--- Trung Quốc, Hoa Kỳ và Biển Đông: Một quan điểm từ bên ngoài
Mark J. Valencia
Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai: “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh Khu vực và Phát triển”
- Một bài học tiếp cho Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh (Boxit) bài nữa của ông Đinh Kim Phúc-
Với tựa đề “Mổ xẻ vấn đề biển Đông” trên báo Thanh Niên ngày 12/11/2010(1), tác giả Hoàng Việt đã viết: “Trả lời ý kiến của các đại biểu Trung Quốc [cụ thể là GS Vương Hàn Lĩnh – ĐKP ghi chú] rằng từ những năm 1950, Việt Nam đã chính thức thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh thuộc Học viện Ngoại giao khẳng định: “Chưa bao giờ, tôi xin nhắc lại là chưa bao giờ Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả”.
- - Quan điểm Quốc tế về Thực trạng Biển Đông (HDTG) Nhã Trân (NTHF) phỏng vấn GS. Carlyle A. Thayer
-Nguồn hải sản , một trong những nguyên nhân gây va chạm tại biển Đông (RFI)- Giới chuyên gia quốc tế nhận định, cùng với con đường hảng hải huyết mạch và tài nguyên dầu khí, hải sản tại biển Đông cũng là một nguyên nhân gây va chạm trên biển. Căng thẳng giửa Trung Quốc và các nước láng giềng có nguy cơ mỗi ngày mỗi nhiều hơn khi nguồn cá theo thời gian và nhịp độ đánh bắt giảm đi dần.
-Nga giới thiệu các hệ thống tên lửa tối tân (VOV)- Tại Triển lãm Hàng không vũ trụ quốc tế Airshow China 2010 vừa diễn ra ở Thành phố Chu Hải của Trung Quốc, Nga đã giới thiệu các loại tên lửa phòng không tối tân do nước này chế tạo.
- Trung Quốc muốn các nước tranh chấp có chung niềm tin (Đất Việt)- Trước những căng thẳng gia tăng trong khu vực, Trung Quốc có những tuyên bố mong muốn một "niềm tin chung" được thiết lập với các quốc gia láng giềng có tranh chấp.
- Trung Quốc cho tàu đánh cá vũ trang có trực thăng tuần tiểu vùng biển Hoa Đông (RFA)-Trung Quốc gởi tàu đánh cá có trang bị trực thăng tuần tiễu trong khu vực biển vùng biển tranh chấp phiá Đông Hoa lục mà Bắc Kinh gọi là Hoa Đông.
- Đài Loan-Trung Quốc sẽ tiếp tục thảo luận về thương mại và vấn đề chủ quyền (RFA)-
Chính phủ Đài Loan vừa phổ biến bản tuyên bố trong đó ghi lại những điểm quan trọng của cuộc gặp gỡ hồi tuần trước ở Nhật Bản giữa Đặc Sứ Liên Chiến và Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề thượng đỉnh APEC.
-Nga tiếp tục bán động cơ cho Su-27/30 và J-10 của Trung Quốc VietnamDefence- Trung Quốc và Rosoboronoexport đang đàm phán về việc mua bán những lô động cơ máy bay mới, Itar-Tass dẫn lời ông Igor Mulishkin, Giám đốc kinh tế đối ngoại của hãng MMPP Salyut. Đó là các động cơ AL-31F cho Su-27 và Su-30, cũng như AL-31FN cho tiêm kích J-10 của Trung Quốc.
Mỹ - Trung Quốc: How to chart a course out of the Sino-American storm (FT 16-11-10) -- Martin Wolf: "The core of China’s condemnation is that the US is exporting its troubles, by deliberately driving down its currency. It is easy to see three objections to this attack: first, it is untrue; second, exchange rate adjustment is necessary; and, third, this is a good description of Chinese exchange rate policy, instead"
- Các cường quốc đang tiến ra biển Đông nghiencuubiendong.vn
-- Trường Sa được chiếu sáng bằng năng lượng sạch (Bee)- Toàn bộ vật tư, thiết bị đã được các nhà thầu thực hiện đúng quy định của Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân phê duyệt.
- Đảo Guam sẽ trở thành siêu căn cứ của Mỹ (Đất Việt)- Lãnh đạo Mỹ cho rằng, châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực đặc biệt quan trọng, có tác động trực tiếp tới lợi ích sống còn của Mỹ cả về an ninh và kinh tế.Mark J. Valencia
Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai: “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh Khu vực và Phát triển”
- Một bài học tiếp cho Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh (Boxit) bài nữa của ông Đinh Kim Phúc-
Với tựa đề “Mổ xẻ vấn đề biển Đông” trên báo Thanh Niên ngày 12/11/2010(1), tác giả Hoàng Việt đã viết: “Trả lời ý kiến của các đại biểu Trung Quốc [cụ thể là GS Vương Hàn Lĩnh – ĐKP ghi chú] rằng từ những năm 1950, Việt Nam đã chính thức thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh thuộc Học viện Ngoại giao khẳng định: “Chưa bao giờ, tôi xin nhắc lại là chưa bao giờ Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả”.
Sở dĩ Vương Hàn Lĩnh mạnh miệng lớn tiếng như thế là vì ngày 17-11-2000, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát đi bản tin với cái gọi là “Sự thừa nhận của quốc tế về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa”:
- - Đường lưỡi bò: “Gậy ông đập lưng ông” (TVN) Trung Quốc hiện đang mang trên vai một gánh nặng là phải giải thích rõ với thế giới đường chữ U trên tấm bản đồ nghĩa là gì. Sớm hay muộn, họ cũng sẽ phải trả lời, bởi sức ép đối với họ sẽ ngày càng tăng thêm, nhất là sức ép chính trị – TS Robert Beckman, ĐHQG Singapore nói.- - Quan điểm Quốc tế về Thực trạng Biển Đông (HDTG) Nhã Trân (NTHF) phỏng vấn GS. Carlyle A. Thayer
-Nguồn hải sản , một trong những nguyên nhân gây va chạm tại biển Đông (RFI)- Giới chuyên gia quốc tế nhận định, cùng với con đường hảng hải huyết mạch và tài nguyên dầu khí, hải sản tại biển Đông cũng là một nguyên nhân gây va chạm trên biển. Căng thẳng giửa Trung Quốc và các nước láng giềng có nguy cơ mỗi ngày mỗi nhiều hơn khi nguồn cá theo thời gian và nhịp độ đánh bắt giảm đi dần.
-Nga giới thiệu các hệ thống tên lửa tối tân (VOV)- Tại Triển lãm Hàng không vũ trụ quốc tế Airshow China 2010 vừa diễn ra ở Thành phố Chu Hải của Trung Quốc, Nga đã giới thiệu các loại tên lửa phòng không tối tân do nước này chế tạo.
- Trung Quốc muốn các nước tranh chấp có chung niềm tin (Đất Việt)- Trước những căng thẳng gia tăng trong khu vực, Trung Quốc có những tuyên bố mong muốn một "niềm tin chung" được thiết lập với các quốc gia láng giềng có tranh chấp.
- Trung Quốc cho tàu đánh cá vũ trang có trực thăng tuần tiểu vùng biển Hoa Đông (RFA)-Trung Quốc gởi tàu đánh cá có trang bị trực thăng tuần tiễu trong khu vực biển vùng biển tranh chấp phiá Đông Hoa lục mà Bắc Kinh gọi là Hoa Đông.
- Đài Loan-Trung Quốc sẽ tiếp tục thảo luận về thương mại và vấn đề chủ quyền (RFA)-
Chính phủ Đài Loan vừa phổ biến bản tuyên bố trong đó ghi lại những điểm quan trọng của cuộc gặp gỡ hồi tuần trước ở Nhật Bản giữa Đặc Sứ Liên Chiến và Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề thượng đỉnh APEC.
-Nga tiếp tục bán động cơ cho Su-27/30 và J-10 của Trung Quốc VietnamDefence- Trung Quốc và Rosoboronoexport đang đàm phán về việc mua bán những lô động cơ máy bay mới, Itar-Tass dẫn lời ông Igor Mulishkin, Giám đốc kinh tế đối ngoại của hãng MMPP Salyut. Đó là các động cơ AL-31F cho Su-27 và Su-30, cũng như AL-31FN cho tiêm kích J-10 của Trung Quốc.
Ngoại giào Mỹ - Châu Á: Assessing Obama's Asia Tour (CFR 15-11-10)
Mỹ - Châu Á: A New Cold War in Asia? (New York Review of Books 16-11-10) -- Good blog entry by Pankaj Mishra
Mỹ - Trung Quốc: How to chart a course out of the Sino-American storm (FT 16-11-10) -- Martin Wolf: "The core of China’s condemnation is that the US is exporting its troubles, by deliberately driving down its currency. It is easy to see three objections to this attack: first, it is untrue; second, exchange rate adjustment is necessary; and, third, this is a good description of Chinese exchange rate policy, instead"
- Các cường quốc đang tiến ra biển Đông nghiencuubiendong.vn
-- Trường Sa được chiếu sáng bằng năng lượng sạch (Bee)- Toàn bộ vật tư, thiết bị đã được các nhà thầu thực hiện đúng quy định của Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân phê duyệt.
- Trung Quốc muốn có 'niềm tin chung' với các nước tranh chấp (Đất Việt)- Trước những căng thẳng gia tăng trong khu vực, Trung Quốc có những tuyên bố mong muốn một "niềm tin chung" được thiết lập với các quốc gia láng giềng có tranh chấp.
- Nhật Bản sững sờ khi Nga rút lại cam kết trả đảo (Bee)-Nga đã bất ngờ rút lại cam kết trao trả cho Nhật Bản hai hòn đảo tranh chấp Habomai và Shikotan, vốn nằm ở mũi phía nam quần đảo Kuril.
- ‘Trung Quốc không đe dọa bất cứ quốc gia nào’ (Đất Việt)- Một Trung Quốc thịnh vượng và ổn định không những không phải là mối đe dọa mà còn tạo cơ hội phát triển cho các quốc gia khác trên thế giới, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định.
- Dòng máu đỏ: giới con ông cháu cha ở Trung Quốc x-cafevn.org
Sinh ra trong những năm 1970 khi ông nội cô là Diệp Kiếm Anh còn đang trong quá trình đưa đất nước vào con đường thịnh vượng mới, cô Diệp trải qua tuổi thơ của mình tại những ngôi trường tiên tiến dành cho con cái của giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc Kinh. Đến khi cô được 14 tuổi, gia đình quyết định gửi cô sang Hoa Kỳ và nhờ một người quen biết cũ của gia đình - Henry Kissinger - giúp đỡ để cô được vào học tại một trường nội trú nữ nổi tiếng.
- Mỹ đánh giá mối đe dọa quân sự Trung QuốcTrung Quốc có thể xóa sổ 5 trong 6 căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương: hủy diệt hoàn toàn các căn cứ Osan và Kunsan (Hàn Quốc) bằng 480 tên lửa đường đạn, 350 tên lửa hành trình; các căn cứ Kadena, Misawa và Yokota (Nhật Bản) bằng 80 tên lửa đường đạn, 350 tên lửa hành trình; và sắp tới có thể đe dọa cả căn cứ Guam
- Bài học Trung Quốc của Việt Nam x-cafevn.org -Đã vài lần, Việt Nam từng là quỹ tích của cuộc tranh giành giữa quan điểm châu Á là một khối thống nhất và quan điểm châu Á là một khu vực mở cửa cho chính mình và cho cả thế giới. Ngày nay, sự lựa chọn này phải lặp lại lần nữa. Bằng cách đóng vai trò tiếp sức cho một trật tự châu Á chống lại nền thống trị bá quyền, ngay cả đến mức phát triển quan hệ quân sự của mình với Hoa Kỳ, Việt Nam đã cho thấy rằng họ đã rút ra được bài học cho chính mình từ máu thịt và tài sản mà họ đã mất trong cuộc chiến tranh dài giành độc lập.
Nguồn: Yuriko Koike, Project Syndicate
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
15.11.2010
Uriko Koike là cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc phòng Nhật. Hiện bà là Chủ tịch Hội đồng Điều hành của Đảng Dân chủ Tự do
Trong suốt 30 năm sau Thế chiến thứ II chấm dứt, Việt Nam đã đứng trong điểm sáng toàn cầu. Những chiến thắng của họ trước Pháp và Hoa Kỳ là những cuộc chiến tranh quyết định để giành độc lập trong thời kỳ hậu thuộc địa. Nhưng kể từ khi những hình ảnh bất hủ của những chiếc trực thăng lượn trên nóc nhà bỏ trống của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn năm 1975, Việt Nam hầu như lại tuột khỏi ý thức của thế giới.
Điều này đã qua rồi. Vị thế chiến lược của Việt Nam - người láng giềng của Trung Quốc, nằm song song với những đường hàng hải lớn của châu Á - luôn khiến quốc gia quan trọng vô cùng, đây có lẽ là một lý do tại sao những cuộc chiến tranh chống thực dân của họ kéo dài quá lâu. Nhưng trong những năm qua, tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, nhờ vào sự thay đổi lớn lao - dù không luôn được công nhận - về năng suất kinh tế cũng như phương hướng trong chính sách đối ngoại của họ.
Được hồi phục bởi hai thập niên tăng trưởng kinh tế vượt bật và sự mở rộng nhiều mặt với thế giới bên ngoài, Việt Nam giờ đây đối thủ mới nổi lên trong nền kinh tế của khu vực và các vấn đề an ninh. Thật vậy, trong những tháng vừa qua, quốc gia này đã đóng một vai trò quan yếu trong việc giúp thiết lập trật tự an ninh mới của châu Á.
Vào cuối tháng Mười, Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, một cuộc họp trong đó Nga và Hoa Kỳ đã được xem là những cường quốc châu Á với những quyền lợi quan trọng trong vùng. Đầu tháng Mười, tại hội nghị đầu tiên của các bộ trưởng quốc phòng tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates đã tuyên bố là một "cường quốc thường trực" tại châu Á. Và vào đầu mùa hè năm nay, khi đón chào Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton, Việt Nam đã kêu gọi bà can thiệp vào những tranh chấp ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Malaysia, Philippines, Nhật và bản thân Việt Nam.
Việc Việt Nam nổi lên như một nhân vật trọng yếu trong những vấn đề của châu Á thì không có gì ngạc nhiên, vì quốc gia này từng là chất xúc tác của việc có lẽ là thời điểm chuyển hướng trong lịch sử hiện đại của châu Á. Vào tháng Hai năm 1979, người lãnh đạo Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân đánh chiếm Việt Nam. Đặng muốn trừng phạt Việt Nam vì việc họ chiếm đóng Cambodia, chấm dứt chính phủ diệt chủng Khmer Đỏ, một đồng minh của Trung Quốc. Quyết định này vô cùng quan trọng đối với Đặng khiến ông đã trao quyền tổng chỉ huy cuộc tấn công cho người bạn từng tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh là Tướng Hứa Thế Hữu (người từng che chở Đặng năm 1976 khi ông bị Mao Trạnh Đông đang hấp hối thanh trừng lần thứ hai).
Nhà phân tích quân sự Anh, Thiếu tướng Shelford Bidwell đã đặt tên cho chiến lược quân sự này của Trung Quốc là chiến tranh "dạy một bài học". Ví dụ đầu tiên của chiến lược này là cuộc chiến tranh ngắn Trung-Ấn vào năm 1962. Cuộc chiếm đóng đó của Trung Quốc là nhằm dạy cho Ấn Độ một bài học vì đã ủng hộ Dalai Lama và cuộc kháng chiến Tây Tạng. Một tranh chấp biên giới có trước đã được dùng làm nguyên nhân để phát động một cuộc tấn công nhanh chóng (đã gây bất ngờ cho Nehru), tạo ra một thất bại nhục nhã, rồi tạo dựng việc rút quân đơn phương một cách cao thượng nhằm nhấn mạnh sự bất lực của Ấn Độ.
Cuộc xâm chiến Việt Nam năm 1979 của Đặng cũng mang mục đích của một cuộc chiến tranh "dạy một bài học". Nhưng khi chiến cuộc kết thúc, Đặng lại là kẻ học được bài học. Trong một cuộc chiến kéo dài không đến một tháng, đã có 250 nghìn lính tiền phương Trung Quốc bị đánh bại bởi 100 nghìn dân quân biên phòng Việt Nam. Trung Quốc đã mất nhiều quân (khoảng 20 nghìn) trong bốn tuần lễ ấy hơn cả Hoa Kỳ mất mát trong bất cứ năm nào của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Mức độ thiệt hại của Trung Quốc khiến Đặng bất ngờ, và những nhà sử học thường thừa nhận công lao của Đặng rằng khả năng chiến đấu tồi tệ của Quân đội Giải phóng Nhân dân đã bắt buộc ông phải kiểm điểm lại hệ thống Maoist đang hấp hối của Trung Quốc. Thật vậy, chỉ trong vòng vài tháng sau khi cuộc chiến chấm dứt, Đặng đã khơi mào công cuộc đổi mới để từ đó giúp thay đổi đất nước của ông.
Mười năm sau, những nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cũng đã kết luận rằng chủ nghĩa Mác - Lê Nin là một ngõ cụt kinh tế, và họ đã quyết định đi theo cùng con đường cải cách kinh tế mà Đặng đã đi. Trung Quốc cần có thời gian để thấy hiệu quả đổi mới, nhưng chỉ trong vài năm qua Việt Nam đã chứng kiến được sự tăng trưởng xoá đói giảm nghèo nhanh chóng mà Trung Quốc từng trải qua.
Một phéo màu trong nông nghiệp đã chuyển hoá quốc gia gần 90 triệu người từng không đủ ăn trở thành một nhà xuất khẩu lương thực hùng mạnh trên thế giới. Việt Nam cũng đã trở thành một nhà xuất khẩu chính về quần áo, giày dép và bàn ghế. Không bao lâu sẽ có sự tham gia của các mặt hàng như vi mạch điện tử vì một nhà máy sản xuất vi mạch trị giá 1 tỉ Mỹ kim đã được Intel xây dựng ở ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số doanh thu mậu dịch của Việt Nam hiện chiếm 160% Tổng sản lượng nội địa, trở thành một trong những nền kinh tế mở cửa nhất trên thế giới.
Với việc Việt Nam nổi lên như một nhân vật chính tại châu Á, chúng ta có thể xem cuộc Chiến tranh Việt Nam trong ngữ cảnh của việc chế ngự toàn cầu của chiến lược Hoa Kỳ, vốn dẫn đến việc họ phải bảo vệ không những Nam Việt Nam, mà còn cả Nam Hàn và Đài Loan - "ba mặt trận" như Mao Trạch Đông từng nói. Đã vài lần, Việt Nam từng là quỹ tích của cuộc tranh giành giữa quan điểm châu Á là một khối thống nhất và quan điểm châu Á là một khu vực mở cửa cho chính mình và cho cả thế giới.
Ngày nay, sự lựa chọn này phải lặp lại lần nữa. Bằng cách đóng vai trò tiếp sức cho một trật tự châu Á chống lại nền thống trị bá quyền, ngay cả đến mức phát triển quan hệ quân sự của mình với Hoa Kỳ, Việt Nam đã cho thấy rằng họ đã rút ra được bài học cho chính mình từ máu thịt và tài sản mà họ đã mất trong cuộc chiến tranh dài giành độc lập.
- Việt Nam Làm Bạn Với Thế Giới Và Mỹ Để Đối Phó Với Trung Quốc - VNTTX tvvn.org - Bị Trung Quốc thúc ép quá đáng, Việt Nam đã củng cố quan hệ với các cường quốc có thực lực, đặc biệt là với Hoa Kỳ. Mục tiêu là để tìm đồng minh đối phó với đà bành trướng của Bắc Kinh, bảo vệ chủ quyền của mình. Trong bài "Trong một bước ngoặt lịch sử, Việt Nam liệt Trung Quốc vào diện đối thủ" (In historic turn, Vietnam casts China as opponent), nhà báo John Pomfret của nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 30/10/2010 đã phân tích chuyển hướng ngoại giao của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Cách đây ba tuần, một cuộc triển lãm đã mở ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Dọc theo một bên tường của một căn phòng dài là vật kỷ niệm 25 năm cuộc chiến chống Mỹ và Pháp của Việt Nam. Các bức thư xin đầu hàng, các câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lựu đạn và súng AK-47 chạy dài dọc theo một bên tường. Phần này hoàn toàn không có gì mới lạ.
Thế nhưng ở phía tường bên kia, Viện Bảo Tàng Lịch Sử đã thực sự làm nên lịch sử. Trên tường, người ta đã treo dao găm, tranh vẽ và những câu trích dẫn liên quan đến cuộc đấu tranh của Việt Nam với một đối thủ khác: Đế quốc Trung Hoa. Các trận đánh vào những năm 1077, 1258, và thế kỷ 14 và 18 đã được minh họa một cách chi li.
Thông tin đáng phiền cho Bắc Kinh
Đưa Trung Quốc lên ngang hàng với "kẻ xâm lược phương Tây" đánh dấu một bước đột phá về tâm lý đối với quân đội Việt Nam, đồng thời là một tin đáng phiền cho Bắc Kinh.
Trong nhiều năm trời, Trung Quốc đã cố gắng gầy dựng một mối quan hệ đặc biệt với chính quyền Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên sự vươn lên của Trung Quốc - và thái độ ngày càng hung hăng đối với Việt Nam - đã gióng lên tiếng chuông báo động nơi giới lãnh đạo của đất nước 90 triệu dân này, thúc đẩy họ nhìn người láng giềng một cách khác đi. Bắc Kinh có nguy cơ bị mất đi tư thế một đối tượng hợp tác Cộng Sản anh em đối với Việt Nam, để bị đẩy trở lại vị trí lâu năm trước đây của họ: Đế chế phương Bắc đã từng nhào nặn và dày vò Việt Nam trong nhiều thế kỷ.
Thay đổi về nhận thức nói trên đã chuyển Việt Nam vào một hướng đi khác thường: Đó là làm bạn với thế giới để có hàng rào chống lại Trung Quốc. Và nổi bật trong số bạn tri kỷ mới của Việt Nam lại là Hoa Kỳ, vốn cũng rất muốn tìm đối tượng hợp tác giúp mình đối phó với Bắc Kinh.
"Có thêm một người bạn mới luôn luôn là điều tốt", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn. "Thậm chí lại còn tốt hơn khi người bạn đó từng là kẻ thù của mình."
Biểu hiện về mối quan hệ thân hữu Mỹ-Việt đã được phô bày hôm 29/10/2010 khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton đến Hà Nội trong chuyến công du Việt Nam thứ hai của bà trong vòng bốn tháng. Không đầy ba tuần trước đó, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert M. Gates cũng đã có mặt ở đây.
Vào tháng 08/2010, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã tham gia cuộc đối thoại an ninh đầu tiên của họ với đối tác Việt Nam tại Hà Nội. Ba chiếc tàu Hải Quân Hoa Kỳ cũng đã đến Việt Nam trong năm qua. Hơn 30 sĩ quan Việt Nam đang theo học tại các học viện quân sự Mỹ.
«Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam để kềm chế đà bành trướng của Trung Quốc» và «bây giờ họ phát huy quan hệ hữu nghị với Việt Nam... cũng để kềm hãm sự vươn lên của Trung Quốc». Đây là nhận định của một cựu viên chức cao cấp Việt Nam không được quyền nói chuyện với phóng viên báo chí.
Việt Nam và Hoa Kỳ đang hoàn chỉnh một thỏa thuận cho phép Việt Nam thủ đắc công nghệ năng lượng hạt nhân của Mỹ. Theo các viên chức trong chính phủ Việt Nam, điều đó có thể giúp Hà Nội chấm dứt sự lệ thuộc vào nguồn điện từ Trung Quốc. Cùng lúc, các quan chức quốc phòng Việt Nam cho biết họ rất muốn mua công nghệ quân sự Mỹ, trong đó có thiết bị sonar để theo dõi các tàu ngầm của Trung Quốc. Hà Nội cũng tham gia các cuộc đàm phán để có phụ tùng cho kho máy bay trực thăng Mỹ UH-1 Iroquois, một biểu tượng của cuộc chiến tranh Việt Nam. Và bất chấp áp lực từ Trung Quốc, ba công ty dầu của Mỹ đang tiến hành thăm dò ngoài khơi trong vùng biển của Việt Nam.
Lợi ích chiến lược chung
Chuyên công du Việt Nam trong hai ngày của bà Clinton đánh dấu sự kiện lần đầu tiên Hoa Kỳ tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á - một diễn đàn hàng năm của các nước lớn trong khu vực. Trong thực tế, chính Việt Nam đã mở cửa cho Hoa Kỳ gia nhập.
« Người Việt Nam rất phấn khởi trong việc thắt chặt quan hệ đối tác với chúng ta » Bà Clinton đã nhận xét như trên vào tuần trước trong một cuộc trò chuyện với nhà sử học Michael Beschloss. "Việt Nam là địa bàn xẩy ra một cuộc chiến tranh làm cho hàng chục ngàn người Mỹ và người Việt bị thiệt mạng, bị tàn phế và bị thương. Tác động cuộc chiến đó được cảm nhận rất sâu đậm ở Mỹ và ở Việt Nam. Thế mà người Việt và người Mỹ hiện đang làm ăn với nhau, đang làm ngoại giao với nhau, đang cùng chung quan điểm trong một số vấn đề khu vực, toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm».
« Chúng ta cần để chiến tranh lại cho các nhà văn », Bảo Ninh, tác giả một cuốn tiểu thuyết ray rứt về cuộc chiến tranh Việt Nam mang tựa đề "Nỗi Buồn Chiến Tranh", đã nói như trên. Bên cạnh đó, theo Bảo Ninh, một người từng là bộ đội trong thời chiến tranh, thì Mỹ rất được người Việt ưa chuộng: «Ngay cả thế hệ của tôi cũng thích người Mỹ hơn. Nếu tổ chức bầu phiếu trong quân đội, thì họ vẫn sẽ bỏ phiếu cho Mỹ».
Bảo đảm sao cho Trung Quốc không thống trị Biển Đông
Một trong những quan điểm chung giữa hai nước là bảo đảm sao cho Trung Quốc không thống trị Biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rông 1 triệu dặm vuông bao gồm cả khu vực bao la của đại dương cách vùng cực nam của Trung Quốc đến 1.000 dặm. Trung Quốc đã phái tàu tuần tra hàng hải lớn nhất thế giới xuống khu vực để xách nhiễu ngư dân và các toán thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Vào tháng bảy vừa qua, sau khi tham khảo ý kiến với phía Việt Nam, bà Clinton đề cập đến vấn đề này tại một cuộc họp của các quốc gia Đông Nam Á tại Hà Nội, bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển và kêu gọi mở đàm phán đa phương. 11 quốc gia khác đã theo gương của Hoa Kỳ. Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã rời cuộc họp với thái độ rõ ràng là bị chấn động, để rồi sau đó quay lại, chỉ để nhắc nhở các quốc gia khác rằng họ là nước nhỏ còn Trung Quốc là nước lớn.
Một lợi ích chung khác sẽ được nêu bật ngày 30/10/2010 khi bà Clinton chủ trì một cuộc họp của nhóm Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Kông (Loower Mekong Initiative) do Mỹ thành lập. Mục tiêu một phần là để thúc đẩy Bắc Kinh giới hạn số lượng đập nước xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kông trên lãnh thổ Trung Quốc.
Vào tuần trước, mực nước sông Mê Kông đã xuống mức thấp nhất trong lịch sử, và các nhà phân tích tại Việt Nam đổ lỗi cho các con đập, các công trình thủy lợi, các dự án thủy điện tại Trung Quốc.
Quan hệ rộng rãi
Chiến dịch quyến rũ ngoại giao của Việt Nam không chỉ giới hạn vào Hoa Kỳ. Hà Nội cũng đã tăng cường quan hệ với Maxkơva, người bảo trợ cũ của mình, và vào năm ngoái đã ký hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo.
Một đối thủ khác của Trung Quốc là Ấn Độ, cũng đang đàm phán để giúp Việt Nam nâng cao sức chiến đấu phi cơ MiG-21 của mình. Pháp, nước từng đô hộ Việt Nam, đang xem xét việc bán tàu chiến cho Hà Nội. Việt Nam cũng đã tìm đến các cường quốc Châu Á, như Nam Hàn và Nhật Bản, và đã bỏ yêu cầu visa nhập cảnh cho công dân các nước này cách đây 5 năm.
« Việt Nam đang cố tìm cách nói với Trung Quốc rằng "Chúng tôi đã có những người bạn hùng mạnh".» Nayan Chanda, tác giả quyển "Anh Em Thù Địch" (Brother Enemy), công trình nghiên cứu kinh điển về quan hệ Việt-Trung, đã nói như trên. « Thế nhưng đó là một trò chơi rất tế nhị ».
Vẫn tránh không nói đến cuộc xung đột Việt-Trung đẫm máu năm 1979
Thật vậy, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam vẫn mạnh mẽ. Cải cách kinh tế của Việt Nam - được gọi là đổi mới - đã lấy cảm hứng từ Trung Quốc, và các lực lượng an ninh Việt Nam đã học được rất nhiều từ đối tác Trung Quốc về cách duy trì chế độ độc đảng. Như vậy, Hà Nội cẩn thận tránh làm phiền Bắc Kinh, hoặc không làm phiền quá nhiều. Tại Viện Bảo tàng Quân đội Việt Nam chẳng hạn, có một cuộc chiến không hề được nhắc đến : đó là cuộc xung đột biên giới đẫm máu Việt Nam - Trung Quốc vào năm 1979.
Giới kiểm duyệt Việt Nam cũng thường xuyên cấm loan tin tức chống Trung Quốc. Hôm 28/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra lệnh cho Vietnamnet, tờ báo trên mạng hàng đầu của Việt Nam, là phải rút một bài viết dự đoán rằng các nước Đông Nam Á sẽ có lập trường cứng rắn với Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp vùng biển và những vấn đề khác.
Tuy nhiên, một số tin khác lại được cho qua, như các bài báo tuần này nói về phong trào kiến nghị có bà Nguyễn Thị Bình dẫn đầu. Bà Bình là cựu phó chủ tịch nước Việt Nam và đại diện cho Việt Cộng tại hòa đàm Paris. Kiến nghị chống lại một đề án đầu tư lớn của Trung Quốc khai thác mỏ bauxite trên vùng cao nguyên Việt Nam.
« Chúng tôi đã phải sống bên cạnh Trung Quốc trong 4.000 năm. Chúng tôi không thể nhổ cọc, chuyển đi nơi khác ». Bà Phạm Chi Lan, một nhà kinh tế cấp cao có ký kiến nghị, đã nói như vậy. "Để tồn tại, tuy nhiên, chúng tôi cần bạn bè."