả, có ảnh hưởng lớn hơn đối với giới lãnh đạo đảng, những người đã ủng hộ chính sách đối ngoại chủ động hơn để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, phản ứng dữ dội đối với sự quyết đoán của Trung Quốc không có nghĩa là gia tăng sự hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Văn hóa chính trị của Cộng sản Việt Nam được đánh giá cao trên sự thống nhất và đồng thuận. Cách tiếp cận trọng tâm này dẫn đến sự cân bằng của các nhóm trong giới lãnh đạo quốc gia. Uỷ ban Trung ương (BCH Trung ương) mới có thể đoán trước sẽ phản ánh những sự khác biệt này trong chính sách nội bộ đảng. Đại hội đảng sắp tới có thể sẽ chứng kiến sự trở lại của khối đối ngoại, một nhóm đã mất ảnh hưởng trong năm 2006. Chức vụ của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm có thể bị thách thức. Ông không phải là một nhà ngoại giao và chức đồng chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung (trong vai trò như là Phó Thủ tướng) bị một số quan chức ngoại giao xem như mâu thuẫn với vai trò độc lập là Bộ trưởng Ngoại giao.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng các nhóm bên trong nội bộ đảng thì dễ thay đổi. Các vấn đề khác nhau đưa ra sự sắp xếp khác nhau. Chẳng hạn như, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã bị nhóm có tư tưởng bảo thủ tấn công trong việc xử lý vấn đề kinh tế, đã dựa vào sự hỗ trợ kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn như đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên (và các khoản vay từ một ngân hàng ở Hong Kong), để củng cố vị trí của mình. Các bộ phận trong quân đội Việt Nam hiện nay ủng hộ việc đẩy mạnh tốc độ phát triển các mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, trong khi các thành viên khác của tổ chức quân đội, như tướng Lê Văn Dũng, người đứng đầu Tổng cục Chính trị, kêu gọi hợp tác hơn nữa với Trung Quốc để chống lại "các nguy cơ diễn biến hòa bình".
"Yếu tố Trung Quốc" đóng một vai trò đặc biệt trong chính trị Việt Nam vì Trung Quốc và Việt Nam đều là chính phủ cộng sản độc đảng. Hồi năm 2006, lần đầu tiên Việt Nam quyết định không mời bất kỳ phái đoàn nước ngoài nào đến dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10. Tuy nhiên, họ đã thông báo rộng rãi cho Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khi ông này đến thăm vào hôm trước ngày Đại hội. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thực hiện chuyến thăm đầu tiên ở nước ngoài của ông đến Trung Quốc sau khi ông được tái đắc cử hồi năm 2006.
Ngày 25 tháng 3 năm 2010
Trích: QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC: 5 NĂM TỚI
Carlyle A. Thayer
Sự điều khiển các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc luôn luôn là đặc quyền của một nhóm nhỏ bên trong các lãnh tụ đảng và nhà nước. Thành phần ưu tú của Việt Nam không phải luôn luôn thống nhất về cách điều khiển các mối quan hệ với người láng giềng phương Bắc như thế nào. Lịch sử tranh chấp nội bộ đảng về quan hệ với Trung Quốc đã được cách ly khỏi công chúng thông qua kỷ luật đảng và kiểm soát nghiêm ngặt các phương tiện truyền thông và ngành công nghiệp xuất bản. Từ năm 2007, sự xuất hiện của các phản ứng dữ dội chống Trung Quốc trong một vòng tròn mở rộng của giới tinh hoa chính trị Việt Nam đã phá vỡ sự cách ly này và đặt ra hai vấn đề khó khăn lớn đối với lãnh đạo Việt Nam.
1. Khó khăn đầu tiên là đạt được sự đồng thuận bên trong Uỷ ban Trung ương Đảng về cách tốt nhất để đối phó với hành động ngày càng quyết đoán trên biển Đông của Trung Quốc.
Hồi tháng 1 năm 2007, Hội nghị lần thứ tư của Ủy ban Trung ương Đảng giải quyết việc thảo [văn kiện] "Chiến lược biển quốc gia hướng tới năm 2020″ để hòa nhập phát triển kinh tế ở các khu vực ven biển với việc khai thác tài nguyên biển trên biển Đông. Các nhà kinh tế Việt Nam dự đoán đến năm 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp đến 55% GDP và khoảng 55-60% xuất khẩu. Chiến lược phát triển hàng hải của Việt Nam đã hoàn thành trong năm 2007 nhưng không được công bố rộng rãi. Theo một quan chức cấp cao của đảng, tình báo Trung Quốc có được một bản sao tài liệu này và sau đó bắt đầu gây áp lực lên các công ty nước ngoài, như ExxonMobil và ONGC của Ấn Độ, có khả năng ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng hải Việt Nam. Các công ty này đã được cảnh báo rằng lợi ích thương mại của họ tại Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu họ khai thác ở các khu vực tranh chấp với Trung Quốc.
Các hành động của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực lên các nhân vật bảo thủ trong đảng [CS] Việt Nam, những người đã giành được ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bằng cách quảng bá mô hình kinh tế Trung Quốc và "nguy cơ diễn biến hòa bình". Trước năm 2007, các nhân vật bảo thủ trong đảng ủng hộ các chính sách của Trung Quốc, và đã chặn đứng các sáng kiến về chính sách đối ngoại, hướng tới quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Sau năm 2007, các nhân vật bảo thủ trong đảng hỗ trợ các chính sách "tự giúp đỡ" trong việc phòng thủ thông qua mua sắm thiết bị quan trọng (tàu ngầm loại Kilo và máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30) và tiếp tục cảnh báo về "nguy cơ diễn biến hòa bình" trong các vấn đề đối nội.
Khó khăn quan trọng để có được sự đồng thuận trong nội bộ đảng nằm trong phạm vi Việt Nam cần phải vượt qua khỏi sự tự lực thu hút hỗ trợ bên ngoài từ Hoa Kỳ và các nước khác để chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc. Phát triển các mối quan hệ quốc phòng và an ninh (khác với quan hệ chính trị và ngoại giao) với Hoa Kỳ có thể sẽ là vấn đề chính sách đối ngoại gây tranh cãi nhất được xem xét trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 sắp diễn ra.
2. Khó khăn thứ hai đối với Việt Nam có liên quan đến sự chi phối ý kiến chống Trung Quốc gia tăng ở trong nước. Tóm lại, chế độ này muốn kiểm soát tình cảm chống Trung Quốc của những người yêu nước dâng cao như thế nào để củng cố sự cai trị độc đảng mà không phải làm quá tay và gây ra sự trừng phạt từ Trung Quốc.
Trong năm 2007, các biểu hiện của sinh viên đã gợi ra một cuộc biểu tình ở Đại sứ quán Trung Quốc. Việt Nam phản ứng bằng cách bảo đảm với Trung Quốc (và tất cả các đại sứ ASEAN) rằng các cuộc biểu tình là tự phát và không chính thức được công nhận. Trung Quốc đã giữ áp lực ngoại giao bằng cách liên tục phản đối bất kỳ hành động nào thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, gồm cả việc sửa đổi sách giáo khoa lịch sử cấp tỉnh và tin tức báo chí.
Sự xuất hiện các cuộc biểu tình của sinh viên chống Trung Quốc trong năm 2007 đã đặt các nhà lãnh đạo Việt Nam vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ có nên đàn áp hoạt động chính trị độc lập? Hoặc họ nên khai thác chủ nghĩa dân tộc của sinh viên để củng cố tính chính đáng của chế độ?
Nhà nước Việt Nam thường xuyên kiểm duyệt báo chí đăng tải tin tức có thể gây tổn hại các mối quan hệ với Trung Quốc. Chính sách này là thực tế nhưng nó cũng định hướng bởi các can thiệp ngoại giao Trung Quốc nhiều lần phản đối bất cứ sự coi nhẹ nào đối với chủ quyền Trung Quốc nói chung và Biển Đông nói riêng.
Hồi năm 2007, sinh viên Việt Nam đã chứng tỏ rằng họ có thể tránh sự kiểm soát của nhà nước đối với các phương tiện truyền thông để có được thông tin độc lập về những hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Không những thế, các sinh viên còn chứng tỏ họ có thể sử dụng điện thoại di động và các phòng chat trên internet để tạo ra một mạng lưới và tổ chức các cuộc biểu tình công cộng hoàn chỉnh với áo thun có màu riêng (ngôi sao vàng trên nền đỏ).
Vấn đề nan giải đối với các nhà chức trách Việt Nam là làm thế nào để đối phó với các cuộc biểu tình của sinh viên. Rõ ràng là chính phủ đã không thể thấy các hành động đàn áp ngày càng được giới tinh hoa chính trị Việt Nam xem là yêu nước. Nhưng từ quan điểm của các giới chức, nếu sinh viên được phép truy cập thông tin độc lập, hình thành các mạng lưới, và các cuộc biểu tình công khai chống lại Trung Quốc, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Thật vậy, hồi năm 2006 các nhà hoạt động chính trị đã thành lập một mạng lưới ủng hộ dân chủ được gọi là Khối 8406 trên cùng cơ sở. Chính quyền Việt Nam lặng lẽ kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động sinh viên bằng cách gửi các quan chức an ninh tới các trường đại học và cao đẳng để cảnh cáo nhân viên quản trị và các sinh viên tham gia hơn nữa vào các cuộc biểu tình. Các buổi tuyên truyền đã được tổ chức bên trong các nhóm và các đơn vị đảng để củng cố đường lối của đảng đối với Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình của sinh viên đặc biệt phản đối các hành động của Trung Quốc ở biển Đông và đã không công khai chỉ trích chính sách của chính phủ. Một số quan chức ngoại giao kín đáo hoan nghênh các cuộc biểu tình của sinh viên, như là lý do để nâng các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Nhưng các quan chức an ninh cho thấy không có sự cảm thông khi các nhà bất đồng chính kiến mở rộng chương trình của mình bằng cách chỉ trích hồ sơ nhân quyền ở Trung Quốc và đưa ra các câu hỏi về việc điều khiển các mối quan hệ của chính phủ với Trung Quốc trên các trang blog tiếng Việt. Các quan chức an ninh Việt Nam đã nhanh chóng đàn áp các hành động như vậy, đặc biệt khi các nhà bất đồng chính kiến tìm cách phá vỡ việc mang ngọn đuốc Olympic của Trung Quốc qua thành phố Hồ Chí Minh.
Trong năm 2008-2009, phản ứng chống Trung Quốc dữ dội bên trong nước Việt Nam lan rộng hơn từ những người ngoài chính trị cho tới nhóm tinh hoa chính trị, những người không những chỉ trích các hành động của Trung Quốc mà còn bắt đầu đặt câu hỏi về các mối quan hệ của chính phủ với Trung Quốc. Hai sự phát triển đã thúc đẩy sự chuyển đổi này. Phát triển đầu tiên liên quan đến quyết định của chính phủ cấp cho một công ty Trung Quốc để khai thác quặng bô xít ở Tây Nguyên. Vấn đề này bắt đầu từ việc phản đối bảo vệ môi trường, nhanh chóng trở thành vấn đề chính trị lớn khi các quan ngại về an ninh quốc gia đã được một nhân vật quan trọng nêu ra, tướng Võ Nguyên Giáp. Sự can thiệp của ướng Giáp bằng cách gửi ba bức thư ngỏ đến các lãnh đạo đảng và nhà nước, như là một chất xúc tác cho các viên chức cao cấp trong đảng, chính phủ và quân đội đã nghỉ hưu khác, để nói lên các mối quan ngại tương tự. Những quan điểm này đã được lưu hành rộng rãi tại Việt Nam qua mạng internet và theo hình thức photocopy.
Phát triển thứ hai gợi ra phản ứng chống Trung Quốc ở Việt Nam xuất phát từ sự quyết đoán của Trung Quốc gia tăng ở biển Đông, đặc biệt là thái độ hung hãn, mà Trung Quốc đã đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá của họ từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2009 với phí tổn của ngành công nghiệp đánh bắt cá trong nước của Việt Nam. Tình cảm chống Trung Quốc do đó lây lan từ giới tinh hoa chính trị cho tới cộng đồng ngư dân dọc theo bờ biển. Báo cáo của các quan chức cấp tỉnh bày tỏ sự thất vọng đối với chính phủ trung ương không có khả năng bảo đảm việc phóng thích nhanh chóng của các ngư dân đã bị giam giữ trên đảo Hải Nam. Bốn blogger nổi tiếng bị giam giữ và thẩm vấn về các trang internet của họ khi họ đăng bài bình luận, ngoài những điều khác, phê phán cách xử lý mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc.
Các phản ứng dữ dội chống Trung Quốc lan rộng dẫn đến áp lực đối với sự lãnh đạo quốc gia hành động "dũng cảm đương đầu với Trung Quốc". Những áp lực này đã được người Việt hải ngoại khuếch đại, chỉ trích chính phủ Hà Nội không làm đủ để bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Tóm lại, chế độ Việt Nam thấy rằng viện dẫn của họ về chủ nghĩa dân tộc là một trong những điểm cơ bản về tính hợp pháp của họ, đã bị phá hoại. Chế độ phản ứng bằng cách thay đổi chiến lược truyền thông, cho [truyền thông] đưa tin nhiều hơn nữa về phản đối ngoại giao của chính phủ đối với Trung Quốc, bằng cách cho đăng tải các tài liệu về tuyên bố chủ quyền lịch sử lâu dài của Việt Nam trên Biển Đông và quan điểm của các nhà phân tích nước ngoài có cảm tình với Việt Nam. Báo chí cũng đã được phép đưa tin về tác động tiêu cực qua việc đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đối với các đội tàu trong nước ở cao điểm mùa đánh cá Việt Nam. Tuy nhiên, hồi năm 2009, khi hai tờ báo Việt Nam đăng tải sự hồi tưởng về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2007 và mô tả các sinh viên kia là "yêu nước", các tờ báo này đã bị đóng cửa tạm thời.
Bất chấp các nỗ lực của chế độ Việt Nam thông qua chủ nghĩa yêu nước chống Trung Quốc làm mục đích cho riêng họ, tinh thần dân tộc có thể không còn kiểm soát được. Hồi tháng 8 năm 2009, khi cư dân mạng Trung Quốc công bố một kế hoạch xâm lược trên internet, cho thấy làm thế nào để Trung Quốc có thể tấn công và chinh phục Việt Nam trong một cuộc xâm lược đổ bộ, cư dân mạng Việt Nam đã bắn hàng loạt đạn vào không gian mạng, bảo vệ chủ quyền đất nước của họ. Đánh giá của một số các trang web dễ tiếp cận cho thấy, chỉ số truy cập lên tới hàng chục ngàn. Cuối năm đó, các quan chức an ninh đã chặn Facebook và hạn chế đối với Twitter và YouTube, là một phần hạn chế thảo luận về các mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc.
Kết luận
Rõ ràng là một mạng lưới lỏng lẻo đã xuất hiện tại Việt Nam giữa các sinh viên đại học và giới chính trị liên kết lại, do quan ngại về mối đe dọa của Trung Quốc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Mạng lưới này có thể đoán trước sẽ hoạt động nhằm đáp trả bất kỳ hành động nào của Trung Quốc đe dọa các lợi ích này.
Chính phủ độc đảng Việt Nam dựa trên nhiều nguồn hợp pháp (hợp lý, thực thi kinh tế, và chủ nghĩa dân tộc). Từ cuối năm 2007 chủ nghĩa yêu nước chống Trung Quốc gia tăng, mở ra một mặt trận mới thách thức tính hợp pháp của nhà nước độc đảng Việt Nam. Các phản ứng chống Trung Quốc dữ dội nhanh chóng lây lan từ phía ngoài chính trị cho tới trung tâm của giới tinh hoa chính trị (trí thức, nhà báo, học giả, các quan chức đã về hưu, các blogger, các nhà lãnh đạo công đoàn, các quan chức cao cấp quân đội và các quan chức đảng đã về hưu, đại biểu quốc hội và các đảng viên), những người đã bắt đầu đặt câu hỏi về phản ứng không đủ của chính phủ đối với việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia Việt Nam.
Tóm lại, đảng và nhà nước Việt Nam tuyên bố chủ nghĩa dân tộc của là một trong những trụ cột chính về tính chính đáng của chế độ, đã chịu thử thách qua việc xử lý mối quan hệ của họ với Trung Quốc (qua việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên và sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông). Sự xuất hiện của dư luận chung cho biết thêm một chiều hướng mới về chức năng của nhà nước độc đảng Việt Nam.
——–
(*) Ông Lê Văn Dũng hiện là Đại tướng.
Nguồn: http://www.scribd.com/doc/43028026/Thayer-Vietnam-Pre-Congress-Maneouvrings-and-the-China-Factor
© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)
© Đàn Chim Việt